Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ NÂNG CAO TÍNH ĐỘC LẬP CỦA ĐƠN VỊ ĐIỀU TIẾT ĐIỆN LỰC VÀ ĐƠN VỊ VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN, GIAO DỊCH THỊ TRƯỜNG ĐIỆN NHẰM THÚC ĐẨY THỊ TRƯỜNG ĐIỆN CẠNH TRANH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.14 KB, 18 trang )

VIỆN NGHIÊN CỨU QUẢN LÝ KINH TẾ TRUNG ƯƠNG
TRUNG TÂM THÔNG TIN TƯ LIỆU
-------------------------------------------KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ NÂNG CAO TÍNH ĐỘC LẬP CỦA ĐƠN
VỊ ĐIỀU TIẾT ĐIỆN LỰC VÀ ĐƠN VỊ VẬN HÀNH HỆ THỐNG ĐIỆN,
GIAO DỊCH THỊ TRƯỜNG ĐIỆN NHẰM THÚC ĐẨY
THỊ TRƯỜNG ĐIỆN CẠNH TRANH
Phạm Thị Thanh Hồng
Ban Nghiên cứu Chính sách phát triển doanh nghiệp
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương
1.1 Đơn vị điều tiết điện lực
Cơ quan điều tiết đóng một vai trị quan trọng giúp Chính phủ quản lý,
giám sát các ngành, lĩnh vực thiết yếu trong nền kinh tế nhằm đạt được các mục
tiêu kinh tế vĩ mô đã đề ra và đảm bảo sự công bằng và quyền lợi đối với người
tiêu dùng.
Đối với lĩnh vực điện, cơ quan điều tiết điện giúp cân bằng lợi ích của tất
cả các bên tham gia thị trường điện gồm: nhà sản xuất, nhà cung cấp, nhà cung
cấp mạng lưới, nhà phân phối, và người tiêu dùng. Cơ quan điều tiết thị trường
điện chính là đơn vị bảo vệ lợi ích của những người mong muốn tham gia vào
thị trường, những đối tượng mới tham gia thị trường, đã tham gia thị trường,
bất kể là nhà cung cấp điện mong muốn bán sản phẩm của mình hay người sử
dụng điện mong muốn tiếp cận với hệ thống điện công. Bên cạnh các chức
năng tương tự như các cơ quan điều tiết thị trường ở các lĩnh vực khác, cơ quan
điều tiết thị trường điện phải đảm bảo một khuôn khổ pháp lý cho thị trường
điện hoạt động hiệu quả.
Đóng một vai trị quan trọng như vậy nhưng để cơ quan điều tiết hoạt
động hiệu quả và đúng với chức năng của nó thì điều quan trọng là phải được
giao đủ quyền giám sát và kiểm soát. Việc điều tiết điện sẽ được thực hiện tốt
hơn nếu tuân theo một quy trình điều tiết rõ ràng, theo đúng trình tự quy định,
chứ khơng phải là sự giám sát phi chính thức và các mục tiêu phi thương mại
thường được áp đặt lên các tổ chức công thuộc sở hữu nhà nước. Để hướng tới
thị trường điện cạnh tranh thì Chính phủ phải thu hút đáng kể đầu tư tư nhân,


và phải thiết lập sự điều tiết một cách bình đẳng, minh bạch và đáng tin cậy.
Thông thường cơ quan điều tiết điện lực thực hiện các nhiệm vụ chính
sau:


- Theo dõi, quản lý các hoạt động của thị trường, phê duyệt hoặc sửa
đổi các văn bản pháp lý về vận hành thị trường điện lực cạnh tranh và
hướng dẫn thực hiện.
- Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp điều chỉnh quan hệ cung cầu và
quản lý quá trình thực hiện cung cầu về điện.
- Cấp, sửa đổi, bổ sung và thu hồi giấy phép hoạt động điện lực theo quy
định.
- Hướng dẫn điều kiện, trình tự, thủ tục ngừng cấp điện, cắt điện hoặc
giảm mức tiêu thụ điện, điều kiện, trình tự, thủ tục đấu nối vào hệ thống điện
quốc gia.
- Nghiên cứu, xây dựng biểu giá điện và tổ chức thực hiện các cơ chế
chính sách về giá điện.
- Quy định khung giá phát điện, giá bán bn điện, phê duyệt phí
truyền tải, phân phối điện và các chi phí khác.
- Theo dõi việc thực hiện kế hoạch và dự án đầu tư phát triển nguồn
điện, lưới điện truyền tải, phân phối để đảm bảo phát triển phù hợp với quy
hoạch phát triển điện lực đã được duyệt.
- Xác định tỉ lệ công suất và tỉ lệ điện năng giữa hình thức mua bán
thơng qua hợp đồng có thời hạn và mua bán giao ngay với các cấp độ của thị
trường điện lực.
- Kiểm tra việc thực hiện biểu giá điện đã được phê duyệt.
- Giải quyết khiếu nại và tranh chấp trên thị trường điện lực.
1.2. Hệ thống vận hành hệ thống điện và điều tiết giao dịch thị trường
điện (SMO)
Trong thị trường điện độc quyền cơ bản, chỉ cần có Đơn vị vận hành hệ

thống điện (SO) thực hiện nhiệm vụ kỹ thuật, khớp nối giữa yêu cầu mua điện
của người tiêu dùng và khả năng phát điện, truyền tải điện của nhà sản xuất
điện. Tuy nhiên, khi chuyển từ thị trường độc quyền sang thị trường cạnh tranh
địi hỏi phải có một tổ chức làm đầu mối để phối hợp giữa bên bán điện và bên
mua điện trong quá trình mua bán điện giao ngay, thường được gọi là Đơn vị
điều hành giao dịch thị trường điện (MO).
1.2.1. Đơn vị vận hành hệ thống điện
Hệ thống điện bao gồm các phần tử cơ bản sau:


- Mạng lưới truyền tải gồm: Đường dây truyền tải; Biến áp; Các bộ tụ điện
tĩnh, kháng điện
- Phụ tải
- Máy phát đồng bộ và các bộ phận liên hợp: Hệ thống kích từ, điều
khiển,...
Vận hành hệ thống điện là tập hợp các thao tác nhằm duy trì chế độ làm
việc bình thường của hệ thống điện đáp ứng các yêu cầu chất lượng, tin cậy và
kinh tế. Các phần tử trong hệ thống điện có làm việc được tốt và tin cậy hay
khơng phần lớn là do q trình vận hành quyết định, khi vận hành các phần tử
cần phải hoàn thành các nhiệm vụ để đảm bảo thực hiện tốt những yêu cầu cơ
bản: (i) Đảm bảo cung cấp điện năng liên tục, tin cậy cho các hộ tiêu thụ và
đảm bảo sự làm việc liên tục của thiết bị; (ii) Giữ được chất lượng điện năng
cung cấp: tần số và điện áp của dịng điện phải ln giữ trong giới hạn cho
phép; (iii) Đáp ứng được đồ thị phụ tải hàng ngày một cách linh hoạt, cung cấp
đầy đủ điện năng chất lượng cho mọi khách hàng; (iv) Đảm bảo được tính kinh
tế cao của thiết bị làm việc, đồ thị phụ tải phải được san bằng tốt nhất đến mức
có thể cho các phần tử. Đảm bảo giá thành sản xuất, truyền tải và phân phối
thấp nhất đến mức có thể.
Ở các nước trên thế giới, khi xuất hiện một Hệ thống điện chung trong
một khu vực hoặc trong cả nước, nghĩa là có sự kết nối giữa các nhà máy điện

với nhau và giữa nhà máy điện với người tiêu dùng điện bằng hệ thống các
đường dây tải điện và trạm biến áp, trạm bù, trạm cắt. Việc làm này địi hỏi
phải có một tổ chức vận hành chuyên trách làm nhiệm vụ phối hợp và gắn kết
giữa nhà sản xuất điện với người sử dụng điện bằng cách xây dựng phương
thức vận hành và chỉ huy, điều khiển quá trình phát điện, truyền tải điện, tiêu
thụ điện. Theo đó, cơ cấu tổ chức vận hành của Hệ thống điện gồm:
- Vận hành Hệ thống điện chung (chỉ huy thao tác, điều khiển các nhà máy
điện, lưới điện truyền tải); trực thuộc đơn vị vận hành Hệ thống điện chung có
các đơn vị vận hành Hệ thống điện khu vực; vận hành Hệ thống điện bang hoặc
vận hành Hệ thống điện miền (chỉ huy thao tác, điều khiển lưới điện truyền tải
theo phân cấp của đơn vị vận hành Hệ thống điện chung).
- Vận hành lưới điện phân phối trực thuộc các đơn vị phân phối điện trên
địa bàn tương đương cấp tỉnh, thành phố (chỉ huy thao tác, điều khiển lưới điện
phân phối).
Các đơn vị vận hành Hệ thống điện quốc gia, khu vực, bang hoặc miền và
lưới điện phân phối đều phải tuân thủ thống nhất các quy định về điều độ vận


hành Hệ thống điện; vận hành lưới điện phân phối phải thực hiện lệnh chỉ huy
thao tác, điều khiển của Vận hành Hệ thống điện khu vực, vận hành Hệ thống
điện bang hoặc vận hành Hệ thống điện miền; vận hành Hệ thống điện khu vực,
vận hành Hệ thống điện bang hoặc vận hành Hệ thống điện miền phải tuân theo
lệnh chỉ huy thao tác, điều khiển của vận hành Hệ thống điện chung. Vận hành
Hệ thống điện các cấp đóng vai trị rất quan trọng trong việc đảm bảo cho Hệ
thống điện vận hành an toàn, ổn định và kinh tế, do vậy luật điện lực của các
nước quy định rất cụ thể về quyền và nghĩa vụ của từng cấp vận hành Hệ thống
điện, mối quan hệ giữa các cấp với nhau, mối quan hệ giữa các cấp điều độ vận
hành Hệ thống điện với nhà máy điện, Đơn vị truyền tải điện, Đơn vị phân phối
điện, Đơn vị bán buôn, Đơn vị bán lẻ và người sử dụng điện. Đơn vị vận hành
Hệ thống điện chủ yếu thực hiện quản lý vận hành Hệ thống điện trong phạm vi

kinh tế - kỹ thuật, không can thiệp vào hoạt động kinh doanh điện.
Vai trị chính của đơn vị vận hành Hệ thống điện trong thị trường bán
buôn điện là cân bằng cung cầu và đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng và an
toàn nhất định. Trong thị trường bán buôn điện cạnh tranh, các luật lệ về vận
hành hệ thống được quyết định bởi các thành phần tham gia thị trường và được
xác định trong thoả thuận của nhiều bên.
Do vậy, vai trò của đơn vị vận hành Hệ thống điện trở nên phức tạp hơn
do số lượng thành phần tham gia thị trường nhiều hơn. Sẽ có một số lượng lớn
hợp đồng mua bán điện song phương mà đơn vị vận hành Hệ thống điện phải
tính đến khi lập kế hoạch và điều độ, và cơ quan này có thể phải cân bằng cung
cầu với một lượng phát điện tương đối nhỏ mà lượng phát điện này được lập kế
hoạch và điều độ trên cơ sở các mức giá do các Đơn vị phát điện đặt ra. Chức
năng chính của đơn vị vận hành Hệ thống điện là chỉ huy điều độ các nhà máy
điện và vận hành hệ thống truyền tải điện để đảm bảo an ninh hệ thống điện và
cung cấp điện liên tục.
Đơn vị vận hành Hệ thống điện thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Điều độ các nhà máy điện trên kế hoạch phát điện giờ tới (do đơn vị điều
hành giao dịch thị trường điện cung cấp) và các yêu cầu đảm bảo an ninh hệ
thống điện; Chỉ huy thao tác vận hành trên hệ thống truyền tải điện;
- Quản lý, điều độ các dịch vụ phụ trong thị trường điện;
- Đảm bảo cân bằng và an ninh hệ thống trong mọi thời điểm;
- Thực hiện dự báo phụ tải và điều phối công tác lập lịch sửa chữa nguồn
điện và lưới điện;


