BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
---------------------
LÊ THỊ BÍCH NGỌC
VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI
HÀNH VI QUAN HỆ TÌNH DỤC TRƯỚC HÔN NHÂN
NGHIÊN CỨU TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP HỒ CHÍ MINH - 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
---------------------
LÊ THỊ BÍCH NGỌC
VAI TRÒ CỦA GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI
HÀNH VI QUAN HỆ TÌNH DỤC TRƯỚC HÔN NHÂN
NGHIÊN CỨU TẠI TP HỒ CHÍ MINH
CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ
LĨNH VỰC SỨC KHỎE
MÃ SỐ: 60310105
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. TRƯƠNG ĐĂNG THỤY
TP HỒ CHÍ MINH - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Vai trò của gia đình đối với hành vi quan hệ tình dục
trước hôn nhân – nghiên cứu tại Tp Hồ Chí Minh ” do chính tôi thực hiện. Các đoạn
trích dẫn và số liệu sử dụng trong bài nghiên cứu đều được dẫn nguồn và có độ chính
xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Dữ liệu và kết quả phân tích trong bài
luận văn này là trung thực.
Học viên
LÊ THỊ BÍCH NGỌC
MỤC LỤC
TRANG BÌA PHỤ
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
CHƯƠNG I GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU ....................................................................... 1
1.1
Vấn đề nghiên cứu ................................................................................................. 1
1.2
Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................. 4
1.3
Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 5
1.4
Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 5
1.5
Cấu trúc luận văn .................................................................................................. 5
CHƯƠNG II LÝ THUYẾT HÀNH VI QUAN HỆ TÌNH DỤC TRƯỚC HÔN NHÂN6
2.1
Lý thuyết về quan hệ tình dục trước hôn nhân ................................................... 6
2.2
Tổng quan các nghiên cứu có liên quan ............................................................. 13
2.2.1
Các nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy Logistic hoặc Logit ........ 14
2.2.2
Các nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy Multinominal Logit ....... 30
2.2.3
Các nghiên cứu sử dụng các phương pháp khác ....................................... 34
CHƯƠNG III MÔ TẢ DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 36
3.1
Nguồn dữ liệu ....................................................................................................... 36
3.2
Mô tả dữ liệu ........................................................................................................ 37
3.3
Mô hình ................................................................................................................. 40
3.4
Danh sách các biến dùng trong mô hình............................................................ 42
CHƯƠNG IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................... 44
4.1
Thống kê biến ...................................................................................................... 44
4.1.1
Thống kê biến một chiều ............................................................................. 44
4.1.2
Thống kê biến hai chiều............................................................................... 54
4.2
Kết quả hồi quy ................................................................................................... 57
4.3
Kiểm tra đa cộng tuyến....................................................................................... 64
CHƯƠNG V KẾT LUẬN.................................................................................................. 69
5.1
Kết luận ................................................................................................................. 69
5.2
Hàm ý chính sách ................................................................................................. 71
5.3
Hạn chế của nghiên cứu ...................................................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 3.1 Danh sách các biến về thông tin cá nhân dùng trong mô hình
Bảng 3.2 Danh sách các biến về thông tin của gia đình dùng trong mô hình
Bảng 4.1 Thống kê về thông tin cá nhân
Bảng 4.2 Thống kê các thông tin về Tín ngưỡng
Bảng 4.3 Thống kê các thông tin về Hoạt động tình dục
Bảng 4.4 Thông tin các biến giả sử dụng trong mô hình
Bảng 4.5 Thống kê về quan hệ tình dục trước hôn nhân theo các yếu tố cá nhân
Bảng 4.6 Thống kê về quan hệ tình dục trước hôn nhân theo các yếu tố gia đình
Bảng 4.7 Kết quả hồi quy mô hình hồi quy logit
Bảng 4.8 Kết quả kiểm tra đa cộng tuyến trong mô hình
Bảng 4.9 Kết quả hồi quy theo mô hình logit không chứa biến tuổi
Hình 3.1
Màn hình khảo sát trực tuyến trên ứng dụng monkeysurvey
Hình 4.1
Thống kê về trình độ học vấn của cha
Hình 4.2
Thống kê về trình độ học vấn của mẹ
Hình 4.3
Thống kê nghề nghiệp của cha
Hình 4.4
Thống kê nghề nghiệp của mẹ
Hình 4.5
Thống kê tuổi của người tham gia phỏng vấn
Hình 4.6
Thống kê thu nhập của người tham gia phỏng vấn
1
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU
1.1 Vấn đề nghiên cứu
Bản chất của người Việt cổ là hồn nhiên, phóng khoáng, chính vì vậy mà đời sống
tình dục được coi là việc tự nhiên. Sau này, do ảnh hưởng của chế độ phong kiến, ảnh
hưởng bởi văn hóa Trung Hoa, người Việt xưa không được nói về tình dục, bởi đó là
điều cấm kỵ. Dưới tác động của Văn hóa Trung Hoa mà mạnh mẽ nhất là Phật giáo
và Khổng giáo, văn hóa Việt Nam truyền thống với những nề nếp, quy tắc: nam giới
và nữ giới không được phép động chạm về mặt cơ thể, hôn nhân của con cái được
sắp đặt bởi bố mẹ và trinh tiết của người phụ nữ được đánh giá rất cao. Chính vì
những lý do trên mà quan hệ tình dục trước hôn nhân là điều cấm kỵ và có thai ngoài
hôn nhân và việc không được xã hội chấp nhận.
Khi chính sách mở cửa được áp dụng, đất nước chuyển mình với nhiều thay đổi
mạnh mẽ thì quan điểm của người Việt về tình dục cũng có nhiều thay đổi đặc biệt
thấy ở giới trẻ - những người phát triển theo tiến trình hội nhập của đất nước. Với ảnh
hưởng của các phương tiện đại chúng: báo chí, radio, truyền hình và đặc biệt là
internet, lối sống của thanh niên Việt Nam ngày càng gần với lối sống hiện đại của
các nước phương Tây, quan điểm về tình dục trong thanh niên Việt Nam cũng cởi mở
và tích cực hơn. Đặc biệt là nhận thức của thanh niên về quan hệ tình dục trước hôn
nhân là khá thoáng. Mặc dù chuẩn mực văn hóa truyền thống không cho phép, trên
thực tế, điều này đang diễn ra ngày càng phổ biến. Một bộ phận thanh niên đã xem
hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân là sự lựa chọn của cá nhân, không phải là
tiêu chuẩn để đánh giá về nhân cách hay đạo đức như quan niệm truyền thống.
Trước đây, thanh niên thường sống cùng với gia đình cho tới khi kết hôn, ngày
nay, với sự phát triển của đô thị hóa, họ có nhiều cơ hội sống độc lập với gia đình,
học tập và làm việc ở các thành phố lớn. Thanh niên có nhiều cơ hội tìm hiểu nhau
hơn, duy trì mối quan hệ lâu trước khi kết hôn hơn và việc quan hệ tình dục trước hôn
2
nhân để khám phá người yêu và thăng hoa trong tình yêu ngày càng được giới trẻ
chấp nhận hơn.
