Bài tham luận về bạo lực học đường
Trước hết cho phép em xin được gửi đến quý vị Đại biểu, quý thầy cô và các bạn lời chúc sức khỏe và
lời chào trân trọng nhất.
Kính Thưa các quý vị đại biểu, quý thấy giáo cô giáo và các bạn!
Trong xã hội hiện đại của chúng ta thì môi trường giáo dục là nền tảng để con người hoàn
thiện nhân cách và phát triển tri thức của mình. Nhưng trong môi trường ấy vẫn còn tồn tại rất nhiều
vấn đề bức xúc được sự quan tâm mạnh mẽ của dư luận xã hội đó chính là tình trạng bạo lực học
trong trường học. Sau đây, em xin thay mặt cho các bạn học sinh trường THPT Phan Đình Phùng
tham luận về nội dung “vấn nạn Bạo lực học đường”.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường, giáo dục và đào tạo ngày càng có chất lượng
cao về tri thức. Bên cạnh những mặt tích cực của nền giáo dục,bạo lực học đường đang trở thành vấn
đề nhức nhối trong toàn ngành giáo dục hiện nay
Bạo lực học đường - một “mảng tối” trong trường học, tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau
là những hành động mang tính chất bạo lực xảy ra nơi trường học . Tình trạng này đang có xu hướng
gia tăng nhanh chóng, diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
*********
Có thể nói, bạo lực học đường đang trở thành vấn nạn nghiêm trọng và là nỗi lo của toàn xã hội.
Tại Việt Nam, theo số liệu được Bộ GD&ĐT tạo đưa ra gần đây nhất, trong một năm học, toàn
quốc xảy ra gần 1.600 vụ việc học sinh đánh nhau ở trong và ngoài trường học (khoảng 5 vụ/ngày).
Cũng theo thống kê của Bộ GD&ĐT, cứ khoảng trên 5.200 học sinh thì có một vụ đánh nhau; cứ hơn
11.000 học sinh thì có một em bị buộc thôi học vì đánh nhau; cứ 9 trường thì có một trường có học
sinh đánh nhau... Bạo lực học đường đã trở thành mối quan tâm của rất nhiều gia đình, các nhà
trường và là nỗi trăn trở của toàn xã hội bởi hậu quả nghiêm trọng mà nó gây ra. . Không chỉ có nam
sinh, mà những năm gần đây, tình trạng các nữ sinh trở thành đối tượng gây nên các vụ đánh nhau đã
tăng cao. Hậu quả của các vụ bạo lực học đường không chỉ dẫn đến những chấn thương về thể xác,
mà còn ảnh hưởng nặng đến tinh thần nạn nhân.
Bạo lực học đường xảy ra dưới nhiều hình thức với nhiều mức độ khác nhau. .Và chính những
vụ bạo lực học đường này để lại hậu quả rất thương tâm cho học sinh bị đánh: có thể gây thương tích,
xây xát, chảy máu, tinh thần hoảng loạn, chấn thương tâm lý…
**************
Nếu Xét về mặt thực tế, bạo lực học đường trong học sinh xảy ra là do nhiều nguyên nhân tác động
nên. Nhưng có thể nói, nguyên nhân chính đó là môi trường xã hội đang bị “ô nhiễm” nghiêm trọng:
phim ảnh bạo lực, trò chơi điện tử và các game đầy hơi hướng bạo lực, văn hóa phẩm xấu… tràn lan,
khó lòng kiểm soát hết được. Môi trường xã hội bị “ô nhiễm” thì chắc hẳn bản thân các em học sinh
cũng ít nhiều bị ảnh hưởng theo, bởi lứa tuổi của các em là lứa tuổi bắt đầu sự tự khám phá, ưa bắt
chước, muốn khẳng định “cái tôi” của mình và hành động bộc phát, không có định hướng. Còn về
nguyên nhân chủ quan, thì có 3 nguyên nhân chủ yếu đến từ phía gđ nhà trường và học sinh
Đầu tiên là nguyên nhân từ phía gia đình.Nhiều gia đình không còn là tổ ấm; bất hòa, cha
mẹ ly dị, cha mẹ, không là tấm gương tốt cho con cái. Một số phụ huynh độc đoán, chuyên quyền,
khiến đứa trẻ lớn lên trong sợ hãi và trầm cảm; nhiều bậc cha mẹ suốt ngày chỉ lo kiếm tiền, bỏ mặc
con cái, không bao giờ là người bạn, người thầy, nhà tư vấn của con cái; ngược lại, nhiều vị quá
nuông chiều khiến con cái họ biến thành “ông trời con”, hành động ngông nghênh, quậy phá, hư
đốn… một gia đình như thế không thể nào là cái nôi ươm mầm nhân cách cho con cái , cho thế hệ
tương lai được
Về phía nhà trường Nhà trường thì lại thiên về dạy chữ hơn dạy người: .Một phần vì nhà
trường nói chung, bản thân mỗi giáo viên nói riêng,chỉ lo truyền thụ kiến thức văn hóa cho học sinh
sao cho giảm tỉ lệ học sinh yếu kém, nâng tỉ lệ học sinh khá giỏi, ít có thời gian đầu tư cho công tác
định hướng, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh.
Và nguyên nhân chính là về Phía học sinh: Do bị tác động từ xã hội và bạn bè xấu lôi kéo.
Cùng với tâm lý muốn khẳng định mình, muốn gây ấn tượng trong mắt người lớn và bạn bè. Bạo lực
học đường xảy ra thật đáng buồn khi nhiều nguyên nhân vô nghĩa như: vì đẹp mà chảnh, do xích
mích nhỏ, bị nhìn đểu, thấy ghét, hiểu lầm, không cho xem bài kiểm tra... và nguyên nhân chủ yếu
chính là học sinh không có đủ kỹ năng sống để giải quyết.
