Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

BÀI tập đề CƯƠNG THỰC tập NHA TRANG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.66 KB, 6 trang )

Bình Thuận là tỉnh duyên hải cực Nam Trung Bộ, nằm trong khu vực chịu ảnh
hưởng của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam. Trung tâm tỉnh là thành phố
Phan Thiết nằm cách thành phố Hồ Chí Minh khoảng 200 km về phía đôngbắc,
cách thành phố Nha Trang khoảng 250 km về phía nam, cách thủ đô Hà Nội
khoảng 1.518 km về phíanam. Bình Thuận có biển dài 192 km kéo dài từ mũi Đá
Chẹt giáp Cà Ná thuộc Ninh Thuận đến bãi bồi Bình Châu thuộc địa phận tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu.
Những điểm tham quan ở Phan Thiết
TRƯỜNG DỤC THANH
Nói đến trường Dục Thanh, người dân Phan Thiết, Bình Thuận tự hào biết bao vì
nơi đây, năm 1910 thầy giáo Nguyễn Tất Thành - Bác Hồ của chúng ta đã dừng
chân dạy học trước khi vào bến Nhà Rồng đi tìm đường cứu nước. Dục Thanh là
một khu bằng phẳng nằm thoai thoải ngay sát con sông Cà Ty hiền hòa thơ mộng.
Tháng 9/1910, được sự giúp đỡ của cụ Trương Gia Mô, một chí sĩ yêu nước người
địa phương, thầy giáo Nguyễn Tất Thành đã dạy học ở đây cho đến tháng 2/1911.
Những học trò của thầy giáo Nguyễn Tất Thành ở Dục Thanh không chỉ được học
những kiến thức khoa học của Người, mà còn được truyền đạt một tinh thần yêu
nước thương nòi và lòng căm thù giặc ngoại xâm sâu sắc thông qua gương của các
vị anh hùng dân tộc. Sau những giờ học, thầy Nguyễn Tất Thành thường dẫn dắt
học trò của mình đi tham quan đình làng Đức Nghĩa, bãi biển Thương Chánh,
động Thiềng Đức hay bến đò Văn Thánh… Ngày nay, những nơi đã từng gắn kết với
Bác như Ngọa Du Sào - nơi Bác thường đọc sách; nhà Ngư - nơi thầy Nguyễn Tất
Thành nghỉ lưu trú, hay khuôn viên trường Dục Thanh vẫn nguyên sơ như ngày
nào. Những cây khế, cây vú sữa Bác và học trò của mình thường chăm bón lúc còn
nhỏ, nay đã lớn và xanh tốt. Trải qua 96 năm, mái trường Dục Thanh vẫn rêu
phong và lặng lẽ như có Người đang giảng bài trong căn phòng nhỏ. Giờ đây, Dục
Thanh không chỉ là một nơi di tích lịch sử của Bình Thuận và cả nước, mà còn là
nơi để biết bao thế hệ con cháu Việt Nam đến tham quan học tập ở người cha già
dân tộc một tinh thần bất khuất, lòng nhân hậu và ý chí tự do cho dân.
2.DINH VẠN THỦY TU



