Tải bản đầy đủ (.docx) (55 trang)

báo cáo thực tập tốt nghiệp công trình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.93 MB, 55 trang )

BÁO CÁO TT TỐT NGHIỆP

GVHD: NGUYỄN MINH QUANG

Mục lục

LỜI NÓI ĐẦU

Đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường Đại học giao thông vận
tải phân hiệu tại TP. HCM, đặc biệt là thầy Nguyễn Minh Quang đã tạo điều kiện và giúp
đỡ em trong quá trình thực tập tại công ty CPĐT QAC
Trong quá trình thực tập tại công ty em đã nhận được sự giúp đỡ rất tận tình, chu
đáo của ban lãnh đạo công ty. Đồng thời tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để em tiếp cận
được với các công việc thực tế trong thời gian thực tập.
Với những kiến thức thu được đã tạo điều kiện cho em đối chiếu so sánh và hiểu rõ
hơn về kiến thức thu được trong quá trình học tập, hiểu thêm về cách tổ chức một công
trình, các yêu cầu kỹ thuật khi thiết kế cũng như thi công. Đồng thời tạo tiền đề để chuẩn
bị cho quá trình làm đồ án tốt nghiệp sau này.
Trong quy phạm báo cáo này không đi sâu diễn giải chi tiết các quy trình, quy
phạm, tiêu chuẩn…Với những kiến thức thực tế thu được em xin phép đưa ra báo cáo về
những vấn đề kỹ thuật trong thời gian qua. Tuy nhiên vì kiến thức chuyên môn và thời
gian thực tập còn gặp nhiều hạn chế, nên bài báo cáo còn gặp nhiều thiếu sót. Kính mong
các quý thầy cô, các anh chị, cô chú trong công ty thông cảm và góp ý thêm.
1


BÁO CÁO TT TỐT NGHIỆP

GVHD: NGUYỄN MINH QUANG

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn. Kính chúc các thầy cô, các anh chị, cô chú


trong công ty Cổ phần đầu tư có nhiều sức khỏe và gặt hái được nhiều thành công hơn
trong công việc và cuộc sống.

Tp.HCM ngày 26 tháng 09 năm 2017
Sinh viên thực tập

2


BÁO CÁO TT TỐT NGHIỆP

GVHD: NGUYỄN MINH QUANG

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP

………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
TP. HCM, ngày 3 Tháng 12 năm 2016
Người nhận xét

TP. HCM, ngày 3 Tháng 12 năm 2016

Lãnh đạo công ty

3


BÁO CÁO TT TỐT NGHIỆP

GVHD: NGUYỄN MINH QUANG

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
PHẦN I : GIỚI THIỆU VỀ ĐƠN VỊ THƯC TẬP
A. Tên và địa chỉ của Công Ty:
Tên công ty:

CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ QAC

Mã số thuế:

0313547601

Chủ sở hữu:

NGUYỄN THANH NHÂN

Tình trạng hoạt
động:

Người nộp thuế đang hoạt động (đã được cấp GCN ĐKT)

Nơi đăng ký quản lý:


Chi cục Thuế Quận Thủ Đức

Ngày cấp giấy phép:

24-11-2015

Địa Chỉ:

44/28/11 Đường số 12, Phường Trường Thọ, Quận Thủ Đức,
TP Hồ Chí Minh

Điện Thoại:

0903 105 279

Tên giao dịch:

QAC IJSC

4


BÁO CÁO TT TỐT NGHIỆP

GVHD: NGUYỄN MINH QUANG

PHẦN II: NỘI DUNG THỰC TẬP
*Trong quá trình thực tập tại công ty tôi đã được tiếp cận các hợp đồng thi công sau:
• Giám sát thi công gói thầu thảm BTN nóng các tuyến nội bộ D1A, D2 , D3,

D4…
• Thi công gói thầu nâng cấp , mở rộng quốc lộ 14

A. Giám sát thi công và nghiệm thu rải thảm BTN lớp trên :
I/ Giám sát công tác thi công rải thảm BTN lớp trên(C9.5):
1. Khái quát vê công trinh thi công:
• Tên gói thầu: thảm bê tông nhựa nóng các tuyến nội bộ D1A, D2,
D3,D4, D5..
• Địa điểm: Khu đô thị mới Thủ Thiêm, Phường An Lợi Đông, Quận 2
• Công trình : Hệ thống giao thông và hạ tầng kỹ thuật đô thị
• Chủ đầu tư : Công ty cổ phần địa ốc Đại Quang Minh
• Đơn vị thi công : Công ty Cổ phần đầu tư xây dựng BMT
2. Máy móc thi công:
• Lu bánh lốp : lu tạo độ chặt thiết kế cho nền đường.

