Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Đề xuất một số giải pháp giảm tổn thất điện năng tại Công ty Điện lực Trà Vinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.99 MB, 104 trang )

LỜI CẢM ƠN
Trƣớc tiên, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Khoa Sau đại học,
Khoa Quản lý năng lƣợng, các thầy, các cô của trƣờng Đại học Điện lực đã truyền
đạt những kiến thức quý báu về ngành quản lý năng lƣợng, đã giúp đỡ và tạo mọi
điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành
luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới TS. Nguyễn Anh Tuấn đã
tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo, cho tôi nhiều kinh nghiệm trong thời gian thực hiện
luận văn.
Sau cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè, ngƣời thân và
gia đình đã luôn tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu,
thu thập dữ liệu, thông tin, đóng góp ý kiến và bổ sung những thiếu sót để tôi hoàn
thành luận văn này.
Do thời gian có hạn, kinh nghiệm nghiên cứu còn hạn chế nên sẽ còn nhiều
thiếu sót, tôi rất mong nhận đƣợc ý kiến đóng góp của quý thầy, cô và các anh chị
học viên.


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi dƣới sự
hƣớng dẫn của TS. Nguyễn Anh Tuấn và các thông tin trích dẫn trong luận văn này
đã đƣợc chỉ rõ nguồn gốc.

Tác giả

Quách Hải Hồ


MỤC LỤC
CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Trang
MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1
1. Lý do lựa chọn đề tài ............................................................................................. 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................. 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................ 2
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 2
5. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................................... 3
6. Dự kiến những đóng góp mới ............................................................................... 3
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG .................................. 4
1.1 Khái niệm chung về tổn thất điện năng ............................................................... 4
1.2 Một số phƣơng pháp tính tổn thất điện năng ...................................................... 5
1.3 Các giải pháp giảm tổn thất điện năng về mặt lý thuyết và thực tế .................. 13
1.4 Kết luận ............................................................................................................. 17
CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG TẠI CÔNG
TY ĐIỆN LỰC TRÀ VINH .................................................................................... 19
2.1 Giới thiệu về Công ty Điện lực Trà Vinh .......................................................... 19
2.2 Tổng quan về hệ thống điện do Công ty Điện lực Trà Vinh quản lý ................ 22
2.3 Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Điện lực Trà Vinh giai đoạn 20122014 ......................................................................................................................... 25


2.4 Thực trạng tổn thất điện năng tại Công ty Điện lực Trà Vinh .......................... 32
2.5 Các biện pháp đang áp dụng và những hạn chế trong công tác giảm tổn thất tại
Công ty Điện lực Trà Vinh ...................................................................................... 39
2.6 Kết luận ............................................................................................................. 57
CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP GIẢM TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG
TẠI CÔNG TY ĐIỆN LỰC TRÀ VINH ................................................................ 58
3.1 Mục tiêu là lộ trình thực hiện công tác giảm tổn thất điện năng ....................... 58
3.2 Các giải pháp kỹ thuật ....................................................................................... 59
3.3 Các giải pháp phi kỹ thuật ................................................................................. 73

3.4 Các giải pháp quản lý điều hành ....................................................................... 76
3.5 Kết luận ............................................................................................................. 77
KẾT LUẬN CHUNG VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................. 79
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 82
PHỤ LỤC ................................................................................................................ 84


CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
EVN: Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
EVN NPT: Tổng Công ty Truyền tải điện Quốc gia.
EVN SPC: Tổng Công ty Điện lực miền Nam.
MBA: Máy biến áp.
TBA: Trạm biến áp.
NRKH: Nhánh rẽ khách hàng.
QLVH: Quản lý vận hành.
CT: Máy biến dòng điện (Current Transformer).
VT: Máy biến điện áp (Voltage Transformer).
PSS/ADEPT: Phần mềm phân tích và tính toán lƣới điện phân phối (Power
System Simulator/Advanced Distribution Engineering Productivity Tool).


DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 2-1 Quy mô lƣới điện phân phối do Công ty Điện lực Trà Vinh QLVH
đến ngày 31/12/2014 ............................................................................................... 23
Bảng 2-2 Điện năng sử dụng theo các thành phần kinh tế giai đoạn năm
2012-2014 ............................................................................................................... 25
Bảng 2-3 Tỷ lệ tổn thất điện năng giai đoạn năm 2012-2014 ...................... 27
Bảng 2-4 Giá bán bình quân giai đoạn năm 2012-2014 .............................. 28
Bảng 2-5 Doanh thu bán điện giai đoạn năm 2012-2014 ............................ 28
Bảng 2-6 Kết quả thực hiện tổn thất điện năng các Điện lực trực thuộc Công

ty Điện lực Trà Vinh giai đoạn năm 2012-2014 ..................................................... 32
Bảng 2-7 Đồ thị phụ tải 24 giờ ngày điển hình giai đoạn 2012-2014 .......... 33
Bảng 2-8 Kết quả tổn thất điện năng khâu kỹ thuật của Công ty Điện lực Trà
Vinh giai đoạn 2012-2014 . ...................................................................................... 35
Bảng 2-9 Kết quả tổn thất điện năng khâu kỹ thuật của Điện lực Thành phố
Trà Vinh giai đoạn 2012-2014 .. .............................................................................. 35
Bảng 2-10 Kết quả tổn thất điện năng khâu kỹ thuật của Điện lực Càng Long
giai đoạn 2012-2014 .. .............................................................................................. 35
Bảng 2-11 Kết quả tổn thất điện năng khâu kỹ thuật của Điện lực Cầu Kè
giai đoạn 2012-2014 .. .............................................................................................. 36
Bảng 2-12 Kết quả tổn thất điện năng khâu kỹ thuật của Điện lực Tiểu Cần
giai đoạn 2012-2014 .. .............................................................................................. 36
Bảng 2-13 Kết quả tổn thất điện năng khâu kỹ thuật của Điện lực Trà Cú giai
đoạn 2012-2014 .. ..................................................................................................... 37
Bảng 2-14 Kết quả tổn thất điện năng khâu kỹ thuật của Điện lực Cầu Ngang
giai đoạn 2012-2014 .. .............................................................................................. 37


