Tải bản đầy đủ (.docx) (71 trang)

Kinh tế chính trị ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (325.45 KB, 71 trang )

MÔN KINH TẾ CHÍNH TRỊ
MỤC LỤC

-

Câu 1.- Hiểu thế nào là quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN ở Việt Nam? Phân
tích tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN ở
Việt Nam.
- Phân tích những nhiệm vụ kinh tế cơ bản trong thời kỳ quá độ lên CNXH bỏ qua
chế độ TBCN ở Việt Nam.
Câu 2:Cho biết mối quan hệ giữa sở hữu và chiếm hữu?
- Hiểu thế nào là “sở hữu về mặt pháp lý ” và “sở hữu về mặt kinh tế”. Theo anh
(chị), trong đời sống kinh tế, “sở hữu về mặt pháp lý ” và “sở hữu về mặt kinh tế” thì
sở hữu nào quan trọng hơn. Vì sao?
Vì sao nước ta hiện nay tồn tại nhiều hình thức sở hữu tư liệu sản xuất?
Câu 3
- Phân tích điều kiện ra đời, nội dung và các biện pháp chủ yếu của Chính sách kinh
tế mới của Lênin.
- Làm rõ ý nghĩa của Chính sách kinh tế mới của Lênin đối với phát triển kinh tế ở
nước ta hiên nay.
Câu 4
- Hãy làm rõ thực chất “Chính sách nền kinh tế mới” của Lênin.
- Tại sao nói, chuyển từ “Chính sách cộng sản thời chiến” sang “Chính sách kinh tế
mới” thực chất là chuyển từ con đường quá độ trực tiếp sang con đường quá độ gián
tiếp lên chủ nghĩa xã hội?
- Nêu vài dẫn chứng thể hiện sự vận dụng của Đảng và Nhà nước ta đối với “Chính
sách kinh tế mới” của Lênin.
Câu 5
- Thế nào là quan hệ sở hữu? Phân biệt quan hệ sở hữu với quan hệ chiêm hữu.
- Trình bày mối quan hệ giữa quan hệ sở hữu với quan hệ tổ chứ quản lý và quan hệ
phân phối.


- Hãy giải thích: Sự hình thành và vận động của quan hệ sở hữu là quá trình khách
quan. Trang
Câu 6.
- Quan hệ sản xuất là gì? Trình bày nội dung của quan hệ sản xuất.
- Khái quát mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
- Làm rõ tính tất yếu của tồn tại cơ cấu các hình thức sở hữu tư liệu sản xuất ở nước
ta hiện nay.
Câu 7.
- Thế nào là thành phần kinh tế? Làm rõ mối quan hệ thành phần kinh tế với quan hệ
sở hữu.
- Phân tích cở sở khách quan tồn tại cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện
nay.
- Vì sao ở nước ta hiện nay các thành phần kinh tế vừa quan hệ với nhau đồng thời
vừa mâu thuẫn với nhau?
1


-

-

-

-

Câu 8.
- Đặc điểm kinh tế trong thời kỳ quá độ lên CNXH là gì? Theo Văn kiện Đại hội
Đảng lần thứ XI, nền kinh tế nước ta tồn tại những thành phần kinh tế nào?
- Vì sao ở nước ta hiện nay để phát triển kinh tế phải nhất quán phát triển nền kinh tế
nhiều thành phần?

Câu 9.
- Hãy cho biết tiền đề vật chất quy định tính đa đạng của sở hữu và thành phần kinh
tế ở nước ta hiện nay. Vì sao cơ cấu kinh tế nhiều thành phần thúc đẩy lực lượng sản
xuất phát triển?
- Hãy giải thích: Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần tạo ra môi trường cạnh tranh và hạn
chế độc quyền trong kinh doanh.
Câu 10.
- Theo Lênin: “ Danh từ quá độ có nghĩa là gì? Vận dụng vào nền kinh tế, có phải nó
có nghĩa là trong chế độ hiện nay, có những thành phần, những bộ phận, những mảng
của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội không?Bất cứ ai cũng đều thừa nhận là có”.
Hãy phân tích luận điểm trên.
- Hãy làm rõ ý nghĩa của luận điểm trên đối với phát triển kinh tế ở nước ta hiện nay.
Câu 11.
Phân biệt kinh tế hàng hóa với kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ qua độ lên
CNXH. Vì sao nói, kinh tế nhiều thành phần có tác dụng thúc đẩy kinh tế hàng hóa
phát triển?
Thế nào là kinh tế nhà nước? Đất đai, tài nguyên thiên nhiên, vùng trời, vùng biển
Việt Nam là sở hữu của Nhà nước nhưng nó có thuộc thành phần kinh tế nhà nước
không? Vì sao?
Câu 12.
Thế nào là kinh tế thị trường và cơ chế thị trường? Cho biết mối quan hệ giữa cơ chế
thị trường với kinh tế thị trường.
Vì sao để hạn chế khuyết tật của cơ chế thị trường, Nhà nước phải quản lý nền kinh tế
thị trường?
Trình bày khái quát các công cụ để Nhà nước điều tiết kinh tế trong nền kinh tế thị
trường.
Câu 13.
Vì sao trong nền kinh tế thị trường, Nhà nước có vai trò quản lý nền kinh tế?
Hãy đánh giá khái quát thực trạng quản lý Nhà nước về kinh tế trong nền kinh tế thị
trường định hướng XHCN ở Việt Nam.

Cho biết phương hướng đổi mới quản lý Nhà nước về kinh tế nhằm đáp ứng yêu cầu
phát triển kinh tế thị trường ở Việt Nam?
Câu 14.
- Giá cả thị trường là gì? Trình bày mối quan hệ giữa giá cả thị trường và giá trị thị
trường.
- Hãy làm rõ các chức năng của cả thị trường.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả thị trường
Câu 15.
2


- Phân tích những ưu điểm của cơ chế thị trường? Cho biết những ưu điểm này được
thể hiện đầy đủ trong điều kiện nào?
- Kế hoạch và thị trường là những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô. Hãy giải thích về sự
kết hợp giữa kế hoạch và thị trường trong điều tiết kinh tế vĩ mô.
Câu 16.
- Khái quát nội dung quản lý của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN ở nước ta.
- Hãy giải thích : Vì sao trong nội dung quản lý kinh tế của Nhà nước luôn xác định
đúng đắn chiến lược phát triển kinh tế - xã hội có ý nghĩa quyết định đối với quá trình
phát triển kinh tế đất nước.
Câu 17.
- Thế nào là kinh tế thị trường? Vì sao nói kinh tế thị trường là kinh tế hàng hóa phát
triển ở trình độ cao?
- Trình bày khái quát các giải pháp phát triển kinh tế thị trường ở nước ta.
Câu 18.
- Vì sao trong bối cảnh hiện nay, để phát triển kinh tế nước ta phải phát triển kinh tế
thị trường?
- Trình bày khái quát các đặc trưng của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay.
Câu 19

- Thế nào là kinh tế thị trường? Tại sao nói kinh tế thị trường không phải là hình thức
tổ chức riêng có của CNTB?Hãy chứng minh trong thời kỳ quá độ ở nước ta hiện nay,
kinh tế thị trường tồn tại là tất yếu.
- Trình bày khái quát thực trạng kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay.
Câu 20.
- Vì sao nói cơ chế thị trường là cơ chế tốt nhất điều tiết nền sản xuất xã hội trong
điều kiện hiện nay? So sánh cơ chế thị trường với cơ chế tập trung, bao cấp.
- Làm rõ những hạn chế của cơ chế thị trường. Nhà nước can thiệp vào kinh tế có
thể khắc phục hoàn toàn các hạn chế này được không? Vì sao?

