BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
PHẠM THỊ KIM UYÊN
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ THÀNH CÔNG CỦA HỆ
THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI ĐỒNG NAI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
PHẠM THỊ KIM UYÊN
CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ THÀNH CÔNG CỦA HỆ
THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA TẠI ĐỒNG NAI
Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60340301
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HUỲNH LỢI
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả nêu trong luận
văn này là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu
nào.
PHẠM THỊ KIM UYÊN
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................................................................. 5
1.1 Nghiên cứu nƣớc ngoài ........................................................................................... 6
1.1.1 Nghiên cứu Yap et al. (1992) ........................................................................... 6
1.1.2 Nghiên cứu Thong (2001) ................................................................................ 8
1.1.3 Nghiên cứu Ismail (2009)................................................................................. 9
1.2 Nghiên cứu trong nƣớc ......................................................................................... 10
1.2.1 Nghiên cứu Lê Thị Ni (2014) ......................................................................... 10
1.2.2 Nghiên cứu Phan Đức Dũng và Phạm Anh Tuấn (2015) ............................... 11
1.2.3 Nghiên cứu Trƣơng Thị Cẩm Tuyết (2016) ................................................... 13
1.3 Khe hổng nghiên cứu ............................................................................................ 15
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 ........................................................................................... 16
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT .............................................................................. 17
2.1 Tổng quan HTTTKT............................................................................................. 17
2.2 Sự thành công của HTTTKT ................................................................................ 20
2.3 Đặc điểm của các DNNVV................................................................................... 24
2.3.1 Đặc điểm của các DNNVV trên thế giới ........................................................ 24
2.3.1.1 Tiêu chuẩn xác định DNNVV trên thế giới..............................................24
2.3.1.2 Đặc điểm của các DNNVV trên thế giới ..................................................25
2.3.2 Đặc điểm của các DNNVV tại Việt Nam ...................................................... 26
2.3.2.1 Tiêu chuẩn xác định DNNVV tại Việt Nam ............................................26
2.3.2.2 Đặc điể m các DNNVV tại Việt Nam .....................................................27
2.3.3 Tiêu chí xác định DNNVV sử dụng trong bài nghiên cứu............................. 30
2.4 Các lý thuyết nền liên quan .................................................................................. 30
2.4.1 Lý thuyết dựa trên nguồn lực ......................................................................... 30
2.4.2 Lý thuyết phổ biến công nghệ ........................................................................ 32
2.4.3 Lý thuyết HTTT thành công ........................................................................... 32
2.5 Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự thành công của HTTTKT trong các doanh nghiệp
sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam .......................................................... 34
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 ........................................................................................... 38
CHƢƠNG 3 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................................ 39
3.1 Xây dựng mô hình nghiên cứu ............................................................................. 39
3.2 Thang đo các khái niệm nghiên cứu ..................................................................... 44
3.2.1 Thang đo sự hỗ trợ của nhà quản lý cấp cao .................................................. 44
3.2.2 Thang đo sự tham gia của ngƣời sử dụng ...................................................... 45
3.2.3 Thang đo kiến thức kế toán của nhà quản lý .................................................. 46
3.2.4 Thang đo kiến thức CNTT của nhà quản lý ................................................... 46
3.2.5 Thang đo sự tham gia của chuyên gia bên ngoài ........................................... 46
3.2.6 Thang đo sự thành công của HTTTKT .......................................................... 47
3.3 Thiết kế bảng câu hỏi khảo sát ............................................................................. 49
3.4 Chọn mẫu nghiên cứu và khảo sát ........................................................................ 50
3.5 Phƣơng pháp phân tích dữ liệu ............................................................................. 51
3.5.1 Mã hóa dữ liệu ................................................................................................ 52
3.5.1 Kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha ....................... 55
3.5.2 Kiểm định giá trị thang đo bằng mô hình phân tích nhân tố EFA ................. 55
3.5.3 Phân tích hồi quy bội ...................................................................................... 56
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 ........................................................................................... 57
CHƢƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................................... 58
4.1. Kết quả từ khảo sát và từ phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng .......................... 58
4.1.1 Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu .................................................................... 58
4.1.2 Đánh giá thang đo........................................................................................... 58
4.1.2.1 Kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha .................58
4.1.2.2 Kiểm định giá trị thang đo bằng mô hình phân tích nhân tố EFA ...........61
4.1.3 Kiểm định các giả thuyết và mô hình nghiên cứu .......................................... 67
4.1.3.1 Kiểm tra sự tƣơng quan giữa các biến ......................................................67
4.1.3.2 Phân tích hồi quy ......................................................................................68
4.2. Thảo luận về kết quả nghiên cứu ......................................................................... 72
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 ........................................................................................... 75
CHƢƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ........................................................... 76
5.1 Kết luận ................................................................................................................. 76
5.2 Các khuyến nghị ................................................................................................... 78
