Tải bản đầy đủ (.doc) (51 trang)

Phát triển thị trường bán lẻ của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (326.5 KB, 51 trang )

PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ CỦA VIỆT NAM
LỜI MỞ ĐẦU
Sau hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế Việt Nam đã có nhiều bước tiến đáng kể, đời
sống người dân được nâng cao. Để đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của người dân, thì
không chỉ cần một nền sản xuất tiên tiến, mà bên cạnh đó, hệ thống bán lẻ cũng đóng
một vai trò hết sức quan trọng. Trong những năm gần đây, ngành bán lẻ của Việt Nam
đã có những bước phát triển vượt bậc. Nếu như trong thời kỳ bao cấp chỉ có một vài cửa
hàng mậu dịch của nhà nước mở ra để phục vụ cho những nhu cầu tiêu dùng cơ bản của
người dân, hàng hóa khan hiếm nên việc mua sắm gặp nhiều khó khăn, thì hiện nay, với
việc số lượng doanh nghiệp bán lẻ tăng lên nhanh chóng, hàng hóa đa dạng phong phú,
việc mua sắm đã trở nên thuận tiện hơn rất nhiều. Không chỉ vậy thị trường bán lẻ còn
góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hóa, đóng góp đáng kể vào tăng doanh thu dịch vụ tiêu
dùng, phát triển kinh tế đất nước.
Thị trường bán lẻ Việt Nam, đặc biệt là sau khi gia nhập WTO, được nhìn nhận là
một thị trường đầy tiềm năng thu hút sự quan tâm đầu tư của cả các doanh nghiệp trong
nước lẫn các nhà bán lẻ nước ngoài. Theo đánh giá của các chuyên gia, trong tương lai
thị trường này sẽ còn phát triển nở rộ hơn nữa. Tuy nhiên đi cùng với sự phát triển là sự
cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp bán lẻ trong nước và các tập đoàn phân phối
hàng đầu thế giới để giành thị phần trên mảnh đất màu mỡ này. Do đó, em đã quyết
định lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Phát triển thị trường bán lẻ của Việt Nam”, với
mong muốn tìm hiểu rõ hơn về cơ sở lý luận của bán lẻ, thực trạng thị trường bán lẻ của
Việt Nam, và đưa ra một số kiến nghị, giải pháp.
Chuyên đề của em bao gồm 3 phần chính:
Chương 1 Cơ sở lý luận về thị trường bán lẻ
Chương 2 Thực trạng thị trường bán lẻ của Việt Nam
Chương 3 Một số giải pháp nhằm phát triển thị trường bán lẻ của Việt Nam
trong điều kiện mở cửa thị trường phân phối
Do chuyên đề được viết dưới góc nhìn của cá nhân nên không thể tránh khỏi
những thiếu sót, rất mong nhận được sự góp ý của cô giáo và các bạn.
Qua bài viết này em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Thạc sỹ Bùi Thị
Hồng Việt, cùng các anh chị, cán bộ công chức của Bộ Công Thương, Vụ thị trường


trong nước và Phòng Quản lý dịch vụ phân phối đã tạo điều kiện cho em trong suốt thời
gian vừa qua.
1
PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ CỦA VIỆT NAM
MỤC LỤC
Diễn đàn doanh nghiệp - - 16/04/2009 - Thị trường bán lẻ
Việt Nam: Thiếu mặt bằng kinh doanh - Tiến Dũng...............................................50
Tạp chí điện tử Thương trường - - 11/05/2009 - Dự
báo thị trường bán lẻ 2009 và những giải pháp.......................................................51
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ
I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM
2
PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ CỦA VIỆT NAM
Bán lẻ nói chung là hoạt động kinh doanh bằng cách mua với số lượng lớn từ nhà
sản xuất, hoặc nhà bán sỉ rồi chia nhỏ và bán lẻ cho người tiêu dùng nhằm phục vụ nhu
cầu cá nhân hay gia đình.
Theo điều 3 Nghị định số 23/2007/NĐ-CP ngày 12/02/2007
“Bán lẻ là các hoạt động bán hàng hóa và dịch vụ trực tiếp đến người sử dụng cuối
cùng.
Cơ sở bán lẻ là đơn vị thuộc sở hữu của doanh nghiệp để thực hiện việc bán lẻ.”
Tuy nhiên, theo thư gửi Bộ Công Thương Việt Nam ngày 10/04/2008 về quyền
thương mại, Hiệp hội doanh nghiệp Mỹ cho rằng, phạm vi “Bán lẻ” và “Cơ sở bán lẻ”
được quy định tại Nghị định số 23 được mở rộng hơn so với các tài liệu giải thích của
WTO. Theo ghi nhận tại tài liệu số W37 của WTO về Dịch vụ phân phối, hoạt động
“bán hàng công nghiệp/thương mại cho các doanh nghiệp sử dụng các sản phẩm cuối
cùng như là hóa chất, thiết bị và nguyên vật liệu cho sản xuất” không thuộc phạm vi bán
lẻ.
Nhà bán lẻ là người chuyên bán một số chủng loại sản phẩm hoặc dịch vụ nhất
định cho người tiêu dùng để họ sử dụng vào mục đích cá nhân.

Trong chuỗi giá trị, nhà bán lẻ là mắt xích cuối cùng nối nhà sản xuất với người
tiêu dùng. Vai trò của nhà bán lẻ là cực kỳ quan trọng bởi vì chính ngay tại điểm bán lẻ
người tiêu dùng có cơ hội chọn mua sản phẩm và thương hiệu mà mình ưa chuộng.
Người bán lẻ là người am hiểu nhất nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời người bán
lẻ cũng chính là người nắm bắt được sát thực nhất những thay đổi trong xu hướng tiêu
dùng của khách hàng.
Mặc dù hầu hết hoạt động bán lẻ diễn ra tại các cửa hàng bán lẻ song trong những
năm gần đây hình thức bán lẻ không qua cửa hàng như bán hàng qua thư, catalogue,
điện thoại, Internet, Tivi, máy bán hàng tự động... ngày càng phát triển và trở nên phổ
biến.
II. ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRÒ CỦA BÁN LẺ
1. Đặc điểm
Bán lẻ là thành viên cuối cùng trong kênh phân phối hàng hoá dịch vụ của doanh
nghiệp, do vậy người bán lẻ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng.
3
PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ CỦA VIỆT NAM
Vốn lưu động của doanh nghiệp luân chuyển liên tục, do các hoạt động mua bán
hàng hoá trong doanh nghiệp diễn ra thường xuyên và liên tục.
Các doanh nghiệp bán lẻ thường chọn vị trí đặt cửa hàng ở các khu vực dân cư
những địa điểm dễ nhận biết, dễ nhận ra và cũng được trang trí rất hấp dẫn để khách
hàng dễ nhớ.
Hệ thống kho tàng của doanh nghiệp bán lẻ cũng được thiết kế đặc biệt đảm bảo
luôn đủ hàng để cung cấp cho khách hàng, bảo đảm chất lượng hàng hoá. Đội ngũ nhân
viên bán hàng cũng đươc đào tạo rất chuyên nghiệp, có đầy đủ các kỹ năng bán hàng.
2. Vai trò
Các doanh nghiệp bán lẻ góp phần đẩy nhanh tốc độ phát triển của ngành và cả
nền kinh tế, là mắt xích cuối cùng trong kênh phân phối, do vậy nó cũng đẩy nhanh tốc
độ chu chuyển hàng hoá từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng.
Những người bán lẻ tiếp xúc trực tiếp với khách hàng nên họ là người trực tiếp
nắm được những thông tin phản hồi từ khách hàng, nắm được những thông tin từ đối

