Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Phát huy Di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch ở tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2017 2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (253.49 KB, 51 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn Đề án
Việt Nam có nguồn tài nguyên Di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khá đa
dạng, phong phú. Di sản văn hóa luôn đóng vai trò quan trọng trong lịch sử
hình thành, phát triển của quốc gia, dân tộc, vùng miền. Đó không chỉ là tài
sản của riêng một vùng đất hay con người địa phương, mà còn là tài sản vô
cùng quý giá của quốc gia, phản ánh một cách tập trung nhất, tiêu biểu nhất
truyền thống văn hóa Việt Nam, có vai trò to lớn trong sự nghiệp dựng nước
và giữ nước của nhân dân ta. Di sản văn hoá và hoạt động phát triển du lịch
có mối quan hệ hữu cơ với nhau. Du lịch là một ngành kinh tế có định hướng
tài nguyên một cách rõ rệt. Nói một cách khác, du lịch chỉ có thể phát triển
trên cơ sở khai thác các giá trị tài nguyên du lịch. Đứng từ góc độ này, các giá
trị văn hóa được xem là dạng tài nguyên du lịch để khai thác tạo ra các sản
phẩm du lịch hấp dẫn, khác biệt và có khả năng cạnh tranh không chỉ giữa các
vùng miền, các địa phương trong nước mà còn giữa Việt Nam với các nước
trong khu vực và quốc tế. Trên cơ sở những giá trị di sản văn hoá, du lịch khai
thác để hình thành nên những sản phẩm du lịch phục vụ du khách.
Trong những năm qua, công tác phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với
việc phát triển kinh tế xã hội đặc biệt là ngành du lịch của tỉnh đã và đang
được các cấp, các ngành quan tâm, nghiên cứu, triển khai thực hiện một cách
hiệu quả. Ngành du lịch tỉnh Quảng Nam có bước phát triển khá nhanh, hiệu
quả, đã tạo được thương hiệu. Công tác phát huy giá trị các di sản được đầu
tư, khai thác, và có nhiều thay đổi tích cực; quảng bá xúc tiến du lịch ngày
càng được tổ chức với quy mô lớn và chuyên nghiệp, từng bước củng cố và
phát triển thương hiệu du lịch Quảng Nam "Một điểm đến hai di sản"; thị
trường khách quốc tế được mở rộng, lao động trong ngành du lịch không
ngừng tăng lên. Sản phẩm du lịch, chất lượng dịch vụ, phục vụ tại các cơ sở
kinh doanh du lịch được chú trọng nâng cấp theo hướng chuyên nghiệp. Môi

1



trường tự nhiên, xã hội, công tác đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách được
tăng cường. Công tác bảo tồn các giá trị tài nguyên du lịch đạt hiệu quả; đời
sống nhân dân tại các địa phương phát triển du lịch được cải thiện. Cùng với
ngành du lịch, các ngành liên quan cùng phát triển như: Văn hóa, thương mại,
dịch vụ tài chính, viễn thông, xây dựng, công nghiệp, nông nghiệp, giao
thông... góp phần tăng nguồn thu ngân sách của tỉnh.
Tuy vậy, công tác phát huy giá trị di sản thời gian qua ở Quảng Nam còn
tồn tại những bất cập như: nhận thức của cán bộ và nhân dân về vấn đề này
chưa đầy đủ; đầu tư kinh phí cho phát huy giá trị văn hóa chưa được quan tâm
đúng mức; môi trường văn hóa bị xâm hại trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa đã làm lu mờ không ít giá trị văn hóa truyền thống trên địa bàn
tỉnh. Công tác bảo tồn chưa gắn với phát huy, các giá trị truyền thống chưa
đáp ứng là nguồn lực chủ yếu để phát triển kinh tế xã hội, nhất là trong phát
triển du lịch.
Vấn đề khai thác các giá trị di sản phục vụ cho chiến lược phát triển du
lịch của địa phương còn hạn chế, quy mô còn chưa rộng, chỉ tập trung ở
những địa phương có truyền thống làm du lịch, trừ hai Di sản Văn hóa Thế
giới Khu đền tháp Mỹ Sơn và Đô thị cổ Hội An, một số điểm du lịch văn hoá
thu hút khách du lịch quốc tế đến tham quan chưa nhiều. Công tác nghiên cứu
thị trường, quảng bá, xúc tiến vẫn chưa đạt mức độ chuyên nghiệp để thu hút
được sự quan tâm của những thị trường khách cao cấp. Chưa có những sản
phẩm du lịch tiêu biểu…
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề án: “Phát huy Di sản văn
hóa gắn với phát triển du lịch ở tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2017 - 2021”
làm Đề án tốt nghiệp chương trình Cao cấp Lý luận Chính trị.
2. Mục đích của Đề án
Tập trung đề xuất những giải pháp, xác định rõ nguồn lực và lộ trình
triển khai thực hiện nhằm phát huy hiệu quả hơn vai trò của di sản văn hoá
đối với phát triển du lịch ở tỉnh Quảng Nam trong thời gian đến.


2


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Đề án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hiệu quả hoạt động khai thác, phát huy di sản văn hóa gắn với phát triển
du lịch ở tỉnh Quảng Nam hướng đến sự phát triển bền vững của địa phương.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Giới hạn không gian: Trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Trong đó, trọng tâm
là một số huyện, thị xã, thành phố khu vực đồng bằng và trung du có tiềm
năng về di sản văn hóa tạo động lực phát triển du lịch - dịch vụ.
Giới hạn thời gian: Đánh giá thực trạng phát huy di sản văn hóa gắn với
phát triển du lịch ở Quảng Nam từ năm 2010 đến thời điểm hiện nay. Thời
gian triển khai Đề án từ năm 2017 đến năm 2021.
4. Ý nghĩa của Đề án
4.1. Ý nghĩa lý luận
Đề án tạo sự gắn kết giữa lý luận và thực tiễn phát huy giá trị di sản gắn
với phát triển du lịch bền vững ở tỉnh Quảng Nam để làm sáng tỏ quan điểm
của Đảng và của địa phương trong xây dựng và phát triển văn hóa.
4.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đánh giá thực trạng và đề xuất những giải pháp khả thi nhằm giải quyết tốt
hơn việc phát huy di sản gắn với sự phát triển du lịch ở tỉnh Quảng Nam hiện
nay. Đồng thời góp phần quảng bá tiềm năng, thế mạnh Quảng Nam đến người
dân và du khách trong và ngoài nước để thu hút đầu tư phát triển du lịch bền
vững trên địa bàn tỉnh.
5. Kết cấu Đề án
Ngoài phần mở đầu kết luận và kiến nghị, nội dung Đề án tập trung vào
4 phần chính:
Phần1: Cơ sở lý luận, pháp lý và thực tiễn của Đề án.
Phần 2: Quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của Đề án.

Phần 3: Tổ chức thực hiện Đề án.
Phần 4: Dự kiến kết quả của Đề án.

