Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

Giáo án văn lớp 10 tiet 1 den tiet 18

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (147.07 KB, 20 trang )

GV: Trần Thị Hồng An
Tuần 1
Tiết 1-2

Trang

Đọc văn:

1

Ngày soạn: 20 - 8 - 2008

TỔNG QUAN VĂN HỌC VIỆT NAM

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp HS:
- Nắm được những kiến thức chung nhất, tổng quát nhất về hai bộ phận của VHVN
(VHDG và VH viết) và quá trình phát triển của VH viết VN (văn học trung đại và văn học hiện
đại).
- Nắm vững hệ thống vấn đề về:
+ Thể loại của VHVN.
+ Con người trong VHVN.
- Bồi dưỡng niềm tự hào về truyền thống văn hóa của dân tộc qua di sản văn học được
học. Từ đó có lòng say mê với VHVN.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
* Phương pháp chung: Đọc - tóm tắt, câu hỏi gợi mở, thuyết giảng.
* Giới thiệu bài mới:
Bài học “Tổng quan VHVN” mở đầu chương trình Ngữ văn cấp THPT sẽ giúp các em
củng cố những kiến thức chung về lịch sử của nền văn học dân tộc, về con người Việt Nam trong


văn học, từ đó có định hướng để khám phá vẻ đẹp văn chương của Việt Nam.
Hoạt động của GV - HS
- Dựa trên kiến thức đọc văn, hãy tóm tắt văn
bản “Tổng quan văn học VN”. (chia làm mấy
phần? Phần nào là trọng tâm?)
- Hãy vẽ sơ đồ các bộ phận của VHVN

Yêu cầu cần đạt
I/ Các bộ phận hợp thành của VNVN.
1- Văn học dân gian:
- Khái niệm
- Thể loại
- Đặc trưng
- Thử chỉ ra sự khác nhau giữa VHDG và VH 2- Văn học viết
viết.
- Khái niệm
- Trình bày hệ thống thể loại của VNVN?
- Chữ viết
- Thể loại.
II/ Quá trình phát triển của VH viết VN.
- SGK đã phân chia VH viết VN thành mấy thời 1. Văn học trung đại 2. Văn học hiện đại
kì? Tên gọi cho các thời kì văn học? Tại sao lại (thế kỷ X -> hết XIX) (đầu XX -> hết XX)
phân chia như vậy?
- HS đọc SGK, so sánh sự khác biệt giữa hai - Trí thức Nho học
- Nhà văn chuyên
thời kì văn học này.
nghiệp
+ Về tác giả
- Công chúng hẹp
- Công chúng rộng

+ Về đời sống văn học
- Hệ thống thể loại của - Thể loại hiện đại
văn học cổ - trung đại phong phú hơn.
+ Về thể loại
Trung Quốc
+ Về thi pháp
* Lấy dẫn chứng cụ thể để làm rõ sự khác biệt - Thi pháp: ước lệ, sùng - Thi pháp: hiện thực đề
đó.
cổ, phi ngã.
cao cá tính sáng tạo đề
cao “cái tôi”
- Trình bày thành tựu của mỗi thời kì văn học.
- Thành tựu:


GV: Trần Thị Hồng An

- Con người VN qua văn học đã khái quát trong
những mối quan hệ nào?
- Thế giới tự nhiên đã ảnh hưởng như thế nào
đến việc xây dựng hình tượng văn học?

- Tại sao thế lực phong kiến phương Bắc không thể
thực hiện được âm mưu đồng hóa dân tộc Đại Việt?
Từ sau năm 938, dân tộc ta đã lập nên những kì tích
gì? Điều đó có được phản ánh trong văn chương
không? Ý nghĩa của sự phản ánh đó.
- Đọc những dẫn chứng văn học.
- Dựa trên kiến thức đã học hãy nêu giá trị nội dung
của “Truyện Kiều” (Nguyễn Du)?

- Thái độ của nhân dân đối với giai cấp thống trị,
thói hư tật xấu, cảnh đời đau khổ,... biểu hiện
như thế nào?
- Quan niệm sống của LVTiên, Từ Hải...

- Tìm dẫn chứng văn học thể hiện quan niệm
sống - chết của người VN -> Nhận xét về ý thức
đó.
- Đọc dẫn chứng về đạo lí làm người cao đẹp
của con người VN ta.
- Khái quát vẻ đẹp con người VN bằng những
giá trị tư tưởng, tình cảm trong VHVN.

Trang

2

+ Giá trị nội dung
+ Công cuộc hiện đại
+ Thể loại văn học dân hóa văn học
tộc
+ VH yêu nước và CM.
+ Kết tinh văn học
III/ Con người VN qua văn học.
1- Con người VN trong quan hệ với thế giới tự
nhiên.
- Tình yêu thiên nhiên là một nội dung quan
trọng.
- Hình tượng thiên nhiên qua các thời kì văn học.
2- Con người VN trong quan hệ quốc gia, dân

tộc.
- Ý thức xây dựng một quốc gia độc lập tự chủ,
đấu tranh và chiến thắng nhiều thế lực xâm lược
-> Dòng văn học yêu nước phong phú và mang
giá trị nhân văn sâu sắc.
-> Chủ nghĩa yêu nước là một nội dung tiêu
biểu, một giá trị quan trọng.
3- Con người Việt Nam trong quan hệ xã hội.
- Ước mơ về một xã hội công bằng tốt đẹp.
- Tố cáo, phê phán các thế lực chuyên quyền và
bày tỏ lòng cảm thông với những người dân bị
áp bức.
-> Cảm hứng xã hội là tiền đề quan trọng cho sự
hình thành chủ nghĩa hiện thực và CNNĐ.
4- Con người Việt Nam và ý thức về bản thân.
- Con người cộng đồng, chủ nghĩa khắc kỉ là
mẫu hình lí tưởng của nhà nho.
- Từ thế kỉ XVIII - đầu thế kỉ XIX: đề cao con
người ít nhiều có nét cá nhân, dám nói đến tình
yêu & hạnh phúc lứa đôi....
-> Xây dựng một đạo lí làm người.
(- Con người cộng đồng, con người xã hội
- Con người cá nhân)

D CỦNG CỐ, LUYỆN TẬP.
- Nêu ngắn gọn suy nghĩ, nhận thức của em sau khi học bài “Tổng quan văn học Việt
Nam”.
* Chuẩn bị bài mới: HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ.



