Kinh nghiệm quốc tế về mua sắm xanh và một số đề xuất triển khai áp dụng ở Việt Nam
Hoàng Hồng Hạnh
Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường
Mua sắm xanh là thuật ngữ được sử dụng đế chỉ việc lựa chọn một sản phẩm hoặc dịch vụ ít
gây tác động xấu đến môi trường, có cùng mức giá cạnh tranh mà vẫn thể hiện được trách nhiệm
xã hội Tại những quốc gia có chi tiêu công chiếm từ 10% -15% GDP, mua sắm xanh là một trong
những công cụ chính sách quan trọng nhằm thúc đẩy mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững. Ở
Việt Nam, mua sắm xanh hiện vẫn còn là một khái niệm mới. Vi vậy, bài viết này có mục tiêu giới
thiệu cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế về mua sắm xanh, từ đó đề xuất một số kiến nghị nhằm
triển khai áp dụng ở nước ta.
Cơ sở lý luận
Mua sắm xanh đòi hỏi các cơ quan chính phủ, doanh nghiệp và người dân cân nhắc sự cần
thiết của việc mua sắm cũng như những tác động môi trường của sản phẩm hay dịch vụ này ở tất
cả các giai đoạn vòng đời của chúng trước khi đưa ra quyết định mua sắm. Để thực hiện mua sắm
xanh một cách hiệu quả và thành công, Mạng lưới mua sắm xanh quốc tế (IGPN) đã xác định 4
nguyên tắc cơ bản của mua sắm xanh gồm:
Tính cần thiết: Bước đầu tiên trước khi mua sắm là cân nhắc kỹ xem sản phẩm hay dịch vụ
có cần thiết hay không. Việc sửa chữa hay thay đổi cũng được cân nhắc đối với các sản phẩm đang
được sử dụng. Bên cạnh đó, giải pháp thuê hoặc cho thuê cũng nên được xem xét hoặc mua các
sản phẩm mới với số lượng vừa đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng.
Vòng đời của sản phẩm: Khi quyết định mua, các tác động khác nhau tới môi trường trong
suốt vòng đời của sản phẩm, từ giai đoạn thu mua nguyên liệu thô cho tới khi sản phẩm bị thải bỏ,
cần phải xem xét và cân nhắc đến một số các đặc tính sau:
+ Giảm thiếu các chất độc hại. Người tiêu dùng có thể góp phần giảm thiểu phát sinh các
chất có hại bằng cách lựa chọn các sản phẩm thân thiện môi trường hay những sản phẩm chứa ít
các chất độc hại. Điều này sẽ khuyến khích các nhà sản xuất loại bỏ việc sử dụng các chất gây hại
đến môi trường và sức khỏe con người trong quá trình sản xuất sản phẩm hay dịch vụ.
+ Sử dụng hiệu quả tài nguyên, năng lượng. Khuyến khích người tiêu dùng mua các sản
phẩm tiết kiệm tài nguyên và năng lượng.
+ Sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nên chọn những sản phẩm sử dụng tài
nguyên thiên nhiên tái tạo một cách bền vững, theo đó các tài nguyên tái tạo phải được sử dụng
hiệu quả để giảm thiểu tối đa các tác động xấu đến môi trường.
+ Tăng độ bền. Nên lựa chọn các sản phẩm có tuổi thọ sử dụng lâu dài. Ngoài ra, trước khi
mua sản phẩm, người tiêu dùng cũng nên cân nhắc đến việc sử dụng các bộ phận thay thế, khả
năng sửa chữa và thời gian bảo trì. Nên tránh mua sản phẩm có yêu cầu thay thế các bộ phận quá
thường xuyên.
+ Thiết kế để tái sử dụng. Nên lựa chọn những sản phẩm có thể tái sử dụng mà không cần
phải sản xuất lại cho cùng mục đích sử dụng. Điều này sẽ làm giảm đáng kể gánh nặng cho môi
trường.
+ Thiết kế để tái chế. Giải pháp tốt nhất cho những sản phẩm khi không thể sử dụng tiếp là
tái chế. Trước khi quyết định mua một sản phẩm, người tiêu dùng cũng nên cân nhắc hệ thống thu
hồi và tái chế sẵn có cho những vật liệu đó.
