Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Singapore AD_Singapore__Supp1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.59 KB, 26 trang )

TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI G/ADP/N/1/SGP/2/Suppl.1
G/SCM/N/1/SGP/2/Suppl.1
Ngày 13 tháng 5 năm 1997
(97-2009)
Nguyên bản: Tiếng Anh
Ủy ban về Thực tiễn Chống bán phá giá
Ủy ban về Trợ cấp và các Biện pháp trả đũa
CÔNG BỐ LUẬT VÀ CÁC QUY ĐỊNH THEO
ĐIỀU 18.5 VÀ 32.6 CỦA HIỆP ĐỊNH
SINGAPORE
Bổ sung
Thông cáo ngày 25 tháng 04 năm 1997 dưới đây do Phái đoàn Thường trực của Singapore
cung cấp.
_______________
Số. S 207
LUẬT THUẾ TRẢ ĐŨA VÀ THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ 1996
(LUẬT 33 NĂM 1996)
CÁC ĐIỀU LUẬT VỀ THUẾ TRẢ ĐŨA VÀ THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ 1997
MỤC LỤC
PHẦN I
MỞ ĐẦU
Quy định:
1. Tên trích dẫn và định nghĩa
2. Các định nghĩa
PHẦN II
KIỆN BÁN PHÁ GIÁ
3. Nội dung đơn kiện
4. Thông báo nhận được đơn kiện
PHẦN III



THỦ TỤC ĐIỀU TRA
5. Xác định phạm vi điều tra
6. Bằng chứng trong đơn kiện
7. Cung cấp thông tin trong đơn kiện
8. Thông báo chính thức bắt đầu điều tra
9. Thu thập thông tin và bảng câu hỏi
10. Quyết định sơ bộ
11. Thông báo quyết định sơ bộ
12. Các biện pháp tạm thời
13. Quyết định chính thức
14. Các cam kết và đình chỉ điều tra
PHẦN IV
XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI
15. Xác định thiệt hại
16. Xác định nguyên nhân
17. Nguy cơ gây thiệt hại đáng kể
18. Gây cản trở đáng kể
Quy định:
19. Điều tra thuế trả đũa tích lũy
20. Điều tra thuế chống bán phá giá tích lũy
PHẦN V
TRỢ CẤP VÀ BÁN PHÁ GIÁ
21. Specificity and contingency of subsidy
22. Calculation of countervailable subsidy
23. Establishing countervailing duty rate
24. De minimis level of countervailable subsidy
25. Khối lượng hàng hóa được trợ cấp và bán phá giá không đáng kể
26. Thời hạn hợp lý điều tra thuế chống bán phá giá



27. Xác định giá thông thường theo Điều 15(2) của Luật
28. Lựa chọn nước thứ ba theo điều 15(2)(a) của Luật
29. Xác định chi phí sản xuất và giá bán theo điều 15 của Luật
30. Các giao dịch trong điều kiện thương mại thông thường
31. Xác định biên độ bán phá giá
32. Điều chỉnh nhằm đảm bảo so sánh công bằng giá trị thông thường và giá xuất khẩu
33. Kiểm tra giới hạn
34. Mức trợ cấp đồi với hàng hóa đến từ quốc gia có nền kinh tế phi thị trường
35. Xác định biên độ phá giá cho hàng hóa từ quốc gia có nền kinh tế phi thị trường
PHẦN VI
RÀ SOÁT LẠI
36. Rà soát do Bộ trưởng tiến hành
37. Expedited review of countervailing duty for exporters not examined
38. Xem xét lại thuế chống phá giá cho các nhà xuất khẩu mới
39. Rà soát gia hạn
40. Rà soát hoàn thuế
PHẦN VII
Các điều khoản chung
41. Thông tin của các bên liên quan
42. Thông tin của người sử dụng, etc.
43. Thẩm tra thông tin
44. Xác định các thông tin sẵn có
45. Họp các bên liên quan
46. Xem xét công bố thông tin
_______________
Thực hiện điều 46 của Luật Thuế bán phá giá và các biện pháp trả đũa 1996, Bộ trưởng Bộ
Thương mại và Công nghiệp ban hành các quy định sau:


PHẦN I

MỞ ĐẦU
Tên trích dẫn và định nghĩa
1. Quy định này gọi là Quy định về Thuế trả đũa và Thuế chống bán phá giá 1997 và sẽ có
hiệu lực kể từ ngày 25 tháng 04 năm 1997.
Các định nghĩa
2. (1) Theo Luật và Các quy định này, "nhà sản xuất" có nghĩa là:
(a) đối với hàng hóa đã qua chế biến, là người sản xuất, hoặc người chế biến hàng hóa; và
(b) đối với hàng hóa thô, chưa qua chế biến, là người có được hàng hóa trực tiếp thông qua
tiến hành các hoạt động nông nghiệp, khai thác mỏ hoặc đánh bắt cá.
(2) Trong các quy định này, "hàng nhập khẩu được trợ cấp” có nghĩa là hàng nhập khẩu
được trợ cấp đền bù.
PHẦN II
KIỆN BÁN PHÁ GIÁ
Nội dung đơn kiện
3. (1) Một đơn kiên yêu cầu khởi xướng cuộc điều tra thuế trả đũa và thuế chống bán phá
giá bao gồm các thông tin sau:
(a) tên và địa chỉ nguyên đơn;
(b) mô tả của nguyên đơn về sản lượng và giá trị sản xuất hàng hóa tương tự tại nội địa;
(c) xác định ngành sản xuất nội địa đại diện trong đơn kiện, bao gồm tên và địa chỉ của các
nhà sản xuất hàng hóa tương tự trong ngành sản xuất nội địa (hoặc hiệp hội các nhà sản
xuất hàng hóa tương tự tại nội địa) và mô tả của các nhà sản xuất đó về sản lượng và giá trị
sản xuất hàng hóa tương tự tại nội địa;
(d) mô tả hoàn chỉnh về hàng hóa để xác đinh quy mô yêu cầu điều tra, bao gồm đặc tính
kỹ thuật và giá trị sử dụng của hàng hóa đó và phân nhóm thuế của Singapore hiện tại có
thể áp dụng cho hàng hóa đó;
(e) tên nước sản xuất hàng hóa, tên nước trung gian nếu hàng hóa được nhập khẩu từ một
nước không phải là nước sản xuất;
(f) tên và địa chỉ của các bên mà nguyên đơn biết đang sản xuất hàng hóa để xuất khẩu
hoặc đang xuất khẩu hàng hóa sang Singapore và đang được nhận trợ cấp đền bù trong
trường hợp kiện thuế trả đũa, đang bán hàng hóa với mức giá thấp hơn giá trị thông thường

trong trường hợp kiện thuế chống bán phá giá, tùy theo từng trường hợp.
(g) các thông tin xác thực, đặc biệt là các bằng chứng bằng văn bản liên quan đến trường
hợp bị cho là trợ cấp đền bù hoặc bán phá giá, bao gồm: -


(i) trong trường hợp kiện thuế trả đũa, cơ quan có thẩm quyền cấp trợ cấp đền bù và cách
thức cấp trợ cấp đền bù và ước tính giá trị trợ cấp đền bù cấp cho nhà sản xuất hoặc nhà
xuất khẩu hàng hóa đó; hoặc
(ii) trong trường hợp kiện thuế chống bán phá giá (A) thông tin về mức giá bán tiêu dùng của hàng hóa bị kiện trong thị trường nội địa của
nước xuất xứ hoặc nước xuất khẩu hoặc nếu thích hợp, thông tin về mức giá mà hàng hóa
đó được bán từ nước xuất xứ hoặc nước xuất khẩu sang nước thứ ba, hoặc thông tin về cơ
cấu giá thành của hàng hóa đó;
(B)thông tin về giá xuất khẩu sang Singapore hoặc trong nếu thích hợp, thông tin về mức
giá mà hàng hóa được bán lần đầu tiên cho người mua độc lập ở Singapore; và
(C)thông tin xác thực về cách tính giá trị thông thường theo quy định tại Quy định này nếu
nước xuất khẩu hàng hóa bị kiện là nước có nền kinh tế phi thị trường;
(h)khối lượng và giá trị của hàng hóa nhập khẩu vào Singapore trong thời gian 3 năm gần
nhất và trong khoảng thời gian gần nhất khác mà nguyên đơn tin là sẽ mang tính đại diện
hơn;
(i)tên và địa chỉ của các bên mà nguyên đơn biết đang nhập khẩu hoặc có thể nhập khẩu
hàng hóa nếu trước đó chưa nhập khẩu;
(j)thông tin về ảnh hưởng của hàng hóa đó đến giá cả của hàng hóa tương tự trong thị
trường nội địa và tác động hệ quả của hàng hóa đó đến ngành sản xuất nội địa;
(k)thông tin xác thực về thiệt hại đối với ngành sản xuất nội địa theo quy định tại mục 9(1)
(b) hoặc 23(1)(b) của Luật; và
(l)bất kỳ một thông tin xác thực nào khác mà nguyên đơn có
(2) Về quy định trong đoạn (1)(k), nguyên đơn phải đưa vào thông tin xác thực về các nhân
tố và chỉ số kinh tế nói lên hiện trạng của ngành sản xuất nội địa, như:
(a)Thực tế và nguy cơ sụt giảm về sản lượng, doanh thu, thị phần, lợi nhuận, năng suất, tỷ
suất đầu tư hoặc tận dụng năng lực sản xuất;

