Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Quan hệ thương mại việt nam singapore thực trạng và giải pháp thúc đẩy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (503.08 KB, 40 trang )

Nhóm 4:
Dương Huyền Anh CQ520032
Nguyễn Thị Thu Dung CQ520560
Trần Văn Dương CQ527075
Lê Thanh Huyền CQ527174
Nguyễn Đăng Nguyên CQ527279
Nguyễn Minh Tâm CQ527336
MỤC LỤC
Lời mở đầu ……………………………………………………………………… 3
Chương I: Cơ sở của mối quan hệ thương mại giữa Việt
Nam và
Singapore
1.1.Cơ sở về điều kiện tự nhiên ………………………………………………… 5
1.1.2. Vị trí địa lý, địa hình ………………………………………………… 5
1.1.3. Khí hậu, đất đai ………………….……………………………… 6
1.2. Cơ sở về điều kiện văn hóa - xã
hội ………………………… ……………… 6
1.2.1. Dân cư, dân tộc, tôn giáo, ngôn
ngữ
…………………………………. 6
1.2.2. Xu thế hội nhập ………………………………………………………. 7
1.3. Cơ sở về điều kiện kinh tế …………………………………………………. 7
1.3.1.Kinh tế Singapore ………………………………………………………. 7
1.3.2. Kinh tế Việt Nam ……………………………………………………… 9
1.3.3. Kết luận …………………………………………………………… 10
Chương II: Thực trạng mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Singapore
2.1. Lịch sử phát triển mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Singapore ….11
2.1.1. Lịch sử phát triển mối quan hệ ………………………………………… 11
2.1.2. Chính sách thương mại giữa hai nước ………………………………… 12
2.2. Thực trạng mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Singapore …… 14
2.2.1. Thực trạng xuất khẩu của Việt Nanm sang Singapore ………….… 14


2.2.1. Thực trạng nhập khẩu của Việt Nanm từ Singapore………………. 20
2.3. Đánh giá quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Singapore……………… 25
C hương III : Triển vọng và giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế
Việt Nam - Singapore
3.1. Triển vọng quan hệ thương mại Việt Nam- Singapore…………………… 29
3.1.1. Nhận định chung………………………………………………………… 29
3.1.2. Những khó khăn của mối quan hệ thương mại Việt Nam - Singapore… 30
3.1.3. Những khó khăn của mối quan hệ thương mại Việt Nam – Singapore… 31
3.2. Giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam – Singapore…………. 32
3.2.1 Về phía nhà nước……………………………………………………… 32
3.2.2 Về phía doanh nghiệp…………………………………………………… 35
Kết luận ………………………………………………………………………… 38
LỜI MỞ ĐẦU
Mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam – Singapore đã phát triển nhanh chóng,
đáng khích lệ trên nhiều lĩnh vực trong 4 thập kỉ qua, kể từ khi hai nước thiết lập
quan hệ ngoại giao vào ngày 1/8/1973. Đặc biệt sự hợp tác thương mại giữa hai
nước đã có bước phát triển lớn, mang lại lợi ích cho cả hai dân tộc. Hiện nay,
Singapore đã trở thành một trong những bạn hàng lớn nhất của Việt Nam.
Singapore là một nước trong khu vực Đông Nam Á, rất gần ta về mặt đại lý,
cùng là thành viên của ASEAN và có nhiều mặt giống nước ta như về văn hóa,
lịch sử; đặc biệt là cơ cấu kinh tế của hai nước có thế bổ sung cho nhau khi tiến
hành công cuộc xây dựng đất nước. Hai nước chung xuất phát điểm nhưng
Singapore là nước phát triển trước Việt Nam về kinh tế. Năm 1959, Singapore
cũng có nền kinh tế yếu kém thiếu vốn như tình trạng của Việt Nam hiện nay, và
Singopre đã trở thành nước công nghiệp mới phát triển có công nghệ tiên tiến, có
tiềm năng về tài chính, có nhiều kinh nghiệm trong quản lý và kinh doanh. Với
chính sánh kinh tế đối ngoại theo hướng toàn cầu hóa, đa dạng hóa, đa phương hóa
và hợp tác khu vực, rất tương đồng với chính sách ngoại giao rộng mở, đa dạng
hóa và đa phương hóa của Việt Nam; chính vì thế quan hệ thương mại giữa hai
nước không ngừng phát triển tốt đẹp.

Singapore là một đối tác lớn của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực, do vậy việc
nghiên cứu mối quan hệ thương mại giữa hai nước có ý nghĩa lớn về thực tiễn. Qua
nghiên cứu có thể thấy diễn biến phát triển mối quan hệ Việt Nam – Singapore,
thông qua đó chúng ta có thể học hỏi được nhiều kinh nghiệm phát triển kinh tế
của nước bạn.
Mục đích nghiên cứu đề tài
Mục đích nghiên cứu đề tài là phân tích và đánh giá thực trạng quan hệ hợp
tác kinh tế Việt Nam- Singapore, đặc biệt trên lĩnh vực thương mại. Qua đó đề xuất
một số giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế giữa hai nước.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là quá trình phát triển quan hệ thương mại
giữa hai nước; nghiên cứu quan hệ thương mại ( cụ thể tập trung trong lĩnh vực
xuất nhập khẩu) giữa hai nước Việt Nam – Singapore từ 2009 đến nay
Phương pháp nghiên cứu
Những phương pháp nghiên cứu như phương pháp duy vật biện chứng,
phương pháp logic phương pháp thống kê, phương pháp tổng hợp và phương pháp
so sánh được sử dụng xuyên suốt trong tiến trình làm bài thảo luận phân tích thực
trạng quan hệ kinh tế giữa hai nước.
CHƯƠNG I: CƠ SỞ CỦA MỐI QUAN HỆ
THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ SINGAPORE
1.1.Cơ sở về điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình
Về v

