Tải bản đầy đủ (.docx) (56 trang)

Nâng cao năng lực cạnh tranh của Vinamilk trên thị trường quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (500.85 KB, 56 trang )

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 : Cơ cấu cổ đông của Vinamilk...............................................................19
Bảng 2.2 : Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2014-2016.....20
Bảng 2.3 : Bảng cân đối kế toán (phần tài sản)......................................................22
Bảng 2.4 : Bảng cân đối kế toán (phần vốn)..........................................................24
Bảng 2.5 : So sánh quy mô tài sản và nguồn vốn của Vinamilk và các đối thủ cùng
ngành.....................................................................................................................26
Bảng 2.6 : So sánh kết quả hoạt động kinh doanh của Vinamilk và các đối thủ cùng
ngành.....................................................................................................................27
Bảng 2.7 : Số lao động tuyển mới năm 2016.........................................................29
Bảng 2.8 : Thống kê lao động................................................................................29
Bảng 2.9 : Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu..............................................................30
Bảng 2.10 : Cơ cấu tài sản cố định năm 2016........................................................31
Bảng 2.11 : Nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa của EU tháng 9, 9 tháng 2015.........38
Bảng 2.12 : Nhập khẩu sữa của Anh tháng 9, 9 tháng 2015...................................39
Bảng 2.13 : Bảng giá một số sản phẩm sữa tiêu biểu của Vinamilk.......................41

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
Hình 2.1 : Mô hình hoạt động của Vinamilk..........................................................16
Hình 2.2 : Sơ đồ tổ chức và cơ cấu quản lý của Vinamilk ....................................17
Hình 2.3 : Sơ đồ nhiệm vụ của các phòng ban.......................................................18
Hình 2.4 : Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh từ năm 2014 – 2016...............21
Hình 2.5 : Quy mô tài sản của Vinamilk từ năm 2014 – 2016...............................23
Hình 2.6 : Quy mô nguồn vốn của Vinamilk từ năm 2014 – 2016.........................25
Hình 2.7 : Mối tương quan giữa tổng doanh thu và số nhân viên..........................28
Hình 2.8 : Cơ cấu tài sản cố định năm 2016..........................................................31
Hình 2.9 : Khu vực tiếp nhận sữa tươi nguyên liệu...............................................32
Hình 2.10 : Các bồn chứa lạnh 150m3/bồn............................................................32
Hình 2.11 : Máy ly tâm tách khuẩn........................................................................32
1



Hình 2.12 : Hệ thống tiệt trùng UHT.....................................................................33
Hình 2.13 : Hệ thống máy rót................................................................................33
Hình 2.14 : Thị phần sữa bột của các hãng sữa lớn tại Việt Nam (2013)...............36

2


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH...................4
1.1. Lý thuyết nguồn lực doanh nghiệp................................................................4
1.1.1. Nguồn lực hữu hình.................................................................................4
1.1.1.1. Nguồn lực về tài chính...................................................................4
1.1.1.2. Vật chất hữu hình...........................................................................4
1.1.2. Nguồn lực vô hình...................................................................................4
1.1.2.1. Công nghệ......................................................................................4
1.1.2.2. Danh tiếng.....................................................................................4
1.1.2.3. Nguồn nhân lực của doanh nghiệp.................................................5
1.2. Cạnh tranh......................................................................................................5
1.2.1. Định nghĩa về cạnh tranh........................................................................5
1.2.2. Lợi thế cạnh tranh...................................................................................6
1.2.3. Khả năng cạnh tranh................................................................................7
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP.....................8
2.1.Thông tin chung về Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam – Vinamilk.................8
2.1.1. Khái quát chung......................................................................................8
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Vinamilk........................................8
2.1.2.1. Thời kỳ bao cấp (1976 – 1986)......................................................8
2.1.2.2. Thời kỳ đổi mới (1986 – 2003)......................................................9
2.1.2.3. Thời kỳ Cổ phần hóa (2003 đến nay)...........................................10

2.1.3. Lĩnh vực hoạt động...............................................................................13
2.1.3.1. Các lĩnh vực kinh doanh chính....................................................13
2.1.3.2. Các sản phẩm và nhãn hiệu chủ yếu............................................13
2.1.3.3. Thị trường chủ chốt......................................................................13
2.1.3.4. Hệ thống phân phối và đối tượng khách hàng..............................14
3


2.1.3.4.1. Tại thị trường Việt Nam......................................................14
2.1.3.4.2. Tại thị trường nước ngoài...................................................14
2.1.4. Tầm nhìn. Sứ mệnh. Giá trị cốt lõi. Quy tắc ứng xử..............................14
2.1.4.1. Tầm nhìn......................................................................................14
2.1.4.2. Sứ mệnh.......................................................................................15
2.1.4.3. Giá trị cốt lõi................................................................................15
2.1.4.4. Quy tắc ứng xử............................................................................15
2.1.5. Mô hình quản trị....................................................................................16
2.1.5.1. Mô hình hoạt động Tập đoàn Vinamilk........................................16
2.1.5.2. Cơ cấu bộ máy quản lý................................................................17
2.1.5.3. Nhiệm vụ của các phòng ban.......................................................18
2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh các năm vừa qua....................................18
2.2.1. Cơ cấu cổ đông......................................................................................18
2.2.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh..............................................20
2.2.3. Tình hình tài chính................................................................................22
2.2.3.1. Quy mô tài sản.............................................................................22
2.2.3.2. Quy mô vốn.................................................................................24
2.3. Thực trạng nguồn lực doanh nghiệp của Công ty Vinamilk.....................25
2.3.1. So sánh Vinamilk với các đối thủ cùng ngành ......................................25
2.3.1.1. So sánh về quy mô tài sản và nguồn vốn.....................................26
2.3.1.2. So sánh về kết quả hoạt động kinh doanh....................................27
2.3.2. Phân tích các nguồn lực của doanh nghiệp............................................28

