Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Xây dựng thư viện điện tử dựa trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây tại trường cao đẳng y tế ninh bình (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 27 trang )

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG
---------------------------------------

TRẦN VĂN NINH

XÂY DỰNG THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ DỰA TRÊN
NỀN TẢNG CÔNG NGHỆ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ NINH BÌNH

Chuyên ngành: Khoa học máy tính
Mã số: 60.48.01.01

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội - 2017


Luận văn được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Vĩnh An

Phản biện 1: ………………………………………………………………

Phản biện 2: ………………………………………………………………

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại Học
viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Vào lúc: ....... giờ ....... ngày ....... tháng ....... .. năm ...............

Có thể tìm hiểu luận văn tại:


- Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông


1

MỞ ĐẦU
Ngày nay, cùng với xu hướng toàn cầu hóa, viê ̣c ho ̣c tâ ̣p và trau dồ i kiế n thức
của người dân đòi hỏi ngày càng nhiề u, đă ̣c biê ̣t với các nhà nghiên cứu, giới ho ̣c
sinh, sinh viên và cả những nông dân cũng có nhu cầ u cao về tích lũy, bổ sung kiế n
thức. Tuy nhiên hiện nay, hệ thống thư viện cho sinh viên, học sinh, người dân chưa
nhiều, chưa đa dạng. Các thư viện truyền thống vẫn hoạt động theo mô hình quản lý
thủ công, mất nhiều thời gian tìm kiếm và đặc biệt là không quản lý được tình trạng
sách. Các thư viện điện tử, thư viện số thông thường giải quyết được các vấn đề nêu
trên nhưng lại phải đầu tư rất nhiều vào hệ thống công nghệ thông tin của mình như:
phần cứng, phần mềm, hạ tầng mạng,… Không những thế việc vận hành hệ thống,
quá trình sửa chữa, bào trì, nâng cấp hệ thống là một vấn đề quan trọng, người quản
trị viên không chỉ phải có kiến thức chuyên môn vững chắc, bên cạnh đó phải đầu tư
rất nhiều thời gian. Công nghệ điện toán đám mây (ĐTĐM) được áp dụng cung cấp
cho các cơ sở thư viện các phương pháp tra cứu nhanh truy cập thông tin, giải quyết
được bài toán về xây dựng cơ sở hạ tầng, phần mềm, và lưu trữ dữ liệu. Điện toán
đám mây có mô hình dịch vụ lưu trữ quy mô lớn thông tin, các cơ sở thư viện số dễ
dàng hợp tác với nhau để xây dựng một kho lưu trữ thông tin theo mô hình lưu trữ
tập trung ảo nhằm giảm chi phí lưu trữ để duy trì kho dữ liệu và giảm thiểu rủi ro mất
mát, hư hỏng dữ liệu so với thư viện số thông thường, ngoài ra còn giúp người dùng
có thể dễ dàng truy cập đến dữ liệu của họ từ bất cứ đâu, thông qua nhiều thiết bị có
khả năng kết nối Internet.
Tại trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình hiện nay việc cung cấp tài liệu, giáo trình
môn học cho sinh viên còn hạn chế, chủ yếu là tài liệu do các thầy cô tự biên soạn
chuyển cho sinh viên sao lưu để học. Việc in ấn, cấp phát giáo trình cho sinh viên
chưa kịp chương trình. Một số giáo trình và tài liệu tham khảo sinh viên cũng có thể

tìm thấy trên website của trường nhưng số lượng rất ít và rất khó khăn trong việc tìm
kiếm. Với mục đích đưa những tiến bộ công nghệ vào phục vụ cho hoạt động của nhà
trường, hỗ trợ giảng viên và sinh viên trong công tác giảng dạy, có thể dễ dàng tra
cứu tài liệu tìm kiếm giáo trình, tài liệu tham khảo liên quan đến môn học của mình


2

tôi xin chọn đề tài nghiên cứu “Xây dựng thư viện điện tử dựa trên nền tảng công
nghệ điện toán đám mây tại trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình”.
Mục tiêu cụ thể được trình bày trong luận văn như sau:
- Nghiên cứu về thư viện điện tử và công nghệ điện toán đám mây.
- Tìm hiểu phần mềm mã nguồn mở Dspace.
- Xây dựng thư viện điện tử trên nền tảng công nghệ điện toán đám mây bằng
phần mềm Dspace.
Nội dung của luận văn được trình bày trong 3 chương như sau:
- Chương 1: Tổng quan về công nghệ điện toán đám mây và thư viện điện tử.
- Chương 2: Thiết kế hệ thống thư viện điện tử dựa trên công nghệ điện toán
đám mây.
- Chương 3: Phát triển hệ thống thư viện điện tử tại trường Cao đẳng Y tế Ninh
Bình.


