Tải bản đầy đủ (.docx) (35 trang)

THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THÚC đẩy XUẤT KHẨU SINGAPORE từ năm 2001 đến 2012 và bài học KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (435.05 KB, 35 trang )


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ

BÀI TẬP NHÓM
ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU
SINGAPORE TỪ NĂM 2001 ĐẾN 2012 VÀ BÀI HỌC
KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
Học phần : Chính sách kinh tế đối ngoại I_2
Lớp chuyên ngành : Kinh tế quốc tế 52A
Giáo viên hướng dẫn : T.S Đỗ Thị Hương
Nhóm thực hiện
1. Nguyễn Thu Bình
2. Nguyễn Khánh Ngân
3. Nguyễn Thị Hồng Ngọc
4. Vũ Thị Quế (Nhóm trưởng)
5. Đỗ Ngọc Huyền Trang
6. Nguyễn Quang Tuấn
Hà Nội, tháng 04 - 2013
MỤC LỤC
2
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT Từ viết tắt
Nghĩa đầy đủ
Tiếng Anh Tiếng Việt
1 APEC
Asia-Pacific Economic
Cooperation
Tổ chức Hợp tác Kinh tế châu
Á-Thái Bình Dương


2 ASEAN
Association of South East
Asian
Hiệp hội các Quốc gia Đông
Nam Á
3 GST Good and Services Tax Thuế hàng hóa dịch vụ
4 IDA
Infocomm Development
Authority of Singapore
Cơ quan phát triển truyền thông
Singapore
5 LC Letter of Credit Thư tín dụng
6 RPI
Radiation Inspection
Institute
Cơ quan thanh tra về bức xạ
7 TDB
Trade and Development
Board
Ủy ban phát triển thương mại
Singapore
8 TFS Trade Finance System Hệ thống tài chính thương mại
9 TIS Trade Insurance System Hệ thống bảo hiểm thương mại
10 WTO
World Trade
Organization
Tổ chức Thương mại thế giới
3
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
4

LỜI MỞ ĐẦU
Trong quá trình tìm kiếm con đường phát triển, có những nước tiếp tục
rơi vào trì trệ, phát triển thụt lùi, xã hội rối ren, như một số nước châu Phi hay
Nam Á. Có những nước đã đạt tốc độ tăng trưởng nhanh, đưa đất nước thoát
khỏi vòng luẩn quẩn, rút ngắn khoảng cách, thậm chí đuổi kịp các nước phát
triển, điển hình là quốc đảo Singapore.
Là một trong bốn con rồng của châu Á, Singapore nổi lên như một điểm
sáng về phát triển kinh tế. Mặc dù là một quốc đảo nhỏ và nghèo tài nguyên
nhưng với việc thực hiện thành công chính sách tự do hóa thương mại và thúc
đẩy xuất khẩu, Singapore đã xây dựng được một nền thương mại năng động,
hiện đại và vững mạnh, từ đó trở thành một điển hình cho nền kinh tế khu vực
và thế giới.
Bởi nhiều điểm tương đồng về điều kiện, bối cảnh lịch sử, vị trí địa lý…
Singapore đáng là bài học để Việt Nam nghiên cứu trong việc hoạch định chính
sách thương mại quốc tế, đặc biệt là chính sách thúc đẩy xuất khẩu.
Với những kiến thức được học từ môn “Chính sách kinh tế đối ngoại” và
sự tìm hiểu của nhóm, chúng em đã nghiên cứu đề tài: “Thực trạng chính
sách thúc đẩy xuất khẩu của Singapore từ năm 2001 đến 2012 và bài học
kinh nghiệm cho Việt Nam” nhằm mục đích đánh giá và phân tích chính sách
thúc đẩy xuất khẩu của Singapore từ đó rút ra những bài học và giải pháp cho
việc xây dựng chính sách thương mại cho nước ta.
Bố cục của đề tài bao gồm những nội dung chính sau:
1. Những nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của Singapore
2. Thực trạng chính sách thúc đẩy xuất khẩu của Singapore từ năm 2001 đến
2012
3. Tổng quan về chính sách thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-
2012 và kinh nghiệm rút ra từ chính sách thúc đẩy xuất khẩu của Singapore.
5
Mặc dù nhóm đã cố gắng tìm hiểu nhiều thông tin trên sách báo, trên
internet và kết hợp với kiến thức thực tế, kiến thức được giảng dạy trên

trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Tuy nhiên, với thời gian bó hẹp cũng như
lượng kiến thức chưa sâu, tài liệu này không thể tránh khỏi những sai sót, rất
mong nhận được sự góp ý của thầy giáo và các bạn!
XIN CÁM ƠN!
6
CHƯƠNG I
NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN XUẤT KHẨU
CỦA SINGAPORE
NHÂN TỐ THUẬN LỢI KHÓ KHĂN
1. Vị trí địa lý
Singapore có vị trí địa lý thuận lợi,
nằm ở cuối eo biển Malaca – điểm
trọng yếu chiến lược nối liền giữa
Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương,
là cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa
và Đông Nam Á hải đảo.
 Dễ thực hiện các hoạt động xuất
khẩu sang nhiều quốc gia trong khu
vực và trên thế giới.
Singapore không có tài
nguyên đáng kể nào ngoài
cảng nước sâu.
Diện tích nhỏ hẹp nên thiếu
đất để xây dựng các công
trình phục vụ cho sản xuất nói
chung và xuất khẩu nói riêng.
2. Kinh tế Singapore có một hệ thống cơ sở hạ
tầng hiện đại với hệ thống đường sắt
tốc hành (xây dựng năm 1983), 4 sân
bay quốc tế và 6 cảng lớn.

