Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (316.06 KB, 18 trang )

CHỦ ĐỀ HỆ SINH THÁI KHỞI NGHIỆP
Lời mở đầu
Hệ sinh thái là hệ thống các quần thể sinh vật sống chung và phát triển trong một môi
trường nhất định, quan hệ tương tác với nhau và với môi trường đó.
1. Hệ sinh thái khởi nghiệp
1.1.Khái niệm
Hệ sinh thái khởi nghiệp (tiếng Anh: entrepreneurial ecosystem) là một thuật ngữ chỉ
một cộng đồng (community) bao gồm các thực thể cộng sinh, chia sẻ và bổ sung cho
nhau, tạo nên một môi trường thuận lợi thúc đẩy sự hình thành nên các doanh nghiệp
khởi nghiệp sáng tạo và tăng trưởng nhanh.
Hệ sinh thái khởi nghiệp (startup ecosystem) là tập hợp các doanh nghiệp khởi nghiệp
(đóng vai trò trung tâm, dẫn dắt và lãnh đạo (leaders) hệ sinh thái khởi nghiệp) và các bên
liên quan khác (đóng vai trò hỗ trợ (feeders)), bao gồm nhưng không giới hạn các tổ chức
hỗ trợ, các tổ chức tài trợ vốn, các doanh nghiệp lớn, các trường đại học/viện nghiên cứu,
các nhà cung cấp dịch vụ,… có mối quan hệ hữu cơ, cùng tồn tại và phát triển bền vững.

Hình 1 – Các hình thức doanh nghiệp khởi nghiệp

1.2.Các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp
Các thành phần của hệ sinh thái khởi nghiệp gồm:
-

Ý tưởng, phát minh và nghiên cứu


-

Khởi nghiệp ở các giai đoạn khác nhau
Doanh nhân
Các thành viên trong nhóm khởi nghiệp
Những nhà đầu tư tài giỏi


Các nhà cố vấn khởi nghiệp
Các nhà tư vấn khởi nghiệp
Những người có đầu óc kinh doanh khác
Người thứ ba từ các tổ chức khác với các hoạt động khởi nghiệp

Các yếu tố cốt lõi của hệ sinh thái khởi nghiệp
Theo Techstars , một chương trình tăng tốc khởi nghiệp tại Boulder, Hoa kỳ, sự phát
triển của một hệ sinh thái khởi nghiệp địa phương chịu tác động của năm (05) yếu tố cốt
lõi (key vectors), bao gồm:
- Tài năng (Talent)
- Văn hóa (Culture)
- Mật độ (Density)
- Nguồn vốn (Capital)
- Môi trường pháp lý (Regulatory Framework) (Nhà nước có vai trò hỗ trợ (feeder),
tạo dựng môi trường pháp (regulatory framework) hay gọi đơn giản là “luật chơi” cho hệ
sinh thái khởi nghiệp phát triển. Sức mạnh của hệ sinh thái khởi nghiệp tùy thuộc vào sự
“gắn kết” chặt chẽ của các thành phần bên trong hệ sinh thái khởi nghiệp)
Trong đó, yếu tố tài năng (talent) là yếu tố nền tảng của hệ sinh thái khởi nghiệp. Để
phát triển bền vững hệ sinh thái khởi nghiệp, cần phải bắt đầu từ phát triển một thế hệ trẻ
tài năng, có tư duy mới: tư duy khởi nghiệp (entreptreneurial mindset).
Hệ sinh thái khởi nghiệp được kiểm soát bởi cả hai yếu tố: bên ngoài và bên trong.Yếu tố
bên ngoài – môi trường tài chính, sự sụp đổ của thị trường và sự quá độ của các công ty
– kiểm soát cấu trúc tổng thể của một hệ sinh thái và cách mọi thứ diễn ra trong đó.
Hệ sinh thái khởi nghiệp là nhiều thực thể sôi nổi – lúc nào cũng vậy, chúng còn khá mới
mẻ trong giai đoạn hình thành ban đầu và một khi được thiết lập sẽ là một vấn đề nhức
nhối thường kỳ (giống như vấn đề bong bóng tài chính) vượt quanhững điều này để đến
với quá trình phục hồi từ một số những rối loạn trong quá khứ.


2. Hệ sinh thái khởi nghiệp của Việt Nam

2.1.Đặc điểm đặc biệt của hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam
2.1.1. Khái quát danh bạ hệ sinh thái Việt Nam
Danh bạ hệ sinh thái Startup Việt Nam được xây dựng với 9 thành tố, gồm những tổ chức
liên quan mật thiết với giới Startup như vườn ươm khởi nghiệp, tổ chức tăng tốc khởi
nghiệp, nhà đầu tư…
Innovatube – một vườn ươm khởi nghiệp (Incubator) – vừa mới công bố Danh bạ hệ sinh
thái Startup Việt Nam, cung cấp thông tin, đồng thời vinh danh các tổ chức, cá nhân,
cộng đồng - những người đã góp phần xây dựng nên hệ sinh thái Startup Việt Nam trong
những năm vừa qua.
Danh bạ này được kỳ vọng không chỉ giúp Startup trong nước tìm được các nguồn lực hỗ
trợ cần thiết, mà còn giúp các đối tác nước ngoài (nhà đầu tư, doanh nghiệp...) tiếp cận
với nguồn thông tin về hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam.

