Tải bản đầy đủ (.pdf) (54 trang)

grays anatomy for students bản tiếng việt chương 1 các hệ cơ quan trong cơ thể người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.98 MB, 54 trang )

Hệ cơ quan trên cơ thể
HỆ XƯƠNG
Bộ khung xương được chia thành hai
nhóm: xương trục và xương treo. Nhóm
xương trục bao gồm: xương sọ, xương
sống, xương sườn và xương ức. Nhóm
xương treo bao gồm: các xương chi trên và
chi dưới (Hình 1.2).
Hệ xương gồm cả sụn và xương.

Sụn
Sụn là một mô liên kết không có mạch máu
bao gồm các sợi ngoại bào nhúng trong
một chất nền chứa các tế bào tập trung
trong các hốc nhỏ. Số lượng và loại sợi
ngoại bào trong chất nền thay đổi phụ
thuộc vào kiểu sụn. Ở những vùng phải
mang vác nặng hay thường xuyên chịu lực
kéo, lượng collagen tăng mạnh và sụn hầu
như không thể giới hạn. Ngược lại, ở
những vùng chịu áp lực ít hơn và mang vác
nhẹ hơn thì sụn thường chứa các sợi chun
và ít các sợi collagen hơn. Chức năng của
sụn là:
-

Hỗ trợ các mô mềm
Tạo bề mặt trơn trượt cho các khớp
xương
Cho phép các xương dài tăng
trưởng và phát triển.



Có 3 kiểu sụn:
-

-

Sụn trong– phổ biến nhất; chất nền
chứa một lượng vừa phải các sợi
collagen (ví dụ: mặt khớp của
xương)
Sụn chun – chất nền chứa các sợi
collagen cùng với một lượng lớn sợi
chun (ví dụ: tai ngoài)


-

Sụn sợi– chất nền chứa một lượng giới hạn tế bào và một lượng đáng kể các
sợi collagen (ví dụ: đĩa đệm).

Sụn được dinh dưỡng nhờ khuyếch tán và không có mạch máu, bạch huyết và sợi
thần kinh.

Xương
Xương là một mô liên kết calci hóa, thành phần chính của bộ xương. Nó bao gồm
chất nền calci hóa nội bào và cũng chứa các sợi collagen và một vào loại tế bào
trong chất nền. Chức năng của xương:
-

Chống đỡ cơ thể

Bảo vệ các cơ quan.
Chứa calcium và phosphorus
Đòn bẩy cho cơ hoạt động tạo thành cử động
Chứa các tế bào tạo máu.

Có 2 loại xương: đặc và xốp. Xương đặc là lớp xương dày tạo thành lớp vỏ tất cả
các xương và bao quanh xương xốp. Xương xốp gồm các gai xương bao quanh các
hốc chứa các tế bào tạo máu (tủy). Phân loại xương theo hình dáng:
-

Xương dài: hình ống (ví dụ: xương cánh tay ở chi trên, xương đùi ở chi dưới)
Xương ngắn: hình khối (ví dụ: xương cổ tay và mắt cá)
Xương dẹt bao gồm hai mảnh xương đặc phân cách bởi lớp xương xốp ( ví dụ:
xương sọ)
Xương không đều: các xương có nhiều hình dạng khác nhau (ví dụ: xương mặt,
xương sống, xương cụt)
Xương vừng: các xương hình tròn hoặc bầu dục phát triển trong gân.

Xương có mạch máu và thần kinh. Nhìn chung một mạch máu liền kề cho ra một
động mạch dinh dưỡng, thường là mỗi mạch một xương trực tiếp đi vào khoang
trong xương, nuôi dưỡng tủy, xương xốp và màng trong xương đặc. Thêm vào đó,
tất cả các xương đều được bao phủ bên ngoài bằng một lớp màng mô sợi liên kết
được gọi là màng ngoài xương trừ vùng khớp có sụn khớp bao bọc. Lớp màng
ngoài xương nhận các mạch máu có nhánh nuôi dưỡng lớp ngoài xương đặc. Nếu
loại bỏ hết màng ngoài xương thì xương đó không thể sống được. Các sợi thần kinh
đi cùng các mạnh máu nuôi xương và màng ngoài xương. Hầu hết các sợi thần kinh
đi vào khoang trong xương cùng với động mạch nuôi xương là các sợi vận mạch
điều hòa dòng máu. Các xương cũng có một vài sợi thần kinh cảm giác. Mặt khác,
màng ngoài xương có nhiều sợi thần kinh cảm giác và rất nhạy cảm với bất kỳ chấn
thương nào.



Tất cả các xương phát triển từ các mô liên kết lỏng lẻo nhờ cốt hóa nội màng (mô
hình mô liên kết của các xương trải qua cốt hóa) hoặc cốt hóa nội sụn trong đó các
mô hình xương sụn hình thành từ mô liên kết và trải qua cốt hóa.

