Tài liệu này được tải miễn phí từ website và /> và là website chia sẻ miễn phí luận văn, đồ án,
báo cáo tốt nghiệp, đề thi, giáo án…..nhằm phục vụ học tập và nghiên cứu cho tất cả
mọi người. Nhưng số lượng tài liệu còn rất nhiều hạn chế, rất mong có sự đóng góp
của quý khách để kho tài liệu chia sẻ thêm phong phú, mọi sự đóng góp tài liệu xin
quý khách gửi về
Tài liệu này được tải miễn phí từ website và />
Tài liệu này được tải miễn phí từ website và />
Tài liệu này được tải miễn phí từ website và />LỜI NÓI ĐẦU
Qua 15 năm đổi mới nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, đánh dấu
và khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng kinh
tế khá cao và ổn định (hơn 7%/năm), đời sống của đại bộ phận dân cư được cải thiện rõ
rệt, đưa đất nước từng bước thoát khỏi nghèo nàn kém phát triển, giảm dần nợ nước ngoài,
giảm thâm hụt trong cán cân thanh toán quốc tế, đã bắt đầu có dự trữ ngoại tệ.
Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam còn đang đứng trước nhiều nguy cơ và thách thức
lớn: nguy cơ tụt hậu về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới; nguy cơ bị
diễn biến hoà bình của các thế lực phản động; thất nghiệp ngày càng gia tăng; tình trạng
nghèo nàn và lạc hậu vẫn đang đè nặng lên vai mỗi người dân; môi trường bắt đầu bị ô
nhiễm nặng; nạn lũ lụt và thiên tai vẫn đang diễn ra thường xuyên ... Trước thực trạng đó
ngoài việc phát huy có hiệu quả các nguồn nội lực, lợi thế trong nước, cần phải biết khai
thác các nguồn lực từ bên ngoài và sử dụng có hiệu quả nhất chúng như: vốn đầu tư, vốn
viện trợ ưu đãi, viện trợ không hoàn lại, tiếp nhận công nghệ tiên tiến hiện đại, các kinh
nghiệm bổ ích của đối tác,... cho phát triển kinh tế; vốn đầu tư gián tiếp của các nhà đầu tư
nước ngoài vào các doanh nghiệp thông qua thị trường chứng khoán.
Các biện pháp cần phải được thực hiện để ổn định môi trường kinh doanh, trong đó
có sự phát triển mạnh mẽ của thị trường tài chính, thị trường chứng khoán, hệ thống ngân
hàng, hệ thống luật pháp, đẩy mạnh vai trò của khu vực kinh tế Nhà nước...
Thị trường chứng khoán mặc dù đã được phát triển từ lâu nhưng mới được biết đến
ở Việt Nam, vì vậy, cần phải được nghiên cứu một cách đầy đủ, có tính hệ thống, kết hợp
với kinh nghiệm hoạt động của các nước để áp dụng trong điều kiện của Việt Nam. Thị
trường chứng khoán hoạt động có hiệu quả sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế phát triển
năng động và hiệu quả hơn, các doanh nghiệp có vốn để đầu tư mở rộng sản xuất, các nhà
đầu tư thu được cổ tức. Từ đó phát huy tối đa nguồn lực trong nước của các tổ chức và cá
nhân... và huy động vốn đầu tư nước ngoài cho công cuộc công nghiệp hoá nền kinh tế đất
nước, là cầu nối cho Việt Nam hội nhập với nền kinh tế thế giới.
Ngày 20/07/2000 Trung tâm giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh chính thức
được đưa vào họat động đã đánh dấu một bước ngoặt to lớn trong sự phát triển thị trường
tài chính ở Việt Nam. Mặc dù quy mô hoạt động của thị trường còn hạn chế, nhưng cũng
đã gây được nhiều sự chú ý của các công ty, công chúng trong và ngoài nước.
Tài liệu này được tải miễn phí từ website và />
Tài liệu này được tải miễn phí từ website và />Ngoài Lời mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của báo cáo tổng
hợp được trình bày gồm ba phần:
Phần I: Một số vấn đề chung về tổ chức thị trường Chứng khoán Việt nam.
Phần II: Thực trạng hoạt động của Thị trường chứng khoán Việt Nam.
Phần III: Định hướng xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam.
Do thời gian, tài liệu, và trình độ hiểu biết có hạn bài viết không thể tránh khỏi những
hạn chế thiếu sót, rất mong sự đòng góp nhiệt tình của các thầy cô, đặc biệt là cô hướng
dẫn TS: Nguyễn Phương Luyến, các Anh Chị trong Vụ Quan hệ Quốc tế, nhất là TS
Nguyễn Vũ Quang Trung trực tiếp hướng dẫn tại UBCKNN và các bạn đọc để báo cáo
tổng hợp được hoàn thiện hơn.
Sinh viên thực hiện:
Nguyễn Thị Thuỳ Vân
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ UỶ BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC
1. Kinh tế việt nam thời kỳ đổi mới (1986- 2000).
Kể từ đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI -đại hội tiến hành công cuộc đổi mới- Việt Nam
đã đạt được những thành tựu lớn về chính trị, kinh tế, văn hoá.
Kinh tế sau thời kỳ lạm phát cao đã bước sang thời kỳ tăng trưởng cao (1999- 2000). Tốc
độ tăng trưởng (GDP) hàng năm thời kỳ 1991- 1997 đạt 8,2%. Sau khủng hoảng tài chínhtiền tệ Châu á, mức tăng trưởng kinh tế bị chững lại nhưng những dấu hiệu phục hồi đã
thể hiện rõ nét trong năm 2000. Lạm phát giảm từ 12,7% trong năm 1995 xuống mức bình
quân thời kỳ 1996 –1999 là 4,35% năm. Đầu tư toàn xã hội bằng nguồn vốn trong và
ngoài nước so với GDP tăng từ mức 15,8% năm 1990 lên 29% năm 1997. Tỷ lệ tiết kiệm
trong nước so với GDP tăng từ 17% năm 1992 lên 22% năm 1999.