Bảng 2-15 Kết quả tổn thất điện năng khâu kỹ thuật của Điện lực Duyên Hải
giai đoạn 2012-2014 .. .............................................................................................. 38
Bảng 2-16 Kết quả tổn thất điện năng khâu kỹ thuật của Điện lực Châu
Thành giai đoạn 2012-2014 .. .................................................................................. 38
Bảng 2-17 Số lƣợng công tơ khách hàng giai đoạn 2012-2014 .. ................. 39
Bảng 2-18 Kết quả thực hiện các biện pháp QLVH giai đoạn 2012-2014 .. 40
Bảng 2-19 Kết quả chạy bài toán TOPO để chọn chế độ vận hành tối ƣu của
nhánh trung áp 3 pha Mỹ Long .. ............................................................................. 41
Bảng 2-20 Kết quả thực hiện công tác giảm sự cố mất điện giai đoạn 20122014 .. ....................................................................................................................... 42
Bảng 2-21 Kết quả thực hiện công tác nâng cao độ tin cậy giai đoạn 20122014 .. ....................................................................................................................... 42
Bảng 2-22 Kết quả điều phối công suất TBA giai đoạn 2012-2014 .. .......... 43
Bảng 2-23 Thống kê số lƣợng TBA ghép đôi cấp điện cho phụ tải trồng màu

theo mùa vụ .. .......................................................................................................... 44
Bảng 2-24 Kết quả lắp đặt tụ bù giai đoạn 2012-2014 .. .............................. 45
Bảng 2-25 Danh mục lƣới điện sửa chữa, cải tạo giai đoạn 2012-2014 ...... 46
Bảng 2-26 Kết quả thực hiện các biện pháp giảm tổn thất điện năng khâu
kinh doanh giai đoạn 2012-2014 .. ........................................................................... 49
Bảng 2-27 Số lƣợng công tơ hƣ hỏng giai đoạn 2012-2014 .. ...................... 50
Bảng 3-1 Lộ trình giảm tổn thất điện năng theo phƣơng án cơ sở .. ............. 58
Bảng 3-2 Lộ trình giảm tổn thất điện năng theo phƣơng án phấn đấu .. ....... 58


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
Hình 1-1 Phƣơng pháp tổng quát .................................................................. 6
Hình 1-2 Phƣơng pháp bậc thang hóa đồ thị phụ tải ...................................... 6
Hình 1-3 Sơ đồ đƣờng dây với tải phân bố đều và tập trung ........................ 7
Hình 1-4 Sơ đồ thí nghiệm không tải ............................................................. 9
Hình 1-5 Sơ đồ thí nghiệm ngắn mạch .......................................................... 9
Hình 2-1 Nhà điều hành sản xuất Công ty Điện lực Trà Vinh .................... 22
Hình 2-2 Biểu đồ điện năng sử dụng theo các thành phần kinh tế giai đoạn
năm 2012-2014 ....................................................................................................... 26
Hình 2-3 Biểu đồ tỷ trọng điện năng sử dụng theo các thành phần kinh tế giai
đoạn năm 2012-2014 ............................................................................................... 26
Hình 2-4 Biểu đồ tỷ lệ tổn thất điện năng giai đoạn năm 2012-2014 .......... 27
Hình 2-5 Biểu đồ đầu tƣ lƣới trung áp giai đoạn năm 1998-2014 ............... 29
Hình 2-6 Biểu đồ đầu tƣ lƣới hạ áp giai đoạn năm 1998-2014 .................... 30
Hình 2-7 Biểu đồ đầu tƣ TBA (kVA) giai đoạn năm 1998-2014 ................ 30
Hình 2-8 Biểu đồ vốn đầu đầu tƣ lƣới điện giai đoạn năm 1998-2014 ........ 31
Hình 2-9 Đồ thị phụ tải 24 giờ ngày điển hình giai đoạn 2012-2014 .......... 34
Hình 2-10 Sơ đồ kết lƣới 22kV trạm 110kV Trà Vinh và Duyên Trà ......... 41
Hình 2-11 Sơ đồ lƣới 110kV khu vực tỉnh Trà Vinh đến tháng 04/2013 ..... 52
Hình 2-12 Sơ đồ bố trí các trạm 110kV khu vực tỉnh Trà Vinh đến tháng

10/2014 .................................................................................................................... 53
Hình 3-1 Sơ đồ bố trí các trạm 110kV khu vực tỉnh Trà Vinh, giai đoạn
2015-2020 ............................................................................................................... 60
Hình 3-2 Đóng điện vận hành MBA amorphous ngày 04/7/2015 ............... 73