Lâm sàng
Xác định tuổi của xương
Suốt cuộc đời, xương phát triển theo hướng định trước để tạo thành bộ xương trưởng thành tại cuối
thời kỳ dậy thì. Ở các nước châu Âu bộ xương trưởng thành vào khoảng 20 đến 25 tuổi. Tuy nhiên,
giới hạn này cũng phụ thuộc nhiều vào điều kiện địa lí, kinh tế, xã hội. Sự trưởng thành của xương
cũng được quyết định bởi các nhân tố di truyền và tình trạng bệnh.
Cho đến khi trưởng thành, xương tăng trưởng và phát triển theo trạng thái định trước điển hình mà có
thể đánh giá thông qua siêu âm, chụp X quang hay MRI. Thường sẽ chụp tay không thuận (tay trái) và
ảnh chụp được so sánh với các hình ảnh tiêu chuẩn. Từ đó có thể xác định tuổi của xương trong hình
ảnh (Hình 1.13).
Ở một số bệnh nhất định như suy dinh dưỡng, suy giáp, xương có thể trưởng thành chậm hơn. Nếu
tuổi của xương giảm đáng kể so với tuổi thật thì bệnh nhân có thể cần phải điều trị.
Ở những người khỏe mạnh, tuổi của xương tương ứng chính xác với tuổi của bệnh nhân. Điều này rất
quan trọng trong xác định tuổi thực của thi thể. Đây cũng là nhân tố quan trọng trong pháp y.

Hình 1.13 Chuỗi hình Xquang cho thấy tiến độ cốt hóa của các xương cổ tay từ 3 (A) đến 10 (D) tuổi.
Lâm sàng
Cấy ghép tủy xương


Tủy xương có chức năng quan trọng. Có
2 loại tủy xương: tủy đỏ (còn được coi là
mô gốc) và tủy vàng. Các tế bào hồng
cầu, tiểu cầu và hầu hết bạch cầu phát

sinh từ tủy đỏ. Tủy vàng tạo ra một số
bạch cầu nhưng chiếm ưu thế là các giọt
chất béo lớn (tạo thành màu vàng) (Hình
1.14).
Khi sinh ra, hầu hết tủy xương là tủy đỏ,
càng lớn tủy đỏ dần chuyển thành tủy
vàng trong tủy xương dài và xương dẹt.
Tủy xương chứa 2 loại tế bào gốc. Tế
bào gốc tạo máu sản sinh ra tế bào bạch
cầu, hồng cầu và tiểu cầu. Tế bào gốc
trung mô phân thành các cấu trúc tạo nên
xương, sụn và cơ.
Có một số bệnh có thể liên quan đến tủy
xương bao gồm nhiễm trùng và bệnh ác
tính. Ở một số bệnh nhân mắc ung thư
tủy xương ác tính (ví dụ leukemia), có thể
thu thập những tế bào không bị bệnh từ
tủy xương của bệnh nhân hoặc từ một
người khác. Phá hủy tủy xương của
chính bệnh nhân bằng hóa trị hoặc xạ trị
và đưa tế bào mới đó vào. Phương pháp Hình 1.14 Ảnh chụp T1 - weighted ở mặt phẳng đứng ngang,
cho thấy cường độ tín hiệu tương đối cao ở chỏm xương đùi
chữa trị này gọi là cấy ghép tủy xương.
đến cổ xương đùi, phù hợp với tủy vàng. Ở bệnh nhân trẻ này,
thân đốt sống đưa lại tín hiệu tối trung bình đại diện cho tủy đỏ.
Có tương đối ít chất béo trong các đốt sống này nên tín hiệu
trả về thấp hơn.

Gãy xương
Xương bị gãy đột ngột do tác động bất thường hoặc stress. Gãy hay rạn xương

cũng có thể xảy ra ở những xương yếu (loãng xương); trong những trường hợp này
một áp lực thông thường đặt lên xương cũng khiến xương rạn hoặc nứt.


Ở trẻ em xương đang phát triển, gãy rạn xương có thể xảy ra qua mặt tăng trưởng
hoặc trục. Gãy xương theo trục thường liên quan đến vỡ vỏ một phần, tương tự như
bẻ gãy một nhánh của cây non; vì thế nên được đặt tên là gãy cành tươi (hình 1.15)


.
Sau khi xương gãy sẽ có phản ứng tự nhiên làm lành vết gãy. Giữa các mép vết
gãy hình thành các cục máu đông từ đó tạo thành các mạch máu mới. Một môi
trường giống như thạch hình thành và các tế bào tạo collagen di chuyển thêm đến.
Trong khuôn mô mềm này, các nguyên bào xương sẽ sản xuất calcium
hydroxyapatite và tạo thành các tinh thể không hòa tan, và sau đó, nền xương được
hình thành. Khi nhiều xương hơn được tạo ra, có thể thấy sẹo xương dọc theo vùng
rạn gãy.


Điều trị gãy xương cần có sự điều chỉnh lại vết đứt gãy. Nếu như không thể duy trì
được bằng bó bột, có thể cần phải định hình phía trong hoặc ngoài nhờ ốc vít và
đinh kim loại.

