Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Chương 1: Những lý luận chung về rủi ro tín dụng
trong NHTM
1.1. Rủi ro trong hoạt động kinh doanh của NHTM
1.1.1. Khái niệm rủi ro trong ngân hàng thương mại
Trong kinh doanh, chúng ta cần phải đưa ra những quyết định,
mỗi quyết định đó lại tiềm ẩn những rủi ro. Để thành công, chúng ta
không phải chỉ tìm cách lẩn tránh những rủi ro này, mà là làm sao
kiểm soát được chúng.
Vậy rủi ro là gì?
Khái niệm rủi ro nói chung theo từ điển tiếng việt “rủi ro là điều
không lành, không tốt bất ngờ xảy ra”. Theo nhà kinh tế học H. King,
rủi ro là kết quả bất lợi có thể đo lường được. Theo cuốn “Phương
pháp bảo hiểm và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh” của Nguyễn
Hữu Thân, rủi ro là sự bất trắc gây mất mát thiệt hại. Các khái niệm
trên phản ánh khía cạnh nào đó của rủi ro nhưng có thể khái quát lại
là: rủi ro là sự xuất hiện của một biến cố không mong đợi gây thiệt hại
cho một công việc cụ thể.
Đối với ngân hàng thì sao? Cũng như bất kỳ ngành kinh doanh
nào khác, ngân hàng có thể gặp rủi ro và có thể bị mất vốn. Hơn nữa
là một ngành kinh tế nhạy cảm, hoạt động ngân hàng với bản chất
của nó, chịu ảnh hưởng của rất nhiều rủi ro. Bản thân người quản lý
ngân hàng và người lập chính sách cần biết và hiểu những rủi ro nay
để tìm cách hạn chế những đổ vỡ dễ gây thiệt hại, trước hết là với
ngân hàng đó và sau là toàn bộ nền kinh tế.
Có thể nói, rủi ro của ngân hàng là khả năng xảy ra những tổn
thất cho ngân hàng, có nghĩa là mức độ không chắc chắn liên quan
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
tới một vài sự kiện. Ví dụ, liệu khách hàng có xin tái gia hạn khoản
cho vay của anh ta hay không? Tiền gủi có tăng trong tháng tới
không? Giá cổ phiếu và thu nhập của ngân hàng có tăng không?...
Có quang điểm cho rằng rủi ro là toàn bộ tổn thất có thể xảy ra đối
với ngân hàng, quan điểm khác thì cho rằng rủi ro chỉ là những tổn
thất có thể xảy ra ngoài dự kiến và nó phải gắn liền với giảm sút thu
nhập ngoài dự kiến.
NHTM là doanh nghiệp kinh doanh hàng hoá đặc biệt hàng hoá
tiền tệ. Đa phần trong đó là các khoản tiền gửi phải trả khi có yêu
cầu. Nguồn tiền của các NHTM đang có thay đổi mạnh mẽ do gia
tăng cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng, giữa các ngân hàng với
các tổ chức tài chính dưới anh hưởng của công nghệ thông tin và
quá trình toàn cầu hoá. nguồn tiền gủi của cá nhân và doanh nghiệp
trở nên dễ dàng di chuyển hơn, nhạy cảm hơn với lãi suất. Điều này
tạo thuận lợi cho ngân hàng trong tìm kiếm nguồn tiền song tăng tính
mỏng manh, kém ổn định của cả hệ thống. Tài sản của ngân hàng
chủ yếu là các động sản tài chính với tỉnh rủi ro thị trường, rủi ro tín
dụng rất cao. Công nghệ ngân hàng cho phép ngân hàng có thể
chuyển nguồn tiền của mình đầu tư tới các vùng, các thị trường khác
nhau ngày càng xa trụ sở chính. Điều này giúp ngân hàng giảm bớt
được rủi ro thông qua đa dạng hoá khách hàng, đa dàng hoá sản
phẩm và thị trường, mặt khác cũng làm tăng tính rủi ro do tính biến
động lớn trên thị trường thế giới và khu vực, do thông tin sai lệch…
Các ngân hàng không biết trước rủi ro, và không thể dự đoán
chính xác các vấn đề sẽ xảy ra, một số loại rủi ro còn được xác định
trước trong chiến lược hoạt động chung của ngân hàng tuy nhiên chỉ
mang tính đề phòng, hạn chế chứ không thể loại trừ.