3


ĐÁP ÁN
Câu 1.
- Hiểu thế nào là quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN ở Việt Nam? Phân tích tính
tất yếu khách quan của thời kỳ quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN ở Việt Nam.
Trả lời
Nhậnthứcvề“bỏqua”chếđộtưbảnchủnghĩalên chủnghĩaxãhội:
Chúngtacầnhiểuthựcchấtcủabướcquáđộ“bỏqua”chếđộTBCN,không
phảilàsự“nhảycóc”đốtcháygiaiđoạn,phủnhậnsạchtrơnyêucầukháchquan
củasựpháttriểnkinhtếTBCNmàlàbỏquanhữnghậuquảxấudoxãhộinàytạo
ra.Giaiđoạnlàmột

nấcthangcủasựpháttriển,

chúngtakhôngthể“nhảycóc”

bỏ


quacácnấcthangđó.
ĐạihộiIX
ĐảngtanêurõconđườngquáđộlênCNXHbỏquaTBCNlà“bỏquaviệcxáclập vịtrí thốngtrị
củaquanhệsản

xuấtvà

kiếntrúcthượngtầngTBCN,nhưngtiếp

thu,

kếthừanhữngthànhtựumànhânloạiđãđạtđượcdướichếđộtưbảnchủnghĩa,
đặcbiệtvềkhoahọcvàcôngnghệ,đểpháttriểnnhanhlựclượngsảnxuất,xây

dựng

nền

kinhtếhiệnđại”.
TínhtấtyếukháchquancủaconđườngquáđộlênCNXHởViệtNam:
Quá độlênCNXHbỏquachếđộTBCNlàphùhợpvớiđiềukiệnlịchsửcủađất nước
ta,làsựlựachọntấtyếucủachính

lịchsửvềconđườnggiảiphóngdântộcvà

pháttriểnđấtnướccủanhữngphongtràoyêunướcViệtNam.
V.I.Lêninđãkhẳngđịnh:“Muốncứunướcvàgiảiphóngdântộc
khôngcóconđườngnàokhácconđườngcáchmạngvôsản”bởivì“chỉcóchủ
nghĩacộngsảnmớicứunhânloại,đemlạichomọingườikhôngphânbiệtchủng
tộcvànguồngốctự do,bìnhđẳng,bácái,đoànkết,ấmnotrêntráiđất,việclàmcho mọingười,

niềmvui,hoà

bình,hạnhphúc”.Đâychính

làmụctiêumàViệtNam

cũngnhưtoànthểcácdântộctrênthếgiớihướngtới
Mặtkhác,chủnghĩatưbảntuy đãcónhiều điềuchỉnh vềmặtlợiích, giảiquyết
cóhiệuquảvềpháttriểnkinhtếcũngnhưmộtsốvấnđềxãhội.Tuynhiên,bản
4


chấtcủachếđộápbứcbóclộtthìkhôngthay

đổi.Quyềnlựckinhtếnằm

trongtaycáctậpđoàntưbản,quyền lựcchính trịchỉdànhchothiểusố.Nềnkinh tếvẫndựa
trênchếđộtưhữuvềtưliệusảnxuất;khoảngcáchgiàunghèovẫntiếptụcnới
rộng;nạnphânbiệtchủng tộcchưa được khắcphục;nhiềutệnạnxãhộichưa được giải
quyết;khủngbố,chiếntranhvẫnđanglàvấnđềnangiải...Dovậy,chủnghĩa
tưbảnkhôngphảilàmộtxãhộimàtươnglaicủaloàingười cũngnhưViệtNam hướngtới.
Ngoàira,nhândânViệtNamđãtừngsốngdướichếđộphongkiến

vàchếđộ

thựcdânPhápnênđãhiểuđượcbảnchấtcủachếđộphongkiếnvàtưbảnchủ
nghĩa.Dovậy,họchấpnhậnnhữnghysinh,mấtmátđểgiànhđộclậpdântộcvà

tiếpđótiến


hànhcuộc

Mỹ

trường

kỳkhángchiếnchốngthực

dânPháp

rồichống

bảovệchínhquyềnnhândân.Ngàynay,chúngtaphảigiữchođượcchínhquyền
giaicấpcôngnhânvànhândânlaođộng.

Muốn

thựchiện

điều

để
của

đóconđường

duynhấtlàđilên CNXH.
Bên cạnhđó,thực tiễncácnước XHCNtrướcđây đãtạora sự phát triểnvềkinh
tế,chămlotới


nhucầuytế,giáodục,nâng

caomức

sốngchonhândânlao

động



thựctếphũphàngdosựđổvỡcủachếđộXHCNởnhữngnướcnàytrongnhững nămquađãđưa
lạimộthậuquảnặngnềcho

nhândânlao

động

thấtnghiệp,mấtanninh…Chínhđiềunàycàng

như:chiếntranh,
củngcốquyết

nghèo

đói,

tâmđilên

CNXHcủaViệtNam.
Khôngchỉvậy,ViệtNamcũngcónhữngđiềukiệncầnthiếtđểlựachọnconđườnglênchủnghĩ

axãhộibỏquachếđộtưsảnđólàchúngtađãcóĐảngcộng sảnlãnhđạo; Nhànướccủa dân,
dodân,

vìdân;khối

liênminh

công–nông–

tríthức.Chúngtađãxâydựngđượcmộtsốcơsởkinhtếnhànướcvàtậpthể,nhân
dânViệtNamcầncù,yêunướcvàyêuchuộnghòabình.Trênconđườngtiếnlênchủnghĩaxãhộ
icủamình,ViệtNam luônđượccácnướcxãhộichủnghĩa khácgiúpđỡ,đặcbiệtlàLiênXô.
Chínhbởitấtcảcáclýdotrên,việclựachọnconđườngđilênxãhộichủnghĩabỏquatưbả
nchủnghĩaởViệtNamlàtất yếu khách quan.
- Phân tích những nhiệm vụ kinh tế cơ bản trong thời kỳ quá độ lên CNXH bỏ qua
chế độ TBCN ở Việt Nam.
5


Trả lời
a.Nhữngnhiệm vụ cơ bản khi “bỏqua”củachủnghĩaxãhộiởViệtNam:
Vềmặtkinhtế:Bỏquachếđộtưbảnchủnghĩalàbỏquaviệcxáclậpvịtrí
trịcủaquanhệsảnxuất

tưbảnchủ

bảnchủnghĩa,quanhệbóclộtvẫn
phảilàquanhệthống

nghĩa.


Điềuđócónghĩa

thống

là,quanhệsản

còn,nhưngnókhôngphảivàtuyệt

trị.Điềunàyhoàntoànđúng

xuấttư

nhiên

không

cảvềmặtlýluận,cảvề

mặtthựctiễn.Vớinềnkinhtếnhiềuthànhphần,trongđócócảthànhphầnkinhtế tưbảntưnhân
vàtưbảnnhànước

thìđương

nhiên,quanhệsảnxuấttưbảnchủ

nghĩa,quanhệbóclộttưbảnchủnghĩavẫncòn.Song,dothànhphầnkinhtếnhànướccùng với
kinhtếhợptáclà

nền


tảngcủanền

kinhtế

quốcdân,nên

quanhệsản

xuấttưbảnchủnghĩakhôngthểtrởthànhquanhệthốngtrịđược,màtráilại,quan
hệsảnxuấtxãhộichủnghĩa

ngàycàng

đượccủngcốvàngàycàngxáclậpđịavị

thốngtrịcủamình.
Vềmặtchínhtrị:Bỏquachếđộtưbảnchủnghĩalàbỏquaviệcxáclậpvịtríthốngtrịcủaki
ếntrúc

thượngtầngtưbản

chủnghĩa.Điềuđócónghĩalà,

kỳquáđộlênchủnghĩaxãhộivẫncòntồntạinhữnggiaitầng

trongthời

khácnhau,


thậmchí

cóthểcócảgiaicấptưsản,songkhôngthểđểhệtưtưởngtưsảnthốngtrị,không
thểthừanhậnchuyênchínhtưsản,càngkhôngthểtiếptụcduytrì

bộmáyquanliêu,

bộmáycưỡng chếtưbảnchủnghĩa; song trênthực tế,còncósựthừanhậnpháp quyềntưsản
vàtrong

mộtchừngmực

nhấtđịnh,

chúngtavẫnthừa

nhậnnguyêntắc

tổchức,kinhnghiệmquảnlýbộmáynhànướcphápquyềnđểcủngcốhơnnhà
nướcphápquyềnxãhộichủnghĩa;
Vềmặtvănhóa,

tưtưởng:Bỏquachếđộtưbảnchủnghĩa

tronglĩnhvực

này

chínhlàbỏquamọixiềng xíchnôlệvềmặttinhthần.Nhân dânđược tạomọiđiều kiệnkiệnđể
hưởngthụ vàsángtạocác giátrị và xõydựng một nền vănhóađậmđà bảnsắcdântộc.

