Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (235.16 KB, 28 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp
LỜI MỞ ĐẦU
Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta xuất phát điểm từ
một nước có nền kinh tế lạc hậu nghèo nàn về mọi mặt. Chủ trương của Đảng
và Nhà nước là đổi mới nền kinh tế, chuyển nền kinh tế từ hành chính tập
trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước. Nó quyết định sự thành công của công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi
sắc.
Cùng với sự vận động của nền kinh tế, hệ thống Ngân hàng - sản phẩm của
nền kinh tế hàng hoá cũng đã, đang vận động kịp thời để thích nghi với điều kiện
mới. Hoạt động Ngân hàng là một mắt xích quan trọng trong sự vận động nhịp
nhàng của nền kinh tế. trong sự nghiệp đổi mới hệ thống ngân hàng nói chung và
Ngân hàng thương mại nói riêng đã góp phần tích cực vào công cuộc đổi mới của
đất nước, xây dựng hoàn thiện một nền kinh tế thị trường ở Việt Nam phát triển
bền vững.
Đối với Ngân hàng thương mại thì nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ chủ
yếu, chiếm tỷ trọng lớn và cũng tạo ra lợi nhuận lớn. Song rủi ro từ nghiệp vụ
tín dụng là rất lớn, nó có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, làm sai lệch đảo lộn kết
quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, có thể đưa ngân hàng đến chỗ phá
sản. Sự phá sản của ngân hàng là một cú sốc mạnh không chỉ gây ảnh hưởng
đến hệ thống ngân hàng, mà còn ảnh hưởng tới toàn bộ đời sống kinh tế,
chính trị, xã hội. Chính vì vậy đòi hỏi các Ngân hàng phải quan tâm và hiểu
rõ rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng. Việc đánh giá đúng thực trạng rủi ro tín
dụng để tìm ra các biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro là một yêu cầu cấp
thiết, đảm bảo an toàn và hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của Ngân
hàng.
Nguyễn Minh Nhật Lớp: NHB_K9
Chuyên đề tốt nghiệp
Chính vì lý do trên, với kiến thức lý luận cơ bản tiếp thu được ở nhà
trường, thời gian thực tập tại chi nhánh Ngân hàng công thương Đống Đa,
cộng với sự hướng dẫn nhiệt tình của các cô, chú trong chi nhánh. Em mạnh


dạn chọn đề tài "Một số biện pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại chi
nhánh Ngân hàng Công thương Đống Đa " làm chuyên đề tốt nghiệp.
Chuyên đề được trình bày làm 3 chương:
Chương I: Tín dụng và rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại trong
nền kinh tế thị trường.
Chương II: Thực trạng công tác tín dụng tại Ngân hàng công thương
Đống Đa.
Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hạn chế rủi ro tín dụng
tại chi nhánh ngân hàng công thương Đống Đa.
Do kiến thức và trình độ bản thân còn hạn chế, lại chưa trải qua thực tế
nên không tránh khỏi những sai sót. Rất mong được sự góp ý của các thầy cô
giáo góp phần làm chuyên đề hoàn chỉnh hơn.
Nguyễn Minh Nhật Lớp: NHB_K9
Chuyên đề tốt nghiệp
CHƯƠNG I
TÍN DỤNG VÀ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
1.1. Tín dụng.
1.1.1. Khái niệm.
Tín dụng là giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hoá) giữa bên cho vay
là ngân hàng và các dịnh chế tài chính khác với bên đi vay là cá nhân, doanh
nghiệp…Trong đó quyền cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng
trong một thời hạn nhất định theo thoả thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn
trả vô điều kiện cả vốn gốc lẫn lãi cho bên cho vay khi đén hạn thanh toán.
Bên cạnh đó quan hệ tín dụng cũng cần được hiểu là quan hệ hai chiều,
và ngân hàng vừa là người đi vay, vừa là người cho vay.
Nghiệp vụ kinh doanh tín dụng là nghiệp vụ kinh doanh chủ chốt của
NHTM để tạo ra lợi nhuận nhằm bù đắp những chi phí phát sinh trong hoạt
động kinh doanh, trong đó có chi phí bù đăp rủi ro tín dụng, và các chi phí
khác.