3


NỘI DUNG
Phần 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN, CHÍNH TRỊ - PHÁP LÝ
VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỂ ÁN
1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1 Một số khái niệm
1.1.1.1 Khái niệm văn hóa
Trong lễ phát động Thập kỷ thế giới phát triển văn hoá (tháng 12/1986)
Ông F. Mayor Tổng giám đốc UNESCO đã cho rằng: “Văn hoá là tổng thể
sống động các hoạt động sáng tạo (của các cá nhân và các cộng đồng) trong
quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình
thành nên các giá trị, các truyền thống và các thị hiếu - những yếu tố xác
định đặc tính riêng của mỗi dân tộc” [21, tr.32].
Định nghĩa này rất phù hợp với quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã
nêu ra cách thời điểm đó trên 40 năm: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích cuộc
sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức,
pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh
hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những
sáng tạo và phát minh đó, tức là văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi
phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sản sinh ra
nhằm thích ứng với nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” [12, tr.431].
Như vậy, từ trong quan niệm của Hồ Chí Minh toát lên một cái nhìn vừa
toàn diện, vừa sâu sắc về nguồn gốc lịch sử của văn hoá, về phạm vi rộng lớn
của văn hoá, về mặt biểu hiện của văn hoá trong đời sống và toàn bộ sinh hoạt

của con người. Nguồn gốc của văn hoá, theo Hồ Chí Minh là do nhu cầu sinh
tồn và mục đích đời sống của con người. Con người không thể tồn tại nếu như
không có khả năng sáng tạo và phát minh ra văn hoá nhằm đối phó với những
thử thách của thiên nhiên và xã hội. Quan điểm toàn diện và sâu sắc của Hồ
Chí Minh về văn hoá có ý nghĩa cực kỳ lớn lao trong sự nghiệp xây dựng và
phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

4


1.1.1.2 Khái niệm Di sản Văn hóa
Luật Di sản Văn hóa năm 2001, bổ sung sửa đổi năm 2009 quy định: Di
sản văn hóa bao gồm di sản văn hóa phi vật thể và di sản văn hóa vật thể, là sản
phẩm tinh thần, vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học, được lưu truyền từ
thế hệ này qua thế hệ khác ở nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Di sản văn hóa phi vật thể là sản phẩm tinh thần gắn với cộng đồng hoặc
cá nhân, vật thể và không gian văn hóa liên quan, có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học, thể hiện bản sắc của cộng đồng, không ngừng được tái tạo và được
lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng truyền miệng, truyền nghề,
trình diễn và các hình thức khác.
Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị lịch sử, văn hóa,
khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, di vật, cổ
vật, bảo vật quốc gia. Di tích lịch sử - văn hóa là công trình xây dựng, địa
điểm và các di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia thuộc công trình, địa điểm đó có
giá trị lịch sử, văn hóa, khoa học. Danh lam thắng cảnh là cảnh quan thiên
nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình
kiến trúc có giá trị lịch sử thẩm mỹ, khoa học [5, tr 27].
1.1.1.3. Quan niệm về phát huy di sản văn hóa
Theo Đại từ điển tiếng Việt, phát huy là “làm cái hay, cái tốt nhân thêm
tác dụng, thúc đẩy tiếp tục nẩy nở nhiều hơn” đặc biệt là phát huy, nhân lên

các giá trị tốt đẹp mang ý nghĩa nhân sinh. Do đó, phát huy di sản văn hóa là
những hoạt động nhằm đưa các di sản văn hóa truyền thống thâm nhập vào
thực tiễn đời sống xã hội; góp phần thúc đẩy sự phát triển xã hội, mang lại
những lợi ích vật chất và tinh thần cho con người.
Phát huy di sản văn hóa còn bao hàm ý nghĩa tạo ra môi trường tốt nhất
để các di sản đó phát huy hiệu quả, tác dụng trong đời sống xã hội đương đại.
Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa là một quá trình thống nhất biện
chứng giữa lọc bỏ và kế thừa, giữa tiếp thu và phê phán, giữa bảo tồn và phát
huy, giữa cải tạo và xây dựng... các giá trị di sản văn hóa truyền thống để xây
dựng và phát triển cái mới, cái tiến bộ. Vì vậy, vấn đề bảo tồn, kế thừa và phát

5


huy di sản văn hóa của mỗi dân tộc và cả nhân loại luôn là nhu cầu tất yếu đặt
ra cho tất cả các thế hệ con người, cho tất cả các quốc gia, dân tộc.
1.1.1.4. Khái niệm du lịch
Theo Luật du lịch Việt Nam của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam (14-6-2005): “Du lịch là hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con
người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham
quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong khoảng thời gian nhất định” [13,
tr82-85].
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (WTO), du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt
động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá
và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn;
cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian
liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư;
nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng
là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định
cư.

1.1.1.5. Khái niệm du lịch văn hoá
Luật Du lịch Việt Nam năm 2005 cũng xác định: "Du lịch văn hoá là hình
thức du lịch dựa vào bản sắc văn hoá dân tộc với sự tham gia của cộng đồng
nhằm bảo vệ và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống" [13, tr 82-85]. Theo
đó, ta có thể định ra giới hạn xác định du lịch văn hóa như sau: Du lịch văn hóa
là một loại hình du lịch nhằm mục đích hưởng thụ dưới hình thức tìm hiểu một
cách khái quát những giá trị văn hóa của một vùng, một quốc gia, dân tộc hoặc
truyền thống văn hóa - lịch sử của một địa phương (điểm đến) ngoài nơi cư trú
thường xuyên qua đó mở mang kiến thức, nâng cao hiểu biết.
1.1.2. Phát huy di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch theo quan
điểm của Đảng cộng sản Việt Nam
1.1.2.1. Vai trò của văn hoá đối với phát triển kinh tế - xã hội
Văn hoá và kinh tế có sự gắn bó tác động biện chứng với nhau. Kinh tế
phải bảo đảm được nhu cầu sống tối thiểu của con người sau đó mới đảm bảo

6


điều kiện cho văn hoá phát triển. Kinh tế không thể phát triển nếu không có
một nền tảng văn hoá, đồng thời văn hoá không chỉ phản ánh kinh tế mà còn là
nhân tố tác động đến phát triển kinh tế. Sự phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc
chỉ có thể năng động, hiệu quả, bền vững chừng nào quốc gia đó đạt được sự
phát triển kết hợp hài hoà giữa kinh tế với văn hoá. Như vậy, rõ ràng là những
nhân tố nhân văn xã hội, hay nói cách khác những nhân tố văn hoá không thể
thiếu vắng trong động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế và tiến bộ văn hoá.
Trong công cuộc đổi mới, Đảng ta luôn coi trọng văn hoá, giáo dục đào
tạo và khoa học công nghệ. Các văn kiện Hội nghị Trung ương khoá VII,
VIII, IX, XI, XII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhấn mạnh văn hoá là nền
tảng tinh thần của xã hội vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội. Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI về xây dựng và phát

triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất
nước, Đảng ta xác định mục tiêu “xây dựng nền văn hóa và con người Việt
Nam phát triển toàn diện, hướng đến chân - thiện - mỹ, thấm nhuần tinh thần
dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa học. Văn hóa thực sự trở thành nền tảng
tinh thần vững chắc của xã hội, là sức mạnh nội sinh quan trọng bảo đảm sự
phát triển bền vững và bảo vệ vững chắc Tổ quốc vì mục tiêu dân giàu, nước
mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” [3, tr 15].
1.1.2.2. Vai trò của du lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
Ngày nay du lịch đã trở thành một nhu cầu không thể thiếu được trong
đời sống xã hội. Du lịch đã khẳng định được vai trò to lớn trong nền kinh tế
quốc dân của các nước như một ngành “công nghiệp không khói”. Trong
những năm gần đây, hoạt động du lịch đang trở nên phổ biến trên toàn cầu và
phát triển với tốc độ nhanh. Với đường lối đổi mới toàn diện của Đảng và Nhà
nước, từ năm 1986 đến nay, ngành Du lịch Việt Nam đã đạt được những thành
tựu đáng kể. Với tiềm năng và triển vọng phát triển du lịch to lớn, Ðảng và
Nhà nước ta luôn luôn quan tâm và coi trọng phát triển du lịch.
Văn kiện Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thứ IX cũng xác định: “Phát triển
du lịch thật sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, nâng cao chất lượng và