MỞ ĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Điện năng là hàng hóa đặc biệt, có ảnh hƣởng rất lớn trong nền kinh tế và xã
hội. Thật vậy, điện năng là yếu tố đầu vào của hầu hết các ngành sản xuất nên sự
thay đổi về giá của nó sẽ ảnh hƣởng đến giá của phần lớn các loại hàng hóa khác và
qua đó tác động quan trọng đối với nền kinh tế. Phần lớn các máy móc, thiết bị hiện
nay đều sử dụng điện năng để hoạt động nên không có điện năng sẽ không thể thực
hiện đƣợc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và không phát triển đƣợc nền kinh tế. Đối
với xã hội, điện năng ngày càng gần gũi hơn trong các hoạt động của con ngƣời, xã
hội càng phát triển thì nhu cầu sử dụng điện của con ngƣời càng cao và điện năng
ngày càng sử dụng nhiều hơn trong xã hội văn minh hiện đại.
Hiện nay, ở nƣớc ta điện năng đƣợc sản xuất từ các nguồn: thủy điện, nhiệt
điện than, nhiệt điện khí, điện năng lƣợng tái tạo (phong điện, điện mặt trời, điện
địa nhiệt, …) và điện hạt nhân đang trong quá trình chuẩn bị để đƣa vào vận hành
trong vài năm tới. Mỗi nguồn năng lƣợng khác nhau có đặc điểm khác nhau. Thủy
điện đƣợc khai thác mạnh những năm gần đây, bây giờ gần nhƣ cạn kiệt, sản lƣợng
điện phụ thuộc theo thời tiết nên không ổn định và có những tác động về mặt môi
trƣờng lớn nhƣ: phá hủy rừng, thay đổi môi trƣờng sinh thái trong lòng hồ và trên
dòng sông, … Nhiệt điện than và khí sử dụng năng lƣợng không tái tạo sẽ hết trong
vài chục năm tới và cũng có những tác động lớn về môi trƣờng: khí thải từ nhà máy
nhiệt điện gây hiệu ứng lồng kính và gây bệnh phổi cho ngƣời lao động và khu vực
dân cƣ ở gần nhà máy, … Điện năng sử dụng năng lƣợng tái tạo là nguồn năng
lƣợng sạch nhƣng lại có giá thành sản xuất điện cao trong khi nền kinh tế nƣớc ta là
nƣớc đang phát triển rất khó khăn về nguồn vốn đầu tƣ. Với nhu cầu điện ngày càng

tăng, nguồn điện cung cấp ngày càng khan hiếm, đây là một bài toán khó cho ngành
điện nói riêng và nền kinh tế đất nƣớc nói chung.
Điện năng từ nơi sản xuất phải qua hệ thống điện truyền tải và phân phối mới
đến hộ tiêu thụ. Quá trình này luôn có tổn thất điện năng trên hệ thống điện. Nhƣ
1


vậy, thay vì đầu tƣ thêm nguồn có thể tìm các giải pháp giảm tổn thất điện năng để
bù trừ có thể giải quyết đƣợc một phần bài toán thiếu điện cho nền kinh tế, thiếu
vốn đầu tƣ nguồn và bài toán phát triển kinh tế và môi trƣờng bền vững.
Đối với Công ty Điện lực Trà Vinh sản xuất và kinh doanh lƣới điện phân
phối việc giảm tổn thất điện năng cũng có ý nghĩa rất lớn đối với doanh nghiệp. Với
đầu vào, đầu ra, giá và sản lƣợng cố định, giảm tổn thất điện năng sẽ giảm đƣợc chi
phí sản xuất biến đổi quan trọng, tăng lợi nhuận cho công ty và tăng hiệu quả sản
xuất kinh doanh của đơn vị.
Từ những ý nghĩa đó và sự giúp đỡ của TS. Nguyễn Anh Tuấn, tôi chọn đề
tài: “Đề xuất một số giải pháp giảm tổn thất điện năng tại Công ty Điện lực Trà
Vinh”.

2. Mục đích nghiên cứu
Phân tích, đánh giá các nguyên nhân gây ra và mức độ tổn thất điện năng
trên lƣới điện phân phối do Công ty Điện lực Trà Vinh quản lý để đề xuất một số
giải pháp giảm tổn thất điện năng trong quá trình phân phối điện năng trên hệ thống
điện này.

3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu về mặt lý thuyết, tổng hợp các nguyên nhân gây ra và các biện
pháp giảm tổn thất điện năng trên lƣới điện phân phối. Từ đó phân tích đánh giá
thực trạng, các biện pháp giảm tổn thất điện năng trên lƣới điện phân phối tỉnh Trà
Vinh và nghiên cứu một số giải pháp để giảm tổn thất điện năng cho lƣới điện phân

phối Công ty Điện lực Trà Vinh quản lý vận hành.

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Công ty Điện lực Trà Vinh.
Phạm vi nghiên cứu: Tổn thất điện năng trên lƣới điện phân phối của Công ty
Điện lực Trà Vinh.

2


5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp tra cứu, hồi cứu tổng hợp tài liệu, số liệu nhằm kế thừa các kết
quả của các công trình nghiên cứu đã đƣợc triển khai, phục vụ nghiên cứu tổng
quan, đánh giá tình hình tổn thất điện năng tại Công ty Điện lực Trà Vinh.
Phƣơng pháp chuyên gia: nghiên cứu, phân tích, đánh giá để thực hiện một
số giải pháp giảm tổn thất điện năng nâng cao hiệu quả kinh tế.
Phƣơng pháp nghiên cứu thực nghiệm: phân tích đánh giá thực trạng.
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp quản lý kỹ thuật và quản lý kinh doanh
thông qua khảo sát, đo kiểm, ý kiến đóng góp của chuyên gia, ngƣời hƣớng dẫn
khoa học.

6. Dự kiến những đóng góp mới
Hệ thống hóa, hoàn thiện một số vấn đề có liên quan đến tổn thất điện năng
tại Công ty Điện lực Trà Vinh.
Đề xuất các giải pháp giảm tổn thất điện năng tại Công ty Điện lực Trà Vinh
nói riêng và các Công ty Điện lực nói chung khi tham gia thị trƣờng phân phối điện.

