Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

Hướng dẫn đồ án tổ chức thi công nhà nhiều tầng bê tông cốt thép toàn khối lập kế hoạch thời gian (tiến độ) và kế hoạch nguồn lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.18 MB, 24 trang )

Hướng dẫn đồ án tổ chức thi công nhà nhiều tầng bê tông cốt thép
toàn khối/Lập kế hoạch thời gian (tiến độ) và kế hoạch nguồn lực
Tủ sách mở Wikibooks

< Hướng dẫn đồ án tổ chức thi công nhà nhiều tầng bê tông cốt thép toàn khối
Tác giả:--Doãn Hiệu

Mục lục
1

Mở đầu

2

Chương I: Giới thiệu phương pháp sơ đồ mạng nút quan hệ PDM
2.1
1.Thành phần cấu tạo của một sơ đồ mạng PDM
2.1.1
1.1.Cấu trúc cơ bản nhất của một nút công việc
2.1.2
1.2.Các kiểu liên hệ phụ thuộc giữa các công việc liền trước (hay kế sau) với nhau
2.1.3
1.3.Các kiểu ràng buộc công việc trên trục thời gian

3

2.2

2.Lý thuyết tính toán sơ đồ mạng PDM
2.2.1
2.1.Tính lượt đi với hạn sớm


2.2.2
2.2.Tính lượt về với hạn muộn

2.3

3.Đường găng trong sơ đồ mạng PDM

Chương II: Tổng quan về các phương pháp tổ chức thực hiện công việc
3.1
1.Phân loại các mối quan hệ công việc
3.1.1
1.1.Phân loại quan hệ công việc theo thời điểm khởi kết
3.1.2
1.2.Phân loại quan hệ công việc theo tính chất quan hệ
3.1.2.1
1.2.1.Quan hệ công việc theo chiều chuyên môn
3.1.2.2
1.2.2.Quan hệ công việc theo chiều công nghệ
3.1.2.3
1.2.3.Quan hệ công việc theo điều kiện chuyển đợt
3.1.3

4

1.3.Phân loại các phương pháp tổ chức thực hiện công việc

Chương III: Phương pháp tổ chức theo dây chuyền
4.1
1.Phân loại dây chuyền chuyên môn hóa và thể hiện chúng gắn với các mối quan hệ công việc
4.1.1

1.1.Dây chuyền chuyên môn hóa không nhịp nhàng
4.1.1.1
1.1.1.Ghép sát dây chuyền sản xuất không nhịp nhàng
4.1.2
4.1.3

1.2.Dây chuyền chuyên môn hóa nhịp nhàng
1.3.Dây chuyền chuyên môn hóa nhịp bội

5

Chương IV: Phương pháp tổ chức theo tổ đội chuyên nghiệp

6

Chương V: Phương pháp tổ chức theo gói công việc

7

Kết luận và kiến nghị

8

Cách lập Cơ cấu phân chia công việc cho dự án thi công nhà nhiều tầng bê tông cốt thép toàn khối
8.1
lập danh mục công việc theo logic công nghệ

Mở đầu
Phương pháp tổ chức theo dây chuyền truyền thống (đã được viết trong các giáo trình tổ chức xây dựng ở Việt Nam) hiện không gắn
kết với các cách thể hiện tiến độ hiện đại như phần mềm quản lý Microsoft Project, hay phần mềm Primavera, những phần mềm dựa

trên căn bản là sơ đồ mạng đường găng theo quan hệ PDM (Precedence Diagram Method). Điều này thường làm các bản tiến độ của
phương pháp tổ chức theo dây chuyền (thể hiện trên sơ đồ xiên) thường bị sơ cứng khó điều chỉnh (Tracking and Leveling Resource)
và kiểm soát (Schedule Control) trong quá trình thực hiện. Các dự án xây dựng ngoài cách tổ chức theo phương pháp dây chuyền (là

Lập danh mục công việc cho dự án
thi công phần thân nhà nhiều tầng
bê tông cốt thép toàn khối.

phương pháp tổ chức thực hiện công việc, quan tâm nhiều tới tính chuyên môn của tổ đội, tính cố định biên chế tổ đội, và tính hoạt
động liên tục theo thời gian của tổ đội chuyên môn) chúng còn được tổ chức theo một cách thức khác, mà cách thức tổ chức này gắn
liền với lý thuyết quản lý dự án, lại không theo lý thuyết tổ chức thực hiện công việc theo dây chuyền (không chú trọng đến tính chuyên môn và tính cố định biên chế của tổ đội
nhân vật lực thực hiện). Cần thiết phải nghiên cứu và xây dựng định nghĩa nhóm phương pháp tổ chức mới (nằm ngoài các phương pháp tổ chức truyền thống: là tổ chức theo dây
chuyền, tổ chức tuần tự, tổ chức song song) này. Cách thể hiện tiến độ bằng sơ đồ mạng đường găng mũi tên công việc (ADM) vẫn đang được dùng phổ biến trong các giáo trình tổ
chức xây dựng hiện hành, mặc dù có thể làm cho tiến độ có thể được điều chỉnh linh hoạt nhờ điều chỉnh dự trữ công việc và đường găng, nhưng do chỉ dựa trên một mối quan hệ
giữa các công việc là quan hệ tuần tự thuận (kết thúc-bắt đầu, FS), và phải dùng đến các công việc ảo (Dummy Activity) hay công tác ảo (Dummy Task) để thể hiện tất cả các kiểu
mối quan hệ trong thực tế khác với kiểu mối quan hệ tuần tự thuận FS, dẫn đến tiến độ thể hiện dưới dạng này rất cồng kềnh và đồ sộ không thể thể hiện được cho những dự án
vừa và lớn. Hiện sơ đồ mạng đường găng theo quan hệ PDM (Precedence Diagram Method), đang được dùng làm cơ sở cho các phần mềm Microsoft Project, hay Primavera, khắc
phục được nhược điểm này của sơ đồ mạng đường găng mũi tên công việc (ADM), nhưng lại chưa được đưa vào giáo trình Tổ chức xây dựng.

Chương I: Giới thiệu phương pháp sơ đồ mạng nút quan hệ PDM
Sơ đồ mạng là một trong những phương pháp thể hiện tiến độ. Phương pháp Sơ đồ mạng theo quan hệ PDM (tiếng Anh: Precedence Diagram Method), hay Sơ đồ mạng PDM, Sơ
đồ mạng nút PDM hoặc Phương pháp Sơ đồ mạng quan hệ, là một công cụ để lập phần kế hoạch tiến độ của bản kế hoạch dự án. Nó là một phương pháp xây dựng bản tiến độ
dự án sơ đồ mạng theo phương pháp Đường găng (CPM), mà các phần tử chính là các hộp thông tin công việc, được gọi là các nút công việc, để đại diện cho các công việc (hay
công tác) và kết nối chúng với nhau bằng những mũi tên để thể hiện sự phụ thuộc giữa các công việc liền trước hay kế tiếp với nhau.


1.Thành phần
cấu tạo của
một sơ đồ
mạng PDM

1.1.Cấu trúc cơ bản
nhất của một nút
công việc

Tiến độ của dự án xây dựng nhà nhiều tầng lập theo phương pháp tổ chức thực hiện công việc theo gói công việc.

Một hộp thông tin công việc hay một nút công việc trong sơ đồ mạng PDM, tối thiểu phải bao gồm các thông số công việc sau: chỉ số định danh công việc, chỉ số ID, cũng chính là
thứ tự khai báo các công việc theo một danh mục phân chia công việc có tính logic của việc thực hiện chúng (danh mục đó được gọi là Cơ cấu phân chia công việc (WBS)). Thời
lượng công việc (duration), hay thời lượng, ký hiệu là T, là thời gian cần thiết để thực hiện mỗi công việc (hay công tác). Thời điểm khởi sớm (còn gọi là ngày khởi công sớm, hay
ngày bắt đầu sớm, (vì đơn vị phổ thông của lịch tiến độ là ngày)), ký hiệu là BS, là thời điểm sớm nhất có thể để bắt đầu (khởi công) một công tác (hay công việc). Thời điểm khởi
muộn (còn gọi là ngày khởi muộn), ký hiệu là BM, là thời điểm muộn nhất (hay trễ nhất) có thể để bắt đầu một công việc (hay công tác). Thời điểm kết sớm hay thời điểm hoàn
thành sớm (còn gọi là ngày kết sớm), ký hiệu là KS, là thời điểm hoàn thành (tức là kết thúc việc thực hiện) sớm nhất có thể của một công việc (hay công tác). KS = BS + T. Thời
điểm kết muộn hay thời điểm hoàn thành muộn (còn gọi là ngày kết muộn), ký hiệu là KM, là thời điểm hoàn thành muộn nhất (hay trễ nhất) có thể của một công việc (hay công
tác). KM = BM + T. Các thông số sự kiện: Thời điểm khởi sớm BS và Thời điểm kết sớm KS, có sự liên hệ chặt chẽ với nhau qua thời gian công việc T, nên được xếp chung là Hạn
sớm của công việc. Các thông số sự kiện: Thời điểm khởi muộn BM và Thời điểm kết muộn KM, có sự liên hệ chặt chẽ với nhau qua thời gian công việc T, nên được xếp chung là
Hạn muộn của công việc.

1.2.Các kiểu liên hệ phụ thuộc giữa các công việc liền trước (hay kế sau) với nhau
Có tất cả 4 kiểu mối quan hệ giữa các công việc trong sơ đồ mạng PDM, đó cũng chính là 4 dạng mũi tên liên hệ giữa các công việc:
Liên hệ SS (hay quan hệ SS), (Start to Start), bắt đầu tới bắt đầu, là mối liên hệ mà thời điểm khởi sớm của công việc liền trước liên quan (quyết định) tới thời điểm khởi sớm của
công việc kề sau, và thời điểm khởi muộn của công việc kề sau liên quan tới thời điểm khởi muộn của công việc liền trước, với một độ trễ thời gian nhất định. Tóm lại, theo kiểu
liên hệ này thì việc bắt đầu của công việc liền trước liên quan trực tiếp với việc bắt đầu của công việc liền sau. Đây là mối liên hệ mang tính chất tổ chức thực hiện song song
(toàn bộ hay một phần (tức tổ chức thực hiện (hay tổ chức thi công) theo phương pháp dây chuyền)) giữa hai công việc liền trước và liền sau. Đây là một trong hai kiểu liên hệ song
song phổ biến.


Liên hệ FF (hay quan hệ FF), (Finish to Finish), kết thúc tới kết thúc, là mối liên hệ mà thời điểm kết sớm của công việc liền trước
liên quan (quyết định) tới thời điểm kết sớm của công việc kề sau, và thời điểm kết muộn của công việc kề sau liên quan tới thời
điểm kết muộn của công việc liền trước, với một độ trễ thời gian nhất định. Tóm lại, theo kiểu liên hệ này thì việc kết thúc của công
việc liền trước liên quan trực tiếp với việc kết thúc của công việc liền sau. Đây là mối liên hệ mang tính chất tổ chức thực hiện song

song (hay tổ chức thi công song song, một cách toàn bộ hay một phần (tức tổ chức thực hiện theo phương pháp dây chuyền)) giữa hai
công việc liền trước và liền sau. Đây là một trong hai kiểu liên hệ song song phổ biến.
Liên hệ FS (hay quan hệ FS), (Finish to Start), kết thúc tới bắt đầu, là mối liên hệ mà thời điểm kết sớm của công việc liền trước liên
quan (quyết định) tới thời điểm khởi sớm của công việc kề sau, và thời điểm khởi muộn của công việc kề sau liên quan tới thời điểm
kết muộn của công việc liền trước, với một độ trễ thời gian nhất định. Tóm lại, theo kiểu liên hệ này thì việc kết thúc của công việc
liền trước liên quan trực tiếp với việc bắt đầu của công việc liền sau. Đây là mối liên hệ mang tính chất tổ chức thực hiện tuần tự
giữa hai công việc liền trước và liền sau. Mối liên hệ này cũng là phổ biến nhất trong thực tế thực hiện dự án, và đây cũng là kiểu
quan hệ giữa các công việc được đặt mặc định sẵn trong phần mềm Microsoft Project.
Liên hệ SF (hay quan hệ SF), (Start to Finish), bắt đầu tới kết thúc, là mối liên hệ mà thời điểm khởi sớm của công việc liền trước
liên quan (quyết định) tới thời điểm kết sớm của công việc kề sau, và thời điểm kết muộn của công việc kề sau liên quan tới thời
điểm khởi muộn của công việc liền trước, với một độ trễ thời gian nhất định. Tóm lại, theo kiểu liên hệ này thì việc bắt đầu của
công việc liền trước liên quan trực tiếp với việc kết thúc của công việc liền sau. Mối liên hệ này là hiếm gặp nhất trong thực tế thực
hiện dự án (vì dự án thông thường chỉ được tổ chức thực hiện công việc theo phương pháp tổ chức gói công việc, chủ yếu là chỉ có
kiểu mối quan hệ theo công nghệ mà không có kiểu mối quan hệ theo chuyên môn). Tuy nhiên, trong phương pháp tổ chức theo dây
chuyền, mối liên hệ này là điều kiện rất tốt để thể hiện kiểu quan hệ liên tục theo chiều chuyên môn trong một dây chuyền đơn (tức
công việc chuyên môn) có điểm ghép sát tới hạn với dây chuyền đơn phía trước, mà ở giữa hay cuối dây chuyền đơn đó. Các công tác
của tổ chuyên môn trên các phân đoạn phía trước điểm ghép sát tới hạn sẽ chỉ nối liền với nhau thành dây chuyền khi mà chúng được
khai báo bằng mối quan hệ SF+0 với công tác liền sau trên dây chuyền. Độ trễ (lag), là khoảng thời gian gián đoạn giữa các mốc bắt
đầu hay kết thúc của hai công việc có liên quan với nhau. So sánh với phương pháp sơ đồ xiên thể hiện tiến độ, độ trễ quyết định các
khoảng ghép sát của các công việc trước sau, tại các thời điểm bắt đầu và kết thúc của các công việc liền kề nhau. Độ trễ có thể có
giá trị > 0, = 0, hay < 0 (trường hợp độ trễ < 0 được gọi là độ vượt sớm).

