Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm về cách sắp xếp bảo quản thiết bị thực hành (1)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.97 KB, 6 trang )

Sở GD&ĐT Bà Rịa – Vũng Tàu

Trường THPT Long Hải – Phước Tỉnh

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập Tự do – Hạnh phúc

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Năm học 2016 2017

Họ và tên:
Tổ: Hóa – Sinh
Nhiệm vụ được phân công: Giáo viên kiêm nhiệm quản lý thiết bị
thực hành các phòng Lý – Hóa – sinh

Nội dung đề tài:
Tên đề tài : “Kinh nghiệm sắp xếp và bảo quản thiết bị hóa chất đối
với bộ môn hóa học trong phòng thực hành ở trường THPT Long
Hải – Phước Tỉnh”
A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :
Hiện nay cơ sở vật chất thiết bị dạy học được xem như một trong những
điều kiện quan trọng để thực hiện nhiệm vụ giáo dục đào tạo, sự phát triển
nhanh chóng của cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đã và đang tạo ra tiềm
năng sư phạm to lớn cho quá trình dạy học và việc giảng dạy có hiệu quả.
Các phương tiện dạy học hiện đại đã đem lại chất lượng mới cho các
phương pháp dạy học. Đặc biệt là những môn có nhiều tính chất ứng dụng cao
như hóa học , sinh học, vật lí …ngoài việc giáo viên dạy những kiến thức cơ
bản trong sách giáo khoa thì tiết thực hành là vô cùng quan trọng để các em có
cơ hội kiểm chứng những kiến thức đã học đồng thời cũng góp phần tăng thú
đối với các em học sinh để lĩnh hội kiến thức. Các em sẽ nhớ sâu và lâu hơn



những kiến thức đã học. Mặt khác thúc đẩy các em tự tìm hiểu những kiến thức
thực tiễn liên quan. Trong đó bộ môn hóa học chiếm nhiều tiết thực hành nhất.
Các thiết bị và háo hóa chất phục vụ cho bộ môn này cũng nhiều nhất. Đặc biệt
là có nhiều loại và tính chất khác nhau. Có loại độc, có loại không độc. Có loại
thường xuyên sử dụng, có loại ít sử dụng và có loại rất ít khi sử dụng. Có loại
dễ bay hơi, có loại không được tiếp xúc với không khí bên ngoài …Vì vậy cần
có một cách sắp xếp và bảo quản cá thiết bị hóa chất một cách khoa học và hợp
lý để việc sử dụng nó phục vụ cho công việc dạy học thuận tiện và hiệu quả
nhất. Đó chính là lí do tôi chọn đề tài: “Kinh nghiệm sắp xếp và bảo thiết
bị hóa chất đối với bộ môn hóa học trong phòng thực hành ở trường THPT
Long Hải – Phước Tỉnh”. Trong bài viết này chắc chắn không thể tránh
khỏi những thiếu sót vì năng lực cá nhân nhân còn hạn chế. Vì vậy rất mong
sự đóng góp của các giáo viên và nhà trường. Trong quá trình hoàn thành sáng
kiến kinh nghiệm này, bên cạnh sự nỗ lực, cố gắng của bản thân, cần sự
ủng hộ của các giáo viên bộ môn và sự quan tâm của BGH nhà trường.
B. KHẢO SÁT TÌNH HÌNH THỰC TẾ:
1. Thuận lợi:
Từ năm học 2014 2015 trường được đầu tư sửa chữa và đưa vào sử dụng 03
phòng học bộ môn Hóa – Sinh Vật lý chuyên biệt.
Trường có bề dày thành tích, đạt chuẩn Quốc gia.
Trong bốn năm qua nhà trường được cấp trên đầu tư về cơ sở vật chất và các
thiết bị hiện đại.
Ban giám hiệu nhà trường quan tâm đầu tư và đề cao chuyên môn của
giáo viên và chất lượng giảng dạy.
Giáo viên bộ môn cũng không ngừng trau dồi thêm kiến thức, kỹ năng
thực hành, làm đồ dùng dạy học để bổ sung cho giáo án của mình thêm
sinh động và đa dạng kiến thức.
2. Khó khăn:
Đa số các thiết bị hoá chất là cũ, một số mới cấp thì không đủ các thành

phần hóa chất theo yêu cầu, các bộ thí nghiệm không còn nguyên vẹn, các
dụng cụ thí nghiệm vỡ hỏng nhiều, vì là những thiết bị đặcthù nên tìm mua
cũng rất khó ( không mua bổ sung được).


