Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Website Sở Kế Hoạch Đầu Tư Hải Dương BC TK CQ 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (110.11 KB, 16 trang )

UBND TỈNH HẢI DƯƠNG
SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ
Số:

/BC-KHĐT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hải Dương, ngày

tháng 12 năm 2016

BÁO CÁO
TỔNG KẾT CÔNG TÁC NGÀNH KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ NĂM 2016,
NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM NĂM 2017
PHẦN THỨ NHẤT
KẾT QUẢ THỰC HIỆN NHIỆM VỤ NĂM 2016

Năm 2016 là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ XII, Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5
năm 2016-2020. Trong bối cảnh chung của tỉnh và cả nước tiếp tục gặp những khó
khăn và thách thức đã ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý nhà nước về lĩnh
vực Kế hoạch và đầu tư trên địa bàn tỉnh. Được sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy,
HĐND, UBND tỉnh, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành,
các địa phương, ngành Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hải Dương đã từng bước tháo gỡ
những khó khăn vướng mắc trong công tác quản lý nhà nước về Kế hoạch và Đầu
tư, chủ động tham mưu cho các cấp ủy đảng, chính quyền chỉ đạo, triển khai thực
hiện quyết liệt những Chủ trương, Nghị quyết của Đảng và Chính phủ, những Chủ
trương, Nghị quyết của Tỉnh uỷ và HĐND tỉnh và chỉ đạo điều hành của UBND
tỉnh. Toàn ngành đã hoàn thành những nhiệm vụ quan trọng trên tất cả các lĩnh vực


công tác, góp phần thực hiện những mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
của tỉnh năm 2016. Kết quả đạt được trong năm 2016 của toàn ngành cụ thể như
sau:
I. THỰC HIỆN CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN

1. Tham mưu thực hiện công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển KT-XH
1.1 Về công tác quản lý quy hoạch:
- Chủ động hướng dẫn, đôn đốc các huyện, thành phố, thị xã hoàn chỉnh quy
hoạch tổng thể phát triển KT-XH của cấp huyện đến năm 2020, định hướng đến
năm 2030 để trình phê duyệt theo quy định; tiếp tục cập nhật hoàn chỉnh quy hoạch
tổng thể phát triển KT-XH của tỉnh đến năm 2020, định hướng đến năm 2030; đôn
đốc, hướng dẫn các Sở, ngành lập quy hoạch các ngành, các lĩnh vực. Tổ chức
thẩm định trình UBND tỉnh phê duyệt các quy hoạch ngành, lĩnh vực như: Điều
chỉnh quy hoạch sản xuất VLXD, Quy hoạch vùng sản xuất chuyên canh rau màu
tập trung tại các huyện: Cẩm Giàng, Kinh Môn. Hướng dẫn triển khai lập quy
hoạch vùng sản xuất chuyên canh rau màu tập trung tại các huyện: Tứ Kỳ, Nam


Sách, Thanh Miện, Gia Lộc; Quy hoạch phát triển điện lực, Quy hoạch phát triển
công nghiệp phụ trợ, Quy hoạch nuôi cá lồng trên sông, Quy hoạch bến thủy nội
địa, Quy hoạch Thương mại...
1.2 Về tham mưu thực hiện KH phát triển KT-XH:
- Ngay từ cuối năm 2015, đã tham mưu cho UBND tỉnh và UBND cấp huyện
tổ chức giao KH và dự toán NSNN năm 2016 cho các cấp, các ngành theo đúng chỉ
đạo của Chính phủ, Bộ KH&ĐT, chỉ đạo của Tỉnh ủy, Nghị quyết của HĐND tỉnh;
tham mưu cho UBND tỉnh ban hành và chỉ đạo thực hiện Kế hoạch hành động thực
hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP của Chính phủ và Nghị quyết của HĐND tỉnh về
nhiệm vụ kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán NSNN năm 2016. Đã chủ trì phối
hợp với các ngành, địa phương xây dựng và trình UBND tỉnh ban hành Quyết định
số 173/QĐ-UBND ngày 14/01/2016 về việc ban hành Kế hoạch hành động thực

hiện Nghị quyết của Chính phủ và HĐND tỉnh về điều hành thực hiện kế hoạch phát
triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2016.
- Triển khai xây dựng và tham mưu cho UBND tỉnh trình HĐND tỉnh thông
qua Kế hoạch phát triển KT-XH 5 năm (2016 - 2020) theo đúng chỉ đạo hướng dẫn
của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh.
- Kịp thời xây dựng và tham mưu với UBND tỉnh ban hành và triển khai
thực hiện các Chương trình, kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội
Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, các Nghị quyết chuyên đề của Chính phủ (Nghị quyết
19/NQ-CP, Nghị quyết 35/NQ-CP, Nghị quyết 60/NQ-CP) và các Nghị quyết phiên
họp thường kỳ của Chính phủ năm 2016; ban hành và chỉ đạo thực hiện Đề án
“Nâng cao Chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của tỉnh Hải Dương giai đoạn
(2016-2020)”; Đồng thời, Sở KH&ĐT cũng đã ban hành Kế hoạch và đề ra những
nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để triển khai thực hiện những nhiệm vụ được UBND
tỉnh giao; các phòng TC-KH cấp huyện đã tham mưu cho cấp ủy, chính quyền tổ
chức triển khai thực hiện các Chương trình hành động, kế hoạch hành động và các
Đề án của tỉnh.
- Chủ động tổng hợp, tham mưu đề xuất kịp thời với các cấp chính quyền,
các sở, ngành có biện pháp tháo gỡ khó khăn cho các DN, biện pháp chỉ đạo điều
hành thực hiện KH hàng Quý, 6 tháng và cả năm 2016. Tổng hợp, đánh giá tình
hình thực hiện KH phát triển KT- XH năm 2016 và xây dựng KH phát triển KT-XH
năm 2017, báo cáo UBND tỉnh.
- Tổng hợp, đánh giá 10 năm tình hình thực hiện Nghị quyết TW 6 khóa X về
tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN; tổng kết 10 năm
việc thực hiện chủ trương chính sách của Đảng về phát triển kinh tế xã hội nhanh
và bền vững; tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 14 TW 5 khóa IX về tiếp tục
2


đổi mới cơ chế, chính sách, khuyến khích và tạo điều kiện phát triển kinh tế tư
nhân.