1.3.Các kiểu ràng buộc công việc trên trục thời gian
Ngoài quan hệ giữa các công việc với nhau, trong sơ đồ mạng PDM, cũng như sơ đồ mạng ADM, công việc còn cần phải được khai
báo định vị trên trục thời gian bằng các mốc sự kiện của chúng. Trong sơ đồ mạng PDM, có 8 kiểu ràng buộc đối với công việc (tức
là các mối gắn kết định vị công việc) trên trục thời gian (working time). Trong đó 2 kiểu gắn tự do và 6 kiểu gắn công việc với một
mốc thời gian (công việc mốc) nào đó, đó là: Kiểu Sớm nhất có thể (As soon as possible), công việc được định vị trên trục thời gian
theo thời điểm khởi sớm, tức là theo hạn sớm, hay có nghĩa là công việc được bắt đầu ngay vào thời điểm sớm nhất có thể mà không
có ràng buộc gì nữa. Đây là kiểu tự nhiên nhất, phổ biến nhất, và là kiểu ràng buộc được mặc định ngay từ ban đầu trong sơ đồ mạng
PDM cũng như phần mềm Microsoft Project. "Móc treo" của công việc là thời điểm khởi sớm, được "thả trôi nổi" trên trục thời gian

Cơ cấu phân chia công việc (WBS)
cho một dự án xây dựng phần thân
nhà nhiều tầng bê tông cốt thép toàn
khối dược lấy làm ví dụ cho đồ án
Tổ chức thi công.

tùy theo quá trình tính toán sơ đồ mạng PDM đó. Kiểu Muộn nhất có thể (As late as possible), công việc được định vị trên trục thời
gian theo thời điểm khởi muộn, tức là theo hạn muộn, hay có nghĩa là công việc phải bị trì hoãn thời điểm bắt đầu càng lâu càng tốt.
"Móc treo" của công việc là thời điểm khởi muộn, được "thả trôi nổi" trên trục thời gian tùy theo quá trình tính toán sơ đồ mạng PDM
đó. Đây là kiểu phổ biến thứ 2 trong sơ đồ mạng PDM sau kiểu ràng buộc thứ nhất bên trên. Hai kiểu này chiếm toàn bộ các ràng
buộc công việc trong sơ đồ mạng PDM thông thường, khi không đặt ra một mốc "neo" công việc trên trục thời gian nào. Kiểu Kết
thúc không sớm hơn (Finish no earlier than), công việc được định vị trên trục thời gian theo thời điểm kết sớm vào một mốc thời gian
(công việc mốc). Kiểu Kết thúc không muộn hơn (Finish no later than), công việc được định vị trên trục thời gian theo thời điểm kết

muộn vào một mốc thời gian (công việc mốc). Kiểu Bắt đầu không sớm hơn (Start no earlier than), công việc được định vị trên trục thời gian theo thời điểm khởi sớm vào một mốc
thời gian (công việc mốc). Kiểu Bắt đầu không muộn hơn (Start no later than), công việc được định vị trên trục thời gian theo thời điểm khởi muộn vào một mốc thời gian (công việc
mốc). Kiểu Kết thúc đúng vào (Must Finish on), công việc được định vị trên trục thời gian theo thời điểm kết sớm và thời điểm kết muộn đúng vào một mốc thời gian (công việc
mốc). Kiểu Bắt đầu đúng vào (Must Start on), công việc được định vị trên trục thời gian theo thời điểm khởi sớm và thời điểm khởi muộn đúng vào một mốc thời gian (công việc
mốc).

2.Lý thuyết tính toán sơ đồ mạng PDM
Sơ đồ mạng quan hệ PDM là một loại sơ đồ mạng đường găng. Nên cũng gống như sơ đồ mạng theo phương pháp Đường găng khác là sơ đồ mạng mũi tên công việc ADM (Arrow
Diagramming Method), để tính được hết các thông số sự kiện của công việc, sơ đồ mạng PDM cũng được tính toán với hai lượt: lượt đi (tính toán các thời hạn sớm (hạn sớm)) và
lượt về (tính toán các thời hạn muộn (hạn muộn)).

2.1.Tính lượt đi với hạn sớm
Mỗi loại công việc liền trước g quan hệ với công việc i liền sau theo quan hệ FS. Với LgiFS là độ trễ giữa hai công việc g và i. Mỗi loại công việc liền trước h quan hệ với công
việc i liền sau theo quan hệ SS. Với LhiSS là độ trễ giữa hai công việc h và i. Mỗi loại công việc liền trước k quan hệ với công việc i liền sau theo quan hệ FF. Với LkiFF là độ trễ
giữa hai công việc k và i. Mỗi loại công việc liền trước j quan hệ với công việc i liền sau theo quan hệ SF. Với LjiSF là độ trễ giữa hai công việc j và i.


BSi = max{(BSg + Tg + LgiFS), (BSh + LhiSS), (BSk + Tk + LkiFF – Ti), (BSj + LjiSF - Ti)} = max{(KSg + LgiFS), (BSh + LhiSS), (KSk
+ LkiFF – Ti), (BSj + LjiSF - Ti)}
KSi = BSi + Ti = max{(KSg + LgiFS + Ti), (BSh + LhiSS + Ti), (KSk + LkiFF), (BSj + LjiSF)}
Với mọi loại công việc g, h, k, j liền trước công việc i. (Các mũi tên quan hệ giữa công việc i với mọi công việc g, h, k, j là tất cả, đều hướng về công việc i.)

2.2.Tính lượt về với hạn muộn


Mỗi
loại
công
việc
liền sau
p quan
hệ với
công
việc

i

liền
trước
theo
quan hệ
FS. Với
LipFS là
độ trễ
giữa hai
công
việc



i
p.

Mỗi
loại
công
việc
liền sau
q quan
hệ với
công
việc

i

liền
trước
theo

Một bản mẫu đồ án Tổ chức thi công.

quan hệ
SS. Với LiqSS là độ trễ giữa hai công việc i và q. Mỗi loại công việc liền sau m quan hệ với công việc i liền
trước theo quan hệ FF. Với LimFF là độ trễ giữa hai công việc i và m. Mỗi loại công việc liền sau n quan hệ
với công việc i liền trước theo quan hệ SF. Với LinSF là độ trễ giữa hai công việc i và n.

Hình 1.1. Quan
hệ SS


BMi = min{(BMp – LipFS – Ti), (BMq – LiqSS), (BMm + Tm – LimFF – Ti), (BMn + Tn
- LinSF)} = min{(BMp - LipFS – Ti), (BMq - LiqSS), (KMm – LimFF – Ti), (KMn LinSF)}
KMi = BMi + Ti = min{(BMp - LipFS), (BMq - LiqSS + Ti), (KMm – LimFF), (KMn LinSF + Ti)}

Cách tính sơ đồ mạng nút quan hệ
PDM.

Với mọi loại công việc p, q, m, n liền sau công việc i. (Các mũi tên quan hệ giữa công việc i với mọi công
việc p, q, m, n là tất cả, đều hướng ra khỏi công việc i.)

3.Đường găng trong sơ đồ mạng PDM
Đường găng (critical path) là đường xuyên mạng đi từ thời điểm khởi công dự án tới thời điểm kết thúc dự án có tức là tổng thời lượng thực hiện của các
công việc (duration) thuộc đường này là lớn nhất, qua các công việc (công tác (task)) có dự trữ toàn phần bằng 0 gọi là các công việc găng (critical task). Dự
trữ thời gian công việc (float), hay còn gọi là dự trữ toàn phần (total float), là khoảng thời gian dư thừa (nếu có), ngoài thời lượng thực hiện công việc
Hình 1.2. Quan
hệ FF

(Duration), nằm giữa thời điểm bắt đầu sớm nhất có thể và thời điểm kết thúc muộn nhất có thể của mỗi công việc (công tác), mà cho phép công việc có
thể trì hoãn thời điểm bắt đầu hay kéo dài thời lượng thực hiện công việc mà không làm thay đổi hai thời hạn trên của công việc, và do đó không ảnh hưởng
đến thời điểm kết thúc của toàn dự án. Dự trữ chính là khoảng thời gian để công việc có thể "trôi nổi" bên trong hai mốc giới hạn thời gian là: Thời điểm
khởi sớm nhất có thể và thời điểm kết muộn nhất có thể của công việc. Giữa hai thời điểm bắt đầu sớm nhất có thể và thời điểm kết thúc muộn
nhất có thể của mỗi công việc (công tác) găng chỉ, thì thời lượng công tác đã chiếm hết và không còn lượng dự trữ nào nữa. Dự trữ toàn phần trong
sơ đồ mạng PDM được tính bằng: DTij = KMij - KSij = BMij - BSij.

Hình 1.3. Quan hệ FS

Trong sơ đồ mạng nút PDM (cũng như mạng nút khác), do các thông số sự kiện khởi-kết được đưa về tới từng công việc (không còn dự trữ sự
kiện chung của một nhóm công việc quanh mỗi sự kiện nữa), nên không xác định tách biệt được các dự trữ thời gian thành phần của công việc: dự
trữ tự do, dự trữ độc lập, dự trữ riêng. Mà chỉ xác định được các dự trữ toàn phần theo công thức xác định ở trên cho mỗi công việc (task). Các


công việc không găng (tức là có dự trữ) mà nằm ở đầu mỗi nhánh đường xuyên mạng thì sẽ có dự trữ toàn phần lớn nhất gồm dự trữ riêng của nó và cả phần dự trữ tự do của tất cả
các công việc phía sau thuộc nhánh đường xuyên mạng đó. Mọi công việc không găng nằm ở cuối nhánh đường xuyên mạng có dự trữ toàn phần chỉ là phần dự trữ riêng của chính
nó. Sơ đồ mạng nút quan hệ PDM có ưu điểm vượt trội hơn hẳn sơ đồ mạng mũi tên công việc ADM (loại sơ đồ mạng đường găng truyền thống) ở những điểm sau. Thứ nhất, nó
có đầy đủ mọi loại mối quan hệ công việc theo thời điểm khởi kết, tồn tại trong tiến độ thực tế, mà gồm 4 kiểu được chia thành 2 nhóm song song (cái mà sơ đồ mạng ADM không
có) và tuần tự. Trong khi, sơ đồ mạng ADM chỉ có thể thể hiện theo kiểu mối quan hệ tuần tự thuận và không có độ trễ (kết thúc-bắt đầu ngay), và phải dùng đến công tác (công
việc) ảo để tìm cách thể hiện các dạng mối quan hệ công việc song song, làm cho sơ đồ mạng Mũi tên công việc ADM rất cồng kềnh và phức tạp. Mặt khác, số lượng công tác
trong sơ đồ mạng ADM còn bị nhiều lên bởi phải dung các công việc chờ để biểu diễn các gián đoạn kỹ thuật, cái mà được sơ đồ mạng quan hệ PDM giải quyết bằng độ trễ một
cách gọn gàng trong quá trình tính toán mà không chiếm nhiều không gian thể hiện sơ đồ. Thứ hai, sơ đồ mạng mũi tên công việc dùng mũi tên làm phần tử chính để thể hiện công


việc, gây ra việc bắt buộc chúng không
được giao cắt. Việc lập sơ đồ mạng
mũi tên công việc là cả vấn đề phức
tạp cần phải có gần chục quy tắc lập
phức tạp, trong khi việc lập sơ đồ
mạng nút quan hệ PDM rất đơn giản
chỉ với 4 kiểu mũi tên quan hệ xác định
và không cần quy tắc lập ngoài trình tự
Hình 1.4. Quan
hệ SF

quan hệ liền trước (predecessors) hoặc
quan hệ liền sau (successors) được xác
định trong bảng Cơ cấu phân chia công
việc WBS. Vấn đề xác định trình tự

quan hệ liền trước hay sau không nằm ở sơ đồ mạng PDM, mà
nằm ở khâu xác định cơ cấu phân chia công việc. Nhược điểm
duy nhất của PDM so với ADM, là việc tính toán có vẻ phức

tạp hơn, do có 4 kiểu mối quan hệ thay vì một kiểu duy nhất
của sơ đồ mạng mũi tên công việc, làm công thức tính sơ đồ
mạng PDM cồng kềnh, nhưng khối lượng tính toán cho từng
phần tử công việc cũng chẳng vì thế mà nhiều lên. Mặt khác,
việc tính toán sơ đồ mạng PDM được chuyển cho các chương
trình phần mềm tính toán trên máy vi tính (Mcrosoft Project,
Primavera), nên không là vấn đề lớn nữa. Sơ đồ mạng nút quan
hệ PDM cũng ưu việt hơn sơ đồ mạng nút cổ điển là sơ đồ

Hình 1.5. Chuyển đổi giữa sơ đồ mạng PDM và sơ đồ ngang Gant (Gantt chart) trong phần mềm
Microsoft project 2003. Đường tiến độ ban đầu (base line), (nằm bên dưới) trong dạng sơ đồ ngang
Gantt, thể hiện mọi công việc có kiểu ràng buộc "Sớm nhất có thể", và đường tiến độ điều chỉnh
(tracking), (nằm bên trên) trong sơ đồ ngang, thể hiện mọi công việc theo kiểu "Muộn nhất có thể". Độ
vênh giữa hai đường Base line và đường tracking của các công việc (công tác) không găng chính là dự
trữ toàn phần của các công việc đó.

mạng nút MPM (Metra potential method), phương pháp sơ đồ
mạng đường găng của người Pháp, mà đã được giới thiệu về
cấu tạo và thuật giải trong các cuốn Các phương pháp sơ đồ
mạng trong xây dựng và Tổ chức xây dựng 1-Lập kế hoạch, tổ
chức và chỉ đạo thi công. Trong sơ đồ mạng nút quan hệ, giữa
một cặp hai nút công việc chỉ có một kiểu mối quan hệ duy
nhất trong 4 kiểu mối quan hệ công việc, thay vì có thể có hai
quan hệ ngược chiều nhau giữa hai nút công việc của sơ đồ
mạng nút MPM. Và do có vừa đủ số mối quan hệ phù hợp với
thực tế nên việc tính toán sơ đồ mạng quan hệ PDM không bị
chia làm nhiều trường hợp phức tạp như việc tính toán sơ đồ
mạng MPM (được đưa ra trong cuốn Tổ chức xây dựng 1).