Với kết quả của một vài khảo sát, tuổi kết hôn thay đổi rõ rệt, ở thế hệ xưa, phần
lớn mọi người, đặc biệt là phụ nữ thường kết hôn ở độ tuổi dưới 20, trong khi đó, với
số liệu của cuộc tổng điều tra dân số năm 2009 cho thấy tuổi kết hôn trung bình của
nam là 26,2 tuổi và nữ là 22,8 tuổi. Kết quả cuộc điều tra năm 2003 có 11,1% nam
thanh niên và 4% nữ thanh niên có quan hệ tình dục trước hôn nhân thì tỷ lệ này tăng
lên 13,6% nam và nữ là 5,2% trong cuộc điều tra năm 2009. Về tuổi lần đầu quan hệ
tình dục cũng giảm theo thời gian, năm 2003 tuổi trung bình có sinh hoạt tình dục lần
đầu tiên của nam là 20 tuổi và nữ là 19,4 tuổi, thì trong năm 2009 mốc này giảm còn
18,2 tuổi ở nam và 18 tuổi ở nữ. Con số này có thể thấp hơn vì mẫu của cuộc điều tra
này là nam nữ sống chung với gia đình.
Quan hệ tình dục trước hôn nhân là tốt hay xấu và tại sao? Việc nên hay không
nên có quan hệ tình dục trước hôn nhân chủ yếu dựa vào hai yếu tố: quan niệm đạo
đức về vấn đề này và sức khỏe sinh sản của các bạn trẻ.
Quan niệm đạo đức ngày xưa cho rằng, nếu ta không tôn kính thân thể người yêu
thì cũng không tôn kính được tâm hồn người ấy. Yêu nhau là kính trọng nhau, giữ
gìn trinh tiết trong sạch cho nhau tới ngày kết hôn. Thân thể ta có những nơi thiêng
liêng và riêng tư, ta không muốn ai chạm tới, ngoài người ta tin yêu, muốn sống trọn
đời, trọn kiếp. Người con trai biết tôn trọng người con gái mình yêu, sẽ hạnh phúc
lâu dài. Người con gái biết giữ gìn trinh tiết, tức là người tiết hạnh, sẽ được hạnh phúc
bền lâu.
Sự cho phép quan hệ tình dục trước hôn nhân sẽ cổ xúy cho sự ham muốn chiếm
đoạt thể xác và làm cho tình yêu đích thực bị lung lay. Khi đó, tỷ lệ tan vỡ trong tình
yêu tăng cao, sự thác loạn và quan hệ tình dục bừa bãi càng phổ biến, lòng chung
thủy ngày càng hiếm hoi. Quan hệ tình dục trước hôn nhân khiến tình dục mất hết giá
trị thiêng liêng, khiến tình dục sau hôn nhân trở nên trống rỗng, giảm ý nghĩa.
3
Quan niệm hiện đại cho rằng việc giải phóng tình dục có thể làm xã hội trở nên
thác loạn chỉ đúng đối với những kẻ thiếu kiềm chế, còn nếu yêu nhau thật sự thì dù
có tình dục hay không, đó vẫn là tình yêu thật sự.
Đây là vấn đề riêng tư, do đó cá nhân có quyền tự quyết. Nếu hai bên sẵn sàng
trao cho nhau điều sâu kín nhất, đó là quyền của họ.
Quan hệ tình dục trước hôn nhân là một bước “sống thử”. Trước khi đặt bút đăng
ký kết hôn, hai bên phải tìm hiểu nhau thật kỹ lưỡng, thậm chí cả trong chuyện ấy, để
kiểm tra về mức độ hòa hợp của nhau, công tâm mà nói, hạnh phúc đến từ tình yêu,
nhưng trục trặc trong tình dục cũng là một vấn đề nghiêm trọng.
Vấn đề về mặt sức khỏe sinh sản của các bạn trẻ:
Quan hệ tình dục trước hôn nhân, thường thì cả hai chưa được chuẩn bị tâm lý
trước, chưa tự trang bị kiến thức tình dục, nên chưa có kinh nghiệm, dễ có hành vi
thô bạo khiến người phụ nữ bị tổn thương.
Quan hệ tình dục không được bảo vệ rất dễ dẫn đến mang thai ngoài ý muốn, đặc
biệt là có thể mắc các bệnh lây qua đường tình dục bao gồm cả HIV/AIDS.
Quan hệ tình dục trước hôn nhân, không được bảo vệ, bạn nữ có thai ngoài ý muốn
sẽ giải quyết ra sao? Hầu hết vị thành niên khi có thai đều giấu gia đình, người thân
tự giải quyết hậu quả ở những cơ sở nạo phá thai bất hợp pháp, không bảo đảm an
toàn nên dễ gây những biến chứng rất nguy hiểm đến tính mạng hoặc để lại những
hậu quả lâu dài không có cơ hội sửa chữa. Theo lời khuyên của các bác sĩ sản khoa,
chỉ khi nào không thể giữ thai lại được thì mới nên nạo, hút hay phá thai vì thủ thuật
này dễ để lại những hậu quả nghiêm trọng như: sót thai, chảy máu, nhiễm khuẩn,
thủng tử cung, dính buồng tử cung, viêm tắc ống dẫn trứng vĩnh viễn tước đi quyền
được làm mẹ.
Vậy quan hệ tình dục trước hôn nhân không nên là một điều cấm kỵ vì nó là một
quyền con người nhưng việc nên hay không nên có quan hệ tình dục trước hôn nhân
phụ thuộc vào quan điểm và những kiến thức của mỗi cá nhân về nó. Mỗi người có
lựa chọn riêng của mình, gìn giữ đến đêm tân hôn hay trao nhận với người mình yêu
mến. Điều quan trọng là quan hệ tình dục cần an toàn, đồng thuận, không vi phạm
4
đến tự do của người khác. Khi đó, việc học về tính dục, về bệnh lây qua đường tình
dục, HIV sẽ trở thành bình thường giúp giới trẻ nói riêng và người dân nói chung biết
bảo vệ mình, có được một cuộc sống tình dục an toàn và thỏa mãn.
Dưới tác động của quá trình Đổi mới, cùng với xu thế hiện đại hóa và công nghiệp
hóa, hội nhập quốc tế, quan hệ tình dục trước hôn nhân ở Việt Nam đang có xu hướng
tăng lên. Trong quá trình phát triển đó, đang có những xu hướng biến đổi trong quan
niệm và hành vi của thanh niên về quan hệ tình dục trước hôn nhân. Vậy cái gì đã
ảnh hưởng đến hành vi của thanh niên?
