Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Bài tập tình huống môn Quản trị nguồn nhân lực

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (280.73 KB, 3 trang )

PHẦN 3: TÌNH HUỐNG GIẢ ĐỊNH

A

nh Nam mới được mời về công ty PNJ để đảm nhận chức vụ CEO do Anh
Long CEO cũ đã xin nghỉ việc. Sau hai tháng, anh Nam nhận được tin anh

Long đã gia nhập vào tập đoàn vàng bạc đá quý Phú Quý vốn là đối thủ cạnh tranh
của PNJ và có mời một số nhân viên mà anh ấy đã từng quản lý và đào tạo bên công
ty PNJ dự liên hoan. Một số nhân viên cũ sau khi được mời dự liên hoan đánh giá Anh
Long là người có tình nghĩa; đã nghỉ việc công ty cũ rồi mà vẫn còn nhớ đến mọi
người. Một tháng sau, Anh Nam nhận được thông báo chính thức từ Giám đốc Nhân
sự là anh Long có mời một số nhân sự chủ chốt của Công ty PNJ sang đầu quân cho
tập đoàn Phú Quý với những hứa hẹn tốt hơn hiện tại.
Trong khi đó, công ty đang có một dự án cần hoàn thành trong thời gian 1 tháng
nhưng thay vì tìm cách thuyết phục các thành viên trong công ty thì anh Nam ngay lập
tức đưa ra các chính sách tuyển dụng nhân viên mới trong thời gian ngắn. Khi các
nhân viên được anh Long mời qua làm việc nghe được tin anh Nam đang tuyển dụng
nhân viên mới thì cảm thấy chạnh lòng và thất vọng về việc làm của anh Nam và lập
tức chuyển qua công ty đối thủ của anh Long. Khi dự án càng lúc càng cận kề, các
nhân viên cũ ra đi , các nhân viên mới được thay vào, nhưng vì thiếu kinh nghiệm nên
dự án bị chậm tiếm độ và làm khách hàng không hài lòng.

CÂU HỎI:
1. Anh Long đang có lợi thế gì trong việc mời các nhân viên công ty cũ đầu quân
cho công ty mới?
2. Trách nhiệm của anh Nam là gì? Và anh Nam sai chỗ nào?
3. Nếu bạn là anh Nam bạn phải xử lý tình huống này như thế nào?
4. Nếu bạn là nhân viên được anh Long mời làm việc thì bạn sẽ ứng xử trong tình
huống này như thế nào?
5. Nếu bạn là nhà quản lý cấp cao của công ty anh Nam (Chủ tịch HĐQT) thì khi


nhận được thông tin như vậy bạn sẽ có cách xử lý như thế nào?

TRẢ LỜI:

1


1. Anh Long là cấp trên cũ của các nhân viên có quan hệ tốt về mặt tình cảm, Anh
Long là người đã từng đào tạo các nhân viên này nên nhận được sự kính phục
từ họ. Anh Long có hiểu biết về công ty PNJ nên sẽ có những hứa hẹn tốt hơn
công ty hiện tại. Sẽ có một số người thích phong cách lãnh đạo của Long trước
đây, thấy anh Long là một người lãnh đạo chuẩn mực hơn anh Nam.
2. Trách nhiệm của anh Nam ngoài việc phải hoàn thành dự án cho đúng tiến độ,
anh Nam nếu muốn nhận được sự kính phục từ nhân viên thì phải gần gũi và
tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của nhân viên; biết họ cần gì, muốn gì? Chưa hài
lòng với mình ở đâu? Và từ đó sẽ đưa ra các chính sách phù hợp.
Ở trong tình huống này, anh Nam không sai và cũng không đúng. Với cương vị
là một CEO (Giám đốc điều hành), anh Nam ngoài việc phải đối mặt với nhân
viên, anh ta cũng phải đối mặt với cổ đông, với giám đốc hội đồng quản trị,…
Nếu thời gian dự án quá gấp rút và anh Nam bắt buộc phải hoàn thành nó
nhưng lại không có thời gian họp nội bộ nhân viên, anh Nam bắt buộc phải
tuyển nguồn nhân lực dự bị cho trường hợp xấu nhất có thể xảy ra. Ngoài ra
cũng như anh Long, nếu ở công ty PNJ anh Long có những nhân viên cũ thì
anh Nam cũng vậy. Nên việc anh Long gấp rút tuyển dụng nguồn nhân lực dự
bị cho dự án không hẳn là việc làm sai.
3. Nếu là Nam, ngoài việc phải gấp rút tuyển dụng nguồn lực dự bị cho dự án sắp
tới, Nam có thể lập ra một hòm thư góp ý để các nhân viên có một diễn đàn,
một kênh giao tiếp nội bộ để đóng góp ý tưởng hoặc bày tỏ quan điểm cá nhân
của mình, từ đó anh Nam có thể hiểu được các nhân viên của mình hơn. Ngoài
ra, anh Nam cũng có thể mở cuộc họp nội bộ trong công ty, nếu cuộc họp được

