Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Nhận thức, thái độ, hành vi của thanh niên công nhân về quan hệ tình dục trước hôn nhân (Qua khảo sát tại khu công nghiệp Thăng Long - Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 95 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





PHAN THANH NGUYỆT




NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI CỦA THANH NIÊN
CÔNG NHÂN VỀ QUAN HỆ TÌNH DỤC TRƯỚC HÔN NHÂN
(QUA KHẢO SÁT TẠI KHU CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG - HÀ NỘI)




LUẬN VĂN THẠC SỸ XÃ HỘI HỌC







Hà Nội - 2010
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





PHAN THANH NGUYỆT



NHẬN THỨC, THÁI ĐỘ, HÀNH VI CỦA THANH NIÊN
CÔNG NHÂN VỀ QUAN HỆ TÌNH DỤC TRƯỚC HÔN NHÂN
(QUA KHẢO SÁT TẠI KHU CÔNG NGHIỆP THĂNG LONG - HÀ NỘI)


Chuyên ngành: Xã hội học
Mã số: 60.31.30

LUẬN VĂN THẠC SĨ XÃ HỘI HỌC

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Kim Hoa







Hà Nội - 2010

1
MỤC LỤC


Trang
MỞ ĐẦU
6
1. Đặt vấn đề
6
2. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
9
3. Mục đích nghiên cứu
9
4. Nội dung nghiên cứu
10
5. Đối tượng, khách thể, phạm vi, mẫu nghiên cứu
10
6. Phương pháp nghiên cứu
11
7. Giả thuyết nghiên cứu và khung lý thuyết
13
NỘI DUNG CHÍNH
15
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
15
1.1 Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
15
1.2 Các lý thuyết vận dụng trong nghiên cứu về hành vi tình dục trước hôn nhân
19
1.3 Một số khái niệm công cụ
26
Chương 2: Kết quả nghiên cứu
31
2.1. Một số nét về đặc điểm kinh tế- xã hội của địa bàn khảo sát và mẫu

khảo sát.
31
2.1.1. Khái quát chung về các khu công nghiệp hiện nay
31
2.1.2. Khái quát về địa bàn nghiên cứu
32
2.2. Nhận thức của thanh niên công nhân về quan hệ tình dục trước hôn nhân.
33
2.2.1 Nhận thức của thanh niên công nhân về tình dục, quan hệ tình dục,
quan hệ tình dục an toàn.
33
2.2.2 Nhận thức của thanh niên công nhân về hậu quả quan hệ tình dục trước
hôn nhân không sử dụng các biện pháp QHTD an toàn.
35
2.2.2.1. Nhận thức về khả năng mang thai
35
2.2.2.2. Nhận thức của thanh niên công nhân về các biện pháp tránh thai
37
2.2.2.3 Nhận thức về tính chất nguy hiểm của nạo, phá thai
39
2.2.2.4. Nhận thức của thanh niên công nhân về bệnh lây truyền qua đường tình dục
41
2.2.2.5. Nhận thức của thanh niên công nhân về HIV/AIDS
42

2
2.3. Thái độ của thanh niên công nhân về quan hệ tình dục trước hôn nhân
45
2.3.1. Thái độ của thanh niên công nhân về chấp nhận QHTD THN
45

2.3.2 Thái độ của thanh niên công nhân về những người đã từng quan hệ tình
dục trước hôn nhân.
51
2.4. Hành vi của thanh niên công nhân trong quan hệ tình dục trước hôn nhân.
54
2.4.1. Đánh giá chung về hành vi QHTD THN của thanh niên công nhân
54
2.4.2. Thực trạng QHTD THN trong thanh niên công nhân hiện nay
56
2.4.3. Hành vi sử dụng biện pháp tránh thai, phòng tránh các bệnh lây truyền
qua đường tình dục trong quan hệ tình dục.
58
2.4.4. Nguyên nhân dẫn đến hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân trong
thanh niên công nhân.
61
2.5 Những yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức, thái độ và hành vi của thanh
niên công nhân về QHTD THN .
64
2.5.1. Các yếu tố mang tính đặc điểm nhân khẩu học
64
2.5.2. Yếu tố môi trường sống, phương tiện truyền thông đại chúng, và các mối
quan hệ xã hội.
67
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
73
1. Kết luận.
73
2. Khuyến nghị :
74
Danh mục tài liệu tham khảo

79



3
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


AIDS : Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
BCS : Bao cao su
Bệnh LTQĐTD : Bệnh lây truyền qua đường tình dục
BPTT : Biện pháp tránh thai
HIV : Vi rút suy giảm miễn dịch ở người
QHTD : Quan hệ tình dục
QHTD THN : Quan hệ tình dục trước hôn nhân
SKSS : Sức khỏe sinh sản
VTN &TN : Vị thành niên và thanh niên
SAVY : Điều tra Quốc gia về vị thành niên và thanh
niên Việt Nam
PVS : Phỏng vấn sâu




















4
DANH MỤC CÁC BẢNG


Bảng 2.1:
Hiểu biết của thanh niên công nhân về tình dục, quan hệ tình dục,
quan hệ tình dục an toàn.
Bảng 2.2:
Bạn biết như thế nào về những biện pháp tránh thai dưới đây.
Bảng 2.3:
Nhận thức của thanh niên công nhân về hậu quả của nạo phá thai
Bảng 2.4:
Nhận thức của thanh niên công nhân về những con đường lây nhiễm
HIV
Bảng 2.5:
Nhận thức của thanh niên công nhân về cách thức để giảm nguy cơ lây
nhiễm HIV
Bảng 2.6:
Quan điểm chấp nhận, đồng tình của thanh niên công nhân về QHTD
THN
Bảng 2.7:

Quan điểm chấp nhận, đồng tình của thanh niên công nhân về QHTD
THN (Tương quan giới tính)
Bảng 2.8:
Thái độ của thanh niên công nhân về những người đã quan hệ tình dục
trước hôn nhân
Bảng 2.9:
Thái độ của thanh niên công nhân về những người đã từng quan hệ
tình dục trước hôn nhân (tương quan giới tính)
Bảng2.10:
Thái độ của TNCN về những người đã từng QHTD THN (tương quan
người đã và chưa có quan hệ tình dục)
Bảng 2.11:
Những biện pháp được sử dụng trong QHTD của TNCN
Bảng 2.12:
Những biện pháp tránh thai cụ thể được thanh niên công nhân sử dụng
trong QHTD
Bảng 2.13:
Lý do thanh niên công nhân không sử dụng các biện pháp trong quan
hệ tình dục
Bảng 2.14:
Nguyên nhân dẫn đến hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân
Bảng 2.15:
Những biện pháp tránh thai, thanh niên công nhân sử dụng nếu có
QHTD.
Bảng 2.16:
Thái độ của thanh niên công nhân về QHTD THN theo giới tính
Bảng 2.17:
Tương quan giới tính, tuổi, tình trạng kết hôn của thanh niên công
nhân về biết cách sử dụng những biện pháp tránh thai
Bảng 2.18

Nguồn cung cấp thông tin, kiến thức về SKSS, về bệnh LTQĐTD và
HIV/AIDS.