(b)các nhân tổ ảnh hưởng đến giá cả nội địa;
(c)Thực tế và nguy cơ ảnh hưởng xấu đến dòng tiền, hàng tồn kho, việc làm, mức lương,
tốc độ tăng trưởng, khả năng huy động vốn hoặc gia tăng đầu tư;
(d)có hay không việc tăng gánh nặng cho các chương trình hỗ trợ của chính phủ trong
trường hợp kiện thuế trả đũa liên quan đến nông nghiệp; và
(e) độ rộng của biên độ phá giá hoặc tỷ lệ trợ cấp đền bù.
(3) Nguyên đơn phải nộp cùng với đơn kiện một phiên bản khác không mang tính bí mật
để có thể công bố công khai.
(4) Bộ trưởng sẽ không xem xét bất kỳ các thông tin xác thực nào trong đơn kiện mà
nguyên đơn đề nghị phải giữ bí mật, trừ khi nguyên đơn đáp ứng được các yêu cầu của
mục 35 của Luật.
(5) Bộ trưởng có thể cho phép nguyên đơn sửa đổi đơn kiện nếu Bộ trưởng:


(a)chưa đưa ra quyết định ban đầu; và
(b)đồng ý với tình huống ngoại lệ dẫn đến sửa đổi.
Thông báo nhận được đơn kiện
4. (1) Theo đoạn (2) và (4), Bộ trưởng sẽ không thông báo nhận được đơn kiện thuế trả đũa
và thuế chống bán phá giá cho đến khi có quyết định chính thức bắt đầu tiến hành điều tra.
(2) Khi nhận được đơn kiện thuế trả đũa, Bộ trưởng phải nhanh chóng thông báo cho đại
diện Chính phủ nước ngoài có liên quan ở Singapore về việc nhận được đơn kiện theo mục
5 của Luật.
(3) Điều khoản quy định về cơ hội tham vấn theo mục 5 của Luật không cản trở Bộ trưởng
nhanh chóng tiến hành thủ tục bắt đầu điều tra để đưa ra quyết định sơ bộ hoặc chính thức
hoặc áp dụng các biện pháp tạm thời hoặc chính thức theo đúng các điều khoản của Luật
và các quy định này.
(4) Bộ trưởng phải thông báo cho đại diện của Chính phủ nước ngoài có liên quan tại
Singapore trước khi bắt đầu điều tra thuế chống bán phá giá.
PHẦN III
THỦ TỤC ĐIỀU TRA

Xác định phạm vi điều tra
5. (1) Khi nhận được đơn kiện thuế trả đũa và thuế chống bán phá giá, Bộ trưởng sẽ xem
xét đơn kiện và xác định hàng hóa nằm trong phạm vi điều tra và xác định xem đơn kiện
của nguyên đơn có đại diện được cho ngành sản xuất nội địa sản xuất hàng hóa đó hay
không.
(2) Khi thích hợp, Bộ trưởng có thể tách các mặt hàng bị xem xét và tiến hành điều tra
riêng biệt.
Bằng chứng trong đơn kiện
6. (1) Để thực thi mục 4(3) hoặc 19(3) của Luật, trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được
đơn kiện thuế trả đũa và thuế chống bán pháp giá, Bộ trưởng phải kiểm tra tính chính xác
và hợp lý của các chứng cứ cung cấp trong đơn kiện.
(2) Khi Bộ trưởng quyết định không tiến hành điều tra, Bộ trưởng phải từ chối đơn kiện và
thông báo cho nguyên đơn lý do từ chối.
Cung cấp thông tin trong đơn kiện
7. (1) Khi cuộc điều tra thuế trả đũa và thuế chống bán phá giá được khởi xướng, Bộ
trưởng phải nhanh chóng cung cấp một phiên bản đơn kiện đầy đủ bằng văn bản và không
mang tính bí mật cho các nhà xuất khẩu được nêu trong đơn kiện và cho chính phủ nước
ngoài có liên quan và phải sẵn sàng cung cấp khi có yêu cầu cho các bên liên quan khác.
(2) Trong trường hợp có quá nhiều nhà xuất khẩu liên quan, phiên bản đơn kiện đầy đủ
bằng văn bản và không mang tính bí mật có thể chỉ được cung cấp cho các cơ quan có
thẩm quyền của nước xuất khẩu hoặc cho hiệp hội thương mại có liên quan.
Thông báo bắt đầu điều tra
8. Thông báo bắt đầu điều tra được công bố theo quy định tại mục 4(5) hoặc (7) hoặc 19(5)
hoặc (7) của Luật sẽ gồm các thông tin sau:


(a) tên của nước hoặc những nước sản xuất hàng hóa bị điều tra hoặc tên của nước trung
gian nếu hàng hóa được nhập khẩu từ nước không phải là nước sản xuất;
(b)mô tả hàng hóa bị điều tra;
(c)mô tả ngắn gọn về trường hợp bị cho là trợ cấp đền bù hoặc bán phá giá, bao gồm cơ sở

dẫn đến lập luận đó.
(d)tóm tắt ngắn gọn các nhân tố dẫn đến suy luận về thiệt hại;
(e)địa chỉ đệ trình các thông tin và ý kiến bình luận;
(f)ngày bắt đầu điều tra; và
(g)đề xuất thời hạn điều tra.
Thu thập thông tin và bảng câu hỏi
9. (1) Bộ trưởng có thể phát bảng câu hỏi cho bất cứ bên nào liên quan đến điều tra thuế trả
đũa và thuế chống bán phá giá trong một khoảng thời gian hợp lý kể từ ngày phát hành
thông báo bắt đầu điều tra nhằm thu thập thông tin mà Bộ trưởng cho là cần thiết để đưa ra
quyết định theo Luật này.
(2) Bên nhận được bảng câu hỏi phải nộp bản trả lời theo mẫu và trong khoảng thời gian
Bộ trưởng quy định trong bảng câu hỏi, ít nhất là 30 ngày kể từ ngày nhận được bảng câu
hỏi.
(3) Bộ trưởng có thể gia hạn thời gian quy định tại đoạn (2) theo đơn đề nghị bằng văn bản
của bên liên quan nếu Bộ trưởng đồng ý (a)với những lý do nêu trong đơn đề nghị; và
(b)khoảng thời gian gia hạn đó sẽ không trì hoãn cuộc điều tra một cách bất hợp lý.
(4) Trừ trường hợp ngoại lệ, bản trả lời nộp cho Bộ trưởng sau thời hạn và không đúng
mẫu quy định sẽ không được Bộ trưởng xem xét.
(5) Để thực thi quy định này, bên liên quan sẽ được coi là đã nhận được bảng câu hỏi sau 7
ngày kể từ ngày bảng câu hỏi được gửi cho bên liên quan hoặc cho đại diện thích hợp của
chính phủ nước ngoài có liên quan tại Singapore, tùy theo từng trường hợp.
(6) Nếu thấy cần thiết, Bộ trưởng có thể phát bảng câu hỏi bổ sung cho bất kỳ bên nào, yêu
cầu làm rõ hoặc yêu cầu cung cấp thêm thông tin liên quan đến điều tra thuế trả đũa và
thuế chống bán phá giá, và bên được yêu cầu phải trả lời bảng câu hỏi bổ sung hoặc yêu
cầu trên trong khoảng thời gian quy định trong bảng câu hỏi hoặc văn bản yêu cầu.
Quyết định sơ bộ
10. (1) Bộ trưởng sẽ đưa ra quyết định sơ bộ theo mục 7 hoặc 21 của Luật trong vòng 90
ngày kể từ ngày phát hành thông báo bắt đầu điều tra.
(2) Trong trường hợp đặc biệt, Bộ trưởng có thể kéo dài thời gian đưa ra quyết định cuối
cùng nhưng khoảng thời gian kéo dài thêm này không được vượt quá 90 ngày.

Thông báo quyết định sơ bộ


11. (1) Thông báo quyết định sơ bộ theo mục 7 hoặc 21 của Luật sẽ nêu đầy đủ các kết quả
và kết luận điều tra về tất cả các vấn đề thực tế và luật pháp được cho là quan trọng.
(2) Thông báo cũng bao gồm:
(a)Tên của các nhà xuất khẩu hoặc, nếu không, tên nuớc hoặc các nước sản xuất hàng hóa
bị điều tra hoặc bất kỳ nước trung gian nào có liên quan;
(b)mô tả hàng hóa bị điều tra đủ để tiến hành các thủ tục hải quan, bao gồm phân nhóm
thuế hiện tại của Singapore áp dụng cho hàng hóa đó.
(c) khoản trợ cấp đền bù hoặc biên độ phá giá, nếu có, được xác định và cơ sở để xác định
như vậy.
(d)các nhân tố để xác định thiệt hại, bao gồm thông tin về các nhân tố được xem xét khi
xác định thiệt hại ngoài nhân tố hàng hóa được trợ cấp và bán phá giá; và
(e)lý do tại sao cần phải áp dụng các biện pháp tạm thời để ngăn chặn thiệt hại trong quá
trình điều tra.
Các biện pháp tạm thời
12. (1) Các biện pháp tạm thời chỉ có thể được áp dụng sau khi phát hành thông báo quyết
định sơ bộ.
(2) Khoảng thời gian áp dụng các biện pháp tạm thời sẽ không vượt quá:
(a)bốn tháng trong trường hợp điều tra thuế trả đũa; và
(b)trong trường hợp điều tra thuế chống bán phá giá;
(i)sáu tháng; hoặc
(ii)chín tháng, theo quyết định của Bộ trưởng dựa trên đề nghị của nhà xuất khẩu có hàng
hóa liên quan chiếm tỷ trọng lớn.
Quyết định chính thức
13. (1) Quyết định chính thức theo mục 9 của Luật phải được đưa ra trong vòng 120 ngày
kể từ ngày phát hành thông báo quyết định sơ bộ.
(2) Quyết định chính thức theo mục 23 của luật phải được đưa ra:
(a) trong vòng 180 ngày kể từ ngày phát hành thông báo quyết định sơ bộ; hoặc

(b)trong vòng 270 ngày kể từ ngày phát hành thông báo quyết định sơ bộ nếu quy định
12(2)(b)(ii) được áp dụng.
(3) Thông báo quyết định chính thức dù khẳng định hay bác bỏ, sẽ bao gồm tất cả các
thông tin thực tế và luật pháp có liên quan và lý do dẫn đến quyết định như vậy, có xem xét
một cách thích đáng đến yêu cầu bảo mật thông tin,và cụ thể là
(a) tên của các nhà xuất khẩu và nhà sản xuất hàng hóa bị điều tra hoặc nếu không, tên của
nước sản xuất hàng hóa bị điều tra hoặc tên bất kỳ nước trung gian nào liên quan;
(b)mô tả hàng hóa bị điều tra đủ để tiến hành các thủ tục hải quan, bao gồm phân nhóm
thuế hiện hành của Singapore áp dụng cho hàng hóa đó;
(c)khoản trợ cấp đền bù và biên độ phá giá được xác định và cơ sở xác định như vậy.


