Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Một vài kinh nghiệm khắc phục những sai lầm cho học sinh khi giải toán tìm x lớp 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.79 KB, 18 trang )

SKKN: Nâng cao chất lượng dạy và học
về chủ đề tìm x trong chương trình số học lớp 6

Năm học: 2015-2016

MỤC LỤC
1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài

2

1.2 Mục đích nghiên cứu

2

1.3 Đối tượng nghiên cứu

3

1.4 Phương pháp nghiên cứu

3

1.5 Lý do chọn đề tài

3

1.6 Mục đích nghiên cứu

4


1.7 Đối tượng nghiên cứu

4

2. NỘI DUNG
2.1 Cơ sở lý luận của vấn đề

4

2.2 Thực trạng của vấn đề

4

2.3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề

5

2.4 Kết quả đạt được

14

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận

14

3.2 Kiến nghị

15


Trường THCS Lý Tự Trọng

1

Gv: Phùng Thị Nhinh


SKKN: Nâng cao chất lượng dạy và học
về chủ đề tìm x trong chương trình số học lớp 6

Năm học: 2015-2016

1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Qua đợt khảo sát chất lượng đầu năm học 2014-2015 của học sinh lớp 6, tôi
đã thống kê được rằng: Trong một lớp có hơn 10 em chưa giải được bài toán tìm
x cơ bản đã học ở bậc tiểu học. Phải chăng các em chỉ tạm thời quên hay quên
luôn.
Hơn nữa, bài toán tìm x còn được coi là bài toán muôn thuở đối với cuộc
đời còn là học sinh, vì trong mỗi một cấp học thì bài toán ấy được mở rộng hơn,
nâng cao hơn và tồn tại dưới một lớp áo mới, vỏ bọc mới như: giải phương trình,
giải bài toán bằng cách lập phương trình,… Có nền tảng kiến thức vững chắc thì
mới có tương lai học đường tươi sáng. Vì vậy, tôi mới nảy sinh ra ý tưởng là phải
tìm ra biện pháp tối ưu, nhằm nâng cao chất lượng giải bài toán tìm x ở mỗi học
sinh của mình. Đồng thời qua trải nghiệm viết sáng kiến kinh nghiệm tôi cũng
học hỏi được nhiều về phương pháp truyền tải kiến thức cho học sinh của mình,
và ngày càng làm phong phú cuốn sổ tích lũy kinh nghiệm của bản thân.
1.2 Mục đích nghiên cứu
Chính vì vậy là một giáo viên dạy toán ở trường THCS đặc biệt là trực tiếp
giảng dạy bộ môn toán 6 tôi luôn suy nghĩ để làm sao kiến thức truyền đạt đến

các em một cách đơn giản, dễ hiểu nhưng chắc chắn, các em có những kiến thức
cơ bản vững vàng, tạo điều kiện cho các em yêu thích môn toán, tránh cho các
em có suy nghĩ môn toán là khô khan và khó tiếp cận. Hơn nữa, nếu giải tốt dạng
toán này sẽ giúp các em học tốt phần đại số ở chương trình toán lớp 7, 8, 9…
Từ đó kết hợp với việc tham khảo ý kiến của đồng bạn và đồng nghiệp, tôi đã
đúc kết, tổng hợp được những dạng bài toán tìm x trong chương trình số học 6 và
tìm ra phương pháp, biện pháp hay những ngôn từ dễ hiểu nhất để truyền tải tới
Trường THCS Lý Tự Trọng

2

Gv: Phùng Thị Nhinh


SKKN: Nâng cao chất lượng dạy và học
về chủ đề tìm x trong chương trình số học lớp 6

Năm học: 2015-2016

học sinh. Như vậy, các bạn đã hiểu động cơ thúc đẩy tôi viết sáng kiến này là ai
chưa, không ai khác chính là học sinh cùng tương lai của các em. Sau đây là một
trong những kinh nghiệm mà tôi đã rút ra được trong những năm học vừa qua:
SKKN: “Nâng cao chất lượng dạy và học về chủ đề tìm x trong chương trình
số học lớp 6”.
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Lớp 6C3 (32 HS) được lựa chọn ngẫu nhiên để tham gia nghiên cứu
Về ý thức học tập, tất cả các em trong lớp này đều tích cực, chủ động và kết
quả xếp thứ hai toàn trường về thi đua hai mặt trong năm học 2014- 2015.
Về thành tích học tập, 4 em đạt học lực giỏi, 16 em đạt học lực khá, 1em đạt
học lực yếu và còn lại là trung bình.