3

Chương 1 – TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ ĐIỆN TOÁN ĐÁM
MÂY VÀ THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ
1.1. Tổng quan về hệ thống thư viện điện tử
1.1.1. Khái niệm thư viện điện tử
Mặc dù hiện nay nhiều trường đại học, cao đẳng cho biết đã xây dựng được

thư viện điện tử nhưng cách hiểu về thư viện điện tử, vẫn chưa đầy đủ, từ đó dẫn đến
việc xây dựng nặng về hình thức mà không chú trọng đến nội dung hoạt động. Tuy
nhiên ngay trong giới thông tin - thư viện cũng còn đang tranh cãi để tìm ra một khái
niệm thống nhất về vấn đề này.
Tóm lại, thư viện điện tử được hiểu là nơi lưu trữ nguồn thông tin số hóa, đặc
biệt là thông tin toàn văn, đồng thời sử dụng các phương tiện điện tử trong thu thập,
lưu trữ, xử lý, tìm kiếm và phổ biến thông tin.

1.1.2. Đặc điểm thư viện điện tử
1.1.3. Tầm quan trọng của thư viện điện tử
1.1.4. Các yếu tố cấu thành thư viện điện tử
1.1.5. Khả năng và xu hướng phát triển thư viện điện tử trong
các trường Cao đẳng và Đại học tại Việt Nam
1.2. Giới thiệu về công nghệ điện toán đám mây
1.2.1. Khái niệm
Điện toán đám mây (Cloud computing) có thể hiểu một cách đơn giản là: các
nguồn điện toán khổng lồ như phần mềm, dịch vụ… sẽ nằm tại các máy chủ ảo (đám
mây) trên Internet thay vì trong máy tính gia đình và văn phòng (trên mặt đất) để mọi
người kết nối và sử dụng mỗi khi họ cần. Với các dịch vụ sẵn có trên Internet, doanh
nghiệp không phải mua và duy trì hàng trăm, thậm chí hàng nghìn máy tính cũng như
phần mềm. Mọi giải pháp liên quan đến công nghệ thông tin đều được cung cấp dưới
dạng các dịch vụ qua mạng Internet, giải phóng người sử dụng khỏi việc phải đầu tư
nhân lực, công nghệ và hạ tầng để triển khai hệ thống. Từ đó điện toán đám mây giúp


4

tối giản chi phí và thời gian triển khai, tạo điều kiện cho người sử dụng nền tảng điện
toán đám mây tập trung được tối đa nguồn lực vào công việc chuyên môn.


Hình 1.1. Mô hình tổng quan về Cloud computing [3]
Theo định nghĩa của Viện Quốc gia Tiêu chuẩn và Công nghệ Mỹ (US NIST),
điện toán đám mây là mô hình cho phép truy cập trên mạng tới các tài nguyên được
chia sẻ (ví dụ: hệ thống mạng, máy chủ, thiết bị lưu trữ, ứng dụng và các dịch vụ)
một cách thuận tiện và theo nhu cầu sử dụng. Những tài nguyên này có thể được cung
cấp một cách nhanh chóng hoặc thu hồi với chi phí quản lý tối thiểu hoặc tương tác
tối thiểu với nhà cung cấp dịch vụ. [3]

1.2.2. Kiến trúc điện toán đám mây
1.2.3. Các đặc tính của điện toán đám mây
1.2.4. Các mô hình dịch vụ của điện toán đám mây
1.2.5. Các mô hình triển khai điện toán đám mây