Hình 2 – Danh bạ hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam

Innovatube là vườn ươm khởi nghiệp được bảo trợ bởi nhóm các nhà đầu tư thiên thần
hoạt động tại Việt Nam, Hong Kong, Singapore và Việt Nam. Tại Việt Nam, Innovatube


tập trung hỗ trợ các Startup trong nước có thể tiếp cận được với các cơ hội và nguồn lực
của các hệ sinh thái bên ngoài Việt Nam, đặc biệt là Đông Nam Á.
*Giải thưởng vinh danh cộng đồng khởi nghiệp ASEAN lần đầu đến Việt Nam
Từ ngày 8/7/2016 - 7/8/2016, giải thưởng Rice Bowl Startup Awards (RBSA) Giải
thưởng dành cho cộng đồng startup của khu vực Đông Nam Á lần đầu tiên đến với Việt
Nam.
Người thắng cuộc sẽ là đại diện Việt Nam tham gia giải thưởng của khu vực, diễn ra vào
tháng 9 tới đây tại Philippines, cùng tranh tài với 9 đại diện đến từ 9 quốc gia Đông Nam
Á khác.
Người chiến thắng ở cấp khu vực sẽ tham gia tranh tài tại giải thưởng lớn hơn tại Global
Startup Awards 2016 — giải thưởng thường niên cho Startup mang tầm cỡ toàn cầu với

sự góp mặt của 25 quốc gia.
Đây là giải thưởng thường niên đầu tiên tôn vinh những Startup đột phá, sử dụng công
nghệ một cách sáng tạo tại Đông Nam Á. Giải thưởng hướng đến việc thúc đẩy khu vực
Đông Nam Á trở thành một trung tâm toàn cầu của sự đổi mới, bắt kịp cuộc chạy đua
công nghệ đang nóng lên từng ngày, đồng thời phản ánh những nỗ lực bền bỉ của ASEAN
trong việc công nhận sự đóng góp của các Startup vào quá trình thực hiện mục tiêu đó.
Thời gian nhận đề cử đến hết ngày 29/7. Có 7 hạng mục đề cử, gồm: Startup của năm;
Startup mới tốt nhất; Startup đột phá của năm; Founder của năm; Nhà báo mảng startup
của năm; Startup doanh nghiệp xã hội của năm; Lập trình viên của năm.
2.1.2. Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam có tiềm năng phát triển lớn
Theo Bộ trưởng Bộ KH&CN Chu Ngọc Anh, thời gian tới, Bộ sẽ phối hợp với các Bộ,
ngành, các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp trong và ngoài nước.
Bộ trưởng Chu Ngọc Anh cũng nhấn mạnh, hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam tuy còn
non trẻ nhưng đã chứng tỏ được tiềm năng phát triển lớn. Việt Nam hiện đã có nhiều
doanh nghiệp khởi nghiệp thu hút được sự quan tâm của cộng đồng khởi nghiệp trong
khu vực.

Bên cạnh đó, đến nay mạng lưới các nhà đầu tư đang tăng lên về mặt số lượng, các
trường đại học, các tổ chức ươm tạo và hỗ trợ khởi nghiệp với chất lượng ngày một nâng
cao, hành lang pháp cơ bản hoàn chỉnh cho hoạt động khởi nghiệp…


Tuy nhiên, theo đánh giá của Bộ trưởng Chu Ngọc Anh, hoạt động của các cá nhân, tổ
chức khởi nghiệp đổi mới sáng tạo còn chưa có sự gắn kết trên quy mô rộng khắp để tạo
ra tác động và ảnh hưởng lớn.
2.1.3. Hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam được xếp hạng cao
Trong bảng xếp hạng hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam năm 2014 - 2015 được công bố
tại Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam 2015, tiêu chí năng động của thị trường
nội địa Việt Nam ở thứ hạng cao. Năm 2014 là 6/73 nước và năm 2015 là 11/62 nước.
Theo Báo cáo được được Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam công bố sáng

13/4. Tại báo cáo này nêu thông tin về chỉ số Khởi nghiệp toàn cầu (GEM) 2015/2016
cho thấy hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam năm 2015 hầu như không thay đổi nhiều so
với năm 2014 và vẫn chưa thực sự hỗ trợ cho phong trào khởi nghiệp và phát triển kinh
doanh. Cơ sở hạ tầng là yếu tố được đánh giá cao nhất trong điều kiện kinh doanh ở Việt
Nam và yếu tố tiếp theo được các chuyên gia đánh giá cao là sự năng động của thị trường
nội địa (3,59/5 điểm).
Tuy nhiên, khi so sánh hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam với các nước khác trên thế
giới cũng tham gia vào nghiên cứu GEM năm 2015, thứ tự của các yếu tố lại có những
khác biệt. Ba chỉ số của Việt Nam có thứ hạng cao nhất là: Năng động của thị trường nội
địa (11/62), Văn hóa và chuẩn mực xã hội (14/62) và Quy định của Chính phủ (15/62).
2.1.4. Hệ sinh thái khởi nghiệp tại Việt Nam còn rời rạc
Theo ý kiến chuyên gia, cần có chính sách riêng biệt cho từng loại hình khởi nghiệp. Nếu
cá nhân chỉ đơn thuần mở dịch vụ quy mô nhỏ sẽ được tạo điều kiện thương mại thuận
lợi giảm chi phí, phiền hà quy định hành chính. Đối với doanh nghiệp khởi nghiệp công
nghệ cao, đầu tư chất xám thì phải có chính sách hỗ trợ thiết thực nếu gặp thất bại sẽ tiếp
tục nghiên cứu khởi nghiệp./.
2.1.5. Tiềm năng phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở
Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Việt Nam có tiềm năng khởi nghiệp dồi dào từ một thế hệ trẻ sáng tạo có quyết tâm khởi
nghiệp cao, với văn hóa khởi nghiệp và tư duy chấp nhận thất bại ngày càng được cải
thiện. Với lộ trình và kế hoạch của Chính phủ, các bộ, ngành nhằm xây dựng nên hệ sinh
thái phù hợp với thực trạng trong nước được kỳ vọng sẽ giúp giải quyết được những bất
cập mà hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) của Việt Nam còn đang thiếu.
2.1.6. Hoạt động khởi nghiệp ngày càng sôi động
Tại Việt Nam, các hoạt động khởi nghiệp ĐMST (đổi mới sáng tạo) tuy mới hình thành
nhưng ngày càng sôi động. Ngoài sự thành công của một số doanh nghiệp điển hình