1.1.2. Tác động của rủi ro tới hoạt động của ngân hàng
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Rủi ro có tác động rất lớn tới hoạt động của các ngân hàng
thương mại. Sau đây là một vài dẫn chứng về tổn thất trong hoạt
động của ngân hàng.
• Vào những năm 70 các NHTM nước ngoài cho các nước
kém phát triển vay hàng trăm tỷ đô la. Vào những năm 80 những
khoản vay này trở nên khó thu hồi, các ngân hàng bị thua lỗ rất lớn.
• Ngân hàng Ilinoi năm 1984, ngân hàng BOA năm 1991 đều
gặp phải sự giảm sút rất lớn của tiền gửi, dẫn đến mất khả năng
thanh toán.
• 1987 Merrill Lynch mất 350 triệu USD do viêc nắm giữ các
chứng khoán thế chấp khi lãi suất tăng đột ngột.
• Đầu những năm 1990, các quĩ tín dụng của Việt Nam sụp đổ
hàng loạt gây ra tổn thất lớn cho những người gửi tiền tiết kiêm.
• Vào năm 1997, nhiều NHTM Việt Nam do mở rộng lĩnh vực
cho vay tràn lan đã rơi vào tình trạng nợ quá hạn, nợ khó đòi cao.
Rủi ro gắn liền với hoạt động của NHTM, nó phản ánh các tình
huống xảy ra ngoài dự kiến, có thể gây tổn thất cho ngân hàng. Khi
tổn thất xảy ra, trước hết thu nhập của ngân hàng giảm sút, dẫn đến
tỷ suất lợi tức và thị giá cổ phiếu của ngân hàng giảm. Việc cổ phiếu
giảm giá nếu không kịp thời chấn chỉnh sẽ có thể kéo theo bán hàng
loạt các cổ phiếu trên thị trường là điểm mở đầu của quá trình mua
lại, sát nhập hoặc có thể thay thế ban quản lý ngân hàng. Rủi ro tín
dụng, lãi suất có thể dẫn đến rủi ro thanh khoản với hàng loạt người
gủi tiền rút tiền khỏi ngân hàng, khi đó buộc ngân hàng phải đóng
cửa hoặc tuyên bố phá sản. Tổn thất ở mức thấp, làm giảm quỹ dự
phòng giảm vốn và quỹ của ngân hàng. Để đối phó với tình huống
trên buộc ngân hàng phải giảm tiền lương hoặc giảm lao động.
1.1.3. Các loại rủi ro thường gặp trong hoạt động kinh doanh
của NHTM
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
1.1.3.1. Rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân
hàng phải chịu do khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả,
hoặc không trả đầy đủ vốn và lãi. Khi thực hiện một hoạt động cho
vay cụ thể, ngân hàng không dự kiến là khoản cho vay đó sẽ bị tổn
thất. Tuy nhiên những khoản vay đó luôn hàm chứa rủi ro.
1.1.3.2. Rủi ro hối đoái
Rủi ro hối đoái là khả năng xảy ra tổn thất mà ngân hàng phải
chịu khi tỷ giá hối đoái thay đổi vượt quá thay đổi dự tính. Trong cơ
chế thị trường, tỷ giá thường xuyên dao động. Sự thay đổi này cùng
với trạng thái hối đoái của ngân hàng tạo ra thặng dư hoặc thâm hụt
tạm thời. Tuy nhiên những thay đổi tỷ giá ngoài dự kiến dẫn đến tổn
thất cho ngân hàng.
1.1.3.3. Rủi ro lãi suất
Rủi ro lãi suất là khả năng xảy ra những tổn thất khi lãi suất
thay đổi ngoài dự tính. Lãi suất ngân hàng thường xuyên biến động
với các mức độ khác nhau có thể dẫn đến tổn thất. Rủi ro lãi suất có
liên quan chặt chẽ với rủi ro tín dụng
1.1.3.4. Rủi ro thanh khoản
Rủi ro thanh khoản là khả năng xảy ra tổn thất cho ngân hàng
khi nhu cầu thanh khoản thực tế vượt quá khả năng thanh khoản dự
kiến làm gia tăng các chi phí để đáp ứng nhu cầu thanh khoản hoặc
làm cho ngân hàng mất khả năng thanh toán.
