Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Vai trò của tài chính vi mô với giảm nghèo tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (167.42 KB, 26 trang )

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Xóa đói giảm nghèo, giúp người nghèo có cuộc sống tốt đẹp hơn là chương
trình kinh tế - xã hội rộng lớn, có ý nghĩa cả về kinh tế, xã hội, cộng đồng của tất cả
các quốc gia trên thế giới trong đó có Việt Nam. Có nhiều biện pháp để thực hiện mục
tiêu xoá đói giảm nghèo và cung cấp dịch vụ tài chính cho người nghèo là một trong
những giải pháp cơ bản. Ở trên thế giới, từ cuối thế kỷ XX hoạt động TCVM này đã
phát triển mạnh. Nó được coi là một biện pháp của chiến lược toàn cầu về xoá đói giảm
nghèo. Từ những khoản vốn vay, những hộ gia đình nghèo có vốn đầu tư vào sản xuất
kinh doanh và làm dịch vụ, nâng cao năng lực bản thân và gia đình, thoát nghèo một
cách bền vững. Thực tiễn cung cấp TCVM ở Bangladesh, Indonexia… đã có hàng chục
triệu hộ nghèo đã tiếp cận và vượt nghèo từ TCVM. Điều này cho thấy TCVM thực sự
là công cụ hữu hiệu cho giảm nghèo.
Ở Việt Nam, 90% số người nghèo vẫn đang sống ở vùng nông thôn. Cuộc sống
của họ rất khó khăn, cần nhiều sự giúp đỡ về mặt tài chính. Vì thế xoá đói giảm nghèo
đang là một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất hiện nay. Chính phủ Việt
Nam cũng như địa phương, các tổ chức trong nước và ngoài nước đang nỗ lực tạo điều
kiện xoá đói giảm nghèo bằng biện pháp TCVM. Thực tiễn ở Việt Nam cũng đã thu
được những thành tựu đáng kể, tác động của chính sách TCVM đã làm cho tỷ lệ nghèo
giảm hẳn, cuộc sống của người dân được nâng lên. Vậy người nghèo đã tiếp cận với
TCVM như thế nào? TCVM có tác động giảm nghèo ra sao. Để hiểu rõ hơn về vấn đề
này chúng tôi tiến hành tìm hiểu đề tài “Vai trò của tài chính vi mô với giảm nghèo
tại Việt Nam”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận của TCVM cho giảm nghèo.
- Thực tiễn Chính sách TCVM cho giảm nghèo trên thế giới và ở Việt Nam.
- Đưa ra một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách TCVM cho giảm
nghèo trong thời gian tới.
1.3 Phương pháp nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Chủ đề: Chính sách TCVM cho giảm nghèo.



1


- Thu thập thông tin: chủ yếu là các thông tin đã được công bố (thông tin thứ cấp):
Số liệu thứ cấp bao gồm: Đặc điểm TCVM, đặc điểm nghèo, thực tiễn TCVM
cho xoá đói giảm nghèo ở Việt Nam….
Các số liệu đó được thu thập từ:
+ Thông tin từ sách: Phát triển hoạt động TCVM ở Việt Nam. TS. Đào Văn
Hùng. NXB Lao động – xã hội.
+ Thông tin từ báo: Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 330.
+ Một số trang Web.
- Phương pháp phân tích: Phân tích số liệu thu thập được theo thời gian, phân tích tác
động của chính sách TCVM đến người nghèo, phân tích thặng dư người sản xuất và
người tiêu dùng, phân tích an sinh xã hội và dịch chuyển nguồn lực.
- Phương pháp so sánh: Tỷ lệ nghèo giữa các năm
.

2


PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Khái niệm
2.1.1 Khái niệm TCVM
Có rất nhiều khái niệm về TCVM, nhưng có thể hiểu đơn giản nhất là “Ngân
hàng cho người nghèo”, nó giúp cho người nghèo có thể vay những món tiền nhỏ với
lãi suất hợp lý, trả dần khoản nhỏ, tiết kiệm nhỏ và được rút ra một món tiền to. Quan
trọng nhất là hình thức vay như trên không yêu cầu có thế chấp.
TCVM (Microfinance): Là dịch vụ tài chính quy mô nhỏ của tổ chức tín dụng bền
vững - chủ yếu là tín dụng và tiết kiệm - được cung cấp cho những người làm nông

nghiệp, nuôi trồng thủy sản, ngành nghề, buôn bán và dịch vụ với quy mô nhỏ.
2.1.2 Khái niệm nghèo
Việt Nam thừa nhận định nghĩa chung về đói nghèo do Hội nghị chống đói
nghèo Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức tại Băng Cốc - Thái
Lan tháng 9/1993: “Nghèo là tình trạng một bộ phận dân cư không được hưởng và thỏa
mãn các nhu cầu cơ bản của con người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa
nhận tùy theo trình độ phát triển kinh tế - xã hội, phong tục tập quán của địa phương”.
2.2 Đặc điểm
2.2.1 Đặc điểm TCVM
Một là: TCVM cung cấp dịch vụ tài chính quy mô nhỏ chủ yếu là tín dụng và tiết
kiệm. Các ngân hàng cũng như đa số mọi người đều nghĩ rằng các khoản vay nhỏ và tiết
kiệm nhỏ thường không có lãi, hoặc có nhưng không đáng kể. Chính vì vậy nên các ngân
hàng thường ít quan tâm đến vấn đề này do đó các tổ chức tín dụng tư nhân ngày càng
phát triển, với lãi suất rất cao mà đối với người nghèo điều đó lại trở thành một trở ngại
lớn. Vì vậy các tổ chức phi Chính phủ và các tổ chức tài chính phi Ngân hàng đã có
phương pháp cung cấp tín dụng phù hợp cho những người vay có thu nhập thấp. Một
khoản tiết kiệm nhỏ ở hiện tại nhưng sẽ trở thành một khoản tiền lớn trong tương lai nếu
như tích cóp thường xuyên và biết sử dụng đồng vốn một cách có hiệu quả. Do đó tín
dụng và tiết kiệm là hai mặt không thể tách rời nhau trong TCVM.
Hai là: Đối tượng phục vụ của tài TCVM là những người nghèo, nếu được cung
cấp tài chính sẽ có thể vươn lên. Những người nghèo thường là những người làm trong
lĩnh vực nông nghiệp với các ngành nghề khác nhau như: cấy lúa, trồng cây rau màu,
nuôi trồng thuỷ sản, làm lâm nghiệp, đi làm thuê…
3


Ba là: TCVM chủ yếu cung cấp dịch vụ tài chính cho người nghèo, thu hút người
nghèo tham gia vào hoạt động tín dụng và tiết kiệm. TCVM đã thu hút người nghèo tham
gia vào quá trình xác định nhu cầu, quyết định các hoạt động tín dụng hay tiết kiệm.
Bốn là: Tổ chức cung cấp TCVM là những tổ chức bền vững tài chính. Sự bền

