Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Công tác tổ chức kế toán NVL tại công ty Inox Hoàng Vũ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (426.78 KB, 82 trang )

GVHD: Cô Nguyễn Thi Thanh Hải Báo cáo thực tập tốt nghiệp
LỜI NÓI ĐẦU
Để tồn tại và phát triển,các doanh nghiệp phải thiết kế một cơ chế quản
lý chặt chẽ và hệ thống thông tin có hiệu quả. Vì thế các doanh nghiệp đã sử
dụng một trong những công cụ quan trọng nhất,hiệu quả nhất la hoạch toán kế
toán. Kế toán là nghệ thuật ghi chép,phân loại,tổng hợp trên cở các dữ liệu
của hoạt động sản xuất kinh doanh và thông tin cho các nhà quản trị một cách
chính xác,đầy đủ và kịp thời nhất. Trong đó kế toán nguyên vật liệu,công cụ
dụng cụ (NVL,CCDC) được xác định là khâu trọng yếu trong toàn bộ công
tác kế toán trong doanh nghiệp sản xuất.
Nguyên vật liệu là yếu tố chính của quá trình sản xuất,có tác động trực
tiếp đến chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Đây còn là chỉ tiêu chất
lượng tổng hợp quan trọng phản ánh trình độ sử dụng vật tư, trình độ tổ chức
công nghệ sản xuất sản phẩm,là cơ sở để kế toán giá thành,tính đúng chi phí
sản xuất cho từng đơn vị sản phẩm và tổng giá vốn bán hàng. Các doanh
nghiệp sử dụng càng nhiều loại NVL ,chi phí NVL càng chiếm tỷ trọng lớn
trong giá thànhsản phẩm thì việc quản lý NVL , quản lý chi phí NVL càng
đóng vai trò quan trọng. Hay nói khác đi,công tác kế toán NVL thực hiện một
cách khoa học,hợp lý ,phù hợp vói đặc điểm chi phí sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp là một mục tiêu quan trọng giúp doanh nghiệp hạ giá thành sản
phẩm và nâng cao hiệu quản sử dụng vốn lưu động.
Công ty Inox Hoàng Vũ là một doanh nghiệp sản xuất ,NVL đóng một
vai trò quan trọng trong hoạt đốngản xuất kinh doanh. Việc kế toán NVL
không chí dừng ở chỗ phản ánh chính xác tình hình biến động NVL, nâng cao
năng suất hạ giá thành sản phẩm mà còn cung cấp thông tin cho hoạt động
quản trị doanh nghiệp .
SV: Phạm Thị Nhung_Lớp KTA7 Trường THCN&QT Đông
1
GVHD: Cô Nguyễn Thi Thanh Hải Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Nhận thức được vấn đề trên, sau khi được đào tạo về lý luận kế toán và
kết hợp vốn kiến thức thức tế tham khảo được trong quá trình thực tập tại đơn


vị,em đẫ lụa chọn nghiên cứu đề tài: “Công tác tổ chức kế toán NVL tại
công ty Inox Hoàng Vũ”
Đề tài được trình bày với 3 chương chính.
Chương I : Những vấn đề chung về công ty TNHH Hoàng Vũ.
Chương II :Thực trạng kế toán nguyên vật liệu tại công ty TNHH
Hoàng Vũ.
Chương III : Một số ý kiến nhận xét và kiến nghị với công ty
TNHH Hoàng Vũ.
Do trình độ và thời gian thực tập có hạn, công tác quản lý hạch toán
nguyên vật liệu rất phức tạp nên bản báo cáo này mói chỉ đi vào tìm hiểu một
số vấn đề chủ yếu và chắc chắn còn nhiều thiếu sót . Vì vậy, em kính mong
được sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và các anh chị trong phòng Tài
chính – Kế toán để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
SV: Phạm Thị Nhung_Lớp KTA7 Trường THCN&QT Đông
2
GVHD: Cô Nguyễn Thi Thanh Hải Báo cáo thực tập tốt nghiệp
CHƯƠNG I
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH HOÀNG VŨ.
1.1 Đặc điểm chung của công ty TNHH Hoàng Vũ.
1.1.1 Lịch sử ra đời và phát triển của công ty TNHH Hoàng Vũ.
Công ty TNHH Hoàng Vũ có tên giao dịch quốc tế là Hoang Vu
Co,LTD.Được thành lập vào tháng 5 năm 1993 theo QĐ số 1989 /QĐ-UB
của UBND thành phố Hà Nội với đăng ký kinh doanh số 045935.
Trước đây trụ sở chính của công ty đặt tai số 514 Nguyễn Văn Cừ, Gia
Lâm,Hà Nội. Hiện nay trụ sở chính tại lô 1- CN3 cụm công nghiệp tập trung
vừa và nhỏ Minh Khai- Từ Liêm- Hà Nội.
Ngày nghề đăng ký kinh doanh.
- Buôn bán hàng tư liệu sản xuất.
- Đại lý mua,đại lý bán,ký gửi hàng hóa;

- Chế biến thực phẩm;
- Sản xuất đồ gỗ (trừ nhóm hàng hóa nước cấm);
- Buôn bán hàng hóa lương thực thực phẩm ,hàng tư liệu tiêu dùng.
- Sản xuất các sản phẩm cơ khí;
- Buôn bán máy móc ,thiết bị phụ tùng nghành cơ khí- nghành điện và
nghành nhựa
- Kinh doanh kho bãi.
Khi thành lập, vốn điều lệ của công ty là 160 triệu đồng với hoạt động
chủ yếu là kinh doanh thương mại mặt hàng nguyên liệu tấm lá , cây , ống
Inox.
Từ số vốn điều lệ ít ỏi công ty đã không ngừng nâng cao số vốn điều lệ.
Tháng 7 năm 1994 công ty bổ sung thêm số vốn điều lệ là 60 triệu dồng
nâng tổng số vốn điều lệ thành 220 triệu đồng.
SV: Phạm Thị Nhung_Lớp KTA7 Trường THCN&QT Đông
3
GVHD: Cô Nguyễn Thi Thanh Hải Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Tháng 2 năm 1995 công ty bổ sung thêm vốn điều lệ là 280 triệu đồng.
Tháng 2 năm 1999 sau khi bổ sung thêm 60 triệu đồng làm tổng số vốn
điều lệ của công ty tăng lên 1.1 tỷ đồng và tiến hành sản xuất các sản phẩm cơ
khí. Năm 2001 tổng vốn điều lệ của công ty đã tăng thêm 2 tỷ đồng và đạt 3.1
tỷ đồng.
Và đến nay vốn điều lệ của công ty đã đạt 30 tỷ đồng. Trải qua 15 năm
hoạt động với các bước thăng trầm của ngành hàng mới mẻ công ty đã không
ngừng phấn đấu trong bước đứng vững và có uy tín trên thị trường cả nước
trong lĩnh vực kinh doanh thép Inox. Từ nguồn nhân lục ban đầu là 8
người,đến nay công ty đã đào tạo và phát triền đội ngũ chuyên gia giỏi về
quản lý, kinh doanh và công nhân kỹ thuật lên đến 300 người. Mạng lưới kinh
doanh của công ty mở rộng khắp cả nước bao gồm chi nhánh TP.HCM, chi
nhánh Hải Phòng ,văn phòng công ty với 7 cửa hàng giới thiệu sản phẩm tại
Hà Nội. Khách hàng thường xuyên có quan hệ mua hàng của công ty là hơn