5

1.3. Lợi ích, ưu điểm của điện toán đám mây
1.3.1. Triển khai nhanh chóng
1.3.2. Giảm chi phí
1.3.3. Đa phương tiện truy cập
1.3.4. Chia sẻ
1.3.5. Khả năng chịu tải nâng cao
1.3.5. Độ tin cậy
1.3.6. Tính co giãn linh động
1.3.7. Bảo mật
1.4. Tình hình sử dụng công nghệ điện toán đám mây trong và ngoài
nước
1.4.1. Trên thế giới
Điện toán đám mây (Cloud computing) không còn là điều gì mới mẻ. Bắt
nguồn từ điện toán lưới (grid computing) từ những năm 80, điện toán theo nhu cầu

(Utility computing) và phần mềm dịch vụ (SaaS), Oracle là nhà tiên phong trong việc
triển khai công nghệ này. Cho đến nay, điện toán đám mây đang được phát triển và
cung cấp bởi nhiều nhà cung cấp, trong đó có Amazon, Google, DataSynapse,
Salesforce cũng như các nhà cung cấp truyền thống Microsoft, IBM, HP… Đã được
rất nhiều người dùng cá nhân cho đến các công ty lớn như L’Oréal, General Electric,
Ebay, Coca-cola… chấp nhận và sử dụng.

1.4.2. Tại Việt Nam
IBM là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực này khi mở trung tâm điện
toán đám mây vào tháng 9/2008 với khách hàng đầu tiên là là Công ty cổ phần công
nghệ và truyền thông Việt Nam. Sau đó, Microsoft là một trong những “đại gia” tiếp
bước điện toán đám mây ở thị trường Việt Nam, nhưng hiện vẫn đang trong giai đoạn
phát triển thử nghiệm.


6

Tiếp theo phải kể đến khi FPT – nhà công nghệ hàng đầu của Việt Nam đã
khẳng định vị thế tiên phong của mình trong công nghệ bằng lễ ký kết với Microsoft
châu Á-Trend Micro để hợp tác phát triển “đám mây” ở châu Á.

1.5. Kết luận chương
Kết thúc chương này chúng ta đã hiểu được tổng quan về thư viện điện tử và
công nghệ điện toán đám mây. Ngoài ra cũng khái quát thực trạng triển khai công
nghệ điện toán đám mây trong và ngoài nước, mô hình các thư viện điện tử trên thế
giới. Chương tiếp theo luận văn sẽ đi vào nghiên cứu thiết kê hệ thống thư viện điện
tử dựa trên công nghệ điện toán đám mây làm nền tảng xây dựng thư viện điện tử
trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình.

Chương 2 – THIẾT KẾ HỆ THỐNG THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ DỰA

TRÊN CÔNG NGHỆ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY
2.1. Ứng dụng công nghệ điện toán đám mây trong xây dựng thư
viện điện tử
2.1.1. Lợi thế của điện toán đám mây trong thư viện số
Trong thư viện số thường xuyên phải sử dụng nhiều đến các cơ sở dữ liệu cùng
với các phép tính toán thống kê. Điện toán đám mây có thể cung cấp cho các cơ sở
thư viện số một phương pháp nhằm giúp người dùng tin một công cụ tra cứu nhanh
truy cập thông tin. Thông qua điện toán đám mây, các cơ sở thư viện số giải quyết
được bài toán về xây dựng cơ sở hạ tầng, phần mềm, và lưu trữ dữ liệu. Nhờ điện
toán đám mây có thể xây dựng dịch vụ sử dụng một lần và sau đó sử dụng nhiều lần
bởi đông đảo người sử dụng theo nhu cầu của họ. Sử dụng hệ thống đăng nhập đơn
giản,người sử dụng dễ dàng đưa ra yêu cầu và có thể sử dụng cơ sở hạ tầng hầu như
không giới hạn. Vì thế mạnh nhất của điện toán đám mây là mô hình dịch vụ lưu trữ
quy mô lớn thông tin. Dữ liệu có liên quan với công việc nghiên cứu khác nhau, dự
án hoặc thông tin có thể tái sử dụng, có thể được giao cho các đám mây lưu trữ quản
lý và có thể được truy cập theo yêu cầu. Các cơ sở thư viện số hợp tác với nhau để


7

xây dựng một kho lưu trữ thông tin theo mô hình lưu trữ tập trung ảo. Đây là cơ chế
hoạt động có hiệu quả nhằm giảm chi phí lưu trữ để duy trì kho dữ liệu thư viện số
theo điện toám đám mây.

