Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

Phương pháp phân tích câu tiếng việt theo cấu trúc nghĩa của từ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.33 KB, 56 trang )

1


Chương 1
TỪ VÀ NGHĨA CỦA TỪ TRONG HỆ THỐNG TIẾNG
VIỆT
1.1 Từ
1.1.1 Khái niệm về từ
Ngôn ngữ gồm có ba bộ phận cấu thành đó là từ vựng,
ngữ âm và ngữ pháp. Trong kết cấu ngôn ngữ từ vựng thuộc
vào ngoại biên của nghĩa vì nó trực tiếp gọi tên sự vật hiện
tượng của thực tế. Tuy nhiên trong các đơn vị từ vựng từ là đơn
vị cơ bản, ngữ không phải là đơn vị cơ bản vì nó do các từ cấu
tạo nên, muốn có các nghĩa trước hết phải có các từ.
Vậy từ là gì?
Từ là một khái niệm quan trọng, song không đơn giản
và đã được bàn luận nhiều trong suốt quá trình văn học. Trong
giáo trình ngôn ngữ học đại cương F.de. Saussure đã viết như
sau “từ là một đơn vị luôn ám ảnh tư tưởng chúng ta như một
cái gì đó trung tâm trong toàn bộ cơ cấu ngôn ngữ mặc dù
khái niệm này khó định nghĩa”. ( xem [4], trang 8).
Cho đến nay việc đưa ra được khái niệm từ đầy đủ và
thống nhất vẫn là vấn đề nan giải đối với các nhà nghiên cứu
ngôn ngữ trong nước.
Nguyễn Thiện Giáp quan niệm “từ là đơn vị nhỏ nhất
của ngôn ngữ độc lập về ý nghĩa và hình thức” ( xem [6], trang
61).
2


Đỗ Hữu Châu cũng có quan niệm về từ “Từ của tiếng


Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến về hình thức
ngữ âm theo các quan hệ hình thái học (như quan hệ về số, về
giống…) và cú pháp trong câu, nằm trong một kiểu cấu tạo
nhất định, mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, ứng với
những nghĩa nhất định sẵn có đối với mọi thành viên trong xã
hội Việt Nam, lớn nhất trong hệ thống tiếng Việt và nhỏ nhất
để cấu tạo câu.” ([1], tr29).
Ngoài ra còn có một số nhà nghiên cứu ngôn ngữ như
Nguyễn Kim Thản, Hoàng Tuệ, Đái Xuân Ninh, Lưu Văn
Lâng……theo khuynh hướng: Từ tiếng Việt không hoàn toàn
trùng với âm tiết.
Đứng ở góc nhìn khác nhau các nhà nghiên cứu ngôn
ngữ sẽ đưa ra những nhìn nhận khác về từ tiếng Việt nhưng từ
luôn là một thực thể tồn tại với tư cách cơ bản của tiếng Việt,
và khái niệm từ vẫn là khái niệm trung tâm của Việt ngữ học.
1.1.2 Phân loại từ trong tiếng Việt
Xét theo kiểu cấu tạo: Căn cứ vào số lượng từ cấu tạo
nên từ, các từ tiếng Việt chia thành từ đơn và từ phức. Từ đơn
là từ có một từ tố tạo nên. Từ phức là từ do hai hoặc hơn hai từ
tố tạo nên.
Căn cứ vào số lượng âm tiết ta có từ đơn đơn tiết và
từ đơn đa tiết. Những từ đơn gốc Ấn Âu hiện nay rất nhiều có
thể kể đến một vài ví dụ sau: tắc kè, cù nèo, cù lần, bồ chao,
bồ các, kì nhông, kì đà, sầu riêng, mãng cầu……………Các từ
đơn tiếng Việt có nhiều nguồn gốc, có những từ có gốc Việt
Mường, Khmer, gốc Tày –Thái, gốc Hán hoặc gốc Hán Việt đã
3


