Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm tại công ty cổ phần may hữu nghị xí nghiệp may 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (11.43 MB, 102 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TPHCM

---------------

TỪ THÚY TƢỚC

GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG SẢN PHẨM
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY HỮU NGHỊ
XÍ NGHIỆP MAY 5

Chuyên ngành:

Quản trị kinh doanh (hướng ứng dụng)

Mã số:

60340102

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN HỮU LAM

Tp. Hồ Chí Minh – năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân, được xuất phát
từ yêu cầu phát sinh trong công việc để hình thành hướng nghiên cứu. Các số liệu
có nguồn gốc rõ ràng tuân thủ đúng nguyên tắc và kết quả trình bày trong luận văn
được thu thập trong quá trình nghiên cứu là trung thực chưa từng được ai công bố


trước đây.
TPHCM, tháng 12 năm 2016
Tác giả luận văn

Từ Thúy Tước


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ ĐỒ THỊ
MỞ ĐẦU

1

1.

Tính cấp thiết của đề tài ...............................................................................1

2.

Mục tiêu nghiên cứu ....................................................................................2

3.

Đối tƣợng và Phạm vi nghiên cứu...............................................................2


5.

4.1.

Thời gian nghiên cứu ............................................................................3

4.2.

Địa điểm nghiên cứu .............................................................................3

4.3.

Phương pháp nghiên cứu ......................................................................3

Cấu trúc đề tài nghiên cứu ..........................................................................4

CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG SẢN PHẨM5
1.1. Khái niệm về sản phẩm và chất lƣợng sản phẩm .......................................5
1.1.1. Khái niệm về sản phẩm .........................................................................5
1.1.2. Khái niệm về chất lượng .......................................................................7
1.1.3. Khái niệm về chất lượng sản phẩm.......................................................7
1.2. Các thuộc tính của chất lƣợng sản phẩm ...................................................8
1.3. Phân loại chất lƣợng sản phẩm...................................................................9
1.3.1. Chất lượng thiết kế ................................................................................9
1.3.2. Chất lượng tiêu chuẩn ...........................................................................9
1.3.3. Chất lượng thực tế ...............................................................................10
1.3.4. Chất lượng cho phép ...........................................................................10


1.3.5. Chất lượng tối ưu ................................................................................11

1.4. Các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng sản phẩm .....................................11
1.4.1. Nhóm các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp ..........................................12
1.4.2. Nhóm các nhân tố bên trong doanh nghiệp ........................................14
1.5. Các phƣơng pháp quản lý chất lƣợng sản phẩm ......................................16
1.5.1. Phương pháp kiểm tra chất lượng – I (Inspection) .............................16
1.5.2. Phương pháp kiểm soát chất lượng – QC (Quality Control) ..............17
1.5.3. Phương pháp đảm bảo chất lượng – QA (Quality Assurance) ...........18
1.5.4. Phương pháp quản trị chất lượng toàn diện (TQM- Total Quality
Managenment) ...............................................................................................18
1.5.5. Phương pháp quản trị chất lượng theo chuẩn ISO 9000 .....................21
TÓM TĂT CHƢƠNG I .......................................................................................23
CHƢƠNG II: THỰC TRẠNG VỀ CHẤT LƢỢNG VÀ VIỆC NÂNG CAO
CHẤT LƢỢNG SẢN PHẨM MAY MẶC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MAY
HỮU NGHỊ - XÍ NGHIỆP MAY 5 (SGS)

24

2.1. Giới thiệu về Công ty cổ phần may Hữu Nghị..........................................24
2.1.2. Cơ cấu tổ chức ....................................................................................24
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh ............................................................26
2.2. Phân tích thực tế chất lƣợng và việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm tại
Công ty cổ phần may Hữu Nghị - Xí nghiệp may 5 (SGS) ...............................29
2.2.1. Tình trạng chất lượng hàng dệt may của Công ty cổ phần may Hữu
Nghị - Xí nghiệp may 5 (SGS) ......................................................................29
2.2.2. Mô hình áp dụng nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công ty cổ phần
may Hữu Nghị - Xí nghiệp may 5 (SGS) ......................................................31
2.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng sản phẩm của Công ty cổ phần
may Hữu Nghị - Xí nghiệp may 5 (SGS) ...........................................................35
2.3.1. Nhóm các nhân tố bên ngoài doanh nghiệp ........................................35



2.3.2. Nhóm các nhân tố bên trong doanh nghiệp ........................................45
2.4. Đánh giá hiệu quả công tác nâng cao chất lƣợng sản phẩm tại Công ty
cổ phần may Hữu Nghị - Xí nghiệp may 5 (SGS) .............................................58
2.4.1. Thành tựu đạt được trong công tác nâng cao chất lượng sản phẩm tại
Công ty cổ phần may Hữu Nghị - Xí nghiệp may 5 (SGS) ...........................58
2.4.2. Những tồn tại trong công tác nâng cao chất lượng sản phẩm tại Công
ty cổ phần may Hữu Nghị - Xí nghiệp may 5 (SGS) .....................................60
TÓM TẮT CHƢƠNG II .....................................................................................62
CHƢƠNG III: MỘT SỐ PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
CHẤT LƢỢNG SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY HỮU NGHỊ XÍ NGHIỆP MAY 5 (SGS)

63

3.1. Phƣơng hƣớng phát triển của Công ty cổ phần may Hữu Nghị - Xí
nghiệp may 5 (SGS) giai đoạn 2015 – 2020 ......................................................63
3.2. Giải pháp nâng cao chất lƣợng sản phẩm tại Công ty cổ phần may Hữu
Nghị - Xí nghiệp may 5 (SGS) giai đoạn 2015 – 2020 ......................................64
3.2.1. Đào tạo nâng cao tay nghề và ý thức trách nhiệm cho người lao động ..
.............................................................................................................64
3.2.2. Đào tạo tập trung ngay tại xí nghiệp ...................................................65
3.2.3. Tăng cường bổ sung, nâng cao kiến thức về chất lượng sản phẩm ....67
3.2.4. Quan tâm hơn đến đời sống người lao động .......................................69
3.2.5. Áp dụng chế độ thưởng phạt về chất lượng hợp lý.............................70
3.2.6. Tăng cường quản lý về chất lượng của đội ngũ lãnh đạo doanh nghiệp
.............................................................................................................71
3.2.7. Đầu tư đổi mới trang thiết bị, nâng cao hiệu suất sử dụng trang thiết bị
hiện có ............................................................................................................78
3.2.8. Đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu thị trường, tìm kiếm thị trường tiềm
năng .............................................................................................................79



