Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Khảo sát đồng dao một số dân tộc thiểu số miền núi phía bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (754.14 KB, 82 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1
1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .......................................... 1
1.1. Tình hình nghiên đồng dao ở Việt Nam ............................................ 1
1.1.1. Nghiên cứu đồng dao trước Cách mạng tháng Tám - 1945 ........ 1
1.1.2. Nghiên cứu đồng dao sau cách mạng tháng Tám - 1945 ............ 2
1.2. Tình hình nghiên cứu đồng dao dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc.. 6
1.2.1 Những công trình sưu tầm, giới thiệu .......................................... 6
1.2.2. Những bài viết đăng trên tạp chí ................................................ 7
2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI .......................................................... 7
3. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI .................................................................... 10
4. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................... 11
4.1. Cách tiếp cận: ................................................................................. 11
4.2. Phương pháp nghiên cứu: ............................................................... 11
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ...................................... 11
5.1. Đối tượng nghiên cứu: .................................................................... 11
5.2. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 11
6. CẤU TRÚC ĐỂ TÀI ............................................................................ 12
1.1. Khái quát về các dân tộc thiểu số .................................................... 13
1.1.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................... 13
1.1.2. Đặc điểm phân bố dân cư ........................................................ 15
1.2. Vài nét khái quát về đồng dao ......................................................... 19
1.2.1. Vấn đề khái niệm ..................................................................... 19
1.2.2. Nhận diện đồng dao qua các tiêu chí phân loại......................... 23
CHƯƠNG 2: NHẬN DIỆN ĐỒNG DAO TRONG KHO TÀNG VĂN
HỌC DÂN GIAN......................................................................................... 26
2.1. Đồng dao (nói chung) trong mối quan hệ với một số thể loại dân gian
.............................................................................................................. 26


2.1.1. Đồng dao với ca dao - dân ca ................................................... 26


2.1.2. Đồng dao với vè....................................................................... 28
2.1.3. Đồng dao với câu đố ................................................................ 29
2.2. Đối tượng phản ánh trong đồng dao của trẻ em dân tộc thiểu số ..... 30
2.2.1. Đối tượng được phản ánh là các con vật .................................. 30
2.2.2. Đối tượng phản ánh là các vật dụng ......................................... 34
2.3. Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của đồng dao dân tộc thiểu số35
2.3.1 Giá trị nội dung ......................................................................... 35
2.3.2. Giá trị nghệ thuật ..................................................................... 38
Chương 3: ĐỒNG DAO VÀ TRÒ CHƠI CỦA TRẺ EM DÂN TỘC
THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA BẮC ............................................................ 49
3.1. Mối quan hệ đồng dao và trò chơi trẻ em ........................................ 49
3.1.1. Lời ca....................................................................................... 49
3.3.2. Môi trường diễn xướng đồng dao ............................................. 53
3.2. Đồng dao gắn với trò chơi của trẻ em dân tộc thiểu số ........................ 56
3.2.1. Đồng dao gắn với trò chơi thể hiện trí tuệ ................................ 56
3.2.2. Đồng dao gắn với trò chơi thể hiện sự khéo léo ....................... 58
3.3. Đồng dao không gắn với trò chơi .................................................... 62
3.3.1. Đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí ............................................ 62
3.3.2. Phát huy tinh thần tập thể và quan hệ cộng đồng...................... 71
KẾT LUẬN .................................................................................................. 75


MỞ ĐẦU

1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Văn học dân gian nói chung và văn học các dân tộc thiểu số nói riêng từ
lâu đã được khẳng định là một bộ phận văn học in đậm dấu ấn tâm hồn và
giàu bản sắc văn hoá các dân tộc anh em. Đồng dao là một tài sản vô cùng
quý giá của nền văn học dân gian nói riêng và văn học nói chung. Cũng như

ca dao, tục ngữ của nhiều dân tộc anh em khác, đồng dao có nội dung rất
phong phú đề cập đến nhiều mặt của đời sống xã hội: về lao động sản xuất, về
đấu tranh chống áp bức, về đạo đức làm người v.v…theo quan điểm dân tộc.
Tuy nhiên, trong thơ đồng dao phương thức thể hiện có quy luật riêng, có
nhiều yếu tố khác biệt không giống phương thức chung của nhiều loại thơ ca
dân gian khác.
Trên thực tế việc nghiên cứu đồng dao chưa được tiến hành đồng bộ,
trong đó nhiều vấn đề mới chỉ là những bước gợi mở ban đầu trong việc đi
sâu tìm hiểu và nghiên cứu đối tượng này.
Khái quát về tình hình sưu tầm, nghiên cứu đồng dao có nhiều cách như:
hệ thống vấn đề nghiên cứu theo thời gian; hệ thống vấn đề theo cách thức
nghiên cứu như: bài viết, báo cáo, chuyên đề, sách giáo khoa, giáo trình hay
ấn phẩm…Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của đề tài, phần tổng quan
này chúng tôi sắp xếp theo các nội dung như sau:
1.1. Tình hình nghiên đồng dao ở Việt Nam
1.1.1. Nghiên cứu đồng dao trước Cách mạng tháng Tám - 1945
Những năm đầu của thế kỉ XX, nghiên cứu văn nghệ dân gian được đẩy
mạnh. Một trong các nội dung được đề cập là việc sưu tầm về đồng dao, các trò
chơi của trẻ em. Trước hết phải kể đến một số bài viết của các học giả nước
ngoài như: Cađie người Pháp(1902), Phong tục dân gian ở thung lũng Nguồn
Sơn (Quảng Bình), đăng Tạp chí Viễn Đông Bác Cổ; Hămphơri Đôngphơroa

1


(1939), Đứa con và bà mẹ khắp thế giới; Ngô Quí Sơn (1944), Hoạt động vui
chơi của xã hội nhi đồng (Activités de le société efantine).
Những bài viết trên bước đầu đã được các học giả ghi chép và giới thiệu
một số trò chơi của trẻ em người Pháp, Ý, Đức và trẻ em người Việt (ở Nguồn
Sơn), trong đó một số trò chơi dành cho trẻ em ở lứa tuổi thiếu niên được các

tác giả quan tâm như: trò đánh khăng, trò lộn chuồn chuồn…
Tuy số lượng tác phẩm về đồng dao được các tác giả nước ngoài viết chỉ
là số ít nhưng chúng ta cũng thấy được vấn đề nghiên cứu đồng dao ở Việt Nam
cũng được giới khoa học nước ngoài quan tâm.
Việc nghiên cứu đồng dao trong nước được khởi đầu với bài viết "Trẻ
con hát trẻ con chơi" đăng trên Tứ dân Văn uyển (1935) của tác giả Nguyễn
Văn Vĩnh. Đây là bài viết duy nhất có đề cập đến đồng dao dành cho trẻ em
trong trước năm 1945.
1.1.2. Nghiên cứu đồng dao sau cách mạng tháng Tám - 1945
Một kỉ nguyên mới mở ra cho sự phát triển về nhiều mặt đời sống của
dân tộc. Việc nghiên cứu văn học dân gian ở Việt Nam được đẩy mạnh lên một
tầm cao mới, trở thành một bộ môn nghiên cứu khoa học thực sự, đồng thời với
phương châm coi văn học dân gian như là một khâu trong công cuộc xây dựng
chủ nghĩa xã hội. Dưới sự ảnh hưởng đó, phong trào sưu tầm và giới thiệu sáng
tác của nhân dân được thường xuyên hơn và mang lại nhiều giá trị khoa học.
Với việc nghiên cứu đồng dao, ở giai đoạn trước số lượng bài viết được
giới thiệu chỉ rất ít nhưng lại được coi là cơ sở tiền đề cho công tác nghiên
cứu đồng dao sau năm 1945.
Đến những năm 70 của thế kỉ XX, việc nghiên cứu đồng dao xuất hiện
trở lại với bài viết Mấy điều ghi nhận về đồng dao Việt Nam của tác giả Vũ
Ngọc Khánh đăng trên Tạp chí Văn học, 4/1974. Và được tiếp tục bởi các tác
giả: La Quán Miên, Bùi Thiện, Triều Nguyên, Nguyễn Nghĩa Dân, hay nhóm