1.4 Phương pháp nghiên cứu
Đối với mỗi bài học, tiết học nếu có những dạng bài toán tìm x hay kiến
thức liên quan thì giáo viên cần đưa vào ngay tiết dạy để chỉ rõ cho học sinh cách
phân tích bài và tiến hành giải.
Nếu có mắc sai lầm thì giáo viên giúp HS tìm ra chỗ sai và hướng dẫn học
sinh tìm hiểu nguyên nhân và có biện pháp khắc phục giải quyết những sai lầm
để học sinh rút kinh nghiệm và hiểu thêm bài toán tìm x.
1.5 Giới hạn phạm vi nghiên cứu
Trong sáng kiến này tôi đã tìm hiểu và nghiên cứu một số bài trong chương
trình toán 6 và sáng kiến được tiến hành trên một nhóm các HS có học lực gần
như tương đương: Các HS lớp 6 C3 của trường THCS Lý Tự Trọng. Khảo sát
cuối học kì 2 của lớp 6C3 là thực nghiệm, khảo sát đầu năm của lớp 6C 3 là đối
chứng. Khi dạy, kết quả cho thấy thực nghiệm đạt kết quả cao hơn đối chứng.

2. NỘI DUNG
Trường THCS Lý Tự Trọng

3

Gv: Phùng Thị Nhinh


SKKN: Nâng cao chất lượng dạy và học
về chủ đề tìm x trong chương trình số học lớp 6

Năm học: 2015-2016

2.1 Cơ sở lý luận của vấn đề
Thứ nhất: Có câu nói “Người thầy giống như người nghệ sĩ trên sân khấu”.
Nếu chỉ áp dụng các phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại một cách

máy móc thì tôi nghĩ vẫn chưa đủ, đòi hỏi người giáo viên cần khéo léo trong
quá trình giảng dạy.
Thứ hai: Trước khi học “tường minh” về phương trình và bất phương trình,
HS đã được làm quen một cách “ẩn tàng” về phương trình và bất phương trình ở
dạng toán “Tìm số chưa biết trong một đẳng thức” mà thông thường là các bài
toán “tìm x”. Đây là cơ sở để các em dần dần học tốt phương trình và bất phương
trình ở lớp 8. Đồng thời, cũng giúp các em làm quen và rèn luyện cách giải
phương trình thông qua bài toán tìm x.
Trình bày bài toán hợp lí cũng là một yêu cầu của cải cách giáo dục.
2.2 Thực trạng của vấn đề
+ Thuận lợi:
- Được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của BGH nhà trường.
Được sự giúp đỡ nhiệt tình của các đồng chí đồng nghiệp.
+ Nhà trường có đầy đủ phương tiện trang thiết bị phục vụ cho dạy học.
+ Khó khăn:
- Một số gia đình chưa thực sự quan tâm tạo điều kiện cho các em học tập. Còn
một số gia đình thì tin tưởng và buông thả con em mình hoặc giao phó cho nhà
trường.
- Trong phần số học 6, từ chương I, II, III các em thường xuyên gặp các bài
toán tìm x từ mức độ dễ đến khó, đơn giản đến phức tạp. Ở dạng đơn giản đa số
các em đều giải được còn ở dạng phức tạp hơn thì các em lại bắt đầu gặp khó
khăn.