3



CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN TỔN THẤT ĐIỆN NĂNG
1.1 Khái niệm chung về tổn thất điện năng
1.1.1 Khái niệm chung
Tổn thất điện năng trên lƣới điện là lƣợng điện năng tiêu hao cho quá trình
truyền tải và phân phối điện khi truyền tải điện các nhà máy điện qua lƣới điện
truyền tải, lƣới điện phân phối đến các hộ tiêu thụ điện. Nói cách khác, tổn thất điện
năng là chênh lệch giữa lƣợng điện năng sản xuất từ nguồn điện và lƣợng điện năng
tiêu thụ tại phụ tải trong một khoảng thời gian nhất định.
Trong hệ thống điện, tổn thất điện năng phụ thuộc vào đặc tính của mạch
điện, lƣợng điện truyền tải, khả năng của hệ thống và vai trò của công tác quản lý.
Tổn thất điện năng bao gồm tổn thất điện năng kỹ thuật và tổn thất điện năng
phi kỹ thuật.

1.1.2 Tổn thất điện năng kỹ thuật
Trong quá trình truyền tải và phân phối điện năng từ các nhà máy điện đến
các hộ tiêu thụ điện, đã diễn ra một quá trình vật lý là dòng diện khi đi qua MBA,
dây dẫn và các thiết bị điện trên hệ thống điện đã làm phát nóng MBA, dây dẫn
đƣờng dây và các thiết bị điện dẫn đến làm tiêu hao điện năng; đƣờng dây 110kV
trở lên còn có tổn thất vầng quang; dòng điện qua cáp ngầm, tụ điện còn có tổn thất
do điện môi, đƣờng dây điện đi song song với đƣờng dây khác nhƣ dây chống sét,
dây thông tin, ... có tổn hao điện năng do hỗ cảm.
Tiêu hao điện năng tất yếu xảy ra trong quá trình này chính là tổn thất điện
năng kỹ thuật.

1.1.3 Tổn thất điện năng phi kỹ thuật
Tổn thất điện năng phi kỹ thuật hay còn gọi là thất điện năng thƣơng mại là
do tình trạng vi phạm trong sử dụng điện nhƣ: lấy cắp điện dƣới nhiều hình thức
(câu móc điện trực tiếp, tác động làm sai lệch mạch đo đếm điện năng, gây hƣ hỏng,

4



chết cháy công tơ, các thiết bị mạch đo lƣờng, ...); do chủ quan của ngƣời quản lý
khi VT mất pha, CT, công tơ chết, cháy không xử lý, thay thế kịp thời, bỏ sót hoặc
ghi sai chỉ số; do không thực hiện đúng chu trình kiểm định và thay thế công tơ định
kỳ theo quy định của Pháp lệnh đo lƣờng; đấu nhằm, đấu sai sơ đồ đấu dây hệ thống
đo đếm, ... dẫn đến điện năng bán cho khách hàng qua hệ thống đo đếm thấp hơn so
với điện năng khách hàng sử dụng.

1.1.4 Công thức tính tổn thất điện năng
Lƣợng tổn thất điện năng đƣợc tính bằng công thức:
A = AĐầu nguồn - APhụ tải
Ở đây:

(1.1)

A(kWh) là lƣợng điện năng tiêu hao cho quá trình truyền tải và

phân phối điện khi truyền tải điện từ đầu nguồn đến các hộ sử dụng điện; AĐầu
nguồn(kWh)

là tổng sản lƣợng điện năng nhận từ các nhà máy điện; APhụ tải(kWh) là

tổng sản lƣợng điện thƣơng phẩm bán cho các hộ sử dụng điện.
Tỷ lệ tổn thất điện năng đƣợc tính bằng công thức:
A(%) =

x 100%

(1.2)


1.2 Một số phƣơng pháp tính tổn thất điện năng
1.2.1 Phương pháp tổng quát
Tổn thất điện năng trên một phần tử hệ thống điện đƣợc tính theo phƣơng
pháp tổng quát nhƣ sau:
A=∫

(1.3)

Trong đó: A là tổn thất điện năng trên phần tử trong khoảng thời gian T;
P(t) là hàm theo thời gian của tổn thất công suất trên phần tử.

5


P

A

t
Hình 1-1 Phƣơng pháp tổng quát

1.2.2 Phương pháp bậc thang hóa đồ thị phụ tải
Tổn thất điện năng trên một phần tử hệ thống điện đƣợc tính theo phƣơng
pháp bậc thang hóa đồ thị phụ tải nhƣ sau:
A=∑

(1.4)

Ở đây: A là tổn thất điện năng trên phần tử trong khoảng thời gian T; Pi là

tổn thất công suất trên phần tử trong khoảng thời gian ti; n là số bậc thang của đồ thị
phụ tải.
P

A

Hình 1-2 Phƣơng pháp bậc thang hóa đồ thị phụ tải

6


1.2.3 Phương pháp so sánh lượng điện năng đầu vào và đầu ra
Tổn thất điện năng trên một phần tử hệ thống điện đƣợc tính theo phƣơng
pháp so sánh lƣợng điện năng đầu vào và đầu ra nhƣ sau:
A = AĐầu vào - AĐầu ra

(1.5)

Trong đó: A là tổn thất điện năng trên phần tử; AĐầu vào là lƣợng điện năng
đầu vào; AĐầu ra là lƣợng điện năng đầu ra.

1.2.4 Tổn thất công suất của các phần tử trên lưới điện
1.2.4.1 Tổn thất công suất trên đƣờng dây
Xét một đƣờng dây 3 pha có phụ tải vừa phân bố đều và tập trung cuối
đƣờng dây (hình 1-3). Đây là kiểu phân bổ tải phổ biến trên lƣới phân phối khi ta
xem các TBA, nhánh rẽ nhỏ là tải phân bố đều và các nhánh rẽ lớn là tải tập trung.

