Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

nguyễn ái quốc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.07 KB, 5 trang )

BÀI 2: NHỮNG HOẠT ĐỘNG CỦA LÃNH TỤ NGUYỄN ÁI QUỐC
TỪ ĐẦU THẾ KỈ XX ĐẾN NĂM 1930.
I. HOẠT ĐỘNG TÌM ĐƯỜNG CỨU NƯỚC
1. Hoàn cảnh lịch sử.
Nguyễn Ái Quốc sinh ngày 19/4/1890 tại làng Kim Liên-Nam Đàn-
Nghệ An. Thủa nhỏ tên là Nguyền Sinh Cung, lớn lên đổi thành Nguyễn Tất
Thành.
Sinh ra trong một nhà nho nghèo yêu nước, trên một quê hương có
truyền thống cách mạng. Lớn lên trong cảnh nước mất nhà tan, đã từng
chứng kiến và nếm trải lỗi thống khổ của người dân mất nước. Cũng từng
chứng kiến những phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân
(Đông Du, Đông kinh nghĩa thục, Yên Thế…), nhưng tất cả những phong
trào trên đều thất bại do hai nguyên nhân chính đó là: Thiếu đường lối lãnh
đạo và giai cấp lãnh đạo tiên tiến.
Xuất phất từ hoàn cảnh trên Nguyễn Ái Quốc thấy rằng cứu nước và
giải phóng dân tộc đã trở thành yêu cầu bức thiết của cách mạng Việt Nam.
Chính điều này đã thôi thúc người quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước.
2. Hoạt động tìm đường cứu nước ( hành trình đến với chủ nghĩa
Mác-Lênin) 1911-1920
5/6/1911 lấy tên là Văn Ba từ bến cảng nhà rồng (sài gòn) làm công
việc phụ bếp trên tầu buôn Pháp. Người hướng sang phương tây đến nước
Pháp để tìm hiểu rõ kẻ thù của mình, xêm các nước khác làm gì để tự giải
phóng, sau đó trở về giúp đồng bào mình.
Trong quá trình ra đi tìm đường cứu nước của mình người đã đến
nhiều nước (28 nước) qua nhiều châu lục (trừ châu Úc) tiếp súc với nhiều
loại người, thân quen với nhiều loại da và làm nhiều việc để kiếm sống, để
học tập, tìm hiểu, nhờ đó người đã mở rộng tầm hiểu biết và có kết luận đầu
tiên: “Trên thế giới có nhiều loại người nhưng chỉ có hai loại người chính đó
là những kẻ đi bóc lột và những người cần lao bị bóc lột”, kết luận này chính
là cơ sở để người phân biệt rõ giữa bạn và thù.
Năm 1917 giữa lúc cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất đang diễn ra thì


cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng 10 Nga bùng nổ, cuộc cách mạng này đã
làm dung chuyển thế giới, làm thức tỉnh các nước Phương Đông và làm
chuyển biết tư tưởng của nhiều nhà cách mạng lớn trong đó có Nguyễn Ái
Quốc. Người bắt đầu rời Luân Đôn về Pari để tìm hiểu cách mạng tháng 10,
người luôn hướng về Lênin.
Năm 1919 các nước thắng trận họp hội nghị ở Vécsai nhằm phân chia
thế giới. Nguyễn Ái Quốc đã thay mặt nhân dân Việt Nam gởi tới hội nghị
“Bản Yêu Sách” nhằm tố cáo tội ác của thực dân Pháp và đòi tự do dân chủ
cho các nước thuộc địa. Mặc dù bản yêu sách đó không được chấp nhận
nhưng sự kiện này đã có tiếng vang lớn làm thức tỉnh nhân dân Việt Nam,
nhân dân Pháp và nhân dân thế giới, từ đó người đi đến kết luận: “sự nghiệp
giải phóng dân tộc mình chủ yếu phải do mình quyết định chứ không phải
dựa vào bên ngoài”.
Tháng 7/ 1920, người đọc được bản “Sơ thảo lần thứ nhất những luận
cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa” của Lênin đăng trên báo Nhân
Đạo-cơ quan trung ương của đảng cộng sản Pháp. Người cảm thấy vô cùng
phấn khởi, tin tưởng và muốn nói to lên như đang nói trước quần chúng
đông đảo: “Hỡi đồng bào bị đọa đầy đau khổ. Đây là cái cần thiết cho chúng
ta, đây là con đường giải phóng chúng ta”. Nguyễn Ái Quốc đã tìm thấy con
đường cứu nước. Người khẳng định: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa
cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao
động trên thế giới khỏi ách nô lệ”. Cũng từ đây người hoàn toàn tin theo
Lênin, tin theo Quốc tế thứ ba.
Tại Đại hội lần thứ 18 của Đảng Xã Hội Pháp họp ở Tua vào cuối
tháng 12 năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành gia nhập Quốc
tế III và tham gia sáng lập Đảng Cộng Sản Pháp. Hành động bỏ phiếu ủng
hộ Quốc tế III là sự kiện đánh dấu bước nhảy vọt trong tư tưởng chính trị
của Nguyễn Ái Quốc, từ lập trường yêu nước chuyển sang lập trường cộng
sản. Sự kiện đó cũng mở ra cho cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam một
giai đoạn phát triển mới, “giai đoạn gắn phong trào cách mạng Việt Nam với

phong trào công nhân quốc tế, đưa nhân dân Việt Nam đi theo con đường
mà chính người đã trải qua, từ chủ nghĩa yêu nước đến chủ nghĩa Mac-
Lênin”.
Kết luận: Người đã khẳng định “bây giời học thuyết nhiều, chủ nghĩa
nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là
chủ nghĩa Mác-Lênin” và người khẳng định “muốn cứu nước và giải phóng
dân tộc khong có con đường nào khác là con đường cách mạng vô sản” vì
thế Nguyễn Ái Quốc là người Việt Nam đầu tiên tiếp nhận chủ nghĩa Mác-
Lênin tìm thấy con đường đúng đắn để cứu dân tộc, sự kiện này đã mở
đường giải quyết vấn đề khủng hoảng đường lối cách mạng ở Việt Nam.
II. HOẠT ĐỘNG TRUYỀN BÁ CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN,
CHUẨN BỊ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ VÀ TỔ CHỨC CHO
VIỆC THÀNH LẬP ĐẢNG.
Sau khi tiếp nhận chủ nghĩa Mác-Lênin trở thành người cộng sản
(1920) Nguyễn Ái Quốc vừa hăng hái hoạt động cách mạng vừa học tập
nghiên cứu vừa truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin về Việt Nam.
1. Thời gian hoạt động ở Pháp 1920-1923.
Nguyễn Ái Quốc tích cực hoạt động trong phong trào công nhân Pháp,
tranh thủ sự ủng hộ của Đảng Cộng Sản Pháp, của giai cấp vô sản và nhân
dân Pháp để thành lập hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, nhằm
vận động kiều bào hướng về tổ quốc và ủng hộ phong trào đấu tranh ở trong
nước.
Năm 1921 Nguyễn Ái Quốc cùng với một số nhà yêu nước ở các nước
thuộc địa như: Ma rốc; Tuynidi; Angiedi… Sáng lập ra hội “Hội liên hiệp
các dân tộc thuộc địa” (1922). Nguyễn Ái Quốc và những người lãnh đạo đã
sáng lập ra tờ báo “Người cùng khổ”
Mục đích của hội và báo là truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin đoàn kết
và tập hợp các dân tộc, chỉ đạo phong trào đấu tranh của các nước thuộc địa.
Ngoài ra người còn viết rất nhiều bài đăng báo: Nhân đạo, Đời sống
người công nhân, Bản án chế độ thực dân Pháp. Nội dung của những báo