Có nhiều thiết bị còn mới nhưng không phù hợp vì qua quá trình thay sách
giáo khoa đã bị lỗi thời.
- Một số hóa chất cần thiết bị cấm sử sụng nên không thể mua được. Ví dụ
KNO3 không mua được vì bị cấm do lo sợ chế tạo thuốc nổ.
- Một số hóa chất quá đắt nên việc sử dụng phải tiết kiệm và hạn chế như
AgNO3.
- Phòng thí nghiệm có giới hạn nên không đủ chỗ kê nhiều kệ tủ để hóa chất
riêng biệt.
- Chưa có điều kiện lắp đặt hệ thống khử độc cho phòng thí nghiệm.
- Chưa có thiết bị sấy khô dụng cụ.
Bản thân tôi vốn là cử nhân sinh học không được đào tạo chính quy nên rất
khó khăn trong công tác quản lý và phục vụ Thiết bị dạy học.

II. Các giải pháp:
1. Phân loại các thiết bị, hóa chất theo nguyên tắc các hóa chất có tính chất
gần giống nhau thành một nhóm. Cụ thể là:
1.1. Nhóm hóa chất vô cơ: Phân loại thành từng nhóm theo tính chất hóa
học :
- Nhóm a xít
- Nhóm bazơ
- Nhóm muối
- Nhóm kim loại
- Nhóm phi kim,
- Nhóm oxit
Trong đó nhóm muối bao gồm rất nhièu loại muối khác nhau nên cần phải chia

nhỏ hơn nữa. Ví dụ:
–Nhóm muối SO42– Nhóm muối NO3– nhóm muối Cl– Nhóm muối CO32…
1.2. Nhóm hóa chất hữu cơ: (dạng lỏng) hóa chất này thì ít hơn nên không cần
chia nhỏ hơn.
1.3. Nhóm hóa chất độc: Xyanua, thủy ngân clorua, muối asen, amoniac,…
1.4. Nhóm chất dễ cháy: Ete, dầu hỏa, rượu, cồn,…
Tất cả chai đựng hóa chất đều phải được dán nhãn đầy đủ thông tin như: Tên,
nồng độ, ngày nhập, ngày mở nắp ( Một số hóa chất chỉ sử dụng được thời gian
ngắn sau khi mở nắp) và nhãn cảnh báo mức độ nguy hiểm của hóa chất.
1.5 . Phân loại các thiết bị thành từng loại có chức năng riêng như : Cốc thủy
tinh, lọ đựng hóa chất các loại, đèn cồn, ống nhiệm và giá để ống nghiệm, cối
chày sứ,…
2. Sắp xếp các thiết bị hóa chất:
Nhà trường đã trang bị các tủ gỗ, tủ nhôm, tủ kính đựng hoác chất có chia nhỏ thành
các ô riêng . Cần sắp xếp để các nhóm chất đã phân loại ở trên vào từng ô riêng