Hình 1-3 Sơ đồ đƣờng dây với tải phân bố đều và tập trung
Giả sử độ dài của đƣờng dây là 1 đơn vị thì dòng điện trên đƣờng dây ở tại
điểm bất kỳ cho trƣớc trên đƣờng dây là hàm của khoảng cách từ điểm đó đến đầu

đƣờng dây. Vì vậy, phần tổn thất I2R của đoạn vi phân dx ở vị trí có khoảng cách x
có thể biểu diễn nhƣ sau:

7


d Pđd = 3[I1 - (I1 - I2)x]2Rdx
Vì thế, tổn thất I2R của đƣờng dây là:
Pđd = ∫
=∫
= ∫
= (I12 + I1I2 + I22)R

(1.6)

Ở đây: Pđd(W) là tổng tổn thất I2R của đƣờng dây; I1(A) là dòng tải ở đầu
đoạn đƣờng dây; I2(A) là dòng tải tập trung ở cuối đƣờng dây; R( ) là tổng giá trị
điện trở của đoạn đƣờng dây; x là khoảng cách tính từ đầu đoạn đƣờng dây.

1.2.4.2 Tổn thất công suất trên MBA
Tổn thất công suất trên MBA gồm 2 thành phần: Tổn thất không tải và tổn
thất có tải.

1.2.4.2.1 Tổn thất công suất không tải P0
Khi điện áp xoay chiều đƣợc đặt lên một cuộn dây MBA, một từ thông xoay
chiều đƣợc cảm ứng trong lõi thép. Từ thông xoay chiều này gây ra hiện tƣợng trễ
từ và dòng điện xoáy trong lõi thép, do đó gây phát nóng trong lõi thép. Việc phát
nóng lõi thép gây tổn thất không tải Po (hay còn gọi là tổn thất sắt từ) vì nó không
phụ thuộc vào lƣợng công suất tải qua MBA.
Tổn thất do dòng điện xoáy tỉ lệ thuận với bình phƣơng của từ thông, bình

phƣơng tần số, bình phƣơng độ dầy lá thép ghép thành lõi thép và tỉ lệ nghịch với
điện trở suất của vật liệu làm lõi thép. Tổn thất từ trễ phụ thuộc vào từ thông và đặc
tính của vật liệu làm lõi thép. Vì từ thông phụ thuộc điện áp nên nếu điện áp xoay
chiều thay đổi biên độ thì chừng nào lõi thép chƣa bão hòa, tổn thất không tải có thể
coi là tỉ lệ thuận với bình phƣơng biên độ điện áp.
Trị số tổn thất không tải Po đƣợc xác định từ thí nghiệm không tải MBA và
8


đƣợc cho trong đặc tính kỹ thuật của MBA.
Thí nghiệm không tải MBA đƣợc thiết lập với điện áp sơ cấp Uđm và để hở
mạch phía thứ cấp (không đấu nối phụ tải).
Po
Io
U1đm

U2đm

Hình 1-4 Sơ đồ thí nghiệm không tải

1.2.4.2.2 Tổn thất công suất có tải Pn
MBA đƣợc cấu tạo bởi các cuộn dây sơ cấp và thứ cấp do đó khi tải dòng
điện sẽ sinh tổn thất công suất do phát nhiệt trên điện trở các cuộn dây dẫn, tổn thất
này gọi là tổn thất đồng Pn. Tổn thất đồng với dòng điện định mức đƣợc xác định
ngay sau khi chế tạo MBA thông quá thí nghiệm ngắn mạch.
Thí nghiệm ngắn mạch đƣợc thiết lập khi nối tắt (ngắn mạch) cuộn dây phía
thứ cấp và tăng dần điện áp phía sơ cấp từ 0 đến giá trị Un cho đến khi dòng điện
phía sơ cấp đạt giá trị định mức với điều kiện nhiệt độ của dây quấn bằng 75oC.
Pn
I1đm

0 Un

Hình 1-5 Sơ đồ thí nghiệm ngắn mạch
Trong thí nghiệm ngắn mạch, vì tổng trở phụ tải thứ cấp bằng 0 nên có thể

9


nói mạch thứ cấp song song với mạch từ hóa MBA, vì mạch từ hóa có tổng trở rất
lớn nên bỏ qua. Do đó, tổn thất ngắn mạch có thể coi nhƣ là tổn thất trên điện trở
của các cuộn dây MBA.
Tổn thất công suất có tải khi MBA tải dòng điện I, đƣợc tính nhƣ sau:
Pn_tải = Pn
Ở đây: S = √ UI

(1.7)
√ UđmI ; Sđm = √ UđmIđm

1.2.4.2.3 Thông số thí nghiệm P0, Pn của các MBA đang sử dụng trên lưới
điện phân phối của Công ty Điện lực Trà Vinh
Số liệu chi tiết đƣợc trình bày tại phụ lục 1.

1.2.4.3 Tổn thất công suất trên công tơ
Tổn thất công suất trên công tơ bao gồm tổn thất của cuộn dòng và tổn thất
của cuộn áp.
Tổn thất công tơ cơ 1 pha hiệu EMIC

1,25W/công tơ.

Tổn thất công tơ cơ 3 pha hiệu EMIC


1,45W/công tơ.

Tổn thất công tơ điện tử 3 pha hiệu ABB

3,36W/công tơ.