2


tác giả Đặng Diệu Trang, Nguyễn Thuý Loan v.v... mỗi một công trình đều có
những đóng góp riêng, đáng trân trọng.
1.1.2.1. Những tác phẩm sưu tầm về đồng dao
Tổng tập văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, 2002, Nhà xuất bản Đà Nẵng;

Truyện thơ và đồng dao Thái miền Tây Nghệ An (1996), La Quán Miên sưu
tầm và dịch (nxb Nghệ An); Đồng dao và trò chơi trẻ em người Việt (1997),
Nguyễn Thuý Loan, Đặng Diệu Trang, Nguyễn Huy Hồng, Trần Hoàng sưu
tầm, biên soạn (Nxb Văn hoá, Hà Nội); Đồng dao Việt Nam (2002), Trần Gia
Linh tuyển chọn và giới thiệu (Nxb Giáo dục, Hà Nội); Đồng dao con cò
(2003), Đào Ngọc Dung sưu tầm và biên soạn (nxb Âm nhạc); Đồng dao và
trò chơi dân gian cho trẻ mầm non (2009), Hoàng Công Dụng (nxb Giáo dục
Việt Nam); Đồng dao Việt Nam (2009), Anh Tú (nxb Văn hóa thông tin, Hà
Nội); Đồng dao và ca dao cho trẻ em (2010), Nguyễn Nghĩa Dân (nxb ĐHQG
Hà Nội); Đồng dao trẻ em (2010), Triều Nguyên (nxb ĐHQG Hà Nội); Ca
dao dân ca Thái - Nghệ An, tập I, mục 4 Đồng dao (2010), La Quán Miên
(nxb ĐHQG Hà Nội)…
Trong các tác phẩm nêu trên, đồng dao chưa được các tác giả tập trung
nghiên cứu, chủ yếu mới chỉ dừng lại ở công tác sưu tầm và giới thiệu.
1.1.2.2. Những tác phẩm có liên quan đến việc giới thiệu về đồng dao
Năm 1978, Trung tâm Văn hoá Châu Á của Unesco xuất bản cuốn Trò
chơi trẻ em Châu Á. Cuốn sách được tập hợp dưới dạng những trò chơi của
trẻ em các nước Châu á gồm 55 trò chơi của 15 nước: Miến điện, Xinhgapo,
Triều Tiên, Malaixia, Iran, Philippin, Xirilanca, Pakistan, Tháilan, Nhật bản,
Apganitan và bước đầu đã tập hợp, phân loại thành các nhóm trò chơi theo
nội dung khác nhau.
Tiếp đến là hai cuốn sách Văn học dân gian Việt Nam (2 tập), 1990 –
1991 tập 2, Hoàng Tiến Tựu biên soạn (nxb Giáo dục, Hà Nội) và sách Văn
học dân gian Việt Nam, 2000, Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang

3


Nhơn (nxb Giáo dục, Hà Nội) đã có một phần trích dẫn đồng dao và hát ru
trong các chương nghiên cứu về Ca dao và dân ca sinh hoạt. Trong đó, đồng

dao được nhắc đến như là một thể loại tồn tại đặt trong toàn bộ hệ thống thể
loại của văn học dân gian. Đồng thời các tác giả cho rằng đồng dao có ảnh
hưởng đến sự nghiệp sáng tác thơ ca và âm nhạc của văn nghệ sĩ hiện đại.
1.1.2.3. Các bài viết trực tiếp về đồng dao
Theo khảo sát của chúng tôi, cho tới nay đã xuất hiện khá nhiều các
công trình, các bài viết trực tiếp về đồng dao, ví dụ như:
Nguyễn Văn Vĩnh (1935), Trẻ con hát trẻ con chơi, Tứ dân Văn uyển,
1;Vũ Ngọc Khánh (1974), Mấy điều ghi nhận về đồng dao Việt Nam, Tạp chí
Văn học, 4; Nguyễn Hữu Thu (1986), Diễn xướng đồng dao, Tạp chí Văn
học. 4;Lã Thị Bắc Lý (1988), Bước đầu tìm hiểu đồng dao trong hệ thống
nghiên cứu thơ cho nhi đồng, Tạp chí Văn học, 2; Phan Đăng Nhật (1992),
Lời đồng dao trong trò chơi cổ truyền của trẻ em, Tạp chí Giáo dục Mầm
non, 3; Vũ Ngọc Khánh (1993), Thi pháp đồng dao, Tạp chí Văn học, 5;
Nghiêm Đa Văn (1995), Vị trí của đồng dao, Tạp chí Vì trẻ thơ, 6; Hạnh
Ngọc (1996), Đôi điều cảm nhận về đồng dao Thái ở Nghệ An,truyện thơ và
đồng dao Thái miền Tây Nghệ An, nxb Nghệ An; Nguyễn Phương Châm
(1997), Đồng dao và trò chơi trẻ em người Việt,Tạp chí Văn hóa dân gian, 4;
Vũ Ngọc Phan (1997), “Hát vui chơi” trong cuốn Tục ngữ ca dao dân ca Việt
Nam; Nguyễn Định Trung (1997), Vè nói ngược - một kiểu đồng dao độc đáo,
Tạp chí Văn hóa dân gian, 1; Nguyễn Thành Thi (1998), Đồng dao nói ngược
ở Khánh Hòa – Phú Yên, Tạp chí Văn hóa dân gian, 2; Chu Thị Hà Thanh
(2001), Vẻ đẹp ngôn ngữ đồng dao và mối quan hệ với thơ thiếu nhi, Tạp chí
văn hoá dân gian, 5; Chu Thị Hà Thanh (2002), Xung quanh khái niệm đồng
dao, Tạp chí Văn hóa dân gian, 3; Chu Thị Hà Thanh (2002), Nhân cách hóa
trong đồng dao, Nguồn sáng dân gian; Chu Thị Hà Thanh (2003), Đồng dao
vần và nhịp, Thông báo Văn hoá dân gian, nxb KHXH, HN; Chu Thị Hà

