Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Nghiên cứu xây dựng tập thông số chỉ thị hiệu năng kpi của thành phố thông minh trong điều kiện Việt Nam (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (645.31 KB, 27 trang )

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG
---------------------------------------

Dƣơng Văn Đoàn

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG TẬP THÔNG SỐ CHỈ THỊ HIỆU NĂNG KPI
CỦA THÀNH PHỐ THÔNG MINH TRONG ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM

Chuyên ngành: Hệ thống Thông tin
Mã số: 60.48.01.04

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

HÀ NỘI - 2017


Luận văn được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƢU CHÍNH VIỄN THÔNG

Người hướng dẫn khoa học: Tiến Sí. Nguyễn Trung Kiên

Phản biện 1: TS. Đỗ Xuân Chợ
Phản biện 2: TS. Đào Đình Khả

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại Học viện Công nghệ Bưu chính
Viễn thông.
Vào lúc: 8 giờ 15 phút ngày 05 tháng 08 năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông



1

LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Nguồn gốc của ý tưởng thành phố thông minh xuất phát từ sự phát triển dân số một
cách nhanh chóng của các đô thị lớn. Trên thế giới có xấp xỉ 8 tỷ người, dự báo còn tăng
nhanh hơn trong các năm tiếp theo và dân số sẽ tập trung vào khoảng trên 67% sống ở các
thành phố lớn lên sẽ quá tải cho các thành phố này.
Những thành phố này sẽ đối mặt với nhiều vấn đề như nguồn tài nguyên tự nhiên, ô
nhiễm môi trường, giao thông, năng lượng, chất lượng cuộc sống, dịch vụ…Do đó các cấp
lãnh đạo, chính quyền buộc phải đưa ra các giải pháp để giải quyết vấn đề đó.
Trên thế giới hiện nay có khoảng gần 200 thành phố đã giải quyết vấn đề này bằng
cách phát triển mô hình “thành phố thông minh“ và dần đi đến phát triển “bền vững” có thể
kể đến như thành phố Amseterdam (Hà lan), Lyon (Pháp), Edinburgh (Scotland), Zagreb,
Luxemburg…cùng một số hãng viễn thông nổi tiếng như IBM, Thales Group, Schineider,
Telefonica,…đã tiên phong trong việc phát triển thành phố thông minh. Theo thống kê của
Telefonica một thành phố thông minh sẽ giảm được 25% áp lực về giao thông, giảm 17% về
lượngkhí thải CO2, giảm 15% lượng nước tiêu thụ, giảm 10% lượng điện tiêu thụ.
Dự báo nếu các thành phố trên thế giới có 10 triệu dân trở lên nếu đầu tư phát triển
thành phố thông minh từ năm 2010 là 10 tỷ USD đến năm 2020 sẽ đạt nguồn vốn đầu tư lũy
kế bằng 110 tỷ USD. Vì thành phố thông minh sẽ mang lại nguồn lợi khổng lồ từ các dịch
vụ tiện ích có thể đạt mức tổng doanh thu lũy kế lên đến 125 tỷ USD.
Với Việt Nam hiện nay đang trên đà phát triển ứng dụng những tiến bộ công nghệ
vào cho cuộc sống và hội nhập sâu rộng với các nước trong khu vực cũng như toàn thế giới
cần có những con số mang tính định lượng phản ánh rõ chất lượng và hiệu quả như KPI
(Key Performance Indicators) trở thành mối quân tâm hàng đầu cho các thành phố thông
minh, ứng dụng nhanh, mạnh công nghệ thông tin để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại
hóa Đất Nước cũng như xây dựng và phát triển các “thành phố thông minh” tiến tới phát
triển “bền vững” trong đó có các đô thị như Hà Nội, Thành Phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,

Hải Phòng, Đà Lạt, Bình Dương…
Thành phố thông minh bền vững không chỉ đóng vai trò quyết định tới sự phát triển
cho một thành phố, cho cả một Quốc Gia cũng như trên toàn Thế Giới. Chính vì vậy mà em
chọn đề tài “Nghiên cứu xây dựng tập thông số chỉ thị hiệu năng KPI của thành phố thông
minh trong điều kiện Việt nam”


2

2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu:
Trên thế giới, các quốc gia có trình độ công nghệ thông tin phát triển cũng là những
quốc gia có nhu cầu, khả năng để triển khai thành phố thông minh. Nước Mỹ ngay từ đầu
năm 2009 và cho tới bây giờ đã phát triển thành phố thông minh bền vững một cách vững
chắc và định hướng tương lai tiến tới là “hành tinh thông minh“.
Tại Liên minh châu Âu từ những năm 2007 đã đưa ra và bắt đầu thực hiện một loạt
mục tiêu xây dựng thành phố thông minh bền vững. Bộ tiêu chí đánh giá của Liên minh
châu Âu gồm 6 tiêu chí là: Kinh tế thông minh, môi trường thông minh, quản lý thông minh,
giao thông thông minh, cuộc sống thông minh, con người thông minh. Các kết quả đánh giá
cho thấy, Thụy Điển, Phần Lan, Hà Lan, Luxemburg, Bỉ và Áo là những thành phố có mức
độ thông minh khá cao còn các thành phố còn lại có những chỉ tiêu chỉ đạt ở mức trung
bình.
Những kinh nghiệm của các nước thuộc Liên minh châu Âu trong việc cải thiện giao
thông, tăng cường sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là những bài học bổ ích đối với
các quốc gia đã và đang xây dựng thành phố thông minh bền vững.
Trong khu vực thì Hàn Quốc là quốc gia triển khai thành phố thông minh bền vững là
khá sớm, vào năm 2003 phát triển thành một đất nước thông minh thực hiện bằng “hệ thống
cảm biến không dây“ để thúc đẩy việc số hóa các tài nguyên, kết nối mạng, dễ sử dụng và
thông minh đã làm thay đổi đáng kể xã hội và sự phát triển kinh tế của Hàn Quốc.
Việt Nam chúng ta cũng vậy trong vài năm trở lại đây “thành phố thông minh“ ngày
càng trở nên phổ biến, được tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng,

nhiều sự kiện, hội thảo đã đề cập đến thành phố thông minh bền vững diễn ra trên cả nước,
một số tỉnh thành đã chủ động lập kế hoạch, đề án xây dựng thành phố thông minh như Đà
Nẵng, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt,…
Thành phố thông minh tại Việt Nam nên hội tụ các yếu tố về cơ sở hạ tầng hiệu quả,
môi trường sống thân thiện và phát triển Kinh tế - Xã hội bền vững, nó được thể hiện qua
nền kinh tế hiện đại, hệ thống giao thông thông minh, quản lý đô thị thông minh, quản lý
năng lượng hiệu quả, giảm ô nhiễm, tăng cường an ninh, chất lượng cuộc sống tốt, sự hài
lòng của công dân…cơ sở của sự thông minh đó là công nghệ thông tin truyền thông (ICT),
tập tham số chỉ thị hiệu năng KPI giúp đánh giá các lĩnh vực vận hành, quản lý, cung cấp
dịch vụ đô thị được tiến hành một cách thông minh, tăng trưởng bền vững.