5


BÁO CÁO TT TỐT NGHIỆP

GVHD: NGUYỄN MINH QUANG
Hình 1 : Lu bánh lốp



Lu hai bánh : công dụng lu phẳng bề mặt ,cũng tạo ra một phần độ
chặt nhưng lu bánh lốp mới là xe tạo ra độ chặt chủ yếu.

Hình 2 : Lu bánh thép
• Lu ba bánh : công dụng lu phẳng bề mặt ,cũng tạo ra một phần độ chặt

nhưng lu bánh lốp mới là xe tạo ra độ chặt chủ yếu

6


BÁO CÁO TT TỐT NGHIỆP

GVHD: NGUYỄN MINH QUANG

• Máy rải BTN : công dụng rải nhựa.

Hình 3 :Máy rải BTN


Xe ben : vận chuyển vật liệu.

7


BÁO CÁO TT TỐT NGHIỆP

GVHD: NGUYỄN MINH QUANG

Hình 4 : Xe benz

• Thiết bị tưới vật liệu dính bám : Trước khi rãi nhựa thì thường phun 1
lớp nhũ tương .

Hình 5: Máy tưới nhựa dính bám


8


BÁO CÁO TT TỐT NGHIỆP


GVHD: NGUYỄN MINH QUANG

Máy thủy bình : đo đạc cao độ

HÌnh 5 : Máy thủy bình

3. Vật liệu thi công:
3.1 Nhũ tương nhựa đường CRS1:


Nhựa đường nhũ tương CRS – 1 là một hỗn hợp keo phức tạp gồm 2
chất lỏng (nhựa đường và nước) không hòa tan lẫn nhau mà do sự phân
tán của chất lỏng này vào chất lỏng kia để tạo thành những giọt ổn định
(đường kính từ - 0.1µm - 0.4µm) nhờ sự có mặt của chất nhũ hóa có
hoạt tính bề mặt.



Công dụng : Tưới bám dính giữa hai lớp nhựa mới và cũ để thảm bê
tông nhựa, vá nhanh các ổ gà, trám vết nứt bề mặt đường. Chống thấm
cho hệ thống cống ngầm bê tông, các công trình BTCT. Tưới phủ bề
mặt, giữ cát cho các công trình sân bay, bến cảng.




Chỉ tiêu chất lượng :

9


BÁO CÁO TT TỐT NGHIỆP

GVHD: NGUYỄN MINH QUANG

Đơn vị

Giây
%
%

%
0,1mm
cm
%

10


BÁO CÁO TT TỐT NGHIỆP

GVHD: NGUYỄN MINH QUANG

3.2 BTN C9.5:
• Bê tông nhựa chặt có cỡ hạt lớn nhất danh định là 9,5 mm (và cỡ hạt lớn

nhất là 12,5 mm), viết tắt là BTNC 9,5;
• Được sản xuất tại các trạm trộn bê tông nhựa nóng
• Vật liệu được tạo ra ở trạm trộn , dung xe vận chuyển đến công trường.
• Khống chế thời gian vận chuyển đảm bảo nhựa đủ nhiệt độ thi công
• Tiêu chuẩn vật liệu và thành phần cấp phối tuân theo quy chuẩn hiện
hành(TCVN8819-2011).

4. Rải thảm BTN lớp trên:
• Trước khi rãi nhựa lên thì đầu tiên người ta sẽ cho rãi lên 1 lớp nhũ
tương MC60-70 để tăng độ dính bám cho lớp dưới và lớp trên BTN.