2.3.2.1. Nguồn nhân lực............................................................................28
2.3.2.2. Tài chính......................................................................................30
4


2.3.2.3. Tiềm lực cơ sở vật chất................................................................31
2.3.2.4. Công nghệ....................................................................................31
2.3.2.5. Danh tiếng...................................................................................34
2.4. Cơ hội và thách thức của ngành sữa và Vinamilk......................................35
2.4.1. Cơ hội....................................................................................................35
2.4.1.1. Thị trường trong nước..................................................................35
2.4.1.2. Thị trường thế giới.......................................................................37
2.4.2. Thách thức.............................................................................................40
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
.................................................................................................................. 43
3.1. Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần Sữa Việt
Nam – Vinamilk...................................................................................................43
3.1.1. Đa dạng hóa sản phẩm..........................................................................43
3.1.2. Hoàn thiện kênh phân phối....................................................................43
3.1.2.1. Nội địa.........................................................................................43
3.1.2.2. Quốc tế.........................................................................................43
3.1.3. Đảm bảo giá cạnh tranh.........................................................................44
3.2. Nâng cao chất lượng sản phẩm....................................................................44
3.2.1. Cải tiến khoa học công nghệ.................................................................44
3.2.2. Nâng cao chất lượng nguồn nguyên liệu đầu vào..................................44
3.2.3. Thu hút nguồn đầu tư vốn và cơ sở vật chất..........................................45
3.3. Một số kiến nghị............................................................................................45
3.3.1. Kiến nghị với nhà nước.........................................................................45
3.3.2. Kiến nghị với ngành..............................................................................45
KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

5


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong thời kỳ hội nhập, thương mại quốc tế được đẩy mạnh, đặc biệt là sau
khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), cơ hội và thách thức
tăng cao. Nắm bắt xu thế đó, Công ty Cổ phần sữa Việt Nam - Vinamilk ngày càng
nổ lực sáng tạo và là một trong những doanh nghiệp vẫn giữ được vai trò chủ đạo
của mình trong thị trường sữa Việt Nam, cạnh tranh có hiệu quả với các nhãn hiệu
sữa của nước ngoài.
Sau hơn 4 thập kỷ hình thành và phát triển, không ngừng cải tiến và đổi mới,
Vinamilk đã gặt hái những thành tựu to lớn và danh hiệu cao quý. Theo Báo cáo
phát triển bền vững của Vinamilk hằng năm, Vinamilk là đại diện duy nhất thuộc
ngành sữa Việt Nam nhận được Giải thưởng Công nghiệp Thực phẩm Toàn cầu
IUFoST năm 2014, là thương hiệu sữa duy nhất lọt Top 15 Thương hiệu mạnh Việt
Nam năm 2015. Báo cáo năm 2016 mới đây, Vinamilk cũng được vinh danh có chất
lượng sản phẩm được “Tin và Dùng” số 1 tại Việt Nam, xếp thứ 4 trong Top 1.000
“Thương hiệu hàng đầu Châu Á”. Vinamilk cũng vinh dự được chọn là “Doanh
nghiệp đầu tiên của Việt Nam được tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong khối
ASEAN”.
Trong thị trường sữa Việt, nếu như phân khúc sữa nước đang nghiêng về các
doanh nghiệp trong nước, điển hình là thị phần của Vinamilk đã chiếm gần 55%, thì
phân khúc sữa bột lại là “át chủ bài” của các doanh nghiệp ngoại khi chiếm đến
70% thị phần. Bên cạnh đó, việc gia nhập WTO, Hiệp định TPP được ký kết đã mở
ra nhiều cơ hội và thách thức cho ngành sữa nói chung và Vinamilk nói riêng. Công
cuộc chạy đua giành thị phần trong nước với sữa ngoại và tham vọng “đem chuông
đi đánh xứ người” để vươn mình ra khỏi biên giới quốc gia của “đại gia ngành sữa”

đang có những bước tiến tích cực cũng như những rào cản cần được phá vỡ.
Với những kết quả kinh doanh ấn tượng và sức mạnh thương hiệu, Vinamilk
sẽ phát huy thế mạnh bằng sự năng động sáng tạo hay “dậm chân tại chỗ” để tự đào
thải mình trong cuộc chiến mang tên “sữa”. Nhận thấy được tầm quan trọng của vấn
đề, tôi quyết định chọn đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Vinamilk trên
thị trường quốc tế” để làm rõ thêm bài toán kinh tế của Vinamilk nói riêng và các
doanh nghiệp Việt Nam nói chung.
6


2. Mục tiêu của đề tài
 Mục tiêu chung: Đề xuất giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của thương hiệu

sữa Việt Nam Vinamilk trên thị trường quốc tế.
 Mục tiêu cụ thể:
• Hệ thống hóa các lý thuyết, quan điểm về nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty
Vinamilk.
• Phân tích, đánh giá tình hình hoạt động, nguồn lực của công ty và xây dựng thương
hiệu Vinamilk vững mạnh. Xác định được những thuận và khó khăn của công ty,


các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh của Vinamilk.
Đề ra các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần sữa Việt
Nam – Vinamilk một cách phù hợp và hiệu quả.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

 Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Công ty Cổ phần sữa

Việt Nam – Vinamilk.
 Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu xoay quanh Công ty Cổ phần sữa Việt Nam