3.2.9. Quản lý chặt chẽ quá trình sản xuất, đề cao công tác tiết kiệm chi phí ..
.............................................................................................................82
3.3. Một số kiến nghị đối với các nhà làm chính sách ....................................83
TÓM TẮT CHƢƠNG III....................................................................................85
KẾT LUẬN
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC A – Bảng biểu bổ sung
PHỤ LỤC B – Bảng câu hỏi khảo sát sát cán bộ, công - nhân viên

87


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TỪ VIẾT TẮT
CMT
Hugamex
ISO
ITOKIN
KH – SX
KTCN
OBM
OEM
ONWARD
PDCA
QA
QC
SANYO SHOKAI
SGS

SUMITEX
TCDN
TCKT
TCLĐ
TCN
TCVN
TQM
XNK

TỪ VIẾT ĐẦY ĐỦ
Cut - Make – Trim
Công ty cổ phần may Hữu Nghị (tên tiếng Anh: Huu Nghi
Garment Joint Stock Co.)
International Standardization Organization (Tổ chức Quốc
tế về Tiêu chuẩn hóa)
ITOKIN CO., Ltd. (Công ty Trách nhiệm hữu hạn Itokin)
Kễ hoạch – Sản xuất
Kỹ thuật công nghệ
Original Brand Manufacturing
Original Equipment Manufacturing
ONWARD KASHIYAMA Co.,Ltd.(Công ty Trách nhiệm
hữu hạn Onward Kashiyama)
Plan – Do – Check – Act (Lập kế hoạch – Thực hiện –
Kiểm tra – Hành động)
Quality Assurance (Đảm bảo chất lượng)
Quality Control (Kiểm soát chất lượng)
SANYO SHOKAI Ltd. (Công ty Trách nhiệm hữu hạn
Sanyo Shokai)
Công ty cổ phần May Hữu Nghị - Xí nghiệp May 5
Sumitex International Company Ltd.

Tiêu chuẩn doanh nghiệp
Tài chính kế toán
Tổ chức lao động
Tiêu chuẩn ngành
Tiêu chuẩn Việt Nam
Total Quality Management (Quản trị chất lượng toàn diện)
Xuất nhập khẩu


DANH MỤC HÌNH VẼ - ĐỒ THỊ
Hình 1. Mô hình quản lý chất lượng theo quá trình (ISO) ............................................... 4
Hình 1.1. Cấu tạo của một sản phẩm theo lý thuyết marketing ....................................... 6
Hình 1.2. Sơ đồ Sacato Siro về mối quan hệ giữa chất lượng và chi phí ...................... 11
Hình 1.3. Mô hình các yếu tố tác động đến chất lượng sản phẩm ................................. 12
Hình 1.4. Mô hình 12 bước triển khai áp dụng TQM của John S. Oakland .................. 19
Hình 2.1. Cơ cấu tổ chức công ty cổ phần may Hữu Nghị (Hugamex) ......................... 25
Biểu đồ 2.1. Doanh thu và lợi nhuận của Công ty Cổ phần may Hữu Nghị giai đoạn
2012 – 2015 .................................................................................................................... 27
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu sản phẩm năm 2015 của SGS ........................................................ 28
Biểu đồ 2.3. Số lượng hàng đạt chuẩn và hàng lỗi theo từng tháng của SGS từ tháng
1/2015 – 12/2015 ............................................................................................................ 29
Biểu đồ 2.4. Số lượt lỗi sản phẩm của SGS từ 2012 – 2015 .......................................... 30
Hình 2.2. Quy trình sản xuất áp dụng tại SGS ............................................................... 32
Biểu đồ 2.5. Biểu đồ Pareto về các loại khuyết tật trong sản phẩm của SGS năm
2015 ................................................................................................................................ 33
Hình 2.3. Sơ đồ Ishikawa liên quan đến lỗi đường diễu và đường may tại SGS năm
2015 ................................................................................................................................ 34
Biểu đồ 2.6. Thị phần thị trường dệt may Việt Nam năm 2012 .................................... 37
Hình 2.4. Chuỗi giá trị dệt may toàn cầu ....................................................................... 38
Hình 2.5. Các phương thức gia công hàng xuất khẩu may mặc .................................... 39

Biểu đồ 2.7. Tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam 2010-2013 ... 41