11


BÁO CÁO TT TỐT NGHIỆP

GVHD: NGUYỄN MINH QUANG

Hình 6 : Mặt đường đã được tưới dính bám

• Dùng xe benz vận chuyển BTN từ nơi sản xuất tập kết đến công trường
và đồ trực tiếp vào thùng chứa của máy rải BTN.

12


BÁO CÁO TT TỐT NGHIỆP

GVHD: NGUYỄN MINH QUANG


Hình 7 : Xe Benz đổ bê tông nhựa vài máy rải

• Trong trường hợp vệt rải của máy rải không đủ rộng, thì dùng xe benz
đổ BTN thành từng đống và sử dụng nhân công để san rải thủ công.

13


BÁO CÁO TT TỐT NGHIỆP

GVHD: NGUYỄN MINH QUANG

HÌnh 8 : Công tác san rải BTN thủ công

• Trong suốt quá trình rải bắt buộc phải để thanh đầm của máy rải luôn
hoạt động liên tục làm vậy để trong quá trình xe rùa rải nhựa đồng thời
nó sẽ tạo ra 1 phần độ chặt giúp bê tông nhựa không phân tầng.
• Khi máy rải làm việc bố trí công nhân cầm dụng cụ theo máy để làm
việc sau: Lấy hỗn hợp hạt nhỏ từ trong phễu máy té phủ rải than lớp
mỏng dọc theo mối nối , san đều các chỗ lồi lõm ,rỗ của mối nối trước
khi lu lèn.

14


BÁO CÁO TT TỐT NGHIỆP

GVHD: NGUYỄN MINH QUANG

Hình 9: Công nhân theo sau máy rải làm việc


• Bề dày lớp rải BTN được tính toán thông qua hệ số rải xác định bằng thi
công thí điểm.
• Dùng máy thủy bình để kiểm tra cao độ rải có đúng thiết kế. Chú ý đặc biệt
kiểm tra cao độ tại hố ga và vị trí sát bó vỉa.
• Theo sau máy rải là xe lu bánh thép : máy lu luôn theo sát để lu lèn ngay sau
khi rải và thấy các vệt của máy lu chồng lên nhau chồng lên nhau ít nhất
20cm theo sơ đồ lu đã được thiết kế
.

15


BÁO CÁO TT TỐT NGHIỆP

GVHD: NGUYỄN MINH QUANG

Hình 10 : Máy lu làm việc

• Tiếp theo sử dụng lu bánh lốp :lu hoàn thiện bề mặt và tạo độ chặt cho
mặt đường.
*Chú ý trong quá trình lu :
• Trước và trong quá trình lu phải dùng dung môi tưới lên bánh lu để
chống dính giữa bê tông nhựa và bánh lu.
• Nếu xảy ra quá trình bong tách BTN thì phải dùng nhân công bù lại
lượng BTN đã mất đi rồi tiến hành lu lại.
• Trong quá trình lu, cho máy lu chạy cách bó vỉa 1 đoạn tránh trường hợp
xô lệch bó vỉa. Dùng đầm bàn để lu những vị trí này.
• Dùng máy thủy bình để kiểm tra cao độ rải có đúng thiết kế. Chú ý đặc
biệt kiểm tra cao độ tại hố ga và vị trí sát bó vỉa.


16


BÁO CÁO TT TỐT NGHIỆP

GVHD: NGUYỄN MINH QUANG

5. Kiểm tra và xử lý vấn đề :


Kiểm tra sau khi lu lèn,phát hiện những vị trí không đều và rổ bề mặt,

chỉ định nhân công khắc phục những vị trí đó.
• Trong quá trình thi công,nếu trời mưa thì phải báo ngay về trạm trộn để
ngừng cung cấp BTN, nếu lớp BTN đã lu lèn trên 2/3 tổng số lượt lu yêu
cầu thì cho phép lu trong mưa cho đến hết số lượt lu yêu cầu. Cho máy
lu tăng tốc độ để kịp thời se chặt bề mặt tránh nước mưa thấm xuống
làm hỏng BTN. Dung bạt che lượng BTN còn chưa rải.
• Sau khi hết mưa, kiểm tra nhiệt độ BTN xem còn đủ điều kiện thi công
hay phải thay BTN mới. Đối với đoạn chưa rải, dùng máy thổi để làm
khô mặt đường rồi mới tiếp tục rải.
II/ Kiểm tra,giám sát hiện trường thí nghiệm BTN :
1. Xác định độ nhám bằng phương pháp rắc cát
1.1. Thiết bị dụng cụ thí nghiệm:


Cát chuẩn: Là loại cát sạch, khô, tròn cạnh; kích cỡ hạt lọt qua sàng tiêu
chuẩn ASTM mắt vuông cỡ No50 (0,15mm) và nằm trên sàng cỡ No100
(0,3mm), được đựng trong hộp kín.