Chương II: Tổng quan về các

phương pháp tổ chức thực hiện
công việc
Phương pháp tổ chức thực hiện công việc, gọi chính xác là các
phương pháp tổ chức thực hiện công việc (trong quản lý dự
án), trong sản xuất gọi là các phương pháp tổ chức sản xuất

Hình 1.6. Cách tính sơ đồ mạng nút quan hệ PDM.

(dự án sản xuất), trong sản xuất xây dựng hay dự án thầu
khoán xây dựng gọi là các phương pháp tổ chức thi công (tức là
các phương pháp tổ chức thực thi công việc tại công trường).
Các phương pháp tổ chức thực hiện công việc là các phương
pháp bố trí sắp xếp việc thực hiện các công việc trong một dự
án (chính trị xã hội, dịch vụ, sản xuất nông nghiệp, đầu tư xây
dựng) hay một nhà máy sản xuất công nghiệp, theo thời gian và
không gian thực hiện và bằng những nguồn tài nguyên đầu vào,
nhằm đạt mục đích của dự án (đối với sản xuất là ra được sản
phẩm đem lại lợi nhuận,...). Các phương pháp tổ chức thực
hiện công việc thực chất các phương pháp được áp dụng vào
hai khâu của quá trình quản lý là: lập kế hoạch và điều chỉnh
kế hoạch (không bao gồm khâu theo theo dõi kiểm tra kế
hoạch), nhưng là những phương pháp tác động đồng bộ vào 2
loại kế hoạch là kế hoạch thời gian (tức tiến độ) và kế hoạch
nguồn lực trong quản lý dự án và quản lý sản xuất. Thực chất,
các phương pháp tổ chức thực hiện công việc chính là các
phương pháp tổ chức cái Cơ cấu phân chia công việc (WBS).

Hình 1.7. Dự trữ công việc trong sơ đồ mạng PDM và sơ đồ mạng ADM.

Các phương pháp tổ chức thi công sẽ làm rõ một dự án xây

dựng cần phải phân chia chi tiết đến cấp độ công việc nào
(hạng mục, tầng, đợt thi công, hay chi tiết đến từng công tác trên phân đoạn thi công)? Phương pháp tổ chức thi công theo dây chuyền truyền thống chia công việc đến cấp độ công
việc hoạt động trên phân đoạn và chia theo chuyên môn thành các công tác chuyên môn. Đồng thời, cốt lõi nhất của các phương pháp tổ chức thi công để trả lời câu hỏi: Quan hệ
giữa các công việc trong cơ cấu phân chia công việc nên được xác lập theo phương thức như thế nào?


1.Phân loại các mối quan hệ công việc
Phân loại chúng theo các cách khác nhau (theo thời điểm khởi
kết của các công việc (FS, SF, FF, SS) và theo tính chất quan hệ
công việc trong từng loại phương pháp tổ chức (các loại: quan
hệ công việc theo chiều logic công nghệ, quan hệ công việc
theo chiều chuyên môn hay quan hệ công việc theo tổ đội
chuyên môn, quan hệ công việc theo điều kiện chuyển đợt
chuyển tầng)).

1.1.Phân loại quan hệ công việc theo thời điểm khởi

Hình 1.8. Một bản tiến độ ví dụ của phần thân nhà nhiều tầng thể hiện bằng sơ đồ mạng PDM.

kết
Các phương pháp tổ chức thi công được phân biệt với nhau qua các mối quan hệ giữa các công việc. Các mối quan hệ công việc cho đến nay thường được phân loại theo điều kiện
quy định thời điểm bắt đầu và kết thúc công việc, thành 4 kiểu mối quan hệ của 2 công việc liền trước và liền sau nhau, là: Kết thúc tới Bắt đầu (tức là tuần tự thuận, FS), Bắt đầu
tới Bắt đầu (tức là song song cùng bắt đầu, SS), Kết thúc tới Kết thúc (tức là song song cùng về đích, FF), và Băt đầu tới Kết thúc (tức là tuần tự ngược, SF). Các mối quan hệ này
đều kèm theo độ trễ L (Lag), (độ trễ có thể = 0 (ngay lập tức), > 0 (trễ)). Độ trễ có thể có giá trị âm (còn gọi là độ vượt trước (Lead)), tuy nhiên độ trễ âm phải đảm bảo phản ánh
đúng điều kiện quan hệ công việc thông qua điểm ghép sát tới hạn của 2 công việc quan hệ, và trong trường hợp này luôn có thể và nên được chuyển đổi tương đương thành một
trong 4 loại mối quan hệ công việc khác, với giá trị độ trễ là không âm, thông qua điểm ghép sát tới hạn của hai công việc, mà vẫn phản ánh được đúng điều kiện quan hệ của 2
công việc đó. Cách phân loại mối quan hệ công việc này chưa nêu được sự khác nhau về mặt tính chất của các mối quan hệ công việc trong các phương pháp tổ chức thi công.
Chúng tôi đã xem xét và đưa ra cách phân loại mối quan hệ công việc trong các phương pháp tổ chức thi công theo tính chất quan hệ như sau.

1.2.Phân loại quan hệ công việc theo tính chất quan hệ


1.2.1.Quan hệ công việc theo chiều chuyên môn
Mối quan hệ công việc theo chuyên môn là mối quan hệ công việc trong mỗi tổ chuyên nghiệp có biên chế cố định. Với phương pháp tổ chức thi công theo dây chuyền thì trong cùng
một dây chuyền đơn, các mối quan hệ công việc trên các phân đoạn liên tiếp bắt buộc phải là các kiểu quan hệ tuần tự bắt đầu ngay không có độ trễ (tức là chỉ có một trong hai loại
mối quan hệ FS+0 (đối với những công tác nằm sau điểm ghép sát tới hạn với dây chuyền đơn phía trước) hoặc SF+0 (đối với những công tác nằm trước điểm ghép sát tới hạn với
dây chuyền đơn phía trước), ở đây độ trễ (Lag) L = 0). Các mối quan hệ công việc tuần tự trong mỗi một dây chuyền đơn không thể chuyển đổi được thành các kiểu mối quan hệ
song song, vì độ trễ của chúng L = 0 (để đảm bảo tính liên tục của dây chuyền đơn), và nếu có chuyển đổi thì mối quan hệ song song đó không phản ánh được tính chất tuần tự và
liên tục của quan hệ công việc trong dây chuyền đơn. Nếu độ trễ của quan hệ theo chiều chuyên môn L ≠ 0, thì sẽ có gián đoạn tổ chức dây chuyền giữa các công tác cùng chuyên
môn do một tổ chuyên nghiệp thực hiện. Khi đó phương pháp tổ chức dây chuyền sẽ chuyển thành phương pháp tổ chức theo tổ đội chuyên nghiệp. Trong phương pháp tổ đội
chuyên nghiệp có ở các công tác chuyên môn do một tổ chuyên nghiệp thực hiện, và thường là FS+0. Quan hệ theo chiều chuyên môn không có ở trong phương pháp tổ chức thực
hiện công việc theo gói công việc (công việc trọn gói hay khoán gọn).

1.2.2.Quan hệ công việc theo chiều công nghệ
Mọi phương pháp tổ chức thực hiện công việc đều hàm chứa loại mối quan hệ theo chiều công nghệ. Trong phương pháp dây chuyền, quan hệ công việc giữa dây chuyền đơn liên
tiếp thực hiện trên cùng một phân đoạn, cũng là các mối quan hệ tuần tự thuận (FS+L), chỉ khác là độ trễ L chính là điều kiện gián đoạn công nghệ, có thể bằng 0 khi không có điều
kiện gián đoạn công nghệ, hoặc > 0 khi có điều kiện gián đoạn công nghệ (ví dụ như: điều kiện gián đoạn chờ khô lớp trát để sơn tại cùng một phân đoạn hoàn thiện, hay điều kiện
gián đoạn tháo dỡ cốp pha khi không chất tải tại một phân đoạn bê tông dầm sàn). Có thể quy đổi quan hệ tuần tự giữa hai công tác thuộc 2 dây chuyền đơn liên tiếp hoạt động lần
lượt trên cùng một phân đoạn về mối quan hệ song song cùng bắt đầu SS nhưng với độ trễ Lss = Lfs + DA, với DA là thời lượng thực hiện của dây chuyền đơn liền trước trên phân
đoạn đang xét. Cũng tương tự về quan hệ song song cùng kết thúc FF với độ trễ Lff = Lfs + DB, với DB là thời lượng thực hiện của dây chuyền đơn liền sau trên phân đoạn đang
xét. Tuy cùng là kiểu quan hệ tuần tự, nhưng tính chất của hai loại mối quan hệ tuần tự nêu trên là khác nhau hoàn toàn: tính chất của mối quan hệ tuần tự trong nội bộ một dây
chuyền đơn là quan hệ công việc theo chuyên môn của một tổ chuyên môn với biên chế cố định làm việc tuần tự và liên tục từ phân đoạn này sang phân đoạn khác, còn tính chất của
mối quan hệ tuần tự giữa 2 dây chuyền đơn liên tiếp thực hiện trên cùng một phân đoạn là quan hệ theo logic công nghệ của hai công tác (tức là công việc trên phân đoạn) khác nhau
về chuyên môn nhưng nối tiếp nhau trong dây chuyền công nghệ (ví dụ như công tác cốp pha và công tác cốt thép trên một phân đoạn thi công bê tông sàn sườn toàn khối). Khi coi
các dây chuyền đơn của một dây chuyền chuyên môn hóa không nhịp nhàng hoạt động cùng trên một số lượng hữu hạn các phân đoạn (N phân đoạn) chỉ là một công việc chuyên
môn hoạt động trên một phân đoạn lớn bằng tổng số các không gian phân đoạn gộp lại (tức là không chia phân đoạn nữa), thì mối quan hệ theo chiều công nghệ của hai công việc
chuyên môn khác nhau (vốn là 2 dây chuyền đơn liền kề nhau) thực hiện trên không gian phân đoạn tổng, sẽ được quy đổi tương đương thành mối quan hệ song song cùng bắt đầu
(SS + Lss) với độ trễ Lss có giá trị là gián đoạn tại bước vào của 2 dây chuyền đơn tương ứng với điểm ghép sát tới hạn, hoặc quy đổi tương đương thành mối quan hệ song song
cùng kết thúc (FF + Lff) với độ trễ Lff có giá trị là gián đoạn tại bước ra của 2 dây chuyền đơn tương ứng với điểm ghép sát tới hạn.
Trong các phương pháp tổ chức thực hiện công việc khác (gồm cả phương pháp tổ chức theo tổ đội chuyên nghiệp lẫn phương pháp tổ chức theo gói công việc), quan hệ giữa các
công tác chuyên môn khác nhau nằm trong quy trình công nghệ, theo đúng bản chất logic công nghệ cũng là kiểu quan hệ tuần tự thuận FS (có thể có hoặc không có độ trễ L là gián

đoạn công nghệ trên không gian phân đoạn hay gói công việc), nhưng có thể chuyển đổi sang các kiểu quan hệ song song tương tự như trong phương pháp dây chuyền.

