Tải bản đầy đủ (.pdf) (72 trang)

XÁC ĐỊNH HÀNH VI TIÊU DÙNG GẠO GAP CỦA NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG: TRƯỜNG HỢP TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (917.93 KB, 72 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG

XÁC ĐỊNH HÀNH VI TIÊU DÙNG GẠO GAP CỦA
NGƢỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG:
TRƢỜNG HỢP TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ
Mã số: T2015-85

Chủ nhiệm đề tài: ThS Trần Thanh Dũng

Cần Thơ, Tháng 12 Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP TRƢỜNG

XÁC ĐỊNH HÀNH VI TIÊU DÙNG GẠO GAP CỦA
NGƢỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG:
TRƢỜNG HỢP TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Mã số: T2015-85

Xác nhận của trƣờng Đại học Cần Thơ



Chủ nhiệm đề tài

Trần Thanh Dũng

Cần Thơ, Tháng 12 Năm 2015


DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU

STT

Họ và tên, học hàm học vị

Tổ chức

Nội dung công việc tham gia

công tác

1

ThS. Trần Thanh Dũng

Khoa PTNT Chủ nhiệm đề tài

2

SV. Nguyễn Minh Quân


Khoa PTNT Thiết kế nội dung, điều tra thu
thập thông tin sơ cấp.

3

SV. Nguyễn Thị Oanh

Khoa PTNT Thiết kế nội dung. Viết báo
cáo chuyên đề

4

SV. Nguyễn Thị Cẩm Hà

Khoa PTNT Điều tra, nhập liệu

5

SV. Lý Hải Thuận

Khoa PTNT Điều tra, nhập liệu

i


MỤC LỤC
MỤC LỤC .................................................................................................................. ii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................. iv
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................... v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ........................................................................ vi

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................ vii
INFORMATION ON RESEARCH RESULTS ........................................................ ix
PHẦN 1: MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
1.1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ............................................. 1
1.1.1 Tình hình ngoài nƣớc ................................................................................ 1
1.1.2 Tình hình trong nƣớc.................................................................................. 2
1.2 TÍNH CẤP THIẾT............................................................................................ 4
1.3 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI ......................................................................................... 6
1.3.1 Mục tiêu tổng quát ..................................................................................... 6
1.3.2 Mục tiêu cụ thể ........................................................................................... 6
1.4 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ................................................. 7
1.4.1 Đối tƣợng nghiên cứu ................................................................................ 7
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 7
1.5 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ................................................. 7
1.5.1 Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên ............................................. 8
1.5.2 Đặc điểm Kinh tế - xã hội .......................................................................... 9
1.5.3 Tình hình kinh tế- xã hội của quận Ninh Kiều, quận Ô Môn và huyện
Phong Điền ........................................................................................................ 11
1.6 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................. 12
1.6.1 Phƣơng pháp luận..................................................................................... 12
1.6.1.1 Hành vi tiêu dùng và chiến lƣợc Marketing ...................................... 12
1.6.1.2 Sản xuất lúa đạt chuẩn GAP .............................................................. 17
1.6.2 Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 21
1.6.3

Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 22

1.6.3.1 Phƣơng pháp tiếp cận ........................................................................ 22
1.6.3.2 Phƣơng pháp thu thập số liệu ............................................................ 23
1.6.3.3 Phƣơng pháp phân tích số liệu .......................................................... 23

PHẦN 2: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................. 25
CHƢƠNG 1: HÀNH VI TIÊU DÙNG GẠO HIỆN TẠI ........................................ 25
ii


2.1 THÔNG TIN CHUNG VỀ NGƢỜI TIÊU DÙNG ........................................ 25
2.2 HÀNH VI TIÊU DÙNG GẠO ....................................................................... 27
2.2.1 Loại gạo và công ty sản xuất .................................................................... 27
2.2.2 Giá gạo đang dùng ................................................................................... 28
2.2.3 Lƣợng gạo dùng ....................................................................................... 29
2.2.4 Lòng trung thành đối với gạo đang dùng ................................................. 30
2.2.5 Thói quen mua hàng ................................................................................. 32
2.2.6 Sự hài lòng của ngƣời tiêu dùng về sản phẩm gạo .................................. 34
CHƢƠNG 2: THÁI ĐỘ CỦA NGƢỜI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI GẠO ĐẠT
CHUẨN GAP ........................................................................................................... 35
2.3 THÁI ĐỘ CỦA NGƢỜI TIÊU DÙNG VỀ VỆ SINH AN TOÀN (VSAT)
THỰC PHẨM NÓI CHUNG ............................................................................... 35
2.4 THÁI ĐỘ NGƢỜI TIÊU DÙNG VỀ GẠO ATVS ........................................ 36
2.4.1 Các yếu tố ảnh hƣởng đến ATVS gạo ..................................................... 36
2.4.2 Phƣơng pháp kiểm soát ATVS gạo .......................................................... 36
2.5 THÁI ĐỘ CỦA NGƢỜI TIÊU DÙNG ĐỐI VỚI GẠO GAP ....................... 38
2.5.1 Thông tin gạo GAP .................................................................................. 38
2.5.2 Sự quan tâm của ngƣời tiêu dùng đối với gạo GAP ................................ 39
2.5.3 Thái độ của ngƣời tiêu dùng đối với gạo GAP ........................................ 40
2.5.4 Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự sẵn lòng trả thêm tiền đối với gạo GAP ... 43
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG NHẬN THỨC NGƢỜI TIÊU
DÙNG VỀ GẠO GAP .............................................................................................. 47
2.6 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP ...................................................................... 47
2.7 GIẢI PHÁP ..................................................................................................... 48
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................. 50

3.1 KẾT LUẬN ..................................................................................................... 50
3.2 KIẾN NGHỊ .................................................................................................... 50
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 51

iii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Thông tin về nhân khẩu và thu nhập của các hộ dân ............................... 25
Bảng 2.2: Thông tin về ngƣời ra quyết định mua gạo .............................................. 26
Bảng 2.3: Nhận biết gạo và công ty sản xuất gạo .................................................... 27
Bảng 2.4: Giá gạo đang dùng ................................................................................... 28
Bảng 2.5: Bữa ăn và lƣợng gạo trung bình của ngƣời tiêu dùng trong vùng nghiên
cứu ............................................................................................................................ 29
Bảng 2.6: Lƣợng gạo mỗi lần mua ........................................................................... 29
Bảng 2.7: Thời gian sử dụng loại gạo hiện tại của các hộ gia đình .......................... 30
Bảng 2.8: Quyết định đổi gạo của ngƣời tiêu dùng .................................................. 32
Bảng 2.9: Dịch vụ bán gạo ....................................................................................... 33
Bảng 2.10: Mức trung thành đối với gạo và nơi bán gạo ......................................... 34
Bảng 2.11: Thái độ của ngƣời tiêu dùng về an toàn vệ sinh thực phẩm .................. 36
Bảng 2.12: Thái độ chung của ngƣời tiêu dùng với gạo an toàn .............................. 37
Bảng 2.13: Thông tin về gạo đạt chuẩn GAP ........................................................... 38
Bảng 2.14: Mức độ quan tâm của ngƣời tiêu dùng về gạo GAP .............................. 39
Bảng 2.15: Thái độ chung về gạo GAP khi có trên thị trƣờng ................................. 41
Bảng 2.16: Thái độ ngƣời tiêu dùng khi nơi bán không có gạo GAP ...................... 42
Bảng 2.17: Diễn giải các biến độc lập trong mô hình hồi quy tuyến tính ................ 44
Bảng 2.18: Kết quả mô hình hồi quy tuyến tính ...................................................... 46