Hình 1.15 Ảnh chụp X-quang, mặt bên, cho thấy gãy cành tươi ở đầu xa xương
quay và xương trụ
Hoại tử vô mạch (hay còn gọi là hoại tử vô khuẩn)
Hoại tử vô mạch là tình trạng tế bào xương chết do tạm thời hoặc thường xuyên
ngừng cung cấp máu cho xương. Vùng hoại tử vô mạch thường xuất hiện tại trục
dọc cổ xương đùi ở những bệnh nhân cao tuổi. Ở những bệnh nhân này có sự mất
liên tục dòng máu vùng vỏ xương cùng sự mất dòng máu sâu đi vào các sợi liên

kết. Điều này chủ yếu dẫn đến thiếu cấp máu đầu xương đùi; sau đó hoại tử và sụp
đổ. Các bệnh nhân này cần thay thế đầu xương đùi bằng xương giả (hình 1.16)


Hình 1.16 Ảnh chụp khớp hông cho thấy mất đỉnh đầu xương đùi bên phải với xơ
cứng xương gần khớp và hình thành u nang dưới sụn (subchondral) thứ cấp dẫn
đến hoại tử vô mạch. Ảnh cũng cho thấy hoại tử cơ hỗ trợ hông – nguyên nhân thứ
hai gây đau.
Loãng xương
Loãng xương là bệnh lý mà mật độ khoáng chất trong xương giảm rõ rệt khiến
xương có nguy cơ bị gãy rạn cao hơn rất nhiều. Gãy thường xảy ra ở cổ xương đùi,
đốt sống và cổ tay. Mặc dù có thể xảy ra ở nam giới đặc biệt là bệnh nhân nam cao
tuổi, nhưng bệnh thường xảy ra ở phụ nữ sau mãn kinh. Có nhiều yếu tố dẫn đến
loãng xương, bao gồm: chế độ ăn thiếu dinh dưỡng, sử dụng steroid, hút thuốc, và
suy buồng trứng sớm. Tiến hành điều trị liên quan đến loại bỏ các yếu tố nguy cơ
như cải thiện chế độ dinh dưỡng và ngăn hao tổn xương bằng thuốc (ví dụ: bổ sung
vitamin D và calcium, các phương pháp điều trị mới chứa các thuốc tăng chất
khoáng trong xương) (Hình 1.17 và 1.18)


Hình 1.18 Ảnh chụp cột sống vùng thắt lưng thể hiện cả 3 kim chọc đốt sống được
đưa vào giữa thân đốt sống. Vùng có mật độ chất khoáng cao là chất tạo xương cản
quang đươc bơm vào như chất lỏng và sẽ cứng lại.
Gãy đầu xương
Khi xương phát triển, có những giai đoạn phát triển quá mạnh điển hình như khoảng
từ 7-10 tuổi và thời kỳ dậy thì. Sự tăng trưởng quá mạnh được kết hợp với tăng
hoạt động của các tế bào xung quanh tấm tăng trưởng và vùng hành xương. Sự
tăng trưởng hoạt động này khiến tấm tăng trưởng và vùng hành xương dễ tổn
thương hơn: từ trật khớp đến gãy trên tấm tăng trưởng. Đôi khi sự tổn thương đặt
áp lực lớn nên tấm tăng trưởng, phá hủy vùng đó gây mất cân bằng tăng trưởng

vùng khớp. Tất cả các gãy, rạn dọc mặt phẳng tăng trưởng phải được điều trị cẩn
thận và phù hợp, cần hạn chế vết gãy.
Khớp
Khớp là vùng các thành phần của xương nối với nhau. Có 2 loại khớp chủ yếu đó là:

-

- Khớp hoạt dịch: Khoang phân chia các thành phần xương .
Khớp sợi: Không có khoang và các thành phần được nối với nhau bằng mô liên kết.

Mạch máu đi qua khớp và các dây thần kinh điều khiển hoạt động của cơ trên khớp
thường đóng góp thành các nhánh của khớp.


Khớp hoạt dịch
Khớp hoạt dịch là nơi kết nối các xương mà tại đó các thành phần liên quan được
ngăn cách bởi một ổ khớp hẹp (hình 1.20). Ngoài ra còn có các đặc tính đặc trưng:
1. Có màng sụn thường là sụn trong bao phủ bề mặt của các thành phần xương.
Nói cách khác, bề mặt của xương này không tiếp xúc trực tiếp với xương kia. Kết quả
là trên ảnh chụp X quang, các khớp có một khoảng rộng ngăn cách các xương liền kề
do sụn bao phủ lên khớp kém cản quang hơn xương.
2. Có bao khớp gồm một màng hoạt dịch phía bên trong và màng sợi phía bên
ngoài. Màng hoạt dịch gắn vào rìa xương của mặt khớp ở bề mặt phân cách giữa sụn
và xương và bao xung quanh ổ khớp. Màng hoạt dịch có nhiều mạch máu và tiết ra
hoạt dịch thấm vào ổ khớp và bôi trơn bề mặt khớp. Các túi kín của màng hoạt dịch
cũng ở phía ngoài các khớp, tại đó, chúng hình thành nên các bao hoạt dịch hoặc
màng gân. Bao hoạt dịch thường xen giữa các cấu trúc như gân và xương, gân và
khớp, hoặc da và xương, và giảm ma sát của cấu trúc này di chuyển lên cấu trúc khác.
Màng gân bao quanh gân và cũng giảm ma sát.


Màng sợi được tạo thành bởi mô liên kết dày và bao quanh, ổn định khớp. Phần
màng sợi dày lên tạo thành dây chằng giúp các khớp vững chắc hơn. Dây chằng
phía ngoài màng cung cấp thêm sức kéo.


3. Một tính chất khác thường có nhưng không phải tất cả là có sự có mặt của các
cấu trúc bổ sung giữa các vùng được vây kín bởi màng hoạt dịch và bao khớp
như đĩa khớp (thường là sụn sợi), mỡ và gân. Đĩa khớp chịu lực nén, điều khiển
sự thay đổi của bề mặt viền khớp trong suốt quá trình của động và tăng khoảng
cử động ở các khớp. Mô mỡ thường xuất hiện ở màng hoạt dịch và bao khớp và
di chuyển vào và ra khỏi các vùng khi viền khớp thay đổi trong quá trình cử
động. Vùng thừa ra ở màng hoạt dịch và màng sợi cho phép các khớp của động
rộng.

