Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM BÁNH KẸO TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN BÁNH KẸO HẢI CHÂU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.03 KB, 18 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN
PHẨM BÁNH KẸO TẠI THỊ TRƯỜNG NỘI ĐỊA CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN BÁNH KẸO HẢI CHÂU
I. Định hướng phát triển
1. Chiến lược phát triển chung của toàn ngành
Nhà nước ta luôn có chính sách ưu tiên phát triển kinh tế, nhằm thực hiện mục tiêu
toàn cầu hoá, mở rộng giao lưu buôn bán với các nước trong khu vực và thế giới. Thủ
tướng chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển các ngành kinh tế đến năm 2010,
trong đó có ngành sản xuất thực phẩm.Mục tiêu chủ yếu là thoả mãn nhu cầu khách
hàng tiêu dùng trong nước về cả số lượng, chất lượng, chủng loại và giá cả. Hướng vào
cả xuất khẩu nhằm tăng ngoại tệ cho đất nước, từng bước đưa công nghiệp này thành
ngành mũi nhọn, có năng lực cạnh tranh cao trên trường quốc tế và trong khu vực, giải
quyết việc làm, góp phần vào sự nghiệp CNH _ HĐH đất nước.
Để thực hiện được mục tiêu đề ra ngành sản xuất, kinh doanh thực phẩm cần có
những bước đi cụ thể:
Đa dạng hoá các thành phần kinh tế, huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước,
đẩy mạnh kêu gọi đầu tư nước ngoài.
Coi trọng phát triển chiều rộng đi đôi với củng cố chiều sâu.
Tập trung tìm kiếm, khai thác và phát triển nguyên liệu để nâng cao tính chủ động
nguyên liệu trong sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh với quốc tế.
Đầu tư công nghệ mới, tiên tiến, hiện đại nhằm tạo ra những sản phẩm có chất lượng,
mẫu mã tốt. Đồng thời phải tận dụng tối đa những thiết bị sẵn có để hoạt động sản xuất
kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất.
Chuyên môn hoá mỗi loại công nghệ đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp trong ngành
có mặt hàng chủ đạo riêng, nâng cao được năng lực cạnh tranh của toàn ngành.
Đầu tư phải đi đôi với bảo vệ môi trường sinh thái, lao động, và xã hội.
2. Định hướng phát triển của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu
2.1: Định hướng chung cho toàn công ty.
Trên cơ sở những mục tiêu, chiến lược mà ngành đã đặt ra, công đã xây dựng mục
tiêu, phương hướng của mình trong thời gian tới như sau:
 Phấn đấu doanh thu năm 2008 đạt 220 tỷ đồng. Nâng cao thu nhập cho công nhân


lên 2.000.000/ tháng thay cho 1.800.000 như hiện nay
 Đẩy mạnh hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm, xây dựng,khẳng định và phát
triển thương hiệu của công ty.
 Mở rộng quy mô công ty bằng phương án: Mở rộng hoạt động các hoạt động dịch
vụ của công ty như: Dịch vụ thương mại, đầu tư,và hoạt động kinh doanh bất động sản, tổ
chức hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu
 Triển khai kế hoạch tiến độ thi công và tổ chức di chuyển các dây chuyền sang
Vĩnh Phúc_ Văn Giang_ Hưng Yên.
 Triển khai nhanh chóng các dự án về chung cư cao tầng, văn phòng cho thuê..
 Cải tạo nâng cấp dây chuyền công nghệ để nâng công suất lên gấp 1,5 lần hiên nay
 Xây thêm lò sấy muối, đầu tư thêm dây chuyền sản xuất.
 Giữ vững thị trường truyền thống, mở rộng thị trường mới trên cả nước và vươn ra
thế giới
 Tổ chức sắp xếp lại bộ máy quản lý, cơ cấu lao động để hiệu quả hơn trong hoạt
động quản lý, sản xuất kinh doanh của công ty.
Bảng 3.1: Mục tiêu cụ thể của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu trong
giai đoạn 2008 – 2010.
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010
Doanh thu 220.000 2500 2800
Lợi nhuận sau thuế 3.250 3720 4100
Thu nhập lđ/ Tháng 2 2,5 2,7
Nguồn: Phòng tài chính kế toán + phòng tổ chức
Ngoài ra, công ty còn đặc biệt chú trọng trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ khắp
cả nước và xuất khẩu
Biểu 3.1: Mục tiêu xuất khẩu của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu
2.2: Định hướng cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm bánh kẹo tại thị trường nội địa
của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu
Công ty đưa ra mục tiêu tăng sản lượng bánh kẹo tiêu thụ trong thị trường nội địa,
khắc phục hiện tượng sản lượng tiêu thụ bánh kẹo lại giảm như năm 2007.Ngoài việc giữ

