BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HCM
KHOA SAU ĐẠI HỌC
TRẦN KHẮC THỊNH
NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ THÀNH
CÔNG CỦA DỰ ÁN TRIỂN KHAI HỆ THỐNG HOẠCH
ĐỊNH NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP (ERP)
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Tp Hồ Chí Minh, Năm 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC MỞ THÀNH PHỐ HCM
TRẦN KHẮC THỊNH
NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN SỰ THÀNH
CÔNG CỦA DỰ ÁN TRIỂN KHAI HỆ THỐNG
HOẠCH ĐỊNH NGUỒN LỰC DOANH NGHIỆP (ERP)
Chuyên ngành:
Quản Trị Kinh Doanh
Mã số chuyên ngành:
60 34 01 02
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐINH THÁI HOÀNG
Tp Hồ Chí Minh, Năm 2015
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TP Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2015
Tác giả
TRẦN KHẮC THỊNH
ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin chân thành gửi lời cám ơn tới:
- Quý Thầy, Cô Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh đã hết lòng
truyền đạt những kiến thức quý báu trong suốt thời gian tôi học tại Trường.
- Thạc sĩ Lý Duy Trung - Giáo viên chủ nhiệm lớp MBA12A trường Đại
Học Mở TP. HCM đã giúp đỡ tạo mọi điều kiện để tôi thực hiện đề tài.
- Ban quản trị và các đồng nghiệp làm việc cùng tôi ở Công ty CPTM
Nguyễn Kim đã giúp tôi rất nhiều trong việc tìm hiểu hệ thống ERP của công
ty, đóng góp nhiều ý kiến quý giá trong suốt quá trình nghiên cứu của tôi.
- Các đồng nghiệp ở các công ty tư vấn ERP như FPT, Bosch, Deloitte,
IBM cũng giúp tôi rất nhiều trong việc thu thập dữ liệu nghiên cứu.
- Nhân viên các công ty lớn trên địa bàn TP HCM đã trả lời bản câu hỏi
khảo sát giúp tôi có được nguồn dữ liệu quý giá để thực hiện đề tài.
Và trên hết tôi xin được dành lời cám ơn sâu sắc nhất đến Tiến sĩ Đinh
Thái Hoàng - Giảng viên trường Đại Học Kinh Tế TP. HCM đã nhiệt tình
hướng dẫn tôi về phương pháp khoa học cũng như nội dung nghiên cứu giúp tôi
hoàn thành được đề tài này.
Trong quá trình thực hiện, mặc dù đã hết sức cố gắng để hoàn thiện luận
văn, trao đổi và tiếp thu các ý kiến đóng góp của Quý Thầy Cô và bạn bè, tham
khảo nhiều tài liệu song cũng không thể tránh khỏi sai sót. Rất mong nhận được
những thông tin đóng góp, phản hồi quý báu từ Quý Thầy Cô và bạn đọc.
Xin chân thành cám ơn.
TP Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2015
Trần Khắc Thịnh
iii
Mục lục
Chương 1:
Giới thiệu .........................................................................................1
1.1 Lý do nghiên cứu...............................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................3
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .....................................................................4
1.4 Phương pháp nghiên cứu...................................................................................4
1.5 Ý nghĩa học thuật và thực tiễn của đề tài ..........................................................4
1.6 Kết cấu của nghiên cứu .....................................................................................5
Chương 2:
Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu ...........................................6
2.1 Lý thuyết về ERP ..............................................................................................6
2.1.1 Định nghĩa ERP..........................................................................................6
2.1.2 Đặc điểm cơ bản của hệ thống ERP ...........................................................6
2.1.3 Một số phân hệ được xây dựng trong hệ thống ERP .................................7
2.1.4 Lợi ích của ERP .........................................................................................9
2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của dự án ERP (Critical success
factor, CSF) ...........................................................................................................12
2.3 Thành công của dự án ERP .............................................................................23
2.4 Giả thuyết nghiên cứu .....................................................................................24
2.5 Mô hình nghiên cứu ........................................................................................27
Chương 3:
Phương pháp nghiên cứu ...............................................................29
3.1 Qui trình nghiên cứu .......................................................................................29
3.2 Nghiên cứu định tính .......................................................................................31
3.2.1 Mục tiêu ...................................................................................................31
iv
3.2.2 Cách thực hiện..........................................................................................31
3.2.3 Kết quả .....................................................................................................31
3.3 Thang đo..........................................................................................................34
3.3.1 Biến độc lập..............................................................................................34
3.3.2 Biến phụ thuộc .........................................................................................37
3.4 Nghiên cứu thử ................................................................................................38
3.4.1 Mục tiêu ...................................................................................................38
3.4.2 Cách thực hiện..........................................................................................38
3.4.3 Kết quả .....................................................................................................39
3.5 Nghiên cứu chính thức ....................................................................................41
Chương 4:
Phân tích kết quả khảo sát ..............................................................43
4.1 Đặc điểm của mẫu khảo sát .............................................................................43
4.2 Kiểm định mô hình nghiên cứu .......................................................................45
4.2.1 Kiểm định Cronbach’s Apha đối với các thang đo lý thuyết ...................45
4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA) ..........................................................47