b.Nhữngtiếpthu,kếthừacủachủnghĩa xãhộiởViệtNamsovớitưbảnchủnghĩa:
Bỏquachếđộtư bản chủ nghĩanhưngphảitiếpthu,kế thừanhữngthànhtựumà
nhânloạiđãđạtđược

dưóichủnghĩa

tưbản,đặc

biệtvềkhoahọcvàcôngnghệ,để

pháttrểnnhanhlựclượngsảnxuất,xâydựngnềnkinhtếhiệnđại.
Thựcra,nhânloại

đãsáng

tạoracảmộtnền
6

văn

hoá,vănminhnhânloại,


nhưngquamỗithờikỳ,mỗiquátrình,
dấuấncủamình,

giaicấpđứngởvịtrítrungtâmcủasựpháttriểnlạiđặt

đã“chạm


khắc”vàothànhtựuchungấy.Giaicấptưsảncũng

khôngnằmngoàiquyluậtchungđó.

Xétvềmộtphươngdiệnnàođó,giaicấptư

sảncũngcócôngnhấtđịnhtronglịchsửtiếnhoácủanhânloại.Song,tấtcảnhữngthànhtựucóđ
ược trongchủnghĩa tưbản, đương nhiênkhông phảilàriêngcócủa chủnghĩa tưbản,
củariêng

giaitưsản,màlàcủacảnhânloại,Bởivậy,đãlàdisản

vănhoácủanhânloại,chúngtatuyệtđốikhôngđượcquaylưnglại,thậmchíngay
gìchodùlàcủariêngvănminhtưsản,thìcũngkhông
phảibiếttiếpthu,kếthừa.

Không

cảnhững

chophéptaquay

baogiờchúng

ta

lưnglạimà

được


phépquênlời

dặncủaC.MácvàPh.Ăngghen:"Đừngvìcămghétchủnghĩatưbảnmàkhihắt
chậunướcdơ,lạihắtluôncảđứatrẻvừađượctắmgộisạchsẽ".
Nhữngkinhnghiệmquảnlývốn,cơsởhạtầng,đặcbiệtlàkhoahọcvàcôngnghệmànhân
loạiđãđạtđượctrongchủnghĩatưbảnnhấtthiếtphảiđượctiếpthu
sứcmạnh

nộilựccho

vàkếthừađểtăngthêm

đổimớivàpháttriển.Cácyếutố

TBCNđượcsửdụngvàpháttriểnnhằmphụcvụchomụctiêuxâydựngCNXH,
quỹđạocủasựnghiệpxâydựngCNXH.

Tuynhiờn,chỳngtakhôngáp

dụngtấtcảnhữnghìnhthứclịchsử,nhữngbiệnpháp,
điểm

lịch

nằmtrong

trìnhtự,bướcđivớitấtcả

sủ“đầymáuvànướcmắt”củagiaiđoạnTBCN.Chúng


takế

nhữngđặc
thừanhưng

khôngđểchocácyếutố,cácthuộctínhTBCNchiếm vịtríchủđạo,chi phốiđờisốngxã hội,mà
phảilàm chocácyếu tốXHCNngàycàng vươnlêngiữ vai tròđó.
Vềmặtkinhtế,trongchủnghĩatưbản,giaicấptưsảnđãtiếnhànhcôngnghiệp
hoáđểpháttriểnkinhtế.Trongđiềukiệnnướctahiệnnay,tiếnlênchủnghĩaxãhội
bỏquachếđộtưbảnchủnghĩa,muốnpháttriển

kinhtế,chúng

takhôngthểnào

khụngthịtrườnghoávàcôngnghiệphoá.ĐốivớiViệtNam,đâylàhaiquátrình,
haibộphậncấuthànhđiềukiện

kinhtếbảođảmcho

đườngrỳtngắnởViệtNamđượcdựatrongnhững

kinhtế
điềukiện

nghĩaxãhộichủnghĩabỏquatưbảnchủnghĩavềmặtkinhtế.
Câu 2
-

Cho biết mối quan hệ giữa sở hữu và chiếm hữu?

Trả lời
7

pháttriểnrút

ngắn.Con

cầnthiếtđểtiếnlờnchủ


Theo quan điểm của Mác xít khái niệm gốc của sở hữu là "Sự chiếm
hữu". Theo đó: Sở hữu là hình thức xã hội - lịch sử nhất định của sự chiếm
hữu, cho nên có thể nói: Sở hữu là phương thức chiếm hữu mang tính chất
lịch sử cụ thể của con người, những đối tượng dùng vào mục đích sản xuất và
phi sản xuất.
Để tồn tại và phát triển con người phải dựa vào tự nhiên, chiếm hữu là
phạm trù khách quan, tất yếu, vĩnh viễn, là điều kiện trước tiên của hoạt động
lao động sản xuất. Chủ thể chiếm hữu là cá nhân, tập thể và xã hội. Trong
kinh tế, chiếm hữu cả sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng.
- Hiểu thế nào là “sở hữu về mặt pháp lý ” và “sở hữu về mặt kinh tế”. Theo anh
(chị), trong đời sống kinh tế, “sở hữu về mặt pháp lý ” và “sở hữu về mặt kinh tế” thì
sở hữu nào quan trọng hơn. Vì sao?
Trả lời
Sở hữu về mặt pháp lý được xem là quan hệ giữa người với người về đối
tượng sở hữu.Thông thường về mặt pháp lý, sở hữu được ghi trong hiến pháp,
luật của nhà nước, nó khẳng định ai là chủ thể của đối tượng sở hữu.
Sở hữu về mặt kinh tế biểu hiện thông qua thu nhập, thu nhập ngày càng
cao, sở hữu về mặt kinh tế ngày càng được thực hiện. Sở hữu luôn hướng tới
lợi ích kinh tế, chính nó là động lực cho hoạt động kinh tế.
Quan hệ sở hữu có thể là những quan hệ về kinh tế và pháp lý. Nói cách

khác, quan hệ sở hữu về kinh tế là hiện diện của bộ mặt pháp lý, theo nghĩa
rộng quan hệ sở hữu kinh tế là tổng hoà các quan hệ sản xuất - xã hội, tức là
các quan hệ của các giai đoạn tái sản xuất xã hội. Những phương tiện sống,
bao gồm những quan hệ sản xuất trực tiếp, phân phối, trao đổi, lưu thông và
tiêu dụng được xét trong tổng thể của chúng.Quan hệ sở hữu pháp lý là tổng
hoà các quan hệ sở hữu, sử dụng và quản lý.Những quan hệ này tạo ra và ghi
nhận các quan hệ kinh tế qua các nguyên tắc và chuẩn mực pháp lý.Để nêu
bật sự thống nhất của các quan hệ sở hữu cả phương diện kinh tế và pháp lý.
Như vậy, trong đời sống kinh tế, “sở hữu về mặt pháp lý ” và “sở hữu về mặt kinh
tế” là có mối quan hệ chặt chẽ, vừa hỗ trợ nhau nên đều quan trọng như nhau.
8


-

Vì sao nước ta hiện nay tồn tại nhiều hình thức sở hữu tư liệu sản xuất?
Trả lời
Trong quá trình sản xuất, con người phải quan hệ với tự nhiên, chiếm hữu
những vật liệu có sẵn trong tự nhiên, biến đổi những vật liệu đó thành những sản
phẩm phù hợp với nhu cầu của con người. Chiếm hữu là quan hệ giữa người với tự
nhiên, là hành vi tồn tại cùng với sự phát triển của con người, là phạm trù vĩnh viễn.
Trong xã hội có giai cấp, các cá nhân không có quyền như nhau đối với của cải
vật chất do con người tạo ra, đối với những gì thuộc về tự nhiên mà con người chiếm
hữu. Quan hệ giữa người và người trong việc chiếm hữu của cải đó là quan hệ sở
hữu.Trong quan hệ sở hữu của cải vật chất, thì quan hệ sở hữu về tư liệu sản xuất giữ
vai trò quyết định.
Trong lịch sử, mỗi phương thức sản xuất có một loại hình sở hữu tư liệu sản
xuất đặc trưng, chẳng hạn, sở hữu phong kiến, sở hữu tư bản chủ nghĩa... Nhưng điều
đó không có nghĩa là mỗi phương thức sản xuất chỉ có một hình thức sở hữu tư liệu
sản xuất, mà có thể có nhiều loại hình sở hữu tư liệu sản xuất khác nhau cùng tồn tại.