- Thực hiện tốt nhiệm vụ tham mưu trong công tác điều phối hợp tác phát
triển giữa tỉnh với các địa phương trong Vùng KTTĐ Bắc Bộ, Vùng Đồng bằng
Sông Hồng. Tham gia xây dựng các văn kiện Hội nghị hợp tác phát triển vùng
KTTĐ Bắc Bộ và vùng ĐBSH năm 2016, Kế hoạch hợp tác liên kết phát triển
Vùng giai đoạn (2016 - 2020); phối hợp cùng với các ngành Công Thương,
NN&PTNT, Văn hóa TT&DL để chuẩn bị các tài liệu, nội dung tuyên truyền, hình
ảnh về tỉnh tại Hội nghị.
- Tham gia đoàn kiểm tra, đánh giá kết quả tình hình thực hiện các đề án,
chương trình của các ngành, như kiểm tra trường đạt chuẩn quốc gia ở các cấp học;
thẩm định đề xuất xây dựng trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia; kiểm tra, khảo sát hộ
nghèo toàn tỉnh,…
- Tổng hợp báo cáo Kiểm toán Nhà nước, Bộ Tài chính về kết quả thực hiện
các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước về quản lý, sử dụng vốn TPCP năm 2014 tại
tỉnh Hải Dương theo ủy quyền của UBND tỉnh. Tổng hợp báo cáo Kiểm toán Khu
vực IV về kiểm toán ngân sách địa phương năm 2015.
2. Về công tác quản lý đầu tư công
- Năm 2016 Sở đã tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt chủ trương đầu tư
công 37 dự án để đưa vào danh mục dự án đầu tư công trung hạn trong giai đoạn
(2016 – 2020); thẩm định và trình UBND tỉnh phê duyệt 7 dự án; trình UBND tỉnh
phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho 50 dự án sử dụng vốn ngân sách với 252
gói thầu, tổng giá trị các gói thầu là 581,8 tỷ đồng. Công tác thẩm định chủ trương
đầu tư, thẩm định dự án, thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu đảm bảo đúng trình
tự, thủ tục theo quy định và thời gian.
- Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công năm 2016, xây dựng
phương án kế hoạch đầu tư công năm 2017 của các cấp; xây dựng dự thảo Nghị
quyết của HĐND tỉnh về kế hoạch đầu tư công năm 2017. Tham mưu UBND tỉnh
chỉ thị các cấp, các ngành về xây dựng Kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán
NSNN năm 2017, Chỉ thị về việc Xây dựng Kế hoạch phát triển KT-XH, kế hoạch
đầu tư công 5 năm (2016 - 2020).
- Tổng hợp, theo dõi, báo cáo tình hình thực hiện các chương trình mục tiêu

quốc gia; Vốn trung ương hỗ trợ có mục tiêu; vốn TPCP trong lĩnh vực văn hóa xã
hội của tỉnh. Chủ trì tổ chức thẩm định các đề xuất chủ trương đầu tư các dự án dự
kiến bố trí vốn Ngân sách Trung ương hỗ trợ, vốn xổ số kiến thiết giai đoạn (2016 –
2020). Tổng hợp, báo cáo, xây dựng kế hoạch đào tạo, dạy nghề trên địa bàn tỉnh.

3


- Tổng hợp báo cáo UBND tỉnh phục vụ kiểm tra tổng thể đầu tư giai đoạn
(2012-2015), tình hình thực hiện Chỉ thị 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ
tướng Chính phủ, việc thực hiện Luật Đầu tư công tại tỉnh Hải Dương.
- Tổng hợp báo cáo Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư và UBND tỉnh về
tình hình thực hiện Nghị quyết 60/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu
đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2016 theo
yêu cầu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
- Tham mưu cho UBND tỉnh đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư
công giai đoạn (2011-2015) và xây dựng kế hoạch đầu tư công giai đoạn (20162020) của cấp tỉnh trình HĐND tỉnh thông qua.
- Tham mưu cho UBND tỉnh phân bổ vốn đầu tư XDCB chi tiết một lần ngay
đầu năm kế hoạch, cũng như bố trí vốn chuẩn bị đầu tư thuộc nguồn vốn Chương
trình mục tiêu, chương trình mục tiêu Quốc gia, vốn TPCP, tạo thuận lợi cho chủ
đầu tư chủ động triển khai thực hiện dự án. Tích cực đôn đốc các chủ đầu tư đẩy
nhanh tiến độ thực hiện dự án và giải ngân các nguồn vốn TW, địa phương, vốn
TPCP, các nguồn vốn khác theo quy định.
3. Về công tác thu hút đầu tư trong và ngoài nước
- Năm 2016, mặc dù còn gặp nhiều khó khăn nhưng thu hút đầu tư vào địa bàn
vẫn đạt khá. Số dự án, vốn đầu tư trong nước đều tăng so với năm 2015. Nhiều dự
án đã hoàn thành đầu tư xây dựng và đi vào sản xuất; nhiều doanh nghiệp FDI đã
tăng vốn đầu tư, tăng quy mô sản xuất. Các sở, ngành, địa phương tăng cường công
tác hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp.
- Tham mưu cho UBND tỉnh phê duyệt và triển khai KH XTĐT; tổ chức nhiều

hoạt động thu hút đầu tư. Công tác tiếp nhận, thẩm định, trình chấp thuận chủ
trương đầu tư, cấp CNĐT được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Phối
hợp chặt chẽ với các sở, ngành và địa phương liên quan trong công tác thẩm định
dự án.
- Tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo, đôn đốc các cấp, các ngành, UBND cấp
huyện xây dựng và trình UBND tỉnh quyết định, công bố công khai các dự án đầu
tư theo hình thức PPP. Tập trung chủ yếu chủ yếu vào các dự án đầu tư xây dựng
kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội.
- Chủ trì rà soát và tham mưu đề xuất UBND tỉnh định hướng và cơ chế thu
hút đầu tư đối với các dự án đầu tư xây dựng khu dân cư, khu đô thị. Chủ trì rà soát
các dự án thuê đất, tham mưu thành lập các Đoàn kiểm tra, xây dựng kế hoạch
kiểm tra đối với các dự án thuê đất ngoài các KCN.
- Về thu hút đầu tư trong nước:

