Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Đề thi phóng vấn viên chức GV THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.2 KB, 24 trang )

ĐỀ THI PHỎNG VẤN GIÁO VIÊN
Câu 1: Ở lớp 7A, học sinh Nguyễn Thị B học rất tốt các môn khác, nhưng môn
của Anh (Chị) không đạt điểm tổng kết 6.5 để đạt danh hiệu học sinh giỏi, giáo viên
chủ nhiệm gặp riêng xin nâng điểm để em đó đỡ thiệt thòi. Là giáo viên dạy bộ môn,
Anh (Chị)sẽ xử lý như thế nào?
Đáp án câu 1:
Trong tình huống trên, người giáo viên cần xử lý rất khéo léo tế nhị để giải quyết
tốt mối quan hệ với đồng nghiệp
Giữ vững nguyên tắc không nâng điểm vì như thế sẽ vi phạm quy chế chuyên
môn (3đ)
Thẳng thắn trao đổi với giáoviên chủ nhiệm về quan điểm của mình trong việc
đánh giá xếp loại học sinh, đặc biệt nhấn mạnh trách nhiệm của mỗi cán bộ giáo viên
trong việc thực hiện cuộc vận động Hai không của ngành Giáo dục & Đào tạo (3đ)
Động viên giúp đỡ tạo điều kiện giúp học sinh B học tốt bộ môn do mình giảng
dạy, tìm hiểu em B học yếu ở phần nào để đầu tư thời gian , công sức phụ đạo kèm cặp
giúp đỡ ( 2đ)
Thường xuyên theo dõi những tiến bộ của em, động viên một cách kịp thời để em
B học tập đạt hiệu quả cao nhất (2đ)
Câu 2: Khi phát hiện thấy học sinh lớp mình chủ nhiệm ham chơi điện tử,
xao nhãng học hành, Anh ( Chị) sẽ xử lý như thế nào? Vì sao lại làm như vậy?
Đáp án câu 2:
* Khi phát hiện có sự việc trên, cần có các biện pháp xử lý sau :
- Không nên có những lời nói cử chỉ mang tính cấm đoán, lăng mạ xúc phạm học
sinh ( 1đ)
- Chủ động gặp gỡ, trò chuyện phân tích cho các em thấy tác hại của trò chơi điện
tử với học sinh THCS, chấn chỉnh, xác định động cơ thái độ học tập đúng đắn cho học
sinh (2đ)
- Phân công những học sinh có trách nhiệm trong tổ, trong lớp theo dõi, giúp đỡ
bạn hạn chế dần thời gian chơi điện tử của học sinh đó (2đ)
- Tổ chức các hoạt động tập thể, giao việc nhiều hơn để lôi cuốn học sinh đó tham
gia hoạt động phong trào quên dần sự cám dỗ của trò chơi điện tử (2đ)


- Trao đôỉ, phối kết hợp với gia đình để quản lí và giáo dục các em (1đ)
* Giải quyết như vậy vì : tâm lý lứa tuổi của học sinh THCS khác với học sinh
tiểu học, không thể cứng nhắc áp đặt ý muốn chủ quan của người lớn để bắt buộc các
em mà phải dùng các biện pháp động viên khích lệ để thuyết phục và giáo dục HS (2đ)
Câu 3: Nếu trúng tuyển ở kỳ thi tuyển VCGD, trở thành giáo viên THCS của
thành phố Việt Trì, Anh (Chị) sẽ làm gì?
Đáp án câu 3:


Việt Trì là thành phố đô thị loại 1, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá của tỉnh
Phú Thọ cũng như của 6 tỉnh miền núi phía Bắc, trở thành giáo viên Việt Trì là vinh dự
nhưng đồng thời cũng phải gánh vác trách nhiệm rất lớn, để hoàn thành nhiệm vụ cần
- Rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong. Học hỏi không ngừng để trau
dồi kiến thức, rèn rũa về phương pháp giảng dạy để đáp ứng được những đòi hỏi khắt
khe của HS cũng như PHHS đối với một giaó viên thành phố đô thị loại 1. (3đ)
- Tiếp tục tìm hiểu thăm nắm thực tế của ngành giáo dục nói chung, của trường
THCS nơi mình công tác nói riêng, nắm bắt kịp thời những chủ trương, định hướng lớn
và những việc làm mang tính đổi mới, đột phá của giáo dục Việt Trì từ đó xây dựng cho
mình một phong cách làm việc mới phù hợp để không bị tụt hậu (4đ)
- Phấn đấu để trở thành một GV dạy giỏi, tăng cường áp dụng công nghệ thông
tin vào công việc của mình một cách hiệu quả ( 3đ)
Câu 4: Lớp Anh (Chị) chủ nhiệm có một HS cá biệt, hoàn cảnh gia đình rất
khó khăn nên PHHS không quan tâm đến việc học hành của con em mình. Anh (chị)
sẽ làm gì trong tình huống đó?
Đáp án câu 4:
- Điều trước hết là không nên có ấn tượng xấu với HS để em đó cảm thấy mình bị
giáo viên miệt thị, tách rời khỏi tập thể, thường xuyên gặp gỡ trò chuyện tâm tình, tạo
sự thân mật gần gũi để HS không còn cảm giác mặc cảm, tự ti, tin tưởng giáo viên, từ
đó tìm hiểu hoàn cảnh, tâm tư nguyện vọng của em ( 2đ)
-Tìm hiểu nguyên nhân vì sao em hay mắc khuyết điểm, học yếu , xác định được

lý do (vì gia đình, vì bạn bè lôi kéo hay bản thân em có gì khúc mắc) để có biện pháp
giúp đỡ (2đ)
- Phân công HS trong lớp luân phiên gần gũi giúp đỡ để HS đó thấy được tình
cảm yêu thương đoàn kết giữa các thành viên trong lớp từ đó mà thay đổi cách sống,
cách cư xử, thái độ học hành ( 2đ)
- Phát động bạn bè trong lớp và bản thân mình đóng góp giúp đỡ em về vật chất
trong phạm vi có thể, khơi dậy trong em ước mơ thoát nghèo để có hướng phấn đấu (2đ)
- Thường xuyên động viên em học tập, theo dõi sự tiến bộ của HS đó, khích lệ
lòng tự trọng, biểu dương khen thưởng kịp thời, xứng đáng, giao việc để em thấy được
mình có ý nghĩa đối với mọi người (1đ)
- Gặp gỡ gia đình phân tích yêu cầu họ thay đổi về thái độ cư xử, về phương pháp
giáo dục và có sự phối hợp chặt chẽ với nhà trường (1đ)
Câu 5: Đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh THCS có điểm gì đáng chú ý? Anh
(Chị) sẽ vận dụng đặc điểm này để giáo dục HS như thế nào? Cho VD cụ thể?
Đáp án câu 5:
* Mỗi lứa tuổi có đăc điểm tâm sinh lý khác nhau, với học sinh THCS cần lưu ý:
- Học sinh THCS ở lứa tuổi mới lớn, thích bắt chước, thích tự lập và làm theo ý
mình
Các em thích làm người lớn để tự khẳng định vai trò, vị trí của cá nhân mình, đặc
biệt không thích bố mẹ và người lớn can thiệp vào những sở thích, suy nghĩ, việc làm
của mình (3đ)
- Có lòng tự trọng, tính sĩ diện cao, dễ bị kích động lôi kéo (2đ)