1.1.2. Đặc điểm của tín dụng.
- Những hình thức trong quan hệ tín dụng ngân hàng bao gồm cho vay
và cho thuê . Tài sản giao dịch trong cho vay là bằng tiền và tài sản trong cho
thuê là bất động sản và động sản. Trong quan hệ tín dụng ngân hàng, tiền vay
được cấp trên cơ sở cam kết hoàn trả vô điều kiện.
- Lòng tin: Quan hệ tín dụng được hình thành trên cơ sở niềm tin rằng
người đi vay sẽ hoàn trả đúng hạn.
- Về mặt pháp lý, những văn bản xác dịnh quan hệ tín dụng như hợp
đồng tín dụng, khế ước…đó là những văn bản pháp lý nhằm ràng buộc những
trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của hai bên cho vay và đi vay.
Nguyễn Minh Nhật Lớp: NHB_K9
Chuyên đề tốt nghiệp
- Tính hoàn trả: Người đi vay thông thường phải thanh toán phần lãi
ngoài vốn gỗc, vì vậy người đi vay phải thanh toán nhiều hơn so với lúc đầu
vay.
- Tính thời hạn: Là khoảng thời gian mà người đi vay phải hoàn trả
đúng hạn.
1.1.3. Vai trò của tín dụng.
- Thứ nhất, tín dụng đáp ứng nhu cầu vốn để duy trì quá trình tái sản
xuất đồng thời góp phần đầu tư vào phát triển kinh tế.
- Thứ hai, tín dụng thúc đẩy quá trình tập trung vốn và tập trung sản
xuất.
- Thứ ba, tín dụng thúc đẩy quá trình luân chuyển hàng hoá và luân
chuyển tiền tệ.
-Thứ tư, tín dụng góp phần thúc đẩy chế độ hạch toán kinh tế
- Thứ năm, tín dụng tạo điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
- Thứ sáu, tín dụng là công cụ tài trợ vốn cho các ngành kinh tế kém
phát triển và các ngành kinh tế trọng điểm.
- Thứ bảy, tín dụng góp phần điều chính cơ cấu kinh tế, chính sách kinh
tế, hạn chế lạm phát.

1.2. Rủi ro tín dụng và biện pháp quản trị rủi ro tín dụng trong các ngân
hàng thương mại
1.2.1. Ho t đ ng kinh doanh tín d ng ngân hàng trongạ ộ ụ
n n kinh t th tr ng.ề ế ị ườ
Sau khi đất nước tiến hành chuyển đổi nền kinh tế theo hướng thị
trường và có sự tham gia của nhiều thành phần kinh tế, hệ thống ngân hàng
được phân chia thành hai cấp. Ngân hàng Nhà nước được đảm nhiệm chức
năng quản lý vĩ mô, còn các NHTM thực hiên nhiệm vụ kinh doanh trên lĩnh
vực tài chính tiền tệ trong đó có hoạt động kinh doanh tín dụng. NHTM được
hoạt động độc lập trển cơ sở lỗ lãi tự chịu trách nhiệm.
Nguyễn Minh Nhật Lớp: NHB_K9
Chuyên đề tốt nghiệp
Nguồn vốn kinh doanh hiện nay không còn do Nhà nước cấp mà phải
tự huy động từ những nguồn nhàn rỗi trong xã hội, thực hiên các hoạt động
kinh doanh mang lại lợi nhuận bù đắp các chi phí đầu vào, trên nguyên tắc
phù hợp với các chế độ, chính sách kinh tế xã hội của đất nước trong từng
thời kỳ.
1.2.2. Rủi ro tín dụng và các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng trong
hoạt động kinh doanh tín dụng của NHTM
1.2.2.1. Khái niệm về rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là khoản lỗ tiềm tàng vốn có được tạo ra khi cấp tín
dụng cho một khách hàng, hay có thể hiểu là khả năng khách hàng không trả
được nợ theo hợp đồng tín dụng. Xét về khía cạnh của ngân hàng, thi rủi ro
tín dụng đồng nghĩa với thu nhập dự tính của ngân hàng từ các tài sản có sinh
lời không được hoàn trả đày đủ cả về mặt số lượng và thời hạn.
Do quan hệ tín dụng được hiểu theo hai chiều là đi vay và cho vay, vì
vây, cũng cần phải hiểu rủi ro tín dụng theo hai chiều đó là rủi ro trong cho
vay và rủi ro trong hoạt động đi vay.
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, nhu càu cấp thiết về nguòn vốn
đàu tư càng lớn thì mức độ rủi ro tín dụng càng cao. Nguồn thu nhập chính

