Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

07. bos bao cao 2016 ke hoach 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.75 MB, 5 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 03/2017/BC-TPB.BKS
Hà Nội, ngày 03 tháng 4 năm 2017

BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG NĂM 2016 VÀ ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG NĂM 2017
CỦA BAN KIỂM SOÁT
Kính trình: Đại hội đồng Cổ đông
Căn cứ Quy chế tổ chức và hoạt động, Ban kiểm soát (BKS) báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm
2016 (trong kỳ) và định hướng hoạt động của BKS năm 2017 như sau:
I- ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN TRỊ, ĐIỀU HÀNH VÀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ
1. Công tác quản trị và điều hành
Thực hiện ủy quyền của HĐQT, Ủy ban Điều hành HĐQT (EXCO) đã định hướng và quản trị hoạt động Ngân
hàng phù hợp với tình hình kinh tế, chính sách của Nhà nước. Hoàn thành lộ trình tăng vốn điều lệ theo kế
hoạch. Thông qua các Ủy ban và Giao ban, EXCO tiếp tục chỉ đạo sát sao BĐH thực hiện các biện pháp tích cực
thúc đẩy hiệu quả hoạt động kinh doanh, tăng cường kiểm soát và nâng cao năng lực quản trị rủi ro.
Một số kết quả nổi bật trong kỳ của TPBank:
1.1. Hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch chủ yếu được ĐHĐCĐ thông qua về tổng tài sản, dư nợ tín dụng và lợi
nhuận trước thuế. Các giới hạn, tỷ lệ an toàn hoạt động ngân hàng và Nợ xấu được kiểm soát chặt chẽ.
1.2. TPBank được IFC tăng hạn mức tín dụng và trở thành cổ đông quan trọng của Ngân hàng cùng với những
hỗ trợ, tư vấn tích cực trong quản trị hệ thống, quản trị rủi ro theo chuẩn mực quốc tế.
1.3. Mạng lưới hoạt động TPBank được mở rộng. Cùng với việc gia tăng ứng dụng eBank và thúc đẩy các
chương trình, sản phẩm dịch vụ đa dạng đã nâng cao năng lực cạnh tranh, vị thế Ngân hàng.
1.4. Các chương trình truyền thông, gắn kết thương hiệu, quảng bá hình ảnh, sản phẩm, dịch vụ của Ngân hàng
tiếp tục mang lại kết quả tích cực. TPBank được các Cơ quan quản lý, Định chế tài chính trong, ngoài nước ghi
nhận là Ngân hàng hàng đầu về công nghệ, có uy tín và số lượng khách hàng gia tăng nhanh.
1.5. Áp dụng mô hình hỗ trợ tín dụng tập trung tại Hội sở đã tăng hiệu quả hoạt động và kiểm soát rủi ro. Bên
cạnh đó, các dự án nhằm đa dạng hóa dịch vụ, gia tăng tiện ích giao dịch và đáp ứng yêu cầu quản trị, điều hành
Ngân hàng tiếp tục được triển khai thực hiện theo kế hoạch.
1.6. Hoạt động đầu tư và kinh doanh trên thị trường tiền tệ đạt hiệu quả cao và có đóng góp đáng kể cho lợi
nhuận Ngân hàng. Thanh khoản của Ngân hàng được quản lý một cách hiệu quả.