– Vinamilk và các đối thủ cạnh tranh. Nghiên cứu, phân tích số liệu từ năm 2010
đến năm 2012.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Để đạt được mục đích và phạm vi nghiên cứu này, đồ án đã sử dụng các lý thuyết
về nâng cao năng lực cạnh tranh, các phương pháp quan sát, mô tả, tổng hợp, phân
tích, so sánh, thống kê…
- Thu thập thông tin từ nguồn dữ liệu thứ cấp: sử dụng các tài liệu, số liệu của công
ty qua các năm, tham khảo các luận văn khóa trước cùng sách báo, Internet để hình
thành cơ sở lý luận và nội dung nghiên cứu.
5. Ý nghĩa của đề tài
- Đánh giá khách quan về tình hình kinh doanh, nguồn lực doanh nghiệp và khả
năng vươn xa ra thị trường bên ngoài lãnh thổ của nền công nghiệp sữa Vinamilk.
- Định hướng được giải pháp cần thực thi để nâng cao năng lực cạnh tranh của
ngành sữa nói chung và các mặt hàng sữa của Vinamilk nói riêng trên thị trường
nước bạn.
7


6. Bố cục của đề tài
 Chương 1: Cơ Sở Lý Luận Về Năng Lực Cạnh Tranh

Nội dung chương này trình bày khái quát về các cơ sở lý thuyết của nguồn lực
doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh.
Hệ thống các nguồn lực của doanh nghiệp, nguồn lực hữu hình và nguồn lực vô
hình, những vấn đề chung về nguồn lực.
Vấn đề cạnh tranh và các lý thuyết có liên quan, vẽ ra bức tranh tổng quan về
năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp.
 Chương 2: Thực Trạng Nguồn Lực Doanh Nghiệp


Phần 1: Khái quát về quá trình hình thành và lịch sử phát triển của Công ty Cổ
phần sữa Việt Nam Vinamilk. Quan điểm, quy tắc ứng xử, hệ thống quản trị và lĩnh
vực hoạt động kinh doanh.
Phần 2: Phân tích tình hình hoạt động kinh doanh, khả năng tài chính, sự phát
triển của công ty trong những năm vừa qua.
Phần 3: Tình hình hoạt động kinh doanh trong năm công ty đạt được, biến động
về nguồn lực và tài chính trong doanh nghiệp.
Phần 4: Từ những phân tích, nghiên cứu trong hoạt động kinh doanh làm cơ sở
để đánh giá những mặt lợi thế và hạn chế trong doanh nghiệp, lý giải nguyên nhân
hạn chế.
 Chương 3: Một Số Giải Pháp Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh

Chương này cung cấp các giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty
làm bước đệm đưa các sản phẩm sữa của Vinamilk vươn ra thế giới.

8


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
1.1. Lý thuyết nguồn lực doanh nghiệp
1.1.1. Nguồn lực hữu hình
1.1.1.1. Nguồn lực về tài chính
- Các nguồn vốn cố định và vốn lưu động hình thành từ nhiều nguồn khác nhau
như: nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn từ dân cư và doanh nghiệp, từ hệ thống ngân
hàng thương mại, từ quỹ hỗ trợ phát triển và xúc tiến thương mại, các nguồn vốn
vay, tài trợ và đầu tư quốc tế.
- Nợ (ngắn hạn, trung hạn và dài hạn), khả năng huy động vốn cổ phần, mức độ
thanh khoản…
1.1.1.2. Vật chất hữu hình
Các cơ sở vật chất hạ tầng: đất đai để xây dựng phục vụ thương mại, nhà xưởng

sản xuất, trang thiết bị, phương tiện vận tải, hàng hóa, vật tư, hàng tồn kho, thành
phẩm…
1.1.2. Nguồn lực vô hình
1.1.2.1. Công nghệ
Bằng phát minh sáng chế, bản quyền sở hữu trí tuệ, bí mật kinh doanh, quy trình
đổi mới sản xuất, nguồn sáng kiến cải tiến kỹ thuật vô tận trong quá trình lao
động…
1.1.2.2. Danh tiếng
- Danh tiếng là một nguồn lực vô hình quan trọng tạo ra lợi thế cạnh tranh. Hình
thành chủ yếu từ các hoạt động, sản phẩm, dịch vụ và truyền thông với các bên hữu
quan, danh tiếng là kết quả của năng lực thị trường được các bên hữu quan đánh giá
vượt trội trong nhiều năm.
- Danh tiếng xuất phát từ các nhận thức của khách hàng về độ bền, chất lượng, độ
đáng tin cậy của sản phẩm từ một thương hiệu.
- Danh tiếng cũng xuất phát từ tính hữu nghị, hiệu quả, hỗ trợ, các tương tác và mối
liên hệ cùng có lợi đối với nhà cung cấp, nhà cho vay.