5.3 Hạn chế của nghiên cứu và hƣớng nghiên cứu tiếp theo ...................................... 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Tổng kết nghiên cứu Grover et al. (1996)về các nghiên cứu liên quan tới
tiêu chí đánh giá tính hữu hiệu của HTTT dựa trên quan điểm của ngƣời sử dụng
Phụ lục 2. Tổng hợp các định nghĩa về DNNVV theo nghiên cứu của Ismail (2004)
Phụ lục 3. Phiếu khảo sát cảm nhận về tính hữu hiệu của hệ thống thông tin kế toán
Phụ lục 4. Kiểm định độ tin cậy bằng hệ số Cronbach’s Alpha
Phụ lục 5. Phân tích nhân tố EFA lần 1 cho các biến độc lập
Phụ lục 6. Phân tích nhân tố EFA lần 2 cho các biến độc lập
Phụ lục 7. Phân tích nhân tố EFA cho biến phụ thuộc
Phụ lục 8. Phân tích hồi quy bội
Phụ lục 9. Danh sách đối tƣợng trả lời bảng câu hỏi đƣợc đƣa vào phân tích dữ liệu
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
HTTT:
Hệ thống thông tin
HTTTKT:
Hệ thống thông tin kế toán
DNNVV:
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
HTTTQL:
Hệ thống thông tin quản lý
CNTT:
Công nghệ thông tin
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 2.1 Tiêu chí của DNNVV theo Nghị định 56/2009/NĐ-CP
Bảng 3.1 Mã hóa dữ liệu trên bảng khảo sát
Bảng 4.1 Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha
Bảng 4.2 Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố EFA lần 1
Bảng 4.3 Ma trận xoay nhân tố - lần 1
Bảng 4.4 Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố EFA lần 2
Bảng 4.5 Ma trận xoay nhân tố- lần 2
Bảng 4.6 Tổng hợp kết quả phân tích nhân tố EFA cho biến phụ thuộc
Bảng 4.7 Ma trận xoay nhân tố cho biến phụ thuộc
Bảng 4.8 Tóm tắt kết quả kiểm định thang đo
Bảng 4.9 Ma trận hệ số tƣơng quan Pearson
Bảng 4.10 Các thông số của từng biến trong mô hình hồi quy
Bảng 4.11 Giá trị trung bình của các yếu tố trong thang đo 3 biến độc lập CG, ND và
QL
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 2.1 Mô hình Hệ thống thông tin thành công DeLone và McLean
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu chung
Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do thực hiện đề tài
Hệ thống thông tin kế toán (HTTTKT) đóng một vai trò quan trọng trong doanh
nghiệp, nó đƣợc sử dụng nhƣ là một công cụ quản lý trong việc kiểm soát ngắn hạn và
dài hạn. Bắt đầu từ những năm 1980-1990, trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu
đƣợc thực hiện để xác định các nhân tố góp phần tạo nên sự thành công của HTTTKT
tại các doanh nghiệp. Tuy nhiên, doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) không phải là
mô hình thu nhỏ về mặt quy mô của doanh nghiệp lớn, nó có một số đặc trƣng khác
biệt so với doanh nghiệp lớn, nổi bật nhất, chính là sự hạn chế về nguồn lực. Trong tình
trạng hạn chế về nguồn lực, để xây dựng thành công một HTTTKT, doanh nghiệp nhỏ
cần phải ƣu tiên sử dụng nguồn lực của mình vào những nhân tố có nhiều tác động đến
sự thành công của HTTTKT, thay vì đầu tƣ dàn trải vào tất cả các nhân tố, hoặc đầu tƣ
không đúng vào nhân tố ít tác động hoặc không tác động đến sự thành công của
HTTTKT. Thế nhƣng, các nghiên cứu trên thế giới về việc thực hiện thành công
HTTTKT trong bối cảnh các doanh nghiệp nhỏ chỉ mới đƣợc nghiên cứu một cách
mạnh mẽ trong những năm 1990 và vẫn còn đƣợc nghiên cứu trong những năm gần
đây.
Ở Việt Nam, số lƣợng các nghiên cứu về sự thành công cũng nhƣ các nhân tố tác
động đến sự thành công của HTTTKT còn rất hạn chế, đặc biệt là trong bối cảnh các
DNNVV. Trong các nghiên cứu này, các mẫu đƣợc thu thập qua quá trình khảo sát để
kiểm định các giả thuyết nghiên cứu bao gồm các doanh nghiệp thuộc nhiều lĩnh vực
khác nhau, trong đó, đa số là các DNNVV thuộc lĩnh vực thƣơng mại và dịch vụ. Với
vai trò chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân của ngành công nghiệp, một nghiên cứu về
các nhân tố tác động đến sự thành công của HTTTKT trong các DNNVV kiểm định
riêng biệt cho các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa là cần thiết đƣợc
2
nghiên cứu. Trên cơ sở kế thừa kết quả các nghiên cứu đã công bố, tác giả tiến hành
nghiên cứu đề tài “Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự thành công của hệ thống thông
tin kế toán trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa tại Đồng
Nai” (Giới hạn trên địa bàn Đồng Nai do hạn chế về khả năng thu thập thông tin).
Về mặt thực tiễn, trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay tại Việt Nam, để
cạnh tranh đƣợc, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa phải tìm đƣợc cho
mình một hƣớng đi hợp lý để tồn tại và phát triển. Một trong số các giải pháp cần phải
làm là tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả quản lý…mà thông tin để làm cơ
sở cho các giải pháp này không thể khác hơn ngoài thông tin kế toán. Chính vì vậy, các
doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa muốn phát triển bền vững thì đòi hỏi
phải xây dựng đƣợc một HTTTKT thành công.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đƣợc thực hiện nhằm giúp các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ
và vừa nâng cao sự thành công của HTTTKT. Để đạt đƣợc mục tiêu này, kết quả
nghiên cứu cần trả lời đƣợc 2 câu hỏi nghiên cứu: Thứ nhất, nhân tố nào ảnh hƣởng
đến sự thành công của HTTTKT trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và
vừa tại Đồng Nai? Thứ hai, mức độ tác động của từng nhân tố đến sự thành công của
HTTTKT trong các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa tại Đồng Nai là nhƣ
thế nào?
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu trong đề tài này là các nhân tố ảnh hƣởng đến tính hữu hiệu
của hệ thống thông tin kế toán trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Phạm vi chuyên môn: nghiên cứu thuộc lĩnh vực kế toán.
Về các tiêu chí đánh giá sự thành công của HTTTKT, luận văn tiếp cận vấn đề sự
thành công của HTTTKT không đầy đủ theo 6 khía cạnh trong mô hình HTTT thành
3
công của DeLone và McLean (DeLone và McLean, 1992) mà chỉ giới hạn trên góc
nhìn của ngƣời sử dụng hệ thống, bao gồm hai khía cạnh: “sử dụng hệ thống” và “sự
hài lòng của ngƣời sử dụng”.
Về các nhân tố ảnh hƣởng đến sự thành công của HTTTKT, luận văn bỏ qua tác
động liên quan tới tài chính. Thông thƣờng thì HTTTKT có giá phí cao sẽ tốt hơn so
với một hệ thống có giá phí thấp, tuy nhiên, do các DNNVV thƣờng bị hạn chế về
nguồn lực tài chính (thuộc về nguồn lực mà DNNVV khó có thể kiểm soát), ta không
thể đề xuất họ bỏ ra một số tiền lớn hơn (có thể là vƣợt quá mức so với nguồn tài chính
của họ) để đầu tƣ vào HTTTKT. Các nhân tố đƣợc nghiên cứu trong bài luận văn này
là những nhân tố mà DNNVV có thể kiểm soát đƣợc.
Về đối tƣợng đƣợc khảo sát: Các doanh nghiệp đƣợc khảo sát là các doanh nghiệp
sản xuất công nghiệp có số nhân viên từ 11 đến 300 ngƣời, có tổng nguồn vốn từ 100
tỷ đồng trở xuống và đồng thời là một tổ chức độc lập (đƣợc nêu cụ thể tại mục 2.2.2.1
Tiêu chuẩn xác định DNNVV tại Việt Nam).
Phạm vi không gian: nghiên cứu đƣợc kiểm định tại địa bàn tỉnh Đồng Nai
Phạm vi thời gian: Nghiên cứu thực hiện trong năm 2017, số liệu khảo sát đƣợc thu
thập trong tháng 2 và tháng 3 năm 2017.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp nghiên cứu chung là nghiên cứu định tính kết hợp nghiên cứu định
lƣợng. Mô hình nghiên cứu đƣợc xây dựng dựa trên việc tổng quan các nghiên cứu
trƣớc và điều chỉnh mô hình nghiên cứu của Thong (2001). Từ các dữ liệu khảo sát thu
thập đƣợc, phân tích tƣơng quan và phân tích hồi quy đƣợc tiến hành để xác định nhân
tố nào ảnh hƣởng và mức độ ảnh hƣởng của từng nhân tố đến sự thành công của
HTTTKT.