GV: Trần Thị Hồng An
Tuần 1-2
Tiết 3-5

Tiếng Việt:

Trang

3

Ngày soạn: 24 / 8 / 2008

HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp HS:
- Nắm được những kiến thức cơ bản về hoạt động giao tiếp (HĐGT) bằng ngôn ngữ, về các
nhân tố giao tiếp (NTGT) (như nhân vật, hoàn cảnh, nội dung, mục đích, phương tiện, cách thức
giao tiếp), về hai quá trình trong HĐGT.
- Biết xác định các nhân tố giao tiếp trong một HĐGT, nâng cao nặng lực giao tiếp khi nói,
khi viết và năng lực phân tích, lĩnh hội khi giao tiếp.
- Có thái độ và hành vi phù hợp trong HĐGT bằng ngôn ngữ.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1- Ổn định lớp.
2- Dạy bài mới:
Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là hoạt động gần gũi, quan thuộc hằng ngày của mọi người.
Nó có vai trò quan trọng để thể hiện những mối quan hệ xã hội.
Hoạt động của GV - HS


Yêu cầu cần đạt
Tiết 3
I/ Thế nào là HĐGT bằng ngôn ngữ?
- HS đọc văn bản trích “Hội nghị Diên Hồng”, 1- Ví dụ 1.
chú ý ngữ điệu, giọng nói, các kiểu câu trần 2- Phân tích.
thuật, nghi vấn,...
- HĐGT diễn ra giữa các nhân vật giao tiếp nào? - Nhân vật giao tiếp: người nói, người nghe (lần
Hai bên có cương vị và quan hệ với nhau như lượt đổi vai).
thế nào?
- Hoàn cảnh giao tiếp
- Nhân vật tham gia HĐGT có vai nào? Với vai - Nội dung giao tiếp.
ấy, tiến hành những hành động cụ thể nào?
- Mục đích giao tiếp.
- GV tiến hành dẫn dắt học sinh tìm hiểu và trả 3- Ví dụ 2.
lời các câu hỏi được nêu lên trong bài học.
4- Phân tích.
5- Ghi nhớ:
a) Khái niệm HĐGT bằng ngôn ngữ.
- Để tham gia vào HĐGT, mỗi người phải thành b) HĐGT bằng ngôn ngữ có hai quá trình: tạo
thạo những kĩ năng nào? (Nói, viết, nghe, đọc) lập văn bản và lĩnh hội văn bản.
- Hãy nêu những ví dụ về hình thức giao tiếp c) Các nhân tố giao tiếp.
bằng ngôn ngữ vẫn diễn ra trong cuộc sống
(dạng nói, dạng viết).
Tiết 5
II/ Luyện tập:
Bài tập 1:
- GV lần lượt cho HS tự làm các bài tập, sau đó - Hình thức giao tiếp mang màu sắc văn chương.
HS trình bày lời giải của mình.
Bài tập 2:

- HS khác phát biểu bổ sung, điều chỉnh hay sữa - Hình thức giao tiếp mang tính chất đời thường,
chữa.
diễn ra trong cuộc sống hàng ngày.
Bài tập 3:


GV: Trần Thị Hồng An

Trang

4

- Cuối cùng GV sữa chữa theo các gợi ý của - HĐGT giữa người sáng tác và người thưởng
sách giáo viên.
thức văn học.
Bài tập 4:
- HS tạo lập văn bản (viết thông báo).
Bài tập 5:
- Phân tích các nhân tố giao tiếp.
* Củng cố, luyện tập:
- Thực hiện các bài tập cho hoàn chỉnh.
* Chuẩn bị bài mới: KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM.


GV: Trần Thị Hồng An

Trang

Tuần 2


Đọc văn:

Tiết 4

KHÁI QUÁT VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM

5

Ngày soạn: 27 - 8 - 2008

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp HS:
- Hiểu và nhớ được những đặc trưng cơ bản của VHDG (Đây là mục tiêu quan trọng nhất
của bài học).
- Hiểu được những giá trị to lớn của VHDG. Đây là cơ sở để HS có thái độ trân trọng đối
với di sản văn hóa tinh thần của dân tộc, từ đo học tập tốt hơn phần VHDG trong chương trình.
- Nắm được khái niệm về các thể loại của VHDG Việt Nam. Mục tiêu đặt ra là HS có thể
nhớ và kể tên các thể loại, biết sơ bộ phận biệt thể loại này với thể loại khác trong hệ thống.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
C1. Ổn định lớp.
C2. Kiểm tra bài cũ.
1- Trình bày sơ đồ cấu tạo của nền văn học VN.
2- Dùng hiểu biết của mình để làm sáng tỏ nhận định: VHVN đã thể hiện sâu sắc con người
Việt Nam trong quan hệ xã hội.
C3. Dạy bài mới:
Nguồn mạch của mọi nền văn học đều khởi đầu từ văn học dân gian. Kho tàng VHDG vô
cùng quí báu, có sức thu hút hấp dẫn mọi người, mọi thời đại bởi vẻ đẹp riêng của nó.
Hoạt động của GV - HS


Yêu cầu cần đạt
I/ Đặc trưng cơ bản của VHDG.
- HS đọc phần đoạn trích văn bản (tiểu mục I.1) 1- Văn học dân gian là những tác phẩm nghệ
thuật ngôn từ truyền miệng (tính truyền
miệng)
- GV đọc câu ca dao, tục ngữ để HS nhận xét về - VHDG là những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ.
tính nghệ thuật của VHDG (ngôn từ có hình ảnh, - VHDG tồn tại và phát triển nhờ truyền miệng.
cảm xúc)
- Truyền miệng là gì?
- Truyền miệng như thế nào?
+ Đó là sự ghi nhớ theo kiểu nhập tâm và phổ
biến bằng lời nói hoặc bằng trình diễn cho người
khác xem nghe.
- GV giảng: diễn xướng dân gian là gồm có nói, + Truyền miệng theo không gian, truyền miệng
kể, hát, diễn TP VHDG.
theo thời gian.
Ngôn từ + nhạc -> dân ca
+ Quá trình truyền miệng được thực hiện thông
qua diễn xướng dân gian.
Ngôn từ + nói, hát, múa... -> chèo
2- VHDG là sản phẩm của quá trình sáng tác
tập thể (tính tập thể)
- Nói sáng tác tập thể có phải là do một tập thể - Quá trình sáng tác tập thể: lúc đầu một người
sáng tác ngay từ ban đầu không? Vậy tại sao tên khởi xướng, tác phẩm hình thành và được tiếp
người sáng tác không đọng lại trong kí ức dân nhận, do truyền miệng -> tác phẩm biến đổi theo
gian?
hướng phong phú hơn, hoàn thiện hơn.
- Ai là người sáng tạo VHDG?
- Nhân dân lao động là lực lượng chính tạo ra

kho tàng VHDG.