ị trí đị

a lý c ủ

a Singapore : Singapore là một quần đảo nằm ở cực nam
bán đảo Malacca, là điểm án ngữ quan trọng trên con đường buôn bán bằng đường

biển từ Ấn Độ Dương sang Thái Bình Dương, từ Đông Nam Á hải đảo sang Đông
Nam Á lục địa.
Về vị trí địa lý của Việt Nam: Lãnh thổ Việt Nam nằm trong khu vực có nền
kinh tế phát triển năng động nhất, có vị trí địa lý đặc biệt ở Đông Nam Á. Việt
Nam có đường bờ biển dài 3.260 km, phía đông và nam giáp với biển Đông và biển
Thái Bình Dương, án ngữ trên các tuyến hàng hải huyết mạch thông thương như Ấn
Độ và Thái Bình Dương, Châu Âu - trung cận đông với Trung Quốc….
Như vậy cả Việt Nam và Singapore đều có vị trí địa lý hết sức thuận lợi
trong phát triển giao thông đường biển, đồng thời lại gần nhau (vì cùng trong khu
vực Châu Á). Đây là một cơ sở thuận lợi cho sự phát triển mối quan hệ kinh tế
thương mại giữa hai nước, cho dù vị trí địa lý không có tính chất quyết định nhưng
nó lại có khả năng tạo ra những thuận lợi cho việc trao đổi, tiếp cận, giao thoa
cùng phát triển giữa các quốc gia với nhau. Đặc biệt là trong xu thế hội nhập của
nền kinh tế khu vực và thế giới như hiện nay thì vị trí địa lý sẽ trở thành một nguồn
lực, định ra hướng phát triển có lợi nhất trong phân công lao động toàn thế giới và
xác định các mối quan hệ song phương và đa phương của một quốc gia. Do vậy
đây là yếu tố thuận lợi xét trong mối quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và
Singapore .
1.1.3. Khí hậu, đất đai
Singapore và Việt Nam đều nằm trong vòng đai nhiệt đới của nửa bán cầu
bắc, khí hậu nóng ẩm với lượng mưa trung bình khá lớn, vì vậy có sự tương đồng
trong lương thực thực phẩm. Tuy vậy về đất đai, phần lớn diện tích đất Singapore
đã bị đô thị hoá, do vậy đất dành cho nông nghiệp chỉ còn khoảng 1%, đất rừng
còn khoảng 5%. Trong khi đó, Việt Nam có diện tích đất đai dành cho nông nghiệp
khá nhiều. Điều này tạo điều kiện cho Việt Nam có thể đa dạng hoá các loại cây
trồng, phát triển hệ thống rừng rậm tiêu biểu cho rừng nhiệt đới, thêm vào đó là
nguồn tài nguyên thuỷ hải sản phong phú (cá, tôm, trai, ốc, mực….) có giá trị dinh
dưỡng cao, có tiềm năng xuất khẩu lớn. Do vậy điều kiện khí hậu và đất đai là điều
kiện thứ hai thúc đẩy việc trao đổi hàng hoá giữa hai quốc gia. Singapore có thể
nhập từ Việt Nam các mặt hàng nông, thuỷ sản bù đắp cho sự thiếu hụt trong nước

do điều kiện tự nhiên không cho phép và Việt Nam có thể nhập từ Singapore sản
phẩm của ngành công nghệ cao, máy móc sản xuất tiên tiến…
1.2. Cơ sở về điều kiện Văn hóa - Xã
hộ
i
1.2.1 Dân cư, dân tộc, tôn giáo, ngôn
ngữ

**Dân c ư, dâ

n t ộ

c :

Singapore là một quốc gia trẻ với nhiều dân tộc và đa sắc thái văn hoá. Dân
số của Singapore là gần 5,2 triệu người (tính đến năm 2011). Và Việt Nam cũng là
một quốc gia đa dân tộc (54 dân tộc anh em) với hơn 8 triệu người. Đây là một
con số không nhỏ so với dân số Singapore. Cũng vì thế Việt Nam được coi là nơi
cung cấp lực lượng lao động dồi dào rất hấp dẫn các nhà đầu tư Singapore.
**Về tôn giáo :
Về tôn giáo, Việt Nam và Singapore tìm thấy điểm chung ở văn hoá phật
giáo, thờ cúng tổ tiên nên sinh hoạt và ứng xử trong gia đình cũng có nhiều nét
tương đồng. Từ đó dẫn đến một nền văn hoá khá giống nhau nên thiết lập quan hệ
tương đối dễ dàng.
**V ề ngôn n g

ữ :
Ở Singapore nhà nước công nhận cả 4 thứ tiếng gồm tiếng Mã Lai, tiếng
Hoa phổ thông, tiếng Tamin và tiếng Anh là những ngôn ngữ chính
,

trong đó tiếng
anh là ngôn ngữ chính trong thương mại, hành chính và giáo dục. Còn ở Việt Nam
trong những năm qua do xu thế mở cửa hội nhập thế giới nên mặc dù tiếng anh là
tiếng ngoại ngữ song cũng rất phổ biến ở Việt Nam. Do vậy xét riêng trong quan
hệ buôn bán thì đây cũng là một thuận l

i cho 2 phía bởi vì cả hai nước đều có thể
sử dụng tiếng Anh làm công cụ giao tiếp trong trao đổi buôn bán.
1.2.2. Xu thế hội nhập
Như chúng ta đã biết, Việt Nam và Singapore là hai quốc gia thành
viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á(ASEAN). Singapore là một
trong năm nước đầu tiên sáng lập ASEAN năm 1967 còn Việt Nam là thành
viên thứ 7 của Hiệp hội này vào năm 1995. Các chương trình và ba cộng
đồng trụ cột của ASEAN đã là cầu nối cho hai nước tăng cường hợp tác về
nhiều mặt chính trị, an ninh, văn hóa… cũng như kinh tế ngày càng thắt
chặt và mở rộng, nhất là lĩnh vực thương mại. Mặt khác, Singapore cũng là
quốc gia gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO khá sớm ( năm 1995)
và Việt Nam cũng đã gia nhập WTO vào năm 2007. Sự kiện này càng đưa
mối quan hệ kinh tế của hai nước lên tầm cao mới, chặt chẽ hơn trong vấn
đề trao đổi thương mại. Các tổ chức này đã càng tạo thêm tiền đề, động lực
cho hai nước tiến hành và thúc đẩy nhiều hơn nữa các hoạt động thương
mại quốc tế cũng như tình hữu nghị giữa hai nước.
1.3. Cơ sở về điều kiện kinh tế
1.3.1. Kinh tế Singapore
Kinh tế Singapore là nền kinh tế phát triển, theo đường lối kinh tế tư bản.
Singgapore có môi trường kinh doanh mở, tham nhũng thấp, minh bạch tài chính
cao, giá cả ổn định, và là một trong những nước có GDP bình quân đầu người cao
trên thế giới. Singapore là nước có được nguồn vốn tập trung lớn, nguồn vốn thu
về từ kinh tế hết sức dồi dào, tạo tiền đề để đầu tư ra nước ngoài và phát triển kinh
tế đất nước.

