Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Giáo án văn lớp 10 tiet 19 den tiet 33

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.96 KB, 17 trang )

GV: Trần Thị Hồng An
Tuần 7
Tiết 19

Trang

Làm văn:

21

Ngày soạn: 03 - 10 - 2008

CHỌN SỰ VIỆC, CHI TIẾT TIÊU BIỂU
TRONG BÀI VĂN TỰ SỰ

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp HS :
- Hiểu được vai trò, tác dụng của sự việc, chi tiết trong bài văn tự sự.
- Biết chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu để viết bài văn tự sự đơn giản.
B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
B1. Ổn định lớp.
B2. Kiểm tra bài cũ:
- Khi hình thành cốt truyện ta phải chuẩn bị những yếu tố nào của truyện? Nếu không có
sự việc thì có cốt truyện không?
B3. Dạy bài mới.
Dẫn dắt từ câu trả lời của HS để vào bài.
Hoạt động của GV - HS
- Nêu đặc điểm của phương thức tự sự?
- Kể lại các sự việc diễn ra trong đoạn trích
“Chiến thắng Mtao Mxây"?
- Nếu không có sự việc Đăm Săn kêu gọi tôi tớ


của tù trưởng thù địch ra về cùng mình thì ý
nghĩa của truyện có thay đổi không?
- Sự việc trên được kể như thế nào?
(Ba lần gọi - đáp có thay đổi) -> chi tiết lời nói +
hành động.

- Nếu viết bài văn tự sự mà không chọn được sự
việc, chi tiết tiêu biểu thì bài văn có độc đáo
không?
- GV hướng dẫn và gợi ý HS tìm hiểu văn bản
và trả lời các câu hỏi.
- GV hướng dẫn và gợi ý HS chọn sự việc theo
cốt truyện mà SGK đã nêu:
+ Theo cốt truyện trên, phần nào cần có sự việc,
chi tiết tiêu biểu.
+ Trong phần thân bài, sự việc nào tiêu biểu nhất
cần được lựa chọn? Trong sự việc ấy, cần chọn
những chi tiết nào?
+ Trong phần kết bài có cần chọn một sự việc,
chi tiết tiêu biểu không?
- Các bước để lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu
trong bài văn tự sự là gì?

Yêu cầu cần đạt
I/ Khái niệm:
1- Sự việc trong bài văn tự sự.
- Trong văn bản tự sự phải có chuỗi các sự việc để
thể hiện một ý nghĩa.
- Có những sự việc tiêu biểu nhằm dẫn dắt câu
chuyện, tô đậm đặc điểm, tính cách nhân vật, tạo

sự hấp dẫn lôi cuốn người đọc người nghe.
2- Chi tiết:
- Mỗi sự việc có thể có nhiều chi tiết.
- Chi tiết là một lời nói, một cử chỉ, một hành
động, hoặc một sự vật, một hình ảnh thiên nhiên,
một nét chân dung,...
II/ Cách chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu:
1- Trong truyện ADV và MC - TT, có kể sự việc
TT và MC chia tay nhau, tác giả nhằm mục đích
vừa dẫn dắt câu chuyện vừa diễn tả được mối
tình gắn bó của hai nhân vật, làm nổi bật đặc
điểm tính cách của hai nhân vật.
2- Phần thân bài cần chọn được những sự việc,
chi tiết tiêu biểu để làm nổi bật tình cảm yêu
thương của người con trai đối với cha.
* Để lựa chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu trong bài
văn tự sự, cần nắm vững các bước sau:
- Xác định đề tài, chủ đề của bài văn.
- Dự kiến cốt truyện.
- Triển khai các sự việc bằng một số chi tiết.


GV: Trần Thị Hồng An

Trang
III/ Luyện tập.
Bài tập 1 trang 63.

B4. Hướng dẫn bài mới.
- Chuẩn bị làm bài viết số 2.


22


GV: Trần Thị Hồng An
Tuần 7

Trang

Đọc văn:

Tiết 22 - 23

23

Ngày soạn: 10 - 10 - 2008

TẤM CÁM

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS :
- Hiểu được ý nghĩa của những mâu thuẫn, xung đột và sự biến hóa của Tấm trong
truyện Tấm Cám.
- Nắm được giá trị nghệ thuật của truyện Tấm Cám.
- Hiểu được thái độ của tác giả dân gian, quan niệm của nhân dân về vấn đề Thiện - Ác.
B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
B1. Ổn định lớp.
B2. Kiểm tra bài cũ:
- Kể lại một sự việc với những chi tiết tiêu biểu trong truyện Tấm Cám. Tại sao em lại
chọn sự việc ấy?