1.1.3.5. Rủi ro tồn đọng vốn
Rủi ro tồn đọng vốn xảy ra khi vốn bị tồn đọng lớn không cho
vay và đầu tư làm thu nhập của ngân hàng giảm sút.
1.1.3.6. Rủi ro khác
Các rủi ro khác là khả năng xảy ra cướp ngân hàng, nhầm lẫn
trong thanh toán, hoả hoạn…
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
1.2. Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của
NHTM
1.2.1. Khái niệm về rủi ro tín dụng
Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân
hàng phải chịu do khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả,
hoặc không trả đầy đủ vốn và lãi.
1.2.2. Phân loại rủi ro tín dụng
- Theo hình thức quản lý thì rủi ro tín dụng bao gồm hai loại:
+ Rủi ro tín dụng có thể kiểm soát được: Đối với rủi ro này ngân
hàng phần nào dự đoán được chủ thể gây ra rủi ro, ước tính được
mức độ ảnh hưởng của rủi ro, đồng thời dự kiến được thời gian phát
sinh từ đó có những biện pháp phòng ngừa và hạn chế ở mực thấp
nhất thiệt hại có thể xảy ra cho ngân hàng. Những rủi ro này thường
ro tính chủ quan của con người gây ra, có thể do khách hàng gây ra
như kinh doanh kém hiệu quả hoặc quản lý yếu kém, có thể do
nguyên nhân từ phía ngân hàng như không tuân thủ nguyên tắc cũng
như quy trình thẩm định, năng lực, đạo đức cán bộ tín dụng…Thông
thường là do khách hàng gây ra rủi ro này.
+ Rủi ro tín dụng không kiểm soát được: Đây là loại rủi ro mà
ngân hàng không thể dự đoán trước được , không biết chúng sẽ xảy
ra vào thời điểm nào, cũng như không thể tính toán một cách chính
xác được những ảnh hưởng thiệt hại mà chúng gây ra. Những rủi ro
này chủ yếu do những bất lợi về yếu tố tự nhiên như hạn hán, lũ lụt,
mất mùa, hoả hoạn…Ngoài ra rủi ro này còn do những thay đổi cơ
chế cũng như chính sách của nhà nước.
- Theo tính chất của rủi ro thì chia làm hai loại:
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
+ Rủi ro sai hẹn: Rủi ro này xảy ra khi người vay vốn không hoàn trả
gốc và lãi đúng hẹn như trong hợp đồng tín dụng đã ký kết giữa ngân
hàng và khách hàng.
+ Rủi ro mất vốn: Rủi ro xảy ra khi người vay vốn không trả đầy đủ
gốc tiền vay.
1.2.3. Dấu hiệu và các biểu hiện của rủi ro tín dụng
1.2.3.1. Một số dấu hiệu của rủi ro tín dụng
• Các dấu hiệu liên quan đến mqh với NH.
Trì hoãn hoặc gây khó khăn đối với NH trong quá trình kiểm tra
theo định kỳ hoặc đột suất tình hình sử dụng vốn vay, tình hình tổ
chức, hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng mà không
có sự giải thích minh bạch, thuyết phục.
- Có dấu hiệu không thực hiện đầy đủ các quy định, vi phạm pháp
luật trong quá trình quan hệ tín dụng.
- Chậm gửi hoặc trì hoãn gửi các báo cáo tài chính theo yêu cầu
mà không có sư giải thích minh bạch, thuyết phục.
- Không có các báo cáo hay dự đoán về lưu chuyển tiền tệ
- Đề nghị gia hạn điều chỉnh kỳ hạn nợ nhiều lần không rõ lý do
hoặc thiếu căn cứ thuyết phục mang tính khách quan về việc gia
hạn hay điều chỉnh kỳ hạn nợ
- Sự sụt giảm bất thường số dư tài khoản tiền gửi mở tại NH, xuất
hiện nhiều thay đổi bất thường ngoài dự kiến và không giải thích
được trong tốc độ và tổng mức lưu chuyển tiền gửi thanh toán
của KH.