5. Đóng góp của luận văn
4
Về mặt lý luận, nghiên cứu đã hệ thống hóa các nghiên cứu trƣớc có liên quan đến
sự thành công của HTTTKT. Nghiên cứu bổ sung vào hệ thống thang đo sự thành công
của HTTTKT bởi một thang đo đa hƣớng thông qua góc nhìn của ngƣời sử dụng.
Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu đƣợc kỳ vọng sẽ giúp cho các doanh nghiệp
sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa tại Đồng Nai nhận diện đƣợc các nhân tố ảnh hƣởng
và mức độ ảnh hƣởng của chúng đến sự thành công của HTTTKT trong doanh nghiệp;
từ đó giúp doanh nghiệp phân bổ một cách hợp lý nguồn lực giới hạn của mình cho
việc xây dựng một HTTTKT thành công.
6. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết thúc, luận văn bao gồm 5 chƣơng:
Chƣơng 1. Tổng quan nghiên cứu: Tổng kết các nghiên cứu đƣợc công bố trƣớc đây,
nêu lên những thành công và những hạn chế của các nghiên cứu này, từ đó, tìm ra khe
hổng nghiên cứu.
Chƣơng 2. Cơ sở lý thuyết: Tìm hiểu về các khái niệm đƣợc đề xuất trong mô hình
nghiên cứu. Đề xuất các lý thuyết nền làm cơ sở cho việc xác định các tiêu chí ảnh
hƣởng đến sự thành công của HTTTKT tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ
và vừa.
Chƣơng 3. Phƣơng pháp nghiên cứu: Xây dựng mô hình nghiên cứu, thu thập dữ liệu
và phân tích dữ liệu.
Chƣơng 4. Kết quả nghiên cứu: Từ những dữ liệu thu thập đƣợc, tác giả sẽ đƣa ra kết
quả đánh giá thang đo, kết quả kiểm định các giả thuyết.
Chƣơng 5. Kết luận và kiến nghị: Đƣa ra câu trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu cụ thể.
5
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
Hiện nay, có 4 dòng nghiên cứu liên quan đến việc đo lƣờng sự thành công của
HTTT (Grover et al., 1996):
Dòng nghiên cứu thứ nhất: Nghiên cứu về các tiêu chí đánh giá sự thành công của
HTTT. Dòng nghiên cứu này phát triển dựa trên lý thuyết về tiêu chuẩn thành công.
Một số nghiên cứu cố gắng để xác định và lý giải cho việc sử dụng các tiêu chuẩn đánh
giá sự thành công của HTTT dựa trên lý thuyết rút ra từ các lĩnh vực khoa học khác, có
thể là thuộc về kinh tế hoặc thuộc về cá nhân. Các tiêu chí về kinh tế lý giải cho đề
xuất xem xét sự thành công của một HTTT dựa trên mối quan hệ giữa lợi ích và chi
phí. Các tiêu chí về cá nhân đƣa ra 2 tiêu chuẩn chủ yếu để đo lƣờng sự thành công của
HTTT là: sự hài lòng của ngƣời sử dụng và sự sử dụng hệ thống; trong khi các tiêu
chuẩn ít đƣợc khám phá hơn là: chất lƣợng của việc ra quyết định, chất lƣợng của
HTTT, số lƣợng của những lựa chọn. Các tiêu chí về cá nhân đƣợc sử dụng phổ biến
hơn các tiêu chí về kinh tế để xác định những tiêu chuẩn về sự thành công của HTTT là
bởi vì nó dễ dàng đƣợc đo lƣờng và liên kết với những đặc tính hoặc sự tồn tại của
HTTT.
Dòng nghiên cứu thứ hai: Nghiên cứu đo lƣờng sự thành công của HTTT. Dòng
nghiên cứu này phát triển dựa trên thống kê và đánh giá các đo lƣờng sự thành công.
Các cấu trúc sự thành công của HTTT tập trung vào đặc tính đầu ra của HTTT (Sự hài
lòng của ngƣời sử dụng hệ thống, tính dính kết của nhóm, tốc độ của việc ra quyết
định, chất lƣợng của quyết định,..), thái độ về HTTT (sự tin tƣởng, sự hợp lý đƣợc
nhận thức, sự hữu ích đƣợc nhận thức, dễ sử dụng, mong đợi của ngƣời sử dụng), đặc
điểm sử dụng HTTT (việc sử dụng, hiệu quả của ngƣời sử dụng, năng suất của ngƣời
sử dụng). Nói chung, những nghiên cứu này áp dụng kỹ thuật thống kê chính xác hơn
để đánh giá sự ổn định của mô hình nghiên cứu đã đƣợc xác định từ nghiên cứu định
tính trƣớc đó.
6
Dòng nghiên cứu thứ ba: Nghiên cứu mối quan hệ giữa các tiêu chí đánh giá sự
thành công của HTTT bằng cách liên kết các tiêu chí dựa trên lý luận và thống kê.
Nhiều nghiên cứu kiểm định về mối quan hệ giữa các tiêu chí của sự thành công của
HTTT đã đƣợc thực hiện. Các nghiên cứu này cung cấp cái nhìn sâu sắc về mạng lƣới
mối quan hệ giữa các thành phần trong cấu trúc của sự thành công.
Dòng nghiên cứu thứ tư: Nghiên cứu những nhân tố tác động đến sự thành công
của HTTT. Các nghiên cứu này tập trung vào yếu tố quyết định sự thành công của
HTTT, tức là các biến độc lập hỗ trợ cho sự thành công của HTTT.
Bài nghiên cứu của tác giả thuộc dòng nghiên cứu thứ tƣ, liên quan đến các nhân tố
ảnh hƣởng đến sự thành công của HTTT, cụ thể là về HTTTKT và trong bối cảnh các
DNNVV. Do đó, tác giả sẽ sơ lƣợc các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến sự
thành công của HTTTKT, đặc biệt là trong bối cảnh các DNNVV, qua 3 bài nghiên
cứu nƣớc ngoài và 3 bài nghiên cứu tại Việt Nam để tìm ra lỗ hổng nghiên cứu.