GV: Trần Thị Hồng An

Trang

6

- Theo em bài ca dao “Rủ nhau...” “Trâu ơi...” * Từ 2 đặc trưng quan trọng trên -> VHDG gắn
được sáng tác trong hoàn cảnh cụ thể nào?
bó và phục vụ trực tiếp cho các sinh hoạt khác
nhau trong đời sống cộng đồng.
- Tên các điệu hò “Hò hụi”, “Hò khoan”, “Hò + VHDG đóng vai trò phối hợp hoạt động theo
mái nhì, mái đẩy”,... cho ta biết gì về môi trường nhịp điệu của chính hoạt động đó.
diễn xướng? Tác dụng?
+ VHDG gây không khí để kích thích hoạt động,
gợi cảm hứng cho người trong cuộc.
- Phần này GV yêu cầu HS đọc sách, ghi nhớ, II/ Hệ thống thể loại của VHDG VN
phân biệt.
III/ Những giá trị cơ bản của VNDG VN
1- VHDG là kho tri thức vô cùng phong phú về
đời sống các dân tộc.
- Hãy tóm tắt những giá trị của VH dân gian. Có - VHDG có giá trị giáo dục sâu sắc về đạo lí làm
thể lấy dẫn chứng để làm sáng tỏ.
người.
- VHDG có giá trị thẩm mĩ to lớn, góp phần
quan trọng tạo nên bản sắc riêng cho nền VH
dân tộc.
* Củng cố, hướng dẫn chuẩn bị bài mới:

- HS ghi nhớ, khắc sâu tri thức. Nêu tên các thể loại VHDG - Lấy dẫn chứng
- Soạn bài: VĂN BẢN.

Tiết 5:

HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP BẰNG NGÔN NGỮ
(XEM GIÁO ÁN TIẾT 3)


GV: Trần Thị Hồng An
Tuần 2

Trang

Tiếng Việt:

7

Ngày soạn: 01 - 9 - 2008

VĂN BẢN

Tiết 6 -10

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp HS:
- Có được những kiến thức thiết yếu và văn bản, đặc điểm của văn bản và kiến thức khái
quát về các loại văn bản xét theo PCCNNN.
- Nâng cao kĩ năng thực hành, phân tích và tạo lập văn bản trong giao tiếp.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo. Một tờ đơn, giấy KS.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
C1. Ổn định lớp.
C2. Kiểm tra bài cũ.
- Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ gồm những quá trình nào? Cần có những nhân tố giao
tiếp nào?
C3. Dạy bài mới:
Từ câu trả lời của HS, GV dẫn vào bài mới: Văn bản là phương tiện của HĐGT, và cũng là
sản phẩm của HĐGT. HS cần có những kiến thức thiết yếu về văn bản để có thể tạo lập văn bản
đúng.
Hoạt động của GV - HS
- HS đọc các văn bản
- GV hướng dẫn học sinh tìm hiểu các văn bản.
+ Mỗi văn bản trên được người nói (người viết)
tạo ra trong loại hoạt động nào? Để đáp ứng nhu
cầu gì? Dung lượng (số câu) ở mỗi văn bản như
thế nào?
+ Mỗi văn bản trên đề cập đến vấn đề gì? Ở văn
bản (2) và (3), vấn đề được triển khai nhất quán
như thế nào?
+ Phân tích tính liên kết giữa các câu, các đoạn
trong văn bản (2) và (3).
+ Khi tạo lập văn bản, người nói (người viết)
phải quan tâm nhất điều gì? (Mục đích giao tiếp)
-> chọn lựa, tổ chức nội dung và phương tiện
ngôn ngữ.
- HS dựa trên các đặc điểm của văn bản để viết
một lời chúc mừng (2 - 3 câu) bạn thân đi thực
hiện NVQS.


Yêu cầu cần đạt
I/ Khái niệm, đặc điểm.
1- Ví dụ.
2- Nhận xét.
- Văn bản gồm một hay nhiều câu, nhiều đoạn và
có những đặc trưng thống nhất, thể hiện ở các
phương tiện:
a) Về mặt nội dung: Các câu, các đoạn gắn kết
với nhau về ý nghĩa, cùng tập trung thể hiện một
chủ đề.
b) Về mặt hình thức: Các câu trong văn bản có
sự liên kết chặt chẽ, đồng thời cả văn bản được
xây dựng theo một kết cấu mạch lạc.
c) Mỗi văn bản nhằm thực hiện một (hoặc một
số) mục đích gián tiếp nhất định.
VD1: Mang đến cho người đọc một kinh nghiệm
sống (ảnh hưởng của môi trường đến cá nhân).
VD2: Nói lên thân phận của người phụ nữ trong
xã hội cũ (không tự quyết định được cuộc sống
mà chỉ do tình cờ may rủi). -> Biểu lộ tình cảm.
VD3: Kêu gọi toàn dân VN chống lại sự xâm
lăng của thực dân Pháp.
II/ Các loại văn bản.
Theo lĩnh vực và mục đích giao tiếp người ta
phân biệt các loại văn bản sau:
- VB thuộc PCNN sinh hoạt.

- GV hướng dẫn HS lần lượt trả lời các câu hỏi ở
mục II.1.
+ Các văn bản được sử dụng trong hoàn cảnh

giao tiếp nào? -> Lĩnh vực giao tiếp.
+ Sự khác nhau về từ ngữ, cách thức thể hiện - VB thuộc PCNN nghệ thuật.


GV: Trần Thị Hồng An
của văn bản (1), (2) với (3).
- HS rút ra các nhận xét về:
+ Phạm vi sử dụng
+ Mục đích giao tiếp cơ bản
+ Lớp từ ngữ riêng
+ Cách kết cấu và trình bày.
- HS nêu sự phân loại VB theo PCCNNN.

Trang

8

- VB thuộc PCNN khoa học.
- VB thuộc PCNN hành chính.
- VB thuộc PCNN chính luận.
- VB thuộc PCNN báo chí.

III/ Luyện tập.
Bài tập 1:
- HS thảo luận theo nhóm.
- Chủ đề thể hiện ở câu 1 -> triển khai ở các câu
tiếp theo (dẫn chứng).
Bài tập 2:
- GV yêu cầu học sinh trả lời, nhận xét. GV Sắp xếp theo thứ tự (1)- (3) - (5) - (2) - (4) hoặc
nhận xét và cho điểm.

(1) - (3) - (4) - (5) - (2).
Bài tập 3: GV gợi ý
- Viết đoạn chứng minh “Môi trường sống bị hủy
hoại”.
- Viết đoạn kêu gọi giữ gìn môi trường sống
- GV chỉ ra những lỗi hay mắc phải
Bài tập 4:
- Viết đơn xin nghỉ học.
* Củng cố, hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
- HS đọc các ghi nhớ.
- Viết đơn xin chuyển lớp.
- Soạn bài: Chuẩn bị viết bài làm văn số 1.
+ Ôn tập phần VHVN hiện đại ở lớp 9.
+ Ôn tập phần tiếng Việt: Nghĩa của từ.