- Thực hiện các nhiệm vụ liên quan tới quy hoạch và phát triển hệ thống
điện theo quy định;
- Tham gia xây dựng các quy trình, thủ tục phục vụ công tác vận hành thị
trường như: Quy định về chào giá, Quy định về truyền tải, Quy định về giám
sát và các hành vi lũng đoạn thị trường,…

Trong thị trường bán buôn điện cạnh tranh, để đảm bảo vận hành hệ thống
điện và thị trường điện thời gian thực đòi hỏi sự tồn tại của SO và MO. SO và
MO hoạt động theo các chức năng khác nhau, tuy nhiên có quan hệ rất mật
thiết với nhau, đó là:
- Hệ thống điện vừa phải đảm bảo vận hành an toàn, tin cậy vừa phải đảm
bảo các nguyên tắc của thị trường tại bất kỳ một thời điểm nào.
- Cả SO và MO đều sử dụng chung hệ thống giám sát và thu thập dữ liệu
SCADA/EMS để phục vụ cho các mục tiêu của mình. Các quyết định của SO
và MO có liên quan đến nhau.
1.2.2. Đơn vị điều tiết giao dịch thị trường điện (MO)
Khi hình thành thị trường điên cạnh tranh ở khâu bán buôn, xuất hiện một
đơn vị gọi là: MO hoạt động song song với SO. MO có chức năng quản lý các
giao dịch trong thị trường điện giao ngay. MO không mua, bán điện nhưng hoạt
động như là một cơ quan giao dịch, giống như sở giao dịch chứng khoán, nơi
mà các thành phần tham gia thị trường mua và bán điện. MO thực hiện các
nhiệm vụ chính sau:
- Tiếp nhận các bản chào giá từ các Đơn vị phát điện;
- Cập nhật các thông tin do SO cung cấp cần thiết cho công tác lập kế
hoạch phát điện;
- Lập kế hoạch phát điện (ngày tới, giờ tới) và xác định giá thị trường;
- Xác nhận sản lượng mua bán điện thực tế, quản lý số liệu đo đếm phục
vụ cơng tác thanh tốn;
- Thực hiện việc xác nhận khối lượng điện giao dịch theo hợp đồng mua
bán điện và trên thị trường điện đối với các Đơn vị phát điện và các Đơn vị
mua bán buôn điện;
- Giám sát hoạt động của thị trường điện, giám sát các thành viên thị
trường trong việc tuân thủ các quy định về thị trường điện.


1.3. Kinh nghiệm tổ chức hoạt động đơn vị điều tiết thị trường điện và

hệ thống vận hành hệ thống điện nhằm thúc đẩy thị trường điện cạnh
tranh
1.3.1. Kinh nghiệm của Singapore
a/ Quá trình cải tổ ngành điện của Singapore bắt đầu tiến hành từ năm
1995, qua nhiều bước phát triển, cụ thể như sau:
- Tháng 10/1995: Thành lập Uỷ ban quản lý ngành điện và khí để chuẩn bị
cho việc xây dựng thị trường điện
- Năm 1996: Bắt đầu thực hiện thiết kế thị trường Singapore Electricity
Pool (SEP)
- Tháng 04/1998: Bắt đầu vận hành thị trường điện bán buôn SEP. Trong
đó Cơng ty lưới điện quốc gia thực hiện chức năng vận hành thị trường và hệ
thống điện.
- Tháng 03/2000: Chính phủ thực hiện tiếp bước tái cơ cấu ngành điện,
trong đó thực hiện tách sở hữu giữa đơn vị trực tiếp tham gia thị trường với các
đơn vị không tham gia thị trường; thành lập đơn vị vận hành hệ thống điện độc
lập và cho phép tự do hoá việc cạnh tranh trong bán lẻ điện.
- Tháng 04/2001: Thành lập cơ quan điều tiết năng lượng EMA để thực
hiện chức năng điều tiết về cơng nghiệp khí và điện.
- Tháng 07/2001: Bắt đầu tự do hoá trong cạnh tranh bán lẻ điện, với 250
khách hàng có cơng suất tiêu thụ 2MW trở lên được quyền chọn đơn vị cung
cấp điện.
- Tháng 01/2003: Thành lập cơ quan vận hành thị trường điện NEMS,
thực hiện chức năng vận hành thị trường bán bn điện được thiết kế mới,
trong đó các đơn vị phát điện chào giá cho mỗi chu kỳ giao dịch 30’ vào thị
trường.
- Tháng 06/2003: Thực hiện giai đoạn 1 của việc tự do trong cạnh tranh
bán lẻ điện, trong đó các khách hàng có sản lượng điện bình quân hàng tháng từ
20.000 kWh trở lên tham gia thị trường
- Tháng 12/2003: Thực hiện giai đoạn 2 của việc tự do trong cạnh tranh
bán lẻ điện, trong đó các khách hàng có sản lượng điện bình qn hàng tháng từ

10.000 kWh trở lên tham gia thị trường
- Tháng 01/2004: Áp dụng hợp đồng về sản lượng cam kết (vesting
contract) để hạn chế việc lũng đoạn thị trường của các đơn vị phát điện lớn.