5

DANH MỤC CÁC BIỂU



Biểu 2.1:
Nhận thức về thời gian dễ thụ thai nhất ở người phụ nữ

Biểu 2.2:
Nhận thức của thanh niên công nhân về có thai trong lần quan hệ
tình dục đầu tiên
Biểu 2.3:
Những điểm bạn có thể có được cung cấp dịch vụ và biện pháp
phòng tránh thai?
Biểu 2.4:
Nhận thức của thanh niên công nhân về thời gian thích hợp nhất để
phá thai sớm
Biểu 2.5:
Những cách để giảm khả năng lây nhiễm các bệnh LTQDTD
Biểu 2.6:
Nhận thức về khả năng lây nhiễm HIV qua quan hệ tình dục không
sử dụng BCS
Biểu 2.7:
Quan điểm của thanh niên công nhân về QHTD THN .
Biểu 2.8:
Lý do không sử dụng các biện pháp trong quan hệ tình dục

Biểu 2.9:
Tuổi quan hệ tình dục lần đầu tiên của thanh niên công nhân.


6
MỞ ĐẦU

1. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ có
ảnh hưởng trên tất cả các lĩnh vực về kinh tế, văn hóa, xã hội, có tác động trực tiếp
đến từng quốc gia, dân tộc, cá nhân, đặc biệt là đối với lớp người trẻ tuổi, tầng lớp
thanh niên, nó tạo cho thanh niên một lối sống nhạy bén, năng động, tự lập phù hợp
với xu thế thời đại. Mặt khác, quá trình toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế đưa
thanh niên tiếp cận với lối sống tự do phương Tây và hình thành những quan niệm
cởi mở, phóng khoáng hơn trong quan hệ nam nữ.
Ở Việt Nam nhóm tuổi thanh niên từ đủ 16 tới 30 tuổi có khoảng 6,1 triệu
người chiếm 1,3% tổng số người trong độ tuổi lao động. Kinh tế - xã hội phát triển,
điều kiện sống của người dân ngày càng được nâng cao, do ảnh hưởng, tác động của
lối sống văn hóa hiện đại, thanh niên ở nước ta (cũng như nhiều nước trên thế giới)
bước vào tuổi dậy thì và sinh sản sớm. Quan hệ tình dục trong điều kiện thiếu hiểu
biết và kinh nghiệm phòng tránh thai có thể dẫn đến những hậu quả không mong
muốn đối với thanh thiếu niên, đặc biệt là tình trạng nạo thai trước hôn nhân và các
bệnh liên quan đến đường tình dục.
Tại Việt Nam hiện nay, tỷ lệ nạo hút thai trong vị thành niên, thanh niên và
nguy cơ lây nhiễm HIV cùng các bệnh lây truyền qua đường tình dục có xu hướng
ngày càng gia tăng. Theo thống kê của Hội kế hoạch hóa gia đình, Việt Nam là một
trong ba nước có tỷ lệ nạo phá thai cao nhất thế giới cao hơn tất cả các nước Châu
Phi và chỉ xếp sau Trung Quốc với Ấn Độ. Theo thống kê của Bệnh viện Phụ sản
Trung ương, Bác sĩ Nguyễn Thị Hồng Minh - Giám đốc Trung tâm Tư vấn Sức
khỏe Sinh sản và Kế hoạch hóa gia đình cung cấp, tính trong năm 2009, bệnh viện

đã giải quyết 5.000 trường hợp thai nhi từ 5 -12 tuần tuổi bằng phương pháp hút
chân không. Trong đó có 28% là số ca bệnh nhân dưới 24 tuổi. Bác sĩ Hồng Minh
cũng cho biết thêm, có tới 3% số ca vị thành niên có tiền sử từ 2 lần. Cũng trong
năm 2009, Bệnh viện Phụ sản Hà Nội đã giải quyết 17.241 trường hợp trong đó có
31,3% bệnh nhân dưới 24 tuổi với 5.403 ca. Đặc biệt chỉ tính riêng trong tháng 3

7
năm nay, tại đây đã tiến hành thủ thuật cho 60/1.730 ca dưới 19 tuổi. Tuy nhiên,
theo một số bác sĩ theo dõi và tư vấn, con số này có thể lớn hơn vì các em cũng
thường đội tuổi lên để không phải nhờ người bảo lãnh. Con số trên tất cả chỉ là
tương đối rất khó để quản lý được một cách chính xác [51].
Theo số liệu chính thức điều tra quốc gia về thanh niên và vị thành niên thì
7.6 % số thanh thiếu niên có quan hệ tình dục trước hôn nhân. [47]. Tuổi quan hệ
tình dục lần đầu tiên của thanh niên Việt Nam là 19,6, gần 80% thanh niên chỉ quan
hệ tình dục khi đã lập gia đình [5]. Có tới 66,7% nam giới chấp nhận quan hệ tình
dục (QHTD) trước hôn nhân[48].
Theo báo cáo tình hình nhiễm HIV/AIDS quý I năm 2009 có 144.483 người
nhiễm HIV trong đó 30.996 bệnh nhân AIDS còn sống số người nhiễm HIV vẫn
chủ yếu ở thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Dịch HIV/AIDS ở Hà Nội ngày càng
trẻ hoá, 75% tổng số người nhiễm có tuổi đời dưới 30. Mà một con đường lây
nhiễm chủ yếu của HIV/AIDS là quan hệ tình dục không an toàn.
Thực trạng về vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân và những hậu quả của
nó đối với tầng lớp thanh thiếu niên đặt ra nhiều suy nghĩ và cho toàn xã hội và điều
đó khiến xã hội lo lắng về sự suy giảm sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tinh thần của
một bộ phận không nhỏ dân số trẻ. Và đó cũng là vấn đề quan trọng của đất nước
trong quá trình hội nhập quốc tế cho bài toán lối sống, đạo đức và chất lượng cuộc
sống gia đình, những tế bào tương lai của xã hội. Đồng thời thực trạng và diễn biến
của nó đặt các nhà hoạch định chính sách về dân số và kế hoạch hóa gia đình, đứng
trước ngã ba đường: những biện pháp để nâng cao nhận thức cho vị thanh niên về
tình dục và quan hệ tình dục trước hôn nhân; nên hay không nên giáo dục hành vi

quan hệ tình dục an toàn cho vị thành niên và thanh niên?Và những giải pháp nào
sẽ phát huy được hiệu quả, hạn chế được tình trạng trên.
Thanh niên công nhân là một trong những đối tượng có nguy cơ cao trong
vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân. Đặc biệt đối với thanh niên công nhân
trong các khu công nghiệp, khu chế xuất, họ chủ yếu là người lao động ngoại tỉnh
đến sống và làm việc trong khu công nghiệp tại các thành phố lớn, họ là những