4.3 Phân tích hồi quy .............................................................................................51
4.4 Phân tích ảnh hưởng của các biến định tính đến sự thành công của dự án triển
khai ERP ................................................................................................................54
4.4.1 Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp .....................................................54
4.4.2 Thời gian sử dụng hệ thống ERP .............................................................57
4.4.3 Phần mềm ERP ........................................................................................59
4.5 Tóm tắt ............................................................................................................62
Chương 5:
Kết luận và kiến nghị .....................................................................63
v
5.1 Kết luận ...........................................................................................................63
5.2 Kiến nghị .........................................................................................................65
5.3 Hạn chế của đề tài ...........................................................................................68
Tài liệu tham khảo .....................................................................................................70
Phụ lục .......................................................................................................................74
Phụ lục 1: Bảng câu hỏi ........................................................................................74
Phụ lục 2: Nghiên cứu thử.....................................................................................77
A. Kiểm định Cronbach's Alpha .......................................................................77
B. Phân tích nhân tố khám phá EFA .................................................................83
Phụ lục 3: Nghiên cứu chính thức .........................................................................85
A. Kiểm định Cronbach's Alpha .......................................................................85
B. Phân tích nhân tố khám phá EFA .................................................................91
C. Kết quả hồi quy bội ......................................................................................98
Phụ lục 4: Phân tích phương sai ANOVA ..........................................................104
1. Thời gian sử dụng hệ thống ERP ................................................................104
2. Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp ........................................................107
3. Giải pháp ERP .............................................................................................112
Phục lục 5: Quy trình triển khai ASAP ...............................................................117
vi
Danh mục hình vẽ
Hình 2-1 Những nhân tố chiến lược và chiến thuật ảnh hưởng đến sự thành công
của dự án ERP (Hollan và Light, 1999) ....................................................................13
Hình 3-1: Thiết kế nghiên cứu ..................................................................................30
Hình 4-1 Các phần mềm ERP được sử dụng ............................................................44
Hình 4-2 Lĩnh vực kinh doanh ..................................................................................44
Hình 4-3 Số năm sử dụng ERP .................................................................................45
Hình 4-4 Sự khác biệt về mức độ hài lòng đối với từng lĩnh vực .............................56
Hình 4-5 Sự khác biệt về mức độ đạt mục tiêu dự án với từng lĩnh vực ..................57
Hình 4-6 Sự khác biệt về mức độ hài lòng theo số năm sử dụng ERP .....................59
Hình 4-7 Mức độ đạt được mục tiêu theo từng giải pháp ERP .................................61
Hình 4-8 Mức độ hài lòng của người dùng theo từng giải pháp ERP ......................61
Hình 0-1 Phương pháp ASAP .................................................................................117
vii
Danh mục bảng biểu
Bảng 2-1 Mức độ quan trong của các CSF (Somers and Nelson, 2001) ..................14
Bảng 2-2 Đánh giá của các CIO về 11 CSF ..............................................................15
Bảng 2-3 So sánh các CSF được đề cập trong nghiên cứu .......................................16
Bảng 3-1 Phân tích Cronbach's Alpha ......................................................................39
Bảng 4-1 Kiểm định thang đo bằng Cronbach’s Alpha ............................................46
Bảng 4-2 Kết quả EFA thang đo các CSF ................................................................49
Bảng 4-3 Kết quả EFA thang đo sự thành công của dự án ERP...............................50
Bảng 4-4 Kiểm định Levene .....................................................................................55
Bảng 4-5 Kiểm định Levene .....................................................................................58
Bảng 4-6 Kiểm định Levene .....................................................................................60
1
Chƣơng 1:
Giới thiệu
Ứng dụng giải pháp ERP (Enterprise resource planning) mang lại rất nhiều
lợi ích cho doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh.
ERP đã trở nên khá phổ biến trên thế giới trong vài thập niên gần đây tuy nhiên
vẫn còn khá xa lạ ở Việt Nam. Chương 1 sẽ trình bày lý do mà nghiên cứu này
được thực hiện ở Việt Nam đồng thời cũng nêu lên các mục tiêu mà nghiên cứu
hướng đến.
1.1 Lý do nghiên cứu
Theo H. Klaus, M. Rosemann & G. G. Gable (2000), hoạch định nguồn lực
doanh nghiệp (Enterprise resource planning, ERP ) là một mặt hàng, một sản
phẩm dưới dạng phần mềm máy tính và là một phương tiện quan trọng cung
cấp giải pháp kinh doanh cho doanh nghiệp. ERP không đơn thuần là một giải
pháp phần mềm mà còn là giải pháp kinh doanh chiến lược cho doanh nghiệp.
Theo quan điểm trên, về phương diện phần mềm, hệ thống ERP giúp doanh
nghiệp tập trung các thông tin cần thiết một cách đầy đủ, kịp thời và có khả
năng chia sẻ cho mọi đối tượng cần sử dụng thông tin đó như khách hàng, đối
tác, cổ đông nhà quản lý, hỗ trợ cho việc ra quyết định. ERP còn giúp quản lý
tất cả các hoạt động trong doanh nghiệp từ các hoạt động về tài chính kế toán,
quản trị nguồn nhân lực, sản xuất, các hoạt động logistic đến bán hàng và
Marketing, quan hệ khách hàng...