4



Thanh (2003), Nhân cách hoá trong đồng dao, Nguồn sáng dân gian, 2;
Nguyễn Thị Huế (2003), Đồng dao về trăng và trung thu của trẻ em, Nguồn
sáng dân gian,3; Triều Nguyên (2008), Đặc điểm của một số bài đồng dao nói
về quan hệ gia đình, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, 5; Triều Nguyên (2008),
Tìm hiểu lối nói vòng trong đồng dao, Tạp chí Ngôn ngữ và Đời sống, 7;
Hoàng Công Dụng (2009), Tổ chức trò chơi dân gian ở trường mầm non, Tạp
chí Giáo dục Mầm non, 2.
Nhìn chung, trong những công trình những bài viết trên các tác giả đã
đưa ra một số quan niệm về khái niệm đồng dao; bước đầu giới thiệu những
phương pháp tiếp cận và nghiên cứu đồng dao. Bên cạnh đó là việc khẳng
định vị trí và đặc điểm của đồng dao trong đời sống của trẻ em qua hoạt động
vui chơi của trẻ.
Qua đó các nghiên cứu đã đặt vấn đề về nguồn gốc của đồng dao,
những giá trị thẩm mỹ của đồng dao, đồng thời gợi mở các hướng nghiên cứu
mới về đồng dao.
Có những công trình nghiên cứu về đồng dao khá công phu, mang
nhiều giá trị. Ví dụ như các công trình của các tác giả Vũ Ngọc Khánh,
Nguyễn Hữu Thu, Phan Đăng Nhật. Tác giả những bài viết này đều tập trung
vào vấn đề cơ bản của đồng dao Việt Nam như: chức năng, cấu tạo, phương
pháp sáng tác và mối quan hệ đồng dao với hát ru.
1.1.2.4. Các đề tài luận văn, luận án về đồng dao
Trong số tài liệu chúng tôi đang có, thì các đề tài luận án chuyên sâu về
đồng dao mới chỉ thấy như sau:
Chu Thị Hà Thanh - luận án tiến sĩ Ngữ văn 2004, Thi pháp đồng dao và
mối quan hệ với thơ thiếu nhi.
Bằng việc khảo sát và phân tích đồng dao trong mối quan hệ với thơ
thiếu nhi, mục tiêu của luận án là nghiên cứu thi pháp đồng dao người Việt
trong thơ thiếu nhi. Từ đó, luận án đánh giá hiệu quả tư tưởng thẩm mỹ của sự

5



kế thừa và cách tân vốn văn học truyền thống trong sáng tác của các nhà thơ
thiếu nhi hiện đại.
Đỗ Thị Minh Chính- luận án tiến sĩ Văn hóa học 2012, Nghiên cứu, ứng
dụng trò chơi – đồng dao người Việt cho trẻ em lứa tuổi mầm non và tiểu học.
Nghiên cứu trò chơi – đồng dao, tác giả luận án chủ yếu tập trung vào
úng dựng đồng dao trong việc biên soạn, sáng tác đồng dao cho trẻ em lứa
tuổi mầm non, tiểu học. Đề tài hướng mục tiêu nghiên cứu về hoạt động giáo
dục âm nhạc trong việc sử dụng các bài hát đồng dao Việt.
Tuy nhiên, đến nay chúng tôi vẫn chưa phát hiện thấy có một luận án
nào nghiên cứu trực tiếp về đặc điểm, tính chất của đồng dao dân tộc thiểu số
Việt Nam. Mặc dù đồng dao của các dân tộc thiểu số cũng đã được xuất hiện
trong một số công trình, tuyển tập về văn học dân tộc thiểu số Việt Nam.
1.2. Tình hình nghiên cứu đồng dao dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc
1.2.1 Những công trình sưu tầm, giới thiệu
Nhìn chung, đồng dao các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc mới chỉ
dừng lại ở một số công trình giới thiệu kết quả sưu tầm, biên dịch như sau:
Hoàng Thị Cành (1994), Đồng dao Tày, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.
Nông Hồng Thăng (1995), Đồng dao Nùng, NxbVăn hoá dân tộc, Hà Nội.
Bùi Thiện (1995), Đồng dao Mường, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.
La Quán Miên (1996), Truyện thơ và đồng dao Thái - miền Tây Nghệ
An, Nxb Nghệ An.
Tô Ngọc Thanh (2002), Đồng dao Thái, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.
Hoàng Tuấn Nam, Non nước Cao Bằng, Nxb Văn nghệ dân gian Việt Nam.
Nhiều tác giả, Dân ca Thái – Mai Châu, sở Văn hóa thông tin Hà Sơn Bình
Nhiều tác giả, Tổng tập văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam (Quyển 1:
Tục ngữ, đồng dao, hát ru, câu đố, dân ca lao động – phong tục, 2002, Nhà
xuất bản Đà Nẵng.
Các tác phẩm trên, chúng tôi kế thừa và ghi nhận thành quả sưu tầm của

các tác giả. Đồng dao các dân tộc được sưu tầm nhiều nhất phải kể đến cuốn

6


Tổng tập văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam: Đồng dao dân tộc Nùng (20
bài); Đồng dao dân tộc Mường (2 bài); Đồng dao dân tộc Khơmú (1 bài);
Đồng dao dân tộc Bana (1bài); Đồng dao dân tộc Mnông (3 bài); Đồng dao
dân tộc Nguồn (3 bài).
Ngoài các tài liệu kể trên, chúng tôi cũng có gắng tìm hiểu và thu thập
những bài viết có liên quan đến đồng dao dân tộc. Thống kê được như sau:
1.2.2. Những bài viết đăng trên tạp chí
Tô Ngọc Thanh (1974), Đồng dao với cuộc sống của dân tộc Thái ở Tây
Bắc, Tạp chí Văn học, 4; Mông Kí Slay (1994), Ngôn ngữ trẻ thơ qua đồng
dao Nùng, Tạp chí Văn hóa dân gian, 4; La Quán Miên (2002), Câu đố dân
tộc Thái,Văn hoá các dân tộc, 6; Hoàng Hoá (2002),Câu đố trẻ em dân tộc
Tày, Nùng,Văn hoá các dân tộc, 6; Cao Sơn Hải (2005), Đố lá - một sinh hoạt
văn hoá người Mường, Văn hoá các dân tộc, 6.; Bùi Huy Vọng (2005), Đố lá
trò chơi dân gian độc đáo, hữu ích của trẻ em Mường, Văn hoá các dân tộc,
6; Triều Nguyên (2008), So sánh đồng dao Việt với đồng dao Tày, Nùng về
vần nhịp và kết cấu, Tạp chí Văn hoá dân gian, 2.
Bên cạnh những bài viết có phần đặt vấn đề nghiên cứu vẻ đẹp ngôn ngữ
và khẳng định giá trị nội dung, giá trị nghệ thuật của đồng dao của các tác giả
Tô Ngọc Thanh, Mông Kí Slay, Triều Nguyên. thì hầu hết những bài viết này
cũng chỉ dừng ở việc ghi lại một số cảm xúc, suy nghĩ mang tính chất cảm thụ
văn học về đồng dao dân tộc thiểu số.
Như vậy, trong số tài liệu kể trên, chúng tôi khẳng định rằng chưa có
một công trình khoa học chuyên sâu nào về đồng dao dân tộc thiểu số.
2. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI


Trong tiến trình phát triển văn hoá Việt Nam, việc nghiên cứu văn học
dân gian luôn là cơ sở, nền tảng vững chắc cho sự hình thành phát triển không
ngừng của nền văn học nước nhà. Văn học dân gian đã trở thành đối tượng
được các nhà khoa học tập trung nghiên cứu.
Miền núi phía Bắc là khu vực có nhiều cộng đồng cư dân các dân tộc
sinh sống. Trong kho tàng văn hóa các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc, bộ