1.2.4.4 Tổn thất công suất do vầng quang điện
Tổn thất công suất do hiện tƣợng phóng điện vầng quang trên đƣờng dây
trên không, dây dẫn trần. Hiện tƣợng vầng quang điện là quá trình ion hóa các phân
tử khí gần đƣờng dây tải điện cao áp. Tổn thất công suất do vầng quang điện có thể
đƣợc tính theo công thức sau:
Pvq = L

(f + 25)√ (Up-Uvq)210-5

Uvq = gvq ki a ln

10

(1.8)


gvq = gokd(1 +



)

Ở đây: Pvq(kW) là tổn thất công suất do vầng quang điện; L(km) là chiều

dài đƣờng dây; ko là hằng số (ko = 241); kd là hệ số mật độ không khí tƣơng đối so
với điều kiện chuẩn (25oC, 76cmHg); a(cm) là bán kính dây dẫn; d(cm) là khoảng
cách pha; f(Hz) là tần số (f = 50Hz); Up(kV) là điện áp pha của đƣờng dây;
Uvq(kV) là ngƣỡng điện áp bắt đầu gây phóng điện vầng quang (CIV: Corona
Inception Voltage); ki là hệ số không đồng đều dây dẫn, đối với dây dẫn có bề mặt
nhẵn, sạch (ki = 1), đối với dây dẫn có bề gồ ghề, bẩn hoặc dây chịu thời tiết, sạch
(ki = 0,93 - 0,98); gvq(kV/cm) là cƣờng độ điện trƣờng bắt đầu phóng điện vầng
quang; go(kV/cm) là cƣờng độ điện trƣờng đánh thủng trong không khí (go = 30 32); c(cm1/2) là hằng số thực nghiệm (c = 0,301).

1.2.4.5 Tổn thất công suất do chất lƣợng điện năng
Ngoài tổn thất công suất do dòng điện và điện áp hình sin ở tần số cơ bản
(50Hz hoặc 60Hz) gây ra trên các phần tử trong hệ thống điện. Tổn thất công suất

còn đƣợc gây ra do các vấn đề liên quan chất lƣợng điện năng, các hiện tƣợng
duy trì nhƣ biến dạng sóng và không đối xứng cũng gây ra tổn thất công suất
đáng kể.
1.2.5 Sử dụng phần mềm PSS-ADEPT phân tích và tính toán lưới điện
1.2.5.1 Giới thiệu phần mềm
Phần mềm PSS/ADEPT đƣợc phát triển dành cho các kỹ sƣ và nhân viên kỹ
thuật trong ngành điện. Nó đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ để thiết kế và phân tích
lƣới điện phân phối. PSS/ADEPT cho phép thiết kế, chỉnh sửa và phân tích sơ đồ
lƣới và các mô hình lƣới điện một cách trực quan theo giao diện đồ họa với số nút
không giới hạn. Tháng 04/2004, hãng Shaw Power Technologies đã cho ra đời
phiên bản PSS/ADEPT 5.0 với nhiều tính năng bổ sung và cập nhật đầy đủ các
thông số thực tế của các phần tử trên lƣới điện. Phần mềm có 08 bài toán (module)

11


để phân tích lƣới điện, cụ thể nhƣ sau:

Bài toán phân bố công suất (Calculating Load Flow): Tính tổn thất công suất,
sụt áp, trào lƣu công suất của tất cả các nút, các nhánh trên sơ đồ lƣới điện, hỗ trợ
công tác tính toán tổn thất công suất, sụt áp, khả năng mang tải của lƣới điện.
Bài toán tính ngắn mạch (Calculating Short Circuits): Hỗ trợ việc ảnh hƣởng
của sự cố ngắn mạch đến thông số vận hành của lƣới điện.
Bài toán khởi động động cơ (Calculating Motor Starting): Tính toán việc ảnh
hƣởng đến điện áp, dòng điện của lƣới điện khi động cơ khởi động, hỗ trợ việc lựa
chọn chế độ khởi động động cơ và kiểm soát tình trạng vận hành của lƣới điện trƣớc
và sau khi động cơ làm việc.
Bài toán lắp đặt tụ bù tối ƣu (Optimal Capacitor Placement - CAPO): Hỗ trợ
xác định vị trí lắp đặt, điều chuyển các bộ tụ để đạt hiệu quả nhất về kinh tế.
Bài toán điểm dừng tối ƣu (Tie Open Point Optimization - TOPO): Hỗ trợ
xác định vị trí dừng tối ƣu của các lƣới kết vòng hở.
Bài toán phối hợp bảo vệ (Protection and Coordination): Hỗ trợ công tác tính
toán phối hợp bảo vệ giữa các thiết bị đóng cắt của lƣới điện.
Bài toán phân tích sóng hài (Harmonic Analysis): Hỗ trợ công tác kiểm tra
chất lƣợng điện.
Bài toán phân tích chất lƣợng cung cấp điện (Distribution Reliability
Analysis - DRA): Hỗ trợ công tác đánh giá chất lƣợng điện cung cấp cho khách
hàng.
Trong phạm vi đề tài: “Đề xuất một số giải pháp giảm tổn thất điện năng tại
Công ty Điện lực Trà Vinh” ta chỉ sử dụng 04 bài toán sau: phân bố công suất, lắp
đặt tụ bù tối ƣu, điểm dừng tối ƣu và phối hợp bảo vệ.

1.2.5.2 Trình tự thực hiện
Trình tự thực hiện thiết kế và phân tích lƣới điện phân phối theo 04 bƣớc

12



chính sau:
Thiết lập thông số lƣới điện
Program, network settings

Tạo sơ đồ
Creating diagrams

Chạy 04 bài toán phân tích
Power System Analysis

Báo cáo kết quả
Reports, diagrams

1.3 Các giải pháp giảm tổn thất điện năng về mặt lý thuyết và thực tế
đƣợc áp dụng tại EVN
Đối với lƣới điện phân phối, tổn thất điện năng chủ yếu xảy ra trên các phần
tử sau: đƣờng dây trung áp, trạm biến áp, đƣờng dây hạ áp, nhánh rẽ khách hàng và
công tơ khách hàng. Do đó, ta có thể chia các giải pháp giảm tổn thất điện năng
thành ba nhóm: các giải pháp kỹ thuật, các giải pháp phi kỹ thuật và giải pháp quản
lý, điều hành.