3

3. Mục đích nghiên cứu:
Việc sử dụng KPI trong đánh giá thực hiện công việc nhằm mục đích:
 Góp phần tham gia trên góc độ khoa học đối với quá trình triển khai thành phố
thông minh ở Việt nam nhằm nâng cao tính hiệu quả của việc triển khai Thành
phố thông minh.
Mục tiêu nghiên cứu:
 Nắm được phương pháp xây dựng KPI cho thành phố thông minh và áp dụng cụ
thể cho một lĩnh vực trong thành phố thông minh phù hợp với điều kiện cụ thể
của Việt nam và nơi sẽ triển khai.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
Đối tương nghiên cứu:
 Thành phố thông minh (Smart City) nói chung và đặt trong ngữ cảnh của Việt
Nam hiện nay.
 Phương pháp xây dựng tập thông số chỉ thị hiệu năng (KPI).
Phạm vi nghiên cứu:
 Tìm hiểu những nét cơ bản đặc trưng của chỉ số KPI nói chung, phân tích ý thức,

ý nghĩa, tác dụng của những chỉ số KPI giới hạn trong phạm vi các hoạt động
chức năng quản lý trong đô thị và đánh giá cơ bản khả năng áp dụng KPI quản lý,
phát triển thành phố thông minh.
 Tập KPI cơ bản cho một lĩnh vực cụ thể của Smart City.

5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
 Phương pháp tổng hợp.
 Phương pháp phân tích.
 Đề xuất và chứng minh.

6. Nội dung luận văn:


4

CHƢƠNG 1. NGHIÊN CỨU TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHỐ
THÔNG MINH VÀ TẬP THÔNG SỐ CHỈ THỊ KPI CHO
THÀNH PHỐ THÔNG MINH
Nhiều thành phố lớn trên thế giới đã xây dựng thành công dự án thành phố thông
minh. Thành phố thông minh vẫn có thể được xem như là thành phố của tương lai, khi xem
xét tỷ lệ phát triển với sự thay đổi qua bộ thông số KPI (Key Perfomance Indicators), đánh
giá đổi mới của nó là rất khả thi, nhìn thấy được, đo lường được, các mô hình thành phố
thông minh đã bứt phá trong các thập kỷ qua, trở nên rất rễ thực hiện và chắc chắn phổ biến
chiến lược phát triển thành phố thông minh nhờ KPI. Một thành phố thông minh là một
thành phố có tri thức, kiến thức, sử dụng kỹ thuật số, mạng Internet, quản trị, kinh tế, dân
số, môi trường sinh thái, năng lượng…
Mục tiêu đặt ra cho các nhà quy hoạch sự cải tiến về thành phố thông minh hiện nay
những thách thức cơ bản, các chức năng và cấu trúc, sử dụng thông tin và công nghệ truyền
thông (ICT) là một cơ sở hạ tầng quan trọng.
Công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) là một động lực chính trong thành phố để

giải quyết những thách thức này một cách "thông minh". Một thành phố thông minh là có ít
nhất một sáng kiến giải quyết một hoặc trong số sáu đặc điểm sau đây: Quản trị thông minh,
Người dân thông minh, Cuộc sống thông minh, Di động thông minh, Kinh tế thông minh và
Môi trường thông minh. Liên kết công nghệ thông tin truyền thông và sử dụng mạng cho
các thiết bị thông minh của cư dân thành phố, các doanh nghiệp, cơ sở hạ tầng, nguồn tài
nguyên, năng lượng và không gian, cũng như cung cấp thông minh và tổ chức quản trị có sự
đo lường, đưa ra các chỉ số cụ thể.
1.1. Tổng quan về thành phố thông minh
1.1.1. Khái niệm về thành phố thông minh
“Thành phố thông minh là thành phố sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông
(ICT) cùng các phương tiện, thiết bị khác, cải thiện chất lượng cuộc sống hiệu quả hơn, thực
hiện công việc và dịch vụ tạo ra tính cạnh tranh lành mạnh, trong khi vẫn đảm bảo công
bằng, minh bạch thông tin, công khai đáp ứng được các nhu cầu hiện tại cũng như tương
lai”
1.1.2. Các đặc trưng của TPTM
- Quản lý thông minh
- Cư dân thông minh


5
- Kinh tế thông minh
- Môi trường thông minh
- Di chuyển thông minh
- Cuộc sống thông minh
1.1.3. Kinh nghiệm của các nước
1.1.3.1. Khu vực Châu Á – Thái Bình Dương
1.1.3.2. Khu vực Châu Âu
1.1.3.3. Khu vực Bắc Mỹ - Châu Mỹ La Tinh
1.1.4. Vai trò của TPTM
- Quản trị đô thị: Thành phố thông minh cho phép chính quyền có thể thực hiện hoạt