8
người trình độ học vấn không cao, sống xa gia đình, thiếu thốn tình cảm, đời sống
kinh tế gặp rất nhiều khó khăn. Hà Nội là một trong những thành phố có nhiều các
khu công nghiệp trong đó, khu công nghiệp Thăng Long – Hà Nội, là một khu công
nghiệp chuyên sản xuất các mặt hàng điện tử, thiết bị công nghiệp, điện dân dụng,
với nguồn vốn chủ yếu vốn đầu tư nước ngoài. Phần lớn số công nhân của nhà máy,
khu công nghiệp đến từ nhiều tỉnh khác nhau, họ đến làm việc và sinh sống ở đây
rất đông. Có xã số công nhân gấp đôi dân số của xã và gấp khoảng 10 lần thanh
niên xã. Công nhân khu công nghiệp ngoài làm việc theo ca họ có lối sống tương
đối tự do trong sinh hoạt, trong quan hệ bạn bè và quan hệ yêu đương. Do vậy đây
là đối tượng dễ có nguy cơ cao về hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân. Thực
trạng về vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân ở khu công nghiệp đặt ra nhiều vấn
đề cần được quan tâm và giải quyết.
Vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân đang là một vấn đề xã hội bức xúc,
đáng báo động, cần có những số liệu, nghiên cứu và đánh giá đúng đắn, xác thực để
có cái nhìn sâu sắc về thực trạng trên. Vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân cũng
đã được một số nhà nghiên cứu có bài viết, công trình nghiên cứu, số liệu đánh giá
về vấn đề này, tuy nhiên để có một đề tài nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề quan hệ
tình dục trước hôn nhân của một đối tượng cụ thể về thanh niên công nhân thì chưa
có một công trình, một đề tài nào đề cập tới. Do vậy, tác giả nghiên cứu chọn đề tài
tìm hiểu “Nhận thức, thái độ, hành vi của thanh niên công nhân về quan hệ tình
dục trước hôn nhân” (qua khảo sát tại khu công nghiệp Thăng Long- Hà Nội) là
hết sức cần thiết và có ý nghĩa xã hội to lớn. Đề tài sẽ khái quát toàn cảnh bức tranh

về vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân trong tầng lớp thanh niên công nhân hiện
nay, đồng thời tìm ra những giải pháp hiệu quả nhằm nâng cao nhận thức, hành vi,
thái độ của các tầng lớp thanh niên đối với vấn đề tình dục trước hôn nhân. Từ đó,
kiến nghị với các Bộ, Ban, Ngành của Đảng và Nhà nước, để có những biện pháp
kịp thời nhằm hạn chế thực trạng trên và nâng cao chất lượng cuộc sống, ổn định
dân số.


9
2. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ Ý NGHĨA THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI:
2.1. Ý nghĩa khoa học:
Thông qua việc phân tích thực trạng nhận thức, thái độ, hành vi của thanh
niên công nhân về quan hệ tình dục trước hôn nhân nhằm tìm hiểu nhận thức của
thanh niên công nhân trong kiến thức về tình dục, những hiểu biết về ảnh hưởng
tiêu cực trong quan hệ tình dục trước hôn nhân, những cách phòng tránh những hậu
quả trong quan hệ tình dục trước hôn nhân. Bên cạnh đó đề tài mong muốn sẽ làm
rõ một số khái niệm về nhận thức, thái độ, hành vi; khái niệm về tình dục, tình dục
an toàn. Đồng thời góp phần lý giải, làm sáng tỏ một số lý thuyết xã hội học như lý
thuyết về hành vi, lý thuyết hành vi lệch chuẩn, lý thuyết xã hội hóa, lý thuyết
truyền thông trong việc giải quyết vấn đề nghiên cứu.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn:
Những nội dung được đề cập, phân tích và kết luận trong đề tài có thể góp
phần cung cấp những căn cứ thực tế để các ban, ngành, đoàn thể có liên quan đề ra
chủ trương, giải pháp nhằm nâng cao nhận thức, thái độ, hành vi cho thanh niên
công nhân trong việc phòng ngừa những hậu quả trong quan hệ tình dục trước hôn
nhân như giảm tình trạng nạo phá thai, giảm bệnh lây truyền qua đường tình dục,
giảm tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS ở nước ta. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu của
đề tài cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo, phục vụ cho công tác tuyên truyền,
giáo dục việc sử dụng biện pháp phòng tránh thai khi quan hệ tình dục của thanh
niên, đồng thời góp phần định hướng quan hệ lành mạnh cho thanh niên.

3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
- Tìm hiểu thực trạng nhận thức, thái độ, hành vi của thanh niên công nhân
về quan hệ tình dục trước hôn nhân tại khu công nghiệp Thăng Long - Hà Nội.
- Đưa ra những giải pháp, kết luận, khuyến nghị góp phần nâng cao nhận
thức, hành vi của thanh niên công nhân về quan hệ tình dục trước hôn nhân tại các
khu công nghiệp ở Hà Nội nhằm giảm bớt tỷ lệ nạo phá thai, các bệnh lây truyền
qua đường tình dục, giảm tỷ lệ người nhiễm HIV.


10
4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
 Tìm hiểu nhận thức của thanh niên công nhân về quan hệ tình dục trước hôn nhân.
 Tìm hiểu thái độ của thanh niên công nhân về quan hệ tình dục trước hôn nhân.
 Tìm hiểu hành vi của thanh niên công nhân về quan hệ tình dục trước hôn nhân.
 Tìm hiểu một số yếu tố tác động đến nhận thức, thái độ hành vi của thanh
niên công nhân về quan hệ tình dục trước hôn nhân.
 Trên cơ sở đó đưa ra các kết luận và đề xuất những khuyến nghị đối với
Đảng, Nhà nước và các ban ngành có liên quan trong việc nâng cao nhận thức, thái
độ, hành vi của thanh niên công nhân về quan hệ tình dục trước hôn nhân, tránh
những hậu quả trong quan hệ tình dục, góp phần giảm tỷ lệ nạo phá thai, những
bệnh lây truyền qua đường tình dục, giảm tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS.
5. ĐỐI TƯỢNG, KHÁCH THỂ, PHẠM VI, MẪU NGHIÊN CỨU:
5.1. Đối tượng nghiên cứu:
Nhận thức, thái độ, hành vi của thanh niên công nhân về quan hệ tình dục
trước hôn nhân.
5.2. Khách thể nghiên cứu:
- Thanh niên công nhân trong khu công nghiệp Thăng Long- Hà Nội.
- Cán bộ Đảng, chính quyền, đoàn thể, cán bộ ban ngành khác.
5.3. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu tập trung tìm hiểu nhận thức, thái độ, hành vi của thanh

niên công nhân từ đủ 16-30 tuổi về quan hệ tình dục trước hôn nhân trong khu công
nghiệp Thăng Long- Hà Nội.
5.4. Mẫu nghiên cứu:
Đề tài tiến hành khảo sát mẫu ngẫu nhiên đối với 282 thanh niên công nhân
trong độ tuổi từ đủ 16-30 tuổi, tại khu công nghiệp Thăng Long - Hà Nội.
Tổng số mẫu là 282 người, trong đó:

Giới tính :
- Nam : 124 người, chiếm 44,0%
- Nữ : 158 người, chiếm 56,0%

11

Độ tuổi :
- Từ 16-18 tuổi : 9 người, chiếm 3,2%
- Từ 19-24 tuổi : 204 người, chiếm 72,3%
- Từ 25-30 tuổi : 69 người, chiếm 24,5%

Trình độ học vấn :
- THCS : 3 người, chiếm 1.1%
- THPT : 167 người, chiếm 59.2%
-Trung cấp : 104 người, chiếm 36.9%
-Cao đẳng- Đại học : 8 người, chiếm 2.8%

Tình trạng hôn nhân :
- Đã lập gia đình : 35 người, chiếm 12.4%
- Chưa lập gia đình : 247 người, chiếm 87.6%

Thu nhập bình quân/tháng :
- 1 triệu – dưới 1,5 triệu: 133 người, chiếm 49.8%

- 1,5- 2 triệu: 112 người, chiếm 41.9%
- Trên 2 triệu: 22 người, chiếm 8.3%

Chỗ ở hiện nay:
- Ở cùng bố mẹ: 24 người, chiếm 10.3%
- Ở cùng họ hàng: 24 người, chiếm 10.3%
- Thuê nhà bên ngoài: 224 người, chiếm 79.4%

Thời gian làm việc tại khu công nghiệp:
- Dưới 1 năm: 15 người, chiếm 6.6%
- 1 năm: 96 người, chiếm 41.9%
- 2 năm: 96 người, chiếm 41.9%
- Từ 3 năm trở lên: 22 người, chiếm 9.6%
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
6.1. Phương pháp luận:
6.1.1.Phương pháp luận Macxit
Những lý luận và phương pháp luận của triết học Mác- Lênin trong đó bao

12
gồm chủ nghĩa duy vật lịch sử và chủ nghĩa duy vật biện chứng là cơ sở xuyên suốt
của đề tài nghiên cứu.
Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử: cần phải nhận thức, giải quyết
các hiện tượng xã hội trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Vì thế tìm hiểu nhận thức, thái
độ, hành vi của thanh niên công nhân trong khu công nghiệp về quan hệ tình dục
trước hôn nhân cần phải đặt trên cơ sở nghiên cứu trong khoảng thời gian và không
gian nhất định để từ đó đưa ra được hướng giải quyết vấn đề phù hợp.
Quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng là xem xét và giải thích các
quá trình, các hiện tượng của đời sống xã hội trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau,
có tính chất quy luật giữa chúng. Điều đó có nghĩa nghiên cứu nhận thức, thái độ,
hành vi của thanh niên công nhân trong khu công nghiệp về quan hệ tình dục trước

hôn nhân phải được xem xét trong mối quan hệ với các yếu tố khác như điều kiện
kinh tế, văn hóa, xã hội
Việc nhận thức và giải quyết các hiện tượng xã hội phải khách quan, phải
xuất phát từ chính thực tế. Ở đây, khi tìm hiểu về nhận thức, thái độ, hành vi của
thanh niên công nhân về quan hệ tình dục trước hôn nhân chúng ta không thể áp đặt
những suy nghĩ chủ quan của riêng mình để kết luận một cách vội vã, mà phải tìm hiểu
các nguyên nhân chủ quan và khách quan tác động đến nhận thức nhận thức, thái độ,
hành vi của thanh niên công nhân, từ đó mới có thể nhìn nhận chính xác vấn đề này.
6.1.2. Phương pháp nghiên cứu xã hội học
Bên cạnh phương pháp luận triết học Mác-Lênin, đề tài còn sử dụng phương
pháp nghiên cứu xã hội học, cụ thể là thông qua việc vận dụng các lý thuyết xã hội
học như lý thuyết về hành vi, lý thuyết hành vi lệch chuẩn, lý thuyết xã hội hóa, lý
thuyết truyền thông trong việc giải quyết vấn đề nghiên cứu.
6.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể:
6.2.1. Phương pháp định lượng:
6.2.1.1. Phương pháp thu thập thông tin bằng bảng hỏi:

13
Đề tài được thực hiện dựa trên kết quả khảo sát bằng phương pháp bảng hỏi
đối với 282 người là thanh niên công nhân nhằm thu thập thông tin định lượng theo
yêu cầu và mục đích của đề tài.
6.2.1.1. Phương pháp thống kê xã hội học:
Với 282 bảng hỏi thu thập được, tác giả tiến hành xử lý kết quả điều tra bằng
phương pháp thống kê xã hội học. Chương trình thống kê SPSS 11.5 sẽ được sử
dụng để xử lý thông tin thu được từ các bảng hỏi đó.
6.2.2. Phương pháp định tính:
6.2.2.1. Phương pháp thu thập và phân tích thông tin, tư liệu:
Đề tài cũng được thực hiện dựa trên những số liệu, tư liệu sẵn có liên quan
đến vấn đề nghiên cứu. Các số liệu, tư liệu này được thu thập từ nhiều nguồn khác
nhau từ các đơn vị, ban, ngành, đoàn thể có liên quan, một số các đề tài nghiên cứu

và nguồn từ Internet.
6.2.2. 2. Phương pháp phỏng vấn sâu:
Đề tài sẽ tiến hành phỏng vấn sâu trực tiếp đối với 10 trường hợp gồm: 5
nam thanh niên công nhân, 5 nữ thanh niên công nhân.
Ngoài ra đề tài còn sử dụng phương pháp quan sát với tư cách là một
phương pháp bổ trợ.
7. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU VÀ KHUNG LÝ THUYẾT:
7.1. Giả thuyết nghiên cứu:
- Thanh niên công nhân trong khu công nghiệp Thăng Long hiện nay chưa có
nhận thức đầy đủ về tình dục, quan hệ tình dục an toàn, quan hệ tình dục trước hôn
nhân và những ảnh hưởng tiêu cực của quan hệ tình dục trước hôn nhân.
- Thanh niên công nhân có thái độ, quan niệm cởi mở, phóng khoáng trong
quan hệ nam nữ.
- Nhận thức, thái độ, hành vi của thanh niên công nhân phụ thuộc vào các
yếu tố tác động gồm yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan (Đặc điểm nhân khẩu
học, môi trường xã hội, phương tiện truyền thông đại chúng )
- Hành vi về quan hệ tình dục trước hôn nhân của thanh niên công nhân có xu
hướng ngày càng cao.