1.3.1 Các giải pháp kỹ thuật
Không để quá tải đƣờng dây, MBA: Theo dõi các thông số vận hành lƣới
điện, tình hình tăng trƣởng phụ tải để có kế hoạch vận hành, cải tạo lƣới điện hợp lý
không để quá tải đƣờng dây, MBA trên lƣới điện.
Thực hiện hoán chuyển các MBA non tải, đầy tải một cách hợp lý.

13



Không để MBA vận hành lệch pha: Định kỳ hàng tháng đo tải từng pha Ia, Ib,
Ic và dòng điện dây trung tính Io để thực hiện cân pha khi dòng điện Io lớn hơn 15%
trung bình cộng các pha.
Lắp đặt và vận hành tối ƣu tụ bù công suất phản kháng: Theo dõi thƣờng
xuyên cos các nút trên lƣới điện, sử dụng phần mềm PSS-ADEPT chạy bài toán
CAPO để xác định vị trí lắp đặt, điều chuyển các bộ tụ để đạt hiệu quả nhất về kinh
tế. Đảm bảo cos trung bình tại lộ tổng trung áp trạm 110kv đạt từ 0,98 trở lên.
Kiểm tra, bảo dƣỡng lƣới điện ở tình trạng vận hành tốt: Thực hiện kiểm tra
bảo dƣỡng lƣới điện đảm bảo các tiêu chuẩn kỹ thuật vận hành (hành lang lƣới điện,
tiếp địa, mối tiếp xúc, sứ cách điện, thiết bị, ...). Không để các mối nối, tiếp xúc trên
dây dẫn, cáp, đầu cực thiết bị, ... tiếp xúc không tốt gây phát nóng dẫn đến tăng tổn
thất điện năng.
Sử dụng phần mềm PSS-ADEPT chạy bài toán TOPO để chọn sơ đồ kết dây
tối ƣu trong vận hành và chạy bài toán phối hợp bảo vệ để tính toán phối hợp bảo vệ
giữa các thiết bị đóng cắt của lƣới điện.
Thực hiện tốt công tác quản lý kỹ thuật vận hành, ngăn ngừa sự cố: Đảm bảo
lƣới điện không bị sự cố để duy trì kết dây cơ bản có tổn thất điện năng thấp.
Thực hiện vận hành kinh tế MBA: Trƣờng hợp có 02 hay nhiều MBA vận
hành song song cần xem xét vận hành kinh tế MBA, chọn thời điểm đóng, cắt MBA
theo đồ thị phụ tải; Đối với khách hàng có TBA chuyên dùng mà tính chất của phụ
tải hoạt động theo mùa vụ (trạm bơm thủy nông, xay xát lúa gạo, ...) thì vận động
khách hàng sử dụng nguồn điện cấp cho các phụ tải ánh sáng sinh hoạt từ lƣới điện
hạ áp công cộng để thuận lợi việc tách và đƣa vào vận hành MBA chính phù hợp
với lịch sản xuất trong năm.
Hạn chế các thành phần không cân bằng và sóng hài bậc cao: Thực hiện
kiểm tra đối với khách hàng gây méo điện áp trên lƣới điện (các lò hồ quang điện,
các phụ tải máy hàn công suất lớn, ...). Trƣờng hợp sóng hài và nhấp nháy điện áp

14



vƣợt quá quy định tại Thông tƣ 32/2010/TT-BCT ngày 30/7/2010 của Bộ Công
thƣơng về Quy định hệ thống điện phân phối thì yêu cầu khách hàng phải có biện
pháp khắc phục.
Từng bƣớc loại dần các thiết bị không tin cậy, hiệu suất kém, tổn thất cao
bằng các thiết bị mới có hiệu suất cao, tổn thất thấp, đặc biệt là MBA.

1.3.2 Các giải pháp phi kỹ thuật
Đối với kiểm định ban đầu công tơ: Phải đảm bảo chất lƣợng kiểm định ban
đầu công tơ để công tơ đo đếm chính xác trong cả chu kỳ làm việc (05 năm đối với
công tơ 1 pha và 02 năm đối với công tơ 3 pha).
Đối với hệ thống đo đếm lắp đặt mới: Phải đảm bảo thiết kế lắp đặt hệ thống
đo đếm bao gồm công tơ, CT, VT và các thiết bị giám sát, đo ghi từ xa đảm bảo cấp
chính xác, đƣợc niêm phong kẹp chì và có các giá trị định mức (dòng điện, điện áp,
tỉ số biến, ...) phù hợp với phụ tải. Xây dựng và thực hiện nghiêm quy định về lắp
đặt, kiểm tra và nghiệm thu công tơ để đảm bảo sự giám sát chéo giữa các khâu
nhằm đảm bảo không có sai sót (sơ đồ đấu dây, tỉ số biến, ...) trong quá trình lắp
đặt, nghiệm thu hệ thống đo đếm.
Thực hiện kiểm định, thay thế định kỳ công tơ đúng thời hạn theo quy định
(05 năm đối với công tơ 1 pha và 02 năm đối với công tơ 3 pha).
Thực hiện kiểm tra, bảo dƣỡng hệ thống đo đếm: Thực hiện quy định về
kiểm tra, bảo dƣỡng hệ thống đo đếm (công tơ, CT, VT, ...) để đảm bảo các thiết bị
đo đếm trên lƣới đƣợc niêm phong quản lý tốt, có cấp chính xác phù hợp đảm bảo
đo đếm đúng. Thực hiện chế độ quản lý, kiểm tra để kịp thời phát hiện và thay thế
ngay thiết bị đo đếm bị sự cố (công tơ kẹt, cháy, CT, VT cháy hỏng, ...), hƣ hỏng
hoặc bị can thiệp trái phép trên lƣới điện. Không đƣợc để công tơ kẹt cháy quá một
chu kỳ ghi chỉ số.
Củng cố nâng cấp hệ thống đo đếm: Từng bƣớc áp dụng công nghệ mới, lắp
đặt thay thế các thiết bị đo đếm có cấp chính xác cao hơn cho phụ tải lớn. Thay thế