* Do những đăc điểm tâm lý lứa tuỏi như trên nên người làm công tác giáo dục
phải có phương pháp giáo dục phù hợp, tuyệt đối không thể áp đặt ý muốn chủ quan của
người lớn với các em, bắt buộc chúng làm theo ý mình. Phải có phương pháp giáo dục
theo kiểu tự nguyện: Động viên khuyến khích, kích thích lòng tự trọng nêu cao vai trò
đầu tàu gương mẫu để các em thấy vị trí của mình trong cuộc sống (3đ)
* Người trả lời có thể lấy nhiều ví dụ về các tình huống sư phạm và cách xử lý

khác nhau miễn là phù hợp yêu cầu của câu hỏi (2đ)
Câu 6: Học sinh Nguyễn Văn C – lớp 8A có ý thức học tập rất tốt ở các giờ học khác
nhưng đến giờ của Anh ( Chị) lại hay mất trật tự, quậy phá . Anh (Chị) sẽ làm gì
trong trường hợp này?
Đáp án câu 6:
- Trước hết cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao em C có những hành vi như vậy (do
em không thích học tập bộ môn mình dạy hay cách dạy của mình hoặc học sinh C có ấn
tượng gì không tốt với mình.) ( 2đ)
- Không xa lánh, chì chiết mắng mỏ mà ngược lại phải gần gũi thân thiện với C
dùng tình cảm để cảm hóa, giúp C bộc bạch tâm tư tình cảm với giáo viên ( 2đ)
- Trao đổi với GV chủ nhiệm, với đội ngũ cán bộ lớp để có biện pháp phối hợp
giáo dục (2đ)
- Có thể giao cho học sinh C làm cán sự bộ môn để em thấy sự tin tưởng từ phía
giáo viên và có ý thức trách nhiệm với lớp (2đ)
- Theo dõi sự tiến bộ của HS, động viên khích lệ em kịp thời ( 2đ)
Câu 7: Đang trong giờ học, khi đi qua lớp 6A, anh (chị) thấy có một học sinh
đứng ngoài cửa lớp, khi tìm hiểu được biết học sinh đó mất trật tự trong giờ học,
giáo viên bộ môn đã nhắc nhiều lần nhưng không sửa chữa vì thế đã cho ra đứng
ngoài cửa lớp. Theo Anh (chị) việc làm đó của đồng nghiệp đúng hay sai? Vì sao?
Đáp án câu 7:
Việc giáo viên cho học sinh đứng ra ngoài cửa lớp trong giờ học là sai vì:
+ Nếu học sinh vi phạm nội quy, mất trật tự trong lớp thì giáo viên cần uốn nắn,
nhắc nhở để HS không mắc lỗi nữa. (3 đ)
+ Khi có hiện tượng học sinh mất trật tự, giáo viên bộ môn phải duy trì giờ dạy
bình thường. Phải cho học sinh ngồi trong lớp tiếp tục học để đảm bảo quyền lợi của các
em (Không được cho học sinh ra ngoài vì làm như thế giáo viên không quản lý được
HS, có thể học sinh bỏ đi chơi, gặp tình huống bất trắc xảy ra). Cách xử lý như trên
không đúng với chủ trương “ xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” (3 đ)
+ Hết giờ học yêu cầu học sinh vi phạm khuyết điểm viết bản kiểm điểm, trao đổi
với giáo viên chủ nhiệm để giáo dục HS. (2đ)

+ Khuyên bảo học sinh bằng tình cảm thuyết phục, dùng ý kiến của tập thể lớp
giúp em đó tiến bộ. (2đ)
Câu 8: Trong giờ ra chơi có một học sinh lớp anh (chị) chủ nhiệm đánh nhau
với học sinh lớp khác, anh (chị) sẽ xử lý như thế nào với học sinh này?
Đáp án câu 8:


- Yêu cầu học sinh viết tường trình toàn bộ diễn biến sự việc một cách cụ thể chi
tiết chính xác (có cam kết) (2 đ)
- Phối hợp với GVCN lớp có HS đánh nhau để đối chiếu tính trung thực trong
bản tường trình. (1 đ)
- Tổ chức họp lớp chù nhiệm:
+ Cho HS có khuyết điểm đọc bản tường trình và tự kiểm điểm trước lớp, tự nhận
hình thức kỷ luật trước tập thể (2 đ)
+ Các thành viên trong lớp phát biểu ý kiến, phân tích lỗi sai của bạn, giúp bạn
hiểu rõ khuyết điểm đẻ sửa chữa, lấy ý kiến biểu quyết của tập thể lớp về hình thức kỷ
luật HS, cho lớp trưởng ghi biên bản tổng hợp ý kiến của lớp. (2 đ)
+ Gửi toàn bộ hồ sơ của học sinh (gồm bản tường trình, bản kiểm điểm của HS,
biên bản họp lớp ...) lên nhà trường để căn cứ mức độ vi phạm đề nghị hình thức kỷ luật
với học sinh trên . (3đ)
Câu 9: Ở trường anh (chị) có hiện tượng nhiều học sinh khi gặp các thầy cô
giáo không chào hỏi. Khi các bạn nhắc nhở, những em đó cho rằng chỉ cần chào hỏi
những thầy cô trực tiếp giảng dạy mình, còn giáo viên khác không phải chào. Anh
(chị) phải làm gì?
Đáp án câu 9:
- Gặp riêng trò chuyện phân tích cho học sinh đó thấy cách suy nghĩ, cách phát
ngôn như vậy là chưa đúng, cần rút kinh nghiệm. (3 đ)
- Giúp học sinh thấy được việc chào hỏi giáo viên là hành vi thể hiện cách ứng xử
có văn hóa, thể hiện lòng biết ơn với thầy cô, đây là hành vi thuộc phạm trù đạo đức của
người học sinh. (3 đ)

- Giải thích để các em thấy việc chào hỏi thầy cô phải xuất phát từ tình cảm, sự
yêu mến quý trọng, việc làm đó phải được thể hiện một cách tự giác tự nguyện như vậy
mới có ýa nghĩa. HS phải luôn có ý thức rèn luyện để việc làm đó trở thành thói quen,
nết đẹp văn hóa của môi trường sư phạm. (4 đ)
Câu 10: Trong giờ dạy của anh (chị), có hiện tượng học sinh nhân lúc cô giáo
quay lên bảng viết thì nghịch ngợm, làm trò khiến cả lớp cười ầm lên, cô giáo quay
xuống lại ngồi rất nghiêm túc. Anh (chị) xử lý tình huống này như thế nào?
Đáp án câu 10:
- Coi như không biết hiện tượng đó, nhắc nhở HS trong lớp giữ trật tự để tiếp tục
giờ dạy học. Trong quá trình giảng bài chú ý quan sát để phát hiện chính xác học sinh đã
có những việc làm trên. (2đ)
- Hết giờ gọi HS đó xuống văn phòng gặp riêng, giải thích để em đó hiểu việc
làm của mình là thiếu trung thực, vi phạm nội quy nhà trường, làm ảnh hưởng đến tập
thể lớp, việc phá rối trật tự trong lớp cần phải chấm dứt. (2 đ)
- Cho học sinh đó viết cam kết không vi phạm trong những giờ học sau (2 đ)
- Giờ học sau cần rút kinh nghiệm trước cả lớp, việc HS cả lớp cười là hành vi đồng lõa
với những việc làm sai trái của bạn, khiến bạn lầm tưởng và tiếp tục mắc lỗi. (2 đ)