7


phận văn học dân gian truyền thống đã được sưu tầm, công bố, giới thiệu hết
sức phong phú trong đó nhiều thể loại đã được nghiên cứu như: thần thoại,
truyền thuyết, cổ tích, tục ngữ, ca dao…Tuy nhiên, đối với một bộ phận thuộc
loại hình thơ ca dân gian của các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc,cụ thể là
bộ phận đồng dao và trò chơi của trẻ em các dân tộc lại chưa nhận được sự
quan tâm., giới thiệu một cách hệ thống và thấu đáo. Mặc dù gần đây cũng đã
có một số ít công trình sưu tập đồng dao của các tri thức người Kinh và tri
thức bản tộc giới thiệu tập hợp như đồng dao Thái (Tây Bắc), đồng dao Tày,
đồng dao Nùng (Cao Bằng, Bắc Cạn), đồng dao Mường... Song công việc này
chưa đáp ứng được thực tế lưu truyền và tồn tại khá phong phú của bộ phận
này trong văn học dân gian các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc. Đặc biệt,
là việc đặt vấn đề nghiên cứu đồng dao các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc
nói riêng, của các đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam nói chung như là một
đối tượng khoa học thì hầu như vẫn còn như là một khoảng trống cần bù lấp.
Về mặt lý luận và thực tiễn thì theo tác giả Trần Gia Linh “đồng dao đã
có lịch sử lâu đời, nó được hình thành và phát triển cùng với sự phát triển của
xã hội” [48,tr.4]. Hơn nữa, đồng dao còn có mối quan hệ với nhiều thể loại
khác như: vè, câu đố, hát ru…và trong đời sống hiện nay là thơ thiếu nhi. Vì
thế, qua đồng dao chúng ta có điều kiện tiếp cận và hiểu thêm các thể loại văn
học dân gian khác.

Mặt khác, đồng dao là những bài hát bao gồm phần lời và hình thức diễn
xướng (trò chơi). Nó ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu vui chơi cho trẻ em các
dân tộc, do vậy, đồng dao có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống tinh
thần của trẻ thơ. Hoạt động vui chơi là nhu cầu thiết yếu của trẻ. Khi trẻ em
vui chơi thường hát những bài hát đồng dao gắn với trò chơi đồng dao, chính
vậy mà đồng dao và trò chơi có mối quan hệ hữu cơ là đặc điểm tạo nên tính
chất phong phú của thể loại. Đồng dao –trò chơi đồng dao trở thành môi
trường giáo dục hiệu quả nhất đối với trẻ, ở đó hoạt động học mà chơi – chơi
mà học được phát huy một cách toàn diện. Hát đồng dao của dân tộc Việt nói
chung và các dân tộc thiểu số nói riêng đều được coi là những giá trị tinh thần

8


truyền thống và luôn là một phương tiện quan trọng mang ý nghĩa giáo dục và
nhận thức. Do đó, nghiên cứu đồng dao dân tộc giúp chúng ta hiểu sâu sắc
hơn văn hóa truyền thống và trở về với cội nguồn dân tộc.
Lí do bộ phận văn học dân tộc thiểu số này còn ít được chú ý và đang
dần bị lãng quên, đặc biệt là đồng dao của trẻ em các dân tộc thiểu số nói
chung là bởi những tác động sau:
Một là, việc sưu tầm về đồng dao còn bị tác động bởi các yếu tố khách
quan. Trong thời đại xã hội đang trên con đường giao lưu và hội nhập văn
hoá, khiến cho một nền văn học dân tộc có nhiều giao thoa,thiếu ổn định.
Chúng ta thấy, trẻ em ngày này bị áp lực về việc học quá tải. Trẻ chỉ biết học
và học những cái đã được quy định trong chương trình giáo dục. Các em luôn
bị áp đặt bởi những yêu cầu cứng nhắc của người lớn.Tất nhiên, trẻ vẫn
trưởng thành, thông minh nhưng tâm hồn các em không còn vô tư, hồn nhiên.
Hơn nữa, với sự phát triển công nghệ thông tin như hiện nay trẻ không còn
thích những bài hát đồng dao mộc mạc và những trò chơi dân gian thú vị.
Những yếu tố đó là sợi dây vô hình khiến tâm hồn trẻ thơ “lạnh lùng vô cảm”.

Đây là vấn đề cần phải đặt ra trong chiến lược phát triển nguồn nhân lực.
Hai là, trong thực tế giảng dạy, có thể kể đến những bộ giáo trình về văn
học dân gian mà chưa có giáo trình nghiên cứu chuyên sâu về đồng dao – trò
chơi đồng dao. Đối với bậc tiểu học, thì đây là một nội dung hết sức cần thiết
phải bổ sung. Vì nó là phương tiện giúp việc giáo dục những giá trị văn hóa
dân gian và bồi đắp tâm hồn cho các thế hệ trẻ được hoàn thiện. Hơn nữa còn
là việc đáp ứng nhu cầu thiết yếu về đời sống tinh thần cho trẻ.
Mặt khác, có thể là do chưa có sự thống nhất trong khái niệm về đối
tượng nghiên cứu nên các nhà khoa học chưa thực sự chú ý. Đồng thời cùng
với việc những người sưu tầm, giới thiệu về đồng dao dân tộc thì vốn ngôn
ngữ của họ có giới hạn nên công tác sưu tầm đồng dao dân tộc bị hạn chế.
Như vậy, chúng ta cần đẩy mạnh hơn nữa về đội ngũ và mở rộng phạm vi
khảo sát đồng dao.

9


Ngoài các yếu tố kể trên cùng với những gợi mở vấn đề về đồng dao của
các nhà khoa học đi trước. Chúng tôi thấy, đây là mảng đề tài có nhiều ý
nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn.
GS.Tô Ngọc Thanh một nhà nghiên cứu văn hoá đã viết: đây là một điều
kiện thuận lợi để ta có thể tìm hiểu đầy đủ diện mạo một loại hình nghệ thuật
văn nghệ dân gian [33,tr.20]. GS. Vũ Ngọc Khánh cũng cho rằng việc nghiên
cứu đồng dao nên được gia công hơn cả về lí do học thuật, cả vì yêu cầu thực
tiễn. Bởi theo GS. đồng dao là một kho tàng văn học dân gian phong phú
mang đậm bẳn sắc văn hoá truyền thống dân tộc.[ 16, tr.20]
Cùng quan điểm trên thì GS. Tô Ngọc Thanh qua bài viết Đồng dao với
cuộc sống của dân tộc Thái ở Tây Bắc đã khẳng định: “Hát đồng dao, một thể
loại của văn nghệ dân gian, rất được chú ý bởi đó là những nét bút đầu tiên
của dân tộc viết lên trên những tâm hồn trắng tinh của trẻ thơ”[33,tr.10]. Tác

giả cho rằng đồng dao là một thể kết hợp văn hoá – văn nghệ dân gian – làn
điệu âm nhạc. Chính cấu tạo kết hợp nhiều yếu tố đó làm cho đồng dao có giá
trị về nhiều mặt và nó cũng là một nội dung cơ bản của đồng dao các dân tộc.
Trên thực tế việc nghiên cứu đồng dao còn nhiều vấn đề cần phải được giải
mã, đến nay cũng đã có nhiều tác giả quan tâm nhưng chỉ dừng lại ở một khía
cạnh nào đó tuỳ theo mục đích riêng cần theo đuổi của mỗi tác giả, nên việc
nghiên cứu hệ thống toàn bộ nội dung dường như chưa được tiến hành đồng bộ
và chuyên sâu trong đó nhiều vấn đề mới chỉ là những bước gợi mở ban đầu.
Vì vậy, với hy vọng có đóng góp mới vào công tác sưu tầm, nghiên cứu
một thể loại văn nghệ dân gian đặc biệt. Chúng tôi, lựa chọn đồng dao dân tộc
thiểu số làm đối tượng nghiên cứu của mình với đề tài: “Khảo sát đồng dao
một số dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc”.
3. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI

- Tập hợp, hệ thống, phân loại các bài hát đồng dao dân tộc thiểu số miền
núi phía Bắc qua một số sưu tập đã được công bố. Trong điều kiện cho phép
có thể tiến hành việc sưu tầm, bổ sung thêm tác phẩm đồng dao.

