Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Thầy trương trọng hoàng đẩy mạnh hoạt động GDSK và NCSK trong BV 125272108 đoàn thị thùy trang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 23 trang )

Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA Y

BÀI THU HOẠCH MODULE QUẢN LÝ BỆNH VIỆN
VÀ MODULE KINH TẾ Y TẾ

ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VÀ
NÂNG CAO SỨC KHỎE TRONG BỆNH
VIỆN
ĐOÀN THỊ THÙY TRANG
MSSV: 125272108

Tp. HCM, 08/2017

1


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin chân thành cảm ơn đến toàn bộ các thầy
cô đã góp phần vào việc xây dựng thành công và đưa vào giảng dạy liên module Kinh
tế y tế – Quản lý bệnh viện cho chúng em, đó được xem như một món quà vô giá mà
không phải sinh viên Y của trường nào cũng được giảng dạy. Vỏn vẹn trong ba tuần lý
thuyết, hai module được kết hợp khéo léo một cách tài tình nhất, để sinh viên chúng
em tiếp thu được lượng kiến thức tuy hai mà một, cùng song song với nhau, thống nhất
và bổ sung cho nhau, giúp việc học của chúng em càng thuận lợi và có điều kiện phát
triển những suy nghĩ, tư duy theo hướng kết hợp giữa việc quản lý cũng như việc làm


kinh tế trong Y tế sao cho hoàn hảo nhất.
Em xin cảm ơn thầy Nguyễn Thế Dũng, một người thầy không chỉ dạy cho
chúng em về kiến thức chuyên môn của bài học mà còn đóng vai trò là người lái đò,
người truyền cảm hứng, luôn khơi dậy trong em một tinh thần háo hức học hỏi điều
mới. Cũng nhờ sự tâm huyết của thầy mà Khoa Y – Đại học Quốc gia TP HCM mới
may mắn có được module này trong chương trình giảng dạy, với đội ngũ giảng viên
không chỉ giàu kiến thức mà còn có khả năng truyền tải rất ấn tượng, tạo được không
khí vui nhộn trong lớp học, giúp sinh viên hăng hái phát biểu và tiếp thu bài.
Đặc biệt nhất, em xin cảm ơn thầy Trương Trọng Hoàng, một người thầy tuy
không phải giảng viên cơ hữu của Khoa Y nhưng luôn cho chúng em cảm giác như
“người nhà”. Chính thầy là người truyền tải kiến thức, thêu dệt nên những cảm hứng
trong em về chủ đề mà em sẽ viết ngay sau đây, bằng cách nào đó mà không phải ai
cũng làm được, thầy lúc nào cũng khuấy động không khí học tập của cả lớp, làm mọi
người hứng thú thảo luận và đưa ra ý kiến riêng của mình. Đó là điều em luôn tâm đắc
về thầy.
Cuối cùng, em xin hứa sẽ luôn trân trọng “món quà” đặc biệt mà các thầy cô đã
dành cho sinh viên Y5 chúng em vào những ngày tháng mùa hè oi bức này. Sự tận tâm
của thầy cô là động lực phấn đấu của chúng em.

2


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
TÓM TẮT
Thời lượng ba tuần cho liên module Kinh tế Y tế – Quản lý bệnh viện trôi qua,
là lúc em nhận được một khối lượng kiến thức to lớn từ các thầy cô giảng dạy. Tất cả
các bài học đều có cái thú vị và tầm quan trọng riêng. Về phần bài thu hoạch, em xin
phép chọn một chủ đề để tìm hiểu và nghiên cứu sâu hơn, đó là: giáo dục sức khỏe
(GDSK, Health Education) và nâng cao sức khỏe (NCSK, Health Promotion) trong

bệnh viện. Đây chắc chắn là một hoạt động không hề xa lạ gì với tất cả chúng ta, đặc
biệt là những nhân viên Y tế công tác tại các bệnh viện. Ở những tỉnh, thành phố có
điều kiện kinh tế phát triển, trình độ dân trí cao, giao thông thuận lợi, công tác GDSK
đã và đang được triển khai ngày một phổ biến và tích cực hơn. Đặc biệt trong các bệnh
viện tuyến trên, hoạt động truyền thông giáo dục sức khỏe có thể xem là hoạt động
nòng cốt, thu hút được sự quan tâm của số đông bệnh nhân và người nhà. Những câu
lạc bộ được thành lập dưới sự tập trung chia sẻ kiến thức về một bệnh cụ thể nào đó.
Những buổi tham vấn trực tiếp giữa bác sĩ với người bệnh cũng ngày một nhiều hơn.
Đó có lẽ cũng chính là lý do khiến cho người bệnh luôn muốn tìm đến bệnh viện lớn,
bệnh viện tuyến cuối để khám và điều trị bệnh. Bên cạnh đó, ở những tỉnh vùng sâu
vùng xa, nơi mà đến việc đi lại còn khó khăn, kinh tế kém phát triển, thì dường như
người dân cũng thiệt thòi hơn trong việc nhận được những kiến thức về GDSK. Chưa
kể đến việc trình độ dân trí thấp, số lượng người không biết chữ còn nhiều, tỷ lệ dân
tộc thiểu số không biết tiếng phổ thông còn cao, việc truyền thông GDSK bằng tài liệu,
tờ bướm lại càng gặp khó khăn. Trong khuôn khổ bài viết, em sẽ trình bày đại cương
về GDSK và NCSK cũng như những nguyên tắc cơ bản để thực hiện hoạt động này,
thêm vào đó là làm rõ vai trò của GDSK, thực trạng công tác GDSK tại một số địa
phương trong nước đã có báo cáo. Từ đó đưa ra kết luận và những kiến nghị.