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Năng lực sản xuất của các xí nghiệp trực thuộc Hugamex năm 2015........... 26
Bảng 2.3. Số lượng lỗi sản phẩm của SGS trong năm 2014 .......................................... 31
Bảng 2.5. Thông tin cán bộ tham gia khảo sát tại SGS.................................................. 46
Bảng 2.6. Cơ cấu lao động SGS theo giới tính và độ tuổi năm 2015 ............................ 47
Bảng 2.7. Trình độ chuyên môn nhân sự SGS năm 2015 .............................................. 47
Bảng 2.8. Kết quả khảo sát đánh giá công tác tuyển dụng và đào tạo tại SGS.............. 48
Bảng 2.9. Số lượt nhân viên SGS tham gia đào tạo chuyên môn 2015 ......................... 48
Bảng 2.10. Kết quả khảo sát đánh giá nguồn lực trong bộ phận đáp ứng thực tiễn
công việc và đáp ứng nhu cầu của khách hàng tại SGS ................................................. 49
Bảng 2.11. Kết quả khảo sát đánh giá nguồn lực trong công tác kiểm soát, đảm bảo
sức khỏe cho người lao động làm việc tại văn phòng và nhà máy SGS ........................ 49
Bảng 2.12. Bảng tổng hợp thiết bị sản xuất của xí nghiệp SGS năm 2015 ................... 50
Bảng 2.13. Kết quả khảo sát đánh giá cung cấp và duy trì cơ sở vật chất phục vụ cho
hoạt động tại SGS........................................................................................................... 51
Bảng 2.14. Tình hình sử dụng nguyên vật liệu tại SGS năm 2015 ................................ 52
Bảng 2.15. Tình hình sử dụng phụ liệu may tại SGS năm 2015 .................................... 52
Bảng 2.16. Kết quả khảo sát đánh giá việc lập quy trình hướng dẫn công việc tại
SGS................................................................................................................................. 54
Bảng 2.17. Kết quả khảo sát đánh giá tính đầy đủ, sẵn sàng và phù hợp với hoạt
động thực tế công việc của hệ thống tài liệu hiện tại trong SGS ................................... 54
Bảng 2.18. Kết quả khảo sát đánh giá các quy trình hướng dẫn công việc đã ban
hành được áp dụng vào công việc tại SGS..................................................................... 55
Bảng 2.19. Kết quả khảo sát đánh giá về vấn đề hoạt động sản xuất tại SGS ............... 56
Bảng 2.20. Kết quả khảo sát đánh giá về vấn đề đo lường phân tích và cải tiến tại
SGS................................................................................................................................. 57
Bảng 2.21. Kết quả khảo sát đánh giá các việc đo lường và đánh giá hiệu quả công

việc tại SGS .................................................................................................................... 57
Bảng 2.22. Kết quả khảo sát đánh giá mức độ phù hợp của việc thu thập và tổng
hợp thông tin cho việc xem xét của lãnh đạo tại SGS ................................................... 58
Bảng 2.2. Số lượng đơn hàng có trị giá trên 50.000 USD từ thị trường Nhật Bản
năm 2014 của SGS


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo số liệu từ trang Statista, Việt Nam là quốc gia đứng thứ 11 về giá trị
kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may toàn thế giới năm 2014, với giá trị đạt 5 tỷ đô
la Mỹ. Kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may năm 2014 chiếm 13% tổng kim ngạch
xuất khẩu cả nước. Trong tương quan chung với các ngành kinh tế khác, dệt may
Việt Nam vẫn luôn là lĩnh vực mũi nhọn. Với tốc độ tăng trưởng nhanh và mạnh
như hiện nay, ngành dệt may không chỉ đóng vai trò quan trọng đối với mục tiêu
phục hồi đà tăng trưởng kinh tế, mà còn đảm bảo cân bằng cán cân thương mại của
Việt Nam.
Theo Quyết định số 3218/QĐ-BCT của Bộ Công Thương, Việt Nam đã sớm
đặt mục tiêu tăng trưởng chiến lược cho ngành dệt may. Dự tính đến năm 2020, kim
ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam sẽ đạt giá trị 36 tỷ đô la Mỹ và con
số này là 64 tỷ đô la Mỹ vào năm 2030. Việt Nam sẽ phấn đấu đứng thứ hai trong
top các nước xuất khẩu dệt may lớn nhất trên toàn thế giới. Đồng thời, khẳng định
đến năm 2020 dệt may Việt Nam sẽ có từ 5-7% các thương hiệu lớn hội nhập với
thị trường thế giới.
Trước mục tiêu lớn lao này, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam buộc phải
có những bước chuyển mình mạnh mẽ về nguồn lực nội tại của mình. Đặc biệt, vấn
đề nâng cao chất lượng sản phẩm như thế nào để bắt kịp với xu hướng tiêu dùng
hiện đại và phù hợp với các thị trường khó tính được các doanh nghiệp Việt Nam

hết sức quan tâm.
Đối với Công ty Cổ phần May Hữu Nghị, một thành viên của Tập đoàn Dệt
May Việt Nam – VINATEX, vấn đề nâng cao chất lượng sản phẩm được xem như
yếu tố sống còn, là cứu cánh giúp công ty vượt qua những khó khăn trong giai đoạn
quá độ để vươn mình bắt kịp xu hướng hội nhập với thế giới. Đặc biệt, với đặc thù
là một công ty chuyên kinh doanh, xuất nhập khẩu trực tiếp hàng may mặc cao cấp


2

sang các thị trường khó tính như Nhật Bản, Mỹ, châu Âu,… vấn đề làm sao để đảm
bảo được một tiêu chuẩn chất lượng phù hợp nhất với khách hàng mục tiêu, đồng
thời vẫn tiết kiệm chi phí là thách thức không nhỏ đối với doanh nghiệp này.
Xuất phát từ thực tế đó, tác giả đã chọn đề tài “Giải pháp nâng cao chất lượng
hàng may mặc tại công ty Cổ phần May Hữu Nghị - Xí Nghiệp May 5” làm đề tài
luận văn tốt nghiệp thạc sỹ của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn này hướng đến mục đích xác định thực trạng chất lượng hàng May
mặc tại Xí Nghiệp May 5 – Công ty cổ phần May Hữu Nghị hiện nay. Bên cạnh đó,
nó cũng tập trung tìm hiểu để xác định chất lượng mong muốn từ phía đối tượng
khách hàng mục tiêu. Cùng với đó, nghiên cứu cũng sẽ tiến hành hoàn thiện và
kiểm soát quá trình thực hiện tiêu chuẩn chất lượng đã định cho sản phẩm. Cuối
cùng, tác giả sẽ đề xuất một số biện pháp hoàn thiện công tác nâng cao chất lượng
sản phẩm tại xí nghiệp.
3. Đối tƣợng và Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm,
chất lượng mong đợi và chất lượng cảm nhận của cán bộ công nhân viên, khách
hàng.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài được triển khai theo các tiêu chí về nội dung,
không gian và thời gian.

Về mặt nội dung, đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề thuộc lĩnh vực nâng
cao chất lượng sản phẩm hàng dệt may.
Về không gian, các nội dung nghiên cứu trên được tiến hành tại xí nghiệp May
5 – Công ty cổ phần may Hữu Nghị - Xí nghiệp may 5 (SGS)
Về thời gian, các đề xuất trong luận văn có ý nghĩa trong những năm tiếp theo
đến 2020.