thủ cạnh tranh. Do vậy nó là nguồn cung cấp thông tin đáng tin cậy cho các doanh
nghiệp, từ đó đưa ra các kế hoạch sản xuất nhằm thu được lợi ích cao nhất.
Các doanh nghiệp bán lẻ cũng góp phần quan trọng vào việc giải quyết các vấn
đề xã hội như: tạo việc làm cho người lao động, tăng thu nhập, làm giảm các tệ nạn xã
hội (do không có việc làm) đóng góp vào ngân sách Nhà nước và tham gia vào các hoạt
đông văn hoá xã hội.
Các doanh nghiệp bán lẻ hoạt động và phát triển trong mối quan hệ chặt chẽ với
các doanh nghiệp thương mại, các doanh nghiệp sản xuất, góp phần đẩy nhanh tốc độ
tiêu thụ hàng hoá dịch vụ trên thị trường.
III. CHỨC NĂNG CỦA BÁN LẺ
1. Khai thác một số nhóm mặt hàng và dịch vụ thích hợp
Cửa hàng bán lẻ cần phải khai thác một số lượng lớn các sản phẩm được sản xuất
bởi nhiều công ty khác nhau. Điều nầy là cần thiết vì nó mang lại cho khách hàng sự
thoải mái trong việc lựa chọn sản phẩm, nhãn hiệu, mùi vị, màu sắc, quy cách bao bì
4
PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ CỦA VIỆT NAM
đóng gói và cả các mức giá khác nhau. Chính vì vậy cho nên các cửa hàng bán lẻ phải
rất thận trọng trong việc chọn lưa những nhóm hàng hóa và dịch vụ thích hợp nhất cho
từng cửa hàng, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng ở khu vực mà cửa hàng tọa lạc.
Nếu nhiệm vụ chính của các nhà sản xuất là sản xuất ra sản phẩm tốt thì cửa
hàng bán lẻ giúp tiếp thị những sản phẩm này đến người tiêu dùng. Chẳng hạn như
Vinamilk sản xuất các sản phẩm sữa, Daso sản xuất xà phòng, Mỹ Hảo sản xuất ra nước
rửa chén, Nam Dương sản xuất nước chấm và Bibica sản xuất bánh kẹo. Cho dù các nhà
sản xuất trên có tự đứng ra tổ chức cửa hàng bán lẻ để phân phối sản phẩm của mình thì
cũng khó lòng để người tiêu dùng có thể chấp nhận bỏ thời gian đi đến hàng chục cửa
hàng khác nhau để mua cho đủ những thứ mà mình cần dùng trong ngày. Đó là lý do vì
sao cửa hàng bán lẻ là trở thành một điểm mua sắm được người tiêu dùng trên thế giới
ưa chuộng.
Tuy tất cả các cửa hàng bán lẻ đều cung cấp rất nhiều mặt hàng và thương hiệu
khác nhau, nhưng mỗi cửa hàng đều có một xu hướng thiên về một nhóm sản phẩm làm

nòng cốt.
2. Chia những lô hàng lớn thành những đơn vị nhỏ.
Từ retailler bắt nguồn từ tiếng Pháp mang nghĩa là cắt nhỏ, chia nhỏ. Chúng ta
đều biết rằng bán sản phẩm trực tiếp đến người tiêu dùng là điều không hề đơn giản đối
với đa số các nhà sản xuất và các nhà bán sỉ. Do vậy các nhà sản xuất và các nhà bán sỉ
ưa thường thích bán từng lô lớn cho những nhà bán lẻ chuyên nghiệp để họ chia nhỏ ra
rồi bán lại cho người tiêu dùng theo qui cách phù hợp với thói quen mua sắm của người
tiêu dùng tại địa phương ấy.
Chẳng hạn như nhà sản xuất bia sẽ cung cấp cho nhà phân phối từng xe tải, nhà
phân phối sau đó bán lại cho nhà bán lẻ mỗi lần có thể chỉ vài két, để nhà bán lẻ cuối
cùng bán lại cho người tiêu dùng một vài chai.
3. Lưu trữ sẵn hàng hóa
Một trong những chức năng chính của nhà bán lẻ là lưu trữ hàng hóa nhằm làm
cho hàng hóa lúc nào cũng có sẵn mỗi khi người tiêu dùng cần đến. Người bán lẻ thông
thường không thích trữ chỉ một vài mặt hàng với khối lượng lớn, ngược lại họ thích trữ
5
PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ CỦA VIỆT NAM
nhiều mặt hàng với khối lượng càng nhỏ càng tốt. Vì như thế khách hàng luôn luôn có
nhiều sự chọn lựa hơn. Hưởng lợi từ chức năng này của người bán lẻ, khách hàng không
phải mua trữ nhiều sản phẩm trong nhà. Họ chỉ mua đủ dùng vì sản phẩm lúc nào cũng
có sẵn ở cửa hàng bán lẻ.
Không những thế, người bán lẻ còn dự đoán nhu cầu của khách hàng khi lên kế
hoạch dự trữ hàng. Đây là một lợi ích mà người bán lẻ tạo ra cho khách hàng, khi nhu
cầu phát sinh, khách hàng luôn dễ dàng tìm thấy thứ mà mình cần.
4. Trưng bày hàng hóa và cung cấp dịch vụ cộng thêm.
Bên cạnh những chức năng trên, nhà bán lẻ còn tạo ra mặt bằng trưng bày hàng
hóa rộng lớn có thể trưng bày hàng hóa một cách đa dạng và phong phú, giúp khách
hàng thoải mái xem, thử, chọn lựa trước khi quyết định mua.
Không chỉ chấp nhận thanh toán bằng những loại thẻ tín dụng phổ biến, nhiều
nhà bán lẻ còn phát hành thẻ tín dụng riêng của họ nhằm giúp cho khách hàng có được

một hạn mức tín dụng để mua hàng trước và trả tiền sau.
IV. PHÂN LOẠI
Thể loại bán lẻ của một cửa hàng chính là sự tập hợp những chủng loại hàng hóa
và dịch vụ mà cửa hàng ấy chọn vào danh mục phục vụ, và bao gồm những yếu tố dưới
đây:
- Đặc tính của chủng loại hàng hóa và dịch vụ mà cửa hàng ấy phục vụ
- Chính sách giá mà cửa hàng ấy theo đuổi
- Chính sách của cửa hàng đối với hoạt động quảng cáo và khuyến mãi
- Chính sách của cửa hàng về mặt thiết kế, trưng bày
- Vị trí ưa chuộng
- Qui mô của cửa hàng
Tùy theo từng yếu tố mà có những cách phân loại khác nhau. Trên thế giới thể
lọai bán lẻ là vô cùng đa dạng, nhưng chung quy lại, dưới đây là những thể loại phổ biến
nhất.
1. Cửa hàng bán lẻ chuyên dùng
6
PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ CỦA VIỆT NAM
Chỉ bán một số ít sản phẩm và người tiêu dùng có ít sự lựa chọn trong số những
sản phẩm này, hoặc chuyên bán các sản phẩm của một thương hiệu, hoặc chỉ bán một
loại sản phẩm nhưng có nhiều nhãn hiệu cho khách hàng lựa chọn. Ví dụ các cửa hàng
chỉ bán đồ mỹ phẩm nhưng của rất nhiều hãng khác nhau, từ trong và ngoài nước,
Levi’s chỉ bán đồ thời trang của Levi’s, Biti’s chỉ bán giầy dép mang thương hiệu này.
2. Cửa hàng bách hóa
Bán nhiều loại sản phẩm khác nhau, chủ yếu là quần áo, đồ trang trí, trang sức, đồ
dùng trong gia đình. Mỗi loại sản phẩm được bán tại một khoang trong cửa hàng và
được điều hành bởi những nhân viên am hiểu về loại hàng hóa đó. Ví dụ, cửa hàng bán
lẻ Diamond Plaza, Parkson,... Loại hình cửa hàng này thường bán các loại sản phẩm với
chất lượng tốt, của các thương hiệu nổi tiếng, do đó giá thành cũng khá cao, phục vụ
chủ yếu cho những người có thu nhập khá trở lên. Do đó không phổ biến và được ưa
chuộng bằng loại hình cửa hàng bán lẻ chuyên dụng hay các cửa hàng tạp hóa, siêu thị,