3


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
MỤC LỤC

DANH SÁCH HÌNH VẼ
Tên hình
Hình 3.1
Hình 3.2

Hình 3.3
Hình 3.4
Hình 3.5
Hình 3.6
Hình 3.7

Trang
Thư mời sinh hoạt câu lạc bộ đái tháo đường
Phiếu tham gia miễn phí tư vấn về chế độ ăn bệnh lý
tim mạch và đái tháo đường
Bảng truyền thông GDSK khoa Răng-Hàm-Mặt bệnh
viện An Bình
Chương trình phòng chống đái tháo đường - câu lạc bộ
đái tháo đường bệnh viện Nguyễn Tri Phương
Buổi nói chuyện GDSK về đái tháo đường tại bệnh viện
Bệnh nhân xem bảng truyền thông GDSK của khoa tại
bệnh viện
Mục GDSK trên trang web bệnh viện

4


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
DANH SÁCH BẢNG BIỂU

5


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM

Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
DANH SÁCH CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
Tiếng Việt:
-

GDSK: giáo dục sức khỏe
NCSK: nâng cao sức khỏe
TP HCM: Thành phố Hồ Chí Minh

Tiếng Anh:
-

WHO: World Health Organization – Tổ chức Y tế Thế giới

6


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU
Kỉ nguyên kháng sinh và tiêm chủng mở ra đã giúp cho con người đẩy lùi được
rất nhiều căn bệnh nhiễm nguy hiểm. Tuy nhiên, ở các quốc gia đang phát triển, cả
bệnh nhiễm trùng và các bệnh do thói quen, hành vi của chính con người gây ra đều
đang là những mối lo ngại lớn, thách thức toàn xã hội nói chung và ngành Y tế nói
riêng phải đề ra những chiến lược mới và có hiệu quả để giảm thiểu được bệnh tật.
Song song với những nghiên cứu, thử nghiệm và sử dụng thuốc trong điều trị cũng như
phòng bệnh, công tác giáo dục, nâng cao sức khỏe ngày càng bộc lộ được vai trò to
lớn, giúp con người từ không biết chuyển thành biết, từ biết rồi muốn thay đổi, rồi cố
gắng thực hiện, và họ đã gặt hái được nhiều lợi ích từ việc chấp nhận và thay đổi hành
vi, loại bỏ các thói quen xấu, tập thói quen tốt cho sức khỏe.

Trong công tác giáo dục sức khỏe, đòi hỏi sự lồng ghép giữa vai trò của nhà
nước, các tổ chức và cá nhân với nhau để đạt hiệu quả tối ưu. Trong khuôn khổ bài
viết, em xin trình bày về lịch sử, khái niệm cơ bản, nguyên tắc của hoạt động giáo dục
và nâng cao sức khỏe trong bệnh viện. Từ đó đưa ra kết luận và kiến nghị những
phương pháp đẩy mạnh hoạt động này hơn nữa so với thực trạng tại nước ta hiện nay.

7


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÍ THUYẾT
2.1. Vài nét về lịch sử và khái niệm
Mặc dù lịch sử GDSK đã có từ thế kỷ 19, mãi đến những năm 1940 lĩnh vực
này mới được phát triển như một môn học riêng biệt. Theo thời gian, lý thuyết và cơ
sở thực hành GDSK được mở rộng từ việc tập trung vào các can thiệp hành vi trực tiếp
giữa người với người và các phương tiện thông tin đại chúng chứa đựng sự bảo đảm về
chính sách, hệ thống, và môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân dân.
GDSK nhìn chung phù hợp với các ngành khoa học xã hội và hành vi là một
trong những khía cạnh cốt lõi của nghiên cứu và thực hành GDSK trong cộng đồng.
Vào đầu thế kỉ 21, thuật ngữ GDSK và NCSK thường được hoán đổi qua lại ở
Hoa Kỳ, trong khi trên trường quốc tế, NCSK được sử dụng như một khái niệm tổng
thể bao hàm cả GDSK. [1]
Ở thời kỳ đầu, GDSK quan tâm nhiều đến các yếu tố bên trong cho sự thay đổi
hành vi (kiến thức, thái độ, lòng tin, thực hành,…). Sau đó, các yếu tố bên ngoài ngày
càng được chú ý vì tính hiệu quả cao và nhanh của nó, yểm trợ cho việc thay đổi hành
vi (hoàn cảnh, môi trường,…). Thí dụ, rất khó cho một người nghiện thuốc lá bỏ thuốc
nhưng từ lúc có lệnh cấm hút thuốc trong bệnh viện hay trên máy bay thì mọi người
phải tuân thủ. Do vậy, yếu tố tạo ra môi trường thuận lợi cho việc thay đổi hành vi kết
hợp với các tác động trực tiếp trên cá nhân tạo ra khái niệm mới, mở rộng phạm vi

GDSK gọi là “NCSK”. [2]
Có nhiều định nghĩa về GDSK và NCSK nhưng cho đến nay việc định nghĩa
vẫn chưa được thống nhất.
“GDSK là giúp quần chúng đạt được sức khỏe bằng chính nỗ lực của họ”
(Badgly 1975) [2]
“GDSK là một quá trình nhằm giúp nhân dân tự thay đổi những hành vi có hại
cho sức khỏe để chấp nhận thực hiện những hành vi tăng cường sức khỏe” (Bộ Y tế
Việt Nam 1993) [2]
“GDSK là bất kỳ sự kết hợp nào của việc học tập những kinh nghiệm được thiết
kế để giúp cho các cá nhân và cộng đồng cải thiện sức khỏe, bằng việc tăng cường
hiểu biết của họ hoặc ảnh hưởng đến thái độ của họ” (WHO 2017) [3]
“NCSK là quá trình làm cho mọi người có thể tăng cường kiểm soát và cải
thiện sức khỏe của họ” (Ottawa WHO 1986) [4]
“NCSK là sự kết hợp các tiến trình thay đổi tạo nên hoàn cảnh thuận lợi yểm
trợ về môi trường, kinh tế, tổ chức và giáo dục dẫn tới sức khỏe” (Bruce G. Simons –
Morton, Walter H. Greene, Nell H. Gottlieb 1995) [5]