Trường THCS Lý Tự Trọng

4

Gv: Phùng Thị Nhinh



SKKN: Nâng cao chất lượng dạy và học
về chủ đề tìm x trong chương trình số học lớp 6

Năm học: 2015-2016

- Đối với bộ môn toán thì rèn luyện kĩ năng rất quan trọng nhưng tình trạng
học bài cũ và làm bài tập về nhà vẫn tồn tại.
Từ những thực trạng trên, trong quá trình giảng dạy tôi cố gắng làm sao để
các em học sinh ngày thêm yêu thích môn toán hơn, hình thành cho học sinh kĩ
năng giải toán, tạo điều kiện giúp các em tiếp thu bài một cách chủ động, sáng
tạo và tránh sai sót.
2.3 Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề
Sau mỗi bài học là một lượng kiến thức mới, điều đó đồng nghĩa với bài toán
tìm x cũng được mở rộng dần hơn. Muốn học sinh giải được các dạng bài toán
này thì ta cần tìm ra cho mình các biện pháp tối ưu nhất, tức là định hình trong
đầu mình phải làm gì trước và làm gì sau. Vì vậy tôi nghĩ ra rằng: Cần phân loại
được những dạng toán tìm x và những bài tập liên quan đến toán tìm x thì bước
tiếp theo là tiến hành giảng dạy mới xuyên suốt được, và kịp thời dẫn dắt các em
giải thành thạo các dạng toán này.
Nội dung sáng kiến thể hiện ở: hai biện pháp mà tôi đã rút ra được sau một
khoảng thời gian dạy trọn vẹn chương trình môn toán lớp 6.
Biện pháp 1: Phân loại bài tập liên quan đến dạng toán tìm x
Dạng 1: Tìm x trong một phép toán cơ bản
Dạng 2: Tìm x trong bài toán phối hợp các phép toán cộng, trừ, nhân, chia.
(giải quyết các phép tính từ ngoài vào trong )
Dạng 3: Tìm x trong phép toán luỹ thừa (Tùy trường hợp để giải quyết )
Dạng 4: Tìm x trong bài toán liên quan đến tính chất chia hết của một tổng
Dạng 5: Tìm x trong bài toán liên quan đến ước và bội
Dạng 6: Tìm x trong bài toán phối hợp các phép toán cộng, trừ, nhân, chia
và phép toán luỹ thừa.

Dạng 7: Tìm x trong dấu giá trị tuyệt đối và vận dụng quy tắc chuyển vế.
Trường THCS Lý Tự Trọng

5

Gv: Phùng Thị Nhinh


SKKN: Nâng cao chất lượng dạy và học
về chủ đề tìm x trong chương trình số học lớp 6

Năm học: 2015-2016

Dạng 8: Tìm x trong bài toán cho hai phân số bằng nhau.
Biện pháp 2: Hướng dẫn giải bài toán tìm x
* Các bài toán thuộc dạng 1:
Cụ thể là: + Tìm số hạng khi biết tổng và số hạng kia.
+ Tìm số bị trừ biết hiệu và số trừ hoặc tìm số trừ biết hiệu và số bị
trừ.
+ Tìm thừa số khi biết tích và thừa số kia.
+ Tìm số chia khi biết thương và số bị chia hoặc tìm số bị chia khi
biết thương và số chia.
Đây là dạng toán cơ bản gặp nhiều trong chương trình toán ở bậc tiểu học,
song hầu hết HS (học sinh) không nắm được phương pháp giải hoặc tạm thời các
em quên do vậy đòi hỏi giáo viên phải nêu lại cho học sinh phương pháp giải
thuộc dạng trên.
Ví dụ: Tìm x biết:
a. x + 6 = 15

b. x - 12 = 4


c. x . 4 = 16

d. 16 : x = 4

GV (giáo viên) yêu cầu hai HS lên bảng chữa, cả lớp làm ra vở nháp
Giáo viên yêu cầu 1 học sinh nhận xét bài làm và nêu cách tìm x trong mỗi vị
trí của x để các HS còn lại ghi nhớ.
GV nhấn mạnh, khắc sâu để HS ghi nhớ cách tìm x trong từng vị trí, việc
nhận biết vị trí của số x nên gọi các đối tượng học sinh có lực học trung bình và
trung bình khá.
Qua các tiết 7, 8, 10, 11 là các tiết luyện tập của chương trình số học 6, tôi
thấy HS gần như lãng quên cách tìm x đã được học ở bậc Tiểu học. Nhưng sau
các tiết luyện tập ấy thì các em trở lên hứng thú và hăng say hơn khi gặp các
bài toán này.
Trường THCS Lý Tự Trọng