B3. Dạy bài mới.
Dân gian có câu: “Mấy đời bánh đúc có xương - Mấy đời dì ghẻ mà thương con chồng”.
Đó là một thực tế khắc nghiệt trong xã hội phong kiến. Ước mơ đổi đời số phận người con riêng
được nhân dân gửi vào câu chuyện cổ tích Tấm Cám.
Hoạt động của GV - HS

Yêu cầu cần đạt
I/ Giới thiệu chung:
- Đọc tiểu dẫn và trả lời các câu hỏi: Xác định 1- Thể loại: Truyện cổ tích thần kì.
thể loại của truyện.
2- Tóm tắt cốt truyện: 2 phần
Để tìm hiểu một truyện cổ tích thần kỳ, ta cần a) Phần 1: Trở thành vợ vua.
lưu ý đến đặc điểm riêng độc đáo về nghệ thuật b) Phần 2: Còn lại.
nào?
II/ Tìm hiểu truyện:
1- Thân phận của Tấm và con đường đến với
hạnh phúc.
- Tấm được giới thiệu như thế nào?
- Tấm là cô gái hiền lành, lương thiện yêu lao
động.
- Trong gia đình, Tấm bị đối xử như thế nào? Kể - Tấm bị mẹ con Cám ức hiếp, chà đạp (cái yếm
những sự việc làm rõ nỗi cơ cực của Tấm.
đỏ, con bống, nhặt thóc).
- Phản ứng của Tấm trước sự độc ác của mẹ con - Thái độ: chỉ biết khóc -> ý thức được nỗi khổ
Cám?
nhưng còn thụ động.
- Tại sao Bụt lại giúp Tấm? Kể ra những yếu tố - Bụt hiện lên ban tặng vật thần kì
kì ảo? Ý nghĩa của sự trợ giúp?
-> Tấm trở thành vợ vua: đó là phần thưởng
giành cho cô Tấm hiền thảo -> ước mơ của nội

dung về hạnh phúc.
- Vì sao truyện chưa kết thúc ở chi tiết Tấm trở 2- Cuộc đấu tranh gian nan, quyết liệt để
thành vợ vua? Em hãy kể lại tóm tắt diễn biến giành và giữ hạnh phúc của Tấm.
tiếp theo.
- Bản chất của mẹ con Cám là gì? Tại sao họ - Mẹ con cám muốn tước đoạt hạnh phúc của
không thể giết chết Tấm?
Tấm -> ra tay hãm hại.
- Tấm bị giết - hóa thành chim vàng anh, chim
vàng anh bị giết - mọc lên cây xoan đào.
- Sự hóa thân của Tấm có ý nghĩa như thế nào? Cây xoan đào bị chặt - khung cửa. Khung cửa bị


GV: Trần Thị Hồng An

Trang

24

đốt - cây thị (quả thị) -> Tấm trở về gặp lại
chồng.
* Ý nghĩa:
- Truyện Tấm Cám muốn thể hiện ước mơ gì của - Các hình ảnh cô Tấm gửi linh hồn là những
nhân dân?
hình ảnh quen thuộc, bình dị.
- Quan niệm của nhân dân về vấn đề thiện - ác - Mẹ con Cám: cái ác tột cùng, tìm mọi cách tiêu
(qua kết thúc truyện).
diệt cái thiện.
- Sự hóa thân: cái thiện không chịu chết, sống
mãnh liệt và đấu tranh quyết liệt với cái ác.
- Qua truyện cổ tích Tấm Cám, em suy nghĩ như - Kết thúc có hậu: ước mơ của nhân dân về hôn

thế nào về tâm hồn người Việt Nam?
nhân hạnh phúc, về công bằng xã hội -> Tâm
hồn lãng mạn, tinh thần lạc quan yêu đời và
niềm khao khát vươn tới hạnh phúc.
B4. Củng cố, hướng dẫn chuẩn bị bài mới.
- Suy nghĩ về cuộc đấu tranh giữa thiện và ác trong xã hội xưa và nay.
- Soạn bài: Miêu tả và biểu cảm trong văn tự sự


GV: Trần Thị Hồng An
Tuần 8

Trang

Làm văn:

Tiết 20 - 21

25

Ngày soạn: 10 - 10 - 2008

LÀM BÀI VIẾT SỐ 2

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
HS biết vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học, viết được một bài văn tự sự có sử dụng
các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
B1. Ổn định lớp.
B2. Lên lớp.

Hoạt động của GV - HS
- GV đọc đề, chép đề lên bảng.
- GV hướng dẫn chung:
+ Ôn lại đặc điểm của phương thức tự sự

Yêu cầu cần đạt
Đề: Em hãy tưởng tượng chiếc khiên kể chuyện
chủ nhân Đăm Săn chiến đấu với Mtao Mxây
(dựa vào đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây).

+ Ôn lại các kiến thức đã học: lập dàn ý, chọn sự
việc, chi tiết tiêu biểu,...
* Yêu cầu cần đạt:
- Gợi ý cách làm bài:

1- Kĩ năng: Biết làm văn tự sự: dựa trên một
+ Xây dựng cốt truyện: Mở bài, thân bài, kết văn bản tự sự, HS kể sáng tạo (theo lời của một
nhân vật).
bài.
+ Kết hợp các yếu tố miêu tả và yếu tố biểu cảm + Biết lập dàn ý; chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu;
kết hợp sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
2- Kiến thức: Đoạn trích là câu chuyện về chàng
Đăm Săn dũng cảm với sức khoẻ, phong độ phi
thường, đã chiến đấu với kẻ ác và đã chiến
thắng.
- Nhắc HS đọc lại kiểm tra, sửa lỗi chính tả, 3- Thái độ: Thông qua lời kể ngưỡng mộ của
dùng từ, đặt câu...
nhân vật mà thể hiện vẻ đẹp nhân vật chính.
- Hết giờ, GV thu bài và dặn dò.
B3. Hướng dẫn chuẩn bị bài.

* Soạn bài: Tấm Cám.
- Nắm vững đặc điểm thể loại truyện cổ tích.
- Tóm tắt truyện.
- Tại sao truyện không kết thúc ngay ở chi tiết Tấm làm vợ vua?