GV: Trần Thị Hồng An
Tuần 3

Trang

Làm văn:

9

Ngày soạn: 04 - 9 - 2008

BÀI LÀM VĂN SỐ 1

Tiết 7


A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp HS:
- Củng cố những kiến thức và kĩ năng làm văn, đặc biệt là về văn biểu cảm và văn nghị
luận.
- Vận dụng được những hiểu biết đó để viết một bài văn nhằm bộc lộ cảm nghĩ của bản thân
về một sự vật, sự việc, hiện tượng gần gũi trong thực tế hoạch về một tác phẩm văn học quen thuộc.
- Thấy rõ hơn nữa trình độ làm văn của bản thân, từ đó rút ra những kinh nghiệm cần thiết
để các bài làm văn sau đạt kết quả tốt hơn.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Hoạt động của GV - HS

Yêu cầu cần đạt

- GV đọc đề, chép đề lên bảng

Đề: Em hãy nêu cảm nhận về một nét đẹp của
(Lưu ý: đề vừa sức, động viên được sự cố gắng nhân vật anh thanh niên trong truyện ngắn Lặng
của HS, thúc đẩy các em tích lũy vốn sống và lẽ Sa-pa của Nguyễn Thành Long.
hình thành những cảm nghĩ tốt đẹp về đời sống).
- GV hướng dẫn HS viết bài:

Yêu cầu cần đạt:

+ Hướng dẫn HS đọc kĩ đề bài, xác định yêu cầu - Giới thiệu được tác giả, tác phẩm, một nét đẹp
bài viết.
phẩm chất của nhân vật anh thanh niên.
+ Định hướng cho HS phạm vi và cách thức tìm - Phân tích biểu hiện của nét đẹp đó qua dẫn
nguồn tư liệu cho bài viết.
chứng.

- GV nhắc nhở HS nghiêm túc, tích cực làm bài. - Tình cảm của HS đ/v nhân vật.
- Nêu bài học đối với bản thân (yêu cầu cảm xúc
chân thành, không khuôn sáo, không giả tạo,...)
- Hết giờ, GV thu bài làm của HS.

- Về hình thức: bố cục chặt chẽ, hành văn trong
sáng...

- Soạn bài: CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY


GV: Trần Thị Hồng An
Tuần 3
Tiết 8 - 9

Trang

Đọc văn:

10

Ngày soạn: 10 - 9 - 2008

CHIẾN THẮNG MTAO MXÂY
(Trích Đăm Săn - Sử thi Tây Nguyên)

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp HS:
- Nắm được đặc điểm của sử thi anh hùng trong việc xây dựng kiểu “nhân vật anh hùng sử
thi” về nghệ thuật miêu tả và sử dụng ngôn từ.

- Biết cách phân tích một văn bản sử thi anh hùng để thấy được giá trị của sử thi về nội
dung và nghệ thuật, đặc biệt là cách sử thi mượn việc mô tả chiến tranh để khẳng định lí tưởng về
một cuộc sống hòa hợp, hạnh phúc.
- Nhận thức được lẽ sống cao đẹp của mỗi cá nhân là hi sinh, phấn đấu vì danh dự hạnh
phúc yên vui của cả cộng đồng.
B. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:
Sách giáo khoa, sách giáo viên, sách tham khảo. Một tờ đơn, giấy KS.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
C1. Ổn định lớp.
C2. Kiểm tra bài cũ.
- Phân tích đặc trưng VHDG có tính truyền miệng.
- Định nghĩa sử thi.
C3. Dạy bài mới:
Sử thi “Đăm Săn” là viên ngọc quí trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam.
Hoạt động của GV - HS
- Học sinh đọc yêu cầu cần đạt để xác định mục
đích bài học.
- HS đọc Tiểu dẫn và nêu lại khái niệm thể loại
sử thi.
+ Cách phân loại.
- Trình bày những hiểu biết về sử thi Đăm Săn.

- Tóm tắt các sự kiện, tình tiết của đoạn trích.
- Từ đó hãy xác định bố cục của đoạn trích.
- Phương thức biểu đạt của đoạn trích là những
phương thức nào?

- Hãy tóm tắt diễn biến trận đánh để so sánh tài
năng và phẩm chất của hai tù trưởng.
- Chỉ ra nghệ thuật miêu tả đặc sắc trong đoạn

kể? Tác dụng của những câu văn miêu tả? Thái

Yêu cầu cần đạt
I/ Tìm hiểu chung:
- Sử thi: sử thi thần thoại, sử thi anh hùng
- Sử thi Đăm Săn:
+ Là tác phẩm tiêu biểu cho loại sử thi anh hùng
Tây Nguyên.
+ Tóm tắt tác phẩm
+ Đề tài: chiến tranh.
+ Ý nghĩa: bài ca về người tù trưởng anh hùng,
hả cộng đồng thị tộc Êđê trong quá khứ.
II/ Tìm hiểu văn bản “Chiến thắng Mtao
Mxây”.
1- Bố cục: 3 phần.
a) Cảnh trận đánh giữa hai tù trưởng.
b) Cảnh Đăm Săn cùng nô lệ ra về sau chiến
thắng.
c) Cảnh Đăm Săn ăn mừng chiến thắng.
2- Tìm hiểu giá trị về nội dung và nghệ thuật.
a) Cảnh trận đánh giữa hai tù trưởng.
- Nghệ thuật:
+ Mô tả song hành hai tù trưởng.
+ So sánh.
+ Miêu tả tăng tiến.
- Ý nghĩa: Sự hơn hẳn của Đăm Săn so với Mtao


GV: Trần Thị Hồng An


Trang

độ của người kể chuyện?

- Nhận xét về đoạn đối thoại giữa Đăm Săn và
dân làng của tù trưởng Mtao Mxây đã chết? Tiến
độ đối thoại ntn?
- Phân tích cảnh dân làng đi cùng Đăm Săn? Ý
nghĩa của nghệ thuật so sánh, phóng đại ấy?

- Đoạn kể chuyện này có điểm gì khác với đoạn
kể trận đánh? (Đối thoại, lời kể, câu văn,...)
- Chỉ ra những nét nổi bật của cuộc sống cộng
đồng tộc người Êđê ngày xưa? Tại sao lại chú
trọng trần thuật điều đó?
- Hả chàng Đăm Săn được miêu tả ntn?
- Đoạn kể có phải là một cách để người xưa gửi
gắm khát vọng của cả cộng đồng

- HS tổng kết về ý nghĩa, giá trị đoạn trích ->
Cách thưởng thức sử thi.