500 cơ sở sản xuất mặt hàng thép không rỉ ở nhiều ngành nghề, thực
phẩm,trang thiết bị gia đình….
Từ năm 2003, công ty đã đưa vào hoạt động “nhà máy cơ khí Inox Hoàng Vũ
“là nhà máy đầu tiên có quy mô lớn và hiện đại nhất trong lĩnh vực sản xuất
ống, hộp,góc Inox.
Cuối năm 2004 công ty đầu tư phân xưởng cán lạnh thép không rỉ giai
đoạn 1, sau 3 năm hoạt động theo chất lượng sản phẩm được đánh giá là hàng
đầu và hoàn toàn thay thế được hàng nhập ngoại.
Công ty đã nhận được cúp vàng ISO năm 2007, được Tổng cục đo
lường tiêu chuẩn cấp chướng nhận phù hợp với tiêu chuẩn của Mỹ và Nhật.
Đặc biệt từ năm 2006 sản phẩm của công ty đã được xuất khẩu đi nhiều nước
trên thế giới như : Pakistan, Mỹ, Ấn Độ, Indonesia, Malaisia, Philipin, Thái
lan, Lào, Campuchia, Hàn Quốc, và Thổ Nhĩ Kỳ.
SV: Phạm Thị Nhung_Lớp KTA7 Trường THCN&QT Đông
4
GVHD: Cô Nguyễn Thi Thanh Hải Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Hiệu quả của 02 dự án đầu tiên đã thúc đẩy sản xuất kinh doanh của
công ty lên một tâm cao mới :Nếu như 2002 doanh số của công ty mới đạt 72
tỷ đồng thì đến năm 2006 đẫ đạt trên 219 tỷ đồng vá năm 2007 đã đạt doang
thu trên 350 triệu đồng. Tất cả vốn vay ngân hàng đầu tư dự án ống hộp góc
và dự án cán lạnh thép không rỉ giai đọan 1 đều được thanh toán đúng
hạn.Đến tháng 12/2007 Công ty đã trả xong 100% vốn vay trung hạn đầu tư
nhà máy cơ khí Inox Hoàng Vũ.
Với sự am hiểu và kinh nghiệm sâu sắc trong nghành nghề đội ngũ lãnh
đạo công ty, với sự tăng trưởng mạnh mẽ cả về lượng và chất, công ty TNHH
Hoàng Vũ đã trở thành một trong những doanh nghiệp hàng đầu trên cả nước
về lĩnh vức sản xuất, kinh doanh nguyên liệu thép không rỉ.
1.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty.
Căn cứ theo giấy ĐKKD số 045953 do Sở kế hoạch đầu tư Hà Nội cấp
ngày 19 tháng 5 năm 1993 và điều lệ của công ty Hoàng Vũ có chức năng và

quyền hạn như sau: Là doanh nghiệp thực hiện theo chế độ hoạch toán kinh tế
độc lập, có tư cách pháp nhân, có tài khoản tại Ngân hàng và có con dấu theo
quy định của Nhà nước.
Chức năng chủ yếu của công ty là thực hiện sane xuất: cuộn, tấm Inox,
ống, hộp trúc, xoắn Inox, que hàn Inox…
Để hỗ trợ cho nhiệm vụ trên công ty được phép nhập một số phụ kiện
chi tiết gia công hoàn chỉnh hoặc bán hoàn chỉnh thành phẩm như: Van, cắt
nối, giắc co, bu lông, ốc vít, que hàn…
Nghiên cứu nhu cầu thị trường Quốc tế và trong nước về các mặt hàng
kinh doanh và khả năng đáp ứng để xây dựng kế hoạch nhập khẩu của công
ty.
Thức hiện tốt chính sách cán bộ, chế độ quản lý, đào tạo và bồi dưỡng.
Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước.
SV: Phạm Thị Nhung_Lớp KTA7 Trường THCN&QT Đông
5
GVHD: Cô Nguyễn Thi Thanh Hải Báo cáo thực tập tốt nghiệp
1.2 Bộ máy tổ chức quản lý của công ty TNHH Hoàng Vũ.
1.2.1 Cụ thể bộ máy quản lý của công ty được sắp xếp theo sơ đồ sau:
SV: Phạm Thị Nhung_Lớp KTA7 Trường THCN&QT Đông
Ban Giám Đốc
Phòng
KTTC
Phòng
TCHC
Phòng
KDXNK
Phòng nc
Marketting
Nhà
máy

CN TP
HCM
Phòng
HC
CN
HP
Hệ Thống Cửa Hàng
Cửa hàng
Trưởng
Nhân
viên bán
hàng
Nhân
viên kinh
tế
Nhân viên
Marketting
Tổ Cán
Tổ Ủ
Tổ Đánh Bóng
Tổ Xẻ Băng
Tổ Lốc Ống
Tổ Sản Xuất Phụ
Tổ Cơ Động
Tổ Đóng Gói
Tổ Trục Xoắn
6
GVHD: Cô Nguyễn Thi Thanh Hải Báo cáo thực tập tốt nghiệp
1.2.2 Chức năng cụ thể của các bộ phận, phòng ban.
Ban giám đốc: Là bộ máy quản lý cao nhất ổ công ty, gồm 3 người.