- Chậm thanh toán các khoản lãi khi đến hạn.
- Thanh toán các khoản nợ gốc không đầy đủ, đúng hạn.
- Xuất hiện nợ quá hạn do khách hàng, không có khả năng hoàn
trả hoặc KH không muốn trả nợ hoặc do việc tiêu thụ hàng, thu
hồi còn nợ chậm hơn dự tính.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
- Mức độ vay thường xuyên gia tăng, yêu cầu các khoản vay vượt
quá nhu cầu dự kiến.
- Tài sản bảo đảm không đủ tiêu chuẩn, giá trị tài sản bị giảm sút
so với định giá khi cho vay. Có dấu hiện tài sản đã cho người
khác thuê, bán hay trao đổi hoặc đã biến mất, không còn tồn tại.
- Có dấu hiệu tìm kiếm sự tài trợ nguồn vốn lưu động từ nhiều
nguồn khác, đặc biệt từ đối thủ cạnh tranh của NH.
- Chấp nhận sử dụng các nguồn vốn vay với giá cao, với mọi điều
kiện
• Nhóm dấu hiệu liên quan đến phương pháp quản lý, tình hình
tài chính và hoạt động sản xuất kinh doanh của KH
- Có chênh lệch lớn giữa doanh thu hay dòng tiền thực tế so với
mức dự kiến khi khách hàng đề nghị cấp tín dụng
- Nhiều thay đổi bất lợi trong cơ cấu vốn, tỷ lệ thanh khoản hay
mức độ hoạt động của KH.
- Xuất hiện ngày càng nhiều các khoản chi phí bất hợp lý
như sự gia tăng đột biến trong chi phí quảng cáo, tiếp khách, tập
trung quá mức chi phí để gây ấn tượng như thiết bị văn phòng hiện
đại, phương tiện giao thông đắt tiền.
- Thay đổi thường xuyên ban điều hành.
- Xuất hiện bất đồng và mâu thuẫn trong quản trị điều
hành, tranh chấp trong quá trình quản lý.
- Có dấu hiệu phát hiện ra quá trình khảo sát, thẩm định
dự án sai dẫn đến việc đầu tư dự án không hiệu quả.
- Khó khăn trong việc phát triển sản phẩm, dịch vụ mới.
• Nhóm hiệu xuất phát từ chính sách tín dụng của NH
- Cấp tín dụng dựa trên các cam kết không chắc chắn và
thiếu tính bảo đảm của khách hàng về việc duy trì, khoản tiền gửi
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
lớn hay các lợi ích do khách hàng đem lại từ khoản tín dụng được
cấp.
- Tốc độ tăng trưởng tín dụng quá nhanh, vượt quá khả
năng, năng lực kiểm soát cũng như nguồn vốn của NH
- Cho vay dựa trên các sự kiện bất thường có thể xảy ra,
chẳng hạn như rút nhập, thay đổi địa vị pháp lý từ chi nhánh lên
công ty con hạch toán độc lập
- Soạn thảo các điều kiện ràng buộc trong hợp đồng tín
dụng mập mờ, không rõ ràng không sê dịch hoàn trả đối với từng
khoản vay, có ý thoả hiệp các nguyên tắc tín dụng với khách hàng
mặcn dù biết có tiềm ẩn rủi ro.
- Chính sách tín dụng quá cứng nhắc hoặc lỏng lẻo để kẽ
hở cho khách hàng lợi dụng
- Cung cấp tín dụng với khối lượng lớn cho các khách hàng
không thuộc phân đoạn thị trường tối ưu của NH.
- Hồ sơ tín dụng không đầy đủ, thiếu sự tuân thủ hay tuân thủ
không đầy đủ. Các quy định hiện hành phê duyệt tín dụng.