động giám sát các hệ thống cơ sở hạ tầng một cách thông minh nhất có thể, thông qua các
hệ thống quản lý giám sát tự động. Các hệ thống dịch vụ, giao thông, môi trường, điện và
nước được quản lý vận hành tập trung… Hệ thống giám sát cũng đảm bảo cho thành phố
quản lý được các hoạt động khác nên sẽ an ninh tốt hơn.
- Cung cấp dữ liệu hỗ trợ cho việc ra quyết định: Thành phố thông minh thu thập
được rất nhiều dữ liệu, thông tin về quá khứ, thông tin về hiện tại, thời gian, địa điểm… nên
đưa ra được những cảnh báo, dự báo có độ chính xác cao hơn, dài hạn hơn, toàn diện hơn
nhằm đưa ra những phương án tối ưu trong một thời gian tương đối ngắn, tức thời giúp lãnh
đạo ra quyết định hiệu quả hơn, chính xác hơn.
- Quản lý quy hoạch: Thành phố thông minh kết nối đồng bộ nhiều lĩnh vực trong
một không gian, đô thị từ đó tích hợp đầy đủ thông tin và kết cấu cơ sở hạ tầng, kinh tế xã
hội của thành phố. Tác động đầu tiên là cung cấp đầy đủ thông tin cho công tác quy hoạch
phát triển đô thị về hạ tầng điện nước, giao thông, hạ tầng kinh tế xã hội đảm bảo một quy
hoạch hợp lý và khoa học. Đây là vấn đề không hợp lý hiện nay do cách làm quy hoạch
truyền thống của các đô thị bị thiếu những thông tin khách quan, phản biện từ bên ngoài
mang tính dự báo và rất hạn chế.
Để xây dựng tốt công tác quy hoạch cần chú trọng tới giáo dục, y tế, giao thông, môi
trường, an ninh trật tự… được thực hiện và phát triển có một quy hoạch cân bằng cho công
dân, ở đâu cũng đảm bảo được tạo điều kiện tốt nhất tiếp cận ICT, sử dụng các dịch vụ một
cách tiện lợi, ngay, luôn, liên tục, bình đẳng.
- Phát triển kinh tế: TPTM tạo đà cho phát triển cho các lĩnh vực kinh tế theo định
hướng phát triển xanh, sẽ phát huy hết những lợi thế của các ngành công nghiệp địa phương,


6
đảm bảo kiểm soát tốt môi trường, khai thác các nguồn tài nguyên hiệu quả và đẩy mạnh
công nghiệp có chất xám cao tại địa phương, hướng đến nền kinh tế áp dụng những tri thức
khoa học. TPTM sẽ kêu gọi được, thúc đẩy sự liên kết từng khu vực với nhau và hội nhập
quốc tế, khuyến khích sáng tạo, các hoạt động khởi nghiệp làm cho cư dân và nền kinh tế
địa phương năng động và sáng tạo, đẩy mạnh phát triển CNH-HĐH đưa thành phố phát

triển sang cơ cấu hội nhập và dịch vụ.
- Cung cấp dịch vụ cho cư dân: Người dân sống trong TPTM được sống trong môi
trường an toàn, không ô nhiễm môi trường, sẽ còn được thụ hưởng đầy đủ các dịch vụ chất
lượng về y tế, chăm sóc sức khỏe, giáo dục, giao thông thuận tiện. Ngoài các dịch vụ hành
chính công đã và đang được cung cấp người dân sẽ được sử dụng nhiều dịch vụ hơn nữa,
các dịch vụ này được cung cấp bình đẳng như nhau cho mọi người, mọi tầng lớp trong xã
hội do sử dụng ICT và hạ tầng kinh tế xã hội.
1.2. Tổng quan về chỉ số KPI
1.2.1. Khái niệm KPI
- KPI (Key Performance Indicators) trong tiếng Anh được hiểu là các chỉ số đo lường
hiệu suất cốt yếu, hay chỉ số đo lường sự thành công KSI (Key Success Indicators), hay còn
được gọi bằng tên phổ biến là chỉ số đánh giá hiệu quả hoạt động, được xây dựng nhằm
đánh giá được hiệu quả, sự tăng trưởng của các hoạt động trong tổ chức so với mục tiêu đã
đề ra. Nó giúp cơ quan, tổ chức, đơn vị định hình, theo dõi quá trình hoạt động và tăng
trưởng so với mục tiêu ban đầu.
1.2.2. Phân biệt KPI với một số chỉ số đo lường khác
- Chỉ số kết quả cốt yếu (KRI - Key Result Indicators) là chỉ số cho biết tổ chức đã
làm được gì với một chỉ tiêu.
- Chỉ số hiệu suất (PI - Key Peformance Indicators) là chỉ số cho biết tổ chức cần làm
gì.
- Chỉ số hiệu suất cốt yếu (KPI - Key Performance Indiacators) là chỉ số cho biết tổ
chức phải làm gì để tăng hiệu suất lên một cách rõ nét.
1.2.3. Đặc điểm của chỉ số KPI
- Đáp ứng được năm tiêu chuẩn của một mục tiêu. Được chỉ rõ trong phương pháp
quản trị mục tiêu SMART, đó là:
 S (Specific): Cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu.
 M (Measureable): Có thể đo lường được.


7

 A (Achievable): Có thể đạt được.
 R (Realistic): Thực tế.
 T (Time bound): Có thời hạn.
1.2.4. Phân loại các chỉ số KPI
- Nhóm KPI dùng trong kinh tế.
-Nhóm KPI đánh giá hoạt động của tổ chức.
- Nhóm KPI xây dựng theo khung chương trình.
1.2.5. Phương pháp xây dựng KPI
- Cam kết của lãnh đạo thành phố
- Các chỉ số hiệu suất cần đảm bảo SMART
- Tiêu chuẩn hóa hệ thống KPI
- Kết hợp đo lường với đánh giá
- Xác định chiến lược
- Xác định các lĩnh vực
- Hệ thống các thước đo hiệu suất
- Đảm bảo tính thống nhất
1.3. Kết chƣơng
Một thành phố thông minh phải tạo ra một môi trường sống thông minh cho tất cả
các công dân của mình, thông qua việc sử dụng các dịch vụ công nghệ thông tin và truyền
thông (ICT). Các thành phần khác nhau của một thành phố thông minh cần phải được xác
định rõ và sử dụng các số liệu thông qua bộ chỉ số KPI, là một phần tất yếu, các điểm được
tham chiếu để xác định các vấn đề thông minh của thành phố. Điều này sẽ đóng góp cho
thành phố phát triển tốt hơn, sâu sắc hơn, hiểu biết hơn về những gì tạo nên một thành phố
thông minh.
Trong khi thực tế thành phố thông minh cần xây dựng tập thông số KPI, cho thành
phố thông minh hơn, do đó một số nền tảng được áp dụng đối với việc xác định và phát
triển của KPI, như vậy là chuẩn hóa cho thành phố thông minh. Nó khẳng định vai trò của
các chỉ số hoạt động quan trọng và nhấn mạnh một số nỗ lực quốc tế phát triển KPI để so
sánh.