vững tài chính được thể hiện ở sự bù đắp chi phí, rủi ro, tăng nguồn thu, kích thích tiết
kiệm, giám sát và hỗ trợ trong sử dụng vốn tín dụng, tăng hiệu quả của sử dụng vốn.
Năm là: Phương pháp TCVM được xây dựng đáp ứng cho từng cá nhân hay
nhóm khách hàng tham gia. TCVM cung cấp các dịch vụ tài chính cho từng hộ hay
nhóm hộ; cho từng hộ có điều kiện nhất định để tạo ra thu nhập; sẵn sàng trả các khoản
vay và lãi - thường là những người nghèo kinh tế; cho nhóm khách hàng, nhất là những
người cực nghèo, thông qua các nhóm tín dụng và tiết kiệm.
Sáu là: TCVM cung cấp dịch vụ tài chính ngay tại địa bàn mà người vay và tiết
kiệm sinh sống, thu hút được nhiều người tham gia, giảm chi phí tín dụng, tăng tính
cộng đồng, tăng tính tiết kiệm.
Bảy là: TCVM cung cấp dịch vụ tài chính cho lượng lớn khách hàng. TCVM
thông qua các tổ chức tài chính đa chức năng đã cung cấp dịch vụ tài chính cho hàng
triệu khách hàng, có ảnh hưởng sâu rộng.
(Đỗ Kim Chung, 2005, TCVM cho xoá đói giảm nghèo, Tạp chí Nghiên cứu
kinh tế số 330 tháng 11/2005).
2.2.2 Đặc điểm tài chính của người nghèo
Trên phương diện tài chính thì người nghèo là người chi dùng lớn và người
nghèo cũng là người tiết kiệm.
Trước hết, người nghèo là người tiêu dùng lớn. Lớn ở đây không phải hiểu theo
nghĩa là chi dùng cho các khoản lớn mà là mức chi tiêu của họ thường lớn hơn mức thu
nhập mà họ kiếm được. Các khoản chi đó đều phục vụ cho nhu cầu cơ bản, thiết yếu
hàng ngày như: ăn, mặc, ở, đi lại, học hành, ốm đau, bệnh tật, thiên tai, trộm cắp…
Người nghèo cũng là người tiết kiệm. Chúng ta đều biết rằng họ là những người
đã biết tiết kiệm, mặc dù các khoản tiết kiệm đó tuy nhỏ nhưng bước đầu đã mang lại
hiệu quả đối với nhiều hộ. Một thực tế mà chúng ta đã thấy rất rõ ở nông thôn là người
nghèo đã tham gia vào tiết kiệm dưới các hình thức: vào phường, chơi hụi, chơi họ…
(Đỗ Kim Chung, 2005, TCVM cho xoá đói giảm nghèo, Tạp chí Nghiên cứu
kinh tế số 330, tháng 11/2005).

4



2.2.3 Mục tiêu của chính sách
- Người nghèo có điều kiện tiếp cận nguồn vốn để phát triển sản xuất.
- Làm cho người dân thoát nghèo và giảm tỷ lệ nghèo.
- Thay đổi quan điểm cơ bản là lãi suất là nhân tố cản trở nhất hạn chế người nghèo
tiếp cận được vốn.
- Gắn tín dụng với tiết kiệm.
- Gắn kinh tế với xã hội.
2.2.4 Đối tượng
Người nghèo và những người có thu nhập thấp.
2.2.5 Công cụ của chính sách
- Sử dụng nghị định, nghị quyết để thực hiện chính sách.
- Chương trình cho vay vốn với lãi suất thấp. Kết hợp các chương trình phát triển nông
nghiệp, nông thôn: tập huấn cho người vay vốn sử dụng vốn hiệu quả,…Các cương
trình cho vay như: Quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc là (CEP), quỹ
TYM của trung ương hội phụ nữ Việt Nam.
- Quỹ tín dụng - tiết kiệm.
- Lồng ghép TCVM và các chương trình phát triển khác.
2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến TCVM cho giảm nghèo
2.3.1 Nhân tố bên trong
- Các ngân hàng
Các NHNN & PTNT, NHCSXH và Quỹ tình thương cung cấp vốn vay cho các
hộ gia đình nghèo và hộ có thu nhập thấp để vay vốn làm ăn. Mỗi hộ vay vốn với mục
đích khác nhau nhưng phần lớn là vay vốn để mở rộng sản xuất và đầu tư vào các hoạt
động để tạo thu nhập. Nhu cầu vốn vay là khác nhau và vào các thời điểm khác nhau
do đó các tổ chức cung cấp dịch vụ TCVM cần cung cấp các món vay một cách linh
hoạt phù hợp với nhu cầu vay vốn của các hộ dân.
- Nhóm tín dụng - tiết kiệm
Sự khác nhau cơ bản giữa các ngân hàng chính thống và các TCTCVM là việc

cung cấp các món vay không cần thế chấp thông qua các nhóm tín dụng - tiết kiệm.
Các thành viên trong nhóm tham gia giúp đỡ lẫn nhau sao cho sử dụng nguồn vốn có
hiệu quả nhất và tạo nên sự gắn bó khăng khít với nhau hơn.
- Các tổ chức hội, đoàn thể

5


Các TCTCVM cung cấp các món vay cho các hộ gia đình thông qua các tổ chức
đoàn thể: Hội nông dân và Hội phụ nữ xã. Các tổ chức hội này đóng vai trò là trung
gian xã hội cho kênh cung cấp dịch vụ TCVM. Ngoài việc bảo lãnh các món vay thì
các hội đoàn này phối hợp với khuyến nông cơ sở cung cấp kỹ thuật, cách thức sử dụng
vốn vay sao cho có hiệu quả. Đây là yếu tố góp phần quan trọng làm cho TCVM có
ảnh hưởng tích cực đến hộ dân.
- Năng lực, trình độ cán bộ tín dụng của các tổ chức cung cấp dịch vụ TCVM
Năng lực và lòng nhiệt tình của các cán bộ tín dụng cũng là một nhân tố quan
trọng góp phần làm cho TCVM ảnh hưởng tích cực đến các hộ tham gia. Cán bộ của
các TCTCVM là người trực tiếp làm việc với các nhóm tín dụng - tiết kiệm và các
thành viên của nhóm. Do đó, năng lực làm việc và lòng nhiệt tình, thái độ làm việc cởi
mở sẽ tạo được lòng tin của các thành viên vào TCTCVM. Đây là cơ sở quan trọng để
các TCTCVM có thể mở rộng phạm vi hoạt động và tầm ảnh hưởng.
2.3.5 Nhân tố bên ngoài
- Chính sách của nhà nước
Ngày 9/3/2005 Chính phủ Việt Nam đã ban hành NĐ28 về tổ chức và hoạt động
của TCTCVM nhỏ. Theo NĐ này thì chỉ những TCTCVM được cấp phép mới được
huy động tiền gửi tự nguyện từ người dân. Điều kiện bắt buộc để được cấp phép là có
vốn từ 5 tỷ đồng trở lên. Tính cả nước hiện nay chỉ có 2 TCTCVM huy động tiền gửi
tiết kiệm đó là: Quỹ hỗ trợ tạo việc làm CEP (TP HCM) và Quỹ tình thương của Hội
LHPN Việt Nam.
- Đối với người dân tham gia dịch vụ TCVM

+ Khả năng lập kế hoạch và sử dụng đồng vốn của người dân
Các tổ chức cung cấp dịch vụ TCVM cho người nghèo và người thu nhập thấp có
thực sự mang lại hiệu quả, giúp họ xóa đói giảm nghèo hay không phụ thuộc rất lớn vào
khả năng sử dụng vốn vay của hộ khách hàng. Người nghèo và người có thu nhập thấp
thường làm nông nghiệp và tất cả các kỹ năng chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của bản thân.
Rất ít hộ biết cách tự lập kế hoạch cho sản xuất và chi tiêu cho gia đình. Chính vì vậy,
ngoài việc cung cấp vốn cho họ làm ăn, các tổ chức còn cung cấp cách thức sử dụng vốn
vay sao cho có hiệu quả và cung cấp các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục, dinh dưỡng…
+ Sự hỗ trợ hợp tác giữa các thành viên
Các thành viên tham gia dịch vụ TCVM thông qua các nhóm tín dụng - tiết kiệm.
Nếu giữa các thành viên có mối quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau thì việc xây dựng

6


nhóm đạt hiệu quả cao, nó góp phần tạo ra sự hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành
viên của nhóm. Đồng thời thông qua nhóm thì họ có cơ hội trao đổi kinh nghiệm sản
xuất, cùng nhau xây dựng kế hoạch sản xuất cũng như chi tiêu hợp lý cho gia đình mình.
2.4 Tác động của chính sách
2.4.1 Tác động của chính sách lãi suất
- Tác động của chính sách lãi suất ưu đãi tới người sản xuất
Vốn là một đầu vào không thể thiếu của quá trình sản xuất. Tuy nhiên không
phải bất cứ người sản xuất nào cũng có đủ vốn để tiến hành hoạt động sản xuất, do đó
họ phải đi vay. Nhưng với mức lãi suất thị trường thì họ không dám vay nhiều vốn. Khi
đó nhà nước sử dụng lãi suất ưu đãi như một hình thức trợ giá đầu vào cho người sản
xuất.
Lãi
Lãisuất
suấtthương
thươngmại

mại

P

P1

a

Lãi
Lãisuất
suấtưu
ưuđãi
đãi

c

b

d

0

Q1

Q2

Q

Đường cung dịch chuyển sang bên phải.Với lãi suất thương mại thì người sản
xuất chỉ sản xuất ở lượng Q1, khi nhà nước áp dụng lãi suất ưu đãi thì người sản xuất

mở rộng quy mô sản xuất và sản xuất ở lượng sản phẩm Q2. Thặng dư người sản xuất
tăng từ a lên (a+b+c) tức là tăng một lượng (b+c). Trong đó b là do tiết kiệm, c là do
mở rộng sản xuất. Lãi suất ưu đãi làm cho người sản xuất có lợi.