biệt, có viết nhãn rõ ràng cho từng nhóm chất, nhóm thiết bị. Cụ thể sắp xếp các hóa
chất thiết bị theo nguyên tắc sau:
- Hóa chất thông dụng để chỗ gần, dễ nhìn thấy.
- Đặt axit và các chất lỏng nguy hiểm ở ngăn cuối cùng, tránh đổ vỡ gây nguy hiểm.
-Những hóa chất để trong chai lọ nguyên bản thì cần cất riêng trong phòng. Những
hóa chất đã được pha sẵn thì dán nhãn , phân loại thành các nhóm nhỏ như các hóa
chất đựng trong chai lọ và để riêng trực tiếp tại tại phòng thực hành nhằm thuận tiện
cho quá trình làm thí nghiệm.
- Không để nhiều tập trung các hóa chất dễ bắt lửa như: Xăng, benzen, ete, cồn,
axeton… Đựng vào tủ sắt. Tránh xa nguồn lửa.
- Các chất dễ bị ánh sáng tác dụng như: Kalipemanganat, bạcnitrat, kaliiotdua, oxi
già,…cần đựng trong lọ màu, bọc kín sắp xếp ở góc sâu ở trong tối.
- Các nhóm chất độc phải dán nhãn cảnh báo nguy hiểm, đựng tủ riêng có khóa cẩn

thận.
- Cần có nhãn ghi công thức và nồng độ lên các lọ đựng háo chất đã pha sẵn. Nhãn
được dán cả hai bên đối diện trên lọ để học sinh dễ dàng nhìn thấy trong quá trình
làm thí nghiệm.
- Các thiết bị như cốc thủy tinh, đèn cồn, ống nghiệm và giá đỡ …thì để riêng từng
nhóm. Áp dụng linh hoạt các kiểu sắp xếp: Thấp ở ngoài, cao ở trong, bé ở ngoài, to
ở trong. Những đồ vụn vặt có thể để trong khay như : Nút cao su, ống hút nhỏ giọt,
ông dẫn khí, quỳ tím,…để trong ngăn chứa có tủ kính.
3. Kinh nghiệm bảo quản thiết bị hóa chất:
- Các hóa chất sau khi được pha loãng phải được chứa trong các lọ đựng bằng thủy
tinh có nắp đậy để tránh tình trạng hóa chất bay hơi.
- Những hóa chất quý, dễ bị oxi hóa thì nên pha ít chỉ vừa đủ dùng một lần để tiết
kiệm hóa chất.
- Với những thuốc thử thông dụng, dùng với số lượng nhiều thì nên pha lọ lớn để
dùng dần.
- Lọ còn ít chuyển sang lọ nhỏ để tránh choán chỗ.
- Các dung dịch đã dùng có chứa chất độc phải được đổ vào chậu chứa riêng và chỉ
sau khi tráng dụng cụ bằng nước mới được đem đi rửa chung.
- Đối với những hóa chất độc như thủy ngân, benzen, phenol, axit fomic…cần tuân
thủ đúng những nguyên tắc : Thủy ngân phải được đựng trong lọ dày và kín, nên có
một lớp nước mỏng ở bên trên. Khi rót thủy ngân bị rơi ra ngoài cần rắc lưu huỳnh
lên đó và không được dùng tay để lấy.
- Nên làm thí nghiệm với các chất nguy hiểm trong tủ hotte hoặc ở những nơi
thoáng mát.
- Các chất dễ bị ánh sáng phân hủy như nước brom cần được đựng vào chai có màu
tối và bảo quản kĩ ở nơi tránh ánh sáng trực tiếp.
- Các chất độc phải bảo quản trong lọ đậy kín, có dán nhãn nguy hiểm đựng trong tủ
khóa.
- Những chất dễ cháy phải để trong tủ sắt riêng.
- Đối với một số chất dễ bay hơi, khí cacbonic và hơi nước, …bột magiê và bột sắt

dễ bị oxi hóa, canxi oxit và canxi cac bua dễ bị rã trong không khí ẩm, anhidric
photphoric, caxiclorua, magiêclorua, natrinitrrat dễ hút nước chảy rữa…cần có
những lọ có đậy nút cao su hoặc nút mài, bên ngoài có tráng một lớp parafin. Ví dụ :
Kiềm hút nước rất mạnh và rất dễ tác dụng vứoi khí cacbonic trong không khí
nhưng phải đựng trong lọ có nút kín và không phải là nút nhám vì kiềm và các chất
tạo thành sẽ làm cho nút nhám gắn chặt vào cổ lọ, sẽ rất khó mở.
- Hóa chất tác dụng với cao su như brom và axit nitrric phải được đựng trong lọ có
nút thủy tinh