14
7.2. Khung lý thuyết:
























ĐIỀU KIỆN KINH TẾ -VĂN HÓA- XÃ
HỘI
Môi trường xã
hội
Đặc điểm nhân
khẩu học
Phương tiện truyền
thông đại chúng
NHẬN THỨC CỦA THANH NIÊN CÔNG NHÂN VỀ QUAN HỆ
TÌNH DỤC TRƯỚC HÔN NHÂN
Nhận thức về
quan hệ tình dục
trước hôn nhân
Thái độ của thanh niên
công nhân về quan hệ
tình dục trước hôn nhân.


Nhận thức về những
ảnh hưởng tiêu cực
của quan hệ tình dục
trước hôn nhân


HÀNH VI CỦA THANH NIÊN CÔNG NHÂN VỀ QUAN HỆ TÌNH
DỤC TRƯỚC HÔN NHÂN
Nhóm bạn bè

15
NỘI DUNG CHÍNH

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1.Vài nét tổng quan về tình hình nghiên cứu
Thanh niên là tương lai, là rường cột của nước nhà, là nguồn lực lao động
chủ yếu của đất nước do đó việc quan tâm đến sức khỏe của thanh niên về cả thể
chất lẫn tinh thần là rất cần thiết. Có rất nhiều những nghiên cứu về thực trạng thanh
niên với quan hệ tình dục trước hôn nhân thường được trình bày trong các nghiên
cứu về các chủ đề liên quan khác như dân số kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe sinh
sản, HIV/AIDS.
Trong đề tài “Tuổi VTN với vấn đề tình dục và các BPTT” do nhóm tác giả
Chu Xuân Việt và Nguyễn Văn Thắng dưới sự chủ trì và giám sát của Ủy ban Quốc
gia về Dân số và Kế hoạch hóa gia đình năm 1997. Đề tài đã triển khai nghiên cứu
trên 8 tỉnh, thành phố đại diện các vùng miền trong cả nước với 1033 VTN là học
sinh phổ thông, 370 VTN đã thôi học, 207 VTN thôi học đã có vợ, có chồng; 239
cha mẹ VTN, 223 cán bộ quản lý các ngành liên quan và 37 chủ cửa hàng thuốc tư
nhân. Nghiên cứu chỉ ra 33.4% cho rằng tình dục có nghĩa là tình yêu; 15,7% chấp
nhận QHTD trước khi cưới nhếu cả hai cùng thích; 15,7% cho là được nếu chắc

chắn sẽ lấy nhau. Bên cạnh 78,8% VTN cho rằng QHTD gắn với lương tâm, trách
nhiệm và cũng có 3,4% cho rằng QHTD là để mua vui, giải trí. 26% VTN cho rằng
đã có người yêu. 37,3% trong số ngày có người yêu ở tuổi 18, 28,5% ở tuổi 17 và
có đến 10,4% có người yêu ở tuổi 14.
Trong “Nghiên cứu tình dục ở Việt Nam – Những điều đã biết và chưa biết”
(Khuất Thu Hồng – 2001) đã chỉ ra sự biến đổi trong quan niệm, thái độ và hành vi
tình dục ở Việt Nam từ quá khứ đến hiện tại. Quan niệm về quan hệ tình dục và ý
nghĩa của nó trong lớp trẻ hiện nay đã thay đổi rất nhiều, những người càng trẻ càng
có xu hướng tự do hơn, không coi chuyện QHTD trước hôn nhân là điều kinh khủng
như thế hệ trước đã nghĩ.

16
Một nghiên cứu về “Nạo phá thai của nữ sinh viên qua nghiên cứu một số
trường hợp trên địa bàn Hà Nội hiện nay” (Trần Thị Minh Thi, 2001), nghiên cứu đã
chỉ ra nhiều sinh viên không coi trọng trinh tiết và gắn liền tình yêu và tình dục và một
nguyên nhân dẫn đến nạo hút thai trong sinh viên là do thay đổi về giá trị, chuẩn mực.
Trong nghiên cứu “Tìm hiểu nhu cầu thông tin về sức khỏe sinh sản VTN
qua nghiên cứu thư gửi về Chương trình “Cửa sổ tình yêu’, của Đài tiếng nói Việt
Nam” (Nguyễn Thị Tuyết Minh, 2002) đã chỉ ra hiện tượng QHTD THN ngày càng
trở nên phổ biến hơn, 70% sinh viên gọi điện xin tư vấn về tình dục, mang thai
ngoài ý muốn và các biện pháp tránh thai.
Đề tài “Thực trạng nhận thức và thái độ của học sinh Trung học phổ thông
Hà Nội với giáo dục SKSS VTN những giải pháp trong thời gian tới” của Lê Thị
Ngọc Bích, 2003 cũng đã đề cập đến vấn đề tình dục, quan hệ tình dục an toàn, thái
độ của học sinh về hành vi quan hệ tình dục trước hôn nhân. Có tới 50.2% học sinh
được hỏi khẳng định có hiện tượng QHTD ở tuổi VTN, 18,3% cho rằng đây là hiện
tượng phổ biến, 31,9% cho rầng có nhưng không phổ biến.
Công trình về Quan điểm của sinh viên trường Đại học khoa học xã hội –
nhân văn và Đại học khoa học tự nhiên, Đại học quốc gia Hà Nội về quan hệ tình
dục trước hôn nhân, Khoa XHH 2B, 2006 cũng đề cập đến thực trạng quan hệ tình

dục trước hôn nhân trong sinh viên có tới 23,1% số người được hỏi trả lời đã từng
QHTD. Tỷ lệ nam sinh viên QHTD cao gấp 2,2 lần so với nữ sinh viên. Có tới 5.4%
QHTD lần đầu tiên khi 15 tuổi; Từ 15-17 tuổi chiếm 17,9%. Tuổi trung bình có
QHTD lần đầu tiên là 19,7 tuổi tương đương kết quả điều tra của SAVY (19,6 tuổi
trong đó nam là 20 tuổi nữ là 19,4 tuổi).
Dựa trên số liệu định lượng của cuộc “Điều tra cơ bản thực trạng bình đẳng
giới và tác động của chính sách đối với phụ nữ, nam giới nhằm phục vụ công tác
hoạch định chính sách ở Việt Nam” (Viện Khoa học xã hội, 2006), bài viết “Thái độ
về quan hệ ngoài hôn nhân và tình dục” đã phân tích vấn đề thái độ về quan hệ tình
dục trước hôn nhân trong mối tương quan với các yếu tố khu vực, nhóm tuổi và
trình độ học vấn người trả lời. Kết quả nghiên cứu cho thấy những quan niệm và giá