9


1.1.2.3. Nguồn nhân lực của doanh nghiệp
- Các kiến thức, kỹ năng, sự sáng tạo, khả năng tư duy và đưa ra ý tưởng của các cá
nhân trong doanh nghiệp.
- Khả năng của các bộ phận quản trị cấp cao về tầm nhìn chiến lược, khả năng phán
đoán sự phát triển trong tương lai, khả năng xây dựng cấu trúc và kiểm soát hiệu
quả tổ chức, xây dựng môi trường văn hóa doanh nghiệp phù hợp.
- Khả năng tổ chức khai thác các nguồn tài nguyên trong doanh nghiệp của các bộ
phận chức năng.
1.2. Cạnh tranh
1.2.1. Định nghĩa về cạnh tranh

Có nhiều định nghĩa khác nhau về cạnh tranh như:
Theo Đại Từ điển tiếng Việt: “Cạnh tranh là tranh đua giữa những cá nhân, tập
thể có chức năng như nhau, nhằm giành phần hơn, phần thắng về mình”.
Theo Từ điển Thuật ngữ Kinh tế học: “Cạnh tranh là sự đấu tranh đối lập giữa
các cá nhân, tập đoàn hay quốc gia. Cạnh tranh nảy sinh khi hai bên hay nhiều bên
cố gắng giành lấy thứ mà không phải ai cũng có thể giành được”.
Theo Từ điển rút gọn về kinh doanh: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự kinh địch
giữa các nhà kinh doanh trên thị trường nhằm giành cùng một loại tài nguyên sản
xuất hoặc cùng một loại khách hàng về phía mình”.
Theo Từ điển Bách khoa của Việt Nam: “Cạnh tranh (trong kinh doanh) là hoạt
động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các
nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối bởi quan hệ cung cầu nhằm
giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất”.
Theo Các Mác: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà
tư bản để giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa
để thu được lợi nhuận siêu ngạch”.
Paul Samuelson cho rằng: “Cạnh tranh là sự kinh địch giữa các doanh nghiệp
với nhau để giành khách hàng hoặc thị trường”.
Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức Hợp tác và Phát triển
kinh tế (OECD) đưa ra định nghĩa: “Cạnh tranh là khái niệm của doanh nghiệp,

10


quốc gia và vùng trong việc tạo việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh
tranh quốc tế”.
Tóm lại, cạnh tranh là khái niệm dùng để chỉ sự tranh đua giữa các cá nhân, tổ
chức, cùng hoạt động trong một kĩnh vực, để giành phần hơn (về thị trường, khách
hàng, lợi nhuận…), phần thắng về mình.
1.2.2. Lợi thế cạnh tranh

Lợi thế cạnh tranh là những lợi thế (khả năng vượt trội) của các chủ thể cạnh
tranh (cá nhân, tổ chức) trong cuộc cạnh tranh (tranh đua) với các đối thủ của mình.
Nói cách khác, lợi thế cạnh tranh là những gì mà chủ thể cạnh tranh có được để
giành phần hơn, phần thắng về mình. Một cách cụ thể hơn, lợi thế cạnh tranh của
một công ty là khả năng công ty đó có thể cung cấp cho thị trường một giá trị đặc
biệt mà không có một đối thủ cạnh tranh nào có thể cung cấp được. Hay lợi thế cạnh
tranh là những năng lực phân biệt của công ty, mà những năng lực phân biệt này
được khách hàng xem trọng, đánh giá cao vì nó tạo ra giá trị cao cho khách hàng.
Theo quan điểm của các nhà kinh tế học cổ điển, thì các yếu tố sản xuất như:
“đất đai, vốn, lao động, những yếu tố tài sản hữu hình là nguồn lực quan trọng để
tạo nên lợi thế cạnh tranh”.
Adam Smith cho rằng: “lợi thế cạnh tranh dựa trên cơ sở lợi thế tuyệt đối về
năng suất lao động, năng suất lao động cao có nghĩa là chi phí sản xuất giảm,
muốn tăng năng suất lao động thì phải phân công lao động và chuyên môn hóa sản
xuất”.
David Ricardo lại cho rằng: “lợi thế cạnh tranh không chỉ phụ thuộc vào lợi thế
tuyệt đối, mà còn phụ thuộc cả vào lợi thế tương đối, tức lợi thế so sánh và nhân tố
quyết định tạo nên lợi thế so sánh vẫn là chi phí sản xuất nhưng mang tính tương
đối”.
Theo Michael E.Porter: “lợi thế cạnh tranh trước hết dựa vào khả năng duy trì
một chi phí sản xuất thấp và sau đó là dựa vào sự khác biệt hóa sản phẩm so với
đối thủ cạnh tranh như: chất lượng sản phẩm, dịch vụ, mạng lưới phân phối, cơ sở
vật chất, trang bị kỹ thuật”.

11


Lợi thế cạnh tranh bền vững theo Michael E.Porter, có nghĩa là “công ty phải
liên tục cung cấp cho thị trường một giá trị đặc biệt mà không có một đối thủ cạnh
tranh nào có thể cung cấp được”.

1.2.3. Khả năng cạnh tranh
Khả năng cạnh tranh là khả năng giành thắng lợi của chủ thể cạnh tranh trong
công cuộc cạnh tranh với các đối thủ.
Đại Từ điển Tiếng Việt đưa ra định nghĩa cụ thể hơn, “khả năng cạnh tranh là
khả năng giành thắng lợi trong cuộc cạnh tranh của những hàng hóa cùng loại trên
cùng một thị trường tiêu thụ”.
Theo Michael E.Porter, “khả năng cạnh tranh là khả năng tạo ra những sản
phẩm có quy trình công nghệ độc đáo, tạo ra giá trị gia tăng cao phù hợp với nhu
cầu của khách hàng, chi phí thấp, năng suất cao nhằm nâng cao lợi nhuận”.
Khả năng cạnh tranh được xem xét trên ba cấp độ:


Khả năng cạnh tranh quốc gia là khả năng của một nền kinh tế/quốc gia để tăng
trưởng bền vững, thu hút được vốn đầu tư, bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao mức

sống của người dân.
• Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng duy trì và mở rộng thị phần,
khả năng tổ chức, quản trị kinh doanh, áp dụng công nghệ tiên tiến, hạ thấp chi phí
sản xuất nhằm thu lợi nhuận cao hơn của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh
trong nước và nước ngoài.
• Khả năng cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ là khả năng trội hơn của một loại
hàng hóa, dịch vụ so với hàng hóa, dịch vụ cùng loại trên thương trường tại một
thời điểm; sản phẩm, dịch vụ có khả năng cạnh tranh cao hơn có thể đánh bại sản
phẩm, dịch vụ cùng loại để chiếm lấy thị phần lớn hơn. Khả năng cạnh tranh của
sản phẩm, dịch vụ có thể đo bằng thị phần của sản phẩm hoặc dịch vụ đó trên
thương trường.

