Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Báo cáo thực tập tốt nghiệp Công trình Chung cư cao tầng NCG–Residential-CT7- KDTM Dương nội- Hà Đông-Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.88 MB, 48 trang )

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: THS.NGUYỄN TRƯỜNG HUY
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
KĨ SƯ XÂY DỰNG KHÓA 2006-2010
***************************
Lời Nói Đầu:
Để hoàn thành chương trình học tập năm cuối của khoá học, mọi sinh viên đều
phải trải qua đợt thực tập tốt nghiệp. Đây là đợt thực tập rất quan trọng với mọi
sinh viên, nó bổ sung kiến thức thực tế, giúp cho sinh viên liên hệ giữa lý thuyết đã
học ở trường với thực tế ở các cơ sở sản xuất, làm quen với mọi công tác kỹ thuật,
phương pháp tác phong làm việc của người kỹ sư.
Địa điểm thực tập của nhóm chúng em: Công trình Chung cư cao tầng
NCG–Residential-CT7- KDTM Dương nội- Hà Đông-Hà Nội. Công trình đang ở
giai đoạn thi công phần ngầm,và thi công phần thân
Nhóm em xin chân thành cảm ơn Thầy giáo Nguyễn Trường Huy đã giúp
đỡ, hướng dẫn tận tình để chúng em hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
Nhóm em xin chân thành cảm ơn các Bác, các Chú, Anh, Chị ở đơn vị giám
sát CONINCO-INVEST đã tạo điều kiện cho chúng em tích luỹ được những kinh
nghiệm quý báu cho công tác thi công sau này cũng như để thực hiện tốt đợt thực
tập vừa qua.
Trong quá trình thực tập và làm báo cáo, do còn thiếu nhiều kinh nghiệm
thực tế cũng như thời gian thực tập có hạn nên không tránh khỏi những sai sót. Em
mong các thầy cô chỉ bảo thêm giúp em hoàn thành và đạt kết quả tốt hơn. Em xin
chân thành cảm ơn!
Hà nội Ngày Tháng Năm
Sinh Viên

Nguyễn Văn Thuần
SVTH : NGUYỄN VĂN THUẦN– LỚP 06XN
1
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: THS.NGUYỄN TRƯỜNG HUY
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN



Thầy giáo:
Ths. NGUYỄN TRƯỜNG HUY
Đánh giá kết quả thực tập
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………
Hà nội Ngày Tháng Năm
SVTH : NGUYỄN VĂN THUẦN– LỚP 06XN
2
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: THS.NGUYỄN TRƯỜNG HUY
NỘI DUNG BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
I. MỤC ĐÍCH THỰC TẬP
Sau khi học hết các môn học trong chương trình đào tạo kỹ sư xây dung,
sinh viên cần đi vào thực tế sản xuất của các đơn vị xây lắp, làm quen với các công
trường xây dựng, từ đó sẽ bổ sung cho mình những kiến thức thực tế, những định
hướng của công việc. Qua đợt thực tập này sinh viên sẽ thu nhận được những điều
bổ ích mà trong nhà trường không thể đưa hết vào chương trình giảng dạy và cũng
phát hiện những vấn dề cần giải quyết sau khi tốt nghiệp. Mặt khác cũng là dịp để
sinh viên thu thập tài liệu để chuẩn bị cho quá trình làm tốt nghiệp tốt hơn.

Đợt thực tập tốt nghiệp giúp sinh viên làm quen với công việc của người kĩ
sư để khi sinh viên ra trường có thể bắt tay ngay vào công việc thực tế, rút ngắn
khoảng cách giữa nhà trường và xã hội.
II. GIỚI THIỆU CÔNG TRÌNH
1- giới thiệu tổng thể.
Tên công trình: Tổ hợp chung cư cao tầng NCG –RESIDENTIAL-CT7 do
Công ty cổ phần tập đoàn Nam Cường Hà Nội-Chi Nhánh Hà Tây làm chủ đầu tư
Địa điểm : KDTM Dương Nội,Hà Đông ,Hà Nội
Tư vấn giám sát: Coninco-invest……
Tổng diện tích công trình: 24.559m2…….
Công trình gồm: 25Tầng, 2 tầng hầm và một số công trình phụ khác
Hiện nay công trình vẫn trong giai đoạn thi công phần ngầm.
Kết cấu móng của công trình là kết cấu cọc nhồi,hệ đài và giằng móng xuyên suốt
toàn bộ diện tích là 24.599m2
SVTH : NGUYỄN VĂN THUẦN– LỚP 06XN
3
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: THS.NGUYỄN TRƯỜNG HUY
2- đặc điểm và quy mô công trình.
a- đặc điểm và quy mô công trình.
Công trình gồm tổ hợp gồm 10 toà nhà mỗi toà có 25 tầng nổi và 2 tầng
hầm.tầng hần của các toà được thông với nhau tạo nên 1 diện tích vô cùng lớp để
làm gara ôtô tầng
Các toà lần lượt được kí hiệu là A,B,C,D,E,F,G,H,J,K
Các toà B,C,D,E,F,G đang được thi công còn các toà còn lại đang trong công tác
đào đất
Đây là công trình nằm ở khu đô thị mới rất thuận tiện cho thi công.Hệ thống
giao thông được đầu tư 1 cách đồng bộ.Địa hình công trình tương đối bằng phẳng
thuận lợi cho thi công
Công trình nằm trong thành phố,cạnh khu dân cư nên ít nhiều ảnh hưởng
đến điều kiện môi trường vệ sinh tiếng ồn