1.2.3.2. Các biểu hiện của rủi ro tín dụng
* Nợ có vấn đề: là những khoản cho vay mặc dù chưa đến hạn
và chưa được coi là nợ quá hạn, song trong quá trình theo dõi, nhân
viên ngân hàng nhận thấy nhiều khoản tài trợ đang có dấu hiệu kém
lành mạnh, có nguy cơ trở thành nợ quá hạn. Khoản cho vay có vấn
đề được xây dựng dựa trên quy định của ngân hàng. Trong quá trình
thực hiện hợp đồng vay vốn, cán bộ tín dụng thường xuyên kiểm tra
đánh giá các hoạt động của dự án có tuân thủ các điều đã ghi trong
hợp đồng tín dụng không. Có như vậy mới hạn chế được khách
hàng sử dụng vốn vay sai mục đích hoặc đầu tư vào các hoạt động
kinh doanh có rủi ro cao dễ dẫn đến họ không có khả năng trả nợ cho
ngân hàng.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
* Nợ quá hạn: là khoản nợ mà khách hàng không trả được khi
đã đến hạn thoả thuận ghi trên hợp đồng tín dụng. Nợ quá hạn là
biểu hiện đặc trưng nhất của rủi ro tín dụng, nó là kết quả của mối
quan hệ tín dụng không hoàn hảo, khi người vay vi phạm nguyên tắc
tín dụng là phải hoàn trả đầy đủ cả gốc và lãi đúng hạn, gây mất lòng
tin của người cấp tín dụng với người được cấp tín dụng. Nếu tỷ lệ nợ
quá hạn càng cao thì càng có nhiều các khoản nợ chưa được thanh
toán đùng thời hạn như trong hợp đồng khi đó rủi ro của ngân hàng
càng lớn. Thường thì các ngân hàng thường dùng chỉ tiêu nợ quá
hạn để đánh giá mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng.
Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn/Dư nợ
Tỷ lệ này cho biết cứ 100 đơn vị tiền tệ ngân hàng cho vay thì
có bao nhiêu đơn vị tiền tệ ngân hàng không thể thu hồi đúng hạn tại
thời điểm xác định. Chỉ tiêu này chỉ phản ánh phần nào của nợ quá
hạn. Để hiểu được bản chất của nợ quá hạn ta phải hiểu được
nguyên nhân cụ thể của nó. Thứ nhất là do kỳ hạn nợ không đúng,
không phù hợp với chu kỳ thu nhập của người vay. Khi đến hạn trả
nợ người vay không thể trả được nợ, gây ra nợ quá hạn. Thứ hai là
do đảo nợ hoặc giãn nợ. Nhiều khoản nợ người vay không có khả
năng hoàn trả có thể được đảo nợ làm giảm nợ quá hạn so với thực
tế. Để che dấu ngân hàng cấp trên khách hàng và nhân viên ngân
hàng thoả thuận với nhau vay một khoản mới để trả nợ cũ. Hoặc
nhân viên ngân hàng có thể thực hiện giãn nợ đối với những khoản
nợ mà chắc chắn người vay không thể trả được. Những hành vi này
lam cho không phản ánh đúng rủi ro tín dụng. Thứ 3 là do chính
sách vay: Có nhiều các khoản cho vay khó đòi không thể thu hồi
bằng phát mại tài sản. Những khoản cho vay này chủ yếu là những
khoản cho vay theo chỉ thị của Chính phủ. Nợ quá hạn là rủi ro trong
hoạt động tín dụng của mỗi ngân hàng. Rủi ro là không thể tránh khỏi
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
đối với ngân hàng. Chính vì vậy ta chỉ có những biện pháp hạn chế
rủi ro tín dụng. Rủi ro tín dụng coi là hiện tượng bình thường. Tuy
nhiên cũng phải có tỷ lệ nợ quá hạn hợp lý vì nếu nợ quá hạn cao
quá thì ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng vì không thu
hồi được nợ. Xác định tỷ lệ nợ quá hạn là rất cần thiết, nhiều nhà
kinh tế cho rằng tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ ở mức dưới 5% là chấp
nhận được và được coi là ngưỡng an toàn trong hoạt động tín dụng
của ngân hàng.
* Nợ khó đòi: là khoản nợ quá hạn đã quá một kỳ gia hạn nợ.
Đây là những khoản nợ ma ngân hàng khó có khả năng thu hồi được
của người vay nếu không muốn nói là khả năng thu hồi băng không.
Chính vì vậy khi xuất hiện nợ khó đòi thì ngân hàng phải có quỹ dự
phòng bù đắp rủi ro đủ lớn để có thể loại bỏ nó ra khỏi Tài sản có của
ngân hàng.