7


- Tác động của chính sách lãi suất ưu đãi tới người sản xuất và người tiêu dùng
Lãi
Lãisuất
suấtthương
thươngmại
mại

P

Lãi
Lãisuất
suấtưu
ưuđãi
đãi

P1

a

e

d


b

f

c

P2

h

0

Q1

Q2

Q

Trên thực tế, trong cơ chế thị trường cung - cầu không thể đứng riêng rẽ mà
chúng gắn với nhau như một thể thống nhất. P1 là giá với lãi suất thương mại, P2 là giá
khi lãi suất ưu đãi. Đường cung dịch chuyển sang bên phải. Lượng cầu cũng tăng từ Q 1
lên Q2.
Thặng dư người tiêu dùng tăng a+d+e; Lợi ích người sản xuất thay đổi không rõ
từ a+b sang b+c; (b+c) – (a+b) = (c-a), nếu c>a thì người sản xuất được lợi. C lớn hay
nhỏ phụ thuộc độ co dãn của đường cung theo giá.
- Tác động của chính sách lãi suất ưu đãi tới dịch chuyển nguồn lực và an sinh xã hội
Lãi
suất thương mại
Lãi suất thương mại


P

Lãi
Lãisuất
suấtưu
ưuđãi
đãi
c

P1

b

a

d

0

Q1

Q2

Q

8


+, An sinh xã hội:
Lãi suất ưu đãi, vay vốn để mở rộng sản xuất, TDSX tăng = a+b

Chính phủ chi cho việc giảm lãi suất xuống mức lãi suất ưu đãi:
Chi thêm = a+b+c
An sinh xã hội (giảm): = -c
+, Dịch chuyển nguồn lực:
Nguồn lực (vốn) sử dụng thêm: = c+b+d
Tiết kiệm : = b+d
Kết quả chung (giảm) = -c
Lãi suất là giá của vốn. Nhìn chung khi sử dụng mức lãi suất ưu đãi thì người
sản xuất và người tiêu dùng đều có lợi. Tuy nhiên chính phủ phải chi thêm để bù đắp
cho phần chênh lệch giữa lãi suất thương mại và lãi suất ưu đãi.
2.4.2 Tác động khác
2.4.2.1 Tác động về mặt kinh tế
TCVM góp phần thay đổi đời sống, kinh tế của người nghèo:
 Phát triển sản xuất, cải thiện và nâng cao thu nhập cho người nghèo: Thông qua
việc tham gia vào các dịch vụ tín dụng các hộ có thêm cơ hội để đầu tư, phát triển sản
xuất và gia tăng các hoạt động tạo thu nhập. Điều này cho thấy TCVM đóng vai trò
quan trọng làm chỗ dựa vững chắc cho các hộ nghèo tiếp cận được nguồn vốn, tạo việc
làm, mở mang theo nhiều ngành nghề phụ.
 Tăng tài sản và cải thiện điều kiện nhà ở của hộ: Khi họ tham gia các dịch vụ
TCVM sẽ có vốn nên có thể cải thiện điều kiện nhà ở. Bên cạnh đó CSHT ở nông thôn:
Đường xá bê tông liên thôn xóm, nhà trẻ, nhà văn hoá được cải thiện.
 Thông qua vốn vay kích thích năng khiếu kinh doanh nhỏ và kỹ năng lập kế hoạch
cho sản xuất và chi tiêu gia đình: Để sử dụng vốn vay thành công tự thân người vay phải
tìm tòi cách tính toán đồng tiền cho hiệu quả, nâng cao các kỹ năng quản lý sản xuất, các
kỹ năng bán hàng của hộ gia đình. Bên cạnh đó TCVM còn làm tăng chi tiêu gia đình:
các khoản vay cho kinh doanh đôi khi lại được dùng để tăng chi tiêu nhưng nếu chi tiêu
quá cao thì tức là hộ gia đình đã tăng chi tiêu hiện tại và cắt giảm chi tiêu tương lai.
 Thông qua TCVM các hộ gia đình nghèo làm quen với thói quen tiết kiệm tiền nhỏ
cho tương lai: khi tham gia hầu hết các hộ phải tính toán xem thế nào để trả được nợ,
trong đó họ có thể để riêng ra khoản tiết kiệm hàng ngày. Có nhiều hình thức tiết kiệm

khác nhau: có hộ thì đầu tư mua lúa dự trữ, có hộ mua vàng, có hộ lại mua con giống
về nuôi, có hộ thì gửi tiết kiệm…

9


2.4.2.2 Tác động về mặt xã hội
 Tạo thêm việc làm, giảm tỷ lệ phụ thuộc: thông qua việc cung cấp các dịch vụ
TCVM tạo cho các hộ có điều kiện kinh doanh, tự tạo công ăn việc làm cho các thành
viên trong gia đình mình.
 Hoạt động TCVM cải thiện chất lượng y tế, giáo dục và sức khoẻ cho họ: Khi tham
gia vào các dịch vụ TCVM ngoài việc được cung cấp nguồn vốn cho đầu tư sản xuất
còn được cung cấp các dịch vụ xã hội như y tế, giáo dục, kỹ thuật tiến bộ vào sản
xuất… do đó nhận thức của hộ về tầm quan trọng của giáo dục cũng đựơc nâng lên.
2.4.2.3 Tác động về mặt cộng đồng
 TCVM nâng cao kiến thức người nghèo đặc biệt là phụ nữ: Bên cạnh tác động về mặt
kinh tế thì TCVM góp phần tích cực trong việc nâng cao kiến thức, năng lực, phát triển trình
độ nhận thức của người nghèo đặc biệt là phụ nữ. Phụ nữ được tham gia sinh hoạt và học
cách quản lý tài chính, thu chi hợp lý góp sức cùng gia đình đầu tư có hiệu quả. Họ được tập
huấn, đào tạo nâng cao nghiệp vụ chuyên môn để nắm bắt được cơ hội thăng tiến, có chỗ
đứng trong xã hội. Những kiến thức TCVM mang lại không những giúp họ hoàn thành tốt
nhiệm vụ mà bên cạnh đó còn giúp họ tự tin giao tiếp xã hội.
 Khi tham gia các hoạt động TCVM sẽ làm thắt chặt tình làng nghĩa xóm: Hình thức
tiếp cận của các TCTCVM là cho vay thông qua các nhóm tín dụng - tiết kiệm nhỏ.
Hàng tuần, hàng tháng các nhóm phải tổ chức họp để trả lãi, đóng góp quỹ nhóm…
Sản phẩm của TCVM là biểu hiện cụ thể của mối tình làng xóm, người nghèo với
nhau. Những khi ốm đau, gặp rủi ro trong cuộc sống, một khoản tiền nhỏ được trích từ
quỹ nhóm để thăm hỏi động viên nhau.
 Thông qua các hoạt động TCVM vai trò của các tổ chức hội trong cộng đồng được
nâng lên: Hầu hết các TCTCVM hoạt động ở nông thôn đều thông qua sự liên kết với

các đoàn hội: Hội nông dân, Hội phụ nữ, Hội cựu chiến binh . . . Các tổ chức hội này
thường đứng ra tín chấp cho người nghèo vay vốn từ các TCTCVM. Thông qua các buổi
họp tín dụng - tiết kiệm các tổ chức đoàn hội có thể tuyên truyền các hoạt động của tổ
chức mình cho mọi người biết và hiểu. Cũng từ đây mà mối liên hệ giữa các thành viên
và các tổ chức hội cũng gắn bó với nhau hơn. Bên cạnh đó hoạt động thể dục thể thao,
văn hoá văn nghệ, hiểu biết về các vấn đề xã hội được các tổ chức hội chia sẻ thường
xuyên tại các buổi họp kỳ. Tình hình đóng góp ngân sách xã cũng rất đầy đủ và kịp thời.
Điều này cho thấy TCVM góp phần không nhỏ trong việc giáo dục công dân làm tròn
nghĩa vụ xây dựng chính sách lớn mạnh và bền vững tại các địa phương.
10