1.2.3.Quan hệ công việc theo điều kiện chuyển đợt
Trong xây dựng, đặc biệt là xây dựng nhà nhiều tầng, ta còn thấy một loại mối quan hệ công việc, có thể tồn tại trong tất cả các phương pháp tổ chức, mà loại mối quan hệ này liên
quan đến điều kiện mở mặt bằng của các đợt thi công theo chiều cao. Ví dụ, mối quan hệ giữa công tác lắp đặt cốt thép trong phân đoạn đầu tiên của đợt thi công các kết cấu đứng
(cột, tường) tầng trên với công tác đổ bê tông phân đoạn tương ứng bên dưới của đợt thi công các kết cấu nằm (dầm, sàn) tầng dưới theo điều kiện có mặt bằng (mở) và mặt bằng
đủ cường độ để được phép thi công bên trên. Hay tương ứng với điều kiện tháo cốp pha chịu lực khi có chất tải do việc thi công các tầng trên, dẫn đến có một mối quan hệ công
việc giữa việc tháo dỡ cốp pha chịu lực có (độ trễ đảm bảo) ở các phân đoạn tương ứng bên dưới các phân đoạn đang được đổ bê tông bên trên (theo điều 3.6.5.a và .b của TCVN
4453-1995 Khi tháo dỡ cốp pha ở các tấm sàn đổ bê tông toàn khối của nhà nhiều tầng nên thực hiện như sau: Giữ lại toàn bộ đà giáo và cột chống ở tấm sàn nằm kề dưới tấm sàn
sắp đổ bê tông. Tháo dỡ từng bộ phận cột chống cốp pha của tấm sàn phía dưới nữa và giữ lại các cột chống “an toàn” cách nhau 3m dưới các dầm có nhịp lớn hơn 4m.). Loại mối
quan hệ công việc theo điều kiện chuyển đợt chuyển tầng, khác với cả hai loại mối quan hệ công việc theo chuyên môn và theo công nghệ ở chỗ: loại mối quan hệ này lại liên kết
chéo giữa hai công tác vừa khác nhau về chuyên môn vừa không cùng hoạt động trên một không gian phân đoạn chung (mà hoạt động ở không gian khác nhau về độ cao theo tầng hay


đợt). Loại mối quan hệ này được biểu
diễn chính xác bằng các kiểu mối quan
hệ tuần tự (thuận FS hoặc nghịch SF) có
thể có độ trễ là gián đoạn công nghệ
chuyển đợt (ví dụ, thời gian để bê tông
sàn đạt cường độ để thi công tiếp bên
trên). Các công tác đặt điều kiện phải là
công tác kết thúc, công tác bị đặt điều
kiện phải là công tác bắt đầu, trong các
kiểu quan hệ tuần tự này.

1.3.Phân loại các phương pháp tổ
chức thực hiện công việc
Các giáo trình tổ chức xây dựng hiện
hành như: cuốn Tổ chức thi công xây
dựng (của Lê Hồng Thái), cuốn Tổ chức

xây dựng 1-Lập kế hoạch, tổ chức và chỉ
đạo thi công, đều đưa ra 3 phương pháp
tổ chức là: phương pháp tổ chức tuần tự,
phương pháp tổ chức song song, và
phương pháp tổ chức dây chuyền. Hai
phương pháp đầu là phương pháp tuần tự
và phương pháp song song là hai phương
pháp tổ chức sơ khai, mới chỉ là các
phương pháp tổ chức kế hoạch tiến độ
thuần túy, tức là bố trí sắp xếp các công
việc trên trục thời gian, mà không xem
xét tới tính chất nguồn lực thực hiện
công việc (nguồn nhân vật lực chuyên
nghiệp hạn chế hay không hạn chế, biên
chế cố định hay thay đổi). Do đó, chúng
chưa phải là những phương pháp tổ chức
thực hiện công việc hoàn chỉnh. Với sự
xuất hiện đầy đủ 4 kiểu mối quan hệ
giữa các công việc trong tổ chức thực
hiện, chúng tôi nhận thấy thực chất hai
phương pháp tổ chức sơ khai này thuần
túy chỉ là các mối quan hệ giữa các công
việc về mặt thời gian (đó là các kiểu mối
quan hệ tuần tự và các kiểu quan hệ song
song). Một số tài liệu còn đưa ra phương
pháp tổ chức so le (hay còn gọi là gối
tiếp), nhưng thực chất cũng chỉ thuần túy

Hình 2.1. Khai báo quan hệ công việc theo chiều công nghệ tại điểm ghép sát tới hạn giữa các dây chuyền đơn thành
phần.


là kiểu mối quan hệ song song với độ trễ
L ≠ 0 mà thôi. Đồng thời, chúng tôi nhận
thấy lý thuyết quản lý dự án hiện đại
thường lại tổ chức tiến độ không theo
phương pháp tổ chức theo dây chuyền,
mà thường tổ chức theo các gói công việc
(Work package) có thể được thực hiện
độc lập bởi các nhà thầu phụ khác nhau
với nguồn nhân vật lực không phụ thuộc
vào nhau và linh hoạt về biên chế tổ đội
chuyên môn trong thực hiện công việc.
Vậy thì đó có phải là một phương pháp
tổ chức thực hiện công việc hay không?
Qua nghiên cứu được trình bày dưới đây,

Hình 2.2. So sánh các phương pháp tổ chức thi công.

chúng tôi đưa ra việc phân chia các
phương pháp tổ chức thực hiện công
việc (các phương pháp tổ chức thi công) thành các phương pháp sau: Phương pháp tổ chức theo dây chuyền, Phương pháp tổ chức theo tổ đội chuyên nghiệp và Phương pháp tổ chức
theo gói công việc.

Chương III: Phương pháp tổ chức theo dây chuyền
Phương pháp tổ chức theo dây chuyền là trường hợp riêng của phương pháp tổ chức theo tổ đội chuyên nghiệp, mà trong nó các tổ đội chuyên nghiệp làm việc tuần tự và liên tục
trên các không gian phân đoạn, tạo nên các chuỗi liên tục các công tác cùng chuyên môn gọi là dây chuyền đơn. Phương pháp tổ chức theo dây chuyền là phương pháp tổ chức theo
các tổ đội chuyên môn (chuyên nghiệp) biên chế cố định hoạt động liên tục. Dây chuyền đơn vị chuyên môn, còn gọi là dây chuyền đơn, là một công việc chuyên môn được thực
hiện bởi duy nhất một tổ biên chế cố định nhân lực hay vật lực (máy móc), liên tục và tuần tự trên các không gian phân đoạn của công trình xây dựng. Điều quan trọng trong định



nghĩa này là, trong suốt quá trình thực hiện công việc chuyên môn của mình trên mọi không gian phân đoạn, tổ nhân vật lực chuyên nghiệp đó phải có biên chế cố định mà không bị
thay đổi. Mỗi phân công việc chuyên môn được thực hiện trên một phân đoạn gọi là công tác hay công việc chuyên môn trên phân đoạn. Một dây chuyền đơn mà thời lượng thực
hiện công tác chuyên môn trên mọi không gian phân đoạn mà nó hoạt động là như nhau thì được gọi là dây chuyền đơn đồng nhịp hay nhịp hằng. Khái niệm, sản phẩm của công việc
chuyên môn trên phân đoạn (công tác) trong lý thuyết tổ chức sản xuất dây chuyền tương đương với khái niệm giao phẩm trong quản lý dự án. Theo logic công nghệ, trên một không
gian phân đoạn các công việc chuyên môn được triền khai tuần tự nhau, nhưng có thể có hoặc không các gián đoạn công nghệ giữa chúng, gián đoạn này là khoảng thời gian chờ
công nghệ của công tác chuyên môn trước và nằm ngay sau thời lượng thực hiện công tác đó. Dù có hoặc không có gián đoạn công nghệ trên mỗi không gian phân đoạn, nhưng nếu
công tác chuyên môn sau bắt đầu tiến hành ngay sau kết thúc công tác trước hay gián đoạn công nghệ (nếu có) của công tác trước, thì hai công tác chuyên môn khác nhau đó vẫn được
coi là thực hiện tuần tự và liên tục công nghệ trên không gian phân đoạn đó. Khi đó hai công tác chuyên môn đó được gọi là ghép sát tới hạn với nhau trên không gian phân đoạn đó.
Hai dây chuyền đơn liên tiếp được gọi là ghép sát với nhau khi mà chúng hoạt động chung trên nhiều không gian phân đoạn (mỗi không gian phân đoạn hoạt động chung là một
không gian phân đoạn có tuần tự cả 2 dây chuyền đó hoạt động trên nó theo logic công nghệ), trong các không gian phân đoạn chung của chúng có ít nhất một không gian phân đoạn
chung mà trên đó công tác chuyên môn của hai dây chuyền ghép sát tới hạn với nhau. Trên các không gian phân đoạn chung còn lại không có sự ghép sát tới hạn, thì 2 công tác chuyên
môn của 2 dây chuyền đơn này, được gọi là ghép sát với nhau trên không gian phân đoạn hoạt động chung. Và giữa chúng tồn tại thêm một gián đoạn thời gian trên phân đoạn chung
ngoài gián đoạn công nghệ (nếu có) trên không gian phân đoạn đó, gọi là gián đoạn tổ chức. Khi và chỉ khi hai dây chuyền đơn ghép sát tới hạn với nhau trên mọi không gian phân
đoạn chung theo logic công nghệ, mà vẫn đảm bảo tính liên tục trên mỗi dây chuyền đơn, thì hai dây chuyền đơn đó đồng điệu với nhau (thời lượng thực hiện công tác chuyên môn
của hai dây chuyền đơn đó là bằng nhau trên từng không gian phân đoạn chung, đồng thời ghép sát tới hạn với nhau trên từng không gian phân đoạn chung đó). Một nhóm gồm từ hai
dây chuyền đơn trở lên (nhiều dây chuyền đơn), được ghép sát tuần tự với nhau đầy đủ theo một logic công nghệ, thì được gọi là dây chuyền chuyên môn hóa. Trong dây chuyền
chuyên môn hóa, mọi công việc chuyên môn đều phải tổ chức được thành các dây chuyền đơn. Dây chuyền chuyên môn hóa là một tiến độ hoàn chỉnh và thuần nhất theo phương
pháp tổ chức dây chuyền. Dây chuyền chuyên môn hóa phát triển đầy đủ các công tác chuyên môn trong logic công nghệ, nên nó là đơn vị cơ bản nhất của phương pháp tổ chức dây
chuyền. Mặc dù dây chuyền đơn là hạt nhân của phương pháp dây chuyền, nhưng một dây chuyền đơn riêng lẻ chỉ thuần túy theo một chuyên môn nhất định (với cùng một loại
nguồn nhân vật lực chuyên nghiệp thực hiện cùng một loại hình công việc chuyên môn). Do chưa có đủ số lượng các công tác chuyên môn khác nhau trong logic công nghệ, nên dây
chuyền đơn riêng lẻ chưa thể là một tiến độ hoàn chỉnh theo phương pháp dây chuyền. Việc tạo thành tiến độ theo phương pháp dây chuyền chỉ có được khi có đủ số lượng dây
chuyền đơn theo logic công nghệ, ghép sát với nhau đúng theo tiến trình công nghệ, hợp lại thành một dây chuyền chuyên môn hóa. Do vậy, phương pháp tổ chức theo dây chuyền là
phương pháp tổ chức tiến độ theo dây chuyền chuyên môn hóa với mọi công việc chuyên môn thành phần đều là các dây chuyền đơn vị chuyên môn (tức là tổ chuyên nghiệp thực
hiện tuần tự và liên tục các công tác chuyên môn). Tuy nhiên, trong xây dựng, đặc biệt là xây dựng nhà nhiều tầng, tồn tại các mối quan hệ công việc theo điều kiện chuyển đợt
chuyển tầng là nguyên nhân gây nên các gián đoạn tổ chức dây chuyền, nên rất khó có thể tổ chức thực hiện công việc thuần túy theo phương pháp tổ chức dây chuyền, mà thường
chủ yếu tổ chức được theo phương pháp tổ đội chuyên nghiệp vì khó tổ chức được mọi dây chuyền đơn hoạt động liên tục. Dây chuyền chuyên môn hóa có mọi dây chuyền đơn
đều là dây chuyền đơn đồng nhịp (nhịp hằng) và mọi dây chuyền đơn của nó đều đồng điệu với nhau thì gọi là dây chuyền chuyên môn hóa nhịp nhàng. Ngoài dây chuyền chuyên
môn hóa nhịp nhàng, lý thuyết dây chuyền đã xem xét tới dây chuyền chuyên môn hóa nhịp bội là loại dây chuyền chuyên môn hóa đồng nhịp khác điệu (không đồng điệu) nhưng nhịp
của các dây chuyền đơn thành phần là bội số của nhau, và dây chuyền chuyên môn hóa không nhịp nhàng, là loại dây chuyền chuyên môn hóa khác điệu và đồng thời mọi dây chuyền
đơn thành phần đều không đồng nhịp. Phương pháp tổ chức theo dây chuyền là một ma trận hai chiều các mối quan hệ công việc. Cũng giống như phương pháp tổ chức theo tổ đội