1.1 Nghiên cứu nƣớc ngoài
1.1.1 Nghiên cứu Yap et al. (1992)
Nhóm tác giả nghiên cứu về các nhân tố chính liên quan đến sự thành công của
HTTT dựa trên máy tính trong các doanh nghiệp nhỏ. Doanh nghiệp nhỏ đƣợc định
nghĩa trong bài nghiên cứu này là doanh nghiệp thỏa mãn hai trong ba tiêu chí sau: (1)
Số lƣợng nhân viên trong doanh nghiệp không vƣợt quá 100; (2) Tài sản cố định của
doanh nghiệp không vƣợt quá 8 triệu Đô la Singapore; (3) Doanh thu hằng năm không
vƣợt quá 15 triệu Đô la Singapore. Sự thành công của HTTT đƣợc đo lƣờng bởi sự hài
lòng của ngƣời sử dụng. Dữ liệu đƣợc thu thập từ 96 doanh nghiệp nhỏ. Kết quả nghiên
cứu cho thấy: Tám biến độc lập đƣợc đƣa vào mô hình nghiên cứu nhƣng chỉ có sáu
biến có tƣơng quan thuận với sự thành công của HTTT dựa trên máy tính, đó là (1)
hiệu quả tƣ vấn từ nhà tƣ vấn, (2) mức độ hỗ trợ của nhà cung cấp, (3) thời gian kinh
nghiệm, (4) sự đầy đủ của các nguồn lực tài chính, (5) mức độ hỗ trợ của giám đốc
7
điều hành và (6) mức độ tham gia của ngƣời sử dụng; còn hai biến độc lập “số lƣợng
các ứng dụng quản lý” và “sự hiện diện của một chƣơng trình phân tích hệ thống” thì
không có ảnh hƣởng.
Nhận xét:
Mô hình nghiên cứu của nhóm tác giả đƣợc phát triển dựa trên đặc điểm riêng biệt
của doanh nghiệp nhỏ nhƣ: thiếu nguồn lực tài chính, thiếu kinh nghiệm về HTTT dựa
trên máy tính, thiếu chuyên gia nội bộ về HTTT dựa trên máy tính, ngƣời quản lý cũng
là chủ sở hữu. So với các nghiên cứu trƣớc, nghiên cứu của nhóm tác giả đã phát triển
hai khía cạnh sau: Thứ nhất, các nghiên cứu thực nghiệm trƣớc đây đã không đề cập
đến hai nhân tố liên quan đến chuyên gia bên ngoài (bao gồm sự hỗ trợ của nhà cung
cấp và hiệu quả của nhà tƣ vấn). Nhóm tác giả đã đƣa hai nhân tố này vào mô hình
nghiên cứu của mình và phát hiện ra, hai nhân tố này có một sự tác động mạnh mẽ đến
sự thành công của HTTT dựa trên máy tính. Thứ hai, nghiên cứu đã đƣa ra một mô
hình nghiên cứu liên quan đến những yếu tố chủ chốt tác động đến sự thành công của
HTTTKT dựa trên máy tính riêng biệt cho bối cảnh của các doanh nghiệp nhỏ.
Về mặt hạn chế của nghiên cứu, tác giả cho rằng, nghiên cứu trên còn điểm hạn chế
nhƣ sau: Để xác định thang đo cho khái niệm sự thành công của HTTT dựa trên máy
tính, nhóm tác giả đã tổng kết lại các nghiên cứu trƣớc và thấy rằng sự hài lòng của
ngƣời sử dụng đƣợc sử dụng rộng rãi để đo lƣờng sự thành công của HTTT. Do đó,
nhóm tác giả đã đo lƣờng sự thành công của HTTT bằng sự hài lòng của ngƣời sử
dụng. Tuy nhiên, theo DeLone và McLean, khái niệm sự thành công của HTTTKT là
một khái niệm tƣơng đối phức tạp, việc chỉ đo lƣờng một khía cạnh trong 6 khía cạnh
trong mô hình của DeLone và McLean để đo lƣờng sự thành công của HTTT có vẻ nhƣ
là không đầy đủ.
8
1.1.2 Nghiên cứu Thong (2001)
Doanh nghiệp nhỏ trong nghiên cứu đƣợc định nghĩa là doanh nghiệp có không quá
100 nhân viên. Trong nghiên cứu này, tác giả dựa trên mô hình HTTT thành công, một
cấu trúc bao gồm “sự hài lòng của ngƣời sử dụng” và “tác động đến tổ chức” thì thích
hợp để đo lƣờng sự thành công của HTTT. Lý thuyết nền cho nghiên cứu là lý thuyết
dựa trên nguồn lực và lý thuyết phổ biến công nghệ. Dựa trên hai lý thuyết này, tác giả
đã đƣa ra mô hình nghiên cứu gồm 6 nhân tố tác động đến việc thực hiện thành công
HTTT. Trong sự hạn chế về nguồn lực thời gian, các nhân tố tác động đến việc thực
hiện thành công HTTT bao gồm: (1) sự hỗ trợ của nhà quản lý cấp cao, (2) sự tham gia
của ngƣời sử dụng, (3) kế hoạch cho HTTT. Trong sự hạn chế về nguồn lực tài chính,
yếu tố tác động là (4) sự đầu tƣ vào HTTT. Trong sự hạn chế về chuyên môn, yếu tố
tác động là (5) kiến thức HTTT của ngƣời sử dụng. Đồng thời, để khắc phục hạn chế
về nguồn lực chuyên môn, các doanh nghiệp nhỏ thƣờng có xu hƣớng nhờ sự hỗ trợ tƣ
chuyên gia bên ngoài, do đó (6) chuyên gia bên ngoài cũng là một nhân tố ảnh hƣởng
đến việc thực hiện HTTT thành công. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng chuyên gia
bên ngoài đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện thành công HTTT. Tiếp theo đó
là các nhân tố: sự đầu tƣ vào HTTT, kiến thức HTTT của ngƣời sử dụng, sự tham gia
của ngƣời sử dụng, sự hỗ trợ của nhà quản lý. Nhân tố kế hoạch cho HTTT không có
tác động đến việc thực hiện thành công HTTT. Lý giải cho điều này, tác giả cho rằng
các doanh nghiệp nhỏ thƣờng không thực hiện việc lên kế hoạch. Ngoài việc quyết
định sẽ chi trả bao nhiêu cho HTTT thì các chi tiết khác của việc lên kế hoạch cho
HTTT đều bị phụ thuộc vào các chuyên gia bên ngoài (Kết quả phân tích dữ liệu cho
thấy có sự tƣơng quan dƣơng giữa nhân tố kế hoạch cho HTTT và hiệu quả của nhà tƣ
vấn)
Nhận xét:
9
Nghiên cứu của tác giả Thong có một sự lập luận chặt chẽ từ hai lý thuyết nền để
suy ra các biến độc lập tác động đến sự thành công của HTTTKT trong các doanh
nghiệp nhỏ. Để đo lƣờng sự thành công của HTTT, tác giả đo lƣờng qua hai khía cạnh
“sự hài lòng của ngƣời sử dụng” và “tác động đến tổ chức”. Thật khó để đánh giá đầy
đủ khái niệm sự thành công của HTTT, tuy nhiên, việc đo lƣờng sự thành công của
HTTT trên hai khía cạnh thay vì chỉ đo lƣờng một khía cạnh duy nhất đã mang một
tính đầy đủ hơn.