Singapore có một hệ thống dịch vụ
vận chuyển đường biển với nhiều
cầu cảng hiện đại, hàng trăm kho
hàng, bến bãi và hàng chục nghìn tàu
biển đi khắp nơi trên thế giới.
Singapore được hưởng hệ thống ưu
đãi chung (GPS) dưới sự bảo hộ của
của Hiệp định chung về thuế quan và
thương mại (GATT) của nhiều nước:
Úc, Canada, EU, Thụy Sĩ, Thụy
Điển, Nhật Bản, Nga…Theo đó các
mặt hàng Singapore bán cho các
nước trên sẽ được giảm hay miễn
thuế.
Có thể nói Singapore dựa
hoàn toàn vào nền kinh tế mở
bằng việc mua các hàng hóa
chưa gia công rồi chế biến
chúng để xuất khẩu.
Nền kinh tế Singapore phụ
thuộc sâu sắc vào nước ngoài
trên nhiều phương diện đặc
biệt là nguồn vốn, công nghệ,
kỹ thuật cùng với thị trường
tiêu thụ sản phẩm và cung cấp
nguyên liệu
 Điều này có thể gây bất lợi
cho nền kinh tế Singapore nếu
như các nước đó lâm vào
khủng hoảng kinh tế hoặc

quan hệ giữa Singapore và các
nước đó xấu đi.
7
Singapore cũng được hưởng ưu đãi
thuế quan với các nước thành viên
ASEAN do tham gia vào AFTA.
Chính phủ quản lý nhiều loại thuế và
hệ thống tài chính để khuyến khích
và trợ giúp các công ty xuất khẩu
hàng hóa và dịch vụ.
3. Chính trị
Singapore có một hệ thống chính trị
ổn định, nhiều nhà lãnh đạo tâm
huyết và có tầm nhìn nên đã lựa
chọn một hướng đi thích hợp cho
nền kinh tế, thể hiện ở chiến lược
công nghiệp hóa hướng về xuất
khẩu.
4. Văn hóa –
Xã hội
Tiếng Anh là quốc ngữ.
Người dân Singapore cần cù, năng
động và sáng tạo.
Lực lượng lao động có chất lượng
cao, đến từ nhiều quốc gia trên thế
giới.
Singapore thiếu nguồn nhân
lực khá trầm trọng do dân số ít
lại tăng chậm.
CHƯƠNG II

THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU
CỦA SINGAPORE GIAI ĐOẠN 2001 – 2012
2.1 Chính sách hỗ trợ xuất khẩu qua thuế
2.1.1 Chính sách ưu đãi về thuế khi thực hiện hoạt động xuất khẩu tại
Singapore
- Đối với các ngành mũi nhọn và ngành không phải mũi nhọn: Đối với
các xí nghiệp không thuộc diện mũi nhọn thì thời gian miễn thuế là 3
năm, còn đối với các doanh nghiệp thuộc diện mũi nhọn thì thời gian
8
miễn thuế là 5 năm kể từ sau thời kỳ thử thách. (Những xí nghiệp mũi
nhọn là những doanh nghiệp xuất khẩu những mặt hàng chủ lực sau:
linh kiện, hàng hóa và các thiết bị điện tử, hàng bán dẫn, dầu đã qua
tinh chế,…).
- Đối với xuất khẩu dịch vụ: Để khuyến khích xuất khẩu thì thu nhập từ
xuất khẩu dịch vụ mà vượt chỉ tiêu sẽ được giảm 90% thuế trong 5
năm. Những ưu tiên này sẽ được áp dụng khi doanh nghiệp xuất khẩu
những loại dịch vụ sau:
 Dịch vụ công nghệ bao gồm: xây dựng, phân phối, thiết kế và xây
dựng
 Dịch vụ tư vấn, quản lý và điều hành dịch vụ tư vấn có liên quan
đến vấn đề kỹ thuật, buôn bán và giao dịch khác
 Dịch vụ xử lý số liệu, lập trình, phát triển phần mềm vi tính, viễn
thông và các dịch vụ viễn thông khác
 Các dịch vụ chuyên ngành như: kế toán, luật pháp, hóa học và kiến
trúc
 Dịch vụ về giáo dục và đào tạo
 Các dịch vụ chỉ định khác
- Đối với kinh doanh dầu: Để khuyến khích các hoạt động kinh doanh
năng lượng ở Singapore, các nhà kinh doanh dầu được giảm 10% thuế
thu nhập từ các hoạt động mua bán dầu hoặc hoa hồng từ môi giới buôn

bán.
2.1.2 Chính sách hoàn thuế GST (thuế hàng hóa, dịch vụ)
- Để khuyến khích xuất khẩu tại chỗ, Singapore đã thực hiện chính sách
hoàn thuế hàng hóa và dịch vụ (GST) cho du khách để kích thích chi
tiêu của họ. Theo đó, doanh nghiệp sẽ có điều kiện tăng doanh thu bán
hàng, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, làm tăng kim
ngạch xuất khẩu hàng hoá,…
- Hiện nay Singapore đang áp dụng thuế hàng hóa dịch vụ ở mức 7%.
Theo chương trình hoàn thuế cho du khách (Tourist Refund Scheme),
nếu mua hàng tại Singapore từ những cửa hiệu bán lẻ tham gia chương
trình, du khách có thể được hoàn thuế GST khi vận chuyển hàng hóa ra
9
khỏi Singapore qua sân bay Changi (Changi International Airport) hoặc
sân bay Seletar (Seletar Airport) trong vòng 2 tháng kể từ ngày mua
hàng. Các khoản hoàn thuế GST không được áp dụng cho những du
khách khởi hành bằng đường bộ hoặc đường biển. Tuy nhiên để thúc
đẩy xuất khẩu nhiều hơn nữa, bắt đầu từ tháng 1/2013, chương trình
hoàn thuế sẽ mở rộng phạm vi áp dụng tới những du khách khởi hành
bằng đường biển.
Những du khách đáp ứng được điều kiện của chương trình sẽ được
quyền nhận tiền hoàn thuế GST từ những cửa hàng bán lẻ hoặc tại một
chi nhánh hoàn thuế trung tâm. Hiện nay tại Singapore có 2 chi nhánh
hoàn thuế trung tâm, đó là công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân Global
Refund Singapore và công ty trách nhiệm hữu hạn tư nhân Premier Tax
Free.
- Bắt đầu từ cuối năm 2011, thay vì tốn kém thời gian đăng ký vào phiếu
hoàn thuế bằng giấy và tập hợp đầy đủ những hóa đơn/ biên nhận gốc,
việc hoàn thuế GST sẽ trở nên dễ dàng, hiệu quả và nhanh chóng hơn
nhờ vào hệ thống eTRS (Electronic Tourist Refund Scheme - eTRS).
Du khách chỉ cần đơn giản thanh toán tất cả hàng hóa bằng một thẻ tín