Có rất ít các nghiên cứu ở Việt Nam nghiên cứu về vấn đề này, phải chăng vẫn
còn văn hóa ngại nói, ngại bàn và ngại thảo luận về. Vì vậy, tôi thực hiện nghiên cứu
này để cung cấp những chứng minh về tác động của những yếu tố đến hành vi quan
hệ tình dục trước hôn nhân trong nữ giới từ 18 tuổi tại Tp Hồ Chí Minh trong thời
gian hiện nay, đồng thời đề xuất những chính sách phù hợp để các nhà chức trách
cũng như các bậc phụ huynh có những hành động phù hợp đối với hành vi này.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện nhằm tìm hiểu các yếu tố tác động đến quan hệ
tình dục trước hôn nhân đặc biệt là phân tích tác động của các yếu tố gia đình đến
hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân. Phân tích được thực hiện cụ thể qua việc
phân tích các biến số: thông tin nhân khẩu học của cá nhân, trình độ học vấn của bố
mẹ, nghề nghiệp của bố mẹ, tình trạng sống chung với bố mẹ tác động như thế nào
lên hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân.
Từ việc tham khảo các nghiên cứu đã thực hiện trên thế giới và các nước có văn
hóa, điều kiện kinh tế tương đồng, nghiên cứu này sẽ chỉ ra những đối tượng nào sẽ
có xác suất quan hệ tình dục cao hơn. Nó cung cấp thông tin cho phụ huynh và người
làm chính sách: phụ huynh nếu không muốn con mình quan hệ tình dục trước khi
cưới thì có thể tham khảo nghiên cứu để có thêm thông tin và biết được cần làm gì để
giảm thiểu xác suất quan hệ tình dục trước hôn nhân của con, người hoạch định chính
sách có thể tham khảo nghiên cứu để khuyến khích hoặc hạn chế quan hệ tình dục
trước hôn nhân.
5
1.3 Phạm vi nghiên cứu
Về mặt không gian: nghiên cứu thực hiện tại địa bàn Tp Hồ Chí Minh phân tích
một số yếu tố về nhân khẩu, gia đình, xã hội, tình trạng kinh tế, tình trạng hôn nhân
gia đình, nhận thức và kinh nghiệm về giới tính.
Về mặt thời gian: nghiên cứu thực hiện trong 6 tháng từ tháng 9/2016 – 3/2017.
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phân tích kinh tế lượng với mô hình hồi quy logistic.
1.5 Cấu trúc luận văn
Luận văn được trình bày trong 5 chương. Chương 2 sẽ trình bày về các nghiên
cứu có liên quan trong cùng mục tiêu nghiên cứu. Mô tả dữ liệu và phương pháp
nghiên cứu sẽ được trình bày ở chương 3. Chương 4 sẽ trình bày về kết quả của nghiên
cứu về số liệu thống kê và kết quả hồi quy. Từ các nội dung trình bày ở các chương,
chương 5 sẽ đưa ra kết luận chung, rút ra các hàm ý chính sách cụ thể đồng thời cũng
sẽ trình bày những điểm còn hạn chế của nghiên cứu.
6
CHƯƠNG II
LÝ THUYẾT HÀNH VI QUAN HỆ TÌNH DỤC TRƯỚC
HÔN NHÂN
2.1 Lý thuyết về quan hệ tình dục trước hôn nhân
Các nhà tâm lý học và xã hội học phát triển khá nhiều lý thuyết giải thích về hành
vi tình dục nói chung, bao gồm cả các hành vi xây dựng các mối quan hệ yêu đương,
và hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân nói riêng. Phần lớn các lý thuyết này nhấn
mạnh vai trò của gia đình, bạn bè và xã hội do các yếu tố này tác động mạnh đến quá
trình hình thành nhân cách. Một số lý thuyết cũng đề cập đến các yếu tố khác như
truyền thông, sự phát triển của y học và những thay đổi trong xã hội hiện đại. Một số
nhà tâm lý xã hội khác lại xem quan hệ tình dục trước hôn nhân như là một hành vi
sai trái (problem behavior) hoặc sai lệch chuẩn mực (deviant behavior) và phát triển
các lý thuyết để giải thích tại sao các cá nhân có thể lựa chọn các hành vi này. Phần
này lần lượt trình bày các lý thuyết về hành vi tình dục nói chung, cũng như các lý
thuyết giải thích hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân như là một hiện tượng sai
lệch chuẩn mực.
Các lý thuyết về hành vi tình dục và quan hệ tình dục trước hôn nhân
Từ những năm 1950, nhà tâm lý học Ira L. Reiss đã nghiên cứu về cách thức mà
xã hội ảnh hưởng đến thái độ và hành vi tình dục của các cá nhân. Lý thuyết về sự tự
chủ (Autonomy theory) của Reiss (1967) phát biểu rằng thái độ và hành vi tình dục
trước hôn nhân của thanh niên chịu tác động của thái độ của cha mẹ và bạn cùng lứa,
và khi cha mẹ và bạn bè càng có mức độ chấp nhận hành vi quan hệ tình dục trước
hôn nhân, thì các cá nhân chịu ảnh hưởng cũng sẽ như vậy. Reiss cũng đã xây dựng
một thang đo đo lường mức độ chấp nhận đối với hành vi quan hệ tình dục trước hôn
nhân (Reiss Premarital Sexual Permissiveness Scale).
7
Lý thuyết về hậu quả tương đối (Theory of Relative Consequence) của
Christiansen (1969) cũng đồng ý với Reiss (1967) về tác động của các chuẩn mực xã
hội đến mức độ chấp nhận của một cá nhân đối với hành vi quan hệ tình dục trước
hôn nhân, nhưng nhấn mạnh quá trình hấp thu (internalization) các chuẩn mực xã hội
này của các cá nhân.
Mô hình của Berscheid và Walster (1974) phân tích sâu hơn ở từng mối quan
hệ cụ thể. Mô hình này cho rằng mức độ thân mật của mối quan hệ và mức độ hưng
phấn về tâm sinh lý sẽ dẫn đến hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân.
Cognitive theory của Rook and Hammen (1977) mở trộng mô hình của Berscheid
và Walster, cho rằng các yếu tố khác ngoài mức độ thân mật và hưng phấn cũng ành
hưởng đến hành vi quan hệ tình dục. Cụ thể là các yếu tố hoàn cảnh hẹn hò, ví dụ hẹn
hò vào những dịp đặc biệt, hoặc sự sắp xếp trước các hoàn cảnh tạo điều kiện thuận
lợi cho quan hệ tình dục.
Một lý thuyết khác giải thích hành vi quan hệ tình dục là Attachment Theory của
Bowlby (1969; 1973; 1980). Bowlby quan sát thấy rằng khả năng sống sót của cá
nhân phụ thuộc vào khả năng xây dựng các mối quan hệ thân thiết. Một đứa trẻ sẽ
phải xây dựng mối quan hệ thân thiết với người chăm sóc để sống sót và trong quá
trình đó, nó hấp thu những kinh nghiệm của người chăm sóc về sự thân mật và mối
quan hệ thân thiết. Đây là cơ sở để hình thành các thái độ và hành vi trong các mối
quan hệ yêu đương sau này. Do vậy, thái độ và hành vi tình dục sẽ chịu ảnh hưởng
nhiều bởi người chăm sóc chính.