Trong lịch sử phát triển của nền sản xuất xã hội, chung quy lại có hai loại hình sở hữu
cơ bản về tư liệu sản xuất: sở hữu công cộng và sở hữu tư nhân. Bên cạnh hai loại
hình đó là hình thức sở hữu hỗn hợp.Một loại hình sở hữu tư liệu sản xuất có thể bao
gồm một số hình thức sở hữu.Chẳng hạn, loại hình sở hữu công cộng về tư liệu sản
xuất gồm có hình thức sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể.
Sự xuất hiện của các hình thức sở hữu tư liệu sản xuất do tính chất và trình độ phát
triển của các lực lượng sản xuất quy định. Lực lượng sản xuất không ngừng vận
động, biến đổi làm cho các hình thức sở hữu tư liệu sản xuất cũng không ngừng vận
động, biến đổi. Trong lịch sử phát triển của sản xuất xã hội, sở hữu tư nhân về tư liệu
sản xuất, từ chỗ phù hợp, thúc đẩy sự phát triển của lực lượng sản xuất dần dần trở
nên lỗi thời, lạc hậu, cản trở sự phát triển của lực lượng sản xuất. Sự thay thế sở hữu

9


tư nhân bằng sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất, mở đường cho sự phát triển hơn
nữa của lực lượng sản xuất là tất yếu khách quan.

Câu 3
- Phân tích điều kiện ra đời, nội dung và các biện pháp chủ yếu của Chính sách kinh
tế mới của Lênin.
Trả lời
a-Điều kiện ra đời của NEP
sau cách mạng tháng mười năm 1917, việc thực hiện kế hoạch xây dựng
CNXH của Lê Nin bị gián đoạn bởi cuộc nội chiến 1918-1920. Trong thời kỳ này, Lê
Nin đã áp dụng chính sách cộng sản thời chiến là chưng thu lương thực thừa của nông
dân sau khi dành lại cho họ mức ăn tối thiểu. Đồng thời, xoá bỏ quan hệ hàng hoá
tiền tệ, xoá bỏ việc mua bán lương thực tự do trên thị trường, thực hiện chế độ cung
cấp hiện vật cho quân đội và bộ máy nhà nước.
Chính sách cộng sản thời chiến đã đóng vai trò quan trọng trong thắng lợi của

nhà nước Xô viết. Nhờ nó mà quân đội đủ sức để chiến thắng kẻ thù, bảo vệ được nhà
nước Xô viết .
Tuy nhiên, khi hoà bình lập lại, chính sách cộng sản thời chiến không còn thích
hợp.Nó trở thành nhân tố kìm hãm sự phát triển của sản xuất. Hậu quả của chiến
tranh đối với nền kinh tế rất nặng nề, thêm vào đó chính sách chưng thu lưng thực
thừa đã làm mất động lực đối với nông dân. Việc xoá bỏ quan hệ hàng hoá tiền tệ làm
mất tính năng động của nền kinh tế vốn dĩ mới bước vào giai đoạn phát triển.Vì vậy,
khủng hoảng kinh tế chính trị diễn ra rất sâu sắc.Điều đó đòi hỏi phải có chính sách
kinh tế thích ứng thay thế. Chính sách kinh tế mới của Lê nin được đề xướng để đáp
ứng yêu cầu này nhằm tiếp tục kế hoạch xây dựng CNXH trong giai đoạn mới .
b-Nội dung và biện pháp chủ yếu của chính sách kinh tế mới
*)Thay thế chính sách chưng thu lương thực bằng chính sách thuế lương thực.
Theo chính sách này, người nông dân chỉ nộp thuế lương thực với một mức cố định
10


trong nhiều năm. Mức thuế này căn cứ vào điều kiện tự nhiên của đất canh tác. Nói
cách khác thuế nông nghiệp chính là địa tô mà người nông dân phải trả cho nhà nước.
Số lương thực còn lại, người nông dân được tự do trao đổi, mua bán trên thị trường .
*)Tổ chức thị trường thương nghiệp, thiết lập quan hệ hàng hoá - tiền tệ giữa
nhà nước và nông dân, giữa thành thị và nông thôn, giữa công nghiệp và nông
nghiệp.
*)Sử dụng sức mạnh kinh tế nhiều thành phần, các hình thức quá độ như
khuyến khích phát triển sản xuất nhỏ của nông dân, thợ thủ công, khuyến khích kinh
tế tư bản tư nhân, sử dụng chủ nghĩa tư bản nhà nước, chuyển sang chế độ hoạch toán
kinh tế. Đồng thời V.I.Lê Nin chủ trương phát triển mạnh mẽ quan hệ hợp tác kinh tế
với các nước tư bản phương tây để tranh thủ kỹ thuật, vốn và khuyến khích kinh tế
phát triển.
Như vậy khác với thời kỳ nội chiến, trong điều kiện hoà bình ở nước Nga Xô
viết đã chủ trương khôi phục phát triển kinh tế dựa trên những nguyên tắc của nền

kinh tế hàng hoá, kinh tế thị trường. Rất tiếc là, những tư tưởng đó của ông không
được những người kế tục sau này phát triển tiếp mà lại đưa nềnkinh tế đi sang quỹ
đạo của nền kinh tế chỉ huy.
- Làm rõ ý nghĩa của Chính sách kinh tế mới của Lênin đối với phát triển kinh tế ở
nước ta hiên nay.
Trả lời
Ý nghĩa thực tiễn của NEP trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam:
Những quan điểm kinh tế của Đảng ta, đặc biệt là từ đại hội V đã thể hiện sự
nhận thức và vận dụng quan điểm NEP:
+ Hiện nay công cuộc đổi mới ở nước ta còn thể hiện ở đường lối phát triển
nền kinh tế nhiều thành phần.
+ Đổi mới nhận thức về sự tồn tại khách quan của sản xuất hàng hóa trong thời
kì quá độ, chuyển nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa.
11


+ Sự vận dụng sáng tạo những bài học kinh nghiệm của NEP đã góp phần quan
trọng vào thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước. Trong gần 30 năm đổi mới, đất nước
đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, có sự thay đổi cơ bản và toàn diện, kinh tế
tăng trưởng khá nhanh, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang được đẩy mạnh, hệ thông chính trị và khối
đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường; chính trị xã hội ổn định, quốc
phòng an ninh được giữ vững.
Câu 4
- Hãy làm rõ thực chất “Chính sách nền kinh tế mới” của Lênin.
Trả lời
Một là, những bất hợp lý của “Chính sách cộng sản thời chiến” bị bãi bỏ, chế
độ “trưng thu lương thực thừa” được thay bằng thuế lương thực với tư cách là “liệu
pháp cấp tốc, cương quyết nhất, cấp thiết nhất” để phát triển sản xuất. Việc trao đổi

hàng hóa trên cơ sở của nguyên tắc thị trường được thừa nhận và phục hồi, quan hệ
hàng - tiền là “đòn bẩy” kinh tế, là hình thức cơ bản của các mối liên hệ giữa công
nghiệp với nông nghiệp, giữa thành thị với nông thôn. Lợi ích của người lao động
được quan tâm và thực hiện, nông dân được phép mua bán và trao đổi lương thực
“thừa” của mình…
Hai là, phát triển “chủ nghĩa tư bản nhà nước” - mắt xích “trung gian quan
trọng để xây dựng CNXH.
Ba là, phải học tập và sử dụng những giá trị văn minh nhân loại được tạo ra từ
CNTB; kiên quyết phản đối việc “đem chủ nghĩa tư bản đối lập một cách trừu tượng với
chủ nghĩa xã hội”.
Bốn là, chuyển trọng tâm của cách mạng sang tổ chức và phát triển văn hóa.
Năm là, củng cố chính quyền Xô-viết, tăng cường vai trò của quản lý, kết hợp
chặt chẽ các biện pháp hành chính, tổ chức với biện pháp kinh tế để xây dựng
CNXH.
- Tại sao nói, chuyển từ “Chính sách cộng sản thời chiến” sang “Chính sách kinh tế
mới” thực chất là chuyển từ con đường quá độ trực tiếp sang con đường quá độ gián
tiếp lên chủ nghĩa xã hội?
12


