Tải bản đầy đủ (.pdf) (18 trang)

04. bdh bao cao tong ket 2016 kh2017 trinh dhcd v5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (995.67 KB, 18 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày 07 tháng 04 năm 2017

Số: 13 /2017/BC-TPB.BDH

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG & CHỈ TIÊU KINH DOANH NĂM 2016
VÀ KẾ HOẠCH KINH DOANH NĂM 2017
NGÂN HÀNG TMCP TIÊN PHONG
Kính gửi: Đại hội đồng cổ đông
Ban Điều hành (BĐH) xin kính trình Đại hội đồng cổ đông Báo cáo kết quả hoạt động & các
chỉ tiêu kinh doanh năm 2016 và kế hoạch kinh doanh năm 2017 của Ngân hàng TMCP
Tiên Phong với các nội dung cụ thể sau:
I. Tổng quan nền kinh tế và hoạt động ngành ngân hàng năm 2016
II. Kết quả hoạt động và chỉ tiêu kinh doanh năm 2016
1. Kết quả hoạt động nổi bật của Ngân hàng
2. Các chỉ số tài chính chủ yếu năm 2016
3. Kết quả các hoạt động cụ thể
III. Kế hoạch và định hướng kinh doanh năm 2017
IV. Kết luận

1 / 18


I.

Tổng quan nền kinh tế và hoạt động ngành ngân hàng năm 2016

1.

Bối cảnh kinh tế chung



Năm 2016, diễn ra trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động với các sự kiện Anh ra khỏi liên
minh Châu Âu, Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi
suất cho vay liên ngân hàng từ mức 0,25-0,5% lên mức 0,5-0,75%. Lãi suất cho vay qua đêm
được giữ nguyên ở mức 0,41% trong khi lãi suất tín dụng chính cũng được tăng thêm 25 điểm
% lên 1,25% (vào ngày 15/3/2017, Fed đã chính thức nâng lãi suất thêm 25 điểm cơ bản

lên mức 0,75%-1%, kỳ vọng Fed sẽ nâng lãi suất thêm 2 lần nữa trong năm nay)khiến đồng
USD tăng giá mạnh so với các đồng tiền khác,… kinh tế thế giới phục hồi chậm hơn dự báo,
tăng trưởng sản lượng toàn cầu thấp, tăng trưởng thương mại ở mức 1,7%, mức thấp nhất từ
sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008-2009, dòng vốn đầu tư toàn cầu giảm mạnh trong năm
2016 chủ yếu do hoạt động M&A, hoạt động của thị trường hàng hóa kém sôi động, giá cả
hàng hóa thế giới ở mức thấp đã ảnh hưởng đến kinh tế nước ta, nhất là hoạt động xuất nhập
khẩu và thu ngân sách Nhà nước.
Các Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ đặt mục tiêu kiểm soát lạm phát dưới 5%, tăng
trưởng tín dụng từ 18-20%, tăng trưởng kinh tế ở mức 6,7%.
Kết thúc năm 2016, tổng sản phẩm trong nước (GDP) ước tính tăng 6,21% so với năm 2015,
tuy thấp hơn mức tăng 6,68% của năm 2015 và không đạt mục tiêu tăng trưởng 6,7% đề ra,
nhưng vẫn được Chính phủ đánh giá là thành công.
Về kiểm soát lạm phát, CPI tháng 12/2016 tăng 4,74% so với tháng 12/2015, bình quân mỗi
tháng tăng 0,4%. CPI bình quân năm 2016 tăng 2,66% so với bình quân năm 2015, và thấp
hơn nhiều so với mức tăng CPI bình quân của một số năm gần đây, đồng thời vẫn nằm trong
giới hạn mục tiêu 5% mà Quốc hội đề ra.
2.

Hoạt động ngân hàng năm 2016

Năm 2016, trên cơ sở bám sát mục tiêu của Quốc hội, Chính phủ, diễn biến kinh tế vĩ mô, tiền
tệ trong và ngoài nước, định hướng tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 16-18%, dư nợ tín
dụng tăng khoảng 18-20%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế. Tổ chức thực

hiện các giải pháp về tiền tệ, hoạt động ngân hàng để tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho doanh
nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình tiếp cận nguồn vốn tín dụng thúc đẩy sản xuất, kinh doanh có
hiệu quả, tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng mở rộng tín dụng đi đôi với an toàn, chất lượng
tín dụng, đảm bảo cung ứng vốn cho nền kinh tế.
Hoạt động ngân hàng trong năm 2016 có nhiều chuyển biến tích cực, quy mô huy động vốn, tài
sản, dư nợ tín dụng cho nền kinh tế tăng trưởng khá, cụ thể: (i) Về huy động: Huy động vốn của
các tổ chức tín dụng tăng 18,08% (năm 2015 tăng 13,59%), giúp các tổ chức tín dụng ổn định
thanh khoản, sẵn sàng đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế và đảm bảo tỷ lệ tín
dụng/huy động ở mức an toàn; (ii)Về tín dụng: Tăng trưởng tín dụng của nền kinh tế đạt trên
18,5% cho thấy khả năng hấp thụ vốn của doanh nghiệp tốt và thu nhập lãi của các ngân hàng
có sự cải thiện tích cực ; (iii) Về lãi suất: lãi suất huy động tương đối ổn định. Mặt bằng lãi suất
cho vay phổ biến của các lĩnh vực ưu tiên ở mức 6%-7%/năm đối với ngắn hạn, 9%-10%/năm
đối với trung và dài hạn. Lãi suất cho vay các lĩnh vực sản xuất kinh doanh thông thường ở mức
6,8%-9%/năm đối với ngắn hạn; 9,3%-11%/năm đối với trung và dài hạn, bình quân lãi suất
2


cho vay đã giảm 0,5-1%; (iv) Về tỷ giá và thị trường ngoại hối: thị trường ngoại tệ và tỷ giá
trong năm 2016 ổn định, củng cố lòng tin vào đồng Việt Nam của các nhà đầu tư, đặc biệt các
nhà đầu tư nước ngoài. Tính đến 12/2016, tỷ giá trung tâm chỉ tăng 1,18% so với đầu năm; tỷ
giá trên biểu niêm yết của các ngân hàng thương mại cũng chỉ tăng khoảng 1,15%.
Với TPBank, hoạt động năm 2016 được đánh giá tốt với tình hình thực hiện các chỉ tiêu tài
chính vượt kế hoạch đã đề ra, chi phí hoạt động và nợ xấu được kiểm soát tốt so với mức
chung toàn ngành. Tăng trưởng huy động, tín dụng đạt kết quả tốt, đặc biệt là các kỳ hạn huy
động trên 12 tháng để đón đầu việc thay đổi chính sách của SBV áp dụng từ năm 2017. Các
chỉ tiêu an toàn hoạt động luôn tuân thủ quy định của NHNN.
II.

Kết quả hoạt động và chỉ tiêu kinh doanh năm 2016


1.

Kết quả hoạt động nổi bật của Ngân hàng:

Năm 2016, Ngân hàng ghi nhận được những kết quả nổi bật sau:


IFC trở thành cổ đông quan trọng của TPBank

Tháng 8/2016, Tổ chức tài chính quốc tế (IFC), thành viên Nhóm Ngân hàng Thế giới đã
chính thức trở thành cổ đông quan trọng của TPBank với tỷ lệ sở hữu 4,999% cổ phần tại
ngân hàng. Cũng trong năm 2016, IFC đã quyết định nâng hạn mức tín dụng cho TPBank từ
10 triệu USD (năm 2015) lên 30 triệu USD.

Moody’s xếp hạng TPBank với mức tín nhiệm cao và triển vọng ổn định
Tháng 10/2016, Hãng xếp hạng tín nhiệm Moody's Investors Service công bố kết quả đánh
giá tín nhiệm các tổ chức tài chính Việt Nam. Theo kết quả này, TPBank được xếp hạng tín
nhiệm mức B2, mức cao nhất trong các ngân hàng cổ phần ở Việt Nam ngay năm đầu tiên
tham gia.