3

4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1.

Thời gian nghiên cứu

Luận văn được thực hiện từ tháng 11/2015 đến tháng 5/2016.
4.2.

Địa điểm nghiên cứu

Trụ sở công ty được đặt ở 638 Nguyễn Duy – Quận 8, thành phố Hồ Chí
Minh, Việt Nam. Nhà máy SGS là xí nghiệp hợp tác giữa công ty Sumitex thuộc tập
đoàn Sumitomo của Nhật Bản và Công ty Cổ phần May Hữu Nghị. Về mặt giấy tờ
pháp lý xuất nhập khẩu, cơ sở vật chất sẽ được quản lý bởi công ty Việt Nam. Việc
điều hành sản xuất và quản lý đơn hàng, cán bộ công nhân viên sẽ được thực hiện
bởi công ty Nhật Bản. Việc nghiên cứu sẽ thực hiện tại xí nghiệp May 5 đối với các
đội ngũ lãnh đạo từ phía Hugamex và Sumitex và cán bộ công nhân viên ở Xí
Nghiệp.
4.3.


Phƣơng pháp nghiên cứu

Luận văn này sử dụng phương pháp phân tích, thống kê, so sánh, tổng hợp,
kết hợp nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn để làm rõ chủ đề chính. Bên cạnh
đó, tác giả cũng sẽ sử dụng phương pháp điều tra thu thập số liệu từ xí nghiệp May
5 – Công ty cổ phần may Hữu Nghị - Xí nghiệp may 5 (SGS) để có những con số
cập nhật nhất cho việc phân tích. Một nguồn khác không thể thiếu trong luận văn
này là nguồn dữ liệu thứ cấp được thu thập từ tài liệu của các giảng viên hướng dẫn,
các Sở - Ban – Ngành liên quan thuộc Bộ Công Thương. Những nguồn này được kỳ
vọng sẽ mang lại cho tác giả những luận cứ vững chắc, tạo nền tảng phát triển luận
văn của mình.
Đặc biệt, luận văn này cũng sẽ tham khảo mô hình quản lý chất lượng theo
tiêu chuẩn của Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa (ISO) (Hình 1). Đây là mô hình
chung áp dụng cho các công ty theo hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001-2008.
Tuy nhiên ở xí nghiệp chưa áp dụng mô hình này, việc áp dụng mô hình cần thời
gian và nguồn lực lớn cũng như việc thay đổi cơ cấu tổ chức.


4

Hình 1. Mô hình quản lý chất lƣợng theo quá trình (ISO)
5. Cấu trúc đề tài nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu được trình bày thành ba phần tương ứng với các chương
trong phần nội dung:
Chương I: Cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng sản phẩm
Chương II: Thực trạng về chất lượng và việc nâng cao chất lượng sản phẩm
may mặc của Công ty cổ phần may Hữu Nghị - Xí nghiệp may 5 (SGS)
Chương III: Một số phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm
tại Công ty cổ phần may Hữu Nghị - Xí nghiệp may 5 (SGS).



5

CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG SẢN PHẨM
Để có một cái nhìn tổng quan, khái quát về vấn đề nâng cao chất lượng sản
phẩm, các khái niệm và cơ sở lý luận dưới đây được đưa ra làm nền tảng cho đề tài
nghiên cứu.
1.1.

Khái niệm về sản phẩm và chất lƣợng sản phẩm

1.1.1. Khái niệm về sản phẩm
Theo Karl Marx, sản phẩm là kết quả của quá trình lao động dùng để phục vụ
cho việc làm thỏa mãn nhu cầu của con người. Trong nền kinh tế thị trường, người
ta quan niệm sản phẩm là bất cứ thứ gì có thể đáp ứng nhu cầu từ thị trường và
mang lại lợi nhuận. Trong nền kinh tế hàng hoá, sản phẩm được sản xuất với mục
đích là để trao đổi trên thị trường. Vậy có thể nói, sản phẩm là thứ được tạo ra để
đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Trong tiêu chuẩn ISO 9000:2000, sản phẩm được định nghĩa là kết quả của các
hoạt động hay quá trình. Như vậy, sản phẩm được tạo ra từ tất cả mọi hoạt động bao
gồm những hoạt động sản xuất ra của cải vật chất cụ thể hoặc là các dịch vụ. Tất cả
các tổ chức hoạt động trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân đều có thể tạo ra
sản phẩm và cung cấp sản phẩm của mình cho xã hội. Mặt khác, bất kỳ một yếu tố
vật chất nào hoặc một hoạt động do tổ chức nào cung cấp nhằm đáp ứng những yêu
cầu bên trong và bên ngoài của doanh nghiệp đều có thể được gọi là sản phẩm (nêu
trong tài liệu ISO 9000 – Quality Management).
Theo Oakland (2014) sản phẩm được hình thành từ các thuộc tính vật chất hữu
hình và vô hình tương ứng với hai bộ phận cấu thành là phần cứng và phần mềm
của sản phẩm. Phần cứng của sản phẩm là các thuộc tính vật chất hữu hình thể hiện
dưới một hình thức cụ thể rõ ràng bao gồm những vật thể bộ phận và những vật thể

được lắp ráp, kể cả những nguyên vật liệu đã được chế biến. Các thuộc tính phần
cứng phản ánh giá trị sử dụng khác nhau như chức năng, công dụng kỹ thuật, kinh
tế của sản phẩm. Tính hữu ích của các thuộc tính sản phẩm này phụ thuộc rất chặt
chẽ vào mức độ đầu tư của lao động và trình độ kỹ thuật sử dụng trong quá trình sản


6

xuất của các doanh nghiệp. Phần mềm của sản phẩm bao gồm các loại dịch vụ cung
cấp cho khách hàng và các yếu tố như thông tin, khái niệm, các dịch vụ đi kèm
nhằm đáp ứng những nhu cầu tinh thần, tâm lý xã hội của khách hàng. Những yếu
tố phần mềm của sản phẩm ngày càng thu hút sự chú ý của khách hàng nhiều hơn.
Trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay, chính những yếu tố phần mềm lại
tạo ra nhiều lợi thế cạnh tranh khó sao chép hơn là những yếu tố phần cứng của sản
phẩm.
Trong lý thuyết về sản phẩm thuộc phạm trù marketing, sản phẩm được cấu
thành từ ba phần chính, đó là phần cốt lõi, phần cụ thể, và phần phụ thêm (Hình 1.1)
(Neave, 1987)