- Tháng 03/2006: Hoàn thành giai đoạn 2 của việc tự do hoá thị trường
bán lẻ điện, với 10.000 khách hàng lớn tham gia thị trường, chiếm 75% tổng
sản lượng của toàn Singapore
- Tháng 03/2008: Bán phần vốn nhà nước do Tập đoàn Temasek quản lý
tại Tuas Power cho Tập đoàn Huaneng Trung Quốc; Senoko Power chi Lion
Consortium; PowerSeraya cho YTL Power
Hình 1. Cấu trúc ngành điện, chức năng của các đơn vị
Các Công ty phát điện
Cơ quan điều tiết
EMA

Công ty lưới điện
Điều tiết

Công ty cung cấp
dịch vụ TTĐ

Không tham
gia TTĐ

Đơn vị bán lẻ

Khách hàng

Vận hành

HTĐ

Vận hành
TT
Trực tiếp tham
gia TTĐ
Điện năng

● Cơ quan điều tiết thị trường năng lượng - EMA
Các chức năng. nhiệm vụ chính của Cơ quan điều tiết thị trường năng
lượng:
- Bảo đảm cung cấp điện năng ổn định, chất lượng với mức giá điện
hợp lý cho khách hàng;
- Thực hiện chức năng điều tiết về kinh tế và kỹ thuật;
- Thúc đẩy nâng cao hiệu quả trong công nghiệp điện;
- Đưa ra khuôn khổ điều tiết về kinh tế trong công nghiệp điện, thúc
đẩy sự cạnh tranh, minh bạch và hiệu quả, ngăn ngừa việc làm dụng vị thế độc
quyền và quyền lực thị trường.


- Cơ quan vận hành hệ thống điện là một bộ phận trực thuộc Cơ quan
điều tiết thị trường năng lượng (Ban vận hành hệ thống điện) thực hiện chức
năng điều độ hệ thống, đảm bảo hệ thống điện vận hành ổn định, tin cậy.
● Công ty vận hành thị trường điện - EMC
Chức năng nhiệm vụ chính của Cơng ty vận hành thị trường điện là:
- Điều hành giao dịch thị trường điện và đảm bảo cung cấp thông tin
cho các đơn vị tham gia thị trường điện.
- Thực hiện quản trị thị trường điện – Market Administration.
- Thực hiện báo cáo đánh giá vận hành thị trường điện.
Công ty vận hành thị trường điện là một công ty cổ phần, trong đó cơ

quan điều tiết EMA sở hữu 51% và các đơn vị tham gia thị trường sở hữu 49%.
Công ty vận hành thị trường điện được cấp giấy phép hoạt trong trong
10 năm, thực hiện các chức năng lập lịch huy động và thanh toán trên thị
trường.
1.3.2. Kinh nghiệm của Thụy Điển
Hệ thống điện của Thụy Điển hiện nay có 350 cơng ty phát điện, 450 cơng
ty bán lẻ điện và 550 công ty phân phối tham gia vào thị trường điện.
- Cơ sở pháp lý rõ ràng cho việc thực hiện việc cải tổ ngành điện và phát
triển thị trường điện là nền tảng có tính quyết định cho sự thành công của thị
trường điện tại Thụy Điển.
- Nguyên tắc cơ quan vận hành hệ thống trung lập với các đơn vị tham gia
giao dịch mua bán điện là yếu tố trọng tâm cho việc phát triển thị trường điện.
Tại Thụy Điển, công ty SvK thực hiện chức năng vận hành hệ thống điện, đồng
thời là đơn vị sở hữu hệ thống lưới truyền tải điện quốc gia (TSO). Thực tiễn
phát triển thị trường tại Thụy Điển cho thấy mơ hình TSO đảm bảo sự đồng bộ
giữa các khâu quy hoạch, đầu tư và vận hành hệ thống lưới truyền tải.
- Việc cải tổ ngành điện và phát triển thị trường điện được thực hiện
không kèm theo các thay đổi lớn về mặt sở hữu. Tuy đã được chia tách thành
các đơn vị độc lập, nhưng phần lớn các công ty từ phát điện, quản lý lưới điện
truyền tải, phân phối điện là các công ty 100% sở hữu của nhà nước trung ương
hoặc của các chính quyền địa phương. Việc tư hữu hố hay cổ phần hố các
đơn vị điện lực khơng phải là cơng cụ hay mục tiêu của quá trình đổi mới
ngành điện tại Thụy Điển. Điểm mấu chốt là phải xây dựng đủ các cơ chế để tất


cả các đơn vị, khơng phụ thuộc vào hình thức sở hữu, hoạt động hồn tồn bình
đẳng với nhau.
- Về tổ chức hoạt động cơ quan điều tiết điện lực
+ Cơ quan điều tiết có chức năng và thẩm quyền độc lập trong việc xây
dựng và ban hành các quy định điều tiết là cơ sở đảm bảo thực hiện thị trường

điện công bằng, minh bạch và tuân thử đúng pháp luật. Hoạt động điều tiết điện
lực tại Thụy Điển được coi trọng và ủng hộ rất cao về mặt chính trị.
+ Các báo cáo cung cấp thơng tin theo các quy định điều tiết và các quy
định trong trong giấy phép của các đơn vị điện lực cho cơ quan điều tiết được
thực hiện theo định kỳ, và được quản lý bằng các hệ thống cơ sở dự liệu tin học
hiện đại và tiện lợi. Điều này giúp cho cho hoạt động điều tiết đạt được hiệu
quả tốt tại Thụy Điển.
1.3.3. Kinh nghiệm của Úc
Quá trình tái cơ cấu ngành điện Úc bắt đầu được tiến hành từ năm
1991, bằng việc chia tách các khâu phát điện, truyền tải và phân phối. Khi chưa
thực hiện quá trình tái cơ cấu, tài sản các đơn vị trong ngành điện Úc đều thuộc
sở hữu của nhà nước. Do nguồn than dồi dào nên nhiệt điện than chiếm một tỷ
lệ lớn trong khâu phát điện tại Úc. Quá trình tái cơ cấu ở Úc được tiến hành
đồng thời từ cấp bang và cấp Quốc gia. Năm 1995 ngành điện Úc bắt đầu q
trình chuyển dịch theo mơ hình tập đồn và tư nhân hóa. Các đơn vị truyền tải
thuộc sở hữu nhà nước được hợp nhất thành Công ty truyền tải quốc gia duy
nhất cùng với 1 Ủy ban quản lý lưới điện Quốc gia được thành lập. Năm 1994,
Ủy ban quản lý lưới điện Quốc gia ban hành quy định “Tái cơ cấu ngành điện
Úc”, quy định này đặt ra mục tiêu cho phát triển thị trường điện Úc sau này.
Cơ cấu tổ chức cho hoạt động thị trường điện của Úc bao gồm: i) Hội
đồng về năng lượng (cấp Bộ); ii) Uỷ ban Thị trường năng lượng; iii) Cơ quan
Điều tiết năng lượng.
Thị trường điện quốc gia Úc bắt đầu vận hành từ tháng 12 năm 1998 với
các mục tiêu: tạo sự cạnh tranh, cho phép các khách hàng lựa chọn nhà cung
cấp, cho phép tham gia nối lưới... Các đơn vị tham gia thị trường điện NEM
gồm có:
- Cơng ty quản lý thị trường điện (NEMMCO): có vai trị điều độ hệ
thống và điều hành thị trường điện (SMO).