Mxây cả về tài năng, sức lực, cả về phong độ,
phẩm chất.
b) Cảnh Đăm Săn cùng nô lệ ra về sau chiến
thắng.
- Nghệ thuật:
+ Số lần đối-đáp: 3 nhịp hỏi - đáp, có sự biến
đổi, phát triển, tô đậm.
+ Lời người kể chuyện: so sánh.

- Ý nghĩa:
+ Sự thống nhất cao độ giữa quyền lợi, khát
vọng của cá nhân anh hùng sử thi với quyền lợi,
khát vọng của cộng đồng.
+ Thái độ hưởng ứng tuyệt đối -> ý chí thống
nhất của toàn thể cộng đồng Êđê.
c) Cảnh Đăm Săn ăn mừng chiến thắng.
- Nghệ thuật:
+ Miêu tả cảnh chiến thắng cặn kẽ bằng những
câu văn dài, câu cảm thán, kiểu câu so sánh
trùng điệp, liệt kê những biểu hiện của sự vui
sướng, vẻ tưng bừng tấp nập của sự giàu có.
+ Lời nhân vật, lời người kể chuyện.
- Ý nghĩa:
+ Ca ngợi, ngưỡng mộ người anh hùng.
+ Khát vọng vươn đến cuộc sống thịnh vượng, no
đủ, giàu có, sự đoàn kết, thống nhất và lớn mạnh
của cộng đồng tộc người.
3- Tổng kết:
- Nghệ thuật xây dựng kiểu “nhân vật anh hùng
sử thi”.
- Ca ngợi vẻ đẹp anh hùng của chàng Đăm Săn.

* Củng cố và hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
- Học sinh làm bài luyện tập trang 36, SGK.
- Soạn bài: VĂN BẢN (tt)

Tuần 4
Tiết 10


11

Tiếng Việt:

VĂN BẢN
(Xem Thiết kế bài dạy tiết 6)


GV: Trần Thị Hồng An
Tuần 4
Tiết 11-12

Trang

Đọc văn:

12

Ngày soạn: 13 - 9 - 2008

TRUYỆN AN DƯƠNG VƯƠNG
VÀ MỊ CHÂU - TRỌNG THỦY
(Truyền thuyết)

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp HS:
- Qua phân tích một truyền thuyết cụ thể, nắm được đặc trưng chủ yếu của truyền thuyết:
Kết hợp nhuần nhuyễn yếu tố lịch sử với yếu tố tưởng tượng, phản ánh quan điểm đánh giá, thái độ
và tình cảm của nhân dân về các sự kiện lịch sử và các nhân vật lịch sử.
- Nắm được giá trị, ý nghĩa của truyện ADV và MV - TT: từ bi kịch mất nước của cha con

ADV và bi kịch tình yêu của MC - TT, nhân dân muốn rút ra và trao truyền lại cho các thế hệ sau bài
học lịch sử về ý thức đề cao cảnh giác với âm mưu của kẻ thù xâm lược trong công cuộc giữ nước.
Điều đáng lưu ý là bài học lịch sử đó cần được đặt trong bối cảnh hiện tại vừa cần hội nhập với thế
giới vừa phải giữ vững an ninh, chủ quyền đất nước.
- Rèn luyện thêm kĩ năng phân tích truyện dân gian để có thể hiểu đúng ý nghĩa của những
hư cấu nghệ thuật trong truyền thuyết.
B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
B1. Ổn định lớp.
B2. Kiểm tra bài cũ.
- Kể lại trận đánh giữa Đăm Săn và Mtao Mxây theo lời kể của Đăm Săn.
- Nghệ thuật xây dựng “nhân vật anh hùng sử thi” (qua đoạn trích).
B3. Dạy bài mới:
Tôi kể ngày xưa chuyện Mị Châu
.....
Nên nỗi cơ đồ đắm biển sâu (Tố Hữu)
-> Lời thơ thương cảm nhưng cũng cảnh tỉnh sâu sắc về ý thức dân tộc trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Hoạt động của GV - HS
Yêu cầu cần đạt
- HS đọc tiểu dẫn. Nếu những ý vắn tắt về thể I/ Tìm hiểu chung:
loại truyền thuyết (HS đã chuẩn bị).
1- Thể loại: Truyền thuyết: Đặc trưng, giá trị và
ý nghĩa.
- Cái lõi lịch sử của truyện là những chi tiết nào? 2- Hoàn cảnh ra đời:
Có thể kiểm chứng bằng “chứng tích vật chất” (Giới thiệu cụm di tích lịch sử Cổ Loa)
nào còn lại đến ngày nay?
3- Tóm tắt văn bản. 4 phần
II/ Tìm hiểu tác phẩm.
- Dựa theo cốt truyện, tìm những chi tiết liên Câu 1:
quan đến ADV.

a) ADV được thần linh giúp đỡ vì có ý thức đề
- Tại sao ADV được thần linh giúp đỡ? Thái độ cao cảnh giác, lo xây thành, chuẩn bị vũ khí từ
dân gian đ/v vị vua?
khi giặc chưa đến. Tưởng tượng -> nhân dân ca
ngợi nhà vua, tự hào về chiến công xây thành,
chế nỏ, chiến thắng ngoại xâm của dân tộc.
- Vì sao ADV mất nước?
b) Sai lầm mất cảnh giác: nhận lời cầu hôn, thái độ
- Hành động tự tay vua chém đầu con gái có ý ỷ lại không phòng bị -> mơ hồ về bản chất thâm
độc của kẻ thù xâm lược.
nghĩa sâu sắc ntn?
- Qua nhân vật ADV người xưa muốn gửi gắm c) Nhân dân gửi gắm lòng kính trọng đ/v thái độ


GV: Trần Thị Hồng An
những nhận thức về vai trò của cá nhân đ/v quốc
gia ntn?
- Kể lại những tình tiết về nhân vật Mị Châu. Tại
sao Mị Châu lại lấy nỏ thần cho Trọng Thủy
xem? Lời cuối của Mị Châu có ý nghĩa như thế
nào?
- Lời thét lớn của Rùa Vàng có ý nghĩa gì? Thái
độ của người xưa thông qua điều này?

- Nhưng tại sao Mị Châu lại được hóa thân trong
một hình ảnh rất đẹp?
- Bài học rút ra từ câu chuyện thương tâm của
vua ADV, của Mị Châu?
- Trọng Thủy có đáng thương không? Hình ảnh
“Ngọc trai - giếng nước” nên hiểu như thế nào?