17
trị đạo đức truyền thống vẫn là yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến thái độ về tình dục
ngoài hôn nhân nói chung và trước hôn nhân nói riêng. Quan hệ tình dục trước hôn
nhân nhìn chung không được chấp nhận. Nam đồng ý với vấn đề này nhiều hơn nữ.
Nếu hai người có ý định tiến tới hôn nhân thì quan hệ tình dục dễ được chấp nhận
hơn. Thái độ đồng ý với quan hệ tình dục trước hôn nhân tăng theo nhóm tuổi và
trình độ học vấn.
Cuộc điều tra ban đầu về Sức khỏe sinh sản thanh thiếu niên Việt Nam, 2006
của PGS.TS Nguyễn Thị Thiềng – Ths. Lưu Bích Ngọc cũng cho thấy tỷ lệ thanh
thiếu niên độc thân đang có người yêu cho biết đã từng có quan hệ tình dục chiếm
15,6%. Ở mọi độ tuổi, tỷ lệ nam muốn có QHTD trong lần quan hệ đầu tiên luôn
cao hơn nữ (77,8% nam so với 63,2% nữ) qua đó cho thấy trong QHTD nam thanh
thiếu niên thường chủ động còn nữ thì bị động. Thái độ của thanh thiếu niên đối với
vấn đề QHTD trước hôn nhân không thống nhất, có người hoàn toàn phản đối, có
người lại cho rằng tùy từng hoàn cảnh mà chấp nhận hay phản đối. Song cũng có ý
kiến lại nhận định có thể hoàn toàn chấp nhận, coi nhu cầu QHTD cũng giống như
nhu cầu cơm ăn, nước uống hàng ngày.
Đề tài: “Đoàn thanh viên với việc chăm sóc sức khỏe sinh sản cho VTN/TN”

được Trung tâm Tổng hợp TTN, do TS Trần Văn Miều làm chủ nhiệm, năm 2006
đã nghiên cứu nhiều khía cạnh khác nhau về vai trò của Đoàn trong công tác chăm
sóc SKSS VTN/TN, về quan hệ tình dục trước hôn nhân của VTN/TN;
Một nghiên cứu về “Thái độ của sinh viên về quan hệ tình dục trước hôn
nhân (nghiên cứu tại Đại học Quốc gia Hà Nội)” Mai Thanh Tú, Hà Nội 2007 đã đề
cập đến thực trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân của sinh viên có tới 22,6% số
người được hỏi trả lời đã từng quan hệ tình dục trong đó 31,4% nam sinh viên đã
từng QHTD, nữ là 14,1% tỷ lệ nam cao hơn 2,2 lần so với nữ, tuổi quan hệ lần đầu
tiên là 19,77 tuổi. Trong số người đã từng QHTD, có 73,9% đã từng sử dụng một
trong số các biện pháp tránh thai. Tỷ lệ sinh viên chấp nhận quan hệ tình dục trước
hôn nhân là 21,4%, tương đương 1/5 số sinh viên trong mẫu điều tra. Đề tài cũng
chỉ rất rõ những yếu tố tác động tới thái độ của sinh viên về vấn đề này;

18
Bài báo “Xu hướng sống thử của thanh niên Việt Nam (Nguyễn Thị Quỳnh
Hoa, 2007) dựa trên cuộc khảo sát trên Báo điện tử VnExpress.net và các ý kiến trên
diễn đàn cho thấy con số những người sống thử chỉ bằng một nửa số người ủng hộ.
Đề tài: Hành vi tình dục và kiến thức tình dục an toàn của học sinh phổ thông
trung học trên địa bàn hiện nay (nghiên cứu trường hợp trường phổ thông trung học
Phan Đình Phùng – Quận Ba Đình – Hà Nội) Nguyễn Thanh Vân , 2008 đề tài đã đề
cập đến về mức độ quan tâm, thái độ, những hiểu biết và hành vi của học sinh phổ
thông trung học về tình dục an toàn và hành vi tình dục. Trong đó 28,4% có quan
điểm có thể chấp nhận vấn đề QHTD THN, 13,2% cho là chuyện bình thường trong
xã hội. Tỷ lệ quan điểm của nam thoáng hơn nữ. Độ tuổi QHTD từ 19-25 chiếm tỷ
lệ đa số người lựa chọn. Lý do có QHTD của đối tượng nghiên cứu cao nhất chủ
yếu là do tò mò muốn thử nghiệm cảm giác. Đa số học sinh biết được mức độ ảnh
hưởng của QHTD không an toàn tuy nhiên các em bị ảnh hưởng bởi phim ảnh mang
tính kích dục và quan trọng hơn các em muốn thử nghiệm cảm giác, muốn khẳng
định bản thân với bạn bè, gia đình về sự trưởng thành của mình.
Đề tài “Nhận thức thái độ của sinh viên về quan hệ tình dục, tình yêu”

(nghiên cứu trường hợp Đại học quốc gia Hà Nội, Chủ nhiệm đề tài: Mai Tuyết
Hạnh, 2008 cũng đã nghiên cứu về nhận thức của sinh viên về quan hệ tình dục –
tình yêu, về độ tuổi quan hệ tình dục, quan niệm về trinh tiết, kiến thức về tình dục
và quan hệ tình dục, kiến thức về các biện pháp tránh thai và bệnh lây qua đường
tình dục, thái độ của sinh về về quan hệ tình dục trước hôn nhân, một số các yếu tố
tác động đến hành vi quan hệ tình dục của sinh viên.
Đề tài “Yếu tố tác động tới hành vi tình dục trước hôn nhân của thanh niên
Hà Nội trong bối cảnh hội nhập” (Phân tích số liệu Điều tra tình dục và sức khỏe
sinh sản vị thành niên và thanh niên Hà Nội 2006) của Nguyễn Thị Hồng, 2008. Đề
tài cũng chỉ ra được thực trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân của thanh niên Hà
Nội trong bối cảnh đổi mới, chỉ ra các yếu tố tác động tới hành vi tình dục trước hôn
nhân của thanh niên Hà Nội. Đặc biệt trên cơ sở phân tích thực trạng đề tài đưa ra các