Clayton and Bokmeier (1980) lược khảo các lý thuyết liên quan và kết luận rằng
có ba lý thuyết chính về quan hệ tình dục trước hôn nhân. Một là Reference Group
Theory, cho rằng nhận thức về mức độ chấp nhận quan hệ tình dục trước hôn nhân
của các nhóm liên quan, bao gồm gia đình và bạn bè, sẽ ảnh hưởng đến thái độ và
hành vi tình dục của cá nhân. Hai là Socialization Theory cho rằng các tác nhân xã
hội sẽ ảnh hưởng đến thái độ và hành vi quan hệ tình dục. Cuối cùng là lý thuyết về
sự nhất quán giữa thái độ và hành vi (Attitude-Behavior Consistency Theory), phát
8
biểu rằng thái độ, giá trị và hệ tư tưởng cá nhân sẽ ảnh hưởng đến hành vi quan hệ
tình dục trước hôn nhân.
Bryant and Conger (2002) và Bryant (2006) phát triển mô hình Development of
Early Adult Romantic Relationships, trong đó giải thích quá trình hình thành thái
độ và hành vi cá nhân trong mối quan hệ yêu đương, bao gồm bốn yếu tố:
Trước tiên, một đứa trẻ sẽ học từ gia đình về khái niệm của một mối quan hệ
thân mật và yêu đương. Ví dụ một đứa trẻ lớn lên trong một gia đình yêu
thương giúp đỡ nhau sẽ kỳ vọng rằng người yêu sẽ hết lòng giúp đỡ khi mình
cần.
Tiếp theo là sự tiếp nối của các mối quan hệ tương tác. Kiểu ứng xử trong gia
đình thời thơ ấu sẽ góp phần hình thành cách ứng xử khi yêu sau này. Một đứa
trẻ sống trong một gia đình có khuynh hướng bạo lực được dự báo sẽ có nhiều
khả năng ứng xử bạo lực trong yêu đương.
Ba là các cấu trúc xã hội cũng sẽ ảnh hưởng đến hành vi ứng xử khi yêu. Các
cấu trúc xã hội bao gồm hoàn cảnh kinh tế xã hội của gia đình, quan hệ bạn bè
và các thể chế xã hội khác như trường học, tôn giáo.
Cuối cùng là các suy nghĩ, niềm tin, thói quen và nhân sinh quan học được từ
gia đình cũng sẽ ảnh hưởng đến cách ứng xử trong mối quan hệ yêu đương.
Mô hình về hành vi quan hệ tình dục của Hofferth (trong quyển Hofferth and
Hayes, 1987) có lẽ là mô hình đầy đủ nhất giải thích thái độ và hành vi tình dục. Mô
hình này được xây dựng dựa trên công trình của Udry (1978), Fox et al. (1982),
Philliber (1980a, 1980b) và Chilman (1983). Ở mô hình này, hai yếu tố chính dẫn đến
hành vi quan hệ tình dục gồm yếu tố sinh học và yếu tố tâm lý xã hội. Sự tương tác
của hai yếu tố này chính là quá trình hình thành một hệ thống các thái độ và giá trị
cấu thành nhân cách. Nhân cách đến lượt nó lại quyết định hành vi của cá nhân trong
các hoàn cảnh cụ thể, bao gồm cả hành vi quan hệ tình dục. Cuối cùng, quá trình này
bị ảnh hưởng bởi các yếu tố hoàn cảnh và cơ hội.
Quá trình sinh học của sự phát triển cơ thể bao gồm sự phát triển khả năng vận
động, các yếu tố thể chất và sinh lý. Các yếu tố tâm lý xã hội gồm:
9
Văn hóa và chuẩn mực xã hội
Gia đình, bao gồm nhiều khía cạnh. Một là trình độ giáo dục, nghề nghiệp và
thu nhập của cha mẹ tại thời điểm kết hôn và sinh con đầu lòng. Hai là số cha
mẹ trong gia đình, số con, và sự hiện diện của các thành viên khác trong gia
đình. Ba là các biến cố trong gia đình, bao gồm ly hôn, ly thân, sự tương tác
giữa các thành viên cũng như cường độ và hiệu quả của sự tương tác này. Cuối
cùng là các thái độ, giá trị và chuẩn mực của các thành viên trong gia đình
cũng ảnh hưởng đến hành vi tình dục của cá nhân.
Bạn bè cùng trang lứa. Giá trị, thái độ và hành vi của bạn bè thân thiết cũng
có ảnh hưởng đáng kể đến hành vi tình dục của cá nhân.
Quá trình hình thành nhân cách, vốn là thứ quyết định hành vi tình dục trước hôn
nhân, bao gồm sự ảnh hưởng của xã hội, gia đình và bạn bè đến cá nhân liên quan
đến hai khía cạnh chính: sự tương tác xã hội và sự phát triển cá nhân. Cả hai khía
cạnh đề liên quan đến quá trình học tập. Quá trình tương tác xã hội liên quan đến nội
dung tương tác giữa các cá nhân. Quá trình phát triển cá nhân nhấn mạnh sự hấp thu
của cá nhân đối với các nội dung học tập. Bốn cơ chế học tập chính bao gồm:
Nói chuyện trực tiếp, bao gồm cả thông tin nhận được từ các phương tiện
truyền thông.
Sự trừng phạt: bao gồm việc khen thưởng cho các hành vi phù hợp và trừng
phạt các hành vi vi phạm chuẩn mực ứng xử.
Gương mẫu, là quá trình học tập từ hành vi của người khác – những người
quan trọng đối với từng cá nhân. Cá nhân không học tất cả các hành vi từ các
cá nhân gương mẫu mà một số hành vi được học tập nhiều hơn các hành vi
khác.
Quá trình hấp thu (Internalization) các chuẩn mực, quy tắc và giá trị điều chỉnh
hành vi của cá nhân.
Kết quả của quá trình tương tác và học tập này chính là nhân cách, bao gồm một
hệ thống các thái độ và giá trị điều chỉnh hành vi của các cá nhân trong các hoàn cảnh
10
nhất định, kể cả hành vi tình dục. Tuy nhiên hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân
còn bị giới hạn bởi các cơ hội, bao gồm:
Sự quản lý hay kiểm soát trực tiếp của người lớn hay người giám hộ và cả
những hạn chế của hoàn cảnh kinh tế gia đình.
Những hạn chế gián tiếp. Ở đây tình dục được xem như là phần thưởng đối
với hầu hết người trẻ. Sự sẵn có của các phần thưởng khác (ví dụ học hành,
thể thao…) có thể làm giảm bớt động cơ tìm kiếm tình dục.
Bên cạnh các lý thuyết giải thích hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân dựa vào
quá trình hình thành nhân cách, một số nhà xã hội học khác cũng quan sát những sự
thay đổi của xã hội hiện đại và phân tích tác động của chúng đến hành vi quan hệ tình
dục trước hôn nhân. Beeghley và Sellers (1986) quan sát xu hướng gia tăng tỷ lệ quan
hệ tình dục trước hôn nhân trong xã hội Mỹ trong những năm 1970 và kết luận rằng
xu hướng này một phần là do các thay đổi trong cấu trúc xã hội và nhiều vấn đề khác,
cụ thể là:
Thời gian trưởng thành về tình dục dài hơn dẫn dến xác suất quan hệ tình dục
trước hôn nhân cao hơn. Nguyên nhân là do độ tuổi dậy thì ngày càng sớm
hơn và do đó thời gian từ lúc dậy thì đến lúc kết hôn dài hơn. Điều này kéo dài
thời gian trưởng thành về sinh lý và nhiều thời gian để hành vi quan hệ tình
dục xảy ra.