10


- Khảo sát nội dung, nghệ thuật đồng dao thông qua những bài hát đồng
dao gắn với trò chơi đồng dao và những bài hát đồng dao chỉ có phần lời.
- Chỉ ra những đặc điểm và những giá trị nổi bật của đồng dao dân tộc
thiểu số trong đời sống văn hoá, văn học thời kỳ hiện đại hoá và hội nhập hiện
nay.
- Kết quả nghiên cứu của đề tài phục vụ cho việc hoàn thành luận án tiến sĩ
và là tư liệu tham khảo cho các nhà trường phổ thông, cao đẳng, đại học có giảng
dạy văn hoá, văn học dân tộc thiểu số.
4. CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


4.1. Cách tiếp cận:
Nghiên cứu lý thuyết, khảo sát, thảo luận để tìm ra các kết luận khoa học.
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
Chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp thống kê, phân loại được áp dụng tích cực trong quá trình
xử lý tư liệu.
- Phương pháp phân tích - tổng hợp.
- Điều tra, phỏng vấn.(phiếu khảo sát)
- Phương pháp so sánh.
- Sử dụng một số phương pháp nghiên cứu liên ngành: văn hoá, văn học,
xã hôi học..
5. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

5.1. Đối tượng nghiên cứu:
Với đề tài “Khảo sát đồng dao một số dân tộc thiểu số miền núi phía
Bắc” giới hạn việc khảo sát tư liệu về đồng dao của các dân tộc thiểu số ở khu
vực miền núi phía Bắc như: đồng dao Tày, đồng dao Nùng, đồng dao Thái,
đồng dao Mường…
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Khảo sát 177 bài đồng dao của 4 dân tộc: Tày, Nùng, Thái, Mường.

11


6. CẤU TRÚC ĐỂ TÀI

Từ việc xác định đối tượng và nhiệm vụ nghiên cứu chúng tôi xây dựng
cấu trúc đề tài như sau, ngoài phần mở đầu và kết luận
CHƯƠNG 1

VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ ĐỒNG DAO NÓI CHUNG
CHƯƠNG 2
NHẬN DIỆN ĐỒNG DAO TRONG KHO TÀNG VĂN HỌC DÂN GIAN
CHƯƠNG 3
ĐỒNG DAO VÀ TRÒ CHƠI CỦA TRẺ EM DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI
PHÍA BẮC

12


Chương 1
VÀI NÉT KHÁI QUÁT VỀ ĐỒNG DAO NÓI CHUNG

1.1. Khái quát về các dân tộc thiểu số
1.1.1. Điều kiện tự nhiên

Vùng miền núi phía Bắc có địa hình tương đối phức tạp với những dãy
núi cao chạy theo hướng tây bắc- đông nam. Ba phía, tây, bắc và đông đều là
đồi núi, phía nam là bờ biển và ở giữa là đồng bằng chủ yếu do sông Hồng và
sông Thái Bình bồi đắp. Xen giữa các dãy núi là một số đồng bằng nhỏ và
thung lũng. Điều này làm nên những điểm khác biệt tương đối lớn trong phân
bố dân cư. Trước năm 1954 còn gọi là Trung du và thượng du là khu vực sơn
địa và bán sơn địa ở miền Bắc Việt Nam.
Xét về mặt hành chính, vùng này bao gồm 15 tỉnh Hà Giang, Cao Bằng,
Lào Cai, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Thái Nguyên, Phú Thọ,
Bắc Giang, Quảng Ninh, Lai Châu, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình. Trung tâm
vùng là thành phố Thái Nguyên. Đây là vùng lãnh thổ có diện tích lớn nhất

13



nước ta (trên 101 nghìn km2), số dân hơn 13 triệu người (năm 2009) chiếm
khoảng 30,5% diện tích và 14,2% số dân cả nước.(Theo số liệu tổng điều tra
dân số, tính đến 0 giờ ngày 1/4/2009).
Thực tế, khu vực này luôn được chia thành hai tiểu vùng tự nhiên và
cũng là hai vùng văn hóa: Đông Bắc và Tây Bắc.
Về phạm vi hành chính, vùng Đông Bắc bao trùm các tỉnh Phú Thọ, Hà
Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc
Giang và Quảng Ninh. Vùng được giới hạn về phía Bắc bởi biên giới Việt –
Trung. Phía Nam là dãy núi Tam Đảo và châu thổ sông Hồng, phía đông nam
trông ra vịnh Bắc Bộ, Phần phía tây, được giới hạn bởi thung lũng sông Hồng
và thượng nguồn sông Chảy. Đây là vùng núi và trung du được cấu tạo bởi đá
granit với nhiều núi cao và đá vôi tạo nên khối kiến trúc địa tầng đa dạng. Các
cao nguyên ở vùng Đông Bắc có độ cao trung bình từ 1.000 – 1.200m, riêng
cao nguyên đá Đồng Văn có độ cao tới 1.600m. Trải dài theo phía đông, nam
có những dãy núi hình cánh cung và địa hình thấp dần về phía đồng bằng.
Chính kiến tạo địa chất, địa hình đa dạng của vùng Đông Bắc là ưu thế tạo
nên cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp. Vùng có nhiều hệ thống sông suối lớn
nhỏ như hệ thống sông Hồng, hệ thống sông Thái Bình…và có vùng biển là kì
quan thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long.
Chịu ảnh hưởng của khí hậu biển và do địa hình cao lại có nhiều dãy núi
cánh cung nên vùng Đông Bắc vào mùa đông hanh khô nhưng rất lạnh.
Theo Lê Bá Thảo – nhà địa lý học, vùng Tây Bắc được giới hạn ở phía
đông bởi dãy Hoàng Liên Sơn và ở phía tây là dãy Sông Mã. Về mặt hành
chính, vùng Tây Bắc gồm 6 tỉnh Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào
Cai,Yên Bái. Địa hình Tây Bắc có nhiều dãy núi cao chạy theo hướng Tây –
Bắc- Đông – Nam vô cùng hiểm trở. Do sự ngăn cách của dãy Hoàng Liên
Sơn lại thuộc khí hậu lục địa nên các tỉnh Tây Bắc ít chịu ảnh hưởng cua gió