Về phương diện chiến lược kinh doanh, ERP giúp doanh nghiệp tổ chức lại
các quy trình nghiệp vụ, quy trình doanh nghiệp, giúp nâng cao năng lực cạnh
tranh tổng thể. Một khi triển khai ERP, doanh nghiệp có thể chuẩn hóa quy
trình kinh doanh một cách nhanh chóng thông qua việc vận dụng những quy
trình nghiệp vụ chuẩn mà ERP đã xây dựng sẵn. Để phát triển hệ thống những
quy trình nghiệp vụ này các nhà sản xuất phần mềm ERP đã dày công nghiên
cứu, vận dụng rất nhiều kiến thức quản lý, vận hành và những tiêu chuẩn của
2
thế giới. ERP là một công cụ hữu ích để doanh nghiệp thay đổi mình và tạo
dựng lợi thế cạnh tranh.
Với những lợi ích to lớn mà ERP mang lại, nhiều doanh nghiệp trên khắp
thế giới đã tiêu tốn rất nhiều tiền của và các nguồn lực khác vào các dự án triển
khai ERP, tuy nhiên một phần không nhỏ các doanh nghiệp này đã gặp phải
những trở ngại không như mong đợi. Theo thống kê, các dự án ERP trễ tiến độ
2.5 lần, vượt ngân sách 178% và chỉ đạt được 30% lợi ích so với dự kiến
(Zhang et al., 2005); Wang et al. (2008) thống kê có 90% dự án ERP phải trì
hoãn và chi phí điều chỉnh tăng lên rất nhiều lần so với kế hoạch ban đầu. Số
liệu thống kê mới nhất của tổ chức tư vấn Panorama năm 2014
() cho thấy: Trung bình 63% dự án vượt
ngân sách, 39% dự án trễ tiến độ.
Chi phí triển khai ERP rất lớn trong khi tỷ lệ thành công tương đối thấp,
điều này làm nảy sinh nhu cầu phải tìm ra các nhân tố quyết định đến sự thành
công của dự án ERP. Trong những năm vừa qua trên thế giới xuất hiện khá
nhiều nghiên cứu nhằm tìm ra cũng như đo lường tác động của một số nhân tố
đến sự thành công của dự án ERP. Có thể kể đến nghiên cứu của: Mabert et al.
(2003); Majed Al-Mashari (2003); Zhang et al. (2003); Nah et al (2003);
Dezdar et al. (2009, 2011).... Các nghiên cứu được thực hiện ở các vùng, các
quốc gia khác nhau với các thang đo khác nhau nhằm đưa ra các kết luận chính
xác nhất để cải thiện khả năng thành công cho các dự án ERP ở từng khu vực
đặc trưng. Đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này được công bố
chính thức ở Việt Nam.
Thị trường ERP ở Việt Nam nhìn chung vẫn chưa phát triển, các công ty
ứng dụng ERP vẫn còn rất hạn chế so với các nước trong khu vực và trên thế
giới. Tính đến tháng 4 năm 2015, chỉ có 220 công ty ở Việt Nam triển khai SAP
(một trong những phần mền ERP phổ biến nhất hiện nay) trong khi đó số lượng
khách hàng của SAP trên toàn cầu là 291.000 (Website: ).
3
Một trong những nguyên nhân chính khiến ERP chưa phổ biến ở Việt Nam là
do các doanh nghiệp còn e dè trước quyết định triển khai ERP, chi phí triển
khai quá lớn trong khi hiệu quả đạt được đang còn là một dấu hỏi lớn. Đã có
những doanh nghiệp tiên phong triển khai ERP tuy nhiên chưa có một khảo sát
hay nghiên cứu nào đánh giá sự hiệu quả và mức độ thành công của các dự án
này trong khi đó thông tin một số dự án thất bại được lan truyền tạo tâm lý
hoang mang cho doanh nghiệp.
Nhằm giúp doanh nghiệp có một nguồn tư liệu tham khảo tin cậy để đánh
giá được mức độ thành công của các dự án ERP trên thị trường Việt Nam, xác
định được các nhân tố quyết định đến sự thành công của các dự án ERP ở Việt
Nam để từ đó có những bước chuẩn bị cần thiết trước khi triển khai ERP cũng
như có những điều chỉnh cần thiết trong quá trình triển khai ERP, tác giả quyết
định thực hiện nghiên cứu "Những nhân tố ảnh hƣởng đến sự thành công
của dự án triển khai hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP)".
Nghiên cứu không chỉ giúp các doanh nghiệp Việt Nam mạnh dạn và chủ
động hơn trong việc quyết định ứng dụng ERP mà còn giúp các công ty tư vấn
triển khai ERP xác định lại các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của dự án
ERP ở Việt Nam để đưa ra các phương pháp hữu hiệu nâng cao khả năng thành
công cho dự án tư vấn triển khai ERP.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu bao gồm những mục tiêu sau:
Xác định các nhân tố và mức độ ảnh hưởng của chúng đến sự thành công
của dự án triển khai ERP cho các doanh nghiệp lớn ở Việt Nam.
Đánh giá sự khác biệt về mức độ thành công của các dự án triển khai
ERP theo các yếu tố định tính như lĩnh vực kinh doanh, phần mềm
ERP...
4
Từ kết quả phân tích, tác giả đưa ra những gợi ý cho các doanh nghiệp
có ý định ứng dụng ERP và các công ty tư vấn giải pháp ERP nhằm nâng
cao mức độ thành công cho dự án triển khai ERP ở Việt Nam.