dụng, mà sau đó sẽ được sử dụng như một Thẻ biên nhận. Thẻ biên
nhận này sẽ cho phép du khách dễ dàng truy vấn quá trình mua hàng
mình đã thực hiện trên thẻ tín dụng trong thời gian ở Singapore khi du
khách yêu cầu hoàn thuế GST tại các máy tự phục vụ eTRS.
 Từ chính sách này, người nước ngoài đáp ứng được điều kiện của
chương trình hoàn thuế sẽ được mua hàng hóa với giá rẻ hơn, góp phần
kích thích việc chi tiêu mua sắm hàng hóa của họ, từ đó thúc đẩy xuất
khẩu của Singapore.
2.2 Chính sách hỗ trợ tín dụng bảo hiểm xuất khẩu
- Vai trò của chính sách:
Trong thương mại quốc tế của bất kỳ quốc gia nào, vốn là yếu tố quan
tọng quyết định quy mô sản xuất và mức độ sản xuất của một doanh nghiệp.
10
Chính sách hỗ trợ tín dụng có vai trò lớn đối với các doanh nghiệp, không chỉ
với các doanh nghiệp nhỏ mà còn đối với các doanh nghiệp lớn có mối quan
hệ đối tác với nước ngoài. Bên cạnh đó, trong quá trình sản xuất, phân phối
luôn có nhiều rủi ro. Chính sách hỗ trợ bảo hiểm hàng hóa giúp cho các nhà
sản xuất yên tâm hơn về hàng hóa mình sản xuất ra từ đó họ có thể mở rộng
sản xuất, tăng cường các hoạt động thương mại quốc tế,…
- Biện pháp thực hiện:
Chương trình hỗ trợ xuất khẩu thông qua bảo hiểm tín dụng của Chính
phủ Singapore được bắt đầu từ tháng 3/2009 với mục tiêu cung cấp hỗ trợ
của Chính phủ cho các doanh nghiệp trong việc thu xếp các khoản tín
dụng xuất khẩu. Theo chương trình này Chính phủ Singapore hỗ trợ cho
doanh nghiệp Singapore 50% phí bảo hiểm rủi ro lỗi thanh toán (không
hoặc chậm thanh toán) từ phía khách hàng nước ngoài đối với các khoản
tín dụng được cấp cho doanh nghiệp. Mức hỗ trợ tối đa không quá 100.000
SGD/doanh nghiệp đủ điều kiện.
Tuy nhiên do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, rủi ro
không hoặc chậm thu được tiền ngày càng cao nên các hãng bảo hiểm

ngày càng chặt chẽ hơn trong việc cung cấp dịch vụ, dẫn tới tình trạng giá
trị bảo hiểm bị giảm đi. Vì vậy Chính phủ Singapore đã bổ sung thêm một
hình thức hỗ trợ phí bảo hiểm, thực chất là tãng thêm mức ðộ hỗ trợ so với
trýớc ðây, có tên là “top-up arrangement” - tạm dịch là “gia tãng giá trị bảo
hiểm”. Theo hình thức bổ sung này, Chính phủ Singapore sẽ dàn xếp với
một số hãng bảo hiểm để tăng gấp đôi giá trị bảo hiểm rủi ro thanh toán
cho các doanh nghiệp đủ điều kiện nhận hỗ trợ và đã mua bảo hiểm tín
dụng. Giá trị bảo hiểm gia tăng không vượt quá mức 2 triệu SGD/ doanh
nghiệp.
Chương trình hỗ trợ xuất khẩu thông qua phí bảo hiểm tín dụng được
dự kiến sẽ hỗ trợ cho khoảng 1000 doanh nghiệp Singapore trong các giao
dịch với tổng trị giá khoảng 4 tỷ SGD.
11
2.3 Một số chính sách khác
2.3.1 Xây dựng môi trường cạnh tranh quốc tế bình đẳng
Hiện nay Singapore là một quốc gia có nền kinh tế phát triển, khả năng
cạnh tranh của nền kinh tế và năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu của doanh
nghiệp được xếp ở thứ bậc cao nhờ chính phủ Singapore thực hiện chính sách
tự do hóa thương mại và đầu tư từ rất sớm. Mà then chốt là chính phủ thực thi
chiến lược hướng về xuất khẩu như dồn mọi nỗ lực vào tiếp cận và phát triển
thị trường nước ngoài, hỗ trợ các nhà xuất khẩu,…
Quan điểm về xây dựng chính sách cạnh tranh của Singapore là đặt các
doanh nghiệp tại Singapore (không phân biệt trong nước, ngoài nước) trong
môi trường cạnh tranh quốc gia bình đẳng, theo kiểu chọn lọc tự nhiên. Nhà
nước không bảo hộ, nhưng nhà nước ưu tiên đầu tư cho doanh nghiệp ở các
ngành quan trọng phát triển bằng cổ phần lớn của nhà nước, khi các doanh
nghiệp này đủ mạnh trong cạnh tranh xuất khẩu trên thị trường quốc tế thì nhà
nước bán cổ phiếu cho dân.
Singapore là thị trường hoàn toàn tự do và chính phủ còn dành ưu đãi
cho các công ty nước ngoài có vốn đầu tư từ 200 triệu đôla trở lên được