Trả lời
Quá độ lên CNXH bỏ qua chế độ tư bản là một tất yếu vì: đặc điểm thời đại
ngày nay – thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên CNXH. Qúa trình cải biến xã hội
cũ, xây dựng xã hội mới – xã hội chủ nghĩa không phải là quá trình cải lương, duy ý
trí, mà là quá trình cách mạng sôi động trải qua nhiều giai đoạn phát triển khác nhau.
Nhưng xu thế phát triển đi lên là phù hợp khách quan, hợp với quy luật của lịnh sử.
Chủ nghĩa xã hội khoa học, tự do dân chủ và nhân đạo mà nhân dân ta và loài người
tiến bộ đang vươn tới luôn đại diện cho những giá trị tiến bộ của nhân loại, đại diện
lợi ích người lao động, là hình thái kinh tế xã hội cao hơn CNTB. Nó vì sự nghiệp
cao cả là giải phóng con người, vì sự nghiệp phát triển tự do và toàn diện của con

người, vì tiến bộ chung của loài người .
Cuối năm 1920, nội chiến kết thúc, nước Nga chuyển sang thời kỳ kiến thiết
trong hoà bình. Do đó, chính sách "Kinh tế cộng sản thời chiến" đã làm xong vai trò
lịch sử bất đắc dĩ của nó, giờ đây không cho phép nó đi xa hơn nữa, vì nông dân
nhiều nơi đã tỏ ra bất mãn với chính sách kinh tế cộng sản thời chiến (thể hiện rõ ở
cuộc bạo loạn Cron-Xtat gần Lêningát); khối liên minh công nông có nguy cơ tan vỡ.
Cho nên phải cần thiết phải trở lại thực hiện kế hoạch xây dựng chủ nghĩa xã hội do
Lênin đề ra năm 1918, phải trở lại những quan hệ kinh tế khách quan giữa công
nghiệp và nông nghiệp, giữa thành thị và nông thôn. Do những yêu cầu đó, đại hội X
của Đảng cộng sản Bôn sêvich Nga (họp từ 8 đến 16-3-1921) đã chủ trương thay
chính sách "Kinh tế cộng sản thời chiến" bằng chính sách "Kinh tế mới" – NEP. Do
vậy, chuyển từ “Chính sách cộng sản thời chiến” sang “Chính sách kinh tế mới” thực
chất là chuyển từ con đường quá độ trực tiếp sang con đường quá độ gián tiếp lên chủ
nghĩa xã hội
- Nêu vài dẫn chứng thể hiện sự vận dụng của Đảng và Nhà nước ta đối với “Chính
sách kinh tế mới” của Lênin.
Trả lời
Những quan điểm kinh tế của Đảng ta, đặc biệt là từ đại hội V đã thể hiện sự
nhận thức và vận dụng quan điểm NEP:
13


+ Hiện nay công cuộc đổi mới ở nước ta còn thể hiện ở đường lối phát triển
nền kinh tế nhiều thành phần.
+ Đổi mới nhận thức về sự tồn tại khách quan của sản xuất hàng hóa trong thời
kì quá độ, chuyển nền kinh tế tự cung tự cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa.
+ Sự vận dụng sáng tạo những bài học kinh nghiệm của NEP đã góp phần quan
trọng vào thắng lợi công cuộc đổi mới đất nước. Trong gần 30 năm đổi mới, đất nước
đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, có sự thay đổi cơ bản và toàn diện, kinh tế

tăng trưởng khá nhanh, sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang được đẩy mạnh, hệ thông chính trị và khối
đại đoàn kết toàn dân tộc được củng cố và tăng cường; chính trị xã hội ổn định, quốc
phòng an ninh được giữ vững.

Câu 5
- Thế nào là quan hệ sở hữu? Phân biệt quan hệ sở hữu với quan hệ chiêm hữu.
Trả lời
Quan hệ sở hữu là quan hệ giữa người với người, quan hệ giữa các giai cấp với
nhau, biểu hiện thông qua các mối quan hệ giữa vật với vật.Quan hệ sở hữu xác định
tài sản thuộc về ai, được định đoạt và sử dụng như thế nào.Đó chính là một loại quan
hệ kinh tế, biểu hiện cụ thể mối quan hệ giữa con người với con người về mặt chiếm
hữu tư liệu sản xuất.Quan hệ sở hữu tồn tại khách quan trong mọi chế độ xã hội và
gắn liền với QHSX, là một trong những biểu hiện cụ thể của QHSX.
Theo quan niệm của Mác: “Quan hệ sở hữu được biểu hiện trong những hình
thái hiện thực của quan hệ sản xuất”. Quan hệ sở hữu là nội dung bên trong của chính
thể mang tính thống nhất. Tính hiện thực của quan hệ sở hữu chỉ được nhận thức một
cách gián tiếp thông qua các quan hệ giữa các thành tố của quan hệ sản xuất chứ
không thể nhận thức một cách trực tiếp vì quan hệ sở hữu là tổng hoà các quan hệ sản
xuất.Quan hệ sở hữu đồng thời là sự chiếm hữu. Chiếm hữu bộc lộ qua hình thái giao
14


tiếp vật chất tương ứng của một trình độ phát triển của sản xuất mà cụ thể là sự phân
công lao động mang tính chất xã hội.
Như vậy quan hệ sở hữu là mối quan hệ con người - con người trong việc
chiếm hữu tư liệu sản xuất cùng với các điều kiện sản xuất do đó quan hệ sở hữu là
một mặt của quan hệ sản xuất. Sự hình thành và phát triển của quan hệ sở hữu là một
quá trình lịch sử tự nhiên tuân theo quy luật sản xuất phù hợp với tính chất và trình
độ của lực lượng sản xuất. Cùng với sự phát triển của nền sản xuất xã hội thì nội

dung và phạm vi của quan hệ sở hữu ngày càng được mở rộng.
- Trình bày mối quan hệ giữa quan hệ sở hữu với quan hệ tổ chức quản lý và quan hệ
phân phối.
Trả lời
Trong một xã hội nhất định, giai cấp nào, tập đoàn nào nắm quyền sở hữu về
những tư liệu sản xuất chủ yếu thì giai cấp đó, tập đoàn đó nắm quyền chi phối việc
tổ chức quản lý sản xuất và phân phối kết quả sản xuất, quyết định hình thức thực
hiện lợi ích kinh tế có lợi cho mình. Ngược lại, những giai cấp khác, tập đoàn khác
không nắm được quyền quyết định về những tư liệu sản xuất chủ yếu sẽ bị rơi vào
tình trạng phụ thuộc và phục tùng, do đó mọi hoạt động sản xuất cũng như những
thành quả thu được bởi lao động của họ chỉ nhằm phục vụ trước hết cho lợi ích của
giai cấp thống trị.
Tuy nhiên, trên thực tế, từ khi quyền sở hữu tách rời quyền sử dụng tư liệu sản
xuất thì mâu thuẫn giữa chủ sở hữu tư liệu sản xuất với người lao động sử dụng tư
liệu sản xuất xuất hiện. Vấn đề đầu tiên và cuối cùng mà người lao động quan tâm là
phân phối như thế nào, tức là vấn đề lợi ích kinh tế. Chỉ thông qua lợi ích, các thành
viên có liên quan trong hệ thống quan hệ sản xuất mới nhận thức đúng về quan hệ sở
hữu và quan hệ tổ chức quản lý sản xuất.Quan hệ giữa người với người đối với việc
chiếm hữu tư liệu sản xuất là cơ sở quyết định vai trò cũng như việc thực hiện lợi ích
kinh tế của mỗi người, mỗi tập đoàn, giai cấp.Nói cách khác, lợi ích là quan hệ phản
ánh cái bản chất sâu thẳm bên trong của quan hệ sản xuất là quan hệ sở hữu.Lịch sử
15


cho thấy, con người từ xưa đến nay tranh giành quyền sở hữu, quyền tổ chức quản lý
sản xuất cuối cùng cũng chỉ để thực hiện lợi ích kinh tế mà thôi.
Giai cấp bị trị xưa nay đi theo lực lượng tiến bộ thực hiện các cuộc cách mạng
xã hội để cuối cùng có được lợi ích chính đáng của mình. Xác định điều này có ý
nghĩa thực tiễn to lớn trong việc xác định mối quan hệ trực tiếp giữa quan hệ sở hữu,
quan hệ tổ chức quản lý và quan hệ phân phối. Khi lợi ích của người lao động không