Singapore hầu như không có nguồn tài nguyên thiên nhiên. Các nguyên liệu
phần lớn nhập từ nước ngoài. Singapore chỉ có ít than, chì, nham thạch, đất sét;
không có nước ngọt; đất canh tác hẹp, nông nghiệp không phát triển và tỷ trọng
nông nghiệp là bằng không, hàng năm phải nhập lương thực, thực phẩm để đáp
ứng nhu cầu ở trong nước.
Xuất khẩu đặc biệt là các mặt hàng điện tử, hóa chất và dịch vụ là nguồn
cung cấp chính cho thu nhập kinh tế và mua được các nguồn tài nguyên thiên nhiên
và hàng chưa gia công mà trong nước không có. Do vậy có thể nói Singapore dựa
hoàn toàn vào nền kinh tế mở bằng việc mua các hàng hóa chưa gia công và chế
biến chúng để xuất khẩu. Singapore có cơ sở hạ tầng và một số ngành công nghiệp
phát triển cao hàng đầu châu Á và thế giới như: cảng biển, công nghiệp đóng và
sửa chữa tàu, công nghiệp lọc dầu, chế biến và lắp ráp máy móc. Singapore là nước
hàng đầu về sản xuất ổ đĩa máy tính điện tử và hàng bán dẫn. Singapore còn là
trung tâm lọc dầu và vận chuyển quá cảnh hàng đầu ở châu Á.
Singapore cũng có một hải cảng chiến lược, có thể cạnh tranh với các nước
láng giềng để thực hiện các hoạt động buôn bán, xuất nhập khẩu. Thành phố hải
cảng của Singapore là một trong những nơi bận rộn nhất trên thế giới, vượt xa
Hồng Kông và Thượng Hải. Thêm vào đó, thành phố hải cảng của Singapore có cơ
sở hạ tầng tốt và lực lượng lao động có tay nghề cao nhờ các chính sách giáo dục
của đất nước trong việc đào tạo kỹ nghề cho công nhân, nó cũng là nền tảng cho
việc phát triển kinh tế của đất nước.
Nền kinh tế Singapore chủ yếu dựa vào thương mại và dịch vụ, đặc biệt là
xuất nhập khẩu, du lịch và ngân hàng tài chính ( chiếm hơn 70%GDP). Singapore
cũng được coi là nước đi đầu trong việc chuyển đổi sang nền kinh tế tri thức.
1.3.2. Kinh tế Việt Nam
Việt Nam là nền kinh tế lớn thứ 6 ở Đông Nam Á, lớn thứ 57 trên thế giới
xét theo quy mô tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa năm 2011 và đứng thứ 128 xét
theo tổng sản phẩm nội địa danh nghĩa bình quân đầu người. Đây là nền kinh tế
hỗn hợp, phụ thuộc cao vào xuất khẩu thô và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các
chính sách kinh tế mà chính phủ áp dụng dần cởi mở nhiều hơn theo hướng kinh tế

thị trường trong nền kinh tế hội nhập toàn cầu.
Việt Nam là nước giàu tài nguyên thiên nhiên, khoáng sản như than, vàng,
bạc, đồng, thiếc, sắt, chì, kẽm,….,tài nguyên rừng cũng vô cùng phong phú. Việt
Nam ta hiện nay chủ yếu xuất khẩu các loại khoáng sản này một cách trực tiếp mà
chưa qua sơ chế. Đất nông nghiệp rộng lớn kết hợp với thiên nhiên ưu đãi cũng là
điều kiện hết sức thuận lợi cho Việt Nam phát triển nông nghiệp, thích hợp phát
triển các loại cây lương thực, thực phẩm, các loại cây công nghiệp và cây ăn quả.
Bờ biển dài cùng hệ thống sông ngòi dày đặc tạo điều kiện thuận lợi cho việc nuôi
trồng cũng như đánh bắt thủy hải sản. Những mặt hàng nông sản cùng thủy hải sản
chiếm phần lớn các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta hiện nay. Nằm ở một
trong các trũng dầu lớn nhất thế giới, Việt Nam hàng năm đã thu về hàng trăm triệu
đôla từ việc xuất khẩu dầu thô.
Việt Nam cũng là một thị trường dồi dào nguồn nhân lực. Năm 2012, dân số
của Việt Nam đã đạt 90 triệu người trong đó dân số trong độ tuổi lao động chiếm
đến trên 50% trong tổng dân số. Lao động dồi dào giúp cho Việt Nam xây dựng
được các ngành sản xuất sử dụng nhiều lao động đồng thời xuất khẩu lao động
cũng là nguồn thu lớn cho Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và trong tương lai.
Việt Nam cũng có nhiều cảng biển như: cảng Hải phòng, cảng Sài Gòn,…và
là các thành phố kinh tế phồn thịnh, luôn hoạt động sôi nổi trong nền kinh tế thị
trường hiện nay. Những cảng biển này là cầu nối kinh tế của Việt Nam với thị
trường quốc tế, mang lại cho Việt Nam nguồn thu lớn từ thương mại quốc tế.
1.3.3. Kết luận
Cùng nằm trong khu vực Đông Nam Á, Việt Nam và Singapore đã có nhiều
thuận lợi để hợp tác kinh tế, lại cùng là thành viên của tổ chức ASEAN nên việc
hợp tác giữa hai nước có nhiều thuận lợi hơn do các chính sách ưu đãi về kinh tế
của tổ chức, điển hình như chính sách thuế. Trong tương lai, hàng rào phi thuế
quan trong khu vực Đông Nam Á sẽ được xóa bỏ hoàn toàn.
Trong khi nền kinh tế của Singapore tập trung chủ yếu vào các mặt hàng
công nghiệp hiện đại, mang hàm lượng công nghệ cao thì Việt Nam chỉ sản xuất
được ở các mặt hàng công nghiệp thông thường, chưa sử dụng công nghệ cao vào