1.7. Các công cụ quản lý rủi ro vận hành định hướng theo Basel 2 đã được TPBank áp dụng. Qua đó, nâng cao
năng lực nhận diện, đo lường và kiểm soát rủi ro.
1.8. An ninh công nghệ thông tin được tăng cường với Hệ thống theo dõi giám sát tấn công có chủ đích (APT)
và Hệ thống kiểm soát Log tập trung cũng như các nâng cấp bảo mật khác.
2. Đánh giá Hệ thống kiểm soát nội bộ (HTKSNB)
HTKSNB TPBank tiếp tục được hoàn chỉnh và cơ bản đáp ứng được yêu cầu. Cụ thể:
2.1. Môi trường kiểm soát với hệ thống các chuẩn mực, quy trình, tổ chức làm nền tảng cho công tác kiểm soát
hiệu quả hoạt động Ngân hàng được thiết lập đầy đủ và thường xuyên được cải tiến, kiện toàn.
2.2. Các rủi ro có nguy cơ ảnh hưởng bất lợi đến mục tiêu, hiệu quả hoạt động của Ngân hàng được đánh giá và
kiểm soát phù hợp.
2.3. Kiểm soát nội bộ được cài đặt, tổ chức kiểm soát ngay trong các quy trình tác nghiệp với sự phân cấp ủy
quyền rõ ràng, minh bạch. Các cán bộ ở mọi vị trí đều có Bản mô tả công việc, Bộ Chỉ tiêu KPIs và được bảo


2.4. Hệ thống thông tin về tài chính, hoạt động, tuân thủ đã đáp ứng được yêu cầu về quản trị, điều hành.
2.5. Hệ thống công nghệ thông tin được tăng cường giám sát, bảo vệ hợp lý và áp dụng các cơ chế quản lý dự
phòng độc lập, bảo đảm hoạt động kinh doanh thường xuyên, liên tục.
Hạn chế của HTKSNB:
Các chốt kiểm soát tại một số đơn vị, thời điểm chưa được bố trí đủ nhân sự. Hoạt động kiểm soát nội bộ chưa
thực sự đáp ứng yêu cầu phát hiện sớm, ngăn chặn kịp thời sai sót, dẫn đến hiệu lực công tác kiểm soát còn hạn
chế và cần được cải thiện.
3. Kiến nghị
Bên cạnh kết quả đạt được, mục tiêu hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thời gian tới vẫn còn nhiều thách
thức. Để phát triển vững chắc và thực hiện thành công chiến lược của Ngân hàng, BKS kiến nghị:
3.1. Đối với Ban điều hành
3.1.1. Rà soát cơ cấu tổ chức, nhân sự; cải tiến quy trình tác nghiệp, tinh giản bộ máy; thúc đẩy nâng cao năng
suất lao động và cải thiện Chỉ số chi phí/thu nhập để nâng cao hiệu quả hoạt động.
3.1.2. Thường xuyên cải tiến công tác khách hàng, gia tăng cơ sở khách hàng lõi. Phát triển các sản phẩm với
chính sách linh hoạt, phù hợp với thị trường và bảo đảm hiệu quả nguồn vốn huy động. Tăng cường cung ứng
dịch vụ nhằm tăng tỷ trọng thu nhập ngoài lãi trong cơ cấu lợi nhuận của Ngân hàng.