8

CHƢƠNG 2. NGHIÊN CỨU PHƢƠNG PHÁP XÂY DỰNG KPI
CỦA THÀNH PHỐ THÔNG MINH, ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG TRONG
ĐIỀU KIỆN VIỆT NAM
Nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân, Việt Nam cũng như nhiều nước
trên thế giới đang tích cực nghiên cứu triển khai thành phố thông minh (TPTM). Trong các
công việc chuẩn bị cho TPTM, việc xây dựng bộ chỉ số hiệu năng cốt yếu để đánh giá mức
độ triển khai, mức độ phát triển của TPTM là rất cần thiết. Tuy nhiên để bộ chỉ số đảm bảo
tính khoa học và khả thi trong ứng dụng thực tế, cần chú ý đến các đặc trưng của KPI đồng
thời đặt ra bài toán TPTM trong điều kiện Việt Nam, để có phương pháp xây dựng và hướng
dẫn ứng dụng cho các thành phố, đề xuất cách tiếp cận xây dựng và sử dụng tập chỉ số này.
2.1. Cơ sở lý luận xây dựng tập KPI cho TPTM
2.1.1. Thành phố thông minh
Từ góc độ nhìn nhận TPTM là nơi giải quyết các vấn đề đô thị thông minh hơn, các
vấn đề hiện nay được chia theo các lĩnh vực gồm: Nền kinh tế thông minh (Smart
Economy), Di chuyển thông minh (Smart Mobility), Cư dân thông minh (Smart People),
Môi trường thông minh (Smart Environment), Chính phủ thông minh (Smart Government)
và Cuộc sống thông minh (Smart Living). Dựa trên các lĩnh vực này người ta đưa ra các đặc
trưng diễn giải thế nào là thông minh, chính quyền thành phố sẽ định hướng, đầu tư các
công trình, dự án nhằm làm cho thành phố ngày càng “thông minh hơn”.
2.1.2. Vai trò của bộ chỉ số KPI trong đánh giá sự phát triển của TPTM
Khái niệm KPI nói chung được hiểu là các chỉ số đo lường hiệu suất cốt yếu được
xây dựng nhằm đánh giá được hiệu quả, sự tăng trưởng của các hoạt động trong tổ chức so
với mục tiêu đã đề ra. Nó giúp tổ chức định hình và theo dõi quá trình hoạt động và tăng
trưởng so với mục tiêu của tổ chức. Bên cạnh tập chỉ số đánh giá cốt yếu (KPI-Key
Performance Indicators), còn có chỉ số hiệu suất (PI-Peformance Indicators) và chỉ số hoạt
động (OI-Operational Indicators) là chỉ số có tính trung gian. Các chỉ số cốt yếu cũng như
các chỉ số trung gian cung cấp thông tin cho quản trị ở các mức độ từ quan trọng đến các

hoạt động quản trị diễn ra hàng ngày và tần suất giám sát có thể từ thời gian thực ngày, tuần,
tháng hay lớn hơn.[5]
Trong công tác quản lý đô thị, tập chỉ số đánh giá sự phát triển của TPTM có tác
dụng hỗ trợ cung cấp thông tin cho chính quyền thành phố, trợ giúp quá trình ra quyết định
nhằm đảm bảo tiến trình thông minh hóa đô thị đi đúng hướng, đúng tiến độ và đạt được các


9
mục tiêu đã đặt ra. Các chỉ số KPI được phân tích, so sánh tương quan giữa các lĩnh vực,
giữa các địa phương để tìm ra sự tương đồng, sai khác… từ đó có thể đưa ra giải pháp phù
hợp. Như vậy, tập chỉ số KPI đánh giá TPTM có vai trò quan trọng đối với sự thành công
hay thất bại của cả quá trình đầu tư TPTM.
2.1.3. Một số đặc trưng của bộ chỉ số KPI
Tập chỉ số đánh giá KPI cần đáp ứng được 5 tiêu chuẩn SMART của 1 mục tiêu:
o S (Specific): Cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu. Các KPI khi đưa ra phải giải thích
được thông số này nói lên điều gì? Tại sao lại lựa chọn thông số này? Thông
số này được đo lường và tính toán như thế nào?
o M (Measureable): Có thể đo lường được. Các KPI chỉ có giá trị khi có thể
được định lượng và đo lường một cách chính xác.
o A (Achievable): Có thể đạt được. Các KPI phải là các thông số thực sự cần
thiết, giúp cho tổ chức đó có thể đạt được mục tiêu đặt ra. Thông số này phải
theo sát mục tiêu, là những mục tiêu mà cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh
nghiệp nhận thấy nó có nhiều yếu tố có thể đạt được một cách thực tế.
o R (Relevant): Thực tế, thích hợp. Các KPI cần có tính thực tế, không nên đưa
ra những thông số nằm ngoài khả năng đo lường thực tế.
o T (Time bound): Có thời hạn. Các thông số chỉ thị hiệu năng này được áp
dụng trong thời gian bao lâu, khi nào?
2.1.4. Một số yếu tố có ảnh hưởng đến việc xây dựng KPI cho TPTM
Để đảm bảo tính rõ ràng khi đưa ra KPI áp dụng cho TPTM cần làm rõ viễn cảnh của
TPTM muốn hướng đến là gì? hay sử dụng để đạt được mục đích gì? Đây là vấn đề liên

quan đến tầm nhìn của Lãnh đạo một Quốc gia hay Đô thị, ví dụ, một số đô thị dùng KPI để
hướng đến viễn cảnh đô thị phát triển bền vững, đô thị xanh hay đô thị hạnh phúc; cũng có
quốc gia coi TPTM như công cụ giúp chuyển từ một nước đang phát triển sang nước phát
triển. Nếu không chỉ ra viễn cảnh hay mục đích này sẽ rất khó xác định được mục tiêu rõ
ràng làm cơ sở xây dựng KPI.[3]
Dựa trên viễn cảnh của một đô thị thông minh, người ta sẽ phân tích, chọn ưu tiên
một số lĩnh vực còn một số lĩnh vực khác có thể giảm bớt hoặc bỏ qua. Chẳng hạn, khi chọn
viễn cảnh là một thành phố xanh có thể phải đề cao các yếu tố đặc trưng cấu thành của môi
trường thông minh. Chỉ số đánh giá KPI mức vĩ mô được xây dựng trên các yếu tố đặc
trưng cấu thành của các lĩnh vực và sẽ được tiếp tục phân rã xuống các mức trung gian (các


10
PI) và dừng lại ở mức dữ liệu thu thập trực tiếp từ nguồn dữ liệu. Hình dưới đây minh họa
các lĩnh vực và các yếu tố đặc trưng cấu thành của TPTM.[23]
Hiện nay rất nhiều tổ chức Quốc tế, các đô thị lớn trên thế giới đã đưa ra tập KPI cho
TPTM[17], trong đó cũng đã có các tiêu chuẩn được ban hành, cho việc xây dựng tập KPI
đánh giá sự phát triển của TPTM. Tuy nhiên, đây thường là các KPI được xây dựng dựa trên
một viễn cảnh cũng như điều kiện thực tế rất khác, nên khó có thể áp dụng nguyên các tiêu
chuẩn này cho Việt Nam. Hầu hết các nước sử dụng các tiêu chuẩn này như tài liệu tham
khảo để xây dựng các tập KPI riêng cho mình.
2.1.5. Tập KPI cho TPTM
- Một cách phân loại các lĩnh vực phổ biến như:
 Năng lượng và nước.
 Văn hóa và du lịch.
 Môi trường xây dựng.
 Giao thông vận tải.
 Chăm sóc sức khỏe và các dịch vụ xã hội.
 Giáo dục và phát triển các kỹ năng.
 Thành phố an toàn.