- Yêu cầu tập thể lớp khi thấy những việc đó cần tỏ thái độ phản ứng tích cực như
phản đối, phê phán để bạn chấm dứt việc làm của mình. (2 đ)


Câu 11: Trong lớp anh (chị) chủ nhiệm có hiện tượng hai học sinh khác giới
yêu nhau với nhiều biểu hiện tình cảm thân thiết. Anh (chị) sẽ làm gì để giải quyết
hiện tượng trên?
Đáp án câu 11:
Đây là tình huống rất dễ gặp ở lứa tuổi học sinh THCS, đặc biệt trong hoàn cảnh
xã hội phát triển như hiện nay.
- Khi biết chuyện người giáo viên cần có cách xử lý hết sức tế nhị, không nên
mắng mỏ, làm mọi chuyện vỡ lở mà cần gặp riêng hai học sinh đó, trò chuyện tâm tình,

phân tích cho các em thấy mục tiêu lớn nhất các em cần đạt được ở thời kỳ này là học
tập tốt để thi vào các trường THPT, tiếp tục học tập để thi đỗ đại học, tạo dựng vốn kiến
thức cơ bản làm nền tảng cho tương lai cuộc sống. (3 đ)
- Giúp các em thấy được tình cảm yêu quý nhau là điều tất yếu trong cuộc sống
nhưng ở lứa tuổi này hãy giữ ở mức độ tình cảm bạn bè để cùng giúp nhau trong học
tập. (2 đ)
- Giữ kín chuyện không cho người khác biết để các em đỡ xấu hổ, có thái độ tự
tin trước các bạn bè và thầy cô để việc học tập không bị xáo trộn. (2 đ)
- Trao đổi với phụ huynh học sinh để phối hợp theo dõi, quan tâm tới các em
nhiều hơn, tránh xảy ra những sự việc đáng tiếc. (2 đ)
Tổ chức các hoạt động tập thể giúp các em hòa nhập trong tình cảm bạn bè vui
tươi lành mạnh, hồn nhiên. (1 đ)
Câu 12: Anh (chị) làm công tác chủ nhiệm ở một lớp có nề nếp tốt nhưng các
giờ học môn Tin thường bị giáo viên dạy bộ môn xếp loại giờ trung bình (đây là giáo
viên dạy hợp đồng), giáo viên này cũng hay gặp anh (chị) để phản ánh, phàn nàn về
lớp. Anh (chị) sẽ làm gì trước tình huống này?
Đáp án câu 12:
- Cần thông qua giáo viên bộ môn để tìm hiểu những hiện tượng thường xảy ra,
những cá nhân học sinh nào thường xuyên vô ý thức trong giờ học Tin học, dẫn đến việc
giáo viên bộ môn xếp loại giờ trung bình. (3 đ)
- Hiểu rõ nguyên nhân của sự việc trên để có cơ sở chấn chỉnh ý thức, thái độ của
học sinh, đề ra những biện pháp giáo dục, hình thức kỷ luật thích đáng với những học
sinh ý thức kém. (2 đ)
- Đối chiếu thực tế của giờ học với tiêu chí xếp loại giờ dạy trong quy định của
nhà trường xem cách xếp loại giờ dạy như vậy đã chính xác chưa, nếu chưa đúng đề
nghị lãnh đạo nhà trường theo dõi nhắc nhở rút kinh nghiệm với giáo viên trên. (2 đ)
- Bố trí dự giờ của GV đó để xem xét, góp ý giờ dạy hoặc cách quản lý HS đồng
thời nêu rõ trách nhiệm quản lý giờ dạy đối với giáo viên bộ môn, người giáo viên phải
chịu trách nhiệm về giờ dạy của mình, phải tự xem xét về phương pháp giảng dạy và
giáo dục học sinh. Cùng bàn bạc và trao đổi với giáo viên bộ môn để nâng cao hiệu quả

giờ dạy, tránh thiệt thòi cho lớp chủ nhiệm. (3 đ)
Câu 13: Trong lớp Anh (chị) chủ nhiệm có học sinh ý thức tốt, ngoan ngoãn,
chấp hành nghiêm túc nội quy của nhà trường nhưng vì nhận thức hạn chế nên kết
quả học tập kém, học sinh đó nản chí muốn bỏ học. Anh (chị) xử lý tình huống trên
như thế nào?
Đáp án câu 13:


- Bằng nhiều biện pháp mang tính chất động viên khuyến khích, thuyết phục để
học sinh đó tiếp tục học tập. (3 đ)
- Phân công các em học sinh trong tổ, trong lớp giúp đỡ bạn bằng nhiều hình
thức, tổ chức nhóm học tập kèm cặp từng khâu, từng môn đối với bạn. (3 đ)
- Bản thân giáo viên chủ nhiệm phối kết hợp, đề xuất với giáo viên bộ môn để
kèm cặp cho học sinh đó. (2 đ)
- Phối hợp với gia đình động viên em tiếp tục học tập. (2 đ)
Câu 14: Giờ ra chơi, một học sinh lớp anh (chị) chủ nhiệm bị học sinh trường
khác kéo đến đánh do mâu thuẫn từ lâu, phụ huynh học sinh có con bị đánh đến
trường làm ầm ĩ, nói năng thiếu văn hóa. Anh (chị) sẽ xử lý tình huống trên như thế
nào?
Đáp án câu 14
- Khi sự việc xảy ra ngay lập tức giáo viên chủ nhiệm cần có mặt để ngăn chặn
những hành vi ứng xử vội vàng, thiếu văn hóa của phụ huynh học sinh đó, yêu cầu họ
có thái độ bình tĩnh để nhà trường giải quyết sự việc theo quy định. Nếu không chấm
dứt đề nghị lãnh đạo nhà trường cho bảo vệ mời PHHS đó ra khỏi trường. (3 đ)
- Thông báo với lãnh đạo nhà trường có học sinh tham gia đánh nhau, yêu cầu
những học sinh có liên quan đến việc đánh nhau tường trình cụ thể mọi chi tiết toàn bộ
sự việc một cách trung thực để xác định nguyên nhân, mức độ đúng sai của từng em.
(2đ)
- Trên cơ sở sự việc đã được xác minh, giáo viên mời PHHS đến trường để trao
đổi về mức độ sai phạm của con em họ và rút kinh nghiệm về thái độ, cách ứng xử của