hưởng mức thuế doanh thu 10% (mức chung 25,5%) trong 10 năm; hoặc công
ty nước ngoài đạt doanh số xuất khẩu 200 triệu SGD/năm (cho một số mặt
hàng khuyến khích, chủ yếu là nông sản) được hưởng mức thuế doanh thu
10% trong năm đó. Chính phủ Singapore không sử dụng hàng rào phi thuế
quan, không trợ cấp giá xuất nhập khẩu, thủ tục xuất nhập khẩu đơn giản,
nhanh chóng, đây chính là những điều kiện hữu hiệu nhất để thúc đẩy quá
trình phát triển xuất khẩu giữa các công ty, các ngành trong nước với quốc tế,
nó tạo ra sự bình đẳng giữa công ty trong nước và công ty nước ngoài, và dĩ
nhiên là công ty nước ngoài rất thích đầu tư vào thị trường Singapore.
2.3.2 Duy trì và phát triển mối quan hệ thương mại với các quốc gia, đặc biệt
là các thị trường chính
12
Tình hình thế giới sau năm 1990 nhiều biến động: Liên Xô tan rã, kết
thúc chiến tranh lạnh, trên thế giới xuất hiện nhiều xu thế hòa bình, hợp tác,
cùng phát triển, mở ra nhiều thị trường tiềm năng mới.
Vì thế việc mở rộng đối tác thương mại của Singapore là đúng đắn:
không chỉ với các nước phát triển trước đây (Hoa Kỳ, Nhật Bản, Tây Âu) mà
còn với các nước đang phát triển nhằm tìm kiếm thị trường mới, tránh phụ
thuộc vào các nước phát triển. Đồng thời Singapore luôn tích cực tham gia
vào hoạt động của các tổ chức thương mại đa phương hay khu vực như Tổ
chức Thương mại thế giới (WTO), Tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái
Bình Dương (APEC), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Các nỗ
lực song phương cũng được thực hiện với các tổ chức và chính phủ nước
ngoài nhằm mục đích trao đổi thông tin, tự do hoá thương mại, tiến đến hợp
tác đầu tư.
Hiện nay Singapore đang tăng cường và củng cố mối quan hệ thương
mại tốt đẹp với một số quốc gia đóng vai trò thị trường xuất khẩu chủ lực như
Hồng Kông, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia, EU, Hoa Kỳ, Australia,…
2.3.3 Chủ trương áp dụng những tiến bộ Khoa học kỹ thuật mới vào lĩnh vực
xuất khẩu

Mỗi quốc gia đều có những quy định chung trong lĩnh vực xuất nhập
khẩu để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế và pháp luật nước họ.Với tư
thế là một nước ASEAN dẫn đầu về mặt phát triển kinh tế, Singapore đã sử
dụng một bộ máy quản lý thương mại hữu hiệu để đạt được những mục tiêu
đặt ra. Singapore chủ trương áp dụng những tiến bộ mới trong khoa học kĩ
thuật vào lĩnh vực xuất nhập khẩu với nhiều cải tiến mới như sau:
- Giảm bớt những giấy tờ xuất khẩu rườm rà không cần thiết:
Bằng việc thiết lập hệ thống TradeNet, Singapore đã cách mạng hóa các
thủ tục thương mại nói chung và xuất khẩu nói riêng, tạo điều kiện dễ dàng
cho các hoạt động thương mại. Uỷ ban phát triển thương mại Singapore
13
(TDB) đang nghiên cứu với khu vực tư nhằm giảm thiểu những giấy tờ phức
tạp trong thương mại quốc tế.
- Thực hiện nhanh chóng thủ tục xuất khẩu:
o TDB chú tâm đến việc xây dựng một số dự án về thương mại điện
tử nhằm kết hợp những tiến bộ của công nghệ thông tin với việc
thực hiện nhanh chóng các thủ tục thương mại.
o TDB phối hợp với các cơ quan luật pháp như cơ quan phát triển
truyền thông Singapore (IDA) và cơ quan thanh tra về bức xạ (RPI)
để tự động hóa hệ thống cấp giấy phép. Từ nay, các thương nhân
Singapore có thể nhận được giấy phép xuất nhập khẩu trong vòng
từ 1-3 phút, bất kể ngày hay đêm.
- Đảm bảo quá trình thực hiện xuất khẩu được diễn ra nhanh chóng, an
toàn và chuyên nghiệp:
Hệ thống tài chính thương mại (TFS) do TDB kết hợp với một số đơn vị
khác để xây dựng, giúp các thương nhân có thể sử dụng mạng Internet để thực
hiện một số giao dịch với ngân hàng như xin cấp tín dụng thư (LC). Ngoài ra, hệ
thống bảo hiểm thương mại (TIS) cũng bắt đầu hoạt động từ tháng 3/2000, tạo
điều kiện dễ dàng cho việc bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu. Các thương nhân
có thể xin cấp bảng dự kê giá từ các hãng bảo hiểm và trả lời qua Internet. Việc