Tổng tài sản vượt mức 105ngàn tỷ đồng và đạt 1,5 triệu khách hàng
Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2016 của TPBank tiếp tục tăng trưởng ấn tượng và tiến
thêm nấc thang phát triển mới với tổng tài sản đạt mốc 105.800 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế
đạt 707 tỷ đồng. Đây là một dấu mốc quan trọng trong tiến trình phát triển của ngân hàng lên
quy mô các ngân hàng hàng đầu Việt Nam. Trước đó, vào tháng 8/2016, NHNN đã chấp
thuận cho TPBank tăng vốn điều lệ từ 5.550 tỷ đồng lên hơn 5.842 tỷ đồng.
Để đạt được kết quả kinh doanh xuất sắc, năm 2016 TPBank đã nỗ lực phát triển mạng lưới
thêm 12 điểm giao dịch mới.

Nhận giải thưởng Best Internet Banking tại The Asian Banker Summit 2016

Ngày 10/5/2016, TPBank được The Asian Banker trao giải thưởng Ngân hàng điện tử tốt nhất
(Best Internet Banking) tại Hội nghị Thượng đỉnh Lãnh đạo các Ngân hàng châu Á 2016 (The
Asian Banker Summit 2016) do The Asian Banker tổ chức thường niên.

Trở thành ngân hàng số 1 về giải ngân cho vay mua xe tại thị trường Việt Nam và
đạt giải thưởng Best Auto Loan product của the Asian Bankers
Năm 2016, TPBank đã có nhiều nỗ lực phát triển mảng kinh doanh bán lẻ, đặc biệt phải kể
đến mảng cho vay mua ô tô với nhiều chương trình tiếp cận khách hàng hiệu quả và chuyên
nghiệp. Với kết quả đó, TPBank được the Asian Bankers đánh giá cao và trao giải thưởng

3


Best Auto Loan in VN 2016 nhằm tôn vinh Ngân hàng số 1 Việt Nam về giải ngân cho vay
mua xe năm 2016.


Ra mắt điểm giao dịch ngân hàng số LiveBank

Tháng 9/2016, điểm giao dịch LiveBank đầu tiên đã ra mắt tại tại Khu công nghệ cao FPT
Láng Hòa Lạc. Tiếp đó, tháng 12/2016, TPBank tiếp tục ra mắt thêm 2 điểm giao dịch
LiveBank tại TP.Hồ Chí Minh. LiveBank là mô hình điểm giao dịch ngân hàng trực tuyến
24/7 hiện đại nhất thế giới và lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam. Với TPBank LiveBank, khách
hàng có thể dễ dàng thực hiện các giao dịch như: mở tài khoản, nộp tiền mặt, mở sổ tiết kiệm,
đăng ký eBank… Bên cạnh đó, khách hàng sẽ được hỗ trợ trực tuyến 24/7 qua video call với
các Tư vấn viên từ xa.

Ra mắt bộ đôi hoàn hảo eBank v8.0 và eToken
Ngày 6/12/2016, TPBank đã tổ chức Lễ ra mắt bộ đôi Ngân hàng số hoàn hảo TPBank eBank
v8.0 và eToken với nhiều cải tiến vượt bậc, hứa hẹn sẽ mang lại cho người dùng những trải

nghiệm đặc biệt về tốc độ, bảo mật và thân thiện. Cũng trong năm 2016, phiên bản eBank cá
nhân và doanh nghiệp đã trải qua 2 lần ra mắt phiên bản mới, cho thấy sự đầu tư và nỗ lực
phát triển của TPBank nhằm mang lại những sản phẩm dịch vụ hoàn hảo và chất lượng phục
vụ khách hàng.

TPBank được Thống đốc NHNN tặng bằng khen và UBND TP. Hà Nội tặng cờ
thi đua
Tháng 1/2016, TPBank đã được Thống đốc NHNN tặng bằng khen cho tập thể cùng lãnh đạo
và một số cá nhân thuộc TPBank vì những thành tích xuất sắc trong hoạt động kinh doanh và
UBND TP. Hà Nội trao tặng Cờ Thi đua vì đã có thành tích trong phong trào thi đua Khối
Doanh nghiệp của năm 2015.

TPBank nhận giải thưởng NHTM Việt Nam uy tín nhất năm 2016
Tháng 7/2016, Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) công bố TPBank lọt vào danh
sách TOP 10 ngân hàng TMCP uy tín nhất năm 2016. Năm 2016, Vietnam Report thực hiện
khảo sát điều tra ngân hàng trên các yếu tố: quy mô vốn, tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợi
nhuận, kế hoạch hoạt động trong năm 2016, uy tín truyền thông… nhằm xác định vị thế của
ngân hàng trong ngành. Việc lọt vào top 10 của Vietnam Report cho thấy TPBank đã có
những bứt phá ấn tượng bằng kết quả hoạt động kinh doanh hiệu quả và lành mạnh trong năm
2016.

Ngân hàng có doanh số thanh toán trung bình thẻ Visa Debit cao nhất năm 2016
Tổ chức Thẻ Quốc tế VISA đã trao giải Ngân hàng có Doanh số thanh toán trung bình thẻ
VISA Debit cao nhất năm 2016 tại Việt Nam cho TPBank bởi những kết quả hoạt động tích
cực của ngân hàng với mảng sản phẩm này. Đồng thời, trong bảng xếp hạng doanh số giao
dịch thẻ VISA Credit, TPBank cũng thăng hạng so với 2015, lên vị trí thứ 6 trong top các
ngân hàng Việt Nam có doanh số lớn nhất năm 2016.

4



2.

Các chỉ số tài chính chủ yếu 2016:
Bảng 1: Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu
Đơn vị tính: tỷ đồng

STT
1
2
3
3.1
3.2
3.3
4
4.1
4.2
5
6
7
8

Chỉ tiêu
Tổng tài sản
Vốn điều lệ
Tổng huy động
Tiền gửi TCKT và cá nhân
Tiền gửi và tiền vay TT2
Vốn tài trợ ủy thác
Dư nợ TT1 (bao gồm cả TPDN)

Trái phiếu doanh nghiệp
Cho vay khách hàng
Tỷ lệ nợ xấu
Lợi nhuận trước thuế lũy kế
CAR
ROE(*)

Năm 2015

Năm 2016

Kế hoạch
năm 2016

So với kế hoạch
+/%

76.221

105.782

91.567

14.215

15,5%

5.550
68.901
39.505

29.396
34.828
6.588
28.240
0,66%
626
12,13%
13,85%

5.842
97.539
55.082
41.245
1.212
58.522
11.197
47.326
0,70%
707
>9%
13,48%

5.842
84.594
63.875
20.719

(0)
12.945
(8.793)

20.526
1.212
9.738
4.013
5.726

0,0%
15,3%
-13,8%
99,1%

12

1,7%

0,18%

1,4%

48.784
7.184
41.600
<2%
695
>9.5%
13,30%

20,0%
55,9%
13,8%


Ghi chú (*): ROE = Lợi nhuận trước thuế/Vốn chủ sở hữu bình quân
Tổng tài sản của TPBank đến 31/12/2016 đạt 105.782 tỷ đồng, đạt 115,5% so với kế hoạch
năm 2016. Tổng huy động cuối tháng năm 2016 đạt 97.539 tỷ đồng, trong đó, huy động từ
khách hàng là 55.082 tỷ đồng, tăng 39,4% tương đương 15.577 tỷ đồng so với năm 2015.
Tổng dư nợ (bao gồm cả TPDN) tăng trưởng tốt đạt mức 58.522 tỷ đồng. Trong đó dư nợ cho
vay khách hàng là 47.326 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu 0,70% tại thời điểm cuối năm 2016, thấp hơn
nhiều mức quy định của Ngân hàng Nhà nước.
Tổng thu nhập hoạt động thuần năm 2016 của TPBank đạt 2.309 tỷ đồng trong đó thu nhập lãi
thuần đạt 2.121 tỷ đồng, chiếm 91,8%; thu nhập thuần ngoài lãi đạt 188 tỷ đồng, chiếm 8,1%.
Lợi nhuận trước DPRR tín dụng đạt 978 tỷ đồng. Năm 2016 ngân hàng đã trích lập 272 tỷ
đồng DPRR trong đó dự phòng Cho vay khách hàng 177 tỷ đồng và 95 tỷ đồng dự phòng cho
các trái phiếu VAMC.
Lợi nhuận trước thuế năm 2016 của Ngân hàng đạt 707 tỷ đồng, đạt 101,7% so với kế hoạch
cả năm đã trình ĐHCĐ.