chuyên môn, phương pháp bao trùm cả phương pháp dây chuyền, phương pháp tổ chức theo dây chuyền gồm có cả hai loại mối quan hệ công việc theo tính chất quan hệ là loại mối
quan hệ theo chiều logic công nghệ và loại mối quan hệ theo chiều chuyên môn. Chúng tôi đã xem xét việc thể hiện các dây chuyền chuyên môn hóa bằng phương pháp sơ đồ mạng
nút quan hệ PDM. Loại mối quan hệ theo chiều chuyên môn là loại mối quan hệ (theo chiều dọc) chỉ phát triển dọc theo mỗi một dây chuyền đơn, giữa các công tác cùng chuyên
môn liên tiếp. Do tính chất hoạt động tuần tự trên các không gian phân đoạn của các công tác cùng chuyên môn trong dây chuyền đơn nên loại mối quan hệ theo chuyên môn chỉ có
thể là một trong 2 kiểu quan hệ công việc tuần tự, (tuần tự thuận FS và tuần tự nghịch SF), không thể chuyển đổi được sang các kiểu quan hệ song song (quan hệ tuần tự bất
chuyển). Thông thường quan hệ theo chiều chuyên môn được khai báo theo kiểu mối quan hệ tuần tự thuận (Kết thúc-Bắt đầu, FS). Đồng thời, do tính chất liên tục của dây chuyền
đơn, phải đảm không có gián đoạn thời gian giữa 2 công tác cùng chuyên môn liên tiếp của một dây chuyền đơn (là loại gián đoạn dây chuyền hoạt động trên các không gian phân
đoạn khác nhau), nên loại mối quan hệ theo chiều chuyên môn phải là những kiểu quan hệ công việc tuần tự liên tục, tức là chúng phải không có độ trễ (Lag, ký hiệu là L = 0). Loại
mối quan hệ theo chiều công nghệ là loại mối quan hệ (theo chiều ngang với dây chuyền đơn) chỉ nhằm liên kết theo logic công nghệ giữa các cặp công tác khác chuyên môn hoạt
động trên cùng một không gian phân đoạn, mà các cặp này thuộc hai dây chuyền đơn thành phần liên tiếp. Về bản chất, loại mối quan hệ theo chiều công nghệ là kiểu mối quan hệ
tuần tự (ở đây theo logic công nghệ thường chỉ là kiểu quan hệ tuần tự thuận FS). Tuy nhiên chúng có thể chuyển đổi một cách tương đương sang các kiểu mối quan hệ song song,
(quan hệ tuần tự khả chuyển). Trong quan hệ công nghệ giữa các công tác thuộc hai dây chuyền đơn liên tiếp trên mỗi không gian phân đoạn chung, có thể có khoảng thời gian chờ
công nghệ của công tác chuyên môn trước (gián đoạn công nghệ), cái đó chính là độ trễ L ≠ 0 (khi đó mối quan hệ theo chiều công nghệ thường được biểu diễn bằng kiểu FS+L).
Nếu không có gián đoạn công nghệ giữa hai công tác thực hiện trên một không gian phân đoạn chung, thì độ trễ L = 0 (công tác chuyên môn của dây chuyền đơn sau bắt đầu ngay sau
khi công tác chuyên môn của dây chuyền đơn trước vừa kết thúc trên không gian phân đoạn chung, FS+0).
Trong hình trên, tại các không gian phân đoạn mà công tác chuyên môn của dây chuyền đơn liền sau không ghép sát tới hạn với công tác chuyên môn của dây chuyền trước thì sẽ xuất
hiện gián đoạn tổ chức giữa các công tác của hai dây chuyền đơn cùng hoạt động trên không gian phân đoạn chung đó. Các gián đoạn tổ chức trên các không gian phân đoạn chung
giữa các dây chuyền đơn không được tính vào độ trễ vì không phải do logic công nghệ gây ra. Chúng chỉ xuất hiện do hiệu ứng tác động tổng hợp của cả hai loại mối quan hệ theo
công nghệ và theo chuyên môn (để duy trì tính liên tục của dây chuyền đơn). Chúng chính là các phần dự trữ thời gian giữa các công tác cùng hoạt động trên không gian phân đoạn
chung, chỉ ghép sát mà không tới hạn. Những phần dự trữ này nếu được dùng, sẽ làm các công tác trở nên ghép sát tới hạn trên không gian phân đoạn chung, nhưng sẽ làm phá vỡ tính
liên tục của dây chuyền đơn phía sau (làm xuất hiện các gián đoạn tổ chức dây chuyền, ngắt dây chuyền đơn sau). Khi các dây chuyền đơn bị gián đoạn tổ chức dây chuyền thì tính
dây chuyền sẽ mất và chuyển thành phương pháp tổ chức theo tổ đội chuyên nghiệp tổng quát. Hay nói cách khác, phương pháp tổ chức theo dây chuyền là phương pháp tổ chức
tĩnh, gắn cố định các công tác trên trục thời gian, mọi cố gắng điều chỉnh tiến độ (trong đó có việc cân bằng) thì, hoặc sẽ làm phá vỡ sự liên tục của dây chuyền đơn thành phần,
hoặc sẽ làm dây chuyền chuyên môn hóa được điều chỉnh trở thành dây chuyền chuyên môn hóa khác.

1.Phân loại dây chuyền chuyên môn hóa và thể hiện chúng gắn với các mối quan hệ công việc
1.1.Dây chuyền chuyên môn hóa không nhịp nhàng

1.1.1.Ghép sát dây chuyền sản xuất không nhịp nhàng
Có 3 phương pháp tính ghép sát các dây chuyền đơn vị không nhịp nhàng (không đồng điệu) trong dây chuyền sản xuất: phương pháp giải tích có hỗ trợ bằng bảng tính của

Budnhicov (M.S.Budnicov, Михаил Сергеевич Будников[1]), phương pháp tính trên ma trận dây chuyền của Galkin (I. G. Galkin, И. Г. Галкин), phương pháp ghép sát đồ họa trực tiếp
trên sơ đồ xiên.
Phương pháp giải tích Budnhicov (Mikhail Sergeyevich Budnicov), được Budnhicov đưa ra trong cuốn Cơ sở về dây chuyền thi công xây dựng (Основы поточного строительства.
Киев, Госстройиздат, 1961), như sau:


Giả định cho 2 dây chuyền đơn
không nhịp nhàng: i và (i+1),
ghép sát tới hạn với nhau ở phân
đoạn đầu tiên j = 1, (công tác i1
(công việc i trên phân đoạn 1) kết
thúc thì công tác (i+1)1 (công việc
(i+1) trên phân đoạn 1) bắt đầu
ngay). Oi(i+1)1 = 0.
Khoảng ghép sát giả định trên
các phân đoạn còn lại (từ phân
đoạn j = 2 đến phân đoạn j = m)
được tính bằng công thức: Oi(i+1)j
=
Nếu Oi(i+1)j ≥ 0 với mọi j = (1 →
m), thì 2 dây chuyền đơn không
nhịp nhàng i và (i+1) ghép sát với
nhau tới hạn ở ít nhất trên phân
đoạn 1 và các phân đoạn có
Oi(i+1)j = 0 khác. Z1 = 0.
Nếu tồn tại các O-j = Oi(i+1)j < 0,
thì xác định Z1 = max{|O-j|}

và các Zj = Oi(i+1)j + Z1
với j = (2 → m). (Điều

này tương đương với việc
tịnh tiến dây chuyền đơn
(i+1) kế sau dây chuyền i
theo hướng tăng của trục
thời gian một thời lượng
là Z1. Và trên phân đoạn
thứ j nào đó mà có Zj = 0,
hai dây chuyền đơn
không nhịp nhàng i và
(i+1) ghép sát tới hạn).
Việc ghép sát bằng phương pháp giải tích

Hình 3.1. Dây chuyền chuyên môn hóa không nhịp nhàng và dạng biến đổi tương đương của nó, được thể hiện trên sơ đồ
xiên có gắn quan hệ công việc.

Budnhicov, đòi hỏi phải lập bảng tính để
tính toán, ngày nay có thể được hỗ trợ
bằng bảng tính Microsoft Excel.
Phương pháp ghép sát đồ họa trực tiếp
trên sơ đồ xiên, thực chất là phương pháp
giải tích có hỗ trợ bằng việc thể hiện
trên sơ đồ xiên. Trong phương pháp này,
2 dây chuyền đơn không nhịp nhàng: i và
(i+1), ban đầu được vẽ trên sơ đồ xiên
dưới dạng ghép sát tới hạn với nhau ở

Hình 3.2. Dây chuyền chuyên môn hóa không nhịp nhàng biểu diễn qua phần mềm Microsoft Project.

phân đoạn đầu tiên, nếu chúng cắt nhau
hoặc giao nhau thì sẽ có các O-j. Sau khi xác định được Z1, thì vẽ dây chuyền (i+1) tịnh tiến về phía chiều tăng của trục thời gian một khoảng là Z1 = max{|O-j|}.

Sau khi ghép sát tới hạn 2 dây chuyền i và (i+1), mọi Zj của 2 dây chuyền đều ≥ 0, nếu trên phân đoạn j nào đó có Zj = 0 thì gọi là 2 dây chuyền ghép sát tới hạn trên phân đoan j, nếu
các Zj giữa 2 dây chuyền đơn này trên mỗi phân đoạn j mà > 0 thì được gọi là gián đoạn tổ chức giữa 2 dây chuyền này trên phân đoạn j. Các gián đoạn tổ chức Zj > 0, nếu được
biểu diễn trong sơ đồ mạng (tức là tổ chức theo dây chuyền trong sơ đồ mạng) thì chúng chính là dự trữ của w:công việc (chuyên môn) (i+1) trên các phân đoạn j, tuy nhiên các dự
trữ này không được phép sử dụng vì nếu sử dụng chúng thì sẽ làm phá vỡ dây chuyền đơn (i+1), sinh ra các gián đoạn tổ chức dây chuyền ngắt rời sự liên tục của dây chuyền đơn
này.
Gián đoạn tổ chức dây chuyền là những gián đoạn thời gian giữa hai công tác có cùng chuyên môn do một tổ chuyên nghiệp thực hiện lần trên hai không gian phân đoạn, dọc theo
chiều chuyên môn. Gián đoạn này mang tính tổ chức thực hiện: làm cho sự thực hiện công việc chuyên môn của tổ chuyên nghiệp không được liên tục thành một dây chuyền đơn.
Nguyên nhân gây ra các gián đoạn tổ chức dây chuyền gồm 2 nhóm: Nhóm thứ nhất, là do việc chuyển đổi từ gián đoạn tổ chức (tức là gián đoạn về mặt tổ chức trên mỗi không
gian phân đoạn chung ghép sát nhưng không tới hạn) thành ra ghép sát tới hạn mà thành. Nhóm thứ hai, là do quan hệ theo điều kiện chuyển đợt chuyển tầng của các tổ chuyên
nghiệp (hay dây chuyền đơn) đầu tiên gây ra các gián đoạn tổ chức dây chuyền cho các dây chuyền đơn (hay tổ chuyên nghiệp) phía sau.
Cả 3 phương pháp ghép sát đều dựa trên một nguyên tắc dịch chuyển nguyên khối toàn bộ từng dây chuyền đơn phía sau về sát với dây chuyền đơn phía trước để tìm điểm ghép sát
tới hạn.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi đưa ra một phương pháp ghép sát mới dựa trên việc khai báo mối quan hệ công việc. Khi khai báo mối quan hệ để thể hiện đúng một dây chuyền
không nhịp nhàng, với loại mối quan hệ theo chuyên môn dọc theo từng dây chuyền đơn sử dụng kiểu tuần tự thuận bắt đầu ngay FS+0, còn loại mối quan hệ theo công nghệ giữa
các công tác trên từng phân đoạn dùng kiểu FS+L (nhưng xem xét tới trường hợp điển hình là không có gián đoạn công nghệ giữa các dây chuyền tức là L = 0). Phần mềm Microsoft
Project sẽ tự tính và vẽ tiến độ cho đội chuyên môn hóa (hay dây chuyền chuyên môn hóa này) với điều kiện giàng buộc trên trục thời gian mặc định là theo hạn sớm. Dù khai báo
theo cách này hay cách khác, thì công việc chuyên môn đầu tiên do tổ chuyên nghiệp thứ nhất thực hiện luôn lập thành một dây chuyền đơn đầu tiên. Cách khai báo này, thực chất là
cho các công việc chuyên của các tổ chuyên nghiệp tiếp theo được ghép sát tới hạn ngay từ bước vào của phân đoạn đầu tiên. Đồng thời, cách khai báo này sẽ làm cho các cặp công
tác chuyên môn khác nhau do hai tổ đội chuyên nghiệp liên tiếp thực hiện trên những không gian phân đoạn chung phía trước điểm ghép sát tới hạn, theo điều kiện khai báo đều trở
nên ghép sát tới hạn trên không phân đoạn chung của chúng (tức là không có gián đoạn tổ chức trên những phân đoạn chung đó nữa). Trên những phân đoạn chung phía trước điểm
ghép sát, mà đáng ra để tạo được dây chuyền đơn liền sau thì phải có gián đoạn tổ chức, nhưng do cách khai báo quan hệ công việc như trên gây ra không còn gián đoạn tổ chức nữa,


thì gián đoạn tổ chức này khi đó được
chuyển hóa thành gián đoạn tổ chức dây
chuyền, làm ngắt rời dây chuyền đơn
phía sau ra (quan hệ theo chiều công
nghệ loại trừ tác dụng của quan hệ theo
chiều chuyên môn). Không gian phân
đoạn chung ngay sau gián đoạn tổ chức

dây chuyền cuối cùng chính là điểm ghép
sát tới hạn đầu tiên của hai dây chuyền
đơn. Từ điểm ghép sát tới hạn đầu tiên
trở đi, theo cách khai báo này, dây chuyền
đơn phía sau là luôn liên tục (quan hệ
theo chiều chuyên môn loại trừ tác dụng
của quan hệ theo chiều công nghệ). Với
cách khai báo mối quan hệ tuần tự thuận
bắt đầu ngay theo chiều chuyên môn như
trên chúng ta luôn xác định được ngay
điểm ghép sát tới hạn đầu tiên giữa hai
dây chuyền đơn, dọc theo các không gian
phân đoạn hoạt động chung của chúng.
Theo một hướng khác, nếu ép cho các
dây chuyền đơn được ghép sát tới hạn
tại các không gian phân đoạn chung cuối
cùng của chúng (bước ra của mỗi dây
chuyền đơn). Và khai báo các mối quan
hệ theo chiều chuyên môn của các dây
chuyền đơn không phải là dây chuyền
đơn đầu tiên, theo kiểu mối quan hệ tuần
tự nghịch liên tục SF+0, kể từ không gian
phân đoạn chung cuối cùng về đầu dây
chuyên đơn. Còn các mối quan hệ theo
chiều công nghệ giữa các cặp dây
chuyền đơn liên tiếp vẫn giữ nguyên như
cách khai báo thứ nhất bên trên (tức là
loại mối quan hệ theo công nghệ giữa
các công tác trên từng phân đoạn dùng
kiểu FS+L, xét với L = 0). Trong cách

khai báo này, do đặc tính riêng biệt của
kiểu mối quan hệ SF+0, làm cho mỗi
công tác chuyên môn được gắn liền với
công tác cùng chuyên môn liền sau của
mỗi dây chuyền đơn (không có gián đoạn