- Truyện ADV, MC - TT đã hồi tưởng lại lịch sử
quá khứ để rút kinh nghiệm. Vậy đâu là “cốt lõi
lịch sử” và bài học lịch sử là gì?

Trang

13

dũng cảm của vị anh hùng, sự phê phán thái độ mất
cảnh giác của Mị Châu.
Câu 2:
Bài học về ý thức công dân, đặt việc nước cao
hơn tình nhà.
Câu 3:
- Rùa vàng kết tội Mị Châu là giặc, bị chết chém
-> thái độ phê phán nghiêm khắc của nhân dân
ta, xuất phát từ truyền thống yêu nước, lòng thiết
tha với độc lập, tự do của người Việt cổ?
- Sự hóa thân của Mị Châu -> sự bao dung thông
cảm của nhân dân với sự trong trắng, thơ ngây
của Mị Châu khi phạm tội một cách vô tình.
=> Lời nhắn gửi: ý thức về mối quan hệ riêng chung, tình riêng - nghĩa lớn.
Câu 4:
- Không để ca ngoại mối tình Mị Châu - Trọng Thủy.
- Thể hiện thái độ vừa nghiêm khắc vừa nhân ái của
người dân Âu Lạc, ở cách ứng xử vừa thấu lí vừa đạt
tình của dân tộc ta.
Câu 5:
- Cốt lõi lịch sử: nước Âu Lạc vào thời ADV đã

được dựng lên, có thành cao, hào sâu, vũ khí đủ
mạnh để chiến thắng cuộc xâm lược của Triệu
Đà, nhưng về sau đã bị rơi vào tay kẻ thù.

* Củng cố, hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
- Làm các câu hỏi phần Luyện tập.
- Soạn bài: LẬP DÀN Ý BÀI VĂN TỰ SỰ.


GV: Trần Thị Hồng An
Tuần 5
Tiết 13

Trang

Làm văn:

14

Ngày soạn: 15 - 9 - 2008

LẬP DÀN Ý BÀI VĂN TỰ SỰ

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp HS:
- Biết cách dự kiến đề tài và cốt truyện cho một bài văn tự sự.
- Nắm được kết cấu và biết cách lập dàn ý bài văn tự sự.
- Nâng cao nhận thức về ý thức, tầm quan trọng của việc lập dàn ý để có thói quen lập dàn ý
trước khi viết một bài văn tự sự nói riêng, các bài văn khác nói chung.
B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

B1. Ổn định lớp.
B2. Kiểm tra bài cũ.
- Thế nào là văn tự sự? Để làm văn tự sự phải quan tâm đến những yếu tố nào?
B3. Dạy bài mới:
(Từ trả lời của HS, dẫn dắt vào bài).
Hoạt động của GV - HS
- GV gọi HS đọc phần trích.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu:
+ Lời của nhà văn Nguyên Ngọc gắn với tác
phẩm nào?
+ Ông nói về việc gì?
+ Nhận vật là ai? Mối quan hệ?
+ Cốt truyện bắt đầu và kết thúc bằng hình ảnh
nào?
+ Các chi tiết để triển khai cốt truyện.
+ Cách dựng truyện?

- Học sinh đọc suy ngẫm của Nguyễn Tuân về kết
thúc truyện “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố.
- Có thể viết một câu chuyện mới về cuộc đời
chị Dậu không? Ý tưởng ntn?

- Em có thể triển khai câu chuyện “hậu thân”
của chị Dậu vào thời gian nào? (Bối cảnh câu
chuyện).
- Chị Dậu trong mối quan hệ với các nhân vật
nào? (Phải chú ý bộc lộ được đề tài).
- Các tình tiết truyện cần có là gì?

Yêu cầu cần đạt

I/ Hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện.
- Nhà văn Nguyên Ngọc đã sống và chiến đấu ở
chiến trường Tây Nguyên. Hiện thực cuộc sống
đã thành nguồn tư liệu và cảm hứng sáng tác của
ông.
- Ông dự định viết về câu chuyện cuộc đời và số
phận anh Đề.
- Hình thành ý tưởng:
+ Đổi tên nhân vật -> câu chuyện về miền đất và
con người Tây Nguyên.
+ Cốt truyện.
+ Hệ thống nhân vật.
+ Tình tiết.
+ Cách dựng chuyện.
II/ Lập dàn ý.
1- Cốt truyện.
- Mở đầu:
+ Chị Dậu từ phủ chạy về làng.
+ Chị gặp một nữ cán bộ cùng trên thuyền qua
sông. Chị Dậu kể chuyện đời mình.
- Thân bài:
+ Người nữ cán bộ giác ngộ chị Dậu.
+ Về làng, chị Dậu tìm đến cơ sở CM và bắt đầu
hoạt động.
+ Những ngày tháng Tám năm 1945, chị Dậu
cùng đoàn người đi phá kho thóc Nhật, cướp
chính quyền huyện,...
+ Số phận tên lí tưởng. Chị Dậu cùng mọi người
dân làng phán xét.



GV: Trần Thị Hồng An

Trang

15

- Chọn chi tiết kết thúc truyện gợi sự xúc động - Kết bài:
của người đọc (về sự đổi đời của nhân vật).
+ Cái Tí được sum họp cùng gia đình cảnh tượng
đoàn viên hạnh phúc.
III/ Ghi nhớ.
* Củng cố, hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
- Lập dàn ý cho bài tập phần Luyện tập.
- Soạn bài: UY - LIT - XƠ TRỞ VỀ.


GV: Trần Thị Hồng An
Tuần 5
Tiết 14-15

Trang

Đọc văn:

16

Ngày soạn: 20 - 9 - 2008

UY-LÍT-XƠ TRỞ VỀ - Hômerơ

(Trích Ô đi-xê - sử thi Hi Lạp)

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp HS:
- Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ của người Hi Lạp qua cảnh đoàn tụ gia đình của
Uy-lit-xơ.
- Phân tích, lí giải được các đối thoại và diễn biến tâm lí của nhân vật. Hiểu được đặc điểm
của nghệ thuật sử thi “Ô-đi-xê”.
- Nhận thức được sức mạnh của tình cảm vợ chồng, tình cảm gia đình cao đẹp là động lực giúp
con người vượt qua mọi khó khăn.
B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
B1. Ổn định lớp.
B2. Kiểm tra bài cũ.
- Trình bày dàn ý cho bài văn viết theo yêu cầu bài luyện tập 2 trang 46.
B3. Dạy bài mới:
Người anh hùng sử thi luôn luôn được đặt trong tình thế có thử thách để bộc lộ vẻ đẹp phẩm
chất. Chàng Uy-lit-xơ sau bao thử thách trên mặt đại dương, về quê hương và đứng trước thử thách
cuối cùng - thử thách của nàng Pê-nê-lốp.
Hoạt động của GV - HS
- Đọc tiểu dẫn trong SGK. Em hãy nêu những
hiểu biết chính về tác giả Hômerơ
-> Sử thi Ô-đi-xê, I-li-at có gì rất khác với sử thi
Đăm Săn (văn học viết).
- Tóm tắt sử thi Ô-đi-xê -> Em thấy nổi bật ý
nghĩa gì?
- Chú ý cách đọc phân vai.
- Nêu diễn biến của cuộc gặp gỡ giữa Uy-lit-xơ và
nàng Pê-nê-lôp. Đoạn trích có tính chất hập dẫn
bởi sự căng thẳng nào?
- Tại sao nàng Pê-nê-lôp không chịu nhận ra

người chồng yêu quí ngay từ đầu?