Phụ tùng kèm theo

Phần phụ thêm của sản phẩm

Bao bì
Phần sản phẩm cụ thể
Giao

Tên

hàng


hiệu

Đặc
Những lợi ích

điểm

và sự

Dịch
vụ sau
khi bán

tín

Phần cốt lõi của sản phẩm

nhiệm

Chất lƣợng

Kiểu dáng

Bảo hành

Hình 1.1. Cấu tạo của một sản phẩm theo lý thuyết marketing
Có thể thấy, sản phẩm được cấu thành từ ba phần chính đó là phần cốt lõi
của sản phẩm, phần sản phẩm cụ thể, phần phụ thêm của sản phẩm. Trong đó, phần
cốt lõi là những giá trị mà sản phẩm đó đem lại cho khách hàng. Phần sản phẩm cụ

thể là thứ mà người tiêu dùng nhận được khi mua sản phẩm đó. Sản phẩm cụ thể có
thể là dịch vụ hoặc vật phẩm hữu hình. Để gia tăng tính hấp dẫn cho sản phẩm, các


7

phần phụ thêm như dịch vụ bảo hành, dịch vụ giao hàng được đưa vào bổ sung cho
sản phẩm.
Tóm lại, sản phẩm có thể là một thuộc tính vật chất hữu hình hoặc vô hình
được hình thành bởi kết quả của các hoạt động hay quá trình. Người tiêu dùng cần
đến sản phẩm bởi những lợi ích cốt lõi của sản phẩm đó đem lại. Việc quyết định
lựa chọn sản phầm được dựa trên phần cụ thể của sản phẩm như bao bì, tên hiệu,
kiểu dáng, chất lượng, v.v… và các đặc điểm phụ thêm như dịch vụ giao hàng, bảo
hành đi kèm của sản phẩm đó.
1.1.2. Khái niệm về chất lƣợng
Chất lượng là một yếu tố dùng để đo lường sự hoàn thiện của sản phẩm và nêu
nên vai trò của sản phẩm đó trong việc đem lại giá trị cho người tiêu dùng.
Theo tổ chức Chất lượng Châu Âu (European Organization for Quality
Control): “Chất lượng là mức phù hợp của sản phẩm đối với yêu cầu của người tiêu
dùng” hay “Chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu” (Crosby, 1979). Còn theo ISO
9000:2000:“Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể tạo cho thực thể
đó khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra và nhu cầu tiềm ẩn”.
Qua đó dễ dàng nhận thấy, chất lượng là những đặc tính gắn liền với nhu cầu
của khách hàng, được đánh giá dựa trên sự phù hợp của sản phẩm đối với người tiêu
dùng.
1.1.3. Khái niệm về chất lƣợng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm được hình thành trong quá trình nghiên cứu, triển khai
và chuẩn bị sản xuất, được đảm bảo trong quá trình tiến hành sản xuất và được duy
trì trong quá trình sử dụng.
Theo Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) 5814-1994: “Chất lượng sản phẩm của

một sản phẩm nào đó là tổng hợp tất cả các tính chất biểu thị giá trị sử dụng phù
hợp với nhu cầu của xã hội nhất định, đảm bảo các yêu cầu của người sử dụng
nhưng cũng đảm bảo các tiêu chuẩn thiết kế và khả năng sản xuất của từng nước.”


8

Chất lượng sản phẩm được định nghĩa bởi ISO 8402 – 1994 là tổng thể các
chỉ tiêu và đặc trưng của sản phẩm thỏa mãn được các nhu cầu trong những điều
kiện tiêu dùng xác định phù hợp với những yêu cầu mà người tiêu dùng mong
muốn.
Trong khi đó, Feigenbaum (1961) nêu trong cuốn sách nghiên cứu về quản lý
chất lượng của ông rằng chất lượng của sản phẩm bao gồm tập hợp các đặc tính về
kỹ thuật, công nghệ và cách vận hành của sản phẩm. Dựa trên các đặc tính này mà
chúng ta có thể biết được sản phẩm có đáp ứng được các nhu cầu của người tiêu
dùng khi sử dụng sản phẩm hay không.
Có thể thấy chất lượng sản phẩm dù được định nghĩa theo quy chuẩn nào thì
chúng vẫn là những đặc tính của sản phẩm được đo lường bằng mức độ hài lòng của
sản phẩm đem lại cho người tiêu dùng trong quá trình sử dụng sản phẩm. Theo đó,
chất lượng sản phẩm càng tốt thì mức độ hài lòng mà sản phẩm đó đem lại cho
người tiêu dùng càng cao.
1.2.

Các thuộc tính của chất lƣợng sản phẩm
Với vai trò trong việc làm hài lòng người tiêu dùng, chất lượng sản phẩm được

xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, yếu tố chất lượng sản phẩm cũng
có một số những thuộc tính nhất định.
Dựa trên các đặc điểm chung nhất của sản phẩm khiến khách hàng cảm thấy hài
lòng về chất lượng của sản phẩm đó, các yếu tố thuộc về chất lượng sản phẩm được

chia làm tám thuộc tính (Vũ Nguyệt Anh, 2014).
Thứ nhất là các thuộc tính về mặt kỹ thuật, dựa trên các chỉ tiêu kết cấu vật
chất, thành phần cấu tạo và các thành phần cơ học, vật lý, hóa học của sản phẩm tạo
nên công dụng và chức năng chính của sản phẩm.
Thứ hai là các thuộc tính thẩm mỹ gồm hình thức, dáng vẻ, kết cấu, kích thước,
tính cân đối, màu sắc, trang trí, tính thời trang, v.v… được thiết kế để tạo nên sự
truyền cảm và hợp lý cho sản phẩm.