4


Trình UBND tỉnh chấp thuận, quyết định chủ trương đầu tư cho 51 dự án
đầu tư mới (so với năm 2015 tăng 8 dự án), điều chỉnh cho 29 dự án với tổng số
vốn đầu tư thu hút là 5.406,0 tỷ đồng (so với năm 2016 tăng 2.842,0 tỷ đồng), chấm
dứt hoạt động và thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư của 16 dự án. Tổ chức thẩm định,
trình UBND tỉnh phê duyệt 2 dự án thực hiện theo hình thức đối tác công tư; tổng
hợp, báo cáo UBND tỉnh phê duyệt danh mục dự án sử dụng đất gồm 16 dự án cần
lựa chọn nhà đầu tư.
Cũng trong năm 2016, UBND các huyện, thành phố, thị xã đã chấp thuận,
quyết định chủ trương đầu tư cho 64 dự án của hộ gia đình, cá nhân với tổng vốn
đầu tư là 617,4 tỷ đồng.
- Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI):
Thực hiện tốt quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư nước ngoài và nguồn
hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) cũng như nguồn viện trợ phi chính phủ (NGO).

Năm 2016 thu hút FDI vào địa bàn đạt trên 300 triệu USD với 24 dự án mới,
vốn đầu tư 114,2 triệu USD và điều chỉnh tăng vốn cho 35 dự án, vốn tăng thêm
192,9 triệu USD. Đặc biệt năm 2016, lượng vốn đầu tư thực hiện của các doanh
nghiệp ĐTNN tại địa bàn đạt trên 360 triệu USD, tăng 52,3%; thuế và các khoản
nộp NSNN (kể cả thuế XNK) ước đạt 300 triệu USD, tăng gần 2 lần so với năm
2015. Thu hút 154.000 lao động trực tiếp tại các doanh nghiệp cùng hàng ngàn lao
động gián tiếp khác. Các doanh nghiệp nước ngoài yên tâm sản xuất, kinh doanh tại
địa bàn.
4. Lĩnh vực ĐKKD và đổi mới doanh nghiệp
Triển khai thực hiện nghiêm Luật DN và các quy định của Chính phủ, các Bộ
ngành TW. Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành chỉ đạo các cấp, các ngành thực
hiện những nhiệm vụ, giải pháp cụ thể hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm
2020; xử lý những khó khăn, vướng mắc cho các tổ chức, cá nhân trong thành lập
DN, trong thành lập tổ chức kinh tế gắn với dự án đầu tư.
Tham mưu cho UBND tỉnh ban hành Quy chế phối hợp giữa các cơ quan
chức năng trên địa bàn tỉnh trong quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp sau đăng
ký thành lập. Tích cực, chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, nhất là đối với các
Doanh nghiệp FDI chuyển sang đăng ký theo Luật mới, giúp DN phát triển.
Tăng cường tuyên truyền đến người dân, DN để thúc đẩy việc ĐKKD qua
mạng điện tử, đạt đến trình độ chính phủ điện tử cấp 4. Trong năm 2016 cấp giấy
đăng ký chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới cho 1.303 doanh nghiệp,
chi nhánh, VPĐD với số vốn đăng ký là 4.457 tỷ đồng (tăng 16,96% về số lượng
doanh nghiệp và tăng 29,56% về số vốn đăng ký so với cùng kỳ năm 2015); đăng

5


ký thay đổi giấy chứng nhận ĐKKD cho 906 lượt doanh nghiệp; giải thể 130 doanh
nghiệp; tạm ngừng 370 doanh nghiệp.
Năm 2016, các phòng TC-KH huyện, thị xã, thành phố của tỉnh đã cấp đăng

ký kinh doanh cho hơn 4000 hộ kinh doanh. Nhiều hộ kinh doanh hoạt động ổn
định, hiệu quả, là nguồn rất tốt để phát triển thành doanh nghiệp. Thủ tục đăng ký
hộ kinh doanh cũng từng bước được đơn giản hóa theo quy định của pháp luật, tuy
vậy cần tổ chức thực hiện nhiệm vụ đăng ký tốt hơn, đảm bảo quyền tự do kinh
doanh của người dân, góp phần cải thiện năng lực cạnh tranh, khuyến khích mọi
người kinh doanh, nhất là tăng cường khởi nghiệp.
Chủ trì công tác tham mưu, tổ chức thành công Hội nghị gặp mặt, đối thoại giữa
lãnh đạo tỉnh với các doanh nghiệp đầu tư trong nước, nước ngoài tại địa bàn nhằm
tháo gỡ khó khăn, phát triển sản xuất kinh doanh.
Tham mưu giúp UBND tỉnh trong công tác sắp xếp đổi mới DNNN do tỉnh
quản lý, thực hiện tốt vai trò là cơ quan Thường trực Ban Đổi mới và phát triển
doanh nghiệp tỉnh. Đến nay, đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ đổi mới, sắp xếp
doanh nghiệp nhà nước tại địa bàn.
5. Công tác thanh tra, kiểm tra
Thanh tra Sở đã chủ động xây dựng KH thanh tra, kiểm tra ngay từ đầu năm
theo chỉ đạo của Giám đốc sở và thực hiện việc thanh tra, kiểm tra theo đúng KH;
đã tiếp nhận và giải quyết những khiếu nại, tố cáo của tổ chức, các nhân thuộc thẩm
quyền của Sở. Năm 2016 đã thực hiện thanh tra 12 đơn vị, kiểm tra 03 doanh
nghiệp theo kế hoạch và thực hiện tiếp dân theo quy định. Phối hợp chặt chẽ với
các Sở, ngành, các huyện, thành phố, thị xã tổ chức rà soát, kiểm tra, đề nghị xử lý
đối với một số dự án đã được chấp thuận đầu tư.
Qua công tác thanh tra, kiểm tra đã xử lý một số trường hợp vi phạm, tham
mưu cho UBND tỉnh xử lý 27 dự án chậm triển khai; đồng thời đôn đốc, hướng dẫn
các DN, các nhà đầu tư thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
6. Phối hợp công tác với các Sở, ngành và địa phương:
Thường xuyên phối hợp với các Sở, ngành, địa phương trong quá trình tham
mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh; trong quản lý đầu tư, đăng ký kinh doanh và xắp xếp đổi mới doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh; trong thực hiện cải cách thủ tục hành chính, trong quá
trình nắm bắt, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp.