-

-

-

Phân loại khớp hoạt dịch dựa trên hình dạng và cử động:
Dựa trên hình dạng của bề mặt khớp: phẳng, bản lề, trục, lồi kép, lồi, yên, tròn,
và lồi cầu.
Dựa vào cử động: đơn trục (cử động trên 1 mặt phẳng), nhị trục (cử động trên 2
mặt phẳng) và đa trục (cử động trên 3 mặt phẳng).
Khớp bản lề là khớp đơn trục, khớp tròn và lồi cầu là khớp đau trục.
Một số loại khớp hoạt dịch đặc biệt. (hình 1.21).
Khớp phẳng: cho phép cử động trượt khi một xương cử động trên mặt phẳng
của xương khác (ví dụ: khớp cùng vai – đòn)
Khớp bản lề: cho phép cử động quanh một trục ngang qua khớp; cho phép dạng

và gấp (khớp khuỷu tay)
Khớp trục – cho phép cử động quanh 1 trục dọc theo thân xương; cho phép cử
động quay (khớp đội trục)
Khớp lưỡng trục – cho phép cử động chủ yếu ở một trục với cử động quay giới
hạn xung quanh trục thứ 2; tạo thành bởi 2 lồi cầu khớp lại bằng mặt lõm hoặc
phẳng ( khớp gối)
.
.


-

.

Khớp bất động
Khớp bất động nối các phần xương có bề mặt liền kề với nhau bằng mô sợi lên kết
hoặc sụn thường là sụn sợi (hình 1.22). Cử động ở các khớp này thường hạn chế
hơn khớp hoạt dịch.
Khớp sợi bao gồm: khớp khâu, khớp cọc và khớp dính sợi.
-

Khớp khâu: ở xương sọ nơi các xương liền kề được liên kết với nhau bởi một
lớp mỏng mô liên kết được gọi là dây chằng khâu.
Khớp cọc: ở răng và xương liền kề, mô sợi collagen ngắn ở dây chằng nha chu
chạy giữa chân răng và mỏm huyệt răng.
Khớp dính sợi: 2 xương liền kề nối với nhau bằng một dây chằng. Ví dụ như dây
chằng vàng liên kết các đốt sống liền kề và màng gian xương, hoặc gắn xương
cánh tay và xương trụ trong cánh tay.

Khớp sụn bao gồm khớp sụn trong và khớp sụn sợi.

-

-

Khớp sụn trong xuất hiện ở xương có 2 trung tâm cốt hóa đang phát triển được
phân tách bởi một lớp sụn ví dụ như mặt phẳng tăng trưởng xuất hiện giữa đầu
và thân của xương dài đang phát triển. Các khớp này cho phép xương phát triển
và cuối cùng hoàn toàn hóa thành xương.
Khớp sụn sợi xuất hiện ở nơi 2 xương phân tách được kết nối bởi sụn. hầu hết
các loại khớp này có ở đường giữa và bao gồm khớp mu giữa 2 xương chậu và
các đĩa đệm giữa các đốt sống liền kề.



Trong lâm sàng
Bệnh thoái hóa khớp thường được biết đến với tên viêm khớp. Rối loạn này liên
quan đến lão hóa nhưng không phải do lão hóa. Điển hình là sự suy giảm lượng
nước và proteoglycan giữa các sụn. Sụn trở nên yếu hơn và nhạy cảm hơn với tác
động cơ học (hình 1.23)


Hình 1.23. hình ảnh giải phẫu thể hiện các trung tâm mất sụn và lồi cầu xương đùi
khắp khớp gối.
Khi sụn bị bào mòn, xương bên dưới nó trở nên dễ nứt và cũng sát nhau hơn. Hoạt
dịch có thể bị đẩy vào một vết nứt nhỏ trên bề mặt xương và tạo thành nang lớn.
Hơn nữa, các u xương gần khớp được tạo thành (gai xương, xương spurs) (hình
1.24). Khi quá trình trên xảy ra, có sự biến dạng nhẹ làm thay đổi nguồn cơ sinh học
qua khớp. Điều này tạo nên những lực nén bất thường có thể phá vỡ khớp.
Nguyên nhân của viêm khớp vẫn chưa được biết rõ, tuy nhiên, viêm khớp có thể
xảy ra thứ phát sau các bệnh khớp khác như viêm khớp dạng thấp và nhiễm trùng.

Lạm dụng khớp và các stress bất thường như ở những người chơi thể thao thường
có nguy cơ mắc viêm khớp mạn tính cao hơn.
Có nhiều phương pháp chữa trị, bao gồm giảm cân, tập thể dục đúng cách, điều trị
bằng thuốc chống nhiễm trùng và thay khớp (hình 1.25)


Hình 1.24 Hình ảnh X quang minh họa hẹp khe khớp ở khoang giữa và có mặt các
gai xương nhỏ ở cạnh bên giữa của khớp.