Được xây dựng năm 1762, Dinh Vạn Thủy Tú gắn với lịch sử phát triển của vùng
biển, có ý nghĩa rất lớn lao với ngư dân bởi sự biết ơn loài cá Ông rất thân thiện,
thường trợ giúp ngư dân trên hành trình mưu sinh trên biển lớn.. Kiến trúc của
Dinh Vạn Thủy Tú theo thiết kế đình làng, có chính điện thờ Cá Ông, nhà thờ Tiền
Hiền, nhà Võ Ca, mặt chính của Dinh quay về hướng Đông. Bên trong Dinh Vạn
Thủy Tú có các khám thờ, tượng thờ, hoành phi, liên đối, đại hồng chung… Khuôn
viên của Dinh Vạn Thủy Tú khá rộng, dùng để mai táng Cá Ông với những nghi
thức rất đặc trưng và trang trọng. Cho đến nay trong Dinh Vạn Thủy Tú đã có hơn
100 bộ xương cá voi và nhiều loài khác cùng họ, trong số đó có những bộ xương
đã cả hơn 100 năm tuổi và một bộ xương cực lớn của cá voi lưng xám với ước
lượng về trọng lượng lúc còn sống nặng khoảng 65 tấn, hiện được công nhận là
lớn nhất Đông Nam Á. Đặc biệt trong Dinh Vạn Thủy Tú có 24 sắc phong quý của
các vị vua Triều Nguyễn dành cho nơi này, bởi các tướng nhà Nguyễn đã nhiều lần
được cá voi cứu nạn trên biển.
4. BÃI RẠNG
Bãi Rạng hay biển Rạng là bãi tắm đẹp nhất của TP. Phan Thiết. Bãi Rạng cách
trung tâm thành phố khoảng 15 km về phía Bắc, nằm dưới những rặng dừa dày
đặc trông giống khu rừng dừa rất đẹp. Mùa hè về, bãi Rạng chiều nào cũng tấp
nập khách đến tắm biển và thưởng thức món cá chuồn xanh nướng ngọt lịm.
5. HÒN RƠM
Hòn Rơm là tên một núi nhỏ vẫn còn hoang sơ nằm tại ấp Long Sơn, phường Mũi
Né, TP. Phan Thiết. Tại đây, nước xanh trong vắt, sóng êm, không có đá ngầm. Vào
mỗi buổi sáng hoặc buổi chiều, bạn có thể ngồi ngắm bình minh hay hoàng hôn;
vào buổi tối nhìn trăng lên hay tổ chức lửa trại. Ở Hòn Rơm, cụm bãi tắm có rất
nhiều khu như: Hòn Rơm 1, hòn Rơm 2, Thùy Trang…
4. THÁP PÔ SHA NƯ – LẦU ÔNG HOÀNG
Nhóm đền tháp Poshanư tọa lạc trên đỉnh đồi “Lầu ông Hoàng”, thờ thần Shiva –
đây là vị thần được người Ấn Độ và người Chăm ngưỡng mộ, tôn sùng. Đến thế kỷ
XV trong khuôn viên tháp người Chăm xây dựng thêm các đền thờ để thờ công

chúa chăm Poshanư, từ đó có tên là tháp Poshanư.


Đây là di tích kiến trúc Chăm duy nhất còn lại ở vùng đất Phan Thiết. Nhóm đền
tháp Poshanư được xây dựng cách đây hơn 1.200 năm đến nay chỉ còn 3 tháp
(Tháp chính, tháp vừa, tháp nhỏ). Trong lòng ngôi tháp chính vẫn còn bệ thờ Linga
– Yoni biểu tượng của thần Shiva bằng đá xanh đen đến nay vẫn còn nguyên vẹn
với nhiều thớt đá được chạm trổ, điêu khắc thành những hình tượng biểu trưng
cho sự tồn tại và sinh sôi nảy nở của dân tộc Chăm. Trong dịp tết Katê hàng năm
tại nhóm đền - tháp Poshanư đông vui như ngày hội lớn. Du khách thập phương
cũng đổ về đây tham quan, nghiên cứu và thưởng thức nét văn hóa truyền thống
của người Chăm. Nhóm đền tháp chăm Poshanư đã được Nhà nước công nhận và
xếp hạng di tích quốc gia.
Lầu Ông Hoàng là một di tích tham quan nằm trên một trong năm ngọn đồi đẹp
nhất ở Bà Nài, do cháu nội vua Louis-Philippe I của Pháp đã bỏ ra số tiền 82.000
đồng bạc Đông Dương để xây một tòa biệt thự nghỉ mát, nhưng đến nay chỉ còn
lại là một tàn tích văn hóa. Địa danh này đặc biệt gắn liền với cuộc tình giữa thi sĩ
Hàn Mặc Tử với Mộng Cầm, ĐÃ đã đi vào biết bao áng thơ của chàng thi sĩ tài hoa
bạc mệnh.
5. ĐỒI CÁT MŨI NE
Ở gần khu vực Hòn Rơm, một trong những thắng cảnh từng làm mê mẩn bước
chân các thi nhân, họa sĩ và nhiếp ảnh gia… là đồi cát Mũi Né (thuộc khu phố 5,
phường Mũi Né). Ngoài hình dáng đẹp, màu sắc của cát cũng là điểm thu hút khá
nhiều du khách (có đến 18 màu sắc khác nhau). Nếu đi bằng xe máy, du khách gửi
xe tại các quán nước đối diện khu vực đồi Cát (nhớ khóa xe và nhắc chủ quán lưu
ý dùm). Lên đồi cát, bạn có thể thuê ván để chơi trượt cát, chỉ khoảng 5.000VND
một tấm. Chơi xong có thể thưởng thức dừa ba nhát, bánh bột lọc Phan Thiết…
6. HẢI ĐĂMH KÊ GÀ
Từ TP. Phan Thiết, bạn có thể đi xe bus tuyến số 6 (thời gian hoạt động: 5h30 –
18h00), chạy 30 km thì đến hải đăng Kê Gà (huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận).