12



CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP
2.1.Thông tin chung về Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam - Vinamilk
2.1.1. Khái quát chung
- Tên đầy đủ: Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam.
- Tên viết tắt: Vinamilk.
- Tên giao dịch: Vietnam Dairy Products Joint Stock Company.
- Mã giao dịch chứng khoán: VNM.
- Giấy phép đăng kí kinh doanh lần đầu số 4103001932 do sở kế hoạch và đầu tư
Thành phố Hồ Chí Minh cấp ngày 21/11/2003. Thay đổi lần thứ 22 ngày
17/11/2015 số 0300588569.
- Trụ sở chính: số 10 Tân Trào, phường Tân Phú, quận 7, TP. Hồ Chí Minh.
- Website: www.vinamilk.com.vn
www.vuoncaovietnam.com
www.youtube.com/user/Vinamilk
- Mail:
- Fax: (08) 54 161 226
- Điện thoại: (08) 54 155 555
- Vốn điều lệ: 14.514.534.290.000 VND.
- Logo:
Ý nghĩa logo: Logo gồm 2 màu xanh dương và trắng. Màu xanh biểu trưng cho
niềm hy vọng, sự vững chãi, màu trắng là màu của sự thuần khiết và tinh khôi. Sự
kết hợp của 2 màu sắc tạo nên sản phẩm của công ty – màu của sữa, màu của sức
sống và tinh túy. Vinamilk gồm 2 phần là Vina và milk. Vina là viết tắt của Việt
Nam, milk là sữa, tức là sản phẩm sữa đến từ Việt Nam. Bên ngoài là vòng tròn
tượng trưng cho sự bảo vệ, che chở. Bên trong là chữ VNM viết cách điệu nối liền.
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Vinamilk
2.1.2.1. Thời kỳ bao cấp (1976 – 1986)
- Vinamilk được thành lập vào ngày 20 tháng 08 năm 1976, có tên là Công ty Sữa –
Cà phê Miền Nam, trực thuộc Tổng cục Thực phẩm dựa trên cơ sở tiếp quản 3 nhà
máy sữa do chế độ cũ để lại:

13


+ Nhà máy sữa Thống Nhất (tiền thân là nhà máy Foremost).
+ Nhà máy sữa Trường Thọ (tiền thân là nhà máy Cosuvina).
+ Nhà máy sữa Bột Dielac.
- Năm 1982, Công ty Sữa – Cà phê Miền Nam được chuyển giao về Bộ Công
nghiệp Thực phẩm và đổi tên thành Xí nghiệp liên hiệp Sữa - Cà phê – Bánh kẹo I
và có thêm hai nhà máy trực thuộc, đó là:
+ Nhà máy bánh kẹo Lubico.
+ Nhà máy bột dinh dưỡng Bích Chi (Đồng Tháp).
- Năm 1986, vinh dự được nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng Ba.

2.1.2.2. Thời kỳ đổi mới (1986 – 2003)
- Năm 1989, Nhà máy sữa bột Dielac đi vào hoạt động, sản phẩm sữa bột và bột
dinh dưỡng lần đầu tiên ra mắt tại Việt Nam.
- Năm 1991:
+ Cuộc “cách mạng trắng” khởi đầu hình thành chương trình xây dựng vùng
nguyên liệu sữa tươi. Lần đầu tiên giới thiệu sản phẩm sữa UHT và sữa chua tại thị
trường Việt Nam.
+ Vinamilk tự hào được nhà nước trao tặng Huân chương Độc lập hạng Nhì.
- Năm 1992, Xí nghiệp liên hiệp Sữa - Cà phê – Bánh kẹo I đổi tên thành Công ty
Sữa Việt Nam trực thuộc Bộ Công nghiệp nhẹ, chuyên sản xuất, chế biến sữa và các
sản phẩm từ sữa.
- Năm 1994:
+ Công ty xây dựng thêm một Nhà máy sữa ở Hà Nội để phát triển thị trường tại
miền Bắc, nâng tổng số nhà máy trực thuộc lên 4 nhà máy.