được bảo đảm thì sớm muộn gì cũng tạo ra mâu thuẫn với chủ sở hữu mà trước hết là
mâu thuẫn về quyền lợi kinh tế rồi tất yếu sau đó là mâu thuẫn về quyền lợi xã hội,
chính trị.
Tuy quan hệ sở hữu có vai trò quyết định đối với những mặt khác của quan hệ
sản xuất, nhưng các quan hệ phân phối và tổ chức quản lý, đến lượt nó lại quyết định
trở lại đối với việc bảo tồn hay phá vỡ quan hệ sở hữu. Nếu hệ thống tổ chức quản lý
thích hợp, giải quyết hài hòa vấn đề lợi ích kinh tế thì nó duy trì sự tồn tại và thúc đẩy
sự phát triển của quan hệ sở hữu.Trái lại, không có một hệ thống tổ chức quản lý
thích hợp và không giải quyết tốt vấn đề lợi ích thì nó sẽ kìm hãm, thậm chí phá vỡ
quan hệ sở hữu.Nói cách khác, nếu bỏ qua hai yếu tố quản lý và phân phối thì việc
xác lập quan hệ sở hữu chỉ là hình thức, không có tác dụng tích cực trong thực tế. Vai
trò của quan hệ quản lý và quan hệ phân phối là ở chỗ chúng làm cho quan hệ sở hữu
từ chỗ được thừa nhận về mặt pháp lý trở nên có nội dung hiện thực, được cảm nhận
rõ ràng và cụ thể ở việc thực hiện lợi ích kinh tế quyền sở hữu. Lịch sử cho thấy, nhờ
cải cách trong quản lý tổ chức sản xuất và điều hoà vấn đề lợi ích giữa chủ sở hữu tư
bản với người lao động mà xã hội tư bản vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển cho đến
ngày nay.
Quyền sở hữu của chủ sở hữu sẽ trở nên vô nghĩa nếu không có lợi ích kinh
tế.Lợi ích sẽ được duy trì tương đối ổn định và trở thành động lực bên trong thúc đẩy
sự phát triển kinh tế - xã hội khi chủ sở hữu và chủ sử dụng tư liệu sản xuất được
thực hiện về mặt kinh tế trong quá trình tái sản xuất.Thực tiễn đổi mới trong 20 năm
qua cho thấy vai trò to lớn của việc thực hiện đúng đắn lợi ích kinh tế quyền sở hữu

16


và quyền sử dụng tư liệu sản xuất đối với sự phát triển của lực lượng sản xuất và tiến
bộ xã hội.
- Hãy giải thích: Sự hình thành và vận động của quan hệ sở hữu là quá trình khách
quan.

Trả lời
Quan hệ sở hữu có thể là những quan hệ về kinh tế và pháp lý. Nói cách
khác, quan hệ sở hữu về kinh tế là hiện diện của bộ mặt pháp lý, theo nghĩa
rộng quan hệ sở hữu kinh tế là tổng hoà các quan hệ sản xuất - xã hội, tức là
các quan hệ của các giai đoạn tái sản xuất xã hội. Những phương tiện sống,
bao gồm những quan hệ sản xuất trực tiếp, phân phối, trao đổi, lưu thông và
tiêu dụng được xét trong tổng thể của chúng.Quan hệ sở hữu pháp lý là tổng
hoà các quan hệ sở hữu, sử dụng và quản lý.Những quan hệ này tạo ra và ghi
nhận các quan hệ kinh tế qua các nguyên tắc và chuẩn mực pháp lý.Để nêu
bật sự thống nhất của các quan hệ sở hữu cả phương diện kinh tế và pháp lý.
Sở hữu về mặt pháp lý được xem là quan hệ giữa người với người về
đối tượng sở hữu.Thông thường về mặt pháp lý, sở hữu được ghi trong hiến
pháp, luật của nhà nước, nó khẳng định ai là chủ thể của đối tượng sở hữu.
Sở hữu về mặt kinh tế biểu hiện thông qua thu nhập, thu nhập ngày
càng cao, sở hữu về mặt kinh tế ngày càng được thực hiện. Sở hữu luôn
hướng tới lợi ích kinh tế, chính nó là động lực cho hoạt động kinh tế.
Sự vận động, phát triển của quan hệ sở hữu về hình thức, phạm vi mức
độ không phải là sản phẩm của chủ quan mà là do yêu cầu của quy luật quan
hệ sản xuất phù hợp với tính chấtl trình độ của lực lượng sản xuất. Haylà sự
vận động của quan hệ sở hữu là quá trình lịch sử tự nhiên.Sự biến động của
quan hệ sở hữu xét cả về mặt chủ thể và đối tượng sở hữu.
Đối tượng sở hữu: Trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ là cái sẵn có
trong tự nhiên (hiện vật). Đến xã hội nô lệ, cùng với sở hữu vật là sở hữu
người nô lệ. Xã hội phong kiến đối tượng sở hữu là tư liệu sản xuất (đất đai,
17


công cụ lao động...) trong xã hội tư bản đối tượng sở hữu không chỉ về mặt
hiện vật mà quan trọng hơn về mặt giá trị, mặt tiền tệ.Ngày nay, cùng với sở
hữu về mặt hiện vật và giá trị của tư liệu sản xuất, người ta chú trọng nhiều

đến sở hữu công nghiệp, sở hữu trí tuệ, giáo dục...Do vậy nên sự hình thành và
vận động của quan hệ sở hữu là quá trình khách quan.
Câu 6.
- Quan hệ sản xuất là gì? Trình bày nội dung của quan hệ sản xuất.
Trả lời
Quan hệ sản xuất là nhưng mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản
xuất (sản xuất và tái sản xuất xã hội). Quan hệ sản xuất gồm ba mặt: quan hệ về sở hữu
đối với tư liệu sản xuất, quan hệ trong tổ chức và quản lý sản xuất, quan hệ phân phối
sản phẩm sản xuất ra.
Nếu như quan niệm lực lượng sản xuất là mặt tự nhiên của sản xuất thì quan hệ sản
xuất lại là mặt xã hội của sản xuất.
Quan hệ sản xuất gồm có 3 mặt :
Quan hệ giữa người với người trong việc chiếm hữu những tư liệu sản xuất chủ
yếu (gọi tắt là quan hệ sở hữu)
Quan hệ giữa người với người trong việc tổ chức, quản lý xã hội và trao đổi
họat động cho nhau (gọi tắt là quan hệ tổ chức, quản lý)
Quan hệ giữa người với người trong phân phối, lưu thông sản phẩm xã hội (gọi
tắt là quan hệ phân phối lưu thông)
Trong 3 mặt trên thì quan hệ sở hữu là quan trọng nhất, nó đóng vai trò qui
định và chi phối quan hệ tổ chức quản lý và quan hệ phân phối. Sự thống nhất giữa
lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất tạo ra phương thức sản xuất.
Quan hệ sản xuất phải tùy thuộc vào lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất
thay đổi dẫn tới mối quan hệ sản xuất cũng thay đổi, nhưng quan hệ sản xuất cũng
củng cố sự độc lập tương đối của nó và tác động trở lại lực lượng sản xuất. Sự phát
triển của lực lượng sản xuất sẽ dẫn tới một trình độ nhất định làm cho quan hệ sản
xuất từ chỗ phù hợp trở thành lạc hậu, kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất.
18