Sự phổ biến của vấn đề tình dục trong xã hội. Cụ thể là vấn đề tình dục được
đề cập phổ biến trên các phương tiện truyền thông, bạn bè và xã hội nói chung.
Quyền tự chủ cao hơn của người trẻ. Thanh thiếu niên có nhiều quyền hơn, ít
bị kiểm soát bởi gia đình và nhà trường hơn góp phần làm cho hành vi quan
hệ tình dục xảy ra nhiều hơn.
An toàn tình dục. Những tiến bộ y học giúp cho việc quan hệ tình dục trở nên
an toàn hơn. Các biện pháp tránh thai cũng giúp giảm thiểu khả năng xảy ra
việc có thai ngoài ý muốn. Những điều này làm giảm hậu quả không mong
muốn của quan hệ tình dục, từ đó làm tăng tỷ lệ quan hệ tình dục trước khi
cưới.
11
Quan điểm thoáng hơn của xã hội đối với vấn đề quan hệ tình dục trước hôn
nhân cũng góp phần thúc đẩy hiện tượng này. Ngoài ra còn có sự góp phần
của quan điểm bình đẳng giới trong quan hệ tình dục.
Ekpenyong và Ekpenyong (2016) lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm và tổng
hợp các yếu tố ảnh hưởng đến quan hệ tình dục trước hôn nhân, bao gồm:
Ảnh hưởng của cha mẹ
Các nguyên nhân kinh tế, ví dụ quan hệ tình dục để được các lợi ích kinh tế
Ảnh hưởng của bạn bè cùng trang lứa
Sự ưa thích quan hệ tình dục
Lý thuyết hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân như là một hành vi sai
lệch chuẩn mực xã hội
Một số lý thuyết khác giải thích hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân như là
một hành vi sai lệch chuẩn mực xã hội (deviant behavior), hoặc hành vi sai trái
(problem behavior). Nhìn chung các lý thuyết này đều bị chỉ trích ở khái niệm chuẩn
mực hay sai trái đều là các khái niệm chuẩn tắc. Hơn nữa, quan hệ tình dục lại là một
hoạt động đáng mong muốn ở người trưởng thành chứ không phải là hành vi sai trái.
Tuy nhiên các lý thuyết này cũng có lý do của chúng. Lý do thuyết phục nhất có lẽ
nằm ở các hậu quả không đáng mong muốn của hành vi quan hệ tình dục trước hôn
nhân, bao gồm (xem Ekpenyong and Ekpenyong, 2016):
Có thai ngoài ý muốn
Ảnh hưởng sức khỏe
Trầm cảm
Mất sự tự trọng
Cảm giác hối tiếc hoặc tội lỗi
Phần sau đây tóm lược các lý thuyết tâm lý học và xã hội học giải thích nguyên
nhân dẫn đến quan hệ tình dục trước hôn nhân như là một hành vi lệch chuẩn.
Lý thuyết về hành vi sai trái (Problem behavior theory) của Jesser và các đồng
nghiệp (Jesser, Jesser và Finney, 1973; Jesser và Jesser, 1975; Jesser, 1976; Jesser và
12
Jesser, 1977, 1978; Jesser, Chase và Donovan, 1980; Donovan và Jesser, 1984) cho
rằng các quá trình “chuyển tiếp” xảy ra thường xuyên trong giai đoạn trưởng thành
gây ra các hành vi sai lệch so với các chuẩn mực được cho là phù hợp với từng độ
tuổi. Các hành vi sai trái phát sinhtrong ba hệ thống: nhân cách, nhận thức về môi
trường xung quanh và hành vi:
Nhân cách bao gồm một hệ thống các giá trị, thái độ, niềm tin và sự kỳ vọng.
Sự đề cao sự tự lập hoặc kỳ vọng thấp đối với mục tiêu học hành nhiều khả
năng dẫn đến các hành vi sai trái.
Nhận thức về môi trường xung quanh cũng ảnh hưởng đến hành vi tình dục
trước hôn nhân vốn được coi là một hành vi sai trái. Cá nhân ít được người
thân quan tâm hay môi trường xung quanh ủng hộ hành vi sai trái cũng sẽ dẫn
đến hành vi sai trái của các cá nhân.
Hệ thống hành vi: tham gia các hành vi sai trái khác (uống rượu, sử dụng ma
túy và các chất kích thích…) hoặc ít tham gia các hoạt động truyền thống
(trường học, các tổ chức tôn giáo…) cũng có thể dẫn đến hành vi sai trái.
Lý thuyết này được cho là có thể giải thích nhiều trường hợp thực tế về hành vi
quan hệ tình dục trước hôn nhân. Nhưng như đã đề cập, nó bị chỉ trích bởi các khái
niệm “sai trái” hay”phù hợp” đều là các khái niệm chuẩn tắc. Những người chỉ trích
còn đặt câu hỏi: liệu hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân có nguy hiểm cho xã
hội không?
Lý thuyết về sự kiểm soát của xã hội (Social Control Theory) của Hirschi (1969)
giải thích tại sao cá nhân tuân thủ thay vì ứng xử lệch chuẩn. Sự lựa chọn các hành vi
lệch chuẩn chịu ảnh hưởng bởi bốn yếu tố:
Sự gắn kết với người khác (gia đình, bạn bè…)
Sự quyết tâm (ví dụ, quyết tâm theo đuổi các mục tiêu học tập…)
Sự tham gia các hoạt động xã hội (ví dụ các tổ chức tôn giáo)
Và niềm tin vào các chuẩn mực xã hội
Theo lý thuyết này, các cá nhân có sự gắn kết chặt chẽ với các cấu trúc xã hội,
bao gồm gia đình, trường học, tổ chức tôn giáo…, sẽ ít có khả năng dính líu đến các
13
hành vi sai lệch chuẩn mực và do đó sẽ ít có khả năng quan hệ tình dục trước hôn
nhân.
Một phiên bản khác của lý thuyết này được gọi là Socialization Theory (hay Social
Learning Theory), cho rằng hành vi tình dục của cá nhân chịu ảnh hưởng bởi những
người thân xung quanh. Và các chuẩn mực và giá trị của những người thân này đóng
vai trò quan trọng trong hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân của các cá nhân
(xem Gagnon và Simon (1973)).