5


60,000

1,600,000
1,400,000
1,200,000
1,000,000
800,000
600,000
400,000
200,000
0


50,000
40,000
30,000
20,000
10,000
2011

2012
2013
Số lượng KH

2014
2015
Huy động TT1

2016
Dư nợ TT1

Biểu 1: Xu hướng huy động, dư nợ TT1 và số lượng khách hàng qua các năm

Tính đến cuối năm 2016 quy mô tổng tài sản đạt 105.782 tỷ đồng tăng 29.561 tỷ đồng, trong
đó: Huy động TT1 tăng 15.577 tỷ đồng tương tương tăng 39,4%, cho vay TT1 tăng 19.085 tỷ
đồng tương đương tăng 67,6%. Cơ sở khách hàng tiếp tục được mở rộng, tăng gần 315 nghìn
khách hàng (27%) So với năm 2015, đạt trên 1.500.000 khách hàng. Đây là nền tảng quan
trọng để TPBank tiếp tục phát triển trong những năm tới.
3.

Kết quả các hoạt động cụ thể


3.1

Hoạt động huy động vốn

Huy động từ khách hàng năm 2016 đạt 55.082 tỷ đồng, tăng 39,4% so với năm 2015. Trong
đó tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng đạt ~ 7.702 tỷ đồng, chiếm 14%. Huy động bằng
ngoại tệ đạt 6.165 tỷ đồng, tăng 881 tỷ đồng (14,32%) so cuối năm trước, chiếm 11,2%. Đặc
biệt, trong năm 2016 TPBank duy trì một định hướng huy động hiệu quả và định vị TPBank
là một ngân hàng hoạt động an toàn với mức lãi suất huy động các kỳ hạn chỉ ở tầm trung của
thị trường.
Các sản phẩm huy động mới như Tiết kiệm Trường An Lộc, Tiết kiệm Tài lộc, Tiết kiệm
Future Saving Ebank,..cùng với các chương trình khuyến mại khuyến mại huy động được
triển khai như Cùng TPBank trải nghiệm mùa hè, chu du thế giới; Gửi tiền rộn ràng quà, vui
trọn tết vô giá…
Đây là hoạt động giúp ngân hàng tăng giao dịch ngoại tệ với các TCTD và khách hàng, tăng
thu phí và đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của mình.
48,917

47,380
50,000

50,000

34,395

34,221

40,000

40,000


30,000

30,000

20,000

7,702
5,110

20,000

6,165

5,284
10,000

10,000
-

2015

2016
KKH

CKH

Biểu 2: Cơ cấu huy động theo kỳ hạn

2015

VND

2016
Ngoại tệ

Biểu 3: Cơ cấu huy động theo loại tiền


3.2

Hoạt động sử dụng vốn

3.2.1

Hoạt động tín dụng

Chính sách tín dụng được TPBank xây dựng bám sát hoạt động tín dụng theo định hướng
chiến lược của ngân hàng đã phát huy tác dụng trong việc cải thiện quy trình cấp tín dụng và
thẩm định tài sản tại TPBank trong thời gian qua.
Dư nợ cho vay khách hàng đến cuối năm 2016 toàn hàng đạt 47.326 tỷ đồng. Trong đó cho
vay ngắn hạn đạt 17.906 tỷ đồng chiếm 37,8% và cho vay trung, dài hạn đạt 29.420 tỷ đồng
chiếm 62,2% tổng dư nợ cho vay TT1.
Đối với phân khúc Khách hàng cá nhân, ngoài việc tiếp tục phát triển vững mạnh các lĩnh vực
cho vay chủ đạo, các Khối kinh doanh đã nắm bắt được những cơ hội trên thị trường để tăng
trưởng dư, để gia tăng lợi nhuận và thị phần cho Ngân hàng. Trong năm 2016, TPBank cũng
cho ra mắt nhiều sản phẩm mới phục vụ các đối tượng, phân khúc khách hàng khác nhau: Thẻ
TPBank World Mastercard Club Privé và TPBank World MasterCard Golf Privé,…
Đối với phân khúc Khách hàng Doanh nghiệp có tăng trưởng dư nợ tốt. Ngân hàng đã giới
thiệu hàng loạt sản phẩm dịch vụ cốt lõi theo kế hoạch phát triển sản phẩm từ đầu năm: Cho
vay mua ô tô phục vụ mục đích đi lại, cho vay mua ô tô phục vụ mục đích sản xuất, kinh

doanh; Sản phẩm thẻ tín dụng, trả lương qua thẻ; Liên kết hỗ trợ vay mua nhà,…
Mảng Khách hàng doanh nghiệp thực hiện 1 số chương trình cho vay ưu đãi hưởng ứng lời
kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ, chủ trương của Ngân hàng Nhà nước như gói 5.000 tỷ
đồng hỗ trợ các doanh nghiệp doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.
Bên cạnh đó đây là năm thứ 2 liên tiếp TPBank triển khai gói tín dụng 3.000 tỷ đồng doanh
nghiệp xuất nhập khẩu với lãi suất chỉ từ 6,8%/năm. Năm 2016, TPBank triển khai chương
trình hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp với lãi suất ưu đãi, thủ tục nhanh chóng và mức vay lên
đến 1 tỷ đồng.
TPBank cũng đẩy mạnh các hoạt động liên kết, tài trợ với các doanh nghiệp ở nhiều lĩnh vực
khác nhau.
Đơn vị tính: Tỷ đồng

29,420
30,000
25,000

17,906
15,197

20,000

13,044

15,000
10,000
5,000
2015
Cho vay ngắn hạn

2016

Cho vay TDH

Biểu 4: Hoạt động cho vay năm 2016


Những nỗ lực trong việc xử lý nợ xấu tồn đọng và tăng trưởng tín dụng có chất lượng tốt đã
giúp cho chất lượng tín dụng tiếp tục được cải thiện, tỷ lệ nợ xấu 0,70% tại thời điểm cuối
năm 2016, thấp hơn nhiều mức quy định của Ngân hàng Nhà nước.
3.2.2

Hoạt động đầu tư, kinh doanh ngoại tệ và vàng

Danh mục đầu tư của TPBank được quản lý theo hướng đảm bảo khả năng sinh lời, khả năng
thanh khoản và tuân thủ đúng quy định của NHNN.
Tính đến năm 2016, tổng đầu tư vào TPCP và trái phiếu các TCTD khác đạt hơn 18.669 tỷ
đồng chiếm 34,4% tổng danh mục đầu tư, nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản của ngân
hàng, cũng như đa dạng hóa cơ cấu danh mục đầu tư. Ngân hàng tập trung đầu tư vào trái
phiếu các doanh nghiệp lớn có uy tín và tình hình tài chính lành mạnh, lãi suất hấp dẫn và có
tính thanh khoản tốt trên thị trường. Tiền gửi CKH, cho vay tại các TCTD khác đạt 23.785 tỷ
đồng, chiếm 43,8% tổng danh mục. Đây là kênh có đóng góp đáng kể thu nhập hoạt động
thuần cho ngân hàng trong năm 2016.