- Các cơng ty phát điện (Generators), có 15 cơng ty công ty phát điện
sở hữu trên 260 đơn vị phát điện. Các nhà máy điện công suất đặt ≥ 30 MW
đều phải tham gia thị trường.
- Các công ty cung cấp dịch vụ lưới truyền tải (TNSP): có 5 công ty.
- Các công ty cung cấp dịch vụ lưới phân phối (DNSP).
- Các khách hàng mua điện trên thị trường: bao gồm các công ty bán lẻ
điện và các khách hàng sử dụng điện lớn.
1.3.4. Thị trường điện tại New Zealand
Quá trình tái cơ cấu bắt đầu bằng đạo luật về các công ty cung cấp
năng lượng (Energy Companies Act) và Luật điện lực (Electricity Act) vào năm
1992. Đầu tiên là các công ty phân phối điện được phân tách độc lập về tài
chính đối với các cơng ty sở hữu lưới điện và xóa bỏ sự phân chia phạm vi hoạt
động theo vùng địa lý.
Năm 1993 thành lập công ty M-co để chuẩn bị cho thị trường bán bn
với vai trị MO, điều hành thị trường. M-co được tư nhân hóa vào năm 1999.
Năm 1994, thành lập cơng ty truyền tải điện quốc gia Transpower,
được tách từ ECNZ. Transpower là công ty sở hữu nhà nước và hoạt động độc
lập với vai trò quản lý lưới truyền tải, điều hành hệ thống điện quốc gia (TSO).
Năm 1996, thành lập công ty Contact Energy, tiếp nhận 28% nguồn
điện và tồn bộ các hợp đồng khí đốt từ ECNZ. Tháng 11/1996, thị trường bán
buôn bắt đầu hoạt động, Contact Energy và ECNZ bắt đầu cạnh tranh.
Năm 1998, Chính phủ New Zealand công bố đạo luật Tái cơ cấu ngành
điện bao gồm các nội dung chính: tư nhân hóa Contact Energy; tách ECNZ
thành 3 công ty sở hữu nhà nước; yêu cầu các công ty kinh doanh năng lượng
tách bộ phận quản lý lưới điện và bộ phận bán lẻ hoàn toàn độc lập.
Năm 1999, giải thể ECNZ, thành lập 3 công ty Mighty River Power
Limited, Genesis Power Limited và Meridian Energy Limited sở hữu nhà nước.
Năm 2003, thành lập cơ quan điều tiết thị trường và chịu trách nhiệm
điều tiết, quản lý ngành điện Electricity Commission.
Thị trường điện New Zealand – NZEM là thị trường chào giá toàn phần

(price based), cạnh tranh trong cả 3 khâu: phát điện, bán buôn và bán lẻ.
Để đảm bảo tránh được các rủi ro do giá cả trên thị trường thay đổi quá
lớn, thị trường điện New Zealand cho phép các bên mua và bán điện được mua
bán điện qua các hợp đồng với giá được thỏa thuận trước. Các hợp đồng này


đơn thuần chỉ là các hợp đồng tài chính, khơng cần phải thỏa thuận cho mức
công suất hoặc năng lượng mua bán sau này.
Việc áp dụng hợp đồng tài chính giúp bên bán điện đảm bảo được
doanh thu khi giá thị trường tụt thấp, khi đó các nhà máy khơng cần thiết phải
ngừng phát điện mà có thể tiếp tục phát điện để bán theo các hợp đồng với giá
điện đã được thỏa thuận trước.
Đối với bên mua điện là người dùng cuối cùng, việc mua điện qua các
hợp đồng sẽ tránh được các rủi ro khi giá điện trên thị trường tăng quá cao. Tuy
vậy, người sử dụng điện sẽ không được lợi khi giá thị trường thấp.
Nhiệm vụ của đơn vị vận hành hệ thống điện SO. Các bản chào được
gửi tới SO theo đường internet và được SO xử lý bằng phần mềm SPD
(Scheduling, Pricing and Dispatch Model). Phần mềm sẽ tính tốn trên ngun
tắc chi phí phát điện nhỏ nhất tới nơi tiêu thụ theo mỗi chu kỳ giao dịch của thị
trường. Kết quả của phần mềm này là lịch điều độ cho từng tổ máy, giá điện
trên từng nút đấu nối vào lưới truyền tải, và nút bán điện cho mỗi chu kỳ giao
dịch – 1/2 giờ. Tham số cho phần mềm bao gồm giá của các bản chào, kết quả
dự báo phụ tải, nghẽn mạch của lưới truyền tải và tổn thất đường dây.
1.3.5. Kinh nghiệm của Brazil
Brazil là quốc gia đứng thứ mười thế giới về tiêu dùng năng lượng và thứ
nhất tại khu vực Mỹ Latinh. Ngành điện tại Brazil là cơ bản vẫn là ngành độc
quyền của nhà nước cho đến đầu những năm 1990. Dự án tái cơ cấu ngành điện
của Brazil được khởi xướng vào năm 1996, đây là những bước đầu tiên cho
việc thực hiện các cải cách ngành điện dưới thời chính quyền của Tổng thống
Cardoso . Mục tiêu của cải cách là xây dựng một ngành điện cạnh tranh hơn