GV: Trần Thị Hồng An

Trang

Tuần 8

Làm văn:

Tiết 24

MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM TRONG VĂN TỰ SỰ

26

Ngày soạn: 13 - 10 - 2008

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
- Hiểu được vai trò, tác dụng của các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự.
- Biết kết hợp sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự.
- Thấy rõ được người làm văn tự sự sẽ khó có thể miêu tả hay biểu cảm thành công nếu
không chú trọng đến việc quan sát, liên tưởng và tưởng tượng từ đó có ý thức rèn luyện để nâng cao
năng lực miêu tả và biểu cảm nói chung, quan sát, liên tưởng và tưởng tượng nói riêng khi viết bài
văn tự sự.

B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
B1. Ổn định lớp.
B2. Kiểm tra bài cũ.
- Để làm bài văn tự sự, ta cần thực hiện các bước như thế nào?
Khi viết thành văn, ta cần sử dụng phương thức biểu đạt nào ngoài phương thức biểu đạt
chính (là tự sự)?
B3. Dạy bài mới.
Hoạt động của GV - HS
Yêu cầu cần đạt
- HS đọc văn bản. Nêu sự việc được kể trong 1- Miêu tả và biểu cảm trong văn bản tự sự.
đoạn trích. Các chi tiết được triển khai như thế a) Khái niệm:
nào?
- Thế nào là miêu tả? Biểu cảm?
- Miêu tả.
- Biểu cảm.
b) Phân biệt:
- Miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự có Miêu tả và biểu cảm là phương tiện giúp cho
giống với miêu tả và biểu cảm trong các kiểu việc tự sự được cụ thể, sinh động, lí thú hơn.
văn bản khác?
- Trong văn bản đang tìm hiểu, yếu tố miêu tả và c) Căn cứ đánh giá thành công của việc miêu tả
biểu cảm có tác dụng gì?
và biểu cảm trong văn tự sự.
(HS thảo luận lần lượt các câu hỏi nêu trong gợi Miêu tả và biểu cảm đã phục vụ đắc lực cho mục
ý của SGK)
đích tự sự đến mức độ nào.
2- Quan sát, liên tưởng, tưởng tượng đối với
- HS thực hiện câu hỏi trắc nghiệm để hiểu quan việc miêu tả và biểu cảm trong bài văn tự sự.
sát, liên tưởng và tưởng tượng
a) Khái niệm:
- Làm các trắc nghiệm ở mục II/3 trong SGK để - Quan sát.

thấy vai trò của quan sát, liên tưởng, tưởng - Liên tưởng
tượng
- Tưởng tượng.
- Theo em cần làm gì để nâng cao nặng lực quan b) Vai trò:
sát, liên tưởng, tưởng tượng?
c) Những điều cần chú ý để quan sát, liên tưởng,
tưởng tượng đạt kết quả tốt hơn.
B4. Củng cố và dặn dò: - Gợi ý giải bài tập để HS về nhà thực hiện
- Soạn bài: TAM ĐẠI CON GÀ - NHƯNG NÓ PHẢI BẰNG HAI MÀY


GV: Trần Thị Hồng An
Tuần 9
Tiết 25

Trang

Đọc văn:

27

Ngày soạn: 15 - 10 - 2008

TAM ĐẠI CON GÀ
NHƯNG NÓ PHẢI BẰNG HAI MÀY

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
- Hiểu được thực chất của mâu thuẫn trái tự nhiên trong nhân vật thầy đồ. Thấy được sự phê
phán của nhân dân đ/v nhân vật thầy lí.

- Nắm được đặc sắc nghệ thuật của truyện cười: nghệ thuật “tự bộc lộ”; cách khai thác cử
chỉ, hành động, ngôn ngữ.
B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
B1. Ổn định lớp.
B2. Kiểm tra bài cũ.
- Em hãy miêu tả Tấm khi ngồi nhặt thóc lẫn với gạo. Cảm nghĩ của em khi miêu tả chi
tiết này?
B3. Dạy bài mới.
Ghec-xen (Nga): Trong truyện cười có cái gì đó rất cách mạng. A-ri-xtôt: Cái đáng
cười là cái xấu -> Phê phán.
Hoạt động của GV - HS
- Đọc văn bản (hoặc có thể kể). Nêu các nhân
vật có trong truyện. Nhân vật chính? Các nhân
vật phụ? Có thể bỏ bớt nhân vật không? Vì sao?
- Câu văn mở đầu cho ta biết hiện tượng xã hội
nào?

Yêu cầu cần đạt
TAM ĐẠI CON GÀ
1- Nhân vật:
Thầy đồ dốt, lũ học trò, thổ công, chủ nhà.
2- Tình huống truyện:
- Mở đầu: mâu thuẫn trái tự nhiên: thầy đồ dốt
nhưng lại lên mặt văn hay chữ tốt => dốt ><
khoe giỏi.
- Tình huống đầu tiên: làm bộc lộ sự dốt của
thầy: chữ trong “Tam thiên tử” lại không đọc
được -> Liều lĩnh cho trẻ học: Dủ dỉ là con dù dì
-> Phi lí. Bảo trò đọc khẽ.