mua bảo hiểm cho hàng hóa xuất khẩu hiện nay đã thuận lợi hơn.
 Với những cải tiến mới trong chính sách thúc đẩy xuất khẩu, các thủ
tục không cần làm trên giấy, cả quá trình được diễn ra tự động, nhanh
chóng, độ chính xác và an toàn cao, đấy chính là những điều kiện thuận
lợi nhất mà chính phủ tạo ra cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Nhờ đó,
quá trình phát triển xuất khẩu của Singapore diễn ra với tốc độ cao.
2.3.4 Chiến lược xuất khẩu thông minh với một lộ trình rõ ràng
Chính sách tập trung đầu tư phát triển xuất khẩu và thay đổi linh hoạt
hướng xuất khẩu để phù hợp với hoàn cảnh trong nước và quốc tế từng giai
đoạn: Singapore đã chuyển từ khuyến khích xuất khẩu nguyên liệu sang xuất
khẩu các sản phẩm chế biến, lúc đầu là sản phẩm có hàm lượng lao động cao
14
ở nơi có lao động rẻ, sau khi lao động tăng giá, chính sách chuyển sang thúc
đẩy sản xuất các sản phẩm với công nghệ tiên tiến, hàm lượng khoa học cao,
sử dụng ít lao động.
2.4 Đánh giá chung về chính sách thúc đẩy xuất khẩu Singapore giai đoạn
2001 – 2012
2.4.1 Thành tựu đạt được
Tăng trưởng kinh tế qua con đường xuất khẩu là sự chọn lựa chiến lược
phát triển rất thành công của Singapore trong thập niên 1990 đến nay và được
coi là một trong những nền kinh tế đã bước vào thế giới công nghiệp phát
triển bằng con đường xuất khẩu.
Singapore đã thực hiện thành công mô hình chính sách tự do hóa
thương mại và thúc đẩy xuất khẩu. Chính sách này đã đem lại lợi ích cho
nhiều đối tượng, điển hình như các doanh nghiệp trong nước và du khách
nước ngoài.
o Đối với doanh nghiệp trong nước: Khi tham gia hoạt động xuất
khẩu, các doanh nghiệp được nhận những ưu đãi lớn từ chính sách
thuế và sự hỗ trợ của Nhà nước về bảo hiểm tín dụng, khiến doanh
thu tăng lên, kích thích họ tăng cường xuất khẩu và mở rộng thị

trường xuất khẩu.
o Đối với người nước ngoài: Nhờ có chính sách hoàn thuế GST,
người nước ngoài đáp ứng được điều kiện của chương trình hoàn
thuế sẽ được mua hàng hóa với giá rẻ hơn, góp phần kích thích việc
chi tiêu mua sắm hàng hóa của họ, từ đó thúc đẩy xuất khẩu của
Singapore.
 Chính sách thúc đẩy xuất khẩu đã đem lại rất nhiều lợi ích cho các cá
nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước, qua đó góp phần thúc đẩy
phát triển hoạt động xuất khẩu của Singapore, thể hiện rõ qua thành tựu
xuất khẩu của quốc gia này trong những năm gần đây.
2.4.1.1 Tổng kim ngạch xuất khẩu
Bảng 1: Kim ngạch xuất khẩu của Singapore giai đoạn 2001 – 2012
15
Năm
Kim ngạch xuất khẩu
(Triệu SGD)
Tốc độ tăng
(%)
2001 218026 -8.3
2002 223901 2.7
2003 278578 24.4
2004 335615 20.5
2005 382532 14.0
2006 431559 12.8
2007 450628 4.4
2008 476762 5.8
2009 391118 -18.0
2010 478841 22.4
2011 514741 7.5
2012 510329 -0.9

Nguồn: Tổng cục thống kê
Biểu đồ 1:Kim ngạch xuất khẩu của Singapore giai đoạn 2001 – 2012
Nguồn: Tổng cục thống kê
• Nhận xét
- Hiện nay, Singapore là một quốc gia có nền kinh tế phát triển, khả năng
cạnh tranh của nền kinh tế và năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu của
doanh nghiệp được xếp ở thứ bậc cao phần lớn là nhờ những chính sách
tự do hóa thương mại nói chung và chính sách thúc đẩy xuất khẩu nói
riêng của chính phủ Singapore.
16
- Trong giai đoạn 2001 – 2011, kim ngạch xuất khẩu của Singapore
không ngừng tăng mạnh (ngoại trừ năm 2009, kim ngạch xuất khẩu
giảm 18%). So với năm 2001 chỉ đạt 218026 triệu SGD thì sau 5 năm,
kim ngạch tăng gấp đôi đạt 431559 triệu SGD và đến năm 2012, con số
này đã lên tới 510329 triệu SGD.
2.4.1.2 Kim ngạch xuất khẩu của một số mặt hàng mũi nhọn
Bảng 2: Kim ngạch xuất khẩu Singapore theo một số mặt hàng mũi nhọn
Mặt hàng
2009 2010 2011 2012
Triệu
SGD
% Triệu
SGD
% Triệu
SGD
% Triệu
SGD
%
Máy móc thiết
bị

202512.0 51.8 244128.0 51.0 235345.6 45.7 230884.
9
45.2
Linh kiện và
thiết bị điện tử 90764.6 23.2 118962.0 24.8 106090.6 20.6 103469.
9
20.3
Khoáng sản 78398.0 20.0 103511.0 21.
6
136773.5 26.6 130900.
0
25.7
Hóa chất 46597.8 11.9 56644.3 11.8 64777.1 12.6 67418.6 13.2
Nguồn: (Singapore Department of Statistic)
• Nhận xét
- Thế mạnh của Singapore là nhập khẩu nguyên liệu thô, sau đó gia công
chế biến, chẳng hạn như sản xuất hóa chất và linh kiện điện tử rồi xuất
khẩu.
- Nhờ vào chính sách ưu đãi thuế để hỗ trợ xuất khẩu đối với một số mặt
hàng mũi nhọn nên những mặt hàng này luôn đạt kim ngạch xuất khẩu
lớn và đóng góp tỷ trọng đáng kể trong tổng kim ngạch.
- Tiêu biểu nhất là mặt hàng máy móc thiết bị. Đây là mặt hàng xuất
khẩu chủ lực của Singapore, trong 4 năm trở lại đây kim ngạch đã tăng
xấp xỉ 30,000 triệu SGD và luôn chiếm tỷ trọng cao nhất, dao động
trong khoảng 45-50%.Xếp thứ hai là nhóm hàng linh kiện và thiết bị
17
điện tử, trong giai đoạn 2009 – 2012, nhóm hàng này luôn chiếm tỉ
trọng lớn, từ 20,3% đến 24,8% trên tổng kim ngạch nhập khẩu
2.4.1.3 Kim ngạch xuất khẩu sang một số thị trường chủ lực
Bảng 3: Kim ngạch xuất khẩu Singapore sang một số thị trường chủ lực

