Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

Thực trạng thất thoát lãng phí trong xây dựng chung cư ở Việt Nam giai đoan 2005-2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (448.65 KB, 39 trang )

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN VỀ THẤT THOÁT LÃNG PHÍ TRONG
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG.
I. Các khái niệm.
I.1 Khái niệm về đầu tư.
*Lý thuyết về đầu tư của Keynes:
Theo Keynes, đầu tư giúp mở rộng quy mô sản xuất từ đó gia tăng việc
làm và tác động đến tăng trưởng kinh tế.
*Theo Luật đầu tư của Quốc Hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt
Nam số 59/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2005:
- Đầu tư là việc nhà đầu tư bỏ vốn bằng các loại tài sản hữu hình hoặc vô
hình để hình thành tài sản tiến hành các hoạt động đầu tư theo quy định
của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Đầu tư được phân loại thành: Đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp.
+ Đầu tư trực tiếp: hình thức đầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và
tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
+ Đầu tư gián tiếp: hình thức đầu tư thông qua việc mua cổ phần, cổ
phiếu, trái phiếu, các giấy tờ có giá khác, quỹ đầu tư chứng khoán và thông
qua các định chế tài chính trung gian khác mà nhà đầu tư không trực tiếp
tham gia quản lý hoạt động đầu tư.
1.2 Thất thoát, lãng phí trong đầu tư:
• Những điều tra trong cả nước cho thấy tình trạng thất thoát, lãng phí
trong đầu tư là phổ biến ở Việt Nam. Đó là một trong những thách thức lớn
nhất mà Việt Nam phải đối mặt.
Khái niệm về thất thoát, lãng phí trong đầu tư:
Thất thoát, lãng phí là việc quản lý, sử dụng tiền, tài sản, lao động, thời gian
lao động và tài nguyên thiên nhiên không hiệu quả. Đối với lĩnh vực đã có định
mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành thì lãng
phí là việc quản lý, sử dụng ngân sách nhà nước, tiền, tài sản nhà nước, lao
động, thời gian lao động trong khu vực nhà nước và tài nguyên thiên nhiên
vượt định mức, tiêu chuẩn, chế độ hoặc không đạt mục tiêu đã định.
 Thất thoát, lãng phí trong đầu tư là việc quản lý và sử dụng các nguồn


vốn đầu tư (tiền, tài sản, lao động…) một cách không hiệu quả, không đạt tiêu
chuẩn, mục tiêu do cơ quan nhà nước ban hành.
 Ngoài ra, ta có thể hiểu thất thoát lãng phí theo khái niệm sau:
Lãng phí là mặt đối lập với tiết kiệm.
• Thất thoát lãng phí trong đầu tư công.
Khối lượng đầu tư công ở Việt Nam là khá lớn, nó cho thấy quyết tâm
của chính phủ trong việc cải thiện cơ sở hạ tầng và thúc đẩy tăng trưởng kinh
tế. Tuy nhiên, cơ chế xác định và thẩm định các dự án đầu tư công cộng ở
Việt Nam vẫn còn quá yếu kém, trong khi đó động lực thúc đẩy tăng trưởng
lại đang ngày càng dẫn đến việc thông qua các dự án không có đủ vốn. Thiếu
nguồn ngân sách cho vận hành và bảo dưỡng thường đi kèm với việc giảm giá
trị nhanh chóng của các cơ sở hạ tầng. Thiếu nguồn vốn tài trợ cho các dự án
đã khuyến khích việc sử dụng các cơ chế khác nhau.Điều này làm giảm đi độ
minh bạch trong quản lý, gây nên thất thoát và lãng phí trong đầu tư công.
- Số lượng và chất lượng:
Tỷ lệ đầu tư thể hiện khối lượng nguồn lực dành cho tích lũy tài
sản,chứ không thể hiện tác động của các nguồn lực này đối với những kết quả
phát triển chủ chốt, như tăng trưởng kinh tế hay giảm nghèo. Nói một cách
khác, tỷ lệ này thể hiện khối lượng đầu tư, chứ không phải chất lượng đầu tư.
Chỉ số ICOR (tỷ lệ vốn trên sản lượng cận biên) cho ta biết hiệu quả
của đầu tư, hay nói cách khác là cần đầu tư bao nhiêu để có được mỗi điểm
phần trăm GDP cho tăng trưởng Kinh tế. Xét trên góc độ Quốc Tế, chất lượng
đầu tư tại Việt Nam là quá thấp, trong khi tỷ lệ đầu tư đứng thứ 3 (33,3%
GDP, từ 1998-2002) thì chất lượng đầu tư chỉ đứng thứ 17 (ICOR=6,9).
• Thất thoát, lãng phí trong xây dựng cơ bản.
Xây dựng cơ bản là lĩnh vực sử dụng rất nhiều nguồn vốn, cơ sở vật
chất và lao động, có liên quan đến nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều thành phần
kinh tế nên việc ngăn chặn lãng phí, thất thoát và chống tham nhũng trong xây
dựng cơ bản có ý nghĩa hết sức quan trọng trong tình hình hiện nay.
Trong đầu tư xây dựng cơ bản, mọi việc làm tăng chi phí đầu tư so với