Hệ thống luật về kinh tế đã được chỉnh sửa và hoàn thiện với cơ chế thị trường. Nguồn thu
cho ngân sách tăng, bao cấp cho doanh nghiệp nhà nước giảm, cho phép Nhà nước dành
nhiều nguồn vốn hơn cho đầu tư phát triển. Hệ thống tài chính, tiền tệ được đổi mới và
phù hợp với cơ chế thị trường. Hệ thống ngân hàng được củng cố; các tổ chức tín dụng
phát triển, chất lượng và hiệu quả tín dụng được nâng lên. Cơ chế quản lý ngoại hối hoàn
Tài liệu này được tải miễn phí từ website và />
Tài liệu này được tải miễn phí từ website và />thiện dần; chính sách tỷ giá có đổi mới dựa trên nguyên tắc của thị trường. Khu vực tư
nhân phát triển mạnh và đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế.
Những thành quả kinh tế trên đây là kết quả của việc thi hành chính sách đổi mới toàn
diện của Đảng và Nhà nước, tạo điều kiện thuận lợi đưa đất nước bước vào thời kỳ mới
công nghiệp hoá nền kinh tế, đồng thời là điều kiện thuận lợi để tiến hành xây dựng một
thị trường chứng khoán có hiệu quả ở Việt Nam.
2. Quá trình hình thành Thị trường chứng khoán Việt Nam
Để tiến hành công cuộc công nghiệp hoá nền kinh tế nhằm mục tiêu tăng trưởng nhanh,
lâu bền phải cần đến một khối lượng lớn vốn đầu tư dài hạn mà thị trường vốn ngắn hạn
không thể đáp ứng được. Do vậy, khi công cuộc đổi mới đạt được những thành quả quan
trọng bước đầu, Chính phủ Việt Nam đã có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao đối với việc xây
dựng và vận hành thị trường chứng khoán ở Việt Nam nhằm tạo thêm một kênh mới quan
trọng huy động vốn dài hạn cho phát triển kinh tế, đồng thời tạo thêm các khả năng lựa
chọn về tiết kiệm và đầu tư cho nhân dân.
Năm 1992, các tổ nghiên cứu thuộc Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước bắt đầu
nghiên cứu đề án hình thành và phát triển thị trường vốn và thị trường chứng khoán ở Việt
Nam.
Năm 1993, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam thành lập “Ban nghiên cứu xây dựng
thị trường vốn” là đơn vị chuyên nghiên cứu về lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng
khoán.
Năm 1995, trên cơ sở đề án của Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước, và Ban Kinh
tế Trung ương, Chính phủ đã quyết định thành lập Ban chuẩn bị tổ chức thị trường chứng
khoán.
Ngày 28/11/1996 Chính phủ ban hành Nghị định số 75/CP thành lập Uỷ ban Chứng
khoán Nhà nước là cơ quan thuộc Chính phủ quản lý các hoạt động về chứng khoán và thị
trường chứng khoán ở Việt Nam. Ngay sau khi chính thức đi vào hoạt động (4/1997), mặc
dù kinh tế đang bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính- tiền tệ Châu Á, Uỷ ban
Chứng khoán Nhà nước dưới sự chỉ đạo của Chính phủ, đã khẩn trương phối hợp với các
Bộ, ngành xây dựng khuôn khổ pháp lý, tạo hàng hoá, các tổ chức tài chính trung gian
cũng như các điều kiện khác cho sự ra đời của thị trường chứng khoán.
Ngày 11/07/1998 Nghị định số 48/1998/NĐ-CP về chứng khoán và thị trường
chứng khoán và Quyết định số 127/1998/QĐ-TTg về việc thành lập hai Trung tâm Giao
Tài liệu này được tải miễn phí từ website và />
Tài liệu này được tải miễn phí từ website và />dịch Chứng khoán ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh được chính thức ban hành. Đây là cơ sở
pháp lý quan trọng banđầu để Chính phủ, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và các Bộ,
ngành liên quan xây dựng các văn bản thực thi tạo ra khuôn khổ pháp lý đồng bộ cho việc
hình thành và hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Ngày 20/07/2000 Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
chính thức khai trương và đi vào hoạt động. Sau hơn một năm hoạt động, Trung tâm Giao
dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh đã đạt được một số thành công đáng kể, thể hiện sự
tập trung, nỗ lực của Đảng, Chính phủ và toàn thể cán bộ nhân viên ngành chứng khoán.
Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh đi vào hoạt động đã tạo ra một kênh
huy động vốn mới cho nền kinh tế và đã xây dựng cho Việt Nam một chỉ số kinh tế mới,
tuy chưa phản ánh đầy đủ thực trạng nền kinh tế nhưng cũng đã thể hiện sự nỗ lực của
Chính phủ Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới.
3. Uỷ ban chứng khoán nhà nước
Thị trường chứng khoán Việt Nam có sự khác biệt so với các quốc gia khác ở chỗ:
UBCKNNVN ra đời trước khi có thị trường chứng khoán và là một bộ phận quan trọng
trong quá trình hoạt động và phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam; TTGDCK là
một bộ phận trực thuộc của UBCKNN, hoạt động trước khi có thị trường chứng khoán.