6

Gv: Phùng Thị Nhinh


SKKN: Nâng cao chất lượng dạy và học
về chủ đề tìm x trong chương trình số học lớp 6

Năm học: 2015-2016

* Các bài toán thuộc dạng 2:
Cụ thể là: Bài toán gồm hai phép tính trở lên.
Khi các em đã nắm chắc cách giải các dạng toán nêu trên thì ở các bài tập

có dạng phức tạp hơn các em dễ dàng giải được nếu như các em nắm được
phương pháp (chuyển từ bài toán phức tạp về bài toán đơn giản):
VD: Tìm số tự nhiên x, biết :
a) (x - 3).15 = 0
b) 8 . ( x - 6 ) = 8
c) (x - 2). (x - 3) = 0
d) 12 + (x – 2)

= 32

Phương pháp 1: Phần a, b, d giáo viên phải cho học sinh nêu bật được đặc
điểm của bài toán, từ đó suy ra cách tìm thừa số chứa x rồi mới tìm x. Đây là
dạng toán tìm x chứa nhiều phép tính vậy thì khi làm dạng này GV nên nhấn
mạnh thực hiện “các phép tính từ ngoài vào trong”. Vậy theo các em ta sẽ thực
hiện như thế nào? Trong quá trình hướng dẫn học sinh làm bài giáo viên nên
hướng dẫn học sinh trình bày theo từng bước để các em dễ hiểu, dễ nhớ và tiện
lợi cho việc kiểm tra lại bài làm .
Cụ thể: a)

(x - 3) = 0: 15
x-3=0
x

=0+3

x

= 3

b) 8. (x - 6) = 8

x - 6 =

8: 8

x- 6

=

1

x

=

1+6

x

=

7

Trường THCS Lý Tự Trọng

7

Gv: Phùng Thị Nhinh


SKKN: Nâng cao chất lượng dạy và học

về chủ đề tìm x trong chương trình số học lớp 6
d) 12 + (x – 2)

Năm học: 2015-2016

= 32

(x – 2) = 32 – 12

Phương pháp 2:

x–2

= 20

x

= 20 + 2

x

=

22

Đối với phần a, b, d GV có thể hướng dẫn HS như sau:

Chia cả hai vế cho cùng một số (với phần a, b) hoặc trừ cả hai vế cho cùng một
số để được VT (vế trái) chỉ còn biểu thức chứa x ở dạng cơ bản.
Phương pháp 3: Đây là phương pháp riêng cho phần a, c. Các em có thể

vận dụng nhận xét:

A. B = 0 thì A= 0 hoặc B = 0

Từ đó tìm ngay được số x .
Cụ thể : a) ( x - 3 ) . 15 = 0


x - 3 = 0
x

= 0 + 3

x

= 3

c) (x - 2). (x - 3) = 0
⇒x – 2 = 0

hoặc x - 3 = 0

x

x

=2

=3


Sau mỗi bài giải giáo viên cần nêu lại cách giải bài toán ở dạng vừa làm và
khắc sâu kiến thức cho học sinh. (Lưu ý: Phần phân tích bài toán cần gọi nhiều
học sinh ở đối tượng trung bình và bậc đầu loại khá để các em tăng khả năng
nhận biết vị trí của x ) .
* Các bài toán thuộc dạng 3: Dạng toán tìm x trong luỹ thừa
Phương pháp chung: Với bài toán tìm x trong luỹ thừa GV phải yêu cầu
HS học thuộc định nghĩa luỹ thừa, GV cần phân tích cho HS thấy được có hai
trường hợp xảy ra:
Trường THCS Lý Tự Trọng

8

Gv: Phùng Thị Nhinh


SKKN: Nâng cao chất lượng dạy và học
về chủ đề tìm x trong chương trình số học lớp 6

Năm học: 2015-2016

Trường hợp 1: x nằm ở số mũ
Ví dụ: Tìm số tự nhiên x biết rằng:
a)

2x = 32

b) 3x = 81
c) 15x = 225
Trường hợp này giáo viên phải cho học sinh nêu ra vị trí của x trong bài toán
từ đó tìm phương pháp giải