7


hiệu quả hoạt động trên cơ sở khai thác lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh
thái, truyền thống, văn hóa lịch sử, đáp ứng nhu cầu du lịch trong nước và
phát triển nhanh du lịch quốc tế, sớm đạt trình độ phát triển du lịch của khu
vực” [2, tr.178]. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đưa ra chủ trương:
“khuyến khích đầu tư phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động
du lịch, đa dạng hóa sản phẩm và các loại hình du lịch” [2, tr.202].
Thực hiện định hướng của Đảng, trong những năm qua, hầu như tất cả các
ngành, lĩnh vực đều gặp không ít khó khăn trước ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế

thế giới, ngành Du lịch vẫn có những bước phát triển vững chắc. Hoạt động du
lịch trong nhiều năm liên tục có sự phát triển. Tốc độ tăng trưởng cao, hiệu quả
kinh tế - xã hội ngày càng lớn.
Hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động du lịch ngày càng rõ nét, góp phần
xóa đói giảm nghèo và làm giàu cho xã hội. Du lịch phát triển đã góp phần tăng
tỷ trọng GDP của ngành Du lịch trong khu vực dịch vụ. Ở đâu Du lịch phát triển,
ở đó diện mạo đô thị, nông thôn được chỉnh trang, sạch đẹp hơn, đời sống nhân
dân được cải thiện rõ rệt; tạo ra khả năng tiêu thụ tại chỗ cho hàng hóa và dịch
vụ, thúc đẩy các ngành khác phát triển; khôi phục nhiều lễ hội và nghề thủ công
truyền thống; góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế cả nước và từng địa
phương, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo và vươn lên làm giàu, mở rộng giao
lưu giữa các vùng, miền trong nước và với nước ngoài.
Du lịch thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, mở rộng giao lưu
văn hoá và nâng cao dân trí, phát triển nhân tố con người… Hoạt động du
lịch đã tạo thêm nguồn thu để tôn tạo, trùng tu các di tích, di sản và nâng cao
ý thức, trách nhiệm giữ gìn, phát triển di sản văn hoá vật thể và phi vật thể;
khôi phục lễ hội, làng nghề truyền thống, truyền tải giá trị văn hoá đến các
tầng lớp nhân dân và bạn bè quốc tế... tạo thêm sức hấp dẫn thu hút khách du
lịch. Thông qua du lịch các ngành kinh tế xã hội khác phát triển; mở thêm thị
trường tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ cho các ngành khác, thúc đẩy hoạt động
thương mại và mang lại hiệu quả cao với hình thức xuất khẩu tại chỗ thông
qua du lịch.

8


1.1.2.3. Mối quan hệ giữa văn hóa và du lịch
Văn hóa và du lịch là hai mặt liên hệ, tác động và bổ sung cho nhau trong
qua trình phát triển. Trong thực tiễn, giữa văn hoá và du lịch từ lâu đã có mối
quan hệ gắn bó chặt chẽ. Văn hoá, bản sắc văn hoá dân tộc là nguồn lực cho hoạt

động du lịch. Và, du lịch là một hình thức của hoạt động giao lưu văn hoá ngày
càng được đẩy mạnh hiện nay. Du lịch là cầu nối giữa các bộ phận dân cư thuộc
các nền văn hoá khác nhau trên thế giới, đồng thời tạo lập mối quan hệ trong
cuộc sống giữa quá khứ, hiện tại và tương lai của mỗi dân tộc. Trong mối tương
quan giữa du lịch và văn hóa, nếu không có du lịch, sản phẩm văn hóa chỉ đơn
thuần mang chính giá trị vốn có của nó mà hầu như không đem lại được lợi ích
về mặt kinh tế cho xã hội và cộng đồng. Không những thế, du lịch còn giúp cho
di sản được bảo tồn, quảng bá, duy trì và phát triển.
Di sản văn hoá, giá trị văn hoá là nguồn lực cho phát triển du lịch
Chúng ta đã nhận thức ngày càng sâu sắc hơn vị trí đặc biệt quan trọng
của văn hoá Việt Nam đối với sự phát triển toàn diện đất nước về kinh tế,
chính trị, xã hội trong đó có du lịch, một ngành kinh tế đang trở thành mũi
nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nước ta trong thế kỷ XXI.
Với nhận định trên, có thể khẳng định rằng phần lớn tài nguyên du lịch
là các giá trị, các thành tựu, các công trình văn hoá của dân tộc trong sự gắn
bó với môi trường tự nhiên và xã hội. Bên cạnh đó, tài nguyên du lịch còn gắn
trực tiếp với tiến trình lịch sử của đất nước, với truyền thống văn hoá của dân
tộc qua các thời kỳ lịch sử khác nhau. Như vậy, đối với du lịch, đặc biệt đối
với du lịch bền vững, văn hoá trở thành tài nguyên tạo nên sự hấp dẫn có
chiều sâu nhất đối với du lịch. Và sở dĩ du lịch là một ngành kinh tế có sức
thu hút mạnh mẽ bởi vì trong nó có hàm chứa nội dung văn hoá sâu sắc và
phong phú.
Văn hoá là mục tiêu của phát triển du lịch
Yếu tố truyền thống văn hoá trong kinh doanh du lịch có vai trò quan
trọng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của du lịch. Muốn có hiệu

9


quả trong kinh doanh điều quan trọng không chỉ thoả mãn nhu cầu của khách

bằng cơ sở vật chất của mình mà điều quan trọng hơn là chiếm được tình cảm
của khách qua việc phát huy truyền thống, bản sắc văn hoá dân tộc.
Sự phát triển của du lịch tác động trực tiếp và gián tiếp đến việc chấn
hưng và bảo tồn các di sản văn hoá. Du lịch đã tạo nên điều kiện thúc đẩy
kinh tế - xã hội của các địa phương và của các dân tộc phát triển. Doanh
thu từ các hoạt động du lịch được sử dụng một phần cho việc tu bổ di tích,
chỉnh lý các bảo tàng, đồng thời khôi phục các làng nghề truyền thống như
mây tre, gốm, dệt thổ cẩm… biến chúng trở thành hàng hoá bán cho khách
tham quan. Đối với các giá trị văn hoá phi vật thể, hoạt động du lịch trong
thời gian qua đã phục hồi và làm sống lại những lễ hội dân gian, văn nghệ
dân gian, sinh hoạt tín ngưỡng… phục vụ du khách.
1.1.2.4. Gắn kết phát huy di sản văn hóa với phát triển du lịch hướng
tới sự phát triển bền vững đất nước
Trong quá trình hội nhập quốc tế và trong xu thế toàn cầu hoá, các quan hệ
kinh tế sẽ tạo tiền đề vật chất cho phát triển văn hóa. Bối cảnh hội nhập quốc tế
giúp chúng ta nhận thức lại vai trò của lợi ích kinh tế, thấy được động lực thúc
đẩy lao động chính là lợi ích, trả lại đúng vị trí cho lợi ích cá nhân, coi đó là cơ
sở để thực hiện lợi ích xã hội. Hội nhập quốc tế đã làm thay đổi tư duy của xã
hội về đạo đức, đặc biệt là nhận thức mới về lao động; hình thành môi trường để
biến đổi tâm lý, ý thức, đạo đức con người theo những tiêu chí mới, những định
hướng giá trị mới: tính thiết thực, hiệu quả, tính năng động, sáng tạo, đề cao
năng lực, trình độ chuyên môn… thúc đẩy xã hội phát triển.
Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) và Nghị quyết Trung ương 9 khóa
XI của Đảng “Về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp
ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” luôn là kim chỉ nam cho việc bảo
tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống ở mỗi địa phương, vùng
miền. Việc gìn giữ, bảo tồn những giá trị di sản văn hóa truyền thống phải đi
kèm với khai thác, phát huy giá trị của nó trong đời sống, lựa chọn những gì
phù hợp với thời đại để có hình thức bảo tồn phù hợp. Như vậy, bảo tồn và