1.3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài là các nhân tố ảnh hưởng đến
sự thành công của dự án triển khai ERP cho các doanh nghiệp lớn trên địa bàn
TP HCM
Đối tượng khảo sát bao gồm:
Nhân viên sử dụng ERP ở các công ty đang ứng dụng giải pháp ERP
Chuyên viên tư vấn giải pháp ERP
Ban quản lý, giám đốc các dự án ERP, giám đốc phó giám đốc IT ở các
công ty đã triển khai ERP
1.4 Phƣơng pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu là nghiên cứu định tính
và nghiên cứu định lượng. Từ cơ sở lý thuyết, nghiên cứu định tính được thực
hiện để hoàn thiện mô hình và hệ thống thang đo. Tiếp đến, tác giả thực hiện
nghiên cứu định lượng nhằm thu thập và phân tích dữ liệu khảo sát cũng như
ước lượng và kiểm định mô hình.
1.5 Ý nghĩa học thuật và thực tiễn của đề tài
Về mặt học thuật, đề tài hệ thống lại các lý thuyết về hệ thống ERP, tổng
hợp các lý thuyết và nghiên cứu trên thế giới về các nhân tố ảnh hưởng đến
thành công của dự án triển khai ERP (Critical Success factors, CSFs) và xây
dựng nên mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của dự án triển
khai ERP ở Việt Nam.
Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu có thể mang lại một số ý nghĩa sau:
5
- Giúp các doanh nghiệp đang có ý định triển khai ERP chủ động hơn trong
việc đưa ra các biện pháp, chiến lược nhằm gia tăng khả năng thành công cho
dự án triển khai ERP từ đó mạnh dạn triển khai ERP.
- Giúp các doanh nghiệp chưa biết về ERP có được những khái niệm và
những cơ sở khoa học về hệ thống ERP. Từ đó doanh nghiệp có thể tìm hiểu
sâu hơn và đầu tư triển khai hệ thống ERP để tận dụng được những lợi ích to
lớn mà ERP mạng lại.
- Các công ty tư vấn ERP có thể vận dụng các nguyên tắc được trình bày
trong nghiên cứu này để tư vấn cho các doanh nghiệp ứng dụng ERP nhằm
nâng cao khả năng thành công cho dự án triển khai ERP.
1.6 Kết cấu của nghiên cứu
Kết cấu báo cáo nghiên cứu gồm có 5 chương:
Chương 1. Giới thiệu về nghiên cứu
Chương 2. Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chương 3. Phương pháp nghiên cứu
Chương 4. Phân tích kết quả khảo sát
Chương 5. Kết luận và kiến nghị
6
Chƣơng 2:
Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu
Chương 2 trình bày những nội dung cơ bản của các lý thuyết liên quan đến
hệ thống ERP bao gồm các khái niệm, đặc điểm, cấu trúc, lợi ích cũng như lý
thuyết về các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của dự án triển khai hệ
thống thống ERP. Tác giả cũng trình bày sơ lượt một số nghiên cứu đã thực
hiện ở các quốc gia khác trên thế giới từ đó xây dựng mô hình cho nghiên cứu
này.
2.1 Lý thuyết về ERP
2.1.1 Định nghĩa ERP
Theo H. Klaus, M. Rosemann & G. G. Gable (2000), hoạch định nguồn lực
doanh nghiệp (Enterprise resource planning, ERP) là một mặt hàng, một sản
phẩm dưới dạng phần mềm máy tính và là một phương tiện quan trọng cung
cấp giải pháp kinh doanh cho doanh nghiệp. ERP không đơn thuần là một giải
pháp phần mềm mà còn là giải pháp kinh doanh chiến lược cho doanh nghiệp.
2.1.2 Đặc điểm cơ bản của hệ thống ERP
Theo Uwizeyemungu & Raymond (2005), những hệ thống ERP Tiêu chuẩn
Quốc Tế như SAP hay Oracle đều có những đặc điểm sau:
Tính tích hợp cao giữa các phân hệ được thiết kế sẵn trong hệ thống
ERP.
Các chức năng thiết kế đều có tính kế thừa các qui trình doanh nghiệp
Best Practices (Thực Hiện Tốt nhất) của các doanh nghiệp hàng đầu thế
giới trong ngành (ví dụ: SAP có hơn 30 ngành đặc thù như ngành bán lẻ,
ngành bất động sản, ngành sản xuất dược phẩm, v.v.. .)
Các qui trình kinh doanh, sản xuất của một doanh nghiệp được thiết kế
qua thông số hóa (parameterization) các chức năng thiết kế có sẵn trong
7
những gói ERP Tiêu chuẩn Quốc tế. Thông qua việc thay đổi các thông
số người dùng có thể thiết lập qui trình quản lý mới trong doanh nghiệp.
Với cách này, doanh nghiệp có thể thêm, mở rộng quy trình quản lý của
mình khi cần. Tính năng này còn thể hiện trong khả năng kết nối dữ liệu
từ nhiều nguồn khác nhau, từ nhiều cơ sở dữ liệu khác nhau trong hệ
thống. Hệ thống ERP còn có khả năng sửa chữa, khai thác thông tin. Do
đó, cùng với qui trình vận hành, ERP có tính dẫn hướng (driver). Mặt
tích cực này cho phép doanh nghiệp học tập các quy trình quản lý doanh
nghiệp Best Practices (thực hiện tốt nhất), từ đó thiết lập quy trình quản
lý của mình và hoạch định các quy trình dự kiến trong tương lai.