iv



DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1: Sơ đồ tác động hành vi tiêu dùng của khách hàng (Hạnh, 2009) ............. 13
Hình 1.2: Sơ đồ những tác động của khách hàng đối với các quyết định Marketing
(Hạnh, 2009) ............................................................................................................. 16
Hình 1.3: Sơ đồ phƣơng pháp tiếp cận ..................................................................... 22
Hình 2.1: Số lƣợng ngƣời ảnh hƣởng đến sự quyết định mua gạo ........................... 27
Hình 2.2: Sơ đồ loại gạo ngƣời tiêu dùng đang chọn ............................................... 28
Hình 2.3: Sơ đồ hình thức gạo đƣợc lựa chọn .......................................................... 31
Hình 2.4: Địa điểm mua gạo..................................................................................... 33
Hình 2.5: Hình thức thông tin về gạo GAO ............................................................. 39
Hình 2.6: Biểu đồ biểu thị lợi ích gạo GAP ............................................................. 40
Hình 2.7: Mức sẵn lòng trả thêm tiền để mua gạo GAP .......................................... 42
Hình 2.8: Tỷ lệ % mức sẵn lòng trả thêm tiền so với giá gạo đang dùng ................ 43

v


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ĐBSCL

:

Đồng bằng sông Cửu Long

GAP

:


Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (Good agricultural

VietGAP

:

Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt Việt Nam

GlobalGap

:

Thực hành nông nghiệp tốt toàn cầu(Global Good Agricultural

Practices)

Practice)
SX

:

Sản xuất

ĐBSCL

:

Đồng bằng sông Cửu Long

Công ty TNHH :


Công ty trách nhiệm hữu hạn

HTX

:

Hợp tác xã

HTX/THT

:

Hợp tác xã/ Tổ hợp tác

GDP

:

(Gross Domestic Product) Mức thu nhập bình quân đầu ngƣời

NN&PTNT

:

Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

BVTV

:


Thuốc bảo vệ thực vật

CLB

:

Câu lạc bộ

ATVS

:

An toàn vệ sinh

IPM

:

Các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (Integrated Pests
Management)

ICM

:

Quản lý cây trồng tổng hợp (Integrated Crop Management)

HĐND


:

Hội đồng nhân dân

UBND

:

Ủy ban nhân dân

KT-XH

:

Kinh tế - xã hội

CPI

:

Chỉ số giá tiêu dùng (Consumer Price Index)

vi


THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

1. Thông tin chung
- Tên đề tài: Xác định hành vi tiêu dùng gạo GAP ở ĐBSCL: trƣờng hợp tại
thành phố Cần Thơ

- Mã số: T2015-85
- Chủ nhiệm: TRẦN THANH DŨNG
- Cơ quan: Khoa Phát triển nông thôn – Đại Học Cần Thơ
- Thời gian thực hiện: 7 tháng, từ tháng 06 – tháng 12/2015
2. Mục tiêu
- Mô tả thực trạng tiêu dùng gạo của ngƣời tiêu dùng.
- Hành vi tiêu dùng sản phẩm gạo GAP.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng nhận thức của ngƣời tiêu dùng về gạo
GAP.
3. Tính mới và sáng tạo
Việt Nam đang trên tiến trình hội nhập thế giới. Sản phẩm nông nghiệp mà lúa gạo
là chủ chốt đang ngày càng bị cạnh tranh gắt gao. Tổ chức sản xuất lúa gạo theo quy
trình GAP là một hƣớng đi đúng đắn nhằm nâng cao giá trị sản xuất một cách bền
vững cho ngƣời nông dân. Nghiên cứu về hành vi dùng gạo đạt chuẩn GAP là rất
cần thiết để cung cấp thông tin làm cơ sở ra các quyết định thị trƣờng và định
hƣớng sản xuất cho nông dân trồng lúa. Thông qua đề tài còn khuyến khích ngƣời
tiêu dùng lựa chọn sản phẩm sạch, an toàn vệ sinh nhằm bảo vệ sức khỏe cho con
ngƣời.
4. Kết quả nghiên cứu
Đề tài đã cho thấy đƣợc hành vi tiêu dùng gạo đạt chuẩn GAP của ngƣời dân thành
phố Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu đã (1) mô tả đƣợc hành vi tiêu dùng gạo hiện tại,
qua đó thấy đƣợc ngƣời dân chƣa thực sự quan tâm đến gạo đang dùng; đa phần họ
chỉ chú ý khẩu vị gạo mềm, thơm dẻo và hạt gạo dài; và chọn các cửa hàng hay
điểm bán trong chợ để mua gạo vì thuận tiện cũng nhƣ dễ sử dụng dịch vụ điện
thoại và ngƣời bán chở gạo tận nhà. (2) Đề tài cũng nêu lên thái độ của ngƣời tiêu
dùng về an toàn vệ sịnh thực phẩm nói chung và gạo nói riêng, thông qua mức độ
vii


quan tâm đến an toàn vệ sinh thực phẩm và sẵn lòng đánh đổi thực phẩm không

ngon nhƣng an toàn. Nghiên cứu cũng nhận ra các yếu tố ảnh hƣởng đến sự sẵn
lòng dùng gạo đạt chuẩn GAP của ngƣời dân thành phố Cần Thơ đó là: đánh đổi
thực phẩm không ngon nhƣng an toàn, mức thu nhập bình quân trong gia đình, dịch
vụ bán hàng, chú ý vấn đề sức khỏe, yên tâm với gạo đang dùng và ngƣời quyết
định có trình độ cấp 3 trở lên. (3) Qua đó, tác giả đã đƣa một số giải pháp cho sự
phát triển thị trƣờng gạo đạt chuẩn GAP là thông tin tuyên truyền, uy tín chất lƣợng,
dịch vụ và phân khúc thị trƣờng hiệu quả.
5. Sản phẩm
- 1 bài báo khoa học
- 1 luận văn tốt nghiệp đại học
6. Hiệu quả, phƣơng thức chuyển giao kết quả nghiên cứu và khả năng áp
dụng:
Hiệu quả: Đề tài cung cấp thông tin về hành vi tiêu dùng gạo GAP của ngƣời dân
thành phố Cần Thơ làm cơ sở ra quyết định thị trƣờng và định hƣớng cho nông dân
sản xuất lúa.
Phƣơng thức chuyển gia kết quả nghiên cứu: Kết quả nghiên cứu đƣợc chuyển
giao chủ yếu thông trong quá trình thực hiện nghiên cứu và thu thập số liệu chủ
nhiệm và các thành viên trong đề tài sẽ mời các cá nhân có liên quan để cùng tham
gia thực hiện, thông qua đó không chỉ những kết quả về nghiên cứu đƣợc chuyển
giao mà các kỹ năng, phƣơng pháp làm việc với cộng đồng cũng đƣợc chuyển giao
cho các cá nhân tham gia.
Địa chỉ áp dụng: Kết quả của đề tài đƣợc áp dụng trên tại thành phố Cần Thơ và
những thị trƣờng có đặc tính gần giống với vùng nghiên cứu.