(Đơn vị: triệu SGD)
Thị trường
2009 2010 2011 2012
Triệu
SGD
%
Triệu
SGD
%
Triệu
SGD
%
Triệu
SGD
%
Hồng
Kông
45273.8 11.6 56081.0 10.9 56776.5 11.0 55900.4 11.0
Malaysia 44808.5 11.4 57114.2 11.0 62834.7 12.2 62869.2 12.3
Trung
Quốc
38125.1 9.7 49467.9 9.6 53650.7 10.4 54872.7 10.8
Indonesia 37857.8 9.7 44983.8 8.7 53776.6 10.4 54131.2 10.6
EU 37168.9 9.5 47156.9 9.2 48129.1 9.4 45639.4 8.9
Hoa Kỳ 25485.1 6.5 30871.4 6.0 27638.4 5.4 27444.9 5.4
Australia 14316.7 3.6 17110.7 3.3 20145.7 3.9 21319.5 4.2
Nguồn: (Singapore Department of Statistic)
• Nhận xét
- Chính Phủ Singapore luôn chú trọng chính sách duy trì và tăng cường
quan hệ thương mại với các thị trường chính: Hồng Kông, Malaysia,

Trung Quốc, Indonesia, EU, Hoa Kỳ và Australia, … vì thế kim ngạch
xuất khẩu hàng hóa dịch vụ sang các thị trường này luôn ổn định và đạt
mức cao.
- Hai quốc gia nhập khẩu hàng hóa nhiều nhất từ Singapore là Hồng
Kông và Malaysia, sau đó là các thị trường Trung Quốc, Indonesia, Eu,
Hoa Kỳ và Australia. Trong giai đoạn 2009 – 2012, tỷ trọng kim ngạch
xuất khẩu tới các thị trường trong tổng kim ngạch xuất khẩu của
Singapore được duy trì ổn định lần lượt như sau: Hồng Kông (10,9% –
11,6%); Malaysia (11% - 12,3%); Trung Quốc (9,6% - 10,8%);
18
Indonesia (8,7% – 10,6%); EU (8,9% - 9,5%); Hoa Kỳ (5,4% - 6,5%);
Australia (3,3% - 4,2%)
Riêng trong năm 2012, kim ngạch xuất khẩu sang Hồng Kông và
Malaysia đạt 55900.4 và 62869.2 triệu SGD, chiếm 11% và 12.3%
trong tổng kim ngạch.
2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân
2.4.2.1 Hạn chế
Tăng trưởng kinh tế bằng con đường xuất khẩu không phải là một sự
chọn lựa dễ dàng. Bên cạnh nhiều thành tựu thì các chính sách thúc đẩy xuất
khẩu còn tồn tại một số hạn chế như sau:
Singapore là nền kinh tế mở và phụ thuộc chặt chẽ vào thị trường quốc
tế. Điều này thể hiện rất rõ qua việc kim ngạch thương mại hàng năm của
nước này thường gấp khoảng 3 lần GDP. Chính sự phụ thuộc quá lớn đến sự
ổn định của thị trường quốc tế mà nền kinh tế Singapore dễ tổn thương trước
bất kỳ sự suy giảm thương mại nào.
• Đặc biệt rõ nhất là cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 đã gây
ra thiệt hại lớn cho nền kinh tế Singapore:
- Tổng kim ngạch xuất khẩu của Singapore tháng 12/ 2008 giảm mạnh,
chỉ đạt SGD 29,958 tỷ, giảm 20,4% so với cùng kỳ năm 2007 và giảm
11,9% so với tháng trước.

- Các mặt hàng xuất khẩu phi dầu, sản xuất nội địa giảm 20,8% so với
cùng kỳ năm 2007. Tính cả năm 2008 xuất khẩu các mặt hàng phi dầu,
sản xuất nội địa giảm 7,9% là con số tồi tệ nhất trong 7 năm qua.
- Một trong các mặt hàng mà Singapore có thế mạnh là hàng điện tử
cũng có chung số phận. Số lượng các đơn đặt hàng giảm khiến kim
ngạch xuất khẩu trong tháng 12/2008 của các mặt hàng này giảm
24,5%. Điều này khiến các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp và xuất khẩu
hàng điện tử gặp khó khăn thậm chí nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa.
- Kim ngạch xuất khẩu sang các thị trường chính là EU, Mỹ, Trung Quốc
cũng lần lượt giảm 34%, 24% và 2,9% và sang 2 nước láng giềng
Malaysia và Indonesia giảm lần lượt là 26% và 12%.
19
 Khủng hoảng kinh tế thế giới đồng nghĩa với đơn đặt hàng giảm, vì thế
xuất khẩu của Singapore bị suy giảm mạnh, gây khó khăn cho các
doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Cuộc khủng hoảng kinh tế năm
2008 là để lại những hậu quả nặng nề mà nền kinh tế năm Singapore
năm 2009 phải gánh chịu, cụ thể kim ngạch nhập khẩu năm 2009 đã
giảm mạnh từ 476762 triệu SGD xuống còn 391118 triệu SGD. Tốc độ
tăng trưởng xuất khẩu năm 2009 đạt -10.3%.
• Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Singapore trong giai đoạn 2011-2012
giảm mạnh, từ 21.2% năm 2010 xuống còn 2.8% năm 2011 và 0.1%
năm 2012. Điều này là do nền kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn nên
nhu cầu nhập khẩu sụt giảm.
2.4.2.2 Nguyên nhân
Singapore là nền kinh tế mở và phụ thuộc chặt chẽ vào thị trường quốc
tế. Chính sự phụ thuộc quá lớn đến sự ổn định của thị trường quốc tế mà nền
kinh tế Singapore dễ tổn thương trước bất kỳ sự suy giảm thương mại nào,
đặc biệt là trước các cuộc khủng hoảng kinh tế. Thực trạng này xuất phát từ
hai nguyên nhân chính sau:
- Khủng hoảng kinh tế thế giới đồng nghĩa với đơn đặt hàng giảm, vì thế