Xe máy phục vụ thi công có thể lưa thông theo 1 tuyến đường ra vào công
trường
Công tác an ninh bảo vệ phải đặc biệt chú trọng. Cần có sự phối hợp với
Công an khu vực và uỷ ban nhân dân phường trong công tác bảo vệ an ninh.
Đây là một dự án lớn có vị trí thuận lợi trong giao dịch được thiết kế tốt về các
mặt: cơ cấu tổ chức qui hoạch có chiều sâu tầm nhìn rộng hứa hẹn nhiều về triển
vọng lâu dài.

SVTH : NGUYỄN VĂN THUẦN– LỚP 06XN
4
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: THS.NGUYỄN TRƯỜNG HUY
3-Các hệ thống kỹ thuật chính trong công trình.
a-Hệ thống chiếu sáng
Các phòng ở, phòng làm việc, các hệ thống giao thông chính trên các tầng đều
được tận dụng hết khả năng chiếu sáng tự nhiên thông qua các cửa kính bố trí bên
ngoài.
Mặt khác công trình có giếng thông tầng lấy ánh sáng từ trên đỉnh nhà xuống.
Xung quanh giếng có bố trí các lan can cao 1,3 m để phân cách, đồng thời tạo cảm
giác có ánh sáng tự nhiên cho người sống trong các căn hộ.
Ngoài ra chiếu sáng nhân tạo cũng được bố trí sao cho có thể phủ hết được những
điểm cần chiếu sáng.
b-Hệ thống điện
Tuyến điện trung thế 15 KV qua ống dẫn đặt ngầm dưới đất đi vào trạm biến thế
của công trình. Ngoài ra còn có điện dự phòng cho công trình gồm 2 máy phát
điện chạy bằng Diesel cung cấp, máy phát điện này đặt tại tầng hầm của công
trình. Khi nguồn điện chính của công trình bị mất vì bất kỳ một lý do gì, máy phát
điện sẽ cung cấp điện cho những trường hợp sau:
Các hệ thống phòng cháy, chữa cháy.
SVTH : NGUYỄN VĂN THUẦN– LỚP 06XN
5

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: THS.NGUYỄN TRƯỜNG HUY
Hệ thống chiếu sáng và bảo vệ.
Các phòng làm việc ở các tầng.
Hệ thống máy tính trong toà nhà công trình.
Biến áp điện và hệ thống cáp.
c-Hệ thống điện lạnh và thông
gió
Sử dụng hệ thống điều hoà không khí trung tâm được xử lý và làm lạnh theo hệ
thống đường ống chạy theo cầu thang theo phương thẳng đứng, và chạy trong trần
theo phương ngang phân bố đến các vị trí tiêu thụ.
d-Hệ thống cấp thoát nước
- Hệ thống cấp nước sinh hoạt:
Nước từ hệ thống cấp nước chính của thành phố được nhận vào bể ngầm đặt tại
tầng hầm công trình.
Nước được bơm lên bể nước trên mái công trình có dung tích 30 m
3
. Việc điều
khiển quá trình bơm được thực hiện hoàn toàn tự động.
Nước từ bồn trên trên phòng kỹ thuật theo các ống chảy đến vị trí cần thiết của
công trình.
-Hệ thống thoát nước và sử lý nước thải công trình:
Nước mưa trên mái công trình, trên ban công, logia, nước thải của sinh hoạt được
thu vào sênô và đưa về bể xử lý nước thải. Sau khi xử lý nước thoát và đưa ra ống
thoát chung của thành phố.
- Hệ thống phòng cháy, chữa cháy:
*Hệ thống báo cháy
Thiết bị phát hiện báo cháy được bố trí ở mỗi tầng và mỗi phòng, ở nơi công cộng
của mỗi tầng. Mạng lưới báo cháy có gắn đồng hồ và đèn báo cháy. Khi phát hiện
được cháy, phòng quản lý, bảo vệ nhận tín hiệu thì kiểm soát và khống chế hoả
hoạn cho công trình.