14



+ Ngày 7 tháng 10, công ty thành lập Chi nhánh bán hàng tại Hà Nội, quản lý
kinh doanh các tỉnh thuộc khu vực miền Bắc.
- Năm 1996:
+ Đưa Nhà máy sữa Hà Nội đi vào hoạt động.
+ Công ty liên doanh với Công ty Cổ phần Đông lạnh Quy Nhơn để thành lập Xí
nghiệp Liên doanh Sữa Bình Định. Liên doanh này tạo điều kiện cho Công ty thâm
nhập thành công vào thị trường Miền Trung Việt Nam.
+ Tháng 5, công ty thành lập Chi nhánh bán hàng tại Đà Nẵng, quản lý kinh
doanh các tỉnh thuộc khu vực miền Trung.
+ Đây cũng là năm đầu tiên Vinamilk vinh dự được nhà nước trao tặng Huân
chương Độc lập hạng Nhất.
- Năm 1998, để mở rộng và phát triển việc kinh doanh các sản phẩm Vinamilk tại
thị trường các tỉnh miền Tây Nam Bộ, công ty thành lập Chi nhánh bán hàng tại
Cần Thơ.
- Năm 2000:
+ Xây dựng Nhà máy sữa Cần Thơ tại Khu công nghiệp Trà Nóc, Thành phố Cần
Thơ, nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu tốt hơn của người tiêu dùng tại Đồng bằng
sông Cửu Long.
+ Xây dựng Xí nghiệp Kho vận có địa chỉ tọa lạc tại 32 Đặng Văn Bi, Thành phố
Hồ Chí Minh.
+ Vinamilk được nhà nước phong tặng Danh hiệu Anh hùng Lao động.
- Tháng 5 năm 2001, công ty khánh thành Nhà máy sữa Cần Thơ.

2.1.2.3. Thời kỳ Cổ phần hóa (2003 đến nay)
- Năm 2003:
+ Tháng 5, Vinamilk khánh thành Nhà máy sữa Bình Định.
15



+ Tháng 9, Vinamilk khánh thành Nhà máy sữa Sài Gòn.
+ Tháng 11, công ty đổi tên thành Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam. Mã giao dịch
trên sàn giao dịch chứng khoán là VNM.
- Năm 2004, mua thâu tóm Công ty Cổ phần Sữa Sài Gòn. Tăng vốn điều lệ của
công ty lên 1.590 tỷ đồng.
- Năm 2005:
+ Mua số cổ phần còn lại của đối tác liên doanh trong Công ty Liên doanh Sữa
Bình Định.
+ Ngày 30 tháng 6, khánh thành Nhà máy sữa Nghệ An, đặt tại Khu Công nghiệp
Cửa Lò, tỉnh Nghệ An.
+ Vinamilk được trao tặng Huân chương Độc lập Hạng Ba.
+ Liên doanh với SABmiller Asia B.V để thành lập Công ty TNHH Liên doanh
SABMiller Việt Nam vào tháng 8 năm 2005 (sản phẩm đầu tiên của liên doanh
mang thương hiệu Zorok được tung ra thị trường vào đầu giữa năm 2007).
- Năm 2006:
+ Vinamilk niêm yết trên thị trường chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh vào
ngày 19 tháng 01, khi đó vốn của Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh Vốn Nhà
nước có tỷ lệ nắm giữ là 50.01% vốn điều lệ của công ty.
+ Mở Phòng khám An Khang tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 6. Đây là
phòng khám đầu tiên tại Việt Nam quản trị bằng hệ thống thông tin điện tử. Phòng
khám cung cấp các dịch vụ như tư vấn dinh dưỡng, khám phụ khoa, tư vấn nhi khoa
và khám sức khỏe.
+ Khởi động chương trình trang trại bò sữa bắt đầu từ việc mua thâu tóm Trang
trại bò sữa Tuyên Quang vào tháng 11, một trang trại nhỏ với đàn bò sữa khoảng
1.400 con.
- Năm 2007:
+ Vinamilk bắt đầu hình thành vùng nguyên liệu trong nước bằng cách xây dựng
Trang trại bò sữa Tuyên Quang.
+ Tháng 9, mua cổ phần chi phối 55% của Công ty Sữa Lam Sơn, có trụ sở tại
Khu công nghiệp Lễ Môn, tỉnh Thanh Hóa và đổi tên thành Công ty Cổ phần Sữa

Lam Sơn.
16


- Năm 2008, Nhà máy sữa Tiên Sơn tại Hà Nội đi vào hoạt động.
- Năm 2009:
+ Phát triển được 135.000 đại lý phân phối và 9 nhà máy.
+ Tháng 9, khánh thành Trang trại bò sữa Nghệ An. Đây là trang trại bò sữa hiện
đại nhất Việt Nam với quy mô trang trại là 3.000 con bò sữa.
+ Nhà máy sữa Thống Nhất, Trường Thọ, Sài Gòn được Bộ Tài nguyên và Môi
trường tặng Bằng khen "Doanh nghiệp Xanh” về thành tích bảo vệ môi trường.
+ Vinamilk xây dựng Trang trại bò sữa thứ 3 và thứ 4 tại Thanh Hóa và Bình
Định.
- Năm 2010:
+ Vinamilk nhận Huân chương Độc lập hạng Nhì.
+ Xây dựng nhà máy sữa nước và sữa bột tại Bình Dương với tổng vốn đầu tư là
220 triệu USD.
+ Vinamilk hoàn tất việc áp dụng công nghệ mới, lắp đặt máy móc thiết bị hiện
đại cho tất cả nhà máy trong tập đoàn.
+ Bên cạnh đó, Vinamilk cũng thành lập các trung tâm tư vấn dinh dưỡng sức
khoẻ trên cả nước và cho ra đời trên 30 sản phẩm mới.
+ Vinamilk đầu tư ra nước ngoài bằng việc liên doanh xây dựng một nhà máy sữa
tại NewZealand với vốn góp 10 triệu USD, bằng 19,3% vốn điều lệ, chuyên sản
xuất bột sữa nguyên kem có công suất 32.000 tấn/năm.
+ Ngoài ra, Vinamilk còn đầu tư sang Mỹ và mở thêm nhà máy tại nhiều quốc
gia, kim ngạch xuất khẩu chiếm 15% doanh thu và vẫn đang tiếp tục tăng cao.
- Năm 2011, xây dựng trang trại bò sữa thứ 5 tại Lâm Đồng, nâng tổng số lượng đàn
bò lên 5.900 con.
- Năm 2012, khánh thành Nhà máy sữa Đà Nẵng, Xí nghiệp Nhà máy sữa Lam Sơn,
Nhà máy nước giải khát Việt Nam với nhiều dây chuyền sản xuất hiện đại xuất xứ

từ Mỹ, Đan Mạch, Đức,Ý, Hà Lan.
- Năm 2013, khánh thành Siêu Nhà máy sữa Bình Dương. Là một trong những nhà
máy hiện đại hàng đầu thế giới, tự động hóa 100% trên diện tích 20 hecta tại Khu
Công nghiệp Mỹ Phước 2.
- Năm 2014:
17