14



mùa đông bắc. Ngược lại, chịu ảnh hưởng của gió tây (gió Lào) nên vào tháng
3 đến tháng 5 khí hậu khu vực này rất nóng, khô.
Khu vực miền núi phía Bắc nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới nên
được chia thành 4 mùa rõ rệt và những thay đổi thời tiết cũng theo mùa.
1.1.2. Đặc điểm phân bố dân cư
Với số lượng dân cư ít lại phân bố trên địa bàn rộng nên mật độ dân số
thấp. Phần lớn các dân tộc ít người ở nước ta cư trú ở miền núi, chiếm 3/4
diện tích cả nước. Thuộc khu vực miền Bắc địa đầu của tổ quốc Việt Nam,
các tỉnh miền núi phía Bắc bao gồm nhiều dân tộc ít người cùng cư trú, sinh
sống, gần 30 dân tộc thiểu số thuộc nhiều nhóm ngôn ngữ khác nhau.
Theo số liệu tổng điều tra dân số năm 2009 các dân tộc thiểu số chiếm
khoảng 62% tổng dân số của cả khu vực miền núi phía Bắc. Là vùng thưa dân
nên mật độ dân số ở miền núi 50 – 100 người/km2. Các dân tộc ít người có số
dân đông nhất ở khu vực miền núi phía Bắc là: Tày (1.477.514 người), Thái
(1.328.725 người), Mường (1.137.515 người), Nùng (856.412 người). Hầu hết
các nhóm dân tộc thiểu số này (trừ người Hoa, người Khmer, người Chăm)
sống tại các vùng trung du và miền núi. Người Mường sống chủ yếu trên các
vùng đồi núi phía Tây đồng bằng sông Hồng, tập trung ở Hòa Bình,Thanh
Hóa và Phú Thọ. Người Thái chủ yếu định cư ở Tây Bắc (Sơn La, Lai Châu)
và các huyện miền núi tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa. Người Tày tập trung phần
lớn ở các tỉnh miền núi phía Bắc sông Hồng (Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn,
Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên), người Nùng sống ở Lạng Sơn, Cao
Bằng. Còn lại một số dân tộc khác không có các lãnh thổ riêng biệt, nhiều
nhóm sống hòa trộn với nhau.
Sự phân bố của các dân tộc ở các địa phương có mức độ chênh lệch cao
như tại Cao Bằng đồng bào dân tộc thiểu số chiếm tới 95% nhưng Quảng
Ninh chỉ chiếm khoảng 11% dân tộc thiểu số. Những địa phương có dân tộc
thiểu số cư trú chiếm hơn 50% tập trung ở Cao Bằng –Bắc Cạn – Lạng Sơn –


15


Hà Giang – Tuyên Quang – Lai Châu – Điện Biên –Sơn La – Hòa Bình – Lao
Cai – Yên Bái. Các địa phương Thái Nguyên – Phú Thọ - Bắc Giang – Quảng
Ninh dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ dưới 50%.
Địa bàn sinh sống của hầu hết tộc người thiểu số ở khu vực nông thôn
và phần lớn họ không có lãnh thổ địa lí riêng biệt. Theo sự phát triển của lịch
sử, quá trình di cư giữa các dân tộc ngày càng diễn ra mạnh mẽ hơn, nhất là từ
những năm đầu 1960 khi Chính phủ thực hiện chương trình đưa người Kinh
lên khai hoang, phát triển kinh tế ở miền núi. Vì lẽ đó, tình trạng xen cư trở
nên phổ biến hơn, điều này đã tạo nên bức tranh đa sắc màu dân tộc có nhiều
mối quan hệ về ngôn ngữ, nhân chủng, văn hoá…
* Tổ chức xã hội
Ngay từ buổi đầu dựng nước, các dân tộc ít người thuộc khu vực này đã
tham gia tích cực vào việc xây dựng các truyền thống lịch sử, văn hoá lâu đời
của đại gia đình dân tộc Việt Nam nói chung và mang bản sắc riêng của dân
tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc nói riêng. Những truyền thống cổ xưa
được phát triển trong quá trình vận động mang tính thống nhất và thể hiện
tính chất bản địa lâu đời, tính cộng đồng bền vững. Do quan hệ chặt chẽ trong
lịch sử, các dân tộc ít người trong khu vực có nhiều nét tương đồng về đời
sống vật chất cũng như về văn hóa tinh thần.
Hầu hết các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc cư trú và sinh hoạt cộng
đồng theo tổ chức xã hội dưới tên gọi là làng, bản. Theo Hoàng Tiến Tựu, ông
xác định hệ thống các vùng ở Việt Nam theo thứ bậc từ lớn đến nhỏ để phân
vùng văn học dân gian là: dân tộc > miền > khu vực > vùng > làng. Tác giả
khẳng định rằng, làng là tế bào của vùng văn học dân gian truyền thống và
ông cũng nêu rõ các tiêu chí để phân vùng như sau:
- Sự giống nhau hay gần nhau của các tác phẩm văn học dân gian.

- Sự tương đồng về mặt ngôn ngữ của nhân dân.

16


- Gắn bó về hoàn cảnh địa lí, lịch sử với phong tục, tín ngưỡng và mọi
mặt đời sống của nhân dân.
Như vậy, mỗi làng bản đều có nhiều dòng họ chung sống và qua quan hệ
láng giềng thân thuộc tổ chức xã hội đó ngày càng gắn kết và trở thành một
cộng đồng xã hội. Những phong tục, tập quán có ảnh hưởng tới cộng đồng
dần dần chi phối tới luật tục và có thể thành chế tài chung của tổ chức. Dù
không có lãnh thổ riêng nhưng địa bàn cư trú của một tổ chức xã hội làng bản
đều được xác định gồm đất ở, đất canh tác, rừng và nguồn nước.
Nhìn chung, tổ chức xã hội của các tộc người thiểu số miền núi phía Bắc
được hình thành một cách tự nhiên tạo thành bản sắc văn hoá vùng mà theo
Ngô Đức Thịnh: "Văn hoá vùng là một vùng lãnh thổ có những tương đồng
về hoàn cảnh tự nhiên, dân cư sinh sống ở đó từ lâu đã có những mối quan
hệ nguồn gốc và lịch sử, có những tương đồng về trình độ phát triển kinh tế
- xã hội, giữa họ đã diễn ra những giao lưu, ảnh hưởng văn hoá qua lại nên
trong vùng đã hình thành những đặc trưng chung thể hiện trong sinh hoạt
văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần của cư dân, có thể phân biệt với vùng
văn hoá khác".
* Đời sống văn hóa
Tập trung nhiều dân tộc thiểu số sinh sống nên miền núi phía Bắc là
vùng có nhiều sắc thái văn hóa. Điều này được phản ánh trong nhiều lĩnh vực
khác nhau như: dân tộc, văn hóa, văn học, ngôn ngữ, lịch sử…Đời sống văn
hóa của các dân tộc miền núi phía Bắc được thể hiện trong sự sáng tạo văn
hóa vật thể và văn hóa phi vật thể: nhà cửa, trang phục, ẩm thực, văn học
truyền miệng và các hình thức diễn xướng dân gian.
Những đặc điểm sinh hoạt của đồng bào các dân tộc thiểu số miền núi

phía Bắc thể hiện tính bản địa lâu đời. Đó là tiền đề trong tiến trình phát triển
văn hóa cộng đồng bền vững. Từ nền văn hóa thời đại đồ đá đến nền văn hóa
thời đại đồng thau đã phát hiện những sáng tạo văn hóa vật chất với những