*Hệ thống cứu hoả
- Nước: được lấy từ bể nước xuống, sử dụng máy bơm xăng lưu động. Các đầu
phun nước được lắp đặt ở các tầng theo khoảng cách thường 3m 1 cái và được nối
với các hệ thống cứu cháy khác như bình cứu cháy khô tại các tầng, đèn báo các
cửa thoát hiểm, đèn báo khẩn cấp tại tất cả các tầng.
SVTH : NGUYỄN VĂN THUẦN– LỚP 06XN
6
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: THS.NGUYỄN TRƯỜNG HUY
- Thang bộ: cửa vào lồng thang bộ thoát hiểm dùng loại tự sập nhằm ngăn ngừa
khói xâm nhập.Trong lồng thang bố trí điện chiếu sáng tự động, hệ thống thông gió
động lực cũng được thiết kế để hút gió ra khỏi buồng thang máy chống ngạt.
e-Điều kiện khí hậu, thuỷ văn:
Công trình nằm ở thành phố Hà nội, nhiệt độ bình quân hàng năm là 27c chênh
lệch nhiệt độ giữa tháng cao nhất (tháng 4) và tháng thấp nhất (tháng 12) là
12c.Thời tiết hàng năm chia làm hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa
từ tháng 4 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Độ ẩm trung
bình từ 75% đến 80%. Hai hướng gió chủ yếu là gió Tây-Tây nam, Bắc-Đông
Bắc.Tháng có sức gió mạnh nhất là tháng 8, tháng có sức gió yếu nhất là tháng 11.
Tốc độ gió lớn nhất là 28m/s.
4- giải pháp về kết cấu.
Công trình có mặt bằng hình chữ nhật có lõi cứng ở tâm công trình. Do đó cột chịu
lực được chọn là tiết diện chữ nhật.
Công trình được thiết kế theo kết cấu lõi-khung bê tông cốt thép kết hợp đổ toàn
khối, chiều cao các tầng điển hình 3,2 m với . , dễ bố trí các hệ thống kỹ thuật như
điện, nước…. các cột điển hình có kích thước 1000x1200, 1000x1000, 1200x1400.
Tầng hầm của công trình được thi công bằng phương pháp mở tanuy
3- các giải pháp tổng thể thi công.
Giao thông: Nằm gần tuyến đường chính trung tâm có khả năng luân chuyển
liên tục và đảm bảo thực hiện bằng các phương tiện lớn, cần phải thực hiện tốt các
điều kiện về vệ sinh môi trường và an toàn giao thông.

Các giải pháp kỹ thuật và biện pháp thi công đảm bảo việc duy trì các hoạt
động bình thường của khu vực, không ảnh hưởng đến hạ tầng kỹ thuật. Từ giải
pháp bố trí tổng mặt bằng, biện pháp đảm bảo thi công theo đúng kỹ thuật cho
công trình đúng như hồ sơ thiêt kế, giải pháp về về an ninh công trình và vệ sinh
môi trường.
Có ranh giới công trường, tổ chức hệ thống tường rào, bố trí biển báo trong
công trường, giao thông ra vào trong công trường.
Việc thi công được thực hiện bởi đội ngũ kỹ sư, công nhân kỹ thuật cao, lành
nghề, có kinh nghiệm chịu sự điều hành trực tiếp của Nhà thầu, đồng thời với trang
thiết bị thi công hiện đại, đồng bộ
SVTH : NGUYỄN VĂN THUẦN– LỚP 06XN
7
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: THS.NGUYỄN TRƯỜNG HUY
III. GIỚI THIỆU VỀ DOANH NGHIỆP
1. Thiết bị phục vụ thi công
• Trang bị đầy đủ các dụng cụ cầm tay phục vụ cho công việc thi công của
công nhân.
• Sử dụng thiết bị thi công hiện đại, áp dụng công nghệ thi công tiên tiến
• Bộ phận trắc đạc:
• Bố trí 1 kỹ sư trắc đạc và 1 nhóm công nhân trắc đạc bậc cao.
• Sử dụng các loại máy đo đạc phục vụ cho công tác trắc đạc như: máy kinh
vĩ, máy thuỷ bình hoặc máy toàn đạc điện tử có độ chính xác cao.
• Bộ phận trắc đạc hàng ngày đều có mặt tại công trình phục vụ các công
việc từ lúc khởi công cho đến khi công trình bàn giao.
• Lập hệ thống tim trục, cao độ công trình và bảo vệ điểm mốc về tim cột.
• Phục vụ công tác nghiệm thu các loại công việc, đo đạc phục vụ cho công
tác lập hồ sơ hoàn công.
2. Hoạt động chính
a. Hoạt động chuyên nghành
- Chi nhánh công ty Cổ Phần Sông Đà Thăng Long - Xí Nghiệp Xây Lắp 1