thuộc thế hệ thứ nhất (hình thành từ khoảng những năm đầu 2000) như Vinagames, VC
Corporation (hay Vatgia), và các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (DNKN) thuộc thế

hệ thứ hai (hình thành từ khoảng những năm 2010)…thì thế hệ thứ ba là thế hệ doanh
nghiệp nổi bật trong 2-3 năm gần đây trong các lĩnh vực như công nghệ giáo dục,nông
nghiệp, công nghệ tài chính, thương mại điện tử,giải trí, truyền thông. Đặc biệt, trong
năm “Quốc gia khởi nghiệp” 2016, hoạt động của các DNKN Việt Nam diễn ra rất sôi
động. Chỉ tính riêng 5 thương vụ kêu gọi vốn thành công nhất đã có tổng giá trị lên đến
hơn 40 triệu USD. Trên thực tế, khái niệm “khởi nghiệp sáng tạo” vẫn còn khá mới mẻ ở
Việt Nam. Tuy chưa có số liệu chính thức về số lượng DNKN nhưng theo thống kê sơ bộ
của Geektime- ấn phẩm truyền thông về công nghệ lớn nhất thế giới – hiện có khoảng
1.800 DNKN trong hệ sinh thái khởi nghiệp của thế giới. Ngoài ra, hoạt động của các tổ
chức, cá nhân trong hệ sinh thái đó đã và đang đạt được những kết quả khả quan nhờ có
nhiều sự hỗ trợ khác nhau, từ tài chính đến thị trường và nâng cao năng lực trong giai
đoạn khởi nghiệp. Tất cả những hỗ trợ đó hình thành nên hệ sinh thái khởi nghiệp của
một vùng, một quốc gia.
2.1.7. Vẫn còn những khó khăn
Có thể thấy, trong hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam đã có đầy đủ các thành phần cho
sự phát triển, với các DNKN chất lượng tốt, quỹ đầu tư mạo hiểm có uy tín, các cá nhân,
tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp hoặc cung cấp dịch vụ cho khởi nghiệp với số lượng và chất
lượng không ngừng tăng lên… Tuy nhiên, trên thực tế hệ sinh thái khởi nghiệp còn chưa
thực sự phát huy được tiềm năng vì nhiều nguyên nhân, chủ yếu do các chủ thể hỗ trợ
khởi nghiệp vẫn đang hoạt động rời rạc mà chưa có sự gắn kết, đã có cơ sở thực tiễn và
nguồn đầu tư sẵn có để phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST nhưng còn thiếu các cơ
chế để huy động và phát triển các tiềm năng đó.
Tóm lại, hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST ở Việt Nam tuy còn non trẻ nhưng đã chứng tỏ
được tiềm năng phát triển rất lớn. Mỗi đối tượng trong hệ sinh thái đó (từ DNKN, mạng
lưới các nhà đầu tư đến các trường ĐH, tổ chức ươm tạo...) đều đã có những bước phát
triển vượt bậc, số lượng và chất lượng ngày một nâng cao qua từng năm. Với những lợi
thế sẵn có và sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ, ngành, địa phương trong việc xây dựng và
ban hành các cơ chế, chính sách cần thiết, đặc thù cho hoạt động khởi nghiệp sẽ là đòn
bẩy cho hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST ở Việt Nam phát triển, từ đó thúc đẩy các DNKN
phát triển cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới.

2.2.Tìm hiểu khái quát hệ sinh thái khởi nghiệp trên thế giới
2.2.1.
Singapore
Sự phát triển của Singapore như là một trung tâm khởi nghiệp với ba yếu tố:




Một môi trường hiếu khách cho các doanh nghiệp mới khởi nghiệp,



sự đầu tư tài chính của chính phủ cho lĩnh vực khởi nghiệp



sử dụng quyền lực mềm để giải quyết các rào cản ẩn trong doanh nghiệp.

Sáng kiến năm 2008 được gọi là Khung cải cách và Doanh nghiệp Quốc gia (NFIE) gồm
Các chương trình như:


Quỹ Đổi mới Đại học (UIF),



Quỹ tài trợ các Dự án thực nghiệm (POC),




Vốn đầu tư mạo hiểm Giai đoạn đầu (ESVF)



Chương trình ươm mầm Công nghệ (TIS)

tạo ra một chu trình xuyên suốt trong hoạt động khởi nghiệp qua nhiều năm cũng như
được bổ sung bằng nhiều sáng kiến khác nhau từ Cơ quan Phát triển Truyền thông
(MDA), Cơ quan phát triển Infocomm (IDA) và SPRING Singapore.
2.2.2.
Trung Quốc :
Nhiều chuyên gia cho rằng Hong Kong sở hữu nhiều yếu tố thuận lợi cho sự phát triển
của các startup như: là một trong những nơi có mức thuế suất dành cho doanh nghiệp
thấp nhất thế giới, bảo vệ tốt quyền sở hữu trí tuệ và có những điều kiện, quy định về
kinh doanh thuận lợi nhất nhì châu Á. Tuy nhiên, xét về lợi thế cạnh tranh ở lĩnh vực
nguồn kinh phí, nhân lực và giá cả mặt bằng cho thuê thì Thâm Quyến lại nổi trội hơn
nhiều.
Hệ sinh thái khởi nghiệp ở Hong Kong được “cường điệu” đến mức vô tình làm mờ đi
một thực tế là thành phố này vốn nổi tiếng có mức sống cao và sự phát triển chậm chạp
của kế hoạch thu hút nhân tài từ nước ngoài.
Bên cạnh đó, những trở ngại khác có thể kể đến như: thiếu sự hỗ trợ điều hành của chính
phủ trong việc kêu gọi tài trợ, đóng góp vốn từ cộng đồng (crowdfunding) cũng như phát
triển các nền tảng fintech, khoảng cách ngày càng rộng về kinh tế – xã hội và mâu thuẫn
chính trị với Trung Quốc đại lục, thiếu kinh phí hỗ trợ các startup từ giai đoạn hạt giống
lên giai đoạn Serie A…
Hong Kong được cho là có sự pha trộn độc đáo giữa văn hóa phương Đông và phương
Tây, nhưng cuộc biểu tình tại Hong Kong vào năm 2014 lại là một minh chứng rõ ràng
cho sự mâu thuẫn và khác biệt văn hóa giữa những người ở Hong Kong và ở Trung Quốc