trong sản phẩm. Mặt khác, Singapore có tỷ trọng nông nghiệp bằng 0 thì Việt Nam
lại có tỷ trọng nền nông nghiệp còn rất lớn, sản xuất chủ yếu là các mặt hàng nông
sản. Singapore có thể xuất khẩu máy móc, hỗ trợ Việt Nam sản xuất các mặt hàng
công nghệ cao, các ngành sản xuất phải sử dụng nhiều vốn. Việt Nam lại có lợi thế
xuất khẩu mặt hàng nông- thủy hải sản nên Singapore có thể nhập khẩu để duy trì
nguồn lương thực thực phẩm trong nước, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người
dân. Nền kinh tế của hai nước mang nhiều yếu tố bổ sung, hỗ trợ cho nhau. Do đó,
hai nước có thể hợp tác để phát triển, cùng nhau vươn lên trở thành các nền kinh tế
phát triển thịnh vượng và ổn định lâu dài.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ
THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ SINGAPORE
2.1. Lịch sử phát triển mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Singapore
2.1.1. Lịch sử phát triển mối quan hệ
Mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam - Singapore đã phát triển nhanh chóng
đáng khích lệ trên nhiều lĩnh vực trong hơn 3 thập kỷ qua, kể từ khi hai nước thiết
lập quan hệ ngoại giao vào ngày 01/08/1973. Đặc biệt sự hợp tác thương mại giữa
hai nước đã có bước phát triển lớn, mang lại lợi ích cho cả hai dân tộc. Hiện nay
Singapore đã trở thành một trong những bạn hàng lớn nhất của ta và là nước có
vốn đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Hai nước có chung một xuất phát điểm nhưng
Singapore là nước phát triển trước Việt Nam về kinh tế.
Năm 1959, Singapore cũng có nền kinh tế yếu kém thiếu vốn như tình trạng
của Việt Nam hiện nay. Bắt đầu từ những năm 1970s, Singapore thực hiện chiến
lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, tăng cường đầu tư ra nước ngoài. Đây
là một chiến lược đúng đắn giúp Singapore tận dụng được ưu thế về vị trí địa lý
của mình, mở rộng quan hệ kinh tế thương mại với các nước khác để khắc phục
những nhược điểm của mình. Hiện nay, Singapore là một trong năm nước sáng lập
ASEAN và đã xây dựng hiệp hội thành một tập thể vững chắc cùng hợp tác phát
triển. Singapore cũng tích cực nâng cao vai trò của nước sáng lập Á- Âu (ASEM)
và vai trò trong tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Singapore đang ngày một
nâng cao hơn nữa vị trí của mình trên diễn đàn khu vực và quốc tế.

Ở Việt Nam từ sau khi tiến hành công cuộc cải tổ đổi mới năm 1986, Đảng
và Nhà nước ta cũng dần dần thực hiện chính sách mở cửa nền kinh tế, bắt tay với
các nước trong khu vực và toàn thế giới trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền và
toàn vẹn lãnh thổ. Việt Nam cũng tham gia vào các tổ chức liên kết khu vực cũng
như thế giới như ASEAN, APEC, ASEM, WTO….
Như vậy có thể nói Singapore và Việt Nam đã gặp nhau tại cùng một điểm
trong chiến lược phát triển kinh tế của mình và nó là một xu thế tất yếu của thời đại
nền kinh tế hướng ngoại.
Để tiến hành các hoạt động thương mại đầu tư được dễ dàng, hai nước đã ký
kết với nhau các hiệp định. Cộng hoà Singapore cũng có hàng loạt chuyến thăm
chính thức Việt Nam trong thời gian vừa qua. Hơn nữa, trong các cuộc gặp vào
những năm gần đây, thủ tướng hai nước đã thảo thuận các biện pháp nâng cao hợp
tác và hữu nghị giữa hai quốc gia trong những năm tới, hợp tác phát triển hơn nữa
trong lĩnh vực khoa học, công nghệ, giáo dục, đào tạo phát triển nguồn nhân lực…
Singapore hứa tiếp tục giúp Việt Nam trong các lĩnh vực này đặc biệt là công nghệ
thông tin. Do vậy mối quan hệ thương mại giữa hai nước Việt Nam và Singapore
theo chiều hướng ngày càng tốt đẹp hơn. Sau đây chúng ta sẽ xem xét thực trạng
mối quan hệ ấy để minh chứng cho nỗ lực của hai chính phủ trong những năm qua.
2.1.2. Chính sách thương mại giữa hai nước
* Chính sách thương mại của Singapore đối với Việt Nam:
- Thương nhân Singapore nhập khẩu hàng Việt Nam không phải nộp thuế 0,5% giá
trị hàng nhập khẩu nữa để khuyến khích các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu
hàng hoá sang Singapore. Điều này chính thức được bãi bỏ sau khi hai nước ký
hiệp định thương mại.
- Tạo điều kiện cho các công ty xuất nhập khẩu Việt Nam thành lập văn phòng đại
diện tại Singapore. (Ngay sau đó, trong 6 tháng năm 1998 công ty xăng dầu Việt
Nam Air Petrol Company thuộc tổng công ty hàng không Việt Nam thành lập đại
diện tại Singapore.)
- Đối với hàng nhập từ Việt Nam vào Singapore, Singapore cho các thương nhân
Việt Nam hưởng ưu đãi về điều kiện thanh toán, ra vào cảng thuận tiện (vì cảng

Singapore là cảng tự do). Hơn nữa hệ thống thuế nhập khẩu của Singapore rất thấp.
Hầu hết các mặt hàng (98%) được miễn thuế hoàn toàn. Chính sách ưu đãi này đã
góp phần đẩy mạnh quan hệ thương mại giữa hai nước.
- Thủ tục visa vào Singapore dễ dàng, thời gian làm thủ tục giảm từ 3 tuần xuống
còn 1 tuần, trong đó quy định quá cảnh 36h không cần xin visa. Vì vậy hàng hoá
Việt Nam vào Singapore không gặp trở ngại vì phải chờ đợi lâu.
- Để hỗ trợ các nhà đầu tư Singapore vào Việt Nam, tháng 12/1991 cơ quan quản lý
tiền tệ Singapore (MAS) tuyên bố bãi bỏ cấm vận đầu tư đối với Việt Nam. Công
ty Việt Nam hoặc công ty Singapore tại Việt Nam được vay vốn để kinh doanh.
Đồng thời các nhà đầu tư được quyền tự do đầu tư vốn của mình vào tất cả các
hình thức cũng như lĩnh vực kinh doanh. Mục tiêu là để tận dụng nguồn tài nguyên
thiên nhiên và nguồn nhân lực rẻ.
* Chính sách thương mại của Việt Nam đối với Singapore:
- Dần dần cắt giảm thuế còn 0-5% đối với các hàng hoá buôn bán thuộc nghành
chế tạo, tư liệu sản xuất, chế biến nông sản.
- Để khuyến khích các nhà đầu tư Singapore đầu tư tại Việt Nam, chính phủ Việt
Nam cho phép nhà đầu tư Singapore có thể đầu tư dưới mọi hình thức: xí nghiệp
liên doanh, xí nghiệp 100%vốn nước ngoài, hợp đồng hợp tác kinh doanh…đối xử
công bằng đối với doanh nghiệp Singapore cũng như doanh nghiệp trong nước.
Trong quá trình đầu tư, vốn và tài sản của họ sẽ không bị trưng thu, tịch thu. Xí
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ không bị quốc hữu hoá. Họ được chuyển lợi
nhuận về nước, khi chuyển chỉ phải nộp một khoản thuế từ 5-10% số tiền chuyển
về nước đó. Cơ quan nhà nước quản lý đầu tư nước ngoài có thể miễn hoặc giảm
mức thuế này cho những trường hợp đặc biệt cần khuyến khích đầu tư.
- Nhà đầu tư Singapore làm việc trong các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
được phép chuyển thu nhập về nước sau khi nộp thuế thu nhập theo luật định. Các
nhà đầu tư nước ngoài Singapore chỉ phải nộp thuế lợi tức từ 15-25% số lợi nhuận
thu được. Đây là con số nhỏ hơn nhiều so với các nước khác, ví dụ: trung quốc là
31%.
Trong trường hợp tổ chức cá nhân Singapore dùng lợi nhuận thu được để tái đầu tư