sử dụng đội ngũ kỹ sư và tổ đội công nhân có nhiều năm kinh nghiệm về
thi công cọc khoan nhồi, tường vây và cọc Barrette, thi công tầng hầm
bằng phương pháp TOPDOWN
b. Môi trường làm việc
Để đạt được chất lượng tốt trong công việc, đảm bảo tối đa sự an toàn trong
quá trình thi công, trong những năm qua công ty đã không ngừng đầu tư và học hỏi
những thành tựu đạt được của tiến bộ khoa học kỹ thuật trong và ngoài nước trong
lĩnh vực xây dựng hiện đại. công trình đã sử dụng những công nghệ tiên tiến nhất,
cụ thể:
Thi công các kết cấu bê tông bằng bê tông thương phẩm
Toàn bộ hệ thống cốp pha, đà giáo được sử dụng bằng hệ giáo PAL, các hệ
SVTH : NGUYỄN VĂN THUẦN– LỚP 06XN
8
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: THS.NGUYỄN TRƯỜNG HUY
thống ván khuôn thép định hình Việt Trung.
Đưa vào sử dụng tại công trình các thiết bị máy móc hiện đại :ô tô chuyên
dụng và máy móc như máy bơm bê tông, vận thăng, cẩu tháp
Các thiết bị cắt, uốn sắt, máy hàn, máy trộn, máy đầm đều là những thiết
bị nhập ngoại, sử dụng tốt và có tính công nghệ cao.
Đồng thời, trên công trường,các Tổ đội thi công được đào tạo chuyên sâu, được tổ
chức chặt chẽ cho mỗi phần công việc, tạo nên được một nhịp độ thi công hợp lý,
năng suất cao, chất lượng tốt
IV.NỘI DUNG CÔNG VIỆC
A, Biện pháp kĩ thuật thi công
Trình tự thi công tổng thể
Sau khi nghiên cứa kĩ hồ sơ thiết kế,tình hình địa chất thuỷ văn,địa hình công
trình,nhà thầu lựa chọn biện pháp thi công tổng thể sau
Khối tầng hầm CT7 gồm 2 khối móng nhà cao tầng và khối móng tầng hầm thông
2 khối D và E.Nhà thầu căn cứ vào tiến độ thi công móng để triển khai công tác khi
công phần ngầm.Theo đó trình tự thi công sẽ như sau

Bước 1:thi công đài móng và trục tầng hầm
Bước 2:Thi công đài móng đến cos -10,2(hố thang máy)
Bước 3:Thi công đài móng đến cos -7,2m,lấy đất đài móng hoàn trả mặt bằng
Bước 4:Thi công tường tầng hầm
Bước 5:thi công tường tầng hầm
-hệ móng tường tầng hầm khối nhà D và E
-Thi công tầng hầm 2(sau khi hệ thống sàn tầng hầm 1phần sát biên được thi công
xong,phần sàn sát biên bố trí mạch ngừng để nối với phần sàn tầng hầm ngoài nhà
được thi công sau
Bước 6:Thi công nền tầng hầm và hệ cột vách
-thi công khối tầng hầm phần trong nhà(sàn tầng hầm 2,sàn tầng hầm 1) có thể để
mạch ngừng chờ nối với phần tầng hầm ngoài nhà được thi công sau.bản vẽ được
bố trí mạch ngừng sẽ được trình duyệt kĩ sư trưởng trước khi thi công
SVTH : NGUYỄN VĂN THUẦN– LỚP 06XN
9
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: THS.NGUYỄN TRƯỜNG HUY
-Thi công tường tầng hầm 1(lắp dựng thép,ván khuôn,đổ bê tông)
Bước 7:Thi công kết cấu tầng hầm giữa khối cao tầng và tường tầng hầm
-Thi công kết cấu bê tông phần giằng,đài móng tầng hầm ngoài nhà
-Lấp đất hoàn trả mặt bằng
-thi công kết cấu sàn,cột tầng hầm phần ngoài nhà
Bước8:Thi công các hạng mục phụ trợ cầu thang đường dốc
Bước 9:Dọn dẹp vệ sinh và bàn giao
Ưu điểm của biện pháp thi công trên:
đảm bảo thời gian thi công
tăng độ tin cậy và kiểm soát được chất lượng thi công tốt hơn
Nhược điểm:
mặt bằng thi công có nhiều đơn vị thi công tham gia nên phần nào có ảnh hưởng
đến công tác an toàn an ninh trên công trường
Vùng thi công giáp ranh giữa 2 nhà thầu thường không đều nhau nên ảnh hưởng