đại lục. Nhiều doanh nghiệp đã từng “để mắt” đến Hong Kong nhằm gián tiếp đặt chân
vào thị trường hấp dẫn là Trung Quốc giờ đang xem xét thay đổi chiến lược, thay vì đi
đường vòng thì tấn công trực tiếp vào Trung Quốc lại là lựa chọn hợp lý hơn.
2.2.3.
Mô hình hệ sinh thái khởi nghiệp tại thung lũng Silicon
( Mỹ )

Môi trường kinh doanh phù hợp cho cả hai loại hình: Các công ty, tập đoàn lớn và
doanh nghiệp khởi nghiệp cùng tồn tại đan xen. Nhân sự các công ty lớn có thể chuyển
thành nhân tố khởi nghiệp, các doanh nghiệp khởi nghiệp có thể trở thành một phần của
các công ty lớn.

Các nguồn tài chính, các quỹ đa dạng và phù hợp cho việc tiếp cận đối với cả đối
tượng doanh nghiệp lớn và các doanh nghiệp khởi nghiệp nhỏ mới thành lập, hệ thống
thanh toán hiện đại, thị trường chứng khoán sôi động để lưu động dòng tiền nhanh, là nơi
tập trung của các dòng vốn đầu tư mạo hiểm.

Nguồn nhân lực chất lượng cao trên toàn thế giới tập trung tại thung lũng Silicon
phù hợp cho mọi loại mô hình doanh nghiệp từ nhỏ tới lớn.

Hạ tầng cho kinh doanh, khởi nghiệp: Các dịch vụ doanh nghiệp luôn sẵn sàng ở
mức cao nhất và chuyên nghiệp

Các trung tâm nghiên cứu ứng dụng hàng đầu thế giới, các trường đại học danh
tiếng, uy tín cũng có mặt tại thung lũng Silicon

Nguồn nhân lực chất lượng theo các nhóm chuyên môn được đào tạo bài bản tại
các trường uy tín từ khắp nơi trên thế giới

Các chính sách đặc biệt từ chính phủ cả về quy hoạch và phát triển chuyên sâu

công nghệ và các chính sách ưu đãi đặc thù cho thung lũng Silicon.

Cùng tồn tại phát triển nhiều ngành công nghiệp có tính cạnh tranh cao nhưng cân
bằng “sáng tạo mở” và tính bảo mật cao về công nghệ.

Tạo tính thu hút, sức hấp dẫn cao nhất đối với nguồn nhân lực chất lượng cao từ
khắp các nơi trên thế giới.

Lao động chất lượng cao và có khả năng linh động ở nhiều cấp độ quản lý và có sự
linh động trong việc luân chuyển



Xây dựng văn hóa chấp nhận rủi ro (được đánh giá và giám sát); xây dựng văn hóa
tích cực về việc đón nhận rủi ro khi khởi nghiệp, các bài học quan trọng được rút ra từ
những thất bại.
2.3.So sánh hệ sinh thái khởi nghiệp Việt Nam với các quốc gia khác
2.3.1. Trung quốc
Ưu điểm:

nhà nước Trung Quốc đã sáng lập hai loại quỹ về đầu tư mạo hiểm: một quỹ được
các chính quyền ở địa phương tài trợ và một quỹ được các trường đại học công tài trợ

Các quỹ đầu tư nước ngoài như quỹ IDG Capital Partners đã có mặt tại Trung
Quốc

sàn giao dịch chứng khoán ChiNext, được thành lập để cung cấp thanh khoản
nhiều hơn cho các công ty khởi nghiệp và các nhà đầu tư của họ.

sự xuất hiện của các công ty “spin-off” (công ty con phái sinh với nguồn vốn độc

lập với công ty mẹ) hoặc các công ty “spin-out” (công ty con phái sinh để công ty mẹ bán
đi)

sự ra mắt của một quỹ đầu tư trị giá 200 tỷ nhân dân tệ (30 tỷ US$) để kích thích
công cuộc đổi mới và hiện đại hóa các doanh nghiệp nhà nước, đặc biệt bằng cách tạo
điều kiện dễ dàng cho sự ra đời của các công ty khởi nghiệp
Nhược điểm:


văn hóa và các thông lệ quản lý



Sự thiếu vắng luồng chảy tự do các ý tưởng và thông tin



sự thiếu vắng các luật bảo vệ sở hữu trí tuệ và khuyến khích cạnh tranh.


Các hoạt động đầu tư công trực tiếp đã hình thành những bong bóng trong quá khứ
và làm cho người nộp thuế bị thiệt thòi.

hoạt động đầu tư trực tiếp của bộ máy nhà nước tại các tỉnh thành là một mảnh đất
màu mỡ cho nạn tham nhũng
2.3.2.
-Ưu điểm:


Singapo


Bản quyền sở hữu trí tuệ được tôn trọng




chính sách và luật pháp cũng rất minh bạch.


chính sách visa nhập cư cho các cá nhân có ý định thành lập doanh nghiệp tại
Singapore với điều kiện không quá khắt khe

quy định yêu cầu sinh viên nước ngoài vay tiền chính phủ để đi học tại các trường
công lập danh tiếng của Singapore ở lại nước này làm việc ít nhất 3 năm sau khi tốt
nghiệp


thủ tục hành chính nhanh gọn,


Số tiền đầu tư thời gian đầu cho mỗi công ty khởi nghiệp ở Singapore trung bình
là 276.000 USD, cao hơn so với mức trung bình toàn cầu là 252.000 USD.