3.1.3. Xây dựng khẩu vị rủi ro tín dụng theo tôn chỉ tăng trưởng tín dụng thận trọng và phù hợp với khả năng
quản lý rủi ro; bảm đảm nguyên tắc độc lập, tập trung hóa. Chú trọng phát triển hệ thống quản trị rủi ro, trọng
tâm là quản lý rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động và rủi ro pháp lý.
3.1.4. Tăng cường hiệu quả xử lý nợ xấu, kể cả nợ đã bán cho VAMC để nâng cao năng lực tài chính Ngân
hàng.
3.1.5. Cải thiện phương thức xây dựng chỉ tiêu KPIs và hệ thống đánh giá hiệu quả công việc. Rà soát, phân bổ
chi phí hợp lý, nhất là chi phí nhân lực. Tiến tới khoán chi phí dựa trên hiệu quả công việc. Đổi mới chính sách
đãi ngộ, tiền lương gắn với hiệu quả công việc, bảo đảm công bằng.
3.1.6. Xây dựng cơ chế phân định trách nhiệm giữa các bộ phận, cá nhân liên quan tham gia vào từng chuỗi sản
phẩm, nghiệp vụ. Sàng lọc, tuyển dụng cán bộ lãnh đạo có đủ phẩm chất, năng lực. Nâng cao trách nhiệm của
người đứng đầu đơn vị.
3.1.7. Tăng cường hiệu lực chấn chỉnh, khắc phục sau kiểm toán. Áp dụng chế tài xử lý hữu hiệu hơn đối với tổ
chức, cá nhân vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
3.1.8. Định kỳ đánh giá chất lượng hoạt động của các ĐVKD và hiệu quả của việc mở rộng mạng lưới hoạt
động. BĐH cần có chính sách phù hợp hơn đối với các đơn vị mới đi vào hoạt động, không có nhiều lợi thế
thương mại.
3.2. Kiến nghị đối với HĐQT:
3.2.1. Tăng cường dự báo chính sách, tác động của kinh tế vĩ mô để có biện pháp ứng phó kịp thời với những
thay đổi bất lợi trong hoạt động kinh doanh.
3.2.2. Thường xuyên kiểm tra, giám sát, chỉ đạo BĐH thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu và kế hoạch kinh doanh
do ĐHĐCĐ thông qua.
3.2.3. Định hướng chính sách khẩu vị rủi ro phù hợp với tình hình thực tế và giám sát việc thực thi các biện
pháp phòng ngừa rủi ro của Ngân hàng.
II- HOẠT ĐỘNG CỦA BAN KIỂM SOÁT TRONG KỲ
1. Bối cảnh liên quan
Năm 2016, quy mô tổ chức, hoạt động của TPBank tăng nhanh trong bối cảnh rủi ro hoạt động ngành Ngân
hàng có diễn biến phức tạp. Với 3 thành viên Ban kiểm soát (BKS) cùng Bộ phận giúp việc là Trung tâm KTNB
(gồm 29 cán bộ), BKS đã tích cực thực hiện và hoàn thành nhiệm vụ đề ra.
2. Đánh giá kết quả hoạt động của BKS trong kỳ
2.1. Kết quả đạt được:


2


2.1.1. Thường xuyên rà soát các quy chế do HĐQT ban hành và giám sát việc tuân thủ các quy định, Điều lệ
TPBank và Nghị quyết của ĐHĐCĐ.
2.1.2. Theo dõi việc thực hiện các chỉ tiêu tài chính thông qua các báo cáo quản trị và dự họp với một số Ủy ban,
Hội đồng, Giao ban toàn hàng, giao ban Ban điều hành (BĐH). Hàng quý, BKS đã làm việc với EXCO, BĐH và
tư vấn, kiến nghị các vấn đề liên quan đến công tác quản trị, điều hành và kiểm soát rủi ro hoạt động Ngân hàng.
2.1.3. Định hướng xây dựng kế hoạch kiểm toán trên cơ sở rủi ro và điều hành, giám sát Kiểm toán nội bộ
(KTNB) thực hiện nhiệm vụ đề ra.








Tham gia trực tiếp quá trình kiểm toán, soát xét các biên bản, báo cáo kiểm toán. Thường xuyên đánh giá
kết quả kiểm toán và chỉ đạo KTNB nâng cao chất lượng kiểm toán.
Trong kỳ, KTNB đã hoàn thành kế hoạch kiểm toán trực tiếp (đạt 118%) và thực hiện các nhiệm vụ đột
xuất theo chỉ đạo của EXCO, BKS và Tổng giám đốc. Hoạt động giám sát từ xa được thực hiện thường
xuyên, liên tục; các chỉ tiêu giám sát được cập nhật và kết quả đã phát hiện, xử lý kịp thời các sai sót.
Chỉ đạo KTNB đôn đốc các đơn vị liên quan chấn chỉnh, khắc phục sau kiểm toán và phối hợp với các đơn
vị chức năng chấm điểm tuân thủ, áp dụng chế tài xử lý đối với các vi phạm.
Hàng tháng, BKS đã thông tin cảnh báo tuân thủ toàn hàng, trong đó nêu rõ các dạng sai phạm của các
ĐVKD, cập nhật kết quả khắc phục sau kiểm toán và kiến nghị cải thiện.
Soát xét độc lập việc thực hiện các tỷ lệ an toàn, giới hạn rủi ro của Ngân hàng.
Cập nhật Quy trình kiểm toán trực tiếp phù hợp với cơ cấu tổ chức KTNB và yêu cầu nâng cao chất lượng

hoạt động kiểm toán.