Năm 2016
TPCP

44%

26%

TP TCTD khác

TPDN

21%

8%

ủy thác đầu tư
Cho vay, Tiền gửi TT2

1%

Biểu 5: Cơ cấu đầu tư năm 2016

Năm 2016, diễn biến phức tạp của thị trường ngoại hối và vàng, NHNN đã 03 lần điều chỉnh
tỷ giá và 02 lần nới biên độ với biên độ hiện áp dụng là 3%, chính vì vậy nửa đầu năm 2016
doanh số kinh doanh Vàng và G7 doanh số chưa cao do vậy kết quả kinh doanh của mảng này
còn hạn chế, tuy nhiên trong quý 4/2016, TPBank đã đẩy mạnh được hoạt động của mảng
kinh doanh này và có đóng góp tốt vào kết quả kinh doanh chung của Ngân hàng
3.3

Hoạt động quản lý rủi ro

Năm 2016, hệ thống quản trị rủi ro của TPBank tiếp túc được đẩy mạnh, tỷ lệ nợ xấu giảm
dưới mức kế hoạch, không phát sinh các tổn thất vận hành và các sự kiện rủi ro tiềm tàng nằm
trong mức chấp nhận được. TPBank tiếp tục đẩy mạnh triển khai hệ thống Basel II, với chuẩn
mực tương đương 10 ngân hàng lớn trên thị trường.
Một số nội dung cơ bản đã được triển khai liên quan đến nâng cao năng lực quản trị rủi ro vận
hành như: Duy trì các công cụ kiểm soát rủi ro vận hành theo yêu cầu của Basel 2 như Loss
Data Collection, Key Risk Indicators, Risk and Control Seft-assessment…qua đó nhận diện
các rủi ro trọng yếu phát sinh để có thể tập trung nguồn lực xử lý các rủi ro này, Thực hiện

một số chuyên đề rà soát, kiểm tra tại một số mảng hoạt động như Kho quỹ, CNTT, phối hợp
với VP và IT kiểm tra trang thiết bị ANAT tại các ĐVKD, rà soát phân quyền và truy cập ứng
dụng CNTT chính… Tiếp tục duy trì các kênh trao đổi thông tin với các đơn vị có chức năng
kiểm tra, kiểm soát và đơn vị tiếp nhận ý kiến khách hàng như KTNB, KSS, Call Center…


nhằm tận dụng kết quả kiểm tra, tối ưu nguồn lực & tránh chồng chéo trong việc triển khai
công việc kiểm tra, kiểm soát. Tiếp tục xây dựng phương án duy trì kinh doanh liên tục cho
các mảng hoạt động chưa được xây dựng kế hoạch, rà soát và cập nhật phương án dự phòng
cho các mảng hoạt động có sự thay đổi.
TPBank luôn tuân thủ chặt chẽ các quy định về đảm bảo an toàn vốn của NHNN. Cụ thể theo
yêu cầu của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 “Quy định các giới hạn, tỷ lệ
đảm bảo an toàn trong hoạt động của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”, tỷ lệ an
toàn vốn tối thiểu luôn được duy trì ở mức trên mức 9%, Tỷ lệ giữa tổng tài sản có thanh toán
ngay và tổng nợ phải trả luôn được duy trì ở mức trên 10% (quy định của NHNN không dưới
10%), tỷ lệ thanh toán nhanh duy trì trên 12% (quy định không dưới 10%), tỷ lệ thanh toán
trong 30 ngày tiếp theo của từng loại tiền luôn duy trì trên 50% đối với VNĐ, trên 10% đối
với ngoại tệ quy đổi sang VNĐ theo đúng quy định của NHNN, Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn
cho vay trung dài hạn luôn được duy trì ở mức thấp hơn 50%. Tại thời điểm 31/12/2016, các
tỷ lệ này như sau:


Tỷ lệ dự trữ thanh khoản 15,57%;



Tỷ lệ thanh toán trong 30 ngày tiếp theo đối với VND là 71,9%;

3.4


Hoạt động của các Khối, đơn vị hỗ trợ

3.4.1

Công tác nhân sự và đào tạo:

Tổng số CBNV của toàn hệ thống tới 31/12/2016 là 3.937 người. TPBank đã đẩy mạnh hoạt
động tuyển dụng trên toàn hệ thống, đặc biệt đã tuyển đủ nhân sự cho 12 CN/PGD mở mới
trong năm, đồng thời tuyển dụng thêm được nhiều cán bộ quản lý có chất lượng tốt để phục
vụ cho nhu cầu phát triển kinh doanh của Ngân hàng.
Thực hiện tái cấu trúc tổ chức và hoạt động của Khối QTNNL (thành lập các Phòng Đối tác
Nhân sự và tăng cường nhân sự cho các đơn vị); Xây dựng và hoàn thiện Hệ thống quản lý
hiệu quả làm việc (Quy định/Quy trình), Hoàn thiện Quy định/Quy trình Tuyển dụng;
Thực hiện rà soát và hoàn thiện bộ KPIs cho các chức danh công việc của Ngân hàng để đảm
bảo việc đánh giá hiệu quả làm việc được áp dụng hiệu quả trong toàn hệ thống.
Trong năm 2016, TPBank đã thực hiện 479 khóa đào tạo với 15.500 lượt cán bộ nhân viên
được đào tạo. Con số này gấp gần 2 lần con số năm 2015 (Năm 2015 tổ chức 260 khóa học
với 10.138 lượt học viên). Các chương trình đào tạo được triển khai toàn diện, từ chương trình
hội nhập dành cho nhân viên mới, các chương trình nghiệp vụ, kỹ năng theo lộ trình phát
triển-lộ trình đào tạo đã được ban hành, đến các chương trình được đầu tư dành cho quản lý
cấp trung. Năm 2016, cũng là năm đầu tiên, Phòng Đào tạo – Khối QTNNL triển khai các
hoạt động tự đào tạo tại chi nhánh, theo đó, Phòng Đào tạo hỗ trợ xây dựng các ngân hàng tài
liệu, các Giám đốc mảng/Trưởng nhóm tại ĐVKD, sau khi được huấn luyện kỹ năng huấn
luyện, định kỳ hàng tháng lựa chọn chủ đề và thực hiện đào tạo tại Đơn vị; đây là hoạt động
nhằm thúc đẩy văn hóa học tập tại TPBank. Song song với việc triển khai các khóa học,
Phòng Đào tạo phối hợp với các ngành dọc tổ chức các kỳ thi tập trung nghiêm túc, nhằm
đánh giá năng lực hiện có của cán bộ nhân viên để đưa ra định hướng đào tạo. Năm 2016, các

9



hoạt động đào tạo nội bộ được chú trọng triển khai, số lượng giảng viên nội bộ lên tới 117
giảng viên, hầu hết đều có chứng nhận hoàn thành khóa Kỹ năng đứng lớp – Train the trainer.
3.4.2

Lĩnh vực công nghệ thông tin (CNTT):

Dựa trên nền tảng công nghệ sẵn có, đồng thời khẳng định tên tuổi Ngân hàng Số của
TPBank, năm 2016, Khối CNTT đã thực hiện: Triển khai các dự án lớn nhằm hiện đại hóa
công tác quản trị, tăng cường kênh tiếp cận khách hàng đồng thời cung cấp nhiều sản phẩm
tiện ích. Tăng cường an ninh an toàn thông tin, đầu tư công nghệ nâng cấp hệ thống an ninh
bảo mật. Nâng cao chất lượng dịch vụ CNTT cũng là những ưu tiên hàng đầu được triển khai
cụ thể thông qua các dự án sau:

Golive dự án thẻ giải pháp thẻ Smartvita vào tháng 3/2016 đã giúp TPBank có thể
triển khai nhanh các dịch vụ thẻ mới, đa dạng sản phẩm thẻ đến khách hàng, hệ thống ổn định
hơn.