Có tỷ lệ người nhập cư cao hàng thứ 6 trên thế giới

2.3.3.
-Ưu điểm:

Việt Nam




dân số 90 triệu người gần 40% trong số họ mới chỉ ít hơn 25 tuổi.



50% dân số tiếp cận Internet



hơn 1/3 dân số sử dụng điện thoại thông minh.


Các doanh nhân ở TP Hồ Chí Minh có tư duy cởi mở, nguồn năng lượng dồi dào
và sẵn sàng đón nhận thay đổi, thách thức.

thương mại điện tử là lĩnh vực đáng phát triển mạnh mức tăng trưởng trung bình
hàng năm là 37%.

Một trong những lợi thế lớn nhất của các doanh nghiệp công nghệ tại Việt Nam là
có một lượng lớn nhân tài với chi phí thuê thấp

Thị trường Việt Nam phụ thuộc nhiều vào Xây dựng một mối quan hệ gần gũi với
khách hàng là điều đặc biệt quan trọng nếu muốn thành công

Những ưu đãi của Chính phủ:thay đổi luật, tổ chức một vài sự kiện và mở các
trung tâm ươm mầm
-Nhược điểm:



tồn tại nhiều khác biệt về văn hóa




Thiếu vốn



Rào cản về ngôn ngữ và nhu cầu hợp tác quốc tế

2.4.Tình hình thực hiện vai trò hiện nay của hệ sinh thái khởi nghiệp tại
Việt Nam như thế nào?
2.4.1. Tình hình thực hiện vai trò
a. Các sự kiện khởi nghiệp
• Sự kiện DEMO Asia
Ngày 29/02/2012 khai mạc sự kiện DEMO Asia , bệ phóng hàng đầu cho những sản
phẩm công nghệ cao châu Á:
Đây cũng là một cơ hội tuyệt với cho những công ty nước ngoài tiếp cận với thị trường
châu Á
Sự kiện diễn ra từ ngày 29/2 đến ngày 2/3 tại Matrix @ Biopolis Singapore sẽ quy tụ
đông đẩo người tham dự gồm báo chí truyền thông, các nhà đầu tư, đại diện các quỹ đầu
tư, doanh nghiệp và các chuyên gia trong ngành. Hơn 30 công ty sẽ tham gia trình bày tại
DEMO Asia, được lựa chọn kĩ lưỡng bởi đội ngũ đánh giá của chương trình tại
Singapore. Họ sẽ có sáu phút trên sân khấu DEMO để chứng minh làm thế nào sản phẩm
của họ sẽ thay đổi thế giới và giành giải thưởng DEMOguru và giải Bình chọn từ khán
giả.Hơn 20 ý tưởng sẽ được trình bày trong chương trình Pitch Alpha chỉ trong 90 giây.
• Sự kiện BarCamp Mekong 2017 lần đầu tiên tại Cần Thơ
BarCamp là một sự kiện mở tập hợp nhiều chủ đề dành cho tất cả đối tượng. Nội dung tại

sự kiện do chính cộng đồng những người tham gia sẽ đề xuất và đăng ký. Với mục đích
xây dựng phát triển cộng đồng vững mạnh và đáp ứng nhu cầu được lắng nghe, chia sẻ
kiến thức, ý tưởng từ các lĩnh vực khác nhau của các bạn trẻ, BarCamp Mekong đầu tiên
tại Cần Thơ sẽ được tổ chức vào ngày 18/6
Sự kiện sẽ quy tụ các chủ đề ở những lĩnh vực đang được cộng đồng quan tâm hiện
nay.Và người tham gia sẽ bình chọn cho chủ đề mình yêu thích ngay tại ngày diễn ra sự
kiện.Điều đặc biệt là tại BarCamp Mekong năm nay, tất cả chủ đề chia sẻ đều không giới
hạn và đều được hoan nghênh. Đến với BarCamp Mekong là đến với cơ hội thể hiện bản
thân, giao lưu và tiếp thu những điều mới mẻ, đáng học hỏi.
• Sự kiện HATCH! OPEN: Your Startup Needs A Face


Sự kiện sẽ chia sẻ và thảo luận về sức mạnh của:
- Tạo tính cách và kể câu chuyện cho thương hiệu
- Tạo văn hóa độc nhất cho khởi nghiệp
- Xây dựng vị trí đầu ngành (thought leader)
Và tại HATCH! OPEN #37 lần này, Trang Cao - đại sứ thương hiệu HootSuite tại New
York - sẽ cùng chia sẻ, thảo luận với các marketer và các khởi nghiệp về những kinh
nghiệm làm việc của mình với “ những người kể chuyện” và những khởi nghiệp đã thành
công tại New York và Silicon Valley.
b. Các cuộc thi khởi nghiệp
• [HCM] Khởi nghiệp cùng Startup Weekend
Với mục tiêu khuyến khích, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp làm giàu, “dám nghĩ, dám
làm” của người dân Việt Nam, đặc biệt là các bạn trẻ, tổ chức Startup Weekend Hồ Chí
Minh kết hợp cùng John von Neumann Institute trực thuộc Đại học Quốc Gia Tp. Hồ Chí
Minh tổ chức cuộc thi “Khởi nghiệp cuối tuần”.
Startup Weekend Hồ Chí Minh sẽ diễn ra tại trường Đại học Bách Khoa Tp. Hồ Chí Minh
từ ngày 11/11 đến 13/11 với nhiều giải thưởng hấp dẫn: 3 giải cung cấp tên miền cùng 6
tháng hosting để hỗ trợ dự án khởi nghiệp, 1 gói tư vấn xây dựng chiến lược truyền thông
trực tuyến trị giá 2,000 đô la Mỹ do công ty Emerald Digital Marketing tài trợ, 2 suất học