Ngày 25 tháng 12 năm 2015
Xác nhận của Trƣờng Đại học Cần

Chủ nhiệm đề tài

Thơ

(ký, họ và tên, đóng dấu)
Trần Thanh Dũng
viii


INFORMATION ON RESEARCH RESULTS

1. General information:
Project title: Confirm behavior in consuming GAP standardized rice in
Mekong delta: case in Can Tho city
Code number: T2015-85
Coordinator: TRAN THANH DUNG
Implementing institution: College of Rural Development – Can Tho
University
Duration: 7 months (from 6/2015 to 12/2015)
2. Objective(s):
- Descrise the status Can Tho people’s consuming rice
- Confirm behavior in consuming GAP standardized rice
- Suggesting some solutions to enhance consumer’s cognitive abilities about GAP
standardized rice
3. Creativeness and innovativeness:
Vietnam is in the process of international integration. Agricultural products which is
a key rice is increasingly fierce competition. Organization of rice production under
GAP is a right way to enhance the value of production in a sustainable way for the
farmer. The study of the behavior using standardized GAP rice is essential to
provide information as a basis for decision-making and market-oriented production
for rice farmers. Through theme encourages consumers choose cleaning products
and hygiene in order to protect human health.
4. Research results:
The result reveals (1) currently less concern about types of rice, but preferences of

soft, fragrant, glutinous or long rice and convenience towards buying rice at rice
stores in the market or through door-to-door service through telephone. (2) The
study also highlights consumers’ attitudes on food hygiene and safety in general and
rice consumption in particular; willingness of using up less quality rice but safety
guarantee is prioritized. (3) Influencing factors towards the willingness of GAP rice
ix


consumption including food safety priority, average income, environment and
health- related- concern and decision makers holding at least high school diploma
are also identified. Finally, such suggestions on developing GAP rice market is
recommended.
5. Products:
- 01 manuscript
- 01 bachelor
6. Effects, technology transfer means and applicability:
Effects: The study of the behavior using standardized GAP rice is essential to
provide information as a basis for decision-making and market-oriented production
for rice farmers.
Method for transferring reseach results: We invited local staff members to
involve in the implementation of the project such as data collection, model
establishment, through which not only the study’s results but also the methodology
and skills were transfered to them.
Use of research results: Results of the research are applied at Can Tho city and the
market has characteristics similar to the study area.

Dated 25 December 2015
Implementing Institution

Coordinator


Tran Thanh Dung

x


PHẦN 1: MỞ ĐẦU

1.1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1.1 Tình hình ngoài nƣớc
Nông nghiệp thế giới trong thế kỷ XXI đang phải đối mặt với ba thách thức chính:
1) cải thiện an ninh lƣơng thực, sinh kế nông thôn, thu nhập; 2) để đáp ứng ngày
càng tăng và nhu cầu đa dạng cho thực phẩm an toàn và 3) để bảo tồn và bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên. Những thách thức này có thể đƣợc giải quyết một phần thông
qua một phƣơng pháp tiếp cận thực hành nông nghiệp tốt (GAP) để tiến tới nền
nông nghiệp bền vững (FAO, 2003).
Ủy ban thế giới về môi trƣờng và phát triển đã khái quát về nông nghiệp bền vững,
là phát triển đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không ảnh hƣởng đến nhu
cầu của thế hệ tƣơng lai (Dinesh Kumar and Y.S. Shivay, 2008).
Hobbs (2003) cho rằng hệ thống GAP là một phần của một cách tiếp cận chuỗi giá
trị cung cấp chất lƣợng và an toàn đảm bảo cho ngƣời tiêu dùng chỉ là một thành
phần cung cấp chất lƣợng và an toàn đáng tin cậy, bảo đảm. Còn Powell (2002) thì
các sản phẩm sản xuất thông qua GAP định hƣớng thị trƣờng cho các doanh nghiệp
một lợi thế cạnh tranh, điều này có thể là một phần của chiến lƣợc khác biệt về sản
phẩm của công ty.
Theo Berdégué et all., (2003) thì hệ thống các siêu thị (là nơi bán quan trọng trong
các nƣớc Trung Mỹ) đang ngày càng chuyển sang hƣớng ký kết với nông dân sản
xuất theo hƣớng GAP để chứng minh sản phẩm của họ trên cơ sở an toàn, sạch sẽ
và chất lƣợng. Các siêu thị nhận thấy rằng ngƣời tiêu dùng địa phƣơng sẵn sàng trả
tiền bảo hiểm cho an toàn thực phẩm và bảo đảm vệ sinh thực phẩm.

Gạo là trung tâm cuộc sống của hàng tỷ ngƣời trên thế giới (IRRI, 2002). Nhƣng
vấn đề sản xuất lúa gạo đang gặp phải là giá vật tƣ nông nghiệp bao gồm cả phân
bón hóa học và thuốc trừ sâu quá cao cao dẫn đến chi phí sản xuất tăng nhƣng năng
suất thấp (Tann et al., 2011). Độ màu mỡ của đất giảm, năng suất thấp do độ chua
đất, chất hữu cơ trong đất thấp, côn trùng và các mầm bệnh trở nên kháng thuốc trừ
sâu hóa học… Tất cả các hóa chất làm tăng chi phí sản xuất và dƣ lƣợng của chúng
1


gây độc hại rủi ro cho con ngƣời (Stoop et al., 2006). Một trong các phƣơng pháp
tạo sự an toàn nông nghiệp, chính là thực hành nông nghiệp tốt (GAP) (Soytong et
al, 2001).
Tann et al., (2012) đƣa ra những cách thành công đƣợc áp dụng để thúc đẩy thực
hành nông nghiệp tốt (GAP), trang trại hữu cơ quy mô thƣơng mại và trong các
ứng dụng kết hợp cho quản lý dịch hại tổng hợp (IPM). Sản phẩm vi sinh vật đang
đƣợc sử dụng để giảm 292 thiệt hại do hóa chất độc hại trong các sản phẩm nông
nghiệp và xung quanh môi trƣờng cho phát triển bền vững. Sibounnavong et al.,
(2006) cũng cung cấp các sản phẩm vi sinh vật sử dụng cho bioagriculture là phân
bón hữu cơ sinh học (phân bón vi sinh), sinh học mùn, phân bón vi sinh vật hữu cơ
lỏng để cải thiện độ phì của đất và thúc đẩy tăng trƣởng thực vật, thuốc diệt nấm
sinh học (Ketomium).
1.1.2 Tình hình trong nƣớc
Theo quyết định 80/TTg ngày 24/06/2002 và chỉ thị số 24/2003/CT-TTg ngày
08/10/2003 của Thủ tƣớng Chính phủ yêu cầu chính quyền, nhà khoa học, nhà
doanh nghiệp phải gắn kết với nông dân trong quá trình sản xuất, đặc biệt là các
doanh nghiệp phải ký hợp đồng tiêu thụ sản phẩm của nông dân, xây dựng vùng
nguyên liệu gắn với chế biến. Đây là chủ trƣơng “liên kết bốn nhà” để đƣa nông dân
hội nhập quốc tế và nâng sức cạnh tranh nông sản với thị trƣờng thế giới.
Theo Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn (2013) Xây dựng thƣơng hiệu gạo là
một tiến trình cần phải có nhiều sự đầu tƣ lâu dài cả về tài chính, thời gian, con