19
dự báo về xu hướng hành vi tình dục trước hôn nhân của thanh niên, đồng thời đề
xuất về chính sách đối với vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân của thanh niên.
Đề tài “Thực trạng nhận thức, hành vi về tình dục và các biện pháp tránh thai
của sinh viên các trường Đại học ở Hà Nội hiện nay” (Đề tài nghiên cứu tại Trường
Đại học Khoa học xã hội và nhân văn; Đại học Quốc gia Hà Nội; Đại học Bách
khoa Hà Nội và Đại học Văn hóa Hà Nội), do Trương Thị Thúy Hạnh, 2009. Đề tài
cũng đề cập đến thực trạng nhận thức, hành vi của sinh viên về tình dục, các biện
pháp tránh thai, các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Phân tích sâu các yếu tố
tác động đến nhận thức, hành vi về tình dục và các BPTT và đưa ra được một số
khuyến nghị để nâng cao kiến thức, hành vi của sinh viên về QHTD THN.
Thực tế cho thấy, từ trước tới nay có rất nhiều các đề tài nghiên cứu về
QHTD THN chủ yếu đối với đối tượng thanh niên là học sinh, sinh viên, rất ít đề tài
nghiên cứu tìm hiểu riêng về các đối tượng thanh niên khác, nhất là những nghiên
cứu đối với đối tượng là thanh niên công nhân về vấn đề này. Có chăng mới chỉ là
những bài báo phản ánh thực trạng tình hình thực tế của thanh niên công nhân chưa
thực sự có những nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này. Việc nghiên cứu đề tài này

dưới góc độ xã hội học là vô cùng cần thiết nhằm góp phần bổ sung và làm rõ thêm
vấn đề nghiên cứu.
1.2. Các lý thuyết vận dụng để nghiên cứu:
1.2.1. Lý thuyết hành vi :
Xuất phát của thuyết này là từ hành vi của mỗi cá nhân. Những người theo
thuyết hành vi quan niệm rằng tất cả hay phần lớn các hành vi của con người đều
được giải thích theo mô hình kích thích và phản ứng. Đại biểu cho lý thuyết này là
hai nhà xã hội học người Mỹ : Moreno (1982 – 1974) và Hopmans (11 – 8 - 1910).
Theo thuyết hành vi, một là, ở mỗi con người đều có những động cơ riêng rẽ
nhất định, song nó không đóng vai trò gì quan trọng trong các hành vi của họ; hai là
những động cơ của con người thường mang tính chủ quan, và đã là chủ quan thì
không có tính quy luật…Do đó, chúng ta không thể nghiên cứu những động cơ chủ
quan của con người về mặt khoa học mà chỉ có thể tự biện về nó mà thôi. Chúng ta

20
không thể tái tạo được những gì đang diễn ra trong nội tâm con người, điều quan
trọng và cái duy nhất chúng ta có thể nắm bắt được là những hiện tượng bộc lộ ra
bên ngoài. Những người theo thuyết hành vi luôn coi hành vi là những phản ứng
theo tình huống, cứ cho một tác động hay một kính thích vào một cá thể nào đó thì
sẽ nhận một phản ứng nhất định, những phản ứng này độc lập với động cơ chủ quan
của con người.
Như vậy, ta có công thức nổi tiếng trong tâm lý học : S – R (kích thích –
phản ứng). Hành vi xuất phát từ mô hình kích thích – phản ứng. Còn hành động
diễn ra theo nguyên tắc hành động phản ứng có suy nghĩ. Trong hành vi không có
động cơ, người ta chỉ phản ứng thôi. Trong hành động có động cơ, người ta muốn
đạt được một cái gì đó.
Những người theo thuyết này kỳ vọng rằng người ta sẽ phản ứng như nhau
trước những kích thích giống nhau mặc dù động cơ trong họ khác nhau. Vì thế, ý
tưởng có liên quan đến cái hộp đen đã ra đời. Ở đây, con người là một cái hộp đen.
Điều đó có nghĩa là nhiều điều có thể diễn ra trong cái hộp đen đó. Điều quan trọng

ở đây là muốn nghiên cứu xem một kích thích có gây ra một phản ứng tương ứng
hay không. Đối với những người theo thuyết hành vi chủ nghĩa, người ta chỉ quan
tâm tới cái chung, tức là với kích thích giống nhau thì có phản ứng như nhau. Họ
theo đuổi mục đích nghiên cứu là phát hiện ra quy luật của nó trong quá trình diễn
biến từ S đến R, và bỏ qua các đặc điểm cá nhân.
S (kích thích)   R (phản ứng)
Hộp đen
(Black Box)
Hạn chế của thuyết hộp đen là ở chỗ, nó chỉ quan tâm đến cái tự nhiên mà bỏ
qua cái xã hội, chỉ quan tâm đến cái chung mà bỏ qua cái cụ thể, nó nhấn mạnh
nhiều đến con người tự nhiên, sinh hoá hơn là con người xã hội, loại trừ khỏi con
người cái riêng biệt, cái độc đáo, đặc thù.
Thuyết này đã nhận được sự phê phán từ nhiều phía. Ví dụ, con người cho
rằng thuyết này đối xử với con người như những con chuột bạch trong thực nghiệm.

21
Max Weber thì nói: điều quan trọng là người ta có thể nắm bắt được nội tâm con
người, và chính những hiện tượng được bộc lộ ra ngoài là sự phản ánh các hộp đen.
Tuy vậy, cũng có đôi điều đúng đắn trong quan điểm về thuyết hộp đen này.
Đặc biệt là trong nghiên cứu thực nghiệm. Trong chiến tranh thế giới thứ hai, dưới sự
lãnh đạo của Coleman, người ta đã tiến hành nhiều cuộc thực nghiệm trong các đơn vị
huấn luyện của quân đội Mỹ. Ví dụ, đo các phản ứng của các binh sĩ khi bị tấn công.
Bên cạnh xu hướng này, trong thuyết hành vi còn có xu hướng lý thuyết thứ
hai, là biến thái, biến cách, là sự thay đổi bản chất của lý luận này được gọi là
“thuyết biến cách”. Đại biểu của thuyết này là Coleman (nhà tâm lý học người
Mỹ). Thuyết này xuất phát từ chỗ cho rằng con người trong khuôn khổ hộp đen của
mình có một loại cơ chế. Cơ chế đó điều khiển các quá trình diễn ra trong hộp và
được gọi là “sự lựa chọn hợp lý” (Rationalchoice). Nó được mô tả như sau: trong
một loạt các tác nhân kích thích khác nhau tác động vào con người, người ta chỉ
phản ứng lại với những kích thích nào đó có ý nghĩa trực tiếp tới lợi ích và sự bảo