bổng Topica Founders Institute trị giá 1,000 đô la Mỹ. Ngoài ra, đội đạt giải cao nhất
giành được quyền đại diện cho Việt Nam tham dự Global Startup Battle 2011.
• HỌC KHỞI NGHIỆP HIỆU QUẢ CÙNG HỘI TRẠI VYE BOOTCAMP 2015:
Hội trại khởi nghiệp trẻ Việt Nam VYE Bootcamp 2015 là một khóa học ngắn hạn (7
ngày) chuyên sâu về khởi nghiệp, với sự hợp tác với Chương trình Đầu tư Công nghệ,
Đại học Stanford (STVP) và Trung Tâm Xuất Sắc John Von Neumann trực thuộc DHQG
TPHCM ( JVN – VNU), VYE Bootcamp mong muốn đem lại chương trình giáo dục khởi
nghiệp tầm cỡ thế giới, truyền cảm hứng, cũng như liên kết những trung tâm khởi nghiệp
lớn trên thế giới đến gần hơn với giới trẻ Việt Nam.
VYE Bootcamp 2015 sẽ diễn ra từ 15.08.2015 – 21.08.2015 tại thành phố Hồ Chí
Minh.Đến với chương trình, bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm những kiến thức và kĩ năng
khởi nghiệp, được giảng dạy bởi giáo sư Tom Kosnik đến từ Đại học Stanford, cùng
nhiều khách mời uy tín là các giáo sư, nhà đầu tư… ở Việt Nam và trên thế giới.
c. Các tổ chức tư vấn hỗ trợ và quỹ đầu tư
• Tổ chức HATCH! PROGRAM:


CLB Nhà đầu tư Thiên thần thuộc tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp HATCH!Program
(HATCH!ANGEL) được công bố thành lập vào ngày 26 tháng 3 năm 2015 tại Hà Nội.
Cũng như CLB Nhà đầu tư Thiên thần thuộc LBC tại TP Hồ Chí Minh, những nhà sáng
lập trong HATCH!ANGEL nhận thấy được tiềm năng phát triển của các doanh nghiệp
khởi nghiệp dựa trên công nghệ hiện tại và nhu cầu vốn cũng như được hướng dẫn về mặt
kinh doanh của các doanh nghiệp đó.
HATCH!ANGEL mong muốn tạo ra một mạng lưới những nhà đầu tư cá nhân, tại đó họ
có thể cùng nhau chia sẻ những hiểu biết, nguồn lực và mạng lưới quan hệ, các cơ hội
đầu tư và cả những rủi ro khi đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp. Mục tiêu của
HATCH! ANGEL là mang lại nhiều lợi ích cho cả các doanh nghiệp cũng như các nhà
đầu tư tại Việt Nam.
• Quỹ đầu tư mạo hiểm IDG Ventures Vietnam:
IDG Ventures Vietnam là quỹ đầu tư mạo hiểm đầu tiên ở Việt Nam về lĩnh vực công

nghệ kĩ thuật. Kể từ năm 2004, IDG đã hợp tác phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ
với mong muốn đưa các doanh nghiệp đó trở thành những công ty sáng chế dẫn đầu thị
trường. Qũy đầu tư hiện đang có nguồn vốn rơi vào khoảng 100 triệu USD và tập trung
đầu tư vào hơn 40 công ty hoạt động trong các lĩnh vực công nghệ, truyền thông, viễn
thông và hàng tiêu dùng. Văn phòng của quỹ được phân bố đều ở Thành phố Hồ Chí
Minh, Hà Nội và Singapore.
DG Ventures Vietnam tập trung đầu tư hợp tác với các công ty chất lượng cao từ giai
đoạn khởi nghiệp đến giai đoạn tăng trưởng, trong đó nhấn mạnh yếu tố người tiêu dùng,
công nghệ, truyền thông và công nghệ thông tin viễn thông (ICT). Đây cũng là quỹ đầu
tư hoạt động tích cực vào việc quản lí và tham gia điều hành các công ty nằm trong diện
được nhận đầu tư của quỹ.
d. Diễn đàn khởi nghiệp APEC 2017:
Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam (VCCI) sáng 5/9 tổ chức họp báo giới
thiệu Diễn đàn Khởi nghiệp APEC 2017, sẽ được VCCI tổ chức ngày 11 -12/09/2017 tại
TP. Hồ Chí Minh. Diễn đàn bao gồm các phiên chính thức, các phiên thảo luận theo chủ
đề, và các hoạt động phối hợp với đối tác trước diễn đàn như tọa đàm kết nối với các nhà
đầu tư, bàn trưng bày sản phẩm, hội thảo chia sẻ kinh nghiệm từ Canada
Tại Diễn đàn Khởi nghiệp APEC các nền kinh tế có điều kiện chia sẻ kinh nghiệm, các
sáng kiến và công cụ hỗ trợ khởi nghiệp, hình thành một cộng đồng Khởi nghiệp APEC
kết nối.


Diễn đàn khởi nghiệp APEC 2017 sẽ tập trung thảo luận những nội dung nhằm hỗ trợ và
phát triển doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ (MSMEs), đặc biệt là các doanh nghiệp
khởi nghiệp như: tạo điều kiện cho các MSMEs đổi mới, sáng tạo, xây dựng các cơ hội
để hội nhập khu vực và quốc tế, tiếp cận chuỗi giá trị toàn cầu ngay từ khi khởi nghiệp;
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và xã hội một cách bền vững và thân thiện với môi trường.
Các sáng kiến và nội dung của Diễn đàn Khởi nghiệp APEC sẽ được thảo luận để hình
thành Tuyên bố chung về thúc đẩy khởi nghiệp, phát triển doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và
vừa để kiến nghị cho Hội nghị Bộ trưởng doanh nghiệp nhỏ và vừa APEC