Phương pháp: Giáo viên hướng dẫn học sinh viết các số 32; 81; 225 lần lượt
về cơ số của luỹ thừa 2; 3; 15
Cụ thể:
32 = 2 5

a) Vì

2x = 32


2x

=

25

⇒x = 5
b) Vì 81 = 34
3x = 81
⇒ 3x

34

=

⇒ x = 4
c) Vì

225 = 152
15 x = 225

⇒ 152

= 15x

⇒ x=2
Trường hợp 2: x nằm ở cơ số
VD: a) x3 = 8
b) x3 = 27
c) x2

= 16

Trường THCS Lý Tự Trọng

9

Gv: Phùng Thị Nhinh


SKKN: Nâng cao chất lượng dạy và học
về chủ đề tìm x trong chương trình số học lớp 6

Năm học: 2015-2016

Giáo viên cần hướng dẫn HS viết các số 8; 27; 16 lần lượt về cơ số có mũ là
3; 3; 2.
Cụ thể:
a) 8 = 23
x3


= 8

=> x 3 =

23 => x = 3

b) 27 = 33
x3

.
c) 16

= 27

=> x3 = 33 => x = 3

= 16

=> x2 = 42

= 42
x2

=> x = 4.

Giáo viên có thể cho bài toán phức tạp hơn để học sinh về nhà làm:
Tìm x biết:

a) ( 2x + 1 )3 =


27

b) 4 . 2x

=

128

=

16

=

24

c)

2x : 2

d) 2x – 5

- Phần a hướng dẫn học sinh viết số 27 về luỹ thừa có số mũ là 3, rồi tìm x.
- Phần b, c trước hết ta tìm 2x, rồi tìm x
- Phần d trước hết ta tìm 2x-5, tìm 2x rồi tìm x.
Các dạng toán này giáo viên phải đưa vào trong tiết luyện tập. Sau khi hướng
dẫn học sinh giải bài tập tìm x, giáo viên chốt kiến thức và nhấn mạnh có hai
trường hợp :
+Trường hợp x nằm ở cơ số ta cân bằng số mũ
+Trường hợp x nằm ở số mũ ta cân bằng cơ số

Riêng dạng toán này thì HS còn bỡ ngỡ vì đây là kiến thức mới, cho nên tôi
cũng dần dần từng bước giúp các em thích nghi bằng cách là đưa vào phần chơi
đố vui trong mỗi tiết luyện tập.

Trường THCS Lý Tự Trọng

10

Gv: Phùng Thị Nhinh


SKKN: Nâng cao chất lượng dạy và học
về chủ đề tìm x trong chương trình số học lớp 6

Năm học: 2015-2016

* Các bài toán thuộc dạng 4, dạng 5 chỉ nêu ra nhưng không đề cập đến
phương pháp giải ở đề tài này
* Các bài toán thuộc dạng 6: Bài toán phối hợp các phép cộng, trừ, nhân,
chia và toán luỹ thừa
Đối với học sinh lớp 6 đây là dạng toán khó vì trong một bài toán thường gặp
nhiều phép toán chính vì vậy đòi hỏi học sinh phải nắm chắc thứ tự thực hiện các
phép toán nhận biết tốt vị trí của x trong bài toán, từ đó mới xây dựng các bước
giải và tiến hành giải bài toán .
Ví dụ : Tìm số tự nhiên x, biết :
- 22 = 22 . 23

a. 2 x

b. ( 11 x - 23 ) . 7 3 = 2 . 7 4

Cụ thể:

a) 2 x - 22 =

4 . 8

2x - 22 = 32

Vậy
b)

2x

= 32 + 22

2x

=

x

=

x

=

- 2 3 ) . 73 =
- 23 )


( 11 x
11 x

54 : 2
27

( 11 x
( 11 x

54

2 . 7 4 : 73

=

- 23 )

=

2 . 7

=

14

11x

=

14 + 8


11x

=

22

- 8

Trường THCS Lý Tự Trọng

2 .74

x

=

22

x

=

2

11

:

11


Gv: Phùng Thị Nhinh


SKKN: Nâng cao chất lượng dạy và học
về chủ đề tìm x trong chương trình số học lớp 6