+ Sản phẩm có chứa vật liệu tái chế. Sản phẩm có chứa các vật liệu tái chế hoặc những bộ
phận có thể tái sử dụng sẽ góp phần tiết kiệm tài nguyên và giảm thiểu phát sinh chất thải.
+ Tính thải bỏ. Với những sản phẩm không thể sử dụng nhiều lần hoặc tái chế, người tiêu
dùng nên chọn sản phẩm cho phép dễ dàng xử lý và thải bỏ nhằm giảm tối đa các tác động xấu đến
môi trường.
Nỗ lực của nhà cung ứng: Ngoài việc đánh giá sản phẩm, người tiêu dùng cũng cần đánh giá
những hoạt động bảo vệ môi trường của nhà cung ứng như: Liệu Doanh nghiệp có áp dụng chính
sách môi trường không? Có triển khai các biện pháp quản lý môi trường phù hợp hay không? Hoặc
họ có tích cực tham gia công tác bảo vệ môi trường không?
Thu thập thông tin về môi trường: Trước khi quyết định mua một sản phẩm, những thông tin
môi trường mà người tiêu dùng nên quan tâm như nhãn môi trường, thông tin của doanh nghiệp
trên sản phẩm hoặc website. Ngoài ra, người tiêu dùng cũng có thể yêu cầu nhà phân phối cung
cấp các thông tin chi tiết hơn về môi trường của sản phẩm đó.
Áp dung mua sắm xanh ở một số quốc gia trên thế giới
Hiện nay, nhiều quốc gia trên thế giới đã có những chính sách về mua sắm xanh nhằm thúc
đẩy mô hình sản xuất và tiêu dùng bền vững. Những chính sách này đồng thời cũng góp phần
hướng tới nền kinh tế xanh, các-bon thấp.
Tại Mỹ, mua sắm xanh được thiết lập và triển khai thực hiện trong một số chương trình mua
sắm xanh của Liên bang, trong đó, các cơ quan điều hành được yêu cầu cân nhắc các tác động môi
trường, giá thành và các yếu tố khác của một sản phẩm trước khi đưa ra quyết định mua sắm. Theo
quy định mua sắm Liên bang và sắc lệnh 13101 về xanh hóa Chính phủ, tất cả cơ quan Chính phủ
phải thực hiện mua sắm các sản phẩm có thành phần tái chế nhằm khuyến khích việc sử dụng vật
liệu tái sinh.
Ủy ban châu Âu cũng đã có nhiều nỗ lực và hoạt động nhằm thúc đẩy việc thực hiện mua
sắm công xanh trong các nước thành viên, bao gồm việc triển khai các nghiên cứu/dự án, ban hành
các chính sách và xây dựng các tiêu chuẩn. Mặc dù GPP vẫn là hệ thống tự nguyện, nhưng hiện
nay nhiều nước thành viên đã và đang xây dựng Kế hoạch hành động quốc gia và các hướng dẫn
về mua sắm xanh.
Tại châu Á, Nhật Bản hiện là một trong những quốc gia đi đầu trong phong trào bảo vệ môi
trường nói chung và mua sắm xanh nói riêng. Những quy định liên quan tới mua sắm xanh đã
được đưa ra vào những năm 1990. Điển hình, Luật thúc đẩy mua sắm xanh đã được Chính phủ
thông qua vào năm 2001 và trở thành quốc gia đầu tiên ban hành chính sách về mua sắm xanh.
Chính sách này yêu cầu tất cả các Bộ và cơ quan chính phủ phải thực hiện chính sách mua sắm
xanh. Ngoài ra, Nhật Bản cũng đã ban hành Luật hợp đồng xanh vào năm 2007 nhằm thúc đẩy ký
kết các họp đồng giảm thiểu phát thải khí nhà kính.