+ Một giám đốc: Là người đứng đầu doanh nghiệp và la người chủ của
công ty.Giám đốc chịu trách nhiệm toàn diện các mặt hoat động của công ty
trước pháp luật. Giám đốc công ty phụ trách của công ty như: Tổ chức bộ mát
hoạt động của công ty.
+ Hai phó giám đốc: Là người giúp việc trực tiếp cho giám đốc, thực
thi các nhiệm vụ của giám đốc và trực tiếp quản lý các phòng ban dưới quyền.
_ Phòng tổ chức hành chính: Có chức năng tham mưu cho giám đốc
trong việc tổ chức xây dựng bộ máy quản lý của công ty, trong công tác quản
lý tài sản, đất đai, sức khỏe phục vụ sinh hoạt đời sống CBCNV…. Xây dựng
đội ngũ quản lý kế cận, lập kế hoạch sử dụng quỹ tiền lương hàng năm.
_ Phòng kinh doanh XNK: Có chức năng giúp ban giám đốc nắm bắt và
hiểu rõ những thông tin về kinh tế thị trường liên quan trực tiếp hay gián tiếp
với công ty để có cách kế hoạch phát triển phù hợp. Ngoài ra đây còn là nơi tổ
chức nghiên cứu thị trường nhằm xác định các thị trường mục tiêu cho công
ty và lập phương án kinh doanh, tổ chức thực hiện các phương án đố một cách
có hiệu quả.
_ Phòng Marketting: Đưa ra các chiến lược nhằm quảng bá thương
hiệu, sản phẩm của công ty. Nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của khách hàng, quản
lý các nhân viên Marketting tại các cửa hàng.
_ Phòng kế hoạch: Tha mưu cho Giám đốc định hướng chiến lược sản
xuất kinh doanh, xây dựng toàn bộ hệ thống kế hoạch thuộc các lĩnh vực của
công ty, kiểm tra đôn đốc việc thực hiện kế hoạch đề ra. Tham mưu cho Giám
đốc về các mặt công tác quản lý về sửa chữa, hợp đồng kinh tế.
_ Phòng kế toán tài chính: Chịu trách nhiệm các hoạt động tài chính của
công ty, đảm bảo việc hạch toán theo đúng quy định của chế độ kế toán hiện
SV: Phạm Thị Nhung_Lớp KTA7 Trường THCN&QT Đông
7
GVHD: Cô Nguyễn Thi Thanh Hải Báo cáo thực tập tốt nghiệp
hành, hướng dẫn kiểm tra các nhân viên kinh tế tại cửa hàng về nghiệp vụ kế
toán thống kê. Đáp ứng các nhu cầu vế vốn công ty trong kinh doanh. Đồng

thời phải cung cấp đầy đủ toàn bộ thông tin và hoạt động kinh tế tài chính của
công ty, phản ánh toàn bộ tài sản hiện có cũng như sự vận động chu chuyển
của đồng vốn, tham mưu cho lãnh đạo trong công việc chỉ đạo điều hành đồng
vốn chặt chẽ an toàn, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
_ Văn phòng nhà máy: Quản lý các tổ sản xuất thông qua các tổ trưởng
thực hiện kế hoạch sản xuất của công ty.
_ Cửa hàng trưởng: Là người đứng đầu của hàng, trực tiếp phụ trách
kinh doanh cũng như tổ chức bộ máy của hàng.
_ Nhân viên bán hàng: Là người trực tiếp giao dịch với khách hàng và
bán hàng theo bảng giá quy định của công ty.
_ Nhân viên kinh tế: Là người quản lý hàng hóa tại cửa hàng, quản lý
tiền bán hàng, theo dõi công nợ của khách hàng.
_ Nhân viên Marketting: Thực hiện các công việc của phòng
Marketting.
SV: Phạm Thị Nhung_Lớp KTA7 Trường THCN&QT Đông
8
GVHD: Cô Nguyễn Thi Thanh Hải Báo cáo thực tập tốt nghiệp
1.3 Bộ máy kế toán của công ty TNHH Hoàng Vũ.
1.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán.
1.3.2 Cơ cấu bộ máy kế toán bao gồm.
+ Kế toán trưởng: Là người chịu trách nhiệm cao nhất về hoạt động kế
toán tại công ty, là người trực tiếp quản lý ấc nhân viên kế toán trong công ty,
chịu trách nhiệm về tính chính xác của các BCTC cũng như các khoản chi phí
phát sinh trong mọi hoạt động tài chính kế toán của công ty.
+ Kế toán tông hợp: Phụ trách công tác kế toán tập hợp chi phí và tính
giá thành, giám sát công việc kế toán. Đồng thời là người lên bảng cân đối
phát sinh, Bảng tổng kết tài sản cuối tháng, quý, năm và lập báo cáo kết quả
kinh doanh và báo cáo thuế.
SV: Phạm Thị Nhung_Lớp KTA7 Trường THCN&QT Đông
Kế toán trưởng

Kế toán tổng hợp
Kế toán
Tiền
lương
BHXH
BHYT
KPCĐ
Kế toán
hàng tồn
kho
Kế toán
thanh
toán
công nợ
và VAT
đầu vào
Kế toán
TSCĐ
Kế toán
bán
hàng và
xác định
kết quả
và thếu
đầu ra
Thủ quỹ
Nhân viên kinh tế
9
GVHD: Cô Nguyễn Thi Thanh Hải Báo cáo thực tập tốt nghiệp
+ Kế toán thanh toán công nợ và thếu VAT đầu vào: Có nhiệm vụ thanh