2.1.2. Tình hình ứng dụng dịch vụ điện toán đám mây trong
thư viện điện tử
2.1.3. Thực trạng thư viện các trường đại học Việt Nam
2.1.4. Mô hình điện toán đám mây trong thư viện số và thư
viện các trường Đại học
2.2. Phát biểu bài toán

- Thực trạng việc tiếp cận giáo trình và tài liệu tham khảo của sinh viên trường
Cao đẳng Y tế Ninh Bình: Một thực trạng tại trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình đã
diễn ra nhiều năm và vẫn tiếp tục tới thời điểm hiện tại, đó là tình trạng sinh viên
đăng ký tham gia các môn học của nhà trường, tham gia học theo lịch được phân
nhưng giáo trình chưa kịp đến tay, sinh viên lên lớp học một cách thụ động theo
hướng dẫn của giảng viên khi không có giáo trình trong tay, không có sự chuẩn bị bài
trước khi lên lớp.
Giáo trình đã thiếu, tài liệu tham khảo còn hạn chế hơn, sinh viên không có
một nguồn cung cấp tài liệu nào chính thống của nhà trường mà hầu như phải tự tìm
hiểu trên mạng.
- Tình trạng cơ sở vật chất của nhà trường: Nhà trường chỉ có một thư viện và
phòng đọc nhỏ, thậm chí không thể phục vụ việc sinh viên tham khảo tài liệu ngay
tại thư viện. Cơ chế cho sinh viên mượn trả sách còn nhiều bất hợp lý, dẫn đến việc
khó khăn khi sinh viên cần mượn sách tham khảo.
Cở sở vật chất nhà trường được trang bị khá tốt, các phòng, bộ môn đều được
trang bị máy tính cho giảng viên và nhân viên đầy đủ. Hệ thống mạng của nhà trường
hoạt động ổn định, có hệ thống wifi cung cấp cho toàn thể giảng viên và sinh viên.


8

Bên cạnh đó cùng với sự phát triển của công nghệ, đặc biệt là công nghệ di
động đa phần giảng viên và sinh viên đều sử dụng các thiết bị di động hoàn toàn có
thể truy cập web và ứng dụng khi có internet.
- Giải quyết vấn đề đặt ra: Xây dựng một hệ thống thư viện điện tử bằng phần
mềm quản lý tài nguyên số Dspace kết hợp với công nghệ điện toán đám mây tạo ra
hệ thống thư viện linh động, dễ sử dụng và phù hợp với nhu cầu, mục đích của trường
Cao đẳng Y tế Ninh Bình nhằm giải quyết việc lưu trữ, phổ biến các tài liệu học tập
của giảng viên và sinh viên như:
Các giáo trình, slide, bài giảng cho từng môn học

Các tài liệu tham khảo về chuyên ngành sinh viên theo học
Các tạp chí, sách báo, tin tức liên quan đến ngành y
Các luận văn, luận án tốt nghiệp, đề tài nghiên cứu khoa học…
- Thông qua quá trình nghiên cứu và tìm hiểu, bài toán sẽ thực hiện như sau:
* Thư viện số: Hiện nay đang có opensource phổ biến để hiện thực một thư
viện số là DSpace dùng để quản lý tài nguyên số, tạo sự thân thiện và phổ biến kiến
thức rộng rãi đến mọi đối tượng tham gia học tập và nghiên cứu, góp phần tăng tính
cộng tác, tham khảo và tham gia nghiên cứu trong toàn trường.
* Phân loại người dùng trong Thư viện số:

2.3. Thiết kế kiến trúc hệ thống
2.3.1. Kiến trúc tổng thể
Hệ thống được xây dựng với hạt nhân là phần mềm Dspace có kiến trúc gồm
ba lớp:
- Lớp lưu trữ (Storage Layer): Tầng lưu trữ gồm kết nối và cơ sở dữ liệu để
lưu trữ tập tin.
- Lớp nghiệp vụ (Bussiness Logic Layer): Tầng xử lý gồm các gói xử lý theo
từng chức năng: tìm kiếm, quản lý người dùng, quản lý dòng công việc, xác thực
người dùng…