Có khả năng mở rộng (scalable): Ngoài việc cho phép doanh nghiệp mở
rộng về quy mô hoạt động như thêm cửa hàng, công ty, ERP còn cho
phép doanh nghiệp mở rộng cả ngành nghề kinh doanh. Doanh nghiệp có
thể quản lý nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực trên cùng một hệ thống
ERP.
Có khả năng cho phép phân tích dựa trên các trung tâm chi phí (cost
center) hay chiều phần tích (dimension) qua đó đánh giá hiệu quả sản
xuất kinh doanh. Hệ thống cũng có thể đánh giá hiệu quả sản xuất kinh
doanh thông qua tổ hợp các chiều phân tích.
Có khả năng thích ứng với các hệ thống khác.
2.1.3 Một số phân hệ đƣợc xây dựng trong hệ thống ERP
Những hệ thống ERP tiêu chuẩn quốc tế đa phần đều hỗ trợ các phân hệ sau
(Website: ):
Tài chính, kế toán (Financial Accounting/Controlling, FI/CO): bao gồm
hệ thống quản lý chính, hệ thống sổ cái của doanh nghiệp. Phân hệ tài
chính là phân hệ xương sống, không thể thiếu của bất cứ phần mềm ERP
nào.
8
Quản lý nguyên vật liệu (Materials Management, MM): Phân hệ này
quản lý việc mua hàng, kiểm soát hàng tồn kho, lên kế hoạch mua
nguyên vật liệu, kiểm kê....
Bán hàng và giao nhận (Sales and distribution, SD): Phân hệ này quản lý
tất cả các hoạt động bán hàng từ lên đơn hàng đến giao nhận ra bill cho
khách hàng, quản lý trạng thái đơn hàng...
Nhân sự (Human resources, HR). Dùng để quản trị nguồn nhân lực
bao gồm quản lý cơ cấu tổ chức; tính, trả lương; tuyển dụng; huấn
luyện và kiểm soát sử dụng nhân lực. Phân hệ này sẽ tích hợp với
phân hệ tài chính về vấn đề tính lương, chi phí sử dụng nhân lực,
phát hành SEC thanh toán lương.
Lập kế hoạch và kiểm soát sản xuất (Production planning, PP): Phân hệ
này quản lý các hoạt động sản xuất gồm kế hoạch sản xuất, kế hoạch yêu
cầu nguyên liệu, theo dõi hoạt động sản xuất.
Quản trị quan hệ với khách hàng (Customer relationship management,
CRM): Quản lý quan hệ khách hàng với doanh nghiệp nhằm giúp
doanh nghiệp biết nhu cầu và phản hồi thông tin của khách hàng về dịch
vụ và hàng hóa; giúp doanh nghiệp kết nối nhu cầu khách hàng với kế
hoạch sản xuất và bán hàng của doanh nghiệp; giúp doanh nghiệp và cả
khách hàng kiểm tra việc thực hiện đặt hàng và cung cấp dịch vụ khách
hàng, biết lịch sử giao dịch của doanh nghiệp với khách hàng. Phân hệ
này giúp doanh nghiệp đưa ra chính sách, thực hiện kiểm soát tốt nhất và
hiệu quả nhất việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
BI(Business interligent): Cung cấp hệ thống báo biểu đa chiều về doanh
thu, chi phí, chiết khấu... hỗ trợ doanh nghiệp lên kế hoạch, ra quyết định
thông qua việc phân tích, đánh giá nhiều chiều dựa trên dữ liệu quá khứ,
hiện tại và những con số dự báo trong tương lai. Nhờ công cụ này việc ra
quyết định sẽ hiệu quả, kịp thời và nhanh nhạy hơn rất nhiều.
9
2.1.4 Lợi ích của ERP
Việc ứng dụng hệ thống ERP đem lại các lợi ích đối với doanh nghiệp
như sau (Mishra Alok, 2008):
Các lợi ích về mặt hoạt động:
- Tăng hiệu quả hoạt động: Vì ERP đòi hỏi phải tích hợp và chuẩn
hóa các qui trình hoạt động của doanh nghiệp nên nó giúp doanh nghiệp
giảm chu trình thời gian thực hiện mỗi hoạt động của các vùng hoạt động
liên quan, gia tăng khối lượng công việc được xử lý trong một đơn
vị thời gian. Dó đó, nó giúp doanh nghiệp giảm chi phí lao động trong tất
cả các vùng hoạt động về dịch vụ khách hàng, tài chính, quản lý nguồn
lực, mua hàng, dịch vụ công nghệ thông tin và huấn luyện.
- Ngoài chi phí nhân công, ERP còn giúp doanh nghiệp hoạch định
dự trữ, luân chuyển hàng tồn kho tốt hơn nên giảm chi phí lưu kho bằng
cách giảm số lượng hàng tồn, giảm chi phí quản lý kho hàng. Do tăng
luân chuyển thông tin nên doanh nghiệp cũng giảm được chi phí quản lý,
in ấn tài liệu, chứng từ liên quan.
- Gia tăng chất lượng hoạt động kinh doanh, hoạt động xử lý thông
tin. Do ERP là hoạt động có đặc điểm kết hợp nhiều giai đoạn, cùng
kiểm tra lẫn nhau nên khi thực hiện hoạt động, việc sai sót sẽ bị phát
hiện ngay và đòi hỏi sự sửa chữa kịp thời. Nhờ vậy nó giúp doanh
nghiệp giảm tỷ lệ sai sót, gia tăng tính chính xác của dữ liệu.