8


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
2.2. Các khoa học nền tảng của GDSK và NCSK
2.2.1. Khoa học hành vi (Behavioral Sciences)
Các khoa học hành vi quan tâm đến tại sao và cách nào con người đã hành xử
theo kiểu này hay kiểu khác. Đó là Tâm lý, Xã hội học, Tâm lý xã hội học, Nhân
chủng học đã cung cấp những kiến thức căn bản về lý thuyết, khái niệm cũng như thực
tiễn về hành vi, cách ứng xử của con người và sự thay đổi. Ngoài ra còn có các khoa
học khác hỗ trợ như Kinh tế học, Chính trị học, Triết học.
Khoa học hành vi cung cấp những kiến thức căn bản về cách con người ứng xử

trên ba mức độ: cá nhân, tổ chức và cộng đồng, từ đó có thể hiểu được hành vi sức
khỏe của con người và cộng đồng nên nó là nền tảng của GDSK và NCSK.
2.2.2. Khoa học giáo dục (Education)
Giáo dục học nghiên cứu và thực hiện việc giảng dạy, học tập và thay đổi. Tâm
lý giáo dục, Sư phạm, Giáo dục tráng niên, Thiết kế chương trình đáp ứng cho mục
tiêu đào tạo huấn luyện cho từng đối tượng là những thành phần căn bản cho GDSK và
NCSK vì GDSK không chỉ tập trung vào học sinh ở nhà trường nên giáo dục tráng
niên là rất quan trọng. Phương pháp giáo dục chủ động, tạo tham gia, học đi đôi với
hành là chủ yếu để tạo sự thay đổi hành vi, trong đó có hành vi sức khỏe.
2.2.3. Y học và Y tế công cộng (Medicine and public Health)
Cung cấp những nội dung y học, cách xử trí đúng và sai trong việc tạo ra, bảo
vệ và NCSK của cá nhân và cộng đồng. Dịch tễ học, Vệ sinh môi trường, Dân số và
hướng dẫn các dịch vụ Y tế. Đặc biệt Dịch tễ học giúp phát hiện các vấn đề sức khỏe,
chọn vấn đề sức khỏe ưu tiên từ đó đề ra biện pháp can thiệp. Dịch tễ học cũng giúp
phân tách vấn đề nào là y sinh học, vấn đề nào thuộc hành vi, nếp sống và vấn đề nào
do môi trường. Công tác lập kế hoạch, quản lý và đánh giá chương trình sức khỏe, vận
động chính sách y tế là những phần cơ bản cho GDSK và NCSK.
2.2.4. Khoa học truyền thông (Communication)
Khoa học truyền thông ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong truyền thông
trực tiếp giữa người với người, truyền thông nhóm và truyền thông đại chúng. Truyền
thông có ảnh hưởng trực tiếp làm thay đổi hành vi trong các chương trình truyền thông
sức khỏe, tiếp thị xã hội ngày càng được quan tâm và trở thành nền tảng cho GDSK và
NCSK.
2.3. Nguyên tắc thực hiện GDSK
- Kế hoạch phải dựa trên cơ sở thông tin thích đáng, trên nhu cầu và lợi ích của
đối tượng đích, các yếu tố tác động đến hành vi của họ và các hậu quả về sức
khỏe của họ;
- Xác định được tầm quan trọng của các yếu tố môi trường (xã hội và tự nhiên)
chung quanh đối tượng đích;
- Đối tượng đích phải được tham gia trong quá trình lập kế hoạch;

- Dựa trên nguyên tắc tôn trọng trong quá trình tham gia, công tác GDSK là một
sự chia sẻ và hợp tác chứ không phải sự ban bố;
9


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
-

-

Mục tiêu GDSK không dừng lại ở kiến thức mà phải đạt đến mức độ tự giác.
Đòi hỏi để đạt sức khỏe tốt nhất của đối tượng;
Áp dụng linh động các nguyên tắc và phương pháp học tập phù hợp để tạo hiệu
quả cao dựa trên từng đối tượng đích;
Khi thiết kế kế hoạch can thiệp GDSK cần phải quan tâm không những đến các
trở ngại về kỹ thuật mà còn đến các trở ngại kinh tế – xã hội. Chú trọng phương
pháp và nhân lực. Linh động trong chiến lược sao cho phù hợp;
Không có một kế hoạch GDSK, NCSK nào là mẫu mực, duy nhất, tốt nhất. Kế
hoạch tốt là một kế hoạch phù hợp, dựa trên đối tượng đích và hoàn cảnh cụ thể
trong từng tình huống.

2.4. Các nguyên tắc của NCSK
- NCSK thu hút toàn bộ dân chúng trong bối cảnh sống hàng ngày của họ, hơn là
chỉ tập trung vào những người có nguy cơ cao cho một bệnh nào đó.
- NCSK hướng tới các hành động nhằm tác động lên các yếu tố quyết định hay
các nguyên nhân tạo nên sức khỏe. Nó đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các
ngành ngoài y tế (phối hợp liên ngành) chứng tỏ tính đa dạng của các điều kiện
ảnh hưởng đến sức khỏe.
- NCSK kết hợp với các phương pháp hay cách tiếp cận khác nhau, bao gồm:

truyền thông, giáo dục, luật pháp, các biện pháp tài chính, những thay đổi về tổ
chức, sự phát triển cộng đồng và các hoạt động tức thời của địa phương chống
lại các mối nguy hiểm của sức khỏe.
- NCSK đặc biệt nhằm vào sự tham gia cụ thể và có hiệu quả của quần chúng. Nó
đòi hỏi sự phát triển xa hơn nữa – các kỹ năng xác định cấn đề và ra quyết định
của cá nhân cũng như của tập thể, và sự tăng cường các cơ chế tham gia có hiệu
quả.
- NCSK trước hết là một thể nghiệm về mặt xã hội và chính trị chứ không phải là
một dịch vụ y tế, mặc dù các nhà chuyên môn y tế giữ một vai trò quan trọng
trong việc ủng hộ và tạo khả năng cho công tác NCSK.
Năm nguyên tắc của Hiến chương Ottawa WHO, 1986 về NCSK
-

Phát triển các kỹ năng cá nhân;
Tạo môi trường hỗ trợ thuận lợi;
Tạo tham gia cộng đồng;
Chuyển hướng ngành Y để đáp ứng tình hình nhiệm vụ mới (dịch vụ có liên
quan sức khỏe, nghiên cứu và đạo tạo);
Đề ra các chính sách công cộng lành mạnh hỗ trợ nâng cao sức khỏe.

