Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Cấu trúc đề kiểm tra năng lực thi viên chức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.65 KB, 3 trang )

* Cấu trúc đề thi kiểm tra năng lực:
Câu 1 (2 điểm): Kiểm tra hiểu biết của giáo viên về định hướng đổi mới
“căn bản, toàn diện” giáo dục; những hiểu biết của giáo viên về chương trình
giáo dục định hướng năng lực; việc thực hiện đổi mới trong xây dựng chương
trình, thiết kế các hoạt động dạy học theo định hướng phát triển năng lực học
sinh.
Câu 2 (3 điểm): Đánh giá năng lực của giáo viên trong việc thực hiện dạy
học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và định hướng phát triển năng lực học sinh;
đổi mới phương pháp, hình thức, cách thức dạy học; đổi mới kiểm tra đánh giá
hoặc thực hành thí nghiệm gắn với đặc trưng bộ môn.
Câu 3 (5 điểm): Kiểm tra năng lực chuyên môn của giáo viên bằng việc
giải một đề thi mức độ tương đương đề thi học sinh giỏi.
* Riêng môn Giáo dục Quốc phòng- An ninh: Câu 3 (5 điểm): Kiểm tra
năng lực chuyên môn của giáo viên bằng việc giải quyết một tình huống thực
tiễn trong dạy học hoặc đổi mới kiểm tra đánh giá gắn với đặc trưng bộ môn.

Câu 1( 2 điểm): Đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển
năng lực học sinh thể hiện qua bốn đặc trưng cơ bản sau:
-Dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, giúp học sinh tự
khám phá những điều chưa biết chứ không thụ động tiếp thu những tri thức
được sắp đặt sẵn. Giáo viên là người tổ chức và chỉ đạo học sinh tiến hành
các hoạt động học tập phát hiện kiến thức mới, vận dụng sáng tạo kiến thức
đã biết vào các tình huống học tập hoặc tình huống thực tiễn…
-Chú trọng rèn luyện cho học sinh biết khai thác sách giáo khoa và các tài
liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã có, suy luận để tìm tòi và
phát hiện kiến thức mới… Định hướng cho học sinh cách tư duy như phân
tích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương tự, quy lạ về quen… để dần
hình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo.
-Tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác, lớp học trở thành
môi trường giao tiếp GV – HS và HS – HS nhằm vận dụng sự hiểu biết và
kinh nghiệm của từng cá nhân, của tập thể trong giải quyết các nhiệm vụ học


tập chung.
-Chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến
trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học). Chú
trọng phát triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của học sinh với


nhiều hình thức như theo lời giải/đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xác
định tiêu chí để có thể phê phán, tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa
các sai sót.
Câu 2(3đ)
1. Xác định các năng lực chung, cốt lõi và chuyên biệt của môn toán
* Năng lực tính toán:
+ Thành thạo các phép tính
+ Sử dụng ngôn ngữ toán học
+ Mô hình hóa
+Sử dụng công cụ toán học
*Một số NL chung mà môn toán có nhiều cơ hội hình thành và phát triển:
+ NL tính toán
+NL tư duy
+NL giải quyết vấn đề
+NL tự học
+NL giao tiếp
+NL hợp tác
+NL làm chủ bản thân
+NL sử dụng công nghệ thong tin.
*Đặc tính cơ bản về DHTNL người học:
+ Dạy học lấy việc học của h/s làm trung tâm
+DH đáp ứng các đòi hỏi của thực tiễn, hướng nghiệp và phát triển
+ Những NL cần hình thành ở người học được xác định 1 cách rõ rang
chúng được xem là tiêu chuẩn đánh giá kết quả giáo dục

+ Linh hoạt và năng động trong việc tiếp cận và hình thành NL.
1.Trình bày một số đổi mới của kì thi THPT Quốc Gia năm 2017 ( về môn thi,
hình thức đề thi, thời gian làm bài thi, xét công nhận tốt nghiệp THPT)
-Môn thi:
Kì thi sẽ diễn ra với 5 bài thi: Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên
(tổng hợp các môn Vật lí, Hóa học, Sinh học) và Khoa học Xã hội (tổng hợp
các môn Lịch sử, Địa lí, Giáo dục công dân).
Trong đó, thí sinh giáo dục THPT thi 4 bài thi gồm: 3 bài thi bắt buộc là Toán,
Ngữ văn, Ngoại ngữ và 1 bài thi tự chọn: bài thi Khoa học Tự nhiên hoặc bài
thi Khoa học Xã hội. Thí sinh có thể dự thi cả 5 bài thi để sử dụng kết quả xét
tuyển vào ĐH, CĐ.
- Hình thức đề thi
Các bài Toán, Ngoại ngữ, Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội thi theo
hình thức trắc nghiệm khách quan; Bài thi Ngữ văn, thi theo hình thức tự
luận.
-Thời gian làm bài thi
Thời gian làm bài dành cho mỗi môn thành phần của bài thi Khoa học tự
nhiên và Khoa học xã hội là 50 phút (150 phút/bài thi). Thời gian làm bài thi