3.1. Vai trò của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước được thành lập theo Nghị định 75/CP ngày 28/11/1996của
Chính phủ, là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng tổ chức và quản lý Nhà nước
về Chứng khoán và thị trường Chứng khoán. Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước có những
nhiệm vụ và quyền hạn chủ yếu sau:
- Soạn thảo và hướng dẫn thực hiện các văn bản pháp luật về chứng khoán và thị trường
chứng khoán.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tổ chức xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán ở Việt Nam.
- Cấp, đình chỉ hoặc thu hồi giấy phép hoạt động đối với công ty kinh doanh chứng khoán,
công ty tư vấn chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng
khoán và các đơn vị được phát hành chứng khoán để giao dịch ở thị trường chứng khoán.
Tài liệu này được tải miễn phí từ website và />
Tài liệu này được tải miễn phí từ website và />- Thành lập và quản lý các tổ chức dịch vụ và phụ trợ cho hoạt động của thị trường chứng
khoán.
- Trình Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, đình chỉ hoạt động hoặc giải thể Sở
giao dịch chứng khoán.
- Kiểm tra, giám sát hoạt động của Sở giao dịch chứng khoán và các tổ chức liên quan đến
việc kinh doanh, phát hành, dịch vụ chứng khoán.
- Ban hành các quy định về niêm yết, thông báo phát hành, thông tin về giao dịch, mua
bán chứng khoán; thoả thuận với Bộ Tài chính để quy định phí, lệ phí, và thuế liên quan
đến việc phát hành và kinh doanh chứng khoán.
- Tổ chức đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý,
kinh doanh chứng khoán và thị trường chứng khoán.
- Hợp tác với các tổ chức quốc tế và các nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo
đảm cho các hoạt động thị trường chứng khoán diễn ra có hiệu quả và đúng phát luật.
3.2. Cơ cấu tổ chức của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước
Ban lãnh đạo Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước Gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, các Uỷ
viên kiêm nhiệm cấp Thứ trưởng của Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp, Bộ Kế hoạch và Đầu tư
và Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chịu trách nhiệm trước Thủ tương Chính phủ đối
với toàn bộ hoạt động của Uỷ ban chứng khoán và phân công nhiệm vụ cho các Phó Chủ
tịch và các Uỷ viên kiêm nhiệm.
Bộ máy giúp việc của Chủ tịch Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước gồm có:
-Vụ phát triển Thị trường Chứng khoán: Có chức năng tham mưu cho Chủ tịch về xây
dựng các dự thảo Luật, Pháp lệnh, Nghị định về chứng khoán và thị tr ường chứng khoán;
xây dựng các chính sách phát triển thị trường chứng khoán, Sở giao dịch chứng khoán,
công bố thông tin về thị trường chứng khoán.
-Vụ Quản lý Phát hành Chứng khoán: Có chức năng tham mưu cho Chủ tịch trong lĩnh
vực quản lý hoạt động phát hành và niêm yết chứng khoán; cấp phép và giám sát hoạt
động các đơn vị phát hành được phát hành chứng khoán để giao dịch trên thị trường chứng
khoán.
-Vụ Quản lý Kinh doanh Chứng khoán: Có chức năng tham mưu cho Chủ tịch trong
việc xây dựng các chính sách và giám sát hoạt động của các tổ chức kinh doanh chứng
khoán và các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng khoán; công ty chứng khoán, công ty quản
lý quỹ, quỹ đầu tư chứng khoán, các tổ chức lưu ký, ngân hàng chỉ định thanh toán; cấp
Tài liệu này được tải miễn phí từ website và />
Tài liệu này được tải miễn phí từ website và />phép và giám sát hoạt động của Văn phòng đại diện các tổ chức kinh doanh chứng khoán
nước ngoài tại Việt Nam.
-Vụ Quan hệ Quốc tế: Có chức năng tham mưu cho Chủ tịch về các chủ trương, chính
sách đối ngoại của Uỷ ban nhằm thiết lập và mở rộng quan hệ trong lĩnh vực chứng khoán
giữa Việt Nam với các tổ chức Quốc tế, các cơ quan quản lý về chứng khoán và các tổ
chức tài chính liên quan đến ngành chứng khoán.
-Vụ Tổ chức Cán bộ và Đào tạo: Có chức năng tham mưu cho Chủ tịch trong việc thực
hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, của Uỷ ban về tổ chức bộ máy,
cán bộ, biên chế, tiền lương thuộc Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng
khoán và đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, kinh doanh chứng khoán ở Việt Nam.
-Thanh tra Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước: Có chức năng thanh tra việc tuân thủ pháp
luật của Sở giao dịch chứng khoán, các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội và cá nhân
có liên quan đến việc phát hành, kinh doanh, dịch vụ chứng khoán.
-Vụ Tài chính-Kế toán: Có chức năng tham mưu giúp Chủ tịch trong việc thực hiện các
chố độ, chính sách tài chính- kế toán của Nhà nước tại Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và
các đơn vị, tổ chức trực thuộc.
-Văn phòng Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước: Có chức năng làm đầu mối tham mưu
điều hành giúp Chủ tịch tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Uỷ ban.
-Văn phòng Đại diện của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước tại TP. Hồ Chí Minh: Có
chức năng chủ yếu là phối hợp với các Vụ chức năng và làm đầu mối triển khai các công
việc của UBCKNN về chứng khoán và thị trường chứng khoán tại TP. HCM và các tỉnh,
thành phố phía Nam; thu thập, tổng hợp phân tích và cung cấp thông tin về chứng khoán
và thị trường chứng khoán TP. HCM và các tỉnh, thành phố phía Nam để phục vụ cho việc
quản lý và chỉ đạo của Chủ tịch.