Điều kiện cần thiết thực hiện NCSK:
-

Tạo khả năng (Enable)
Hòa giải (Mediate)
Vận động ủng hộ (Advocate)

Những chiến lược then chốt tạo ra các môi trường hỗ trợ:

10



Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
-

-

Tăng cường sự ủng hộ thông qua sự ủng hộ của cộng đồng, đặc biệt là thông
qua các nhóm do phụ nữ tổ chức
Tạo khả năng cho các cộng đồng và các cá nhân để họ có thể tự kiểm soát sức
khỏe và môi trường sống của mình thông qua giáo dục và việc được trao quyền
hành
Xây dựng các liên minh vì sức khỏe và các môi trường hỗ trợ nhằm tăng cường
sự phối hợp giữa y tế và các chiến dịch và chiến lược về môi trường.
Dàn hòa các mâu thuẫn trong xã hội nhằm đảm bảo việc hưởng thụ công bằng
các môi trường hỗ trợ cho sức khỏe.

2.5. Tiêu chuẩn bệnh viện nâng cao sức khỏe
Từ năm 1991, WHO đã xây dựng mạng lưới bệnh viện nâng cao sức khỏe tại
hơn 50 nước với hơn 700 bệnh viện tham gia. Bệnh viện nâng cao sức khỏe không chỉ
chẩn đoán và điều trị mà còn phòng ngừa bệnh tật và phục hồi chức năng tại bệnh
viện. Mục tiêu là cung cấp các dịch vụ tập trung, toàn diện, hiệu quả cho người bệnh,
người nhà người bệnh và các cán bộ, nhân viên của bệnh viện; nâng cao chất lượng
cuộc sống không chỉ bằng điều trị mà còn bằng phòng bệnh và phục hồi chức năng;
tạo ra môi trường điều trị và phục hồi chức năng an toàn. [6]
Theo tiêu chí của WHO tại Châu Âu năm 2004, bệnh viện nâng cao sức khỏe
phải có đủ 5 tiêu chuẩn
2.5.1. Bệnh viện phải có chính sách NCSK bằng văn bản. Chính sách này được thực
thi như một phần của toàn bộ hệ thống cải thiện chất lượng, nhằm mục đích cải thiện

sức khỏe. Chính sách này hướng đến bệnh nhân, thân nhân người bệnh và nhân viên y
tế.
2.5.2. Bệnh viện phải đảm bảo được rằng các chuyên gia y tế phải có mối liên hệ với
bệnh nhân, tiến hành đánh giá một cách hệ thống các nhu cầu cho hoạt động nâng cao
sức khỏe.
2.5.3. Bệnh viện cung cấp cho người bệnh những thông tin quan trọng liên quan đến
vấn đề bệnh tật hoặc tình trạng sức khỏe của họ và các can thiệp nhằm nâng cao sức
khỏe sẽ tiến hành trong suốt lộ trình điều trị của tất cả bệnh nhân.
2.5.4. Nhà quản lý phải tạo điều kiện cho việc phát triển bệnh viện thành một môi
trường lành mạnh có lợi cho sức khỏe.
2.5.5. Bệnh viện hoạch định các phương thức hợp tác với đơn vị y tế các cấp, với các
bệnh viện chuyên ngành và với các ngành khác. [4]
2.6. Pháp luật Việt Nam về NCSK
2.6.1. Hiến pháp nước CHXNCN Việt Nam năm 2013
- Điều 38: Mọi người có quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khỏe, bình đẳng trong
việc sử dụng các dịch vụ y tế và có nghĩa vụ thực hiện các quy định về phòng
bệnh, khám bệnh, chữa bệnh.
11


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
-

Điều 58: Nhà nước, xã hội đầu tư phát triển sự nghiệp bảo vệ, chăm sóc sức
khỏe Nhân dân, thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân, có chính sách ưu tiên chăm
sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào ở miền núi, hải đảo và
vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.

2.6.2. Luật Bảo vệ sức khỏe năm 1989

- Điều 1 (chương I): Quyền và nghĩa vụ của công dân trong Bảo vệ sức khỏe:
Công dân có quyền được bảo vệ sức khỏe, nghỉ ngơi, giải trí, rèn luyện
thân thể, được bảo đảm vệ sinh trong lao động, vệ sinh dinh dưỡng, vệ sinh môi
trường và được phục vụ về chuyên môn y tế.
Bảo vệ sức khỏe là sự nghiệp của toàn dân. Tất cả công dân có nghĩa vụ
thực hiện nghiêm chỉnh những quy định của pháp luật về bảo vệ sức khỏe nhân
dân để giữ gìn sức khỏe cho mình và cho mọi người.
- Điều 2 (chương I): Nguyên tắc chỉ đạo công tác bảo vệ sức khỏe
Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục vệ sinh trong nhân dân; tiến hành các
biện pháp dự phòng, cải tại và làm sạch môi trường sống; bảo đảm tiêu chuẩn
vệ sinh lao động, vệ sinh lương thực, thực phẩm và nước uống theo quy định
của Hội đồng bộ trưởng.
Mở rộng mạng lưới nhà nghỉ, nhà điều dưỡng, cơ sở tập luyện thể dục
thể thao; kêt hợp lao động, học tập với nghỉ ngơi và giải trí; phát triển thể dục
thể thao quần chúng để duy trì và phục hồi khả năng lao động.
- Điều 6 (chương II): Giáo dục vệ sinh
Các cơ quan y tế, văn hóa, giáo dục, thể dục thể thao, thông tin đại chúng
và các tổ chứng xã hội có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân kiến
thức về y học và vệ sinh thường thức, vệ sinh môi trường, vệ sinh phụ nữ, vệ
sinh thai nghén và nuôi dạy con.
Bộ giáo dục xây dưng chương trình giáo dục vệ sinh cho học sinh phổ
thông, mẫu giáo, nhà trẻ, tạo thói quen giữ gìn vệ sinh chung, vệ sinh trong sinh
hoạt và học tâp.
2.6.3. Nghị quyết số 46 NQ-TW năm 2005
Nghị quyết của Bộ Chính trị ngày 23 tháng 02 năm 2005 về công tác bảo vệ, chăm sóc
và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.
-