1.1.3 Nghiên cứu Ismail (2009)
Tác giả lý giải rằng, số lƣợng nhân viên là chỉ tiêu phổ biến quốc tế trong lý thuyết
để định nghĩa một doanh nghiệp nhỏ và vừa, tác giả không dùng tiêu chí về doanh thu
bởi vì một số công ty vừa và nhỏ không muốn tiết lộ tình hình tài chính ra bên ngoài.
Tác giả đo lƣờng sự thành công của HTTTKT qua 6 khía cạnh trong mô hình HTTT
thành công của DeLone và McLean. Dựa vào đặc điểm của DNNVV, với lý thuyết nền
là lý thuyết phổ biến công nghệ và lý thuyết dựa trên nguồn lực, tác giả đã đƣa ra các
biến độc lập tác động đến sự thành công của HTTTKT trong mô hình nghiên cứu của
mình, bao gồm: (1) Sự phức tạp của HTTTKT; (2) Sự tham gia của nhà quản lý trong
việc thực hiện HTTTKT; (3) Kiến thức HTTTKT của nhà quản lý; (4) Kiến thức kế
toán của nhà quản lý; (5) Hiệu quả tƣ vấn của chuyên gia tƣ vấn; (6) Hiệu quả tƣ vấn
của nhà cung cấp phần mềm; (7) Hiệu quả tƣ vấn của cơ quan chính phủ; (8) Hiệu quả
tƣ vấn của các công ty kế toán. Nghiên cứu đƣợc thực hiện trên 771 doanh nghiệp sản
xuất vừa và nhỏ tại Malaysia, tuy nhiên, chỉ có 32% bảng câu hỏi đƣợc trả lời. Tác giả
kiểm định mô hình và các giả thuyết theo phƣơng pháp thống kê mô tả với phần mềm
SPSS. Kết quả cho thấy kiến thức HTTTKT của nhà quản lý cũng nhƣ kiến thức kế
toán của nhà quản lý, hiệu quả tƣ vấn của nhà cung cấp phần mềm và hiệu quả tƣ vấn
của các công ty kế toán có tác động tích cực đến hiệu quả của HTTTKT trong các
doanh nghiệp này.
10
Nhận xét:
Tác giả Ismail đã dựa vào đặc điểm riêng biệt của doanh nghiệp nhỏ khác với doanh
nghiệp lớn, lập luận một cách logic từ các lý thuyết nền để đƣa ra các nhân tố tác động
đến sự thành công của HTTTKT trong bối cảnh DNNVV.
Tác giả Ismail đo lƣờng sự thành công của HTTTKT qua 6 khía cạnh trong mô hình
HTTT thành công của DeLone và McLean. Việc đo lƣờng sự thành công của HTTTKT
qua 6 khía cạnh này đƣợc xem là một sự cố gắng để đánh giá toàn diện sự thành công
của HTTTKT. Tuy nhiên, với mỗi khía cạnh, tác giả Ismail chỉ đo lƣờng bằng một câu
hỏi duy nhất. Liệu việc đo lƣờng mỗi khía chỉ bằng một câu hỏi có quá hời hợt và
không thể đánh giá chính xác?!
Mặt khác, tác giả cho rằng, không nên đƣa biến “sự phức tạp của HTTTKT” làm
biến độc lập trong mô hình nghiên cứu. Vì thông thƣờng, một HTTTKT bao quát đƣợc
càng nhiều vấn đề thì càng phức tạp, và một HTTTKT càng phức tạp thì đòi hỏi nguồn
lực tài chính chi ra càng nhiều. Do về mặt thực tiễn, hạn chế về nguồn lực tài chính
nghiêng về yếu tố mà DNNVV khó có thể điều chỉnh nên các vấn đề liên quan đến
nguồn lực tài chính không nên đƣợc đề xuất trong mô hình nghiên cứu. Hơn nữa, sự
phức tạp của HTTT thƣờng đƣợc nghiên cứu nhƣ là một tiêu chí để đánh giá về chất
lƣợng HTTT hơn là một nhân tố tác động đến sự thành công của HTTT.
1.2 Nghiên cứu trong nƣớc
1.2.1 Nghiên cứu Lê Thị Ni (2014)
Tác giả đƣa vào mô hình nghiên cứu 6 biến độc lập: (1) Sự phức tạp của HTTTKT,
(2) Sự tham gia của nhà quản lý vào việc thực hiện HTTTKT, (3) Sự cam kết của nhà
quản lý khi thực hiện HTTTKT, (4) Kiến thức về HTTTTK của nhà quản lý, (5) Kiến
thức về kế toán của nhà quản lý, (6) Hiệu quả tƣ vấn. Tác giả sử dụng phƣơng pháp
chọn mẫu phi xác suất với hình thức chọn mẫu thuận tiện. Phân tích nhân tố và hồi quy
11
chỉ ra rằng hai nhân tố có cƣờng độ ảnh hƣởng mạnh nhất đến hiệu quả của HTTTKT
gồm (6) Hiệu quả tƣ vấn và (5) Kiến thức kế toán của nhà quản lý; và bốn nhân tố: (1)
Sự phức tạp của HTTTKT, (2) Sự tham gia của nhà quản lý vào việc thực hiện
HTTTKT, (3) Sự cam kết của nhà quản lý khi thực hiện HTTTKT và (4) Kiến thức về
HTTTKT của nhà quản lý không có ý nghĩa trong mô hình hồi quy tuyến tính. Tuy
nhiên, tác giả lập luận rằng, 3 nhân tố “Sự tham gia của nhà quản lý vào việc thực hiện
HTTTKT”, “Sự cam kết của nhà quản lý khi thực hiện HTTTKT” và “Kiến thức về
HTTTKT của nhà quản lý” vẫn nên đƣợc xem xét khi đánh giá sự thành công của
HTTTKT.