Việt hóa. Các từ đơn, đặc biệt là các từ đơn đơn âm mang

những đặc trưng tiêu biểu về ngữ nghĩa của Tiếng Việt, đóng
vai trò quan trọng trong cấu tạo từ.
Từ phức được chia thành hai loại: Từ ghép và từ
láy.
Sự tồn tại của khái niệm “từ ghép” trong tiếng Việt theo
ngôn ngữ học truyền thống như là một điều tất yếu được các
nhà Việt ngữ học công nhận và trở thành một đối tượng nghiên
cứu của các nhà Việt ngữ học trong và ngoài nước. Từ tước đến
nay đã có nhiều đã có nhiều bài nghiên cứu về từ ghép và từ
ghép trở thành một chương mục không thể thiếu trong giáo
trình viết về ngữ pháp và từ vựng tiếng Việt. Ngoài tên gọi “từ
ghép” (Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn Kim Thản …),
nó còn được gọi là “từ kép” (Lưu Văn Lăng, Trương Văn Chình,
Nguyễn Hiến Lê). Một số nhà nghiên cứu Việt ngữ không chấp
nhận khái niệm “từ ghép” trong tiếng Việt, tiêu biểu Nguyễn
Thiện Giáp ông gọi từ ghép là “ngữ định danh”.
Từ ghép gồm từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập với
cơ chế và việc tạo từ không hoàn toàn giống nhau.
Ngoài từ ghép còn có từ láy, khi miêu tả từ láy các nhà
ngôn ngữ đưa ra nhiều ý kiến, bên cạnh những điểm giống
nhau, vẫn còn những điểm nhau khác nhau. Xung quanh
những khái niệm cũng còn nhiều khái niệm khác nhau: Từ
phản điệp (Đỗ Hữu Châu, 1962), từ lấp láy (Hồ Lê, 1976), từ láy
(Hoàng Tuệ, 1978; Nguyễn Thiện Giáp, 1985…). So với từ ghép
thì từ láy tiếng Việt được phân loại trên cơ sở. Số lượng âm tiết
trong từ láy, sự khác biệt hay đồng nhất. Căn cứ vào số lượng

4



tiếng trong từ láy, trong tiếng Việt có các kiểu từ láy, từ láy hai
tiếng, từ láy ba tiếng, từ láy bốn tiếng, trong cách phân loại
này từ láy đôi chiếm vị trí hàng đầu không chỉ vì nó chiếm số
lượng nhiều trong hệ thống từ tiếng Việt mà chính vì ở từ láy
đôi, các dặc trưng cơ bản thể hiện bản chất của hiện tượng láy
cả ở bình diện âm thanh lẫn bình diện ngữ nghĩa đều được bộc
lộ đầy đủ.
Xét về chức năng có thể chia các từ của một ngôn
ngữ thành từ định danh và từ phi định danh.
1.2 Nghĩa của từ
1.2.1 Khái niệm nghĩa của từ trong tiếng Việt
Nghĩa của từ thuộc về khái niệm tinh thần nên là một
khái niệm khó có được một định nghĩa chính xác, dễ dàng nắm
bắt. Hiện cũng có khá nhiều định nghĩa về khái niệm này.
A.I.Smirniski quan niệm: Nghĩa của từ là sự phản ánh
hiển nhiên của sự vật hiện tượng hay quan hệ trong ý thức
(hay là sự cấu tạo tâm lí tương tự về tính chất hình thành trên
sự phản ánh những yếu tố riêng lẻ của thực tế) nằm trong cấu
trúc của từ với tư cách là mặt bên trong của từ. ([7] tr 119.)
Nhà tâm lí học người Mỹ Ch. Osgood người có ý nghĩa
quan trọng trong việc phát hiện ra nghĩa liên hội của từ, ông đã
dựa theo quan niệm hành vi luận của L. Blooomfield, cho rằng,
nghĩa của từ là một quá trình phản xạ - kích thích bên trong khi
chúng ta tiếp nhận một từ nào đó. Ví dụ, khi hỏi: Cái cây khác
với hòn đá ở chỗ nào? Có thể nhận được nhiều câu trả lời đại
loại như: Cây mềm, hòn đá cứng….. Trên thực tế sự đối lập của
ý nghĩa liên hội của từ có thể xảy ra từ nhiều phương diện, Ch.
5



Osgood đã chọn ra khoảng 50 phương diện đối lập để thực
nghiệm và ông rút ra kết luận rằng các phương diện đó không
hoàn toàn tách biệt với nhau chúng có thể được quy về ba
nhân tối cơ sở đó là:
“Nhân tố đánh giá gồm các thang như: Tốt- xấu, đẹp
–xấu, thú vị- vô vị, thiêng liêng –trần tục, thanh -tục, cao cả tầm thường,……
Nhân tố cường độ gồm các thanh nhanh như: Mạnh –
yếu, nặng – nhẹ, béo – gầy…..
Nhân tố hoạt động có hướng gồm các thang như:
nhanh- chậm, nóng –lạnh, chủ động- bị động, tích cực- tiêu
cực……”([2], tr 235)
Nói về nghĩ của từ Hoàng Văn Hành cho rằng: “Nghĩa
của từ không phải chỉ liên quan đến quá trình nhận thức, mà
còn hệ quả của quá trình có tính chất tâm lí xã hội, có tính chất
lịch sử nữa”.
Nói một cách hết sức tổng quát, nghĩa vủa từ là toàn bộ
nội dung tinh thần mà một từ gợi ra khi chúng ta tiếp xúc với
từ đó, nhờ nghĩa của từ mà chúng ta kết hợp từ với từ để tạo
nên nghĩa của câu và nhờ nghĩa của từ trong một câu mà
chúng ta hiểu được nghĩa của câu đó.
1.2.2 Nghĩa của từ định danh
Các từ định danh là các từ có chức năng sự vật, sự kiện
trong hiện thực ngoài ngôn ngữ vào ngôn ngữ, biến chúng
thành các đơn vị nghĩa của ngôn ngữ. Đó là các từ quen được

6


gọi là từ thực, tức các động từ, tính từ và các chỉ số như, bào,
thẳng, học sinh, hai…….