-


Sức khỏe là vốn quý nhất của mỗi con người và của toàn xã hội. Bảo vệ, chăm
sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân là hoạt động nhân đạo, trực tiếp bảo đảm
nguồn nhân lực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là một trong những
chính sách ưu tiên hàng đầu của Đảng và Nhà nước. Đầu tư cho lĩnh vực này là
đầu tư phát triển, thể hiện bản chất tốt đẹp của chế độ.
Thực hiện chăm sóc sức khỏe toàn diện: gắn phòng bệnh với chữa bệnh, phục
hồi chức năng và tập luyện thể dục thể thao nâng cao sức khỏe. Phát triển đồng
thời y tế phổ cập và y tế chuyên sâu; kết hợp đông y và tây y.

12


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
-

-

-

Thực hiện chăm sóc sức khỏe toàn diện: gắn phòng bệnh với chữa bệnh, phục
hồi chức năng và tập luyện thể dục thể thao nâng cao sức khỏe. Phát triển đồng
thời y tế phổ cập và y tế chuyên sâu; kết hợp đông y và tây y.
Xã hội hóa các hoạt động chăm sóc sức khỏe gắn với tăng cường đầu tư của
Nhà nước; thực hiện tốt việc trợ giúp cho các đối tượng chính sách và người
nghèo trong chăm sóc và nâng cao sức khỏe.
Bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân, mỗi gia
đình và cộng đồng, là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, Mặt trận
Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân và các tổ chứng xã hội, trong đó ngành Y tế giữ
vai trò nòng cốt về chuyên môn và kỹ thuật. Khuyến khích các thành phần kinh

tế đầu tư phát triển các dịch vụ chăm sóc và nâng cao sức khỏe.

2.6.4. Quyết định số 3526/2004 QĐ-BYT
Về việc phê duyệt chương trình hành động truyền thông giáo dục sức khỏe đến năm
2010
-

-

Mục tiêu chung: nâng cao nhận thức và thực hành của tổ chức Đảng và chính
quyền các cấp, các tổ chức Chính trị – xã hội, cộng đồng và mỗi người dân về
công tác chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân, góp phần thực hiện
thắng lợi Chiến lược Chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân giai đoạn 2001 –
2010
Mục tiêu cụ thể đến 2010
a) Làm cho tổ chức Đảng và chính quyền các cấp và mọi người dân hiểu biết
các chính sách của Đảng và Nhà nước về lĩnh vực chăm sóc sức khỏe.
b) Nâng cao nhận thức của người dân để họ tự thay đổi hành vi không có lợi
cho sức khỏe bằng hành vi có lợi cho sức khỏe, chủ động phòng chống dịch
bệnh, tự bảo vệ sức khỏe cho bản thân và tích cực tham gia công tác chăm
sóc sức khỏe cho cộng đồng.
c) Đẩy mạnh xã hội hóa và đa dạng hóa công tác truyền thông GDSK, tạo môi
trường thuận lợi để người dân tự chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe
thông qua các mô hình: Làng Văn hóa-Sức khỏe tạo ra phong trào toàn dân
vì sức khỏe, phòng chống tai nạn thương tích, xây dựng cộng đồng an toàn.
d) Nâng cao năng lực của hệ thống truyền thông GDSK từ trung ương đến cơ
sở.

2.7. Y đức trong giáo dục sức khỏe
2.7.1. Trách nhiệm với cộng đồng

- Tôn trọng quyền cá nhân, thông tin đầy đủ để quyết định nhưng không hại đến
sức khỏe người khác
- Thúc đẩy các chính sách và các hành động có lợi cho sức khỏe, giảm thiểu nguy

- Tôn trọng sự riêng tư, bí mật, nhân phẩm
- Tôn trọng giá trị, thái độ và quan điểm riêng (không áp đặt, cưỡng ép, hù dọa)
2.7.2 Trách nhiệm trong các hoạt động

13


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
2.7.3
-

Nhạy cảm với sự khác biệt văn hóa xã hội của cộng đồng, phù hợp luật lệ địa
phương.
Cập nhật kiến thức trong lãnh vực GDSK về lý thuyết, thực hành, nghiên cứu.
Khuyến khích để chấp nhận nếp sống lành mạnh, không cưỡng ép hay hù dọa
Làm việc trong tinh thần êkip
Trách nhiệm trong Nghiên cứu và lượng giá
Không gây hại cho cá nhân, nhóm, cộng đồng và môi trường.
Người tham gia phải tình nguyện và được thông tin đầy đủ.
Tôn trọng và bảo về quyền riêng tư, bí mật, nhân phẩm, giữ lời hứa.
Thông báo kết quả trung thực, chính xác, đúng thời điểm để đưa vào thực hiện.
[7]