với giá cả phải chăng, đáp ứng được yêu cầu của đại bộ phận người dân, và có cung
cách phục vụ nhanh chóng, tiện lợi.
3. Siêu thị
Siêu thị là một cửa hàng tự phục vụ, tương đối lớn, chi phí thấp, mức lợi thấp,
khối lượng lớn, được thiết kế để phục vụ tất cả những nhu cầu của người tiêu dùng về
thực phẩm, hàng tiêu dùng và các sản phẩm trang trí nội thất, ví dụ: Metro, Big C,
Intimex,… Xã hội càng phát triển, loại hình phân phối càng đa dạng, và siêu thị cũng vì
thể mà càng mở rộng quy mô cũng như diện tích. Ngày nay với xu thế cạnh tranh ngày
càng mạnh giữa các siêu thị hay với các cửa hàng chuyên doanh, nhiều doanh nghiệp đã
mở các siêu thị chuyên doanh như: siêu thị điện tử điện lạnh, siêu thị quần áo hoặc chia
diện tích siêu thị thành các toa khác nhau để hấp dẫn khách hàng, lôi kéo khách hàng về
với mình.
4. Siêu thị bách hoá, siêu thị tổng hợp, và tổ hợp thương mại.
Siêu thị bách hoá là có mặt bằng khoảng 35.000 foot vuông và nhằm mục đích
thoả mãn đầy đủ các nhu cầu của người tiêu dùng về thực phẩm mua hàng ngày và
7
PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ CỦA VIỆT NAM
những mặt hàng không phải thực phẩm, có thể nó cũng đảm bảo cả dịch vụ như giặt là,
sửa chữa giày dép, đổi séc ra tiền mặt và thanh toán hoá đơn, các quầy điểm tâm rẻ tiền.
Siêu thị tổng hợp là một dạng siêu thị đa dạng hoá các mặt hàng, có bán cả thực
phẩm và dược phẩm, có mặt bằng trung bình khoảng 55.000 foot vuông.
Tổ hợp thương mại có diện tích lớn hơn nữa có diện tích khoảng 80.000 đến
220.000 foot vuông. Tổ hợp thương mại kết hợp siêu thị và các nguyên tắc bán lẻ có
chiết khấu và bán lẻ tại kho. Danh mục sản phẩm của nó vượt ra ngoài phạm vi những
hàng hoá thông thường bao gồm cả đồ gỗ, các thiết bị lớn và nhỏ, quần áo, và rất nhiều
những mặt hàng khác. Nguyên tắc cơ bản là xếp hàng thành đống và giảm đến mức tối
thiểu công việc bốc xếp cho nhân viên bán hàng, có đảm bảo chiết giá cho những khách
hàng sẵn sàng chuyên chở lấy những thiết bị và đồ gỗ nặng từ cửa hàng về nhà.
5. Cửa hàng hạ giá.
Cửa hàng hạ giá bán những hàng hoá tiêu chuẩn với giá thấp do chấp nhận mức

giá thấp và bán với khối lượng lớn hơn. Việc sử dụng biện pháp giảm giá từng đợt hay
vào những dịp đặc biệt không làm cho cửa hàng trở thàng cửa hàng hạ giá. Cửa hàng hạ
giá đích thực thường xuyên bán hàng với giá thấp hơn, bán phần lớn là những nhãn hiệu
toàn quốc chứ không phải kém phẩm chất. Những cửa hàng hạ giá đầu tiên cắt giảm chi
phí bằng cách sử dụng những cơ sở giống như nhà kho ở những khu vực tiền thuê nhà
rẻ, nhưng đông người qua lại. Họ cắt giảm mạnh giá cả, quảng cáo rộng rãi và bán các
chủng loại sản phẩm với bề rộng và bề sâu vừa phải. Những năm gần đây nhiều người
bán lẻ hạ giá đã ăn nên làm ra. Họ đã cải thiện trang trí nội thất, bổ sung thêm các loại
hàng hoá và dịch vụ mới, mở những chi nhánh ở vùng ven đô. Tất cả những điều đó đã
dẫn đến chi phí và giá cả cao hơn, và khi các cửa hàng bách hoá tổng hợp cắt giảm giá
của mình để cạnh tranh với những người bán hạ giá, thì sự khác biệt giữa những cửa
hàng hạ giá và các cửa hàng bách hoá tổng hợp đã bị xoá nhoà đi.
Khu vực bán lẻ cũng phát triển ra ngoài phạm vi cửa hàng bán nhiều chủng loại
hỗn hợp thành những cửa hàng chuyên doanh như: cửa hàng đồ dùng thể thao hạ giá,
cửa hàng quần áo hạ giá, cửa hàng sách hạ giá, cửa hàng điện tử hạ giá.
6. Những người bán lẻ lộng giá.
8
PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ CỦA VIỆT NAM
Khi những cửa hàng hạ giá chủ yếu đã tăng giá, đã xuất hiện một làn sóng mới
của những người bán lẻ lộng giá để lấp đầy chỗ trống giá thấp. Những người bán hạ giá
thông thường mua hàng với giá bán sỉ thường xuyên và chấp nhận mức lợi nhuận thấp
để bán với mức giá bán thấp. Còn những người bán lẻ lộng giá thường mua hàng với
mức giá bán thấp hơn giá bán sỉ và bán cho ngươi tiêu dùng với giá thấp hơn giá bán lẻ.
Họ có xu hướng bán một số hàng hoá có chất lượng tương đối cao, luôn thay đổi và
không ổn định. Thường là những hàng hoá còn dư, những lượng hàng sản xuất vượt quá
đơn đặt hàng và hàng sai quy cách, được người sản xuất hay người bán lẻ khác giảm
giá. Người bán lẻ lộng giá đã xâm nhập mạnh nhất vào lĩnh vực quần áo, phụ tùng và
giầy dép.
Có ba kiểu bán lẻ lộng giá chính là: các cửa hàng của nhà máy, người bán lẻ độc
lập và hội kho. Cửa hàng của nhà máy thuộc quyền sở hữu của nhà sản xuất và do người

sản xuất điều hành, thường bán những hàng hoá dư thừa, chấm dứt sản xuất hay sai quy
cách. Hội kho bán hàng chỉ bán một số hạn chế những mặt hàng tạp phẩm, thiết bị có
tên nhãn và nhiều hàng hoá khác với mức chiết khấu cao cho những hội viên đóng phí
tham gia hội.
7. Phòng trưng bày catalog.
Phòng trưng bày catalog bán với giá hạ rất nhiều các chủng loại hàng hóa có tên
nhãn, lưu thông nhanh, giá cao. Trong số đó có đồ kim hoàn, dung cụ điện, máy ảnh, túi
sách, đồ chơi và đồ thể thao. Phòng trưng bày catalog kiếm tiền bằng cách cắt giảm chi
phí và mức lời để đảm bảo giá thấp nhằm tăng khối lượng bán ra. Các phòng trưng bày
catalog trong những năm gần đây, đã phải đấu tranh để giử vững thị phần của mình trên
thị trường bán lẻ.
8. Chợ phiên.
Chợ phiên nói chính xác là chợ họp theo phiên. Chợ phiên đã hình thành rất sớm
ở Châu Âu, gắn liền với các lễ hội tôn giáo thời xưa. Những phiên chợ này có thời kì
họp khá đều đặn, nhưng dần dần chợ chỉ họp vào những ngày nhất định. Hàng hoá bán
ở chợ phiên thường là những hàng hoá chất lượng thấp, hàng không có nhãn mác và
hàng đã qua sử dụng. Ngoài ra những thương nhân bán ở chợ phiên thường được coi là
9
PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ CỦA VIỆT NAM
những kẻ lừa gạt, chợ phiên còn gắn với những tật xấu như nạn ăn cắp vặt, móc túi vì
vậy chợ phiên còn đươc coi là “chợ trời”. Ngày nay những chợ phiên vẫn còn tồn tại và
hoạt động ở khắp nơi trên thế giới. Chợ phiên gồm tập hơp cá nhà bán lẻ độc lập, bán
nhiều hàng hoá khác nhau, cả cũ và mới và cũng có thể mặc cả được. Số lượng chủng
loại hàng hoá bán ở chợ phiên là không giới hạn và người mua có thể thấy bất kì hàng
hoá gì ở đây. Chợ phiên có thể họp thường xuyên hay chỉ họp vào những ngày cuối
tuần, có thể có những quầy hàng bán trong nhà hoặc bày bán ngoài trời, những nhà bán
lẻ thuê không gian bán hàng và tự lo những gì cần thiết cho việc bày bán hàng.
Chương 2
THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ CỦA VIỆT NAM
I. KHÁI QUÁT VỀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NGÀNH BÁN LẺ Ở VIỆT NAM