mở ra anh Nam sẽ có thể phân chia nhân viên của mình thành 3 loại: Các nhân
viên chắc chắn sẽ ra đi, các nhân viên chắc chắn sẽ ở lại, và các nhân viên
đang phân vân không biết nên đi hay ở lại. Từ đó anh Nam sẽ dùng tiếng nói
của Các nhân viên chắc chắn sẽ ở lại để thuyết phục nhóm các nhân viên đang
phân vân. Vì Nam là một người mới, chưa hiểu được những gì nhân viên đã
trải qua cùng với công ty, nếu dùng những người đang làm việc ở công ty
thuyết phục lẫn nhau, tỷ lệ thành công sẽ cao hơn anh Nam tự thuyết phục.

2


4. Nếu là nhân viên nhận được lời đề nghị của anh Long, trước hết mình cần phải
cân nhắc lại khả năng ra đi của mình. Vì đầu tiên công ty PNJ và Phú Qúy đều
đang trải qua một đợt “thay tướng”, chắc chắn trong nội bộ của công ty sẽ có
vấn đề. Mình là nhân viên của PNJ mình sẽ hiểu được rõ ràng các vấn đề mà
công ty đang gặp phải hơn là việc qua công ty đối thủ. Thứ hai, mình cần phải
cân nhắc về vị trí của mình khi qua công ty Phú Qúy; vì ở công ty PNJ mình
đang là một thành viên chủ chốt, đã trãi qua rất nhiều dự án cùng công ty,
thăng trầm đều có nên đã nhận được sự kính phục từ đồng nghiệp cấp dưới.
Nếu qua công ty Phú Qúy, cũng như anh Nam, liệu mình có nhận được sự kính
phục của các nhân viên bên đó không? Thứ ba, với một mức đề nghị hấp dẫn ở
công ty Phú Qúy thì mức độ làm việc có thể gay gắt hơn ở PNJ, ngoài ra nếu ở
lại công ty chắc chắn sẽ được Ban Quản Trị chú ý và khuyến khích thăng tiến
hơn việc chuyển qua công ty mới.
5. Nếu là nhà quản lý cấp cao của công ty PNJ (Chủ tịch HĐQT) khi biết được tin
như vậy không chỉ không trách phạt anh Nam mà còn phải động viên và
khuyến khích anh ấy nhiều hơn. Công ty PNJ bây giờ giống như trường hợp
của đội bóng Manchester United, khi HLV Sir Alex quyết định nghỉ công tác
huấn luyện lập tức trong đội bóng sẽ gặp rất nhiều vấn đề khủng hoản, mặc dù
trải qua 2 đời HLV nhưng vẫn chưa tìm lại được ánh hào quan cũ. Công ty PNJ

cũng vậy, khi thay CEO chắc chắn công ty sẽ gặp một cuộc khủng hoản, không
ít thì nhiều. Chủ tịch HĐQT và các cổ đông bắt buộc phải chấp nhận việc công
ty bị chậm chỉ tiêu trong một khoảng thời gian (ví dụ như 6 tháng trở lại).
Ngoài ra Chủ tịch có thể thuyên chuyển các nhân viên ưu tú ở các chi nhánh
PNJ khác đến để hỗ trợ anh Nam nếu cần thiết. Tạo mọi điều kiện để anh Nam
phát huy năng lực của mình.

3



×