Ống đong cát (bằng kim loại hoặc nhựa PVC) có dung tích 25cm3.



Bàn xoa cát hình tròn, bằng gỗ, đường kính 6-7cm, dày 6-10mm. Mặt
dưới được phủ lớp cao su mỏng.



Bàn chải sắt, bàn chải lông để làm sạch mặt đường.



Thước khắc vạch tới 500mm, độ chính xác 1mm.



Các dụng cụ khác: Các tấm chắn gió, cân chính xác đến 0,1g…

1.2 Chuẩn bị thí nghiệm
17


BÁO CÁO TT TỐT NGHIỆP


GVHD: NGUYỄN MINH QUANG


Phân chia tuyến thành các đoạn được xem là đồng nhất về độ nhám và
thời gian khai thác. Chọn 1 đoạn có chiều dài tối thiểu 1000m để đo và
thực hiện đo 10 điểm đo/1 làn xe/1 km. Nếu đoạn đường đo có chiều dài
nhỏ hơn 1km vẫn phải thực hiện đo tối thiểu 10 điểm đo/1 làn.



Vị trí đo cần cách tối thiểu mép đường 50cm. Khoảng cách tối thiểu giữa
2 điểm đo trên cùng một trắc ngang là 100cm.



Dùng bàn chải làm sạch mặt đường nơi thí nghiệm.



Nếu trời có gió thì đặt các tấm chắn gió quanh vị trí thí nghiệm để tránh
cho cát bị bay.



Đong cát: Đổ cát tiêu chuẩn vào ống đong, gõ nhẹ đáy ống đong nhiều
lần. Cho thêm cát vào ống đong cho đầy tới miệng rồi dùng thước gạt
phằng.

1.3 Trình tự thí nghiệm


Đổ cát trong ống đong lên mặt đường đã làm sạch trong phạm vi cát

được tấm chắn gió che.



Dùng bàn xoa san cát theo hình xoắn ốc từ trong ra ngoài để tạo thành
mảng cát tròn liên tục lấp đầy các lỗ hổng trên mặt đường cho ngang
bằng với đỉnh của các hạt cốt liệu.



Đo và ghi đường kính của mảng cát tại ít nhất 4 vị trí cách đều nhau trên
đường bao chu vi của mảng cát để tính ra đường kính trung bình D.

1.4 Xử lí kết quả thí nghiệm
18


BÁO CÁO TT TỐT NGHIỆP

GVHD: NGUYỄN MINH QUANG



Độ nhám của mặt đường tại vị trí thí nghiệm:



Độ nhám của đoạn đường thí nghiệm:




Trong đó: V-Thể tích cát trong ống đong (V = 25000mm)
n:Số điểm thí nghiệm trên mặt cắt.
Bảng2:Chỉ tiêu đánh giá mặt đường làm mới:

Loại mặt đường

Khi kiểm tra

Khi nghiệm thu

Mặt đường bê tông xi măng

Htb ≥ 0,50

95% số điểm đo có Htb ≥ 0,50

Mặt đường bê tông nhựa

Htb ≥ 0,45

95% số điểm đo có Htb ≥ 0,45

19


BÁO CÁO TT TỐT NGHIỆP

GVHD: NGUYỄN MINH QUANG


Hình 11: Đo kết quả thí nghiệm phương pháp rắc cát

2. Đo độ bằng phẳng bằng thước 3m
2.1 Thiết bị, dụng cụ thí nghiệm
• Thước thẳng: Làm bằng thép không rỉ, dài 3m, được đánh dấu tại các
điểm đo cách nhau 50cm tính từ đầu thước.