Nghĩa của các từ định danh không chỉ do sự vật (động
vật, người, hoạt động, tính chất, trạng thái) ngoài ngôn ngữ và
các hiểu biết về sự vật đó mà từ biểu thị mà có. Nghĩa của các
từ miêu tả còn do quan hệ giữa từ với từ trong ngôn ngữ quyết
định. Nói khác đi nghĩa của các từ định danh là sự vậy và hiểu
biết về chúng đã bị quy định bởi ngôn ngữ, đã được ngôn ngữ
hóa, đã cấu trúc hóa.
Ví dụ: Nghĩa của từ thóc còn do sự khác nhau giữa nó
với các từ lúa, gạo, cơm, thậm chí rơm, rạ, ngô, khoai, sắn, …
hình thành nên.
Nghĩa của từ định danh không phải là một khối không
phân hóa. Nghĩa của từ định danh là một thể thống nhất gồm
bốn thành phần: Nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu
thái (biểu cảm) và nghĩa ngữ pháp. Tất cả bốn thành phần
nghĩa này đều là kết quả của các quan hệ trong từ vựng của
một ngôn ngữ mà có. Mỗi thành phần nghĩa nói trên đều có
tính cấu trúc, có nghĩa là đều bị quy định bởi quan hệ với các
từ khác.
Nghĩa biểu vật, nghĩa biểu niệm, nghĩa biểu thái (biểu
cảm) đều được gộp chung gọi là nghĩa từ vựng.
1.2.3 Nghĩa của các từ phi định danh
Phi định danh là tên gọi khác của các từ được gọi là hư
từ. Đây là các từ có chức năng giúp chúng ta nhận biết được
một nghĩa nào đó đang được đề cập đến trong lời nói chứ

7


không phải tên gọi của chính cái nghĩa đang được đề cập đến
đó.

Ví dụ: Trong biểu thức: Sách của thầy, màu của áo,
nghị định của chính phủ …………từ của giúp chúng ta nhận biết
quan hệ, tạm gọi là quan hệ sở thuộc giữa sách và thầy, giữa
màu và áo, giữa nghị định và chính phủ nhưng nó không phải
là tên gọi của quan hệ này. Tên gọi của quan hệ này là (quan
hệ) sở thuộc. Cũng như vậy khi từ sẽ đi kèm với một động từ
như sẽ học, sẽ làm, sẽ nói, sẽ lên lớp…. thì nó báo cho người
nghe biết rằng sự vật được nói tới, được thực hiện sau khi
người nói nói ra biểu thức, Tên gọi của quan hệ thời gian này là
(thời) tương lai không phải là sẽ.
Tất cả các ngôn ngữ đều có nhiều tiểu loại từ phi định
danh, có những từ phi định danh chỉ các loại quan hệ, các từ
phi định danh chỉ các tình thái…. Đặc biệt có những từ phi định
danh giúp chúng ta biết hoạt động (hành vi) ngôn ngữ nào
đang được thực hiện như dạ, vâng, ừ, phải….
Bởi các từ phi định danh không có chức năng định danh
nên nghĩa của chúng chỉ có tính chất biểu niệm, tức gợi ra một
nét nghĩa nào đó, chúng không có nghĩa biểu vật. Nếu có nghĩa
biểu vật thì chúng đã chuyển thành (lâm thời hoặc thường
xuyên) từ định danh. Dĩ nhiên trong những trường hợp ngược
lại, từ định danh khi mất đi chức năng định danh (lâm thời hoặc
thường xuyên) thì cũng chuyển thành từ phi định danh. Đây là
quá trình thường gọi là hư hóa.
Ví dụ: Từ về trong biểu thức bạn tôi về quê là một từ
định danh, gọi tên cái vận động dời chỗ đi trở lại nơi được xem

8


là xuất phát điểm của mình. Trong biểu thức nói về văn học, về

nghệ thuật là một từ phi định danh.

Chương 2
PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH CẤU TRÚC NGHĨA CỦA
TỪ
TRONG TIẾNG VIỆT

2.1 Phương pháp phân tích dọc –ngang (thường
dùng cho danh từ)
2.1.1 Khái niệm
Nghĩa của từ là một phạm vi rất rộng, thuộc về bình
diện tinh thần vì vậy không thể suy đoán nghĩa của từ tiếng
Việt theo bản năng thông thường mà phải đặt nó vào một
phương pháp có cơ sở nhất định. Phương pháp phân tích doc-