(d)các nhân tố để xác định thiệt hại, bao gồm thông tin về các nhân tố được xem xét khi
xác định thiệt hại ngoài nhân tố hàng hóa được trợ cấp và bán phá giá; và
(e)các lý do khác dẫn đến quyết định chính thức;
(f)thuế trả đũa hoặc thuế chống bán phá giá được áp dụng;
(g)lý do thu thuế trả đũa và thuế chống bán phá giá hàng hóa bị điều tra mà trước đó đã bị
áp dụng các biện pháp tạm thời; và
(h)lý do đánh thuế có hiệu lực hồi tố theo mục 9(8) hoặc 23(8) của Luật nếu có.
(4) Nếu trong vòng bảy ngày kể từ ngày phát hành thông báo quyết định chính thức, bất kỳ
bên liên quan nào thuyết phục được Bộ trưởng rằng có lỗi văn bản trong thông báo quyết
định chính thức thì Bộ trưởng sẽ chỉnh sửa lỗi văn bản đó.
Các cam kết và đình chỉ điều tra
14. (1) Bộ trưởng có thể tham vấn ngành sản xuất nội địa trước khi chấp nhận cam kết và
đình chỉ điều tra thuế trả đũa và thuế chống bán phá giá theo mục 11 hoặc 25 của Luật.
(2) Bộ trưởng có thể chấp nhận các hình thức cam kết sau:
(a)trong trường hợp điều tra thuế trả đũa:
(i)chính phủ nước xuất khẩu đồng ý xóa bỏ hoặc hạn chế trợ cấp đền bù hoặc áp dụng các
biện pháp khác mà Bộ trưởng chấp nhận là sẽ có hiệu quả loại bỏ thiệt hại do trợ cấp đền
bù gây ra; hoặc

(ii)nhà xuất khẩu đồng ý điều chỉnh mức giá tới mức được Bộ trưởng chấp nhận là sẽ loại
bỏ được thiệt hại do trợ cấp đền bù gây ra; và
(b)trong trường hợp điều tra thuế chống bán phá giá:
(i)nhà xuất khẩu đồng ý điều chỉnh mức giá tới mức được Bộ trưởng chấp nhận là sẽ loại
bỏ được thiệt hại do bán phá giá gây ra; và
(ii)nhà xuất khẩu đồng ý ngừng xuất khẩu hàng hóa bán phá giá sang Singapore mà Bộ
trưởng chấp nhận là như vậy sẽ loại bỏ được thiệt hại do bán phá giá gây ra; và
(3) Trừ các trường hợp ngoại lệ, các cam kết phải được đưa ra không muộn hơn 60 ngày
trước khi có quyết định chính thức.
(4) Các cam kết về giá có thể do Bộ trưởng đề nghị nhưng:
(a)không nhà xuất khẩu nào bị buộc phải tham gia cam kết; và
(b)theo đoạn (5), việc nhà xuất khẩu không đề nghị cam kết hoặc không đồng ý cam kết do
Bộ trưởng đề nghị sẽ không ảnh hướng đến việc tiến hành điều tra.
(5) Bộ trưởng có thể xác định rằng nguy cơ thiệt hại càng có khả năng xảy ra nếu tiếp tục
nhập khẩu hàng hóa được trợ cấp và bán phá phá giá mà không thực hiện các cam kết về
giá.
(6) Khi Bộ trưởng:


(a)chấp nhận cam kết, Bộ trưởng sẽ phát hành thông báo theo mục 11(3)(c) hoặc 25(3)(c)
của Luật, tùy từng trường hợp; hoặc
(b)từ chối cam kết, nếu có thể, Bộ trưởng sẽ cung cấp các lý do dẫn đến quyết định rằng
chấp nhận cam kết là không thích hợp và ở một mức độ cho phép, sẽ cho các nhà xuất
khẩu cơ hội đưa ra ý kiến bình luận.
(7) Thông báo theo quy định tại đoạn (6)(a) sẽ bao gồm phần cam kết không mang tính bí
mật và đưa ra đầy đủ kết quả và kết luận điều tra về tất cả các vấn đề thực tế và luật pháp
mà Bộ trưởng cho là quan trọng, trừ phi Bộ trưởng công bố các thông tin đó trong một bản
báo cáo riêng.
(8) Khi chấp nhận cam kết, Bộ trưởng có thể yêu cầu chính phủ nước ngoài có liên quan
hoặc các nhà xuất khẩu tham gia cam kết thỉnh thoảng cung cấp các thông tin liên quan đến

việc thực hiện cam kết và cho phép thẩm tra các số liệu thích hợp.
(9) Quy định từ 44(2) đến (15), với những điều chỉnh phù hợp, sẽ được áp dụng đối với các
yêu cầu cung cấp thông tin hoặc thẩm tra theo quy định tại đoạn (8)
(10) Việc từ chối đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin hoặc thẩm tra theo quy định tại đoạn
(8) sẽ được coi là hành vi vi phạm cam kết.
(11) Mọi đề nghị nhằm kết thúc điều tra theo mục 11(4) hoặc 25(4) của Luật sẽ được Chính
phủ của nước xuất khẩu đại diện cho nhà xuất khẩu hoặc theo ý chí của chính mình soạn
thành văn bản trong vòng 14 ngày kể từ ngày phát hành thông báo đình chỉ điều tra.
(12) Khi Bộ trưởng tiếp tục điều tra theo mục 11(4) hoặc 25(4) của Luật, Bộ trưởng sẽ phát
hành thông báo tiếp tục điều tra và phải đưa ra quyết định chính thức trong vòng 180 ngày
kể từ ngày phát hành thông báo.
PHÂN IV
XÁC ĐỊNH THIỆT HẠI
Xác định thiệt hại
15. (1) Xác định thiệt hại theo mục 3(1)(b) và 14(1)(b) của Luật phải được dựa trên các
chứng cứ xác thực và tiến hành kiểm tra một cách khách quan về:
(a)khối lượng hàng nhập khẩu được trợ cấp hoặc bị bán phá giá và ảnh hưởng của hàng
nhập khẩu được trợ cấp và bán phá giá đến giá cả hàng hóa tương tự tại thị trường nội địa;

(b)tác động của hàng hóa nhập khẩu này đến các nhà sản xuất hàng hóa tương tự trong nội
địa.
(2) Để xác định tác động đến ngành sản xuất nội địa, Bộ trưởng phải kiểm tra dựa trên việc
đánh giá tất cả các nhân tố và chỉ số kinh tế có liên quan thể thực trạng của ngành.
(3) Các nhân tố và chỉ số theo quy định tại đoạn (2) gồm:
(a)Thực tế và nguy cơ sụt giảm về sản lượng, doanh thu, thị phần, lợi nhuận, năng suất, tỷ
suất đầu tư hoặc tận dụng năng lực sản xuất;
(b)các nhân tố ảnh hưởng đến giá cả nội địa;
(c) độ rộng của biên độ phá giá hoặc khoản trợ cấp đền bù.



(d)Thực tế và nguy cơ ảnh hưởng xấu đến dòng tiền, hàng tồn kho, việc làm, mức lương,
tăng trưởng, khả năng huy động vốn hoặc gia tăng đầu tư;
(d)có hay không việc tăng gánh nặng cho các chương trình hỗ trợ của chính phủ trong
trường hợp kiện thuế trả đũa liên quan đến nông nghiệp; và
(4) Các nhân tố và chỉ số liệt kê tại đoạn (3) chưa phải là toàn diện và cũng không nhất
thiết phải đánh giá tất cả các nhân tố và chỉ số trên.
Nguyên nhân
16. (1) Để xác định hàng hóa bị điều tra được trợ cấp đền bù hoặc bán phá giá có gây ra
thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa hay không theo mục 3 hoặc 14 của Luật, Bộ trưởng sẽ
xem xét trong số các nhân tố khác là:
(a)có hay không sự gia tăng đáng kể lượng hàng nhập khẩu được trợ cấp hoặc bán phá giá
về trị giá tuyệt đối hoặc tương đối trong tổng khối lượng được sản xuất hoặc tiêu dùng ở
Singapore;
b)có hay không việc hàng hóa nhập khẩu được trợ cấp hoặc bán phá giá được bán hạ giá
đáng kể so với giá của hàng hóa tương tự trong nội địa; và
(c)có hay không việc hàng nhập khẩu được trợ cấp hoặc bán phá giá có ảnh hưởng làm hạ
giá đáng kể hoặc ngược lại cản trở việc tăng giá đáng kể.
(2) Bộ trưởng sẽ đánh giá ảnh hưởng của hàng hóa nhập khẩu được trợ cấp hoặc bán phá
giá đến sản xuất hàng hóa tương tự trong nước nếu các dữ kiện sẵn có cho phép phân biệt
sản xuất theo các tiêu chí như quá trình sản xuất và doanh thu và lợi nhuận của người sản
xuất.
(3) Nếu không thể phân biệt được sản xuất, Bộ trưởng sẽ đánh giá ảnh hưởng của hàng hóa
nhập khẩu được trợ cấp hoặc bán phá giá thông qua kiểm tra hoạt động sản xuất một nhóm
hàng hóa hẹp nhất có bao gồm hàng hóa tương tự mà các thông tin cần thiết có thể thu thập
được.
(4) Bộ trưởng cũng kiểm tra liệu có hay không các nhân tố khác ngoài hàng nhập khẩu
được trợ cấp hoặc bán phá giá cùng lúc đó đang gây thiệt hại cho ngành sản xuất nội địa.
(5) Các nhân tố có thể được Bộ trưởng xem xét theo đoạn (4), không kể những nhân tố
khác, gồm khối lượng và giá hàng nhập khẩu không được trợ cấp hoặc không bán phá giá,
giảm cầu hoặc thay đổi hành vi tiêu dùng, các biện pháp hạn chế thương mại hoặc cạnh