- Gia tăng dịch vụ khách hàng do người thực hiện hoạt động dịch vụ
khách hàng dễ dàng truy cập dữ liệu và các yêu cầu liên quan tới dịch vụ
mình thực hiện.
Lợi ích về mặt quản lý.
- Quản trị nguồn lực của doanh nghiệp tốt hơn. Các nguồn lực được
quản lý tốt về mặt hiện vật, chất lượng cũng như các ghi chép về các
10
nguồn lực này. Chẳng hạn như việc luân chuyển hàng tồn kho sẽ được
quản lý dễ dàng hơn nhất là doanh nghiệp có nhiều chi nhánh ở nhiều
vùng địa lý khác nhau. Doanh nghiệp còn dễ dàng kết hợp việc cung ứng
và nhu cầu, do đó thực hiện sản xuất và kinh doanh với chi phí thấp hơn.
- Gia tăng việc lập kế hoạch và ra quyết định. Nhờ việc được cung
cấp thông tin kịp thời và phong phú về tất cả các vùng hoạt động của
doanh nghiệp cũng như việc kiểm soát chi phí chặt chẽ hơn, việc đưa ra
các quyết định cũng nhanh chóng và dễ dàng hơn. Nhờ các thông tin đầy
đủ, kịp thời nên việc ứng phó với các thay đổi môi trường kinh
doanh cũng tốt hơn, nhanh hơn.
- Gia tăng hiệu quả việc thực hiện quản lý ở tất cả các cấp quản lý.
Thông tin hữu ích giúp người quản lý thực hiện hoạt động tốt
hơn, hiệu quả hơn. - ERP là công cụ giúp doanh nghiệp tái cấu trúc hiệu
quả hơn.
Lợi ích về mặt chiến lược. ERP giúp doanh nghiệp thực hiện dễ dàng và
hiệu quả các chiến lược bằng cách tăng cường việc cạnh tranh lành
mạnh. Nó được thể hiện thông qua việc:
- Hỗ trợ doanh nghiệp phát triển kinh doanh
- Hỗ trợ doanh nghiệp liên kết các hoạt động phù hợp với chiến lược
phát triển chung toàn doanh nghiệp
- Hỗ trợ việc tạo các dòng sản phẩm phù hợp với nhu cầu thị trường
- ERP cũng giúp doanh nghiệp thực hiện các hoạt động thương mại
điện tử một cách hiệu quả và do đó có thể mở rộng hoạt động cũng như
gia tăng cạnh tranh trong phạm vi toàn cầu.
Lợi ích về mặt tổ chức
- ERP đòi hỏi các cá nhân hợp tác và tuân thủ nghiêm ngặt các yêu
cầu cũng như kỷ luật doanh nghiệp. Kết quả hoạt động mỗi cá nhân sẽ
11
ảnh hưởng quan trọng tới kết quả hoạt động của các cá nhân khác trong
toàn doanh nghiệp, ảnh hưởng tới tiến độ thực hiện hoạt động của cả
doanh nghiệp và như thế lợi ích mỗi cá nhân sẽ ảnh hưởng tới lợi ích của
toàn doanh nghiệp và ngược lại. Lợi ích về mặt tổ chức được thể hiện
qua quan điểm, đạo đức và động lực mỗi cá nhân cũng như những
giao tiếp, hợp tác giữa các nhân viên trong doanh nghiệp. Điều này tạo
nên văn hóa chung toàn doanh nghiệp là tất cả hướng tới mục tiêu chung
của doanh nghiệp, phong cách làm việc mới: kỷ luật, hợp tác và
chịu trách nhiệm.
Lợi ích cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin.
Đặc điểm ERP là tích hợp và tránh dư thừa, trùng lặp. Vì vậy ứng
dụng ERP sẽ giúp doanh nghiệp loại bớt các trung tâm dữ liệu
riêng lẻ, tách biệt và do đó giảm bớt các chi phí liên quan tới hệ
thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin như thiết bị lưu trữ, tránh trùng
lắp chương trình xử lý. Ngoài ra nhờ tích hợp hệ thống một cách khoa
học và chuẩn mực nên hiệu quả hoạt động của các hệ thống tăng
lên, chẳng hạn như hạn chế được sự không đồng bộ cơ sở hạ tầng dẫn tới
các tắc nghẽn xử lý thông tin, tiếp nhận và truyền thông tin.
Lợi ích về cung cấp thông tin.
- Về phương diện thông tin, ERP có thể cung cấp các lợi ích sau
(Brazel el al., 2005)
- Thu thập dữ liệu kịp thời, giảm thời gian lập báo cáo nên ERP cung
cấp cho người sử dụng thông tin kịp thời hơn. Vì ERP là hệ thống
tích hợp thông tin và các hoạt động xử lý trên cơ sở thông tin cho tất cả
các vùng hoạt động của doanh nghiệp nên ERP không những tích hợp
thông tin từ các bộ phận, các vùng hoạt động khác nhau mà nó còn cho
phép chia sẻ thông tin, dữ liệu.
12
- ERP sử dụng thông tin tích hợp nên nó cũng giúp người quản lý có
nhiều thông tin phong phú, đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp
một cách tổng hợp, đầy đủ, toàn diện hơn.
- ERP loại trừ được các rào cản giữa các vùng chức năng của doanh
nghiệp nên nó cho phép người quản lý truy cập thông tin kịp thời và do
đó tăng tính sẵn sàng của thông tin.