toán các khoản thanh toán bàng tiền mặt, séc, chuyển khoản, các giao dịch
khác với ngân hàng. Ngoài ra, còn theo dõi các phản ánh chính xác kịp thời
tình hình hiện có và các biến động của các khoản nợ phải thu khách hàng, các
khoản phải trả nhà cung cấp và số thuế VAT đầu vào của công ty.
+ Kế toán hàng tồn kho: Theo dõi tình hình nhập. xuất. tồn NVL, thành
phẩm tính toán các giá trị các NVL, thành phẩm tại các phân xưởng.
+ Kế toán tiền lương,BHXH, BHYT, KPCĐ: Theo dõi tiền lương bảo
hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, kinh phí công đoàn, của công nhân, toàn bộ nhân
viên trong công ty.
+ Kế toán TSCĐ: Ghi chép phản ánh tổng hợp chính xác, kịp thời số
lượng, giá trị tài sản cố định hiện có, tình hình tăng giản và hiện trạng của
TSCĐ trong phạm vi toàn công ty.
+ Kế toán bàn hàng và xác định kết quả bàn hàng: Ghi nhận kịp thời
chính xác doanh thu và các khoản giảm trừ doanh thu, các khoản thuế phải
nộp trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, cuối kỳ xác định doanh thu bàn hàng.
Tuy có sự phân chia giữa các phần hành kế toán, mỗi nhân viên trong
phòng kế toán có một công việc nhất định nhưng giữa các bộ phân này có sự
kết hợp hài hòa với nhau. Để việc hạch toán được thực hiện một cách trung
thực, chính xác các nhiệm vụ kinh tế phát sinh ở từng khâu là tiền đề cho
khâu tiếp theo và đảm bảo an toàn tránh sai sót cho toàn hệ thồng
SV: Phạm Thị Nhung_Lớp KTA7 Trường THCN&QT Đông
10
GVHD: Cô Nguyễn Thi Thanh Hải Báo cáo thực tập tốt nghiệp
1.4 Quy trình công nghệ sản xuất và mối quan hệ giữa các phân xưởng
sản xuất của công ty TNHH Hoàng Vũ.
1.4.1 Quy trình sản xuất sản phấm có thể khai thác qua sơ đồ:
1.4.2 Đặc điểm công nghệ sản xuất và mối quan hệ giữa các phân xưởng
sản xuất của công ty TNHH Hoàng Vũ.
Công ty TNHH Hoàng Vũ được trang bị dây chuyền đồng bộ khép kín
nhập khẩu từ các nước tiên tiến gồm máy cán nguội, dây chuyền ủ, dây truyền

xẻ băng, dây chuyền sản xuất ống, đánh bóng…. Cùng đội ngũ cán bộ, kỹ sư,
công nhân lành nghề, có tinh thần chuyên nghiệp, hiệu quả, sản phẩm của
công ty luôn được người tiêu dùng đánh giá cao không chỉ thị trường trong
nước mà còn tại các thị trường nước ngoài.
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, công ty TNHH Hoàng Vũ
tổ chức nhiều bộ phận sản xuất hay còn gọi là các tổ sản xuất. Mỗi tổ sẽ thực
hiện chức năng riêng. Cụ thể.
SV: Phạm Thị Nhung_Lớp KTA7 Trường THCN&QT Đông
Cuộn nhập
3 ly
Tổ cán
nguội
Tổ ủ Tổ đánh
bóng
Tổ xẻ
băng
Tổ đóng
gói
Tổ kiểm
tra chất
lượng
Tổ trúc
xoắn
Tổ lốc ống
11
GVHD: Cô Nguyễn Thi Thanh Hải Báo cáo thực tập tốt nghiệp
-Tổ cán: Với công suất 2500 tấn 1 tháng, sản xuất ra các sản phẩm cuộn
cán nguội 750mm. Tổ cán có tác dụng cán các cuộn 3 ly thành các cuộn có độ
dày khác nhau.
- Tổ ủ: Có tác dụng làm mềm các cuộn 3 ly để có thể cán thành các

cuộn cố độ dày khác nhau. Góp phần cung cấp cho các khách hàng những sản
phẩm Inox dạng tấm, cuộn chất lượng cao thỏa mãn các yêu cầu của khách
hàng về độ dày của sản phẩm.
- Tổ xẻ băng: Đây là tổ có nhiệm vụ xẻ các cuộn thép không rỉ từ khổ
rộng 100 đến 1600mm thành các khổ băng hẹp từ 20mm trở lên đáp ứng mọi
nhu cầu của khách hàng.
- Tổ lốc ống: Được trang bị hệ thống dây chuyền máy làm ống nhập
khẩu từ các nước tiên tiến, nhằm tạo ra các sản phảm thép không rỉ như: ống
thép không rỉ tròn, ống hộp vuông, hộp chữ nhật, ống thép xoắn, trúc, ống
công nghiệp với các mác thép 201, 304, 430…
- Tổ đánh bóng: Giúp cho sản phẩm có được độ bóng,độ sáng như ý
muốn:
- Tổ trúc xoắn: Góp phần tạo ra các sản phẩm trúc, xoắn, trúc xoắn.
- Tổ đóng gói: Đóng gói sản phẩm giao cho khách hàng.
Ngoài ra công ty còn có 2 tổ sản xuất phụ và tổ cơ động góp phần quá
trình sản xuất được liên tục.
1.5 Hình thức kế toán của công ty TNHH Hoàng Vũ.
1.5.1 Hình thức kế toán tại công ty.
Về hình thức sổ kế toán: Hiện nay công ty đang sử dụng hệ thống tài
khoản kế toán, ấc mẫu biểu và sổ sách kế toán theo chế độ quy định hiện hành
và áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ với hệ thống các sổ kế toán chi tiết, tổng
hợp, báo cáo kế toán thống nhất theo quy định của bộ tài chính.
SV: Phạm Thị Nhung_Lớp KTA7 Trường THCN&QT Đông
12
GVHD: Cô Nguyễn Thi Thanh Hải Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ
Ghi chú:
Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng
Đối chiếu kiểm tra

+ Hệ thống sổ của công ty bao gồm:
SV: Phạm Thị Nhung_Lớp KTA7 Trường THCN&QT Đông
Chứng từ kế toán
Sổ
quỹ
Sổ,thẻ kế toán
chi tiết
Bảng tổng hợp kế
toán chứng từ cùng
loại
Chứng từ ghi sổ
Đăng ký
chứng từ
ghi sổ
Sổ cái
Bảng cân đối phát
sinh
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp
chi tiết
13
GVHD: Cô Nguyễn Thi Thanh Hải Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Chứng từ ghi sổ:
- Sổ dăng ký chứng từ ghi sổ;
- Sổ cái;
- Các sổ, thẻ kế toán chi tiết:
(1) Hàng ngày, căn cứ vào các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp
chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế
toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký
chứng từ ghi sổ, sau đó đươc dùng để ghi vào sổ cái. Các chứng từ kế toán

sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào Sổ,Thẻ kế toán
chi tiết có liên quan.
(2) Cuối tháng, phải khóa sổ tính ra tổng sổ tiền của các nghiệp vụ kinh
tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ, tính ra
Tổng Số phát sinh Nợ, Tổng Số phát sinh Có và Số dư của từng tài khoản trên
Sổ Cái. Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng Cân đối phát sinh.
(3) Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ Cái và Bảng tổng
hợp chi tiết (được lập chứng từ các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết) được dùng để lập
Báo cáo tài chính.
Quan hệ đối chiếu, kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và
Tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng cân đối số phát snh
phải bằng nhau và Tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ.
Tổng số dư Nợ và Tổng số ghi Có của các tài khoản trên Bảng cân đối số phát
sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên Bảng cân đối số phát
sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi
tiết.