- Phần còn lại là câu chuyện minh chứng cho trò
đời “dốt hay nói chữ”. Câu chuyện diễn ra càng
lúc càng tăng tiến về bản chất của anh thầy đồ
ntn?
+ Dốt không biết đọc chữ kê.
+ Dốt nhưng tự cho là giỏi (sau khi khấn thổ + Xin đài âm dương: ba đài được cả ba.
công).
-> đắc chí, cho học trò đọc to -> Tưởng mình
+ Khi biết mình dốt thì tìm cách chống chế.
giỏi.
- Tình huống thứ hai:
+ Chủ nhà hay chữ lại đáo để -> vạch cái dốt của
thầy đồ.
- Hãy khắc hoạ thái độ của thầy đồ sau mỗi tình + Thầy tự thấy mình dốt (và mê tín) nhưng lại
huống khó xử?
che giấu, lấp liếm, đưa ra “lí sự cùn”. Các lời nói
của thầy chứa được sự phi lí.
- Bài học ý nghĩa của truyện?
+ Dạy cho cháu biết đến tận tam đại con gà.
+ Dủ dỉ là con dù dì, dù dì là...
3- Ý nghĩa:
- Tìm những truyện cười khác cùng chủ đề.
- Truyện phê phán thói giấu dốt, sĩ diện hão.
(Thầy đồ liếm mật,...)
- Lời khuyên: chớ nên giấu dốt, hãy mạnh dạn
học hỏi không ngừng.
NHƯNG NÓ PHẢI BẰNG HAI MÀY


GV: Trần Thị Hồng An

- Địa vị xã hội của các nhân vật trong truyện?

- Câu mở đầu truyện có tác dụng gì trong việc
dẫn dắt câu chuyện?
- Diễn biến sự việc như thế nào?
Tại sao Cải và Ngô đều lót tiền trước? Nhưng
chuyện nực cười gì lại xảy ra?
- Thái độ của Cải khi nghe thầy lí phán là gì?
- So sánh hai nhân vật Cải và thầy lí trong màn
xử kiện?
- Sau câu kết của thầy lí, em nghĩ thái độ của
Cải sẽ là gì?
- Câu kết của thầy Lí có sử dụng nghệ thuật nói
năng như thế nào?
- Điều đó có đúng, có hợp lí không? Vì sao?

- Câu tục ngữ:
+ Quan thầy kiện như kiến thấy mỡ.
+ Muốn nói oan làm quan mà nói.

Trang

28

1- Nhân vật
- Lí tưởng (xã trưởng, thầy lí)
- Cải và Ngô: nông dân
2- Tình huống truyện:
- Mở đầu: lời đánh giá cao, khen ngợi -> đưa
nhân vật lên tận mây xanh, người đọc thấy hấp

dẫn.
- Cải và Ngô đi kiện. Đều lót tiền trước cho thầy
Lí - Thầy nhận cả => Thầy lí sẽ xử kiện như thế
nào?
- Khi xử kiện:
+ Thầy phán ngay không cần tra hỏi là Cải chịu
đòn.
+ Cải xin xét lại - Xoè 5 ngón tay.
+ Thầy kết luận - xoè 5 ngón tay mặt úp lên 5
ngón tay trái.
-> Cuộc đối thoại ngầm giữa Cải và thầy Lí. Cải
hiểu ra và ngậm ngùi chịu đòn đau.
- Tao biết mày phải... nhưng nó phải... bằng hai
mày.
-> Vô lí: lẽ phải này gấp đôi lẽ phải kia. Nhưng có lí
khi lẽ phải được tính bằng tiền.
3- Ý nghĩa:
- Bọn quan lại địa phương là bọn sâu mọt, đục
nước béo cò, đòn xóc hai đầu, tham nhũng.
- Cải và Ngô vừa là nạn nhân, vừa là thủ phạm của
chính mình, tiền mất tật mang.

B4. Củng cố và dặn dò:
- Sưu tầm những truyện cười châm biếm về các đối tượng khác trong xã hội.
- Soạn bài: Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa.
+ Các chủ đề của ca dao.
+ Nghệ thuật của mỗi bài ca dao.
+ Giá trị của chùm ca dao than thân, tình nghĩa.



GV: Trần Thị Hồng An

Trang

Tuần 9

Đọc văn:

Tiết 26-27

CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG TÌNH NGHĨA

29

Ngày soạn: 18 - 10 - 2008

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
- Hiểu được, cảm nhận được tiếng hát than thân và tiếng hát yêu thương tình nghĩa của
người bình dân trong xã hội phong kiến xưa qua nghệ thuật riêng đậm sắc màu dân gian của ca dao.
- Biết cách tiếp cận và phân tích ca dao qua đặc trưng thể loại.
- Đồng cảm với tâm hồn người lao động và yêu quí những sáng tác của họ.
B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
B1. Ổn định lớp.
B2. Kiểm tra bài cũ.
- Truyện cười Tam đại con gà (Nhưng nó phải bằng hai mày) gây cười bằng cách nào?
Ý nghĩa của tiếng cười trong truyện?
B3. Dạy bài mới.
- Nếu truyện cổ tích thần kỳ hướng tới một cuộc đời đáng có, cần có thì ca dao lại phản
ánh cuộc đời vốn có với bao vui buồn của con người.