Yêu cầu cần đạt
I/ Tìm hiểu chung.
1- Tác giả Hômerơ.
2- Tóm tắt sử thi Ô-đi-xê.
3. Chủ đề.
II/ Tìm hiểu đoạn trích
1- Bố cục:
a) Tác động của nhũ mẫu Ơ-ri-clê...
b) Tác động của con trai Tê-lê-mác...
c) Cuộc đấu trí giữa Pê-nê-lôp và Uy-lit-xơ.

=> Đoạn trích được xây dựng giàu kịch tính,
nhân vật được miêu tả chi tiết, tỉ mỉ về lời nói,
dáng điệu, cử chỉ, hành động -> Bộc lộ phẩm
chất.
2- Tìm hiểu giá trị nội dung và nghệ thuật của
văn bản.
- Ơ-ri-clê quan hệ như thế nào với Pê-nê-lôp? a) Tác động của nhũ mẫu Ơ-ri-clê:
Nhũ mẫu thể hiện thái độ gì trong lời với Pê-nê- (Mối quan hệ chủ - tớ).
lôp?
- Nhũ mẫu Ơ-ri-clê: niềm vui sướng của người
đầy tớ trung thành đã suốt đời gắn bó với gia
đình.
+ Lời 1:
+ Lời 2:


GV: Trần Thị Hồng An

- Pê-nê-lôp cơ cơ sở nào để nghi hoặc về việc
Uy-lit-xơ trở về? Điều này nhằm thể hiện vẻ đẹp
của Pê-nê-lôp như thế nào?
- Đọc lời Tê-lê-mac nói với mẹ.
Chàng thể hiện tâm trạng như thế nào?
- Lời đối thoại của Pê-nê-lôp với con trai khéo
léo, tinh tế. Em có đồng ý không?

- Qua những lời của người khác, chàng Uy-litxơ được ca ngợi nổi bật với vẻ đẹp phẩm chất
nào?
- Tìm các tính từ miêu tả Uy-lit-xơ, từ đó nhận
động từ xét diễn biến tâm lí của chàng.
- Tại sao Uy-lit-xơ miêu tả tỉ mỉ, cụ thể chiếc
giường cười?
- Biểu hiện tình cảm của hai người khi nhận ra
nhau?

- Truyện ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn và trí tuệ của
người Hi Lạp thời cổ. Họ đang coi trọng giá trị
nào của con người? Vì sao?
- Liên hệ với cuộc sống hôm nay, rút ra giá trị, ý
nghĩa của sử thi Ô-đi-xê.

Trang

17

- Pê-nê-lôp: không tin -> xuống nhà: trận trọng =
bình tĩnh, tự tin, không hề nôn nóng -> vai trò
chủ nhân.

b) Tác động của con trai Tê-lê-mác.
- Tê-lê-mác: nôn nóng, trách mẹ gay gắt.
- Pê-nê-lôp: nói kéo dài thành chuỗi vừa nhấn
mạnh vừa tập trung: “lòng mẹ...” phân vân, nghi
hoặc) -> nói với Uy-lit-xơ qua Tê-lê-mac về dấu
hiệu riêng của hai người -> không hề vội vã,
khinh suất.
c) Cuộc đấu trí:
* Pê-nê-lôp khôn ngoan đi tới việc dùng phép thử:
“già hãy khiêng chiếc giường...”.
- Nhận ra chồng: biểu hiện niềm vui sướng, hạnh
phúc.
* Uy-lit-xơ: cao quí và nhẫn nại mỉm cười, nói
với Tê-lê-mac “mẹ còn muốn thử thách cha”.
- Bàn với con cách đối phó với kẻ thù.
- Hả Uy-lit-xơ sau khi tắm “đẹp như một vị
thần”. Nhờ kê chiếc giường để ngủ.
- Nhận ra thử thách của Pê-nê-lôp và giải mã (tả
tỉ mỉ, cụ thể chiếc giường).
- Khóc dầm dề: hạnh phúc tột độ.
d) Ý nghĩa:
- Ca ngợi vẻ đẹp phẩm chất của Uy-lit-xơ: trí tuệ
sáng suốt, chu toàn công việc, tình yêu quê
hương và gia đình tha thiết. Ca ngợi nàng Pê-nêlôp thủy chung khôn ngoan.
-> “Dịu hiền thay... không nỡ buông rời”: so
sánh có đuôi dài -> Hạnh phúc qua bao thử thách
có giá trị bền vững.

* Củng cố, hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
- Tìm đọc sử thi Ô-đi-xê để kể thêm những chiến công của người anh hùng Uy-lit-xơ.

- Soạn bài: RA-MA BUỘC TỘI.


GV: Trần Thị Hồng An
Tuần 6

Trang

Làm văn:

18

Ngày soạn: 25 - 9 - 2008

TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 1

Tiết 16

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
- Ôn tập, củng cố về kiến thức, kĩ năng và qui trình viết một bài làm văn nói chung, văn
nghị luận và biểu cảm nói riêng.
- Sửa chữa, rút kinh nghiệm về các lỗi dùng từ, đặt câu, xây dựng bố cục, tạo liên kết văn
bản...
- Làm công việc chuẩn bị cho những bài viết tiếp theo.
B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
B1. Ổn định lớp.
B2. Trả bài:
Hoạt động của GV - HS

Yêu cầu cần đạt

1- Yêu cầu:

- HS đọc lại đề bài - GV chép lên bảng.
- Em hãy nhắc lại những yêu cầu của bài viết - Kiến thức: văn học.
này?
- Kĩ năng: nêu cảm nhận văn học.
- Tư liệu: Lặng lẽ Sa-pa của Nguyễn Thành Long
- Em hiểu đoạn thơ có ý nghĩa gì? Vẻ đẹp nghệ - Đề tài.
thuật như thế nào? Bài học cho bản thân?
- Phương pháp.
- Bố cục.
2- Nhận xét, đánh giá bài làm của HS.
- Cho HS đọc ở bài cụ thể, trong đó:
+ Một bài thuộc loại khá.