tranh giữa các nhà sản xuất trong nước và nước ngoài, sự phát triển của công nghệ và hoạt
động xuất khẩu và năng suất của ngành sản xuất nội địa.
(6) Thiệt hại do các nhân tố khác ngoài hàng nhập khẩu được trợ cấp và bán phá giá gây ra
cho ngành sản xuất nội địa không được tính gộp cho hàng nhập khẩu được trợ cấp hoặc
bán phá giá.
Nguy cơ thiệt hại đáng kể
17. (1) Để thực thi mục 3(1)(b)(ii) và 14(1)(b)(ii) của Luật, việc xác định nguy cơ gây thiệt
hại đáng kể cho ngành sản xuất nội địa phải dựa trên các dữ kiện chứ không đơn thuần dựa
trên suy luận, phỏng đoán hoặc khả năng xa, và những thay đổi về hoàn cảnh tạo điều kiện


cho hàng hóa được trợ cấp hoặc bán phá giá gây ra thiệt hại phải được dự đoán trước một
cách rõ ràng và thực tế.
(2) Để xác định có nguy cơ thiệt hại đáng kể, ngoài các nhân tố khác, Bộ trưởng còn phải
xem xét đến các nhân tố như:
(a)tỷ lệ gia tăng đáng kể hàng nhập khẩu được trợ cấp hoặc bán phá giá trên thị trường nội
địa cho thấy khả năng tăng đáng kể hàng nhập khẩu;
(b) nhà xuất khẩu có khả năng cung cấp đủ hoặc có khả năng cung cấp tăng lên đáng kể và
thực tế dẫn đến khả năng tăng lượng hàng hóa nhập khẩu được trợ cấp hoặc bán phá giá
vào thị trường Singapore, có tính đến một cách hợp lý khả năng tiêu thụ hàng xuất khẩu
của các thị trường xuất khẩu khác.
(c) giá hàng hóa nhập khẩu có làm giảm hoặc cản trở việc tăng giá đáng kể dẫn đến khả
năng làm tăng nhu cầu nhập khẩu thêm hàng hóa hay không; và
(d) lượng tồn kho hàng hóa bị điều tra;
(e)trong trường hợp điều tra thuế trả đũa, bản chất của trợ cấp đền bù hoặc các khoản trợ
cấp bị điều tra và ảnh hưởng về thương mại có thể xảy ra.
(3) Không có nhân tố nào ở đoạn (2) nhất thiết phải mang tính quyết định nhưng tổng thể
các nhân tố được xem xét phải dẫn tới kết luận rằng việc nhập khẩu thêm hàng hóa được
trợ cấp hoặc bán phá giá là thực tế và thiệt hại đáng kể sẽ xảy ra nếu không các hành động
bảo hộ.

Gây cản trở đáng kể
18. (1) Việc xác định sự cản trở đối với việc hình thành ngành sản xuất nội địa theo mục
3(1)(b)(iii) hoặc 14(1)(b)(iii) của Luật sẽ dựa trên xác định của Bộ trưởng về:
(a) ngành sản xuất nội địa sản xuất hàng hóa tương tự đang trong quá trình hình thành.
(b) ngành sản xuất nội địa đó có thể phát triển được;
(c) Sự hình thành ngành công nghiệp đó là thực tế; và
(d) Hành vi bán phá giá và khoản trợ cấp trả đũa của hàng hóa bị bán phá giá hoặc được trợ
cấp gây cản trở đáng kể đến sự hình thành ngành công nghiệp đó.
(2) Nhằm thực hiện đoạn (1), trong số các nhân tố khác, Bộ trưởng sẽ xem xét các nhân tố
như nghiên cứu khả thi, vốn vay và hợp đồng mua máy móc cho các dự án đầu tư mới hoặc
việc mở rộng diện tích trồng trọt hiện tại và đã có sự đầu tư đáng kể nào cho ngành nội địa
này hay chưa.
(3) Việc xác định theo đoạn (1) sẽ đựa trên các dữ kiện và không đơn thuần dựa trên suy
luận, dự đoán hoặc các khả năng xa.
Cumulation in countervailing duty investigation
19. Where imports of goods from more than one country are the subject of a countervailing
duty investigation, the Minister may, for the purpose of determining whether injury exists,
cumulatively assess the effects of such subsidized imports on the domestic industry only if:
(a)the petitions are filed simultaneously;


(b)the Minister determines that the amount of countervailable subsidization established in
relation to the imports from each country is more than de minimis as specified in
Regulation 24 and the volume of imports from each country is not negligible as specified
in Regulation 25; and
(c)the Minister determines that a cumulative assessment of the effects of the imports is
appropriate in the light of the conditions of competition between the imported goods and
the conditions of competition between the imported goods and the like domestic goods.
Điều tra thuế chống bán phá giá tích lũy
20. Khi hàng hóa nhập khẩu từ hai quốc gia trở lên đều là đối tượng điều tra thuế chống

bán phá giá, để xác định có thiệt hại hay không, Bộ trưởng chỉ có thể đánh giá ảnh hưởng
tích lũy của hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá đó đối với ngành sản xuất nội địa nếu:
(a) các đơn kiện được trình cùng một lúc.
(b) Bộ trưởng xác định rằng giá trị bán bán phá giá so với hàng hóa nhập khẩu từ mỗi một
quốc gia lớn hơn mức tối thiểu và khối lượng hàng hóa nhập khẩu từ mỗi một nước là đáng
kể theo như quy định tại mục 24(3) của Luật; và
(c) Bộ trưởng xác định rằng việc đánh giá ảnh hưởng tích lũy của hàng hóa nhập khẩu là
thích hợp trong điều kiện cạnh tranh giữa hàng hóa nhập khẩu và điều kiện cạnh tranh giữa
hàng hóa nhập khẩu và hàng hóa tương tự sản xuất tại nội địa.
PHẦN V
TRỢ CẤP VÀ BÁN PHÁ GIÁ
Specificity and contingency of subsidy
21. (1) In order to determine whether a subsidy is specific to an enterprise or industry or
group of enterprises or industries (referred to in this regulation as certain enterprises)
within the jurisdiction of the granting authority, the following principles shall apply:
(a)where the granting authority, or the legislation pursuant to which the granting authority
operates, explicitly limits access to a subsidy to certain enterprises, such subsidy shall be
specific;
(b)where the granting authority, or the legislation pursuant to which the granting authority
operates, establishes objective criteria or conditions governing the eligibility for, and the
amount of, a subsidy, specificity shall not exist, provided that the eligibility is automatic
and that such criteria and conditions are strictly adhered to and are clearly spelt out in
written law or other official document so as to be capable of verification; and
(c)if, notwithstanding any appearance of non-specificity resulting from the application of
the principles laid down in subparagraphs (a) and (b), there are reasons to believe that the
subsidy may in fact be specific, other factors may be considered.
(2) For the purposes of paragraph (1)(b), objective criteria or conditions mean criteria or
conditions which are neutral, which do not favour certain enterprise over others, and which
are economic in nature and horizontal in application, such as the number of employees or
the size of enterprise.

(3) For the purposes of paragraph (1)(c):


(a)factors that may be considered are the use of a subsidy programme by a limited number
of certain enterprises, predominant use by certain enterprises, the granting of
disproportionately large amounts of subsidy to certain enterprises, and the manner in which
discretion has been exercised by the granting authority in the decision to grant a subsidy;
and
(b)account shall be taken of the extent of diversification of economic activities within the
jurisdiction of the granting authority, as well as of the length of time during which the
subsidy programme has been in operation.
(4) The setting or change of generally applicable tax rates by all levels of government
entitled to do so shall not be deemed to be a specific subsidy.
(5) A subsidy is contingent upon export performance within the meaning of section 2(3)(b)
(i) of the Act where the facts demonstrate that the granting of a subsidy, without having
been made legally contingent upon export performance, is in fact tied to actual or
anticipated exportation or export earnings.
(6) A subsidy that is granted to certain enterprises which export shall not for that reason
alone be considered to be contingent upon export performance within the meaning of
section 2(3)(b)(i) of the Act.
(7) Any determination of specificity under this regulation shall be clearly substantiated on
the basis of positive evidence.
Calculation of countervailable subsidy
22. (1) The Minister shall calculate the total countervailable subsidy received by each
enterprise with respect to the subject goods during the designated period of investigation or
review.
(2) In calculating the amount of countervailable subsidy:
(a)the Minister shall either calculate the countervailable subsidy from a particular
programme received by the enterprise, industry or exporters as to be provided in a single
year or on an annual basis for two or more years, as the Minister thinks appropriate;

(b)the Minister shall allocate the countervailable subsidy to those goods to which the
countervailable subsidy is associated;
(c)the amount of countervailable subsidy shall be determined per unit, on an ad valorem
basis, or on any other reasonable basis;
(d)the Minister may subtract the amount of:
(i)any application fee, deposit or similar payment paid in order to qualify for, or to receive,
the countervailable subsidy; and
(ii)export taxes, duties or other charges collected on the export of the goods to Singapore
specifically intended to offset the countervailable subsidy received;
(e)the Minister may calculate the countervailable subsidy based on the currency which he
considers appropriate; and