Tỷ lệ nợ khó đòi = Nợ khó đòi/Tổng dư nợ
* Tổn thất tín dụng: Có thể nói đây là biểu hiện rõ ràng nhất của
rủi ro tín dụng, là sự mất mát vốn trong hoạt động tín dụng. Thể hiện
ở chỗ khoản vay không thu hồi được. Tổn thất tín dụng được đo
lường bằng chỉ tiêu tổn thất tín dụng ròng:
Tổn thất tín dụng = Khoản cho vay bị mất – Giá trị thu hồi được
1.2.4. Các mô hình phân tích và đánh giá rủi ro tín dụng
• Phân tích tín dụng
Đối với mỗi đơn xin vay, cán bộ tín dụng cần phải đi sâu vào
phân tích mức độ tín nhiệm của người đi vay, phải xem xét xem hợp
đồng tín dụng được ký kết có đúng đắn, hợp lý không và ngân hàng
có thể đòi nợ thuận lợi bằng tài sản bảo đảm. Một số khách hàng có
tín nhiệm cao thì không cần có bảo đảm tín dụng.
• Kiểm tra tín dụng
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Kiểm tra tín dụng không phải là việc thừa, lãng phí mà rất cần
thiểt để hình thành chính sách cho vay của ngân hàng một cách lành
mạnh. Nó không những giúp cho nhà quản lý nhận ra những vấn đề
một cách nhanh chóng mà còn có tác dụng kiểm tra thường xuyên
sem cán bộ đã có chấp hành đúng chính sách cho vay của NHNN.
Mặt khác, nó giúp Hội đồng quản trị và Ban giám đốc điều hành trong
việc đánh giá toàn bộ tiềm ẩn rủi ro với NH từ đó đưa ra biện pháp
phòng chống những định hướng chính sách và chiến lược tăng vốn
chủ của NH.
• Xử lý tín dụng có vấn đề:
Mặc dù NH đã XD cơ chế đảm bảo an toàn lâu dài, nhưng đều không
tránh khỏi 1 số khoản tín dụng vẫn được thể hiện trên sổ sách là
những khoản tín dụng có vấn đề nhiều khoản tài sản bảo đảm tín
dụng giảm đáng kể. Các chuyên gia NH sẽ tìm ra các giải pháp nhằm
thu hồi những khoản tín dụng có vấn đề. Giải pháp tối ưu phải bảo
đảm thu hồi được nợ, đồng thời tạo cơ hội cho cả NH và khách hàng
có thể duy trì hoạt động tiếp theo 1 cách bình thường.
• Hệ thống chỉ tiêu tài chính đánh giá khách hàng
+Nhóm chỉ tiêu thanh khoản:
-Chỉ tiêu thanh toán nhanh: Là khả năng chuyển tài sản lưu động
thành tiền 1 cách nhanh chóng của Doanh nghiệp.
Các tài sản lưu động chuyển thành tiền tức thời
Chỉ tiêu thanh = ------------------------------------------------------------
tóan tức thời Nợ ngắn hạn
Các tài sản lưu động không kế hàn, tồn kho
= -------------------------------------------------------
Nợ ngắn hạn
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
-Chỉ tiêu thanh toán ngắn hạn : Phương án khả năng của Doanh
nghiệp trong việc chuyển đổi TSLĐ thành tiền để trả các khoản nợ
ngắn hạn.
TSLĐ
Chỉ tiêu thanh = ----------------------
toán ngắn hạn Nợ ngắn hạn
Nếu > 1 thì khả năng trả nợ ngắn hạn là tốt, nếu < 1 tức là
Doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc trả nợ ngắn hạn đúng hạn.
Chỉ tiêu này phán ánh tỷ lệ giữa TSLĐ và nợ NH mà chưa phản ánh
chênh lệch số tuyệt đối giữa chúng.
-Chỉ tiêu vốn lưu động ròng
Vốn lưu động ròng = Tài sản lưu động - Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này đã khắc phục được nhược điểm của chỉ tiêu thanh
toán ngắn hạn.