9

- Lớp ứng dụng (Application Layer): Tầng ứng dụng gồm các giao diện tương
tác với người dùng: giao diện web, nhập và xuất tài liệu…
Các lớp lưu trữ được thực hiện bằng cách sử dụng hệ thống tập tin, quản lý bởi
các bảng trong cơ sở dữ liệu PostgreSQL. Lớp nghiệp vụ là lớp các chức năng cụ thể
của Dspace, bao gồm cả các module luồng công việc, quản lý nội dung, quản trị, tìm
kiếm và duyệt tài liệu. Mỗi module có một API để cho phép Dspace tùy chỉnh, nâng
cấp các chức năng phù hợp với từng đối tượng. Cuối cùng, lớp ứng dụng bao gồm

các giao diện cho hệ thống giao diện người dùng web và bộ xử lý theo lô, đặc biệt
còn hỗ trợ OAI (Open Archives Initiative: Sáng kiến lưu trữ mở) và xử lý máy chủ
để giải quyết định danh liên tục (Handle) đến các biểu ghi trong Dspace.

Hình 2.4. Kiến trúc hệ thống Dspace [7]
Dspace được thiết kế để tạo thuận lợi cho các cá nhân có thể đóng góp các tài
nguyên số vào hệ thống một cách dễ dàng. Mô hình thông tin của hệ thống được xây
dựng xung quanh ý tưởng “Communities” tổ chức các đơn vị trực thuộc của một tổ
chức nghiên cứu, một trường đại học có nhu cầu quản lý thông tin đặc biệt. Với mô


10

hình tại trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình “Communities” được định nghĩa là các
trường thành viên, các phòng, bộ môn, và các tổ chuyên trách. Mỗi “communicaties”
có thể thích ứng với hệ thống để đáp ứng các nhu cầu cụ thể của đơn vị và quản lý
quá trình nộp các xuất bản ấn phẩm điện tử.

Hình 2.5. Mô hình tổ chức thông tin hệ thống Dspace [7]
- Hê ̣ thống có Webservice là Tomcat.
- Cơ sở dữ liệu lưu trữ tại Dspace – PosgretSQL, mọi thao tác đều thông qua
trình duyê ̣t (WebBrowser).
- Người dùng toàn bộ sẽ được quản lí trong LDAP và viê ̣c chứng thực sẽ thông
qua CAS.


11

Hình 2.6. Kiến trúc tổng thể của thư viện


2.3.2. Mô hình cài dặt
Mô hình cài đặt của hệ thống sẽ như sau:

Hình 2.7. Mô hình cài đặt của hệ thống của thư viện
- Mọi quyền của người dùng đều được lưu trữ riêng biệt trên Cơ Sở Dữ Liệu
của mỗi ứng dụng.
- Ở đây LDAP chỉ đóng vai trò lưu trữ user tập trung, và phân chia theo domain

2.3.3. Các chức năng chính của hệ thống
2.4. Thiết kế dữ liệu và xây dựng cấu trúc nội dung thư viện
2.4.1. Số hóa tài liệu
* Các bước chuyển từ thư viện truyền thống sang thư viện số


12

- Muốn chuyển từ thư viện truyền thống sang thư viện số thì trước tiên phải
phân loại các đầu sách theo mỗi bộ sưu tập nhất định, việc làm này cần hết sức tỉ mỉ
để tránh khỏi những sai sót khi đưa tài liệu thư viện số, việc tìm kiếm tài liệu sẽ gặp
nhiều khó khăn.
- Đưa ra giải pháp chuyển tất cả nguồn tài nguyên cần đưa lên thư viện sang
định dạng số.
- Việc cuối cùng là đưa dữ liệu lên website để tất cả mọi người có thể truy
nhập vào tìm kiếm và download tài liệu về sử dụng.
* Cách thức số hóa tài liệu