Nhận xét:
Nhƣ tác giả Lê Thị Ni đã trình bày, mô hình nghiên cứu đề xuất của đề tài này chủ
yếu dựa trên nghiên cứu của Ismail (2009) và đã gộp bốn biến độc lập “hiệu quả tƣ vấn
từ chuyên gia tƣ vấn”, “hiệu quả tƣ vấn từ chuyên gia cung cấp phần mềm”, “hiệu quả
tƣ vấn từ cơ quan chính phủ”, “hiệu quả tƣ vấn từ công ty kế toán” thành một biến độc
lập duy nhất là “hiệu quả tƣ vấn từ chuyên gia bên ngoài”. Đồng thời, tác giả thêm một
biến độc lập là “sự cam kết của nhà quản lý” (kế thừa nghiên cứu của tác giả Nguyễn
Bích Liên (2012)) vào mô hình nghiên cứu của mình. Do mô hình nghiên cứu của tác
giả Lê Thị Ni chủ yếu dựa trên mô hình nghiên cứu của Ismail nên tác giả nhận thấy
rằng, bài nghiên cứu cũng có một số điểm cần xem xét nhƣ tác giả đã nhận xét về bài
nghiên cứu của tác giả Ismail: cách đo lƣờng mỗi khía cạnh của sự thành công của
HTTTKT chỉ bằng một câu hỏi cho mỗi khía cạnh liệu có quá hời hợt; biến “sự phức
tạp của HTTTKT” nên đƣợc bỏ ra khỏi mô hình nghiên cứu.
1.2.2 Nghiên cứu Phan Đức Dũng và Phạm Anh Tuấn (2015)
Trong bài nghiên cứu này, hai tác giả cho rằng, một HTTTKT thành công là một hệ
thống không những giải quyết đƣợc vấn đề xử lý và cung cấp thông tin một cách nhanh
chóng, kịp thời và chính xác mà còn giúp tăng năng suất lao động trong công tác kế
12
toán, làm cơ sở cho việc ra quyết định để đạt đƣợc các mục tiêu đã đề ra. Bài nghiên
cứu đứng trên quan điểm của ngƣời ra quyết định, cho rằng một HTTTKT thành công
là một hệ thống cung cấp thông tin một cách kịp thời và chính xác phục vục cho việc ra
quyết định. Dựa vào quan điểm này, 2 tác giả đã tiến hành nghiên cứu định tính để đƣa
ra mô hình nghiên cứu, chỉ ra các nhân tố ảnh hƣởng đến sự hỗ trợ cho việc ra quyết
định. Sau đó, kiểm định lại mô hình nghiên cứu này bằng nghiên cứu định lƣợng.
Xem xét trong quá trình xử lý của HTTTKT, 2 tác giả cho rằng có 3 nhóm nhân tố
tác động đến sự thành công của HTTTKT bao gồm: (1) nhóm nhân tố liên quan tới
phần cứng, (2) nhóm nhân tố liên quan đến phần mềm và (3) nhóm nhân tố liên quan
tới thông tin đầu ra. Kết quả phân tích khám phá đƣa ra mô hình nghiên cứu gồm 5
biến: 1 biến phụ thuộc “hỗ trợ việc ra quyết định” (đại diện cho sự thành công của
HTTTKT) và 4 biến độc lập: (1) Tính khả dụng của các phần cứng, (2) tính linh hoạt
của phần mềm, (3) tính hợp lý của phần mềm và (4) đặc tính của thông tin đầu ra.
Tiếp theo, 2 tác giả kiểm định mô hình qua nghiên cứu định lƣợng và kết luận rằng:
biến phụ thuộc “hỗ trợ cho việc ra quyết định” bị ảnh hƣởng bởi 3 biến độc lập trong
mô hình nghiên cứu đƣợc lập trong bƣớc nghiên cứu định tính trƣớc đó - theo thứ tự
mức độ ảnh hƣởng nhiều đến ít nhƣ sau: (4) đặc tính của thông tin đầu ra, (3) tính hợp
lý của phần mềm và (2) tính linh hoạt của phần mềm. Riêng biến độc lập thứ nhất (1)
tính khả dụng của phần cứng lại không có tác động tích cực đến “hỗ trợ cho việc ra
quyết định”.
Nhận xét:
Tác giả của bài nghiên cứu đứng trên góc nhìn của ngƣời ra quyết định và lập luận
rằng một HTTTKT thành công là một hệ thống cung cấp thông tin một cách kịp thời và
chính xác phục vụ cho việc ra quyết định. Do đó, hai tác giả đã đƣa ra biến độc lập “hỗ
trợ cho việc ra quyết định” để đại diện cho sự thành công của HTTTKT. Có 5 biến
quan sát đƣợc sử dụng để đo lƣờng biến độc lập “hỗ trợ cho việc ra quyết định”, gồm:
13
(1) lƣợng thông tin đầu ra, (2) thời gian phản hồi cho yêu cầu thông tin đầu ra, (3) độ
tin cậy của an toàn thông tin, (4) khả năng xử lý khối lƣợng lớn thông tin, (5) tài liệu
hƣớng dẫn cụ thể, rõ ràng. Dựa theo mô hình HTTT thành công của DeLone và
McLean thì ta có thể thấy, biến độc lập “hỗ trợ cho việc ra quyết định” mà tác giả dùng
trong nghiên cứu này tƣơng đồng với khía cạnh “chất lƣợng của hệ thống” trong mô
hình của DeLone và McLean. Do việc đánh giá sự thành công của HTTTKT chỉ ở khía
cạnh “chất lƣợng của hệ thống” nên khi xem xét các nhân tố ảnh hƣởng đến sự thành
công của HTTTKT, nhóm tác giả chỉ quan tâm đến quá trình xử lý thông tin của
HTTTKT để xác định ra ba nhóm nhân tố tác động đến sự thành công của HTTTKT
(phần cứng, phần mềm, thông tin đầu ra). Theo tác giả, để đánh giá sự thành công của
HTTTKT, ta cần phải có cái nhìn tổng quan về HTTTKT, không nên chỉ đánh giá trên
quá trình xử lý thông tin tự động của HTTT mà quên đi nhân tố quan trọng góp phần
tạo ra hoạt động của một HTTT, đó là nhân tố con ngƣời.