Toán là 90 phút, bài thi Ngoại ngữ là 60 phút.
Riêng bài thi Ngữ văn theo hình thức tự luận, thời gian làm bài là 120 phút.
-Xét công nhận tốt nghiệp THPT
Việc xét tốt nghiệp THPT sẽ kết hợp sử dụng kết quả điểm 4 bài thi tốt
nghiệp (đối với thí sinh Giáo dục THPT) hoặc 3 bài thi tốt nghiệp (đối với thí
sinh Giáo dục Thường xuyên) với điểm trung bình cả năm lớp 12 và điểm ưu
tiên, khuyến khích (nếu có) để xét công nhận tốt nghiệp THPT.
Phương thức tính điểm xét tốt nghiệp: điểm các bài thi tốt nghiệp và
điểm trung bình cả năm lớp 12 có tỷ lệ tương ứng 50 : 50. Điểm liệt của mỗi
bài thi độc lập (theo thang 10 điểm): 1,0 điểm. Điểm liệt của mỗi môn thành

phần (theo thang 10 điểm) của các bài thi tổ hợp: 1,0 điểm.
2. Các đặc trưng cơ bản của phương pháp dạy học tích cực:
* Dạy học tăng cường phát huy tính tính tự tin, tích cực, chủ động, sáng tạo
thông qua tổ chức thực hiện các hoạt động học tập của học sinh:
* Dạy học chú trọng rèn luyện phương pháp và phát huy năng lực tự học của
học sinh.
* Dạy học phân hóa kết hợp với hợp tác
+ Một số NL chung cốt lõi mà môn Toán tiềm ẩn cơ hội hình thành và phát
triển .
Ở trường PT, học toán về cơ bản là hoạt động giải toán. Giải toán lien quan
đến việc lựa chọn và áp dụng chính xác các KT, KN cơ bản, khám phá về các
con số, xây dựng mô hình, giải thích số liệu, trao đổi các ý tưởng lien
quan,..Giải toán đòi hỏi phải có tính sáng tạo, hệ thống. Học toán và giải toán
giúp HS tự tin, kiên nhẫn, bền bỉ, biết làm việc có phương pháp,..Vì vậy, có
thể xem đó là cơ sở cho những phát minh khoa học.KT toán còn được ứng
dụng , phục vụ cho việc học các môn khác, như: Vật lý, Hóa học, Sinh học,…
Vì thế ,có thể xem môn Toán như là môn học công cụ ở trường PT.
Do đó, ở trường PT môn Toán có nhiều cơ hội giúp HS hình thành và phát
triển các NL chung ,như: NL tính toán; NL tư duy; NL giải quyết vấn đề; NL
tự học; NL giao tiếp; NL hợp tác; NL làm chủ bản thân; NLsuwr dụng CNTT.
+ Một số NL ( kĩ năng cốt lõi) có thể và cần phải luyện tập qua môn Toán .
Dạy và học toán ở trường PT Việt Nam nói chung, nhằm hướng vào hình
thành các NL chung, cốt lõi, thong qua đó giúp HS:
- Có KT và KN toán học cơ bản, làm nền tảng cho việc phát triển các NL
chung cũng như NL riêng ( đối với môn Toán)
- Hình thành và phát triển NL tư duy.Phát triển trí tưởng tuwowngjkhoong
gian, trực giác toán học.
- Sử dụng được các KT để học toán, học tập các bộ môn khác đồng thời giải
thích, giải quyết một số hiện tượng, tình huống xảy ra trong thực
tiễn,..Qua đó , phát triển NL GQVĐ, NL mô hình hóa toán học.

- Phát triển vốn ngôn ngữ
Góp phần cùng với các bộ môn khác hình thành thế giới quan khoa hoc,…



×