-Tạp chí Chứng khoán: Có chức năng thông tin về chứng khoán và thị trường chứng
khoán, trao đổi kinh nghiệm hoạt động chứng khoán và các lĩnh vức có liên quan, cung
cấp các kiến thức cơ bản cho công chúng về lĩnh vức đầu tư và kinh doanh chứng khoán.
-Phòng pháp chế: Có chức nămg tham mưu cho Chủ tịch thực hiện việc quản lý Nhà
nước bằng pháp luật trong ngành chứng khoán, tổ chức thực hiện công tác xây dựng pháp
luật, thẩm định, rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến, giáo dục
pháp luật, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, tư vấn pháp lý về
những vấn đề liên quan đến chứng khoán và thị trường chứng khoán.
-Trung tâm Nghiên cứu khoa học và Bồi dưỡng nghiệp vụ về Chứng khoán và thị
trường Chứng khoán: Có chức năng tổ chức nghiên cứu khoa học về chứng khoán và thị
Tài liệu này được tải miễn phí từ website và />
Tài liệu này được tải miễn phí từ website và />trường chứng khoán, đào tạo và bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và các kiến thức bổ trợ
cho đội ngũ cán bộ quản lý điều hành và kinh doanh chứng khoán, phổ biến kiến thức về
chứng khoán và thị trường chứng khoán cho những người tham gia thị trường chứng
khoán và công chúng.
-Trung tâm Giao dịch Chứng khoán (sở giao dịch chứng khoán): Là một bộ phận trực
thuộc UBCKNN có chức năng quản lý, điều hành và giám sát các hoạt động mua-bán
chứng khoán tại trung tâm giao dịch nhằm đảm bảo cho Trung tâm hoạt động an toàn,
công khai, công bằng và hiệu quả, bảo vệ quyền lợi của nhà đầu tư.
3.3 Nhiệm vụ, quyền hạn trong hoạt động của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán bao
gồm:
+ Tổ chức, quản lý, điều hành việc mua bán chứng khoán;
+ Quản lý, điều hành hệ thống giao dịch chứng khoán;
+ Cung cấp các dịch vụ hỗ trợ việc mua bán chứng khoán, dịch vụ lưu ký chứng khoán;
+ Thực hiện đăng ký chứng khoán;
+ Thực hiện thanh toán bù trừ đối với các giao dịch chứng khoán;
+ Công bố các thông tin về hoạt động giao dịch chứng khoán;
+ Kiểm tra, giám sát hoạt động giao dịch chứng khoán tại Trung tâm Giao dịch Chứng
khoán;
+ Thu phí niêm yết chứng khoán, phí thành viên, phí giao dịch, phí cung cấp dịch vụ
thông tin và các phí dịch vụ khác theo quy định của pháp luật;
+ Làm thủ tục cho chứng khoán đủ tiêu chuẩn niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng
khoán;
+ Đình chỉ giao dịch tạm thời một hoặc một số chứng khoán;
+ Được quyền yêu cầu thành viên Trung tâm Giao dịch Chứng khoán, tổ chức phát hành
gửi báo cáo đột xuất theo quy định của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước;
+ Lập và quản lý Quỹ hỗ trợ thanh toán;
Làm trung gian hoà giải cho thành viên Trung tâm Giao dịch Chứng khoán và người đầu
tư khi có yêu cầu;
+ Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, kế toán, kiểm toán theo quy định của Nhà nước.
Tài liệu này được tải miễn phí từ website và />
Tài liệu này được tải miễn phí từ website và />SƠ ĐỒ CƠ CẤU TỔ CHỨC UỶ BAN CHỨNG KHOÁN NHÀ NƯỚC
CHỦ TỊCH
Các Phó chủ tịch
Văn phòng Uỷ ban
Chứng khoán
Các Uỷ viên kiêm nhiệm:
-Thứ trưởng Bộ kế hoạch
và Đầu tư;
-Thứ trưởng Bộ Tài
chính;
-Thứ trưởng Bộ Tư pháp;
-Phó thống đốc NHNN.
Vụ Tổ chức Cán bộ và
Đào tạo
Vụ Quan hệ Quốc tế
Vụ Quản lý Kinh doanh
Chứng
CHƯƠNG
II khoán
Trung tâm NCKH& BDNV
về CK& TTCK
Trung tâm Giao dịch Chứng
khoán Hà Nội
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Vụ Quản lý Phát hành
Chứng khoán
Trung tâm Giao dịch Chứng
khoán TP. HCM
1.Hoạt
độngtra
phát
Tạp chí Chứng khoán
Thanh
Uỷhành
ban và niêm yết.
1.1
tiêu
chuẩn
phát
hành,
niêm
yết
và
công
bố
thông
tin.
Chứng khoán Nhà nước
+Tiêu chuẩn phát hành, niêm yết: Tổ chức phát hành muốn phát hành chứng khoán
Phòng
Pháp
chế phải được Uỷ ban
toán-để
Tàiniêm
chính
ra Vụ
côngKếchúng
yết trên Trung tâm Giao dịch
Chứng
khoán
Chứng khoán Nhà nước cấp phép, trừ việc phát hành trái phiếu Chính phủ.