Sơ đồ: Tác động của các hoạt động
TCVM
Tác động của hoạt động của
TCVM

Tác động về mặt
xã hội

Tác động về mặt
kinh tế

Cải
thiện

nâng
cao thu
nhập


Tăng
tài sản,
cải
thiện
điều
kiện
nhà ở

Biết
tiết
kiệm
các
khoản
tiền
nhỏ

Tăng
kỹ
năng
lập kế
hoạch
cho
các hộ
nghèo

Tăng
việc
làm,
giảm
tỷ phụ

thuộc

11

Tăng
đầu tư
cho
giáo
giục, y
tế, sức
khoẻ

Tác động về mặt
cộng đồng

Thắt
chặt
tình
làm
nghĩa
xóm

Nâng
cao
kiến
thức
cho
người
nghèo


Nâng
cao vai
trò các
tổ
chức
hội


PHẦN III: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.1 Thực tiễn tài chính vi mô ở một số nước trên thế giới
Trên thế giới, có nhiều tổ chức tài chính đã rất thành công trong vận dụng cách
tiếp cận tài chính để cung cấp dịch vụ tài chính cho người nghèo.
- Ngân hàng nhà nước Rakyat, Indonexia (BRI) đã cung cấp cho 25% dân số cả
nông thôn và thành thị ở Indonexia trong vòng 10 năm qua. BRI chuyển sang phương
pháp tiếp cận thương mại năm 1984, bắt đầu có lãi năm 1986, không phụ thuộc vào trợ
cấp ưu đãi năm 1987. Năm 1999, BRI có 802 triệu USD trong 2.5 triệu lượt vay, 2.4 tỷ
USD trong 24.1 triệu lượt hộ tiết kiệm. Tỷ lệ hoàn trả vốn là 98 % giúp cho Indonexia
vượt qua khủng hoảng tài chính những năm 1997 – 1998.
- Ngân hàng tư nhân Bancosol của Bolivia đã cung cấp cho hơn 33% dân số và là
ngân hàng có lãi nhất ở Bolovia, tạo ra sự cạnh tranh lành mạnh của nhiều ngân hàng tư
nhân khác trong dịch vụ tài chính cho người nghèo.
- Ngân hàng Grameen, Bangladet (GB) được thành lập năm 1983 và trở thành
một tổ chức TCVM điển hình. Từ khi thành lập đã hoạt động độc lập với 92 % nguồn
vốn là của các thành viên trong tổ chức, còn chính phủ chỉ nắm giữ 8 %. Ngân hàng đã
đặt mục tiêu hoàn thiện các điều kiện tín dụng cho người nghèo bằng cách cung cấp cho
họ cách thức tiếp cận tín dụng, phương thức tiết kiệm, nó đặc biệt quan tâm đến tầng lớp
thấp nhất xã hội.
3.2 Thực trạng nghèo đói ở Việt Nam
-/ Việt Nam được xếp vào danh sách các nước nghèo trên Thế giới: Tỉ lệ hộ đói nghèo
của Việt Nam là khá cao. Theo kết quả điều tra mức sống dân cư (theo chuẩn nghèo

chung của Quốc tế), tỉ lệ đói nghèo năm 1998 là trên 37%, tính đến năm 2000 là 32%
(giảm khoảng ½ tỉ lệ hộ nghèo so với năm 1990). Nếu tính theo chuẩn nghèo về lương
thực, thực phẩm năm 1998 là 15%, tính đến năm 2000 là 13%.
-/ Nghèo đói phổ biến trong những hộ có thu nhập thấp, bấp bênh: Thu nhập của một bộ
phận lớn dân cư vẫn nằm giáp ranh mức nghèo, do vậy chỉ một sự thay đổi nhỏ về tiêu
chuẩn nghèo cũng khiến họ rơi xuống ngưỡng nghèo. Phần lớn thu nhập của người nghèo
là từ nông nghiệp, với điều kiện nguồn lực khan hiếm (đất đai, lao động, vốn), thu nhập
của người nghèo rất bấp bênh và dễ bị tổn thương trước những đột biến của gia đình và
của cộng đồng. Sự chênh lệch thu nhập giữa nhóm 20% giàu nhất với 20% nghèo nhất (từ
7,3 lần năm 1993 lên 8,9 lần năm 1998) cho thấy, tình trạng tụt hậu của người nghèo.
12


-/ Nghèo đói tập trung ở những vùng có điều kiện sống khó khăn: Đa số người nghèo
tập trung sinh sống ở những vùng tài nguyên thiên nhiên rất nghèo nàn, điều kiện tự
nhiên khắc nghiệt như miền núi, vùng sâu, vùng xa.
-/ Đói nghèo tập trung trong khu vực thành thị: Ở khu vực này, tuy tỷ lệ nghèo đói thấp
hơn và mức sống trung bình cao hơn mức chung cả nước nhưng mức độ cải thiện đời
sống không đồng đều. Đa số người nghèo đô thị làm việc trong khu vực phi chính thức,
công việc không ổn đinh, thu nhập thấp và bấp bênh. Người nghèo đô thị sống chủ yếu
ở những nơi có CSHT thấp kém, khó có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ cơ bản
(nước sạch, vệ sinh môi trường,…).
-/ Đói nghèo tập trung trong khu vực nông thôn: năm 1999, tỷ lệ nghèo đói về lương
thực, thực phẩm của thành thị là 4,6 % trong khi đó của nông thôn là 15,9 %. Trên 80%
số người nghèo là nông dân, trình độ tay nghề thấp, ít có khả năng tiếp cận nguồn lực
trong sản xuất (vốn, kỹ thuật, công nghệ…), thị trường tiêu thụ gặp nhiều khó khăn do
điều kiện địa lý và chất lượng sản phẩm kém, chủng loại sản phẩm nghèo nàn.
-/ Tỷ lệ nghèo đói khá cao trong các vùng sâu, vùng xa, miền núi cao: Có tới 64 % số
người nghèo tập trung tại vùng núi phía Bắc, Bắc Trung bộ, Tây nguyên và Duyên hải
miền Trung. Đây là vùng có điều kiện sống khó khăn, địa lý cách biệt, khả năng tiếp

cận với các điều kiện sản xuất và dịch vụ còn hạn chế, hạ tầng cơ sở kém phát triển,
điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt, thiên tai xảy ra thường xuyên.
-/ Tỷ lệ hộ nghèo đói đặc biệt cao trong các dân tộc ít người: Mặc dù dân tộc ít người
chỉ chiếm 14% dân số cả nước song lại chiếm đến 29% trong tổng số người nghèo. Đa
số người dân thuộc dân tộc ít người sinh sống ở các vùng sâu, vùng xa, bị cô lập về mặt
địa lý, văn hoá, thiếu điều kiện phát triển về hạ tầng cơ sở và các dịch vụ xã hội cơ bản.
( />GS_Vietnames_edited.pdf )
Nguyên nhân của nghèo đói là do: Nguồn lực hạn chế và nghèo nàn; trình độ
học vấn thấp, việc làm thiếu và không ổn định; người nghèo không có đủ điều kiện tiếp
cận pháp luật, chưa được bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp; người nghèo dễ bị tổn
thương do ảnh hưởng của thiên tai và các rủi ro khác; Bệnh tật, sức khoẻ kém cũng là
yếu tố đẩy con người vào tình trạng nghèo đói.
3.3 Tình hình TCVM cho giảm nghèo ở Việt Nam
Từ những năm thập kỷ 90, TCVM mới bắt đầu phát triển ở Việt Nam. Những
năm đầu của thập kỷ 90 thường do các ngân hàng, đặc biệt là NHNN & PTNT (sau này