với việc tạo ra một sân chơi bình đẳng cho tư nhân tham gia. Ngồi ra, các
doanh nghiệp nhà nước và tài sản nhà nước được tư nhân hóa. Các bước tái cơ
cấu chính được ban hành trong bộ Luật năm 1998 (Luật 9648/98). Năm
2001thành lập công ty điều hành độc lập của hệ thống truyền tải quốc gia
(ONS) và công ty điều hành các thị trường thương mại (MAE).
Khung pháp lý mới đã được xác định bởi Luật 10.848 / 2004, trong đó
thành lập quy định rõ ràng, ổn định và minh bạch nhằm đảm bảo nguồn cung
cấp và mở rộng liên tục của các hoạt động của ngành nội tại (sản xuất, truyền
tải và phân phối).
- Bộ Năng lượng và Mỏ (MME) có trách nhiệm tổng thể cho thiết lập
chính sách trong lĩnh vực điện, Cơ quan Điều tiết điện lực Brazil (ANEEL)
được thành lập vào năm 1996 theo Luật 9427, nhằm hỗ trợ cho Bộ Năng lượng


và Mỏ thực hiện nhiệm vụ trên. Chức năng của ANEEL là để điều tiết và kiểm
soát việc xuất, truyền tải và phân phối điện phù hợp với pháp luật hiện hành và
với các chỉ thị và các chính sách của Chính phủ Trung ương. Hội đồng Quốc
gia về Chính sách năng lượng (CNPE), là một cơ quan tư vấn cho MME trách
nhiệm phê duyệt tiêu chí cung cấp và dự án "cơ cấu" trong khi Ủy ban Giám sát
Ngành Điện (CMSE) sẽ giám sát nguồn cung cấp liên tục và an ninh. Cơ quan
thanh tra điện lực độc lập với cơ quan điều tiết điện lực.
- ANEEL và Bộ Môi trường không can thiệp vào hoạt động của các dự án
đầu tư mà họ chỉ có ảnh hưởng khi đưa ra quyết định cấp phép cho dự án đầu
tư.
- Công ty Vận hành Hệ thống điện quốc gia ONS là một tổ chức tư nhân
phi lợi nhuận được thành lập vào tháng tám năm 1998, chịu trách nhiệm điều
hành hệ thống điện toàn quốc gia qua 4 trung tâm. ONS nằm dưới sự kiểm soát
và điều tiết của ANEEL. Toàn bộ các thành phần phát điện, truyền tải, phân
phối và khách hàng tham gia vào ONS. ONS chịu trách nhiệm trước cơ quan
điều tiết, số lượng cán bộ công nhân viên là 728 người (năm 2010). Chi phí

hoạt động của ONS lấy 90% từ phí truyền tải điện và hỗ trợ của các thành viên
khác 10%. Doanh thu năm 2010 là 366,8 triệu real (tương đương 230 triệu
USD). Chi phí được phê duyệt bởi Uỷ ban quốc gia và Cơ quan Điều tiết điện
lực Quốc gia.
Luật qui định chức năng nhiệm vụ của ONS gồm 3 chức năng chính là
điều độ hệ thống truyền tải, lập kế hoạch và các chương trình vận hành, vận
hành thời gian thực. ONS được giao nhiệm vụ soạn thảo qui định về lưới truyền
tải và lưới phân phối trình Cơ quan Điều tiết điện lực Quốc gia phê duyệt.
- Cục Thương mại Điện lực Phòng (CCEE), kế thừa của MAE (Mercado
Atacadista de Energia Electrica), là đơn vị điều hành của thị trường thương
mại. Vai trò ban đầu của các đơn vị điều hành là để tạo ra một thị trường
thương mại điện tích hợp duy nhất, được điều chỉnh theo quy định được công
bố. CCEE là phụ trách các hệ thống đấu giá. Các quy định và thủ tục thương
mại điều tiết hoạt động của CCEE được phê duyệt bởi ANEEL.
- Công ty Tư vấn điện lực PSR: là công ty tư nhân, được thành lập năm
1997, hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ tư vấn nghiên cứu, phát triển, phân tích
hệ thống điện. Phạm vi hoạt động tại hơn 30 quốc gia trên thế giới.
Tại Brazil, PSR đã thành công trong việc cung cấp dịch vụ tư vấn đấu giá
các dự án nguồn, lưới điện cho các nhà đầu tư, cung cấp dịch vụ tư vấn phân


tích và tính tốn tối ưu vận hành hệ thống cho Công ty Vận hành Hệ thống điện
quốc gia.
Hiện nay, Brazil đã thực hiện tư nhân hóa ở cả khâu sản xuất, truyền tải và
phân phối, kết quả đến nay có khoảng 10% cơng suất phát điện trên thị trường
là của các công ty điện lực tư nhân, khoảng 64% hệ thống phân phối được kiểm
sốt bởi các cơng ty tư nhân, riêng khâu truyền tải chủ yếu vẫn là công ty nhà
nước.
1.3.6. Kinh nghiệm của Italy
Ngành điện Italy trước năm 1992 là độc quyền nhà nước do Công ty

ENEL nằm giữ toàn bộ các khâu: Phát điện, truyền tải, phân phối. Quá trình cải
cách ngành điện của Italy như sau:
- Tháng 7/1992: Công ty ENEL trở thành Công ty điện lực độc lập
- Tháng 11/1995: Thành lập cơ quan điều tiết năng lượng độc lập (AEEG)
- Năm 1999: Ban hành Nghị định 79 (Bersani Decree). ENEL bắt đầu
được tư nhân hóa và đưa lên sàn chứng khốn.
- Năm 1999-2007: Tự do hóa khâu cung cấp điện và nhu cầu điện
Các tiền đề căn bản làm động lực cho chương trình cải tổ của Italy:
+ Đảm bảo phù hợp với cơ chế kinh tế thị trường của Italy.
+ Đảm bảo vận hành và trao đổi năng lượng với các nước trong khu vực
Nam Âu.
+ Đảm bảo đáp ứng các điều kiện hội nhập vào thị trường chung châu
Âu theo Chỉ thị 96/92/EC thơng qua 2 hình thức: (1) mua bán qua thị trường
giao ngay IPEX; (2) Mua bán qua hợp đồng song phương (OTC).
+ Tạo cho khách hàng sử dụng điện có quyền tự lựa chọn nhà cung cấp
điện của mình.
Hình 1. Cấu trúc thị trường điện Italy
NATIONAL AND FOREIGN GENERATIONS