thì cơ quan thuế hoàn lại phần thuế lợi tức đã nộp cho số lợi nhuận tái đầu tư với
các dự án thuộc diện khuyến khích đầu tư. Mức hoàn thuế có thể là 50%, 70%,
100%.
Đặc biệt nhà nước Việt Nam cho phép mọi thành phần kinh tế: bệnh viện, trường
học, viện nghiên cứu… hợp tác đầu tư với Singapore.
Để tiến hành các hoạt động thương mại đầu tư được dễ dàng, hai nước đã ký kết
với nhau các hiệp định. Đây cũng chính là cơ sỏ pháp lý cho các hoạt động thương
mại đầu tư giữa 2 nước trong đó tiêu biểu là 7 hiệp định sau:
- Hiệp định hàng hải thương mại (16/4/1992): 2 nước giành cho nhau quy chế tối
huệ quốc trong quan hệ hàng hải.
- Hiệp định về vận chuyển hàng không (20/4/1992): nhằm thúc đẩy buôn bán, du
lịch và đầu tư giữa hai nước. Trước đó ngày 18/2/1992 hãng hàng không Việt Nam
mở đường bay đi Singapore.Tiếp đó 28/2/1992 và 6/5/1992 hãng hàng không
Singapore mở đường bay đi thành phố hồ chí minh và hà nội
- hiệp định thương mại 24/9/1992: ký kết trong chuyến thăm Singapore của bộ
trưởng thương mại và du lịch Việt Nam Lê Văn Triết theo lời mời của bộ trưởng bộ
công nghiệp và thương mại Singapore.
- Hiệp định về khuyến khích và bảo hộ đầu tư ký ngày 29/10/1992 sau khi
Singapore mở sứ quán tại Việt Nam ngày 1/10/1992.
- Hiệp định về hợp tác trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ môi trường (14/5/1993)
- Hiệp định tránh đánh thuế hai lần (3/1994)
- Hiệp định hợp tác về du lịch (23/8-27/8/1994) ký kết nhân chuyến thăm của Đoàn
đại biểu tổng cục du lịch Việt Nam do tổng cục trưởng Đỗ Quang Trung dẫn đầu
thăm Singapore theo lời mời của Cục xúc tiến du lịch Singapore (STPB).
2.2. Thực trạng mối quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Singapore
2.2.1. Thực trạng xuất khẩu của Việt Nanm sang Singapore.
2.2.1.1. Kim ngạch
Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore giai đoạn
năm 2008-2012
Năm 2008 2009 2010 2011 2012

(1)KNXK sang Singapore
(tỉ USD)
2,66 2,08 2,12 2,29 2,37
(2)Tổng KNXK với thế
giới (tỉ USD)
62,90 56,73 72,41 96,31 114,6
Tỉ trong (1)/(2) (%)
4,23 3,67 2,93 2,38 2,07
(Nguổn: tổng hợp số liệu từ Tổng cục Hải quan Việt Nam)
- Kim ngạch XK sang Singapore của VN khá ổn định và năm 2009 giảm 0,58 tỉ
USD so với năm 2008. Nguyên nhân là do những tác động của cuộc khủng hoảng
kinh tế Thế giới bắt nguồn từ Mỹ xảy ra vào những tháng cuối năm 2008. Điều này
đã đảo lộn và ảnh hưởng đến nhiều nước, rõ nhất vẫn là hệ thống tài chính, ngân
hàng của mỗi nước. Tại Việt nam, phần lớn hoạt động sản xuất phục vụ cho lĩnh
vực xuất khẩu gặp rất nhiều khó khăn. Trong đó các thị trường lớn như : Mỹ, EU,
Nhật,Singapore là những thị trường truyền thống nhập khẩu hàng sản xuất từ Việt
nam đang bị khủng hoảng, do mức sinh hoạt của người dân bị đảo lộn, đòi hỏi mọi
người phải cắt giảm chi tiêu, mức độ mua hàng giảm, nhu cầu thanh toán yếu…
Việt Nam là một trong những nước ảnh hưởng nặng trong hoạt động xuất khẩu
hàng hóa, có thời điểm nông sản xuất khẩu giảm mạnh so với thời điểm giá cao
nhất trong năm. Đồng thời, tác động khủng hoảng Thế giới làm cho các doanh
nghiệp vừa và nhỏ của Việt nam gặp rất nhiều khó khăn một phần bị từ chối hợp
đồng, sản phẩm tiêu thụ chậm, hàng tồn kho ngày càng nhiều. Phần thì chịu ảnh
hưởng của chính sách thắt chặt tiền tệ, hạn chế tăng trưởng tín dụng ngân hàng làm
lãi suất cho vay cao vượt xa khả năng kinh doanh của doanh nghiệp.
- Song, nhìn chung, từ năm 2009 đến năm 2012 KNXK sang Singapore liên tục
tăng cùng với sự tăng lên KNXK của Việt Nam đối với thế giới từ 2,08 lên 2,37 tỉ
USD (tăng 13,94%). Nhưng mặt khác, tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu giữa Việt
Nam- Singapore và Việt Nam- Thế giới lại có xu hướng giảm do sự gia tăng
KNXK sang Singapore chậm hơn so với sự gia tăng KNXK ra thế giới. KNXK của