10


phát huy di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch luôn là sự lựa chọn tất yếu
và có tính bền vững. Chỉ có như vậy, hoạt động bảo tồn mới có ý nghĩa và có
tính khả thi mà không trở thành lực cản đối với sự phát triển của xã hội.
Nghị quyết Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/06/2014 Hội nghị Trung
ương 9 khóa XI về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp
ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước đã xác định: “Xây dựng cơ chế giải
quyết hợp lý, hài hòa giữa bảo tồn di sản văn hóa với phát triển kinh tế - xã
hội. Bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu, phục vụ giáo dục
truyền thống và phát triển kinh tế. Phục hồi và bảo tồn một số loại hình nghệ
thuật truyền thống có nguy cơ mai một. Phát huy các di sản được UNESCO
công nhận, góp phần quảng bá hình ảnh đất nước và con người Việt Nam.
Giữ gìn và phát huy di sản văn hóa các dân tộc thiểu số, nhất là tiếng nói,
chữ viết, trang phục, lễ hội truyền thống; các giá trị văn hóa tích cực trong
tôn giáo, tín ngưỡng” [bổ sung tài liệu Ban Tuyên giáo Trung ương, Tài liệu
học tập Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín, BCH Trung ương Đảng cộng sản
Việt Nam khóa XI, tr. 22].
Văn kiện Ðại hội Ðảng toàn quốc lần thứ XII nhấn mạnh: “Huy động
sức mạnh của toàn xã hội nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa truyền
thống dân tộc; khích lệ sáng tác giá trị văn hóa mới, tiếp thu tinh hoa văn
hóa nhân loại, làm giàu văn hóa dân tộc. Xây dựng cơ chế để giải quyết hợp
lý, hài hòa giữa bảo tồn, phát huy di sản văn hóa với phát triển kinh tế - xã
hội” [bổ sung tài liệu Đảng cộng sản Việt Nam, Văn kiện ĐHĐB toàn quốc
lần thứ XII, tr. 129].
Như vậy, đường lối của Đảng đã thể hiện rất rõ vị trí, vai trò của việc bảo
tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, phát huy vai trò của du lịch văn hóa
hướng tới sự phát triển bền vững đất nước và các địa phương. Trong đó, thể
hiện rõ:

- Các di sản văn hóa và các di tích văn hóa - lịch sử, các lễ hội, các đối
tượng văn hóa gắn với dân tộc học, các đối tượng văn hóa, thể thao và hoạt
động nhận thức khác là những tài sản vô giá trong kho tàng di sản lâu đời

11


của dân tộc, nếu được quy hoạch, đầu tư và khai thác hợp lý sẽ là những tài
nguyên du lịch có giá trị.
- Các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch, các bộ ngành liên quan,
UBND các địa phương cần có biện pháp bảo vệ, tôn tạo, khai thác sử dụng
hợp lý tài nguyên du lịch văn hóa để phát triển du lịch bền vững.
1.2. CƠ SỞ CHÍNH TRỊ - PHÁP LÝ
1.2.1 Văn bản của Trung ương
- Hiến Pháp năm 2013;
- Luật di sản Văn hóa;
- Luật Du lịch;
- Quyết định số 148/2005/QĐ-TTg ngày 17/6/2005 của Thủ tuớng Chính
phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Kinh tế - Xã hội tỉnh
Quảng Nam đến năm 2015;
- Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2011 của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 2054/2014/QĐ-TTg ngày 13/11/2014 của Thủ tuớng
Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển Văn hóa, Gia
đình, Thể dục thể thao và Du lịch vùng kinh tế trọng điểm Miền trung đến
năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;
- Quyết định số 2350/2014/QĐ-TTg ngày 24/2/2014 của Thủ tuớng
Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể Du lịch vùng duyên hải
Nam trung bộ đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;

- Nghị quyết 92/NQ-CP ngày 08/12/2014 của Chính phủ về một số giải
pháp đẩy mạnh phát triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới.
- Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 02/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về
việc tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, tập trung khắc phục yếu kém, thúc
đẩy phát triển du lịch.

12


1.2.2. Văn bản của tỉnh
- Nghị quyết Số 06 - NQ/TU ngày 25 tháng 6 năm 2007 của Tỉnh ủy
Quảng Nam về đẩy mạnh phát triển du lịch Quảng Nam đến năm 2020.
- Nghị quyết số 145/2009/NQ-HĐND ngày 22/7/2009 của Hội đồng
nhân dân tỉnh về quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam đến
2015, định hướng 2020.
- Quyết định số 2879/QĐ-UBND ngày 26/8/2009 của UBND tỉnh về
việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển du lịch tỉnh Quảng
Nam đến 2015, định hướng 2020.
- Quyết định số 175/QĐ-UBND ngày 08/01/2010 của UBND tỉnh về
việc ban hành chương trình hành động phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam.
- Nghị quyết số 161/2015/NQ-HĐND ngày 07/7/2015 của HĐND tỉnh
về Về đầu tư tu bổ di tích quốc gia và di tích cấp tỉnh trên địa bàn tỉnh giai
đoạn 2016 -2020.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Nam lần thứ XXI nhiệm kỳ
2015 2020.
1.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN
1.3.1 Khái quát về tỉnh Quảng Nam
1.3.1.1. Ví trí địa lý, điều kiện tự nhiên
Quảng Nam là một tỉnh thuộc khu vực duyên hải miền Trung nằm ở vị
trí trung độ của cả nước, là một tỉnh vừa có vùng đồng bằng ven biển, vừa có

vùng trung du, miền núi với diện tích tự nhiên 10.406 km 2, dân số gần 1,5
triệu người. Là địa phương có nhiều tiềm năng và lợi thế phát triển du lịch.
Ngoài 2 di sản văn hóa thế giới được UNESCO công nhận là phố cổ Hội An
và khu di tích Mỹ Sơn và nhiều di tích danh thắng quốc gia, Quảng Nam còn
có bờ biển với nhiều bãi biển đẹp, đảo Cù Lao Chàm – khu dự trữ sinh quyển
thế giới được xem là những địa điểm được du khách trong nước và thế giới
chọn lựa để du lịch nghỉ dưỡng. Quảng Nam là địa phương thuận lợi về giao
thông về đường bộ, đường thủy, đường hàng không.