đên tiến độ của từng nhà thầu
Phải liên tục giữ bơm nước để giữ mặt bằng thi công
B. Biện pháp kĩ thuật thi công chi tiết
2:Công tác trắc đạc:
a.Những yêu cầu đối với công tác trắc đạc
Công tác trắc đạc phải tuân thủ theo TCVN 3972-85
Các điểm gửi về mốc cao độ,cọc tim tuyến phải thuận lợi cho việc bố trí thi
công.dễ tìm,dễ kiểm tra,đảm bảo độ chính xác cao và bảo vệ được lâu dài
Công tác trắc đạc phải được tiến hành có hệ thống,chặt chẽ đồng bộ với tiến độ thi
công được đảm bảo được vị trí cao độ công trình
Máy móc sử dụng trong đo đạc phải tốt,được kiểm tra định kì và căng chỉnh trước
khi sử dụng
Vị trí đánh mốc các dấu phải được đo ổn định,không bị mờ hoặc mất trong quá
trình thi công
SVTH : NGUYỄN VĂN THUẦN– LỚP 06XN
10
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: THS.NGUYỄN TRƯỜNG HUY
Việc quan trắc biến dạng công trình phải được dựa trên hệ thống mốc cơ sở đo lún
được thiết lập gần đối tượng đo,cách xa thiết bị chấn động
Việc nghiệm thu,kiểm tra công trình phải căn cứ vào các mốc,tim tuyến được bàn
giao cho nhà thầu
Các mốc quan trắc,thiếtbị quan trắc do nhà thầu quản lí sử dụng trên công trường
sẽ được nhà thầu trình chủ đầu tư chấp nhận.Thiết bị đo phải được kiểm định,hiệu
chỉnh và trong thời gian sử dụng cho phép
b.Công tác trắc đạc có nhiệm vụ sau
+Bố trí trên thực địa các trục công trình,xác định độ cao các điểm của công trình
bằng cách
*Đối với trục công trình:Bật mực và sơn đánh dấu tim phụ các trục của công
trình được gửi ra ngoài trục chính>50 cm để tránh mất dấu trong quá trình thi công
SVTH : NGUYỄN VĂN THUẦN– LỚP 06XN

11
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: THS.NGUYỄN TRƯỜNG HUY
*Đối với độ cao công trình:từ các mốc chuẩn,cốt thiết kế sàn đo và bật mực
lên các bề mặt tường cách sàn 1 m để lập hệ thống cos thi công hoàn thiện
+đảm bảo khi thi công xây lắp,các kết cấu vào đúng vị trí thiết kế
+Đo vẽ hiện trạng các bộ phận công trình nghiệm thu,bàn giao
Công tác trắc địa
Công tác cốp pha:
2.1. Chọn loại cốppha, đà giáo, cây chống :
Khi thi công bê tông cột - dầm - sàn, để đảm bảo cho bê tông đạt chất lượng cao thì
hệ thống cây chống cũng như cốppha cần phải đảm bảo độ cứng, ổn định cao. Hơn
nữa để đẩy nhanh tiến độ thi công, mau chóng đưa công trình vào sử dụng, thì cây
chống cũng như ván khuôn phải được thi công lắp dựng nhanh chóng, thời gian thi
công công tác này ảnh hưởng rất nhiều đến tiến độ thi công khi mặt bằng xây dựng
rộng lớn, do vậy cây chống và cốppha phải có tính chất định hình. Vì vậy sự kết
hợp giữa cây chống kim loại và cốppha kim loại vạn năng khi thi công bê tông
khung-sàn là biện pháp hữa hiệu và kinh tế hơn cả.
SVTH : NGUYỄN VĂN THUẦN– LỚP 06XN
12
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: THS.NGUYỄN TRƯỜNG HUY
2.1.1. Chọn loại cốppha:
Sử dụng Cốppha kim loại do công ty thép NITETSU của Nhật Bản chế tạo
Kích thớc của tấm cốppha góc
Kiểu Rộng (mm) Dài(mm)
Góc ngoài
700 1500
600 1200
300 900
150 x 150
1800

1500
100 x 150
1200
900
750
600
Góc trong 100 x 100
1800
1500
1200
900
750
600
SVTH : NGUYỄN VĂN THUẦN– LỚP 06XN
13
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: THS.NGUYỄN TRƯỜNG HUY
Bảng thống kê một số kích thước Cốppha định hình
Rộng
mm
Dài
mm
Cao
mm
Mômen
quán tính
(cm
4
)
Mômen
kháng Uốn

(cm
3
)
300
1800 55 28,46 6,55
1500 55 28,46 6,55
220 1200 55 22,58 4,57
200 1200 55 20,02 4,42
150 900 55 17,63 4,3
150 750 55 17,63 4,3
100 600 55 15,68 4,08
2.1.2. Chọn cây chống sàn, dầm và cột:
Chọn cây chống sàn, dầm:
Sử dụng giáo PAL do hãng Hoà Phát chế tạo.
Ưu điểm của giáo PAL:
Giáo PAL là một chân chống vạn năng bảo đảm an toàn và kinh tế.
Giáo PAL có thể sử dụng thích hợp cho mọi công trình xây dựng với những kết
cấu nặng đặt ở độ cao lớn.
Giáo PAL làm bằng thép nhẹ, đơn giản, thuận tiện cho việc lắp dựng, tháo dỡ, vận
chuyển nên giảm giá thành công trình.
Cấu tạo giáo PAL:
Giáo PAL được thiết kế trên cơ sở một hệ khung tam giác được lắp dựng theo kiểu
tam giác hoặc tứ giác cùng các phụ kiện kèm theo như :
SVTH : NGUYỄN VĂN THUẦN– LỚP 06XN
14
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: THS.NGUYỄN TRƯỜNG HUY
Phần khung tam giác tiêu chuẩn.
Thanh giằng chéo và giằng ngang.
Kích chân cột và đầu cột.
Khớp nối khung.