13


là ngân hàng người nghèo) cung cấp dịch vụ TCVM cho hộ và người nghèo. Tín dụng
mà các ngân hàng cung cấp chủ yếu là tín dụng ưu đãi từ các quỹ do Chính phủ hay tổ
chức tài chợ cung cấp. Cho vay vốn nhưng không huy động tiết kiệm.
Năm 2001, thị trường tài chính mở cửa, tín dụng ưu đãi không được chuyển qua
các ngân hàng Thương mại mà được thực hiện qua NHCSXH cho đến nay. Ngoài ra,
các tổ chức phi chính phủ quốc tế cũng cung cấp TCVM ở 2 mức độ: Một là, cho vay
lãi suất thấp và không huy động tiết kiệm; Hai là, cho vay và huy động tiết kiệm (có
hiệu quả nhưng quy mô nhỏ). Từ 1-1-2005 NHCSXH sẽ thống nhất thực hiện trong
toàn quốc phương thức cho vay ủy thác từng phần thông qua các tổ chức tín dụng và tổ
chức chính trị - xã hội thay vì ủy thác toàn bộ cho NHNN & PTNT cho vay như hiện
nay với lãi suất 0,5 – 0,65 %/tháng. Như vậy tới đây các đối tượng diện chính sách sẽ

vay vốn của NHCSXH thông qua các đoàn thể như Hội phụ nữ, Hội nông dân...
Phương thức cho vay mới này giúp làm phong phú hoạt động của các đoàn thể, mở
rộng chân rết của NHCSXH, giúp phát triển các tổ tiết kiệm và vay vốn, đôn đốc việc
thu nợ tốt hơn...
Năm 1992, hội phụ nữ áp dụng mô hình ngân hàng Grameen của Băngladesh
thành lập quỹ tình thương (TYM) và được nhân rộng từ năm 1994. Đến nay đã có cả
triệu lượt người được vay vốn và huy động tiết kiệm được hơn 355 tỷ đồng qua hơn
70000 nhóm tín dụng tiết kiệm (Đỗ Kim Chung, 2005, TCVM cho xoá đói giảm nghèo,
Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 330, tháng 11/2005). Đến nay Quỹ đã phát triển được
21.186 thành viên ở 16 chi nhánh thuộc 7 tỉnh, thành phố với tổng dư nợ trên 52 tỷ
đồng, trung bình một thành viên vay 2,4 triệu đồng, người cao nhất là 15 triệu đồng.
Thông qua hoạt động hỗ trợ, đã có hơn 30.000 phụ nữ thoát khỏi đói nghèo.Cách thức
cho vay của quỹ này cũng là dựa trên các nhóm, các tổ chức vay vốn đi đôi với tiết
kiệm. Mức tiết kiệm tự nguyện là 3000đ/người/tuần.
( />Được thành lập vào tháng 7/2006, mạng lưới TCVM M7 ở Việt Nam hiện có 7
tổ chức thành viên thuộc huyện Mai Sơn (tỉnh Sơn La), huyện Điện Biên và thành phố
Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên), huyện Đông Triều và Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh),
huyện Can Lộc (tỉnh Hà Tĩnh), và huyện Ninh Phước (tỉnh Ninh Thuận). Mạng lưới
TCVM Việt Nam đang dần khẳng định là kênh tài chính quan trọng góp phần đắc lực
vào xoá đói giảm nghèo và nâng cao đời sống cho người dân nông thôn. Tính đến

14


tháng 6/2008, các tổ chức này đã cho gần 25.000 người nghèo vay vốn với tổng dư nợ
đạt gần 50 tỷ đồng.
“Quỹ trợ vốn cho người lao động nghèo tự tạo việc làm” (CEP) hiện có 17 chi
nhánh hoạt động trên địa bàn TP.HCM. Đối tượng của CEP cho vay tiền là người
nghèo, không phân biệt thường trú hay tạm trú trên địa bàn TP.HCM, trong đó phụ nữ
được ưu tiên hàng đầu. Ngoài ra, CEP cũng đã mở rộng đối tượng cho vay là công

nhân, viên chức. Cách thức cho vay: CEP cho vay theo kiểu tín chấp nên phải xây dựng
trên cơ chế cộng đồng. Nếu công nhân viên chức vay tiền cần thông qua công đoàn thì
với người dân nghèo, chúng tôi phải thông qua địa phương để xác định khu vực có nhu
cầu. Từ đó, những người cần vay vốn trong khu vực sẽ tập hợp nhau lại, cứ năm người
thành một nhóm (bầu nhóm trưởng), mười nhóm thành một cụm (bầu cụm trưởng),
nhóm trưởng làm việc với cụm trưởng, cụm trưởng làm việc với nhân viên tín dụng
của CEP. Một khách hàng được vay tối đa 10 triệu đồng, trả góp hằng tuần. Nhưng
không chỉ vay, theo qui định của CEP, khách hàng phải có nghĩa vụ tiết kiệm cho chính
mình. ( />Hiệp hội quỹ tín dụng nhân dân (VAPCF) đại diện cho hơn 900 Quỹ tín dụng
nhân dân cơ sở trong cả nước. Hiện nay, các quỹ tín dụng nhân dân cơ sở hoạt động tại
53 tỉnh, thành, thu hút gần 1 triệu thành viên tham gia là những hộ sản xuất nông - lâm
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh dịch vụ và buôn bán nhỏ... Tổng nguồn vốn
huy động qua hệ thống đến nay đạt gần 6,5 nghìn tỷ đồng.
Hầu hết các tổ chức TCVM tổ chức thành nhóm, cụm (có thể 5 đến 7 hộ). Cùng
với việc được nhận vốn vay thì các nhóm này sẽ được trải qua các lớp học về phương
thức sản xuất, kinh doanh sẽ phải đề ra kế hoạch sản xuất kinh doanh. Tất cả các thành
viên trong nhóm phải có ý thức thực hiện, đốc thúc nhau cùng thực hiện. Hàng ngày,
hàng tuần, hàng tháng (tuỳ theo thoả thuận) mỗi nhóm sẽ để dành một khoản tiền nhất
định, lập thành một quỹ bảo hiểm.
3.4 Các hoạt động của TCVM
- Tín dụng vi mô: Đây là mô hình cho vay được thực hiện trên cơ sở cung cấp khoản
vay đến nhóm khách hàng – nghĩa là tới từng cá nhân là thành viên của nhóm. Mỗi
nhóm gồm 5 thành viên, các thành viên bắt buộc tham gia các buổi sinh hoạt hàng tuần
đóng góp vào tiết kiệm, quỹ nhóm và đóng bảo hiểm.
- Tiết kiệm: Có 2 hình thức tiết kiệm