Hình 3.3. Dây chuyền chuyên môn hóa không nhịp nhàng được thể hiện bằng 2 dạng: dạng sơ đồ xiên và dạng sơ đồ
ngang Gantt trong Microsoft Project.

tổ chức dây chuyền). Tuy nhiên, việc cố
ép cho các dây chuyền đơn ghép sát tới
hạn tại bước ra, mà thực tế chưa chắc chúng đã ghép sát tới hạn tại đó, làm cho tại những điểm ghép sát tới hạn thực tế giữa hai dây
chuyền đơn liền kề, (do tác động đồng thời cả hai loại mối quan hệ: theo công nghệ FS+L, và theo chuyên môn SF+0), các công tác
chuyên môn bị rồn cục lại không hoạt động tuần tự nữa, vi phạm nguyên tắc hoạt động không chồng chéo không gian của dây
chuyền. Nhưng chính những điểm ùn ứ các công tác chuyên môn này lại là những điểm ghép sát tới hạn thực tế của hai dây chuyền
đơn liên tiếp, và chúng ta có thể dễ dàng nhật ra được. Với cách khai báo thứ 2 này, theo chiều ngược từ cuối lên đầu dây chuyền đơn,
ta thấy rằng do tác động đồng thời cả hai loại mối quan hệ: (theo công nghệ FS+L, và theo chuyên môn SF+0), nên từ điểm ghép tới
hạn đầu tiên giữa hai dây chuyền đơn, trở về đầu dây chuyền đơn phía sau, dây chuyền đơn này được ghép nối liên tục không bị bất
kỳ một gián đoạn tổ chức dây chuyền nào làm phá vỡ. Và tại phần đầu của dây chuyền đơn này, trên các phân đoạn chỉ ghép sát mà
không tới hạn với dây chuyên đơn liền trước, gián đoạn tổ chức được giữ nguyên, không bị chuyển thành gián đoạn tổ chức dây
chuyền như cách khai báo quan hệ thứ nhất ở trên. Như vậy, để tất cả các dây chuyền đơn liền sau đảm bảo đúng nghĩa là từng dây
chuyền đơn thực sự, thì ta phải khai báo mối quan hệ theo chiều chuyên môn theo cách phối hợp 2 kiểu khai báo trên: tính từ điểm
ghép sát tới hạn đầu tiên giữa 2 dây chuyên đơn trở về đầu mỗi dây chuyền đơn liền sau (phần đầu), mối quan hệ chuyên môn phải

Hình 3.4. Ghép sát dây chuyền
chuyên môn hóa không nhịp nhàng
theo phương pháp ma trận của
Galkin.

được khai báo theo kiểu SF+0. Phần sau mỗi dây chuyền đơn ( kể từ điểm ghép sát tới hạn về cuối dây chuyên đơn) mối quan hệ theo

chuyên môn phải được khai báo theo kiểu FS+0).
Quy trình ghép sát dây chuyền chuyên môn hóa không nhịp nhàng theo phương pháp mới (phương pháp khai báo mối quan hệ công việc) gồm 3 bước sau: •Bước 1: khai báo theo quan
hệ thuận. Trong bảng cơ cấu phân chia công việc WBS, dọc theo chiều chuyên môn của mọi dây chuyền đơn là chuỗi liên kết các công tác có cùng một chuyên môn do từng tổ
chuyên nghiệp thực hiện, ta khai báo các mối quan hệ công việc theo chuyên môn theo kiểu tuần tự thuận bắt đầu ngay FS+0. Các mối quan hệ công việc theo công nghệ giữa các
cặp công tác khác chuyên môn của hai dây chuyền đơn liền kề hoạt động trên một không gian phân đoạn chung, được khai báo theo kiểu FS+L (L là gián đoạn công nghệ). •Bước 2:
xác định điểm ghép sát tới hạn đầu tiên. Trên tiến độ thể hiện dạng sơ đồ ngang Gantt Chart hay Tracking Gantt thể hiện khai báo thuận trên. Luôn xác định được các điểm ghép sát
tới hạn đầu tiên của mọi dây chuyền đơn phía sau với dây chuyền đơn liền trước. Các điểm ghép sát tới hạn này chính là công tác chuyên môn trên phân đoạn hoạt động đầu tiên
ngay sau khoảng gián đoạn tổ chức dây chuyền cuối cùng trên dây chuyền đơn đang xét. Tại công tác ghép sát tới hạn này, loại bỏ mối quan hệ theo chiều chuyên môn với công tác
cùng chuyên môn liền trước nó, chỉ để lại mối quan hệ theo chiều công nghệ với công tác khác chuyên môn hoạt động trên cùng phân đoạn chung của dây chuyền đơn liền trước (để
lấy điểm ghép sát tới hạn đầu tiên làm tâm điểm thay đổi khai báo quan hệ). •Bước 3: kết nối phần đầu dây chuyền đơn thành chuỗi liên tục bằng khai báo quan hệ nghịch. Trên cột
quan hệ liền trước trong WBS, trên mỗi một dây chuyền đơn phía sau (thể hiện trên tiến độ ngang), bắt đầu từ công tác cùng chuyên môn liền trước điểm ghép sát tới hạn, theo


hướng trở về đầu dây chuyền đơn, quan hệ công việc theo chiều chuyên môn của các công tác này đều được khai báo ngược lại bằng
kiểu quan hệ SF+0 với công việc liền sau chúng trong dây chuyền, (các mối quan hệ theo công nghệ vẫn được giữ nguyên). Kết quả
là mọi dây chuyền đơn sau 3 bước khai báo sẽ được thể hiện trên tiến độ một cách liên tục (theo đúng tính chất dây chuyền) và ghép
sát với nhau.
Phương pháp ghép sát dây chuyền chuyên môn hóa không nhịp nhàng bằng khai báo mối quan hệ, sử dụng trực tiếp các phần mềm vi
tính chuyên dụng cho quản lý dự án (Microsoft Project, hay Primavera), nên không phải tính toán mà lại thể hiện kết quả ngay ra các
dạng sơ đồ biểu diễn tiến độ. Các phương pháp ghép sát chuyền thống thường phải lập bảng tính với nhiều dạng công thức tính, nên
dù có sử dụng phần mềm bảng tính Excel, thì vẫn phải thực thi nhiều thao tác phụ trợ hơn phương pháp mới này. Đồng thời, các
phương pháp cũ sẽ không thể thể hiện được ngay dạng sơ đồ tiến độ, mà cần phải vẽ tiến độ theo một cách khác ra giấy mà không
dùng được bằng phần mềm tiến độ.
Qua việc ghép sát dây chuyền, chúng tôi đồng thời nhận thấy rằng để đảm bảo thể hiện đúng dây chuyền chuyên môn hóa không nhịp
nhàng bằng mối quan hệ công việc, thì cốt lõi là khai báo các mối quan hệ theo điểm ghép sát tới hạn. Trong mỗi một dây chuyền đơn
liền sau, các công tác chuyên môn hoạt động trên các phân đoạn từ điểm ghép sát tới hạn với dây chuyền đơn liền trước, trở về đầu
dây chuyền đơn đang xét thì sử dụng mối quan hệ tuần tự nghịch (SF+0) làm mối quan hệ theo chiều chuyên môn. Còn tính từ điểm
ghép tới hạn trở đi về cuối dây chuyền đơn đang xét, thì dùng mối quan hệ tuần tự thuận (FS+0) để làm quan hệ theo chiều chuyên
môn. Điểm ghép sát tới hạn là điểm kết nối theo logic công nghệ giữa hai dây chuyền đơn.


1.2.Dây chuyền chuyên môn hóa nhịp nhàng

Hình 3.5. Ghép sát dây chuyền
chuyên môn hóa không nhịp nhàng
theo phương pháp giải tích
Budnhicop.

Trong loại dây chuyền chuyên môn hóa
nhịp nhàng chỉ có thể có hoặc không có
gián đoạn công nghệ và gián đoạn này
(nếu có) cũng thường là hằng số trên mọi
không gian phân đoạn chung giữa hai dây
chuyền đơn thành phần liền kề (vì là
điều kiện gián đoạn công nghệ của cùng
một công việc chuyên môn (dây chuyền
đơn) liền trước), mà không tồn tại gián
đoạn tổ chức giữa chúng trên các không
gian phân đoạn chung (do chúng đồng
điệu). Ví dụ, nếu cùng thi công trong mùa
khô thì điều kiện gián đoạn chờ khô lớp
trát tường trước khi sơn tường là đều
nhau trên các phân đoạn hoàn thiện
tường.
Hình 3.6. Cách khai báo quan hệ thuận và khai báo quan hệ nghịch.
1.3.Dây chuyền chuyên môn hóa
nhịp bội
Dây chuyền chuyên môn hóa nhịp bội thì điểm ghép sát tới hạn chỉ có thể ở bước vào hay bước ra của dây chuyền.
Phương pháp tổ chức thực hiện công việc theo dây chuyền có ưu điểm là thường đảm bảo cho biều đồ nguồn nhân vật lực được điều hòa (do các dây chuyền đơn làm việc liên tục
với cường độ không đổi). Một ưu điểm nữa là có thể áp dụng trong điều kiện nguồn lực chuyên nghiệp hạn chế (mỗi dây chuyền đơn chỉ cần một tổ nhân vật lực với biên chế cố
định thực hiện). Tuy nhiên, phương pháp tổ chức dây chuyền có những nhược điểm sau: tiến độ theo phương pháp này là tĩnh và rất khó điều chỉnh, thời lượng thực hiện toàn bộ dự

án không phải là ngắn nhất.