PHHS khi đến trường. (3 đ)
- Giải quyết vụ việc theo trình tự quy định (học sinh viết tường trình, giáo viên
chủ nhiệm tổ chức họp lớp, cho tập thể đề nghị hình thức kỷ luật, gửi toàn bộ hồ sơ lên
Hội đồng kỷ luật nhà trường) (2 đ)
Câu 15: Lớp Anh (chị) chủ nhiệm có học sinh học rất giỏi nhưng thường có
biểu hiện bất cần, không vâng lời thầy cô giáo. Gặp tình huống trên anh (chị) sẽ làm
gì?
Đáp án câu 15:
- Tìm nhiều biện pháp khuyên nhủ, nhắc nhở giúp học sinh đó hiểu "Có tài mà
không có đức cũng vô dụng". Việc học sinh đó học giỏi là một lợi thế nhưng không thể
ỷ lại vào điều đó để có những việc làm vô ý thức. (3 đ)
- Nhắc nhở HS: việc vâng lời giáo viên, tuân thủ những quy định của nhà trường
là một trong những biểu hiện đạo đức của học sinh, học sinh không vâng lời thầy cô
giáo tức là vi phạm đạo đức. HS dù có học giỏi nhưng nếu có những hành vi vi phạm
đạo đức cũng sẽ bị xử lý theo đúng quy định. (3 đ)
- Dùng tiếng nói của tập thể lớp để phê phán thái độ hành vi của học sinh trên, tẩy
chay những việc làm kiêu ngạo của em đó. (2 đ)
- Dùng kết quả xếp loại đạo đức hàng tháng để chấn chỉnh thái độ, ý thức của học
sinh. (2 đ)


Câu 16: Trong trường anh (chị) công tác có đồng nghiệp rất hay có những
biểu hiện ghen ghét, đố kỵ, soi mói những việc làm của anh (chị). Hãy cho phương
án xử lý tình huống trên?
Đáp án câu 16:
- Tìm hiểu những biểu hiện đó là thuộc về tính cách, bản chất của người đồng
nghiệp đó hay chỉ là những việc làm đối với riêng mình. (2 đ)
- Càng phải tỏ ý thân thiện, gần gũi để tìm hiểu nguyên nhân, có những việc làm
thể hiện sự hòa đồng với bạn trong sinh hoạt, trong công tác. (2 đ)
- Khi có điều kiện chú ý quan tâm, giúp đỡ đồng nghiệp trong cuộc sống, trong

sinh hoạt cá nhân. (2 đ)
- Tranh thủ sự giúp đỡ đồng cảm của mọi người để chỉ ra việc làm chưa đúng,
chưa tốt của bạn và khẳng định những việc làm tốt của mình. (2 đ)
- Bao giờ cũng chú ý làm tốt mọi việc, không được mắc sai lầm, phải vì việc
chung chấp nhận hy sinh để cảm hóa đồng nghiệp. (2 đ)
Câu 17: Là người giáo viên ai cũng muốn phấn đấu để trở thành giáo viên
giỏi. Theo anh (chị), đối với người giáo viên, những yếu tố nào là quan trọng nhất để
giúp họ đạt được điều đó. Liên hệ bản thân.
Đáp án câu 17:
* Để trở thành người giáo viên giỏi được học sinh tin yêu mến phục cần có nhiều
yếu tố nhưng cơ bản nhất là những yếu tố sau:
- Phải có “tài” thể hiện trên các phương diện: trước hết là kiến thức sâu rộng, tiếp
theo là phương pháp truyền đạt dễ hiểu để chuyển tải đến học sinh những hiểu biết của
mình, tạo sức hấp dẫn lôi cuốn đối với các em. Muốn có điều này, người giáo viên phải
xác định học và trau dồi kiến thức suốt đời, đặc biệt là tự học tự bồi dưỡng. (4 đ)
- Phải có “tâm” thể hiện trên các phương diện: Người giáo viên phải tận tụy, tâm
huyết với nghề, có tấm lòng yêu thương học sinh, có đức hy sinh đặc biệt phải xác định
sẵn sàng hy sinh lợi ích cá nhân vì quyền lợi của tập thể là trên hết, bởi vì nghề dạy học
có những nét đặc trưng khác với tất cả các nghề khác, đó là nghề cao quý đòi hỏi người
giáo viên không được vụ lợi, không so đo tính toán thiệt hơn, luôn bằng tình cảm và tấm
gương sống của chính mình để cảm hóa học sinh. (4 đ)
* Liên hệ bản thân (liên hệ một cách thực tế, bám sát những đặc điểm trên) (2 đ)
Câu 18: Nhân dịp 20/11 nhà trường tổ chức hội giảng, khi dự giờ của một
đồng nghiệp trẻ vừa ra trường, nhiều GV trong tổ ngồi bàn tán, chê bai. Việc làm đó
đúng hay sai, vì sao, anh (chị) xử lý như thế nào?
Đáp án câu 18:
- Việc làm đó của các bạn đồng nghiệp là sai, thiếu tính sư phạm, đáng phê phán
vì:
+ Làm đồng nghiệp mất bình tĩnh, thiếu tự tin để giảng bài. (3 đ)
- Khiến cho HS cảm thấy các thầy cô giáo không tôn trọng nhau, từ đó mất lòng

tin, thiếu sự kính trọng đối với các thầy cô. (2 đ)
- Cách xử lý:
+ Tế nhị, nhắc nhở đề nghị đồng nghiệp giữ trật tự để theo dõi giờ giảng giúp cho
bạn không mất bình tĩnh để thực hiện trọn vẹn giờ dạy. (3 đ)


+ Khi họp tổ chuyên môn cần đưa vấn đề này rút kinh nghiệm trước tập thể, đề
nghị thiết lập những quy định đối với giáo viên khi dự giờ. (2 đ)
Câu 19: Khi đang giảng bài, Anh (chị) phát hiện thấy một học sinh ở cuối lớp
đang mải nghịch điện thoại di động, không chú ý nghe giảng. Trong tình huống ấy
Anh (chị) sẽ xử lý như thế nào?
Đáp án câu 19:
- Xuống chỗ học sinh thu lại chiếc điện thoại và nhắc nhở em đã vi phạm qui định
của nhà trường đó là sử dụng điện thoại trong giờ học. (3 đ)
- Kiểm tra xem việc ghi bài của em như thế nào, nếu em chưa ghi bài thì yêu cầu
phải tập trung vào bài giảng và ghi chép đầy đủ. (3đ)
- Giáo viên tiếp tục bài giảng. (2 đ)
- Trao lại điện thoại cho giáo viên chù nhiệm để giáo viên chủ nhiệm xử lý theo
đúng qui định của nhà trường. (2 đ)
Câu 20: Vào dịp kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 trường bạn có tổ chức
thi đấu bóng đá, Khi học sinh lớp Anh (chị) đang giao đấu với lớp khác thì một tình
huống bất ngờ xảy ra, học sinh của lớp Anh (chị) không may bị ngã gãy chân. Bố mẹ
học sinh đó đến trường làm ầm ĩ lên, với lời phản ứng gay gắt, trách nhà trường.
Trong tình huống ấy Anh (chị) sẽ xử lý như thế nào?
Đáp án câu 20:
- Giáo viên chủ nhiệm bình tĩnh giải thích với phụ huynh: Đây là chuyện rủi ro,
không may cho gia đình, cho nhà trường bác cứ bình tĩnh, yên tâm, trường sẽ có trách
nhiệm trong việc chạy chữa cho em. (3 đ)
- Giáo viên chủ nhiệm kết hợp cùng với gia đình đưa học sinh đó đến bệnh viện.
(3 đ)