+ Nhóm chỉ tiêu hoạt động:
Chỉ tiêu này đo lường mức độ hiệu quả trong việc sử dụng tài sản
của Doanh nghiệp
- Vòng quay hàng tồn kho
Doanh thu hàng năm
Vòng quay hàng tồn kho = -----------------------------------
Hàng tồn kho bình quân
- Kỳ thu nợ bình quân :
Chỉ tiêu này phản ánh số ngày bình quân mà công ty phải chờ đợi kể
từ khi bán hàng dựa cho đến khi thu được tiền
Tài khoản phải thu bình quân
Kỳ thu nợ bình quân = --------------------------------------------------
Doanh số bán chịu hàng ngày bình quân
- Vòng quay tổng tài sản :
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Chỉ tiêu này phản ánh năng lực của Doanh nghiệp trong việc sử
dụng tổng tài sản để tạo doanh thu là ntn?
Chỉ tiêu này càng cao càng có lợi so với các đối thủ cạnh tranh.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Doanh thu hàng năm
Vòng quay tổng tài sản = --------------------------------------
Tổng tài sản.
+ Nhóm chỉ tiêu đòn bẩy : phản ánh quy mô so với vốn cổ phần
của DN, đồng thời là bằng chứng về khả năng hoàn trả các khoản nợ
của Doanh nghiệp trong dài hạn
Tổng dư nợ
Tỷ số nợ = ---------------------
Tổng tài sản
Chỉ số này còn cao phản ánh hoạt động của Doanh nghiệp dựa
vào nguồn vốn vay càng lớn. Vậy khi cho vay phải xem xét thận trọng
nhiều Doanh nghiệp có hệ số đòn bẩy quá cao so với bình quân
ngành những DN có hệ số đòn bẩy thấp phán ánh hoạt động kinh
doanh chủ yếu dựa vào vốn chủ do đó việc NH cho các DN này vay
đảm bảo an toàn hơn.
Lợi nhuận trước khi trả thuế và lãi vay
- Khả năng trả lãi tiền vay = ------------------------------------------------
Chi phí lãi tiền vay
+ Nhóm chỉ tiêu khả năng sinh lời :
Mục đích của chỉ tiêu sinh lời là để đánh gía hiệu quả công việc
sử dụng các nguồn lực của Doanh nghiệp để tạo ra lợi nhuận cho
các cổ đông.
- Tỷ lệ sinh lời trên Doanh thu
Lợi nhuận sau thuế
Tỷ lệ sinh lời trên doanh thu = ----------------------------
Doanh thu
Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ phát sinh trên 1 đơn vị Doanh thu là
bao nhiêu với cùng 1 mức Doanh thu nếu Doanh nghiệp nào cần,
giảm được chi phí đầu vào thì tỷ lệ sinh lời trên Doanh thu càng lớn
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
- Tỷ lệ sinh lời trên vốn chủ sở hữu ( ROE )
Lợi nhuận sau thuế
ROE = ----------------------------
Vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này phản ánh tính hiệu quả trong việc sử dụng đồng vốn
sở hữu là ntn ?
- Tỷ lệ sinh lời trên tổng tài sản
Lợi nhuận sau thuế
ROA = -------------------------
Tổng tài sản
Chỉ tiêu này phản ánh tính hiệu quả trong việc sử dụng tổng tài
sản của Doanh nghiệp là ntn ?
Tóm lại, các NH luôn được mong đợi cho tất cả các khách hàng
có chất lượng vay tiền và cho vay luôn là chức năng KT cơ bản của
NH, nhưng còn chứa dựng tiềm ẩn rủi ro cao. Để có thể kiểm soát
được rủi ro thì chức năng cho vay của NH phải được thực hiện 1
cách chặt chẽ nhằm tuân thủ chính sách và thực hành hoạt động của
NH.
Các mô hình lượng hoá rủi ro tín dụng :
Trước những năm 80 hầu hết các NH chỉ dựa vào phương pháp
định tính để đánh giá rủi ro tín dụng người vay. Phương pháp này
vừa mất thời gian, tốn kém và mang tính chủ quan. Chính vì vậy, các
NH không ngừng cải tiến các phương pháp đánh giá rủi ro. Ngày nay
một số NH đã sử dụng mô hình cho để lượng hoá rủi ro tới người
vay. Mô hình này cho phép xử lý nhanh một khối lượng đơn xin vay
lớn, chi phí thấp, khách quan dưới đây là một số mô hình cơ bản mà
NH hay sủ dụng.