II Hậu quả….. do bạo lực học đường gây rất nghiêm trọng
Đối với nạn nhân: Ảnh hưởng trực tiếp đến học tập, tâm lý, các bạn học sinh sẽ bị tổn thương về
cả thể xác lẫn tinh thần với những chấn động nặng nhẹ phụ thuộc vào mức độ của bạo lực. Người bị
bạo lực phải chịu những phí tổn về vật chất phải chi trả sau khi bị đánh để tiến hành dưỡng thương.
Ngoài ra còn tạo tâm lí hoang mang, lo lắng đối với người thân. ¬
Đối với người gây ra bạo lực: Con người sẽ phát triển không toàn diện dẫn đến thiếu hụt về
nhân cách, mất dần nhân tính, làm gương xấu cho người khác học theo. Bạo Lực học đường là mầm
mống của tội phạm, tội ác, là căn nguyên tạo ra sự biến đổi của xã hội, của lương tri con người. Chủ
thể gây ra bạo lực sẽ không định hướng cho sự phát triển nhân cách của mình, làm ảnh hưởng xấu tới
học tập, gây nguy hại cho xã hội. Người gây ra bạo lực trở lên lẻ loi, bị cô lập mọi người xa lánh căm
ghét. Liệu đó có phải là điều chủ thể gây ra bạo lực mong muốn?
Đối với xã hội: Tình trạng bạo lực học đường cũng ảnh hưởng rất lớn tới xã hội, mà đặc biệt là
các bạn học sinh còn đang ngồi trên ghế nhà trường, nó giống như việc tạo thành một “trào lưu” mới
là bắt nạt bạn bè và gây ra các vụ “tai tiếng” sau đó tung lên mạng nhằm muốn được “nổi tiếng” hoặc
là dùng để “dằn mặt” đối phương. Điều đó làm giảm sút học tập của học sinh và ảnh hưởng tới giáo
dục của nhà trường.
III. GIẢI PHÁP ….của vấn nạn này chính là từ
Việc dẫn dắt, định hướng cho học sinh bắt đầu từ lứa tuổi THCS . Sự hỗ trợ từ ba môi trường giáo
dục sẽ giúp các em nâng cao tầm hiểu biết và có khả năng tự giải quyết vấn đề của bản thân.
Về xã hội thì:Các ngành, các cấp cần có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ trong vấn đề quản lý, ngăn
chặn có hiệu quả những hoạt động gây ra bạo lực học đường.
với gia đình:cần phải Quan tâm nâng cao văn hóa gia đình.Trong từng gia đình, người lớn phải làm
gương, giao tiếp ứng xử đúng mực, mạnh dạn lên án và loại bỏ bạo lực ra khỏi đời sống gia đình.
Bên cạnh đó, gia đình cần phải luôn luôn, sẵn sàng hợp tác với nhà trường. Gia đình tích cực
liên hệ với nhà trường thông qua giáo viên chủ nhiệm lớp, cung cấp thông tin về hoạt động tu dưỡng
của con em mình ở gia đình cho nhà trường, cùng trao đổi với nhà trường để tìm giải pháp giải quyết
những khó khăn vướng mắc trong vấn đề giáo dục học sinh.
còn Đối với nhà trường: Mỗi học sinh bước vào môi trường giáo dục ở nhà trường với một tâm thế
khác nhau tùy theo ảnh hưởng của giáo dục gia đình đến các em. Vì vậy, nhà trường phải liên kết,
phối hợp với gia đình làm sao cho có thể đảm bảo được tính thống nhất toàn vẹn của quá trình giáo
dục, tạo được sự tác động đồng bộ đến việc hình thành và phát triển nhân cách của học sinh.
Ngoài ra, nhà trường cần quan tâm đầu tư cho công tác giáo dục đạo đức, lối sống, rèn luyện
nhân cách cho học sinh. Mọi tổ chức, bộ phận, cá nhân trong nhà trường phải có sự phối hợp đồng
bộ, cùng tham gia và phát huy vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác giáo dục đạo đức cho học
sinh.
Đối với học sinh Đã đến lúc Mỗi bạn trẻ chúng ta hãy sống đúng chuẩn mực đạo đức của con
người, trau dồi, học hỏi những bài học trong cuộc sống về sự công bằng, bác ái với những người xung
quanh và phải có quyết tâm muốn thay đổi chính bản thân mình, học hỏi những tấm gương của các
bậc tiền bối trong xã hội. Hãy học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Đã đến lúc chúng ta phải đối mặt với những điều chưa tốt để làm cho nó tốt hơn. Bạn cần biết: “nói
dối là ăn cắp niềm tin; quay cóp là ăn cắp trí tuệ; bắt nạt là ăn cắp sự bình đẳng; thỏa hiệp với cái xấu
là ăn cắp sự minh bạch tự trọng.”. Hãy nhận thức đúng ngay từ trong suy nghĩ. Vì “gieo suy nghĩ-gặt
hành vi; gieo hành vi-gặt thói quen; gieo thói quen- gặt tính cách và gieo tính cách gặt số phận!”.
Cuối cùng, một lần nữa em xin chúc quí vị đại biểu, các thầy cô giáo mạnh khỏe thành đạt.
Chúc các bạn học sinh năng động học tập tốt. Chúc đại hội thành công tốt đẹp. em xin chân thành
cảm ơn.