- Giáo viên chủ nhiệm thăm hỏi thường xuyên và cử học sinh chép bài cho bạn,
giảng lại những bài đã học để học sinh đó không bị hổng kiến thức trong những ngày
nghỉ. (4 đ)
Câu 21: Khi Anh (chị) vừa bước vào lớp học thì em lớp trưởng vừa khóc nức
nở vừa thưa với Anh (chị) về học sinh A có thái độ thiếu văn hóa, có những lời nói
xúc phạm tới danh dự của mình. Trước tình huống ấy, anh (chị) sẽ xử lý như thế
nào?
Đáp án câu 21:
- Giáo viên khuyên em lớp trưởng nên bình tĩnh, sau đó em cho trình bày lại
những hành vi cũng như những lời nói của học sinh A. (2 đ)
- Giáo viên cho học sinh A đứng dậy xác nhận về những trình bày của lớp trưởng.
- Cho học sinh A tự nhận thức về những sai trái của mình. (3 đ)
- Nghiêm khắc phê bình để từ sau học sinh A không tái phạm hành vi trên nữa.
(2đ)
- Phân tích cho học sinh trong lớp thấy được việc tôn trọng bạn cũng chính là tôn
trọng mình. Đó là nét văn hóa ứng xử trong học đường. (2 đ)


Cõu 22: Nh trng qui nh hc sinh khụng c n qu trờn lp. Nhng
trong gi dy ca Anh (ch), bt cht anh (ch) bt gp mt hc sinh ang gc xung
bn n qu. Anh (ch) s x lý nh th no trong tỡnh hung ny?
ỏp ỏn cõu 22:
- Giỏo viờn yờu cu hc sinh ú khụng c tip tc n qu trong gi hc. (2 )
- Tỡm hiu nguyờn nhõn vỡ sao hc sinh ú khụng thc hin nghiờm tỳc nhng qui
nh ca Nh trng. (2 )
- Phõn tớch cho hc sinh thy hnh vi y l cha vn húa, cn phi sa cha ngay.
(4 )
- Nghiờm khc phờ bỡnh t sau hc sinh ú cng nh cỏc em hc sinh khỏc
khụng vi phm. (2 )
Cõu 23: Ti sao anh (ch) li mun trở thành viờn chc của ngành

Giỏo dc - Đào tạo Việt Trì trong khi thu nhập và cơ hội phát
triển của ngành này không bằng một số ngành khác có sử
dụng chuyên môn của anh (chị)
ỏp ỏn :
Thí sinh có thể trả lời theo nhiều cách nhng phải nêu đợc các ý
cơ bản:

- c vo biờn ch cú cụng n vic lm v thu nhp n nh
(2,5đ)
- Đợc lm vic s dng nhng kin thc m mỡnh ó c o to, phù hợp
với sự lựa chọn của bản thân (2,5đ)
- Đợc lm mt ngh cú v trớ, ch ng trong xó hi là một vinh dự lớn
(2,5đ)
- Việt Trì là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học kỹ
thuật của tỉnh, nơi có môi trờng giáo dục tốt, có điều kiện để thể
hiện khả năng và sự cống hiến của bản thân (2,5đ)
Câu 24: Sáng thứ 2, khi toàn trờng đang thực hiện nghi
lễ chào cờ, có một học sinh không hát Quốc ca và đứng trong
hàng cời nói, quay ngang, quay ngửa. Là giáo viên chủ nhiệm
lớp, anh (chị) xử lý nh thế nào?
Đáp án:
- Hết giờ chào cờ, GV gặp riêng HS rút kinh nghiệm (2đ).
- Có lời nhắc nhở, phê bình thái độ cha nghiêm túc của học
sinh. (2đ).
- Giải thích cho em hiểu giờ chào cờ đầu tuần là một tiết học
đặc biệt, học sinh phải thể hiện thái độ nghiêm túc, trang nghiêm,
thực hiện nghi lễ chào cờ theo quy định. (2đ)
- Yêu cầu học sinh viết kiểm điểm, rút kinh nghiệm (2đ)
- Đa vấn đề này ra trớc lớp trong giờ sinh hoạt, coi đó là một nội
dung sinh hoạt t tởng (2đ)



Câu 25: Lớp anh (chị) chủ nhiệm có 1 học sinh học giỏi
nhng lời lao động, cứ có lịch lớp lao động là PHHS viết giấy
xin phép nghỉ với nhiều lý do tởng nh rất chính đáng. Anh
(chị) xử lý tình huống trên nh thế nào?
Đáp án:
- Trao đổi với PHHS về việc làm của họ giúp họ thấy rằng đó là
việc làm bao che cho khuyết điểm của con cái, nh vậy sau này học
sinh đó trởng thành sẽ không có tính tự chủ và không tự thu xếp đợc
cuộc sống (3đ).
- Gặp riêng học sinh đó và nói chuyện để em đó nhận ra nhận
thức, thái độ cha đúng của mình, việc học sinh viện nhiều lý do
để nghỉ lao động là thiếu trung thực, động cơ, thái độ cha tốt.
(3đ)
- Giải thích cho học sinh về ý nghĩa tầm quan trọng của việc
lao động đối với học sinh, việc em đó học giỏi là đáng hoan nghênh
nhng không vì thế mà chây ỳ trong lao động, khiến cho việc tu dỡng không toàn diện. (2đ)
- Nhắc nhở nếu học sinh đó tiếp tục có thái độ và hành động
nh vậy thì sẽ hạ xếp loại hạnh kiểm vì em đó cha thực hiện đầy đủ
nhiệm vụ của học sinh (2đ)
Câu 26: Trong quá trình giảng dạy có hiện tợng học sinh
B lực học rất bình thờng nhng bài kiểm tra nào cũng đạt
điểm cao. Anh (chị) xử lý hiện tợng trên nh thế nào?.
Đáp án:
- Phải tìm hiểu điểm bài kiểm tra của học sinh đó là kết quả
học tập thực sự của em đó hay vì lý do nhìn bài bạn hay mở tài liệu
để đạt kết quả cao (2đ)
- Dùng lý lẽ khuyên nhủ học sinh đó phải có tính trung thực, việc
bài kiểm tra của em đạt kết quả cao, không đúng với lực học của

mình là biểu hiện của bệnh thành tích, cần chấm dứt để thực hiện
đúng cam kết của em khi tham gia cuộc vận động hai không. (2đ)
- Nhắc nhở bạn bè trong lớp không nên cho học sinh đó chép bài,
nh vậy là đồng loã với việc làm sai trái của bạn, càng làm bạn mắc sai
lầm (2đ)
- Yêu cầu cả lớp theo dõi nhắc nhở bạn để HS đó không có cơ
hội mở tài liệu, quay cóp khi làm bài kiểm tra (2đ)
- Động viên HS chăm chỉ học tập để tiến bộ trong học tập .
(2đ)
Câu 27: Lớp anh (chị) chủ nhiệm có hiện tợng một số học
sinh con những gia đình có điều kiện kết bè phái, gây mất
đoàn kết trong lớp. Anh (chị) xử lý tình huống trên nh thế
nào?
Đáp án:


- Tìm hiểu xem những HS đó tập hợp lại với nhau vì mục đích
gì, trên cơ sở nào (2đ)
- Những học sinh đó đã làm điều gì để ảnh hởng đến tập
thể lớp, nhà trờng (2đ)
- Tìm cách tác động đến từng cá nhân học sinh, khuyên nhủ
các em phải hoà đồng cùng các bạn trong lớp, đặt nhiệm vụ học tập
lên trên hết. (2đ)
- Hớng các em đến những sinh hoạt tập thể lành mạnh và bổ
ích để xoá bỏ gianh giới cách biệt với những học sinh khác. (2đ)
- Xây dựng mối quan hệ đoàn kết nội bộ để các em thấy mối
quan hệ tình cảm gắn bó giữa các thành viên trong lớp học (2đ)
Câu 28: Là giáo viên chủ nhiệm, khi goị điện đến nhà
để trao đổi tình hình học tập, tu dỡng của một số học sinh
cá biệt, phụ huynh học sinh rất khó chịu và không có ý định

hợp tác. Anh (chị) xử lý tình huống trên nh thế nào?
Đáp án:
- Thái độ nhẹ nhàng, bình tĩnh và kiên quyết để giải thích
việc cần thiết phải liên lạc với phụ huynh học sinh để giáo dục con em
mình. (4đ)
- Xem lại những nội dung mà mình trao đổi với phụ huynh học
sinh, thời điểm trao đổi có hợp lý, thích hợp không để điều chỉnh
cho hợp lý (3đ)
- Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình của học sinh, mối quan tâm
của phụ huynh học sinh với con cái để tìm những biện pháp thích
hợp. (3đ)
Câu 29: Anh (chị) mới ra trờng, tốt nghiệp loại giỏi, trình
độ chuyên môn tốt, về trờng công tác và đợc giao nhiệm vụ
bồi dỡng học sinh giỏi, nhiều giáo viên có tuổi cho rằng nh thế
là đợc lãnh đạo u ái và có thái độ xa lánh. Anh (chị) sẽ làm gì?
Đáp án:
- Cố gắng làm việc hết sức mình để chứng tỏ năng lực thật sự
của bản thân, hoàn thành công việc đợc giao với kết quả cao nhất
(2đ)
- Trong cuộc sống có thái độ gần gũi, thân thiện cởi mở quan
tâm tới cuộc sống của đồng nghiệp (2đ)
- Trong công việc luôn luôn tôn trọng, hỏi ý kiến,thực sự cầu thị,
thể hiện thái độ mong muốn đợc học hỏi đồng nghiệp, những ngời
đi trớc (2đ)
- Trong mọi việc làm đều khiêm tốn học hỏi, tự bồi dỡng để
nâng cao trình độ (20đ)
- Tranh thủ sự đồng cảm, chia sẻ của đồng nghiệp trong tổ
chuyên môn, trong trờng, sự ủng hộ của PHHS, tạo đợc uy tín trong
học sinh (2đ)



Câu 30: Là giáo viên bộ môn, trong giờ học, khi yêu cầu HS lấy giấy kiểm tra
15 phút, anh (chị) thấy rất nhiều em xé vở làm giấy kiểm tra. Anh (chị) xö lý nh
thÕ nµo?
Đáp án:
- Trước tiên tạm chấp nhận thực tế đó vì nếu xử lý ngay sẽ làm mất thời gian ảnh
hưởng đến những HS khác (2,5đ)
- Sau khi thu bài, nhắc nhở các em phải chuẩn bị túi đựng giấy kiểm tra theo qui
định
(2,5đ)
- Thông báo với giáo viên chủ nhiệm, với ban phụ trách đội để trừ điểm thi đua
của lớp (2,5đ)
- Đề nghị ban phụ trách đội có kế hoạch kiểm tra việc chuẩn bị giấy kiểm tra, đồ
dùng học tập của HS toàn liên đội (2,5đ)
Câu 31. Bước vào lớp, anh (chị) nhận thấy bàn trực nhật chưa làm vệ sinh,
lớp bẩn, bảng chưa lau, bàn ghế không ngay ngắn. Anh (Chị) sẽ xử lý như thế nào ?
Đáp án:
- Giáo viên yêu cầu học sinh ở từng bàn tự xếp lại bàn ghế cho ngay ngắn. (2đ)
- Học sinh có nhiệm vụ trực nhật lên xóa bảng. (2đ)
- Sau đó tiến hành giảng dạy (2đ)
- Hết giờ yêu cầu bàn trực nhật làm ngay việc vệ sinh lớp trong giờ ra chơi để từ
giờ học tiếp sau lớp học sạch sẽ gọn gàng (2đ)
- Sau khi các em làm vệ sinh xong, giáo viên nhắc nhở rút kinh nghiệm (2đ)
Câu 32. Một học sinh học yếu, lại lười học, anh (chị) đã đến nhà của học sinh
đó với mong muốn gia đình sẽ cùng với nhà trường kèm cặp uốn nắn để học sinh
tiến bộ. Nhưng cha mẹ em đã ngỏ ý cho em thôi học. Anh (chị) sẽ xử lý như thế nào?
Đáp án:
- Nói rõ để gia đình thấy được học sinh ở trung học cơ sở chưa đến tuổi lao động
nếu để em nghỉ học ở nhà sẽ dễ lêu lổng và hư hỏng. (2đ)
- Trao đổi với gia đình và tìm hiểu nguyên nhân vì sao em đó không chịu học.

(2đ)
- Giáo viên chủ nhiệm quan tâm giúp đỡ để học sinh häc tập tiến bộ hơn. (2đ)
- Đề nghị gia đình tạo điều kiện và động viên em chăm chỉ học tập (2đ)
- Cử học sinh gương mẫu, học giỏi giúp đỡ học sinh đó. (2đ)
Câu 33. Khi trả bài kiểm tra, đa số học sinh đều bị điểm kém, các em đều nhất
loạt kêu là bài khó, các em không làm được và đề nghị thầy không lấy điểm. Nếu là
thầy giáo đó, Anh (Chị) sẽ xử lý như thế nào?
Đáp án: - Giáo viên hỏi học sinh để biết các em vướng mắc ở điểm nào, bài giảng
có điểm nào chưa rõ, giáo viên giảng lại cho học sinh hiểu. (2đ)
- Chữa bài tập đó lên bảng dưới hình thức đưa ra những câu hỏi để học sinh có
thể cùng giáo viên hoàn thiện bài tập. (3đ)


- Với kết quả bài kiểm tra có quá nửa học sinh đạt điểm kém giáo viên quyết định
sẽ tổ chức cho các em làm bài kiểm tra khác và không lấy điểm bài kiểm tra này. (2đ)
- Rút kinh nghiệm cho bản thân để những bài kiểm tra sau hình thức câu hỏi
phong phú, mức độ câu hỏi có dễ, trung bình, khó để mọi đối tượng học sinh đều có thể
làm được. (3đ)
Câu 34. Khi bạn bước vào lớp cả lớp đều đứng dậy chào cô giáo, nhưng duy
nhất có một học sinh ngồi. Trước hiện tượng đó anh (chị) sẽ xử lý như thế nào?
Đáp án:
- Cho cả lớp ngồi xuống. (2đ)
- Giáo viên đi xuống lớp đến bên học sinh hỏi lý do vì sao mà em không thể đứng
lên chào cô như các bạn. (2đ)
- Nếu thấy học sinh nói rõ lý do, giáo viên chấp nhận được lý do đó thì giáo viên
quay trở lại bục giảng để bắt đầu vào bài dạy. (2đ)
- Nếu học sinh không báo cáo được lý do gì thì giáo viên nhắc nhở học sinh, yêu
cầu em đó phải có thái độ đúng đắn trong việc thực hiện những qui định của giờ học,
học sinh phải nhận thức được việc chào thầy (cô) giáo khi bước vào tiết học là việc làm
cần thiết, nó tạo nên tính nghiêm túc cho giờ học và đó là nét đẹp văn hóa của môi