Việt Nam ra thế giới tăng cao là nhờ sự đóng góp KNXK của các mặt hàng chủ
lực, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của mặt hàng nông sản. Với nhóm hàng
xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là nông sản, mặc dù yếu tố giá xuất khẩu bị sụt
giảm; trong đó gạo giảm 11%, cao su giảm 29% nhưng sự tăng về lượng xuất
khẩu, nhất là xuất khẩu gạo lần đầu tiên lập kỷ lục 8 triệu tấn đã góp phần bù đắp
rất lớn vào kim ngạch xuất khẩu.
1.1.2 Cơ cấu xuất khẩu
** Năm 2008:
Dầu thô; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện; cà phê; dây điện và cáp
điện; hàng hải sản; hàng dệt may là những mặt hàng xuất khẩu chính của Việt
Nam sang thị trường Singapore trong 5 tháng đầu năm. Tính đến hết tháng
12/2008, lượng dầu thô của Việt Nam chủ yếu xuất sang Singapore đạt 2,06 triệu
tấn, giảm 29,5% so với cùng kì năm ngoái. Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh
kiện xuất khẩu sang cũng Singapore đạt 163 triệu USD.
** Năm 2009:
Năm 2009, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore giảm mạnh
(giảm 22%) so với cùng kỳ năm 2008 do sự suy giảm một số mặt hàng. Bên cạnh
đó dầu thô là mặt hàng xuất khẩu chủ lực, đạt 2.253 nghìn tấn với kim ngạch 992,7
triệu USD, chiếm 47,7% trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam
sang Singapore, tuy tăng 9,5% về lượng nhưng giảm 39,7% về trị giá so với năm
2008 nên ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu dầu thô.
Một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore có mức tăng
trưởng cao là: gạo đạt 133,6 triệu USD, tăng 231,7% so với cùng kỳ năm ngoái,
chiếm 6,4% so với tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore năm
2009; hàng dệt may đạt 45,5 triệu USD, tăng 63,7% so với cùng kỳ năm ngoái,
chiếm 2,2%; hạt điều đạt 4,5 triệu USD, tăng 40,4% so với cùng kỳ năm ngoái,
chiếm 0,2%, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 200 triệu USD, tăng
22,6% so với cùng kỳ, chiếm 9,6%
Mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore năm 2009 có độ suy giảm
mạnh là: cà phê đạt 19,8 triệu USD, giảm 57,6% so với cùng kỳ năm trước, chiếm

0,95% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Singapore; gỗ và sản
phẩm gỗ đạt 4,6 triệu USD, giảm 30,7% so với cùng kỳ, chiếm 2,2%
** Năm 2010:
Nếu không kể dầu thô, thì gạo, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện;
máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng, xăng dầu các loại… là các mặt hàng chính
Singapore nhập khẩu từ thị trường Việt Nam trong năm 2010. Gạo là mặt hàng có
kim ngạch lớn sau dầu thô với 227,7 triệu USD trong năm 2010, chiếm 10,7%
trong tổng kim ngạch, tăng 70,51% so với năm 2009.
Đáng chú ý, tháng 12/2010, Việt Nam xuất khẩu mặt hàng cà phê sang
Singapore tăng trưởng đột biến, với 9,9 triệu USD, tăng 94% so với tháng liền kề
trước đó, nâng kim ngạch năm 2010 lên 23,4 triệu USD, chiếm 1,1% trong tổng
kim ngạch, tăng 18,81% so với năm trước đó. Những mặt hàng xuất khẩu có kim
ngạch giảm so với năm 2009 đó là: dầu thô, hàng dệt may, hạt tiêu, cao su và
quặng và khoáng sản giảm lần lượt là 41,19%; 34,12%, 42,49%; 57% và 15,89%.
Bảng 2: Thống kê mặt hàng xuất khẩu sang thị trường Singapore năm 2010
KXNK Năm
2010
(USD)
KNXK năm
2009
(USD)
Tăng giảm KN
năm 2010 so
năm 2009 (%)
Tổng kim ngạch 2.121.313.573 2.076.253.481 +2,17
Dầu thô 583.765.610 992.709.332 -41,19
Gạo 227.791.806 133.594.368 +70,51
Máy vi tính, sản phẩm điện tử
và linh kiện
224.925.172 199.975.040 +12,48

Máy móc, thiết bị, dụng cụ
phụ tùng khác
155.605.599 102.143.945 +52,34
Xăng dầu các loại 100.332.615 49.992.633 +100,69
Hàng thủy sản 74.086.243 58.221.964 +27,25
Phương tiện vận tải và phụ tùng 62.709.183 34.898.353 +79,69
Sắt thép các loại 47.371.382 7.829.873 +505,01
Hàng dệt, may 29.951.904 45.464.075 -34,12
Cà phê 23.488.046 19.768.665 +18,81
Dây điện và dây cáp điện 20.863.907 13.862.568 +50,51
Sản phẩm từ chất dẻo 18.120.953 10.412.858 +74,02
Hàng rau quả 14.483.349 10.328.818 +40,22
Giày dép các loại 14.443.422 12.449.730 +16,01
Sản phẩm hóa chất 13.151.719 12.572.991 +4,60
Gỗ và sản phẩm gỗ 11.749.894 4.562.770 +157,52
Hạt điều 8.746.351 4.503.588 +94,21
Hạt tiêu 7.491.749 13.026.736 -42,49
Chất dẻo nguyên liệu 5.605.274 2.912.880 +92,43
Túi xách, ví, vali, mũ và ô dù 3.463.964 2.983.753 +16,09
Cao su 2.765.085 6.430.985 -57,00
Quặng và khoáng sản khác 24.292 28.882 -15,89
………. …… …… …
(Nguồn: báo điện tử của Bộ Công thương Việt Nam - www.vinanet.com.vn)
** Năm 2011:
Dầu thô dẫn đầu mặt hàng về kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam
sang Singapore 10 tháng đầu năm 2011 đạt 349,7 triệu USD, giảm 39,7% so với
cùng kỳ, chiếm 18,7% trong tổng kim ngạch. Phương tiện vận tải và phụ tùng đạt
169 triệu USD, tăng 768,9% so với cùng kỳ, chiếm 9% trong tổng kim ngạch; tiếp
theo đó là hạt tiêu đạt 19 triệu USD, tăng 231,4% so với cùng kỳ, chiếm 1% trong
tổng kim ngạch; gỗ và sản phẩm gỗ đạt 18 triệu USD, tăng 106% so với cùng kỳ,

chiếm 1% trong tổng kim ngạch; sau cùng là túi xách, ví, va li, mũ và ô dù đạt 4,7
triệu USD, tăng 85,1% so với cùng kỳ, chiếm 0,3% trong tổng kim ngạch.
Ngược lại, cao su đạt 684,6 nghìn USD, giảm 72,1% so với cùng kỳ, chiếm
0,04% trong tổng kim ngạch; tiếp theo đó là dầu thô; gạo đạt 180 triệu USD, giảm
13,1 % so với cùng kỳ, chiếm 9,6% trong tổng kim ngạch; sau cùng là sản phẩm từ
chất dẻo đạt 13,7 triệu USD, giảm 7,4% so với cùng kỳ, chiếm 0,7% trong tổng
kim ngạch.
Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang Singapore
10 tháng đầu năm 2011.
Mặt hàng Kim ngạch
XK 10T/2010
(USD)
Kim ngạch
XK 10T/2011
(USD)
% tăng, giảm
KN so với
cùng kỳ
Tổng 1.819.849.446 1.874.680.609 + 3
Hàng thủy sản 59.200.084 78.379.731 + 32,4
Hàng rau quả 12.344.000 13.580.887 + 10
Hạt điều 6.792.190 6.731.878 - 0,9
Cà phê 13.071.199 21.024.934 + 60,8
Hạt tiêu 5.766.305 19.110.340 + 231,4
Gạo 207.446.796 180.272.457 - 13,1
Dầu thô 580.183.890 349.732.566 - 39,7
Xăng dầu các loại 59.425.985 67.387.167 + 13,4
Sản phẩm hóa chất 11.106.567 13.899.472 + 25,1
Chất dẻo nguyên liệu 4.355.237 4.484.291 + 3
Sản phẩm từ chất dẻo 14.781.716 13.682.170 - 7,4