mức cần thiết dẫn đến làm giảm hiệu quả vốn đầu tư được coi là sự lãng phí.
Lãng phí diễn ra nổi lên ở một số dạng sau đây: Dự án được đầu tư khi
chưa thực sự cần thiết phải đầu tư; Dự án được đầu tư với quy mô, công suất
không phù hợp so với nhu cầu; Dự án được đầu tư với yêu cầu kỹ thuật và mỹ
thuật không phù hợp so với nhu cầu; Dự án được đầu tư ở địa điểm và thời
điểm không hợp lý; Thiết bị và công trình của dự án có chất lượng thấp làm
giảm tuổi thọ của dự án; Tiến độ dự án bị kéo dài; Một số chi phí (chi phí
chung, chi phí thiết bị, chi phí lao động và vật tư…) cao hơn thực tế; Một số
khoản chi phí trong dự án được chi chưa tiết kiệm.
Lãng phí và thất thoát là hai căn bệnh trong đầu tư Xây dựng cơ bản.
Trong sự lãng phí có thất thoát vì trong số tiền lãng phí có thể có phần bị thất
thoát và thất thoát dẫn đến lãng phí vì thất thoát làm tăng chi phí không cần thiết
hoặc làm giảm chất lượng công trình dẫn đến làm giảm hiệu quả vốn đầu tư.
Tỷ lệ đầu tư thông qua ngân sách của Việt Nam ở mức 8,5% GDP, và
sẽ còn nhiều hơn nếu tính đến các khoản đầu tư thông qua các cơ chế tài
chính của các bộ và các tỉnh.
Hàng năm Việt Nam nhận được khoảng 1,5 tỷ USD từ nguồn ODA,
chủ yếu dưới dạng tài trợ cho các dự án đầu tư. Các dự án đầu tư cơ sở hạ
tầng giao thông nông thôn, trạm y tế xã, thủy lợi nhỏ… chính là công cụ để
giảm nghèo ở các vùng sâu xa, miền núi và vùng đặc biệt khó khăn. Tất cả
các đầu tư dạng này đều liên quan đến việc giao thầu các công trình xây dựng
và dân dụng khác. Đây là nguồn gốc cho những thất thoát, lãng phí nghiêm
trọng trong đầu tư.
Qua các phân tích và nghiên cứu đã cho thấy có dấu hiệu liên kết giữa
các nhà thầu trong hầu hết các cuộc đấu thầu. Trên thực tế, phần lớn giá bỏ
thầu đều nằm trong khoảng rất hẹp. Hiện tượng đưa ra các mức giá chỉ nhỉnh
hơn giá thầu cũng phổ biến. Đây có thể là hình thức để tạo ra vẻ cạnh tranh.
Sự tham gia của các Ban Quản Lý Dự Án, tuy không chắc chắn, song cũng
không thể loại trừ.
Nguồn lực cũng có thể bị lãng phí trong quá trình lựa chọn các nhà