Nhằm tăng kênh giao dịch với khách hàng TPBank đã và đang triển khai dự án
Autobank (VTM), dự án này giúp cho khách hàng có thêm một cách tiếp cận dịch vụ ngân
hàng mới, một trải nghiệm mới khi giao dịch với TPBank, đồng thời cũng mở rộng địa điểm
tiếp cận khách hàng

Ra mắt sản phẩm eBank v8 cho khách hàng cá nhân với giao diện đẹp, với nhiều tính
năng mới như tự động điều hướng chuyển tiền, bổ sung các hình thức gửi tiền tiết kiệm điện
tử, mở rộng các dịch vụ thanh toán và nhiều tính năng mới áp dụng các công nghệ vân tay,
QR nhằm đơn giản hóa các thao tác cho khách hàng.

Nâng cấp eBank doanh nghiệp với công nghệ mới đồng thời bổ sung nhiều tính năng
như thanh toán hóa đơn, nộp thuế trực tuyến, đăng ký giao dịch bảo lãnh, mở LC và chuyển

tiền quốc tế

Đưa vào sử dụng eToken miễn phí cho khách hàng giúp giảm chi phí tin nhắn đồng
thời tăng cường tính bảo mật cho giao dịch trực tuyến. TPBank cũng là ngân hàng đầu tiên ở
VN áp dụng eToken cho giao dịch Core Banking nhằm hạn chế tối đa các rủi ro trong nội bộ
khi thao tác trên hệ thống FCC.

Dự án eCounter phase 2 cũng vừa được đưa vào sử dụng giúp cho khách hàng có
những trải nghiệm mới khi giao dịch tại TPBank, chất lượng dịch vụ được nâng cao, giảm
thời gian chờ đợi của khách hàng.

Trong quản lý nội bộ để giảm bớt thời gian xử lý, chuẩn hóa qui trình, tiết kiệm chi
phí giấy tờ in ấn, TPBank đang triển khai dự án ECM-Paperless, mục tiêu của dự án này
nhằm số hóa 90% các qui trình hiện có.

Ngoài ra khối CNTT còn tiến hành nhiều nâng cấp cải tiến giúp tự động hóa các
giao dịch chuyển tiền đi/về và upload các giao dịch vào các hệ thống core/thẻ giúp giảm nhân
sự vận hành, tăng năng suất lao động đặc biệt là rút ngắn thời gian xử lý giao dịch nâng cao
chất lượng dịch vụ.

Xác định hệ thống an ninh thông tin là vấn đề sống còn của doanh nghiệp, trong năm
2016 khối CNTT đã tiến hành đầu tư nâng cấp hệ thống theo dõi giám sát tấn công có chủ

10


đích (ATP) và hệ thống kiểm soát log tập trung và các nâng cấp bảo mật khác, giúp cho việc
chủ động kiểm soát an ninh được tốt hơn, hạn chế các rủi ro từ bên ngoài cũng như nội bộ.

Không chỉ chú trọng đến sản phẩm dịch vụ cho khách hàng bên ngoài, khối CNTT

chính thức triển khai thành công dự án ITIL và đưa vào áp dụng ISO 27001. Dự án này giúp
nâng cao chất lượng dịch vụ CNTT dựa trên các tiêu chuẩn thực hành đã được kiểm chứng
trên thế giới.
3.4.3

Phát triển sản phẩm, khách hàng

Năm 2016, ngân hàng tiếp tục triển khai nhiều chương trình, sản phẩm dịch vụ đa dạng, phục
vụ cho các phân khúc khách hàng khác nhau:

Khách hàng cá nhân: Phân tích tệp khách hàng hiện hữu để nhận diện các phân khúc
khách hàng tiềm năng cho công tác khai thác bán chéo. Thiết lập bộ sản phẩm đáp ứng 6
nhóm nhu cầu KH bao gồm: Tài khoản - Giao dịch, Tiền gửi, Vay vốn, Thẻ tín dụng, Bảo
hiểm và Đầu tư. Triển khai các hoạt động cho vay, huy động tiền gửi mới, triển khai chính
sách thẻ theo từng đối tượng khách hàng đặc thù bằng các chính sách thẻ luôn được cập nhật
thường xuyên, số lượng thẻ phát hành mới gần 34.000 thẻ tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm
ngoái.
Triển khai sản phẩm Bancass mới: triển khai sản phẩm mới nhằm tăng thu phí, đáp ứng toàn
diện hơn nhu cầu của khách hàng Khối NHCN trong việc triển khai liên tục các chương trình
phát triển khách hàng, liên kết đối tác, khuyến mại và thúc đẩy bán.


Khách hàng doanh nghiệp: Bám sát nhu cầu của khách hàng, Ngân hàng đã ban hành
hàng loạt các sản phẩm cơ bản, cốt lõi, mang tính cạnh tranh cao như: Cho vay kinh doanh
máy móc thiết bị thi công công trình; Cho vay nhanh đảm bảo bằng bất động sản và ô tô; Cho
vay mua ô tô khách hàng doanh nghiệp; Cho vay ngắn hạn cho đại lý ô tô; Bảo lãnh cho chủ
đầu tư trong bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai; Qui định về LC nhập khẩu;
chiết khấu bộ chứng từ, thanh toán bằng LC, nhờ thu…
Các chương trình thúc đẩy bán cũng như chiến dịch marketing phát triển khách hàng, chăm
sóc khách hàng cũng đã được triển khai mạnh mẽ. Trong năm 2016, TPBank tăng cường các

hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp như đầu tư nâng cấp hệ thống Ebank, phát triển dịch vụ Nộp
thuế điện tử và nộp thuế hải quan qua eBank (TPBank EZ.Tax) hỗ trợ tối đa cho DN trong
việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, góp phần tiết kiệm đáng kể về thời gian và chi phí.
3.4.4

Phát triển mạng lưới:

Trong năm 2016, TPBank đã tiến hành mở mới, khai trương hoạt động 5 chi nhánh tại các
tỉnh Hà Nội, Hồ Chí Minh (2 chi nhánh), Thanh Hóa, Khánh Hòa, 7 Phòng giao dịch tại các
tỉnh (Hà Nội (3 phòng giao dịch), Hồ Chí Minh (2 phòng giao dịch) Đà Nẵng, Cần Thơ; mở
mới thêm 16 máy ATM, 3 máy ATM+ trên địa bàn Hà Nội (7 máy ATM và 1 máy ATM+),
Hồ Chí Minh (4 máy ATM và 2 máy ATM+), Thanh Hóa (1 máy), Đà Nẵng (2 máy), Khánh
Hòa (1 máy), Cần Thơ (1 máy) di dời thay đổi địa điểm hoạt động của chi nhánh Hồ Chí
Minh, Bến Thành, Bình Dương, PGD Phú Mỹ Hưng và PGD Mỹ Đình. Tính đến 31/12/2016,
mạng lưới chi nhánh của TPBank đã phủ khắp cả 3 miền với 25 Chi nhánh, 30 PGD, và các
Trung tâm kinh doanh thuộc các Khối.
11


4.