Chốt giữ khớp nối.
Độ cao và tải trọng cho phép :
Lực giới hạn của cột chống (kG) 35300 22890 16000 11800
Chiều cao (m) 6 7,5 9 10,5
Tương ứng với số tầng 4 5 6 7
cÊu t¹o gi¸o pal
Trình tự lắp dựng :
Đặt bộ kích (gồm đế và kích), liên kết các bộ kích với nhau bằng giằng nằm ngang
và giằng chéo.
Lắp khung tam giác vào từng bộ kích, điều chỉnh các bộ phận cuối của khung tam
giác tiếp xúc với đai ốc cánh.
Lắp tiếp các thanh giằng nằm ngang và giằng chéo.
Lồng khớp nối và làm chặt chúng bằng chốt giữ. Sau đó chống thêm một khung
phụ lên trên.
SVTH : NGUYỄN VĂN THUẦN– LỚP 06XN
15
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: THS.NGUYỄN TRƯỜNG HUY
Lắp các kích đỡ phía trên.
Toàn bộ hệ thống của giá đỡ khung tam giác sau khi lắp dựng xong có thể điều
chỉnh chiều cao nhờ hệ kích dưới trong khoảng từ 0 đến 750 mm.
Trong khi lắp dựng chân chống giáo PAL cần chú ý những điểm sau :
Lắp các thanh giằng ngang theo hai phương vuông góc và chống chuyển vị bằng
giằng chéo. Trong khi dựng lắp không được thay thế các bộ phận và phụ kiện của
giáo bằng các đồ vật khác.
Toàn bộ hệ chân chống phải được liên kết vững chắc và điều chỉnh cao thấp bằng
các đai ốc cánh của các bộ kích.
Phải điều chỉnh khớp nối đúng vị trí để lắp được chốt giữ khớp nối.
Chọn cây chống cột:
Sử dụng cây chống đơn kim loại LENEX. Dựa vào chiều dài và sức chịu tải ta
chọn cây chống V

1
của hãng LENEX có các thông số sau:

Thông số về cây chống V4 CỦA HÃNG LENEX
L
max
(mm)
L
min
(mm)
Chiều dài
ống trên
(mm)
Chiều dài
đoạn
điều
chỉnh
(mm)
Sức chịu
Max khi
Lmin
(kG)
Sức chịu
tải Max
khi Lmax
(kG)
Trọng
lợng
(kG)
4200 2700 2700 120 1800 1200 14,8

2.1.3. Chọn thanh đà đỡ cốppha sàn:
Đặt các thanh xà gồ gỗ theo hai phương, đà ngang dựa trên đà dọc, đà dọc dựa trên
giá đỡ chữ U của hệ giáo chống. Ưu điểm của loại đà này là tháo lắp đơn giản, có
sức chịu tải khá lớn, hệ số luân chuyển cao. Loại đà này kết hợp với hệ giáo chống
kim loại tạo ra bộ dụng cụ chống ván khuôn đồng bộ, hoàn chỉnh và rất kinh tế.
5.1.2. Lắp dựng cốppha vách, cột:
Yêu cầu chung:
Đảm bảo đúng hình dáng, kích thước cấu kiện theo yêu cầu thiết kế.
SVTH : NGUYỄN VĂN THUẦN– LỚP 06XN
16
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: THS.NGUYỄN TRƯỜNG HUY
Đảm bảo độ bền vững, ổn định trong quá trình thi công.
Đảm bảo độ kín khít để khi đổ bê tông nước ximăng không bị chảy ra gây ảnh
hưởng đến cường độ của bê tông.
Lắp dựng và tháo dỡ một cách dễ dàng.
Biện pháp lắp dựng:
Cốp pha vách và cột được lắp dựng khi đã tiến hành đổ bêtông xong sàn . Sau khi
thi công xong sàn tầng tầng hầm 2 vận chuyển cốppha, cây chống lên sàn tầng
hầm hầm 1 bằng cần trục tháp sau đó vận chuyển ngang đến vị trí các vách, cột.
Lắp, ghép các tấm cốppha thành với nhau thông qua tấm góc ngoài, sau đó tra chốt
nêm dùng búa gõ nhẹ vào chốt nêm đảm bảo chắc chắn. Đối với cột thì cốp pha
được lắp thành các hộp 3 mặt sau đó dựng vào khung cốt thép đã được dựng trước.
Còn đối với cốp pha vách ,vì vách có kích thước đa dạng và rất lớn do đó cốppha
vách được gia công ghép thành tổ hợp các tấm phẳng sau đó lắp dựng vào khung
cốt thép đã dựng xong, dùng dây dọi để điều chỉnh vị trí và độ thẳng đứng rồi dùng
SVTH : NGUYỄN VĂN THUẦN– LỚP 06XN
17
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: THS.NGUYỄN TRƯỜNG HUY
cây chống để chống đỡ cốppha sau đó bắt đầu lắp cốppha mặt còn lại. Dùng sườn
ngang để cố định cốppha, khoảng cách giữa các sườn đặt theo thiết kế.