(f)where it is necessary in the circumstances of the case, the Minister may adopt any other
method of calculation which he considers appropriate.
(3) In determining whether there is conferred a benefit referred to in section 2(2) of the Act
the Minister shall have regard to the following guidelines:
(a)government provision of equity capital shall not be considered as conferring a benefit
unless the investment decision can be regarded as inconsistent with the usual investment
practice, including the provision of risk capital, or private investors in the territory of that
country;
(b)a loan by a government shall not be considered as conferring a benefit unless there is a
difference between the amount that the firm receiving the loan pays on the government
loan and the amount the firm would pay on a comparable commercial loan which the firm
could actually obtain on the market, in which case the benefit shall be the difference
between these two amounts;
(c)a loan guarantee by a government shall not be considered as conferring a benefit unless
there is a difference between the amount that the firm receiving the guarantee pays on a
loan guaranteed by the Government and the amount that the firm would pay on a
comparable commercial loan absent the government guarantee, in which case the benefit

shall be the difference between these two amounts adjusted for any differences in fees; and
(d)the provision of goods or services or purchase of goods by a government shall not be
considered as conferring a benefit unless the provision is made for less than adequate
remuneration, or the purchase is made for more than adequate remuneration.
(4) For the purposes of paragraph (3)(d), the adequacy of remuneration shall be determined
in relation to prevailing market conditions for the good or service in question in the
country of provision or purchase, including price, quality, availability, marketability,
transportation and other conditions of purchase or sale.
Establishing the countervailing duty rate
23. (1) The Minister shall, subject to paragraph (2), determine and apply an individual
countervailing duty rate for each known exporter or producer concerned of the subject
goods that has been individually investigated.
(2) Where limited examinations carried out under Regulation 33, the Minister shall apply
to any exporter or producer not included in the investigation a rate that is equal to the
weighted average of the individual countervailing duty rates established for all exporters
and producers individually examined, provided that the Minister shall disregard any rate
determined under the circumstances referred to in section 37 of the Act.
De minimis level of countervailable subsidy
24. (1) An amount of countervailable subsidy shall be considered to be de minimis under
section 10(3)(a) of the Act:
(a)if the countervailable subsidy when expressed as an ad valorem percentage is less than
1%;
(b)where the country of export is a developing country but not a developing country
specified in paragraph (2), if the countervailable subsidy when expressed as an ad valorem
percentage is not more than 2%; or


(c)where the country of export is a developing country specified in paragraph (2), if the
countervailable subsidy when expressed as an ad valorem percentage is not more than 3%.
(2) A developing country shall be specified for the purposes referred to in paragraph (1)(b)

and (c) if it is:
(a)a Member country that has eliminated export subsidies before 1 January 2003; or
(b)a Member country referred to in Annex VII of the Agreement on Subsidies and
Countervailing Measures.
(3)Paragraph (1)(c) shall cease to have effect on 1 January 2003.
(4) In this regulation, Member country means a country which is a party to the World Trade
Organization Agreement.
Khối lượng hàng hóa nhập khẩu bị bán phá giá hoặc được trợ cấp không đáng kể
25. (1) The volume of subsidized imports from a country of export shall be regarded as
negligible under section 10(3)(b) of the Act:
(a)if the volume of subsidized imports from that country accounts for less than 3% of the
total volume of imports of the like goods into Singapore, unless subsidized imports from
countries which individually account for less than 3% of the total imports of the like goods
into Singapore collectively account for more than 7% of the total imports of the like goods
into Singapore; or
(b)where the country of export is a developing country, if the total volume of subsidized
imports from that country accounts for less than 4% of the total volume of imports of the
like goods into Singapore, unless subsidized imports from developing countries which
individually account for less than 4% of the total imports of the like goods into Singapore
collectively account for more than 9% of the total imports of the like goods into Singapore.
(2) Nhằm xác định khối lượng hàng hóa bị điều tra được coi là không đáng kể theo mục
24(3)(b) hay không, Bộ trưởng sẽ chỉ xem xét các hàng hóa bị phát hiện là bán phá giá.
Thời hạn thích hợp điều tra thuế chống bán phá giá
26. (1) Nhằm mục đích xác định giá trị thông thường và giá xuất khẩu tương ứng theo mục
15 và 16 của Luật, Bộ trưởng thông thường phải kiểm tra doanh thu trong khoảng thời gian
1 năm trước khi bắt đầu tiến hành điều tra.
(2) Bộ trưởng có thể kiểm tra doanh thu trong thời kỳ dài hơn hoặc thời kỳ khác mà Bộ
trưởng cho là thích hợp nếu doanh thu đó cho phép tiến hành các so sánh thích hợp.
Xác định giá thông thường theo mục 15(2) của Luật
27. (1) Khi tính giá thông thường của hàng hóa bị điều tra theo mục 15(2) của Luật, thông

thường các chi phí được tính dựa trên cơ sở các chứng từ của người xuất khẩu và người sản
xuất bị điều tra, miễn là các chứng từ đó tuân thủ đúng các nguyên tắc kế toán chung được
chấp nhận của nước xuất khẩu và phản ảnh hợp lý các chi phí sản xuất và kinh doanh hàng
hóa bị điều tra.
(2) Bộ trưởng sẽ xem xét tất cả các chứng cứ sẵn có về việc phân bổ chi phí hợp lý, bao
gồm tất cả các chứng cứ do nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất cung cấp trong quá trình điều
tra về các chi phí phân bổ mà nhà xuất khẩu và nhà sản xuất có tiền sử áp dụng, đặc biệt


liên quan đến việc xác định thời kỳ hao mòn và giảm giá và có xem xét đến các chi phí về
vốn và các chi phí phát triển khác.
(3) Trừ khi đã được phản ánh trong chi phí phân bổ theo quy định này, các chi phí sẽ được
điều chỉnh hợp lý cho các khoản chi phí biến đổi phục vụ cho sản xuất hiện tại và tương
lai, hoặc cho các chi phí trong suốt quá trình điều tra bị ảnh hưởng bởi các hoạt động của
thời kỳ khởi động sản xuất.
(4) Chi phí điều chỉnh cho các hoạt động của thời kỳ khởi động sản xuất sẽ phản ánh các
chi phí ở cuối thời kỳ này hoặc nếu thời kỳ này kéo dài hơn thời kỳ điều tra, nó sẽ phản
ánh các chi phí hợp lý mới nhất có thể được Bộ trưởng đưa ra xem xét trong quá trình điều
tra
Lựa chọn nước thứ ba theo Mục 15(2)(a) của Luật
28. Bộ trưởng sẽ chọn nước thứ ba theo mục 15(2)(a) của Luật dựa trên các tiêu chí sau:
(a) hàng hóa tương tự được xuất khẩu sang nước thứ ba với khối lượng đủ theo quy định
của mục 15(3) của Luật;
(b)thị trường của nước thứ ba có cấu trúc và trình độ phát triển tương tự thị trường
Singapore;
(c)hoạt động kinh doanh ở nước thứ ba diễn ra trong điều kiện thương mại thông thường;

(d)các tiêu chí liên quan khác dựa trên thực trạng của từng ngành công nghiệp.
Xác định chi phí sản xuất và giá bán theo mục 15 của Luật.
29. (1) Chi phí sản xuất của hàng hóa bị điều tra theo quy định tại mục 15(5) của Luật bằng

tổng của:
(a)chi phí nguyên vật liệu và chi phí chế tạo hoặc chế biến trong quá trình sản xuất hàng
hóa bị điều tra ở nước xuất khẩu; và
(b)một khoản hợp lý các chi phí hành chính, bán hàng và chi phí chung (gồm cả chi phí tài
chính).
(2) Giá bán của hàng hóa bị điều tra theo mục 15(2)(b) của Luật là tổng chi phí sản xuất và
khoản lợi nhuận hợp lý.
(3) Khoản chi phí theo đoạn (1) và (2) sẽ được nhà sản xuất hoặc nhà xuất khẩu đang bị
điều tra hoặc rà soát lại xác định dựa trên số liệu sản xuất và kinh doanh thực tế của hàng
hóa bị điều tra trong điều kiện thương mại thông thường ở nước xuất khẩu
(4) Nếu các khoản ở đoạn (1) và (2) không thể xác định được dựa trên cơ sở ở đoạn (3) thì
có thể xác định dựa trên cơ sở:
(a)khoản chi phí phải chịu và lợi nhuận thực tế thu được của các nhà xuất khẩu hoặc nhà
sản xuất đang bị điều tra hoặc rà soát lại khi sản xuất và kinh doanh ở thị trường nước xuất
xứ hàng hóa cùng chủng loại.
(b)khoản chí phí phải chịu và lợi nhuận bình quân gia quyền thực tế thu được của các nhà
xuất khẩu hoặc nhà sản xuất khác bị điều tra khi sản xuất và kinh doanh hàng hóa tương tự
ở thị trường nước xuất xứ; hoặc
(c)các phương pháp hợp lý khác, miễn là khoản lợi nhuận xác định không được vượt quá
mức lợi nhuận thông thường mà các nhà xuất khẩu hoặc sản xuất hàng hóa khác thu được
khi bán hàng hóa cùng chủng loại ở thị trường nước xuất xứ.