GME
Bilateral Contracts
Energy

Power Exchange
Energy
MGP -MA

Resources for
dispatching
MSD


TERNA


TRADERS

SINGLE BUYER – AU
(Sellers/ Distributors)

Contracts of supply

ELIGIBLE CONSUMERS

PROTECTED CUSTOMERS
(LV)

Nguồn: European energy market reform, Country profile: Italy, Deloitte, 2015
TERNA - Cơ quan vận hành hệ thống truyền tải và điều độ hệ thống điện
(TSO): Thuộc sở hữu 100% vốn của Tập đoàn ENEL, sở hữu, quản lý hơn 90%
lưới điện truyền tải điện Quốc gia. TERNA điều độ, vận hành hệ thống điện
theo điều hành của GRTN - đơn vị vận hành cơng cộng thuộc Bộ Tài chính
(Mơ hình vận hành hệ thống điện độc lập).
GSE - Cơ quan cung cấp dịch vụ hệ thống điện: Thuộc sở hữu 100% vốn
của nhà nước (thuộc Bộ Tài chính). GSE có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ cho
thị trường điện, khuyến khích và phát triển năng lượng tái tạo. GSE sở hữu
GME (cơ quan vận hành thị trường điện) và AU (đơn vị mua điện duy nhất –
Single buyer).
GME - Cơ quan vận hành thị trường điện: Được thành lập từ GRTN vào
tháng 6/2000 và thực hiện vận hành thị trường điện từ 1/4/2004. Hiện nay,
GME thuộc sở hữu của GSE. GME tổ chức và quản lý thị trường điện IPEX

theo tiêu chí trung lập, minh bạch để đảm bảo khuyến khích cạnh tranh giữa
các đơn vị phát điện và đảm bảo cung cấp điện.
AU - Đơn vị mua điện duy nhất: Có nhiệm vụ mua tồn bộ điện năng trên
thị trường IPEX và bán điện cho các công ty phân phối với những điều kiện tốt
nhất (best possible terms). Ngoài ra, từ 1/7/2007, AU có trách nhiệm bán điện
cho các khách hàng tự nguyện mua điện từ AU.
AEER - Cơ quan điều tiết Điện và Khí của Italy: Hoạt động theo cơ chế
Ủy ban bao gồm 1 Chủ tịch và 4 thành viên do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm.
Cơ quan AEER có các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn trong lĩnh vực điện lực
như sau:
- Xây dựng, ban hành các quy định về giá và phí.
- Ban hành các quy định về vận hành hệ thống điện.
- Cấp giấy phép hoạt động điện lực.


- Khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo.
- Giải quyết tranh chấp...
1.4. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
Từ kinh nghiệm quá trình tái cơ cấu, phát triển thị trường và mơ hình thị
trường đang áp dụng ở một số nước nêu trên, có thể rút ra một số bài học như
sau:
Để khắc phục những hạn chế của cơ chế độc quyền và nâng cao hiệu quả
ngành điện, một số nước đã có những động thái nhằm cải tổ ngành điện. Hướng
đi được nhiều nước lựa chọn là phi điều tiết ngành điện bắt đầu với khâu sản
xuất điện. Các nhà đầu tư tư nhân được đầu tư vào thị trường mà trước kia luôn
được coi là độc quyền này. Bằng cạnh tranh, hiệu quả ngành điện đã được nâng
cao thông qua các quyết định đầu tư tốt hơn, khai thác tốt hơn các nhà máy điện
hiện tại, quản lý tốt hơn và lựa chọn tốt hơn cho người dùng.
Bước tiếp theo là phi điều tiết toàn bộ ngành điện. Điều này khơng có
nghĩa là khơng cịn điều tiết gì nữa. Phi điều tiết nghĩa là giá điện được xác

định bởi tình hình thị trường với nhiều người bán và cung cấp dịch vụ cạnh
tranh nhau chứ không còn do nhà nước chi phối. Nhưng do hệ thống truyền tải
và phân phối vẫn được xem là có bản chất độc quyền tự nhiên, việc điều tiết
khâu này vẫn là cần thiết.
Như vậy nhu cầu về cải tổ ngành điện là cần thiết để khắc phục những hạn
chế của cơ chế điều tiết và nâng cao hiệu quả. Quá trình này phụ thuộc vào xuất
phát điểm của từng nước, thông thường bắt đầu với những công việc như sau:
- Tổ chức lại về mặt chức năng của các công ty tích hợp theo chiều dọc
bằng việc tách khâu sản xuất ra khỏi truyền tải và phân phối;
- Thiết lập đơn vị điều tiết thị trường điện và đơn vị vận hành hệ thống
điện độc lập và đáng tin cậy;
- Chuyển một phần sở hữu công cộng sang tư nhân.
Kinh nghiệm các nước cũng cho thấy để thực hiện tái cơ cấu và xây dựng
thị trường điện có tính khả thi cao thì cần phải có 2 yếu tố:
+ Cơ sở pháp lý thực hiện đủ mạnh: Hầu hết các nước đều có văn bản
pháp lý ở mức luật/ đạo luật để thực hiện (Ví dụ: Úc, Philippin, Brazil,...)
+ Bộ máy thể chế đủ mạnh: Hầu hết các nước phải trao quyền thực thi
cho các cơ quan điều tiết độc lập có đủ quyền để phán quyết các vấn đề (Ví dụ:
Singapore, New Zealand, Italy...)