Năm 2016 Sở Kế hoạch và Đầu tư thực hiện phối hợp khá chặt chẽ với
Phòng Tài chính – Kế hoạch cấp huyện trong quản lý, theo dõi, lĩnh vực kinh tế tập
thể, HTX. Thực hiện tổng hợp đánh giá tình hình phát triển kinh tế tập thể năm
6


2016 và xây dựng KH phát triển kinh tế tập thể năm 2017; xây dựng Báo cáo 03
năm thực hiện Luật Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Hải Dương theo yêu cầu của Bộ
Kế hoạch và Đầu tư và UBND tỉnh. Tính đến ngày 01/7/2016, toàn tỉnh có 692 HTX
và 01 Liên hiệp HTX. Đồng thời, thường xuyên trao đổi thông tin trong quá trình
thực hiện các dự án đầu tư trong và ngoài nước tại địa bàn.
7. Hoạt động của các Trung tâm trực thuộc Sở:
Các Trung tâm Hỗ trợ phát triển doanh nghiệp, Tư vấn & Xúc tiến đầu tư,
Trung tâm Hợp tác Hải Dương - Viêng Chăn trực thuộc Sở cũng đã chủ động triển
khai công tác theo đúng chức năng, nhiệm vụ được giao và hoàn thành một số
nhiệm vụ chủ yếu:
- Tổ chức các khoá đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ quản lý DN và một số đối
tượng tìm hiểu về phát triển doanh nghiệp. Thực hiện chương trình đào tạo nguồn
nhân lực cho các DN nhỏ và vừa. Đã tổ chức được 12 khóa học cho khoảng 1.000
học viên là các cán bộ quản lý, nhân viên đang làm việc tại các DN nhỏ và vừa trên
địa bàn tỉnh.
- Thực hiện nhiệm vụ tư vấn đầu tư, đã tư vấn hàng trăm lượt tổ chức, cá
nhân trong và ngoài nước đến tìm hiểu đầu tư tại tỉnh. Tập trung giới thiệu về các
khu, cụm công nghiệp; ngành nghề thu hút đầu tư và trình tự, thủ tục về xin cấp
GCN đầu tư, thủ tục thành lập doanh nghiệp, thay đổi nội dung ĐKKD. Đã tiếp
nhận, hỗ trợ 60 dự án đầu tư liên quan tới việc xin thuê đất.
- Tham gia xây dựng, in ấn các tài liệu ấn phẩm, đĩa VCD giới thiệu tiềm
năng, cơ hội đầu tư của Tỉnh bằng 03 thứ tiếng (Việt, Anh, Nhật) làm tài liệu xúc
tiến đầu tư, giới thiệu MTĐT của tỉnh Hải Dương.
- Tham mưu cho tỉnh tổ chức triển khai thực hiện một số nội dung trong Văn

bản Hợp tác ký ngày 23/12/2014 giữa Lãnh đạo cấp cao hai tỉnh Hải Dương và
Viêng Chăn; tổ chức Đoàn làm việc với Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Viêng Chăn và
ký kết Biên bản ghi nhớ.
- Tiếp tục phối hợp với các trường Đại học Hải Dương, ĐH Kỹ thuật Y tế
HD trong việc quản lý sinh viên tỉnh Viêng Chăn đang học tập tại các Trường; Giúp
đỡ cán bộ các Sở, ngành của tỉnh Viêng Chăn sang học tiếng Việt tại Trường Cao
đẳng Hải Dương. Phối hợp với trường Cao đẳng Sư phạm Bản Kơn trong việc giám
sát học viên tỉnh Hải Dương đang học tiếng Lào tại tỉnh Viêng Chăn. Hỗ trợ Đoàn
huấn luyện viên, vận động viên của tỉnh Viêng Chăn sang tập huấn tại tỉnh Hải
Dương.
- Kết nối chương trình công tác giữa một số sở, ngành, đơn vị của 2 tỉnh Hải
Dương, Viêng Chăn. Trao đổi, cung cấp thông tin cho một số DN Việt Nam sang
thăm dò, khảo sát đầu tư tại tỉnh Viêng Chăn...
7


II. THỰC HIỆN CÔNG TÁC TƯ PHÁP, CCHC VÀ SẮP XẾP BỘ MÁY

1. Về công tác pháp chế
- Tham mưu kịp thời với UBND tỉnh trong việc xây dựng và ban hành các
văn bản QPPL như: Nghị quyết của HĐND tỉnh về tình hình thực hiện Kế hoạch
phát triển KT-XH 6 tháng đầu năm, nhiệm vụ giải pháp trọng tâm 6 tháng cuối
năm; Nghị quyết của HĐND tỉnh về tình hình thực hiện Kế hoạch phát triển KTXH năm 2016, Kế hoạch phát triển KT-XH năm 2017;
- Chủ trì xây dựng dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh và Quyết định của
UBND tỉnh về việc ban hành các nguyên tắc, tiêu chí và định mức phân bổ vốn đầu
tư phát triển nguồn ngân sách nhà nước tỉnh Hải Dương giai đoạn 2016 – 2020.
- Chủ trì xây dựng dự thảo Nghị quyết của HĐND tỉnh về tình hình thực hiện
KH đầu tư công năm 2016 và dự kiến KH đầu tư công năm 2017.
- Công tác rà soát văn bản QPPL được thực hiện thường xuyên. Năm 2016
đã rà soát 04 cuộc về văn bản QPPL theo KH số 610/KH-UBND ngày 29/3/2016