9

Thứ ba là tuổi thọ của sản phẩm, yếu tố này nói lên khả năng làm việc bình
thường theo đúng tiêu chuẩn thiết kế trong một thời gian nhất định của sản phẩm.
Thứ tư là độ tin cậy của sản phẩm. Đây là yếu tổ phản ánh lòng tin của khách
hàng đối với sản phẩm và giúp duy trì phát triển thị trường cho sản phẩm.
Thứ năm là độ an toàn của sản phẩm. Ngoài các chức năng của sản phẩm hay
tính thẩm mỹ, thì một sản phẩm được đảm bảo an toàn đối với người sử dụng, an
toàn cho sức khỏe, và an toàn cho môi trường sống xung quanh sẽ được ưu tiên hơn
là những sản phẩm gây ô nhiễm.
Thứ sáu, yếu tố trái ngược với tiêu chí thứ năm chính là mức độ gây ô nhiễm
của sản phẩm. Mỗi sản phẩm sản xuất ra cần phải tuân theo những quy định nhất
định để tránh gây hại đến môi trường.
Thứ bảy, yếu tố tiện dụng của sản phẩm phản ánh sự sẵn có về việc dễ dàng vận
chuyển hay có thể thay thế được khi bị hỏng.
Yếu tố thứ tám chính là tính kinh tế của sản phẩm khi hạn chế được tối đa các
nguồn lực cần tiêu hao để có thể sử dụng được sản phẩm đó.
Một sản phẩm có chất lượng tốt hay không sẽ được đánh giá bởi mức độ tuân
thủ các thuộc tính về chất lượng sản phẩm nêu trên.
Phân loại chất lƣợng sản phẩm


1.3.

Có nhiều phương pháp để đánh giá chất lượng sản phẩm, đứng ở từng góc độ
khác nhau, chất lượng sản phẩm lại được đánh giá theo các cách tiếp cận khác nhau.
1.3.1. Chất lƣợng thiết kế
Chất lượng thiết kế là các giá trị riêng được phác thảo ra dựa trên các cơ sở
nghiên cứu trắc nghiệm của sản xuất và tiêu dùng nhằm hình thành lên các chất
lượng sản phẩm. Chất lượng này nằm ở giai đoạn đầu của quá trình hình thành sản
phẩm.
1.3.2. Chất lƣợng tiêu chuẩn


10

Chất lượng tiêu chuẩn là các giá trị riêng của sản phẩm được thừa nhận trong
các chỉ tiêu quản lý nhất định. Chất lượng tiêu chuẩn có tính chất bắt buộc trong
quá trình quản lý chất lượng. Theo phân loại tiêu chuẩn, các doanh nghiệp cần tuân
thủ có một số mức độ của chất lượng tiêu chuẩn.
Cụ thể, tiêu chuẩn quốc tế được biết đến là những tiêu chuẩn được các tổ
chức quốc tế đặt ra và được chấp nhận, xem xét, điều chỉnh để áp dụng cho từng
nước khác nhau. Trong khi đó, tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN) là tiêu chuẩn được
nhà nước xây dựng trên việc cơ sở nghiên cứu các thành tựu khoa học kỹ thuật kết
hợp với thực tiễn kinh nghiệm hoạt động, đồng thời áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế
nhất định để phù hợp với thị trường Việt Nam.
Bên cạnh hai loại tiêu chuẩn kể trên, các doanh nghiệp cũng cần quan tâm
đến tiêu chuẩn ngành (TCN) và tiêu chuẩn doanh nghiệp (TCDN). Theo đó, tiêu
chuẩn ngành là chỉ tiêu về chất lượng do các Bộ và tổng cục xét duyệt ban hành và
có hiệu lực thực hiện đối với các cơ quan thuộc ngành, địa phương đó. Còn tiêu
chuẩn doanh nghiệp là các chỉ tiêu về chất lượng do doanh nghiệp tự nghiên cứu
phát triển và áp dụng trong sản xuất để phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp đó.

1.3.3. Chất lƣợng thực tế
Chất lượng thực tế phản ánh mức độ nhu cầu thực tế của thị trường mà sản
phẩm có thể đáp ứng. Có hai loại nhu cầu thực tế đó là nhu cầu sản xuất thực tế và
nhu cầu chất lượng thực tế. Trong khi nhu cầu sản xuất thực tế thể hiện số lượng
sản phẩm cần để đáp ứng về số lượng nhu cầu của thị trường thì nhu cầu chất lượng
thực tế tập trung vào các đặc tính mà sản phẩm bao hàm có khả năng làm hài lòng
thị trường.
1.3.4. Chất lƣợng cho phép
Trong các điều kiện kỹ thuật, môi trường, hay sự ảnh hưởng của các yếu tố
trong và ngoài doanh nghiệp khác nhau, các sản phẩm có thể đạt chất lượng ở mức
sai lệch nhất định so với quy chuẩn chung. Ở một mức sai lệch nào đó mà sự khác


11

biệt giữa chất lượng thực tế và chất lượng tiêu chuẩn không quá lớn thì sản phẩm
vẫn đạt chất lượng cho phép nhất định
1.3.5. Chất lƣợng tối ƣu
Chi phí

(b)
(a)

Q1

Q2

Q3

Chất lƣợng


(a): đường cong giá bán sản phẩm
(b): đường cong giá thành sản phẩm
(Q1): Chất lượng thấp hơn giá thành sản phẩm
(Q2): Khoảng cách lớn nhất giữa hai đường cong là mức chất lượng có lợi nhuận lớn nhất
(Q3): Sản phẩm có chất lượng cao nhưng lợi nhuận không cao

Hình 1.2. Sơ đồ Sacato Siro về mối quan hệ giữa chất lƣợng và chi phí
Chất lượng tối ưu xem xét các mối quan hệ giữa chi phí và chất lượng, sao
cho với nguồn lực ít nhất có thể tạo ra các sản phẩm với chất lượng thỏa mãn nhu
cầu của thị trường một cách lớn nhất.
Để biểu thị tương quan giữa chất lượng và chi phí, mối quan hệ được thể hiện
trong sơ đồ Sacato Siro về mối quan hệ giữa chất lượng và chi phí (Hình 1.2)
Trong mối tương quan giữa chi phí bỏ ra và chất lượng thu về, để tối ưu chất
lượng thì giá bán sản phẩm cần lớn hơn giá thành sản phẩm – tức chi phí bỏ ra để có
thể sản xuất được sản phẩm đó. Như vậy, chất lượng tối ưu được chọn ở đường chất
lượng Q2 – khi mức chất lượng có lợi nhuận lớn nhất.
1.4.