xuất khẩu của Singapore bị suy giảm mạnh, gây khó khăn cho các
doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế.
- Thế mạnh của Singapore là nhập khẩu nguyên liệu thô, sau đó gia công
chế biến (như sản xuất hóa chất, linh kiện điện tử,…) rồi xuất khẩu.
Khi nền kinh tế toàn cầu có những biến động tiêu cực như khủng
hoảng, suy thoái hoặc khi thiên tai, thảm họa, sóng thần diễn ra đối với
các đối tác mà Singapore nhập khẩu chính, nguồn cung các nguyên liệu
thô – đầu vào cho xuất khẩu sẽ không được đảm bảo về số lượng, chất
lượng cũng như giá cả. Hệ quả là xuất khẩu bị ảnh hưởng nghiêm trọng
và tác động tiêu cực tới nền kinh tế.
CHƯƠNG III
20
TỔNG QUAN VỀ CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU
CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2001 – 2012 VÀ KINH NGHIỆM
RÚT RA TỪ CHÍNH SÁCH THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU
CỦA SINGAPORE
Để góp phần làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế và thúc đẩy sản xuất phát
triển, tác động tích cực đến việc giải quyết việc làm cho người lao động và cải
thiện đời sống của nhân dân; mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của đất nước
thì cần quan tâm đến hoạt động xuất khẩu - một hoạt động trao đổi hàng hoá,
dịch vụ giữa các quốc gia với nhau thông qua quan hệ hàng hoá tiền tệ, quan
hệ thị trường dưới hình thức buôn bán, mục đích kinh tế là tìm kiếm lợi
nhuận. Hoạt động xuất khẩu đã và đang tạo ra nguồn vốn chủ yếu cho nhập
khẩu, phục vụ công nghiệp hoá đất nước.Nhận thức rõ điều này mà chính phủ
Việt Nam đã đặc biệt chú trọng khuyến khích các hoạt động xuất khẩu trong
giai đoạn từ 2001 đến nay thông qua hàng loạt các chính sách linh hoạt cho
từng chặng đường phát triển.
Không chỉ đề xuất đến vấn đề thúc đẩy hoạt động xuất khẩu thuần
túy,Việt Nam còn rất chú trọng trong việc hợp tác, giao lưu học hỏi các nước
đi trước để tìm ra lối đi đúng đắn và phù hợp nhất. Và ví dụ điển hình nhất

chính là Singapore – một trong bốn con rồng châu Á, biểu tượng cho sự phát
triển thần kì chỉ trong nửa thập kỉ qua.
Với rất nhiều điểm tương đồng về vị trí địa lí, đặc điểm tự nhiên, chính
trị, kinh tế và xã hội, những thành tựu mà Singapore đã đạt được chính là bài
học kinh nghiệm quý báu cho Việt Nam trên con đường xây dựng đất nước và
hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt, có thể kể đến một số điểm chung về kinh
tế giữa hai nước, bước đệm cho việc học hỏi và áp dụng các chính sách của
Singapore vào Việt Nam một cách phù hợp và sáng tạo nhất:
- Tiềm năng phát triển kinh tế biển: Việt Nam và Singapore là 2 trong số
các quốc gia có nhiều lợi thế về kinh tế biển nhất thế giới. Cảng biển
Singapore là một cảng vô cùng nhộn nhịp (vượt xa so với nhiều cảng
21
trên thế giới). Chính vì lợi thế đó, quốc gia này đã thu về không ít lợi
nhuận từ nguồn tài nguyên đặc biệt về địa hình này. Về phía Việt Nam,
Hoàng Sa và Trường Sa cũng là 2 vùng có tiềm năng kinh tế biển
không nhỏ. Nếu biết bảo vệ quyền lãnh thổ quốc gia kết hợp với việc
phát triển hợp lí đặc khu kinh tế biển của mình, Việt Nam hoàn toàn có
thể coi đây là một nguồn quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế
và ngoại thương quốc gia.
- Chiến lược phát triển: cùng nằm trong khu vực Đông Nam Á, Việt
Nam và Singapore chắc chắn sẽ có những chiến lược tương đồng trong
việc phát triển ngoại thương trong khu vực. Thật vậy, hai quốc gia trên
đều đã rất tích cực tham gia vào các vấn đề chung của ASEAN, là
những thành viên vô cùng năng động trong việc đóng góp vào thành
công của khối thương mại tự do chung AFTA.
- Định hướng phát triển kinh tế: Đi theo nền kinh tế thị trường - cả Việt
Nam và Singapore đều nhìn ra những điểm mạnh mà nền kinh tế thị
trường mang lại. Đó là lợi thế về ngoại thương, phát triển năng lực sản
xuất bắt nguồn từ gia tăng cạnh tranh, tự do chu chuyển vốn và lao
động, kích thích đầu tư nước ngoài…