14



Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG
3.1. Tình hình GDSK ở các bệnh viện tại TP HCM
Là một thành phố phát triển bậc nhất Miền Nam về nhiều lĩnh vực, trong đó có Y tế,
TP HCM tập trung nhiều bệnh viện lớn, thu hút nhiều lượt khám chữa bệnh mỗi ngày
và rất nhiều bệnh viện luôn trong tình trạng quá tải số bệnh nhân nội trú. Mặc dù bệnh
nhân đông, các nhân viên y tế phải làm việc với công suất lớn và thời gian nhiều,
nhưng ngoài việc khám chữa bệnh ra, gần như tất cả các bệnh viện từ tuyến quận đến
tuyến thành phố ở đây đều quan tâm đầu tư đúng mức cho hoạt động GDSK trong
bệnh viện. Cùng với sự phát triển như vũ bão của ngành Công nghệ - Thông tin, không
quá khó để tiếp cận được mạng lưới thông tin, thông qua trangweb hay một trang
mạng xã hội của bệnh viện. Một số phương pháp GDSK thường được áp dụng tại bệnh
viện như: tổ chức buổi nói chuyện GDSK, tư vấn sức khỏe cá nhân. Các cuộc nói
chuyện sức khỏe có tác dụng chính là làm đối tượng thay đổi nhận thức, tiếp đó suy
nghĩ đến chuyện thay đổi thái độ và hành vi. Tuy nhiên, đơn thuần một buổi nói
chuyện thường khó có thể giúp một cá nhân có đủ động lực để thay đổi thái độ và hành
vi đối với kiến thức về một căn bệnh nào đó mà bản thân họ đang mắc, hoặc gia đình
có người mắc hoặc căn bệnh họ quan tâm. Phần lớn các nhà GDSK phải biết cách sử
dụng kết hợp nhiều phương pháp một cách khéo léo và hiệu quả. Trong thực tế, tại các
bệnh viện cũng luôn tồn tại nhiều hình thức để truyền tin đến người bệnh, bao gồm cả
trực tiếp và gián tiếp.
Với nhiều điều kiện thuận lợi, công tác NCSK cũng luôn được thực hiện song song
việc GDSK trong bệnh viện, bằng cách tạo ra môi trường được yểm trợ về kinh tế, xã
hội, giáo dục, để việc thay đổi thái độ và hành vi của con người được dễ dàng hơn.
Thông qua đó, sức khỏe cộng đồng ngày càng được nâng cao.
Sau đây là một số hoạt động GDSK ở các bệnh viện trong thành phố:
3.2.1. Bệnh viện An Bình - Sở Y tế TP HCM
Hình 3.1: Thư mời sinh hoạt câu lạc bộ đái tháo đường


15


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Dễ thấy được việc thành lập câu lạc bộ những người cùng mắc hoặc có quan tâm đến
một căn bệnh nào đó ngày nay đã trở nên rất phổ biến, và hầu hết bệnh viện nào cũng
sẽ có một vài câu lạc bộ, thường gặp nhất là câu lạc bộ đái tháo đường, câu lạc bộ tăng
huyết áp, câu lạc bộ bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính,... Lợi ích của việc thành lập các
câu lạc bộ này trong bệnh viện là rất to lớn, bởi lẽ nó không chỉ là nơi để những người
bệnh trao đổi với nhau về bệnh tình của mình, hỏi han nhau về các triệu chứng, biến
chứng, những người bệnh lâu và nặng hơn có thể chia sẻ cảnh báo trước về diễn tiến tự
nhiên của bệnh cho người mới mắc, từ đó, người bệnh nhẹ biết lo sợ, đề phòng và cố
gắng cải thiện hành vi để làm chậm nhất diễn tiến của bệnh, để tránh được những biến
chứng nguy hiểm. Thêm vào đó, những câu lạc bộ này lại được đứng đầu dẫn dắt bởi
nhân viên y tế của bệnh viện, có vai trò thực hiện việc tổ chức, kêu gọi mọi người
tham gia, cung cấp kiến thức y khoa mới nhất, phù hợp với người bệnh nhất, để họ
hiểu về bệnh tình một cách khoa học, tránh được những biện pháp điều trị "dân gian
truyền miệng", chẳng hạn việc điều trị ung thư bằng các loại lá cây, các nội tạng hoặc
máu động vật, sẽ không giúp chữa bệnh mà lại gây tốn kém nhiều cho gia đình người
bệnh, trong khi đó, những buổi GDSK cập nhật kiến thức về tầm soát sớm ung thư,
cách điều trị và phòng bệnh ung thư, nếu được diễn ra tại bệnh viện và thực hiện bởi
các bác sĩ có kiến thức, thì chắc chắn sẽ làm người bệnh thấy tin tưởng và tự tin thực
hành hơn.
Phù hợp với các nguyên tắc GDSK và tiêu chuẩn bệnh viện NCSK, các hoạt động
được diễn ra hoàn toàn miễn phí với sự hào hứng tham gia của người bệnh và thân
nhân người bệnh thực sự quan tâm về chủ đề mà buổi GDSk sẽ nói.
Hình 3.2: Phiếu tham gia miễn phí tư vấn về chế độ ăn bệnh lý tim mạch và đái tháo
đường


16


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Trên đây đều là những hoạt động GDSK dùng phương pháp trực tiếp, tức là có sự trao
đổi thông tin giữa người với người thông qua lời nói, ưu điểm của phương pháp này là
giúp đối tượng thấy hứng thú và tập trung hơn, nếu có điều chưa rõ họ có thể hỏi trực
tiếp người tư vấn. Ngoài những buổi nói chuyện sức khỏe, quá trình GDSK còn được
áp dụng lồng ghép trong lúc khám chữa bệnh, bác sĩ sẽ hỏi bệnh, thăm khám cho bệnh
nhân, sau đó, tận dụng thời gian lúc in xét nghiệm, in đơn thuốc, người bác sĩ có thể
trực tiếp dặn dò bệnh nhân nên bỏ hành vi nào, luyện tập hành vi nào. Ví dụ, một bệnh
nhân vào khám vì ho khạc đàm nhiều, sau khi hỏi bệnh thăm khám có chẩn đoán là
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, bác sĩ chắc chắn sẽ hỏi thêm bệnh nhân về thói quen hút
thuốc lá, hay về nghề nghiệp bệnh nhân có tiếp xúc khói bụi, hoặc môi trường sống ô
nhiễm không khí, cùng với đó, bệnh nhân sẽ được nhắc nhở bỏ thuốc, lao động an
toàn, luyện tập thể lực vừa phải, phù hợp sức mình, để tăng cường sức khỏe và tránh
diễn tiến bệnh nặng lên nhanh và xuất hiện biến chứng.
Hình 3.3: Bảng truyền thông GDSK khoa Răng-Hàm-Mặt bệnh viện An Bình