ngƣời, chiến lƣợc quốc gia và sự hỗ trợ từ nhiều phía. Để có đƣợc thƣơng hiệu gạo
cần phải đạt đƣợc hai yêu cầu quan trọng là tính ổn định của chất lƣợng, sản lƣợng,
thời gian và không gian cung ứng gạo theo nhu cầu và yêu cầu của khách hang song
song với việc xây dựng, quảng bá, tiếp thị, điều hành, bảo vệ và phát triển thƣơng
hiệu.
Theo báo cáo số 208/BC-UBND Đồng Tháp, ngày 23 tháng 10 năm 2013, nông dân
Đồng Tháp đẩy mạnh việc ứng dụng các quy trình kỹ thuật sản xuất tiên tiến
VietGAP, GloballGAP,...) vào sản xuất lúa gạo thông qua các chƣơng trình khuyến
nông, chƣơng trình xây dựng cánh đồng liên kết, khuyến khích HTX Tân Cƣờng
mở rộng diện tích sản xuất lúa theo quy trình VietGAP, tăng tỷ lệ cơ giới trong
2


khâu thu hoạch, tăng tỷ lệ lúa qua sấy nhằm giảm tỷ lệ hao hụt, nâng chất lƣợng gạo
hàng hóa.
Theo báo cáo số 109/BC-UBND Tiền Giang, ngày 07 tháng 6 năm 2013, Tiền
Giang tổ chức triển khai thực hiện nhiều giải pháp hỗ trợ, phát triển sản xuất nông
nghiệp. Các tiến bộ kỹ thuật đƣợc tiếp tục triển khai trên diện rộng nhƣ: chƣơng
trình “1 phải 5giảm”, công nghệ sinh thái, cơ giới hóa trong sản xuất lúa, sản xuất
theo hƣớng GAP... đƣợc nông dân tiếp thu và áp dụng vào sản xuất đạt kết quả tốt.
Hiện nay, sản xuất lúa theo hƣớng thực hành tốt (GAP) trên cơ sở các kỹ thuật đã
đƣợc ứng dụng rộng rãi nhƣ “ba giảm ba tăng”, “một phải năm giảm”, đặc biệt là cơ
giới hóa khâu làm đất, gieo sạ theo hàng bằng máy, thu hoạch bằng máy gặt đặp
liên hợp (Chu Văn Cấp và Lê Xuân Tạo, 2011)
Võ Thị Thủy Vẫn (2010) nghiên cứu và chỉ ra rằng thành công của mô hình sản
xuất và tiêu thụ lúa gạo theo tiêu chuẩn Global GAP mang ý nghĩa to lớn trong quá
trình phát triển nền Nông nghiệp bền vững. Tác giả đã phân tích và so sánh các chỉ
tiêu kinh tế cho thấy những hộ tham gia sản xuất theo tiêu chuẩn Global GAP đạt
hiệu quả cao hơn những hộ chƣa áp dụng GAP.
Phan Văn Hòa (2013) đã đánh giá tiêu chuẩn chất lƣợng và xây dựng thƣơng hiệu

gạo sạch ở Yên Thành cho kết thấy việc sử dụng quy trình sản xuất theo hƣớng
GAP làm nâng cao chất lƣợng lúa gạo, việc kiểm soát đầu vào và tuân thủ quy trình
theo hƣớng GAP nghiêm ngặt sẽ đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho ngƣời tiêu
dùng.
Theo Trần Lý Ngự Bình (2010), mô hình trồng lúa theo quy trình Global GAP
mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn những nông hộ canh tác mô hình lúa cao sản ở
Cai Lậy, Tiền Giang. Mô hình lúa GAP có chi phí cao hơn mô hình lúa cao sản
nhƣng do doanh thu cao hơn nên lợi nhuận của mô hình lúa GAP cao gấp 1,58 lần
mô hình lúa cao sản.
Nguyễn Thanh Long và ctv., (2013) đã khảo sát nhu cầu thị trƣờng tiêu dùng nội địa
sản phẩm gạo Global GAP là cơ sở ra các quyết định thị trƣờng, các định hƣớng
xây dựng, phát triển liên kết doanh nghiệp với nông dân trong sản xuất và tiêu thụ
nông sản theo hƣớng GAP.

3


1.2 TÍNH CẤP THIẾT
Việt Nam mở cửa hòa nhập với thế giới, tiếp thu các tiến bộ khoa học kỹ thuật, giao
thƣơng nền kinh tế tiếp tục phát triển khá nhanh với mức tăng trƣởng GDP năm
2014 đạt 5,98% (cao hơn mục tiêu đề ra là 5,8%) và dự đoán tiếp tục tăng trƣởng.
Theo Tổng cục Thống kê (2015) GDP tính trên đầu ngƣời ở Việt Nam năm 2014 là
2.028 USD, tăng gần gấp 2 lần so với năm 2010. Theo đó, CPI bình quân năm 2014
tăng 4,09% so với bình quân năm 2013 với mức thu nhập ngày càng tăng đời sống
của nhân dân từng bƣớc đƣợc cải thiện và nâng cao rõ rệt. Chính vì điều đó, con
ngƣời sẽ càng có nhu cầu nâng cao đời sống, sức khỏe của mình bằng việc sẽ sẳn
sàng chi ra các khoảng cho việc ăn uống, bổ sung thêm năng lƣợng để làm việc
đƣợc tốt và không chỉ dừng lại mức “ăn no mặc ấm” nhƣ trƣớc đây mà đƣợc nâng
lên thành “ăn sạch mặc đẹp”.
Đại đa số ngƣời dân các nƣớc phƣơng Đông với nền văn minh lúa nƣớc - những

quốc gia sống thiên về ý nghĩa tinh thần lựa chọn hạt gạo là nguồn thực phẩm chính
cho đời sống hằng ngày. Vì thế cơm gạo chiếm tỉ trọng 60 - 65% trong mỗi bữa ăn
của một gia đình. Nhƣng theo một thống kê gần đây, 90% ngƣời tiêu dùng Việt
Nam sử dụng gạo hàng sáo, không đƣợc kiểm tra, nhận biết chất lƣợng, đây là một
con số đáng báo động. Nếu sử dụng gạo bẩn trong suốt một thời gian dài, các dƣ
lƣợng thuốc bảo vệ thực vật và các chất độc hại nhƣ thạch tín, dioxin…có trong gạo
bẩn sẽ tích tụ trong cơ thể và gây nên các chứng bệnh u và xơ gan, điều này cũng
ảnh hƣởng rất lớn đến làn da và đẩy nhanh tiến trình lão hóa của con ngƣời. Nếu sử
dụng nguyên liệu gạo kém chất lƣợng thì hậu quả mà ngƣời tiêu dùng phải gánh
chịu trong tƣơng lai là rất lớn.
Nói về gạo, Việt Nam tự hào là nƣớc có lƣợng gạo xuất khẩu lớn nhƣng sản xuất
còn nhỏ lẻ, manh mún nên khó tạo ra sản phẩm có chất lƣợng đồng đều. Nhiều nông
dân chú trọng đến số lƣợng mà chƣa quan tâm đến nông sản sạch và an toàn (Vũ
Anh Pháp, 2007). Do đó gạo xuất khẩu của ta có giá thấp hơn gạo Thái Lan vài
chục USD/tấn, nguyên nhân chủ yếu là do sản phẩm gạo trong nƣớc chƣa có thƣơng
hiệu, chất lƣợng chƣa ổn định. Trong khi đó, trên thị trƣờng nội địa, gạo đóng gói
có nhãn hiệu bày bán ở các siêu thị cũng có giá cao hơn gạo cùng loại khoảng 20%.