của các NHTM là từ lãi suất mà người vay sẽ thanh toán cho ngân hàng, phần
khác là từ hoạt động trao đổi các món vay hoặc từ việc bảo đảm và cung cấp
các dịch vụ tương tự. Nguồn thu nhập này phụ thuộc chủ yếu vào doanh số
và lãi suất cho vay.
Tuy nhiên không có gi đảm bảo chắc chắn rằng tiền vay và tiền lãi sẽ
được người vay hoàn trả đúng hạn và đầy đủ. Sự mất mát vốn vay và thu nhập
này do nhiều nguyên nhân khác nhau, đó chính là những rủi ro mà ngân hàng
thường gặp khi cho vay. Những rủi ro này là một nhân tố quan trọng có thể
quyết định sự tồn tại của cả một ngân hàng. Vì vậy, mục tiêu chính của các
Nguyễn Minh Nhật Lớp: NHB_K9
Chuyên đề tốt nghiệp
nhà quản trị rủi ro tín dụng là đảm bảo lợi nhuận tối đa ở các mức rủi ro có
thể chấp nhận được.
1.2.2.2. Các chỉ tiêu đo lường rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh
của các NHTM.
Để có thể đánh giá được đúng mức độ rủi ro tín dụng của các NHTM
cần phải dựa trên một số chỉ tiêu sau:
- Chỉ tiêu: Tổng dư nợ tín dụng trên tổng tài sản có
Dư nợ tín dụng
Tổng tài sản có
Đây là chỉ số tổng quan về quy mô hoạt động của ngân hàng. Chỉ tiêu
này phản ánh hiệu quả tín dụng của một đồn tài sản có.
Có thể đánh giá kèm với chỉ tiêu:
Dư nợ tín dụng
Tổng nguồn vốn huy động
Từ đó có thể đánh giá được, rằng hiệu quả sử dụng vốn nói chung của
ngân hàng và hiệu quả sử dụng vốn huy động của ngân hàng. Rủi ro tín dụng
chỉ có thể xảy ra khi bản thân ngân hàng cho vay quá nhiều so với tiêu chuẩn
an toàn của Ngân hàng Nhà nước, so với quy mô vốn huy động.
- Chỉ tiêu: Tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ

Nợ quá hạn
Tổng dư nợ
Đây là chỉ tiêu cơ bản để đánh giá chất lượng tín dụng. Chỉ tiêu này
càng thấp càng tốt, nhưng ngược lại không thể đánh giá rằng khi chỉ số này
vượt quá tiêu chuẩn chung của ngành thì là xấu. Để có thể đánh giá được một
cách chính xác hơn về tình hình nợ quá hạn của ngân hàng ta cần phải đánh
giá kèm theo chỉ tiêu vòng quay của các khoản nợ quá hạn này, khả năng giải
quyết các khoản nợ quá hạn. Bởi vì, tỷ lệ nợ quá hạn cao mà khả năng giải
quyết nợ quá hạn hay vòng quay của các khoản nợ quá hạn cao thì khả năng
Nguyễn Minh Nhật Lớp: NHB_K9
Chuyên đề tốt nghiệp
ngân hàng gặp rủi ro tín dụng sẽ sất thấp. Và ngược lại, ngân hàng sẽ gặp rủi
ro tín dụng.
- Chỉ tiêu: Nợ khó đòi trên tổng nợ quá hạn
Nợ quá hạn khó đòi
Tổng nợ qua hạn
Tỷ lệ này đánh giá các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày, được xác định
là không có khả năng thu hồi. Tỷ lệ này cao chứng tỏ khả năng thu hồi vốn
thấp, nguy cơ mất vồn cao, chất lượng tín dụng của ngân hàng thấp.
- Chỉ tiêu: Mức độ chênh lệch thời lượng của tài sản có vời tài sản nợ
Chỉ tiêu này phản ánh nếu kế hoạch huy động vốn và sư dụng vốn
không có sự nhất quán thì sẽ dẫn đến nguy cơ xả ra rủi ro tín dụng rất cao và
kho đó mức độ ảnh hưởng là toàn bộ hoạt động của ngân hàng. Đánh giá mức
độ ảnh hưởng của sự chênh lệch của thời lượng có thể dựa vào công thức sau:
∆E = ∆A - ∆L
Trong đó: + ∆A = - D
A
. A . ∆i
1+i
∆L = - D

L
. L . ∆i
1+i
Với: * i : lãi suất
* D
A
, D
L
: là thời lượng của toàn bộ tài sản có và tài sản nợ
* A, L : là giá trị của tài sản có và tài sản nợ
Trong trường hợp ∆E < 0, chứng tỏ rằng ngân hàng gặp rủi ro trong
hoạt động kinh doanh, trong đó có cả rủi ro tín dụng.
1.2.2.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh
ngân hàng.
a. Nhóm nguyên nhân chung
Nguyễn Minh Nhật Lớp: NHB_K9
Chuyên đề tốt nghiệp
a.1. Môi trường kinh tế có những biến động đối nghịch với mục tiêu phát triển
của mỗi ngân hàng .
- Nền kinh tế suy thoái và được thể hiện qua các chỉ số kinh tế vĩ mố
sau: lạm phát tăng trong nhiều kỳ liên tiếp, sự biến động của đồng nội tệ, lãi
suất thị trường tăng…
Lạm phát tăng cao trong nhiều kỳ liên tiếp. Khi đó chỉ số giá cúa các
loại hàng hoá trên thị trường tăng theo. Điều này đồng nghĩa rằng chi phí sản
xuất đầu vào tăng, và sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động tiêu thụ trên thị
trường của người đi vay. Doanh số giảm sẽ kéo theo lợi nhuận giảm theo. Kết
quả là ảnh hưởng đến kế hoạch trả nợ của người di vay đối vói ngân hàng
Khi có sự biến động của tỷ giá thì cũng có thể dẫn đến rủi ro tín dụng,
ví dụ như trong trường hợp cho vay các doanh nghiệp nhập khẩu, nếu tỷ giá
tăng sẽ dẫn tới trường hợp thua lỗ do chi phí đầu vào tăng, qua đó ảnh hưởng