Ngoài những buổi nói chuyện sức khỏe, sinh hoạt câu lạc bộ cần nhân lực y tế tham
gia trực tiếp, trong bệnh viện, mỗi khoa đều có bảng truyền thông thể hiện phương
pháp GDSK gián tiếp, để bệnh nhân có thể tự tìm hiểu trong lúc rảnh rỗi chờ đến lượt
khám bệnh. Những tài liệu này thường đơn giản, ngắn gọn, sử dụng từ ngữ đời thường
giúp bệnh nhân dễ dàng tìm hiểu và suy nghĩ đến chủ đề, từ đó họ có mối quan tâm
thay đổi hành vi, từ bỏ hành vi xấu và thực hành hành vi tốt cho sức khỏe. Những bảng
truyền thông này từ lâu nay đã không còn xa lạ gì với bất kỳ ai vào bệnh viện nữa, vì
tất cả các khoa phòng đều có riêng cho mình một bảng, và nhân viên y tế của khoa sẽ
17



Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
chịu trách nhiệm thiết kế cả nội dung và hình thức trình bày, làm sao cho bắt mắt, thực
tế, để bệnh nhân vừa hứng thú đọc mà vừa hiểu được thông tin mình vừa đọc.

3.1.2. Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Sở Y tế TP HCM
Hình 3.4: Chương trình phòng chống đái tháo đường - câu lạc bộ đái tháo đường bệnh
viện Nguyễn Tri Phương

Hình 3.5: Buổi nói chuyện GDSK về đái tháo đường tại bệnh viện

18


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Hình 3.6: Bệnh nhân xem bảng truyền thông GDSK của khoa tại bệnh viện

3.1.3. Bệnh viện Nhi Đồng 2
Hình 3.7: Mục GDSK trên trang web bệnh viện

19


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
3.2. Những khó khăn trong GDSK ở các tỉnh khác
Không được nhiều thuận lợi như các bệnh viện ở thành phố lớn, còn rất nhiều cơ sở y

tế gặp phải khó khăn trong công tác GDSK. Hội Khoa học kinh tế y tế Việt Nam đã
thực hiện một nghiên cứu đánh giá công tác giáo dục truyền thông tại các trạm y tế xã
năm 2010. Mục tiêu của nghiên cứu là: Đánh giá thực trạng việc thực hiện và hiệu quả
của công tác truyền thông GDSK tại tuyến y tế xã, phường. Trên cơ sở đó xây dựng
cẩm nang truyền thông GDSK cho nhân viên y tế thôn bản. Địa bàn nghiên cứu: 4 tỉnh
Hà Giang, Bắc Giang, Đăk Lắc, Trà Vinh mỗi tỉnh chọn 2 huyện và mỗi huyện chọn 2
xã. Đối tượng nghiên cứu: Lãnh đạo và chuyên viên của 4 Sở Y tế và Trung tâm
TTGDSK tỉnh, lãnh đạo và nhân viên của 8 Trung tâm y tế huyện., trạm trưởng và cán
bộ y tế thôn, bản, ấp. Phương pháp nghiên cứu là tổng hợp các báo cáo của các địa
phương, đi thực địa tổ chức 4 cuộc thảo luận nhóm tại Sở Y tế và Trung tâm truyền
thông giáo dục sức khoẻ 4 tỉnh, 8 cuộc thảo luận nhóm tại 8 huyện, 16 cuộc thảo luận
nhóm tại 16 xã. Tổ chức phỏng vấn 128 trạm trưởng y tế xã, (mỗi tỉnh 32), phỏng vấn
240 người dân cộng đồng ở 16 xã, phỏng vấn 16 nhân viên y tế thôn ấp ở 16 xã.
Nghiên cứu được tiến hành trong 6 tháng, từ tháng 10 năm 2009 đến tháng 3 năm
2010. Đặc điểm chung của 4 tỉnh này là những tỉnh nghèo, cơ sở hạ tầng còn thấp, một
số thôn bản ở Hà Giang, Đak Lắc chưa có điện, đường đi đến nhiều thôn bản xa và đặc
biệt khó khăn, nhất là Hà Giang. Tỷ lệ hộ nghèo ở các tỉnh này đều cao hơn rất nhiều
tỷ lệ chung của cả nước. Trong khi tỷ lệ chung là 14,8% thì tỷ lệ này ở Hà Giang là
40,4%, Bắc Giang là 18%, Đak Lắc là 23,1%, Trà Vinh là 20,7%.
Cán bộ y tế thôn bản tham gia truyền thông GDSK về các nội dung thuộc chương trình
y tế quốc gia như: phòng chống HIV/AIDS, phòng chống suy dinh dưỡng, kế hoạch
hóa gia đình, phòng chống sốt xuất huyết, phòng chống lao, chăm sóc sức khỏe sinh
sản… Hầu hết các hoạt động TTGDSK của cán bộ y tế thôn bản được người dân đánh
giá tương đối tốt, có hiệu quả và người dân thực hiện theo những thông tin đã được
cán bộ y tế thôn bản cung cấp (khoảng 82%); và không có người dân nào phàn nàn hay
đánh giá thấp hiệu quả các hoạt động TTGDSK của các cán bộ y tế thôn bản.
Những hạn chế của công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ tại tuyến xã: Nhân lực
thực hiện công tác truyền thông giáo dục sức khoẻ chưa có tính chuyên nghiệp, tất cả
đều là cán bộ kiêm nhiệm, chưa được đào tạo cơ bản. Vì vậy thời gian dành cho công
tác truyền thông giáo dục sức khoẻ chưa đáp ứng nhu cầu, kinh nghiệm tổ chức thực

hiện, trình độ chuyên môn , kinh phí còn nhiều hạn chế.