thầu. Đấu thầu cạnh tranh hoàn toàn chỉ áp dụng đối với các công trình có vốn
đầu tư trên 2 tỷ đồng. Đối với các dự án nhỏ (ví dụ như chương trình xóa đói
giảm nghèo…) có kinh phí nhỏ hơn mức trần trên, các nhà thầu được chỉ định
bởi các chính quyền cấp huyện, xã, địa phương, dẫn đến mức độ cạnh tranh
hạn chế. Từ đó xảy ra thất thoát vốn như chất lượng thực hiện dự án thấp, sử
dụng vật liệu không đúng tiêu chuẩn, bớt xén số lượng vật tư…
Nguyên nhân của vấn đề trên chủ yếu xoay quanh những yếu tố chủ
quan như: chậm giải phóng mặt bằng; Các Bộ, ngành, địa phương bố trí
không đủ vốn đối ứng, năng lực của các ban quản lý dự án còn thấp, thủ tục
giữa Việt Nam và các nước khác chưa hài hòa…
Tại Việt Nam, rất nhiều Bộ, ngành, địa phương chưa chú trọng huy
động các nguồn vốn đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài nước
mà chủ yếu chỉ trông chờ vào nguồn vốn ngân sách nhà nước, như vậy sẽ dẫn
tới tình trạng địa phương chưa đủ sức thu hút các nguồn vốn khác tham gia
đầu tư, đặc biệt là khu vực tư nhân, gây nên hạn chế rất lớn về quy mô đầu tư,
nhất là đầu tư các công trình cơ sở hạ tầng có khả năng thu hồi vốn.
Nguyên nhân gây thất thoát, lãng phí trong xây dựng cơ bản chủ yếu là
do cơ chế quản lý các nguồn vốn đầu tư chưa chặt chẽ, (nhiều dự án đầu tư
còn sơ sài đã được xét duyệt, nhiều ngành và địa phương còn buông lỏng
khâu kiểm tra xét duyệt đầu tư), việc ban hành và quản lý dự án đầu tư còn
nhiều sơ hở dễ bị lợi dụng, một số cán bộ ở các cơ quan trung ương cũng như
địa phương thoái hóa biến chất, phẩm chất sa sút gây nhiều phiền hà cho chủ
đầu tư trong quá trình thực hiện đầu tư…
Thất thoát, lãng phí trong xây dựng cơ bản thường xảy ra trong những
trường hợp sau:
- Vi phạm thủ tục đầu tư.
Điều kiện cơ bản có tính nguyên tắc để được ghi kế hoạch vốn đầu tư
hàng năm là các dự án phải có đầy đủ thủ tục đầu tư theo quy định của Quy
chế quản lý đầu tư và xây dựng. Tất cả các hiện tượng lỏng lẻo, tùy tiện,
không tuân thủ thủ tục đầu tư đều được coi là các nguyên nhân dẫn tới thất

thoát, lãng phí như: thi công chưa có thiết kế, dự toán chưa phê duyệt…
- Bố trí vốn đầu tư phân tán, dàn trải.
Việc bố trí vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc nguồn ngân sách nhà
nước phát tán, dàn trải, thiếu tập trung. Việc bố trí vốn phân tán, dàn trải sẽ
dẫn tới lãng phí lớn vì khối lượng thi công dở dang lớn, công trình chậm đưa
vào sử dụng.
-Thiếu vốn đối ứng nên gây khó khăn cho việc giải ngân các dự án
ODA.
Việc không giải ngân kịp tiến độ không còn là điều lạ ở Việt Nam.
Hiệu quả giải ngân thấp, đây là điều làm cho tăng trưởng kinh tế bị hạn chế.
- Tình hình nợ xây dựng cơ bản và hoàn trả tạm ứng đang trở nên gay gắt.
Nợ khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành do chưa có vốn thanh toán
diễn ra ở một số Bộ. Các khoản nợ xây dựng cơ bản vượt quá khả năng cân
đối của Ngân sách nhà nước, dẫn đến việc chiếm dụng vốn lẫn nhau, nợ quá
hạn Ngân hàng tăng…
Do nhiều nguyên nhân, trước hết là do ý thức của những người quản lý và
sử dụng tài sản nhà nước yếu kém, tài sản nhà nước không được khai thác tốt,
ít sinh lời, thậm chí bị thất thoát.
Lãng phí lớn nhất là sự kém hiệu quả của việc khai thác tài sản (các
khoản đầu tư không phát huy tác dụng, quy hoạch sai…), tình trạng “rút ruột”
công trình… Đây là vấn đề chính mà nhà nước cần ưu tiên xử lý.
Trong các thành phần kinh tế nhà nước, cổ phần hóa là trường hợp đặc
biệt của tư nhân hóa, bán một phần hay toàn bộ một doanh nghiệp nhà nước
cho nhiều người hay tổ chức. Nó không làm mất đi tài sản nhà nước nếu bán
đúng giá. Tuy nhiên, tình trạng thất thoát và lãng phí trong cổ phần giá vẫn
diễn ra nghiêm trọng.
Hai kiểu thất thoát tài sản nhà nước điển hình trong cổ phần hóa là: cổ
phần hóa cho không và để những người tay trong chiếm đoạt. Đối với một số
nước xã hội chủ nghĩa, “cho không” được hiểu như chia đều tài sản doanh
nghiệp cho mọi công dân.