9


ngang cũng là một phương pháp được dùng để phân tích nghĩa
của từ.
Theo cuốn Ngữ nghĩa học từ bình diện hệ thống đến thể
loại, Đỗ Việt Hùng chủ biên đã đưa ra khái niệm về phương
pháp phân tích dọc – ngang.
“Dọc: Là so sánh nghĩa của những từ biểu thị các sự vật
ở những bậc khác nhau theo quan hệ lớp loại.
Ngang: Là so sánh nghĩa của những từ biểu thị các sự
vật ở cùng một bậc phân loại.” ([3]. tr 67).
2.1.2 Quan hệ giữa trục dọc và trục ngang
Thế đối lập trục dọc và trục ngang còn gọi là sự đối lập
giữa hệ hệ hình và hệ kết hợp; hoặc trục đối vị và trục tuyến

tính; hoặc tính hệ thống và sự phân bố các yếu tố.
Đối lập giữa nội ngôn ngữ và ngoại ngôn ngữ dùng để
phân biệt các nguyên nhân, quy luật của ngôn ngữ học nội tại,
chính từ bên trong ngôn ngữ của nó và cho nó với 1 mặt khác
của sự phát triển ngôn ngữ, lấy mối quan hệ của ngôn ngữ và
các lĩnh vực hoạt động khác của con người; hoặc các điều kiện
tồn tại khác của con người làm nguyên nhân và động lực phát
triển. Thế đối lập này còn được gọi là ngôn ngữ học nội tại và
ngôn ngữ học ngoại tại.
Trục ngang còn được gọi là trục kết hợp. Theo nguyên lí
của Saussure, sự kết hợp các yếu tố ngôn ngữ theo trục ngang
tạo nên thông điệp. Nguyên tắc quan trọng nhất là khi các yếu
tố ngôn ngữ đứng cạnh nhau thì chúng phải khác nhau. Chúng
ta gọi đó là nguyên lí tương phản. Nguyên lí này là sự biểu hiện
của ngôn ngữ trong lời nói, các yếu tố ngôn ngữ không thể xếp
chồng lên nhau mà chúng phải dàn ra theo hình tuyến. Trong
10


ngôn ngữ học, người ta thường căn cứ trên đặc điểm của 2 trục
này để thiết lập nên các quan hệ ngôn ngữ. [10]
2.1.3 Sự biến động về nghĩa của các danh từ xét
từ phương pháp phân tích dọc ngang
Phương pháp phân tích dọc ngang chủ yếu dành cho
danh từ, như vậy trong quá trình vận động của ngôn ngữ muốn
tìm ra nghĩa của một danh từ nhất định phải dùng phương
pháp phân tích dọc –ngang.
2.1.3.1 Khái niệm danh từ
Danh từ là một loại từ lớn, bao gồm một số lượng từ rất
lớn và đóng vai trò quan trọng trong hoạt động nhận thức, tư

duy và giao tiếp của con người. ([5], tr 27).
2.1.3.2 Đặc điểm cơ bản của danh từ
Danh từ có ý nghĩa khái quát chỉ sự vật (bao gồm các
thực thể như người động vật thực vật, cây cối vafcacs vật thể
tự nhiên, các hiện tượng và cả các khái niệm trừu tượng thuộc
phạm trù tinh thần).
Ví dụ : Công nhân, nhà máy, sư tử, cam, quýt, núi,
sông, biển, cuộc sống, cuộc đời, tư tưởng, ý nghĩa, cách
thức…..
Danh từ có khả năng kết hợp với các từ chỉ số, chỉ lượng
ở trước và cả các chỉ từ ở sau tạo nên một cụm từ mà nó là
trung tâm trong một cụm chính phụ đi trước là những từ chỉ số
lượng sự vật, còn thành tố phụ đi sau là những từ chỉ định.
Ví dụ: Ba người ây.
Những tư tưởng đó.
Mấy nhà kia.

11


Đối với câu danh từ có thể đảm nhận vai trò của các
thành phần câu, cả thành phần phụ và cả thành phần chính
(chủ ngữ và vị ngữ). Khi làm vị ngữ danh từ cần có từ là.
Ví dụ: Hùng là học sinh.
Trăng lồng cổ thụ, bóng lồng hoa.
Đó là một truyền thống quý bàu của ta.
2.1.3.3 Biểu hiện về nghĩa của danh từ xét theo
Tạp chí.
phương pháp dọc- ngang
Ví dụ 1: Phân tích thành tố nghĩa của từ “tạp chí”.

Bước 1: Tìm đơn vị nghĩa mà sự vật được từ đang xét
thuộc vào (loại)
Tạp chí thuộc vào xuất bản phẩm.
Xuất bản phẩm
.

Tạp chí

Bước 2: Tìm các đơn vị nghĩa thuộc vào nhóm sự vật
được từ đang xét biểu thị.
Ví dụ tên của các loại tạp chí cụ thể.
Xuất bản phẩm
Tạp chí.
Tạp chí Ngôn ngữ.
Tạp chí Nghiên
cứu văn học.
v……v
12


Bước 3: Tìm và so sánh các sự vật cùng bậc phân loại với sự vật được từ
đang xét biểu thị quan hệ giao nhau hoặc giao nhau.
Ví dụ: Sách, báo.