20


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
CHƯƠNG 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
4.1. Kết luận
Hoạt động GDSK và NCSK tại thành phố lớn, đại diện là TP HCM đã và đang được
chú trọng đầu tư và đã gặt hái được nhiều thành công trong việc thu hút sự tham gia
của người dân, góp phần tác động vào ý chí và niềm tin của người bệnh, tao cơ sở cho
việc thay đổi thái độ và hành vi có lợi cho sức khỏe. Việc thực hiện GDSK và NCSK
trong bệnh viện được áp dụng trong hoàn cảnh kết hợp chặt chẽ với các ngành khoa
học nền tảng, tận dụng và phát huy tối đa điều kiện có sẵn tại chỗ để đạt được kết quả
tối ưu. Hơn nữa, các cán bộ GDSK thường xuyên được đào tạo, cập nhật kiến thức
mới, nằm vững không những chuyên môn mà còn thực hành đúng theo nguyên tavứ
của từng hoạt động, lấy người bệnh làm trung tâm, cân bằng giữa lợi ích của người
bệnh và trách nhiệm của nhân viên y tế.
Nhiều bệnh viện đã và đang tham gia mạng lưới xây dựng bệnh viện NCSK, trên cơ sở
có văn bản, điều lệ, đưa bệnh viện từ nơi chỉ có khám chữa bệnh thành nơi có đầy đủ
các quy trình phục hồi và nâng cao sức khỏe, đón tiếp và chữa trị cho bệnh nhân theo
chu trình khép kín, tạo thuận lợi cho bệnh nhân không phải di chuyển và tìm hiểu thêm
nhiều nơi khác để phục hồi bệnh tình của mình.
Tuy nhiên, ở các bệnh viện tuyến huyện thuộc các tỉnh lẻ còn khó khăn, dân trí thấp,
các cán bộ đa số là kiêm nhiệm chứ chưa được đào tạo sâu chuyên môn GDSK, khả
năng tổ chức các buổi nói chuyện tư vấn sức khỏe còn hạn chế, kinh phí chưa thực sự
đầy đủ, các phương tiện truyền thông còn nghèo nàn,... Vì thế, công tác GDSK nơi đây
còn gặp nhiều khó khăn.
4.2. Kiến nghị

Tuy công tác GDSK ở thành phố lớn đã và đang tận dụng được nhiều nguồn lực thuận
lợi, việc tạo ra một môi trường chung để mọi người cùng nhau cố gắng NCSK chưa
hẳn là dễ thực hiện. Hướng đề xuất của em là mỗi bệnh viện cần xây dựng riêng cho
mình một bộ phận GDSK, bộ phận này cần có người đứng đầu, dẫn dắt và tổ chức hoạt
động, tiếp đó là những cán bộ có chuyên môn GDSK được đào tạo bài bản, cập nhật
kiến thức thường xuyên về các bệnh có tần suất mắc cao trong cộng đồng, hoặc các
vấn đề sức khỏe mà người dân địa phương đang có xu hướng quan tâm nhiều hơn. Bộ
phận này hoạt động cần có kế hoạch, tuân thủ đúng nguyên tắc, hàng tháng có những
buổi tổng kết hoạt động, điểm đạt được và chưa đạt được trong tháng vừa qua. Công
tác NCSK cũng phải được trú trọng, bằng cách đẩy mạnh hoạt động tư vấn, tuyên
truyền trực tiếp về các thói quen tốt, như bỏ thuốc lá, tập thể dục hàng ngày,...
Bộ phận GDSK của bệnh viện tuyến trên sẽ là nguồn lực, chuyển giao công nghệ và
chịu trách nhiệm đào tạo, hướng dẫn cho bộ phận GDSK của bệnh viện tuyến dưới, hỗ
trợ về chuyên môn, quản lý, mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức và kĩ năng cho
cán bộ GDSK thường xuyên. Hơn nữa, đơn vị y tế tuyến trên cần cung cấp thường
xuyên, đầy đủ các nguồn tài liệu, tờ bướm, bích chương, tranh ảnh, tài liệu tuyên
truyền của ngành y tế, các chương trình quốc gia.
21


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
Các cán bộ cần năng động, sáng tạo trong việc học hỏi và tổ chức các hoạt động
GDSK, mạnh dạn đệ đơn kiến nghị hoặc xin phép cấp trên hỗ trợ về phương tiện
truyền tin, kinh phí hoạt động,... Cần chú ý đến những đối tượng khác nhau để áp dụng
phương pháp GDSK khác nhau. Ví dụ người cao tuổi, khả năng nghe nhìn kém, cần tư
vấn và dặn dò trực tiếp; trong khi đó, phụ nữ trẻ hoặc thanh niên, có thể tổ chức các
buổi nói chuyện sức khỏe với số lượng lớn người tham gia để tiết kiệm được thời gian
và kinh phí.
Cuối cùng là sự cần thiết của việc phối hợp liên ngành, sự chỉ đạo của cấp trên và sự

tham gia đông đảo của các tổ chức đoàn thể trong hoạt động GDSK. Tăng cường vận
động nhân thân tham gia các chương trình GDSK thông qua tivi, loa đài và các
phương tiện truyền thông gián tiếp khác.

22


Khoa Y – ĐHQG TP.HCM
Bài thu hoạch Module Quản lý bệnh viện & Kinh tế y tế
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Oxford Bibliographies (2015). Health education. Truy cập ngày 01/08/2017 từ

2.
3.
4.
5.
6.
7.

/>Ngọc, Đ. H. (2011). Đại cương về giáo dục sức khỏe và nâng cao sức khỏe. pdf
WHO (2017). Health education. Truy cập ngày 01/08/2017 từ
/>WHO (2004). Standards for Health Promotion in Hospitals. World Health
Organization Regional Office for Europe.
Bruce G. Simons-Morton, Walter H. Greene, Nell H. Gottlieb (1995).
Introduction to Health Education and Health Promotion. Waveland Press.
Hà Vy (3-11-2009). Mô hình bệnh viện nâng cao sức khỏe. Truy cập ngày 0108-2017 từ />Coalition of National Health Education Organizations (2011). Code of Ethics.

23




×