Hình thức thất thoát đầu tiên tuy ở Việt Nam không xảy ra, nhưng
chúng ta lại đang đối mặt với kiểu thất thoát thứ hai. Tài sản nhà nước lọt vào
tay những người “tay trong” với giá rất bèo.
Những người “tay trong” chính là những người có quyền cho phép cổ
phần hóa, những người biết rõ tình hình doanh nghiệp. Họ dựa vào hiểu biết
của mình để đánh giá thấp giá trị thực của doanh nghiệp, nhằm thúc đẩy việc
cổ phần hóa thành công và họ có cơ hội mua rẻ.
Tại Việt Nam, cổ phần hóa không thu gì cho ngân sách nhà nước. Số
tiền cổ phần hóa được dùng cho tăng vốn doanh nghiệp. Nếu nhà nước thu về
thì lại để thành lập quỹ hỗ trợ cổ phần hóa. Vòng luẩn quẩn đó cần phải được
Nhà nước xem xét lại.
II. Nguyên nhân thất thoát và lãng phí trong đầu tư xây dựng chung
cư ở Việt Nam nói riêng:
1. Trình độ năng lực yếu kém và sự thoái hoá về đạo đức của
không ít các chủ dựa án và ban quản lý dự án
2.Trách nhiệm của chủ đầu tư từ chủ đầu tư cao nhất là Nhà Nước
đến cac bộ ngành chính quyền các cấp chưa được thực thi đúng mức thể hiện
thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát thực hiện không đầy đủ và
chơa nghiêm túc, lề lối làm việc trong nhiều dự án thiếu khoa học.
3. Cơ chế phân công, phân cấp, phối hợp nhiều chồng chéo, không rõ
trách nhiệm, tạo môi trường cho sự phát sinh tình trạng cục bộ, bản vị và
khép kín
4. Chính sách về tài chính thiếu ổn định, chính sách đền bù giải
phóng mặt bằng, tái định cư không thống nhất thiếu sự nhất quán.
5. Hệ thống văn bản pháp luật từ quy hoạch, quản lý đầu tư xây
dựng cơ bản đến đấu thầu, giải phóng mặt bằng, nghiệm thu, quyết
toán....chưa đầy đủ, nhiều nội dung không còn phù hợp với thực tế, thiếu cụ
thể, không đồng bộ, hay thay đổi và thiếu chế tài nghiêm minh
6. Đầu tư dàn trải, kéo dài, kém hiêụ quả.
7. báo cáo thiếu trung thực, chưa công khai các dự án ra đấu thầu

8. Thiếu vốn, vốn phân giải chậm
9. Chủ thầu và chủ đầu tư cấu kết với nhau
10. Các cơ quan bô, ngành, địa phương vẫn nặng nề về thành tích
11. Quyết định đầu tư sai
12. Thói quen chạy chọt thì mới cấp thêm vốn
13. Những dự án đã hoàn tất nhưng không được đưa vào sử dụng