vững thị trường truyền thống,công ty đang có những chính sách nhằm tập trung vào một số
ngách thị trường hiện còn đang được bỏ ngỏ tại thị trường nội địa. Sản phẩm bánh kẹo của
công ty có đối tượng khách hàng mà ít công ty cùng ngành để mắt tới. Chủng loại bánh kẹo
của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu phù hợp với thị hiếu nhiều đối tượng khách hàng
nội địa. Dự kiến khối lượng tiêu thụ của công ty trong thời gian tới như sau:
Bảng 3.2: Khối lượng tiêu thụ mục tiêu tại thị trường nội địa của công ty trong giai
đoạn 2008 – 2010
Đơn vị: Tấn
Chỉ tiêu 2008 2009 2010
TT hiện tại 2350 2750 3000
TT nội địa mới 400 550 720
Nguồn: Phòng kinh doanh thị trường
Với mặt hàng truyền thống này, công ty đang có hướng đa dạng hoá sản phẩm, và
đẩy mạnh nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm thu hút nhiều đối tượng khách hàng.Phát
triển danh mục sản phẩm, quảng bá đến khách hàng bằng nhiều hình thức để hoạt động sản
xuất và tiêu thụ đạt có hiệu quả.
3. Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ bánh kẹo tại thị trường nội địa
Trưởng phòng Marketing
Bộ phận chức năng Bộ phận tác nghiệp
Bộ phận nghiên cứu thị trườngBộ phận lập kế hoạch Mar Giám sát thị trườngHỗ trợ xúc tiến bánBộ phận R$D
của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu
3.1: Nâng cao chất lượng công tác nghiên cứu thị trường
3.1.1: Cơ sở của giải pháp.
 Công tác nghiên cứu thị trường tốt đồng nghĩa với việc dự báo tốt nhu cầu về sản
phẩm mà khách hàng mong muốn và có nhu cầu sử dụng trong giai đoạn tiếp theo. Đồng
thời phân tích được tình hình kinh doanh của đối thủ cạnh tranh, Có như vậy hoạt động sản
xuất kinh doanh mới thực sự đạt hiệu quả.
 Về vấn đề nghiên cứu thị trường của công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu trong
những năm gần đây đã có nhiều sự chú ý hơn song hiệu quả mang lại chưa cao. Để thực
hiện tốt công tác nghiên cứu thị trường, thiết nghĩ công ty phải có sự chuyên môn hoá

trong các hoạt động như: Nghiên cứu phát triển, bán hàng, Phân tích đối thủ cạnh tranh…
Và đặc biệt, phòng Marketing chuyên đảm nhận công tác nghiên cứu thị trường cần được
thành lập. Hiện nay công tác nghiên cứu thị trường do phòng kinh doanh thị trường đảm
nhiệm, nên hiệu quả của công tác này chưa cao, thông tin thu thập thiếu chính xác.
3.1.2: Nội dung giải pháp.
Qua thực tiễn cho thấy kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty nói chung
và hoạt động tiêu thụ nói riêng.Vì vậy, muốn hoạt động có hiệu quả thiết nghĩ công ty nên
thành lập phòng Marketing.
Thành lập phòng Marketing riêng biệt cũng có thể thành lập theo nhiều hướng khác
nhau, xin đưa ra cơ cấu tổ chức phòng Marketing dự kiến:

Sơ đồ 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức phòng marketing
Trong đó mỗi bộ phận chức năng đảm nhận chuyên môn riêng, bao gồm:
Một trưởng phòng: Đưa ra quyết định chiến lược, điều phối các hoạt động các bộ
phận, đưa ra quyết định cuối cùng.
Bộ phận nghiên cứu thị trường: thu thập các thông tin về thị trường, về đối thủ cạnh
tranh. Bộ phận nghiên cứu thị trường thường gồm từ 5 – 10 nhân viên, có thể trong số nhân
viên nghiên cứu thị trường là các sinh viên có khả năng thu thập thông tin từ các nguồn
thông tin như: phỏng vấn trực tiếp, điếu tra bàng bảng hỏi..
Bộ phận lập kế hoạch Marketing: tiếp nhận thông tin của các bộ phận nghiên cứu thị
trường rồi từ đó phân tích và sử lý thông tin để đưa ra những dự báo về tình hình biến động
của thị trường và tìm hướng giải quyết. Riêng với bộ phận lập kế hoạch đòi hỏi nhân viên
nghiên cứu thị trường phải có kỹ năng chuyên môn trong phân tích, sử lý thông tin. Nguồn
nhân lực này có thể lấy từ nguồn lực sẵn có trong công ty nhưng công ty nên có lớp huấn
luyện, đào tạo chuyên môn một cách bài bản giúp họ lĩnh hội được nhiều phương pháp
trong công việc.
Bộ phân nghiên cứu và phát triển: từ thông tin về thị hiếu người tiêu dùng, nghiên
cứu hình thành sản phẩm mới, cải tiến mẫu mã chất lượng sao cho phù hợp với nhu cầu thị
trường.
Nhân viên giám sát thị trường: Phụ trách việc tiêu thụ sản phẩm, và quản lý địa bàn

mình phụ trách.
Nhân viên hỗ trợ xúc tiến bán: phụ trách các hoạt động quảng cáo, khuyến mại, hội
chợ, triển lãm… để tăng cường uy tín, nâng cao hình ảnh của công ty hỗ trợ tiêu thụ.
 Việc thành lập phòng Marketing là hoàn toàn cần thiết và hợp lý. Nhưng muốn
hoạt động thực sự có hiệu quả các nhân viên chuyên môn phải xác định được đúng phương
pháp : phương pháp xác định cầu, phương pháp thu thập thông tin… công ty còn phải quan
hệ chặt chẽ với cá cơ quan thông tin thị trường
Để thực hiện tốt nhiệm vụ của mình phòng Marketing có thể dùng các phương pháp:
Thiết kế các phiếu điều tra, tổ chức gặp mặt khách hàng qua hội nghị khách hàng…
 Mọi hoạt động của các phòng ban chuyên môn ảnh hưởng rất lớn đến kết quả hoạt
động của điều tra nghiên cứu thị trường nên cần đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn,
năng động, có tinh thần trách nhiệm và không ngại khổ vì hoạt động nghiên cứu thị trường
đòi hỏi tỷ mỉ, sâu sát. Việc tuyển dụng, đào tạo cán bộ điều tra nghiên cứu thị trường là
phải được quan tâm đúng mức.
3.1.3: Điều kiện thực hiện giải pháp.
Hiện nay công ty đã có đội ngũ các bộ công nhân viên có trình độ chuyên môn cao,
thêm vào đó là nhiệt huyết với công việc, với hoạt động sản xuất của công ty. Nguồn lực
tài chính của công ty tuy chưa phải là lớn hơn so với các đối thủ cạnh tranh nhưng cũng đủ
điều kiện để thành lập và duy trì hoạt động của phòng Marketing.
Với một số lượng lớn cán bộ công nhân viên của công ty như hiện nay, có thể điều
chỉnh công tác của một số nhân viên phòng kinh doanh thị trường đã từng tham gia và có
kinh nghiệm trong nghiên cứu thị trường sang hoạt động tại phòng Marketing. Ngoài ra,
công ty có thể phải bỏ ra nguồn kinh phí từ đại hội đồng cổ đông để thực hiện tuyển dụng
nguồn nhân lực mới phù hợp với công tác thị trường.
Cơ sở vật chất của phòng Marketing không lớn lắm, lợi dụng diện tích rộng hiện có
của công ty để đạt thêm cơ sở cho văn phòng này tại địa bàn của công ty. Văn phòng
Marketing nên đạt tại công ty, vừa tiện cho việc giám sát hoạt động của cấp trên, lại gần
gũi hoạt động sản xuất, dễ tiếp cận nguồn thông tin trong và ngoài doanh nghiệp. Những
điều kiện trên công ty hoàn toàn có thể thực hiện được.
3.1.4: Hiệu quả mang lại.