Cao su 2.453.277 684.573 - 72,1
Túi xách, ví, va li, mũ và ô dù 2.552.116 4.725.240 + 85,1
Gỗ và sản phẩm gỗ 8.742.382 18.005.622 + 106
Hàng dệt, may 23.369.185 23.158.783 - 1
Giày dép các loại 11.383.953 16.821.544 + 47,8
Sắt thép các loại 35.052.830 63.229.738 + 80,4
Sản phẩm từ sắt thép 13.840.646 17.701.106 + 27,9
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và
linh kiện
189.104.397 224.607.347 + 18,8
Máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ
tùng khác
129.077.966 167.507.964 + 29,8
Dây điện và dây cáp điện 18.321.298 23.419.499 + 27,8
Phương tiện vận tải và phụ tùng 19.466.785 169.144.381 + 768,9
…… …… …… …….
(Nguồn: báo điện tử của Bộ Công thương Việt Nam - www.vinanet.com.vn)
** Năm 2012:
Năm 2012, Việt Nam xuất khẩu sang Singapore với tổng giá trị 2,367 tỷ USD, tăng
3.49% so với năm 2011. Trong đó dẫn đầu là máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh
kiện với giá trị trên 300 triệu USD, tăng hơn 33.8%; tiếp theo là máy móc, thiết bị,
dụng cụ phụ tùng khác với giá trị trên 259 triệu USD, tăng hơn 54.7%; thứ ba là
điện thoại các loại và linh kiện trị giá trên 224 triệu USD, tăng gần 3 lần so với
năm 2011; hai mặt hàng dầu thô và gạo giảm khoảng 27.1% và 38.5% so với năm
2011…
2.2.1. Thực trạng nhập khẩu của Việt Nam từ Singapore.
2.2.1.2. Kim ngạch
Bảng 4: Kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam sang Singapore
giai đoạn 2008-2012
Năm 2008 2009 2010 2011 2012

(1)KNNK từ Singapore
(tỉ USD)
9,39 4,25 4,10 6,39 6,69
(2)Tổng KNNK với thế giới
(tỉ USD)
80,7 69,9 84,8 106,7 114,34
Tỉ trọng (1)/(2) (%)
11,64 6,08 4,83 5,99 5,85
(Nguổn: tổng hợp số liệu từ Tổng cục Hải quan Việt Nam)
- Kim ngạch NK từ Singapore của VN từ năm 2008 đến năm 2012 có sự biến
động rõ rệt. Năm 2008, kim ngạch nhập khẩu của nước ta đạt 9.39 tỷ USD nhưng
đến năm 2009 lại sụt giảm xuống còn 4,25 tỷ USD do cuộc khủng hoảng của kinh
tế Mỹ kéo theo sự sụt giảm của các nền kinh tế khác trên thế giới và Singapore
cũng không phải ngoại lệ. Nền kinh tế Singapore chủ yếu dựa vào tái xuất và sản
xuất các mặt hàng công nghệ cao nên ảnh hưởng của nó là không nhỏ, Singapore
giảm xuất khẩu và Việt Nam cũng giảm nhập khẩu do đó nhìn chung kim ngạch
nhập khẩu của Việt Nam từ Singapore có sự sụt giảm mạnh
- Mặt khác , từ năm 2010 cho đến nay, kim ngạch nhập khẩu từ Sinapore của Việt
Năm bắt đầu tăng trở lại, từ 4,25 lên 6,69 tỉ USD (tăng 57,41%), chủ yếu do nhu
cầu tiêu dùng trong nước ngày càng cao và nhu cầu sản xuất trong nước ngày càng
lớn. Bên cạnh đó, mục tiêu công nghiệp hóa cùng với sự toàn cầu hóa đã khiến cho
Việt Nam có nhu cầu nhiều hơn về các mặt hàng có nhiều hàm lượng công nghệ
nhằm khôi phục và phát triển nền kinh tế.
1.2.2 Cơ cấu nhập khẩu
**Năm 2008:
Tháng 8/2008, Singapore tiếp tục là thị trường cung cấp xăng dầu lớn nhất
nước ta đạt 450,5 nghìn tấn với trị giá 412,54 triệu USD. Nhóm các mặt hàng hóa
chất, máy móc, điện tử, kim loại công nghiệp, y dược đều tăng tỷ trọng trong cơ
cấu hàng nhập khẩu. Trong khi đó nhóm các mặt hàng như phụ liệu dệt may, da
giày, sản phẩm gỗ,….đang có xu hướng giảm. Điều đó cho thấy Việt Nam đang tập

trung để phát triển và nâng tỷ trọng các ngành công nghiệp và phát huy các tiềm
năng và thế mạnh trong nước mà trước đây chưa khác thác.
**Năm 2009:
Trong năm 2009, xăng dầu vẫn là mặt hàng nhập khẩu chiếm tỷ trọng lớn
nhất, chiếm đến 55% trong cơ cấu các mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ
Singapore. Việt Nam là nước có trữ lượng dầu thô khá lớn nhưng lượng xăng dầu
nhập khẩu còn rất lớn, chưa chế biến được các tài nguyên thô. Tiếp theo đó là các
mặt hàng điện tử, máy móc và máy vi tính,…chiếm đến 19,4% và 25,6% còn lại là
các mặt hàng khác.
**Năm 2010:
Xăng dầu, chất dẻo nguyên liệu, phương tiện vận tải và phụ tùng, máy vi
tính, sản phẩm điện tử… là những mặt hàng chính nhập khẩu từ thị trường này
trong đó xăng dầu là chủng loại mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu cao nhất trên 2
tỷ USD, chiếm 50,1% trong tổng kim ngạch(khối lượng nhập khẩu mặt hàng này
trên 3 triệu tấn) tuy nhiên nếu so với năm 2009 thì nhập khẩu mặt hàng này đều
giảm cả về lượng và trị giá (29,65% về lượng và 11,99% về trị giá). Đứng thứ hai
về kim ngạch nhập khẩu là chất dẻo nguyên liệu với 258,4 triệu USD, tăng 27,67%
so với năm 2009.
Đáng chú ý, tuy chỉ đứng thứ 3 về kim ngạch, nhưng mặt hàng phương tiện
vận tải và phụ tùng nhập khẩu trong năm 2010 lại có sự tăng trưởng vượt bậc so
với năm 2009. Năm 2010, Việt Nam đã nhập khẩu 234,1 triệu USD mặt hàng
phương tiện vận tải và phụ tùng từ thị trường Singapore, tăng 4409,6% so với năm
trước.
Bảng 5: Thống kê hàng hóa nhập khẩu từ thị trường Singapore năm 2010
(Đơn vị: USD)
Chủng loại mặt hàng KNNK năm
2010
KNNK năm
2009
% so sánh