13


Trong những năm qua, lượng khách du lịch đến Quảng Nam ngày càng
tăng, đầu tư du lịch phát triển với những sản phẩm du lịch phong phú đã giải
quyết công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động góp phần vào chuyển dịch cơ
cấu kinh tế và tạo ra những kinh nghiệm quí báu trong việc phát triển nghành
kinh tế du lịch. Đây là cơ sở thực tiễn quan trọng trong việc xây dựng đề án
cho 5 năm tới.
1.3.1.2 Tình hình phát triển kinh tế
Quảng Nam nằm trong khu vực kinh tế trọng điểm của miền Trung và cả
nước, có hệ thống giao thông thuận lợi, đường bộ, đường sắt, cảng biển, sân
bay (Chu Lai & Đà Nẵng), đường biên giới giáp nước bạn Lào, giáp thành
phố Đà Nẵng và tuyến đường hành lang kinh tế Đông Tây. Trong những năm
2010 - 2015, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) tăng bình quân gần
11,5%/năm. GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 41,4 triệu đồng, vượt 6,4
triệu đồng so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội XX đề ra (theo phương pháp
tính mới và công bố của Tổng cục Thống kê thì GRDP của tỉnh Quảng Nam
tăng bình quân 9,92%/năm; GRDP bình quân đầu người đạt khoảng 36,2 triệu
đồng). Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 24,8 triệu đồng. Thu
ngân sách trên địa bàn tăng bình quân khoảng 15,2%/năm, trong đó, thu nội

địa tăng bình quân 22%/năm, thu xuất nhập khẩu tăng bình quân 6,1%/năm.
Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong GRDP giảm từ 22,4% năm 2010 xuống
còn khoảng 16%, công nghiệp - xây dựng tăng từ 39,4% lên khoảng 42% và
dịch vụ tăng từ 38,2% lên khoảng 42% vào năm 2015 [8, tr.1].
1.3.2. Khái quát về tiềm năng di sản văn hóa để phát triển du lịch ở
Quảng Nam
Dòng chảy của lịch sử với quá trình kế thừa và giao lưu văn hóa đã hun
đúc nên một nền văn hóa Quảng Nam mà không phải địa phương nào cũng có
được. Là vùng đất đã đi qua chặng đường hơn 500 năm lịch sử, Quảng Nam với ý nghĩa là vùng đất rộng lớn về phương Nam và được biết đến là “đất văn
hóa”, “đất khoa bảng”, “đất địa linh nhân kiệt”, nơi đã sản sinh ra biết bao

14


nhiêu tài danh, hào kiệt cho đất nước, nơi lưu giữ những công trình văn hóa
vật thể và phi vật thể có giá trị cao, được thế giới công nhận.
Bên cạnh đó, thiên nhiên đã ưu đãi dành cho nơi đây một địa thế thuận
lợi, vùng đất thấp ven biển là đồng bằng châu thổ, chiếm gần 25% diện tích
đất của tỉnh tập trung ở phía đông, trải dài hai bên quốc lộ. Các con sông lớn
đều chảy từ dãy Trường Sơn ra biển Đông: sông Vu Gia, sông Thu Bồn, sông
Tam Kỳ. Hai dòng sông Thu Bồn và Tam Kỳ vừa tô điểm cho Quảng Nam
vừa là đường giao thông rất tiện lợi.
Đường bờ biển kéo dài từ Điện Ngọc đến giáp vịnh Dung Quất hoang sơ
và sạch đẹp cùng với công trình đại thủy nông Hồ Phú Ninh, thủy điện Duy
Sơn II, suối Tiên, suối Mơ, khu rừng nguyên sinh phía Tây Quảng Nam, sông
Trường Giang và Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm là những điểm
du lịch sinh thái lý tưởng; ngày nay trở thành điểm dừng chân của du khách.
1.3.2.1 Di sản văn hóa vật thể
Đến với Quảng Nam, chúng ta được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những
công trình kiến trúc cổ đạt tới đỉnh cao của nghệ thuật. Đó là 2 di sản văn hóa

thế giới được UNESCO công nhận, phố cổ Hội An và khu Di tích Mỹ Sơn với
những giá trị văn hóa tiêu biểu của nhân loại. Khu Di tích Mỹ Sơn là cả một
quần thể kiến trúc độc đáo của những ngôi đền tháp uy nghiêm, hùng tráng
lưu dấu một thời huy hoàng của vương quốc Chăm pa. Có thể nói, đền tháp
Mỹ Sơn là một hình ảnh điển hình của lịch sử kiến trúc cổ Chămpa. Cho đến
nay, qua rất nhiều nghiên cứu của các chuyên gia trong và ngoài nước, kỹ
thuật nung gạch, kỹ thuật xây dựng đền tháp Chăm vẫn còn là một ẩn số. Điều
này góp phần tăng thêm vẻ huyền bí cho những ngôi tháp cổ Mỹ Sơn khi du
khách đến thăm.
Hội An - nơi “Hội nhân, hội thủy và hội tụ văn hóa”, nơi tụ cư, hợp cư
của nhiều sắc thái văn hóa của người Việt, người Hoa, người Nhật Bản và
người châu Âu … từ thế kỷ XVI. Hội An là một trong số rất ít những đô thị
được bảo tồn tương đối nguyên vẹn với một tổng thể kiến trúc phong phú, đa
dạng. Quảng Nam cũng là nơi lưu giữ hàng trăm công trình kiến trúc Việt cổ

15


như đình, chùa, văn miếu, lăng miếu, nhà ở,… có niên đại cách đây 300 - 500
năm. Các di tích này không chỉ có giá trị về mặt văn hóa, nghệ thuật là còn có
ý nghĩa lịch sử quan trọng, thể hiện sự phát triển lâu đời của một vùng văn
hóa. Những kinh đô cổ Trà Kiệu, các tháp chăm Khương Mỹ, Chiên Đàn,
Bàng An, Phật viện Đồng Dương... là những nơi ghi lại dấu ấn rực rỡ của sự
giao thoa, tiếp biến các nền văn hóa Sa Huỳnh, Chămpa, Đại Việt.
Bên cạnh đó, trên toàn tỉnh có có 349 di tích được các cấp ra quyết định
xếp hạng. Trong đó, có 58 di tích cấp quốc gia, 291 di tích cấp tỉnh, sẽ mãi
mãi là niềm tự hào, là những trang sử hào hùng minh chứng cho truyền thống
và lịch sử đấu tranh cách mạng kiên cường của người xứ Quảng trong công
cuộc dựng nước, giữ nước của dân tộc.
1.3.2.2 Di sản văn hóa phi vật thể

Giá trị văn hóa của Quảng Nam không chỉ tỏa sáng từ những công trình
kiến trúc cổ mà còn được tạo nên bởi những sắc màu văn hóa độc đáo ẩn chứa
trong các phong tục, tập quán, lễ hội của các dân tộc sinh sống trên quê hương
nặng nghĩa tình này. Đây chính là tài sản vô giá, là niềm tự hào của người dân
Quảng Nam.
Lễ hội ở Quảng Nam hết sức phong phú và đa dạng. Các lễ hội của
người dân từ đồng bằng, miền núi đến miền biển, lễ hội nông nghiệp, lễ hội
tôn giáo,… tất cả đều mang yếu tố tín ngưỡng, tâm linh, được tổ chức đều đặn
hàng năm để cầu mong cho mưa thuận gió hòa, quốc thái dân an; để ngợi ca
những bậc tiền nhân; hướng về cội nguồn, truyền thống của dân tộc và thể
hiện khát vọng vươn tới chân - thiện - mỹ của con người nơi đây. Tiêu biểu
như lễ hội Bà Thu Bồn (12 tháng 2 âm lịch); lễ rước cộ Bà chợ Được, lễ hội
cầu ngư, lễ hội rước Long Chu, lễ tế cá Ông, lễ khai sơn... [24, tr.57]. Các lễ
hội mới như Festival Di sản, Giao lưu văn hóa Việt - Nhật, Việt - Lào, Hợp
xướng quốc tế, lễ hội lồng đèn …
Ngoài ra, Quảng Nam còn là nơi có nhiều làng nghề truyền thống được
hình thành và phát triển từ nhiều đời nay. Trải qua hàng trăm năm, nghề và
làng nghề đã tồn tại và phát triển ở đây như một phần không thể tách rời lịch