Các yếu tố ảnh hƣởng đến chất lƣợng sản phẩm


12

Kinh tế thế
giới

Khoa học
công nghệ


Thị trƣờng
Thỏa mãn khách
hàng

Quản lý
Công

Lao

Nguyên

nghệ

động

liệu

Cơ chế
chính sách
Nhân tố bên ngoài

Văn hóa xã
hội
Nhân tố bên trong

Hình 1.3. Mô hình các yếu tố tác động đến chất lƣợng sản phẩm
Chất lượng sản phẩm là mục tiêu kinh tế tổng hợp. Chính vì vậy, nó chịu sự ảnh
hưởng nhiều nhân tố hình thành trong toàn bộ tiến trình sản xuất và triển khai.Việc
tuân thủ các yếu tố đảm bảo chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố tác
động khác nhau từ cả bên ngoài lẫn bên trong doanh nghiệp.

1.4.1. Nhóm các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp
1.4.1.1.

Tình hình phát triển kinh tế thế giới

Cùng với sự phát triển của xã hội hiện đại, tốc độ phát triển của nền kinh tế thế
giới được thay đổi và biến động liên tục. Việc các quốc gia trên thế giới có kết nối
thương mại mạnh mẽ, góp phần đẩy mạnh sự phát triển của xu hướng toàn cầu hóa
đã tạo nên những tác động không nhỏ đến mọi mặt trong đời sống xã hội và phát
triển kinh tế.
Điều này tạo nên sự biến đổi không ngừng trong nhu cầu của khách hàng về
chất lượng sản phẩm. Một sản phẩm làm ra tại Việt Nam, giờ đây cần phải đáp ứng


13

nhu cầu về chất lượng chung theo chuẩn quốc tế để có thể lưu thông tại khác thị
trường ngoại như Mỹ, Nhật, hay Châu Âu.
1.4.1.2.

Tình hình thị trường

Có thể thấy, một sản phẩm chỉ được duy trì và phát triển khi sản phẩm đó đáp
ứng được các nhu cầu của khách hàng. Đối với từng thị trường khác nhau, đối
tượng khách hàng khác nhau, tiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm lại thay đổi
khác nhau. Nhu cầu thị trường quyết định xu hướng vận động của chất lượng sản
phẩm.
Chất lượng có thể đánh giá cao ở thị trường này nhưng không được thị
trường khác cho là tốt. Điều đó đòi hỏi doanh nghiệp phải nắm bắt thị trường một
cách nhanh chóng kịp thời và phù hợp có thể dựa vào thói quen, truyền thống,

phong tục tập quán văn hoá lối sống mục đích sử dụng sản phẩm của từng phân
khúc khách hàng khác nhau. Dựa trên những nhu cầu đó, mà sản phẩm được tạo ra
sẽ được ưu tiên phát triển các yếu tố theo tỷ lệ khác nhau. Ví dụ một số thị trường
yếu tố an toàn được chú trọng hơn yếu tố thẩm mỹ. Do vậy, việc nắm bắt được đặc
tính thị trường mà sản phẩm được phân phối sẽ hỗ trợ cho việc nâng cao chất lượng
sản phẩm ở thị trường đó.
1.4.1.3.

Trình độ tiến bộ khoa học - công nghệ

Tiến bộ khoa học công nghệ là một công cụ hỗ trợ hữu ích cho việc nâng cao
chất lượng sản phẩm. Với các yếu tố như vật liệu mới, sự cải tiến trong công nghệ
sản xuất, hay các sản phẩm mới thay thế sản phẩm cũ thì định nghĩa về chất lượng
sản phẩm vẫn luôn được thay đổi từng giờ. Tiến bộ khoa học kỹ thuật như một lực
đẩy góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm một cách liên tục.
Tuy nhiên để có thể đáp ứng được các tiêu chí mới trong đánh giá chất lượng
sản phẩm dựa trên tốc độ thay đổi của khoa học, công nghệ, các doanh nghiệp cần
liên tục đổi mới và cập nhật các xu hướng một cách kịp thời để tạo ra các sản phẩm
phù hợp với tiêu chuẩn của thời đại.


14

1.4.1.4.

Cơ chế, chính sách quản lý kinh tế của các quốc gia

Môi trường pháp lý bao gồm những chính sách và cơ chế quản lý kinh tế có tác
động trực tiếp và to lớn đến việc tạo ra và nâng cao chất lượng sản phẩm của các
doanh nghiệp. Khi các cơ chế và chính sách quản lý kinh tế phù hợp được áp dụng

sẽ khuyến khích sự phát triển của doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng sản
phẩm. Và ngược lại, khi doanh nghiệp hoạt động trong môi trường chính sách
không khuyển khích sự phát triển thì việc duy trì phát triển chất lượng sản phẩm sẽ
bị ảnh hưởng và không phát triển được.
1.4.1.5.

Các yêu cầu về văn hóa – xã hội

Không chỉ các yếu tố kinh tế ảnh hưởng đến việc phát triển chất lượng sản
phẩm mà các nền tảng văn hóa xã hội cũng góp phần không nhỏ vào quá trình hình
thành và phát triển của chất lượng sản phẩm. Các yếu tố như thói quen tiêu dùng,
trình độ học vấn, phong tục tập quán, v.v… của từng thị trường cần được đưa vào
nghiên cứu một cách kỹ càng trước khi phát triển bất kỳ một sản phẩm nào.
Trong từng môi trường văn hóa – xã hội khác nhau mà chất lượng sản phẩm
được đánh giá theo các cách khác nhau. Một sản phẩm ở môi trường Việt Nam có
thể được đánh giá cao về mặt chất lượng nhưng có thể không được ưa chuộng ở các
thị trường khác. Do vậy việc tìm hiểu các môi trường văn hóa để tạo ra các sản
phẩm phù hợp là rất cần thiết, đặc biệt là các sản phẩm được đưa vào kế hoạch xuất
khẩu hay tiêu thụ ở nhiều nền văn hóa khác nhau.
1.4.2. Nhóm các nhân tố bên trong doanh nghiệp
1.4.2.1.