4


Do đó vấn đề dặt ra là cần xây dựng thƣơng hiệu lúa gạo trên cơ sở chuẩn hóa chất
lƣợng (Phan Văn Hòa, 2013).
Đồng bằng sông Cửu Long ( ĐBSCL) có diện tích trồng lúa khoảng 3,9 triệu ha,
trong đó diện tích lúa cao sản (hè thu-đông xuân) mỗi vụ khoảng 1,6-1,7 triệu ha.
Là vựa lúa lớn nhất của cả nƣớc, hàng năm Vùng này đóng góp trên 50% sản lƣợng
lúa và trên 90% tổng lƣợng gạo xuất khẩu của nƣớc ta. Cây lúa hiện nay và trong
những năm tới vẫn là cây trồng chủ lực của vùng ĐBSCL. Tuy nhiên vùng này
đang phải đối mặt với các vấn đề cơ bản: chủng loại giống lúa trên đồng ruộng còn
quá nhiều làm cho hạt gạo xuất khẩu không đồng nhất về chất lƣợng, kích cỡ,… ;

trong từng thời gian khác nhau vẫn còn tình trạng không ổn định về chất lƣợng gạo,
không giữ đƣợc sự tín nhiệm cao của khách hàng; cơ sở vật chất chế biến, bảo quản
lúa gạo chƣa đáp ứng yêu cầu; việc liên kết giữa các đầu mối trong sản xuất lúa
chƣa chặt chẽ, còn mang tính nhỏ lẻ,…; bản thân ngƣời nông dân sản xuất lúa chƣa
quan tâm thực sự đến chất lƣợng gạo, đến an toàn thực phẩm; chƣa ý thức tầm quan
trọng về việc xây dựng thƣơng hiệu lúa gạo cho từng vùng đặc trƣng. Tất cả những
yếu tố đó làm năng suất chất lƣợng lúa thiếu ổn định, tính cạnh tranh trên thị trƣờng
xuất khẩu suy giảm, giá bán gạo chỉ bán thuận lợi khi quan hệ cung cầu trên thị
trƣờng có vấn đề do thiên tai xảy ra cục bộ trên một số quốc gia.Còn khi khí hậu
thời tiết tốt, các nƣớc xung quanh ta gặp thuận lợi trong SX lúa thì sản phẩm gạo
của ta gặp khó khăn thật sự (Nguyễn Trung Tiền, 2011)
Tổ chức sản xuất lúa gạo theo tiêu chuẩn GAP (Viet GAP, Global GAP) là một
hƣớng đi quan trọng để nâng cao chất lƣợng hạt gạo và xây dựng thƣơng hiệu gạo
Việt Nam. Dƣới sự hỗ trợ của Nhà nƣớc, từ năm 2008 một số tỉnh ĐBSCL đã hình
thành các dự án hợp tác sản xuất – tiêu thụ gạo Global GAP dựa trên mối quan hệ
liên kết giữa doanh nghiệp – Hợp tác xã/tổ hợp tác (HTX/THT). Mối liên kết này
đƣợc thực hiện ở một số tỉnh nhƣ Tiền Giang với công ty TNHH ADC – HTX Mỹ
Thành (diện tích 90ha), sử dụng giống lúa OM6162 và sản xuất lúa cẩm có thƣơng
hiệu là gạo Tứ Quý; tỉnh Sóc Trăng với công ty GENTRACO – HTX tôm – lúa Hòa
Lời (60ha), sản xuất lúa thơm có thƣơng hiệu Ngọc Đồng; tỉnh An Giang, trong
năm 2011, đã kết nối 3 tổ hợp tác (Tổ hợp tác Tân Tiến xã Vĩnh khánh huyện Thoại
Sơn, tổ hợp tác Bình Chơn huyện Châu Phú và tổ hợp tác Tân Lợi huyện Tịnh Biên)
5


xây dựng thành công mô hình sản xuất lúa theo tiêu chuẩn Global GAP với hơn
96ha đƣợc công nhận sản xuất theo tiêu chuẩn (Nguyễn Thành Long và ctv., 2013).
Một trong những vấn đề ngăn trở sự phát triển là khâu tiêu thụ sản phẩm gạo GAP.
Một số doanh nghiệp đã có hợp đồng sản xuất – tiêu thụ sản phẩm lúa gạo đạt tiêu
chuẩn GAP với nông dân đang gặp nhiều khó khăn khi chƣa tìm đƣợc đầu ra. Đây

cũng là lý do gạo đạt chuẩn GAP thiếu trên trị trƣờng gây ảnh hƣởng đến việc lựa
chọn gạo sạch của ngƣời tiêu dùng. Trong đó có thành phố Cần Thơ, nơi trung tâm
thƣơng mại của Đồng bằng song Cửu Long, có ảnh hƣởng rất lớn đến thị trƣờng
tiêu thụ. Do đó, bên cạnh tìm hiểu thị trƣờng ngoại nhập, việc khảo sát sự chấp nhận
sản phẩm gạo theo tiêu chuẩn GAP ở thị trƣờng nội địa là rất cần thiết để cung cấp
thông tin làm cơ sở ra các quyết định thị trƣờng. Đó là những lý do đề tài “xác định
hành vi tiêu dùng gạo GAP của người dân Đồng Bằng sông Cửu Long: trường
hợp tại thành phố Cần Thơ” đƣợc thực hiện.
1.3 MỤC TIÊU ĐỀ TÀI
1.3.1 Mục tiêu tổng quát
Đề tài “xác định hành vi tiêu dùng gạo GAP của ngƣời dân Đồng Bằng sông Cửu
Long, trƣờng hợp tại thành phố Cần Thơ” nhằm cung cấp thông tin làm cơ sở cho
nhà quản lý và doanh nghiệp nắm thông tin thị trƣờng gạo GAP đồng thời tác động
vào nhận thức của ngƣời tiêu dùng về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với sản phẩm
gạo theo tiêu chuẩn GAP.
1.3.2 Mục tiêu cụ thể
- Thực trạng tiêu dùng gạo của ngƣời tiêu dùng.
- Hành vi tiêu dùng sản phẩm gạo GAP.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao khả năng nhận thức của ngƣời tiêu dùng về gạo
GAP.