Hoạt động của GV - HS

Yêu cầu cần đạt
I/ Giới thiệu chung:
- Đọc Tiểu dẫn, nêu những đặc điểm chính về 1- Thể loại: Ca dao.
thể loại ca dao?
2- Về nội dung:
- Các chủ đề lớn của ca dao?
3- Về nghệ thuật:
II/ Tìm hiểu văn bản:
- Đọc bài số 1 & 2. Tìm điểm giống và khác Bài 1 và 2:
nhau giữa 2 bài.
- Lời than thân của người phụ nữ trong xã hội cũ.
+ Lời tâm tình của ai? Về chuyện gì?
+ Công thức mở đầu có tác dụng biểu cảm như - Công thức mở đầu: “Thân em như...”
thế nào?
-> Lời than ngậm ngùi, xót xa, có tác dụng nhấn
+ Tìm những câu ca dao khác cũng bắt đầu bằng mạnh -> “lời chung” của người phụ nữ trong xã
“thân em...”
hội cũ.
- Hình ảnh so sánh ẩn dụ:
+ Phân tích giá trị nghệ thuật của từng hình ảnh + Tấm lụa đào -> đẹp, có giá trị >< phất phơ
so sánh.
giữa chợ -> không tự quyết định được số phận
của mình, bị phụ thuộc, bị định đoạt => Nỗi lo
và nỗi đau thân phận.
+ Những hình ảnh đó hợp lại tạo nên tiếng lòng + Củ ấu gai -> khẳng định giá trị thực và mời
chung của các cô gái như thế nào?
mọc da diết, thiết tha một tình cảm son sắc.
* Ý thức sâu sắc về giá trị nhân phẩm nhưng

mang nỗi đau thân phận.
Bài 3:
- Lời thân phận của ai? Về chuyện gì?
- Lời tâm tình của chàng trai khi bị lỡ duyên.
+ Trèo lên cây bưởi hái hoa.
- Cách mở đầu: Trèo lên cây khế... là thường của
các chàng trai bị lỡ duyên.
+ Trèo lên cây gạo cao cao...
- “Ai” - “làm chua xót lòng này”:
- Trong câu thứ 2 có sử dụng nghệ thuật gì? (Vì Nghệ thuật chơi chữ tinh tế: khế chua - lòng


GV: Trần Thị Hồng An

Trang

30

sao lòng chua xót?) Anh/chị hiểu “ai” như thế người chua xót.
nào?
Nguyên nhân: “ai” chính là cái xã hội phong
kiến đã ngăn cách, làm tan nát bao mối tình.
- Chỉ ra những nghệ thuật trong 4 câu cuối. Tác - Mặc dầu lỡ duyên nhưng tình nghĩa con người
dụng của mỗi biện pháp nghệ thuật để bộc lộ vẫn bền vững, thủy chung như thiên nhiên, vũ
tâm trạng chàng trai
trụ vĩnh hằng.
- Vẻ đẹp của bài thơ này là yêu thương tình - Hả sao vượt chờ trăng: sự chờ đợi dẫn vô vọng,
nghĩa, có đúng không?
mòn mỏi nhưng thể hiện cái nghĩa cái tình đậm
đà.

Bài 4:
- Một trạng thái tâm lí luôn tồn tại ở những - Nỗi niềm nhớ thương của cô gái đang yêu.
người đang yêu là gì? Ở bài thơ này nó được - Nghệ thuật biểu hiện:
biểu hiện ntn?
+ Khăn, đèn thương nhớ: nhân hóa.
+ Mắt thương nhớ: hoán dụ.
- Tại sao lại hỏi “khăn, đèn, mắt” Tại sao hình + Điệp ngữ, điệp cấu trúc: nỗi nhớ triền miền, da
ảnh “khăn” được lặp đi lặp lại chỉ thay đổi một diết. Khắc họa dáng vẻ của cô gái: bối rối, vụn
vài từ?
về, thao thức, buồn bã,...
- Từ “khăn” đến “đèn” -> nỗi nhớ đã chuyển đổi + Câu thơ vãn 4: những lời hỏi dồn dập -> nỗi
ntn?
niềm thương nhớ da diết, khắc khoải mà nên
- “Đèn không tắt” - “mắt ngủ không yên” có chặt trong lòng.
điều gì thống nhất trong cách diễn đạt tâm + Câu lục bát: nỗi niềm trào dâng và giải bày:
trạng?
một nỗi - một bề -> lo âu.
- Nỗi lòng được thể hiện ở 2 câu cuối là gì?
Bài 5:
- Đây là lời của ai? Thể hiện tâm tình gì?
- Ước gì sông rộng một gang -> không thực.
- Lời ao ước của cô gái có thể thành hiện thực - Bắt cầu dải yếm -> chiếc cầu tình yêu.
không?
=> Lời thổ lộ táo bạo, mãnh liệt mà rất nữ tính,
đằm thắm.
Bài 6:
- Tại sao muối, gừng là biểu tượng của tình - Muối - gừng: biểu trưng của nghĩa tình -> muối
nghĩa thủy chung?
ba năm ... mặn.
- Trong bài ca dao, tình nghĩa thủy chung được Gừng chín tháng ... cay

nhấn mạnh bằng những thủ pháp nghệ thuật -> Điệp cấu trúc: nhấn mạnh sự bền vững của
nào?
lòng thủy chung.
- Đôi ta nghĩa nặng tình dày, mặn mà, nồng
đượm, sắt son, không thể cách xa, không bao giờ
cách xa.
B4. Củng cố và dặn dò:
- Tìm thêm các bài ca dao cùng trong môtip với các bài ca dao trên.
- Qua chùm ca dao đã học, thử nêu lên phẩm chất con người VN ta.
- Soạn bài: Đặc điểm của ngôn ngữ nói về ngôn ngữ viết.