2.2 Các nhân tố ảnh hƣởng đến sự thành công của dự án ERP
(Critical success factor, CSF)
Triển khai hệ thống ERP là một quá trình hết sức phức tạp với rất nhiều
điều kiện ràng buộc và nhiều nhân tố có khả năng ảnh hưởng đến sự thành bại
của quá trình triển khai. Trong các nghiên cứu về đề tài ERP trên thế giới các
nhà nghiên cứu hay dùng thuật ngữ CSFs (Critical succes factors) để chỉ các
nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến sự thành công của dự án triển khai ERP.
CSFs được hiểu là những quy tắc quan trọng mà các dự án triển khai ERP cần
phải tuân theo để thành công (Dezdar et al., 2011). Từ năm 1999 đến nay rất
nhiều nhà nghiên cứu đã phát hiện thêm hay kiểm định CSFs trong các đề tài
nghiên cứu của mình ở nhiều quốc gia khác nhau trên thế giới:
Trong nghiên cứu có tên "Mô hình những nhân tố quyết định sự thành công
của dự án triển khai ERP" năm 1999, Hollan và Light nghiên cứu 8 hệ thống
ERP ở các công ty khác nhau hoạt động trên các lĩnh vực khác nhau đã phát
hiện ra các CSFs được phân chia thành 2 nhóm: Nhóm các nhân tố chiến lược:
Độ phức tạp của hệ thống IT hiện tại, Tầm nhìn kinh doanh, chiến lược ERP, sự
hỗ trợ từ lãnh đạo cấp cao, kế hoạch dự án; Nhóm các nhân tố chiến thuật: Sự
tham gia của người dùng, năng lực con người, sự chấp thuận từ người dùng, tái
cơ cấu quy trình kinh doanh và cấu hình hệ thống, theo dõi và phản hồi, truyền
đạt thông tin, xử lý sự cố.
13
Triển khai hệ thống ERP
Chiến lƣợc
Chiến thuật
Hệ thống IT hiện hành
Sự tham gia của người dùng
Tầm nhìn kinh doanh
Năng lực con người
Chiến lược ERP
Chấp thuận từ người dùng
Sự hỗ trợ của lãnh đạo cấp cao
Tái cơ cấu và cấu hình hệ thống
Kế hoạch dự án
Theo dõi và phản hồi
Truyền đạt thông tin
Xử lý sự cố
Hình 2-1 Những nhân tố chiến lƣợc và chiến thuật ảnh hƣởng đến sự thành công của dự án
ERP (Hollan và Light, 1999)
Somers và Nelson (2001) phát hiện ra 22 nhân tố tác động đến thành công
của dự án ERP thông qua việc đánh giá 110 trường hợp triển khai ERP. Kết quả
cho thấy mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự thành công của dự án ERP
ở các công ty lớn có sự khác nhau: Mức cực kỳ quan trọng là các nhân tố: Sự hỗ
trợ từ ban lãnh đạo cấp cao, Năng lực của nhóm dự án, Mục tiêu và tầm nhìn
rõ ràng, Quản lý dự án, Quản lý yêu cầu người dùng, Người hậu thuẫn dự án,
Hỗ trợ từ nhà cung cấp ERP, Chọn sản phẩm ERP, Nguồn nhân lực có nhiệt
huyết, Ban điều hành dự án, Đào tạo người dùng, Hướng dẫn các quy trình
nghiệp vụ mới, Quản trị thay đổi, Các công cụ được được hỗ trợ từ nhà cung
cấp, Sử dụng tư vấn nghiệp vụ; Mức quan trọng bao gồm các nhân tố: Phân tích
và chuẩn hóa dữ liệu, Tái cấu trúc quy trình kinh doanh, Tối thiểu hóa hiệu
chỉnh hệ thống, Sự lựa chọn kiến trúc hạ tần (phần cứng, mạng)
14
Bảng 2-1 Mức độ quan trong của các CSF (Somers and Nelson, 2001)
CSF
Trung bình
CSF
Trung bình
1. Sự hỗ trợ từ ban lãnh đạo 4.29
cấp cao
12. Nguồn lực có nhiệt 3.18
huyết
2. Năng lực của nhóm dự án 4.20
13. Ban điều hành dự án
3.79
3.Hợp tác giữa các phòng 4.19
ban
14. Đào tạo người dùng
3.79
4. Mục tiêu tầm nhìn rỏ 4.15
ràng
15. Đào tạo các nghiệp vụ 3.76
mới
5. Quản lý dự án
4.13
16. Tái cấu trúc quy trình 3.68
kinh doanh
6. Truyền đạt thông tin
4.09
17. Tối thiểu hóa hiệu chỉnh 3.68
hệ thống
7. Quản lý yêu cầu
4.06
18. Lựa chọn kiến trúc hạ 3.44
tầng
8. Người hậu thuẫn dự án
4.03
19. Quản trị thay đổi
3.43
9. Sự hỗ trợ từ nhà cung cấp 4.03
phần mềm
20. Hợp tác tốt với nhà cung 3.39
cấp ERP
10. Lựa chọn phần mềm 3.89
ERP cẩn thận
21. Sử dụng các công cụ của 3.15
nhà cung cấp ERP
11. Làm sạch và phân tích 3.83
dữ liệu