1.2.3 Nghiên cứu Trƣơng Thị Cẩm Tuyết (2016)
DNNVV trong bài nghiên cứu của Trƣơng Thị Cẩm Tuyết đƣợc xác định dựa theo
các tiêu chí quy định trong Nghị định số 56/2009/NĐ-CP. Khi đồng nhất khái niệm sự
thành công của HTTT với khái niệm tính hữu hiệu của HTTT, tác giả Cẩm Tuyết đƣa
ra mô hình nghiên cứu gồm 5 biến độc lập: (1) Sự hỗ trợ của nhà quản lý, (2) Kiến thức
của nhà quản lý, (3) Sự tham gia của ngƣời sử dụng hệ thống, (4) Sự tham gia của
chuyên gia bên ngoài, (5) Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin. Phƣơng pháp chọn
mẫu đƣợc sử dụng là thuận tiện phi xác suất. Đối tƣợng khảo sát là các DNNVV trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Bảng khảo sát đƣợc gửi đến các đối tƣợng thông qua
hai hình thức: gửi trực tiếp bảng khảo sát bằng giấy và gửi email thông qua đƣờng link
của Google Docs. Đối tƣợng nhận bảng câu hỏi là các nhân viên kế toán, các nhà quản
lý, những nhân viên vận hành và quản trị HTTTKT tại các DNNVV trên địa bàn thành
phố Hồ Chí Minh. Kết quả cho thấy: (1) Sự tham gia của chuyên gia bên ngoài, (2)
14
Kiến thức của nhà quản lý, (3) Sự hỗ trợ của nhà quản lý, (4) Sự tham gia của ngƣời sử
dụng hệ thống, (5) Mức độ ứng dụng công nghệ thông tin ảnh hƣởng cùng chiều đến sự
thành công của HTTTKT. Đồng thời, trong mẫu dữ liệu phân tích gồm 71.1% các
doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thƣơng mại dịch vụ, 27.4% các doanh nghiệp thuộc lĩnh
vực công nghiệp xây dựng và 1.5% các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực nông lâm nghiệp
và thủy sản, kết quả phân tích dữ liệu cũng cho thấy rằng không có sự khác biệt trong
đánh giá sự thành công của HTTTKT giữa các nhóm doanh nghiệp có lĩnh vực hoạt
động khác nhau.
Nhận xét:
Nghiên cứu này tổng kết một số lƣợng lớn các nghiên cứu trƣớc đó, dựa trên ba lý
thuyết nền quan trọng là: Lý thuyết về phổ biến công nghệ, Lý thuyết dựa trên nguồn
lực và Mô hình HTTT thành công để đƣa ra các nhân tố ảnh hƣởng đến sự thành công
của HTTTKT vào mô hình nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, có một số điểm vẫn nên
đƣợc bàn luận thêm:
Thứ nhất, tác giả Trƣơng Thị Cẩm Tuyết sử dụng thang đo cho sự hài lòng của
ngƣời sử dụng cuối cùng làm thang đo cho tính hữu hiệu/ sự thành công của HTTTKT
do các nghiên cứu trƣớc đây đã gợi ý nhƣ một khái niệm quan trọng của tính hữu
hiệu/sự thành công. Nhƣ đã đề cập, theo DeLone và McLean, khái niệm sự thành công
của HTTTKT là một khái niệm tƣơng đối phức tạp, việc chỉ đo lƣờng một khía cạnh
trong 6 khía cạnh trong mô hình của DeLone và McLean để đo lƣờng sự thành công
hay (tính hữu hiệu) của HTTT là không đầy đủ.
Thứ hai, tác giả cho rằng nhân tố “mức độ ứng dụng công nghệ thông tin” không
cần thiết đƣa vào mô hình nghiên cứu. Do nhân tố này nghiêng về đặc điểm của HTTT
hơn là nghiêng về các nhân tố tác động đến tính hữu hiệu/ sự thành công của HTTTKT.
Đồng thời, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin tại các doanh nghiệp nhỏ lại phụ
15
thuộc nhiều vào nguồn lực tài chính - một nhân tố khó đƣợc các DNNVV điều chỉnh
theo mong muốn của mình.
1.3 Khe hổng nghiên cứu
Trong các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến sự thành công của HTTTKT,
sự thành công có khi đƣợc đánh giá đầy đủ bởi 6 khía cạnh mà mô hình HTTT thành
công của DeLone và McLean đề ra nhƣng việc phát triển câu hỏi khảo sát để đánh giá
còn quá hời hợt: Mỗi khía cạnh đƣợc đánh giá bởi một câu hỏi. Bốn trong sáu bài
nghiên cứu đƣợc phân tích trong luận văn này thì sự thành công của HTTT lại đƣợc
đánh giá đại diện bởi duy nhất một khía cạnh trong sáu khía cạnh của mô hình HTTT
thành công, việc đánh giá này đƣợc xem là không đầy đủ. DeLone and McLean (1992)
khẳng định sự thành công của HTTT dựa trên máy tính không phải là một khái niệm
bậc nhất, và do đó, không nên nỗ lực để nắm bắt nó chỉ bằng một thang đo đơn giản.
Trong 100 bài nghiên cứu mà DeLone và McLean đã dẫn chứng thì chỉ có 28 bài
nghiên cứu đo lƣờng sự thành công trên nhiều khía cạnh (2 hoặc lớn hơn 2 trong tổng
số 6 khía cạnh mà DeLone và McLean đã tổng kết), trong đó: 19 bài nghiên cứu đo
lƣờng dựa trên 2 khía cạnh, tám bài nghiên cứu đo lƣờng dựa trên 3 khái cạnh và chỉ có
1 bài nghiên cứu duy nhất đo lƣờng dựa trên 4 khía cạnh. Với bài nghiên cứu của mình,
tác giả sẽ đánh giá sự thành công của HTTTKT trên góc nhìn của ngƣời sử dụng, bao
gồm “việc sử dụng hệ thống” và “sự hài lòng của ngƣời sử dụng” - hai trong sáu khía
cạnh trong khuôn mẫu lý thuyết mô hình HTTT thành công của DeLone và McLean.
Trong các nghiên cứu trƣớc đây, các mô hình nghiên cứu đều đƣa các nhân tố có
liên quan đến nguồn lực tài chính của doanh nghiệp. Các kết quả nghiên cứu cho thấy
rằng, nhân tố này có sự tác động tƣơng đối mạnh đến sự thành công của HTTTKT. Với
nhân tố này, các doanh nghiệp nhỏ cần đầu tƣ nguồn lực tài chính để tăng mức độ
thành công của HTTT. Nhƣng trên thực tiễn, các doanh nghiệp nhỏ luôn có hạn chế về
nguồn lực tài chính, và dƣờng nhƣ việc hạn chế về nguồn lực tài chính nghiên về các
16
yếu tố không hoàn toàn thuộc về sự kiểm soát của doanh nghiệp. Do đó, từ kết quả
nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu kêu gọi chính phủ đƣa ra các chính sách hỗ trợ tài
chính để các DNNVV có thể thực hiện thành công HTTTKT trong doanh nghiệp mình.
Tuy nhiên, bài nghiên cứu của tác giả chỉ hƣớng đến việc giúp các doanh sản xuất công
nghiệp nhỏ và vừa tại tỉnh Đồng Nai phân bổ một cách có hiệu quả các nguồn lực hạn
chế nhƣng vẫn nằm trong tầm kiểm soát của doanh nghiệp để xây dựng thành công
HTTTKT. Và, nguồn lực tài chính là một hạn chế mà các DNNVV ở Việt Nam khó
lòng kiểm soát theo ý muốn của mình, vì vậy, bài nghiên cứu này bỏ qua những nhân
tố liên quan đến hạn chế về nguồn lực tài chính của các DNNVV.