2.4.2. Tổ chức, sắp xếp tài liệu trong thư viện số

Hình 2.12. Tổ chức sắp xếp tài liệu thư viện


2.4.3. Chuẩn Mô Tả Dữ Liệu Dublin core metadata


13

2.5. Kết luận chương
Kết thúc chương 2 chúng ta đã hiểu những ứng dụng thực tiễn của công nghệ
điện toán đám mây trong xây dựng thư viện điện tử. Từ những nền tảng này đưa ra
vấn đề bài toán và hướng giải pháp để xây dựng thư viện điện tử cho nhà trường.
Trong chương tiếp theo chúng ta sẽ triển khai xây thư viện điện tử trường Cao đẳng
Y tế Ninh Bình trên nền công nghệ điện toán đám mây bằng phần mềm quản lý tài
nguyên số Dspace.

Chương 3 – PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THƯ VIỆN ĐIỆN TỬ
TẠI TRƯỜNG CAO ĐẲNG Y TẾ NINH BÌNH
3.1. Thư viện số mã nguồn mở Dspace
3.2. Giao thức truy nhập dịch vụ và kiểm soát kiểm soát truy nhập
3.2.1. CAS - Central Authentication Service
3.2.2. LDAP - Lightweight Directory Access Protocol
3.3. Mô hình bảo vệ hệ thống và dữ liệu
3.3.1. Mô hình chứng thực CAS – LDAP – Application
* Mô hình chứng thực

Hình 3.7. Mô hình chứng thực [6]


14

3.3.2. Mô hình phân quyền và quản trị
Để việc quản lý người dùng được dễ dàng, ta có thể tạo các nhóm bạn đọc và

phân người dùng vào các nhóm đó. Ví dụ: Nhóm biên mục tài liệu, bạn đọc được xem
thông tin thư mục, nhóm được xem toàn văn, nhóm cán bộ, giáo viên, nhóm sinh
viên… Khi thực hiện thao tác cấp quyền trên các đơn vị, bộ sưu tập ta chỉ nên cấp
quyền cho nhóm chứ không cấp quyền cho từng bạn đọc để cho việc quản lý về sau
được thuận tiện.

Hình 3.8. Mô hình quản lý nhóm, thành viên của thư viện [6]

3.4. Kiểm nghiệm và đánh giá hệ thống
3.4.1. Kết quả hệ thống xây dựng được
Triển khai xây dựng thư viện tại Trường Cao đẳng Y tế Ninh Bình.
Chuẩn bị dữ liệu: Dữ liệu bao gồm 820 tài liệu đã được chuẩn hóa về các định
dạng: PDF, PowerPoint, FLV, MP3, JPEG để thuận tiện cho việc upload lên thư viện.


15

Danh sách các tài liệu, giáo trình được phân bố trong bảng sau:
Bảng 1: Danh sách phân bố tài liệu thư viện
STT

Tên

Số lượng

Định dạng

1

Giáo trình Cao đẳng Điều dưỡng


40

PDF

2

Giáo trình Cao đẳng Dược

34

PDF

3

Giáo trình Điều dưỡng trung cấp

25

PDF

4

Giáo trình Dược trung cấp

23

PDF

5


Giáo trình Y sỹ đa khoa

23

PDF

6

Bài giảng

145

PP

7

Video

183

FLV

8

Audio

100

MP3


9

Tạp chí, báo ảnh

41

JPEG

10

Sách tham khảo

141

PDF

11

Tài liệu Tin học – Ngoại ngữ

30

PDF

12

Luận văn, đề tài nghiên cứu khoa học

35


PDF

Thực hiện thực nghiệm:
Bước 1: Thuê Cloud Server SCS1 của Công ty Cổ phần Giải pháp Hệ thống
Long Vân và lựa chọn hệ điều hành.

Hình 3.9. Cloud server


16

Bước 2: Cài đặt Dspace 5.2 và các phầm mềm phụ trợ trên Cloud Server.
Các phầm mềm phụ trợ bao gồm: Apache Ant, Apache Maven, Apache
Tomcat, Oracle Java JDK, PostgreSQL.

Hình 3.10. Giao diện thư viện Cao đẳng Y tế Ninh Bình

Bước 3: Đăng nhập tài khoản quản trị, thiết kế và chỉnh sửa giao diện, thông
tin thư viện.