6


1.4 ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Đề tài lựa chọn những hộ gia đình khá, giàu trên địa bàn thành phố Cần Thơ để
phỏng vấn về hành vi tiêu dùng gạo hiện tại, thái độ và mức sẵn lòng dùng gạo đạt
chuẩn GAP.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

Vùng nghiên cứu
Đề tài thu thập thông tin hộ tiêu dùng ở 3 khu vực là đại diện cho các cấp độ thị tứ
khác nhau của thành phố Cần Thơ: Quận Ninh Kiều, đại diện ngƣời tiêu dùng ở
ngay trung tâm thành phố Cần Thơ; quận Ô Môn, đại diện ngƣời tiêu dùng ở khu
vực thành đô loại khá; huyện Phong Điền, đại diện ngƣời tiêu dùng ở phố thị vùng
nông thôn của thành phố Cần Thơ.
Thời gian nghiên cứu
Đề tài đƣợc tiến hành từ tháng 06/2015 đến tháng 12/2015 bao gồm:
-

Hoàn thành đề cƣơng chi tiết: tháng 06/2015

-

Lập bảng hỏi, phiếu phỏng vấn: tháng 07/2015

-

Phỏng vấn điều tra ngƣời tiêu dùng: tháng 08/2015

-

Nhập và xử lý số liệu: tháng 09 – 10/2015

-

Viết chuyên đề: tháng 11/2015

-


Hoàn thành báo cáo tổng kết, nghiệm thu: tháng 12/2015

1.5 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
Cần Thơ là thành phố trực thuộc Trung ƣơng, nằm ở vị trí trung tâm của vùng đồng
bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Từ hơn trăm năm trƣớc, Cần Thơ đƣợc mệnh danh
là Tây Đô – thủ phủ của miền Tây Nam bộ và giờ đây Cần Thơ đã trở thành đô thị
loại 1, một trong 4 tỉnh – thành thuộc vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL và là
vùng kinh tế trọng điểm thứ 4 của Việt Nam. Lợi thế của TP. Cần Thơ không chỉ ở
các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản mà còn ở vị trí địa lý cho phép phát triển các
lĩnh vực: hạ tầng đô thị; hạ tầng giao thông; nông nghiệp công nghệ cao; công
nghiệp chế biến nông - thủy - hải sản; du lịch, hạ tầng phục vụ du lịch và các ngành
công nghiệp phụ trợ. Thành phố Cần Thơ gồm 09 đơn vị hành chính phụ thuộc (5
7


quận nội thành và 4 huyện ngoại thành). Cần Thơ có diện tích tự nhiên 138.960 ha
(chiếm 3,49% diện tích ĐBSCL), trong đó có trên 84% là diện tích đất nông nghiệp
(116.992 ha) và dân số 1,12 triệu ngƣời. Phía bắc Cần Thơ giáp tỉnh An Giang, nam
giáp tỉnh Hậu Giang, tây giáp tỉnh Kiên Giang, đông giáp hai tỉnh Vĩnh Long và
Đồng Tháp. Cần Thơ là thành phố cửa ngõ của cả vùng hạ lƣu sông Mê Kông; là
trung tâm kinh tế, văn hóa, đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và
liên vận quốc tế của vùng đồng bằng sông Cửu Long và của cả nƣớc.
1.5.1 Đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Điều kiện tự nhiên của thành phố Cần Thơ rất thuận lợi để phát triển nông nghiệp,
đặc biệt là trồng lúa, giúp vùng này đạt năng suất cao, tạo điều kiều kiện xuất khẩu:
Khí hậu, thời tiết: TP.Cần Thơ nằm trong vùng khí hậu chung của ĐBSCL có đặc
điểm là khí hậu phân chia thành rõ rệt 02 mùa: mùa nắng và mùa mƣa, tạo thuận lợi
cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp hầu nhƣ quanh năm.
Tài nguyên đất: đất có đặc điểm chính là nhóm đất phù sa (ít có những hạn chế đối
với sản xuất nông nghiệp) chiếm hơn 84% diện tích tự nhiên, hầu hết các loại đất có

thành phần cơ giới nặng, hàm lƣợng các chất dinh dƣỡng nhƣ mùn và đạm khá đến
giàu, lân và kali ở mức trung bình. Điều kiện thổ nhƣỡng ở Cần Thơ rất thuận lợi
cho thâm canh và đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi.
Tài nguyên nƣớc và chế độ thủy văn: Cần Thơ có Sông Hậu là dòng chảy chính qua
thành phố trên chiều dài 55 km. Ngoài ra, có mạng lƣới kinh rạch làm nhiệm vụ
chuyển nƣớc từ sông Hậu xuyên qua nội bàn thành phố qua Biển Tây và bán đảo Cà
Mau. Trở ngại chủ yếu của chế độ thuỷ văn là ngập lũ hàng năm (từ tháng 7 đến
tháng 11) do lũ tràn về từ sông Hậu và tứ giác long Xuyên vào phía Bắc Cần Thơ,
mức ngập trung bình khoảng 50-100cm tập trung ở các huyện Thốt Nốt, Vĩnh
Thạnh, Cờ Đỏ….Tuy nhiên, nguồn nƣớc ngọt có thể tƣới quanh năm là ƣu thế cơ
bản của nguồn tài nguyên nƣớc của TP.Cần Thơ, rất thuận lợi cho việc thâm canh,
tăng vụ, rãi vụ nên có thể đáp ứng yêu cầu nông sản hàng hóa của thị trƣờng gần
nhƣ quanh năm.
Môi trƣờng sinh thái và cảnh quan thiên nhiên: Điều kiện sinh thái đặc trƣng cho
vùng đất ƣớt của ĐBSCL, trong đó tài nguyên động vật trên cạn và thuỷ sinh vật
khá đa dạng, có tiềm năng khá to lớn cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản nƣớc ngọt.
8


1.5.2 Đặc điểm Kinh tế - xã hội
Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân thành phố Cần Thơ (2014), trong năm 2014,
tổng sản phẩm trên địa bàn (GDP- giá so sánh 2010) ƣớc đạt 69.514,7 tỷ đồng, tăng
12,05% so với năm 2013, đạt kế hoạch đề ra. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch
đúng hƣớng tăng dần tỷ trọng Khu vực II, III chiếm 92,73%; giảm dần tỷ trọng tỷ
trọng Khu vực I chiếm 7,27% trong cơ cấu kinh tế thành phố, đặc biệt chất lƣợng
đƣợc nâng lên khi cả ba khu vực đều tăng trƣởng so với cùng kỳ.
Nhờ duy trì đƣợc tốc độ tăng trƣởng kinh tế đã làm tăng thu nhập, cải thiện và nâng
cao mức sống của ngƣời dân thành phố. Ƣớc thực hiện GDP bình quân đầu ngƣời
năm 2014 đạt 70,2 triệu đồng, tăng 7,1 triệu đồng so với năm 2013 , đạt kế hoạch đề
ra; quy USD là 3.298 USD, tăng 294 USD so năm 2013.