chứcđại
phát
hành,
phiếuCông
ra công
chúng
phải thảo mãn các
Phòng
nghệ
tin học
Văn Tổ
phòng
diện
củaniêm yết cổ phiếu, trái
UBCKNN
điều
kiện sau:tại TP. HCM
- Có mức vốn điều lệ tối thiểu là 10 tỷ đồng Việt Nam;
- Hoạt động kinh doanh có lãi trong hai năm liên tục gần nhất;
- Thành viên hội đồng quản trị và Giám đốc (Tổng Giám đốc) có kinh nghiệm quản lý
kinh doanh;
- Có phương án khả thi về việc sử dụng vốn có từ đợt phát hành cổ phiếu;
Tài liệu này được tải miễn phí từ website và />
Tài liệu này được tải miễn phí từ website và />- Trường hợp cổ phiếu phát hành có tổng giá trị theo mệnh giá vượt 10 tỷ đồng thì phải có
tổ chức bảo lãnh phát hành;
- Tối thiểu 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành phải được bán cho trên 100 người đầu
tư ngoài tổ chức phát hành; trong trường hợp vốn cổ phần của tổ chức phát hành từ 100 tỷ
đồng trở lên thì tỷ lệ tối thiểu này là 15% vốn cỏ phần của tổ chức phát hành (đối với cổ
phiếu);
- Cổ đông sáng lập phải giữ ít nhất 20% vốn cổ phần của tổ chức phát hành và phải nắm
giữ mức này tối thiểu 3 năm kể tư ngày kết thúc đợt phát hành;
- Tối thiểu 20% tổng giá trị trái phiếu phát hành phải được bán cho hơn 100 nhà đầu tư
ngoài tổ chức phát hành; trường hợp tổng giá trị trái phiếu phát hành trên 100 tỷ đồng thì
tỷ lệ này tối thiểu 15% (đối với trái phiếu).
+ Công bố thông tin:
- Tổ chức Phát hành chứng khoán, Công ty quản lý Quỹ: trong thời gian 5 ngày, kể từ
ngày nhận được giấy phép phát hành, có nghĩa vụ công bố thông tin trên 5 số liên tiếp của
một tờ báo Trung ương và một tờ báo địa phương, là những thông tin trong hồ sơ xin cấp
giấy phép phát hành đã được Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước chấp thuận để phát hành;
- Tổ chức Phát hành chứng khoán, Công ty quản lý Quỹ: Có nghĩa vụ công bố thông tin
tức thời và công bố thông tin theo yêu cầu của TTGDCK và UBCKNN tuân theo Quy chế
thành viên, niêm yết, công bố thông tin và giao dịch chứng khoán ban hành theo Quyết
định 04/1999/QĐ-UBCK1 ngày 27/3/1999 của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.
1.2 Các loại Chứng khoán niêm yết.
+ Cổ phiếu: Cho đến nay Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã xem xét và cấp phép
đăng ký niêm yết cho 12 cổ phiếu của các công ty sau:
Vốn
Tên công ty
Số Cp Mệnh
Loại
Số
giấy Địa chỉ
điều lệ niêm
giá
Chứng
phép- ngày công ty
(tỷ
yết
(đồng)
khoán
cấp
đồng)
(triệu)
10.000
CP
01/GPPH
02/06/2000
TP.
02/GPPH
Đồng
Cty CP cơ điện 150
15
lạnh REE
thông
HCM
thường
Cty CP cáp và 120
12
10.000
CP
Tài liệu này được tải miễn phí từ website và />
Tài liệu này được tải miễn phí từ website và />vật
liệu
viễn
thông
thông SACOM
02/06/2000
Nai
03/GPPH
17/07/2000
Hải
04/GPPH
20/07/2000
TP.
05/GPPH
06/11/2000
Long
06/GPPH
13/06/2001
TP.
thường
Cty CP giấy Hải 10.8
1.008
10.000
Phòng HAPACO
CP
thông
Phòng
thường
Cty CP kho vận
tải ngoại thương
CP
22
2.2
10.000
HCM
thông
HCM
thường
TRANSIMEX
Cty CP chế biến
hàng XK Long
CP
19.3
1.93
10.000
An LAFOOCO
Sài
1.76
10.000
Gòn
CP
thông
SGHC
HCM
thường
Cty CP đồ hộp
Hạ
An
thường
Cty CP khách 17.663
sạn
thông
Long-
Hạ
CP
35
3.5
10.000
Long
thông
07/GPPH
**/10/2001
thường
CANFOCO
Cty CP nhựa Đà
Nẵng- Đanaplast
16
1.6
10.000
(DPC)
CP
Đà
thông
Nẵng
thường
Cty CP bánh kẹo 56
Biên
5.6
10.000
Hoà-
CP
Đồng
thông
Nai
BIBICA
thường
Cty CP nước giải
CP
TP.
thông
HCM
khát
Sài
TRIBICO
Gòn
37.5
3.75
10.000
thường
Tài liệu này được tải miễn phí từ website và />
Tài liệu này được tải miễn phí từ website và />Cty
CP
SXKDXNK
Bình
****
****
10.000
Thạch-
CP
TP.
thông
HCM
thường
GILIMEX
Cty CP cơ khí và
xây dựng Bình
Triệu (BTC)
CP
12.6
1.26
10.000
thông
12/GPPH
07/01/2001
TP.
HCM
thường
+Trái phiếu: Tính đến nay, đã có 18 loại trái phiếu được đưa vào giao dịch trên Trung tâm
Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh. Trong đó chỉ có 2 loại trái phiếu do Ngân hàng
Đầu tư - Phát triển phát hành: Loại thứ nhất BID1-100 tổng giá trị phát hành với 83,07 tỷ
đồng, lãi suất trả trước 6,5%/năm; loại thứ hai BID1-200 tổng giá trị phát hành 74,63 tỷ
đồng, lãi suất 6,55%/năm. Hai loại trái phiếu này là trái phiếu vô danh, có kỳ hạn 5 năm,
mức lãi suất của cả hai trái phiếu náy có thể được điều chỉnh hàng năm. Còn lại 16 loại
trái phiếu Chính phủ với tổng giá trị niêm yết là ????? tỷ đồng, kỳ hạn 5 năm, lãi được trả
hàng năm và gốc được trả một lần khi đáo hạn, mức lãi suất phổ biến là 7,35%/năm. Tuy
nhiên, số lượng trái phiếu Chính phủ được giao dịch trên Trung tâm Giao dịch Chứng
khoán rất ít và không đều đặn so với hai loại trái phiếu của Ngân hàng Đầu tư- Phát triển
tuy còn hạn chế nhưng đều đặn hơn qua các phiên.?????