Số liệu của công ty TNHH Hoàng Vũ năm 2008 – 2009 như sau
SV: Phạm Thị Nhung_Lớp KTA7 Trường THCN&QT Đông
14
GVHD: Cô Nguyễn Thi Thanh Hải Báo cáo thực tập tốt nghiệp
ĐVT : 1000đ
STT Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009
So sánh
Tuyệt đối
Tương
đối
1 Doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ
171.983.870 227.731.123,5 55.747.253,5 32,4%

2 Các khoản giảm trừ
doanh thu
132.895.000 228.023.500 95.128.500 71,5%
3 Doanh thu thuần 161.659.000 213.413.500 51.754.000 32%
4 Giá vốn hàng bán 52.247.000 60.815.000 8.568.000 16,3%
5 Chi phí bán hàng 12.183.000 15.226.000 3.043.000 24,9%
6 Chi phí quản lý doanh
nghiệp
10.340.000 11.155.000 815.000 7,8%
7 Doanh thu hoạt động tài
chính
11.240.000 14.536.000 3.296.000 29,3%
8 Chi phí hoạt đông tài
chính
9.137.000 11.436.000 2.299.000 25,1%
9 Thu nhập khác 1.975.000 2.540.000 565.000 28,6%
10 Chi phí khác 730.000 950.000 220.000 30,1%
11 Lợi nhuận trước thuế 71.142.200 82.506.000 11.363.800 15,97
%
12 Thuế thu nhập doanh
nghiệp phải nộp
6.718.335 8.476.000 - 1.242.335 -
18,49
%
13 Lợi nhuận sau thuế 14.354.850 18.468.000 4.113.150 28,6%
14 Sản lượng lao động 2.950 4.000 1.050 35,6%
15 Thu nhập bình quân/1
lao động/1 tháng
1.800 2.000 200 11,1%
16 Lợi nhuận bán hàng và

cung cấp dịch vụ
86.889.000 126.217.000 39.328.000 45,2%
17 Lợi nhuận khác 1.245.000 1.590.000 345.000 27,7%
18 Lợi nhuận hoạt động tài
chính
2.103.000 3.100.000 997.000 47,4%
SV: Phạm Thị Nhung_Lớp KTA7 Trường THCN&QT Đông
15
GVHD: Cô Nguyễn Thi Thanh Hải Báo cáo thực tập tốt nghiệp
+ LNBH & CCDV = DTT – (GVHB + CPBH + CPQLDN )
+ LNHĐTC = DTHĐTC – CPHĐTC
+ LN # = TN # – CP #
 LNTT = LNBH & CCDV + LNHĐTC + LN #
Phân tích tình hình kinh doanh của công ty trong năm 2008 – 2009
Qua bản số hiệu trên cho công ty ta thấy:
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch dụ năm 2009 cao hơn nă 2008
là 55.747.235,5 tương ứng với tỷ lệ tăng là 32,4%. Chứng tỏ trong năm 2009
công ty TNHH Hoàng Vũ kinh doanh có hiệu quả hơn năm 2008 do năm
2009 có nhiều biến động về kinh tế thị trường bất động sản có nhiều biến
đổi….. Chính những điều kiện đó cùng với kinh nghiệm mà ban giám đốc và
các cán bộ công nhân viên trong công ty tích lũy được khi còn là ban quản lý
dự án của công ty TNHH Hoàng Vũ, công ty đã kiếm được nhiều dự án lớn
và cũng phải kể đến sự nhiệt tình lỗ lực hết mình vì công việc của ban giám
đốc, cũng như toàn thể cán bộ công nhân viên trong toàn công ty.
- Doanh thu thuần năm 2009 cũng tăng so với năm 2008 là 51.754.000
tỷ lệ tăng là 32%. Đây là một biểu hiện tốt giúp cho nguồn doanh thu của
công ty ngày càng dồi dào hơn.
- Gía vốn hàng bán năm 2009 cũng tăng so với năm 2008 là 8.568.000
tỷ lệ tăng là 16,3%. Nhưng điều này cũng phù hợp vì doanh thu bán hàng năm
2009 của công ty TNHH Hoàng Vũ tăng nhiều hơn so với năm 2007.

- Lợi nhuận sau thuế năm 2009 tăng so với năm 2008 là 4.113.150 tỷ lệ
tăng là 28,6%. Chính vf doanh thu bán hàng và giá vốn đều tăng nhưng doanh
SV: Phạm Thị Nhung_Lớp KTA7 Trường THCN&QT Đông
16
GVHD: Cô Nguyễn Thi Thanh Hải Báo cáo thực tập tốt nghiệp
thu tăng nhiều hơn giá vốn nên lợi nhuận của công ty như vậy là điều bình
thường và phù hợp với quy mô của công ty.
- Lợi nhuận trước thuế năm 2009 tăng so với năm 2008 là 11.363.800
tương ứng với tỷ lệ tăng là 15,97%.
- Thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp năm 2009 giảm so với năm
2008 là – 1.242.335 tỷ lệ giảm - 18.49% .Đây là biểu hiện tôt.
- Thu nhập bình quân/ đầu người năm 2009 tăng so với năm 2008 là
200đ/người/tháng. Tỷ lệ tăng 11,1%. Điều này chứng tỏ công ty TNHH
Hoàng Vũ đã quan tâm đến đời sống của cán bộ công nhân viên và cũng điều
chỉnh lương phù hợp với lợi nhuận và quy mô qua các năm của công ty.
CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG KẾ TOÁN NVL CCDC TẠI CÔNG TY TNHH
HOÀNG VŨ
I. Những vấn đề chung về NVL CCDC trong doanh nghiệp sản xuất.
1.1. Vị trí, vai trò của NVL trong quá trình sản xuất.
Nguyên vật liệu là một trong ba yếu tố cơ bản của quá trình sản xuất
tạo ra sản phẩm mới có đặc điểm:
SV: Phạm Thị Nhung_Lớp KTA7 Trường THCN&QT Đông
17
GVHD: Cô Nguyễn Thi Thanh Hải Báo cáo thực tập tốt nghiệp
+ Vật liệu chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất về mặt hiện vật thì
được tiêu dùng hoàn toàn không giữ nguyên trạng thái ban đầu;
+ Về mặt giá trị, giá trị nguyên vật liệu được chuyển dịch toàn bộ một
lần vào giá trị sản phẩm tạo ra.
Chi phí về vật luôn chiếm tỷ trọng lớn trong giá thành sản phẩm. Vì