16


sử mỗi làng quê, thôn xóm của vùng đất này như: Làng gốm Thanh Hà, Mộc
Kim Bồng, làng nghề làm trống Lâm Yên, đúc đồng Phước Kiều, Mộc Vân
Hà, làng chiếu Bàn Thạch, làng hương Phú Lộc, làng chổi đót Quế Xuân, làng
nghề trồng dâu nuôi tằm, dệt lụa Đông Yên, Mã Châu...[25, tr.22-26].
Bên cạnh đó, văn hoá ẩm thực đã làm nên nét riêng của vùng đất này.
Các món ăn đất Quảng đi vào đời sống, vào câu ca dao dân ca, vào tâm linh tâm hồn người Quảng Nam. Những món ăn từ dân dã đến cầu kỳ mà từ cách
ăn đến cách chế biến cũng như tính cách người Quảng: là vùng văn hóa giàu
bản sắc trong tổng thể các vùng văn hóa của Việt Nam.

Trong suốt lịch sử hình thành và phát triển, Đất Quảng Nam được coi là
vùng “đất học”, “đất khoa bảng”. Nơi đây là quê hương của nhiều nhân tài
học rộng, đỗ cao, quê hương của nhiều vị anh hùng dân tộc, chí sỹ yêu nước
qua các thời kỳ, những con người làm rạng danh đất Quảng như: Huỳnh Thúc
Kháng, Phan Châu Trinh, Hoàng Diệu.. Đây là mảnh đất tiêu biểu cho khí
phách hiên ngang của một dân tộc anh hùng với 143.000 anh hùng, liệt sỹ,
thương binh, người có công với cách mạng và gần 11.700 bà Mẹ Việt Nam
anh hùng.
1.3.3. Thực trạng khai thác di sản văn hóa trong hoạt động du lịch ở
tỉnh Quảng Nam thời gian qua
1.3.3.1. Những kết quả đạt được
* Trong khai thác, phát huy các di tích lịch sử, văn hóa và cách mạng
Trong những năm qua, công tác phát huy giá trị di sản gắn với phát triển
du lịch ở Quảng Nam có sự phát triển mạnh mẽ, góp phần nâng cao chất
lượng sản phẩm du lịch. Bên cạnh đó, các yếu tố như dịch vụ lưu trú, môi
trường kinh doanh, công tác xúc tiến đầu tư được quan tâm và thực hiện nhất
quán của các cấp, các ngành, địa phương, tạo môi trường du lịch ngày càng
văn minh thân thiện, đã thu hút được nhiều nhà đầu tư và du khách đến tham
quan nghỉ dưỡng, dịch vụ ăn uống, vui chơi, giải trí, mua sắm, góp phần phát
huy tối đa các tiềm năng di sản và tạo thêm công ăn việc làm cho người lao
động, tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương.

17


Đến nay trên địa bàn tỉnh có hơn 50 điểm du lịch di tích lịch sử, di sản
văn hóa và danh lam thắng cảnh thường xuyên thu hút khách đến tham quan,
vui chơi giải trí bên cạnh Khu đền tháp Mỹ Sơn và Đô thị cổ Hội An. Trong
đó có nhiều điểm đến đã khẳng định được thương hiệu trong nước và quốc tế
như: khu du lịch sinh thái rừng dừa Bảy Mẫu, khu dự trữ sinh quyển thế giới

Cù Lao Chàm, làng gốm Thanh Hà, làng rau Trà Quế (Hội An), Tượng đài Mẹ
Việt Nam anh hùng (Tam Kỳ), Hồ Phú Ninh …. Có thể nói, chính việc phát
huy các giá trị di sản đã thúc đẩy ngành du lịch của tỉnh phát triển. Trong
những năm qua, mặc dù, chịu ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, tài chính
của thế giới và trong nước, nhưng ngành du lịch Quảng Nam luôn tăng trưởng
bình quân 20,4%/năm, trong năm 2015, tỉnh Quảng Nam đón 3,85 triệu lượt
khách tham quan, trong đó, khách quốc tế đạt 1,9 triệu khách... Đặc biệt, dù
phải cạnh tranh khốc liệt với các điểm đến lân cận nhưng khách lưu trú cũng
tăng gần 5%, đạt con số 1,22 triệu lượt, doanh thu du lịch đạt 2.570 tỷ đồng.
Đó là những nguồn thu đáng kể đóng cho ngân sách tỉnh nhà, tạo được hình
ảnh, lợi thế trong phát triển kinh tế xã hội.
Tỉnh Quảng Nam có 349 di tích được các cấp ra quyết định xếp hạng.
Trong đó, có 58 di tích cấp quốc gia, 291 di tích cấp tỉnh. Đặc biệt nơi đây có hai
Di sản văn hóa thế giới là Khu di tích Mỹ Sơn và Đô thị cổ Hội An - một kết quả
của quá trình giao thoa, hội nhập, tiếp cận, dung hòa, tiếp biến các nền văn hóa
Việt, Chăm, Trung Hoa, Nhật Bản..., là những chứng tích vật chất phản ánh sâu
sắc nhất về đặc trưng văn hoá, về cội nguồn và truyền thống đấu tranh dựng
nước, giữ nước hào hùng, vĩ đại của cộng đồng các dân tộc Việt Nam.
Hàng năm ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các địa
phương, đơn vị tổ chức các hoạt động nhằm phát huy giá trị của di tích văn
hóa trong đời sống xã hội như: Tổ chức các hội thi “Tìm hiểu về di sản văn
hóa”, các hoạt động trưng bày triển lãm với chủ đề di sản văn hóa; tổ chức kỷ
niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam nhằm giáo dục cho thế hệ sau biết, giữ
gìn và phát huy tốt giá trị di sản văn hóa của địa phương. Đặc biệt, bốn năm
một lần tỉnh Quảng Nam tổ chức Festival di sản - Nơi hội tụ, giao lưu, gặp gỡ

18


các di sản văn hóa trên thế giới và cùng với Huế và Quảng Bình tạo thành

“Con đường di sản miền Trung”, thu hút đông đảo du khách trong nước và
quốc tế đến với Quảng Nam.
* Trong khai thác, phát huy vốn văn hoá ẩm thực để phát triển du lịch
Trong những năm gần đây, văn hóa ẩm thực đã và đang trở thành một yếu
tố quan trọng trong phát triển du lịch, khai thác tối đa các giá trị của văn hóa ẩm
thực nhằm thu hút khách du lịch trong và ngoài nước và có ý nghĩa quan trọng
góp phần thực hiện thành công chiến lược phát triển du lịch của mỗi địa phương.
Xuất phát từ lý do đó, hoạt động nâng cao chất lượng văn hóa ẩm thực được
định hướng khai thác có hiệu quả và dần trở thành một sản phẩm văn hóa du
lịch đặc trưng trong hành trình các điểm tham quan, khám phá, thưởng thức
của không ít du khách khi đến với Quảng Nam.
* Trong việc phát huy các giá trị nghệ thuật truyền thống
Cùng với sự phát triển kinh tế và đời sống xã hội được nâng lên một
cách rõ rệt, những hoạt động bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hoá nghệ
thuật của địa phương đang được chú trọng phục vụ nhu cầu thưởng thức nghệ
thuật của công chúng và phục vụ các hoạt động du lịch.
Hiện nay nghệ thuật Tuồng đã được quan tâm, bảo tồn và đang được phát
huy mạnh mẽ, góp phần nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân và làm đa
dạng sản phẩm du lịch của địa phương, phục vụ du khách. Bên cạnh đó, nghệ
thuật truyền thống hô hát Bài chòi được bảo tồn và phát huy mạnh mẽ, được tổ
chức thường xuyên vào các tối thứ bảy hàng tuần, phục vụ du khách tham quan
tại Đô thị cổ Hội An, ngoài ra hô hát Bài chòi thường xuyên được tổ chức tại
các lễ hội ở Quảng Nam, thu hút đông đảo du khách và người dân tham gia.
* Trong việc phát huy giá trị các làng nghề truyền thống
Ngày nay, làng nghề truyền thống ở Quảng Nam luôn gìn giữ và phát
huy, một số làng nghề truyền thống của Quảng Nam bắt đầu “làm du lịch” và
mang lại thành công. Một số làng nghề truyền thống như gốm Thanh Hà, Mộc
Kim Bồng, làng rau Trà Quế, đúc đồng Phước Kiều được đầu tư cơ sở hạ
tầng, nâng cấp đường; cảnh quan môi trường được cải tạo, xây dựng các nhà