2.1.4. Cập nhật Danh sách cổ đông sáng lập, cổ đông lớn, thành viên góp vốn và người có liên quan của thành
viên HĐQT, thành viên BKS, TGĐ của TPBank.
2.1.5. Phối hợp với Hội đồng Nhân sự tuyển dụng, bổ sung nhân sự cho KTNB.
2.2. Đánh giá kết quả hoạt động của từng thành viên BKS
BKS đã phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên và tổ chức họp đánh giá kết quả công tác định kỳ.
Kết quả hoạt động cho thấy các thành viên BKS chuyên trách đã tích cực triển khai thực hiện và hoàn thành tốt
các nhiệm vụ được Ban kiểm soát phân công. Thành viên BKS không chuyên trách đã dành thời gian nhất định
tham gia, đóng góp tích cực cho hoạt động của BKS.
2.3. Hạn chế của BKS
2.3.1. Cơ chế trao đổi thông tin giữa HĐQT, BĐH và BKS đã được thiết lập, tuy nhiên trong quá trình triển khai
còn chưa phối hợp chặt chẽ.
2.3.2. Việc phối hợp với Khối Quản trị rủi ro và các đơn vị kiểm tra, giám sát để phát hiện, ngăn chặn các sai
phạm, rủi ro trong hoạt động ngân hàng cần được cải thiện, nâng cao hiệu quả hoạt động.
2.3.3. BKS chưa tuyển dụng được một kiểm toán viên kiểm toán công nghệ thông tin theo quy định. Thời gian
qua, BKS đã trưng dụng một cán bộ quản lý rủi ro CNTT của Khối QTRR phối hợp kiểm soát lĩnh vực này.
III- THẨM ĐỊNH BCTC
1. BKS đã tổ chức thẩm định BCTC theo quy định. Thông qua thẩm định và kiểm toán các chuyên đề liên quan,
BKS đã kiến nghị BĐH khắc phục các vấn đề về kế toán tổng hợp và kế toán chi tiêu nội bộ. Đến nay, các vấn
đề đã cơ bản được khắc phục.
2. BKS xác nhận BCTC do BĐH lập và Công ty TNHH Ernst & Young Vietnam có ý kiến chấp nhận toàn phần
đã ghi nhận trung thực và hợp lý tình hình tài chính cũng như kết quả hoạt động kinh doanh, tình hình lưu
chuyển tiền tệ của TPBank cho giai đoạn tài chính kết thúc ngày 31/12/2016.
Năm 2016, quy mô hoạt động của TPBank tăng nhanh. Cơ cấu nguồn và sử dụng vốn nhìn chung được tái cấu
trúc theo hướng tích cực. So với kế hoạch, nguồn vốn huy động từ khách hàng (TT1) đạt 86,3% kế hoạch; dư nợ
cho vay khách hàng tăng 13,8%, lợi nhuận trước thuế lũy kế tăng 1,7%. Tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức
thấp, đạt 0,7%.
3. Bảng Cân đối Kế toán giản lược:
A


TÀI SẢN CÓ

I
II

Tiền mặt, vàng bạc, đá quý
Tiền gửi tại NHNN Việt Nam

31/12/2016 (tỷ
đồng)
815
1.362

31/12/2015
(tỷ đồng)
622
1.228

3


III
IV
V
VI
VII
VIII
IX
X


Tiền, vàng gửi tại các TCTD và cho vay các TCTD khác
Chứng khoán kinh doanh
Cho vay khách hàng
Mua nợ
Chứng khoán đầu tư
Góp vốn, đầu tư dài hạn
Tài sản cố định
Tài sản có khác
Tổng tài sản có