Chương IV: Phương pháp tổ chức theo tổ đội chuyên nghiệp
Phương pháp tổ chức chức thực hiện công việc theo tổ đội chuyên nghiệp là một phương pháp tổ chức (tức là bố trí và sắp xếp) việc thực hiện các công việc trong sản xuất hay
trong thực hiện dự án. Phương pháp tổ chức theo tổ đội lao động chuyên nghiệp là phương thức tổ chức việc thực hiện công việc trong một dự án có nhiều gói công việc tương tự
nhau, trong mỗi gói công việc đó đều gồm có các công tác chuyên môn giống nhau. Việc thực hiện các gói công việc này đều được giao cho một nhà thầu duy nhất làm, mà nhà thầu
này trực tiếp thực hiện dự án chứ không giao thầu lại cho các nhà thầu phụ. Các công tác chuyên môn này được tổ chức thực hiện bởi các tổ đội chuyên nghiệp của nhà thầu đó, mà
các tổ đội này đều có chuyên môn chuyên sâu tương ứng với từng loại công tác. Những tổ đội chuyên nghiệp này phải bắt buộc có biên chế ổn định (tính định biên), không được thay
đổi trong quá trình thực hiện công việc chuyên môn từ phân đoạn công việc trọn gói này sang phân đoạn công việc trọn gói khác. Tuy nhiên, quá trình thực hiện mỗi công tác chuyên
môn tuần tự từ phân đoạn này sang phân đoạn khác của mỗi tổ nhân vật lực chuyên nghiệp có thể là gián đoạn về thời gian hoặc liên tục về thời gian. Sự gián đoạn về thời gian
giữa các công tác cùng chuyên môn trên các phân đoạn hoạt động của mỗi tổ chuyên nghiệp, được hình thành bởi hai nguyên nhân: Thứ nhất, là do điều chỉnh các gián đoạn tổ chức,
biến chúng thành các gián đoạn tổ chức dây chuyền, để các công tác ghép sát tới hạn và phá vỡ dây chuyền đơn. Thứ hai, là do các gián đoạn công nghệ chuyển đợt gây ra các gián
đoạn tổ chức dây chuyền, khi chuyển đợt thi công. Nếu liên tục về thời gian, thì quá trình thực hiện công việc chuyên môn của mỗi tổ đội chuyên nghiệp biên chế cố định sẽ hợp
thành một dây chuyền đơn vị chuyên môn. Và nếu mọi công việc chuyên môn đều được các tổ đội chuyên nghiệp đó thực hiện theo những dây chuyền đơn vị chuyên môn, thì
phương pháp tổ chức theo tổ đội chuyên nghiệp trở thành phương pháp tổ chức thực hiện công việc theo dây chuyền. Phương pháp tổ chức theo tổ đội chuyên nghiệp thường được
áp dụng trong các dự án xây dựng, có nhiều gói công việc chứa các công việc chuyên môn giống nhau. Gói công việc, hay công việc trọn gói, hoặc công việc khoán gọn, là cách phân
chia công việc theo phạm vi (tức là theo quy mô, hay là theo chiều ngang). Trong dự án xây dựng, gói công việc có thể là các cấp: toàn bộ dự án, một hạng mục công trình (phần
ngầm, phần kết cấu thô, phần hoàn thiện,...), một tầng công trình (bao gồm cả phần kết cấu thô, phần hoàn thiện, phần dịch vụ kỹ thuật,...), một phân đoạn thi công (bao gồm cả
phần kết cấu thô, phần hoàn thiện, phần dịch vụ kỹ thuật,...). Trong mỗi gói công việc đều có một số các công tác chuyên môn giống nhau, ví dụ như: trên mỗi phân đoạn của một
tầng, gói công việc phần kết cấu thô đều bao gồm các công tác: lắp cốt thép cột, lắp cốp pha cột, đổ bê tông cột, tháo cốp pha cột, lắp cốp pha dầm sàn, lắp cốt thép dầm sàn, đổ bê
tông dầm sàn. Tính cố định biên chế của tổ đội chuyên nghiệp (tính định biên) ở Phương pháp tổ chức theo tổ đội chuyên nghiệp, làm cho thời lượng thực hiện của các công tác
chuyên môn trên từng phân đoạn bị cố định (tỷ lệ nghịch với biên chế tổ đổi) ngay từ khi bắt đầu lập kế hoạch tiến độ mà không thay đổi được. Khi tổ đội chuyên nghiệp làm việc
liên tục theo thời gian thì phương pháp này trở thành phương pháp dây chuyền và một tổ chuyên môn lập thành một dây chuyền đơn thành phần. Phương pháp tổ chức theo dây
chuyền bản chất là một trạng thái tĩnh, bị cố định trên trục thời gian, của phương pháp tổ đội chuyên nghiệp. So với phương pháp dây chuyền, phương pháp tổ đội chuyên nghiệp có


thể thay đổi linh hoạt hơn chút ít, do các
tổ chuyên nghiệp không cần phải bắt
buộc hoạt động liên tục. Phương pháp tổ
chức theo tổ đội chuyên nghiệp cũng như

phương pháp dây chuyền thích hợp trong
trường hợp nguồn lực chuyên môn hạn
chế.

Chương V: Phương
pháp tổ chức theo gói
công việc
Trong phương pháp tổ chức theo công
việc trọn gói, công việc không phân rõ
theo chuyên môn mà theo gói công việc.
Mà gói công việc có thể là được thực
hiện trên mỗi phân đoạn, cũng có thể trên
một đợt thi công nhiều phân đoạn, hay
một tầng công trình, hạng mục công
trình, hoặc toàn bộ công trình. Mỗi gói
công việc do một nhà thầu phụ độc lập
thực hiện, với nhiều loại công tác chuyên
môn trong gói công việc đó, tuy nhiên các
công tác có cùng chuyên môn ở các gói
công việc khác nhau thì sẽ không được
thực hiện bởi cùng một tổ đội chuyên
nghiệp nên sẽ không có mối quan hệ phụ
thuộc theo công việc chuyên môn như ở 2
phương pháp tổ chức theo tổ đội chuyên
nghiệp và theo dây chuyền. Và do đó,
biên chế các tổ đội thực hiện từng công

Hình 3.7. Cách khai báo quan hệ thuận.

tác chuyên môn, có thể thay đổi linh hoạt

trong từng gói công việc, mà không bị cố
định không đổi như 2 phương pháp tổ
chức kia. Thời lượng công tác trong
phương pháp tổ chức theo công việc trọn
gói cũng như của toàn dự án không phụ
thuộc vào những biên chế tổ đội cố định
cứng nhắc. Đây là khác biệt lớn nhất của
phương pháp tổ chức thực hiện công
việc theo công việc trọn gói so với 2
phương pháp theo tổ đội và theo dây
chuyền. Việc thay đổi biên chế tổ đội thi
công trong từng gói công việc (từng phân
đoạn, từng hạng mục) một cách độc lập
và linh hoạt giúp cho việc điều chỉnh tiến
độ trong phương pháp tổ chức theo công
việc trọn gói được dễ dàng và linh hoạt
hơn, so với tiến độ tổ chức theo phương
pháp theo tổ đội và đặc biệt linh hoạt
hơn so với phương pháp tổ chức theo dây
chuyền (tĩnh và cố định). Trong phương
pháp tổ chức theo gói công việc chỉ có sự
tồn tại của hai loại mối quan hệ công
việc theo tính chất quan hệ đó là loại
mối quan hệ theo chiều công nghệ và
loại mối quan hệ theo điều kiện chuyển
đợt chuyển tầng. Mà hoàn toàn không có
loại mối quan hệ theo chiều chuyên môn
giữa các nguồn nhân vật lực cùng chuyên
môn nhưng của hai nhà thầu phụ thực
hiện hai gói công việc khác nhau.

Phương pháp tổ chức theo gói công việc
là loại phương pháp tổ chức theo chiều

Hình 3.8. Xác định điểm ghép sát tới hạn đầu tiên (vị trí gián đoạn tổ chức dây chuyền cuối cùng được đánh dấu khuyên
tròn trên tiến đồ sơ đồ ngang Tracking Gantt.

ngang (chiều logic công nghệ). Phương
pháp tổ chức theo gói công việc có thời
lượng thực hiện dự án là ngắn nhất. Chúng ta xem xét một tiến độ xây dựng nhà nhiều tầng tổ chức theo phương pháp gói công việc trong hình 5.1. dưới đây. Với số lượng phân
đoạn thi công phần thân trên một tầng là 12 phân đoạn. Với dự án này, nếu các công tác chuyên môn của phần thân ở các tầng được liên kết với nhau bằng mối quan hệ công việc


theo chuyên môn (nghĩa là được tổ chức
thực hiện bằng từng tổ đội chuyên
nghiệp biên chế cố định) thì chúng sẽ
hợp thành những dây chuyền đơn thực sự
vì chúng được đảm bảo hoạt động liên
tục, và biểu đồ nhân lực sẽ điều hòa. Tuy
nhiên, tiến độ này tổ chức theo phương
pháp gói công việc (không có loại mối
quan hệ theo chiều chuyên môn). Công
tác lắp cốp pha cột, công tác đầu tiên bắt
đầu thi công một tầng mới, không phải
phụ thuộc vào việc chờ đợi cho tổ lắp
đặt cốp pha cột chuyên nghiệp thực hiện
xong công việc ở tầng dưới (sau 12 ngày
kể từ khi thi công bắt đầu lắp cốp pha
cột phân đoạn đầu tiên tầng dưới).
Công tác cốp pha cột ở phân đoạn đầu
tầng trên chỉ phụ thuộc vào điều kiện mở

mặt bằng (điều kiện chuyển đợt chuyển
tầng), được quyết định bởi việc kết thúc
đổ bê tong phân đoạn đầu sàn tầng dưới
với độ trễ công nghệ là điều kiện đạt
cường độ để đi lại trên bề mặt bê tông
sàn (trong dự án này là 8 ngày kể từ khi
bắt đầu thi công cốp pha cột tầng dưới ở
phân đoạn đầu tiên). Do đó riêng phân
thân, dự án thi công nhà nhiều tầng này,
nếu được tổ chức theo phương pháp gói
công việc sẽ đẩy nhanh thời hạn thực
hiện ở các tầng sớm hơn 4 ngày so với
phương pháp dây chuyền. Nhìn trên tổng

Hình 3.9. Khai báo quan hệ nghịch tại phần đầu mỗi dây chuyền đơn.

thể toàn bộ dự án, tiến độ của phương
pháp gói công việc có tổng thời lượng dự
án ngắn hơn nhiều so với phương pháp
dây chuyền. Mối quan hệ công việc theo
chuyên môn là loại mốt quan hệ không
bắt buộc trong tổ chức thi công. Mối
quan hệ công việc theo chuyên môn là
mối quan hệ công việc trong mỗi tổ
chuyên nghiệp có biên chế cố định. Khi
phương pháp tổ chức theo gói công việc
có thêm các mối quan hệ công việc theo
chiều chuyên môn thì sẽ trở thành
phương pháp tổ chức theo tổ đội chuyên
nghiệp. Chúng ta xem xét ví dụ về tiến

độ thi công phần thân tòa nhà KeangNam.
Mỗi tầng nhà được chia thành 5 khu vực
(A, B, C, D, E) là những gói thầu riêng
biệt thi công bê tông toàn khối cột, vách,
và sàn ứng suất trước. Mỗi khu vực
được chia thành 2 hay 3 loại cấu kiện bê
tông toàn khối (là cột và vách (đợt cấu
kiện đứng), cùng sàn ứng suất trước (đợt
cấu kiện nằm)). Riêng 2 khu vực biên (là
A, E) chỉ có cột và sàn, 3 khu vực còn lại
có cả cột, vách và sàn. Mỗi loại cấu kiện
trong từng khu vực lại được hợp thành
các gói công việc với các công tác chuyên
môn thành phần là cốp pha, cốt thép, và
bê tông, (riêng với sàn còn thêm công tác
căng ứng suất trước). Xem xét các mối
quan hệ công việc được thể hiện trong
bản tiến độ, ta thấy rằng: các mối quan
hệ giữa các gói công việc thi công cột
trong các khu vực mặt bằng với nhau không phải là loại mối quan hệ theo công nghệ (vì là quan hệ giữa cùng một loại gói công việc như nhau với nhau), cũng không phải là mối
quan hệ theo chuyên môn của cùng một tổ đội chuyên nghiệp (vì quan hệ giữa các chuyên môn khác nhau (bê tông với cốp pha) và khối lượng chênh lệch lớn thực hiện với thời
lượng như nhau không thể lập tổ biên chế cố định để thực hiện). Thực chất, các mối quan hệ này là mối quan hệ theo điều kiện mở mặt bằng (thay cho quan hệ theo điều kiện
chuyển đợt giữa các tầng, quyết định bắt đầu thi công ở khu vực mặt bằng tiếp theo (do ở đây chỉ đưa ra tiến độ cho hai tầng điển hình)). Các công tác khác chuyên môn kế tiếp


nhau liên tục theo công nghệ hàm chứa
loại mối quan hệ công nghệ (loại mối
quan hệ công nghệ là loại quan hệ công
việc bắt buộc phải có trong bất kỳ một
bản tiến độ nào). Mặc dù, các gói công

việc, của cùng loại cấu kiện trên cùng
một khu vực của các tầng khác nhau, có
mức độ chuyên môn như nhau và với
khối lượng đồng đều có đủ điều kiện để
được thực hiện bởi từng tổ đội chuyên
nghiệp. Tuy nhiên, trong bản tiến độ lại
hoàn toàn không thể hiện loại mối quan
hệ theo chiều chuyên môn giữa các công
tác chuyên môn trong các gói công việc
giống nhau này của các tầng. Các mũi tên
lớn tô màu chỉ được dùng để chỉ hướng
phát triển của biểu đồ tiến độ theo tầng
(với tốc độ 5 ngày một tầng). Do vậy,
bản tiến độ thi công phần thân tòa nhà
KeangNam này thể hiện theo phương
pháp tổ chức thi công gói công việc. Loại
mối quan hệ theo chiều chuyên môn của
tổ đội chuyên nghiệp là không bắt buộc.
Và để minh họa rõ hơn, chúng tôi thể
hiện lại bản tiến độ này trên phần mềm
Microsoft Project với thời gian hiện tại
và theo phương pháp tổ chức theo gói
công việc trong hình 5.3.
Phương pháp tổ chức theo gói công việc
rất linh hoạt trong việc điều chỉnh. Đồng
thời, phương pháp này có thể rút ngắn tối
đa thời lượng thực hiện toàn bộ dự án.
Tuy nhiên, phương pháp này tính điều
hòa nguồn lực là thấp, biểu đồ nhân vật
lực thường có nhiều đột biến chứ không

điều hòa.

Hình 3.10. Kết quả của phương pháp ghép sát dây chuyền chuyên môn hóa không nhịp nhàng bằng khai báo mối quan hệ
công việc (kết quả hoàn toàn tương đương với dạng sơ đồ xiên gắn mối quan hệ biểu diễn ví dụ này ở phần trên (hình
3.1.)).