của UBNSD tỉnh về triển khai Bộ Luật dân sự và Bộ Luật Tố tụng dân sự; Quyết
định số 2726/QĐ-UBND ngày 23/10/2015 của UBND tỉnh về ban hành KH triển
khai thi hành Luật ban hành văn bản QPPL trên địa bàn tỉnh.
- Tham gia xây dựng các Dự thảo văn bản của Chính phủ, Bộ Kế hoạch và
Đầu tư và các Bộ ngành Trung ương, thuộc thẩm quyền và lĩnh vực quản lý. Thực
hiện trách nhiệm của cơ quan đầu mối trong việc thực hiện Quyết định của Thanh
tra Chính phủ, Kiểm toán nhà nước.
2. Thực hiện cải cách hành chính
Triển khai thực hiện Kế hoạch cải cách hành chính của tỉnh giai đoạn 20162020, Triển khai thực hiện Quyết định số 09/2015/QĐ-TTg ngày 25/3/2015 của
Thủ tướng Chính phủ và Kế hoạch 1389/KH-UBND ngày 24/6/2015 của UBND
tỉnh Hải Dương về thực hiện cơ chế “Một cửa”, cơ chế “Một cửa liên thông” tại cơ
quan hành chính nhà nước; Sở Kế hoạch và đầu tư đã ban hành các văn bản chỉ
đạo, thực hiện: KH cải cách hành chính năm 2016; Tiếp tục kiện toàn tổ chức và
hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả giải quyết TTHC trong lĩnh vực đầu
tư trong nước và nước ngoài. Đặc biệt đã tham mưu cho UBND tỉnh ký cam kết
giữa UBND tỉnh với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về việc thực
hiện giải quyết TTHC; Xây dựng và triển khai các giải pháp cụ thể để rút ngắn thời
gian thực hiện các thủ tục hành chính so với quy định, tạo điều kiện, môi trường
đầu tư thuận lợi cho tổ chức, công dân.
Đã thực hiện rà soát và kiểm soát bộ TTHC thuộc lĩnh vực Sở quản lý ở 3
cấp (tỉnh, huyện, xã); xây dựng trình UBND tỉnh quyết định và công bố công khai
8


224 TTHC, trong đó: 158 thủ tục cấp tỉnh, 45 thủ tục cấp huyện, 21 thủ tục cấp xã;
đề nghị bãi 194 TTHC không còn phù hợp. Tổ chức việc công bố, công khai, minh
bạch TTHC tại nơi tiếp nhận Hồ sơ và công khai trên Website; duy trì chuyên mục
Hỏi - Đáp trên trang Website của Sở, Hòm thư góp ý, số ĐT đường dây nóng...
3. Công tác tổ chức bộ máy và cán bộ:
-Sở Kế hoạch và đầu tư và các phòng Tài chính kế hoạch cấp huyện đã kịp

thời xây dựng và trình UBND tỉnh về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Sở
Kế hoạch và Đầu tư, trình UBND huyện về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức
của các phòng Taidf chính kế hoạch cấp huyện theo quy định của Pháp luật và
Hướng dẫn của các Bộ, ngành Trung ương.
- Tích cực chọn cử những cán bộ tham gia khóa bồi dưỡng, đào tạo nâng cao
trình độ và nghiệp vụ chuyên môn; Thực hiện nghiêm túc chế độ khoán biên chế và
kinh phí quản lý hành chính của cơ quan. Biên chế cơ quan duy trì theo đúng số
lượng biên chế được duyệt; thực hiện tốt Đề án "Vị trí việc làm và ngạch công
chức" theo quy định của tỉnh.
4. Thực hiện nội quy, quy chế cơ quan, QCDC cơ sở
Cán bộ CC,VC chấp hành nghiêm quy chế làm việc của cơ quan, quy chế
hoạt động của các đoàn thể. Thực hiện tốt quan hệ phối hợp công tác giữa các đơn
vị thuộc Sở, giữa công chức, viên chức trong cùng đơn vị.
Việc thực hiện quy chế dân chủ trong hoạt động của cơ quan được gắn với
công tác xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh, Cơ quan tiên tiến xuất sắc, đơn
vị văn hóa, các đoàn thể vững mạnh xuất sắc, phòng chống tham nhũng, thực hành
tiết kiệm chống lãng phí và thực hiện Luật cán bộ công chức, viên chức. Qua đó đã
tạo điều kiện để CB, CCVC phát huy quyền làm chủ, ý thức trách nhiệm với công
việc được giao, khắc phục khó khăn phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Thực hiện Quy chế dân chủ còn được gắn với thực hiện chế độ Thủ trưởng.
Định kỳ cơ quan tổ chức họp giao ban Lãnh đạo và các Trưởng, phó các đơn vị
nhằm kiểm điểm đánh giá thực hiện nhiệm vụ được giao và xây dựng chương trình
công tác của cơ quan, đề ra các giải pháp thực hiện hoàn thành nhiệm vụ được giao.
5. Công tác hành chính quản trị và thi đua khen thưởng
Công tác nội vụ ở từng cơ quan, đơn vị trong ngành được duy trì nền nếp.
Thực hiện các công việc sửa chữa nhà làm việc, mua sắm và quản lý tài sản, trang
thiết bị văn phòng theo quy định, đáp ứng yêu cầu làm việc của CBCC,VC.
Thực hiện tốt công tác văn thư, lưu trữ đảm bảo an toàn và theo đúng quy
định, đặc biệt là các cơ quan, đơn vị đã triển khai áp dụng phần mềm quản lý văn
bản và điều hành công việc chung của cấp tỉnh, cấp huyện. Đến nay phần mềm