15


+ Tiết kiệm bắt buộc: Là số tiền do người vay đóng góp như là một điều kiện để

nhận tiền vay. Tiết kiệm bắt buộc được xem như một phần của sản phẩm cho vay chứ
không phải là một sản phẩm tiết kiệm thực sự. Nó giống như một khoản “phí” để được
tiếp cận tín dụng.
+ Tiết kiệm tự nguyện: Không phải là một phần trách nhiệm khi tiếp cận tới các
dịch vụ tín dụng. Khách hàng có thể gửi hoặc rút tiền tuỳ thuộc vào nhu cầu của họ.
- Bảo hiểm vi mô: Còn rất mới mẻ ngay cả với các tổ chức cung cấp TCVM lớn như
ngân hàng Grameen ở Bangladesh; Bolivia; Indonexia cũng chưa phát triển. Mỗi nhóm
khách hàng hình thành một quỹ bảo hiểm, quỹ này đề phòng khi có rủi ro xảy ra đối
với khách hàng.
3.5 Thực tiễn của chính sách TCVM
Chính phủ đã ban hành NĐ28 ra ngày 9-3-2005 về tổ chức và hoạt động của Tổ
chức tài chính quy mô nhỏ, là một dấu mốc quan trọng cho việc ra đời các TCTCVM
chính thức.
Theo NĐ165/2007/CP của Chính phủ - sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số điều của
NĐ28 ra ngày 9-3-2005 , những tổ chức TCVM phải có vốn pháp định là 5 tỷ đồng
( Như vậy, những
TCTCVM có vốn dưới 5 tỷ đồng sẽ bị điều chỉnh bởi Luật Doanh nghiệp và bị hạn chế
một phần hoạt động. Những tổ chức này không có quyền huy động tiền gửi từ xã hội
mà chỉ có thể huy động tiền gửi từ các thành viên của tổ chức (chính là những người
nghèo).
Theo nghiên cứu của Trung tâm Phát triển và Hội nhập (CDI), dịch vụ tài chính
chính thức chiếm 90% thị phần tài chính nông thôn. Cả nước có 5 ngân hàng thương
mại Nhà nước, 40 ngân hàng thương mại cổ phần, hơn 920 quỹ tín dụng nhân dân, 70
hợp tác xã tín dụng. Hoạt động TCVM đang phát triển rộng khắp trên toàn quốc. Các
tỉnh thành, quận huyện đều có hoạt động của các chương trình TCVM, nhưng phần lớn
chương trình này nằm ở tầm dự án qui mô rất nhỏ.
Hệ thống tài chính Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển và còn một tỉ lệ lớn
người dân nghèo Việt Nam chưa được tiếp cận các dịch vụ tài chính chính thức. Ngành
TCVM đã cung cấp các dịch vụ tài chính cho nhiều người thuộc diện này. Nếu tính cả
NHCSXH, số lượng hộ nghèo được hưởng dịch vụ TCVM khoảng 4 triệu. Kênh phân

phối TCVM chủ lực thường là những đơn vị thuộc chính phủ như NHCSXH, NHNN &
PTNT hoặc chương trình xoá đói giảm nghèo.

16


TCVM cũng giúp người nghèo tiết kiệm được những khoản nhỏ. Ở Việt Nam, tiết
kiệm chiếm khoảng 10% thu nhập. Có thể không bằng tiền mặt mà bằng tài sản.
Bảng 1: Tiết kiệm và tín dụng cộng đồng và quỹ PTCĐ của Việt Nam
Nhóm Thành Tổng tiền
Tổng quỹ
Số lượt
TK viên TK TK (USD) PTCĐ (USD) vay từ quỹ PTCĐ
Việt Trì
478
9878
235000
45000
700
Hải Dương
424
4013
150000
25000
241
Hà Nội
136
2594
150900
235000

1985
Vinh
378
7864
246000
6000
55
Đà Nẵng
41
839
33000
80000
1126
Quy Nhơn
148
3163
53000
210000
2612
TP HCM/Quận 2
23
520
65000
42500
638
Cần Thơ/Ninh Kiều
42
762
42000
45000

564
Tổng cộng
1670
29633
974000
688500
7921
Nguồn: Dịch từ tiếng Anh, đăng trên tạp chí của ACHR "Housing by People in
Asia" (Nhà Ở của người dân ở Châu Á) ,số 17, tháng 11 năm 2007
3.6 Tác động của TCVM cho giảm nghèo
3.6.1 Tác động tích cực
3.6.1.1 Tác động về mặt kinh tế
- Tăng thu nhập cho hộ nông dân
TCVM là một lối thoát tốt, niềm hy vọng của những người cận nghèo. Từ khi
TCVM ra đời những người dân nghèo có điều kiện vay vốn từ NHCSXH với lãi suất
thấp. Trước đây là 0,5%/tháng. Nhưng hiện nay theo quy định mới là 0,65%/tháng.
TCVM bổ sung nguồn tài chính cho mục tiêu giảm nghèo. Ngoài việc được vay vốn
người dân còn được học các lớp tập huấn về kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi để giảm
thiểu rủi ro về mặt sản xuất.
Những người được vay vốn có điều kiện để mở rộng quy mô sản xuất. Có rất
nhiều hộ vay vốn để phát triển cơ sở vật chất phục vụ chăn nuôi.
Ngoài ra, người dân vay vốn có điều kiện mở rộng ngành nghề. Sau khi vay vốn
thì số hộ thuần nông giảm xuống nhiều. Phần lớn họ kiêm thêm làm dịch vụ hoặc nghề
khác. Các hộ có nghề phụ có thêm vốn đầu tư cho nghề phụ phát triển.
Tất cả những tác động trên đã tạo nên việc tăng thu nhập cho người dân. Từ đây
tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh chóng. Năm 1990 tỷ lệ nghèo chung trong cả nước là 60%,
đến năm 1998 tỷ lệ nghèo chỉ còn 37%, năm 2000 là 32%, năm 2002 là 28,9%, năm
2004 là 24,1%. Đến cuối năm 2007 chỉ còn xấp xỉ 15%. Bình quân mỗi năm có
Tỉnh, Thành phố


17


300.000 hộ thoát nghèo (Giai đoạn 2001-2005) ( Ngày 11/04/2006)
- Tác động của TCVM đến khả năng tiết kiệm của hộ nông dân.
Thường có quan điểm người nghèo cái ăn còn phải lo nói gì đến tiết kiệm.
Nhưng trên thực tế họ vẫn tiết kiệm được một khoản nhỏ (mặc dù điều kiện tiết kiệm
của họ rất khó khăn). Trung bình mỗi tháng hộ nghèo tiết kiệm được 15-25 nghìn đồng.
Những hộ tham gia vay vốn từ quỹ TYM thì các thành viên thường cam kết tự nguyện
tiết kiệm ở mức nào đó.
VD: Ở xã Quảng Long - huyện Quảng Xương - tỉnh Thanh Hoá: mức tự nguyện tiết
kiệm là 3.000đồng (Nguồn: Tác động của hoạt động TCVM đến xoá đói giảm nghèo cho
người dân xã Quảng Long - Quảng Xương – Thanh Hoá. Nguyễn Thị San. LATN)
- Tác động đến tăng CSHT, tăng tài sản của hộ và cải thiện điều kiện nhà ở
Các hộ nông dân vay vốn, đầu tư sản xuất hiệu quả, thu nhập tăng lên thì hộ sử
dụng số tiền đó để trang trải cho cuộc sống gia đình và mua sắm tài sản cho gia đình:
Bàn, ghế, tivi, đài, điện thoại, xe máy… Thu nhập tăng lên họ cũng có điều kiện kết hợp
với hỗ trợ của nhà nước để xây dựng CSHT nông thôn. Tính đến năm 2006 đã có 56% số
xã đặc biệt khó khăn thuộc chương trình 135 có 8 công trình theo quy định, 70% số xã
xây dựng được 5 chương trình hạ tầng chủ yếu (nguồn: Ngày 11/04/2006)
3.6.1.2 Tác động về mặt xã hội
- Tác động về việc làm
Người dân vay vốn mở rộng quy mô sản xuất đặc biệt là việc mở rộng ngành
nghề, phát triển ngành nghề phụ. Điều này giải quyết công ăn việc làm cho người lao
động lúc nông nhàn. Làm giảm hẳn tình trạng dư thừa lao động ở nông thôn.
VD: Hộ gia đình có 2 lao động chính, 3 người con tức là có 3 người phụ thuộc. Khi hộ
có điều kiện tăng ngành nghề phụ thì những lúc rảnh rỗi con cái có thể tham gia.
- Tác động đến công bằng trong xã hội
Tác động đến bình đẳng trong tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản như giáo dục,
chăm sóc sức khoẻ, y tế, dinh dưỡng và các dịch vụ xã hội cơ bản khác.