Các hạn chế, tồn tại cần khắc phục:

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, các hoạt động của TPBank năm 2016 vẫn còn tồn tại
một số hạn chế cần khắc phục và cải thiện, cụ thể:
4.1

Đối với hoạt động kinh doanh:

- Cơ sở khách hàng trong nhóm Doanh nghiệp lớn (Big Corp) và SME chưa bền vững, các

sản phẩm dịch vụ cho nhóm khách hàng này còn hạn chế nên khả năng cạnh tranh chưa cao,
chưa có lợi thế so với các ngân hàng đối thủ.
- Chi phí hoạt động quản lý vẫn còn cao, chỉ số C/I (chi phí/thu nhập) chưa đạt được như kỳ
vọng, đây là chỉ số cần cải thiện tích cực trong thời gian tới.
- Năng suất lao động trên đầu người chưa tương xứng với tiềm năng của Ngân hàng, NSLĐ
năm 2016 của TPBank đang nằm trong nhóm trung bình của các Ngân hàng cùng quy mô.
4.2

Công tác nhân sự:

- Hiện tượng vi phạm kỷ luật, tuân thủ chưa nghiêm nội quy Ngân hàng vẫn còn xảy ra ở các
Chi nhánh/Đơn vị kinh doanh.
- Chất lượng nhân sự chưa đồng đều ở các Đơn vị kinh doanh thể hiện ở kết quả kinh doanh
của đơn vị và hiệu quả làm việc của cán bộ bán hàng một số đơn vị chưa tốt và chưa ổn định.
- Số lượng nhân sự tăng nhanh làm ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của ngân hàng và
năng suất lao động bình quân.
III.

Kế hoạch kinh doanh năm 2017

Nhận thức rõ những mặt đã làm được và chưa làm được trong năm vừa qua, Ban
điều hành xin được đề xuất Kế hoạch kinh doanh năm 2017 và các chương trình hành động
nhằm đạt được các kế hoạch đã đề ra nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác quản lý điều
hành và khắc phục những hạn chế còn tồn tại.
Năm 2017 là năm TPBank tăng tốc phát triển sau khi đã thực hiện thành công đề án
Tái cơ cấu Ngân hàng đã được Thủ tướng Chính Phủ, NHNN và HĐQT phê duyệt. Giai đoạn
2013-2017 là giai đoạn phát triển nhanh và mạnh mẽ của TPBank với việc tập trung vào các
lĩnh vực mũi nhọn đã được xác định cũng như lĩnh vực TPBank có ưu thế cạnh tranh nổi trội
so với các ngân hàng khác, đặc biệt với mục tiêu trở thành Ngân hàng Số (Digital Banking)
hàng đầu Việt Nam.

Bên cạnh việc thực hiện các mục tiêu trên, TPBank tiếp tục củng cố các yếu tố nền
tảng như hệ thống quản trị rủi ro, hệ thống thông tin quản trị, hạ tầng công nghệ, kiện toàn bộ
máy tổ chức và tăng cường nguồn nhân lực nhằm nâng cao chất lượng hoạt động toàn ngân
hàng hướng tới nâng cao hiệu quả, chất lượng dịch vụ và nhận diện thương hiệu.
Trên cơ sở đánh giá tình hình kinh tế vĩ mô, các chủ trương, chính sách của NHNN;
chiến lược và định hướng phát triển kinh doanh của TPBank giai đoạn 2017 - 2020, Ban điều
hành đã xây dựng các Chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh chính năm 2017 và các chương trình hành
động, giải pháp thực hiện như sau:
1.

Mục tiêu kinh doanh năm 2017
12


Các mục tiêu tài chính cụ thể năm 2017 như sau:
Bảng 2 - Kế hoạch kinh doanh đến cuối năm 2017
ĐVT: Tỷ đồng, khách hàng

STT

1
2
3
3.1
3.2
3.3
4
4,1
4,2
5

6
7
8

Chỉ tiêu

Thực hiện 2016

Tổng tài sản
Vốn điều lệ
Tổng huy động

Kế hoạch 2017

Tăng trưởng

105.782

130.000

22,98%

5.842

5.842

-

97.539


118.352

21,34%

Tiền gửi TCKT và cá nhân

55.082

71.607

30,00%

Tiền gửi & vay của TCTD khác

41.245

46.745

13,33%

1.212

0

58.522

70.227

20,00%


47.326

56.791

20,00%

11.197

13.436

20,00%

0,70%

<2%

707

780

Vốn tài trợ ủy thác

Dư nợ cho vay và trái phiếu
TCKT (*)
Cho vay khách hàng
Đầu tư trái phiếu TCKT
Tỷ lệ nợ xấu
Lợi nhuận trước thuế
CAR
ROE (**)


>9,0%

>9,0%

13,48%

13,01%

10,33%

(*) Kế hoạch dư nợ cho vay và đầu tư TPDN là 70.227 tỷ, cần phải được NHNN chấp thuận;
(**) ROE = Lợi nhuận trước thuế/ Vốn chủ sở hữu bình quân năm
Như vậy, với kế hoạch đã đề ra, năm 2017 TPBank sẽ đạt quy mô tổng tài sản 130 nghìn tỷ
đồng; lợi nhuận trước thuế 780 tỷ đồng; tỷ lệ nợ xấu trong tầm kiểm soát và dưới 2%; các tỷ
lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng luôn được đảm bảo, thanh khoản luôn tốt.
2.
2.1

Chương trình hành động và giải pháp thực hiện
Về hoạt động kinh doanh

2.1.1

Hoạt động huy động

TPBank đặt kế hoạch huy động từ khách hàng đến cuối năm 2017 là 118.352 tỷ đồng, trên cơ
sở thực hiện các chương trình sau:



Tổ chức mô hình kênh bán:

- Thực hiện tổ chức kênh bán phân theo chức năng phát triển (hunting) và khai thác (farming).
- Đẩy mạnh triển khai đội (team) bán các sản phẩm mũi nhọn ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.
- Tổ chức bán các sản phẩm, dịch vụ cho phân khúc khách hàng cao cấp thông qua Trung tâm
KHCC có chức năng chuyên về kinh doanh SP huy động.


Sản phẩm dịch vụ:

- Chú trọng đóng gói sản phẩm theo phân khúc khách hàng để hỗ trợ công tác khai thác khách
hàng.
- Phát triển các sản phẩm số - Digital Banking, phát triển mới và củng cố các sản phẩm thuộc
nhóm Quản lý tài sản - Wealth management bao gồm: các sản phẩm Bảo hiểm & sản phẩm
13


Đầu tư. Triển khai dịch vụ thu hộ trên kênh điện tử với một số nhà cung cấp dịch vụ lớn như:
điện, viễn thông…
- Cải tiến nhóm các sản phẩm hiện tại để thỏa mãn cao hơn nhu cầu của KH theo hướng sáng
tạo: nhóm sản phẩm Tài khoản, nhóm sản phẩm Tiền gửi, dịch vụ Ngân hàng Điện tử eBank.
- Tập trung đẩy mạnh tăng trưởng CASA thông qua việc tăng số lượng doanh nghiệp sử dụng
dịch vụ trả lương và doanh nghiệp sử dụng tài khoản TPBank làm tài khoản thanh toán chính;
gia tăng tiền gửi ký quỹ thông qua bán sản phẩm Bảo lãnh, LC.
- Triển khai dịch vụ Thu hộ với đối tác Icare, đặc biệt đối với các khách hàng đang trả lương
qua TPBank.

Chính sách:
- Thường xuyên theo dõi biến động thị trường và nhu cầu sử dụng vốn của ngân hàng để đưa
ra các chính sách huy động phù hợp và hiệu quả.