9


quản lý văn bản và điều hành đã được đưa vào sử dụng ở tất cả các đơn vị trong Sở.
Tiến hành chỉnh lý, lưu trữ tài liệu theo quy định.
Thực hiện tốt các chế độ chính sách cho CBCC, VC đảm bảo chính xác, kịp
thời theo đúng quy định như: chế độ tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, bảo
hiểm y tế, nâng lương, chuyển ngạch, giải quyết chế độ hưu trí...
Công tác Thi đua - Khen thưởng được quan tâm, thực hiện theo đúng Luật
thi đua khen thưởng, Hướng dẫn thi đua của Bộ, Tỉnh, Khối thi đua TMTH và Cụm
thi đua ĐBSH. Các phong trào thi đua được phát động tới toàn thể CBĐV,CC,VC
cơ quan, với nội dung thiết thực phục vụ cho việc thực hiện nhiệm vụ chính trị
được giao. Tích cực hưởng ứng và tham gia các đợt thi đua do Bộ Kế hoạch và Đầu
tư, UBND tỉnh, Cụm thi đua ĐBSH và Khối thi đua các cơ quan tham mưu tổng
hợp phát động, tạo không khí đoàn kết, thi đua sôi nổi trong CB, CCVC và người
lao động cơ quan, khắc phục khó khăn, vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Kết quả thi đua năm 2016:
Qua tổng kết đánh giá và tuyên dương, khen thưởng cho tập thể, cá nhân có
nhiều thành tích trong năm 2016 thuộc khối văn phòng Sở, các đơn vị thuộc sở và
Phòng TC-KH cấp huyện:
*Đối với Sở KH&ĐT:
+ 11 tập thể và 78 CBCC, VC, người lao động đạt LĐTT; 12 cá nhân đạt
CSTĐ cấp cơ sở. Giám đốc sở tặng Giấy khen cho 06 Tập thể và 40 cá nhân;
+ Đề nghị Bộ KH&ĐT tặng Bằng khen cho 02 Tập thể và 03 cá nhân.
+ Đề nghị và đã được UBND tỉnh Hải Dương công nhận 03 tập thể LĐXS;
tặng Bằng khen cho 02 cá nhân.
*Đối với Phòng TC-KH cấp huyện:
Qua thông tin, báo cáo của các đơn vị, các Phòng đã tổng kết, đánh giá và đề
nghi cấp trên khen thưởng; đã đề nghị Giám đốc sở khen thưởng cho 7 tập thể
phòng TC-KH cấp huyện và 7 cá nhân.

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Những kết quả đạt được
- Đã tích cực tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo điều
hành phát triển KTXH, các KH, Chương trình hành động, các Đề án để thực hiện
các NQ của CP, các NQ của Tỉnh ủy và HĐND tỉnh.
- Phòng TC-KH cấp huyện đã tham mưu cấp ủy, chính quyền chỉ đạo điều
hành thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển KTXH tại từng địa phương.

10


- Công tác lập, thẩm định, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt dự án và công
tác quản lý đầu tư được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật; tham mưu cho
UBND tỉnh, UBND cấp huyện chỉ đạo thực tốt KH đầu tư công 2016, đồng thời
xây dựng KH đầu tư công 2017 và đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 -2020.
- Tập trung thực hiện các giải pháp, nhiệm vụ cụ thể triển khai các đề án,
chương trình, kế hoạch hành động triển khai thực hiện các NQ 19, 35 của Chính
phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và hỗ trợ
phát triển DN.
- Công tác thu hút đầu tư trong và ngoài nước đạt kết quả tích cực; số dự án,
vốn đầu tư đăng ký và thực hiện đều cao hơn so với năm 2015.
- Công tác ĐKKD được triển khai tích cực và có nhiều đổi mới, số DN thành
lập mới tăng cao so với 2015; tích cực tham mưu cho tỉnh trong công tác cổ phần
hóa DNNN.
- Công tác CCHC tiếp tục được triển khai và đạt kết quả tích cực, tập trung
triển khai KH CCHC giai đoạn 2016-2020 và KH CCHC 2016; thường xuyên kiểm
tra, sắp xếp hoạt động bộ phạn “Một cửa”. Việc thực hiện các TTHC theo đúng các
quy định của Nhà nước; nhiều dự án, hồ sơ của các tổ chức, cá nhân đã được rút
ngắn thời gian xử lý so với quy định. Tổ chức rà soát, xây dựng và đề nghị UBND

tỉnh quyết định công bố Bộ TTHC; ý thức trách nhiệm của cán bộ, công chức trực
tiếp giải quyết các hồ sơ, thủ tục cho tổ chức, cá nhân từng bước được nâng lên.
2. Một số tồn tại, hạn chế
- Công tác tham mưu cho UBND tỉnh ban hành một số văn bản còn chậm.
Một số phòng, đơn vị triển khai thực hiện nhiệm vụ tỉnh và lãnh đạo sở giao còn
chậm và thiếu đôn đốc, kiểm tra trong thực thi nhiệm vụ; công tác tham mưu cho
lãnh đạo Sở có mặt còn hạn chế nên chất lượng và hiệu quả công việc chưa cao.
Việc thực hiện cải cách hành chính đã có những chuyển biến tích cực nhưng
chưa đáp ứng được yêu cầu, hiệu quả chưa cao. Năng lực, trình độ và ý thức trách
nhiệm của một số cán bộ còn hạn chế, chưa dành nhiều thời gian cho công tác
nghiên cứu, học tập nâng cao trình độ. Công tác xắp xếp, chuyển đổi vị trí cán bộ
theo quy định của Chính phủ và chỉ đạo của tỉnh còn chậm.
- Sự phối kết hợp trong giải quyết nhiệm vụ cụ thể giữa các phòng chuyên
môn thuộc sở với phòng TC-KH cấp huyện chưa được thường xuyên và chặt chẽ;
giữa các phòng chuyên môn thuộc sở có lúc còn chưa được nhịp nhàng, chưa thực
sự cộng đồng trách nhiệm, vẫn còn tình trạng đùn đẩy trách nhiệm cho nhau. Công
tác thông tin báo cáo của cấp huyện còn chưa đầy đủ và kịp thời.

11


- Công tác bảo quản, lưu giữ hồ sơ, tài liệu tại một số phòng, đơn vị thuộc sở
còn chưa được gọn gàng, khoa học và hợp lý.
Việc theo dõi, quản lý, kiểm tra đôn đốc CBCC,VC chấp hành nội quy, quy
chế cơ quan ở các phòng, đơn vị thuộc sở chưa sát sao. Một số cán bộ, công chức
trẻ của cơ quan tác phong sinh hoạt còn chậm chạp, chưa nhanh nhẹn, còn ngại
khó, ngại khổ, chưa hòa mình với tập thể.
PHẦN THỨ HAI
NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP TRỌNG TÂM NĂM 2017