Năm học: 2015-2016

Phương pháp: Học sinh làm bài tập ra nháp, hai học sinh lên bảng làm bài
tập, một học sinh nhận xét bài làm và nêu rõ các bước giải. Giáo viên khắc sâu
cách giải bài toán tìm x nêu trên phải nắm chắc thứ tự thực hiện các phép toán.
Bước 1: Ta tìm biểu thức chứa x bằng cách thực hiện các phép toán luỹ
thừa .
Bước 2: Tìm số bị trừ biết hiệu và số trừ.
Bước 3: Tìm thừa số x biết tích và thừa số kia.
* Các bài toán thuộc dạng 7: Tìm x trong dấu giá trị tuyệt đối và vận dụng
quy tắc chuyển vế.
+Vận dụng quy tắc chuyển vế: Có những bài toán “tìm x” nếu sử dụng
quy tắc chuyển vế để giải thì việc giải toán sẽ đơn giản hơn cách đưa về bài toán
cơ bản rất nhiều, kể cả việc trình bày.
VD: x - 8 = 10 - 2x
Nếu giải bằng cách đưa về bài toán cơ bản thì HS sẽ lúng túng không
biết chọn phép trừ nào dể giải quyết trước. Vì vậy giáo viên nên hướng dẫn HS
chuyển một lúc cả hai vế, từ VT sang VP (vế phải) và từ VP sang VT.
Cụ thể: x + 2x
3x

= 10 + 8
= 18


x

=

x

=

18 : 3
6

+ Vận dụng định nghĩa giá trị tuyệt đối của số nguyên a
Ở chương trình số học 6, HS chỉ làm quen với giá trị tuyệt đối của số nguyên
a ở dạng cụ thể, nên bài toán tìm x có chứa dấu giá trị tuyệt đối cũng ở mức đơn
giản.
Phương pháp chung: Đưa về bài toán cơ bản: x = a thì x = a hoặc x = -a
Trường THCS Lý Tự Trọng

12

Gv: Phùng Thị Nhinh


SKKN: Nâng cao chất lượng dạy và học
về chủ đề tìm x trong chương trình số học lớp 6
VD: Tìm x, biết:

Năm học: 2015-2016


x−4 = 2

GV nên đặt câu hỏi: “Giá trị tuyệt đối của số mấy thì bằng 5”
Gợi ý: Đặt x – 4 = X. Ta có X = 2 (Đây là bài toán cơ bản)
Suy ra X = 2 hoặc X = -2
Cụ thể: Với X = 2, ta có: x- 4 = 2
x

=2+4

x

=6

Với X = -2, ta có: x- 4 = - 2
x

= -2 + 4

x

=2

Vậy x = 6 hoặc x = 2
* Các bài toán thuộc dạng 8: Tìm x trong bài toán cho hai phân số bằng
nhau.
Phương pháp: Vận dụng định nghĩa hai phân số bằng nhau
Hai phân số

a

c
và được gọi là bằng nhau nếu: a.d = c.b
b
d

VD: Tìm x, y biết:

x
y 4
= =
2
6 8

Trước hết cần rút gọn phân số

4
:
8

x
y 4 1
x 1
y 1
= = =
Suy ra : = và =
2
6 8 2
2 2
6 2


- Đến đây GV yêu cầu HS vận dụng định nghĩa hai phân số bằng nhau để
tìm x và y
Với

x 1
=
thì 2.x = 1.2
2 2

x=2:2
Trường THCS Lý Tự Trọng

13

Gv: Phùng Thị Nhinh


SKKN: Nâng cao chất lượng dạy và học
về chủ đề tìm x trong chương trình số học lớp 6

Năm học: 2015-2016

x=1
Tương tự với

y 1
= ta tìm được y = 3
6 2

KẾT QUẢ ĐỐI CHỨNG

* Kết quả khảo sát đầu năm:
Lớp

Giỏi

Xếp loại
Khá
TB

Yếu, kém

TB trở lên

6C3

2=6.25% 4=12.5%
20=62.5%
6=18.75%
26=81.25%
(32 hs)
*Kết quả giảng dạy: Điểm thi học kì II lớp 6 năm học 2014-2015
Xếp loại