Hình 12. Thước dài 3m


Con nêm: Làm bằng thép không rỉ, ít bị mài mòn có đánh dấu 6 giá trị
chiều cao 3mm, 5mm, 7mm, 10mm, 15mm, 20mm.

20


BÁO CÁO TT TỐT NGHIỆP

GVHD: NGUYỄN MINH QUANG

Hình 13. Con nêm


Chổi để làm sạch mặt đường.

2.2 Chuẩn bị thí nghiệm
• Kiểm tra độ thẳng của thước trước khi sử dụng.
• Dùng chổi làm sạch mặt đường tại vị trí thí nghiệm.
• Các vị trí đo các theo hướng song song với tim đường và đo sẽ đo theo
từng làn. Mật độ các điểm đo và vị trí đo như sau:

• Với đường trong quá trình thi công và nghiệm thu: vị trí đo cách mép
đường hoặc bó vỉa tối thiểu 0,6m; mật độ đo 25m dài/1 vị trí;
• Với đường trong quá trình khai thác: đo trong phạm vi hằn vệt bánh xe
với mật độ đo 50m dài/1 vị trí;
2.3 Trình tự thí nghiệm
• Đặt thước dài 3m song song với tim đường.
• Tại các điểm đo cách nhau 50cm đã xác định trên thước, đẩy nhẹ con
nêm vào khe hở giữa cạnh thước với mặt đường.
• Đọc và ghi lại các trị số khe hở tương ứng.

21


BÁO CÁO TT TỐT NGHIỆP

GVHD: NGUYỄN MINH QUANG

2.4 Đánh giá kết quả thí nghiệm
• Tiêu chí đánh giá độ bằng phẳng của mặt đường được phân thành ba
mức: Rất tốt; tốt và trung bình tùy thuộc vào vị trí lớp kết cấu và vật
liệu làm lớp kết cấu. Mức độ đánh giá được quy định ở bảng sau:
Bảng 3 : Đánh giá kết quả thí nghiệm

Vị trí lớp
trong kết
cấu

Mức độ bằng phẳng đat được
Vật liệu lớp
kết cấu

Rất tốt

Tốt

Lớp mặt trên Bê tông nhựa, 70% số khe hở đo 50% số khe hở đo
cùng và lớp bê tông xi măng được không quá

được không quá

hao mòn tạo

và hỗn hợp

3mm; còn lại

3mm; còn lại

phẳng

nhựa hạt nhỏ

không quá 5mm.

không quá 5mm.

Lớp dưới
cùng của
tầng mặt

Bê tông nhựa,

đá dăm đen

100% số khe hở đo
được không quá
5mm.

Móng trên và

Thấm nhập

100% số khe hở đo

lề có gia cố

nhựa và láng

được không quá

(lề cứng)

nhựa

5mm.

50% số khe hở đo
được không quá
5mm; còn lại
không quá 7mm.

Trung bình


100% số khe hở đo
được không quá
5mm.

100% số khe hở đo
được không quá
5mm.

70% số khe hở đo 50% số khe hở đo
được không quá

được không quá

5mm; còn lại

7mm; còn lại

không quá 10mm. không quá 10mm.

22


BÁO CÁO TT TỐT NGHIỆP

Lớp mặt trên
cùng hoặc

GVHD: NGUYỄN MINH QUANG


100% số khe hở đo
Đất, đá gia cố;

lớp hao mòn

Cấp phối đá

tạo phẳng

dăm; cấp phối

được không quá
10mm.

70% số khe hở đo
được không quá

100% số khe hở đo

10mm; còn lại
không quá 15mm.

được không quá
15mm.

thiên nhiên; Đá
Móng dưới, dăm nước; Đất
70% số khe hở đo
100% số khe hở đo
100% số khe hở đo

lớp đáy áo cải thiện, đất
được không quá
được không quá
được không quá
đắp.
đường, nền
15mm; còn lại
15mm.
20mm.
đất, lề đất.
không quá 20mm.
• Khi kiểm tra và nghiệm thu độ bằng phẳng của mặt đường đang làm và
vừa làm xong thì áp dụng tiêu chuẩn đánh giá sau:
• Đường cao tốc, cấp I, cấp II phải đạt độ bằng phẳng rất tốt;
• Đối với các đường ô tô các cấp khác phải đạt độ bằng phẳng tốt.