Cùng với Nhật Bản, Hàn Quốc cũng là quốc gia thực hiện và áp dụng các chính sách về mua
sắm xanh từ rất sớm. Chương trình dán nhãn môi trường bắt đầu được triển khai từ năm 1992 và
đây là điểm khởi đầu chính thức của chính sách về sản phẩm xanh tại quốc gia này. Ngoài ra,
Chính phủ đã có những nghiên cứu nhằm liên kết hệ thống dán nhãn môi trường với hệ thống mua
sắm công và đã đạt được những kết quả rõ rệt. Không những vậy, Hàn Quốc luôn coi những nhà
sản xuất là nhà tiêu dùng lớn. Thông qua những hợp đồng tự nguyện về mua sắm xanh sẽ gắn kết
việc mua các nguyên liệu xanh, góp phần thúc đẩy sản xuất và bán ra các sản phẩm thân thiện môi
trường.
Ở Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á như Malaixia, Inđônêxia... mặc dù chưa có
chính sách cụ thể về mua sắm xanh, nhưng Chính phủ các quốc gia này đã nhận thức được tầm
quan trọng về sự cần thiết của mua sắm xanh trong việc bảo vệ môi trường và thúc đẩy phát triển
bền vững. Đặc biệt, mua sắm xanh trong lĩnh vực công đang dần được hình thành như là một trong
nhiều công cụ chính sách cải thiện chất lượng môi trường.
Những nghiên cứu ban đầu về kinh nghiệm của một số quốc gia cho thấy, việc áp dụng mua
sắm xanh cần được triển khai trước tiên ở khu vục công. Một trong nhũng lý do chính là các cơ
quan chính phủ luôn là khách hàng quan trọng của nhiều sản phẩm và dịch vụ. Vì vậy, với những
nỗ lực của Chính phủ trong việc mua sắm các sản phẩm, dịch vụ thân thiện với môi trường sẽ dễ
dàng định hướng cho việc ban hành các chính sách phát triển bền vững cũng như khuyến khích thị
trường cho các sản phẩm và dịch vụ này.
Mặt khác, sản phẩm thân thiện môi trường sẽ không có thị trường nếu không được quan tâm
đúng mức. Vì vậy, để phát triển ngành công nghiệp môi trường toàn diện, cần thiết phải xây dựng
đồng bộ các chính sách về sản xuất và tiêu dùng xanh. Đặc biệt, ở hầu hết các quốc gia, để thúc
đẩy mua sắm xanh một cách toàn diện và độc lập trên thị trường, hệ thống dán nhãn sinh thái phải
được thực hiện.
Cuối cùng, một yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy mua sắm sản phẩm thân thiện môi
trường hiệu quả và thành công là cần thiết phải xây dựng và đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên trách
về mua sắm xanh.
Một số kiến nghị cho việc triển khai áp dụng mua sắm xanh ở nước ta
Nhằm đảm bảo mục tiêu cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2020, chủ trương của
Đảng và Nhà nước ta là thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy
nhiên, cùng với sự gia tăng dân số và tiêu dùng của xã hội, hơn bao giờ hết nước ta đang đứng
trước những thách thức to lớn về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững. Vì vậy, việc triển khai
và áp dụng các chính sách mua sắm xanh ở Việt Nam nhằm khuyến khích sản xuất và tiêu dùng
bền vững là một nhu cầu bức thiết.
Để đẩy mạnh triển khai áp dụng mua sắm xanh ở Việt Nam, về phía các cơ quan quản lý nhà
nước cần thực hiện một số giải pháp sau:
- Xây dựng và ban hành khung chính sách, hướng dẫn toàn diện, hiệu quả về mua sắm xanh,
trong đó ưu tiên thực hiện mua sắm xanh tại khu vực công.
*Nâng cao năng lực và xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách nhằm thúc đẩy mua sắm xanh
với các mục tiêu, chương trình cụ thể.
*Xây dựng và thực hiện các chiến lược, chương trình quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền
vững.
*Nghiên cứu và ban hành các cơ chế, chính sách hỗ trợ, khuyến khích tạo động lực cho các
doanh nghiệp tham gia vào ngành công nghiệp sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường.
*Thúc đẩy và triển khai mua sắm xanh song song với các Chương trình dán nhãn sinh thái.
Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của người dân về mua sắm xanh để xây dựng
thói quen tiêu dùng bền vững và lối sống thân thiện với môi trường.
TCMT 04/2012