19


trưng bày sản phẩm, có khu trình diễn công đoạn sản xuất, có quầy bán đồ lưu
niệm, có hướng dẫn viên, các nghệ nhân kể chuyện, hướng dẫn du khách tự
tay thực hiện các công đoạn làm ra sản phẩm.
* Trong việc phát huy giá trị các lễ hội truyền thống
Trong những năm qua, cùng với sự tuyên truyền, vận động của các ban
ngành, đoàn thể, một số lễ hội ở Quảng Nam được khôi phục và phát triển
mạnh. Các lễ hội vừa tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân, vừa
đảm bảo kiểm soát chặt chẽ, không để các hoạt động mê tín dị đoan, lợi dụng
gây rối trật tự trị an. Vì vậy các lễ hội Quảng Nam đi vào nề nếp, đảm bảo cả
yếu tố truyền thống và văn minh. Qua thực tế cho thấy các lễ hội ở Quảng
Nam luôn thu hút hàng vạn người dân và du khách thập phương tham gia.
Ngoài ra, việc kết hợp các hình thức sinh hoạt lễ hội truyền thống và các hình
thức sinh hoạt văn hóa đương đại, phù hợp với nhu cầu thưởng thức văn hóa
nghệ thuật của công chúng, đặc biệt là lớp công chúng trẻ.
1.3.3.2. Những hạn chế, yếu kém và nguyên nhân
* Trong công tác quản lý nhà nước đối với việc khai thác di sản văn
hóa để phát triển du lịch
Công tác quản lý di sản một số nơi chưa chặt chẽ, tình trạng xâm hại di
tích chưa được ngăn chặn kịp thời. Công tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa
chưa đầu tư đúng mức, đầu tư dàn trải, thiếu trọng tâm, trọng điểm; công tác
bảo tồn chưa gắn với chủ thể sáng tạo văn hóa, không gian văn hóa; bảo tồn
một số làng nghề truyền thống chưa gắn với phát triển du lịch. Công tác xã
hội hóa trên lĩnh vực bảo tồn và phát huy di sản còn bất cập.
Nguồn kinh phí thuộc ngân sách Nhà nước hằng năm phân bổ cho công
tác bảo tồn phát huy giá trị di sản còn hạn chế nên các di sản chưa phát huy
hết tiềm năng phát triển du lịch. Mức đầu tư cho ngành văn hoá du lịch chưa
tương xứng; mức đầu tư hưởng thụ văn hóa bình quân trên một người dân còn

quá thấp (gần 70.000 đồng/người dân/năm).
Chưa có sự phối hợp hiệu quả giữa chính quyền địa phương và ngành
văn hoá trong việc bảo vệ môi trường, cảnh quan, khai thác và tôn tạo các cơ

20


sở văn hoá. Việc quản lý và khai thác các di sản văn hoá phục vụ du lịch chưa
thống nhất, còn chồng chéo, trong các cấp, các ngành, chính quyền địa
phương. Nhiều nơi việc tôn tạo các di sản văn hoá có tiềm năng du lịch được
tiến hành một cách bị động, thiếu nghiên cứu chuyên môn, thiếu tôn trọng giá
trị lịch sử của di tích. Có nhiều nơi chỉ chú trọng khai thác phục vụ những lợi
ích trước mắt mà không tính đến những hậu quả sau này do việc tổ chức du
lịch bừa bãi gây ô nhiễm môi trường, phá hoại cảnh quan.
Bộ máy quản lý nhà nước về di sản và du lịch ở cơ sở (cấp huyện, thị) còn
quá ít, chỉ có 1 đến 2 cán bộ thuộc phòng Văn hóa Thông tin hoặc Trung tâm Văn
hóa Thể thao phụ trách, trình độ quản lý, năng lực chuyên môn còn hạn chế nên
chưa tiến kịp xu thế phát triển.
* Trong việc khai thác các tiềm năng di sản văn hóa để phát triển du
lịch bền vững
Với một địa phương có 349 di tích các loại cùng những giá trị văn hóa
phi vật thể phong phú, đặc biệt là hai di sản văn hóa thế giới có tuổi thọ hàng
trăm, hàng nghìn năm, vốn nhạy cảm với biến đổi khí hậu. Tác động của điều
kiện tự nhiên khắc nghiệt, biến đổi khí hậu và quá trình khai thác du lịch, sự
quá tải của số lượng khách tham quan tại một thời điểm nào đó đã tạo nên
những tác động cơ học, hoá học làm huỷ hoại di tích và di vật như các vật
dụng trang trí, các đồ thờ tự. Điều này trở thành mối nguy cơ đe doạ sự xuống
cấp của các di tích, di sản.
Còn phổ biến tình trạng giao khoán cải tạo thậm chí được phó mặc cho
những người quản lý, đầu tư tự sáng tạo theo ý mình trong trùng tu, tôn tạo

bằng các biện pháp xây bậc xi măng thay cho vẻ đẹp của đất và đá tự nhiên;
thay gạch, bê tông ... làm mất đi vẻ đẹp ban đầu, mất đi những “phần hồn”
của các di tích như trường hợp bê tông hóa Khe Thẻ Mỹ Sơn năm 2013, làm
đường phá vở cảnh quan khu đến tháp.
Sự phát triển các dịch vụ du lịch và sự bùng nổ du khách còn có tác động
mạnh mẽ đến môi trường văn hoá và môi trường sinh thái tại các khu di tích.
Tại nhiều khu di tích, du khách thiếu ý thức đã viết tên, khắc tên lên các bộ