Lực lượng lao động trong doanh nghiệp

Trong một tổ chức, dù cho khoa học kỹ thuật có tiên tiến và hiện đại đến đâu thì
nhân tố con người vẫn luôn được coi là nhân tố căn bản nhất có sức ảnh hưởng lớn
lao đến chất lượng của sản phẩm dịch vụ.
Nguồn nhân lực tốt, lành nghề, có khả năng nắm bắt xu hướng và cập nhật
những tiến bộ khoa học kỹ thuật một cách kịp thời là yếu tố cơ bản trong việc đảm
bảo chất lượng sản phẩm cho doanh nghiệp.



15

Nếu như doanh nghiệp sở hữu nguồn nhân lực tốt, có chất lượng thì việc triển
khai các hoạt động cải thiện và duy trì chất lượng sản phẩm sẽ được đảm bảo.
Ngược lại, nếu như thiếu đi nguồn nhân lực chất lượng, thì chất lượng sản phẩm sẽ
trực tiếp bị ảnh hưởng.
Do vậy, quan tâm đầu tư phát triển và không ngừng nâng cao hiểu biết cho
nguồn nhân lực chính là yếu tố cơ bản nhất để nâng cao chất lượng sản phẩm cho
doanh nghiệp.
1.4.2.2.

Khả năng về máy móc, thiết bị và công nghệ của doanh nghiệp

Bên cạnh nguồn nhân lực lành nghề, việc trang bị những thiết bị máy móc hiện
đại, tối tân với công nghệ và khả năng tự động hóa cao cũng là yếu tố quan trọng
giúp tăng năng suất và giảm bớt được sự hao tổn nguồn lực. Để sản phẩm có sức
cạnh tranh trên thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế, việc áp dụng các chính
sách công nghệ phùs hợp sẽ giúp khai thác tối đa nguồn lực và giảm thiểu chi phí
không cần thiết.
Có thể thấy, xu hướng tự động hóa và sản xuất hàng loạt đang được đưa vào sản
xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất và thúc đẩy sự tiến bộ của chất lượng sản
phẩm. Một doanh nghiệp muốn cải tiến chất lượng sản phẩm thì máy móc và thiết
bị công nghệ chính là yếu tố nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đó một
cách tối ưu.
1.4.2.3.

Nguyên vật liệu và hệ thống cung ứng nguyên vật liệu của doanh nghiệp


Nguyên vật liệu chính là nhân tố tham gia trực tiếp và cấu thành nên chất lượng
của sản phẩm. Tính đồng nhất và tiêu chuẩn hoá của nguyên liệu là cơ sở quan
trọng cho ổn định chất lượng sản phẩm. Do vậy, những nguyên vật liệu có đặc tính
phù hợp, chất lượng tốt sẽ tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt. Ngược lại, nếu
sử dụng nguyên vật liệu không đạt tiêu chuẩn thì kết quả của quá trình sản xuất
cũng sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ.


16

Để có thể duy trì được tính ổn định và liên tục cho quá trình sản xuất, hệ thống
cung ứng nguyên vật liệu cũng cần được hoạt động trơn tru, liền mạch. Một hệ
thống ổn định tức là một hệ thống có khả năng cung cấp đầy đủ, kịp thời, chính xác
nguồn nguyên vật liệu cần thiết cho doanh nghiệp. Việc phát triển hệ thống nguyên
vật liệu ổn định cần được đầu tư và mất thời gian và công sức để duy trì.
1.4.2.4.

Trình độ quản lý và tổ chức của doanh nghiệp

Trong tài liệu của Neave (1987) khi nói về lý thuyết 14 điểm trong quản trị của
Deming – cha đẻ của lý thuyết PCDA đã cho rằng những bộ phận khác nhau trong
một tổ chức sẽ làm việc hướng đến những lợi ích, truyền thống và giá trị riêng. Nếu
các lợi ích và giá trị riêng này quá khác biệt giữa các cá nhân thì tranh chấp và bất
hòa trong nội bộ sẽ diễn ra và làm ảnh hưởng đến quá trình sản xuất. Do vậy, sự
phối hợp đồng bộ thống nhất giữa các bộ phận chức năng là hết sức quan trọng
trong việc đảm bảo hoạt động liên tục và hiệu quả của tổ chức, hướng đến đảm bảo
chất lượng sản phẩm.
Trình độ tổ chức quản trị các hoạt động sản xuất kinh doanh tốt được thể hiện ở
mức độ giám sát kỹ càng các quy trình, quy phạm kỹ thuật để kịp thời phát hiện ra
các sai xót. Ngoài ra, quản trị và điều hòa các mối quan hệ nội bộ cũng là một yếu

tố tiên quyết đảm bảo tính liên tục và nhịp nhàng của hệ thống sản xuất.
1.5.

Các phƣơng pháp quản lý chất lƣợng sản phẩm

1.5.1. Phƣơng pháp kiểm tra chất lƣợng – I (Inspection)
1.5.1.1.

Khái niệm phương pháp kiểm tra chất lượng – I (Inspection)

Phương pháp kiểm tra chất lượng là việc triển khai các hoạt động kiểm tra một
hay nhiều đặc tính của đối tượng và so sánh kết quả với yêu cầu nhằm xác định sự
phù hợp của mỗi đặc tính đối với quy chuẩn chất lượng sản phẩm được yêu cầu.
1.5.1.2.

Nội dung phương pháp kiểm tra chất lượng – I (Inspection)

Phương pháp kiểm tra chất lượng sản phẩm được thực hiện sau khi sản phẩm
hoặc một phần của sản phẩm được hoàn thiện. Các hoạt động kiểm tra bao gồm đo


×