Việt Nam có tỷ lệ dân số trên 10 tuổi biết chữ cao nhất thế giới đạt 99% từ năm
1999. Trong đó tỷ lệ biết chữ của phụ nữ là 88% và của nam giới là 94%. Tỷ lệ trẻ em
đến tuổi đi học được đến trường và tỷ lệ vào đại học, cao đẳng đạt mức khá cao.

18


Bước vào thế kỷ XXI hầu hết tuyến xã đã có trạm y tế, bình quân có 4 nhân
viên, nhiều thôn, bản có nhân viên y tế, khoảng 30% các trạm y tế xã đã có bác sỹ,
khoảng 85% trạm y tế xã có y sỹ, nữ hộ sinh. Chất lượng y tế tăng lên, tỷ lệ tử vong ở
trẻ em dưới 1 tuổi giảm mạnh từ 44,9‰ (năm 1990) lên 70‰ (năm 2002). Tuổi tho
trung bình tăng từ 67 tuổi năm 1999 lên 70 tuổi năm 2002.
( />3.6.1.3 Tác động về mặt cộng đồng
+ Tác động đến tình làng nghĩa xóm
Các tổ chức cung cấp dịch vụ TCVM đều thông qua nhóm tín dụng - tiết kiệm
cơ sở (xã). Từ đó có điều kiện hiểu nhau. Quỹ tình thương có nhóm (5 thành viên) có
điều kiện tổ chức sinh hoạt hàng tuần để trao đổi kinh nghiệm sản xuất cũng như kiến
thức các lĩnh vực khác. Từ đó có mối liên hệ chặt chẽ giữa các thành viên với nhau.
+ Tác động đến vai trò của phụ nữ trong gia đình và cộng đồng (tác động bình đẳng giới)
Tỷ lệ nữ đi học (88%) và tỷ lệ nữ tham gia lao động xã hội luôn đạt mức cao
hơn so với nhiều nước khác. Hiện nay có nhiều phụ nữ đứng tên vay vốn để phát triển
sản xuất gia đình. Hội phụ nữ ở các xã cũng phát triển mạnh.
+ Tác động đến vai trò của của tổ chức hội
NHNN & PTNT, Quỹ tình thương cung cấp dịch vụ TDVM cho các nhóm khách
hàng thông qua hội phụ nữ, NHCSXH cung cấp vốn vay cho người nghèo thông qua hội
nông dân xã đóng vai trò là tổ chức đứng ra bảo lãnh cho các món vay không cần thế chấp.
Bên cạnh đó hội nông dân và hội phụ nữ còn mở rộng các lớp tập huấn và tư vấn cho các
hộ cách thức sử dụng vốn vay sao cho có hiệu quả. Chính các hoạt động này làm cho vai
trò của các hộ nông dân, hội phụ nữ ngày càng được nâng lên.
3.6.2 Tác động tiêu cực

- TCVM chỉ cho những người nghèo vay vốn. Điều này khiến cho những người cũng
khó khăn nhưng không có sổ nghèo (không được chứng nhận là hộ nghèo) không được
quyền vay vốn để phát triển sản xuất.
- Làm cho nhiều hộ gia đình có nguy cơ tái nghèo do sau khi họ thoát nghèo không
được tiếp tục vay vốn nữa. Bên cạnh đó họ còn phải chịu tác động từ thị trường.
- Các tổ chức TCVM cho người nghèo vay vốn với lãi suất thấp nhưng một số hộ không
dùng tiền vay để phát triển sản xuất mà dùng để trả nợ, sau đó họ lại vẫn ở tình trạng
nghèo đói, không thể thoát nghèo. Điều đó không đạt được mục tiêu của chính sách

19


- Một số tổ chức TCVM như NHNN & PTNT, Quỹ tình thương cho vay và sinh hoạt
theo nhóm. Điều này dẫn đến có nhiều người tham gia vào nhóm chỉ để vay vốn.
- TDVM làm tăng chi tiêu gia đình: Các khoản vay cho kinh doanh đôi khi lại được dùng
để tăng chi tiêu. Nhưng nếu chi tiêu cao quá thì tức là hộ gia đình đã tăng chi tiêu hiện tại
và cắt giảm chi tiêu tương lai, thậm chí cắt vốn tương lai. Trong một số trường hợp khác
thì vay nợ tín dụng lại được dùng để làm gối đầu hoặc trả nhanh các khoản vay khác.
- Cho vay với lãi suất thấp tạo hiệu quả tiêu cực và đôi khi nó làm cho tình hình tồi tệ
hơn. Trong nhiều trường hợp nó làm dịch chuyển nguồn vốn từ người cho vay sang
người nông dân vay vốn. Điều này làm xói mòn sự vững mạnh của người cho vay. Do tỷ
lệ lãi suất thấp, tổng số vốn chính thức cung cấp cho nông nghiệp có nguy cơ giảm do
thiếu động lực và thị trường tài chính nông thôn có xu thế bị đối lập với thị trường tín
dụng ở thành thị. Tỷ lệ lãi thấp cũng gây ra nhu cầu tín dụng tăng vượt quá cung, kéo
theo sự phân chia trong định mức tín dụng chính thức và không chính thức (Nguồn:
Phát triển hoạt động TCVM ở Việt Nam. TS Đào Văn Hùng. NXB Lao động – xã hội)
3.7 Các hạn chế của chính sách TCVM
Từ những tác động tiêu cực nêu trên ta thấy chính sách còn tồn tại một số hạn
chế sau:
- Hạn chế về đối tượng được vay vốn của chính sách: chỉ những người có sổ nghèo mới

được vay.
- Hạn chế về khung pháp lý của các tổ chức TCVM.
- Chính sách chưa có sự giám sát và kiểm tra chặt chẽ trong quá trình thực hiện, dẫn
đến việc sử dụng vốn vay không đúng mục đích. Bên cạnh đó hiện tượng lạm dụng
chức quyền tham ô, rút vốn của các chương trình của chính sách.
- Mức lãi suất cho vay của chương trình còn thấp, chưa hợp lý khiến các tổ chức
TCVM còn phụ thuộc vào sự trợ cấp của Nhà nước.
- Nguồn vốn phi chính thống còn hạn chế, chủ yếu là nguồn vốn từ các tổ chức chính
thống.
3.8 Đánh giá chung về hoạt động TCVM cho giảm nghèo ở Việt Nam
Việt Nam là một nước nghèo, xây dựng chương trình xoá đói giảm nghèo là một
trong những giải pháp hàng đầu của chiến lược ổn định và phát triển kinh tế đến năm
2010. Trong bối cảnh này, hoạt động TCVM ở khu vực phi chính thức và quy mô nhỏ
có tính sáng tạo vẫn là hình thức quan trọng, đóng góp hiệu quả cho giảm nghèo.
TCVM là một phần quan trọng trong hệ thống tài chính Việt Nam. Hoạt động của

20


TCVM đang phát triển rộng khắp toàn quốc, các tỉnh thành, quận huyện. Hiện nay,
chương trình TCVM đang cung cấp dịch vụ cho khoảng 70% hộ gia đình nghèo trên
toàn quốc. Kết quả: chương trình đã làm tăng sản xuất, tăng thu nhập, tăng tiết kiệm và
làm thay đổi cuộc sống cho người dân nghèo… Bên cạnh những thành công đó, hoạt
động TCVM hiện nay vẫn còn gặp một số khó khăn như: Các tổ chức TVCM còn nhỏ
lẻ, còn gặp khó khăn trong việc huy động tiết kiệm; Hoạt động của các TCTCVM chưa
chuyên nghiệp, còn phụ thuộc vào các tổ chức, đoàn thể (Hội phụ nữ, Hội nông dân) và
phụ thuộc vào sự trợ cấp của nhà nước; Khung pháp lý về huy động tiết kiệm của các
TCTCVM còn thiếu, chưa tạo được niềm tin và sự bảo đảm hoạt động dài hạn…
Để đẩy mạnh tín dụng cho người nghèo ở Việt Nam cần thực hiện các giải pháp:
Đổi mới chính sách quốc gia cho TCVM; Kết hợp với chính sách giảm nghèo; Cân

bằng cho vay thương mại và ưu đãi cho người nghèo; TDVM phải kèm theo bảo hiểm
vi mô; Cần chú trọng tăng khả năng tiếp cận dịch vụ tài chính cho người nghèo hơn là
ưu đãi; Cho phép các TCTCVM phi chính thức tiếp cận nguồn vốn từ các kênh tài
chính nước ngoài; Cần nâng cao trách nhiệm xã hội của các định chế tài chính
3.9 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới
Kinh nghiệm thành công của các TCTCVM đã tự lập về tài chính của các nước
(Bangladesh, Bolivia, Indonexia,…) là: Phương pháp cho vay nhỏ, tăng dần mức vay,
tiết kiệm tăng dần và tự nguyện phù hợp với người nghèo; đào tạo cán bộ và chính sách
cán bộ phù hợp; lãi suất phù hợp; hệ thống quản lý và tổ chức rộng khắp; không trợ
cấp; nhân rộng mô hình và chia sẻ kinh nghiệm trong người nghèo.
.