+ Tháng 1, công ty góp 51% vốn với một đối tác nước ngoài để thành lập Công
ty Angkor Dairy Products Co., Ltd tại Campuchia chuyên chế biến các sản phẩm
sữa cho thị trường Campuchia.
+ Tháng 5, công ty góp 100% vốn thành lập công ty con Vinamilk Europe
Spóstka Z Organiczona Odpowiedzialnoscia tại Ba Lan chuyên buôn bán động vật
sống, nguyên liệu sản xuất sữa, sữa, các chế phẩm từ sữa, thực phẩm và đồ uống.
- Năm 2015:
+ Tăng cổ phần tại công ty sữa Miraka (New Zealand) từ 19,3% lên 22,8%.
+ Vinamilk vinh dự là công ty nằm trong Top 10 “Bảng xếp hạng 500 Doanh
nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam”.
+ Nhận giải thưởng New Zealand – ASEAN, Top 100 ASEAN – Top 300 ASIA.
+ Là thương hiệu nằm trong Top 100 Thương hiệu “Tin và Dùng”, Top 10 “Sản
phẩm Vàng thương hiệu Việt hội nhập WTO lần thứ 10 – 2015”.
- Năm 2016:
+

Cho

ra

mắt


website

thương

mại

điện

tử

Vinamilk

eShop

www.giacmosuaviet.com.vn
+ Tung ra thị trường sản phẩm Sữa tươi Organic – sữa tươi hữu cơ đầu tiên tại
Việt Nam.
+ Trang trại chăn nuôi bò sữa đầu tiên tại Việt Nam được Control Union công
nhận đạt chuẩn Organic châu Âu.
+ Được chọn là doanh nghiệp đầu tiên của Việt Nam tự chứng nhận xuất xứ hàng
hóa trong ASEAN.
+ Chất lượng sản phẩm được “Tin và Dùng” số 1 tại Việt Nam, xếp thứ 4 trong
Top 1000 “Thương hiệu hàng đầu châu Á”.
18


+ Vinamilk lần thứ 2 được trao tặng Huân chương Độc lập Hạng Ba.

2.1.3. Lĩnh vực hoạt động
2.1.3.1. Các lĩnh vực kinh doanh chính

- Sản xuất kinh doanh sữa và các sản phẩm từ sữa.
- Sản xuất và kinh doanh nước giải khát.
- Hoạt động chăn nuôi bò sữa, sản xuất sữa tươi nguyên liệu.

2.1.3.2. Các sản phẩm và nhãn hiệu chủ yếu
- Sữa bột và bột dinh dưỡng: Dielac, Ridielac…
- Sữa đặc: Ông Thọ, Ngôi sao Phương Nam…
- Sữa nước: Vinamilk 100%, Flex, ADM…
- Sữa chua, kem, phô mai: Sữa chua – kem – phô mai Vinamilk, sữa chua Susu, sữa
chua Probi, sữa chua ProBeauty…
- Sữa đậu nành và nước giải khát: Sữa đậu nành GoldSoy, Vfresh, Icy…

2.1.3.3. Thị trường chủ chốt
- Sản phẩm của Vinamilk phục vụ chủ yếu cho thị trường Việt Nam với tất cả các
dòng sản phẩm. Thị trường nội địa chiếm tỷ trọng hơn 85% tổng doanh thu của
Vinamilk.
- Đối với thị trường nước ngoài, các thị trường chủ yếu của Vinamilk là ở các nước
khu vực Trung Đông, các nước Đông Nam Á, Châu Phi. Các sản phẩm xuất khẩu
chủ yếu là sữa bột, bột dinh dưỡng và sữa đặc có đường. Doanh thu xuất khẩu
chiếm khoảng 13% tổng doanh thu của công ty.
19


2.1.3.4. Hệ thống phân phối và đối tượng khách hàng
2.1.3.4.1. Tại thị trường Việt Nam
- Có hơn 250 mặt hàng của Vinamilk đang lưu thông trên thị trường toàn quốc.
- Hệ thống các đối tác phân phối của Vinamilk là 268 nhà phân phối và hơn 220.000
điểm bán lẻ.
- 100% các chuỗi hệ thống siêu thị trực tiếp bán hàng của Vinamilk trên toàn quốc.
- Hệ thống cửa hàng Giấc mơ sữa Việt của Vinamilk là 218 cửa hàng trên toàn quốc.