 Chính quyền điện tử.
2.2. Nhận xét chung
- Các nước Châu Âu hướng tới việc môi trường xanh, tiết kiệm năng lượng, đặc biệt
là các ứng dụng trong lĩnh vực giao thông vận tải thông minh...
- Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương: Hướng nhiều hơn đến việc ứng dụng Công
nghệ thông tin trong các lĩnh vực để triển khai ứng dụng thông minh trong chính quyền, y
tế, giao thông, giáo dục, quản lý đô thị...
- Khu vực Mỹ-Mỹ La Tinh: Giảm khí thải carbon bằng cách sử dụng nguồn sử nguồn
năng lượng tái tạo, du lịch và văn hóa.
- Ở Việt nam hiện đang trong giai đoạn đầu của việc nghiên cứu xây dựng bộ chỉ số
KPI của TPTM. Bộ Thông Tin Truyền Thông đang thực hiện nhiệm vụ này. Tuy nhiên, hiện
tại, chưa có tài liệu nghiên cứu hay văn bản hướng dẫn nào đề cập đến phương pháp xây
dựng các bộ chỉ số KPI này.


11
2.3. Tập KPI áp dụng trong điều kiện Việt Nam
2.3.1. Tình hình Việt Nam hiện nay
Ở Việt Nam, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Bình Dương, Đà Lạt, Hải Phòng,
Hà Nội, Cần Thơ… là các thành phố có thế mạnh trong việc ứng dụng ICT vào xây dựng,
phát triển TPTM: TP Đà Nẵng, TP HCM, Đà Lạt, Hải Phòng, Bắc Ninh…
2.3.2. Phân tích một số vấn đề để xây dựngbộ chỉ số cho TPTM Việt Nam
Giai đoạn đầu trong triển khai TPTM đóng vai trò rất quan trọng cho hướng đi lâu
dài. Để việc tiếp cận này có sự rõ ràng hơn các nhà khoa học, chuyên gia cần đề xuất một số
mức độ phát triển trung gian trước điều kiện thành phố phát triển bền vững [3], theo mức độ
thông minh tăng dần bao gồm: (Không quản lý được; Nắm bắt được thông tin; Quản lý bền
vững…)
2.4. Xây dựng bộ tiêu chí cho TPTM Việt Nam
2.4.1. Quy trình xây dựng KPI
- Các giai đoạn:

 Giai đoạn 1: Chuẩn bị
 Giai đoạn 2: Xây dựng tập KPI
 Giai đoạn 3: Áp dụng và cải tiến
-

Có 10 bước xây dựng KPI:
 Bước 1: Khởi sự
 Bước 2: Chuẩn bị công tác tổ chức nhân sự
 Bước 3: Xây dựng dự án KPI
 Bước 4: Phát động chương trình KPI
 Bước 5: Xác định các yếu tố thành công then chốt
 Bước 6: Xây dựng các chỉ số đo lường hiệu suất
 Bước 7: Lựa chọn các chỉ số cốt yếu và các chỉ số khác
 Bước 8: Tiêu chuẩn hóa hệ thống đo lường hiệu suất
 Bước 9: Áp dụng hệ thống đo lường hiệu suất KPI
 Bước 10: Duy trì và cải tiến hệ thống KPI

2.4.2. Hệ thống tiêu chí choViệt Nam
- Cấu trúc chung của hệ thống chỉ tiêu KPI được xây dựng trên một cấu trúc như hình
vẽ sau: Thành phố thông minh gồm 6 đặc trưng. Từ 6 đặc trưng trên xác định ra 31 nhân tố


12
tác động đến mức độ thông minh. Từ 31 nhân tố trên xác định được 74 chỉ số về Thành phố
thông minh.[16]
- Tập chỉ số cho TPTM - VN

Hệ thống chỉ số xây dựng TPTM cho Việt Nam



Bảng chỉ số KPI cho Việt Nam

STT
I

Phạm vi, lĩnh vực

Chỉ tiêu

Kinh tế thông minh
Tỷ lệ % GDP chi cho nghiên cứu và phát triển

1

Tinh thần sáng tạo

Tỷ lệ lao động tham gia nghiên cứu và phát triển
/1000 dân
Số lượng bằng sáng chế / triệu dân

2

3

Tinh thần khởi nghiệp

Bức tranh kinh tế

Tỷ lệ tự tạo việc làm
Doanh nghiệp mới đăng ký

Có các trung tâm ra quyết định (ví dụ hội sở của
công ty, tập đoàn...)
Các công ty có trụ sở tại thành phố được niêm yết
trên sàn chứng khoán quốc gia
GDP trên đầu người có việc làm

4

Sản xuất

Tỷ lệ sản xuất đơn lẻ
Tỷ lệ sản xuất kết nối

5

Thị trường lao động

6

Gắn kết quốc tế

II

Tỷ lệ thất nghiệp
Tỷ lệ người có việc làm bán thời gian
Hành khách di chuyển bằng hàng không
Cước vận tải hàng không

Ngƣời dân thông minh


1

Giáo dục

2

Học tập suốt đời

3

Đa sắc tộc

Tỷ lệ dân số đạt chuẩn ISCED mức 5-6 (được đào
tạo trình độ cao đẳng trở lên)
Sách mượn trên mỗi người dân
Tỷ lệ tham gia học tập suốt đời
Sự đóng góp của người nước ngoài


13
Sự đóng góp của các công dân thành phố ở nước
ngoài
Khoảng cách giữa chính phủ và người dân
Nhận thức được việc làm mới
Chia sẻ của những người làm việc trong ngành công
nghiệp sáng tạo
4

Sự công bằng


Môi trường nhập cư thân thiện (dành cho người
nhập cư)
Tỷ lệ cử tri đi bầu cử
Tham gia vào các công việc tình nguyện