GV: Trần Thị Hồng An
Tuần 10
Tiết 28

Tiếng Việt:

Trang

31

Ngày soạn: 20 - 10 - 2008

ĐẶC ĐIỂM CỦA NGÔN NGỮ NÓI VÀ NGÔN NGỮ VIẾT

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
- Phân biệt đặc điểm của ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết.
- Tự tìm lấy câu trả lời chính xác, ngắn gọn theo yêu cầu của GV.

B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
B1. Ổn định lớp.
B2. Kiểm tra bài cũ.
- Phân tích một bài ca dao than thân (hoặc yêu thương tình nghĩa).
B3. Dạy bài mới.
- Lấy một ví dụ về lỗi dùng văn nói trong bài làm văn để giúp các em nhận thấy giữa 2
dạng nói và dạng viết có những đặc điểm khác nhau.
* Cách thức tiến hành:
- Cho HS chia đôi vở để so sánh, rút ra sự khác nhau giữa ngôn ngữ nói và ngôn ngữ
viết.
- GV hướng dẫn HS xem xét ví dụ để hình thành các khái niệm, đặc điểm.
Đặc điểm ngôn ngữ nói.
a) Khái niệm.
b) Hoàn cảnh sử dụng.
c) Các phương tiện hỗ trợ.
d) Đặc điểm chủ yếu về từ ngữ và câu văn.

Đặc điểm ngôn ngữ viết.
a) Khái niệm.
b) Hoàn cảnh sử dụng.
c) Các phương tiện hỗ trợ.
d) Đặc điểm chủ yếu về từ ngữ và câu văn.

III/ Luyện tập:
1- Hãy nêu những cách hiểu đối với phát ngôn:
Mẹ con đi chợ chiều mới về.
2- Nếu ngôn ngữ viết dùng từ “sợ hãi” thì ngôn ngữ nói có thể dùng những cách diễn
đạt nào khác?
B4. Hướng dẫn bài mới:
- Soạn bài: CA DAO HÀI HƯỚC.



GV: Trần Thị Hồng An
Tuần 10
Tiết 29

Trang

Đọc văn:

32

Ngày soạn: 24 - 10 - 2008

CA DAO HÀI HƯỚC

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
- Cảm nhận được tiếng cười lạc quan trong ca dao qua nghệ thuật trào lộng thông minh,
hóm hỉnh của người bình dân cho dù cuộc sống của họ còn nhiều vất cả, lo toan.
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng tiếp cận và phân tích ca dao qua tiếng cười của ca dao hài
hước.
- Trân trọng tâm hồn lạc quan yêu đời của người lao động và yêu quí tiếng cười của họ
trong ca dao.
B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
B1. Ổn định lớp.
B2. Kiểm tra bài cũ.
- Thực hiện các bài tập đã cho về nhà ở tiết 28.
B3. Dạy bài mới.
* Người Việt Nam sống lạc quan, yêu đời, ưa trào lộng. Có cả một kho truyện cười, ca

dao hài hước, châm biếm đem đến niềm vui trong cuộc sống còn nhiều vất vả, lo toan.
Hoạt động của GV - HS
- Hướng dẫn HS đọc: lời đối đáp.
- Em có nhận xét gì về lời dẫn cười của chàng
trai. Tại sao lại giảm dần các lễ vật như vậy?
- Cô gái đáp lại như thế nào? Em có nghĩa rằng
đây chỉ là lời đối đáp vui?

- Những bài ca dao này có thể xếp trong hệ
thống ca dao nào? Thử so sánh để tìm nét đặc
sắc của 2 bài ca dao trên đây?
- Chế giễu loại người nào? Mức độ chế giễu ra sao
và thái độ của tác giả dân gian?

Yêu cầu cần đạt
Bài 1:
- Lời dẫn cười của chàng trai:
+ Khoa trương, phóng đại
+ Lối nói giảm dần.
+ Đối lập.
+ Chi tiết hài hước.
-> Đùa với cảnh nghèo.
- Lời thách cười của cô gái:
+ Hiểu người -> đùa vui dí dỏm.
+ Bộc lộ mình -> đáng yêu.
Bài 2, 3:
+ Làm trai cho đáng nên trai -> đề cập đến đối
tượng trụ cột của nước, của nhà, có bản lĩnh, có
sức mạnh.
- Khom lưng chống gối >< gánh trai hạt vừng.

-> Phóng đại, đối lập -> Tiếng cười phê phán
loại đàn ông yếu đuối, èo uột.
+ Chồng người đi ngược về xuôi
Chồng em ngồi bếp sờ đuôi con mèo. Nghệ
thuật: đối lập, chi tiết đắt -> hình ảnh vừa hài
hước, vừa thảm hại: èo uột, lười nhác, ăn bám
vợ.
Bài 4:
- Đối tượng: người phụ nữ có nhiều tật xấu.

- Có hay không loại (người) phụ nữ như trong
bài ca dao?
- Nghệ thuật trào lộng trong bài này là gì?
- Nghệ thuật phóng đại, trí tưởng tượng phong


GV: Trần Thị Hồng An

Trang

33

phú.
* Ý nghĩa chung:
- Nghệ thuật trào lộng đặc sắc tạo nên tiếng cười
giải trí, lạc quan.
* Em có đồng ý với ý kiến: “Cái đáng cười là - Phê phán trong nội bộ nhân dân những thói hư
cái xấu” (Arixtốt)?
tật xấu còn tồn đọng.
B4. Hướng dẫn bài mới:

- Sưu tầm các bài ca dao hài hước châm biếm ở các đề tài khác.
- Soạn bài: Đọc thêm: LỜI TIỄN DẶN.