(5) Khi tính giá bán của hàng hóa bị điều tra, Bộ trưởng có thể không tính chi phí phát sinh
do giao dịch trực tiếp hoặc gián tiếp giữa các bên liên quan hoặc giữa các bên bị cho là có
các thỏa thuận bù trừ với nhau trừ khi chi phí đó có thể so sánh với chi phí giữa các bên
không liên quan hoặc không có thỏa thuận bù trừ với nhau.
(6) Nếu một giao dịch không được xem xét theo quy định tại đoạn (5) và không có giao
dịch nào khác để xem xét, thì việc xác định các khoản chi phí để đề nghị đưa ra xem xét
theo đoạn (1) và (2) sẽ dựa trên các thông tin sẵn có về các khoản chi phí có trong giao

dịch phát sinh giữa các bên không liên quan hoặc các bên không có thỏa thuận bù trừ.
Giao dịch không diễn ra trong điều kiện thương mại bình thường
30. Để thực hiện Điều 15(4) của Luật:
(a)thời gian gia hạn thông thường là một năm nhưng sẽ không thấp hơn 6 tháng;
(b)hàng hóa bị bán với giá thấp hơn chi phí đơn vị với khối lượng đáng kể khi Bộ trưởng
xác định rằng giá bán bình quân gia quyền của các giao dịch được xem xét để xác định giá
thông thường thấp hơn chi phí đơn vị bình quân gia quyền, hoặc khối lượng hóa bán thấp
hơn chi phí đơn vị chiếm không quá 20% khối lượng hàng hóa bán trong các giao dịch
được xem xét để xác định giá thông thường; và
(c)giá thấp hơn chi phí đơn vị vào thời điểm bán hàng và chi phí đơn vị bình quân gia
quyền nêu trên trong thời kỳ điều tra hoặc rà soát lại được coi là đủ bù đắp chi phí trong
một khoảng thời gian hợp lý.
Xác định biên độ phá giá
31. (1) Thông thường Thử tướng sẽ xác định biên độ phá giá riêng cho từng nhà xuất khẩu
hoặc nhà sản xuất hàng hóa bị điều tra được xác định.
(2) Theo đoạn (3), khi thích hợp, thay vì xác định biên độ phá giá bằng công thức bình
quân gia quyền như quy định tại mục 17(3) của Luật, Bộ trưởng có thể xác định biên độ
phá giá bằng cách so sánh giá xuất khẩu được xác định cho các giao dịch riêng lẻ trong
thời kỳ điều tra hoặc rà soát lại với giá thông thường của giao dịch riêng lẻ có thể so sánh
được xác định trong thời kỳ đó.
(3) Nếu Bộ trưởng chấp nhận rằng:
(a)giá xuất khẩu khác nhau nhiều giữa những người mua khác nhau hoặc giữa các thời kỳ
khác nhau; và
(b)những khác biệt này khiến việc sử dụng phương pháp quy định tại mục17(3) của Luật
và đoạn (2) là không thích hợp cho toàn bộ hoặc một phần thời kỳ điều tra hoặc rà soát lại.
Bộ trưởng có thể tính biên độ phá giá cho thời kỳ đó bằng cách so sánh giá xuất khẩu đuợc
xác định riêng cho từng giao dịch riêng lẻ trong suốt thời kỳ đó với giá bình quân gia
quyền thông thường của các giao dịch có thể so sánh được trong thời kỳ đó.
(4) Nếu Bộ trưởng xác định biên độ phá giá cho bất kỳ thời kỳ nào bằng phương pháp ở
đoạn (3), Bộ trưởng phải cung cấp giải trình bằng văn bản nêu rõ sự khác biệt về giá xuất

khẩu theo đoạn (3)(a), khiến việc sử dụng phương pháp theo mục 17(3) và đoạn (2) là
không thích hợp cho thời kỳ đó như thể nào.


(5) Khi so sánh theo mục 17(3) của Luật, nếu Bộ trưởng chấp nhận rằng giá xuất khẩu bình
quân gia quyền trong thời kỳ điều tra hoặc rà soát lại thấp hơn giá thông thường bình quân
gia quyền tương ứng trong thời kỳ đó thì:
(a)hàng hóa xuất khẩu sang Singapore trong thời kỳ đó bị cho là bán phá giá; và
(b)biên độ phá giá xác định cho nhà xuất khẩu liên quan với hàng hóa đó là chênh lệch
giữa hai giá bình quân gia quyền trên.
(6) Khi so sánh theo đoạn (2), nếu Bộ trưởng chấp nhận rằng giá xuất khẩu của một giao
dịch riêng lẻ trong thời kỳ bị điều tra và rà soát lại thấp hơn giá thông thường của giao dịch
riêng lẻ có thể so sánh được xác định trong thời kỳ đó thì
(a)hàng hóa xuất sang Singapore trong giao dịch đó bị cho là đã bị bán phá giá; và
(b)biên độ phá giá xác định cho nhà xuất khẩu liên quan với hàng hóa đó là chênh lệch
giữa giá xuất khẩu và giá thông thường.
(7) Khi so sánh theo đoạn (3), nếu Bộ trưởng chấp nhận rằng giá xuất khẩu của các giao
dịch cụ thể trong thời kỳ bị điều tra hoặc rà soát lại thấp hơn giá thông thường bình quân
gia quyền trong thời kỳ đó
(a)hàng hóa xuất sang Singapore trong mỗi giao dịch như vậy bị cho là đã bị bán phá giá;

(b)biên độ phá giá xác định cho nhà xuất khẩu liên quan với hàng hóa đó là chênh lệch
giữa giá xuất khẩu có liên quan và giá thông thường bình quân gia quyền tương ứng;.
(8) Khi Bộ trưởng giới hạn kiểm tra theo điều 33, thuế chống bán phá giá được áp dụng
cho hàng hóa nhập khẩu từ nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất không được chọn để kiểm tra
sẽ không được vượt quá biên độ phá giá bình quân gia quyền được xác định cho các nhà
xuất khẩu hoặc nhà sản xuất bị kiểm tra riêng lẻ.
(9) Theo đoạn (8), Bộ trưởng sẽ không xem xét biên độ được xác định trong trường hợp
quy định tại điều 37 của Luật.
Điều chỉnh nhằm đảm bảo sự so sánh công bằng giữa giá thông thường và giá xuất khẩu

32. (1) Nhằm đảm bảo sự so sánh công bằng giữa giá thông thường và giá xuất khẩu của
hàng hóa, Bộ trưởng sẽ thực hiện các điều chỉnh sau:
(a)cho phép khấu trừ một cách hợp lý các chi phí vận chuyển như cước phí, bảo hiểm hoặc
các chi phí tương tự khác nhằm đảm bảo so sánh giá thông thường ở mức giá xuất xưởng.
(b)cho phép khấu trừ một cách hợp lý các khoản chênh lệch về điều kiện bán hàng của
hàng hóa được so sánh như tiền hoa hồng, các điều kiện tín dụng, bảo đảm, bảo hành, hỗ
trợ kỹ thuật, bảo dưỡng và các chi phí khác, nếu Bộ trưởng chấp nhận rằng toàn bộ hoặc
một phần khoản chênh lệch về giá là do chênh lệch về điều kiện bán hàng.
(c)cho phép khấu trừ một cách hợp lý các khác biệt về đặc tính vật lý của hàng hóa được so
sánh nếu Bộ trưởng chấp nhận rằng toàn bộ hoặc một phần khoản chênh lệch về giá là do
khác biệt vật lý đó.
(d)cho phép khấu trừ một cách hợp lý các khoản thuế gián thu áp đánh vào hàng hóa ở
nước xuất khẩu nhưng được miễn hoặc giảm khi xuất khẩu hàng hóa.


(e)cho phép khấu trừ một cách hợp lý chi phí bán hàng do nhà sản xuất hoặc nhà phân phối
chịu thay cho người mua.
(f)khi giá xuất khẩu được tính theo mục 16(2) của Luật, cho phép khấu trừ một cách hợp lý
các chi phí, gồm cả các loại thuế, phải chịu giữa công đoạn nhập khẩu và bán lại.
(g)tính toán giá thông thường và giá xuất khẩu dựa trên cùng một cấp độ thương mại,
nhưng khi cấp độ thương mại khác nhau và Bộ trưởng chấp nhận rằng toàn bộ hoặc một
phần khoản chênh lệch giá là do khác biệt về cấp độ thương mai, Bộ trưởng sẽ cho phép
khấu trừ một cách hợp lý khoản chênh lệch này.
(h)tính toán giá thông thường và giá xuất khẩu dựa trên khối lượng hàng hóa có thể so sánh
được, nhưng khi khối lượng hàng hóa không thể so sánh được và Bộ trưởng chấp nhận
rằng toàn bộ hoặc một phần khoản chênh lệch về giá là do chênh lệch về khối lượng, Bộ
trưởng có thể cho phép khấu trừ một cách hợp lý chênh lệch này; và
(i)thực hiện các điều chỉnh khác mà Bộ trưởng cho là cần thiết để đảm bảo so sánh giá
công bằng.
(2) Bất kỳ mức giá nào được sử dụng để tính giá thông thường và giá xuất khẩu sẽ là giá

thuần sau khi trừ tất cả các khoản giảm giá trực tiếp đối với khối lượng hàng hóa đang bị
xem xét hoặc giảm giá gián tiếp được phân bổ một cách hợp lý cho khối lượng hàng hóa
đang bị xem xét, miến là nhà xuất khẩu cung cấp đầy đủ chứng cứ chứng minh thực sự có
khoản giảm giá đó trong tổng giá.
(3) Bộ trưởng có thể thực hiện điều chỉnh đối với các khoản giảm giá chậm nếu đây là các
khoản giảm giá trực tiếp cho khối lượng hàng hóa đang bị xem xét và nếu có bằng chứng
cho thấy các khoản giảm giá này dựa trên:
(a)khoảng thời gian giao dịch liên tục; hoặc
(b)cam kết tuân thủ các điều kiện yêu cầu để được giảm giá chậm.
Kiểm tra giới hạn
33. (1) Khi có quá nhiều nhà xuất khẩu, nhà sản xuất, nhà nhập khẩu hoặc hàng hóa bị điều
tra khiến không thể kiểm tra đơn lẻ từng bên liên quan hoặc tất cả các hàng hóa bị điều tra
theo quy định tại điều 23(1) hoặc 31(1), Bộ trưởng có thể chỉ giới hạn kiểm tra một số
lượng hợp lý các bên liên quan hoặc một khối lượng hợp lý hàng hóa bị điều tra bằng
phương pháp chọn mẫu có thể thống kê được dựa trên các thông tin cung cấp cho Thủ
tường vào thời điểm chọn mẫu hoặc dựa trên tỷ trọng hàng xuất khẩu lớn nhất nhập từ
nước có thể bị điều tra
(2) Lựa chọn nhà xuất khẩu, nhà sản xuất, nhà nhập khẩu hoặc loại hàng hóa theo đoạn (1)
được ưu tiên tiến hành có sự tư vấn và đồng thuận với các nhà xuất khẩu, nhà sản xuất
hoặc nhà nhập khẩu có liên quan.
(3) Tuy nhiên, khi Bộ trưởng giới hạn kiểm tra theo quy định này, Bộ trưởng vẫn sẽ xác
định mức thuế trả đũa và biện độ phá giá cho từng nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất ban
đầu không được lựa chọn đã cung cấp thông tin cần thiết đúng hạn để các thông tin này
được xem xét trong cuộc điều tra, trừ phi có quá nhiều nhà xuất khẩu và nhà sản xuất khiến
việc kiểm tra riêng lẻ gây nên những gánh nặng không cần thiết cho Bộ trưởng và cản trở
việc hoàn thành điều tra đúng hạn.
(4) Quy định này vẫn khuyến khích việc cung cấp thông tin tự nguyện.