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THẤT THOÁT LÃNG PHÍ TRONG
XÂY DỰNG CHUNG CƯ Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005 - 2009.
I. Thất thoát lãng phí trong xây dựng cơ bản nói chung 2005 –
2009 :
Công bố danh sách “đen” trong xây dựng Tập hợp từ những bài báo
phát hành năm 2005 và nửa đầu 2006, Tổng hội Xây dựng Việt Nam đã đưa
ra danh sách 43 dự án đầu tư xây dựng có thất thoát, lãng phí.
1. Trường THPT năng khiếu Nguyễn Thị Định (TP.HCM).
2. Nhà máy chế biến cà chua công suất 200 tấn/ngày (Hải Phòng).
3. Nhà máy xử lý bùn phốt (Hải Phòng).
4. Khách sạn du lịch và công viên của TP Hải Phòng.
5. Trung tâm thương mại huyện Hương Sơn (Hà Tĩnh).
6. Nhà máy chế biến thủy sản xuất khẩu (Thái Bình).
7. Nhà máy chế biến gạo sau thu hoạch (Đông Hưng, Thái Bình).
8. Nhà máy nước Chi Nê (Lạc Thủy, Hòa Bình).
9. Công viên nước TP Đà Nẵng.
10. Bốn chung cư cao năm tầng tại phường Quang Trung (Hà Giang).
11. Nhà máy granit Thiên Thạch (Nam Định).
12. Nhà máy ximăng Hồng Phong (Lạng Sơn).
13. Một số dự án xây dựng công viên ở Hà Nội.
14. Các dự án nhà ở và khu đô thị tại Hải Phòng.
15. Cụm tuyến dân cư vượt lũ đồng bằng sông Cửu Long.
16. Chương trình kiên cố hóa kênh mương tại Ninh Thuận.

17. Dự án sửa chữa, nâng cấp cụm công trình thủy lợi của Nông trường Sao
Vàng (Thọ Xuân, Thanh Hóa).
18. Công viên văn hóa An Hòa (Rạch Giá, Kiên Giang).
19. Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải TP Huế.
20. Nhà máy nước Cao Xá (Lâm Thao, Phú Thọ).
21. Hồ chứa nước Nam Du (đảo Nam Du, Kiên Giang).
22. Kênh tưới nước Dốc Lời và kênh tưới nước Dương Hà (Gia Lâm, Hà
Nội).
23. Nhà thi đấu đa năng tỉnh Bắc Ninh.
24. Một số dự án xây dựng của tỉnh Cà Mau (thư viện tỉnh, chi cục thuế, câu
lạc bộ thiếu nhi, trụ sở UBND TP, kho bạc nhà nước, Trường THCS Nguyễn
Đình Chiểu, tượng đài Cà Mau).
25. Nhà văn hóa tỉnh Đồng Tháp.
26. 670 dự án với tổng vốn trên 1.416 tỉ đồng của tỉnh Vĩnh Phúc.
27. Dự án Nhà máy nước Cầu Đỏ (Đà Nẵng).
28. Bệnh viện Đa khoa tỉnh Cà Mau.
29. Đài tưởng niệm anh hùng liệt sĩ tỉnh Tây Ninh.
30. Chương trình kiên cố hóa trường học, lớp học tại tỉnh Bình Định.
31. Hồ bơi thiếu nhi tỉnh Sóc Trăng.
32. Hồ chứa nước Cửa Đạt (Thanh Hóa).
33. 11 dự án của tỉnh Lâm Đồng.
34. 120 dự án xây dựng trường học ở các địa phương với tổng vốn đầu tư
684 tỉ đồng.
35. Các dự án của Tổng công ty Du lịch Sài Gòn (cải tạo khách sạn Đồng
Khởi, cải tạo khách sạn Edenrok).
36. Dự án cải tạo hồ Phú Lão (Lạc Thủy, Hòa Bình).
37. Dự án thoát nước đường Hoàng Hoa Thám (TP.HCM).
38. Cầu Bản Phiệt (Lào Cai).
39. 10 dự án trọng điểm của tỉnh Phú Yên.
40. Dự án chỉnh trị cửa sông Đà Nông (Phú Yên).