2. Hoạt động của các công ty chứng khoán
Tính đến nay Uỷ ban chứng khoán Nhà nước đã cấp phép cho 8 công ty kinh doanh chứng
khoán bao gồm: Công ty Cổ phần Chứng khoán Bảo Việt; Công ty TNHH Chứng khoán
Ngân hàng Đầu tư& Phát triển; Công ty Cổ phần Chứng khoán khách sạn Sài Gòn; Công
ty Cổ phần Chứng khoán Đệ Nhất; Công ty TNHH Chứng khoán Thăng Long; Công ty
TNHH Chứng khoán ACB; Công ty TNHH Chứng khoán Ngân hàng Công thương Việt
Nam; Công ty Cổ phần TNHH Chứng khoán Ngân hàng Nông nghiệp& Phát triển Nông
thôn Việt Nam. Trong số các công ty chứng khoán này có Công ty cổ phần trách nhiệm
hữu hạn chứng khoán Thăng Long xin cấp phép thực hiện 3 nghiệp vụ: môi giới, quản lý
danh mục đầu tư, tư vấn đầu tư; Công ty cổ phần chứng khoán khách sạn Sài Gòn xin cấp
phép thực hiện 2 nghiệp vụ: môi giới, tư vấn đầu tư. Còn lại 6 công ty đã được cấp giấy
phép thức hiện kinh doanh cả 5 loại hình nghiệp vụ: Nghiệp vụ môi giới, tự doanh, bảo
lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư và tư vấn đầu tư. Ngoài việc cấp giấy phép kinh
Tài liệu này được tải miễn phí từ website và />
Tài liệu này được tải miễn phí từ website và />doanh chứng khoán Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước còn hướng dẫn các công ty chứng
khoán mở các chi nhánh và đại lý ở các tỉnh để thu hút nhiều nhà đầu tư từ các tỉnh tham
gia vào thị trường.
3. Hoạt động của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán
Hệ thống giao dịch của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. HCM quy mô hoạt
động còn nhỏ (cho khoảng 40-50 chứng khoán). Hoạt động giao dịch được thực hiện tại
Sàn giao dịch. Khách hàng muốn giao dịch phải mở tài khoản tại công ty chứng khoán.
Các lệnh mua- bán chứng khoán được tập hợp tại trụ sở chính hoặc tại chi nhánh của công
ty chứng khoán, sau đó được chuyển tới đại diện của công ty chứng khoán tại Sàn giao
dịch để nhập vào hệ thống giao dịch của Trung tâm. Sau khi khớp lệnh kết quả giao dịch
sẽ được thông báo cho đại diện của công ty chứng khoán tại Sàn giao dịch đề công ty
chứng khoán xác nhận cho khách hàng. Kết quả giao dịch cũng được chuyển qua hệ thống
thanh toán, bù trừ để thực hiện thanh toán và chuyển giao chứng khoán. Việc chuyển giao
chứng khoná được thực hiện thôngn qua tài khoản của công ty chứng khoná mở tại Trung
tâm Giao dịch Chứng khoán và việc chuyển giao tiền được thực hiện thông qua tài khoản
của công ty mở tại Ngân hàng chỉ địng thanh toán. Toàn bộ hoạt động thanh toán được
thực hiện dưới hình thức ghi sổ thông qua hệ thống tài khoản, không có bất kỳ hoạt động
chuyển giao chứng chỉ vật chất nào. Hiện nay, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.
HCM quy định thực hiện giao dịch vào các ngày thứ 2-4-6 hàng tuần và khớp lệnh 1 lần
mỗi phiên giao dịch.
Tính đến hết tháng 2- 2002, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh đã thực
hiện thành công 250 phiên giao dịch, với tổng khối lượng chứng khoán được giao dịch
là ????? cổ phiếu và ????? trái phiếu, đạt tổng giá trị giao dịch ????? tỷ đồng, trong đó
giao dịch cổ phiếu là chủ yếu (chiếm hơn 90%) còn lại trái phiếu được giao dịch rất ít.
Tài liệu này được tải miễn phí từ website và />
Tài liệu này được tải miễn phí từ website và />3.2 mô hình cơ cấu tổ chức
MÔ HÌNH TỔ CHỨC CỦA TRUNG TÂM GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP. HỒ
CHÍ MINH
GIÁM ĐỐC
Các Phó Giám đốc
Phòng Giao dịch
Phòng Công nghệ tin
học
Phòng Quản lý Niêm
yết
Phòng Kế toán
Quản
Phòng Hành Chính
4. HợpPhòng
tác quốc
tế lý Thành
nhân sự
4.1. Hợp tác song Viên
phương
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã mở rộng quan hệ với nhiều quốc gia trên
thế giới trong việc đào tạo cán bộ cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Trung tâm Giao
Phòng Đăng ký, Thanh
dịch Chứng
khoán,
chức
toán
bù trừcác
vàtổlưu
ký cá nhân tham gia thị trường chứng khoán; kinh nghiệm
chứng
xây dựng khung
phápkhoán
luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán, đề án xây dựng
Trung tâm Phòng
Giao dịch
Chứng
khoán, Sở Giao dịch Chứng khoán; cung cấp các thiết bị máy
Giám
sát thị
trường
móc kỹ thuật, phần
cứng, phần mềm cho hệ thống giao dịch, bảng điện tử cho Trung tâm
Giao dịch Chứng khoán và các Công ty Chứng khoán. Mở rộng quan hệ quốc tế qua các
NC việc
và T.tin
Dự án đểPhòng
hỗ trợ cho
nângthị
cao kỹ thuật nghiệp vụ, quản lý giám sát của cán bộ Uỷ ban
trường
Chứng khoán Nhà nước và điều hành hoạt động của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán;
tiếp thu những kinh nghiệm quản lý điều hành trên thị trường chứng khoán.