III

1

Quản trị thông minh
Số đại biểu HĐND/1000 dân
Nhận thức chính trị

Hoạt động chính trị của người dân
Tầm quan trọng của chính trị cho người dân
Chi tiêu của các cơ quan quản lý/ người dân trong
các dịch vụ xã hội

2

Dịch vụ công và dịch vụ
Đóng góp của trẻ em trong nhà trẻ
xã hội

Sự hài lòng với chất lượng của các trường học
Sự hài lòng với sự minh bạch của bộ máy nhà nước

3

Sự hài lòng với cuộc chiến chống tham nhũng

Quản lý hiệu quả và minh
bạch
Tính minh bạch trong việc cung cấp thông tin của
thành phố
Sự linh hoạt trong điều hành của hệ thống lãnh đạo

IV

Di động thông minh

1

Mạng lưới giao thông công cộng trên đầu người
Hệ thống giao thông vận
tải của thành phố
Sự hài lòng với quyền truy cập các dịch vụ vận
chuyển công cộng

2

Khả năng tiếp cận quốc gia

Sự hài lòng với chất lượng vận chuyển công cộng
quốc tế
Máy tính trong các hộ gia đình
Khả năng kết nối, chia sẻ dữ liệu

3

Cơ sở hạ tầng ICT


Hệ thống giám sát thời gian thực
Truy cập internet băng thông rộng tại các gia đình


14
Tham gia của các di động xanh (giao thông cá nhân
không có động cơ)

4

Lượng khí thải CO2 của giao thông công cộng
Tính bền vững của hệ
An toàn giao thông
thống giao thông
Mức phí giao thông công cộng/tháng
Tỷ lệ sử dụng phương tiện cá nhân/dân số
Sử dụng ô tô tiết kiệm nhiên liệu

V

Môi trƣờng thông minh
Giờ chiếu sáng của mặt trời

1

Khoảng không xanh
Chất lượng không khí
Khói bụi (ozon)
(không gây ô nhiễm)

Bệnh hô hấp mãn tính gây tử vong/đầu người
Những nỗ lực cá nhân về bảo vệ thiên nhiên

2

Nhận thức sinh thái

Ý kiến về bảo vệ thiên nhiên
Nhận thức về biến đổi khí hậu
Cách tiếp cận toàn diện đến các vấn đề môi trường

3

VI

Quản lý tài nguyên bền
vững

Sử dụng hiệu quả nguồn nước (sử dụng/GDP)
Sử dụng hiệu quả nguồn điện (sử dụng/GDP)

Cuộc sống thông minh
Số người đến rạp chiếu phim/dân số
Khách tham quan bảo tàng/1000 dân

1

Số người đến rạp hát/1000 dân
Các cơ sở văn hóa và giải
Số người đến luyện tập tại các trung tâm thể thao/

trí
1000 dân
Số người đến thư viện/1000 dân
Số điểm văn hóa tập trung/1000 dân
Tuổi thọ người dân
Số giường bệnh viện/1000 dân

2

Tình trạng sức khỏe

Số bác sỹ/1000 dân
Sự hài lòng với chất lượng hệ thống chăm sóc sức
khỏe

3

An toàn cá nhân

Tỷ lệ tội phạm
Tỷ lệ tử vong do hành hung


15
Sự hài lòng với sự an toàn cá nhân
Nhà ở hoàn thành tiêu chuẩn tối thiểu
4

Chất lượng nhà


Diện tích ở bình quân dân cư
Sự hài lòng với nhà ở cá nhân
Tỷ lệ đô thị hóa
Số sinh viên/dân số

5

Các cơ sở giáo dục

Sự hài lòng với việc sử dụng các dịch vụ đào tạo
Số lượng cơ sở giáo dục các cấp/dân số
Tỷ lệ cơ sở giáo dục đạt chuẩn
Số lượng các điểm du lịch được xếp hạng
Số ngày nghỉ qua đêm/năm/khách du lịch

6

Hấp dẫn du lịch

Tỷ lệ du khách/dân số
Số lượng các điểm du lịch được bảo tồn
Tỷ lệ du khách đến các điểm du lịch qua thông tin
quảng bá
Nhận thức cá nhân về nguy cơ đói nghèo
Tỷ lệ đói nghèo

7

Gắn kết xã hội


Tỷ lệ dân số tuân theo các quy tắc xã hội
Tỷ lệ chia sẻ xã hội (số người chia sẻ/dân số)

2.5. Kết chƣơng
Xây dựng TPTM không chỉ ở các nước giàu mà cho tất cả các nước đã và đang phát
triển. Xây dựng TPTM dựa trên nền tảng bộ chỉ số KPI. Nghiên cứu xây dựng bộ chỉ số KPI
của của một số nước đang phát triển và đã phát triển trong khu vực như ( Malaysia, Đài bắc,
Dubai, Tokyo, Singapore, Trung Quốc…) và một số nước phát triển (như Thuỵ Điển, Anh,
Mỹ…) cho thấy các lĩnh vực: Kinh tế, Quản trị, Người dân, Di động, Môi trường, Cuộc
sống…trong khi các Nước đang phát triển quan tâm đến đói nghèo, thất nghiệp, cuộc sống
thì ở các Nước phát triển tập trung vào bình đẳng, môi trường, năng lượng, y tế giáo dục, di
động, cuộc sống bền vững…
Việc xây dựng bộ chỉ số KPI đánh giá sự phát triển của TPTM rất cần thiết và cần
làm trước khi triển khai, tập KPI và hướng dẫn sử dụng là cơ sở, căn cứ lựa chọn mô hình
TPTM hợp lý cho từng thành phố. Đồng thời là ũng là cơ sở, căn cứ để cấp quản lý vĩ mô
đánh giá các tiêu chí của TPTM trong phạm vi quốc gia Việt Nam. Tập thông số KPI của


16
Việt Nam đang xây dựng, một mặt cần hướng đến chuẩn hóa Quốc tế để tham gia quá trình
hội nhập sau này, bên cạnh đó cũng cần có sự hợp lý và khả thi, thực hiện được, phù hợp
trong điều kiện Việt Nam.