trường sư phạm. (4đ)
Câu 35. Vào dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 trường bạn có tổ chức
thi đấu bóng đá. Khi học sinh lớp anh (chị) đang giao đấu với lớp khác thì một tình
huống bất ngờ xảy ra, học sinh của lớp anh (chị) không may bị ngã gãy chân. Bố mẹ
học sinh đó đến trường làm ầm ĩ lên, với lời phản ứng gay gắt, trách nhà trường.
Trong tình huống ấy, anh (chị) sẽ xử lý như thế nào?
Đáp án:
- Giáo viên chủ nhiệm bình tĩnh giải thích với phụ huynh: Đây là chuyện rủi ro,
không may cho gia đình, cho nhà trường bác cứ bình tĩnh, yên tâm, trường sẽ có trách
nhiệm trong việc chạy chữa cho em. (3đ)
- Giáo viên chủ nhiệm kết hợp cùng với gia đình đưa học sinh đó đến bệnh viện
(3đ)
- Giáo viên chủ nhiệm thăm hỏi thường xuyên và cử học sinh chép bài cho bạn,
giảng lại những bài đã học để học sinh đó không bị hổng kiến thức trong những ngày
nghỉ. (4đ)


Câu 1: Ở lớp 7A, học sinh Nguyễn Thị B học rất tốt các môn khác, nhưng môn của
Anh (Chị) không đạt điểm tổng kết 6.5 để đạt danh hiệu học sinh giỏi, giáo viên chủ
nhiệm gặp riêng xin nâng điểm để em đó đỡ thiệt thòi. Là giáo viên dạy bộ môn, Anh
(Chị)sẽ xử lý như thế nào?

Câu 2: Khi phát hiện thấy học sinh lớp mình chủ nhiệm ham chơi điện tử, xao
nhãng học hành, Anh ( Chị) sẽ xử lý như thế nào? Vì sao lại làm như vậy?


Câu 3: Nếu trúng tuyển ở kỳ thi tuyển VCGD, trở thành giáo viên THCS của thành
phố Việt Trì, Anh (Chị) sẽ làm gì?

Câu 4: Lớp Anh (Chị) chủ nhiệm có một HS cá biệt, hoàn cảnh gia đình rất khó khăn

nên PHHS không quan tâm đến việc học hành của con em mình. Anh (chị) sẽ làm gì
trong tình huống đó?

Câu 5: Đặc điểm tâm lý lứa tuổi học sinh THCS có điểm gì đáng chú ý? Anh (Chị) sẽ
vận dụng đặc điểm này để giáo dục HS như thế nào? Cho VD cụ thể?

Câu 7: Đang trong giờ học, khi đi qua lớp 6A, anh (chị) thấy có một học sinh đứng
ngoài cửa lớp, khi tìm hiểu được biết học sinh đó mất trật tự trong giờ học, giáo viên
bộ môn đã nhắc nhiều lần nhưng không sửa chữa vì thế đã cho ra đứng ngoài cửa
lớp. Theo Anh (chị) việc làm đó của đồng nghiệp đúng hay sai? Vì sao?

Câu 8: Trong giờ ra chơi có một học sinh lớp anh (chị) chủ nhiệm đánh nhau với học


sinh lớp khác, anh (chị) sẽ xử lý như thế nào với học sinh này?

Câu 9: Ở trường anh (chị) có hiện tượng nhiều học sinh khi gặp các thầy cô giáo
không chào hỏi. Khi các bạn nhắc nhở, những em đó cho rằng chỉ cần chào hỏi
những thầy cô trực tiếp giảng dạy mình, còn giáo viên khác không phải chào. Anh
(chị) phải làm gì?

Câu 10: Trong giờ dạy của anh (chị), có hiện tượng học sinh nhân lúc cô giáo quay
lên bảng viết thì nghịch ngợm, làm trò khiến cả lớp cười ầm lên, cô giáo quay xuống
lại ngồi rất nghiêm túc. Anh (chị) xử lý tình huống này như thế nào?

Câu 6: Học sinh Nguyễn Văn C – lớp 8A có ý thức học tập rất tốt ở các giờ học khác


Câu 11: Trong lớp anh (chị) chủ nhiệm có hiện tượng hai học sinh khác giới yêu
nhau với nhiều biểu hiện tình cảm thân thiết. Anh (chị) sẽ làm gì để giải quyết hiện

tượng trên?

Câu 12: Anh (chị) làm công tác chủ nhiệm ở một lớp có nề nếp tốt nhưng các giờ học
môn Tin thường bị giáo viên dạy bộ môn xếp loại giờ trung bình (đây là giáo viên dạy
hợp đồng), giáo viên này cũng hay gặp anh (chị) để phản ánh, phàn nàn về lớp. Anh
(chị) sẽ làm gì trước tình huống này?

Câu 13: Trong lớp Anh (chị) chủ nhiệm có học sinh ý thức tốt, ngoan ngoãn, chấp
hành nghiêm túc nội quy của nhà trường nhưng vì nhận thức hạn chế nên kết quả
học tập kém, học sinh đó nản chí muốn bỏ học. Anh (chị) xử lý tình huống trên như
thế nào?

Câu 14: Giờ ra chơi, một học sinh lớp anh (chị) chủ nhiệm bị học sinh trường khác
kéo đến đánh do mâu thuẫn từ lâu, phụ huynh học sinh có con bị đánh đến trường
làm ầm ĩ, nói năng thiếu văn hóa. Anh (chị) sẽ xử lý tình huống trên như thế nào?


Câu 15: Lớp Anh (chị) chủ nhiệm có học sinh học rất giỏi nhưng thường có biểu
hiện bất cần, không vâng lời thầy cô giáo. Gặp tình huống trên anh (chị) sẽ làm gì?

Câu 16: Trong trường anh (chị) công tác có đồng nghiệp rất hay có những biểu hiện
ghen ghét, đố kỵ, soi mói những việc làm của anh (chị). Hãy cho phương án xử lý
tình huống trên?

Câu 17: Là người giáo viên ai cũng muốn phấn đấu để trở thành giáo viên giỏi. Theo
anh (chị), đối với người giáo viên, những yếu tố nào là quan trọng nhất để giúp họ
đạt được điều đó. Liên hệ bản thân.

Câu 18: Nhân dịp 20/11 nhà trường tổ chức hội giảng, khi dự giờ của một đồng
nghiệp trẻ vừa ra trường, nhiều GV trong tổ ngồi bàn tán, chê bai. Việc làm đó đúng

hay sai, vì sao, anh (chị) xử lý như thế nào?

Câu 19: Khi đang giảng bài, Anh (chị) phát hiện thấy một học sinh ở cuối lớp đang


mải nghịch điện thoại di động, không chú ý nghe giảng. Trong tình huống ấy Anh
(chị) sẽ xử lý như thế nào?

Câu 20: Vào dịp kỷ niệm ngày nhà giáo Việt Nam 20-11 trường bạn có tổ chức thi
đấu bóng đá, Khi học sinh lớp Anh (chị) đang giao đấu với lớp khác thì một tình
huống bất ngờ xảy ra, học sinh của lớp Anh (chị) không may bị ngã gãy chân. Bố mẹ
học sinh đó đến trường làm ầm ĩ lên, với lời phản ứng gay gắt, trách nhà trường.
Trong tình huống ấy Anh (chị) sẽ xử lý như thế nào?