Xuất bản phẩm
Báo

Tạp chí

Sách


Tạp chí Ngôn ngữ
Tạp chí Nghiên cứu Văn học.
vv………
So sánh chúng với nhau: Tạp chí khác sách ở tính định
kì, khác báo ở chỗ bắt buộc phải có bìa.
Bước 4: Hình thành danh mục các thành tố nghĩa: Loại
xuất bản phẩm, bắt buộc phải có bìa, có tính định kì.
Bước 5: Sắp xếp các thành tố nghĩa thành định nghĩa
(kèm các ví dụ cụ thể).
Tạp chí là một loại xuất bản phẩm có tính định kì và bắt
buộc phải có bìa. Ví dụ như Tạp chí Ngôn ngữ, tạp chí Nghiên
cứu Văn học…….
Ví dụ 2: Phân tích thành tố nghĩa của từ “tiểu thuyết”.
Bước 1: Tìm đơn vị nghĩa mà sự vật được từ đang xét
thuộc vào (loại)
Tiểu thuyết thuộc vào thể loại.

13


Bước 2: Tìm các đơn vị nghĩa thuộc vào nhóm sự vật
được từ đang xét biểu thị.
Thể loại
Tiểu thuyết.

Tiểu thuyết chiến tranh.
Tiểu thuyết chương hồi.
Tiểu thuyết lãng mạn.


Bước 3: Tìm và so sánh các sự vật cùng bậc, phân loại
với sự được từ đang xét biểu thị quan hệ giao nhau hoặc ngoài
nhau.
Ví dụ: Truyện ngắn, truyện tranh.

Thể loại.
Truyện ngắn

Tiểu thuyết

Thơ

Tiểu thuyết chiến
tranh.
Tiểu thuyết chương
hồi.
Tiểu thuyết lãng mạn.
…………

14


So sánh chúng với nhau: Tiểu thuyết khác với truyện
ngắn ở cốt truyện, phạm vi thể hiện rộng, chứa đựng nhiều vấn
đề, phủ sống được một diện rộng lớn của đời sống. Tiểu thuyết
có giọng chủ. Tiểu thuyết khác thơ ở chỗ tiểu thuyết viết bằng
ngôn ngữ trải dài còn thơ thì viết bằng ngôn ngữ nghệ thuật,
có ính hàm súc cao.
Bước 4: Hình thành danh mục các thành tố nghĩa, thể
loại bắt buộc phải có cốt truyện và viết bằng ngôn ngữ văn

chương nghệ thuật.
Bước 5: Sắp xếp các thành tố nghĩa thành định nghĩa
(kèm các ví dụ cụ thể).
Tiểu thuyết là tên gọi dùng để chỉ những tác phẩm có
quy mô, phạm vi phản ánh rộng lớn, viết bằng ngôn ngữ văn
chương và có giọng chủ.
Như vậy phương pháp phân tích nghĩa của từ thoe
phương pháp ngang dọc là tìm ra được một định nghĩa mới về
từ dựa trên những tiêu chí so sánh, đối chiếu với các từ cùng
quan hệ cấp bậc để làm rõ nghĩa của từ được xét đến.
2.2 Phương pháp phân tích các nghĩa giao nhau
(thường dùng cho các vị từ)
2.2.1 Nghĩa giao nhau
Nghĩa giao nhau là các từ có nghĩa gần với nhau trong
Tiếng việt. Nghĩa giao nhau trong Tiếng việt thường dùng cho
các vị từ.
Ví dụ: -Ánh nắng chiếu vào cửa sổ
- Ánh nắng rọi vào cửa sổ
15




Từ chiếu và rọi là các từ có nghĩa gần với nhau.
2.2.2 Biểu hiện của nghĩa giao nhau của từ trong
Tiếng việt
2.2.2.1 Từ đồng âm
Từ đồng âm trong tiếng việt là những từ phát âm gần
giống nhau hay cấu tạo âm thanh giống nhau, nhưng nghĩa
hoàn toàn khác nhau. [8].

Ví dụ: - cuốc (danh từ): cái cuốc
- cuốc (động từ): cuốc đất
* Phân loại các từ đồng âm
- Đồng âm từ vựng: Tất cả các từ đều thuộc một từ loại.
Ví dụ: - Con đường1 này thật rộng.
- Chúng ta nên cho thêm một ít đường2.



đường1 (con đường) - đường2 (đường phèn)
- Đồng âm từ vựng - ngữ pháp: Các từ trong nhóm
đồng âm với nhau chỉ khác nhau về từ loại.
Ví dụ: - Chú ấy câu1 được nhiều cá quá!
- Vài câu2 nói đùa thì được cái gì ?



câu1 là động từ - câu2 là danh từ
- Đồng âm từ với tiếng: Ở đây, các đơn vị tham gia vào
nhóm đồng âm khác nhau về cấp độ và kích thước ngữ âm của
chúng đều không vượt qua một tiếng.