Các nhà tâm lý học còn giải thích hành vi lệch chuẩn như là một phần của quá
trình phát triển và hình thành nhân cách (Developmental Perspective) Jessor và
Jessor (1977) xem hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân, cũng như các hành vi sai
trái khác như uống rượu và sử dụng ma túy là các hoạt động trong quá trình “chuyển
tiếp” của sự trưởng thành. Sự phát sinh các hành vi lệch chuẩn này chịu ảnh hưởng
của quá trình phát triển về mặt tâm lý xã hội và bởi các hành vi khác của cá nhân.
Robins and Wish (1977) áp dụng cách tiếp cận này để giải thích sự phát sinh các
hành vi sai lệch chuẩn mực. Họ lập luận rằng hành vi sai lệch của cá nhân nảy sinh
từ các hành vi sai trái trong quá khứ, và hành vi sai trái ngày hôm nay sẽ tiếp tục là
tiền đề nảy sinh các hành vi sai trái khác trong tương lai. Theo cách tiếp cận này, trẻ
em hay thanh thiếu niên chịu tác động của các áp lực xã hội và sẽ từ bỏ các hành vi
sai lệch so với chuẩn mực xã hội chung và phát triển các kỹ năng được xã hội đánh
giá cao. Tuy nhiên cách tiếp cận này cũng thừa nhận sự khác biệt về văn hóa giữa các
thế hệ khác nhau và do đó thừa nhận những thế hệ khác nhau có thể có những chuẩn
mực khác nhau.
2.2 Tổng quan các nghiên cứu có liên quan
Để phân tích các yếu tố tác động đến hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân,
các nghiên cứu đã được thực hiện trên thế giới đã sử dụng nhiều phương pháp khác
nhau, bao gồm logit, multinomial logit cũng như các phương pháp kiểm định thống
kê khác.
Phương pháp hồi quy Logistic hoặc Logit là phương pháp nhằm đo lường mức
độ tương quan của một biến phụ thuộc với một hoặc nhiều biến giải thích. Phương
14
pháp này thường sử dụng khi biến phụ thuộc là biến nhị phân: có hoặc không, xảy ra
hoặc không xảy ra…còn các biến giải thích có thể là biến nhị phân, biến liên tục hay
các biến thứ bậc.
Trong các nghiên cứu có liên quan về vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân
được tham khảo trong nghiên cứu này, các nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy
Logistic hoặc Logit chủ yếu được sử dụng để phân tích mối tương quan của biến độc
lập: có hay không có quan hệ tình dục trước hôn nhân và nhiều biến giải thích khác
nhau.
Phương pháp hồi quy Multinominal Logistic là phương pháp nhằm đo lường
mức độ tương quan của một biến phụ thuộc với một hoặc nhiều biến giải thích.
Phương pháp này thường sử dụng khi biến phụ thuộc là định tính có nhiều hơn hai
trạng thái hoặc mức: tốt, xấu, trung bình… còn các biến giải thích có thể là biến nhị
phân, biến liên tục hay biến thứ bậc.
Với một vài nghiên cứu phân tích về vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân sử
dụng phương pháp Multinominal Logistic có thể sử dụng nhằm phân tích mối tương
quan của biến độc lập với nhiều hơn hai giá trị: chưa từng có quan hệ tình dục trước
hôn nhân, có quan hệ tình dục trước hôn nhân với vị hôn phu, có quan hệ tình dục
trước hôn nhân với người khác ngoài vị hôn phu.
Một vài phương pháp phân tích khác như Z –test và Chi– squared để phân tích
về vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân ở nhiều khía cạnh khác nhau.
Với việc sử dụng Z – test trong một nghiên cứu để phân tích được sự khác nhau
giữa hai tỉ lệ về quan hệ tình dục trước hôn nhân và chi – squared để phân tích mối
tương quan giữa hai cặp biến.
2.2.1 Các nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy Logistic hoặc Logit
Các nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy Logistic hoặc Logit được mô tả chi
tiết trong phần này chủ yếu sử dụng biến độc lập: có hay không có quan hệ tình dục
trước hôn nhân, có hay không có quan hệ tình dục trong tháng đầu tiên của mối quan
hệ trước hôn nhân, mức độ thường xuyên của việc có quan hệ tình dục trong tháng
đầu tiên trong mối quan hệ trước hôn nhân, có hay không sử dụng bao cao su khi
15
quan hệ tình dục trong tháng đầu tiên của mối quan hệ trước hôn nhân và các biến
giải thích được sử dụng chủ yếu: tuổi, giới tính, trình độ học vấn, nghề nghiệp, thu
nhập, dân tộc, mức độ thường xuyên đến các nơi tính ngưỡng, tình trạng kinh tế gia
đình, trao đổi vật chất trong mối quan hệ, mức độ gắn bó của mối quan hệ, tôn giáo,
có sống cùng với bố mẹ hay không, học vấn của bố mẹ, nghề nghiệp của bố mẹ, có
sử dụng rượu bia hay không, có xem các nội dung có tính khiêu dâm không, hiểu biết
về các bệnh lây qua đường tình dục/HIV/các biện pháp tránh thai, mức độ coi trọng
việc giữ gìn trinh tiết tới khi kết hôn lần đầu, cấu trúc gia đình, trạng thái hôn nhân
của bố mẹ, mức độ gắn bó của bố mẹ và con cái, sử kiểm soát của bố mẹ đối với con
cái, tình hình cư trú, tiếp xúc với các phương tiện truyền thông đại chúng, phong cách
ăn mặc của bạn gái, thái độ về việc quan hệ tình dục trước kết hôn, đã từng xem các
nội dung về người mắc bệnh tình dục/HIV, có bạn bè đã có quan hệ tình dục trước
khi kết hôn hay không, đã từng bị lạm dụng tình dục, đã bỏ học hay chưa.
Luke et al (2011) nghiên cứu về trao đổi xã hội và hành vi quan hệ tình dục đối với
mối quan hệ trước hôn nhân của phụ nữ trẻ tại Kenya. Nghiên cứu được thực hiện
trên khảo sát về tháng đầu tiên của mối quan hệ trước khi kết hôn của 551 mối quan
hệ của phụ nữ trẻ tuổi từ 18- 24 tại Kisumu, Kenya. Dữ liệu của nghiên cứu được thu
thập với công cụ khảo sát mới được gọi là lịch lịch sử các mối quan hệ (RHC).
Để diễn tả về mức độ thường xuyên của hành vi quan hệ tình dục nghiên cứu sử
dụng biến phụ thuộc là tần suất giao hợp cho mỗi tháng cho mỗi mối quan hệ trước
hôn nhân được chia làm mức độ: không giao hợp trong một tháng, 1-4 lần, 5- 14 lần
và 15 hoặc nhiều hơn. Các biến phụ thuộc được dùng:
(1) Có hay không có hoạt động tình dục xảy ra trong tháng đầu tiên của mối quan
hệ trước hôn nhân.
(2) Mức độ thường xuyên trong việc quan hệ tình dục trong tháng đầu tiên của mối
quan hệ trước hôn nhân được chia làm hai mức độ: 5 lần hoặc nhiều hơn trong
một tháng và ít hơn 5 lần.