- Đưa ra các chương trình thi đua, thúc đẩy bán sản phẩm huy động trong toàn hàng nhằm đạt
được kế hoạch huy động đã được ĐHCĐ thông qua và đảm bảo các chỉ số an toàn theo quy
định của Ngân hàng nhà nước.
2.1.2

Hoạt động tín dụng

Mục tiêu đến cuối năm 2017 dư nợ cho vay khách hàng dự kiến trình NHNN chấp thuận là
70.227 tỷ đồng. Định hướng phát triển dư nợ cho vay khách hàng tập trung vào các sản phẩm
dịch vụ như sau:
 Chú trọng đóng gói sản phẩm theo phân khúc khách hàng để hỗ trợ công tác khai
thác khách hàng. Cải tiến nhóm các sản phẩm hiện tại để thỏa mãn cao hơn nhu cầu của KH
theo hướng sáng tạo. Phát triển sản phẩm ngân hàng giao dịch (TB), LC, Bảo lãnh, sản phẩm
tài trợ thương mại và các sản phẩm ngoại hối nhằm gia tăng thu nhập từ phí lãi.
 Tập trung cho vay khách hàng cá nhân vay mua nhà đất, nhà dự án theo các dự án
mà TPBank có liên kết.
 Nghiên cứu và chuẩn bị điều kiện cần thiết để triển khai cho vay tài chính tiêu dùng
và cho vay hộ kinh doanh (Consumer finance và household).
 Tiếp tục đẩy mạnh cho vay để tăng quy mô, đặc biệt là cho vay vốn lưu động. Duy
trì vị trí của sản phẩm cho vay ô tô và đại lý ô tô trên thị trường.
 Tăng cường triển khai chiến lược đẩy mạnh việc phát hành thẻ Master và thẻ visa,
gia tăng tỷ lệ active & thu phí thẻ.
 Đối với khách hàng doanh nghiệp lớn tập trung vào đối tượng khách hàng là các
Doanh nghiệp Nhà nước (SOE), các Tập đoàn tư nhân, các Doanh nghiệp FDI, Công ty đa
quốc gia. Tiếp cận một số ngành có tiềm năng phát triển và ít rủi ro, phát triển và khai thác
một số thị trường nghách để tăng thu phí dịch vụ và quản lý dòng tiền cho các khách hàng
này. Gia tăng việc sử dụng nhiều sản phẩm dịch vụ đối với khách hàng hiện hữu, tăng cường
bán chéo các sản phẩm khác với Khối CB, RB.
2.1.3


Hoạt động của mảng đầu tư và nguồn vốn
14


 Tăng cường hoạt động nghiên cứu, tìm kiếm các Tổ chức phát hành trái phiếu tín
nhiệm với mức lãi suất hấp dẫn và đảm bảo tính thanh khoản trên thị trường
 Tập trung, phát triển dịch vụ tài chính, thực hiện tìm kiếm cơ hội giao dịch trái phiếu
doanh nghiệp (TPDN) trên thị trường thứ cấp; tư vấn mua bán sáp nhập (M&A), đầu tư công
ty con, công ty liên kết. Nghiên cứu các sản phẩm liên quan đến đầu tư vào giao dịch mua bán
trái phiếu thứ cấp
 Tiếp tục quản lý và đẩy mạnh làm việc với các Công ty Quản lý Quỹ cho việc quản
lý và thành lập Quỹ.
 Tiếp tục tăng cường đẩy mạnh sản phẩm Đại lý lưu ký và thanh toán/Đại lý Quản lý
tài khoản đối với TCPH trái phiếu, tiếp tục đẩy mạnh triển khai dịch vụ Quản lý Tài sản đảm
bảo là chứng khoán đối với các Đơn vị kinh doanh toàn hàng
 Giữ vững và phát triển quy mô vay LNH: lập quan hệ giao dịch với một số định chế
tài chính, ngân hàng mới, phục vụ cho việc duy trì và mở rộng quy mô Thị trường 2. Mở rộng
các khách hàng là cá nhân và TCKT để phát triển sản phẩm kinh doanh TPCP.
 Tích cực tham gia thị trường TPCP để tận dụng giai đoạn lãi suất thấp và nâng cao
vai trò, vị thế của TPBank trên thị trường.
 Tham gia, đóng góp cho hoạt động phát triển thị trường, xây dựng các benchmark thị
trường như đường cong lãi suất chuẩn ngắn hạn.
 Tập trung vào công tác huy động để đảm bảo khả năng thanh khoản hợp lý cho Ngân
hàng, đảm bảo an toàn trong hoạt động của TCTD.
2.1.4
Các hoạt động khác, hoạt động kinh doanh vàng và ngoại tệ
 Tích cực tham gia thị trường ngoại hối, swap để trở thành top 10 các bank active trên
thị trường ngoại hối.
 Tập trung phối hợp với Khối Đầu tư và khách hàng doanh nghiệp lớn và Khối CB
trong để cung cấp các dịch vụ ngoại hối trong khuôn khổ các dịch vụ ngân hàng chung

TPBank đem đến cho khách hàng. Chú trọng mảng FDI vì đây là mảng có thị phần lớn.
 Phát triển mảng bán lẻ với khách hàng dân cư, xây dựng hình ảnh một ngân hàng
dịch vụ thuận lợi về vàng, tiền mặt và thanh toán, chuyển tiền cá nhân.
 Phát triển các sản phẩm, dịch vụ tài chính cho các đối tượng là khách hàng cá nhân,
doanh nghiệp, cho các định chế tài chính khác nhằm đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ của Ngân
hàng.
2.2
2.2.1

Các công tác hỗ trợ
Công tác vận hành

 Triển khai chương trình nâng cao CLDV thanh toán, trong đó tập trung cải tiến quy
trình, hệ thống, tự động hóa cao trong TTQT, TTTN. Phối hợp với CNTT triển khai và golive
thành công hệ thống phần mềm soạn thảo hợp đồng tự động, kiểm soát rủi ro, nâng cao
NSLĐ.
 Tổ chức hội thảo DVKH ngành dọc hàng quý tạo không khí và môi trường thân
thiện, gắn kết cũng như kịp thời tháo gỡ các khó khăn vướng mắc của các đơn vị.
15


 Triển khai và golive thành công dự án chuyển đổi Thẻ bao gồm toàn bộ các cấu phần
quản lý, thanh toán thẻ nội địa, quốc tế Visa, báo cáo và toàn bộ ứng dụng thẻ quốc tế qua
kênh ebank.
 Xây dựng và thống nhất cơ chế triển khai áp dụng bán dịch vụ nội bộ cho ĐVKD
không có DVKH
 Triển khai Dự án mã số hóa chứng từ trên hệ thống ECM và Dự án 5 phút – 5 sao,
nâng cao chất lượng dịch vụ với khách hàng.
2.2.2


Về chính sách nhân sự

Nâng cao chất lượng và số lượng ứng viên đầu vào, đảm bảo nhân sự được tuyển dụng phù
hợp, đủ và kịp thời theo đinh biên và yêu cầu của các đơn vị (tổng Nhân sự tới 31/12/2017 dự
kiến là 4.500 CBNV - chưa gồm Nhân sự cho các CN/TTKD mở mới và nhân sự cho hệ
thống chi nhánh tự động VTM).

Rà soát và cải tiến các Quy trình tác nghiệp nhân sự đảm bảo nâng cao năng suất.
Tiến hành phân tích hiệu quả với mỗi kênh tuyển dụng với các nhóm chức danh công việc, đề
ra cách thức tăng nguồn đầu vào nâng cao chất lượng ứng viên.

Rà soát và đánh giá đội ngũ Cán bộ quản lý đặc biệt với GĐ các Chi nhánh/TTKD…
kiên quyết xử lý các trường hợp không phù hợp và yếu kém;

Khối HR sẽ xem xét và đầu tư hệ thống elearning trong phạm vi ngân sách đã dự
kiến, giai đoạn 1 trong năm 2017, hệ thống này sẽ hỗ trợ tăng cường công tác quản lý đào tạo
và đào tạo sản phẩm, quy trình.

Rà soát và hoàn thiện bộ chương trình đào tạo tại TT Kinh doanh Thực hành, hệ
thống kiểm tra nhằm nâng cao chất lượng học viên, đặc biệt với học viên CBO.