Tại Việt Nam, các nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến sự thành công của
HTTTKT của các doanh nghiệp còn rất hạn chế về số lƣợng. Thêm nữa, tuy có nghiên
cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến sự thành công của HTTTKT tại các DNNVV, nhƣng
lại chƣa có kiểm định riêng biệt cho các DNNVV thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp.
Luận văn xây dựng mô hình nghiên cứu bằng việc điều chỉnh lại mô hình nghiên cứu
của Thong (2001) nhằm xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến sự thành công của
HTTTKT tại các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa tại Đồng Nai và mức
độ tác động của chúng. Tác giả lấy mẫu nghiên cứu này trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
nhằm góp phần nghiên cứu cụ thể cho một địa phƣơng có một số lƣợng doanh nghiệp
nhỏ và vừa khá lớn ở nƣớc ta.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1
Chƣơng 1 đã giới thiệu tổng quát các nghiên cứu tiêu biểu trong dòng nghiên cứu về
những nhân tố tác động đến sự thành công của HTTTKT, đặc biệt là nhánh nghiên cứu
riêng biệt cho các DNNVV. Trên cơ sở đó, tác giả xác định đƣợc các khe hổng nghiên
cứu và định hƣớng cho bài nghiên cứu tập trung vào các nhân tố ảnh hƣởng đến sự
thành công của HTTTKT trong doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhỏ và vừa trên
một địa bàn cụ thể là tỉnh Đồng Nai.
17
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1 Tổng quan HTTTKT
Hệ thống là một tập hợp có tổ chức gồm nhiều phần tử có các mối quan hệ ràng
buộc lẫn nhau và cùng hoạt động hƣớng tới mục tiêu chung. Hệ thống thông tin là hệ
thống do con ngƣời thiết lập nên, bao gồm tập hợp những thành phần có quan hệ với
nhau nhằm thu thập, lƣu trữ, xử lý và cung cấp thông tin cho ngƣời sử dụng.
Hệ thống thông tin quản lý (HTTTQL)/ hệ thống thông tin doanh nghiệp là một
hệ thống con của HTTT, đƣợc thiết lập trong một tổ chức nhằm hỗ trợ cho các hoạt
động chức năng của một tổ chức, hỗ trợ quá trình ra quyết định của các cấp quản lý.
Hệ thống thông tin kế toán là một hệ thống con của HTTTQL khi đƣợc phân theo
tiêu thức nội dung kinh tế của quá trình sản xuất kinh doanh. HTTTKT đƣợc thiết lập
nhằm mục đích thu thập, lƣu trữ và cung cấp thông tin kế toán cho ngƣời sử dụng.
Theo mục tiêu thì HTTTKT đƣợc phân thành 2 bộ phận: HTTTKT tài chính và
HTTTKT quản trị. Theo phƣơng thức lƣu trữ và xử lý dữ liệu thì HTTTKT chia thành
3 loại: HTTTKT thủ công, HTTTKT bán thủ công và HTTTKT trên nền máy tính.
Một HTTTKT trên nền máy tính bao gồm 6 thành phần: Ngƣời sử dụng hệ thống;
các thủ tục và hƣớng dẫn đƣợc sử dụng cho công tác thu thập, xử lý, lƣu trữ và truyền
dữ liệu; dữ liệu cung cấp cho HTTTKT; phần mềm máy tính; cơ sở hạ tầng công nghệ
thông tin; kiểm soát nội bộ và các biện pháp an ninh để bảo vệ an toàn cho dữ liệu
(Khoa kế toán, bộ môn hệ thống thông tin kế toán UEH, 2016).
Các giai đoạn của chu kỳ phát triển HTTTKT (Khoa kế toán, bộ môn hệ thống
thông tin kế toán UEH, 2015):
Phân tích hệ thống: Xem xét, đánh giá hệ thống hiện hành và môi trƣờng của nó để
xác định khả năng cải tiến, các giải pháp cho hệ thống mới và năng lực thực hiện các
giải pháp đó.
18
Thiết kế hệ thống: Từ các phân tích về khả năng cải tiến, giải pháp cho hệ thống
mới và năng lực thực hiện (đã đƣợc thực hiện trong giai đoạn phân tích), các doanh
nghiệp xây dựng các thành phần của HTTTKT bằng mô hình, hình vẽ hoặc văn bản.
Thực hiện hệ thống: Triển khai thực hiện kết quả của quá trình thiết kế hệ thống,
chuyển đổi từ hệ thống cũ sang hệ thống mới, đây chính là giai đoạn hệ thống mới
đƣợc tạo ra và chuẩn bị đƣa vào sử dụng. Các công việc chính trong giai đoạn này bao
gồm: Tạo lập phần cứng; tạo lập phần mềm; tuyển dụng, huấn luyện nhân viên; chuyển
đổi từ hệ thống cũ sang hệ thống mới thiết lập hồ sơ về hệ thống.
Vận hành hệ thống: Ở giai đoạn vận hành, việc thẩm định quá trình thực hiện
chuyển đổi đƣợc tiến hành với mục tiêu xác định hệ thống có đạt đƣợc mục tiêu của nó
hay không. Dựa trên kết quả đánh giá phản hồi này, hệ thống tiếp tục đƣợc hiệu chỉnh,
cải tiến, bổ sung sửa đổi. Ngoài ra, giai đoạn này còn bao gồm các công việc liên quan
tới bảo dƣỡng, sửa chữa hệ thống để duy trì hoạt động của hệ thống.
Nhân sự tham gia phát triển HTTTKT (Khoa kế toán, bộ môn hệ thống thông tin kế
toán UEH, 2016)
Các nhà quản lý cấp cao trong doanh nghiệp: có vai trò đƣa ra các yêu cầu về
thông tin mà hệ thống phải cung cấp sao cho các yêu cầu này gắn kết với các mục tiêu,
chiến lƣợc của doanh nghiệp. Các nhà quản lý cấp cao giữ vai trò điều phối hoạt động
của nhóm phát triển hệ thống với các phòng ban chức năng liên quan, tạo thuận lợi cho
các hoạt động liên quan đến phát triển dự án nhƣ: thiết lập mục tiêu của hệ thống, giúp
gắn kết hệ thống với chiến lƣợc của doanh nghiệp, kiểm soát hiệu suất bộ phận sử dụng
HTTT, thiết lập chính sách lựa chọn dự án và cơ cấu tổ chức, tham gia vào các quyết
định quan trọng của hệ thống, hỗ trợ xác định yêu cầu thông tin cho dự án, hỗ trợ các
nhà phân tích hệ thống về các ƣớc tính chi phí-lợi ích của dự án, ra quyết định phân
công nhân sự chủ chốt của các phòng ban tham gia phát triển dự án và phân bổ nguồn
kinh phí cho dự án.