Hình 1.25 sau khi thay khớp. hình Xquang cho thấy vị trí của các bộ phận giả.
Nội soi khớp
Nội soi khớp là kĩ thuật quan sát bên trong khớp dùng một kính nhỏ đưa qua một
vết mổ nhỏ trên da. Nội soi khớp có thể được thực hiện trên khớp gối, vai, mắt cá và
hông. Khớp khuỷu và cổ tay cũng có thể được quan sát qua nội soi.
Nội soi khớp cho phép phẫu thuật viên nhìn vào bên trong khớp và các thành phần
của nó. Đánh chú ý ở đầu gối, các sụn chêm và dây chằng được quan sát dễ hơn,
và có thể dùng vị trí đâm thủng riêng rẽ và dụng cụ đặc biệt để loại bỏ các sụn chêm
và thay thế dây chằng chéo. Ưu điểm của nội soi là nó được thực hiện qua các
đường mổ nhỏ và giúp bệnh nhân hồi phục và trở lại hoạt động bình thường nhanh
và nó chỉ đòi hỏi một lượng thuốc gây mê nhỏ hoặc gây mê cục bộ trong quá trình
thực hiện.
Thay khớp
Thay khớp được thực hiện do rất nhiều nguyên nhân. Chủ yếu bao gồm thoái hóa
khớp và sự phá hủy khớp. Các khớp này có thể bị thoái hóa nghiêm trọng hoặc mất
chức năng bình thường dẫn đến đau đớn, có thể làm giảm tuổi thọ, và mặt khác
những người khỏe mạnh có thể hạn chế hoạt động thường ngày. Ở một số bệnh
nhân, cơn đau có thể nghiêm trọng đến mức họ không thể rời khỏi nhà và thực hiện
những công việc nhỏ nhất một cách thoải mái.
Các khớp lớn thường được tác động bao gồm hông, đầu gối và vai. Tuy nhiên, với

sự phát triển không ngừng trong vật liệu thay khớp và kỹ thuật phẫu thuật, thậm chí
một khớp nhỏ nhất ở ngón tay cũng có thể được thay thế.


Thông thường, cả hai phía của khớp đều được thay thế; ở khớp hông, ổ cối sẽ bị
đục ra và một vật hình chén bằng plastic hoặc kim loại sẽ được đưa vào. Phần
xương đùi sẽ được lắp xương đùi và hàn tại chỗ (hình 1.26).
Hầu hết bệnh nhân nhận được những lợi ích quan trọng từ việc thay thế khớp và
tiếp tục thực hiện cuộc sống sau này.

Hình 1.26. Hình ảnh X – quang, nhìn theo hướng trước sau của xương chậu sau khi
thay toàn bộ khớp hông phải. Có thêm những thay đổi về thoái hóa đáng kể ở khớp
hông trái, cũng cần được thay thế.

Da và cân
Da
Da là tạng lớn nhất của cơ thể bao gồm thượng bì và hạ bì. Thượng bì là lớp tế bào
bên ngoài của biểu mô vảy lát tầng không có mạch máu và độ dày khác nhau. Hạ bì
là lớp đệm mô liên kết giàu mạch máu.
Da hoạt động như một hàng rào cơ học và có tính thấm, và như một cơ quan nhận
cảm và điều nhiệt. Nó cũng có thể được coi là đáp ứng miễn dịch ban đầu.


Mạc
Mạc là mô liên kết chứa nhiều chất béo, ngăn cách, hỗ trợ và liên kết các cơ quan
và cấu trúc, cho phép di động một cấu trúc theo cấu trúc khác và cho phép các
mạch máu và thần kinh đi từ vùng này sang vùng khác. Có 2 loại mạc thường gặp
là:
-


-

Mạc nông (dưới da) nằm ngay dưới da và gắn với lớp hạ bì của da, được tạo
thành từ mô liên kết lỏng lẻo thường chứa một lượng lớn chất béo. Độ dày của
cân nông thay đổi khác nhau từ vùng này đến vùng khác trên cơ thể và người
này sang người khác. Cân nông cho phép cử động của da trên những vùng sâu
hơn của cơ thể, hoạt động như một ống dẫn cho mạch máu và thần kinh đi vào
và rời da, và đóng vai trò như một kho dự trữ năng lượng (chất béo).
Mạc sâu thường chứa mô dày và mô liên kết có tổ chức. Lớp ngoài của mạc sâu
gắn với mặt sâu của mạc nông và tạo thành một sợi mỏng che phủ phần lớn các
vùng sâu hơn của cơ thể. Sự mở rộng vào bên trong của lớp cân này tạo thành
vách nội cơ phân thành các nhóm cơ có cùng chức năng và chi phối thần kinh.
Các vùng mở rộng khác bao quanh các cơ riêng biệt và nhóm mạch máu và dây
thần kinh tạo thành một cân bao quanh. Gần một số khớp cân sâu dày thêm tạo
thành dây chằng vòng. Các dây chằng vòng giữ gân ở nguyên vị trí và ngăn
chúng khỏi bị kéo trong quá trình cử động của khớp. Cuối cùng, có một lớp mạc
sâu phân chia màng lót khoang bụng (phúc mạc thành) từ cân che phủ mặt sâu
của cơ của thành ổ bụng (mạc ngang). Lớp này được coi là mạc phúc mạc
ngoài. Lớp mạc tương tự ở ngực được gọi là lớp nội mạc ngực.