15


công tơ điện tử ba pha cho phụ tải lớn; áp dụng các phƣơng pháp đo xa, giám sát
thiết bị đo đếm từ xa cho các phụ tải lớn nhằm tăng cƣờng theo dõi, phát hiện sai
sót, sự cố trong đo đếm.
Thực hiện lịch ghi chỉ số công tơ: Đảm bảo ghi chỉ số công tơ đúng lộ trình,
chu kỳ theo quy định, đúng ngày đã thỏa thuận với khách hàng, tạo điều kiện để
khách hàng cùng giám sát, đảm bảo chính xác kết quả ghi chỉ số công tơ và kết quả
sản lƣợng tính toán tổn thất điện năng. Củng cố và nâng cao chất lƣợng ghi chỉ số
công tơ, đặc biệt đối với khu vực thuê dịch vụ điện nông thôn ghi chỉ số nhằm mục
đích ghi chính xác, phát hiện kịp thời công tơ bị kẹt cháy, hƣ hỏng ngay trong quá
trình ghi chỉ số để xử lý kịp thời.
Khoanh vùng đánh giá tổn thất điện năng: Thực hiện lắp đặt công tơ ranh
giới, công tơ cho từng xuất tuyến, công tơ tổng từng TBA công cộng qua đó theo
dõi đánh giá biến động tổn thất điện năng của từng khu vực, từng xuất tuyến, từng
TBA công cộng hàng tháng và lũy kế đến tháng thực hiện để có biện pháp xử lý đối
với những biến động tổn thất điện năng. Đồng thời so sánh kết quả lũy kế với kết
quả tính toán tổn thất điện năng kỹ thuật để đánh giá thực tế vận hành cũng nhƣ khả
năng có tổn thất điện năng thƣơng mại thuộc khu vực đang xem xét.
Đảm bảo phụ tải đúng với từng đƣờng dây, từng khu vực.
Kiểm tra, xử lý nghiêm và tuyên truyền ngăn ngừa lấy cắp điện: Tăng cƣờng
công tác kiểm tra chống các hành vi lấy cắp điện dƣới mọi hình thức, cần thực hiện
thƣờng xuyên liên tục trên mọi địa bàn, đặc biệt đối với khu vực nông thôn mới tiếp
nhận bán lẻ; Phối hợp với các cơ quan chức năng và chính quyền địa phƣơng xử lý
nghiêm theo đúng quy định đối với các vụ vi phạm lấy cắp điện. Phối hợp với các
cơ quan truyền thông tuyên truyền ngăn ngừa biểu hiện lấy cắp điện. Giáo dục để
các nhân viên QLVH, các đơn vị và ngƣời dân quan tâm đến vấn đề giảm tổn thất
điện năng và tiết kiệm điện năng.


16


1.3.3 Các giải pháp quản lý điều hành
Lập chƣơng trình, kế hoạch giảm tổn thất điện năng hàng năm; Tổ chức theo
dõi, tổng hợp đánh giá tình hình thực hiện hàng tháng, đề xuất các giải pháp khắc
phục các tồn tại.
Sử dụng phần mềm PSS-ADEPT chạy bài toán phân bố công suất để tính tổn
thất kỹ thuật của từng TBA, từng đƣờng dây, từng khu vực để quản lý, đánh giá và
đề ra giải pháp giảm tổn thất điện năng phù hợp.
Xây dựng và thực hiện nghiêm quy định quản lý kìm, chì niêm phong công
tơ, CT, VT, hộp bảo vệ hệ thống đo đếm; Xây dựng quy định kiểm tra, xác minh đối
với các trƣờng hợp công tơ cháy, mất cắp, hƣ hỏng, ... ngăn ngừa hiện tƣợng thông
đồng với khách hàng vi phạm sử dụng điện; Tăng cƣờng phúc tra ghi chỉ số công tơ
để đảm bảo việc ghi chỉ số đúng quy định của quy trình kinh doanh; Gắn trách
nhiệm của cán bộ quản lý điều hành với chỉ tiêu giảm tổn thất điện năng.

1.4 Kết luận
Tổn thất điện năng chính là lƣợng điện năng tiêu hao cho quá trình truyền tải
và phân phối điện. Tổn thất điện năng có hai dạng cơ bản là tổn thất điện năng kỹ
thuật và tổn thất điện năng phi kỹ thuật.
Việc giảm tổn thất điện năng có ý nghĩa rất lớn đối với toàn xã hội từ Nhà
nƣớc đến ngành điện và các hộ tiêu dùng điện. Đối với EVN sau nhiều năm tích cực
thực hiện nhiều giải pháp giảm tổn thất điện năng, tỷ lệ tổn thất điện năng trong 10
năm qua liên tục giảm từ 11,05% năm 2006 xuống còn 8,49% năm 2014, mục tiêu
của EVN năm 2015 sẽ giảm tỷ lệ tổn thất điện năng xuống còn 8,0% và phấn đấu
đến năm 2020 là 6,0%. Giảm đƣợc tổn thất điện năng tức là giảm đƣợc đầu tƣ và
chi phí cho việc phát điện của các nhà máy điện, điều này sẽ ảnh hƣởng trực tiếp tới
công cuộc nâng cao đời sống của nhân dân.
Việc phân tích, tính toán giá trị tổn thất điện năng, bao gồm: tính toán tổn

thất phần kỹ thuật chủ yếu dựa trên 03 phƣơng pháp (phƣơng pháp tổng quát,

17


×