21


phận di tích một cách bừa bãi. Bụi bặm, khói xăng dầu, rác thải gây ô nhiễm,
ảnh hưởng không ít đến di tích, di sản.
Các lễ hội tại Quảng Nam khó khăn trong việc xây dựng kịch bản, vừa
bảo tồn tính nguyên gốc, nguyên bản vừa đảm bảo được yêu cầu phát huy,
phục vụ du lịch. Công tác bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật
thể chưa được quan tâm đầu tư đúng mức, hiệu quả khai thác chưa cao; một
số các làng nghề truyền thống gặp nhiều khó khăn, thị trường không ổn định,
thiếu vốn sản xuất kinh doanh, sản phẩm thiếu sức cạnh tranh, chưa đáp ứng
thị hiếu của du khách. Các sự kiện lễ hội văn hoá du lịch diễn ra còn hay
trùng lặp về nội dung.
Chất lượng sản phẩm du lịch còn chưa dáp ứng yêu cầu thực tế, loại hình
du lịch tuy đa dạng nhưng chưa mang đậm nét địa phương, hàng lưu niệm, ấn
phẩm du lịch còn đơn điệu, nghèo nàn; các tour, tuyến còn đơn điệu, trùng
lắp, thiếu nét độc đáo, phù hợp cho các loại đối tượng khách, thiếu sự liên kết
với các tỉnh thành trong cả nước và ngay các địa phương trong tỉnh cũng thiếu
sự liên kết trong việc phối hợp khai thác các tiềm năng thế mạnh về di sản để
thu hút du lịch.
Công tác xã hội hóa hoạt động bảo tồn và phát huy giá trị di sản còn thiếu
định hướng, thiếu những chính sách, chế tài để khuyến khích, kêu gọi sự đóng

góp của các tổ chức, cá nhân. Các nguồn lực do dân đóng góp chưa được định
hướng để sử dụng có hiệu quả.
* Nguyên nhân hạn chế
Nhận thức của một số cấp chính quyền, địa phương, cán bộ và nhân dân
về di sản chưa thật sự đầy đủ, chưa coi trọng di sản văn hóa của cha ông, các
bậc tiền nhân đã dày công tạo dựng, giữ gìn và truyền lại; đầu tư kinh phí cho
phát huy giá trị văn hóa chưa được quan tâm đúng mức; môi trường văn hóa
bị xâm hại trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đã làm lu mờ không
ít giá trị văn hóa truyền thống trên địa bàn tỉnh.
Công tác bảo tồn chưa gắn với phát huy, các giá trị truyền thống chưa
đáp ứng là nguồn lực chủ yếu để phát triển kinh tế xã hội, nhất là trong phát

22


triển du lịch. Đối với các giá trị văn hoá phi vật thể như các Tuồng, dân ca,
kho tàng văn học, truyện kể dân gian.... do không có sự kết hợp với các yếu tố
vật thể và không gian dẫn đến chưa thể phát huy hết được hết những giá trị
vốn có để phục vụ phát triển kinh tế xã hội.
Công tác phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch chưa
xứng tầm với giá trị vốn có, quy mô còn chưa rộng, chỉ tập trung ở những địa
phương có truyền thống làm du lịch.
Hạ tầng cơ sở du lịch nhiều nơi có các di sản còn yếu. Công tác nghiên
cứu, quảng bá các giá trị di sản gắn với du lịch vẫn chưa đạt mức độ chuyên
nghiệp, tinh xảo để thu hút được sự quan tâm của những thị trường khách cao
cấp. Chưa có những sản phẩm du lịch tiêu biểu… Chính những mặt hạn chế
này làm giảm thời gian lưu trú, khả năng chi tiêu của du khách khi đến du lịch
tại Quảng Nam.

23



Phần 2
QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ
VÀ GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ ÁN
2.1. QUAN ĐIỂM VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ ÁN
2.1.1. Quan điểm xây dựng đề án
Những năm gần đây, nhờ xác định đúng tầm quan trọng của di sản văn
hóa trong hoạt động du lịch đã góp phần mang lại cho du lịch Quảng Nam
ngày càng khởi sắc, đóng góp tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh nhà. Tuy nhiên, để hướng tới việc khai thác, phát huy có hiệu quả tiềm
năng di sản văn hóa, khắc phục những hạn chế, yếu kém kéo dài trên nhiều
phương diện, xây dựng môi trường du lịch lành mạnh cần phải quán triệt các
quan điểm cụ thể sau đây:
Một là, phát huy giá trị di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch là
nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và của toàn xã hội; vì lợi ích của nhân dân
và các mục tiêu phát triển con người; gắn với việc giảm nghèo và chuyển đổi
kinh tế Quảng Nam.
Hai là, đi đôi với việc phát huy di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch,
phải thực hiện tốt việc bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống, giữ gìn văn
hóa bản sắc dân tộc, tiếp thu văn minh của thế giới. Do vậy, khai thác di sản
văn hóa càng đòi hỏi phải có nhận thức đúng, xử sự đúng mực, tôn trọng giá
trị tự nhiên và giá trị truyền thống, giá trị nhân văn.
Ba là, có kế hoạch đào tạo, nâng cao kiến thức, kỹ năng cho đội ngũ cán
bộ, công chức làm công tác di sản và du lịch; nâng cao nhận thức cho mọi đối
tượng về tầm quan trọng của di sản đối với phát triển du lịch, tập trung đầu tư
vào các cơ sở đào tạo du lịch, nhất là đào tạo kỹ năng nghề, kiến thức về di sản
cho nhân viên phục vụ tại doanh nghiệp, hướng dẫn viên tại các khu di tích.
Bốn là, nâng cao hiệu quả hoạt động du lịch thông qua việc thường
xuyên làm mới, đa dạng hóa sản phẩm văn hóa để tạo sự hấp dẫn, mới mẻ và

kích thích tiêu dùng du lịch. Đặc biệt, cần chú trọng phát triển, thiết kế các

24


sản phẩm du lịch mang dấu ấn đặc trưng văn hóa, các ấn phẩm văn hóa, hàng
lưu niệm của địa phương.
Năm là, thực hiện tốt quan điểm về phát triển du lịch tham quan nghiên
cứu văn hóa, tham quan di tích lịch sử, lễ hội, du lịch làng nghề, đặc biệt là
hình thức du lịch cộng đồng để nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cộng
đồng về bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa địa phương trong phát triển du
lịch. Phát triển du lịch trên cơ sở bảo vệ và sử dụng hợp lý, tiết kiệm tối đa tài
nguyên thiên nhiên, đảm bảo phát triển lâu dài và bền vững. Phát triển du lịch
“xanh” bảo vệ tốt môi trường.
Sáu là, phát huy mọi nguồn lực trong và ngoài nước để tạo bước đột phá
trong công tác bảo tồn phát huy giá trị di sản gắn với phát triển du lịch; ưu
tiên thu hút các dự án lớn đầu tư các khu du lịch cao cấp gắn với khai thác các
di sản; xây dựng các sản phẩm du lịch, dịch vụ đa dạng, đồng bộ, có sức hấp
dẫn và cạnh tranh cao.
Thứ bảy, tăng cường năng lực và có sự chuẩn bị thích ứng với những tác
động của biến đổi khí hậu, những bất thuờng về thời tiết và tác động của thiên
tai như lũ lụt; trang bị điều kiện cần thiết để ứng phó và giảm nhẹ tác động bất
lợi có thể dẫn đến những tổn hại các di sản, di tích lịch sử, các điểm tham qua
du lịch của địa phương.
2.1.2 Các định hướng
2.1.2.1 Định hướng tổ chức không gian
Không gian phát triển du lịch tỉnh Quảng Nam bao gồm phía đông
đường Quốc lộ 1A đến ven biển, đảo Cù Lao Chàm, đảo Tam Hải và vùng
phía tây của tỉnh, được tổ chức thành 4 khu vực:
- Khu vực phát triển du lịch các di sản văn hóa - lịch sử

Phạm vi tổ chức không gian: phía đông bắc tỉnh Quảng Nam, bao gồm
thành phố Hội An và các huyện: Điện Bàn, Duy Xuyên.
Trung tâm: Đô thị du lịch Hội An.
Các khu, điểm du lịch chính: Khu di sản văn hóa thế giới Hội An và
vùng phụ cận: Định hướng phát triển thế mạnh du lịch văn hoá (tham quan

25


×