Lâm sàng
Tầm quan trọng của mạc
Mạc là một dải mô bao quanh cơ, xương, nội tạng, dây thần kinh và mạch máu và
thường giữ liên tục cấu trúc không gian ba chiều giữa các mô. Nó nâng đỡ các mô
và có thể tạo thành ranh giới giữa các cấu trúc.
Mạc có những tính di động đặc biệt và có thể tương đối đàn hồi ở những nơi cần
thiết. Chúng chứa những mạch máu nhỏ và receptor mô và có thể đáp ứng lại tổn
thương như bất kỳ những mô nào khác.
Về mặt lâm sàng, mạc cực kỳ quan trọng vì chúng thường hạn chế sự lan rộng của
nhiễm trùng và các bệnh ác tính. Khi nhiễm trùng hoặc các bệnh ác tính đi qua một

mạc trơn, một khoảng giải phẫu sơ cấp có thể cần sự bóc tách rộng hơn để bộc lộ
vùng u hoặc nhiễm trùng.
Ví dụ điển hình cho lớp mạc là lớp bao phủ lên cơ thắt lưng-chậu. Nhiễm trùng lao
một thân đốt sống thứ phát có thể đi vào cơ thắt lưng chậu. Mủ xuất hiện đầy cơ


chậu nhưng được hạn chế lan rộng nhờ có mạc cơ thắt lưng chậu bao quanh cơ
này và mở rộng xuống phía dưới tới một điểm háng bên dưới dây chằng bẹn.
Hệ cơ
Hệ cơ thường được xem như là cơ xương nhưng còn hai loại mô cơ khác gồm cơ
trơn và cơ tim là thành phần quan trọng trong những hệ thống khác. 3 loại cơ này
đặc trưng bằng chúng được điều khiển một cách có chủ ý hoặc không hoặc có vân
hay trơn, và liên quan với thành cơ thể (thể soma) hoặc với cơ quan hoặc mạch
máu (phủ tạng).
-

-

-

Cơ xương là mô cơ chính trong cơ thể. Nó bao gồm các bó song song theo
chiều dài, sợi có nhiều nhân với các vân ngang, có khả năng co mạnh và được
chi phối bởi thể soma và các nhánh của thần kinh vận động. Các cơ này giúp cử
động xương và các cấu trúc khác, nâng đỡ và tạo hình cơ thể. Mỗi cơ riêng lẻ
được đặt tên dựa trên hình dạng (cơ lớn hình thoi), vị trí gắn (cơ ức móng ),
chức năng (cơ gấp ngón cái dài), vị trí (cơ gian cốt gan tay), hoặc định hướng
sợi (cơ chéo ngoài).
Cơ tim là cơ có vân chỉ có ở thành tim và một số mạch máu lớn gần với chỗ đi
vào tim. Chúng gồm một mạng lưới các nhánh của các tế bào riêng biệt liên kết
theo điện thế và cơ học để hoạt động như một hợp bào. Lực co của nó không

mạnh bằng các cơ xương và nó có sức bền hoạt động. Cơ tim được chi phối bởi
thần kinh vận động nội tạng.
Cơ trơn (không có vân) gồm các sợi có hình thoi hoặc trục có khả năng co chậm
và liên tục. Có mặt trong thành của mạch máu (vỏ nội mạc), liên quan với nang
lông trên da, tại nhãn cầu và thành của các cấu trúc liên quan đến tiêu hóa, hô
hấp, sinh dục bài tiết, niệu sinh dục. Cơ trơn được chi phối bởi thần kinh vận
động nội tạng.

Trong lâm sàng
Liệt cơ
Liệt cơ là mất khả năng cử động một cơ riêng biệt hoặc nhóm cơ và có thể liên quan
đến những bất thường về thần kinh gồm cả mất cảm giác. Liệt có thể do những bất
thường của não, tủy sống, và dây thần kinh chi phối cơ đó. Nguyên nhân chính bao
gồm đột quỵ, chấn thương, viêm tủy xám và các yếu tố do thầy thuốc.
Về lâu dài, liệt cơ sẽ dẫn đến hoại tử cơ thứ cấp và teo toàn bộ vùng không dùng
đến.
Teo cơ
Teo cơ là sự rối loạn phá hủy cơ do nhiều nguyên nhân gồm phá hủy thần kinh chi
phối cơ và không sử dụng đến.


Teo cơ là một vấn đề nghiệm trọng ở những bệnh nhân vừa trải qua một thời gian
dài nghỉ ngơi hoặc không sử dụng đến cơ bắt, cần phục hồi chức năng mở rộng và
các bài tập củng cố cơ để duy trì hoạt động bình thường trong cuộc sống hàng
ngày.
Chấn thương và căng cơ.
Chấn thương và căng cơ có xu hướng xảy ra trên những nhóm cơ riêng biệt và
thường liên quan đến hoạt động gắng sức đột ngột và dập cơ, thường xảy ra ở
những vận động viên.
Rách cơ có thể liên quan đến một chấn thương kẽ nhỏ đến dập cơ hoàn toàn (hình

1.27). Điều quan trọng là xác định được nhóm cơ nào bị ảnh hưởng và mức độ vết
rách để điều trị thuận tiện và tiên lượng được, điều này sẽ quyết định đến thời gian
phục hồi cần thiết để trở về hoạt động bình thường.