GV: Trần Thị Hồng An
Tuần 10
Tiết 30

Trang

Đọc thêm:

34

Ngày soạn: 26 - 10 - 2008

LỜI TIỄN DẶN
(Trích Tiễn dặn người yêu - Truyện thơ dân tộc Thái)

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
- Thấy được nét đặc sắc của thể loại truyện thơ qua đoạn trích: nghệ thuật miêu tả tâm
trạng nhân vật.
- Vẻ đẹp của tình yêu tự do vượt qua lễ giáo phong kiến của chàng trai Thái. Khát vọng
mãnh liệt.
B. TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:
B1. Ổn định lớp.
B2. Kiểm tra bài cũ.
- Đọc thuộc và phân tích nghệ thuật tạo tiếng cười của một bài ca dao hài hước.
B3. (Dạy bài mới) Hướng dẫn học sinh tự học.

* Tìm hiểu tâm trạng của người con trai qua đoạn trích.
- Đọc diễn cảm đoạn trích - Tìm bố cục.
- Tâm trạng của chàng trai khi tiễn cô gái về nhà chồng:
+ Tâm trạng đầy mâu thuẫn.
+ Lòng quyết tâm giữ trọn tình yêu giữa chàng trai với cô gái.
- Tâm trạng của chàng trai lúc ở nhà chồng của người yêu:
+ Những cử chỉ, hành động chăm sóc biểu lộ niềm thương cảm sâu sắc.
+ Quyết tâm sẽ bằng mọi cách đón cô gái về đoàn tụ với mình: trước thử thách lớn nhất
với cuộc đời mỗi người là cái chết, anh cũng không sợ → quyết tâm vượt qua xiềng xích của lễ
giáo; khẳng định sự bền vững của tình yêu.
- Đặc sắc nghệ thuật:
B4. Hướng dẫn bài mới:
- Soạn bài: Luyện tập viết đoạn tự sự.


GV: Trần Thị Hồng An
Tuần 11
Tiết 31

Làm văn:

Trang

35

Ngày soạn: 28 - 10 - 2008

LUYỆN TẬP VIẾT ĐOẠN VĂN TỰ SỰ

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

Giúp HS:
- Nắm được các loại đoạn văn trong văn bản tự sự.
- Biết cách viết một đoạn văn, nhất là đoạn ở phần thân bài, để góp phần hoàn thiện một
bài văn tự sự.
- Nâng cao ý thức tìm hiểu và học tập cách viết các đoạn văn trong văn bản tự sự.
B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
B1. Ổn định lớp.
B2. Kiểm tra bài cũ.
- Trước khi tiến hành làm văn tự sự (viết đoạn văn), chúng ta cần thực hiện những yêu
cầu gì?
(Hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện, tìm sự việc, chi tiết tiêu biểu).
B3. Dạy bài mới.
Hoạt động của GV - HS
- Thế nào là đoạn văn?
(Hình thức - Nội dung)
- Cũng như bất kì các văn bản khác, văn bản tự
sự có kết cấu ntn? -> Các loại đoạn văn?
- Nêu nhiệm vụ của từng loại đoạn?
- Các phương thức biểu đạt xuất hiện trong văn
bản tự sự? (Đối chiếu với đoạn mở đầu tác phẩm
“Rừng Xà Nu”).
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu các đoạn văn, hoặc
viết hoàn chỉnh các đoạn văn rồi rút ra nhận xét.
- HS đọc phần ghi nhớ trong SGK.
- HS thực hiện yêu cầu của bài tập. Đọc to và
phát hiện.

- Cho HS đọc lại đoạn văn bản và xác định ý bao
trùm, ý cụ thể của đoạn văn.
- Hình dung, tưởng tượng hình ảnh cử chỉ và

tâm trạng nhân vật.
- HS về nhà tiếp tục hoàn chỉnh đoạn văn.

Yêu cầu cần đạt
I/ Đoạn văn trong văn bản tự sự.
1- Đoạn văn:
- Là một bộ phận của văn bản, gồm một chuỗi
câu liên kết về mặt ý nghĩa về hình thức.
2- Đoạn văn trong văn bản tự sự:
- Các loại đoạn văn.
- Nội dung của đoạn văn.
- Nhiệm vụ của đoạn văn.
+ Nhiệm vụ cụ thể theo vị trí xuất hiện.
+ Nhiệm vụ chung: làm nổi bật chủ đề tư tưởng
của văn bản.
II/ Cách viết đoạn văn trong bài văn tự sự:
- Suy nghĩ, dự kiến các sự việc trong đoạn văn.
- Vận dụng kĩ năng miêu tả, kể chuyện, biểu
cảm,... để hoàn chỉnh đoạn văn.
- Chú ý sự liên kết câu.
III/ Luyện tập:
Bài 1:
* Chú ý nhất quán về ngôi kể -> văn bản chặt
chẽ, lôgic, hấp dẫn và thuyết phục người đọc.
Bài 2:
- Xác định ngôi kể (chàng trai kể, người thứ ba
kể)
- Hình ảnh, cử chỉ và tâm trạng của cô gái: sự
đau khổ vò xé.