41. Dự án xây dựng Trường THPT Nguyễn Hữu Huân (TP.HCM).
42. Chương trình kiên cố hóa trường học tại các địa phương.
43. Bảy cụm tuyến dân cư sống chung với lũ của bảy tỉnh Long An, Đồng
Tháp, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Tiền Giang, Vĩnh Long.
Không chỉ góp phần “góp lửa” cho cuộc chiến chống thất thoát - lãng
phí trong đầu tư xây dựng cơ bản,mà danh sách những dự án có lãng phí, thất
thoát, các dự án, dạng sai phạm trong quản lý, sử dụng đất đai cũng đã được
điểm tên.
Bản danh sách “đen” đã gây được sự quan tâm rộng rãi. Ðiều này đã
được minh chứng bởi danh sách 59 công trình có lãng phí, thất thoát do Tổng
hội xây dựng Việt Nam tổng hợp và tung ra năm 2005.
Thất thoát trong đầu tư xây dựng cơ bản là vấn đề luôn được dư luận xã
hội đặc biệt quan tâm. Có ý kiến cho rằng, số tiền thất thoát trong lĩnh vực
đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm đủ để... trả lương cho toàn bộ khu vực hành
chính nhà nước. Tỷ lệ thất thoát lớn và hầu như chỉ có những công trình do
Nhà nước đầu tư mới xẩy ra thất thoát là vấn đề nhức nhối từ khá lâu và đến
nay vẫn chưa “cũ”.
Phần lớn đó là dự án thuộc các địa phương làm chủ đầu tư, bằng nguồn
vốn ngân sách của địa phương. Trong đó có một số dự án do trung ương đầu
tư nhưng địa phương quản lý.
II.Thất thoát lãng phí ngay từ giai đoạn lập dự án.
Thậm chí, thực tế cho thấy, thất thoát lớn nhất xuất hiện ngay trong giai
đoạn lập dự án đầu tư, khảo sát, thiết kế, chiếm trên 70% tổng số thất thoát,
lãng phí. Theo Tổng hội Xây dựng Việt Nam, tình trạng thất thoát trong các
công trình xây dựng hiện nay không chỉ là những hành vi rút ruột, ăn bớt,
khai khống mà xuất hiện ngay từ khâu đầu tiên của một đời dự án là lập dự án
đầu tư, khảo sát, thiết kế.
Về thất thoát trong lập dự án đầu tư có hai dạng phổ biến. Thứ nhất, ở
nhiều địa phương, bí thư hay chủ tịch làm chủ đề tài để ghi dấu ấn của mình
trong thời gian đương chức và dẫn đến hàng loạt công trình “đắp chiếu”, thiệt

hại hàng trăm tỉ đồng như các khu chung cư – đô thị...
Thứ hai là hiện tượng đơn vị tư vấn lấn át, dẫn dắt, bẻ ghi... khiến chủ
đầu tư phải làm theo ý mình trong khi chất lượng khảo sát, thiết kế, tư vấn
không hoàn chỉnh. Chất lượng tư vấn đang là vấn đề lớn của ngành xây dựng
nói chung và các khu chung cư – đô thị nói riêng. Không ít các công ty tư
vấn, thiết kế yếu về trình độ, năng lực và kinh nghiệm nhưng lại đảm nhiệm
các công trình có giá trị lớn.
Trong khi đó, công đoạn thẩm định dự án cũng chưa đáp ứng yêu cầu,
dẫn đến nhiều quyết định đầu tư sai lầm, kém hiệu quả gây nên tình trạng thất
thoát và lãng phí trong xây dựng cơ bản.
2.1 Những dự án cụ thể gây thất thoát lãng phí ngay từ khâu chuẩn
bị, lập dự án.
• Thành phố Hải Phòng, nhiều dự án nhà ở và khu đô thị được đầu tư
theo kiểu phong trào rồi bỏ dở, gồm 129 dự án nhà, trong đó có 108 dự án
phát triển khu đô thị mới. Nhiều dự án đã đầu tư hàng trăm tỷ đồng, để rồi
vẫn chỉ là bãi đất, vừa lãng phí tiền đầu tư vừa lãng phí đất sản xuất nông
nghiệp. Ðiển hình như khu nhà ở Cựu Viên, đầu tư trên 155 tỷ đồng đã hơn 5
năm, khu đô thị mới ngã năm sân bay Cát Bi đầu tư trên 100 tỷ đồng, từ năm
1997... hiện chỉ có bãi đất trống bỏ hoang.
Nguyên nhân chính dẫn tới tiến độ của nhiều dự án, công trình trọng
điểm này chậm là do khó khăn trong công tác giải phóng mặt bằng.
Dự án khu đô thị mới Ngã năm sân bay Cát Bi, hầu hết các điểm nút
quan trọng cần giải phóng mặt bằng bị kéo dài do còn nhiều tổ chức, hộ dân
không chịu nhận tiền bồi thường, hoặc đã nhận nhưng chưa bàn giao mặt
bằng đã làm chậm tiến độ thi công của dự án.
Trong khi đó, có nhiều phương án đền bù, giải phóng mặt bằng được
thông qua từ năm 2004, 2006 đến nay vẫn chưa xong nên phát sinh thêm
nhiều vấn đề cần giải quyết, càng làm công tác giải phóng mặt bằng thêm
chậm trễ.
Một số dự án thứ phát chậm triển khai có tác động không nhỏ tới công