Nếu tự đi xe máy, bạn chạy theo quốc lộ 1 hướng đi Phan Thiết từ Sài Gòn, đến
gần trạm thu phí Sông Phan (xã Hàm Minh, huyện Hàm Thuận Nam) sẽ gặp một
ngã ba nhỏ. Rẽ phải theo hướng này, đi thẳng sẽ tới khu vực suối Nhum, bạn quẹo


phải đi về mũi Kê Gà. Ngọn hải đăng Kê Gà hùng vĩ đững giữa những bãi biển
hoang sơ, nước trong vắt trên đảo Khe Gà. Để ra thăm hải đăng Kê Gà, các bạn có
thể liên hệ với resort để thuê tàu hoặc thuê thuyền thúng hoặc tàu của dân địa
phương. Thông thường thuyền thúng, tàu của người dân địa phương không trang
bị áo phao. Bạn có thể mang theo hoặc liên hệ với resort để thuê.

7. CHÙA NUI TÀ CU
Khu du lịch Núi Tà Cú nằm sát quốc lộ 1A, ở thị trấn Thuận Nam (huyện Hàm
Thuận Nam), cách TP. Phan Thiết 30km về phía Nam. Nếu ưa mạo hiểm và có sức
khỏe tốt, bạn có thể chinh phục đỉnh núi sau hơn 1000 bậc thang. Cách thứ 2
nhanh hơn, bạn có thể đi cáp treo để lên đỉnh núi sau 15 phút, giá 90.000VND/2
chiều. Trên đỉnh núi có 2 ngôi chùa nổi tiếng là Linh Sơn Trường Thọ và chùa Long
Đoàn, nổi tiếng nhất là bức tượng Đức Thích Ca nằm, dài 49 m. Đây là bức tượng
Phật nằm lớn nhất Đông Nam Á. Kế đó, một số du khách tiếp tục hành trình khám
phá hang núi với huyền thoại về người khai sáng đã tịnh độ ở đây, hang Tổ.
Núi Tà Cú cao 649m, chùa Núi Tà Cú nằm lưng chừng núi ở độ cao hơn 400m.
Chùa Núi được xây dựng năm 1879, nhưng trước đó nhiều năm đã có chùa thờ
Phật bằng mái tranh vách đất. Chùa Núi do nhà sư Trần Hữu Ðức trụ trì, nơi xây
dựng chùa do nhà sư chọn, ở đó quanh năm có cây xanh, suối chảy, chim vượn ở
ngay cạnh chùa. Về sau, một chùa nữa được xây ở phía dưới, chùa Dưới này có
tên là Long Ðoàn và chùa cũ gọi là chùa Trên với tên gọi là Linh Sơn Trường Thọ,
gọi chung là Chùa Núi.
Toàn thể cảnh chùa là một tổng thể kiến trúc bao gồm: Tam Quan, điện thờ,
tượng Phật, tháp mộ, hang Tổ,… ẩn mình dưới rừng cây cổ thụ xanh tươi bốn
mùa.

Từ dưới chân núi, leo lên hàng trăm bậc tam cấp theo những con đường ngoằn
ngoèo giữa rừng già mới đến chùa. Ở đây quanh năm không khí trong lành, mát
mẻ, hơi nước toát ra từ núi đá với không khí mát lạnh hấp dẫn trong mùa hè.
Nhiệt độ trung bình từ 18 đến 22 độ C. Phong cảnh hùng vĩ nên thơ của núi rừng
làm cho chùa Núi càng thêm nổi tiếng. Ngoài ra, chùa Núi còn có pho tượng Phật