Câu 21: Khi Anh (chị) vừa bước vào lớp học thì em lớp trưởng vừa khóc nức nở vừa
thưa với Anh (chị) về học sinh A có thái độ thiếu văn hóa, có những lời nói xúc phạm
tới danh dự của mình. Trước tình huống ấy, anh (chị) sẽ xử lý như thế nào?

Câu 22: Nhà trường qui định học sinh không được ăn quà ở trên lớp. Nhưng trong
giờ dạy của Anh (chị), bất chợt anh (chị) bắt gặp một học sinh đang gục xuống bàn
để ăn quà. Anh (chị) sẽ xử lý như thế nào trong tình huống này?


Cõu 23: Ti sao anh (ch) li mun trở thành viờn chc của ngành Giỏo dc Đào tạo Việt Trì trong khi thu nhập và cơ hội phát triển của
ngành này không bằng một số ngành khác có sử dụng chuyên
môn của anh (chị)

Câu 24: Sáng thứ 2, khi toàn trờng đang thực hiện nghi lễ
chào cờ, có một học sinh không hát Quốc ca và đứng trong
hàng cời nói, quay ngang, quay ngửa. Là giáo viên chủ nhiệm

lớp, anh (chị) xử lý nh thế nào?

Câu 25: Lớp anh (chị) chủ nhiệm có 1 học sinh học giỏi nhng lời lao động, cứ có lịch lớp lao động là PHHS viết giấy xin
phép nghỉ với nhiều lý do tởng nh rất chính đáng. Anh (chị)
xử lý tình huống trên nh thế nào?

Câu 26: Trong quá trình giảng dạy có hiện tợng học sinh B lực
học rất bình thờng nhng bài kiểm tra nào cũng đạt điểm
cao. Anh (chị) xử lý hiện tợng trên nh thế nào?.


Câu 27: Lớp anh (chị) chủ nhiệm có hiện tợng một số học sinh
con những gia đình có điều kiện kết bè phái, gây mất đoàn
kết trong lớp. Anh (chị) xử lý tình huống trên nh thế nào?

Câu 28: Là giáo viên chủ nhiệm, khi goị điện đến nhà để
trao đổi tình hình học tập, tu dỡng của một số học sinh cá
biệt, phụ huynh học sinh rất khó chịu và không có ý định hợp
tác. Anh (chị) xử lý tình huống trên nh thế nào?

Câu 29: Anh (chị) mới ra trờng, tốt nghiệp loại giỏi, trình độ
chuyên môn tốt, về trờng công tác và đợc giao nhiệm vụ bồi dỡng học sinh giỏi, nhiều giáo viên có tuổi cho rằng nh thế là
đợc lãnh đạo u ái và có thái độ xa lánh. Anh (chị) sẽ làm gì?

Cõu 30: L giỏo viờn b mụn, trong gi hc, khi yờu cu HS ly giy kim tra 15
phỳt, anh (ch) thy rt nhiu em xộ v lm giy kim tra. Anh (ch) xử lý nh thế
nào?


Câu 31. Bước vào lớp, anh (chị) nhận thấy bàn trực nhật chưa làm vệ sinh, lớp bẩn,

bảng chưa lau, bàn ghế không ngay ngắn. Anh (Chị) sẽ xử lý như thế nào ?

Câu 32. Một học sinh học yếu, lại lười học, anh (chị) đã đến nhà của học sinh đó với
mong muốn gia đình sẽ cùng với nhà trường kèm cặp uốn nắn để học sinh tiến bộ.
Nhưng cha mẹ em đã ngỏ ý cho em thôi học. Anh (chị) sẽ xử lý như thế nào?

Câu 33. Khi trả bài kiểm tra, đa số học sinh đều bị điểm kém, các em đều nhất loạt
kêu là bài khó, các em không làm được và đề nghị thầy không lấy điểm. Nếu là thầy
giáo đó, Anh (Chị) sẽ xử lý như thế nào?

Câu 34. Khi bạn bước vào lớp cả lớp đều đứng dậy chào cô giáo, nhưng duy nhất có
một học sinh ngồi. Trước hiện tượng đó anh (chị) sẽ xử lý như thế nào?

Câu 35. Vào dịp kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11 trường bạn có tổ chức thi
đấu bóng đá. Khi học sinh lớp anh (chị) đang giao đấu với lớp khác thì một tình


huống bất ngờ xảy ra, học sinh của lớp anh (chị) không may bị ngã gãy chân. Bố mẹ
học sinh đó đến trường làm ầm ĩ lên, với lời phản ứng gay gắt, trách nhà trường.
Trong tình huống ấy, anh (chị) sẽ xử lý như thế nào?

Câu 2: Khi phát hiện thấy học sinh lớp mình chủ nhiệm ham chơi điện tử,
xao nhãng học hành, Anh ( Chị) sẽ xử lý như thế nào? Vì sao lại làm như vậy?

Câu 4: Lớp Anh (Chị) chủ nhiệm có một HS cá biệt, hoàn cảnh gia đình rất
khó khăn nên PHHS không quan tâm đến việc học hành của con em mình. Anh (chị)
sẽ làm gì trong tình huống đó?

Câu 8: Trong giờ ra chơi có một học sinh lớp anh (chị) chủ nhiệm đánh nhau
với học sinh lớp khác, anh (chị) sẽ xử lý như thế nào với học sinh này?


Câu 9: Ở trường anh (chị) có hiện tượng nhiều học sinh khi gặp các thầy cô
giáo không chào hỏi. Khi các bạn nhắc nhở, những em đó cho rằng chỉ cần chào hỏi
những thầy cô trực tiếp giảng dạy mình, còn giáo viên khác không phải chào. Anh
(chị) phải làm gì?


Cõu 10: Trong gi dy ca anh (ch), cú hin tng hc sinh nhõn lỳc cụ giỏo
quay lờn bng vit thỡ nghch ngm, lm trũ khin c lp ci m lờn, cụ giỏo quay
xung li ngi rt nghiờm tỳc. Anh (ch) x lý tỡnh hung ny nh th no?
Cõu 17: L ngi giỏo viờn ai cng mun phn u tr thnh giỏo viờn
gii. Theo anh (ch), i vi ngi giỏo viờn, nhng yu t no l quan trng nht
giỳp h t c iu ú. Liờn h bn thõn.

Cõu 18: Nhõn dp 20/11 nh trng t chc hi ging, khi d gi ca mt
ng nghip tr va ra trng, nhiu GV trong t ngi bn tỏn, chờ bai. Vic lm ú
ỳng hay sai, vỡ sao, anh (ch) x lý nh th no?
Câu 28: Là giáo viên chủ nhiệm, khi goị điện đến nhà
để trao đổi tình hình học tập, tu dỡng của một số học sinh
cá biệt, phụ huynh học sinh rất khó chịu và không có ý định
hợp tác. Anh (chị) xử lý tình huống trên nh thế nào?
Cõu 31. Bc vo lp, anh (ch) nhn thy bn trc nht cha lm v sinh,
lp bn, bng cha lau, bn gh khụng ngay ngn. Anh (Ch) s x lý nh th no ?



×