Hình 3.11. Giao diện đăng nhập thư viện Cao đẳng Y tế Ninh Bình


17

Bước 4: Tạo tài khoản người dùng, tạo nhóm và xây dựng khung cấu trúc chủ
đề. Tạo tài khoản hàng loạt cho 130 cán bộ, giảng viên và 1150 sinh viên đang học
tập tại trường.


Hình 3.12. Quản lý thành viên
Tạo nhóm và phân thành viên vào các nhóm:
Quản trị

Phòng TT TV ĐN

Bộ môn cộng đồng

Ban giám hiệu

Phòng Tài vụ

Điều dưỡng cao đẳng

Tổ công nghệ

Bộ môn Lâm sang

Dược cao đẳng

Phòng TC-HC

Bộ môn Y cơ sở

Y sỹ đa khoa

Phòng Đào tạo

Bộ môn Điều dưỡng


Điều dưỡng trung cấp

Phòng CT HSSV

Bộ môn Dược

Dược trung cấp

Hình 3.13. Quản lý nhóm


18

Bảng 2: Cấu trúc các đơn vị và bộ sưu tập
TT

1

Đơn vị cấp 1

Sách

Đơn vị cấp 2

Bộ sưu tập

Giáo trình

Các ngành:


Bài giảng

Điều dưỡng, Dược, Y sỹ

Tài liệu tham khảo

đa khoa, Nữ hộ sinh
Tạp chí y học thực hành

2

Tạp chí

Tạp chí y học dự phòng
Tạp chí y Việt Nam

3

Sách tham khảo

Tin học

Căn bản, nâng cao

Ngoại ngữ

Tiến Anh, Tiếng Nhật

Kỹ năng


Tâm lý, kỹ năng mềm

Đề tài nghiên cứu
4

Đề tài, luận văn

Tiến sỹ, BS CKII
Thạc sỹ, BS CKI

Hình 3.14. Cấu trúc đơn vị, bộ sưu tập


19

Khởi tạo bộ sưu tập có các chức năng giúp quản trị viên có thể kiểm duyệt tài
liệu do các thành viên đóng góp vào thư viện.

Hình 3.15. Khởi tạo bộ sưu tập
Bước 5: Biên mục tài liệu cho từng bộ sưu tập. Dspace cấu trúc trường dữ liệu
theo chuẩn Dublin Core gồm 15 trường dữ liệu.

Hình 3.16. Biên mục tài liệu
Bước 6: Xây dựng chính sách khai thác cho bộ sưu tập và cơ chế quản lý người
dùng cho hệ thống.


20

Phân chia từng nhóm đối tượng và phân quyền cho từng nhóm đối tượng mà

không cấp quyền cho từng thành viên để việc quản lý dễ dàng và thuận tiện. Cụ thể
như sau:
Bảng 3: Phân quyền nhóm thành viên
STT

1

2

3

4

Nhóm đối tượng

Nhóm biên mục

Nhóm thành viên

Quyền

Quản trị

Thêm, cập nhật tài liệu

Ban giám hiệu

Kiểm duyệt tài liệu

Tổ công nghệ


Xem, tìm kiếm, tải tài liệu

Nhóm thêm, xem Nhóm các phòng

Thêm, cập nhật tài liệu mình QL

và tải tài liệu

Xem, tìm kiếm, tải tài liệu

Nhóm các bộ môn

Nhóm xem và tải Nhóm các sinh viên Xem, tìm kiếm
tài liệu

Tải tài liệu ngành theo học

Nhóm xem tài liệu Khách

Xem, tìm kiếm tài liệu

Hình 3.17. Chính sách quản lý đơn vị, bộ sưu tập
Bước 7: Kiểm duyệt tài liệu cập nhật lên thư viện. Nhóm có quyền kiểm duyệt
tài liệu sẽ có thông báo trong trang cá nhân và có quyền đồng ý hay từ chối tài liệu
cập nhật lên thư viện, đảm bảo tính đúng đắn về nội dung của tài liệu trong thư viện.


21


Hình 3.18. Kiểm duyệt tài liệu
Bước 8: Xây dựng bộ tìm kiếm
Ngoài việc mặc định đánh chỉ mục tìm kiếm đối với một số trường thông dụng
như nhan đề, chủ đề, tác giả, năm xuất bản… hệ thống cũng cho phép thêm một số
trường theo nhu cầu riêng của từng đơn vị.