21


PHẦN IV: KẾT LUẬN
4.1 Kết luận
Qua tìm hiểu cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của chính sách TCVM thấy rằng
TCVM thực sự là một biện pháp hữu hiệu giúp giảm nghèo. Nó đã được áp dụng thành
công ở nhiều nước trên thế giới như Bangladesh, Bolivia, Indonexia. Với việc cho
người nghèo và hộ nghèo vay vốn với lãi suất thấp TCVM đã góp phần làm giảm tỷ lệ
nghèo xuống đáng kể. Ở Việt Nam tỷ lệ nghèo đã giảm từ 60% năm 1990 xuống còn
24,1% năm 2004. Đến cuối năm 2007 chỉ còn xấp xỉ 15%. Trong giai đoạn 2001 –
2005 bình quân đã giúp 300.000 hộ thoát nghèo/năm. Trong 4 năm (2001 – 2004)
NHCSXH đã có 3573 triệu lượt hộ vay vốn. Có khoảng 75% số hộ vay vốn. Mặc dù
mới phát triển ở Việt Nam gần 20 năm nay nhưng những tác động của chính sách
TCVM là không nhỏ. Nó giúp những người nghèo có điều kiện mở rộng quy mô sản
xuất, phát triển ngành nghề để tăng thu nhập cho hộ nông dân, giúp họ tiết kiệm được
những khoản nhỏ, tăng CSHT, tăng tài sản cho hộ, công bằng xã hội cũng được cải
thiện hơn qua việc người nghèo có điều kiện tiếp cận với các dịch vụ cơ bản như giáo

dục, y tế…Tác động làm tăng việc làm cho người nghèo, hộ nghèo. Ngoài ra, chính
sách TCVM còn tác động đến tình làng nghĩa xóm, sự gắn kết nông dân với các tổ
chức… Mặc dù vậy ở Việt Nam tỷ lệ nghèo vẫn còn khá cao. Cần có những điều chỉnh
để mở rộng hoạt động TCVM hơn nữa. Không chỉ giúp người dân thoát nghèo mà còn
giúp họ có cuộc sống ổn định để không tái nghèo.
4.2 Một số đề xuất
Hiện nay ở Việt Nam vẫn còn rất nhiều người nghèo, vùng nghèo cần sự hỗ trợ
về tài chính. Vì vậy nên có những biện pháp để mở rộng hoạt động TCVM.
- Có thể phát triển hoạt động của các tổ chức tài chính hiện hành bằng cách:
+ Cải cách môi trường chính sách phù hợp: Các quy định về vốn điều lệ, chính sách lãi
suất hợp lý (cân bằng cho vay thương mại và ưu đãi cho người nghèo) quan trọng là
vay không cần tài sản thế chấp, TDVM phải kèm theo bảo hiểm vi mô.
+ Cải cách và điều chỉnh tổ chức nhằm phát triển cơ sở tài chính, điều chỉnh thể chế.
Cho phép các tổ chức TCVM phi chính thức tiếp cận nguồn vốn từ các kênh tài chính
nước ngoài.
+ Đổi mới công cụ tài chính: thủ tục nhanh gọn, thủ tục hợp lý. Chú trọng tăng khả
năng tiếp cận dịch vụ tài chính cho người nghèo hơn là ưu đãi.
22


+ Phát triển mô hình kết nối với các tổ chức xã hội.
- Mở rộng tiết kiệm và tín dụng của tổ chức xã hội
+ Tăng cường mối liên hệ giữa người nghèo với các tổ chức tài chính
+ Mở rộng các chương trình tín dụng và tiết kiệm của mình để huy động vốn và hình
thành quỹ nội bộ cho các thành viên.
+ Thực hiện một số chương trình tín dụng của chính phủ.
+ Xây dựng năng lực cho khu vực tài chính bán chính thức.

23



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. TCVM cho xoá đói giảm nghèo. Đỗ Kim Chung. Tạp chí nghiên cứu kinh tế số 330.
Trang 3-10.
2 . Phát triển hoạt động TCVM. TS.Đào Văn Hùng. NXB Lao động – Xã hội. 2005.
3. Tác động của hoạt động TCVM đến xoá đói giảm nghèo cho người dân tại xã Quảng
Long - Quảng Xương – Thanh Hoá. Nguyễn Thị San. LATN 2008.
4. Một số trang Web:
- />- />- /> />S_Vietnames_edited.pdf
/>CatId=144&NewsId=4632&lang=VN
- />
24


MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ..............................................................................................................1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài.....................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................................1
1.3 Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................1
2.1 Khái niệm...........................................................................................................................3
2.1.1 Khái niệm TCVM.......................................................................................................3
2.1.2 Khái niệm nghèo.........................................................................................................3
2.2 Đặc điểm............................................................................................................................3
2.2.1 Đặc điểm TCVM.........................................................................................................3
2.2.2 Đặc điểm tài chính của người nghèo..........................................................................4
2.2.3 Mục tiêu của chính sách..............................................................................................5
2.2.4 Đối tượng....................................................................................................................5
2.2.5 Công cụ của chính sách..............................................................................................5
2.3 Nhân tố ảnh hưởng đến TCVM cho giảm nghèo...............................................................5
2.3.1 Nhân tố bên trong.......................................................................................................5

2.3.5 Nhân tố bên ngoài.......................................................................................................6
2.4 Tác động của chính sách....................................................................................................7
2.4.1 Tác động của chính sách lãi suất.................................................................................7
2.4.2 Tác động khác.............................................................................................................9
2.4.2.1 Tác động về mặt kinh tế.......................................................................................9
2.4.2.2 Tác động về mặt xã hội......................................................................................10
PHẦN III: CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA CHỦ ĐỀ NGHIÊN CỨU.............................................12
3.1 Thực tiễn tài chính vi mô ở một số nước trên thế giới.....................................................12
3.2 Thực trạng nghèo đói ở Việt Nam....................................................................................12
3.3 Tình hình TCVM cho giảm nghèo ở Việt Nam...............................................................13
3.4 Các hoạt động của TCVM...............................................................................................15
3.5 Thực tiễn của chính sách TCVM.....................................................................................16
3.6 Tác động của TCVM cho giảm nghèo.............................................................................17
3.6.1 Tác động tích cực......................................................................................................17
3.6.1.1 Tác động về mặt kinh tế.....................................................................................17
3.6.1.3 Tác động về mặt cộng đồng...............................................................................19
3.6.2 Tác động tiêu cực......................................................................................................19
3.7 Các hạn chế của chính sách TCVM.................................................................................20
3.8 Đánh giá chung về hoạt động TCVM cho giảm nghèo ở Việt Nam................................20
3.9 Kinh nghiệm của một số nước trên thế giới.....................................................................21
4.1 Kết luận............................................................................................................................22
4.2 Một số đề xuất..................................................................................................................22
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................................24

DANH MỤC VIẾT TẮT

25



×