17

CHƢƠNG 3. ÁP DỤNG XÂY DỰNG TẬP KPI TRONG LĨNH
VỰC ICT CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Xây dựng thành phố thông minh là xu thế phát triển tất yếu của tất cả các đô thị trên
Thế giới cũng như Việt Nam nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của cư dân, giảm thiểu

những áp lực, từ việc phát triển quá nhanh của các đô thị những thách thức về môi trường,
biến đổi khí hậu, tăng dân số, kinh tế…và mục tiêu phát triển thông minh bền vững của đô
thị.
Hà Nội cũng không nằm ngoài xu thế, đã và đang có những bước đi đầu tiên nghiên
cứu, triển khai xây dựng TPTM, sự phát triển rất nhanh của cuộc cánh mạng công nghiệp
lần thứ 4, đã đẩy mạnh sự phát triển khoa học công nghệ và ứng dụng ICT trong mọi mặt
đời sống, coi ứng dụng ICT là nhân tố quan trọng để giải quyết thách thức trong đô thị như:
Bệnh viện, an toàn, giáo dục nắm bắt hiện trạng, kinh tế, di chuyển, môi trường, dân cư,
chính phủ, cuộc sống… thông qua tập chỉ số KPI để đánh giá cụ thể từng lĩnh vực, tác động
của ICT cho sự phát triển thông minh và bền vững của thành phố.
3.1. Giới thiệu về Hà Nội
3.1.1. Khái quát về Hà Nội
Hà Nội là thủ đô của cả nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, cũng là kinh đô
của hầu hết các vương triều Việt trước đây. Do đó, lịch sử Hà Nội gắn liền với sự thăng
trầm qua các thời kỳ. Hà Nội là thành phố lớn nhất về diện tích với 3328,9 km2 sau đợt mở
rộng hành chính năm 2008, đồng thời đứng thứ 2 về dân số với 7.500.000 người năm 2015.
Vì vậy đặt ra rất nhiều thách thức lên thủ đô.
3.1.2. Khảo sát ứng dụng CNTT của Hà Nội
-

Hạ tầng kỹ thuật ICT: Hệ thống mạng tin học diện rộng - mạng WAN đã kết nối từ
UBND Thành phố, 100% sở, ngành, quận, huyện, thị xã, 577 xã/phường, 05 đơn vị
hiệp quản:
o Trung tâm dữ liệu nhà nước được xây dựng theo tiêu chuẩn quốc tế (TIA3).
Đến nay đã di trú trên 150 hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu lớn của gần 60
đơn vị thuộc Thành phố.
o Cổng thông tin điện tử Hà Nội hoàn thành nâng cấp mở rộng; cung cấp 100%
thông tin chỉ đạo điều hành của UBND Thành phố và gần 300 dịch vụ công
trực tuyến mức 3, 4.
o Mạng nội bộ LAN, các thiết bị đã được đầu tư để giải quyết công việc.



18
o Hệ thống ATTT được bước đầu triển khai đáp ứng được yêu cầu.
o 100% sở, ban, ngành, quận, huyện, xã, phường triển khai Quản lý văn bản và
hồ sơ công việc qua phần mềm một cửa điện tử với công dân.
o Hệ thống thư điện tử cung cấp cho 30.000 công chức, viên chức.
o Trao đổi các văn bản, tài liệu chính quyền điện tử, giao ban trực tuyến được
đẩy mạnh, phát huy hiệu quả.
- Các hệ thống thông tin, các CSDL
- Dịch vụ cho người dân và doanh nghiệp
- Đảm bảo an toàn thông tin đối với các ứng dụng
- Đảm bảo bồi dưỡng nguồn nhân lực
3.1.3. Kỳ vọng về hiệu quả xây dựng Hà Nội
3.1.1. Về quản trị
3.1.2. Về kinh tế
3.1.1. Về xã hội
3.1.4. Quan điểm và tầm nhìn xây dựng Hà Nội
- Quan điểm:
 Ứng dụng CNTT
 Lấy người dân làm gốc
 Chính quyền điện tử
 Là công việc, xã hội,cá nhân
- Tầm nhìn:
 2020 Hà Nội TPTM nhất Việt Nam
 2030 TPTM hiện đại Top đầu khu vực
3.1.5. Mục tiêu xây dựng Hà Nội
- Tổng quát: Hà Nội trở thành TPTM; Tầm nhìn phù hợp với Hà Nội
- Cụ thể: Phát triển chính quyền điện tử; Xây dựng Cơ Sở Hạ Tầng; Khu KHCN;
Đào tạo nguồn nhân lực; Xác đình cơ chế tham chiếu

3.2. Xây dựng tập KPI trong lĩnh vực ICT cho Hà Nội
3.2.1. Phân tích
- Các chỉ số liên quan trực tiếp đến ICT
- Các chỉ số gián tiếp liên quan đến ICT
- Các chỉ số về tác động bền vững đến ICT


19
3.2.2. Đề xuất
- Hệ thống chỉ tiêu KPI về ICT: (Hạ tầng kỹ thuật; Hạ tầng nhân lực; Ứng dụng
CNTT; Chỉ số đánh giá phục hồi).
- Danh mục các KPI cho Hà Nội: (Nhóm chỉ số hạ tầng; Nhóm chỉ số nhân lực ICT;
Nhóm ứng dụng CNTT).
STT

Chỉ số (Indicator)

Mô tả

Nhóm chỉ số hạ tầng
D1.1.1 Mức độ sẵn sàng của Tỷ lệ hộ gia đình có tối
1

máy tính và các thiết bị tương thiểu1máy tính hoặc thiết bị
tương tự (tablet, smartphones…)

tự

Tỷ lệ các hộ gia đình có truy
2


D1.1.2 Mức độ sẵn sàng của cập Internet cho mọi thành
truy cập Internet ở các hộ gia viên gia đình qua mạng cố
đình

định hoặc di động vào bất kỳ
thời gian nào

D1.1.3 Mức độ sẵn sàng của các Số lượng thuê bao băng rộng cố
3
4

thuê bao băng rộng cố định

định/100 dân

D1.1.4 Mức độ sẵn sàng của Số lượng thuê bao không dây
thuê bao vô tuyến băng rộng băng rộng/100 dân
Nhóm chỉ số nhân lực CNTT
Tỷ lệ người lớn biết đọc,
biết viết

1

Nhân lực cho xã hội

Tỷ lệ học sinh đến trường
trong độ tuổi đi học
Tỷ lệ hộ gia đình có máy
tính truy cập Internet

Số có máy tính, thiết bị
thông minh/đầu người

2

Nguồn nhân lực của cơ quan

Cho PM/đầu người

nhà nước
Cho dịch vụ và đào tạo

Chú ý
ITU


20
Tổng thời gian dùng/đầu
người
Nhóm chỉ số ứng dụng CNTT
Tỷ lệ của cá nhân sử dụng
1

Ứng dụng nội bộ cơ quan nhà

Internet, Wifi

nước sử dụng công nghệ

Tỷ lệ người có điên thoại cố

định, di động

2

Dịch vụ công trực tuyến

Tỷ lệ người tham gia/số dân
Số các ứng dụng CNTT góp

3

Mạng xã hội

phần thu thập phản hồi người
dân đối với các mặt của quản
lý đô thị
Tỷ lệ người dân tham gia

4

Mở dữ liệu và thanh toán điện
tử

đóng góp với chính quyền đô
thị cho từng lĩnh vực qua
thông tin phản hồi, sử dụng
dịch vụ.