22. Sử dụng tư vấn ERP
2.90
* Sử dụng thang đo Likert 5 với mức độ quan trọng tăng dần từ 1 đến 5
Năm 2003, Nah và Lau đã tiến hành khảo sát các giám đốc công nghệ thông
tin (CIO) ở 1000 công ty khác nhau để tìm hiểu quan điểm của các CIO về 11
CSFs hay được sử dụng nhất ở các nghiên cứu trước đó. Kết quả ảnh hưởng của
các CSFs đến sự thành công của dự án được xếp theo thứ tự giảm dần như sau:
Sự hỗ trợ từ ban lãnh đạo cấp cao, Sự hợp tác làm việc của nhóm triển khai dự
án, Người hậu thuẫn dự án, Quản trị thay đổi (văn hóa và phần mền cũ),
Truyền đạt thông tin, Mục tiêu và tầm nhìn chiến lược, Tái cấu trúc quy trình
kinh doanh, Quy trình phát triển-kiểm thử-và khắc phục sự cố phần mềm, theo
dõi và đánh giá hiệu năng hệ thống, mức độ phức tạp của hệ thống IT đang
hoạt động
15
Bảng 2-2 Đánh giá của các CIO về 11 CSF
CSF
Trung bình
Sự hỗ trợ từ lãnh đạo cấp cao
4.76
Người hậu thuẫn dự án
4.67
Sự phối hợp của nhóm triển khai dự án ERP
4.65
Quản lý dự án
4.59
Quản trị thay đổi
4.50
Truyền đạt thông tin
4.39
Kế hoạch và tầm nhìn kinh doanh
4.31
Tái cấu trúc quy trình kinh doanh
4.22
Kiểm lổi và khắc phục sự cố hệ thống
4.20
Theo dõi và đánh giá hiệu năng hệ thống
4.19
Mức độ phức tạp của hệ thống IT hiện hành
3.48
* Sử dụng thang đo Likert 5 với mức độ quan trọng tăng dần từ 1 đến 5
Năm 2009, Dezdar and Sulaiman đã rà soát các nghiên cứu trong 10 năm
trước đó (1999-2008) để đưa ra 17 nhân tố tác động đến sự thành công của dự
án ERP phổ biến nhất. Dedar và Sulaiman phân loại 17 nhân tố theo năm nhóm:
Doanh nghiệp ứng dụng ERP: Sự hỗ trợ từ ban lãnh đạo cấp cao, Truyền
đạt thông tin, Mục tiêu và tầm nhìn rõ ràng, Văn hóa tổ chức, Sự phức
tạp của hệ thống IT hiện hành;
Dự án ERP: Quản lý dự án, Tái cấu trúc quy trình kinh doanh, Nhóm
triển khai dự án, Quản trị thay đổi, Người hậu thuẫn dự án;
Người dùng ERP: Đào tạo người dùng, Sự tham gia của người dùng;
Hệ thống ERP: Lựa chọn phần mềm ERP cẩn thận, Chất lượng hệ
thống, Quy trình phát triển, kiểm thử và khắc phục sự cố phần mềm;
16
Nhân tố bên ngoài: Sự hỗ trợ từ nhà cung cấp ERP, Sử dụng tư vấn
nghiệp vụ.
Sử dụng 17 nhân tố trong nghiên cứu của Dezdar làm thước đo, bảng 2-3
thể hiện sự so sánh việc sử dụng CSFs trong các nghiên cứu được nêu ở phần
trên. Dấu 'X' có nghĩa là nghiên cứu có đề cập đến CSF tương ứng.
Bảng 2-3 So sánh các CSF đƣợc đề cập trong nghiên cứu
STT CSF
1
Sự hỗ trợ từ ban lãnh đạo cấp cao
2
Quản lý dự án
3
Người hậu thuẫn dự án
4
Tái cấu trúc quy trình kinh doanh
5
Nhóm triển khai dự án
6
Lựa chọn phần mềm ERP cẩn thận
7
Quản trị thay đổi
8
Sự tham gia của người dùng
9
Sự hỗ trợ từ nhà cung cấp ERP
10
Mục tiêu và tầm nhìn rõ ràng
11
Truyền đạt thông tin
12
Văn hóa tổ chức
13
Đào tạo người dùng
14
Chất lượng hệ thống
Sự phức tạp của hệ thống IT hiện
15
hành
16
Sử dụng tư vấn nghiệp vụ
17
Hollan
Light
X
X
X
X
&
Somers & Nelson
X
X
X
X
X
X
X
Nah & Lau
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
X
Quy trình phát triển, kiểm thử và
khắc phục sự cố phần mềm
X
X
Các CSF được liệt kê ở bảng trên được giải thích như sau:
1. Sự hỗ trợ từ ban lãnh đạo cấp cao: Dự án ERP đòi hỏi sự hỗ trợ và
chấp thuận từ lãnh đạo cấp cao trong suốt quá trình triển khai dự án. Ban lãnh
đạo cấp cao phải tham gia vào tiến tình triển khai dự án. Al-Mashari et
al.(2003) đề xuất ban lãnh đạo cấp cao không chỉ dừng lại ở việc hỗ trợ ban
đầu, cung cấp phương tiện cho dự án mà còn cần phải quán xuyến toàn bộ quá
trình triển khai dự án ERP. Theo Zhang et al. (2005), ban lãnh đạo cấp cao cần
phải hỗ trợ hai vấn đề: cung cấp nguồn lực cần thiết và lãnh đạo dự án. Trách