17


dụng cụ bằng đá ghè (văn hóa Hòa Bình), đá mài (văn hóa Bắc Sơn), và vùng
văn hóa dân tộc Thái – Lai Châu.Thời kì này, nền văn hóa Hòa Bình đã có
những sáng tạo mang tính nghệ thuật. Với những hình vẽ trang trí khắc đầu
người và thú, bức tranh minh họa về đời sống của cộng đồng dân tộc các anh
em vùng miền núi phía Bắc như là một minh chứng về lịch sử phát triển của
loài người. Đó là tiền đề cho sự ra đời của hàng loạt các nền văn hóa về sau
như: nền văn hóa Đông Sơn nổi tiếng với di vật tiêu biểu là trống đồng. Trống
đồng như là một phương tiện cho nghệ thuật tạo hình đó là việc mô tả những
sinh hoạt, lao động, vui chơi đã tồn tại và phát triển phong phú từ lâu đời.
Đã đạt được những bước tiến trong nền văn hóa vật chất tuy nhiên về
trình độ kĩ thuật phục vụ sản xuất còn thấp kém. Vì thế, trong lao động chưa
đem lại những thành quả cao. Và với những hiện tượng tượng thiên nhiên gây
ảnh hưởng đến đời sống sản xuất khiến cho các cộng đồng tộc người tìm cách
chế ngự nó. Đó là tiền đề cho những tín ngưỡng dân gian ra đời.
Sự phức hợp của những quan niệm ở mỗi tộc người thiểu số miền núi
phía Bắc đều có những cách diễn giải khác nhau. Nhưng những tín ngưỡng
dân gian của các dân tộc thiểu số không tách rời mà có quan hệ chặt chẽ, bổ
sung cho nhau tạo nên diện mạo sinh hoạt văn hóa tinh thần phong phú. Họ
tin vào sự tồn tại của nhiều thế giới đó là: thế giới thực, thế giới của các vị
thần linh và ma quỷ, thế giới của linh hồn tổ tiên. Những quan niệm đó được
thể hiện qua những lễ hội của dân tộc. Chẳng hạn, với mục đích tế thần để cầu
mưa và mong thần phù hộ thì người Tày có lễ hội Lồng tồng diễn ra vào ngày
đầu xuân để tế thần Nông – vị thần của sản xuất nông nghiệp; người Thái có

lễ xên bản, xên mường; người Mường có ngày lễ tế Thành hoàng; người
Hmông có ngày hội xai xán; người Sán dìu có ngày hội ó pò… Theo cách
diễn giải của họ, thần linh có nhiều loại liên quan đến tất cả hiện tượng tự
nhiên mà con người có thể quan sát và cảm nhận được. Và người nào kính tín

18


thần linh sẽ nhận được sự phù hộ. Vì vậy, nghi lễ tế thần, cầu cúng ở mỗi dân
tộc là việc không thể thiếu.
Trong quá trình phát triển, những sinh hoạt văn hóa dân gian tồn tại từ
cở sở sinh hoạt đặc thù của mỗi dân tộc và trên cơ sở tiếp thu văn hóa của các
dân tộc khác. Cộng đồng các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc đã góp phần
sáng tạo độc đáo của mình tạo nên sự đa dạng, phong phú của nền văn hóa
truyền thống các dân tộc Việt Nam.
Điều đó cho thấy rõ tính chất phong phú, nhiều vẻ giữa các dân tộc anh
em. Chính vậy mà văn hoá dân gian các dân tộc khu vực này vẫn được bảo
lưu và phát triển, đồng thời góp những nét độc đáo vào nền văn hoá chung
của cả nước.
1.2. Vài nét khái quát về đồng dao
1.2.1. Vấn đề khái niệm
Những năm gần đây đồng dao đã trở thành đối tượng được nhiều thế hệ
các nhà khoa học quan tâm. Tuy nhiên có thể nhận thấy rằng việc nghiên cứu
đồng dao bước đầu chỉ là việc đặt đồng dao trong tương quan với thơ thiếu
nhi, hay nghiên cứu nhìn từ góc độ văn hoá dân gian.Việc nhận diện hay xác
định đồng dao đã được các nhà folklore giới thiệu thông qua hệ thống khái
niệm được cụ thể hoá như sau:
- Theo cách định nghĩa thứ nhất “Đồng dao là những bài hát thuộc về
trẻ em hát, trẻ em chơi”.
Ở cách định nghĩa trên chúng tôi thống kê được một nhóm các tác giả có

cùng quan điểm đó là Nguyễn Văn Vĩnh,Vũ Ngọc Khánh, Chu Xuân Diên,
Trần Hoà Bình, Chu Thị Hà Thanh và nhóm tác giả biên soạn cuốn Đồng dao
và trò chơi trẻ em người Việt.
Có thể nói Nguyễn Văn Vĩnh là người mở đầu sớm nhất trong công việc
sưu tầm và nghiên cứu đồng dao. Ông cho rằng những tác phẩm văn học dân
gian được trẻ em truyền miệng, được trẻ em hát, trẻ em chơi và dùng để ru trẻ

19


ngủ là những bài ca phục vụ “trẻ con hát, trẻ con chơi”.Tác giả đã quy tập
những bộ phận có liên quan đến trẻ nhỏ để sắp xếp chung vào một loại tác
phẩm. Thống nhất cách gọi đồng dao là những bài hát truyền miệng trẻ em thì
nhóm tác giả Nguyễn Thuý Loan, Đặng Diệu Trang...còn mở rộng biên độ đối
tượng của đồng dao là nhi đồng và thiếu niên. Vì vậy, nhóm tác giả này còn
kể đến những bài thơ cho trẻ em hát có tên tác giả cũng được gọi là đồng dao.
Cùng với quan điểm của Nguyễn Văn Vĩnh, Vũ Ngọc Khánh trong “Mấy
điều ghi nhận về đồng dao Việt Nam” cũng cho rằng đồng dao là những bài
hát thuộc về trẻ em vừa hát vừa chơi, ông sử dụng thuật ngữ đồng dao để chỉ
những lời ca dân gian trẻ em và cho rằng đồng dao cũng là một thể loại văn
học dân gian tương đồng với tục ngữ, ca dao.
Hay một tác giả khác lại tìm “Trong kho tàng văn nghệ dân gian của dân
tộc nào cũng có những bài hát dành riêng cho trẻ em…đó là những bài hát
đồng dao”. Lời nhận xét trên tác giả Trần Hoà Bình cho chúng ta một quan
niệm đồng dao chính là những tác phẩm dân gian được trẻ em ca hát hay còn
gọi đó là những bài hát trẻ em.
Còn đối với Chu Thị Hà Thanh khi đưa ra ý kiến thống nhất xung quanh
các khái niệm đồng dao. Tác giả cho rằng đồng dao là những tác phẩm thơ ca
dân gian được trẻ em truyền miệng nhưng không đưa nó vào một thể loại văn
học dân gian cụ thể nào. Tuy nhiên, khi phân chia đồng dao thành các bộ phận

và căn cứ vào chức năng diễn xướng, tác giả đã chỉ ra một bộ phận đồng dao
gắn với trò chơi và một bộ phận đồng dao không gắn với trò chơi. Mặc dù ý
kiến trên Chu Thị Hà Thanh không vận dụng trong định nghĩa đồng dao.
Nhưng như vậy có thể nhận thấy tác giả có đồng quan điểm rằng đồng dao
chính là những bài hát thuộc về trẻ em hát, trẻ em chơi.
Thứ hai, “đồng dao là ca dao nhi đồng”:
Một nhóm tác giả Doãn Quốc Sỹ trong Ca dao nhi đồng và Nguyễn Tấn
Long, Phan Canh trong Thi ca bình dân khi nghiên cứu về đồng dao thì cho