Ngành bán lẻ Việt Nam đã có những bước tiến dài sau hơn 20 năm đổi mới, cả về
chất lượng lẫn số lượng. Cơ cấu ngành bán lẻ đã có những biến đổi sâu sắc, từ chỗ chủ
yếu do Nhà nước, hợp tác xác chiếm độc quyền và đơn loại hình (cửa hàng bách hóa và
cửa hàng hợp tác xã bán hàng theo phương thức xếp hàng, tem phiếu) đã chuyển sang
ngành bán lẻ đa loại hình với nhiều thành phần kinh tế tham gia.
Biểu đồ 1: Tỷ trọng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 1998
10
PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ CỦA VIỆT NAM
(Nguồn: Số liệu của tổng cục thống kê Việt Nam)
Biểu đồ 2: Tỷ trọng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2008
(Nguồn: Số liệu của tổng cục thống kê Việt Nam)
Các loại hình bán lẻ ngày càng phát triển đa dạng, xuất hiện nhiều phương thức
kinh doanh tiên tiến hiện đại. Nếu như trước đây 100% hàng hóa bán lẻ thông qua các
cơ sở bán lẻ truyền thống, thì hiện nay, theo thống kê của Bộ Thương mại, khoảng 40%
hàng hóa đến tay người tiêu dùng qua hệ thống chợ, 44% qua cửa hàng bán lẻ truyền
thống, 10% qua hệ thống phân phối hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại, và 6%
là do nhà sản xuất bán trực tiếp cho người tiêu dùng.
Các loại hình bán lẻ truyền thống như chợ đã được nhà nước quan tâm nâng cấp
và xây mới, đảm bảo mỹ quan, văn minh và thói quen mua sắm hiện đại của người tiêu
dùng. Ngoài ra, cùng với sự ra đời của rất nhiều siêu thị, trung tâm thương mại, cửa
hàng tiện lợi, đại lý,… không chỉ ở các thành phố mà còn ở cả các thị trấn, các tỉnh lẻ,
11
PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ CỦA VIỆT NAM
ngay cả ở trong làng, xã cũng xuất hiện nhiều cửa hàng bán lẻ, đã tạo điều kiện thuận lợi
cho việc mua sắm của người dân nói riêng và góp phần thúc đẩy sản xuất hàng hóa, tăng
doanh thu dịch vụ tiêu dùng nói chung.
Bên cạnh đó, nhận thức được tầm quan trọng của hệ thống phân phối đối với sự
thành công của doanh nghiệp, nhiều nhà sản xuất cũng đã tự thiết lập hệ thống cửa
hàng, đại lý chuyên bán các hàng hóa mang thương hiệu của mình, như Vinamilk,
Honda, Ninomaxx,… Ngoài ra, cùng với sự bùng nổ công nghệ thông tin, những loại

hình bán hàng trực tuyến, qua các kênh mua sắm trên truyền hình hoặc các trang bán
hàng trực tuyến trên internet cũng dần được áp dụng rộng rãi, đặc biệt là với các mặt
hàng điện tử như máy tính, điện thoại di động, một số mặt hàng tiêu dùng như quần áo,
sách báo.
1. Sự phát triển của các loại hình bán lẻ ở Việt Nam
1.1 Hệ thống chợ truyền thống
Nói đến thị trường bán lẻ nông thôn là nói đến chợ, chợ quê đối với người dân
nông thôn đã gắn bó từ bao đời đến nay. Không chỉ ở nông thôn, mà ngay ở các thành
phố lớn thì chợ vẫn là mô hình bán lẻ phổ biến từ xưa đến nay. Khảo sát của Vụ Chính
sách thị trường còn cho thấy, hệ thống siêu thị hiện đại của nước ngoài vẫn không thể đè
bẹp được cách buôn bán truyền thống đang tồn tại ở Việt Nam. Chỉ trong vòng 2 năm
2005-2006, cả nước đã có 203 chợ được xây dựng hoặc cải tạo. Đến cuối năm 2008,
trên địa bàn cả nước có 8.333 chợ các loại (không tính các chợ hình thành tự phát).
Trong đó, chợ bán lẻ phục vụ dân sinh ở các xã, phường, thị trấn, thị tứ chiếm tỷ trọng
lớn, tới 91,5%, chợ tổng hợp bán buôn, bán lẻ hạng I chiếm 2,92%, chợ biên giới, cửa
khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu chiếm 1,9%, nhiều nhất là ở vùng Đông Bắc Bộ.
Trung bình, cứ một xã, phường, thị trấn có 0,71 chợ, trong đó khu vực phía Bắc
và vùng Tây Nguyên có mật độ chợ thấp hơn so với mức chung của cả nước và so với
khu vực phía Nam, và cứ 42,13 km
2
có một chợ, hay bán kính phục vụ trung bình của
một chợ là 3,66 km.
Cũng theo thống kê của Bộ Thương mại, hàng hóa đến tay người tiêu dùng chủ
yếu qua hệ thống chợ (khoảng 40%), cửa hàng bán lẻ truyền thống (44%), hệ thống
phân phối hiện đại chỉ mới chiếm khoảng 10%, 6% là do nhà sản xuất bán trực tiếp.
12
PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ CỦA VIỆT NAM
Khảo sát của Nestlé Việt Nam cũng cho thấy, 90% các bà nội trợ Việt Nam vẫn mua đồ
ở các chợ truyền thống.
Trong Đề án phát triển thương mại đến 2010 và định hướng đến 2020 vừa được

Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, các loại hình chợ như chợ ở nông thôn, vùng sâu, vùng
xa, vùng biên giới, hải đảo và chợ trung tâm, chợ chuyên doanh, chợ đầu mối ở các
vùng sản xuất nông sản tập trung, các thị trường tiêu thụ lớn... cũng được đẩy mạnh
phát triển.
1.2 Hệ thống siêu thị và trung tâm thương mại
Song song với hệ thống chợ ngày càng phát triển thì loại hình bán lẻ hiện đại
(siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi...) cũng được Nhà nước chủ trương
mở rộng. Đến cuối năm 2008, cả nước có 386 siêu thị, trung tâm thương mại. Các siêu
thị có quy mô lớn vẫn tập trung chủ yếu ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (chiếm
khoảng 43,26%), con số này ở Đà Nẵng là khoảng 5,18%. Chỉ tính riêng ở Hà Nội, hiện
nay đã có 9 trung tâm thương mại vừa và lớn, 53 siêu thị và cửa hàng tự chọn, gần 30
cửa hàng bách hóa, khoảng 10.000 cửa hàng bán lẻ.
Các siêu thị, ngoài việc bán đa dạng các mặt hàng, có những đầu tư sâu cho các
phân khúc khác nhau. Chẳng hạn, Metro nhắm vào kênh doanh nghiệp, khách sạn, nhà
hàng, tiệm cà phê…. Vinatexmart chuyên doanh hàng may mặc của doanh nghiệp Việt
Nam. Medicare chuyên sản phẩm chăm sóc sức khoẻ. Tuy nhiên, xét theo tính chất của
hoạt đông kinh doanh, có thể chia các siêu thị ở Việt Nam hiện nay làm hai loại chính:
- Siêu thị tổng hợp như Big C, Metro, Intimex, … với số lượng mặt hàng đa dạng
về cả chủng loại và nhãn hiệu
- Siêu thị chuyên doanh như siêu thị điện máy (Pico Plaza, An Dương home
center), siêu thị đồ nội thất (Mê Linh Plaza), siêu thị điện thoại di động (thế giới di
động, mobile mart),…
Tốc độ gia tăng trong đầu tư của các tập đoàn bán lẻ và kinh doanh siêu thị gần
đây cho thấy một tiềm năng rất lớn trong lĩnh vực này tại Việt Nam. Theo Bộ Công
Thương, thị trường bán lẻ của Việt Nam được đánh giá mỗi năm đạt doanh thu hơn 20
tỷ USD, có tốc độ tăng trưởng đến 30%/năm, với gần 85% người dân thành thị ở khu
vực phía Nam thường xuyên mua sắm tại các siêu thị, trung tâm thương mại.
13
PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ CỦA VIỆT NAM
Theo kết quả khảo sát của Công ty Tư vấn bất động sản Quốc tế CBRE, hiện