nằm khổng lồ: “Thích Ca nhập niết bàn” nằm ở vị trí cao nhất cách chùa khoảng
100m. Tượng Phật này thuộc vào pho tượng Phật hiếm có trong lịch sử Phật Giáo
Việt Nam và là bức tượng lớn nhất Việt Nam lúc bấy giờ. Tác phẩm do kỹ sư
Trương Ðình Ý chủ trì vào năm 1962. Cách Pho tượng Phật nằm chừng 50m là
nhóm Tam Thế Phật: A Di Dà, Quan Thế Âm Bồ Tát, Ðại Thế Chí, cả 3 pho tượng
đều có chiều cao khoảng 7m.
Núi Tà Cú xưa kia là một ngọn núi lửa thuộc đệ nhất nguyên đại nên trong đất có
vàng sa khoáng và sulfur, trong nước suối có hoạt chất của các loại rễ cây thuốc
như ngũ gia bì, thần xạ, đỗ trọng bắc... rất tốt để chữa một số bệnh.
Chùa Núi Tà Cú hiện là một trong những điểm du lịch khá nổi tiếng ở Bình Thuận.
Cảnh chùa cổ kính, tượng phật trầm tư và dấu thiêng của sư tổ từ buổi khai sơn
cách đây trên một trăm năm luôn làm du khách ngỡ ngàng. Vào các mùa trong
năm lúc nào cũng có khách thập phương đến viếng Phật, ngắm cảnh chùa và rừng
núi, nhất là dịp Xuân về Tết đến và ngày giỗ Tổ Hữu Đức hàng năm (mùng 5 tháng
mười âm lịch).
Chùa Núi Tà Cú cùng với những cánh rừng trong khu Bảo tồn thiên nhiên đã được
Nhà nước xếp hạng thắng cảnh cấp quốc gia năm 1993. Nơi đây đã có hệ thống
cáp treo để đưa du khách lên xuống tham quan được thuận tiện hơn.
Huyền thoại Linh sơn Tà Cú
Vào năm Tự Đức thứ 33 (tức 1880), hoàng thái hậu là bà Từ Dũ lâm trọng bệnh,
mắt mù lòa nhưng các ngự y, danh y tài giỏi ở triều đều bất lực. Nhà vua châu tri
khắp thần dân trong nước kêu gọi ai cứu được mẫu hậu sẽ trọng thưởng. Bởi
tiếng đồn về danh đức, pháp thuật của sư tổ Hữu Đức từ lâu, nên quan thủ hiến

đầu tỉnh Bình Thuận lập tức viết biểu tâu lên vua. Vua Tự Đức hạ chiếu sai sứ xin
rước sư tổ về triều chữa bệnh cho Hoàng thái hậu. Nhưng vì đã nguyện không bao
giờ xuống núi nữa nên sư tổ chỉ trao cho sứ thần thảo dược cùng cách sử dụng.
Quả là linh nghiệm, sau khi uống hết các chú chuẩn đề và thuốc, Hoàng thái hậu
vượt qua căn bệnh hiểm nghèo, nhanh chóng bình phục. Vua Tự Đức tỏ lòng cảm
phục sư tổ ban sắc phong bốn chữ “Linh Sơn Trường Thọ” cho nơi sư tổ sáng lập
và tu tịnh.


8.CHÙA HANG
Chùa Hang tên chữ là Cổ Thạch Tự, xây dựng từ nửa đầu thế kỷ XIX , toạ lạc trong
hang động trên đồi núi Cổ Thạch ở độ cao trên 64 m, thuộc địa bàn xã Bình Thạnh,
huyện Tuy Phong. Chùa được xây dựng trong hang đá lớn do thiền sư Bảo Tạng lập
vào khoảng giữa thế kỷ 19. Du khách có thể kết hợp tham quan ngôi chùa cổ kính
này cùng với bãi đá 7 màu ở trên.
9. ĐẢO PHU QUÝ
Phú Quý (còn gọi là cù lao Thu hay cù lao Khoai Xứ) là một đảo có diện tích 16 km²
nằm ngoài khơi bờ biển Nam Trung Bộ thuộc Việt Nam. Xung quanh đảo chính
Phú Quý còn có các đảo khác như hòn Đá Cao hướng tây bắc, hòn Đỏ hướng đông
bắc và hòn Tranh và hòn Hải hướng tây nam. Quần đảo này nằm dưới sự quản lí
của huyện Phú Quý, tỉnh Bình Thuận.



×