16


Ví dụ: - Ông ấy cười khanh khách1.
- Nhà ông ấy đang có khách2.


khách1trong (khanh khách) là tính từ - khách2 là

danh từ

- Đồng âm với tiếng nước ngoài qua phiên dịch: Đây là
các từ đồng âm với nhau qua phiên dịch như:
Ví dụ: - Ông ấy đang sút giảm sức khỏe.
- Cầu thủ sút bóng.
* Dùng từ đồng âm để chơi chữ: Là dựa vào hiện tượng
đồng âm, tạo ra những câu nói có nhiều nghĩa, gây những bất
ngờ thú vị cho người đọc, người nghe.
Ví dụ: Hôm qua, qua bảo qua qua nhà Qua mà không
thấy qua qua, hôm nay qua không bảo qua qua nhà Qua thì
Qua thấy qua qua.
Trong câu văn trên:
"Qua" viết hoa là tên riêng của một người;
"qua" in nghiêng là cách gọi anh (ấy) của người miền
Trung;
"qua" để nguyên là động từ "qua" (đi qua)
2.2.2.2 Từ đồng nghĩa
Từ đồng nghĩa trong tiếng việt là những từ có nghĩa
giống nhau hoặc gần giống nhau. [9].
Ví dụ: - Bạn ấy rất xinh.
- Bạn ấy rất đẹp.
17




Từ đẹp và từ xinh là 2 từ đồng nghĩa.
* Phân loại từ đồng nghĩa
- Từ đồng nghĩa hoàn toàn (đồng nghĩa tuyệt đối ): Là

những từ có nghĩa hoàn toàn giống nhau, được dùng như nhau
và có thể thay thế cho nhau trong lời nói.
Ví dụ: xe lửa = tàu hoả
con lợn = con heo
- Từ đồng nghĩa không hoàn toàn (đồng nghĩa tương đối
, đồng nghĩa khác sắc thái ): Là các từ tuy cùng nghĩa nhưng
vẫn khác nhau phần nào sắc thái biểu cảm ( biểu thị cảm xúc ,
thái độ ) hoặc cách thức hành động. Khi dùng những từ này,ta
phải cân nhắc lựa chọn cho phù hợp .
Ví dụ: Biểu thị mức độ,trạng thái khác nhau : cuồn
cuộn, lăn tăn, nhấp nhô,...( chỉ trạng thái chuyển động, vận
động của sóng nước )
+ Cuồn cuộn : hết lớp sóng này đến lớp sóng khác, dồn
dập và mạnh mẽ.
+ Lăn tăn : chỉ các gợn sóng nhỏ, đều, chen sát nhau
trên bề mặt.
+ Nhấp nhô : chỉ các đợt sóng nhỏ nhô lên cao hơn so
với xung quanh.
- Những từ đồng nghĩa với nhau không nhất thiết phải
tương đương với nhau về số lượng nghĩa, tức là các từ trong
một nhóm đồng nghĩa không nhất thiết phải có dung lượng
nghĩa bằng nhau: Từ này có thể có một hoặc hai nghĩa, nhưng

18


từ kia có thể có tới dăm bảy nghĩa. Thông thường, các từ chỉ
đồng nghĩa ở một nghĩa nào đó. Chính vì thế nên một từ đa
nghĩa có thể tham gia vào nhiều nhóm đồng nghĩa khác nhau:
Ở nhóm này nó tham gia với nghĩa này, ở nhóm khác nó tham

gia với nghĩa khác.
Ví dụ:

Từ “coi” trong tiếng Việt là một từ đa nghĩa.

Tuỳ theo từng nghĩa được nêu lên để tập hợp các từ, mà “coi”
có thể tham gia vào các nhóm như:
+ coi – xem: coi hát – xem hát
+ coi – giữ: coi nhà – giữ nhà
- Trong mỗi nhóm từ đồng nghĩa thường có một từ mang
nghĩa chung, được dùng phổ biến và trung hoà về mặt phong
cách, được lấy làm cơ sở để tập hợp và so sánh, phân tích các
từ khác. Từ đó gọi là từ trung tâm của nhóm.
Ví dụ: Trong nhóm từ “yếu, yếu đuối, yếu ớt” của
tiếng Việt, từ “yếu” được gọi là từ trung tâm.
- Tuy nhiên, việc xác định từ trung tâm của nhóm không
phải lúc nào cũng dễ và đối với nhóm nào cũng làm được.
Nhiều khi ta không thể xác định một cách dứt khoát được theo
những tiêu chí vừa nêu trên, mà phải dựa vào những tiêu chí
phụ như: tần số xuất hiện cao (hay được sử dụng) hoặc khả
năng kết hợp rộng.
Ví dụ: Trong các nhóm từ đồng nghĩa tiếng Việt
như: hồi, thuở, thời; hoặc chờ, đợi; hoặc chỗ, nơi, chốn,...
rất khó xác định từ nào là trung tâm.
2.2.2.3 Thủ pháp thay thế