Năm 2017 kinh tế vĩ mô của Việt Nam được dự báo duy trì ổn định, lạm phát
được kiểm soát sẽ tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế. Đối với tỉnh ta,
những kết quả thuận lợi đạt được trong năm 2016, cùng với việc triển khai thực
hiện các Đề án thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI, các Kế
hoạch triển khai thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ về cải thiện môi trường
kinh doanh, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp sẽ tiếp tục tạo đà cho việc thực hiện
nhiệm vụ KH năm 2017.
Tuy nhiên, việc triển khai thực hiện Kế hoạch năm 2017 cũng đứng trước
nhiều khó khăn, thách thức, đó là: việc tái cơ cấu kinh tế còn chậm, quy mô kinh tế
tỉnh còn nhỏ, sức cạnh tranh thấp; tăng trưởng chủ yếu vẫn dựa vào vốn và lao
động. Thực hiện thời kỳ ổn định ngân sách giai đoạn 2017 - 2020 với cơ chế tự cân
đối sẽ tạo áp lực lớn đến việc điều hành dự toán, việc bố trí vốn NSNN cho đầu tư
phát triển còn rất nhiều khó khăn. Thời tiết, dịch bệnh còn diễn biến phức tạp, có
thể tác động tiêu cực tới sản xuất nông nghiệp và đời sông nhân dân. Một số vấn đề
xã hội nổi cộm, bức xúc còn phức tạp.
Nhằm thực hiện tốt chức năng tham mưu cho Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh
thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển KTXH, một số nhiệm vụ và giải pháp trọng
tâm của Ngành KH&ĐT năm 2017 là:
1. Ngay từ đầu năm 2017, tập trung tham mưu cho UBND tỉnh triển khai
thực hiện các NQ của CP, Tỉnh ủy và HĐND về Kế hoạch phát triển KTXH năm
2017; tham mưu cho UBND tỉnh và UBND cấp huyện ban hành và chỉ đạo thực
hiện Kế hoạch hành động thực hiện Nghị quyết của Chính phủ và Nghị quyết của
HĐND tỉnh về điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán
ngân sách nhà nước năm 2017.

12


Tập trung tham mưu cho các cấp ủy, chính quyền chỉ đạo, triển khai thực
hiện thắng lợi những mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2017; Kế

hoạch đầu tư công năm 2017. Thường xuyên theo dõi, nắm bắt và định kỳ tổng hợp
báo cáo về tình hình thực hiện nhiệm vụ triển kinh tế - xã hội năm 2017 và Kế
hoạch đầu tư công năm 2017.
2. Thực hiện tốt công tác lập, thẩm định và trình các cấp thẩm quyền phê
duyệt quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội cấp tỉnh, cấp huyện; quy hoạch phát
triển các ngành, các lĩnh vực; tham mưu tổ chức thực hiện tốt các quy hoạch về
phát triển kinh tê – xã hội trên địa bàn tỉnh gắn với việc thực hiện quy hoạch của
các ngành, các lĩnh vực.
3. Tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh cụ thể hóa và chỉ đạo thực hiện quyết

liệt những nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và
các Nghị quyết của Chính phủ năm 2017 về những nhiệm vụ giải pháp chủ yếu cải
thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh ; Nghị quyết số 35/NQCP ngày 16/5/2016 về hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đến năm 2020, cam kết của
Chủ tịch UBND tỉnh với Phòng CN&TM Việt Nam (VCCI) về hỗ trợ phát triển
doanh nghiệp và Đề án nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của tỉnh Hải
Dương. Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đầu tư kinh doanh, giảm
tối đa các chi phí khởi nghiệp.
4. Tham mưu cho UBND các cấp triển khai thực hiện KH đầu tư công trung
hạn, KH đầu tư công 2017 theo đúng chỉ đạo của CP, NQ của Tỉnh ủy, của HĐND
tỉnh; bố trí tập trung vốn ngân sách cho đầu tư các công trình, dự án hạ tầng trọng
điểm, các Đề án thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI và Đại hội
Đảng bộ cấp huyện, các dự án có khả năng tạo sức lan tỏa lớn, dự án có khả năng
đưa vào sử dụng và phát huy hiệu quả trong năm 2017.
5. Thực hiện tốt việc tái cơ cấu nền kinh tế theo chỉ đạo của Chính phủ, trong
đó tập trung vào tái cơ cấu đầu tư công theo hướng nguồn vốn của Nhà nước tập
trung đầu tư cơ sở hạ tầng trọng yếu, các công trình quan trọng phát triển kinh tế xã
hội của tỉnh, của huyện. Xây dựng và tổ chức thực hiện cơ chế chính sách nâng cao
chất lượng, hiệu quả đầu tư công; Thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị số
1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 của Thủ Tướng Chính Phủ về tăng cường quản lý
đầu tư từ vốn Ngân sách Nhà nước và vốn TPCP.

Tiếp tục xây dựng và công bố danh mục dự án kêu gọi đầu tư theo hình thức
đối tác công tư. Đẩy mạnh thu hút và khuyến khích thực hiện các dự án đầu tư theo
hình thức hợp tác công tư (PPP), các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Tăng
cường các biện pháp vận động tài trợ vốn ODA.
13


6. Các phòng TC-KH cấp huyện, thị xã, thành phố tập trung rà soát và khẩn
trương hoàn thiện kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm 2016 - 2020 trình cấp có
thẩm quyền phê duyệt, đồng thời chủ động triển khai sớm các dự án trọng điểm
theo Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp.
Chấp hành và tập trung thực hiện tốt các biện pháp xử lý nợ đọng xây dựng cơ
bản, đặc biệt là nợ XDCB của cấp xã; bảo đảm các dự án triển khai trong năm 2017
và cả giai đoạn 2016-2020 không phát sinh khối lượng nợ xây dựng cơ bản. Hàng
năm vốn tăng thu ngân sách (nếu có) ưu tiên tập trung cho thanh toán nợ xây dựng
cơ bản, dự án chuyển tiếp có khả năng hoàn thành trong năm; vốn sự nghiệp có tính
chất đầu tư chỉ bố trí cho dự án cải tạo, sửa chữa và hỗ trợ dự án chuyển tiếp,
không bố trí cho dự án khởi công mới.
7. Tích cực khẩn trương triển khai thực hiện và tăng cường đôn đốc, hướng
dẫn, kiểm tra, giám sát các đơn vị trực thuộc, các chủ đầu tư tập trung thực hiện
đầu tư dự án, giải ngân kế hoạch vốn năm 2017 theo quy định của pháp luật hiện
hành và theo chỉ đạo của Chính phủ, Nghị quyết của Tỉnh ủy và HĐND tỉnh về Kế
hoạch đầu tư công năm 2017 và Quyết định giao kế hoạch vốn đầu tư công năm
2017 của UBND tỉnh. Trong đó tập trung thực hiện:
- Đối với dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng: Khẩn trương hoàn tất thủ tục
trình phê duyệt quyết toán vốn đầu tư, giải ngân hết số vốn kế hoạch năm 2017 đã
giao cho dự án trong quý I năm 2017.
- Đối với dự án chuyển tiếp: Tiếp tục triển khai ngay từ đầu năm 2017, nghiệm
thu khối lượng hoàn thành để đủ điều kiện thanh toán, sớm giải ngân vốn đầu tư và
bảo đảm không phát sinh nợ khối lượng XDCB trong năm 2017.