tác giải phóng mặt bằng. Lãnh đạo các ngành, các địa phương đều cho rằng đã
nỗ lực, cố gắng nhưng cơ chế, chính sách có nhiều thay đổi nên mất thời gian
làm lại.
Cưỡng chế giải phóng mặt bằng ở khu đô thị mới Ngã năm - sân bay Cát Bi, Hải
Phòng. (Ảnh: anhp.vn).
• Nhiều dự án đã dành phần lớn diện tích để “ưu tiên” cho cán bộ địa
phương bán lại thu lợi. Ðiển hình nhất là dự án xây dựng nhà ở tại phường Dư
Hàng Kênh, An Hải, Hải Phòng. Chỉ có 168 suất đất giao cho dân xây nhà ở,
còn 680 suất đất được cấp cho “các quan”, trong đó có 420 suất dành cho cán
bộ thành phố Hải Phòng.
Những lô đất chia nhau nay đã biến thành nhà mặt phố.
Từ dự án cho dân nghèo...
Ý tưởng ban đầu rất tốt đẹp là biến khu đất ven đô hơn 10 ha ở cánh
đồng Quán Nam, xã Dư Hàng Kênh, huyện An Hải (nay là phường Dư Hàng
Kênh, quận Lê Chân) thành khu dân cư cho dân nghèo thiếu chỗ ở. Cái ý
tưởng đó bỗng tan thành... mây khói khi khu đất Quán Nam từ đất quê chuẩn
bị thành đất nội thành (tức là xã Dư Hàng Kênh sẽ lên thành phường Dư Hàng
Kênh thuộc quận Lê Chân).
Nhận thấy khu đất trở nên đắc địa, UBND huyện An Hải (sau này tách
thành huyện An Dương và quận Hải An) đề xuất làm dự án nhà ở cho dân
một cách chóng vánh kèm theo là danh sách các cán bộ huyện và xã nấp sau
dự án để dễ bề chia đất.
Khi “dự án” được đề xuất lên cấp sở và UBND thành phố, một số quan
chức thành phố thấy khu đất quá đẹp bèn “giao kèo” với huyện phải chia cho
thành phố 455 lô.
Việc chia chác đất công bắt đầu từ Công văn số 259 của Viện Quy
hoạch Hải Phòng, ký ngày 5/7/2001 về việc xây dựng khu nhà ở đồng Quán
Nam, xã Dư Hàng Kênh, huyện An Hải cho một số cơ quan thành phố như
Ban Tuyên giáo Thành ủy, ủy ban Kiểm tra Thành ủy, Sở Địa chính-Nhà đất
(nay là Sở Tài nguyên & Môi trường) và nhân dân phường Dư Hàng Kênh...