20


rằng việc nhận diện thể loại này bao gồm trên cả phạm vi các thể loại như: tục
ngữ, câu đố, ca dao…Xác định đồng dao là một bộ phận của ca dao và đồng
dao là ca dao nhi đồng.
Hay La Quán Miên trong cuốn Ca dao - dân ca Thái Nghệ An cũng cho
rằng một bộ phận thuộc về ca dao mà ở đó đồng dao cũng phản ánh sinh động,
phong phú, đa dạng các đề tài thiên nhiên, đề tài loài vật, cây cỏ...Vậy nên, có
thể xác định đồng dao là một bộ phận của ca dao và gọi đó là ca dao nhi đồng
Như vậy, theo các tác giả về cấu trúc, chức năng và hình thức diễn
xướng của đồng dao có tính tương đồng với các thể loại thuộc về ca dao.
- Thứ ba, “đồng dao là những bài ca văn vần”:
Theo cách định nghĩa này đồng dao được đề cập đến ở một phạm vi rộng
không chỉ giới hạn việc gắn đồng dao với các trò chơi con trẻ mà quan tâm tới
vấn đề sáng tác đồng dao. Trong cuốn Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam
đã nêu đồng dao có thể là sáng tác của người lớn, là những bài hát có vần.
Thống nhất cách đưa ra quan niệm về đồng dao là những bài hát trò chơi
hay những trò chơi không có bài hát là một sinh hoạt của các em. Tuy nhiên
các bài hát như Dung dăng dung dẻ, Nu na nu nống, Rồng rắn...có thể là do
người lớn sáng tác nhưng chủ yếu dành cho hoạt động vui chơi của trẻ. Vì

vậy, nó trở thành một bộ phận cấu thành nên cái mà chúng ta gọi là văn học
dân gian thiếu nhi.
Cùng với cách định nghĩa nêu trên, tác giả Mông Kí Slay trong đồng dao
Nùng khi đặt vấn đề nghiên cứu đồng dao thì ngoài việc khẳng định đồng dao
là những bài hát dành cho trẻ em thì chúng còn là những bài ca văn vần do
người lớn cùng hát với trẻ nhỏ. Như vậy, việc nhận diệnđồng dao còn nói đến
phạm trù nội dung rất đa dạng của thể loại.
- Thứ tư, “đồng dao là những bài vè, câu đố”:
Vè là một thuật ngữ văn học dân gian có liên quan đến “vè” trong “vần
vè”.Vè có nghĩa là lời nói có vần. (Đinh Gia Khánh và Chu Xuân Diên)

21


Vè được hiểu là những câu nói có vần điệu, người ta thường nói: nói có
vần, có vè để chỉ những câu nói vần điệu nhịp nhàng. (Cao Huy Đỉnh).
Căn cứ vào cách định nghĩa Vè mà một quan niệm mới về đồng dao
được Nguyễn Định Trung và Nguyễn Thành Thi phát hiện ở những bài hát
vui chơi của trẻ thường được gọi là vè - một kiểu đồng dao nói ngược, là
những bài học vỡ lòng được diễn đạt bằng những câu vần vè dễ đọc, dễ nhớ
giúp trẻ thơ vừa chơi vừa học nhẹ nhàng lý thú. Vè nói ngược là những bài hát
vui chơi của trẻ nhỏ có thể gọi là đồng dao nói ngược. Hai thể loại này được thể
hiện theo sự tập hợp các định nghĩa có tính tương đồng về đặc trưng của thể loại
bởi vè là một loại tự sự bằng văn vần giống như đồng dao, tuy nhiên sự giống đó
không phải là hoàn toàn. Trong quá trình nghiên cứu đồng dao Hoàng Tiến Tựu
đưa ra định nghĩa đồng dao là thơ ca dân gian truyền miệng trẻ em gồm những
bài vè, bài ca gọi trâu, gọi nghé và một số lời sấm truyền sấm kí.
Ngoài cách nhận diện về đồng dao kể trên thì các nhà khoa học xem xét
“hát ru được gọi là đồng dao”:
Trong thực tế hát ru đã được một số nhà folklore coi là một tiểu loại của

hệ thống dân ca trữ tình sinh hoạt, hát ru của mỗi dân tộc được lưu truyền từ
đời này sang đời khác. Có thể nói cuộc sống của hát ru là trường thọ. Nhân
loại còn sinh sôi, tiếng ru còn mãi mãi. Sự độc đáo của hát ru là nó đã được
gắn bó với con người ngay từ thủa lọt lòng, khi con người còn chưa có ý thức
về nghệ thuật. Chính vì vậy mà những câu hát, bài hát đồng dao thích hợp với
tư duy trẻ nhỏ vì điều này trong bối cảnh nào đó có thể xếp hát ru vào thể loại
đồng dao cũng là hợp lý. Hay tác giả Nguyễn Hữu Thu khi tìm hiểu về đồng
dao cũng chỉ ra rằng giữa hát ru và đồng dao có mối quan hệ chuyển
tiếp.Theo tác giả sự hình thành hệ thống trong dồng dao chủ yếu là lời ca còn
âm nhạc trong đồng dao mang tính chất hát nói. Vì lẽ đó, diễn xướng đồng
dao là sự tiếp nối chức năng của tiếng hát mẹ ru con nhưng với một cấp độ kĩ
thuật cao hơn.

22


1.2.2. Nhận diện đồng dao qua các tiêu chí phân loại
Góp phần vào công tác nghiên cứu chung về thể loại đồng dao, giới khoa
học đã đưa ra những tiêu chí để sắp xếp những bài hát đồng dao một cách hệ
thống. Có thể theo những chủ đề, nhóm, mục đích của thể loại này. Tuy
nhiên, tuỳ vào từng mục đích nghiên cứu khác nhau nên việc phân loại đồng
dao cũng không nhằm mục đích đáp ứng là phải thống nhất các tiêu chí phân
loại. Ở đây chúng tôi chỉ làm nhiệm vụ liệt kê hay nói cách khác đó là tập hợp
những lý thuyết về phân loại đồng dao. Có 6 cách phân loại cụ thể như sau:
Phân loại thứ nhất là căn cứ vào chức năng: “trẻ con hát trẻ con chơi”
của Nguyễn Văn Vĩnh
1.

Đồng dao là những câu vừa hát vừa chơi.


2.

Đồng dao là những câu hát không có cuộc chơi.

3.

Đồng dao là những câu ru trẻ ngủ.

Phân loại thứ hai là theo cách gọi đồng dao là Ca dao nhi đồng của
Doãn Quốc Sỹ
1.

Những bài hát luân lí.

2.

Những bài hát vui.

3.

Con cò trong ca dao Việt Nam

4.

Những bài hát nói về nếp sống nông nghiệp và tập tục xưa.

5.

Linh tinh.


6.

Những trò chơi nhi đồng.

7.

Những câu đố.

Phân loại thứ ba là đồng dao theo chủ đề gắn với hoạt động của trẻ
(Hoàng Tiến Tựu)
1.

Bộ phận đồng dao gắn với công việc trẻ em

2.

Bộ phận đồng dao gắn với trò chơi của trẻ em.

3.

Bộ phận đồng dao gắn với nhu cầu hiểu biết, học hỏi.

4.

Sấm truyền, Sấm kí do trẻ hát.

23



×