tới khả năng trả nợ ngân hàng.
a.2. Xuất phát từ ảnh hưởng của văn hoá xã hội.
Đó là ảnh hưởng của việc thay đổi tập quán tiêu dùng trong xã hội, nhất
là trong giai đoạn chuyển giao của nền kinh tế nước ta. Đó là sự thay đổi cách
suy nghĩ của cả một xã hội về thói quen tiêu dùng, nếu doanh nghiệp nào
không có sự nắm bắt kịp thời mức độ thay đổi đó sẽ gặp khó khăn trong hoạt
động kinh doanh của mình, thậm chí có thể dẫn tới phá sản, điều đó sẽ trực
tiếp, hoặc gián tiếp gây khó khăn cho ngân hàng trong hoạt động cho vay.
a.3. ảnh hưởng của nhân tố công nghệ.
Yếu tố công nghệ hiện nay đang là yếu tố rất quan trọng quyết định
đến sức cạnh tranh trên thị trường cuả mỗi ngân hàng. Trên thực tế, sự thay
đổi của công nghệ thông tin đã tác động mạnh mẽ tới hoạt động kinh doanh
của ngân hàng và tới cả quá trình cấp tín dụng. Qua đó nhằm khai thác triệt để
“vốn thời gian”, kéo dài cánh tay hoạt động của ngân hàng và luôn giữ vị trí
Nguyễn Minh Nhật Lớp: NHB_K9
Chuyên đề tốt nghiệp
của mình trong nền kinh tế quốc dân. Góp phần làm hạn chế rủi ro trong hoạt
động kinh doanh ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng.
a.4. ảnh hưởng của môi trường chính trị pháp luật
Kinh doanh ngân hàng là một trong những ngành kinh doanh chịu sự
giám sát chặt chẽ của luật pháp. Môi trường pháp lý sẽ mang đén cho ngân
hàng một loạt các cơ hội mới cũng như thách thức mới. Điều này được thể
hiện rõ trong hoạt động tín dụng, như việc rỡ bỏ các hạn chế trong cho vay
các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, còn sự nới lỏng trong quản lý của luật
pháp cũng có thể đặt ngân hàng trước những nguy cơ cạnh tranh mới, như
việc cho phép thành lập các ngân hàng nước ngoài sẽ đặt các ngân hàng của
nước đó vào tình thế cạnh tranh gay gắt hơn và chính sách đầu tư, tiết kiệm
của Chính phủ trong từng thời kỳ.
Môi trường chính trị pháp luật này không chỉ bó gọn trong phạm vi
Luật các tổ chức tín dụng, mà còn liên quan tới Luật dân sự, Luật Doanh

nghiệp… và cũng không chỉ bó gọn trong phạm vi một quốc gia mà còn mở
rộng ra phạm vi quốc tế nhất là trong điệu kiện kinh tế hội nhập như hiện nay.
Đồng nghĩa với đó là rủi ro sẽ không còn là ở mỗi ngành ngân hàng mà lan tới
tầm quốc gia, khu vực.
a.5. Môi trường địa lí
Các vùng địa lí khác nhau cũng có những đặc điểm khác nhau như tài
nguyên, giao thông, địa hình, tập quán, cách thức giao tiếp, nhu cầu về hàng
hoá dịch vụ nói chung và sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng nói riêng.
Chính những điều kiện đó hình thành các tụ điểm dân cư, trung tâm thương
mại, du lịch hoặc trung tâm sản xuất…
b. Nguyên nhân từ phía người vay
b.1. Đối với nhóm khách hàng cá nhân (trong cho vay tiêu dùng)
Cho vay tiêu dùng là các khoản cho vay nhằm tài trợ cho nhu cầu chi
tiêu của người tiêu dùng bao gồm cá nhân và hộ gia đình. Đây là nguồn tài
Nguyễn Minh Nhật Lớp: NHB_K9
Chuyên đề tốt nghiệp
chính vô cùng quan trọng trang trải nhu cầu nhà ở, đồ dùng gia đình và xe
cộ…
Nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong cho vay tiêu dùng đó là:
+ Do tình trạng sức khoẻ, bệnh tật, hoặc mâu thuẫn trong gia đình
+Người vay bị thât nghiệp tạm thời, hoặc lâu dài ảnh hưởng đến thu
nhập
+ Do người đi vay hoạch định ngân sách không chính xác, hoặc có thể
do người đi vẳy dụng tiền vay sai mục đích, hoặc chưa có kinh nghiệm trong
việc tổ chức sản xuất, quản lý kinh doanh… dẫn đến trả nợ không đúng hạn
cho ngân hàng.
b.2. Đối với khách hàng là doanh nghiệp.
Những nguyên nhân có thể gây ra rủi ro tín dụng cho ngân hàng là:
-Doanh nghiệp sử dụng vốn vay sai mục đích, hoặc sử dụng vốn vay
vào việc sản xuất kinh doanh các loại mặt hàng bị pháp luật cấm.