vậy, NVL không chỉ quyết định đến mặt số lượng của sản phẩm mà còn ảnh
hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm. Nguyên vật liệu đảm bảo chất
lượng cao, đúng quy cách chủng loại thì chất lượng sản phẩm sản xuất mới
đạt yêu cầu, đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
Nhưng bên cạnh đó, doanh nghiệp còn phải quan tâm đến sự tồn tại của
chính mình. Đó là phải làm sao để không ngừng nâng cao chất lượng sản
phẩm với giá thành hạ nhất từ đó tạo ra mức lợi nhuận cao nhất. Điều đó có
nghĩa là phải quan tâm đến việc sử dụng tiết kiệm nguyên vật liệu từ đó làm
cho chi phí hạ thấp và làm tăng thêm sản phẩm cho xã hội.
1.2. Yêu cầu quản lý nguyên vật liệu:
Trong điều kiện nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp không nằm
ngoài quy luật cạnh tranh. Chính quy luật này đòi hỏi doanh nghiệp không
những phải khai thác tối đa năng lực sản xuất vốn có mà còn phải đáp ứng
nhu cầu thị trường. Muốn có sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường sản phẩm
phải đạt chất lượng, mẫu mã đa dạng, hợp lý. Một trong những yếu tố tác
động đến giá thành sản phẩm phải kể đến các yếu tố đầu vào mà nguyên vật
liệu là một yếu tố quan trọng. Vì vậy, quản lý nguyên vật liệu trong doanh
nghiệp là một yêu cầu cấp bách để đạt tới mục tiêu lợi nhuận. Tuy nhiên, do
trình độ khác nhau nên phạm vi, mức độ và phương pháp quản lý nguyên vật
liệu là khác nhau. Hơn nũa, việc quản lý nguyên vật liệu còn phụ thuộc vào
khả năng vào sự nhiệt tình của người quản lý. Xã hội càng phát triển, khối
lượng sản phẩm càng nhiều, chủng loại nguyên vật liệu càng đa dạng, phong
SV: Phạm Thị Nhung_Lớp KTA7 Trường THCN&QT Đông
18
GVHD: Cô Nguyễn Thi Thanh Hải Báo cáo thực tập tốt nghiệp
phú. Ở nước ta, nguyên vật liệu được sản xuất ở nhiều nơi với trình độ kỹ
thuật khác nhau nên chất lượng, số lương, kích cỡ khác nhau. Do đó, yêu cầu
doanh nghiệp quản lý NVL trên tinh thân tiết kiệm đúng định mức, kiểm tra
chặt chẽ số lượng, chất lượng… NVL nhập kho để đảm bảo cho những sản
phẩm tốt nhất.

Xuất phát từ vai trò, đặc điểm của NVL trong quá trình sản xuất việc
quản lý NVL đòi hỏi phải chặt chẽ, khoa học ở tất cả các khâu thu mua, bảo
quản, dự trữ và sử dụng. Cụ thể:
- Khâu thu mua: Để quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành
bình thường thì doanh nghiệp phải thường xuyên đảm bảo cho các loại NVL
được thu mua đủ khối lượng, đúng quy cách chủng loại. Kế hoạch thu mua
đúng tiến độ phù hợp với kế hoạch sản xuất của doanh nghiệp. Đồng tời,
doanh nghiệp thường xuyên tiến hành phân tích, đánh giá tình hình thực hiện
kế hoạch thu mua để từ đó chọn nguồn mua đảm bảo về số lượng, chất lượng,
giá cả và chi phí thu mua phù hợp.
- Khâu bảo quản: Tổ chức bảo quản NVL phải quan tâm tới việc tổ
chức tốt kho tàng, bến bãi, trang bị đầy đủ các phương tiện cân đo kiểm tra,
thực hiện đúng chế độ bảo quản đối với từng loại NVL, tránh hư hỏng mất
mát, hao hụt.
- Khâu dự trữ: Thúc đẩy nhanh quá trình chuyển hóa của nguyên vật
liệu, hạn chế nguyên vật liệu bị ứ đọng, rút ngắn chu kỳ sản xuất kinh doanh
là một đòi hỏi đối với khâu dự trữ. Do đó, doanh nghiệp phải xây dựng định
mức tối đa và định mức dự trữ tối thiểu cho từng loại nguyên vật liệu để đảm
bảo cho quá trình sản xuất không bị đình trệ, gián đoạn do việc cung cấp, thu
mua không kịp thời hoặc gây ra tình trạng ứ đọng vốn do việc dự trữ quá
nhiều.
SV: Phạm Thị Nhung_Lớp KTA7 Trường THCN&QT Đông
19
GVHD: Cô Nguyễn Thi Thanh Hải Báo cáo thực tập tốt nghiệp
- Khâu sử dụng: Quản lý ở khâu sử dụng phải thực hiện việc sử dụng
hợp lý, tiết kiệm trên cơ sở định mức, dự toán chi phí nhăm hạ thấp chi phí,
tiêu hao nguyên vật liệu trong giá thành sản phẩm, tăng tích lũy cho doanh
nghiệp. Do vậy, ở khâu này cần phải tổ chức việc ghi chép, phản ánh tình
hình xuất dùng và sử dụng nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất.
Như vậy, công tác quản lý vật liệu rất quan trọng. Trong thực tế vẫn