3.3. Tính hợp lý và khả thi của tập KPI cho Hà Nội
- Hợp lý:

 Các KPI cần thiết
 KPI giúp theo dõi mọi chỉ số
 Thu thập dữ liệu
 Dữ liệu lịch sử liên quan đến các KPI
- Khả thi:
 Dữ liệu thu thập được
 Đánh giá các số liệu
 Các nguồn giám sát, kiểm kê, theo dõi
 Các nguồn đảm bảo tin cậy
3.4. Kết chƣơng


21
Sự phát triển của thủ đô Hà Nội thông minh với nhiều ứng dụng phong phú như đã
trình bày ở phần trên, có thể thấy yêu cầu về nhân lực trong lĩnh vực ICT là rất lớn. Khối
kiến thức về quy hoạch và thiết kế tổng thể Hà Nội: Phải am hiểu về quy hoạch, thiết kế và
vận hành đô thị, đặc biệt là hướng tới đô thị xanh, đô thị bền vững cần có Tập thông số KPI
làm công cụ để đánh giá. ứng dụng ICT, dịch vụ công trực tuyến đã cung cấp dịch vụ công
mức độ 2, mức độ 3 trong các ngành y tế, giáo dục, quản trị, kinh tế, di động, cuộc sống,
môi trường, người dân, năng lượng, nhà ở… nhờ ứng dụng ICT đã phát triển, ứng dụng trên
toàn thành phố.
Để giải quyết các thách thức, Hà Nội cần điều chỉnh quy hoạch tổng thể, chỉ tiêu tăng
trưởng bằng tập KPI, tạo ra một môi trường an toàn, kinh tế, dân số, di chuyển, quản lý, môi
trường…”thông minh”, tiến tới bền vững cuộc sống tốt hơn và đáng sống, trong tình hình
hiện tại và cả trong tương lai cho Hà Nội.
Đẩy mạnh triển khai, phối hợp nhằm thúc đẩy gắn kết ứng dụng ICT với cải cách
hành chính. Hướng dẫn cụ thể triển khai các dịch vụ cho các địa phương, đơn vị căn cứ thực
hiện.
Phải thay đổi các mô hình quản lý truyền thống thành các mô hình Thành phố thông
minh, đó là việc bắt buộc. Trong thời đại công nghệ số ứng dụng ICT sẽ kết nối tất cả người

dân với chính quyền, các thiết bị công nghệ số, các dịc vụ, ứng dụng hầu hết trong các lĩnh
vực, cải thiện phản ứng ở cảc cấp độ cá nhân và cộng đồng, không thể bỏ qua ICT khi nghĩ
về tương lai của thành phố Hà Nội thông minh, thịnh vượng và bền vững.


22

KẾT LUẬN
Luận văn đã nghiên cứu xây dựng tập thông số KPI đánh giá sự phát triển của
TPTM, cần thiết và cần làm trước khi triển khai dự án TPTM, tập KPI và hướng dẫn sử
dụng là cơ sở để các đô thị, có căn cứ lựa chọn mô hình TPTM phù hợp cho từng đô thị cụ
thể, đồng thời là cơ sở, căn cứ để cấp quản lý vĩ mô đánh giá các TPTM trong phạm vi Việt
Nam. Nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân Việt Nam, cũng như nhiều nước
trên Thế giới trên con đường hội nhập, đang tích cực nghiên cứu triển khai TPTM, việc xây
dựng tập thông số chỉ thị hiệu năng KPI để đánh giá mức độ triển khai trong các lĩnh vực:
Kinh tế, môi trường, di chuyển, an toàn, cuộc sống, quản lý... mức độ phát triển của TPTM
trong điều kiện Việt Nam. Luận văn đã đạt được một số kết quả như sau:
Trong chương 1, em đã nghiên cứu các vấn đề cơ bản Tổng quan về TPTM và tập
thông số KPI cho TPTM, đó là:
o Tổng quan về TPTM. Trong đó nêu khái niệm, các đặc trưng, vai trò, kinh
nghiệm của các nước trên Thế giới khi xây dựng TPTM.
o Tổng quan về chỉ số KPI cho TPTM. Trong đó đưa ra khái niệm, phân biệt, đặc
điểm, phân loại, phương pháp xây dựng KPI.
Trong chương 2, em nghiên cứu phương pháp xây dựng KPI của TPTM, đề xuất áp
dụng trong điều kiện Việt Nam:
o Cơ sở lý luận để xây dựng tập KPI, giới thiệu về TPTM, vai trò, nêu một số
đặc trưng, một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến xây dựng KPI và đưa ra bộ chỉ
số KPI cho TPTM.
o Tập KPI cho Việt Nam: Nêu ra tình hình Việt Nam hiện nay, phân tích một số
vấn đề ảnh hưởng đến KPI.

o Xây dựng được bộ tiêu chí cho Việt Nam, cách thức áp dụng bộ tiêu chí.
Trong chương 3, em áp dụng tập KPI trong lĩnh vực CNTT&TT cho Hà Nội:
o Trình bày khái quát về Hà Nội, phảo sát quan điểm, tầm nhìn, mục tiêu, và
xác định lộ trình để xây dựng Hà Nội trở thành TPTM.
o Đưa ra Tập thông số KPI áp dụng trong lĩnh vực ICT cho Hà Nội.
o Phân tích tính hợp lý và tính khả thi khi áp dụng tập thông số KPI phù hợp với
thủ đô Hà Nội.
Do kiến thức bản thân của em còn hạn chế, kiến thức về KPI tương đối rộng lớn,
nguồn tài liệu học tập, nghiên cứu còn hạn hẹp, nên luận văn này không tránh khỏi những


23
hạn chế và thiếu sót, em rất mong sẽ nhận được sự chỉ bảo, giúp đỡ tận tình của các Thầy
Cô giáo trong Học viện, bạn bè và những người quan tâm tới đề tài này để luận văn của em
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


×