- Không đảm bảo tính hiệu quả trong sử dụng vốn, lãng phí, tham ô,
tham nhũng.
- Doanh nghiệp gặp phải các rủi ro trong hoạt động kinh doanh của
mình, đây là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới rủi ro cho ngân hàng.
Rủi ro trong hoạt động kinh doanh xảy ra do tính khả thi của dự án còn
thấp, không khoa học, không tiếp cận được thị trường. Do chưa đánh giá được
chính xác nhu cầu thị trường, hay đánh giá sai lầm về khả năng tiêu thụ của
thị trường. Dẫn đến tình trạng sản phẩm tồn kho quá nhiều so với nhu cầu.
- Doanh nghiệp bị thiệt hại trên thị trường đầu vào. Do không có kế
hoạch trước những biến động của thị trường như tình trạng tăng giá nguyên
vật liệu không thể kiểm soát, trực tiếp sẽ làm tăng giá thành sản phẩm. Nếu
doanh nghiệp tăng giá sản phẩm lên thì sẽ làm cho việc tiêu thụ sản phẩm
chậm lại, tình hình luân chuyển vốn chậm, ảnh hưởng tơi khả năng thanh toán
nợ ngân hàng của doanh nghiệp. Ngược lại, nếu doanh nghiệp giữ nguyên giá
Nguyễn Minh Nhật Lớp: NHB_K9
Chuyên đề tốt nghiệp
hoặc không tăng giá thì sẽ làm giảm lợi nhuận và khả năng tái sản xuất của
doanh nghiệp trong tương lai, thậm chí có thể bị thua lỗ.
- Do doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình sản xuất như tình hình
năng suất lao động giảm sút, công nghệ sản xuất lạc hậu, trình độ tay nghề
của công nhân còn thấp kém. Do cơ cấu chi phí cố định chiếm tỷ trọng lớn,
gây ra hiện tượng lãng phí ứ đọng vốn. Cũng có thể là do trình độ quản lý
doanh nghiệp của ban giám đốc còn yếu, không hiệu quả, không động viên
được đội ngũ nhân viên hoạt động hăng say, không có chế độ lương bổng
khuyến khích, chính sách quản lý thiếu chiều sâu.
- Rủi ro tín dụng cũng có thể xảy ra khi doanh nghiệp gặp khó khăn
trong tình hình tài chính. Do doanh nghiệp có hệ số nợ cao đó là kết quả của
quá trình tăng trưởng quá nóng hoặc quá chậm, do doanh nghiệp bị chiếm
dụng vốn trong thời gian dài, không có biện pháp thu hồi nợ, làm hạn chế khả
năng quay vòng của các khoản phải thu.

- Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng có thể gặp rủi ro trên thị trường đầu
ra. Do khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường còn thấp, chất lượng
kém, mẫu mã không bắt mắt. Và áp lực của cạnh tranh bắt buộc doanh nghiệp
phải hạ thấp giá thành một cách đồng loạt, điều nảy ảnh hưởng đến thu nhâp
của doanh nghiệp.
- Rủi ro tín dụng còn liên quan tới đạo đức của người sử dụng vốn vay
ngân hàng. Họ sử dụng với mục đích lừa đảo, chiếm đoạt vốn tín dụng của
ngân hàng thông qua việc tạo ra những dự án ảo. Những trường hợp như thế
này hiện nay đang tồn tại rất nhiều, đòi hỏi phải nâng cao công tác thẩm định
khách hàng nhằm hạn chế rủi ro.
c. Về phía ngân hàng
Ngoài những nguyên nhân xuất phát từ phía người vay, từ môi trường
khách quan có thể gây ra tình trạng rủi ro tín dụng, còn có những nguyên
nhân chủ quan từ phía các ngân hàng:
Nguyễn Minh Nhật Lớp: NHB_K9

×