Tổng kim ngạch 4.101.144.202 4.248.355.912 -3,47
Xăng dầu các loại 2.055.687.743 2.335.628.220 -11,99
Chất dẻo nguyên liệu 258.491.491 202.468.712 +27,67
Phương tiện vận tải khác và phụ
tùng
234.118.576 5.191.558 +4.409,60
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và
linh kiện
228.375.721 237.972.277 -4,03
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng
khác
225.730.457 587.364.866 -61,57
Hóa chất 67.888.020 57.242.959 +18,60
Sản phẩm từ sắt thép 36.424.702 54.013.301 -32,56
Sắt thép các loại 33.618.955 22.974.739 +46,33
Tuốc trừ sâu và nguyên liệu 25.918.243 15.993.832 +62,05
Kim loại thường khác 15.570.091 24.849.936 -37,34
Sản phẩm từ chất dẻo 15.338.652 12.463.258 +23,07
Dây điện và dây cáp điện 11.360.158 6.597.496 +72,19
Khí đốt hóa lỏng 9.867.721 4.393.427 +124,60
Dược phẩm 9.154.083 8.954.477 +2,23
Hàng thủy sản 7.674.270 4.199.469 +82,74
Nguyên phụ liệu dệt may, da, giày 5.319.400 4.859.510 +9,46
Vải các loại 4.333.309 9.268.032 -53,24
Bông các loại 4.164.753 613.386 +578,98
……… ……. ……… ………
(Nguồn: báo điện tử của Bộ Công thương Việt Nam - www.vinanet.com.vn)
**Năm 2011:
Xăng dầu các loại dẫn đầu mặt hàng về kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của
Việt Nam từ Singapore 7 tháng đầu năm 2011 đạt 2,5 tỉ USD, tăng 83,2% so với

cùng kỳ, chiếm 67,6% trong tổng kim ngạch.
Một số mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Singapore có tốc độ tăng
trưởng mạnh: Bánh kẹo và các sản phẩm từ ngũ cốc đạt 6,2 triệu USD, tăng
114,8% so với cùng kỳ, chiếm 0,2% trong tổng kim ngạch; tiếp theo đó là xăng dầu
các loại; thuốc trừ sâu và nguyên liệu đạt 23,8 triệu USD, tăng 82,6% so với cùng
kỳ, chiếm 0,7% trong tổng kim ngạch; sau cùng là sản phẩm từ sắt thép đạt 39,7
triệu USD, tăng 82% so với cùng kỳ, chiếm 1% trong tổng kim ngạch.
Ngược lại, một số mặt hàng nhập khẩu của Việt Nam từ Singapore có độ suy
giảm: Phân bón các loại đạt 57,7 nghìn USD, giảm 86,1% so với cùng kỳ; tiếp theo
đó là nguyên phụ liệu thuốc lá đạt 551,6 nghìn USD, giảm 85,7% so với cùng kỳ,
chiếm 0,02% trong tổng kim ngạch; khí đốt hoá lỏng đạt 2,4 triệu USD, giảm 59%
so với cùng kỳ, chiếm 0,07% trong tổng kim ngạch; sau cùng là phương tiện vận
tải khác và phụ tùng đạt 27,9 triệu USD, giảm 40% so với cùng kỳ, chiếm 0,8%
trong tổng kim ngạch.
Bảng 6: Kim ngạch nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam từ Singapore 7 tháng
đầu năm 2011.
Mặt hàng Kim ngạch
NK 7T/2010
(USD)
Kim ngạch NK
7T/2011 (USD)
% tăng, giảm
KN so với
cùng kỳ
Tổng 2.400.397.017 3.658.471.569 + 52,4
Hàng thuỷ sản 4.083.560 3.689.851 - 9,6
Bánh kẹo và các sản phẩm từ 2.871.584 6.167.289 + 114,8
ngũ cốc
Thức ăn gia súc và nguyên liệu 7.956.351 13.272.890 + 66,8
Nguyên phụ liệu thuốc lá 3.865.888 551.562 - 85,7

Xăng dầu các loại 1.350.619.130 2.474.160.575 + 83,2
Khí đốt hoá lỏng 5.889.017 2.418.584 - 59
Sản phẩm khác từ dầu mỏ 118.742.564 160.080.339 + 34,8
Hoá chất 36.096.499 44.502.091 + 23,3
Sản phẩm hoá chất 51.009.434 65.810.937 + 29
Dược phẩm 4.458.095 6.938.932 + 55,6
Phân bón các loại 415.195 57.742 - 86,1
Thuốc trừ sâu và nguyên liệu 13.057.118 23.836.317 + 82,6
Sản phẩm từ cao su 2.799.134 4.461.164 + 59,4
Vải các loại 2.857.993 2.436.635 - 14,7
Nguyên phụ liệu dệt, may, da,
giày
3.072.305 2.470.640 - 19,6
Sắt thép các loại 11.976.358 9.723.044 - 18,8
Sản phẩm từ sắt thép 21.794.931 39.663.955 + 82
Máy vi tính, sản phẩm điện tử và
linh kiện
139.573.939 121.464.803 - 13
Máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ
tùng khác
118.637.373 144.483.218 + 21,8
Dây điện và dây cáp điện 6.190.846 7.197.325 + 16,3
Phương tiện vận tải khác và
phụ tùng
46.540.673 27.934.420 - 40
………… ……… …… ……
(Nguồn: báo điện tử của Bộ Công thương Việt Nam - www.vinanet.com.vn)
** Năm 2012:
Trong năm 2012, Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng máy vi tính, sản phẩm điện
tử và linh kiện từ Singapore đạt gần 1,03 tỷ USD, tăng 142% so với năm

×