sách đó là tố cáo tội ác của thực dân Pháp ở Đông Dương, thức tỉnh các dân
tộc đấu tranh tự giải phóng và truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin. Những sách
báo này được bí mật chuyển về nước qua tay các thủy thủ, góp phần giác
ngộ quần chúng tự giác đứng dậy đấu tranh.
2. Thời kì ở Liên Xô 1923-1924.
Tháng 6/1923 Nguyễn Ái Quốc bí mật rời Pháp sang Liên Xô dự Đại
hội quốc tế nông dân, sau đó người ở lại Liên Xô hoạt động trong quốc tế
cộng sản, trong thời gian này người vừa học tập vừa nghiên cứu thêm lý luận
chủ nghĩa Mác-Lênin và thực tiễn cuộc cách mạng tháng 10 và tìm hiểu chế
độ Xô Viết, kinh nghiệm xây dựng Đảng kiểu mới của Lênin.
Trong thời gian này Nguyễn Ái Quốc viết nhiều bài đăng trên các tờ
báo “sự thực” cơ quan ngôn luận Đảng cộng sản Liên Xô và tờ “thư tín quốc
tế” cơ quan ngôn luận của quốc tế cộng sản.
Tháng 7/1924 với tư cách đại biểu của Đảng cộng sản Pháp Nguyễn
Ái Quốc tham dự Đại hội Quốc tế cộng sản lần V. Trình bày bản tham luận
quan trọng về vai trò của cách mạng thuộc địa và mối quan hệ giữa cách
mạng giải phóng dân tộc thuộc địa và cách mạng vô sản ở chính quốc cũng
như vai trò và sức mạnh to lớn của nông dân ở các nước thuộc địa.
Nguyễn Ái Quốc không những chỉ nắm vững những luận điểm cơ bản
của chủ nghĩa Mác về chiến lược giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa
mà còn vận dụng sáng tạo vào cuộc đấu tranh ở các nước thuộc địa trong đó
có Việt Nam.
Tóm lại: Thời gian ở Liên Xô là giai đoạn Nguyễn Ái Quốc tiếp tục
phát triển và hoàn chỉnh thêm tư tưởng, chủ nghĩa giải phóng dân tộc thông
qua việc nghiên cứu thực tiễn và học tập trong sách báo Mácsít đây là sự
chuẩn bị bước đầu về chính trị và tư tưởng cho sự thành lập chính Đảng của
giai cấp vô sản ở Việt Nam.
3. Thời kì ở Trung Quốc 1924-1927. Chuẩn bị về tổ chức.
Tháng 11/1924 Nguyễn Ái Quốc từ Liên Xô về quảng châu (Trung
Quốc) sau khi tìm hiểu tình hình hoạt động của những người cách mạng Việt

Nam trong tổ chức Tâm Tâm Xã. Nguyễn Ái Quốc cùng một số thanh niên
hăng hái nhất của Tâm Tâm Xã thành lập “Việt Nam thanh niên cách mạng
đồng chí hội” (6/1925), với hạt nhân là “cộng sản đoàn” cho ra tờ báo Thanh
Niên (21/6/1925).
Nhiệm vụ của hội và báo là truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin, tập hợp
thanh niên, tổ chức giáo dục, đào tạo họ trở thành những người cộng sản.
Để thực hiện nhiệm vụ trên và để đào tạo đội ngũ cán bộ chuẩn bị
những điều kiện cần và đủ cho sự ra đời của Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Nguyễn Ái Quốc trực tiếp mở nhiều lớp huyến luyện chính trị ngắn ngày từ
2 đến 3 tháng. Từ 1925 đến 1927 đào tạo được 75 hội viên, những cán bộ
này sau khi được đào tạo một số được cử sang học tiếp trường trường đại
học chính trị ở Nga, một số khác được gửi vào trường đại học quân sự ở
Trung Quốc, số đông đưa về nước hoạt động.
1926-1927 những bài giảng trong các lớp ở Quảng Châu được in
thành Tác Phẩm “Đường Cách Mệnh” (1927) tác phẩm đã đặt ra những
phương hướng cơ bản về chiến lược và sách lược giải phóng dân tộc Việt
Nam tác phẩm đề cập đến 3 nội dung chủ yếu:
-Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng.
-Nhân tố quyết định thắng lợi của cách mạng là Đảng Cộng Sản, Đảng
đó phải đi theo con đường chủ nghĩa Mác-Lênin.
-Cách mạng Việt Nam phải đoàn kết với cách mạng thế giới.
Cùng với tờ tuần báo Thanh Niên và tác phẩm Đường Cách Mệnh đã
bí mật được chuyển về nước, góp phần to lớn vào việc truyền bá chủ nghĩa
Mác-Lênin vào phong trào công nhân và phong trào yêu nước, ngày càng có
nhiều cơ sở của hội Việt Nam cách mạng thanh niên được xây đựng ở khắp
3 kì, số hội viên của hội cũng không ngừng tăng lên: năm 1927 là 200 đến
năm 1929 đã là 1700.
Đặc biệt từ 1927 đến 1929 Hội Việt Nam cách mạng thanh niên còn
thực hiện “vô sản hóa” đưa hội viên vào các hầm mỏ xí nghiệp lao động với
công nhân và tự rèn luyện mình. Phong trào vô sản hóa đã góp phần nâng