23.785
46.234
678
29.883
144
2.853
105.782

20.290
27.978
21.579
134
4.380
76.221

1.500
41.245
55.082
1.212

1.062
100.101

2.018
29.396
39.505
503
71.422

5.842
(719)
(83)
76
565
5.681

5.550
(1.020)
(3)
42
230
4.799

34.491

4.778

Cam kết trong nghiệp vụ L/C

1.555


544

Bảo lãnh khác

5.362

2.953

Cam kết khác

5.716

3.402

B

NỢ PHẢI TRẢ

I
II
III
IV
V
VI

Các khoản nợ Chính phủ và NHNN
Tiền, vàng gửi và vay các TCTD khác
Tiền gửi của khách hàng
Vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, cho vay TCTD chịu rủi ro

Các công cụ tài chính phái sinh các công nợ tài chính khác
Các khoản nợ khác
Tổng nợ phải trả

C
I
II
III
IV
V
VI

VỐN CHỦ SỞ HỮU
Vốn điều lệ
Thặng dư vốn cổ phần
Cổ phiếu quỹ
Quỹ của TCTD
Chênh lệch tỷ giá hối đoái
Lợi nhuận chưa phân phối
Tổng vốn chủ sở hữu

Các chỉ tiêu ngoài bảng Cân đối kế toán
Cam kết giao dịch hối đoái

2. Số liệu tổng hợp kết quả kinh doanh
KẾT QUẢ KINH DOANH

Năm 2016
(tỷ đồng)


Năm 2015
(tỷ đồng)

Thu nhập hoạt động
Thu nhập lãi thuần

2.121

1.403

86
58

68
(49)

-

-

Lãi/ lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư

46

110

Lãi/ lỗ thuần từ hoạt động khác

(2)


20

-

3

2.309

1.555

(583)

(345)

(43)

(29)

(705)

(420)

(1.331)

(794)

Lãi/ lỗ thuần từ hoạt động dịch vụ
Lãi/ lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và vàng
Lãi/ lỗ thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh


Thu nhập từ góp vốn mua cổ phần
Tổng thu nhập hoạt động
Chi phí hoạt động
Chi phí cho nhân viên
Chi phí khấu khao tài sản cố định
Chi phí hoạt động khác
Tổng chi phí hoạt động
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự
phòng rủi ro tín dụng
(Chi phí)/ Hoàn nhập dự phòng rủi ro tín dụng

978

761

(272)

(135)

4


Lợi nhuận trước thuế
Chi phí thuế TNDN

706

626

(141)


(64)

565

562

1.004

1.013

Lợi nhuận sau thuế
Lãi cơ bản trên cổ phiếu (đồng)
IV. ĐỊNH HƯỚNG HOẠT ĐỘNG CỦA BAN KIỂM SOÁT NĂM 2017

1. Tiếp tục thực hiện nhiệm vụ giám sát tuân thủ các quy định của pháp luật, Điều lệ và Nghị quyết của HĐQT
trong việc quản trị, điều hành Ngân hàng.
2. Chỉ đạo KTNB thực hiện hiệu quả kế hoạch kiểm toán năm và các chương trình kiểm tra đột xuất theo yêu
cầu của HĐQT, BKS và BĐH.
3. Tổ chức soát xét độc lập việc thực hiện quy định về giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của Ngân
hàng.
4. Đánh giá độc lập HTKSNB, chất lượng công tác quản trị rủi ro.
5. Tham gia họp các Hội đồng, Ủy ban, Họp giao ban để có tư vấn ý kiến trực tiếp.
6. Thẩm định BCTC và các nhiệm vụ khác có liên quan.
7. Phối hợp tuyển dụng, đào tạo và quản lý cán bộ KTNB.
8. Tăng cường nắm bắt thông tin, đánh giá tình hình hoạt động của Ngân hàng và làm việc với EXCO, BĐH để
kịp thời có kiến nghị phù hợp, góp phần bảo đảm hoạt động của TPBank an toàn, hiệu quả và tuân thủ pháp luật.
Trân trọng,
Nơi nhận:
- Hội đồng quản trị;

- Ban điều hành;
- Lưu: VP HĐQT, BKS.

TM. BAN KIỂM SOÁT
TRƯỞNG BAN

(Đã ký)

Nguyễn Thị Bảo

5



×