4.2 Hợp tác đa phương
Ngoài việc mở rộng quan hệ hợp tác với các quốc gia trên thế giới, Uỷ ban
Chứng khoán Nhà nước còn tích cực mở rộng chương trình hợp tác với các tổ chức quốc
tế lớn như: Tổ chức quốc tế các Uỷ ban Chứng khoán Quốc gia- ISOCO, Ngân hàng Phát
triển Châu á- ADB, AUSAID của austalia, Công ty tài chính quốc tế- IFC, Quỹ tiền tệ
quốc tế- IMF, Ngân hàng thế giới- WB,... trong việc trợ giúp kỹ thuật về kiểm toán Chuẩn
Tài liệu này được tải miễn phí từ website và />
Tài liệu này được tải miễn phí từ website và />đoán Doanh nghiệp Nhà nớc chuẩn bị hồ sơ niêm yết trên thị trờng chứng khoán và vấn đề
Quản trị công ty...
CHƯƠNG III
ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
VIỆT NAM
1. Hàng hoá cho thị trường chứng khoán
Để thị trường chứng khoán hoạt động có hiệu quả và đúng với bản chất của nó thì
vấn đề tạo ra hàng hoá cho thị trường là việc hết sức cần thiết, hàng hoá có nhiều và đa
dạng thì thị trường mới thật sự hoạt động tốt được. Do vậy, Uỷ ban Chứng khoán Nhà
nước không ngừng thực hiện các hoạt động cần thiết để đưa thêm hàng hoá cho thị trường
bao gồm:
+ Khuyến khích và giúp đỡ các doanh nghiệp có khả năng niêm yết trên thị trường chứng
khoán nộp hồ sơ đăng ký niêm yết;
+ Xây dựng kế hoạch phát hành trái phiếu Chính phủ để niêm yết và giao dịch trên thị
trường chứng khoán, khắc phục các hạn chế của việc phát hành sơ cấp;
+ Phối hợp với Bộ Tài chính và địa phương lựa chọn một số dự án có hiệu quả để phát
hành trái phiếu công ty, trái phiếu công trình để niêm yết;
+ Phối hợp với Ban Đổi mới và Phát triển Doanh nghiệp Trung ương lựa chọn các doanh
nghiệp Nhà Nước thực hiện cổ phần hoá kết hợp với việc đăng ký niêm yết chứng khoán
tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán;
+ Phối hợp dưới sự chủ trì của Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng đè án, dự thảovăn bản
pháp lý và lựa chọn một vài doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thí điểm cổ phần hoá
và tham gia niêm yết;
+ Phối hợp với Ngân hàng Nhà nước hướng dẫn việc đưa cổ phiếu của các Ngân hàng
thương mại cổ phần ra niêm yết;
+ Trình Chính phủ đề án thành lập thị trường chứng khoán phi tạp trung (OTC);
Bên cạnh sự nỗ lực từ phía Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, về phía các công ty cổ
phần cũng đã cố gắng phấn đấu để xớm được niêm yết chính thức trên Trung tâm Giao
dịch Chứng khoán, nhất là các công ty đã hoạt động mạnh trên thị trường tự do. Theo các
nhà đầu tư dự báo thời gian tới sẽ có thêm nhiều công ty cũng sẽ chình thức niêm yết trên
Trung tâm Giao dịch Chứng khoán như: công ty sữa Sài Gòn (Sài Gòn milk), ... Ngoài ra
Tài liệu này được tải miễn phí từ website và />
Tài liệu này được tải miễn phí từ website và />còn có một loại hàng hoá mới là trái phiếu Quỹ Hỗ trợ Phát triển. Loại trái phiếu này có
tính an toàn cao, bởi khả năng thanh toán đặc biệt nếu Quỹ này không có khả năng chi trả
lãi và gốc thì được Chính phủ trực tiếp là Bộ Tài chính đứng ra bảo lãnh.
2. Hoàn thiện khung pháp lý
Trên cơ sở thực tiễn của thị trường, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã trình bày
Chính phủ bổ sung,sửa đổi Nghị định 48/1998/NĐ-CP của Chính phủ về Chứng khoán và
thị trường chứng khoán. Rà soát, chỉnh sửa, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy cho
hoạt động của của thị trường chứng khoán, vừa tạo ra hành lang pháp lý phù hợp cho các
đối tượng tham gia thị trường, vưa nâng cao năng lực quản lý Nhà nước của cơ quan quản
lý thị trường.
Trình Thủ Tướng Chính phủ đề án giao dịch cổ phiếu của các doanh nghiệp vừa và
nhỏ. Hoàn thiện đề án xây dựng định hướng phát triển cho thị trường chứng khoán từ nay
đến năm 2010. Xây dựng dự thảo Pháp lệnh Chứng khoán để nâng cao hiệu lực pháp lý
cho ngành chứng khoán.
3. Về các tổ chức kinh doanh và dịch vụ chứng khoán
Nâng cao năng lực hoạt động nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp của các tổ chức kinh doanh,
dịch vụ chứng khoán. Tiếp tục khuyến khích các công ty chứng khoán mở các địa điểm
giao dịch mới và đổi mới phương thức nhận lệnh nhằm mở rộng phạm vi các nhà đầu tư
trong cả nước. Phát triển nghiệp vụ tự doanh và từng bước triển khai nghiệp vụ bảo lãnh
phát hành. Thiết lập các công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và đại diện các công ty
chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam.