Căn cứ vào vị trí tim vách và cột, trục chuẩn đã đánh dấu, ta chỉnh vị trí tim vách
và cột trên mặt bằng. Sau khi ghép cốppha phải kiểm tra độ thẳng đứng của vách
và cột theo hai phương bằng quả dọi. Dùng cây chống xiên và dây neo có tăng đơ
điều chỉnh để giữ ổn định cho cốppha vách và cột. Với vách và cột giữa thì dùng 4
cây chống ở 4 phía, các vách và cột biên thì chỉ chống được 3 hoặc 2 cây chống
nên phải sử dụng thêm dây neo có tăng-đơ để tăng độ ổn định.
Khi lắp dựng cốppha chú ý phải để chừa cửa đổ bê tông và cửa vệ sinh theo đúng
thiết kế.
5.1.5. Tháo dỡ ván khuôn vách, cột:
Do cốppha vách là cốppha không chịu lực nên sau hai ngày có thể tháo dỡ cốppha
cột để làm các công tác tiếp theo: lắp dựng cốppha dầm, sàn.
Trình tự tháo dỡ ván khuôn cột như sau:
Tháo cây chống, dây neo ra trước.
SVTH : NGUYỄN VĂN THUẦN– LỚP 06XN
18
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: THS.NGUYỄN TRƯỜNG HUY
Tháo sườn dọc, sườn ngang và cuối cùng là tháo cốppha
5.2.1. Lắp dựng cốppha dầm sàn:
Cốppha dầm sàn được lắp dựng sau khi tháo dỡ cốppha cột, vách
Trình tự lắp dựng cốppha như sau:
Trước tiên ta dựng hệ sàn công tác để thi công lắp dựng cốppha sàn.
Kiểm tra tim và cao trình gối dầm, sàn căng dây khống chế tim và xác định cao
trình ván đáy dầm
Lắp hệ thống giáo chống, đà ngang, đà dọc: đặt các thanh đà dọc lên đầu trên của
hệ giáo PAL, đặt các thanh đà ngang lên đà dọc tại vị trí thiết kế, cố định các thanh
đà ngang bằng đinh thép, lắp cốppha đáy dầm, sàn trên thanh đà ngang đó.
Điều chỉnh tim và cao trình đáy dầm , sàn đúng với thiết kế .
Tiến hành lắp ghép cốppha thành dầm, sàn liên kết với tấm ván đáy bằng tấm góc
ngoài và chốt nêm .
Ổn định cốppha thành dầm bằng các thanh chống xiên, các thanh chống xiên này

được liên kết với thanh đà ngang bằng đinh và các con kê giữ cho thanh chống
xiên không bị trượt.
Các cây chống dầm phải được giằng ngang để đảm bảo độ ổn định.
SVTH : NGUYỄN VĂN THUẦN– LỚP 06XN
19
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: THS.NGUYỄN TRƯỜNG HUY
Những yêu cầu khi lắp dựng cốppha:
Vận chuyển lên xuống phải nhẹ nhàng, tránh va chạm xô đẩy làm cốppha bị biến
dạng.
Cốppha được ghép phải kín khít, đảm bảo không mất nước xi măng khi đổ và đầm
bê tông.
Đảm bảo kích thước, vị trí, số lượng và đủ khả năng chịu các tải trọng khi đổ
bêtông.
Phải làm vệ sinh sạch cốppha và quét một lớp dầu chống dính để công tác tháo dỡ
sau này được thực hiện dễ dàng.
Lắp dựng cốppha phải lưu ý để các lỗ chờ, các chi tiết thép chôn sẵn theo thiết kế.
Cột chống được giằng chéo, giằng ngang đủ số lượng, kích thước, vị trí theo đúng
thiết kế.
SVTH : NGUYỄN VĂN THUẦN– LỚP 06XN
20
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: THS.NGUYỄN TRƯỜNG HUY
Các phương pháp lắp ghép cốppha,thanh đà, cột chống phải đảm bảo theo nguyên
tắc đơn giản và dễ tháo. Bộ phận nào cần tháo trước không bị phụ thuộc vào bộ
phận tháo sau.
Cột chống phải được dựa trên nền vững chắc, không trượt. Phải kiểm tra độ vững
chắc của cốppha, thanh đà, cột chống, sàn công tác, đường đi lại đảm bảo an toàn.
Trong khi đổ bêtông phải bố trí người thường xuyên theo dõi cốppha cây chống,
khi cần thiết phải có biện pháp khắc phục kịp thời triệt để.
Cốppha lắp dựng xong được nghiệm thu theo tiêu chuẩn TCVN 4453-1995
5.2.5. Tháo dỡ cốppha.