2.4.2. Kết quả đạt được
Khung pháp luật về kinh doanh dần được hoàn thiện và là cơ sở cho nhiều cơ sở kinh
doanh mới ra đời, trong đó có các DN khởi nghiệp. Luật DN ra đời năm 1999 và có hiệu
lực từ năm 2000, thay thế cho các quy định của Luật Công ty, Luật DN tư nhân 1990 đã
tạo bước khởi đầu cho làn sóng đầu tư vào kinh doanh của khu vực tư nhân với việc gỡ
bỏ nhiều rào cản mà các DN gặp phải. Tính đến cuối năm 1999, cả nước có khoảng
35.000 DN. Sau khi Luật DN ra đời 1999, số lượng DN đăng ký mới đã tăng lên nhanh
chóng thể hiện (Hình 1).
Với những chính sách cải thiện môi trường kinh doanh nói chung và xây dựng hệ sinh
thái khởi nghiệp nói riêng, Việt Nam đã có những bước đi đầu tiên để hướng tới hình ảnh
một “Quốc gia khởi nghiệp”. Lần đầu tiên Chỉ số khởi nghiệp Việt Nam được thực hiện
vào năm 2014, với 9 yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hệ sinh thái khởi nghiệp, gồm: (1)
Chính sách, quy định của Chính phủ; (2) Văn hóa và chuẩn mực xã hội; (3) Giáo dục; (4)
Cơ sở hạ tầng; (5) Thị trường; (6) Tài chính cho kinh doanh; (7) Chuyển giao công nghệ;
(8) Dịch vụ hỗ trợ kinh doanh; (9) Chương trình hỗ trợ của Chính phủ.
Các DN khởi nghiệp sáng tạo có đặc trưng là gắn với công nghệ, sở hữu trí tuệ, mà công
nghệ với trí tuệ luôn phát triển, thay đổi với tốc độ rất nhanh. Hệ sinh thái cho khởi
nghiệp sáng tạo phát triển khá mạnh trong 2 năm qua. Nhiều tổ chức hỗ trợ, cơ sở hạ tầng
cho khởi nghiệp được thành lập (Đề án Vietnam Silicon Valley, Vườn ươm Đà Nẵng,
Topica, Toong, Dreamplex, Up, Hatch…); Các nhà đầu tư khởi nghiệp trong và ngoài
nước (FPT Ventures, CyberAgent, Golden Gate Ventures, 500 Startups, Unitus Impact,
1337 Ventures…)


Hình 3- Tình hình đăng ký doanh nghiệp mới giai đoạn 2000-2016

Các chương trình hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo và đổi mới sáng tạo (Chương trình Đối tác
Đổi mới Sáng tạo Việt Nam – Phần Lan, Dự án đẩy mạnh đổi mới, sáng tạo thông qua
nghiên cứu, khoa học và công nghệ, Dự án xây dựng chính sách đổi mới và phát triển các
cơ sở ươm tạo DN)...; Các sự kiện cho khởi nghiệp diễn ra khá rầm rộ (Techfest,

Demoday, HatchFair, Venture Cup, StartupWeekend, Startup Fair Danang…).
Kết quả là nhiều DN khởi nghiệp sáng tạo đã hình thành và thu hút được những khoản
đầu tư rất lớn. Ví dụ như: Momo (28 triệu USD), Cốc Cốc (14 triệu USD), Foody, KAfe
Group (5,5 triệu USD)... Như vậy, có thể nói hệ sinh thái khởi nghiệp, trong đó có khởi
nghiệp sáng tạo đã từng bước được hình thành và đã đạt được những kết quả rất đáng
khích lệ.
2.4.3. Hạn chế
Hệ sinh thái khởi nghiệp trong nước đang gặp phải một số khó khăn như:
+ Thiếu thông tin về các nguồn đầu tư, các chương trình và tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp,
đặc biệt là thông tin về các chính sách, hỗ trợ của Nhà nước dành cho khởi nghiệp, thông
tin về các DNKN tại Việt Nam
+ Thiếu vốn để triển khai các dự án kinh doanh và khó khăn trong việc chứng minh tiềm
năng phát triển để thu hút nguồn vốn đầu tư mạo hiểm từ các quỹ và các nhà đầu tư thiên
thần, vì trên thực tế, các DNKN tại Việt Nam thường phải “tự lực” trong vấn đề tài chính,
nghĩa là họ chỉ vay mượn tiền của gia đình, bạn bè để thực hiện các dự án kinh doanh của
mình và rủi ro của việc bỏ dự án giữa chừng do thiếu vốn là rất cao.


+ Về năng lực của các DNKN:
Năng lực khởi nghiệp ĐMST ở Việt Nam chưa cao, nhiều nhà sáng lập DNKN không
thể thuyết trình mạch lạc dự án kinh doanh của mình, hoặc quá đề cao ý tưởng mà
chưa hiểu về việc phát triển một mô hình kinh doanh hiệu quả
+ Về môi trường pháp lý cho khởi nghiệp Việt Nam:
Câu chuyện về hành lang pháp lý để doanh nghiệp có thể thành lập và giải thể được thuận
lợi, dễ dàng là vấn đề Việt Nam cần cải tiến. Các quốc gia khác đang chạy với gia tốc rất
nhanh. Việt Nam có cải tiến hơn nhưng vẫn chưa bằng họ. Một doanh nghiệp ở Singapore
trong vòng tối đa 2 ngày họ có được giấy phép đăng ký kinh doanh, tài khoản ngân hàng
và sau đó họ đi vào hoạt động. Nhưng thủ tục đó ở Việt Nam ít nhất là 1 tuần. Nếu doanh
nghiệp đó lại nhận đầu tư từ nước ngoài thời gian sẽ còn lâu hơn
Trên thực tế, ở Việt Nam đang dần hình thành mạng lưới hỗ trợ khởi nghiệp mạnh mẽ và