16
(3) Có sử dụng bao cao su trong tháng đầu tiên của mối quan hệ trước hôn nhân
được quy định là 1 nếu trả lời là luôn luôn sử dụng và 0 với trả lời một vài lần,
thỉnh thoảng, rất ít hoặc không bao giờ.
Để giải thích các biến phụ thuộc nêu trên, nghiên cứu sử dụng các biến độc lập
gồm đặc điểm của mối quan hệ và các đặc điểm cá nhân. Các biến liên quan đến đặc
điểm của mối quan hệ gồm: có nhận tiền bạc – quà hỗ trợ hay không, có cho tiền bạc
– quà hỗ trợ hay không, mối quan hệ có vì tiền bạc – quà hỗ trợ hay không (biến giả,
1 nếu như tiền bạc và quà hỗ trợ là lý do chính hoặc thứ 2 để duy trì mối quan hệ), có
bạn tình khác hay không, số tiền- quà thực nhận được từ bạn tình khác, biết bạn tình
có bạn tình khác, loại quan hệ (chia làm 3 lựa chọn vị hôn phu/ nghiêm túc; hẹn hò
và mối quan hệ không thường xuyên/ khác), quan hệ vì tình yêu, mong muốn kết hôn
với bạn tình. Các đặc điểm cá nhân bao gồm thu nhập, tuổi, trình độ học vấn, chỉ số
tình trạng kinh tế của gia đình.
Để diễn tả mối tương quan giữa trao đổi xã hội và hành vị tình dục đối với quan
hệ trước hôn nhân nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy logistic lần lượt đối với mỗi
biến phụ thuộc.
Nghiên cứu chỉ ra rằng, với những phụ nữ trẻ có nhận bất cứ một sự trao đổi vật
chất nào đều có khả năng có quan hệ tình dục gấp hai lần so với những người không
nhận. Cứ mỗi 1.000 Ksh nhận được thì tương quan với 12% tăng về khả năng có quan
hệ tình dục. Ngược lại, đối với hành vi tặng vật chất cho cho bạn tình nam thì không
có tương quan với hành vi có quan hệ tình dục. Đối với phụ nữ trẻ có mối quan hệ vì
tiền bạc – quà hỗ trợ có khả năng có quan hệ tình dục hơn 1.8 lần so với nhóm không
có tác động này.
Nghiên cứu còn cho kết quả về mức độ thường xuyên trong hành vi quan hệ tình
dục, hành vi trao nhận tiền bạc – quà hỗ trợ có tương quan tới mức độ thường xuyên
trong hành vi quan hệ tình dục, cứ mỗi 1.000 Ksh nhận được thì tương quan với 40%
tăng khả năng có mức độ quan hệ tình dục thường xuyên hơn. Với mối quan hệ
nghiêm túc có khả năng cao gấp 8 lần và mối quan hệ hẹn hò có khả năng cao gấp 3
lần trong mức độ thường xuyên có quan hệ tình dục so với mối quan hệ còn lại.
17
Về kết quả có sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục trong tháng đầu tiên của
mối quan hệ trước hôn nhân, cứ mỗi 1.000 Ksh cá nhân kiếm được tương quan với
46% tăng khả năng có sử dụng bao cao su. Với mối quan hệ nghiêm túc và hẹn hò thì
ít có khả năng sử dụng bao cao su hơn so với mối quan hệ khác.
Alo & Akinde (2010) nghiên cứu về Hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân trong
môi trường đô thị ở Tây Nam Nigeria. Nghiên cứu sử dụng biến có hay không có
hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân làm biến phụ thuộc. Các biến giải thích được
sử dụng gồm tuổi, tuổi dậy thì, trình độ học vấn của mẹ, có sống trong gia đình có
chế độ mẫu hệ hay không, có sống với cả bố và mẹ, tuổi kết hôn, tôn giáo, và địa vị
gia đình.
Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy logistic
Log(p1/p0) = Log(p1/p0)= αij + β1 X1 + β2X2+….+ βnXn
Với giá trị p1 là xác suất có quan hệ tình dục trước hôn nhân
P0 là xác suất chưa từng có quan hệ tình dục trước hôn nhân.
Xác suất phụ nữ có quan hệ trước hôn nhân càng lớn khi độ tuổi kết hôn càng lớn.
Những người kết hôn sau 25 tuổi có xác suất có quan hệ tình dục trước hôn nhân
nhiều hơn những người kết hôn ở độ tuổi dưới 15. Và những người ở độ tuổi 15 -19
tuổi tại thời điểm khảo sát có xác suất có quan hệ tình dục trước hôn nhân cao hơn
những người dưới 15 tuổi. Những người lớn lên với cả bố lẫn mẹ có xác suất có quan
hệ tình dục trước hôn nhân thấp có thể vì sự quản lý chặt từ bố mẹ.
Adhikari & Tamang (2009) nghiên cứu về Hành vi quan hệ tình trước hôn nhân
trong giới trẻ tại Kathmandu, Nepal Hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân: được
đo bằng trả lời có hoặc không có quan hệ tình dục trước hôn nhân. Các biến dùng để
giải thích hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân gồm tuổi, giới tính, dân tộc, tôn
giáo, điểm trung bình học tập, trình độ, khu vực sinh sống (đô thị hay nông thôn), có
uống rượu hay không, thái độ đối với hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân, địa vị
xã hội (giàu hay nghèo), có sống với bố mẹ hay không, thu nhập của gia đình, trình
độ học vấn của bố và mẹ, nghề nghiệp của bố và mẹ, quan hệ với bố mẹ (tốt hay xấu).
Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy logistic
18
Log(p1/p0) = Log(p1/p0)= αij + β1 X1 + β2X2+….+ βnXn
Với giá trị p1 là xác suất có quan hệ tình dục trước hôn nhân
P0 là xác suất chưa từng có quan hệ tình dục trước hôn nhân.
Nhóm tuổi 20-24 có xác suất quan hệ tình dục trước hôn nhân cao hơn nhóm tuổi
18-19. Nam giới có xác suất quan hệ tình dục trước hôn nhân cao hơn nữ giới. Dân
tộc Aryan có xác suất quan hệ tình dục trước hôn nhân cao hơn người dân tộc Mông
cổ. Người có điểm trung bình học tập giỏi có xác suất quan hệ tình dục trước hôn
nhân thấp hơn người có điểm trung bình học tập khá và trung bình.
Charles et al (2013) nghiên cứu về Hành vi quan hệ tình dục trong nhân viên gia
công phần mềm chưa lập gia đình ở Chennai: Sự khác biệt về giới tính và các vấn đề
liên quan tới nó. Hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân được hiểu là hành vi quan
hệ có giao hợp không bao gồm các hành vi quan hệ tình dục như là hôn, sự sờ mó, và
ôm, được sử dụng làm biến phụ thuộc của nghiên cứu được đo bằng câu trả lời có
hoặc không của người được phỏng vấn. Nghiên cứu sử dụng các biến giải thích gồm
đặc điểm cá nhân, lối sống và thái độ. Các biến đặc điểm cá nhân gồm giới tính, tuổi,
trình độ học vấn, thu nhập, làm việc theo ca, và tình trạng di cư. Các biến giải thích
liên quan đến lối sống gồm sống chung với bố mẹ hoặc sống xa bố mẹ, có đến câu
lạc bộ đêm hay không, có sử dụng rượu trong 1 năm vừa qua hay không, đã từng xem
phim khiêu dâm hay không, bạn bè có kinh nghiệm quan hệ tình dục hay không. Các
biến nhận thức và thái độ bao gồm thái độ trong việc giữ gìn trinh tiết, và nhận thức
về các bệnh lây qua đường tình dục.