Sản xuất công nghiệp
Thành phố tập trung chỉ đạo tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, triển khai các biện pháp
hỗ trợ phát triển và giải quyết kịp thời các kiến nghị, đề xuất cho doanh nghiệp, đặc
biệt các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh,
thúc đẩy sản xuất phù hợp trong tình hình hiện nay. Kết quả sản xuất công nghiệp
tiếp tục phát triển theo hƣớng tích cực, chỉ số sản xuất công nghiệp ƣớc tăng 8,4%
so với năm 2013. Các khu công nghiệp thu hút thêm 05 dự án với tổng vốn đầu tƣ
đăng ký đạt 48 triệu USD, nâng tổng số đến nay các khu công nghiệp có 214 dự án
còn hiệu lực , thuê 567,19 ha đất công nghiệp, tổng vốn đầu tƣ đăng ký 1.919 triệu
USD; vốn thực hiện 852,4 triệu USD, chiếm 44,4% tổng vốn đầu tƣ đăng ký, tổng
số lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp là 31.716 lao động, giảm 803 lao
động.
Thƣơng mại - dịch vụ
Hoạt động nội thƣơng tiếp tục sôi động, bên cạnh các giải pháp, chính sách phù hợp
của Chính phủ, thành phố tổ chức nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến
thƣơng mại, kết nối cung cầu giữa nhà sản xuất - nhà phân phối, hội chợ triển lãm,
chƣơng trình đƣa hàng Việt về vùng ngoại thành… kết hợp với các hình thức
khuyến mãi, chiêu thị của doanh nghiệp, hệ thống siêu thị, các cửa hàng tiện ích…
khuyến khích tiêu dùng, sức mua phục hồi nhanh vào những tháng cuối năm, tác
động thúc đẩy sản xuất, phát triển thị trƣờng, hình thành ngày càng rõ nét là trung
9


tâm phân phối lớn, hƣớng đến trở thành trung tâm thƣơng mại của vùng ĐBSCL.
Ƣớc tổng mức bán lẻ hàng hóa, doanh thu dịch vụ đạt 71.726 tỷ đồng, vƣợt 2,2% kế
hoạch, tăng 16,4% so cùng kỳ. Thực hiện tốt quản lý thị trƣờng, giá cả hàng hóa và
bình ổn giá các mặt hàng thiết yếu, các siêu thị, doanh nghiệp thực hiện tốt dự trữ
hàng hóa để phục vụ nhân dân trong dịp các dịp lễ, tết, nguồn hàng cung ứng dồi
dào, không xảy ra sốt hàng, tăng giá đột biến. Chỉ số giá cả tháng 11 giảm 0,4% so
với tháng trƣớc, tăng 2,03% so với tháng 12 năm trƣớc. Ƣớc đến cuối năm 2014

tăng 2,25% so với tháng 12 năm 2013. Xuất khẩu hàng hóa gặp nhiều khó khăn
ngay từ những tháng đầu năm, hai mặt hàng chủ lực là gạo và thủy sản cạnh tranh
gay gắt với các nƣớc trong khu vực, mặt hàng thủy sản tiếp tục bị ảnh hƣởng ngày
càng tăng bởi rào cản thƣơng mại từ nƣớc nhập khẩu, mặt hàng gạo xuất qua đƣờng
tiểu ngạch chiếm tỷ trọng lớn, góp phần tiêu thụ một lƣợng lớn lúa, gạo hàng hóa,
nhƣng không đem về ngoại tệ cho thành phố.
Kim ngạch nhập khẩu đạt mục tiêu kế hoạch, với giá trị 380 triệu USD, giảm 1,8%
so năm 2013.
Hoạt động du lịch ngày càng đƣợc mở rộng, sản phẩm du lịch đƣợc đa dạng hóa và
nâng cao chất lƣợng; cơ sở lƣu trú du lịch ngày càng nâng cao cả về số lƣợng lẫn
chất lƣợng, ƣớc cả năm đón và phục vụ 1,367 triệu lƣợt khách lƣu trú, vƣợt 5,2%
KH, tăng 9% so với cùng kỳ (có 220.021 lƣợt khách quốc tế, đạt 100% KH, tăng
4%); doanh thu ƣớc đạt 1.171 tỷ đồng, vƣợt 6,5% KH, tăng 20% so năm 2013.
Dịch vụ vận tải phát triển đa dạng, với đƣờng không, đƣờng bộ và đƣờng thủy ngày
càng hoàn thiện, các phƣơng tiện vận tải đƣợc trang bị ngày càng hiện đại theo
hƣớng chất lƣợng cao, tăng cƣờng kết nối dịch vụ du lịch, giao thƣơng hàng hóa
giữa vùng ĐBSCL với các địa phƣơng trong và ngoài nƣớc, hƣớng đến mục tiêu trở
thành đầu mối quan trọng về giao thông vận tải nội vùng và liên vận quốc tế.
Sản xuất nông nghiệp
Tiếp tục phát triển nhân rộng mô hình cánh đồng lớn, tăng cƣờng sử dụng các giống
lúa đặc sản, nâng cao chất lƣợng và giá trị; hình thành sự liên kết từ khâu sản xuất
đến tiêu thụ, nâng cao hiệu quả và ổn định trong sản xuất. Tình hình sản xuất các vụ
lúa trong năm đạt khá, diện tích lúa cả năm xuống giống đƣợc 232.335 ha, vƣợt
6,7% KH, bằng 98,2% so năm trƣớc; ƣớc sản lƣợng cả năm đạt 1,423 triệu tấn, vƣợt
10


13% KH, tăng 3,9% so năm trƣớc. Giám sát chặt chẽ chăn nuôi, thực hiện tiêm
phòng thƣờng xuyên, định kỳ, kiểm soát dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm, nên
chƣa phát hiện dịch bệnh lớn xảy ra. Phát triển nuôi thủy sản theo tiêu chuẩn vệ