thành phố Hồ Chí Minh có khoảng 90.000m
2
diện tích trung tâm thương mại dành cho
thuê, và 92% diện tích đã được thuê. Các trung tâm thương mại có lợi thế kinh doanh,
giá cho thuê trung bình khoảng 140 USD/m2/tháng. Đây là mức giá cao ngất ngưởng,
ngang hàng với Singapore, Hong Kong hoặc Bangkok (Thái Lan)… nhưng hầu như lúc
nào việc cho thuê trung tâm thương mại cũng ở trong tình trạng sốt, thiếu mặt bằng. Và
vì vậy, nhiều nhà đầu tư đã nhanh chóng nhảy vào lĩnh vực đầy hấp dẫn này.
Các trung tâm thương mại không chỉ tăng nhanh tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà
Nội, mà sẽ còn mở rộng ra các tỉnh, thành khác. Nha Trang có dự án khu liên hợp Hòn
Ngọc Việt (đảo Hòn Tre) do Công ty TNHH Hòn Tre đầu tư. Ngoài các khu vui chơi
giải trí, mua sắm… tại đây còn có hệ thống cáp treo vượt biển dài nhất thế giới với
3.310m (dài hơn nhiều lần so đường cáp treo của Singapore tới đảo Sentosa). Chỉ riêng
kinh phí dự án này đã ngốn hết 105 tỷ đồng. Tại Đà Nẵng, các khu thương mại cao cấp
cũng được bao gồm trong dự án đa chức năng Indochina Riverside Towers với tổng vốn
đầu tư 27 tỷ USD (100% vốn đầu tư nước ngoài của Công ty TNHH Indochina Tower),
bao gồm 2 tòa tháp với các khu thương mại văn phòng và căn hộ cho thuê. Tại Vũng
Tàu có Đông Hải Building…
Mới đây, Saigon Co.op đã bắt tay với Tổng Công ty Thương mại Sài Gòn
(SATRA), Tổng công ty thương mại Hà Nội (Hapro) và Công ty TNHH Phú Thái thành
lập Công ty cổ phần đầu tư và phát triển hệ thống phân phối Việt Nam (VDA). Từ nay
đến cuối năm 2008, VDA đầu tư 1.500 tỉ đồng để xây dựng cơ sở hạ tầng thương mại,
hệ thống tổng. Từ 2008-2011 sẽ đầu tư tiếp 3.000-6.000 tỉ đồng xây dựng các đại siêu
thị, trung tâm phân phối bán buôn, mua bán... để tạo thành tập đoàn phân phối số 1 Việt
Nam và đầu tư ra nước ngoài. Ngoài ra, Satra đã cùng với Saigon Co.op liên kết để xây
dựng các siêu thị với tổng vốn đầu tư khoảng từ 45-55 tỷ đồng/dự án. Trước mắt, Satra -
Co.opMart sẽ triển khai xây dựng 2 siêu thị tại Đà Nẵng và Long Xuyên. Bên cạnh đó,
mỗi đơn vị cũng đang tiếp tục triển khai các dự án liên kết với các tỉnh để nhanh chóng
phủ kín siêu thị, trung tâm thương mại tại nhiều tỉnh thành khác như Quảng Ngãi, Bình
Định, Tây Nguyên, Đồng Nai…

Tuy nhiên, hầu hết các siêu thị có quy mô lớn đều do các nhà doanh nghiệp bán lẻ
quốc tế đầu tư, như Metro, Big C…Hiện nay, tại thị trường Việt Nam, Metro Cash &
14
PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ CỦA VIỆT NAM
Carry (Đức) đã mở siêu thị thứ 9 ở Cần Thơ; Big C đã mở siêu thị thứ 8 tại Huế và đang
xúc tiến xây dựng thêm 2 đại siêu thị tại Đồng Nai và An Giang trong năm 2009,
Parkson (Malaysia) cũng đang có 5 siêu thị hoạt động... Các hệ thống siêu thị do các nhà
đầu tư nước ngoài thiết lập đều rất bài bản, văn minh và hoạt động hiệu quả.
Trong khi đó, các siêu thị nội địa vẫn ở trong tình trạng diện tích nhỏ, trang thiết
bị thô sơ và sử dụng lao động phổ thông. Từ đầu năm 2009 đến nay, Hapro khai trương
4 siêu thị đồng giá mang thương hiệu Daiso - do Nhật Bản nhượng quyền. Tháng
6/2009, Hapro khai trương 2 siêu thị Hapro Mart tại chợ Bưởi và khu chung cư Kim
Chung, Đông Anh, Hà Nội, nâng tổng số siêu thị, cửa hàng tiện ích của đơn vị lên 30
điểm kinh doanh tại Hà Nội và 4 tỉnh phía Bắc. Hệ thống siêu thị Saigon Corp từ đầu
năm 2009 đến nay, đã mở 2 siêu thị tại Bình Phước và Vũng Tàu, nâng tổng số điểm
bán lẻ lên 37. Tuy nhiên, quy mô siêu thị Hapro và Saigon Corp vẫn ở dạng nhỏ, nguồn
hàng không thật sự phong phú.
1.3 Hệ thống cửa hàng bán lẻ tự chọn
Hiện nay, loại hình cửa hàng bán lẻ tự chọn ngày càng gia tăng về số lương, quy
mô và phương thức hoạt động theo hướng chuyên nghiệp.
Cửa hàng tự chọn là loại mô hình cửa hàng bán lẻ theo phương thức tự phục vụ
nhằm đáp ứng nhu cầu mua sắm thuận tiện của khách hàng, kinh doanh chủ yếu là thực
phẩm, đồ uống, đồ đóng hộp. Diện tích bán hàng từ 30m
2
đến 250m
2
. Loại hình bán lẻ
này có ưu điểm là quy mô nhỏ, đầu tư không lớn, thường là các hộ gia đình tự lập ra
những cửa hàng nhỏ ở ngay trong nhà mình, thuận tiện cho việc phục vụ nhu cầu tiêu
dùng của người dân hơn là các siêu thị. Từ gốc là các tiệm tạp hoá, nhiều người bán đã

nâng cấp lên thành cửa hàng tự chọn, nhưng hình thức dịch vụ vẫn mang sự thân thiện,
tính tiền thủ công như tiệm tạp hoá cũ, nên khách thấy tiện hơn mà người bán cũng tiết
kiệm được nhiều chi phí.
Nhiều cửa hàng tạp hoá có diện tích rộng đã kết hợp với các nhà cung cấp thay đổi
trình bày, trang bị máy trữ lạnh, tính tiền bằng máy… và hình thành các siêu thị mini.
Cửa hàng trước đây khá xập xệ, người mua và người bán được ngăn cách nhau bằng cái
tủ to, khách muốn mua gì phải hỏi người bán, và mất thời gian lục tìm mặt hàng cần
15
PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ CỦA VIỆT NAM
mua. Còn nay cửa hàng được thiết kế lại theo dạng tự chọn nên lượng khách đến mua
đông hơn, doanh số cũng tăng lên rất nhiều.
1.4 Hệ thống bán lẻ do các nhà sản xuất tổ chức và điều phối
Hiện nay, rất nhiều công ty đã thiết lập hệ thống bán lẻ sản phẩm của riêng mình,
ví dụ công ty Sony, Biti’s, Vinatex, Mobifone... Hệ thống bán lẻ trực tiếp này ngoài
chức năng bán hàng thường nhằm vào hai mục đích chính:
- Sử dụng điểm bán lẻ làm kênh truyền thông tương tác với người tiêu dùng.
Những điểm bán lẻ do nhà sản xuất trực tiếp tổ chức thường chọn ở những vị trí rất
quan trọng và được đầu tư rất lớn về hệ thống nhận diện thương hiệu. Cửa hàng được
xem như là một điểm quảng cáo cố định, phần lớn diện tích mặt tiền được sử dụng với
mục đích truyền thông xây dựng thương hiệu.
- Làm kênh kiểm chứng giá và chất lượng sản phẩm kiêm dịch vụ khách hàng.
Giá bán ở những cửa hàng do nhà sản xuất trực tiếp tổ chức là giá chuẩn cố định và
thường cao hơn giá do các nhà bán lẻ khác. Do vậy khách hàng đến mua sản phẩm từ
những cửa hàng này thường là những phân khúc khách hàng mua sự yên tâm, họ chấp
nhận giá cao để được yên tâm là chất lượng sản phẩm và dịch vụ hậu mãi được bảo
đảm. Hoặc là những khách hàng ưa chuộng công nghệ mới vì những sản phẩm mới
thường được đưa ra giới thiệu ở những cửa hàng này trước khi tung ra bán rộng rãi trên
thị trường.
Ở những điểm bán lẻ này, hầu hết mặt hàng đều là sản phẩm mang nhãn hiệu của
công ty. Cửa hàng bán lẻ sẽ nhận được những ưu đãi, hỗ trợ nhất định từ phía công ty,