cao tính tự giác của quần chúng đẩy sự kết hợp của chủ nghĩa Mác-Lênin
với phong trào công nhân và phong trào yêu nước để đưa đến sự thành lập
chính đảng Mácsít ở Việt Nam.
Tóm lại: Thông qua quá trình hoạt động của Việt Nam thanh niên cáh
mạng đồng chí hội, đội ngũ những người cách mạng kiểu mới do Nguyễn Ái
Quốc đào tạo đã trưởng thành, hoạt động của hội đã gây tiếng vang lớn ảnh
hưởng tới các tổ chức yêu nước khác, những điều kiện thành lập một tổ chức
Mácsít đã dần hình thành.
Nguyền Ái Quốc là người có công lớn trong việc chuẩn bị về chính
trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập Đảng ở Việt Nam.
III. THỐNG NHẤT PHONG TRÀO CỘNG SẢN VÀ SÁNG
LẬP ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM.
Sau một thời gian hoạt động có hiệu quả, trước sự phát triển mạnh mẽ
của phong trào dân tộc đân chủ trong một nước. Hội Việt Nam cách mạng
thanh niên đã không còn đủ sức để lãnh đạo và đưa phong trào tiếp tục tiến
lên, để đáp ứng yêu cầu đó thì trong năm 1929 ở việt nam lần lượt xuất hiện
3 tổ chức cộng sản: Đông đương cộng sản Đảng 6/1929; An nam cộng sản
Đảng 7/1929; Đông dương cộng sản liên đoàn 9/1929.
Sự ra đời của 3 tổ chức cộng sản đã đánh dấu sự phát triển vượt bậc
của cách mạng Việt nam, tuy nhiên trong quá trình hoạt động các tổ chức
tranh dành ảnh hưởng và đả kích lẫn nhau làm giảm uy tín của cách mạng,
gây ảnh hưởng sấu đối với phong trào cách mạng đang lên.
Trước tình hình đó, với tư cách là phái viên của Quốc tế cộng sản
Nguyễn Ái Quốc đã đứng ra triệu tập hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản
để thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam (3/2/1930), đồng thời thông qua
chính cương vắn tắt, điều lệ vắn tắt, vạch ra đường lối phát triển cho cách
mạng Việt Nam. Với những hoạt động trên Nguyễn Ái Quốc đã trở thành
người sáng lập ra Đảng Cộng Sản Việt Nam.
Tóm lại: Trong thời gian 1920-1930 Nguyễn Ái Quốc đã có công to
lớn trong việc tìm ra con đường cứu nước đúng đắn “con đường cách mạng

vô sản”.
Tích cực chuẩn bị mọi mặt cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt
Nam, chính người đã chủ trì hội nghị thành lập Đảng và vạch ra cương lĩnh
cách mạng đúng đắn cho Việt Nam

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×