Rate of countervailing subsidy on goods from non-market economy country

34. (1) Where the exporting country of the subject goods is a non-market economy country,
no countervailing duty shall be applied to such goods under any programme to the extent
that the Minister determines that it is impracticable, because of the nature of the nonmarket economy, to determine a countervailable duty rate in respect of goods under that
programme in accordance with the methods prescribed by the Act or these Regulations.
(2) The Minister shall, where he has made a determination referred to in paragraph (1),
provide a written explanation as to the reasons for his determination.
Biên độ phá giá của hàng hóa nhập từ nước có nền kinh tế phi thị trường
35. Khi nước xuất khẩu hàng hóa bị điều tra là nước có nền kinh tế phi thị trường, do bản
chất của nền kinh tế phi thị trường và ngành có liên quan mà ở một mức độ nào đó Bộ
trưởng xác định rằng không thể tính biên độ phá giá bằng các phương pháp quy định theo
Luật và Các quy định này, Bộ trưởng sẽ tính toán biên độ phá giá dựa trên các phương
pháp hợp lý khác gồm:
(a)giá của hàng hóa tương tự được giao dịch trong điều kiện thuơng mại thông thường ở
nước có nền kinh tế thị trường đại diện thích hợp.
(b)giá bán của sản phẩm tương tự được tính dựa trên các nhân tố sản xuất ở nước xuất
khẩu và chi phí sản xuất hàng hóa tương tự được bán trong điều kiện thuơng mại thông
thường ở nước có nền kinh tế thị trường đại diện thích hợp; và
(c)giá cả trong điều kiện thương mại thông thường của hàng hóa tương tự được sản xuất
hoặc bán tại Singapore.
PHẦN VI
RÀ SOÁT LẠI
Việc rà soát lại do Bộ trưởng tiến hành
36. (1) Việc rà soát lại do Bộ trưởng tiến hành theo điều 12 hoặc 26 của Luật, trừ quy định
tại điều 37 và 38, thông thường sẽ được tiến hành sớm nhất là một năm kể từ ngày ra quyết
định hoặc quyết định rà soát.
(2) Việc rà soát lại do Bộ trưởng tiến hành thông thường được hoàn tất trong vòng 180
ngày kể từ ngày ban hành thông báo rà soát chính thức, không trường hợp nào vượt quá
một năm kể từ ngày ban hành thông báo.
Expedited review of countervailing duty for exporters not examined
37. (1) Where a countervailing duty has been imposed on goods exported by an exporter

who was not actually investigated for reasons other than a refusal to cooperate, the
Minister shall promptly initiate an expedited review under section 12(1)(f) of the Act.
(2) Any review conducted under paragraph (1) shall be completed within six months of the
date of publication of the notice of initiation of the review.
Rà soát thuế chống bán phá giá đối với các nhà xuất khẩu mới
38. (1) Nếu hàng hóa bị áp đặt thuế chống bán phá giá theo Luật này, Bộ trưởng sẽ nhanh
chóng rà soát theo mục 26(1)(f) của Luật nhằm xác định biên độ phá giá đơn lẻ cho mỗi


một nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất của nước xuất khẩu bị điều tra, những người chưa
xuất khẩu hàng hóa sang Singapore trong thời kỳ điều tra.
(2) Bộ trưởng sẽ không tiến hành rà soát theo đoạn 1 nếu các nhà xuất khẩu và nhà sản
xuất có thể chứng minh rằng họ không liên quan đến bất cứ một nhà xuất khẩu hoặc sản
xuất nào ở nước xuất khẩu bị áp đặt thuế chống bán phá giá.
(3) Việc rà soát theo đoạn (1) sẽ được hoàn tất trong vòng chín tháng kể từ ngày ra thông
báo bắt đầu rà soát.
(4) Hàng nhập khẩu từ các nhà xuất khẩu hoặc nhà sản xuất đó sẽ không bị áp đặt thuế
chống bán phá giá khi quá trình rà soát theo đoạn (1) đang được tiến hành.
(5)Tuy nhiên, Bộ trưởng có thể yêu cầu áp dụng các biện pháp đảm bảo để bảo đảm rằng
thuế chống bán phá giá có thể có hiệu lực hồi tố đối với khoảng thời gian rà soát nếu kết
quả rà soát xác định các nhà xuất khẩu hoặc sản xuất đó có hành vi bán phá giá.
Rà soát gia hạn
39. (1) Bộ trưởng sẽ ra thông báo khả năng đình chỉ áp dụng thuế chống bán phá giá và
thuế trả đũa it nhất 6 tháng trước ngày kết thúc thời kỳ 5 năm quy định tại điều 12(7) hoặc
26(7) của Luật, tùy từng trường hợp.
(2) Bộ trưởng sẽ xác định trong thông báo khoảng thời gian để các bên liên quan đưa ra ý
kiến của mình về việc đình chỉ áp dụng thuế.
(3) Khi bên liên quan cung cấp chứng cứ hoặc Bộ trưởng có được thông tin rằng việc đình
chỉ áp dụng thuế sẽ có thể dẫn đến tình trạng tiếp diễn hoặc tái diễn hành vi trợ cấp đền bù
hoặc bán phá giá, tùy từng trường hợp, và gây ra thiệt hại, Bộ trưởng sẽ ra thông báo rà

soát lại theo điều 12(7) hoặc 26(7) của Luật để kiểm tra xem có gia hạn áp dụng thuế hay
không.
(4) Việc rà soát gia hạn theo đoạn (3) thông thường sẽ được hoàn tất trong vòng 80 ngày kể
từ ngày ra thông báo rà soát nhưng không trường hợp nào quá một năm kể từ ngày ra thông
báo.
(5) Việc áp dụng thuể trả đũa và thuế chống bán phá giá sẽ tiếp tục cho đến khi có kết quả
rà soát gia hạn.
(6) Trừ đoạn (3), quy định này với những thay đổi cần thiết sẽ được áp dụng cho việc rà
soát lại các cam kết theo điều 12(1)(d) hoặc 26(1)(d) của Luật.
Xem xét hoàn trả thuế
40. (1) Theo đoạn (2) và (3), khi nhà nhập khẩu có đầy đủ và hoàn chỉnh các chứng cứ
chứng minh anh ta đã trả thuế chống bán phá giá hoặc thuế trả đũa vượt quá biên độ phá
giá hoặc mức trợ cấp đền bù trong khoảng thời gian 12 tháng sau khi có quyết định chính
thức của cuộc điều tra thuế trả đũa và thuế chống bán phá giá hoặc bất kỳ khoảng thời gian
12 tháng nào sau đó, nhà nhập khẩu có thể đề nghị xem xét hoàn thuế theo điều 12(1)(b)
hoặc 26(1)(b) của Luật cho 12 tháng có chứng cứ chứng minh đó.
(2) Nhà nhập khẩu chỉ được đề nghị xem xét hoàn thuế theo đoạn (1) nếu ngay từ khi hàng
hóa bị điều tra vào đến địa phận hải quan, họ thông báo cho Tổng cục trưởng Tổng cục hải
quan và thuế và Bộ trưởng theo đúng mẫu yêu cầu về dự định đề nghị xem xét hoàn thuế.
(3)Tất cả yêu cầu xem xét hoàn thuế của nhà nhập khẩu phải:


(a)được lập thành văn bản và gồm danh mục tất cả các hàng hóa bị điều tra được nhà nhập
khẩu nhập vào Singapore có yêu cầu được hoàn thuế; và
(b)được trình cho Bộ trưởng cùng tất cả các chứng cứ theo quy định tại đoạn (1) trong
vòng 90 ngày sau ngày cuối cùng của khoảng thời gian 12 tháng mà nhà nhập khẩu yêu
cầu hoàn thuế.
(4) Nếu nhà nhập khẩu tuân thủ đúng quy định tại đoạn (1) đến (3), Bộ trưởng sẽ tiến hành
xem xét hoàn thuế và phát hành thông báo chính thức bắt đầu quá trình xem xét hoàn thuế.
(5)Quá trình xem xét hoàn thuế theo quy định này thông thường được hoàn thành trong