19


- Thay thế được xem là thủ pháp bổ sung cho thủ pháp

phân bố: thay thế một đơn vị ngôn ngữ( âm vị , hình vị, từ, ngữ
đoạn) bằng một đơn vị ngôn ngữ khác cùng cấp độ trong khi
cấu trúc vẫn giữ nguyên.
Ví dụ:

Anh chiến sĩ đã hi sinh trên quê hương của

mình
Có thể thay thế từ hi sinh bằng các từ: chết, bỏ
mạng….
- Hai đơn vị ngôn ngữ ( âm vị, hình vị, từ, ngữ đoạn ) có
thể sử dụng được trong những cấu trúc tương đương , trong
cùng ngữ cảnh và có cùng tiêu chí phân bố, gọi là hai đơn vị có
khả năng thay thế lẫn nhau.
Ví dụ: Xác định từ đồng nghĩa:
Mời ba vào /ăn/ cơm
/xơi/
/ dùng/
Ăn, xơi, dùng có thể thay thế được cho nhau ở cùng cấp



độ.
- Để xác định từ đồng nghĩa:
1. X1 và X2 đồng nghĩa thì cả 2X đều có thể xuất hiện
trong cùng một ngữ cảnh
Ví dụ: hoa = bông
+ Cắm hoa/ bông vào bình
Nhưng có hoa tay nhưng không có bông tay
- Thủ pháp này không phải hoàn toàn đúng trong mọi

ngữ cảnh vì có những từ đồng nghĩa nhưng không xuất hiện
20


trong cùng một ngữ cảnh hoặc nếu xuất hiện thì nghĩa khác
nhau.
Ví dụ: đất = địa = thổ  nhưng động đất # động thổ
# động địa


Từ đồng nghĩa dù giống nhau hoàn toàn về nghĩa biểu vật
và biểu hiện nhưng nó khác nhau về nghĩa biểu thái và nghĩa
biểu tượng.
2. X1, X2 là đồng nghĩa khi với chỉ khi
- X1 là X2 và đảo lại: X2 là X1 mà nghĩa không thay đổi thì
đó là từ đồng nghĩa.
- Nếu đảo lại mà nghĩa thay đổi thì không phải từ đồng
nghĩa, hoặc chỉ gần nghĩa.
Ví dụ: 1. Heo là lợn <-> lợn là heo
Mẹ là má <-> má là mẹ
2. Đền là bù ( cho thêm vào chỗ thiếu hơn cho
đủ mà do mình gây ra)
Bù là đền ( bù thêm vào chỗ thiếu cho đủ)



Đền và bù là 2 từ có nghĩa gần nhau
- Ngữ nghĩa học đã vận dụng thủ pháp thay thế vào việc
phân tích nghĩa .
Ví dụ: Từ đọc trong các câu sau:

- Hồ Chủ tịch đọc1 bản Tuyên ngôn Độc lập.
- Khoa đọc2 sách mỗi ngày.
- Thư đọc3 được nỗi lo lắng trong Nhi.
Đọc1 là nghĩa gốc, có thể thay thế bằng: tuyên bố, trình
bày, báo cáo…
21


Đọc2 là nghĩa phát sinh, có thể thay thể bằng: xem,
nhìn, kiểm tra, phân tích…
Đọc3 cũng là nghĩa phái sinh, có thể thay thế bằng: nhìn
ra, biết…


Ba ngữ cảnh khác nhau nên từ thay thế cũng khác nhau.
2.2.3 Các bước của Phương pháp phân tích các
nghĩa giao nhau
- Gồm 5 bước như sau:
Bước 1: Tìm những từ có nghĩa gần với nghĩa của từ
đang xét .
Bước 2: Xác định các sự vật có thể được miêu tả bằng
các từ gần nghĩa đã tìm được ở bước 1. Bước này phải tạo ra
các cụm từ, nhưng lưu ý không phải tìm toàn bộ hàng trăm
cụm từ mà chỉ cần tìm những cụm từ mà chúng không thể
tham gia được hoặc các cụm từ cảm giác không bình thường .
Bước 3: Tìm các bình diện nghĩa giống nhau mà chúng
có thể đối lập với nhau.
Bước 4: Thống kê các nét nghĩa quan trọng trong so
sánh.
Bước 5 : Hình thành định nghĩa. ([3], tr 69, 70).

Ví dụ: Phân tích thành tố nghĩa của từ “ xinh”
Bước 1: Những từ có nghĩa gần với nghĩa của từ xinh là:
đẹp, dễ thương...