Việc xây dựng phòng Marketing nhằm thực hiện tốt nhất công tác nghiên cứu thị
trường đảm bảo hoạt động sản xuất và tiêu thụ có hiệu quả. Chính sự chuyên môn hoá các
khâu trong nghiên cứu thị trường, phân tích nhu cầu, phân tích đối thủ cạnh tranh, đặc biệt
là sự tiếp cận thông tin bên trong và ngoài doanh nghiệp chính xác, kịp thời.
3.2: Hoàn thiện chính sách sản phẩm.
3.2.1: Cơ sở giải pháp.
Đối với các doanh nghiệp sản xuất như Hải Châu sản phẩm sản xuất ra là nhằm đáp
ứng nhu cầu cũng như thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng và đem lại lợi nhuận cho
công ty qua hoạt động sản xuất kinh doanh. Bên cạnh đó đối thủ cạnh tranh ngày càng
Sản xuất
Tiêu thụ
Tài chính
nhiều, trong và ngoài ngành, doanh nghiệp trong nước và đầu tư nước ngoài… kéo theo đó
là cường độ cạnh tranh càng ngày càng gay gắt. Các doanh nghiệp muốn tồn tại, duy trì,
phát triển hoạt động của mình phải đảm bảo được hoạt động sản xuất kinh doanh của công
ty. Sản xuất và tiêu thụ có mối quan hệ khăng khít với nhau. Cụ thể:

Nguồn tài chính đảm bảo sản xuất của công ty, nhưng hoạt động tiêu thụ lại duy trì và
phát triển đến nguồn vốn hoạt động sản xuất của công ty. Chính hoạt động tiêu thụ là then
chốt cho mọi hoạt động của công ty, là bước khởi đầu cũng là bước kết thúc của quá trình
hoạt động sản xuất kinh doanh. Nghiên cứu thị trường tốt rồi, chưa đủ vì nghiên cứu thị
trường chủ yếu là tìm hiểu về thị hiếu người tiêu dùng sao cho chính xác, đúng thời điểm.
Sản phẩm muốn tiêu thụ được thì phải được khách hàng lựa chọn so với các sản phẩm của
các công ty khác. Sản phẩm ngày càng nhiều, người tiêu dùng bắt đầu quan tâm đến chất
lượng, mẫu mã và chủng loại sản phẩm để quyết định hành vi mua sắm của mình. Các
doanh nghiệp và tổ chức sản xuất cố gắng không ngừng trong việc hoàn thiện chính sách
sản phẩm, đó là điều ý nghĩa và vô cùng cần thiết trong môi trường cạnh tranh như hiện
nay. Chính sách sản phẩm mà công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu đang chú trọng thực
hiện để đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ có thể khái quát qua nội dung sau:

×