Hình 14 : Thí nghiệm đo độ bằng phẳng bàng thước 3m

23


BÁO CÁO TT TỐT NGHIỆP

GVHD: NGUYỄN MINH QUANG

3. Đo modun đàn hồi bằng phương pháp tấm ép cứng:
3.1 Thiết bị, dụng cụ thí nghiệm
• Hệ thống chất tải: xe tải, khung chất tải hoặc khung neo cho phép tạo ra
phản lực yêu cầu trên bề mặt thí nghiệm. Khoảng cách từ gối tựa của hệ
thống chất tải (là bánh xe trong trường hợp sử dụng xe tải) tới mép ngoài

của tấm ép tối thiểu là 2,4m.

• Kích thuỷ lực: Kích thủy lực được hiệu chuẩn và cho phép tạo ra áp lực
trên tấm ép với độ chính xác tới 0,01 Mpa.
• Tấm ép cứng: Bằng thép hình tròn, đủ độ cứng với chiều dày không nhỏ
hơn 25mm; có các đường kính 76cm, 46cm, 33cm.
• Đồng hồ đo biến dạng: 2 cái. Đồng hộ đo có độ chính xác tới 0,01 mm,
hành trình đo tới 25mm.
• Giá đỡ đồng hồ đo biến dạng.
• Cát khô, sạch (lọt qua sàng mắt vuông 0,6 mm và nằm trên sàng 0,3 mm)
để tạo phẳng bề mặt thí nghiệm.
• Thước thủy ni vô: để kiểm tra độ bằng phẳng bề mặt trước khi đo.
3.2 Chuẩn bị thí nghiệm
• Làm phẳng bề mặt tại vị trí thí nghiệm.
• Sử dụng cát mịn với khối lượng ít nhất để tạo mặt phẳng nằm ngang dưới
tấm ép cứng, chiều dày lớp cát không quá 2mm.
• Nếu thí nghiệm với các lớp dưới mặt đường, tiến hành đào bóc bỏ lớp vật
liệu phía trên. Hố đào phải có kích thước tối thiểu bằng hai lần đường
kính tấm ép.
24


BÁO CÁO TT TỐT NGHIỆP

GVHD: NGUYỄN MINH QUANG

3.3 Trình tự thí nghiệm
• Bước 1: Lắp đặt thiết bị
o Đặt tấm ép cứng trên bề mặt đã tạo phẳng, đưa xe tải vào vị trí
đo,

o Lắp đặt kích gia tải lên trên tấm ép sao cho tâm kích gia tải
trùng với tâm của tấm ép.
o Lắp đặt giá đỡ đồng hồ đo biến dạng đảm bảo giá đỡ nằm
ngang, khoảng cách tối thiểu từ hai gối tựa của giá đỡ đến mép
tấm ép và bánh xe chất tải là 1,2m. Lắp đặt hai đồng hồ đo biến
dạng trên giá đỡ đối xứng qua tâm tấm ép, cách mép tấm ép
khoảng từ 10mm đến 25mm.
• Bước 2:Tiến hành gia tải
o Các cấp gia tải:Tối thiểu là 4 cấp gia tải
o Cấp gia tải lớn nhất pmax phụ thuộc vào bề mặt lớp thí nghiệm:
o Với mặt đường:

pmax = 0,60 Mpa

o Với móng đường:

pmax = 0,45 Mpa

o Với nền đường:pmax = 0,25 Mpa
o Các cấp áp lực trung gian lấy dựa theo p max, chọn các cấp áp lực
gần đều nhau và dễ xác định trên đồng hồ của kích thủy lực.
o Bước 2.1:Gia tải trước để ổn định hệ thống đo
Tiến hành gia tải đến áp lực lớn nhất p max và giữ tải trong thời gian 2
phút, sau đó dỡ tải và chờ đến khi biến dạng ổn định.
o Bước 2.2:Tiến hành gia tải và dỡ tải theo từng cấp áp lực.
25


×