- Đối với dự án khởi công mới: Các chủ đầu tư khẩn trương hoàn thiện các thủ
tục đầu tư, lựa chọn nhà thầu để khởi công dự án trong quý II năm 2017. Đẩy
nhanh tiến độ đầu tư và trong quá trình đầu tư phải nghiệm thu khối lượng hoàn
thành để đủ điều kiện thanh toán, sớm giải ngân vốn đầu tư và bảo đảm khối lượng
thực hiện trong năm 2017 không vượt kế hoạch vốn được giao. Các huyện, thành
phố, thị xã tập trung chỉ đạo, thực hiện việc bồi thường giải phóng mặt bằng và chủ
động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, bảo đảm tiến độ thi công công trình.
Đối với các dự án có khó khăn, vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện
đầu tư, giải ngân kế hoạch vốn năm 2017 (như công tác chuẩn bị đầu tư, giải
phóng mặt bằng, hoặc thanh toán vốn đầu tư…): Các huyện, thành phố, thị xã và
các Chủ đẩu tư cần chủ động và kịp thời báo cáo, kiến nghị và đề xuất với cơ quan
có thẩm quyền giải pháp thực hiện để hoàn thành kế hoạch đầu tư công năm 2017.
Các Phòng TC-KH tập trung tham mưu cho UBND các huyện, thị xã, thành
phố tập trung triển khai thực hiện và chỉ đạo các xã, phường, thị trấn phân bổ kế
14


hoạch vốn đầu tư công năm 2017 và triển khai thực hiện các dự án theo đúng quy
định của pháp luật về đầu tư công, Nghị quyết của HĐND tỉnh, chỉ đạo của UBND
tỉnh và Nghị quyết của HĐND cùng cấp, đồng thời đẩy mạnh việc xử lý đất dôi dư,
xen kẹp và đấu giá quyền sử dụng đất để có nguồn vốn đầu tư cho các công trình
xây dựng nông thôn mới và xử lý nợ đọng XDCB.
8. Tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước về đầu tư theo đúng chỉ đạo của
Thủ tướng CP, chỉ đạo của của Tỉnh ủy và UBND tỉnh; tạo bước chuyển biến rõ nét
trong hoạt động giám sát và đánh giá tổng thể đầu tư. Tập trung xử lý triệt để các
dự án chậm triển khai, các dự án để đất hoang hóa, lãng phí. Các sở, ngành và các
phòng TC-KH cấp huyện xây dựng Kế hoạch ngay từ đầu năm và thường xuyên
theo dõi, nắm bắt tình hình triển khai thực hiện các dự án sau quyết định chủ trương
đầu tư nhằm nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, đánh giá đầu tư theo
quy định tại Nghị định số 84/2015/NĐ-CP ngày 30/9/2015 của Chính phủ về giám

sát và đánh giá đầu tư.
9. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách hành chính, trong tâm là cải cách các thủ tục
hành chính. Ứng dụng mạnh mẽ CNTT trong thực hiện công vụ, nhất là việc khai
thác, sử dụng hiệu quả Hệ thống quản lý văn bản điều hành, thư điện tử (email) để
xử lý công việc hàng ngày. Đơn giản và công khai hóa các thủ tục hành chính về
đầu tư. Xác định rõ trách nhiệm, thời gian giải quyết của chủ đầu tư, các cơ quan
lập, thẩm định và phê duyệt thủ tục đầu tư, đồng thời chủ động tháo gỡ, giải quyết
dứt điểm các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện đầu tư, nhằm sớm
hoàn thành đưa dự án vào sử dụng, nâng cao hiệu quả đầu tư.
Tiếp tục thực hiện đầy đủ, nghiêm túc Quyết định số 636/QĐ-KHĐT ngày
21/6/2016 của Giám đốc Sở KH&ĐT về hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết
quả giải quyết TTHC, lĩnh vực đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài theo cơ chế
“Một cửa” tại Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở và các phòng TC-KH cấp huyện triển
khai thực hiện tốt kế hoạch cắt giảm 50% thời gian thực hiện các thủ tục thẩm định
dự án đầu tư công theo quy định hiện hành.
Tăng cường sự phối hợp công tác giữa Sở KH&ĐT và Phòng TC-KH các
huyện, thành phố thị xã trong việc xây dựng và thực hiện các QH, KH phát triển
KTXH; chế độ thông tin báo cáo; nghiệp vụ đầu tư và quản lý đầu tư, ĐKKD theo
phân cấp.
10. Tập trung chỉ đạo thực hiện các Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4
(Khóa XII). Nâng cao chất lượng đội ngũ CBCC, viên chức. Tăng cường trách
nhiệm của người đứng đầu, tiếp tục nâng cao năng lực, đạo đức, đổi mới mạnh mẽ
tác phong, lề lối làm việc đối với cán bộ công chức. Làm tốt công tác tuyển dụng,
đào tạo, bồi dưỡng và sử dụng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức. Tổ chức thực
15


hiện Nghị định 158/2007/NĐ-CP của Chính phủ về Quy định danh mục các vị trí
công tác và thời hạn định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức,
viên chức.

Trên đây là báo cáo tổng kết công tác chuyên môn năm 2016, một số nhiệm
vụ và giải pháp trọng tâm năm 2017. Với truyền thống đoàn kết nhất trí, nỗ lực
vươn lên, CBCC, VC Ngành Kế hoạch và Đầu tư quyết tâm phấn đấu, thực hiện
thắng lợi nhiệm vụ được giao./.
GIÁM ĐỐC

Nguyễn Đình Kiêm

16



×