còn có nhiều doanh nghiệp để thất thoát nguyên vật liệu do không có sự quản
lý tốt ở các khâu hoặc không thực hiện đúng yêu cầu. Vậy nên để quản lý tốt
nguyên vật liệu thì doanh nghiệp phải luôn cải tiến công tác quản lý nguyên
vật liệu cho phù hợp cới thực tế.
1.3. Nhiệm vụ của kế toán:
Để đáp ứng yêu cầu quản lý, kế toán trong doanh nghiệp cần thực hiện
tốt các nhiệm vụ sau:
- Thực hiện việc phân loại, đánh giá vật liệu phù hợp với các nguyên
tắc chuẩn mực kế toán đã quy định vá yêu cầu quản trị của doanh nghiệp.
- Tổ chức chứng từ, tài khoản kế toán, sổ kế toán phù hợp với phương
pháp kế toán hàng tồn kho áp dụng trong doanh nghiệp để ghi chép, phân loại
tổng hợp số liệu đầy đủ , kịp thời số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm
của vật liệu trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm cung cấp
thông tin để tấp hợp chi phí sản xuất kinh doanh, xác định trị giá vốn hàng
bán.
- Kiểm tra tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về mua vật liệu, kế
hoạch sử dụng vật liệu cho sản xuất và kế hoạch bán hàng.
- Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu là rất cần thiết do vậy doanh
nghiệp cần phải tổ chức khoa học hợp lý để cung cấp thông tin chính xác, kịp
thời, đầy đủ phục vụ cho yêu cầu quản trị doanh nghiệp.
2.2 Phân loại NVL, CCDC tại công ty TNHH Hoàng Vũ.
SV: Phạm Thị Nhung_Lớp KTA7 Trường THCN&QT Đông
20
GVHD: Cô Nguyễn Thi Thanh Hải Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Xuất phát từ cơ cấu sản xuất của công ty đa dạng, nhiều chủng loại nên
nguyên vật liệu của công ty cung rất phong phú , đa dạng về chủng loại, quy
cach, có nhiều loại, nhiều nhóm khac nhau, nên để thuận lợi cho công tác
quản lý và hoạch toán thì nguyên vật liệu của công ty được chia thành bốn
loại:
- Nguyên vật liệu chính: Là những loại vật liệu khi tham gia vào quá

trình sản xuất nó cấu thành nên thực thể của sản phẩm .
Ví dụ: Băng nguyên liệu 201, băng nguyên liệu 304, các loại tấm, cuộn,
câu đặc, que hàn, ống…
- Nguyên vật liệu phụ: Là những loại vật liệu có tác dụng phụ trợ và kết
hợp với NVL chính dể tạo ra sản phẩm.
Ví dụ: Dây da bản, dây dù to, keo bóp, dao xén công nghiệp.
- Nhiên liệu: Là những loại vật liệu có tác dụng cung cấp nhiệt cho quá
trình sản xuất.
Ví dụ: Khí hóa dung, khí cacbonic, khí oxi….
- Phụ tùng thay thế: Là những thứ dùng để thay thế, sửa chữa máy móc,
thiết bị.
Ví dụ: Vòng bi 6206, vòng bi 6205, dây curoa A30, A70…
2.2.1 Tổ chức phân loại đánh giá nguyên vật liệu:
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải sử
dụng rất nhiều loại, thứ nguyên vật liệu khác nhau với nội dung kinh tế, công
dụng, tính năng lý hóa khác nhau. Khi tổ chức hạch toán chi tiết đối với từng
loại nguyên vật liệu phục vụ cho kế toán quản trị, doanh nghiệp cấn phải tiến
hành phân loại nguyên vật liêu. Phân loại nguyên vật liệu là việc phân chia
nguyên vật liệu của doanh nghiệp thành các loại nhóm theo tiêu thức phân
loại nhất định.
SV: Phạm Thị Nhung_Lớp KTA7 Trường THCN&QT Đông
21
GVHD: Cô Nguyễn Thi Thanh Hải Báo cáo thực tập tốt nghiệp
• Căn cứ vào nội dung kinh tế và yêu cầu quản trị doanh nghiệp thì
nguyên vật liệu được chia thành các loại sau:
- Nguyên vật liệu chính(có thể bao gồm nửa thành phần mua ngoài);
Là đối tượng lao động cấu thành nên thực thể chính của sản phẩm được sản
xuất ra. Nửa thành phẩm mua ngoài là đối tượng lao động được sử dụng với
mục đích tiếp tục quá trình sản xuất ra sản phẩm…. Toàn bộ giá trị của
nguyên vật liệu sẽ được chuyển vào giá trị của sản phẩm mới.

- Vật liệu phụ: Là những loại vật liệu khi sử dụng chỉ có tác dụng phụ
như làm tăng chất lượng sản phẩm, hoàn chỉnh sản phẩm hoặc phục vụ cho
công việc quản lý sản xuất, bao gói sản phẩm…. Các loại vật liệu này không
cấu thành nên thực thể sản phẩm.
- Nhiên liệu: Là những thứ có tác dụng cung cấp nhiệt lượng trong quá
trình sản xuất kinh doanh, phục vụ cho công nghệ sản xuất, phương tiện vận
tải,công tấc quản lý….. Nhiên liệu có thể tồn tại ở thể lỏng,thể rắn hay thể
khí.
- Phụ tùng thay thế: Là những loại vật tư dùng để thay thế, sửa chữa
những máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, công cụ dụng cụ…
- Vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản: Là những vật tư được sử dụng
cho công việc xây dựng cơ bản. Đối với thiết bị xây dựng cơ bản bao gồm cả
thiết bị cần lắp và thiết bị không cần lắp, công cụ, khí cụ, và vật kết cấu dùng
để lắp đặt cho công trình xây dựng cơ bản
- Vật liệu khác: Là những loại vật liệu không được xếp vào các loại
trên, thường là những vật liệu được loại ra từ quá trình sản xuất như sắt, thép,
gỗ vụn hay phế liệu, vật liệu thu hồi được từ việc thanh lý tài sản cố định.
SV: Phạm Thị Nhung_Lớp KTA7 Trường THCN&QT Đông
22
GVHD: Cô Nguyễn Thi Thanh Hải Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Ngoài ra, tùy thuộc vào yêu cầu quản lý hạch toán chi tiết của doanh nghiệp
mà trong đó từng loại nguyên vật liệu trên chia thành từng nhóm, từng thứ,
Tác dụng của cách phân loại:Cách phân loại này là cơ sở xác định, định
mức tiêu hao, định mức dự trữ cho từng loại, từng thứ nguyên vật liệu là cơ sở
để tổ chức hạch toán chi tiết nguyên vật liệu trong doanh nghiệp.
• Căn cứ vào nguồn hình thành: Nguyên vật liệu được chia làm hai
nguồn:
- Nguyên vật liệu nhập từ bên ngoài:Do mua ngoài, nhận vốn góp
liên doanh, nhận biếu tặng….
- Nguyên vật liệu tự chế biến, gia công: Do doanh nghiệp tự sản xuất.