GV: Trần Thị Hồng An
Tuần 11
Tiết 32

Ôn tập:

Trang

36

Ngày soạn: 29 - 10 - 2008

VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
- Củng cố, hệ thống hóa các kiến thức về VHDG VN đã học: kiến thức chung, kiến thức
về thể loại và kiến thức về tác phẩm (hoặc đoạn trích)
- Biết vận dụng đặc trưng các thể loại của VHDG để phân tích các tác phẩm cụ thể.
B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
B1. Ổn định lớp.
B2. Hướng dẫn ôn tập.
* Những điều cần lưu ý:
- Bài học nhằm đạt được cả hai yêu cầu ôn tập kiến thức và vận dụng kiến thức.
- Trọng tâm bài học:
+ Câu 3 (phần nội dung ôn tập)
+ Câu 5 (Phần bài tập vận dụng)
1- Nội dung ôn tập:
- GV có thể chia nhóm HS để các em thảo luận, thống nhất cách trả lời rồi lên bảng thi

trả lời nhanh (câu 2).
- GV ra câu hỏi trắc nghiệm -> trả lời nhanh.
- Mỗi nhóm thực hiện bảng tổng hợp, so sánh các thể loại truyện dân gian đã học. Cả
lớp trao đổi, bổ sung và chốt lại.
- Phân loại ca dao? Sự phân chia đó dựa trên cơ sở nào? Đọc những câu ca dao khác
ngoài sách giáo khoa để minh họa. Chỉ ra những biện pháp nghệ thuật mang tính truyền thống
của ca dao.
2- Bài tập vận dụng:
- Vẻ đẹp của nhân vật anh hùng sử thi bộc lộ như thế nào? Để thể hiện vẻ đẹp đó, nghệ
nhân dân gian đã miêu tả bằng một thứ ngôn ngữ nghệ thuật độc đáo. Hãy làm rõ.
- Hướng dẫn HS viết đoạn văn trả lời Bài tập 2, 3, 4. Có thể kẻ bảng để ghi vắn tắt ý
chính.
- Chú ý đến phương pháp phân tích ca dao: đặt bài ca dao trong hệ thống -> vẻ đẹp
riêng, chung.
- Hướng dẫn HS sưu tầm những chùm ca dao có cùng công thức mở đầu, cùng biểu
tượng,...
3- Hướng dẫn hình thức hoạt động ngoài giờ:
- Học sinh sáng tác ca dao, thơ lục bát.
- Dựa trên câu tục ngữ, ca dao cũ để viết câu tục ngữ, ca dao mới về trường lớp, học
tập,...


GV: Trần Thị Hồng An
Tuần 11

Trang

Làm văn:

37


Ngày soạn: 04 - 11 - 2008

TRẢ BÀI VIẾT SỐ 2

Tiết 33

RA ĐỀ BÀI LÀM VĂN SỐ 3
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp HS:
- Nhận rõ những ưu điểm và nhược điểm về nội dung và hình thức của bài viết, đặc biệt
là khả năng chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu kết hợp các yếu tố miêu tả, biểu cảm.
- Rút ra bài học kinh nghiệm và có ý thức bồi dưỡng thêm năng lực viết văn tự sự để
chuẩn bị tốt cho bài viết sau.
- Vận dụng kiến thức và kĩ năng để làm bài thu hoạch về VHDG. Viết bài văn tự sự có
yếu tố hư cấu.
B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
B1. Ổn định lớp.
B2. Lên lớp.
Hoạt động của GV - HS

Yêu cầu cần đạt
Đề: Em hãy tưởng tượng chiếc khiên kể chuyện
chủ nhân Đăm Săn chiến đấu với Mtao Mxây
(dựa vào đoạn trích Chiến thắng Mtao Mxây).

- HS nhắc lại đề bài số 2. Phân tích đề: Kể * Yêu cầu cần đạt:
chuyện có sáng tạo (kể theo lời của một nhân
vật)
- Yêu cầu: về kĩ năng, về kiến thức

1- Kĩ năng: Biết làm văn tự sự: dựa trên một
văn bản tự sự, HS kể sáng tạo (theo lời của một
nhân vật).
- Sửa lỗi:
+ Biết lập dàn ý; chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu;
+ Không nhất quán ngôi kể.
kết hợp sử dụng các yếu tố miêu tả và biểu cảm.
+ Chưa biết chọn sự việc, chi tiết tiêu biểu.
2- Kiến thức: Đoạn trích là câu chuyện về chàng
+ Lỗi diễn đạt.
Đăm Săn dũng cảm với sức khoẻ, phong độ phi
thường, đã chiến đấu với kẻ ác và đã chiến
thắng.

- GV hướng dẫn HS tìm hiểu đề.
- Nhắc lại kĩ năng làm văn tự sự.
+ Hình thành ý tưởng, dự kiến cốt truyện
+ Lập dàn ý
+ Tập trung viết bài, đọc lại để bổ sung, sửa chữa.

3- Thái độ: Thông qua lời kể ngưỡng mộ của
nhân vật mà thể hiện vẻ đẹp nhân vật chính.
II/ Ra đề bài làm văn số 3.
1- Hãy kể lại một kỉ niệm sâu sắc của em về gia
đình.
2- Đã có lần em biết hối hận. Hãy kể lại câu
chuyện khiến em hối hận.




×