- Phân phối trực tiếp đến các khách hàng là các xí nghiệp, trường học, khu vui chơi
giải trí.
Các khách hàng mục tiêu: chia thành 2 nhóm
- Nhóm khách hàng cá nhân: là người tiêu dùng, những người có nhu cầu mua và
sẵn sàng chi trả để mua sản phẩm Dielac Alpha đặc biệt các ông bố, bà mẹ có con từ
0 – 6 tuổi. Đây nhóm khách hàng có nhu cầu về sản phẩm tương đối đa dạng (chất
lượng sản phẩm tốt, giá trị dinh dưỡng sản phẩm mang lại, giá cả phù hợp, mẫu mã
bao bì...) và chiếm tỉ trọng cũng khá cao.
- Nhóm khách hàng tổ chức: là những nhà phân phối, đại lý bán buôn, bán lẻ, cửa
hàng, siêu thị... mong muốn và sẵn sàng phân phối sản phẩm Dielac Alpha của công
ty. Đây là nhóm có yêu cầu về chiết khấu, thưởng doanh số, đơn hàng đúng tiến
độ... liên quan đến việc phân phối sản phẩm.

2.1.3.4.2. Tại thị trường nước ngoài
Tính đến thời điểm hiện tại, sản phẩm của Vinamilk đã được xuất khẩu đến 43
quốc gia trên thế giới, bao gồm khu vực Đông Nam Á, Trung Đông, Châu Phi và
các nước khác.
Sản phẩm xuất khẩu chủ lực: Sữa bột. Sữa đặc. Bột dinh dưỡng. Sữa đậu nành.
Sữa nước. Nước giải khát.

20


2.1.4. Tầm nhìn. Sứ mệnh. Giá trị cốt lõi. Quy tắc ứng xử
2.1.4.1. Tầm nhìn
Trở thành biểu tượng mang tầm vóc thế giới trong lĩnh vực thực phẩm và thức
uống, nơi mà tất cả mọi người đặt trọn niềm tin vào sản phẩm an toàn và dinh
dưỡng.

2.1.4.2. Sứ mệnh

Mang đến cho cộng đồng nguồn dinh dưỡng giá trị nhất bằng tất cả sự trân trọng,
tình yêu và có trách nhiệm với cuộc sống.

2.1.4.3. Giá trị cốt lõi
Tôn trọng: Tôn trọng bản thân. Tôn trọng đồng nghiệp. Tôn trọng công ty. Tôn
trọng đối tác. Hợp tác trong sự tôn trọng.
Công bằng: Công bằng với nhân viên, khách hàng, nhà cung cấp và các bên liên
quan khác.
Tuân thủ: Tuân thủ luật pháp, Bộ Quy tắc Ứng xử và các quy chế, chính sách,
quy định của công ty.
Đạo đức: Tôn trọng những tiêu chuẩn đã được thiết lập và hành động một cách
đạo đức.
Chính trực: Liêm chính, trung thực trong ứng xử và trong tất cả các giao dịch.

2.1.4.4. Quy tắc ứng xử
Trách nhiệm: Chúng tôi luôn tận tâm với nhiệm vụ và hành động một cách có
trách nhiệm cao nhất.
21


Phát triển bền vững: Chúng tôi hoạt động kinh doanh trên nền tảng chú trọng lợi
ích dài hạn của khách hàng, cổ đông và các bên liên quan.
Sáng tạo: Chúng tôi đề cao sự cách tân và tính sáng tạo trong việc nâng cao chất
lượng, hiệu quả của tất cả các hoạt động.
Phát triển con người: Chúng tôi chú trọng mọi hoạt động liên quan đến việc
phát triển kiến thức và năng lực của nhân viên.
Khách hàng làm trung tâm: Chúng tôi luôn theo đuổi việc đem lại những gì
đúng đắn, tốt đẹp cho khách hàng và lấy khách hàng làm trung tâm trong mọi suy
nghĩ, hành động.


2.1.5. Mô hình quản trị
2.1.5.1. Mô hình hoạt động Tập đoàn Vinamilk

Hình 2.1 : Mô hình hoạt động của Vinamilk
Nguồn: Báo cáo Phát triển bền vững của Vinamilk năm 2016
22


23


2.1.5.2. Cơ cấu bộ máy quản lý

Hình 2.2 : Sơ đồ tổ chức và cơ cấu quản lý của Vinamilk
Nguồn: Báo cáo Phát triển bền vững của Vinamilk năm 2016

24


2.1.5.3. Nhiệm vụ của các phòng ban
Số lượng
cổ phiếu
Cổ đông Nhà nước (SCIC)
Cổ đông lớn (>=5%)
* Trong nước
* Nước ngoài
Cổ phiếu quỹ
Cổ đông khác (<5%)
* Trong nước
* Nước ngoài

TỔNG CỘNG

570.886.596
237.367.233
237.367.233
27.100
643.172.500
109.989.087
533.183.413
1.451.453.429

Tỷ lệ sở hữu
(%)

Số lượng
cổ đông
(%)

39,33%
16,35%
16,35%
0,00%
44,32%
7,58%
36,74%
100,00%

Hình 2.3 : Sơ đồ nhiệm vụ của các phòng ban
Nguồn: Báo cáo Phát triển bền vững của Vinamilk năm 2016


2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh các năm vừa qua
2.2.1. Cơ cấu cổ đông
Số lượng cổ phần của công ty tính đến ngày 31/12/2016:






Khối lượng cổ phiếu đã phát hành và niêm yết: 1.451.453.429 cổ phiếu
Số lượng cổ phiếu quỹ: 27.100 cổ phiếu
Khối lượng cổ phiếu đang lưu hành: 1.451.426.329 cổ phiếu
Mệnh giá: 10.000 đồng/cổ phiếu
Giá trị vốn hóa trên thị trường: 182.303 tỷ đồng
Cơ cấu cổ đông của công ty tính đến ngày 31/12/2016:
Bảng 2.1 : Cơ cấu cổ đông của Vinamilk
25

1
2
2
1
16.491
15.182
1.309
16.495


×