Tăng cường các chương trình đào tạo cho Cán bộ quản lý cấp trung, nhất là với GĐ
CN/TTKD, chuẩn hóa nội dung chương trình và giảng viên nội bộ, phối hợp với một số khối
nghiệp vụ triển khai đào tạo và kèm cặp (cầm tay chỉ việc) với một số mảng nghiệp vụ đặc thù
như Tài trợ thương mại… , thực hiện trước tại một số đơn vị có tiềm năng, sau đó nhân rộng
ra toàn hệ thống.
2.2.3

Đầu tư phát triển công nghệ, hiện đại hóa NH


Với mục tiêu trở thành Ngân hàng Số (Digital Banking) hàng đầu Việt Nam, khối CNTT tiếp
tục triển khai và hoàn thành các dự án trọng điểm: triển khai dự án Auto Banking, Digital
lending, Agent Banking, eBank doanh nghiệp, DCP, LOS, triển khai từng phần các dự án rủi
ro phù hợp với yêu cầu và tiến độ chung của NHNN …
2.2.4
Phát triển mạng lưới và hoạt động truyền thông

Năm 2017, để nâng cao hình ảnh, hỗ trợ hoạt động kinh doanh, tăng thị phần trên thị
trường TPBank đã hoàn tất bộ hồ sơ xin phép mở mới đối với 5 chi nhánh tại các địa bàn tỉnh
Bắc Ninh, Nam Định, Kiên Giang, Hồ Chí Minh và 4 PGD tại các địa bàn tỉnh Quảng Ninh,
Nghệ An, Bình Dương, Đồng Nai và 1 văn phòng đại diện tại TP Hồ Chí Minh.

16



Hoạt động truyền thông thương hiệu, marketing sản phẩm và các chương trình ưu đãi
sẽ tiếp tục được đẩy mạnh, đưa TPBank đến gần hơn với khách hàng và định vị rõ nét hình
ảnh TPBank trên thị trường.

Với các chính sách phát triển sản phẩm, mạng lưới và truyền thông như trên, song
hành với kết quả đã đạt được năm 2016, TPBank đặt mục tiêu gia tăng tỷ lệ Khách hàng hoạt
động và sử dụng đa dịch vụ của Ngân hàng. Mạng lưới khách hàng sâu rộng là yếu tố vô
cùng quan trọng giúp TPBank hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch về quy mô và lợi nhuận được
giao.

Xây dựng và hoàn thiện hệ thống xếp hạng, phân tích khách hàng để làm cơ sở cho
việc thực hiện chính sách giá, phí và lãi suất; quan tâm tới tổng lợi ích mà khách hàng mang
lại, đẩy mạnh bán chéo sản phẩm, khuyến khích khách hàng sử dụng đa dạng các sản phẩm
dịch vụ khác. Khai thác tối đa nhu cầu về sản phẩm dịch vụ từ các khách hàng hiện tại; tăng

số lượng sản phẩm/dịch vụ cung cấp cho một khách hàng thông qua đẩy mạnh hoạt động bán
chéo, nâng tỷ lệ khách hàng có giao dịch (khách hàng active) lên gấp đôi so với năm 2016,
nâng số lượng bình quân sản phẩm dịch vụ mỗi khách hàng sử dụng gấp 1.5 lần và nâng tỷ
trọng CASA trên tổng huy động khách hàng lên gấp đôi so với năm 2016 để giảm chi phí vốn.
Nâng số lượng bình quân sản phẩm, dịch vụ khách hàng sử dụng gấp 1,5 lần.
2.2.5 Quản lý rủi ro và kiểm soát, kiểm toán nội bộ

Với định hướng phát triển bền vững, TPBank ưu tiên củng cố năng lực quản trị rủi ro
chung toàn hàng, đặc biệt tập trung cảnh báo sớm rủi ro tín dụng toàn hệ thống, giám sát hoạt
động tín dụng toàn hệ thống; áp dụng các mô hình, công nghệ tiên tiến trong quản lý tài sản
Nợ - Có, quản lý rủi ro thanh khoản, rủi ro thị trường.

Cải tiến mô hình thẩm định và phê duyệt tín dụng, xác định một số sản phẩm ưu tiên
để chuyên môn hóa trong quá trình thẩm định/phê duyệt. Ứng dụng công nghệ trong công tác
cập nhật, lưu trữ, xử lý hồ sơ, xét duyệt, kiểm soát sau vay. Kiểm soát rủi ro tín dụng theo
hướng chuyên môn hóa phù hợp với đặc tính rủi ro của từng phân nhóm khách hàng cá nhân,
khách hàng doanh nghiệp.

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát tuân thủ nhằm phát hiện sớm các sai phạm,
yêu cầu chỉnh sửa kịp thời, hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Xây dựng hướng dẫn nhận biết
khách hàng phục vụ công tác phòng chống rửa tiền. Thực hiện rà soát, xây dựng hệ thống đảm
bảo tuân thủ FATCA.

Hoàn thiện đội ngũ kiểm toán, kiểm soát nội bộ có năng lực, kinh nghiệm, đảm bảo
tính độc lập. Thiết lập các cuộc kiểm tra tại các đơn vị hội sở và chi nhánh, kiểm soát tốt tính
tuân thủ quy trình và đạo đức cán bộ, tăng cường công tác giám sát tuan thủ từ xa, tham gia
giải quyết dứt điểm các trường hợp khiếu nại tố cáo nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cho
ngân hàng.
IV.


Kết luận

Trong năm 2016 với những định hướng đúng đắn, sáng suốt từ HĐQT cùng với năng lực
quản lý điều hành của Ban điều hành, Ngân hàng đã đạt được kết quả tương đối khả quan
trong hoạt động kinh doanh, quy mô huy động vốn, tài sản, dư nợ tín dụng tăng trưởng tốt.
Tuy nhiên trong năm 2016 hoạt động của TPBank bị chi phối, tác động bới một số chính sách
17


điều hành kinh tế vĩ mô của NHNN như tác động của thông tư 36 dẫn đến mặt bằng lãi suất
huy động tăng khoảng 0,2-0,3%/năm, lãi suất cho vay lại có xu hướng giảm nhẹ 0,5%/năm để
phục vụ SXKD, NHNN đã 03 lần điều chỉnh tỷ giá và 02 lần nới biên độ với biên độ hiện áp
dụng là 3%. NHNN chưa phê duyệt nới giới hạn tín dụng cho TPBank như đề xuất,.... Chính
vì vậy kết quả lợi nhuận của NH còn chưa vượt được nhiều so với KH ĐHĐCĐ.
Bước sang năm 2017, với mục tiêu tiếp tục phát triển bền vững và hiệu quả, phấn đấu trở
thành một trong những ngân hàng thương mại hàng đầu tại Việt Nam với hoạt động bền vững,
minh bạch; đóng góp tích cực vào sự phát triển chung của hệ thống ngân hàng, TPBank tập
trung rà soát nâng cao chất lượng nguồn lực đầu tư phục vụ những mục tiêu phát triển kinh
doanh của ngân hàng. Rà soát hiệu quả hoạt động và tăng năng suất lao động các đơn vị trên
toàn hệ thống, ưu tiên bổ sung nguồn nhân lực cho các hoạt động kinh doanh trực tiếp, kiểm
soát chặt và hạn chế các lao động gián tiếp, lao động giản đơn. Đặc biệt trong năm 2017,
ngoài việc triển khai các chính sách kinh doanh đồng bộ, TPBank sẽ trú trọng thực hiện kỷ
luật Ngân sách, quản lý hệ số chi phí hoạt động trên thu nhập thuần (C/I) của toàn hệ thống
không được vượt quá mức phê duyệt của EXCO, TGĐ tại từng thời kỳ.
Với những chính sách đồng bộ nêu trên, Tổng giám đốc cùng Ban điều hành Ngân hàng tự tin
chinh phục những mốc mục tiêu kinh doanh mới trong năm 2017, đưa TPBank lọt vào nhóm
các Ngân hàng thương mại hàng đầu tại Việt Nam, không chỉ về quy mô mà còn về chất
lượng và hiệu quả hoạt động.
Trân trọng báo cáo!
TM. BAN ĐIỀU HÀNH

TỔNG GIÁM ĐỐC

Nơi nhận:
- ĐHCĐ
- HĐQT, BKS;
- Ban Điều hành;
- Lưu: VP; TC

(Đã ký)

NGUYỄN HƯNG

18



×