Việc tháo dỡ cốppha phải được làm cẩn thận hơn so với các công tác tháo ván
khuôn khác. Do công trình dùng phụ gia tăng cường độ bêtông, sau 2 tuần bêtông
có thể đạt 75% cường độ thiết kế, nên sau 2 tuần là có thể tiến hành tháo cốppha
được.
Công trình luân chuyển cốppha theo nguyên tắc cốppha hai tầng rưỡi do đó
cốppha được tháo dỡ như sau:
Giữ lại toàn bộ đà giáo và cột chống ở tấm sàn kề dưới tấm sàn sắp đổ bê tông.
Tháo dỡ toàn bộ cốppha tầng cách tầng mới đổ bê tông n-2 sau đó dùng cây chống
đơn chống lại số cây chống lại bằng 1/2 số cây chống ban đầu.
Khi tháo cốppha không được phép gia tải ở các tầng trên.
Việc chất tải từng phần lên kết cấu sau khi tháo dỡ cốp pha đà giáo cần được tính
toán theo cường độ bê tông đã đạt, loại kết cấu và các đặc trưng về tải trọng để
tránh các vết nứt và các hư hỏng khác đối với kết cấu.
Công cụ tháo lắp là Búa nhổ đinh, Xà cầy và Kìm rút đinh. Cách tháo như sau:
Đầu tiên ta nới các chốt đỉnh của cây chống tổ hợp ra.
Tiếp theo đó là tháo các thanh đà dọc và các thanh đà ngang ra.
Sau đó dùng tháo các chốt nêm và tháo cốppha ra.
SVTH : NGUYỄN VĂN THUẦN– LỚP 06XN
21
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: THS.NGUYỄN TRƯỜNG HUY
Chú ý:
Sau khi tháo các chốt đỉnh của cây chống và các thanh xà gồ dọc, ngang ta cần
tháo ngay ván khuôn chỗ đó ra, tránh tháo một loạt các công tác trước rồi mới tháo
cốppha. Điều này rất nguy hiểm vì có thể cốppha sẽ bị rơi vào đầu gây tai nạn.
Nên tiến hành tuần tự công tác tháo từ đầu này sang đầu kia và phải có đội cốppha
tham gia hướng dẫn hoặc trực tiếp tháo.
Tháo xong nên cho người ở dưới đỡ cốppha tránh quăng quật xuống sàn làm hỏng
sàn và các phụ kiện.
Sau cùng là xếp thành từng chồng và đúng chủng loại để vận chuyển về kho hoặc
đi thi công nơi khác được thuận tiện dễ dàng.

SVTH : NGUYỄN VĂN THUẦN– LỚP 06XN
22
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: THS.NGUYỄN TRƯỜNG HUY
+Nghiệm thu công tác ván khuôn:
Sai lệch về kích thước ván khuôn so với thiết kế không được lớn hơn trị số ghi
trong bảng sau
Sai lệch cho phép về kích thước,vị trí ván khuôn so với thiết kế
Tên các công việc sai lệch Sai lệch
(mm)
Tiêu chuẩn
Sai lệch cho phép giữa các cột chống ván khuôn
của cấu kiện chịu uốn và khoảng cách giữa các trụ
đỡ,gỗ giằng đóng vào cột chống so với khoảng
cách thiết kế
TCVN
4453-1987
+Trên 1m dài ±25
+Trên toàn khẩu độ ±25
Sai lệch mặt phẳng ván khuôn và các đường giao
của so với chiều thẳng đứng hoặc độ nghiêng thiết
kế
+Trên 1m chiều cao ±1
+Trên toàn bộ chiều cao kết cấu
Tường và cột đổ sàn toàn khối và chiều cao nhỏ
hơn 5m
±10
cột khung liên kết bằng dầm ±10
dầm,vòm,sàn ±5
Sai lệch các trục ván khuôn so với vị trí thiết kế
tường và cột ±8

dầm ,vòm ,sàn ±10
Ván khuôn và đà giáo sau khi lắp xong sẽ được kiểm tra các thông số sau
SVTH : NGUYỄN VĂN THUẦN– LỚP 06XN
23
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: THS.NGUYỄN TRƯỜNG HUY
Độ chính xác của ván khuôn so với thiết kế
độ chính xác về các chi tiết đặt sẵn
độ bền vững của nền,đà giáo cột chống,ván khuôn
độ cứng và khả năng chống biến dạng của toàn bộ hệ thống
Độ kín khít của ván khuôn
Công tác ván khuôn giằng móng và đài móng
SVTH : NGUYỄN VĂN THUẦN– LỚP 06XN
24
BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP GVHD: THS.NGUYỄN TRƯỜNG HUY
Công tác ván khuôn cột và vách
Công tác ván khuôn dầm và sàn
SVTH : NGUYỄN VĂN THUẦN– LỚP 06XN
25

×