Hình 1.27 chuỗi ảnh phục hồi đảo ngược trục, ngăn mô mỡ và mô mềm và có
cường độ tín hiệu cao với dịch. Thể hiện một vết rách cơ ở cơ gấp dài bị phù ở
trong và xung quanh cơ.
Hệ tuần hoàn
Hệ tuần hoàn bao gồm tim bơm máu đi khắp cơ thể và các mạch máu là một hệ
thống ống kín vận chuyển máu. Có 3 loại mạch máu:
-

Động mạch vận chuyển máu ra khỏi tim
Tĩnh mạch vận chuyển máu về tim
Mao mạch nối động mạch và tĩnh mạch, là các mạch máu nhỏ nhất, và là nơi
oxy, chất dinh dưỡng và chất thải được trao đổi với các mô.


Thành mạch máu của hệ tuần hoàn bao gồm 3 lớp hoặc áo:
-

Lớp áo ngoài (ngoại mạc): lớp mô liên kết ngoài cùng.
Lớp áo giữa – lớp cơ trơn ở giữa (cũng có thể chứa nhiều sợi chun giãn ở động
mạch trung bình và lớn)
Lớp áo trong – lớp nội mô lót bên trong mạch máu

Động mạch thường được chia thành ba nhóm dựa trên lượng cơ trơn và sợi chun
giãn góp phần vào độ dày của lớp áo giữa, kích thước toàn bộ mạch máu và hoạt
động của nó.
-


-

-

Động mạch chun chứa chủ yếu sợi chun giãn ở lớp áo giữa, cho phép giãn và
đàn hồi trong suốt chu kì tuần hoàn bình thường giúp duy trì dòng máu ổn định
trong khi phồng động mạch. Các động mạch chun giãn lớn có thể kể đến là động
mạch chủ, thân động mạch cánh tay đầu, động mạch cảnh chung trái, động
mạch đòn trái, và thân động mạch phổi.
Động mạch cơ trung bình có áo giữa chứa phần lớn là các sợi cơ trơn. Tính chất
này cho phép các động mạch này điều chỉnh đường kính và kiểm soát dòng máy
đi đến những vùng khác nhau của cơ thể. Ví dụ: phần lớn các động mạch bao
gồm động mạch đùi, động mạch nách, và động mạch quay.
Các động mạch nhỏ và tiểu động mạch kiểm soát sự bơm đầy của các mao
mạch và trực tiếp góp phần vào áp lực động mạch trong hệ tuần hoàn.

Tĩnh mạch cũng được chia thành 3 nhóm:
-

-

Các tĩnh mạch lớn chứa một số cơ trơn ở áo giữa, nhưng lớp dày nhất là áo
ngoài. Ví dụ: tĩnh mạch chủ trên, tĩnh mạch chủ dưới và tĩnh mạch cửa.
Các tĩnh mạch nhỏ và trung bình chứa lượng cơ trơn ít hơn và lớp dày nhất là
lớp áo ngoài. Ví dụ: các tĩnh mạch phía trên của chi trên và chi dưới, và các tĩnh
mạch sâu của chân và trán.
Tiểu tĩnh mạch là các tĩnh mạch nhỏ nhất và dẫn lưu với mao mạch.

Mặc dù các tĩnh mạch có cấu trúc tương tự như động mạch nhưng chúng vẫn có

những đặc điểm phân biệt.
-

Thành tĩnh mạch mỏng hơn, đặc biệt là phần áo giữa.
Đường kính lòng tĩnh mạch lớn.
Nhiều tĩnh mạch (tĩnh mạch đi kèm) thường liên quan chặt chẽ với động mạch ở
vùng ngoại biên.
Tĩnh mạch thường có van, đặc biệt là ở các vùng ngoại biên phía dưới mức tim,
thường có dạng các chỏm ghép tạo điều kiện cho dòng máu đi về phía tim.

Trong lâm sàng
Xơ vữa động mạch


Xơ vừa động mạch là một bệnh ảnh hưởng đến động mạch. Đây là phản ứng viêm
mãn tính trên thành động mạch, với sự lắng đọng cholesterol và protein béo. Nó có
thể dẫn đến sự vôi hóa thứ cấp, với sự giảm đừơng kính mạch cản trở dòng máu đi
xa. Chính những mảng này sẽ thu hút tiểu cầu có thể gây ra tắc mạch ngoại biên.
Sự nứt các mảng này hình thành nên cục máu mới và bịt mạch máu lại.
Mức độ nghiêm trọng và ảnh hưởng của xơ vữa động mạch phụ thuộc vào mạch
máu bị ảnh hưởng. Nếu nó xảy ra ở động mạch cảnh, một thuyên tắc nhỏ có thể tạo
thành và gây đột quỵ. Ở tim, sự bong vỡ mảng có thể gây ra huyết khối mạch cấp
tính, gây ra nhồ máu cơ tim (đau tim). Ở chân, mạch máu hẹp mạn tính có thể hạn
chế khả năng đi lại của bệnh nhân và cuối cùng gây ra thiếu máu cục bộ ngoại biên
và hoại tử ngón chân.
Suy tĩnh mạch
Suy tĩnh mạch là hiện tượng các tĩnh mạch dãn quanh co thường xảy ra ở chân,
mặc dù chúng có thể xảy ra ở các tĩnh mạch phía trên cách tay và ở các cơ quan
khác.
Ở những người bình thường cử động của cơ chân liền kề bơm máu trong tĩnh mạch