Lớp
6C3
(32 hs)

Giỏi

Khá


TB

Yếu, kém

TB trở lên

7=21.86%

9=28,13%

15=46.88%

1=3.13%

31=96.87%

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1 Kết luận
Qua việc áp dụng đề tài này trong giảng dạy, tôi rút ra được một số bài học
kinh nghiệm sau đây:
- Phải tích luỹ những sai lầm của HS trong quá trình giảng dạy, để từ đó tìm
ra biện pháp khắc phục sao cho hữu hiệu.
-Thực tế SKKN này có thể được áp dụng vào ngay trong tiết dạy, tại một
thời điểm phù hợp ở từng bài học, hoặc GV có thể cho HS tham khảo trước ở
nhà để HS nắm bắt nội dung bài học và bài tập một cách dễ dàng hơn.
Trên đây là một vài kinh nghiệm của riêng bản thân tôi trong việc giảng dạy
môn toán lớp 6 trong thời gian vừa qua.
Trường THCS Lý Tự Trọng


14

Gv: Phùng Thị Nhinh


SKKN: Nâng cao chất lượng dạy và học
về chủ đề tìm x trong chương trình số học lớp 6

Năm học: 2015-2016

Rất mong được sự góp ý của lãnh đạo, đồng nghiệp, quý vị và các bạn đọc.
3.2 Kiến nghị
- Đối với phụ huynh: Cố gắng tạo điều kiện học tập tốt nhất cho con em
mình khi ở nhà, nên mua cho mỗi em một chiếc máy tính bỏ túi, kiểm tra vở ghi
học hằng ngày của các em, nhắc nhở các em làm bài tập về nhà đầy đủ, nắm
được lịch học của các em và theo dõi việc đi học đều đặn của con em mình.
- Đối với các cấp lãnh đạo: Mở các lớp bồi dưỡng phương pháp dạy học, các
buổi thảo luận, hội thảo để GV có điều kiện học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau,
khuyến khích và động viên GV áp dụng CNTT vào dạy học.
- Đối với nhà trường: Cần trang bị đầy đủ cơ sở vật chất tạo điều kiện tốt
nhất để GV có thể phát huy năng lực chuyên môn của mình .
- Đối với GV: Không ngừng học tập, tự học, tự bồi dưỡng để hiểu biết, biết
khai thác thông tin trên mạng Internet, có kĩ năng tổ chức những giờ học hiệu
quả cao. Giáo viên phải kiên trì đầu tư nhiều tâm - sức vào các vấn đề, vận dụng
sáng tạo các phương pháp dạy và phương pháp thảo luận nhóm để thu hút học
sinh vào bài giảng của mình.

Trường THCS Lý Tự Trọng

15


Gv: Phùng Thị Nhinh


SKKN: Nâng cao chất lượng dạy và học
về chủ đề tìm x trong chương trình số học lớp 6

Năm học: 2015-2016

Tài liệu tham khảo:
Nâng cao và phất triển toán 6 tập 1 (Tác giả Vũ Hữu Bình)
Nâng cao và phất triển toán 6 tập 2 (Tác giả Vũ Hữu Bình)
Sổ tay kiến thức toán THCS

( Tác giả Tôn Thân- Vũ Hữu Bình)

Nam xuân, ngày 08 tháng 09 năm 2015
Người thực hiện

Phùng Thị Nhinh

Trường THCS Lý Tự Trọng

16

Gv: Phùng Thị Nhinh


SKKN: Nâng cao chất lượng dạy và học
về chủ đề tìm x trong chương trình số học lớp 6


Năm học: 2015-2016

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA TỔ CHUYÊN MÔN
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH NHÀ TRƯỜNG
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH PHÒNG GIÁO DỤC
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ CỦA HĐKH SỞ GIÁO DỤC
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
17
Trường THCS Lý Tự Trọng
Gv: Phùng Thị Nhinh


SKKN: Nâng cao chất lượng dạy và học
về chủ đề tìm x trong chương trình số học lớp 6

Năm học: 2015-2016

…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………

Trường THCS Lý Tự Trọng

18


Gv: Phùng Thị Nhinh



×