Hình 3.19. Tìm kiếm tài liệu
Ngoài ra thư viện còn tích hợp thêm liên kết đến các thư viện số khác có nguồn
tài liệu phong phú và chất lượng, đảm bảo sinh viên luôn có thể tìm kiếm được tài
liệu cần thiết.


22

Hình 3.20. Liên kết thư viện số

3.4.2. Đánh giá kết quả hệ thống
* Khó khăn khi chuyển đổi từ thư viện truyền thống sang thư viện số
- Số lượng tài liệu trên hệ thống còn hạn chế do thư viện mới được xây dựng
chưa thể liên kết tìm kiếm với nhiều thư viện lớn khác trong nước, cũng như thêm
các tài liệu tham khảo mới, chất lượng là chưa có. Hầu như tài liệu là tài liệu lưu hành
nội bộ từ nhiều năm trước do giảng viên biên soạn.
- Việc scan một khối lượng lớn sách, giáo trình giấy hiện có trong thư viện
truyền thống gặp nhiều khó khăn do chưa có máy quét chuyên dụng, tài liệu lưu cữ
lâu năm nên chất lượng xuống cấp càng làm khó khăn hơn cho quá trình scan PDF.
- Trình độ tin học của đa phần giảng viên và sinh viên còn thấp, nên việc tập
huấn và hướng dẫn tiếp cận, sử dụng thư viện số một cách hiệu quả còn hạn chế.
- Tài liệu đưa lên thư viện chỉ mang tính chất giải quyết vấn đề thời điểm cục
bộ phục vụ cho việc cung cấp giáo trình học tập, thể hiện rõ tính chủ quan theo suy
nghĩ của người xây dựng thư viện, chưa tiếp nhận những yêu cầu mong muốn của

giảng viên và sinh viên sử dụng cần có một thư viện đáp ứng nhu cầu về tài liệu về
nhiều vấn đề, sở thích, quan tâm khác.


23

- Số lượng tài liệu còn hạn chế và chưa tối ưu hóa khả năng tìm kiếm để đảm
bảo người sử dụng sẽ chắc chắn tìm được cái mình cần. Chưa có một đội ngũ cán bộ
quản lý thư viện được tập huấn bài bản để quản lý thư viện cũng như quản lý tài liệu
đảm bảo đúng chuẩn, cũng như tính đúng đắn và hợp pháp.
* Thuận lợi và kết quả bước đầu
- Thực trạng thư viện truyền thống hoạt động không hiệu quả, nên việc triển
khai thư viện số nhân được sự ủng hộ lớn từ toàn thể ban giám hiệu, cán bộ giảng
viên và sinh viên trong trường. Quyết định thành lập trung tâm Tài nguyên số, mua
thêm các thiết bị phục vụ cho hoạt động và quản lý thư viện.
- Qua quá trình thực hiện thử nghiệm trên hệ thống, cán bộ giảng viên và sinh
viên tích cực tham gia xây dựng thư viện, đóng góp ý kiến cải tiến thư viện cho phù
hợp với nhu cầu của mọi người.
- Giúp cho sinh viên có trong tay giáo trình, bải giảng kịp thời trước giờ lên
lớp, tăng hiệu quả của việc học tập. Giảng viên có thể tìm kiếm truy cập tài liệu một
cách nhanh chóng và dễ dàng, có được nguồn tài liệu tham khảo quý giá phục vụ tốt
cho việc dạy và học, tạo hứng thú học tập và nghiên cứu.
- Số lượng truy cập cũng như bài giảng, tài liệu tham khảo được upload ngày
càng tăng với đủ loại chuyên ngành mới như các chuyên ngành đào tạo tại trường:
Điều dưỡng, Dược, Y sỹ đa khoa. Ngoài ra còn rất nhiều tài liệu thuộc các lĩnh vực
khác như Tiếng Anh, Tiếng Nhật, công nghệ thông tin, kỹ năng mềm,... được cán bộ
giảng viên và học sinh sinh viên quan tâm, yêu thích.



×