... thành đất của quan chức
Tuy nhiên, ngày 10/5/2002, Thành ủy Hải Phòng có Nghị quyết 06
không đồng ý chia lô để xây dựng nhà ống mà khuyến khích xây dựng nhà
biệt thự, nhà vườn, nhà hợp khối liền kề phù hợp kiến trúc hiện đại.
Sau đó, UBND TP Hải Phòng có Quyết định số 2892 (ngày
25/11/2002) duyệt kế hoạch giao đất cho công dân làm nhà ở. Theo đó thu hồi
gần 120.000 m2 đất để giao cho 374 hộ.
“Phớt lờ” ý kiến chỉ đạo của Thành ủy và UBND TP Hải Phòng kể
trên, UBND huyện An Hải cấp tốc ban hành liền 6 quyết định kèm theo là
danh sách 848 hộ được giao đất. Trong đó, 168 lô được giao cho các hộ dân
xã Dư Hàng Kênh bằng QĐ số 12b, ký ngày 6/1/2003. Đồng thời ký hàng loạt
quyết định cấp 680 lô đất đắc địa cho nhiều quan chức của thành phố, của
huyện và của xã...
Kèm theo đó, UBND huyện còn cấp 848 Giấy chứng nhận quyền sử dụng
đất cho 168 hộ dân và 680 hộ “quan”. 680 lô đất ở Quán Nam (Dư Hàng Kênh)
được các quan chức chia chác như sau: 420 lô chia cho các cơ quan trực thuộc
thành phố, 152 lô chia cho UBND huyện An Hải, 73 lô chia cho UBND xã Dư
Hàng Kênh và 35 lô còn lại chia cho Viện Quy hoạch thành phố.
Bên cạnh đó, UBND huyện An Hải đã “bật đèn xanh” giao cho UBND
xã Dư Hàng Kênh làm chủ đầu tư nên để xảy ra một số sai phạm nghiêm
trọng trong xây dựng như: Dự án có quy mô lớn lên tới 11,52 ha đất với vốn
đầu tư 44 tỷ đồng nhưng chủ đầu tư không lập báo cáo đầu tư trình cơ quan
chức năng phê duyệt, không tổ chức đấu thầu...
(Theo Tiền Phong)
• Lại có những nơi cán bộ và dân rủ nhau lấn chiếm đất công với
diện tích không nhỏ như 1,8 triệu m2 đất tại TP Cần Thơ, gần 60.000 m2 đất
tại TP Huế. Dự án tái định cư tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa đã
“tái định cư” cho 23 cán bộ của tỉnh và thành phố vốn không thuộc diện này.
• Tại Hà Nội, dự án xây dựng “thành phố giao lưu”, diện tích 1 triệu
m2 nằm trên địa bàn quận Cầu Giấy và huyện Từ Liêm, tổng mức đầu tư 500

triệu USD cho công ty cổ phần VIGEBA (gồm tổng công VIC, Tổng công ty
Bảo hiểm VN, công ty TNHH xuất nhập khẩu tổng hợp). Sau 3 năm được
giao đất, dự án vẫn nằm trên giấy, đất vẫn bỏ hoang.
Dự án “Thành phố giao lưu” vào năm 1996 được giao cho Cty Liên
doanh Xây dựng quốc tế VIC (một Cty liên doanh với Cu Ba) làm đối tác
phía Việt Nam để đàm phán liên doanh với một tập đoàn Thụy Sĩ.
Cùng năm đó, hai bên đã có văn bản ghi nhớ. Mục tiêu của dự án là hình
thành một khu đô thị có “đẳng cấp” trên diện tích 100 ha thuộc địa bàn quận
Cầu Giấy và huyện Từ Liêm với tổng mức đầu tư lên đến trên 500 triệu đô la.
Cái tên “Thành phố giao lưu” hàm ý chỉ mối quan hệ hữu nghị giữa Việt
Nam - Thụy Sĩ. Tuy nhiên sau một thời gian dài chuẩn bị, vào ngày
10/5/2000, phía đối tác Thụy Sĩ đã có đơn xin rút khỏi dự án với lí do “ Điều
kiện kinh tế không cho phép”(?).
Ngay sau đó, VIC đã có công văn gửi UBND TP Hà Nội xin được tìm
đối tác trong nước thành lập Cty Cổ phần cùng thực hiện Dự án.

×