sinh, an toàn thực phẩm nhƣ: GlobalGAP, VietGAP… tăng giá trị hàng hóa, ƣớc cả
năm diện tích nuôi thủy sản 13.190 ha, vƣợt 1,5% kế hoạch, tăng 2,5% so năm
trƣớc; tổng sản lƣợng thủy sản nuôi thu hoạch đạt 193.316 tấn, vƣợt 4,5% kế hoạch,
tăng 6,7% so năm trƣớc; sản lƣợng thủy sản khai thác 5.000 tấn, đạt 100% KH,
giảm 17,1%.
1.5.3 Tình hình kinh tế- xã hội của quận Ninh Kiều, quận Ô Môn và huyện
Phong Điền
Tình hình kinh tế - xã hội quận Ninh Kiều
Năm 2014, quận Ninh Kiều thực hiện đạt và vƣợt 14/14 chỉ tiêu kinh tế - xã hội.
Tốc độ tăng trƣởng ƣớc đạt 19,43%; GDP bình quân đầu ngƣời ƣớc đạt trên 3.812
USD; thƣơng mại, dịch vụ tiếp tục là ngành kinh tế mũi nhọn của quận và tăng
trƣởng khá, phát triển đa dạng về ngành nghề, phong phú về quy mô; chất lƣợng
hàng hóa và dịch vụ đƣợc nâng cao phục vụ tốt nhu cầu của nhân dân. Tổng thu
ngân sách đƣợc 635.771 triệu đồng, đạt 103,22%. Ƣớc vốn đầu tƣ toàn xã hội trên
địa bàn 7.300 tỉ đồng, đạt 117,74% so với chỉ tiêu HĐND giao. Công tác lập lại trật
tự, kỷ cƣơng đô thị gắn với chỉnh trang đô thị có nhiều chuyển biến tích cực; nhiều
công trình hoàn thành đƣa vào sử dụng. Lĩnh vực văn hóa - xã hội có nhiều chuyển
biến rõ nét; công tác chính sách - xã hội, giảm nghèo, giải quyết việc làm, giáo dục
đào tạo, chăm sóc sức khỏe nhân dân đƣợc quan tâm. Tình hình an ninh chính trị,
trật tự an toàn xã hội đƣợc giữ vững.
Tình hình kinh tế - xã hội quận Ô Môn
Năm 2014, quận Ô Môn có 12 chỉ tiêu đạt và vƣợt kế hoạch, 1 chỉ tiêu chƣa đạt kế
hoạch là tỷ lệ hộ sử dụng nƣớc hợp vệ sinh. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế của quận đạt
13,7%; thu nhập bình quân đầu ngƣời đạt 39,1 triệu đồng/ngƣời/năm; giá trị sản
xuất công nghiệp thực hiện đƣợc trên 10.594 tỉ đồng; tổng doanh thu bán lẻ hàng
hóa và dịch vụ ƣớc đạt 3.726, 4 tỉ đồng. Diện tích sản xuất lúa thực hiện đƣợc
15.857 ha, sản lƣợng đạt 89.387 tấn, đạt 100,4% kế hoạch; công tác chăn nuôi gia

11



cầm, thủy sản và phòng chống dịch bệnh cũng đƣợc quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt.
Tổng thu ngân sách đạt 480,7 tỉ đồng; tổng chi ngân sách là 461,4 tỉ đồng.
Tình hình kinh tế - xã hội huyện Phong Điền
Năm 2014, hầu hết các chỉ tiêu KT - XH, quốc phòng, anh ninh của huyện Phong
Điền đều đạt và vƣợt kế hoạch. Sản lƣợng thu hoạch lúa đƣợc 62.008,4 tấn, đạt
114,64% kế hoạch; sản lƣợng thu hoạch rau, màu đạt 36.781 tấn, đạt 106,5% kế
hoạch; sản lƣợng cây ăn trái thu hoạch đạt 70.500 tấn, đạt 111% kế hoạch. Ƣớc giá
trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp đạt 917,52 tỉ đồng, tăng 9,70%.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ đƣợc 1.649 tỉ đồng, đạt 110,67%
kế hoạch. Huyện Phong Điền cũng đẩy mạnh xúc tiến thƣơng mại thông qua các
chƣơng trình đƣa hàng Việt về nông thôn; tăng cƣờng công tác quảng bá du lịch
Phong Điền. Trong năm 2014, các khu du lịch trên địa bàn huyện tiếp đón 471.405
lƣợt khách, trong đó có khoảng 10% khách quốc tế, tổng doanh thu ƣớc đạt khoảng
46,4 tỉ đồng, tăng 1,2 lần so với năm 2013. Chính sách an sinh xã hội, công tác quốc
phòng, an ninh đƣợc giữ vững.
1.6 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.6.1 Phƣơng pháp luận
1.6.1.1 Hành vi tiêu dùng và chiến lược Marketing
Ngƣời tiêu dùng
Theo Tạ Thị Hồng Hạnh (2009), ngƣời tiêu dùng là ngƣời cuối cùng sử dụng, tiêu
dùng hàng hóa, ý tƣởng, dịch vụ nào đó. Ngƣời tiêu dùng cũng đƣợc hiểu là ngƣời
mua hoặc ra quyết định nhƣ ngƣời tiêu dùng cuối cùng. Ngƣời tiêu dùng mua hàng
sẽ có một lúc ba vai trò khác nhau: thứ nhất, với tƣ cách là ngƣời sử dụng sản phẩm,
quan tâm tới các đặc trƣng của sản phẩm và cách sử dụng hàng hóa tối ƣu; thứ hai,
với tƣ cách là ngƣời trả tiền để mua sản phẩm, ngƣời tiêu dùng quan tâm đến giá cả
của các loại hàng hóa và giới hạn ngân sách dành cho tất cả các loại hàng hóa khác
nhau; thứ ba, với tƣ cách là ngƣời mua hàng hóa, ngƣời tiêu dùng quan tâm đến
phƣơng thức mua hàng.


12


Hành vi tiêu dùng
Cũng theo Tạ Thị Hồng Hạnh (2009), hành vi tiêu dùng là những suy nghĩ và cảm
nhận của con ngƣời trong quá trình mua sắm và tiêu dùng. Hành vi tiêu dùng là
năng động và tƣơng tác vì nó chịu tác động bởi những yếu tố từ môi trƣờng bên
ngoài và có sự tác động trở lại đối với môi trƣờng ấy. Hành vi tiêu dùng bao gồm
các hoạt động: mua sắm, sử dụng và xử lý sản phẩm dịch vụ.
Các nhà tiếp thị cần nghiên cứu kỹ hành vi khách hàng nhằm mục đích nắm bắt
đƣợc nhu cầu, sở thích, thói quen của họ để xây dựng chiến lƣợc Marketing phù
hợp, từ đó thúc đẩy khách hàng mua sắm sản phẩm, dịch vụ của mình. Ngoài ra, các
nhà tiếp thị cũng rất quan tâm đến việc tìm hiểu xem những khách hàng có thấy
đƣợc các lợi ích của sản phẩm họ đã mua hay không (kể cả các lợi ích xã hội nếu
có) và họ cảm nhận, đánh giá nhƣ thế nào sau khi mua sắm và sử dụng sản phẩm.
Bởi vì những tất cả những vấn đề này sẽ tác động đến lần mua sắm sau và thông tin
truyền miệng về sản phẩm của họ tới những khách hàng khác.

Cấu trúc nhân khẩu
học và hộ gia

Hành vi mua sắm
và sử dụng

đình

Nhu cầu, cảm xúc,
giá trị và tính cách

Sự hiểu biết về

hành vi NTD

Những tác động của
nhóm

Điều chỉnh
chính sách để
bảo vệ quyền
lợi ngƣời tiêu
dùng

Chiến lƣợc
Marketing
nhằm thỏa
mãn khách
hàng mục tiêu

Xử lý thông tin và ra
quyết định

Hình 1.1: Sơ đồ tác động hành vi tiêu dùng của khách hàng (Hạnh, 2009)
Hình 1.1 cho thấy, hành vi khách hàng bao gồm những hành vi có thể quan sát đƣợc
nhƣ số lƣợng đã mua sắm, mua khi nào, mua với ai, những sản phẩm đã mua đƣợc
dùng nhƣ thế nào; những hành vi không thể quan sát đƣợc nhƣ những giá trị của
khách hàng, những nhu cầu và sự nhận thức của cá nhân, những thông tin gì ngƣời
tiêu dùng đã ghi nhớ, họ thu thập và xử lý thông tin nhƣ thế nào, họ đánh giá các
13



×