vòng 180 ngày kể từ ngày ra thông báo bắt đầu xem xét nhưng trong bất kỳ trường hợp nào
cũng không vượt quá một năm kể từ ngày ra thông báo.
(6) Khoản thuế trả đũa và thuế chống bán phá giá áp dụng đối với hàng hóa bị điều tra
được xem xét sẽ được xác định dựa vào kết quả xem xét hoàn thuế.
(7) Nếu biên độ phá giá hoặc thuế đền bù được xác định là nhỏ hơn thuế chống bán phá giá
hoặc thuế trả đũa mà nhà nhập khẩu phải trả, phần chênh lệch sẽ được hoàn trả lại cho nhà
nhập khẩu.
(8) Nếu biên độ phá giá hoặc thuế đền bù được xác định là lớn hơn thuế chống bán phá giá
và thuế trả đũa mà nhà nhập khẩu phải trả, nhà nhập khẩu sẽ bị truy thu phần chênh lệch.
PHẦN VII
ĐIỀU KHOẢN CHUNG
Thông tin do các bên liên quan cung cấp
41. (1) Bất cứ bên liên quan nào cũng có thể cung cấp cho Bộ trưởng bằng văn bản các
thông tin mà bên đó cho là có liên quan đến quá trình điều tra hoặc rà soát lại thuế trả đũa
và thuế chông bán phá giá.
(2) Bên liên quan có thể cung cấp thông tin bằng lời nhưng nếu mong muốn thông tin đó
được xem xét, bên đó phải chuyển thông tin đó sang dạng văn bản và trình cho Bộ trưởng
theo đúng thủ tục trong vòng 7 ngày kể từ ngày cung cấp thông tin bằng lời.
(3) Bên liên quan sẽ cung cấp năm bản thông tin bí mật và ba bản thông tin không bí mật.
(4) Văn bản được đệ trình không được soạn bằng Tiếng Anh, sẽ phải có một bản dịch tiếng
Anh kèm theo, trừ khi Bộ trưởng bằng văn bản miễn yêu cầu này cho riêng từng văn bản.
(5) Bộ trưởng có thể yêu cầu cung cấp thông tin bằng băng hoặc đĩa vi tính tương thích với
hệ thống máy tính do Bộ trưởng chỉ định trừ khi Bộ trưởng chấp nhận rằng bên cung cấp
thông tin không lưu bản ghi thông tin dưới dạng tin học hoặc không thể cung cấp thông tin
yêu cầu dưới dạng tin học mà không tạo thêm những gánh nặng bất hợp lý về thời gian và
chi phí.
(6) Tất cả các thông tin cung cấp phải được xác nhận là chính xác và hoàn chỉnh và theo
đúng mẫu do Bộ trưởng quy định.
(7) Theo điều 35 của Luật, các thông tin bằng văn bản do bên liên quan cung cấp sẽ được
công khai cho các bên khác có liên quan đến quá trình điều tra.

(8) Bên cung cấp thông tin có thể đề nghị Bộ trưởng giữ bí mật thông tin.
(a)nếu việc tiết lộ thông tin tạo nên lợi thể cạnh tranh quan trọng cho đối thủ cạnh tranh;


(b)nếu việc tiết lộ thông tin có tác dụng ngược cho bên cung cấp thông tin và cho bên giữ
thông tin hoặc
(c)vì các lý do hợp lý khác được đưa ra.
Thông tin do người sử dụng cung cấp, ví dụ như:.
42. (1) Khi hàng hóa bị điều tra được bán lẻ một cách phổ biến, người sử dụng hàng hóa bị
điều tra và và tổ chức đại diện cho người tiêu dùng có thể cung cấp cho Bộ trưởng các
thông tin liên quan đến quá trình điều tra.
(2) Từ điều 41(2) đến (8), với những điều chỉnh thích hợp, sẽ được áp dụng cho việc cung
cấp thông tin theo đoạn (1).
Thẩm tra thông tin
43. (1) Khi Bộ trưởng quyết định thẩm tra tính chính xác của thông tin được cung cấp
trong suốt quá trình điều tra hoặc quá trình rà soát lại hoặc được cung cấp theo điều 14(8),
Bộ trưởng phải thông báo cho chính phủ nước ngoài có liên quan biết đại diện có thẩm
quyền của Bộ trưởng sẽ đến thăm chính phủ nước ngoài có liên quan, các bên liên quan
hoặc các bên khác được cho là có liên quan để thẩm tra thực địa nhằm xác minh tính chính
xác và hoàn chỉnh của thông tin thực tế được cung cấp.
(2) Thủ tục mô tả trong Phụ lục I của Thỏa thuận về việc thực hiện Điều VI của Hiệp định
chung về Thuế quan và Mậu dịch 1994 sẽ được áp dụng cho việc thẩm tra thực địa tiến
hành tại lãnh thổ nước khác.
(3) Đại diện có thẩm quyền của Bộ trưởng có thể yêu cầu được truy nhập tất các tệp, bảng
ghi và nhân sự mà họ cho là có liên quan đến quá trình điều tra hoặc rà soát lại.
(4) Theo yêu cầu bảo mật thông tin, Bộ trưởng sẽ công khai các kết quả thẩm tra thực địa
hoặc cung cấp các kết quả này theo quy định 46 cho các bên liên quan đến cuộc thẩm tra
thực địa.
(5) Khi Bộ trưởng quyết định rằng, do có nhiều bên bị điều tra và rà soát, hoặc được yêu
cầu cung cấp thông tin theo quy định 14(8), không thể thẩm tra các thông tin thực tế liên

quan đến mỗi bên, Bộ trưởng có thể chọn và thẩm tra thông tin chọn mẫu.
(6) Khi Bộ trưởng quyết định không tiến hành thẩm tra thực địa, Bộ trưởng có thể yêu cầu
bên liên quan trình các bản sao chứng từ gốc có chứa thông tin hoặc xác nhận của các đơn
vị kiểm toán độc lập về tính chính xác và hoàn chỉnh của thông tin thực tế được cung cấp
hoặc có thể áp dụng các biện pháp khác mà Thủ tường cho là hợp lý.
Xác định thông tin sẵn có
44. (1) Ngay sau khi chính thức bắt đầu điều tra hoặc rà soát lại, Bộ trưởng phải nhanh
chóng xác định chi tiết các thông tin yêu cầu các bên liên quan phải cung cấp, và hình thức
cung cấp thông tin.
(2) Bộ trưởng phải đảm bảo cho bên liên quan biết rằng nếu thông tin không được cung
cấp trong khoảng thời gian thích hợp, Bộ trưởng có thể quyết định dựa trên các thông tin
sẵn có, bao gồm các thông tin trong đơn yêu cầu tiến hành điều tra của ngành sản xuất nội
địa.
(3) Bộ trưởng có thể yêu cầu bên liên quan cung cấp thông tin bằng phương tiên đặc biệt
(như đĩa vi tính) hoặc ngôn ngữ tin học.


(4) Khi yêu cầu cung cấp thông tin theo đoạn (3), Bộ trưởng phải xem xét hợp lý khả năng
cung cấp thông tin bằng phương tiện hoặc ngôn ngữ tin học của bên liên quan, và không
được yêu cầu bên liên quan sử dụng một hệ thống máy tính khác ngoài hệ thống máy tính
mà bên đó sử dụng.
(5) Bộ trưởng sẽ không yêu cầu tin học hóa việc cung cấp thông tin nếu bên liên quan
không xử lý tài khoản bằng máy tính và nếu cung cấp thông tin như vậy sẽ tạo thêm gánh
nặng bất hợp lý cho bên liên quan như chịu các chi phí và phiền toái không hợp lý.
(6) Bộ trưởng sẽ không yêu cầu cung cấp thông tin bằng phương tiện đặc biệt hoặc bằng
ngôn ngữ tin học nếu bên liên quan không hạch toán tài khoản bằng máy tính và nếu việc
thực hiện theo yêu cầu như vậy sẽ gây thêm những gánh nặng bất hợp lý cho bên liên quan
như phải chịu các khoản chi phí và phiền toái bất hợp lý.
(7) Tất cả các thông tin:
(a)thẩm tra được;

(b)được cung cấp một cách thích hợp để có thể sử dụng trong quá trình điều tra hoặc rà
soát mà không gây ra những khó khăn không đáng có.
(c)được cung cấp kịp thời; và
(d)nếu có thể, được cung cấp bằng phương tiện hoặc bằng ngôn ngữ vi tính mà Bộ trưởng
yêu cầu,
sẽ được xem xét để đưa ra quyết định
(8) Nếu bên liên quan không cung cấp thông tin bằng phương tiện hoặc ngôn ngữ vi tính
theo yêu cầu nhưng Bộ trưởng nhận thấy rằng đó là do hoàn cảnh quy định tại đoạn (3) đến
(6) thì việc không cung cấp thông tin bằng phương tiện hoặc ngôn ngữ vi tính theo yêu cầu
sẽ không bị coi là gây cản trở nghiêm trọng cho quá trình điều tra.
(9) Khi Bộ trưởng không có đủ khả năng để xử lý thông tin được cung cấp bằng phương
tiện đặc thù (như băng vi tính), thông tin sẽ được cung cấp dưới dạng văn bản hoặc hình
thức khác mà Bộ trưởng chấp nhận.
(10) Mặc dù thông tin được cung cấp có thể không hoàn chỉnh toàn diện, Bộ trưởng vẫn sẽ
xem xét thông tin đó miễn là bên liên quan đã làm hết khả năng của mình để cung cấp.
(11) Nếu chứng cứ hoặc thông tin không được xem xét, bên cung cấp sẽ ngay lập tức được
thông báo lý do, và sẽ có cơ hội giải trình thêm trong khoảng thời gian hợp lý phù hợp với
thời hạn điều tra.
(12) Nếu giải trình không được Bộ trưởng chấp thuận thì lý do quyết định từ chối xem xét
chứng cứ và thông tin sẽ được thông báo bằng văn bản.
(13) Bộ trưởng sẽ phải cân nhắc thận trọng khi buộc phải đưa ra kết quả điều tra, kể cả việc
xác định giá trị thông thường, dựa trên nguồn thông tin thứ cấp, bao gồm cả các thông tin
được cung cấp trong đơn đề nghị bắt đầu điều tra hoặc rà soát, Bộ trưởng sẽ phải cân nhắc
thận trọng.
(14) Nếu áp dụng đoạn (13), khi có thể, Bộ trưởng sẽ kiểm tra thông tin từ những nguồn
độc lập mà Bộ trưởng có như bảng giá được công bố, số liệu thống kê nhập khẩu và hải
quan chính thức, và từ các thông tin có được từ các bên liên quan khác trong quá trình điều
tra hoặc rà soát.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×