- Về tổ chức hoạt động đơn vị điều tiết điện
Hầu hết các nước đều nhận định tầm quan trọng của tính độc lập của cơ
quan điều tiết điện lực. Sự điều tiết minh bạch khi cơ quan đó độc lập trong
việc ra quyết định, khơng có xung đột quyền hạn, chức năng với cơ quan trực
thuộc, hồn tịan độc lập với các doanh nghiệp chịu sự điều tiết trong lĩnh vực
điện. Để cơ quan điều tiết hoạt động hiệu quả và đúng với chức năng của nó thì
điều quan trọng là phải được giao đủ quyền giám sát và kiểm soát. Các yêu cầu
chủ yếu đối với điều tiết thị trường điện bao gồm: vai trò và mục tiêu rõ ràng,
tính độc lập và trách nhiệm giải trình, sự tham gia của các bên liên quan, tính

minh bạch và khả năng dự báo. Những đặc điểm này sẽ thúc đẩy cải cách thị
trường điện, là cơ sở để triển khai thị trường điện cạnh tranh.
Để tạo được sự minh bạch và quyền hạn độc lập của cơ quan điều tiết
điện, Việt Nam có thể vận dụng 1 trong 2 cách sau:
Một là, tách cơ quan điều tiết điện lực trực thuộc Chính phủ, khơng trực
thuộc Bộ chủ quản doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực điện nữa
Hai là, cơ quan điều tiết điện lực vẫn trực thuộc Bộ Công Thương nhưng
EVN phải tách khỏi Bộ Công Thương
- Về tổ chức hoạt động đơn vị vận hành hệ thống điện và giao dịch thị
trường điện (SMO): Để hệ thống điện và thị trường điện được vận hành một
cách thực sự minh bạch và công bằng với mọi đối tượng tham gia thị trường,
cần thiết phải tách SMO thành một đơn vị độc lập hoàn toàn với các đơn vị
phát điện, đơn vị truyền tải và phân phối điện để tránh xung đột lợi ích giữa
người điều hành thị trường và người tham gia thị trường.
Ở giai đoạn đầu của quả trình hình thành thị trường điện cạnh tranh, khối
lượng giao dịch chưa nhiều, nên công tác điều hành giao dịch thị trường điện
có thể thuộc Đơn vị điều độ hệ thống điện của quốc gia. Tuy nhiên, đến các mơ
hình tiếp theo của thị trường điện là bán buôn, bán lẻ cạnh tranh, khi khối
lượng giao dịch mua bán điện ngày một nhiều thì có thể phải tách bộ phận điều
hành giao dịch thị trường điện (MO) thành một đơn vị độc lập với Đơn vị điều
độ hệ thống điện của quốc gia. Hơn nữa MO không phải là một tổ chức của
Nhà nước mà chỉ là tổ chức giúp cơ quan quản lý nhà nước trong điều tiết thị
trường điện, khơng được can thiệp vào q trình sản xuất kinh doanh điện.
Hộp 1. So sánh chức năng nhiệm vụ của SO và MO
Cơ quan vận hành hệ thống (SO)

Cơ quan điều hành thị trường (MO)


- Điều độ các nhà máy điện trên kế - Tiếp nhận các bản chào giá từ các

hoạch phát điện giờ tới (do MO cung Đơn vị phát điện;
cấp) và các yêu cầu đảm bảo an ninh - Cập nhật các thông tin do Đơn vị
hệ thống điện.
vận hành hệ thống điện cung cấp cần
- Chỉ huy thao tác vận hành trên hệ thiết cho công tác lập kế hoạch phát
thống truyền tải điện;
điện;
- Quản lý, điều độ các dịch vụ phụ - Lập kế hoạch phát điện (ngày tới,
trong thị trường điện.
giờ tới) và xác định giá thị trường;
- Đảm bảo cân bằng và an ninh hệ - Xác nhận sản lượng mua bán điện
thống trong mọi thời điểm.
thực tế, quản lý số liệu đo đếm phục
- Thực hiện dự báo phụ tải và điều vụ công tác thanh tốn;
phối cơng tác lập lịch sửa chữa nguồn - Thực hiện việc xác nhận khối lượng
điện và lưới điện.
điện giao dịch theo hợp đồng mua bán
- Thực hiện các nhiệm vụ liên quan điện và trên thị trường điện đối với các
tới quy hoạch và phát triển hệ thống Đơn vị phát điện và các Đơn vị mua
bán buôn điện;
điện theo quy định.
- Tham gia xây dựng các quy trình, - Giám sát hoạt động của thị trường
thủ tục phục vụ công tác vận hành thị điện, giám sát các thành viên thị
trường trong việc tuân thủ các quy
trường như:
định về thị trường điện.
- Quy định về chào giá, Quy định về
truyền tải, Quy định về giám sát và
các hành vi lũng đoạn thị trường,..
Vì các mối liên hệ trên, hiện nay trên thế giới có hai xu hướng thiết lập mơ

hình SO và MO như sau:
- Sáp nhập SO vào MO: đây là xu hướng được sử dụng phần lớn các bang
của Mỹ và các nước Bắc Mỹ. Lựa chọn này có ưu điểm là đảm bảo sự vận hành
an toàn của hệ thống tránh được những biến động lớn do mặt trái của thị trường
mang lại. Tuy nhiên, như đã phân tích ở trên, việc can thiệp vào thị trường của
cơ quan điều độ hệ thống ít nhiều ảnh hưởng đến nguyên tắc của thị trường.
- Thành lập SO và MO là hai cơ quan độc lập: Lựa chọn này có ưu điểm là
hạn chế đến mức thấp nhất sự can thiệp của SO vào thị trường tuy nhiên yếu
điểm của lựa chọn này là cơ chế phối hợp giữa SO và MO yếu dẫn đến không
đảm bảo sự vận hành an toàn dài hạn của hệ thống. Kinh nghiệm tổ chức thị
trường điện của các nước liên quan đến giao dịch mua bán điện năng trong thị


trường bán buôn điện như: thị trường điện Úc, Italy, Singapore,… hầu hết các
giao dịch trên thị trường điện bắt buộc được điều hành bởi MO.



×