4. Trung tâm giao dịch chứng khoán
Trước mắt cần hoàn thiện dần hệ thống giao dịch của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán
TP. Hồ Chí Minh. Theo như chỉ đạo của Chính phủ, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và
các Bộ, ngành có liên quan đang tập trung chuẩn bị các công tác cần thiết để đưa Trung
tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội chính thức đi vào hoạt động. Về chức năng, nhiệm
vụ, cơ cấu tổ chức ở hai trung tâm này là giống nhau. Các chứng khoán đồng thời được
niêm yết và giao dịch trên cả hai Trung tâm Giao dịch này, qua đó hình thành giá cả thống
nhất trong cả nước.
Về quy mô hoạt động thời kỳ đầu của Trung tâm Gao dịch Chứng khoán Hà Nội:
- Số lượng chứng khoán từ 10 đến 15 loại cổ phiếu; từ 15 đến 25 loại trái phiếu;
- Số lượng công ty chứng khoán từ 10 đến 15 công ty;
- Số lượng nhà đầu tư từ 150000 đến 200000 người;
- Thời gian sử dụng từ 3 đến 5 năm.
5. Hội nhập Quốc tế
Tài liệu này được tải miễn phí từ website và />
Tài liệu này được tải miễn phí từ website và />5.1 Hợp tác song phương
Tiếp tục phát triển những quan hệ sẵn có và tìm kiếm những quan hệ mới như:
+ Tiếp tục thực hiện các nội dung giai đoạn ba Dự án hợp tác với SGD Hàn Quốc và triển
khai dự án hợp tác mới;
+ Triển khai dự án hợp tác với Uỷ ban giám sát tài chính Hàn Quốc FSC;
+ Tiếp tục phát triển hợp tác với JICA Nhật Bản về hỗ trợ kỹ thuật cho Uỷ ban Chứng
khoán;
+ Phát triển các khả năng hợp tác sẵn có với Thái Lan, Đài Loan, Trung Quốc...
5.2 Hợp tác đa phương
+ Tiếp tục đàm phán mở rộng dự án về Công ty hoá và quản trị Công ty do ADB tài trợ;
+ Xúc tiến các biện pháp cần thiết để phát triển hợp tác với IFC, IMF, WB, ... về việc tìa
trợ các khoá học và trợ giúp kỹ thuật cho Uỷ ban Chứng khoán;
+ Tiếp tục theo dõi sát sao những hoạt động của IOSCO nhằm kịp thời tham gia các hoạt
động của tổ chức này, tranh thủ cảm tình và sự hợp tác của các thành viên IOSCO, tích tực
tham gia các chương trình hoạt động của tổ chức này với tư cách là thành viên chính thức.
+ Tiếp tục triển khai các công việc xây dựng chương trình gia nhập WTO của ngành
chứng khoán, hợp tác đào tạo chứng khoán và thị trường chứng khoán trong khuôn khổ
ASEAN...
KẾT LUẬN
Như vậy, chỉ mới được thành lập chính thức theo Nghị định 75/CPcủa Chính phủ tháng
11/1996 tới nay, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã không ngừng thực hiện các công việc
chuẩn bị cần thiết cho sự hình thành và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam. Dưới
sự chỉ đạo của Chính phủ- Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước đã khẩn trương phối hợp với
các Bộ, ngành liên quan xây dựng khung pháp lý, hàng hoá, các tổ chức tài chính trung
gian cho sự ra đời thị trường chứng khoán Việt Nam. Ngày 20/07/2000 Trung tâm Giao
dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh chính thức khai trương và đi vào hoạt động đó là
thành công bước đầu trong việc chỉ đạo của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước; đánh dấu
một bước tiến quan trọng trong lịch sử phát triển của ngành tài chính Việt Nam nói riêng
và nền kinh tế Việt Nam nói chung. Tuy quy mô hoạt động còn nhỏ: có 12 cổ phiếu và 18
trái phiếu được chính thức niêm yết trên thị trường; và 8 công ty chứng khoán, 6 công ty
kiểm toán độc lập được cấp phép hoạt động.
Tài liệu này được tải miễn phí từ website và />
Tài liệu này được tải miễn phí từ website và />Ngoài ra, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cũng đã tích cực tìm kiến và đàm phán
mở rộng quan hệ với các tổ chức tài chính quốc tế: IMF, IFC, WB... ; với các quốc gia trên
thế giới: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan,...và với tổ chức
quốc tế các Uỷ ban Chứng khoán (IOSCO) trong việc đào tạo cán bộ ngành chứng khoán
và thị trường chứng khoán cho Uỷ ban và trợ giúp kỹ thuật: chuẩn bị hồ sơ niêm yết, thủ
tục cấp phép phát hành, kinh doanh chứng khoán trên thị trường chứng khoán. Điều đó thể
hiện sự hội nhập của ngành tài chính Việt Nam nói riêng và của nền kinh tế Việt Nam nói
chung vào ngành tài chính quốc tế và nền kinh tế thế giới.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Báo cáo thường niên năm 2000 của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.
2. Tài liệu Hội nghị tổng kết công tác 2001 và Phương hướng Nhiệm vụ năm 2002 của
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước ngày 24/01/2002.
3. Báo cáo Tổng kết công tác 2001và Phương hướng hoạt động năm 2002 của Vụ Quan
hệ Quốc tế tháng 01/2002.
4. Tạp chí Chứng khoán Việt Nam số đặc biệt tháng 07/2001 và các số ra hàng tháng.
5. Tạp chí Đầu tư Chứng khoán các số ra hàng tuần.
Tài liệu này được tải miễn phí từ website và />