lên tim. Máu cũng được bơm từ tĩnh mạch bề mặt qua lớp áo ngoài của mạc chân
vào các tĩnh mạch sâu. Van trong các tĩnh mạch xuyên này có thể bị phá hủy khiến
máu chảy về hướng ngược lại. Điều này làm tăng thể tích và áp lực khiến các tĩnh
mạch nông nổi lên và quanh co (hình 1.28). Ngoài việc trở nên mất thẩm mỹ, da có
thể đổi màu và teo cùng đáp ứng yếu trước các tác động đến mô. Ở một số bệnh
nhân thậm chí chỉ cần một chấn thương nhỏ có thể dẫn đến loét da mà để lành
được cần phải nâng cao chi và băng bó tạo áp lực.
Điều trị suy tĩnh mạch phụ thuộc vào vị trí, kích thước và mức độ nghiêm trọng của
chúng. Thường thì suy tĩnh mạch nông có thể được giảm bớt và loại bỏ cho phép
máu chỉ chảy vào hệ thống sâu.


Hình 1.28 Hình chụp minh họa suy tĩnh mạch
Mạch máu nối tiếp và tuần hoàn bàng hệ
Tất cả các cơ quan đều cần một nguồn cung cấp mấu từ động mạch và dẫn lưu
bằng tĩnh mạch. Trong hầu hết các cơ quan có nhiều phương thức để nuôi dưỡng
mô khi cách mạch máu chính nuôi cơ quan đó hoặc tĩnh mạch dẫn lưu bị tắc thì sẽ
có rất nhiều mạch máu nhỏ hơn (mạch máu bên) tiếp tục nuôi dưỡng và dẫn lưu
cho cơ quan đó.
Một số trường hợp, cơ quan có hơn một mạch máu nuôi dưỡng chúng, như ở tay
được nuôi bằng động mạch quay và động mạch trụ. Mất đi một trong hai động mạch
này có thể không thấy triệu chứng gì của sự giảm tưới máu đến tay.
Ở những trường hợp tắc tĩnh mạch cung cấp đáng kể sẽ xuất hiện tuần hoàn bàng
hệ. Một số tĩnh mạch bên này trở nên dễ bị xuất huyết. Đây là vấn đề nghiêm trọng
ở các bệnh nhân vừa bị huyết khối hoặc tắc tĩnh mạch cửa, tại đó sự dẫn lưu tĩnh
mạch từ ruột sang gan phải đi qua tĩnh mạch bên về tuần hoàn hệ thống.


Những mạch máu nối tiếp liên quan đến một cơ quan nào đó thường quan trọng.
Một số cơ quan như tá tràng có hai nguồn cấp máu từ các nhánh của động mạch

thân tạng và cả các nhánh của động mạch mạc treo tràng trên. Nếu một trong các
động mạch này bị tổn thương, nguồn cấp máu cho cơ quan này vẫn được duy trì.
Não có nhiều mạch máu cung cấp cho nó, được cung cấp từ các động mạch cảnh
và động mạch đốt sống. Đây là các động mạch tận và có rất ít tuần hoàn bên, vì thế
bất kì sự tắc mạch nào cũng gây ra tổn thương não lâu dài.
HỆ BẠCH HUYẾT
Mạch bạch huyết
Mạch bạch huyết là một mạng lưới các kênh phức tạp liên kết với nhau và nằm ở
sâu, nó bắt đầu từ những đầu tận mao mạch bạch huyết nhiều lỗ ở các mô và tập
trung lại thành các mạch lớn hơn và cuối cùng đổ vào tĩnh mạch lớn ở nền cổ.
Mạch bạch huyết chủ yếu thu nhập dịch mất đi từ mao mạch trong quá trình trao đổi
chất dinh dưỡng và đưa nó trở về tĩnh mạch của hệ tuần hoàn (hình 1.29). Cùng với
dịch kẽ, các mầm bệnh, tế bào của hệ bạch huyết, sản phẩm tế bào (như hormone)
và mảnh vỡ tế bào cũng được dẫn lưu vào mao mạch bạch huyết.
Ở ruột non, các chất béo nhất định được hấp thu và xử lý bởi biểu mô ruột được
đóng gói trong các giọt lipid có lớp áo protein bên ngoài (chylomicrons), được giải
phóng khỏi tế bào biểu mô và đi vào khoảng kẽ. Cùng với các thành phần của dịch
kẽ, chylomicrons được dẫn lưu vào mao mạch bạch huyết (mạch nhũ chấp của ruột
non) và cuối cùng được chuyển đến hệ tĩnh mạch ở cổ. Do đó hệ bạch huyết cũng
là con đường chính để vận chuyển chất béo được hấp thu từ ruột.
Dịch ở hầu hết các mạch mạch huyết trong, không màu và được gọi là bạch huyết.
Khi được vận chuyển từ ruột non thì nó có màu đục như sữa do có sự có mặt của
chylomicron và được gọi là dưỡng chấp.
Các mạch bạch huyết có ở hầu hết các vùng của cơ thể trừ não, tủy xương và các
vùng vô mạch như biểu mô và xương sụn.
Bạch huyết được vận chuyển trong mạch bạch huyết chủ yếu là nhờ hoạt động gián
tiếp của các cấu trúc lân cận, đặc biệt là bởi cử động của cơ xương và rung động
của động mạch. Dòng vận chuyển một chiều được duy trì nhờ các van trong mạch.



×