Kết luận và kiến
nghị
Nghiên cứu đã giới thiệu dạng thể hiện
tiến độ bằng sơ đồ mạng nút quan hệ
PDM, một thuật giải đích thực được
dùng làm cơ sở của phần mềm Microsoft
Project và có nhiều ưu điểm, tuy nhiên
vẫn chưa được đưa vào giáo trình tổ
chức xây dựng. Đồng thời, nghiên cứu
đưa ra một tầm nhìn mới về các phương
pháp tổ chức thi công, và đưa ra các cách
kết nối giữa các công việc trong cơ cấu
phân chia công việc khi áp dụng từng
phương pháp tổ chức thi công này. Với
các phương pháp tạo lập các mối liên kết
công việc trong cơ cấu phân chia công
việc, được xác định trong nghiên cứu này,
việc lập tiến độ theo phương pháp sơ đồ
mạng PDM nhập đầu vào cho bản tiến

Hình 3.11. Ghép sát dây chuyền chuyên môn hóa không nhịp nhàng trên Microsoft Project.

độ trên phần mềm vi tính (trong đó có
MProject) trở nên dễ dàng. Nghiên cứu đã đưa ra các cách thể hiện mới bằng sơ đồ ngang Gantt char của MProject, sơ đồ xiên gắn mối quan hệ công việc và sơ đồ mạng PDM cho

phương pháp tổ chức dây chuyền. Với những kết quả thu được như trên của nghiên cứu này, chúng tôi thấy rằng cần phải đưa vào giáo trình tổ chức thi công lý thuyết về sơ đồ
mạng PDM để sinh viên hiểu được bản chất thuật giải của các phần mềm quản lý dự án như Microsoft Project. Đồng thời cải tiến lý thuyết tổ chức thi công phù hợp với lý thuyết
quản lý dự án hiện đại.
1. ▲ M.S.Budnicov trên Bách khoa toàn thư Xô Viết. ( />0%B2)
PHẦN II: HƯỚNG DẪN ĐỒ ÁN


Cách lập Cơ cấu
phân chia công việc
cho dự án thi công
nhà nhiều tầng bê
tông cốt thép toàn
khối
lập danh mục công việc
theo logic công nghệ
Thường một dự án xây dựng nhà nhiều
tầng bê tông cốt thép toàn khối được
phân chia thành 3 hay 4 hạng mục là:
hạng mục phần ngầm, hạng mục phân
thân, hạng mục phần hoàn thiện trong
(có thể nhập 2 hạng mục phần thân và
hoàn thiện trong làm một hạng mục vì
chúng cùng được phân độc lập theo
không gian tầng nhà) và hạng mục phần
hoàn thiện ngoài.

Hình 3.12. Biến đổi một dây chuyền chuyên môn hóa nhịp bội về dây chuyền chuyên môn hóa nhịp nhàng với dây chuyền
đơn bội số biến đổi về đồng nhịp, cường độ nguồn lực là bội số.

Phần ngầm nhà nhiều tầng thường được

thi công theo quy trình công nghệ "đào
mở thi công từ dưới đáy lên" (Bottom
Up). Một số có thể được thi công theo
phương pháp công nghệ thi công đặc biệt
là Công nghệ thi công Top-down. Tuy
nhiên, quy trình công nghệ của phương
pháp thi công top-down không được đề
cập trong hướng dẫn đồ án này. Trong đồ
án này chỉ giới hạn trong thi công phần
ngầm đơn giản với loại kết cấu móng
nông, thi công theo phương pháp "đào mở
thi công móng từ dưới đáy lên". Quy trình
công nghệ "đào mở thi công móng từ
dưới đáy lên" như sau: Đào đất hố móng
bằng máy đào --> đào sửa hố móng bằng
thủ công --> đổ bê tông lót móng --> lắp
cốp pha móng --> lắp cốt thép móng -->
đổ bê tông móng --> tháo cốp pha móng -> lấp đất móng (lấp đất đợt 1 đến cốt
mặt móng) --> xây móng và thi công các

Hình 3.13. Biến đổi dây chuyền đơn nhịp ước số (còn gọi là cân bằng dây chuyền nhịp bội theo nhịp nhanh), trong tiến độ
dây chuyền nhịp bội lẻ một dây chuyền nhịp ước (nhịp nhanh), thành tổ đội chuyên nghiệp (không còn là dây chuyên đơn)
hoạt động với mô đun chu kỳ bằng với nhịp của các dây chuyền nhịp bội đều nhịp còn lại (các nhịp chậm). Nhằm làm
giảm tối đa thời lượng thực hiện toàn bộ dự án.

công trình kỹ thuật ngầm (bể phốt, bể
nước ngầm) --> tôn nền tầng trệt (lấp
đất đợt 2) --> đặt cốt thép nền tầng trệt --> đổ bê tông nền tầng trệt.
Thi công phần thân nhà nhiều tầng bê tông cốt thép toàn khối thông thường (không ứng suất trước) có thể theo các quy trình công nghệ thi công trong mỗi tầng như sau:
Công nghệ thi công lắp đặt khuôn đúc (cốp pha) cột, vách, dầm và và sàn cùng lúc và đổ bê tông toàn bộ cùng một lần (công nghệ đúc bê tông kết cấu một lần hay

công nghệ thi công bê tông toàn khối một đợt). Trình tự thi công gồm: Lắp buộc cốt thép cột, vách cứng --> đặt các đường ống chôn sẵn trong cột và vách cứng
--> dựng khuôn đúc cột, vách cứng, dầm, sàn --> đổ bê tông cột, vách, dầm và sàn --> bảo dưỡng bê tông --> sau khi cường độ đạt yêu cầu, tháo dỡ khuôn đúc cột,
vách, dầm, sàn.
Công nghệ thi công tách rời cột và vách với dầm và sàn (công nghệ đúc bê tông kết cấu hai lần hay công nghệ thi công bê tông toàn khối hai đợt). Trình tự thi
công gồm: Lắp buộc cốt thép cột, vách --> dựng khuôn đúc cột, vách --> đổ bê tông cột và vách đến dưới đáy dầm 3-5 cm --> tháo dỡ khuôn đúc vách, cột (để lại
ván khuôn đầu cột phía trên đáy dầm) --> dựng đà ngang, giáo chống đỡ ván khuôn dầm --> lắp dựng ván khuôn đáy dầm --> lắp dựng ván khuôn thành dầm -->
lắp dựng cốp pha (khuôn đúc) sàn --> ắ
l p đặt cốt thép dầm --> lắp đặt cốt thép sàn, chôn sẵn các đường ống kỹ thuật chìm trong sàn --> đổ bê tông dầm sàn -->
bảo dưỡng bê tông --> sau khi bê tông đạt cường độ để có thể tháo dỡ ván khuôn, thì tháo cốp pha (khuôn đúc) dầm và sàn (có thể tháo cốp pha thành dầm trước
khi tháo cốp pha đáy dầm và cốp pha sàn, hay cũng có thể tháo dỡ chúng đồng thời với nhau).
Công nghệ thi công lần lượt cột và vách, tiếp theo đến dầm, cuối cùng là sàn, riêng rẽ nhau (công nghệ thi công bê tông toàn khối ba đợt).
Công nghệ thi công cốp pha bay (thi công đúc bê tông cột, vách, dầm trước (có thể bằng "cốp pha trượt"), thi công bê tông sàn sau trên hệ cốp pha bay tấm lớn).
Trong đó, hai công nghệ đầu là những công nghệ thông thường, được áp dụng cho hướng dẫn đồ án này. Còn hai công nghệ sau thì không được sử dụng trong hướng dẫn đồ án này.
Phần xây và hoàn thiện trong mỗi tầng được tiến hành sau khi cốp pha chịu lực ở từng tầng đó được tháo dỡ. Quy trình công nghệ thi công phần xây và hoàn thiện trong mỗi
tầng như sau: Xây tường --> trèn khuôn cửa gỗ (đồng thời với xây tường) --> đặt (và chôn) đường ống và đường dây cấp điện nước trong tường xây và kết cấu bê tông phần thân
(điện nước thô) --> trát trần và trát tường trong phòng --> ốp lát tường và nền trong phòng --> trát trần và tường hành lang và cầu thanh (có thể tiến hành đồng thời với ốp lát trong
phòng --> lát nền hành lang và cầu thang mỗi tầng (có thể cầu thang được lát sau cùng với hạng mục hoàn thiện ngoài, và thi công từ tầng trên cùng xuống tầng trệt cho toàn nhà) -> sơn tường và trần trong phòng mỗi tầng --> sơn tường và trần hành lang --> lắp cửa đi và cửa sổ các phòng trong tầng --> lắp thiết bị điện nước trong phòng mỗi tầng (điện
nước thiết bị).


Phần làm mái và hoàn thiện mặt ngoài
thường có quy trình công nghệ như sau:
Xây tường chắn mái --> thi công chống
thấm, chống nóng mái --> thi công hệ
thống kỹ thuật điện nước ngoài nhà (bể
nước mái, hệ chống sét, viễn thông,...) -> lát mái --> trát tường ngoài (từ mái
xuống đất) --> lắp vách kính, cửa sổ mặt
ngoái nhà --> sơn tường ngoài nhà.
Lấy từ
“ />

Hình 3.14. Biến đổi dây chuyền đơn nhịp bội số (còn gọi là cân bằng dây chuyền nhịp bội theo nhịp nhanh), trong tiến độ
dây chuyền nhịp bội (nhịp nhanh), thành nhiều dây chuyền đơn cùng chuyên môn.

Hình 3.15. Biến đổi dây chuyền đơn nhịp bội số (còn gọi là cân bằng dây chuyền nhịp bội theo nhịp nhanh bằng chế độ
làm 3 ca/ngày).


Hình 3.16. Biến đổi dây chuyền đơn nhịp bội số (còn gọi là cân bằng dây chuyền nhịp bội theo nhịp nhanh bằng chế độ
làm 2 ca/ngày).

Hình 3.17. Biến đổi dây chuyền đơn nhịp bội số (còn gọi là cân bằng dây chuyền nhịp bội theo nhịp nhanh), trong tiến độ
dây chuyền nhịp bội (nhịp nhanh), thành dây chuyền đơn cùng nhịp nhanh nhưng nguồn lực tăng lên bội số. Nhằm làm
giảm tối đa thời lượng thực hiện toàn bộ dự án.


Hình 3.18. Thể hiện bằng Mcrosoft Project hai dạng dây chuyền nhịp bội trước và sau khi cân bằng.

Hình 4.1. Tiến độ thu được sau khi cân bằng dây chuyền chuyên môn hóa nhịp bội (đường Tracking Gantt, màu đỏ-lam),
đã không còn là các dây chuyền chuyên môn hóa (tức là không theo phương pháp tổ chức dây chuyền do các dây chuyền
đơn thành phần bị ngắt gián đoạn), mà trở thành tiến độ tổ chức theo phương pháp tổ chức theo tổ đội chuyên môn (hoạt
động không liên tục).

Hình 4.2. Phương pháp tổ chức theo tổ đội chuyên môn không liên ụ
t c (đường Baseline, màu đen) và phương pháp tổ chức
theo dây chuyền chuyên môn hóa không nhịp nhàng (đường Tracking Gantt, màu đỏ và lam).


Hình 4.3. Thể hiện lại tiến độ phần thân tòa nhà KeangNam theo phương pháp tổ chức theo tổ đội chuyên nghiệp trên
phần mềm Microsoft Project vào thời điểm hiện tại.



Hình 5.1. Tiến độ nhà nhiều tầng áp dụng phương pháp tổ chức thi công theo gói công việc (mỗi tầng nhà do một nhà thầu
phụ thi công). Nguồn nhân vật lực của các thầu phụ là độc lập với biên chế tổ đội chuyên nghiệp linh hoạt và không kết
nối thành các dây chuyền chuyên môn.


Hình 5.2. Tiến độ phần thân tòa nhà KeangNam Hanoi Landmark Tower.

Hình 5.3. Thể hiện lại tiến độ phần thân tòa nhà KeangNam theo phương pháp tổ chức theo gói công việc trên phần mềm
Microsoft Project vào thời điểm hiện tại.

Một bản mẫu đồ án Tổ chức thi
công.


Cơ cấu phân chia công việc (WBS)) của nhà 7 tầng bê tông
cốt thép toàn khối, tổ chức thi công bằng phương pháp tổ
chức theo gói công việc, thể hiện bằng phần mềm Microsoft
Project.


Bảng khối lượng các vật liệu xây dựng chính trong dự án làm ví dụ cho đồ án tổ chức thi công nhà nhiều tầng bê tông cốt
thép toàn khối.

Tiến độ theo Microsoft Project của dự án nhà nhiều tầng bê tông cốt thép toàn khối làm ví dụ cho đồ án tổ chức thi công
(tổ chức theo phương pháp công việc trọn gói (khoán gọn)).
title=Hướng_dẫn_đồ_án_tổ_chức_thi_công_nhà_nhiều_tầng_bê_tông_cốt_thép_toàn_khối/Lập_kế_hoạch_thời_gian_(tiến_độ)_và_kế_hoạch_nguồn_lực&oldid=148200”

Trang này được sửa đổi lần cuối lúc 10:37 ngày 22 tháng 4 năm 2017.
Văn bản được phát hành theo Giấy phép Creative Commons Ghi công–Chia sẻ tương tự; có thể áp dụng điều khoản bổ sung. Xem Điều khoản Sử dụng để biết thêm

chi tiết.




×