- Hội nhập kinh tế quốc tế: Cùng tham gia nhiều tổ chức kinh tế: cả Việt
Nam và Singapore đều tham gia Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO)
và Tổ chức hợp tác Châu Á – Thái Bình Dương (APEC). Đây là những
tổ chức kinh tế quan trọng trong khu vực và trên thế giới, góp phần đẩy
mạnh quan hệ kinh tế quốc tế của cả Việt Nam và Singapore.
- Gắn sự phát triển quốc gia vào chính sách thương mại: cả Việt Nam và
Singapore đều là các quốc gia có tỷ trọng thương mại trong tổng sản
phẩm quốc nội tương đối lớn. GDP của cả hai nước đều phụ thuộc rất
nhiều vào lượng hàng hóa xuất nhập khẩu.Tổng kim ngạch thương mại
ở Việt Nam tăng 1,5 lần, trong khi đó Singapore tăng 3,63 lần so với
cùng kì năm trước.
22
3.1 Tổng quan về chính sách thúc đẩy xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn
2001 – 2012
Nhận thức được vai trò quan trọng của xuất khẩu đối với tăng trưởng
kinh tế, Việt Nam đã và đang xây dựng và thực hiện rất nhiều chính sách
nhằm thúc đẩy xuất khẩu. Dưới đây là những chính sách thúc đẩy xuất khẩu
tiêu biểu nhất được Việt Nam áp dụng trong giai đoạn 2001 – 2012.
3.1.1 Xây dựng chiến lược xuất khẩu hợp lý
• Nội dung chiến lược
- Định hướng phát triển kinh tế hướng tới xuất khẩu, nền kinh tế gắn chặt
với thị trường thế giới và gắn kết với các bạn hàng chiến lược, thực
hiện tự do thương mại quốc tế.
- Phát triển xuất khẩu theo mô hình tăng trưởng bền vững và hợp lý giữa
chiều rộng và chiều sâu, vừa mở rộng quy mô xuất khẩu, vừa chú trọng
nâng cao giá trị gia tăng xuất khẩu.
- Chuyển dịch cơ cấu hàng hóa xuất khẩu một cách hợp lý theo hướng
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tập trung nâng nhanh tỷ trọng các sản
phẩm xuất khẩu có giá trị gia tăng cao, sản phẩm chế biến sâu, sản
phẩm có hàm lượng công nghệ cao, sản phẩm thân thiện với môi

trường trong cơ cấu hàng hóa xuất khẩu.
• Thành tựu
- Việt Nam sau một thời gian nghiên cứu và học hỏi đã quyết định thực
hiện chính sách này. Bước đi đầu tiên là việc ban hành chính sách Đổi
mới, bắt đầu công cuộc mở cửa kinh tế tại Đại hội Đảng VI năm 1986.
Tiếp sau đó là việc thiết lập quan hệ ngoại giao với hàng loạt các nước
trong khu vực và trên thế giới, tiêu biểu là các sự kiện như bình thường
hóa quan hệ với Mỹ (ngày 12/7/1995), gia nhập ASEAN (1997), và
đỉnh cao là việc gia nhập WTO (2011).
- Trong hơn 27 năm qua, xuất khẩu đã đóng góp tỷ trọng lớn nhất vào
tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, phát triển xuất khẩu góp phần tạo
thêm việc làm, tăng thu nhập, nâng cao trình độ lao động, xóa đói giảm
nghèo, nhất là đối với khu vực nông thôn.
23
Bảng 4: Kim ngạch xuất khẩu từ năm 1996 - 2011
Xuất khẩu (triệu USD) Tốc độ tăng (%)
1996 7255.9 33.2%
1997 9185.0 26.6%
1998 9360.3 1.9%
1999 11541.4 23.3%
2000 14482.7 25.5%
2001 15029.2 3.8%
2002 16706.1 11.1%
2003 20149.3 20.6%
2004 26485.0 31.4%
2005 32447.1 22.5%
2006 39826.2 22.7%
2007 48561.4 21.9%
2008 62685.1 29.1%
2009 57096.3 -8.9%

2010 72236.7 26.5%
2011 96905.7 34.1%
Nguồn: Tổng cục thống kê
• Hạn chế
Mặc dù Việt Nam cũng đưa ra định hướng tăng trưởng dựa vào xuất
khẩu nhưng kết quả vẫn còn hạn chế hơn rất nhiều so với những thành tựu
mà Singapore đạt được. Có rất nhiều nguyên nhân lí giải cho điều này như
24
sự khác biệt về xuất phát điểm, tình hình chính trị - xã hội,… nhưng
nguyên nhân chính xuất phát từ việc xuất khẩu của Việt Nam tăng trưởng
nhanh nhưng không bền vững:
- Kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh nhưng phần lớn là do xuất khẩu
nguyên liệu thô.
- Chính sách phát triển xuất khẩu trong thời gian qua quá chú trọng đến
chỉ tiêu về số lượng, chưa thật sự quan tâm đến chất lượng và hiệu quả
xuất khẩu.
- Cơ cấu hàng xuất khẩu có xu hướng thay đổi như hiện nay dường như
thiếu tính bền vững và không mang lại nhiều giá trị gia tăng. Xuất khẩu
tăng nhưng chủ yếu tăng ở những mặt hàng điện tử, điện thoại, đây có
thể xem là hàng tạm nhập tái xuất, không có giá trị gia tăng nhiều.
Chúng ta vẫn chỉ đang gia công với lợi thế về nhân công giá rẻ và các
chính sách thu hút FDI nên kim ngạch xuất khẩu cao từ nhóm này vẫn
chưa phản ánh chân thực cục diện xuất khẩu của Việt Nam.
- Những mặt hàng chính như dệt may, da giày, thủy sản, cà phê, gạo
nếu không có sự đầu tư về vùng nguyên liệu, hạ tầng, công nghiệp hỗ
trợ để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu thì mục tiêu tăng trưởng xuất
khẩu nhưng năm tiếp theo khó được như mong muốn.
3.1.2 Chính sách hỗ trợ xuất khẩu qua thuế
3.1.2.1 Trước khi thực hiện cam kết gia nhập WTO (trước năm 2007)
Trước đây các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và một phần các

doanh nghiệp trong nước, khi đầu tư các dự án vào các lĩnh vực, ngành nghề
khuyến khích ưu đãi đầu tư hoặc đầu tư vào các khu công nghiệp, khu chế
xuất và các vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn thì mức ưu đãi phải dùng là
“Mức ưu đãi khủng”.
Theo Nghị định 36 ban hành năm 1997, doanh nghiệp có vốn nước ngoài
đầu tư vào khu công nghiệp, nếu có tỷ lệ xuất khẩu trên 80% sản phẩm làm ra
thì sẽ được hưởng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 10% trong suốt
25

×