Với việc sử dụng mô hình hồi quy logistic nghiên cứu cho các kết quả cụ thể như
sau. Theo kết quả hồi quy có một sự khác biệt đáng kể về giới tính trong tỷ lệ quan
hệ tình dục trước hôn nhân. Các nhân viên nam có khả năng cao hơn đáng kể so với
nhân viên nữ trong việc có quan hệ tình dục trước hôn nhân với [OR = 1.76; 95% CI
= 1.04 – 2.99). Thu nhập cá nhân hàng tháng cao hơn, làm việc theo ca và dân nhập
cư tới Chennai là những biến giải thích quan trọng của việc có quan hệ trước hôn
nhân trong nhân viên gia công phần mềm nam.
19
Những hoạt động thuộc về lối sống như có sử dụng rượu trong một năm gần đây
nhất và xem phim khiêu dâm có khả năng ảnh hưởng cao hơn đáng kể với việc có
quan hệ tình dục trước hôn nhân trong cả nam và nữ nhân viên. Đối với nữ nhân viên
thì một biến về lối sống là việc có đến câu lạc bộ đêm có ảnh hưởng nhiều đến việc
có quan hệ tình dục trước hôn nhân. Ảnh hưởng của bạn bè chỉ có ảnh hưởng đáng
kể đến việc có quan hệ trước hôn nhân đối với nhân viên nam.
Nam và nữ nhân viên có thái độ thoáng và không cân nhắc đến việc tránh xa tình
dục trước hôn nhân cũng có khả năng cao đáng kể có quan hệ tình dục trước hôn
nhân. Tỷ lệ có quan hệ tình dục trước hôn nhân cao cũng có ảnh hưởng bởi việc có
hiểu biết về các bệnh lây qua đường tình dục hay đã được nghe về nó đối với cả nam
và nữ nhân viên, tỷ lệ này cao gấp 4 lần so với người không có hiểu biết về điều này.
Dimbuene & Defo (2012) nghiên cứu về Môi trường gia đình và quan hệ tình dục
trước hôn nhân tại Bandjoun (Tây Cameroon). Nghiên cứu đo lường biến số quan hệ
tình dục trước hôn nhân được ước lượng bằng một kết quả nhị phân với giá trị 1 là có
quan hệ tình dục trước hôn nhân trong một khoảng thời gian và 0 nếu ngược lại làm
biến phụ thuộc. Người được phỏng vấn phải trả lời 2 câu hỏi để xác định việc có quan
hệ tình dục chưa và tuổi lúc quan hệ tình dục lần đầu. Và người được phỏng vấn trả
lời thêm 2 câu hỏi để xác định tình trạng hôn nhân là đã có gia đình chưa và tuổi lúc
kết hôn lần đầu.
Để giải thích hành vi trên nghiên cứu sử dụng các nhóm biến gồm cấu trúc gia
đình, trạng thái hôn nhân của bố mẹ.
Nhóm biến cấu trúc gia đình theo SSA được định nghĩa dựa vào mối quan hệ với
chủ hộ có các biến sau: gia đình chỉ có bố - mẹ và con cái ruột của họ, gia đình chỉ
có bố hoặc chỉ có mẹ và con cái ruột của họ, gia đình có bố mẹ và các đối tượng khác,
gia đình có bố hoặc mẹ và các đối tượng khác và các kiểu gia đình khác.
Nhóm trạng thái hôn nhân của bố mẹ được định nghĩa là tình trạng hôn nhân của bố
mẹ hoặc người giám hộ của người được phỏng vấn, gồm có các kiểu hôn nhân một
vợ một chồng, đa thê, khác (độc thân/ ly thân/ ly dị/ góa bụa), tình trạng mối quan hệ
của ba mẹ và con cái được đánh giá bởi cách nhìn của người được phỏng vấn về mối
20
quan hệ của mình với bố mẹ/ người giám hộ theo thang điểm từ 1 rất tốt đến 5 khó
khăn hoặc xấu. Nhóm biến này còn gồm sự kết nối của bố mẹ và con cái, được đánh
giá bởi mức độ trao đổi của người được phỏng vấn với bố mẹ về tuổi dậy thì, kiến
thức về quan hệ tình dục, các bệnh lây qua đường tình dục, HIV/ AIDS, việc mang
thai, rượu và ma túy được đo từ 0 đến 5. Cuối cùng, nhóm này còn gồm biến số phản
ánh sự kiểm soát của bố mẹ là mức độ kiểm soát trực tiếp của bố mẹ đối với đối với
các hoạt động bên ngoài của con cái được đo từ mức 1 là rất nhiều đến 5 là không
kiểm soát tất cả.
Nhóm Sự sống sót của bố mẹ được được đo bằng biến nhị phân với giá trị 1 là ít nhất
một người đã chết và 0 là ngược lại.Sự thay đổi trong cấu trúc gia đình giữa 6 và 12
tuổi được đo bằng biến nhị phân với giá trị 0 không thay đổi và 1 là ngược lại.
Cuối cùng là các đặc điểm cá nhân, gồm tuổi và giới tính. Ngoài ra còn có biến giải
thích là tình trạng kinh tế của gia đình được đo từ mức 0 đến 5 với điểm càng cao thì
tình trạng kinh tế của gia đình càng cao.
Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy logistic để đưa ra các kết quả:
Nguy cơ có quan hệ tình dục trước hôn nhân với cá nhân sống trong gia đình có
bố hoặc mẹ hoặc cả hai và các đối tượng khác cao hơn so với nhóm gia đình không
có các đối tượng khác. Tình cảnh mồ côi làm tăng nguy cơ có quan hệ tình dục trước
hôn 86% so với cá nhân không mồ côi. Sự thay đổi trong cấu trúc gia đình trong năm
6 tuổi và 12 tuổi làm tăng nguy cơ có quan hệ tinh dục hơn 36% so với cá nhân không
có thay đổi. Tình trạng mối quan hệ của bố mẹ với con cái và sự kiểm soát của bố mẹ
đối với con cái làm giảm 16% và 17% tương ứng khả năng có quan hệ tình dục trước
hôn nhân.
Djamba (2003) nghiên cứu về Vốn xã hội và quan hệ tình dục trước hôn nhân tại
Châu Phi, một nghiên cứu tại Kinshasa, Congo. Quan hệ tình dục trước hôn nhân
được định nghĩa việc có hành vi quan hệ tình dục được đo bằng hành vi giao hợp là
sự đưa dương vật của đàn ông vào âm đạo của phụ nữ trước khi kết hôn.