Yêu cầu khách quan hoặc phát triển lực lượng sản xuất cũ bằng quan hệ sản xuất mới

phù hợp hơn với trình độ của lực lượng sản xuất.
Để hiểu rõ quan hệ sản xuất, cần thấy được bản chất và đặc điểm của nó. Trước
hết, như trên, mối quan hệ sản xuất là mối quan hệ mang tính khách quan. Nó do con
người tạo ra nhưng nó được hình thành một cách khách quan trong quá trình sản xuất
không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Sự thay đổi của các kiểu tổ
chức quan hệ sản xuất phụ thuộc vào tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất.
Thứ hai, quan hệ sản xuất là hình thức xã hội biểu hiện mối quan hệ giữa người với
người trên cả 3 mặt chru yếu sở hữu, tổ chức quản ý, phân phối. Thực chất, đó không
phải là toàn bộ các mối quan hệ của con người. Nó chỉ là một bộ phận của tổng thể
các mối quan hệ giữa con người. Đó là những mối quan hệ kinh tế, những mối quan
hệ của con người nảy sinh và phát triển trong phạm vi của sản xuất, phân phối, tiêu
dùng.
- Khái quát mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
Trả lời
Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất:
Trong PTSX, LLSX và QHSX gắn bó hữu cơ với nhau, tác động qua lại lẫn
nhau, trong đó LLSX là nội dung vật chất, kĩ thuật và QHSX là hình thức xã hội của
PTSX. Do đó mối quan hệ biện chứng giữa QHSX và LLSX là mối quan hệ giữa nội
dung và hình thức.Trong đó nội dung quyết định hình thức, hình thức tác động lại nội
dung. Sự quyết định của LLSX đối với QHSX được biểu hiện:


Tính chất và trình độ LLSX như thế nào thì QHSX phảI như thế ấy để đảm bảo sự
phù hợp với nó. Nếu trình độ LLSX thể hiện ở công cụ lao động thô sơ, tính chất là
cá nhân thì QHSX cá thể là phù hợp.



Khi LLSX đã thay đổi cả về tính chất và trình độ thì QHSX cũng thay đổi theo để
đảm bảo sự phù hợp. Sự phát triển của LLSX đến một trình độ nhất định làm cho

QHSX từ chỗ phù hợp trở thành không phù hợp với sự phát triển của LLSX. Khi đó
QHSX trở thành “ xiềng xích” của LLSX, kìm hãm LLSX phát triển. Để nâng cao
hiệu quả và giảm bớt nặng nhọc trong quá trình sản xuẩt, cải biến phương pháp lao
19


động, tích luỹ sáng kiến và kinh nghiệm làm cho LLSX phát triển, đã dẫn tới thay thế
QHSX cũ bằng QHSX mới, cũng có nghĩa là PTSX cũ bị xoá bỏ, PTSX mới ra đời.
Từ đó xã hội này được thay thế bằng một xã hội khác và bắt đầu một cuộc cách mạng
xã hội.
Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất đối với lực lượng sản xuất
Chủ nghĩa duy vật lịch sử chứng minh vai trò quyết định của LLSX đối với
QHSX song cũng chỉ rõ rằng QHSX bao giờ cũng thể hiện tính độc lập tương đối đối
với LLSX và rác động trở lại sự phát triển của LLSX.
QHSX quy định mục đích của sản xuất, tác động đến tháI độ của con người
trong lao dộng sản xuất,đén tổ chức phân công lao động xã hội, đén phát triển và ứng
dụng khoa học công nghệ… và do đó có tác động đén sự phát triển của LLSX.


Nếu QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX thì nó là động lực thúc đẩy
LLSX phát triển.



Ngược lại, QHSX lỗi thời, lạc hậu hoặc “ tiên tíên “ hơn một cách giả tạo so với trình
độ phát triển của LLSX thì nó sẽ kìm ham sự phát triển của LLSX. Song tác động
kìm hãm đó chỉ là tạm thời, theo tính tất yếu khách quan, cuối cùng QHSX đó sẽ bị
thay thế bằng QHSX mới phù hợp hơn với trình độ phát triền của LLSX để thúc đẩy
LLSX phát triển. Tuy nhiên việc giải quyết mâu thuẫn giữa LLSX và QHSX không
phảI giản đơn. Nó phải thông qua nhận thức và hoạt động cải tạo xã hội của con

người. Trong xã hội có giai cấp phải thông qua đấu tranh giai cấp, thông qua cách
mạng xã hội.
Quy luật phù hợp giữa QHSX và trình độ phát triển của LLSX là quy luật chung
nhất của sự phát triển xã hội, là quy luật phổ biến tác động trong toàn bộ tiến trình
lịch sử nhân loại. Sự tác động nà đó đưa loài người trải qua 5 PTSX, tương ứng là 5
chế độ xã hội : Côngxãnguyên thủy, chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa,
xã hội cộng sản tương lai. Nhưng không phải bất cứ nước nào cũng nhất thiết tuần tự
trải qua tất cả cácPTSX ,mà loài người biết đến. Thực tế lịch sử nhân loại cho thấy,
tùy theo điều kiện lịch sử cụ thể, một số nước có thể bỏ qua một hay một số PTSX để
tiến lên PTSX cao hơn.
20


- Làm rõ tính tất yếu của tồn tại cơ cấu các hình thức sở hữu tư liệu sản xuất ở nước
ta hiện nay.
Trả lời
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, lực lượng sản xuất phát
triển chưa cao và có nhiều trình độ khác nhau. Do đó, trong nền kinh tế tồn tại ba
hình thức sở hữu tư liệu sản xuất cơ bản: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể và sở hữu tư
nhân. Trên cơ sở ba hình thức sở hữu cơ bản đó, hình thành 4 thành phần kinh tế:
kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân , kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ chuyển biến từ sở hữu tư nhân thành
sở hữu công cộng về tư liệu sản xuất. Sự chuyển biến đó mang tính khách quan tùy
thuộc vào trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Sở hữu công cộng về tư liệu sản
xuất vừa là phương tiện, vừa là mục tiêu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Vấn đề quan trọng và cũng là mục đích của việc thiết lập sở hữu công cộng về tư liệu
sản xuất là làm cho nó có ưu thế hơn so với sở hữu tư nhân về năng suất, chất lượng
và hiệu quả kinh tế. Các hình thức sở hữu tư liệu sản xuất không tồn tại biệt lập mà
đan xen nhau và tác động lẫn nhau. Sở hữu nhà nước được xác lập trước hết đối với
các công trình thuộc kết cấu hạ tầng, các nguồn tài nguyên, các tài sản quốc gia... Sở

hữu nhà nước còn được thiết lập trong các lĩnh vực then chốt của nền kinh tế như:
ngân hàng, bảo hiểm, bưu điện, đường sắt, hàng không, sản xuất điện, khai thác mỏ...
Đồng thời, do hoàn cảnh lịch sử, sở hữu nhà nước còn được thiết lập ở các doanh
nghiệp cung ứng hàng hoá, dịch vụ thông thường. Với sự thiết lập sở hữu nhà nước,
Nhà nước trở thành chủ thể kinh tế thực sự, thiết lập quan hệ kinh tế và tác động đến
các chủ thể kinh tế khác. Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta còn tồn
tại cơ cấu kinh tế
Câu 7.
- Thế nào là thành phần kinh tế? Làm rõ mối quan hệ thành phần kinh tế với quan hệ
sở hữu.
Trả lời
Thành phần kinh tế là 1 hình thức kinh tế khu vực kinh tế, hiểu QH kinh tế dựa
trên những quan hệ SH khác nhau về TLSX. Trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước
21