• Căn cứ vào mục đích, và nơi sử dụng, nguyên liệu, vật liệu được chia
thành:
- Nguyên vật liệu dùng cho nhu cầu sản xuất kinh doanh gồm:
+ Nguyên vật liệu dùng trực tiếp cho sản xuất chế tạo sản phẩm
+ Nguyên vật liệu dùng cho quản lý ở các phân xưởng, dùng cho bộ
phận bán hàng, bộ phân quản lý doanh nghiệp.
- Nguyên vật liệu dùng cho nhu cầu khác:
+ Nhượng bán:
+ Đem góp vốn liên doanh:
+ Đem quyên tặng:
2.2.2 Quản lý NVL tại Công ty.
Nhận thấy tầm quan trọng của NVL,đối với quá trình sản xuất và kinh
doanh nên Công ty rất chú trọng đến công tác bảo quản và cất trữ NVL, Tại
các kho của Công ty luôn có đầy đủ các trang thiết bị phục vụ công tác quản
lý và bảo vệ NVL và các thủ tục xuất - nhập cũng được quản lý chặt chẽ và
liên hoàn
SV: Phạm Thị Nhung_Lớp KTA7 Trường THCN&QT Đông
23
GVHD: Cô Nguyễn Thi Thanh Hải Báo cáo thực tập tốt nghiệp
Do điều kiện thi công các công trình ở xa nên Công ty thường thuê các
kho tại những nơi Công ty xây dựng và tại đó nhưng Công ty cũng tiến hành
cử người trông coi và quản lý chúng, có bảo vệ thường trực canh dữ, trông
coi, có người chịu trách nhiệm nhập xuất NVL và
Tại đây mọi thủ tục tiến hành nhập và xuất kho cũng được thực hiện đầy
đủ như tại kho của Công ty, thủ kho tại đây cũng thực hiện ghi thẻ kho, sổ số
dư, bảng tổng hợp nhập xuất tồn và hàng tuần sẽ được chuển lên phòng vật tư
tại công ty. Kế toán và các phòng có liên quan theo dõi NVL chi tiết thông
qua phòng vật tư
2.2.1 Hình thức kế toán NVL CCDC
+ Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu :

Kế toán tổng hợp là việc sử dụng các tài khoản kế toán để phản ánh,
kiểm tra và giám sát các đối tượng kế toán ở dạng tổng hợp .
Nguyên vật liệu là tài sản lưu động của doanh nghiệp và được nhập
xuất thường xuyên .Tuy nhiên ,tùy theo đặc điểm nguyên vật liệu của doanh
nghiệp mà các doanh nghiệp có phương thức kiểm kê khác nhau .Có doanh
nghiệp thực hiện kiểm kê theo từng nghiệp vụ nhập ,xuất kho nhưng cũng có
những doanh nghiệp chỉ kiểm kê mọt lần vào thời điểm cuối tháng .tương ứng
với hai phương thức kiểm kê ,trong kế toán nguyên vât liệu nói riêng và kế
toán hàng tồn kho nói chung có hai phương pháp hạch toán hàng tồn kho là
phương pháp kê khai thường xuyên ( KKTX) và phương pháp kiểm kê định
kỳ (KKĐK) . Theo chế độ kế toán quy định ,các doanh nghiệp chỉ áp dụng
mọt trong hai phương pháp hạch toán hàng tồn kho nói trên tùy thuộc vào đặc
điểm kinh doanh của doanh nghiệp.
- phương pháp KKTX : Là phương pháp kế toán phải tổ chức ghi chép
một cách thường xuyên liên tục các nghiệp vụ nhập ,xuất kho và tồn kho của
vật tư trên các tài khoản kế toán hàng tồn kho .Như vậy ,trị giá vốn thực tế
SV: Phạm Thị Nhung_Lớp KTA7 Trường THCN&QT Đông
24
GVHD: Cô Nguyễn Thi Thanh Hải Báo cáo thực tập tốt nghiệp
của nguyên vật liệu xuất kho được xác định trên cơ sở tổng hợp số liệu từ các
chứng từ xuất kho ,phân loại theo từng đối tượng sử dụng và được phản ánh
trên tài khoản và trên sổ kế toán .
Giá trị của nguyên vật liệu tồn kho có thêt tính được bất cứ lúc nào.
- Phương pháp KKĐK: là phương pháp kế toán không tổ chức ghi chép
một cách thường xuyên ,liên tục các nghiệp vụ nhập ,xuất kho và tồn kho của
vật tư trên các tài khoản hàng tồn khom .Các tài khoản này chỉ phản ánh trị
giá vốn thực tế của vật tư tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ .
Việc xác định giá trị vật liệu xuất dùng trên tài khoản kế toán tổng hợp
không căn cứ vào chứng từ xuất kho mà lại căn cứ vào trị giá thực tế vật liệu
tồn kho đầu kỳ ,mua (nhập) trong kỳ và kết quả kiểm kê cuối kỳ để tính

.Chính vì vậy, trên tài khoản tổng hợp không thể hiện rõ giá trị xuất dùng cho
từng đối tượng, trên tài khoản tổng hợp không thể hiện rõ giá trị xuất dùng
cho từng đối tượng, chủ yếu nhu cầu xuất dùng khác nhau : sản xuất hay
phục vụ cho công tác quản lý doang nghiệp …Hơn thế nữa tren tài khoản tổng
hợp cũng không thể biết được số mất mát .hư hỏng ( nếu có ) …Vì vậy
,phương pháp KKĐK được quy định áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất
có quy mô nhỏ ,chỉ tiến hành một loại hoạt động hoặc ở các doanh nghiệp
thương mại kinh doanh các mặt hàng có giá trị thấp ,mặt hàng nhiều.
2.2.2 : Kế toán tổng hợp nguyên vật liệu theo phương pháp KKTX
2.2.1.1 tài khoản sử dụng :
Để phản ánh số hiện có và tình hình biến động của nguyên vật liệu ,kế
toán sử dụng Tài khoản 152 –Nguyên liệu vật liệu
SV: Phạm Thị Nhung_Lớp KTA7 Trường THCN&QT Đông
25

×