như cung cấp nguồn hàng, bảng hiệu quảng cáo, giá cả ưu đãi, có chiết khấu và thưởng
trên mỗi sản phẩm bán ra, và thưởng nếu đạt được mức doanh thu cao,…
Điển hình là công ty Sony Việt Nam với việc lựa chọn trên 100 nhà kinh doanh
sản phẩm điện tử khắp cả nước, thành lập Hội đại lý bán lẻ Sony Việt Nam. Tiêu chuẩn
để lựa chọn nhà kinh doanh là trưng bày sản phẩm của công ty trong cửa hàng ít nhất là
50% trên tổng số sản phẩm, tuân thủ các chính sách của công ty về chỉ tiêu mua hàng,
giữ giá thị trường, tránh cạnh tranh không lành mạnh, thực hiện các chiến dịch bán
hàng, quảng cáo, khuyến mãi,…Đây là những thành việc quan trọng trong hệ thống
phân phối của Sony, và ngược lại, công ty cũng hỗ trợ những thành viên này một cách
16
PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ CỦA VIỆT NAM
tích cực, như cung cấp bảng hiệu, sản phẩm trưng bày với giá ưu đãi đặc biệt, đáp ứng
yêu cầu về đặt hàng, bồi thường thiệt hại khi giảm giá, hỗ trợ về tài chính, dành riêng
chiết khấu và thưởng cho các cửa hàng, …
1.5 Hệ thống bán hàng trực tuyến
Trong thời đại mà công nghệ thông tin phát triển như vũ bão hiện nay, thì một
hình thức bán hàng nữa đã ra đời và chứng minh được tính tiện lợi, hiệu quả của nó, đó
là hình thức bán hàng trực tuyến, thông qua các website hoặc kênh mua sắm.
Chính bởi tính hiệu quả, lợi nhuận khá cao lại ít tốn kém chi phí, nên ngày càng
xuất hiện nhiều các website bán hàng trực tuyến. Các website này thường là của các
công ty mở ra, kết hợp với bán hàng thông qua các kênh bán lẻ khác, để tăng doanh thu,
tăng tầm phủ sóng của kênh phân phối. Với loại hình bán hàng trực tuyến này phải kể
tới các doanh nghiệp bán các mặt hàng điện tử, điện máy, ví dụ các siêu thị điện máy,
thế giới di động, mobile mart,… Công ty sách vinabook cũng có một website bán sách
qua internet, hoạt động khá hiệu quả. Một số cửa hàng bán lẻ các mặt hàng thời trang
cũng tự lập ra cá website để bán hàng qua mạng cho những khách hàng ở xa, không tiện
ghé qua cửa hàng, hoặc không có thời gian.
Ngoài ra cũng có những website chuyên bán hàng trực tuyến, hoạt động giống
như một siêu thị, với nhiều chủng loại sản phẩm, mẫu mã, nhãn hiệu khác nhau cho
khách hàng lựa chọn, như muabanhangngay.com, denthan.com, sieuthinhanh.com,…

Không chỉ dừng lại ở bán hàng thông qua mạng internet, mà một hình thức
truyền thông khác cũng vào cuộc, đó là truyền hình, thông qua các kênh mua sắm.
Người xem truyền hình đã không còn xa lạ với những chương trình giới thiệu sản phẩm
và mua hàng trực tiếp Best Buy. Hiện nay, đài truyền hình còn xây dựng một số kênh
chuyên cung cấp thông tin về các sản phẩm có chất lượng tốt, phục vụ cho hoạt động
mua sắm, bán lẻ các mặt hàng tiêu dùng. Ví dụ như kênh mua sắm của đài truyền hình
Hà Nội 2, kênh Home Shopping trên hệ thống truyền hình cáp Hà Nội, … Một đặc điểm
của kênh mua sắm trực tiếp này, đó là các sản phẩm được giới thiệu thường ít xuất hiện
trên thị trường, mà được phân phối độc quyền bởi một công ty nào đó, thông qua kênh
mua sắm, người tiêu dùng mới biết đến những tính năng nổi trội của sản phẩm và đặt
17
PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ CỦA VIỆT NAM
mua. Như vậy kênh mua sắm trực tiếp này là cầu nối trực tiếp giữa người sản xuất và
người tiêu dùng, kích thích nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm được giới thiệu.
Thông qua các kênh bán hàng trực tuyến và trên truyền hình, người tiêu dùng có
thể thấy được tính năng của sản phẩm, giá thành, mẫu mã, và có thể đặt mua hàng trực
tiếp, được giao hàng tận nhà, rất thuận tiện cho những người không có nhiều thời gian
dành cho mua sắm, hoặc những người muốn mua hàng nhưng lại ở xa.
2. Các chủ thể tham gia bán lẻ
2.1 Các công ty phân phối trong nước
Bao gồm các doanh nghiệp nhà nước và ngoài nhà nước như: Saigon Co.op Mart,
Intimex, Maximart, Nguyễn Kim, Phú Thái,…Đây là những nhà phân phối có trình độ
khá chuyên nghiệp và mạng lưới hệ thống phân phối khá rộng rãi trên nhiều tỉnh, thành
phố trực thuộc trung ương trong cả nước. Trong đó các doanh nghiệp nhà nước nhìn
chung có tiềm lực về tài chính và lợi thế về cơ sở sản xuất hơn nên đóng vai trò vừa là
nhà phân phối, vừa là nhà sản xuất và thu mua hàng hóa để kinh doanh trong hệ thống
phân phối của mình. Trong khi đó các doanh nghiệp ngoài nhà nước chủ yếu tập trung
vào hoạt động phân phối để tạo nên những hệ thống chuyên doanh phân phối. Hiện tại
các doanh nghiệp bán lẻ trong nước đang không ngừng mở rộng quy mô và đã có mặt ở
hầu khắp cả nước. Tuy nhiên nếu xét về hệ thống bán lẻ hiện đại như siêu thị, trung tâm