22


Bước 2 : Chúng ta có thể nói : “Có tâm hồn đẹp” , to
nhưng đẹp thì bình thường nhưng không ai nói “Có tâm hồn
xinh”, to nhưng xinh.
Bước 3: Đẹp và xinh đối lập nhau về các diện hình thức/
tâm hồn, to/ nhỏ…Tức là, từ đẹp có thể dùng cho cả hình thức
lẫn tâm hồn, cả những sự vật có kích thước khác nhau, không
phân biệt to/ nhỏ, nhưng từ xinh có sự hạn chế trong kết hợp,
chỉ với hình thức bên ngoài với các sự vật “nhỏ”.
Bước 4:
+Xinh: dùng bình phẩm với người còn trẻ, thiên về hình
dáng bên ngoài, chỉ vẻ nhỏ nhắn, ưa nhìn.
+Đẹp: nghĩa rộng hơn, không chỉ dùng bình phẩm về
hình thức, được xem là cao hơn, toàn diện hơn xinh.
Bước 5: Định nghĩa từ Xinh: Có hình dáng và những
đường nét( quan sát được) dễ coi, ưa nhìn ( thường nói về
người trẻ hoặc những sự vật nhỏ nhắn).
2.3 Phương pháp phân tích nghĩa của từ theo cấu
trúc ngữ pháp
2.3.1. Phân tích nghĩa của từ đơn nghĩa
2.3.1.1 Khái niệm từ đơn nghĩa
Từ đơn nghĩa là từ chỉ mang một nghĩa nhất định
2.3.1.2 Các thành phần nghĩa của từ
2.3.1.2.1 Nghĩa biểu vật


23


- Khái niệm: nghĩa biểu vật là liên hệ giữa từ và sự vật
(hoặc hiện tượng, hành động, quá trình…) khi từ biểu thị (chỉ
ra, gọi tên) sự vật, ta nói từ có nghĩa biểu vật. Với nghĩa biểu
vật, từ là tên gọi của sự vật, thuộc tính, quá trình…
Ví dụ: Từ “lá” chỉ ra một bộ phận thực vật…
Từ “đi” chỉ ra một hoạt động
Từ”dài” chỉ ra một thuộc tính
2.3.1.2.2 Nghĩa biểu niệm
- Khái niệm: nghĩa biểu niệm phản ánh những hiểu biết
chung nhất, phổ biến nhất về sự vật, hiện tượng mà từ gọi tên.
Ví dụ: Từ “bàn” có nghĩa biểu niệm như sau: đồ dùng
bằng nguyên liệu rắn, có mặt phẳng đặt cách mặt nền một
khoảng đủ lớn bằng các chân, dùng để đặt đồ đạc khi làm việc.
2.3.1.2.3 Nghĩa biểu thái
- Khái niệm: nghĩa biểu thái là mối liên hệ giữa từ với
thái độ chủ quan, cảm xúc của người nói. Nghĩa biểu thái biểu
thị thái độ, cảm xúc, sự đánh giá của người nói với đối tượng
mà từ gọi tên.
Ví dụ: Để gọi tên một màu sắc “trắng”, Tiếng Việt có
nhiều từ khác nhau về nhân tố đánh giá như mức độ mạnhyếu, cảm giác dễ chịu- khó chịu…(trắng tinh, trắng phau, trắng
nõn, trắng nhợt, trắng hếu…)
2.3.1.2.4 Nghĩa cấu trúc
- Khái niệm: Nghĩa cấu trúc là mối quan hệ giữa từ với
các từ khác trong hệ thống từ vựng.Quan hệ giữa các từ thể
24



hiện trên hai trục: trục ngang, trục dọc. Quan hệ trên cả hai
trục này tạo cho từ một nghĩa xác định.
Ví dụ: từ “giặt” có nghĩa làm sạch quần áo, chăn chiếu
bằng nước, nhờ nó đứng trong một trục ngang “tôi giặt chăn
màn” và trong một trục dọc: giặt, vo, rửa, gội, lau..
2.3.1.3 Ý nghĩa ngữ pháp của từ
- Khái niệm: Là loại ý nghĩa chung cho hang loạt đơn vị
ngôn ngữ và được thể hiện ra bằng các phương tiện ngữ pháp
nhất định.
- Các loại ý nghĩa ngữ pháp
* Ý nghĩa quan hệ và ý nghĩa tự thân
- Được hiểu là loại ý nghĩa do mối quan hệ của đơn vị
ngôn ngữ với các đơn vị khác trong lời nói đem lại.
Ví dụ: Câu 1: “Chúng ta học Tiếng Việt”
+ Chúng ta -> ‘chủ thể’ của hành động
+ Tiếng Việt -> ‘đối tượng’ của hành động học được
hướng tới
Câu 2: “Tiếng Việt làm khó chúng ta”
+ Tiếng Việt -> ‘chủ thể’
+ Chúng ta -> ‘đối tượng’
Các ý nghĩa chủ thể, đối tượng chỉ có được do có mối
quan hệ giữa các từ trong câu cụ thể. Chúng là ý nghĩa quan
hệ.
Các từ “chúng ta, Tiếng Việt” biểu thị ý nghĩa “sự vật”;
các từ “học, làm khó” biểu thị ý nghĩa “hành động”, không phụ
thuộc vào quan hệ ngữ pháp -> không phụ thuộc vào ngữ
pháp là ý nghĩa tự thân.
* Ý nghĩa ngữ pháp thường trực và ý nghĩa ngữ pháp tạm
thời


25


×