hiệu quả, chuyên nghiệp. Hiện nhiều công ty nước ngoài đưa mô hình đầu tư thiên thần
vào Việt Nam, nguồn vốn của nhà đầu tư nước ngoài “rót” vào nước ta ngày càng nhiều
+ Về việc tổ chức, gắn kết nhân lực có chất lượng, bởi hầu như các công ty công nghệ lớn
đã “hút” hết “người tài” nên việc tìm người giỏi công nghệ cùng sáng lập rất khó.
 Đa số doanh nhân khởi nghiệp đều chưa được hoàn thiện đầy đủ về các kỹ năng,
am hiểu về làm truyền thông, marketing, thị trường…
 Mặc dù nhận thức xã hội đã thay đổi theo hướng hỗ trợ tích cực cho phong trào
khởi nghiệp nhưng vẫn chưa đầy đủ. Sự hỗ trợ tuy đông đảo nhưng tính chuyên
nghiệp và năng lực của từng người cố vấn khởi nghiệp chỉ dừng ở ngưỡng “biết gì
làm nấy”, chưa đủ tri thức và quy trình để hỗ trợ tốt, hiệu quả.
 Mạng lưới nhà đầu tư còn yếu và nguồn vốn từ các nhà đầu tư cho khởi nghiệp
sáng tạo vẫn chưa rõ nét, chưa được như kỳ vọng.
 Vấn đề đang đặt ra đối với các doanh nhân khởi nghiệp hiện nay đó là giải bài toán
khó giữa DN và thị trường, người tiêu dùng. Nhiều startups đã tạo ra được sản
phẩm khá tròn trịa nhưng thiếu nhóm kinh doanh, thiếu nhân sự có đủ năng lực
tiếp cận thị trường và kết nối với các khách hàng tiềm năng. Thậm chí, thiếu nhiều
hệ thống công nghệ hỗ trợ quản trị thông thường về nhân sự, kế toán, kho hàng
3. Giải pháp
Tính đến thời điểm này, cả nước có khoảng 21 cơ sở ươm tạo, 7 tổ chức thúc đẩy kinh
doanh, 22 Quỹ đầu tư mạo hiểm trong và ngoài nước


Trong hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam đã có đầy đủ các thành phần cho sự phát triển,
với các DNKN chất lượng tốt, quỹ đầu tư mạo hiểm có uy tín, các cá nhân, tổ chức hỗ trợ
khởi nghiệp hoặc cung cấp dịch vụ cho khởi nghiệp với số lượng và chất lượng không
ngừng tăng lên… Tuy nhiên, trên thực tế hệ sinh thái khởi nghiệp còn chưa thực sự phát
huy được tiềm năng vì nhiều nguyên nhân, chủ yếu do các chủ thể hỗ trợ khởi nghiệp vẫn
đang hoạt động rời rạc mà chưa có sự gắn kết, đã có cơ sở thực tiễn và nguồn đầu tư sẵn
có để phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp ĐMST nhưng còn thiếu các cơ chế để huy động
và phát triển các tiềm năng đó

Cần có những chính sách riêng rẽ hỗ trợ cho từng thành phần trong hệ sinh thái, cụ thể
như để phát triển các Quỹ đầu tư mạo hiểm, nhà đầu tư thiên thần, Việt Nam cần phải
đảm bảo môi trường pháp lý, công khai minh bạch trong quá trình cung cấp thông tin từ
các thủ tục thành lập, các hoạt động liên quan đến khởi nghiệp cho các nhà đầu tư biết để
dễ dàng thâm nhập vào kho cơ sở dữ liệu. Điều đó mới giúp cho hoạt động đầu tư khởi
nghiệp tại Việt Nam thuận lợi.
Các đối tượng tham gia vào hệ sinh thái khởi nghiệp phải được đào tạo, cung cấp kiến
thức và có kỹ năng để làm cho đúng. Còn những người không được đào tạo thì không nên
tham gia theo người khác “Cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo cần có tư duy của một doanh
nhân”
Bên cạnh đó, chúng ta cần có thêm nhiều hơn nữa các chương trình hỗ trợ khác nằm
trong mạng lưới hỗ trợ khởi nghiệp. Bởi hiện có nhiều ý tưởng, dự án đang rất cần tìm
nhân sự đủ năng lực kinh doanh để hỗ trợ.
Các chuyên gia kinh tế cho rằng để tạo môi trường thông thoáng và động viên, kích thích
cho phong trào khởi nghiệp sáng tạo, Chính phủ cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành
chính, đơn giản hoá thủ tục cho startups; tạo ra cơ chế “mở” để thu hút các nhà đầu tư
chuyên nghiệp nước ngoài nhằm tăng tốc khởi nghiệp tại Việt Nam. Các cơ quan quản lý
cần có các giải pháp thiết thực để hỗ trợ cộng đồng khởi nghiệp sáng tạo về thị trường, về
nguồn nhân lực, kiến thức quản lý, quản trị
Xây dựng cổng thông tin hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia; khu tập
trung dịch vụ hỗ trợ khởi nghiệp tại các bộ, ngành, địa phương; kết nối mạng lưới khởi
nghiệp, hỗ trợ, đầu tư mạo hiểm của Việt Nam với quốc tế; ban hành, sửa đổi, bổ sung
các văn bản pháp luật để thúc đẩy môi trường khởi nghiệp đổi mới sáng tạo


4. Kết luận
Tóm lại, hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam tuy còn non trẻ nhưng đã chứng tỏ được
tiềm năng phát triển rất lớn. Mỗi đối tượng trong hệ sinh thái đó (từ DNKN, mạng lưới
các nhà đầu tư đến các trường ĐH, tổ chức ươm tạo...) đều đã có những bước phát triển
vượt bậc, số lượng và chất lượng ngày một nâng cao qua từng năm. Với những lợi thế sẵn

có và sự phối hợp đồng bộ giữa các bộ, ngành, địa phương trong việc xây dựng và ban
hành các cơ chế, chính sách cần thiết, đặc thù cho hoạt động khởi nghiệp sẽ là đòn bẩy
cho hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam phát triển, từ đó thúc đẩy các DNKN phát triển
cả về số lượng và chất lượng trong thời gian tới



×