ta còn tồn tại 3 hình thức SH cơ bản: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân.
Trên cơ sở các hình thức sở hữu cơ bản đó hình thành nhiều thành phần kinh tế với
nhiều tổ chức kinh doanh đa dạng. Các thành phần kinh tế không tồn tại biệt lập, mà
có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn nhau tạo thành cơ cấu kinh tế thống nhất
bao gồm nhiều thành phần kinh tế.
Sở hữu là hình thức nhất định được hình thành trong lịch sử về chiếm hữu của
cải vật chất xã hội.
Quan hệ sở hữu là quan hệ giữa người với người đối với việc chiếm hữu của cải vật
chất, trước hết là đối với những tư liệu sản xuất chủ yếu.
Quan hệ sở hữu được thể hiện dưới những hình thức nhất định có tính chất pháp lý
được gọi là chế độ sở hữu.
* Các hình thức:
Trong thời kỳ quá độ ở Việt Nam có ba loại hình sở hữu cơ bản: sở hữu toàn dân, sở
hữu tập thể và sở hữu tư nhân (tư hữu) mỗi loại hình sở hữu lại có nhiều hình thức sở

hữu ở nhiều mức độ chín muồi khác nhau.
Công hữu: gồm sở hữu toàn dân mà nhà nước là đại diện và sở hữu tập thể. Tư hữu:
gồm sở hữu cá thể, tiểu chủ, sở hữu tư bản tư nhân.
* Vị trí ý nghĩa của vấn đề:
Vị trí: Là căn cứ để giải quyết các vấn đề về lợi ích kinh tế trong nền kinh tế nhiều
thành phần. Là căn cứ chủ yếu để xác định và phân loại các thành phần kinh tế. Là cơ
sở để xác lập chế độ kinh tế xã hội và phân biệt các hình thái kinh tế-xã hội trong lịch
sử. Riêng đối với Việt nam, mọi cách giải quyết vấn đề sở hữu đều có liên quan đến
tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế theo định hướng XHCN.

22


Ý nghĩa: Phải xuất phát từ lực lượng sản xuất để xử lý mọi sự biến đổi của các hình
thức sở hữu tư liệu sản xuất và quan hệ sản xuất.Thước đo về sự phù hợp của việc
thiết lập hình thức sở hữu và quan hệ sản xuất là sự thúc đẩy lực lượng sản xuất phát
triển, cải thiện đời sống, công bằng xã hội.Chống nóng vội, chủ quan, duy ý chí.
- Phân tích cở sở khách quan tồn tại cơ cấu kinh tế nhiều thành phần ở nước ta hiện
nay.
Trả lời
Thành phần kinh tế là khu vực kinh tế, kiểu quan hệ kinh tế dựa trên một hình
thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất.
Các thành phần kinh tế không tồn tại biệt lập, mà có liên hệ chặt chẽ với nhau,
tác động lẫn nhau tạo thành cơ cấu kinh tế thống nhất bao gồm nhiều thành phần kinh
tế.
Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là
tổng thể các thành phần kinh tế cùng tồn tại trong môi trường hợp tác và cạnh tranh.
Trong mỗi thành phần kinh tế, tồn tại các hình thức tổ chức kinh tế với quy mô
và trình độ công nghệ nhất định, chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế, cơ chế
quản lý kinh tế nhất định. Các thành phần kinh tế được thể hiện ở các hình thức tổ

chức kinh doanh đa dạng, đan xen, hỗn hợp.
Quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của
lực lượng sản xuất là quy luật chung cho mọi phương thức sản xuất. Trong nền kinh
tế chưa thật sự phát triển cao, lực lượng sản xuất luôn tồn tại ở nhiều trình độ khác
nhau; tương ứng với mỗi trình độ của lực lượng sản xuất sẽ có một kiểu quan hệ sản
xuất. Do đó, cơ cấu của nền kinh tế, xét về phương diện kinh tế - xã hội, phải là cơ
cấu kinh tế nhiều thành phần.

23


Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta còn tồn tại cơ cấu kinh tế nhiều
thành phần. Đó là tất yếu khách quan, vì:
- Bước vào thời kỳ quá độ, nền kinh tế nước ta còn ở trình độ kém phát triển,
lực lượng sản xuất tồn tại ở nhiều thang bậc khác nhau, do đó chế độ sở hữu về tư
liệu sản xuất sẽ có nhiều hình thức, tức là nền kinh tế sẽ có nhiều thành phần. Các
thành phần kinh tế không tồn tại biệt lập với nhau mà có quan hệ hữu cơ với nhau,
tạo thành cơ cấu kinh tế.
- Một số thành phần kinh tế do xã hội cũ để lại: các thành phần kinh tế này vẫn
có vai trò quan trọng để phát triển kinh tế, có lợi cho đất nước trong việc giải quyết
việc làm, tăng sản phẩm, huy động các nguồn vốn... Ví dụ thành phần kinh tế tư nhân
(cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân).
- Một số thành phần kinh tế mới xuất hiện trong quá trình cải tạo và xây dựng
chủ nghĩa xã hội như kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư bản nhà nước.
Các thành phần kinh tế cũ và các thành phần kinh tế mới tồn tại khách quan và có
quan hệ với nhau, tạo thành cơ cấu kinh tế trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
ở nước ta.
Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần không những tồn tại khách quan mà còn có
vai trò to lớn trong thời kỳ quá độ ở nước ta


- Vì sao ở nước ta hiện nay các thành phần kinh tế vừa quan hệ với nhau đồng thời
vừa mâu thuẫn với nhau?
Trả lời
Tính thống nhất
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, cơ chế hoạt động của nền kinh tế là
cơ chế thị trường. Do đó, các thành phần kinh tế không tồn tại biệt lập. Mỗi thành
24


phần kinh tế là một bộ phận cấu thành của nền kinh tế quốc dân thống nhất. Sự phát
triển của mỗi thành phần đều góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân.
Mỗi thành phần kinh tế dựa trên một hình thức sở hữu nhất định về tư liệu sản xuất.
Các hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất tuy có sự độc lập tương đối và có bản chất
riêng, nhưng hoạt động sản xuất, kinh doanh trong môi trường chung, cùng chịu tác
động của các nhân tố, các quy luật thị trường. Đồng thời, các thành phần kinh tế tác
động lẫn nhau, cả tích cực và tiêu cực. Sự biến đổi của thành phần kinh tế này sẽ làm
ảnh hưởng đến các thành phần kinh tế khác. Hơn thế nữa, các thành phần kinh tế có
thể liên kết với nhau trong sản xuất, kinh doanh. Trong nền kinh tế quốc dân thống
nhất do nhà nước hướng dẫn, điều tiết, các chủ thể sản xuất, kinh doanh thuộc các
thành phần kinh tế vừa hợp tác với nhau, bổ sung cho nhau, bình đẳng trước pháp
luật.
Sự mâu thuẫn
Các thành phần kinh tế mâu thuẫn với nhau vì mỗi thành phần kinh tế có đặc
điểm riêng về quan hệ sở hữu tư liệu sản xuất. Trên cơ sở đó, ở mỗi thành phần kinh
tế ngoài các quy luật kinh tế chung còn có các quy luật kinh tế đặc thù hoạt động, chi
phối mỗi thành phần. Như vậy, mỗi thành phần kinh tế mang bản chất kinh tế khác
nhau, có các lợi ích kinh tế khác nhau, thậm chí đối lập với nhau.
Mâu thuẫn giữa các thành phần kinh tế làm cho cạnh tranh trở thành tất yếu.
Cạnh tranh là động lực quan trọng để cải tiến kỹ thuật, phát triển lực lượng sản xuất.
Do đó, Nhà nước cần tạo môi trường thuận lợi cho cạnh tranh. Tuy nhiên, mâu thuẫn

giữa các thành phần kinh tế, đặc biệt là mâu thuẫn giữa một bên là kinh tế nhà nước,
kinh tế tập thể và kinh tế tư bản nhà nước với một bên là tính tự phát của kinh tế tư
nhân là mâu thuẫn nổi bật. Giải quyết mâu thuẫn theo hướng các thành phần kinh tế
dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất ngày càng chiếm ưu thế là nhiệm vụ căn
bản của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Câu 8.
25


×