thương mại, chuỗi cửa hàng tiện ích mà các doanh nghiệp này thiết lập thì mới chỉ bảo
phủ được khoảng 30 trên 64 tỉnh, thành phố. Trong đó, gần 80% các siêu thị, trung tâm
thương mại tập trung ở các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà
Nẵng,…Các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ phân phối trong nước còn nhiều hạn chế
về năng lực tài chính, công nghệ, kỹ năng tổ chức quản lý kinh doanh,… so với các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong cùng lĩnh vực này.
2.2 Các tập đoàn phân phối nước ngoài hoạt động tại Việt Nam
Trong những năm qua, các tập đoàn phân phối nước ngoài đã bắt đầu đổ bộ vào
thị trường Việt Nam và nhanh chóng trở thành một chủ thể quan trọng trong quá trình
phân phối hàng hóa. Rất nhiều các tập đoàn phân phối bán lẻ của nước ngoài đã có mặt
tại Việt Nam và hoạt động rất hiệu quả như Metro Cash & Carry, Big C, Parkson,… Các
18
PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ CỦA VIỆT NAM
công ty phân phối của nước ngoài với nguồn vốn đầu tư lớn, công nghệ cao, kỹ năng
quản lý chuyên nghiệp và kinh nghiệm hoạt động lâu năm, đã xây dựng nên những hệ
thống bán lẻ chuyên nghiệp, văn minh và hiện đại, nổi trội hơn hẳn so với các doanh
nghiệp trong nước. Các tập đoàn này thường tập trung vào khâu phân phối dựa trên sự
ký kết hợp đồng thu mua sản phẩm từ nhiều nguồn khác nhau mà không trực tiếp sản
xuất ra sản phẩm để phân phối như một số doanh nghiệp trong nước. Sự có mặt của các
tập đoàn bán lẻ này tại Việt Nam, một mặt tạo nên sự cạnh tranh gay gắt, làm đa dạng
hóa hình thức bán lẻ, phong phú về chủng loại sản phẩm với giá cả cạnh tranh, tạo cơ
hội tốt để hình thành một thị trường nội địa hoạt động lành mạnh, phát triển đa dạng và
tiếp cận được với trình độ hiện đại của thế giới trong hoạt động bán lẻ hàng hóa. Mặt
khác tạo nên sức ép lớp đòi hỏi các nhà bán lẻ trong nước phải không ngừng cải thiện hệ
thống bán lẻ của mình để không bị các tập đoàn bán lẻ quốc tế bỏ xa và chiếm lĩnh thị
trường trong nước.
2.3 Các doanh nghiệp bán lẻ, các hộ kinh doanh
Đây là một trong những thành phần quan trọng tham gia vào thị trường bán lẻ của
Việt Nam và tạo ra việc làm cho khoảng 5 triệu lao động trong cả nước. Tuy nhiên, hoạt
động kinh doanh của nhóm này còn mang nặng tính tự phát, hầu hết đều là những lao

động phổ thông, không được đào tạo về kỹ năng kinh doanh, do đó thiếu kiến thức và
kỹ năng để chống đỡ những rủi ro, biến động có thể xảy ra trên thị trường.
3. Kết quả điều tra, khảo sát các doanh nghiệp bán lẻ của Việt Nam trên 4
thành phố lớn là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng và Đà Nẵng.
(Nguồn: Báo cáo kết quả điều tra của Bộ Công Thương về thị trường bán lẻ ở 4 thành
phố lớn là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng và Đà Nẵng)
Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và thành phố Hồ Chí Minh là 4 thành phố lớn nhất
của cả nước. Như đã nói ở trên, các doanh nghiệp bán lẻ tập trung phần lớn ở 4 tỉnh,
thành phố này, đặc biệt là các hệ thống bán lẻ hiện đại như siêu thị, trung tâm thương
mại, chuỗi cửa hàng tiện ích.
Dưới đây là kết quả của cuộc điều tra khảo sát các doanh nghiệp bán lẻ của Việt
Nam trên 4 thành phố lớn này.
19
PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ CỦA VIỆT NAM
3.1Cơ cấu doanh nghiệp bán lẻ của 4 địa bàn được khảo sát
Mặc dù là 4 thành phố lớn nhưng cơ cấu các doanh nghiệp bán lẻ cũng có sự khác
nhau rõ rệt. Các doanh nghiệp bán lẻ vẫn tập trung nhiều nhất ở 2 thành phố chính là Hà
Nội và thành phố Hồ Chí Minh, chiếm tới 68,25%. Thành phố Hồ Chí Minh với vai trò
là trung tâm kinh tế của cả nước, đã có số doanh nghiệp bán lẻ chiếm tới 41,13%, gấp
1,5 lần số doanh nghiệp bán lẻ ở Hà Nội, và gấp khoảng 2,5 lần số doanh nghiệp ở Hải
Phòng và Đà Nẵng.
Biểu đồ 3: Cơ cấu doanh nghiệp bán lẻ của 4 thành phố: Hà Nội,
thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng
(Nguồn: Báo cáo kết quả điều tra của Bộ Công Thương về thị trường bán lẻ ở 4 thành
phố lớn là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng và Đà Nẵng)
20
PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ CỦA VIỆT NAM
3.2Cơ cấu doanh nghiệp bán lẻ phân theo loại hình doanh nghiệp
Biểu đồ 4: Cơ cấu doanh nghiệp bán lẻ phân theo loại hình doanh nghiệp
(Nguồn: Báo cáo kết quả điều tra của Bộ Công Thương về thị trường bán lẻ ở 4 thành

phố lớn là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng và Đà Nẵng)
3.3Nguồn cung cấp hàng chủ yếu cho doanh nghiệp bán lẻ
Biểu đồ 5: Cơ cấu về nguồn cung cấp hàng chủ yếu cho doanh nghiệp bán lẻ
(Nguồn: Báo cáo kết quả điều tra của Bộ Công Thương về thị trường bán lẻ ở 4 thành
phố lớn là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng và Đà Nẵng)
Đơn vị: %
21
PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ CỦA VIỆT NAM

3.4Hình thức phục vụ bán hàng
Biểu đồ 6: Hình thức phục vụ bán hàng
(Nguồn: Báo cáo kết quả điều tra của Bộ Công Thương về thị trường bán lẻ ở 4 thành
phố lớn là Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng và Đà Nẵng)
Đơn vị: %
4. Thị trường bán lẻ của Việt Nam sau khi gia nhập WTO
Từ tháng 1 năm 2007, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức
thương mại quốc tế WTO. Điều này mở ra vô vàn cơ hội cũng như thách thức mà nền
kinh tế nước ta phải đối mặt, thị trường bán lẻ cũng không phải là ngoại lệ.
Việc gia nhập WTO đã tạo một bước ngoặt lớn cho ngành bán lẻ của Việt Nam.
Theo phân tích của giới kinh doanh và phân phối hàng tiêu dùng, với một thị trường
khoảng 86 triệu dân, tổng mức tiêu dùng những năm gần đây đã đạt mức từ 25-30 tỉ
22
PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ CỦA VIỆT NAM
USD/năm, Việt Nam được đánh giá là thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới (theo báo
cáo về chỉ số phát triển mảng kinh doanh bán lẻ (GRDI) năm 2009 của hãng tư vấn Mỹ
A.T. Kearney). Do đó Việt Nam là điểm đến lý tưởng của các tập đoàn phân phối đa
quốc gia. Đây cũng là điều lý giải vì sao khi đàm phán để Việt Nam gia nhập Tổ chức
Thương mại thế giới, các đối tác luôn đưa ra yêu sách Việt Nam phải mở cửa lĩnh vực
dịch vụ phân phối hàng hoá. Và đúng như cam kết, ngay sau khi trở thành thành viên
của WTO, Việt Nam đã tiến hành mở cửa thị trường bán lẻ, theo đó, các nhà đầu tư

nước ngoài được đầu tư và hoạt động theo hình thức liên doanh, trong đó nhà đầu tư
nước ngoài chiếm không quá 49% vốn điều lệ doanh nghiệp. Từ 1/1/2008, không hạn
chế tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài (nhưng vẫn phải lập công ty dưới hình thức
góp vốn liên doanh). Và mới đây, từ 1/1/2009, Việt Nam lại tiếp tục thực hiện bước nữa
của lộ trình đã cam kết, đó là các nhà đầu tư nước ngoài được đầu tư theo hình thức
100% vốn nước ngoài. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà bán lẻ nước ngoài
đầu tư vào Việt Nam ngày càng nhiều như Metro Cash & Carry (Đức), Big C của
Bourbon (Pháp), Parkson thuộc tập đoàn Lion (Malaysia), Zen Plaza (Nhật Bản),
Diamond Plaza (Hàn Quốc).Các tập đoàn này đã và đang triển khai chiến lược phát triển
mạng lưới siêu thị, trung tâm thương mại đầy tham vọng của mình trên phạm vi toàn
quốc.
Công ty TNHH Metro Cash&Carry (Đức) với 6 siêu thị hoạt động tại thành phố
Hồ Chí Minh, Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ với hình thức bán buôn và bán lẻ
khoảng 10.000-15.000 mặt hàng các loại. Giá bán thấp hơn 10%-15% so với các siêu thị
khác. Đã có trên 90.000 hội viên được cấp thẻ vào mua hàng tại Metro. Mặc dù đầu tư
vào Việt Nam với mô hình bán buôn nhưng thật ra Metro lại kinh doanh cả theo dạng
bán lẻ vì việc cấp thẻ hội viên diễn ra khá đại trà, khách mua hàng không bị hạn chế về
số lượng và đơn vị hàng hóa chủ yếu là nhỏ lẻ, kiếm lời khoảng 500 triệu USD/năm và
tăng trưởng hàng năm đạt 45%. Bênh cạnh đó, Parkson đã vạch một kế hoạch phát triển
10 trung tâm mua sắm trong vòng 5 năm. Tập đoàn Bourbon cũng đã mở 10 đại siêu thị
tại Việt Nam… Đầu năm 2009, tập đoàn Lotte Mart (Hàn Quốc) chính thức tham gia
vào thị trường bán lẻ của Việt Nam bằng việc liên doanh với đối tác trong nước mở siêu
thị Lotte Mart Nam Sài Gòn, có tổng vốn đầu tư 70 triệu đô la Mỹ tại quận 7, thành phố
Hồ Chí Minh. Và sắp tới là những tập đoàn phân phối hàng đầu khu vực và thế giới
23
PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ CỦA VIỆT NAM
khác nữa như Carefour (Pháp), Tesco (Anh) và các tập đoàn bán lẻ hàng đầu châu Á
như: Dairy Farm (Hồng Kông), South Asia Investment Pte (Singapore)... chưa kể đến
một tập đoàn phân phối hàng đầu thế giới mà từng bước chân của họ đi đến quốc gia
nào thì được đánh giá là làm thay đổi nền kinh tế của quốc gia đó - đó là WalMart.