- Phần lớn bài làm còn sơ sài, chỉ mới nêu ngắn
gọn ý nghĩa nội dung của đoạn thơ.

+ Một bài thuộc loại trung bình.
- GV thống kê tỉ lệ.

- Chưa có những cảm nghĩ thật sâu sắc, gắn bó.
Chưa trích dẫn chính xác.

- Sai lỗi chính tả, lỗi diễn đạt.
- GV trả lời và yêu cầu HS xem lại, tự sửa lỗi. Dặn 3- Trả bài và dặn dò:
HS chuẩn bị cho bài viết số 2.


GV: Trần Thị Hồng An

Tuần 6
Tiết 17-18

Trang

Đọc văn:

19

Ngày soạn: 28 - 9 - 2008

RA MA BUỘC TỘI - Van-mi-ki
(Trích Ra-ma-ya-na - Sử thi Ấn Độ)

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp HS:
- Qua đoạn trích, hiểu quan niệm của người Ấn Độ cổ đại về người anh hùng, nhà vua mẫu
mực và người phụ nữ lí tưởng; hiểu nghệ thuật xây dựng nhân vật sử thi Ramayana.
- Tích hợp với sử thi Đăm Săn, Ô-đi-xê, với làm văn ở bài chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu
trong bài văn tự sự.
- Rèn kĩ năng đọc diễn cảm và phân tích nhân vật sử thi.
B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
B1. Ổn định lớp.
B2. Kiểm tra bài cũ:
- Phân tích vẻ đẹp trí tuệ và tâm hồn của chàng Uy-lit-xơ qua cuộc đấu trí với nàng Pê-nôlôp.
- Bình một đoạn ngắn về hả so sánh mở rộng cuối đoạn trích.
B3. Dạy bài mới.
“Chừng nào sông chưa cạn, đá chưa mòn thì Ra-ma-ya-na vẫn còn làm say mê lòng người
và cứu họ ra khỏi vòng tội lỗi”. (Ngạn ngữ Ấn Độ)
Hoạt động của GV - HS

- Đọc tiểu dẫn, nhắc lại những nét chính về tác
giả, tác phẩm.
- Nêu những chiến công của người anh hùng Rama.
- Tại sao người Ấn Độ lại say mê câu chuyện về
chàng hoàng tử Rama?

- Nêu vị trí đoạn trích trong tác phẩm. Kể tóm
tắt đoạn trích. Nếu không có chương truyện này,
sử thi Ramayana sẽ như thế nào?
- Đọc lời buộc tội của Ra-ma. Ra-ma nói với ai?
- Tìm những chi tiết khắc họa Ra-ma khi buộc
tội Xi-ta? Tại sao lại có sự mâu thuẫn trong Rama?
- Trong lời buộc tội ấy, Ra-ma muốn nói với mọi
người điều gì? Tại sao Ra-ma nhấn mạnh đến

Yêu cầu cần đạt
I/ Giới thiệu chung:
1- Tác giả Van-mi-ki.
2- Tác phẩm Ra-ma-ya-na:
- Nguồn gốc và ảnh hưởng.
- Tóm tắt truyện.
- Giá trị tác phẩm:
+ Phản ánh hiện thực xã hội Ấn Độ cổ đại
+ Ca ngợi chiến công và đạo đức của anh Rama,
lòng chung thủy kiên trinh của Xita.
+ Nghệ thuật xây dựng tâm lí nhân vật -> Tính
hiện thực đối với các hình tượng.
II/ Tìm hiểu đoạn trích:
1- Vị trí đoạn trích:
- Chương 79 -> đưa tác phẩm Ra-ma-ya-na trở

thành tuyệt tác.
2- Nhân vật Rama:
- Với Xi-ta: cơn ghen tuông dữ dội:
+ Lời nói tàn nhãn, ruồng bỏ Xi-ta.
+ Thái độ: nghi ngờ.
+ Nét mặt: khủng khiếp như thần chết, mắt dán
xuống đất.
+ Tâm trạng: lòng đau như cắt.
-> Tính cách con người rất sinh động -> có mâu
thuẫn: yêu - ghét, cứng rắn - mềm yếu.


GV: Trần Thị Hồng An

Trang

20

danh dự & uy tín?
- Với mọi người: vẻ đẹp anh hùng.
+ Lời nói nhắc nhiều đến danh dự, uy tín của
một đức vua.
- GV giảng thêm: Rama vào sinh ra tử, chiến -> Rama đang hành động theo “bổn phận tinh
đấu với yêu quỉ để giành lại người vợ yêu quí thần” chứ không vì lợi ích hạnh phúc cá nhân.
nhưng cũng dám hi sinh tình yêu vì danh dự,
bổn phận của một người anh hùng.
3- Nhân vật Xita:
- Khi nghe Ra-ma buộc tội, Xi-ta đau đơn đến
nghẹt thở..., xấu hổ, muốn tự chôn vùi hình hài,
nước mắt đổ như suối -> đau đớn vì bị sỉ nhục,

tủi hờn vì oan ức.
- Lời của nàng có ý nghĩa gì? Nhưng thái độ Ra- - Lời của Xi-ta: dịu dàng, nghẹn ngào, nức nở ->
ma như thế nào? Xita phải chọn lựa điều gì?
sức chịu đựng lớn lao.
- Lời phân giải rạch ròi.
- Hành động quyết liệt “nhảy vào lửa”:
- Cảnh tượng Xi-ta “nhảy vào lửa” được miêu tả -> chấp nhận thử thách khắc nghiệt để chứng
như thế nào? Ý nghĩa trong đ/s tinh thần của xã minh phẩm hạnh của mình.
hội Ấn Độ?
4- Chủ đề:
- Vẻ đẹp của nhân vật Ra-ma, Xi-ta?
Cuốn sách “giáo dục tinh thần cao thượng” với
những nhân vật thánh thiện, hoàn thiện, hoàn mĩ,
khuôn vàng thước ngọc của lí tưởng sống.
* Củng cố, hướng dẫn chuẩn bị bài mới:
- Tìm điểm chung trong vẻ đẹp phẩm chất của ba người anh hùng Đăm Săn, Uy-lit-xơ và
Rama.
* Soạn bài: CHỌN SỰ VIỆC, CHI TIẾT TIÊU BIỂU TRONG BÀI VĂN TỰ SỰ.
- Đọc lại văn bản truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy.
- Chuẩn bị các câu trả lời trong SGK.



×