- Các kim loại như natri, kali phải được bảo quản trong dầu hỏa, xăng. Trong quá
trình thí nghiệm nếu bị dư thừa phải thu hồi lại, không vứt bừa bãi mà phải đem đi
tiêu hủy vì dễ gây cháy nổ.
- Photpho trắng được đựng vào lọ có nước, khi cắt nhỏ cũng phải cắt trong nước.
- Không đựng dung dịch kiềm đặc, axít đặc vào lọ thủy tinh mỏng.
- Trước khi cho hóa chất vào lọ khác cần được sấy khô lọ.
- Khi rửa các lọ đựng bị dính hóa chất hay kết tủa : Một số loại hóa chất sau khi thí
nghiệm sẽ bị bẩn khó rửa sạch bằng xà phòng thông thường nên cần có cách rửa đặc
biệt : Đầu tiên phải rửa bằng xà phòng. Sau đó dùng axit clohidric đặc nguội hoặc
nóng để tráng qua. Một số hóa chất phải dùng benzen, ete , xăng …tùy loại hóa chất
bị bẩn.
III. Kết quả đạt được:
Qua quá trình phân loại, sắp xếp và bảo quản thiết bị hóa chất đó tôi nhận thấy trong
phòng thí nghiệm trở nên sạch sẽ, ngăn nắp hơn đảm bảo tính thẩm mỹ tạo điều kiện
cho học sinh hứng thú với tiết học.
- Các hóa chất được xếp gọn gàng, cất trong tủ kính, không gian thoáng mát, không
tạo mùi hôi hóa chất, cảm giác dễ chịu nên cả giáo viên và học sinh không ngại ngần
mỗi khi vào phòng thí nghiệm.
- Hóa chất và dụng cụ được sắp xếp một cách khoa học, dễ tìm, dễ thấy nên rất
thuận tiện cho cả giáo viên bộ môn lần nhân viên quản lý dễ kiếm trong quá trinh

thực hành.
- Quá trình kiểm kê, đánh giá hóa chất hàng năm dễ dàng và nhanh chóng hơn.
VI. Kết luận:
- Thực hiện đổi mới giáo dục được sự quan tâm của Đảng và nhà nước, nhà trường
cũng đã có sự đầu tư và đổi mới nhưng chưa thỏa đáng, một số thiết bị thiếu hiện đại
nên hiệu quả chưa cao. Kiến nghị nhà trường tăng cường trang thiết bị đầy đủ hơn,
chuẩn hơn, hiện đại hơn.
- Các giáo viên bộ môn cũng như nhân viên phụ trách thiết bị giáo dục cần nắm
vững chuyên môn và phối hợp với nhau chặt chẽ trong việc phân bố các hóa chất,
thiết bị, chuẩn bị kĩ đồ dùng cần thiết trước tiết dậy để tổ chức tiết học thực hành có
hiệu quả hơn.
- Công tác bảo dưỡng và sữa chưa các thiết bị cần được thường xuyên hơn để đảm
bảo an toàn và chất lượng.
- Tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ cho nhân viên thiết bị hiện có
hoặc tạo điều kiện cho nhân viên được đào tạo bài bản nghiệp vụ thiết bị về trực
tiếp phụ trách công tác TBDH để nâng cao hiệu quả phục vụ công tác giảng dạy và
học tập.
Với kinh nghiệm ít ỏi của bản thân và chưa được đào tạo chính quy nên dù cố gắng
cũng không tránh khỏi những thiếu xót. Kính mong sự đóng góp ý kiến và trao đổi ở
các giáo viên bộ môn và nhà trường.
Long Hải, ngày 21 tháng 5 năm 2017
Người thực hiện
Cao Thị Hà




×