tồn cho bản thân mình. Còn những kích thích không phù hợp và không có ích thì bị
khước từ, loại bỏ.
Luận điểm thứ hai về của thuyết biến cách là luận điểm về cái quyết định
hợp lý được dựa trên cơ sở lợi ích có tính mục đích của con người. Trong xã hội
phương Tây, cái hợp lý – có ích đóng một vai trò quan trọng trong hành vi chỉ mục
đích có nghĩa là toàn bộ sự nỗ lực hoạt động của người ta chỉ nhằm đạt được một
mục đích mà thôi.
Tuy có nhiều hạn chế, phương pháp sự lựa chọn hợp lý đã được sử dụng
rộng rãi trong nghiên cứu thị trường, trong quân sự, trong chính trị và kinh tế.
Tóm lại, thuyết hành vi là thuyết cho rằng sự phát triển hành vi của con
người phụ thuộc vào kích thích. Con người đóng vai trò là một cơ quan. Hành vi
của con người không phụ thuộc vào động cơ tình cảm của họ. Trong phạm vi của
luận văn này, tác giả sẽ xem xét nhận thức của thanh niên công nhân về quan hệ
tình dục trước hôn nhân như là các hộp đen. Khi đó, các phương tiện truyền thông

22
đại chúng, các cá nhân như bố/mẹ, anh/chị/em, bạn/bè, cán bộ tuyên truyền, môi
trường sống, điều kiện kinh tế…sẽ đóng vai trò là nguồn cung cấp kích thích tác
động đến hộp đen này. Từ đó, ta có thể đo được phản ứng của thanh niên công nhân
về các vấn đề nhận thức, thái độ, hành vi của thanh niên công nhân về quan hệ tình
dục trước hôn nhân.
1.2.2: Lý thuyết về hành vi lệch chuẩn
Cơ sở lý luận của đề tài là lý thuyết xã hội học về hành vi lệch chuẩn. Một
cách chung nhất, lệch chuẩn là sự vi phạm các chuẩn mực xã hội- đó là những
khuôn mẫu hành vi được chấp nhận rộng rãi trong xã hội và có chức năng kiểm soát
xã hội.
Theo G.Endruweit và G.Trommsdorff (1989) thì ứng xử cá nhân hay tập thể
được coi là sai lệch nếu phạm phải một trong các điều sau:
- Vi phạm những hi vọng đã được thể chế hóa
- Phạm vào các chuẩn mực của tập thể

- Qua kiểm tra, xã hội thấy phải có hình phạt [44,195]
Như vậy, lệch chuẩn bao gồm những gì đi chệch ra khỏi các chuẩn mực theo
chiều hướng không được ủng hộ. Trong đề tài này, quan hệ tình dục trước hôn nhân
được xem như là một hành vi đi chệch các chuẩn mực đạo đức truyền thống của
Việt Nam.
1.2.3. Lý thuyết xã hội hóa
Xã hội hóa là quá trình mà qua đó cá nhân nội hóa những quy tắc, chuẩn mực
giá trị của một xã hội. Sau đó, cá nhân sẽ ngoại hóa những gì hấp thụ và học được
qua hành động xã hội của mình. Xã hội hóa trước hết được hiểu như là một quá
trình theo đó đứa trẻ lớn lên trong xã hội. Nhưng theo một nghĩa rộng hơn, xã hội
hóa chính là khả năng hội nhập của cá nhân vào một cộng đồng xã hội.
Khi nghiên cứu nhận thức, thái độ, hành vi của thanh niên công nhân về vấn
đề liên quan đến quan hệ tình dục trước hôn nhân, lý thuyết xã hội hóa có thể giải
thích cho chúng ta hiểu được rằng trước những chuẩn mực xã hội đối với vấn đề
tình dục, quan hệ tình dục an toàn, những ảnh hưởng của QHTD THN như thế nào ?

23
Lý thuyết xã hội hóa được dùng làm cơ sở để nhìn nhận và lý giải vấn đề. Có
nhiều cách hiểu khác nhau về xã hội hóa. Căn cứ vào tính chủ động của cá nhân
trong quá trình xã hội hóa, chúng ta có thể chia thành hai loại :
+ Loại 1: ít đề cập đến tính chủ động của cá nhân trong quá trình thu nhận
kinh nghiệm xã hội. Các cá nhân bị khuôn sẵn vào các chuẩn mực.
Một đại diện cho cách hiểu này là Neil Smelser. Ông cho rằng “Xã hội hóa là
quá trình mà trong đó cá nhân học cách thức hành động tương ứng với vai trò của
mình”, nghĩa là vai trò của cá nhân chỉ giới hạn trong việc tiếp nhận các kinh
nghiệm, giá trị, chuẩn mực.
+ Loại 2: Khẳng định tính tích cực, sáng tạo của cá nhân trong quá trình thu
nhận kinh nghiệm xã hội. Cá nhân không chỉ tiếp thu những kinh nghiệm xã hội mà
còn tham gia vào quá trình tạo ra những kinh nghiệm xã hội.
Nhà xã hội học Mỹ J.H.Fichter đã chú ý hơn tới tính tích cực của cá nhân khi

ông cho rằng “xã hội hóa là một quá trình tương tác giữa người này và người khác,
kết quả là một sự chấp nhận những khuôn mẫu hành động đó”. G.Andreeva đã nêu
được cả hai mặt của quá trình xã hội hóa. Bà cho rằng “xã hội hóa là quá trình hai
mặt. Một mặt, cá nhân tiếp nhận kinh nghiệm xã hội bằng cách thâm nhập vào môi
trường xã hội, vào hệ thống các quan hệ xã hội. Mặt khác, cá nhân tái sản xuất một
cách chủ động các mối quan hệ xã hội thông qua chính việc họ tham gia vào các
hoạt động và thâm nhập vào các mối quan hệ xã hội”.
Như vậy, cá nhân trong quá trình xã hội hóa không đơn thuần thu nhận kinh
nghiệm xã hội, mà còn chuyển hóa nó thành những giá trị, xu hướng của cá nhân để
tham gia tái tạo, “tái sản xuất” chúng trong xã hội. Mặt thứ nhất của quá trình xã hội
hóa thu nhận kinh nghiệm xã hội thể hiện sự tác động của con người tới môi trường.
Mặt thứ hai của quá trình thể hiện sự tác động của con người trở lại môi trường
thông qua hoạt động của mình. [9, 257-259].
Áp dụng vào đề tài này cho thấy nhận thức, thái độ, hành vi của thanh niên
công nhân được hình thành trên cơ sở tiếp thu những kinh nghiệm, giá trị, chuẩn
mực của môi trường sống. Bản thân họ cũng có khả năng tác động trở lại làm biến

×