Người ta cho rằng khi Walmart đặt địa điểm ở đâu, thì trong vòng bán kính 3km sẽ
không còn một cửa hiệu bán lẻ nào tồn tại nổi
Các tập đoàn bán lẻ nước ngoài có lợi thế hơn hẳn do họ từng hoạt động trong
lĩnh vực bán lẻ trước Việt Nam hàng chục năm. Họ có quá trình tích lũy vốn, tích lũy
kinh nghiệm, có thế mạnh của hệ thống toàn cầu với nhiều phương thức, loại hình kinh
doanh và có thương hiệu mạnh, cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, trình độ quản lý tiên
tiến theo hệ thống thông suốt từ trung tâm đến cơ sở, khả năng nghiên cứu và nắm bắt
thị trường nhanh nhạy, chính xác, trình độ khoa học công nghệ tiên tiến. Chính sự có
mặt của các tập đoàn này đã đẩy hoạt động kinh doanh bán lẻ trên địa bàn cả nước đi
vào bước ngoặt mới của cuộc cạnh tranh.
Trong khi các tập đoàn bán lẻ nước ngoài được biết đến với hình ảnh những đại
siêu thị thì hầu hết cửa hàng truyền thống của Việt Nam đều ở trong tình trạng chung là
có diện tích nhỏ, trang thiết bị thô sơ và chủ yếu sử dụng lao động phổ thông. Các doanh
nghiệp thương mại trong nước phần lớn cũng là doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa.
Sự chênh lệch khá lớn về trình độ cũng như tài chính này đã đẩy các doanh nghiệp bán
lẻ Việt Nam vào tình thế cạnh tranh khốc liệt, có nguy cơ phá sản nếu như không tìm ra
một hướng đi mới.
Nhận thức rõ mối nguy đó, đã có những doanh nhân đưa ra phương án phá vỡ thế
bế tắc, mà đi đầu trong việc đối phó với nguy cơ bành trướng của hệ thống phân phối
hàng hoá mà các tập đoàn phân phối đa quốc gia sẽ thâm nhập vào thị trường Việt Nam,
các doanh nhân kinh doanh trong lĩnh vực phân phối hàng hoá hàng đầu trong nước đã
khẩn trương lập ra Cty TNHH thương mại và dịch vụ G7 (G7 Mart) để xây dựng hệ
thống phân phối hàng hoá trên khắp thị trường Việt Nam. G7 Mart được hình thành trên
cơ sở tập hợp các cửa hàng tạp hóa nhỏ lẻ với mục tiêu là trang bị, nâng cấp, thay đổi
phương thức quản lý, cung cách phục vụ để hướng các cửa hàng này thành chuỗi cửa
hàng kinh doanh tiện lợi theo mô hình phân phối hiện đại kinh doanh 24 giờ của tập
đoàn 7-Eleven tại Thái Lan. Các siêu thị G7 lại lựa chọn từ những cửa hàng bán lẻ bình
24
PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG BÁN LẺ CỦA VIỆT NAM
dân đang hoạt động hiệu quả, theo nhiều tiêu chí đánh giá của công ty này như doanh

thu tháng, quy mô cửa hàng, diện tích, vị trí... Với hình thức hợp tác kinh doanh,
nhượng quyền thương hiệu, chủ các cửa hàng bán lẻ sẽ ký hợp đồng với G7 để trở thành
thành viên của chuỗi thương hiệu này. G7 sẽ đầu tư cửa hàng theo một thiết kế trang trí
độc quyền, cung cấp và phân phối hàng tập trung, đồng thời thiết lập những dịch vụ giá
trị gia tăng như phát hành thẻ mua hàng trả trước khuyến mãi 10% trên giá trị thẻ, thanh
toán chi phí các dịch vụ sinh hoạt như điện nước, điện thoại... để phục vụ người tiêu
dùng. Với tổng giá trị đầu tư lên tới 395 triệu USD, theo dự kiến đến năm 2010 G7 Mart
sẽ có khoảng 7.000 cửa hàng tiện lợi, 200 trung tâm phân phối, 100 trung tâm phân phối
sỉ, 7 trung tâm thương mại và 7 siêu thị lẻ tại VN khắp 65 tỉnh, thành.
Không chỉ có G7, hiện nay công ty Intimex đang đề ra chiến lược xây dựng một
hệ thống siêu thị và thương mại 3 cấp tại Hà Nội và các tỉnh thành khác bao gồm các
cửa hàng tự chọn, hệ thống siêu thị và các trung tâm thương mại. Đặc biệt Intimex dự
định sẽ xây dựng các trung tâm dự trữ phân phối lớn để có thể chủ động nguồn hàng cho
hệ thống bán lẻ của mình. Theo dự định, Intimex sẽ xây dựng hệ thống của mình trong
vòng 10 năm với tốc độ phát triển trung bình 30%/năm.
Một hệ thống siêu thị hiện cũng đang phát triển khá mạnh, đó là Hapro. Hệ thống
siêu thị và cửa hàng tiện ích mang tên Hapro mart được xây dựng khá chặt chẽ dựa trên
4 qui chuẩn: 1. cửa hàng từ 70 m2 trở lên; 2. mầu xanh đặc trưng của thương hiệu; 3.
chuẩn hoá nguồn hàng; 4. chuẩn hoá đội ngũ nhân viên từ trang phục đến phong cách.
Chỉ sau hơn 1 tháng đi vào hoạt động, Hapro mart đã có 19 địa điểm, trong đó có 3 siêu
thị và 16 cửa hàng tiện ích. Tháng 2 năm 2009, Hapro cùng với Công ty TNHH Trí Phúc
đã khai trương siêu thị đồng giá đầu tiên mang thương hiệu Daiso (đây là thương hiệu
được Tập đoàn siêu thị đồng giá Daiso Nhật Bản nhượng quyền) tại Hà Nội. Đây là
bước tiến mới mẻ, thể hiện sự nhanh nhạy của các nhà bán lẻ Việt Nam trước xu hướng
mới. Hiện tại Hapro đã khai trương 10 siêu thị mang thương hiệu này trên toàn quốc.
Không chỉ có vậy, Hapro còn chú trọng phát triển hệ thống siêu thị mang thương hiệu
Hapro Mart. Trong tháng 6/2009, Hapro liên tục khai trương 2 siêu thị Hapro Mart mới
tại chợ Bưởi và khu chung cư Kim Chung - Đông Anh, nâng tổng số siêu thị, cửa hàng
tiện ích của đơn vị lên 30 điểm kinh doanh tại Hà Nội và 4 tỉnh phía Bắc. Dự kiến đến
2010, Hapro mart sẽ có được 50 siêu thị cùng 700 đến 800 cửa hàng tiện ích.

25

×