•Mô hình điểm số Z
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Đại lượng Z là thước đo tổng hợp để phân loại rủi ro tín dụng đối
với người vay và phụ thuộc vào:
1 Trị số của các chỉ số tài chính của ngưòi vay ( Xj)
2 Tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác
suất vỡ nợ của người vay trong quá khứ:
Z1 = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0X5
với
X1 = Tỷ số “ Vốn lưu động ròng / Tổng tài sản”
X2 = Tỷ số “ Lợi nhuận giữ lại/ tổng tài sản”
X3 = Tỷ số “ Lợi nhuận trước thuế và tièn lãi / Tổng tài sản”
X4 = Tỷ số “Trị giá cổ phiếu / Giá trị ghi sổ của nợ dài hạn”
X5 = Tỷ số “Doanh thu / Tổng tài sản”
Trị số Z càng cao thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp.
Vậy khi Z thấp hoặc là 1 số âm là căn cứ để xếp khách hàng vào
nhóm nguy cơ vỡ nợ cao. Theo mô hình này bất cứ công ty nào có
điểm số Z thấp 1,81 phải được xếp, Tuy nhiên mô hình điểm số tín
dụng cũng có 1 số hạn chế
Và không vỡ nợ” Nhưng trong thực tế thì vỡ nợ lại được phân
thành nhiều loại từ không trả hay chậm trễ trong trả lãi đến việc
không hoàn trả gốc và lãi.
Không có lý do rõ ràng để giải thích sự bất biến và tẩm quan
trong của các biến số theo thời gian dù là trong ngắn hạn. Tương tự
các biến X cũng không phải là bất biến đặc biệt là khi tập thể kinh
doanh thường xuyen biến đổi, không phụ thuộc mô hình trên còn giả
thuỳết rằng Xj là hoàn toàn độc lập, không phụ thuộc, không tính tới 1
số nhân tố quan trọng nhưng khó lượng hoá, nhưng lài ảnh hưởng
đáng kể điểm sso mức độ rủi ro tín dụng cua Khách hàng
•Mô hình điểm sô tín dụng tiêu dùng :
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Các yếu tố quan trong liên quan đến khách hàng sử dụng trong
mô hình cho để tín dụng gồm : Hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài
sản, số người phụ thuộc, sở hữu nhà, thu nhập, điện thoại cố định,
số loại tài khoản cá nhân, thời gian công tác.
Mô hinh cho điểm tín dụng tiêu dùng thường sủ dụng 7---> 12
hạng mục, mỗi hạng mục được cho điểm từ 1 ---.> 10
Bảng dưới đây cho thấy nhiều hạng mục và Đảng của chúng
thường được sử dụng ở NH
STT Các hạng mục xác định chất lượng tín
dụng
Điểm số
1 Nghề nghiệp của người vay
Chuyên gia hay phụ trách kinh doanh
Công nhân ít có kinh nghiệm.
Nhân viên văn phòng.
Sinh viên.
Công nhân không có kinh nghiệm.
Công nhân bán thất nghiệp.
10
8
7
9
4
2
2 Trạng thái nhà ở
Nhà riêng
Nhà thuê hay căn hộ
Số người cùng bán hay người thầu
6
4
2
3 Xếp hạng tín dụng
Tốt
Trung bình
Không có hồ sơ
Tồi
12
5
2
0
4 Kinh nghiệm nghề nghiệp
Nhiều hơn 1 năm
Từ 1 năm trở xuống
5
2
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
5 Thời gian sống tại địa chỉ hiện hành
Nhiều hơn 1 năm
Từ 1 năm trở xuống
2
1
6 Điện thoại cố định
Có
Không
2
0
7 Số người sống cùng
Không
Một
Hai
Ba
Nhiều hơn 3
3
3
4
4
2
8 Các khoản tại NH
Cả tài khoản tiết kiệm và phát hánh séc
Chỉ tài khoản tiết kiệm
Chỉ tài khoản phát hành séc
Không có
4
3
2
0
Khách hàng có điểm cao nhất là 43 điểm, thấp nhất là 9 điểm.
Giả sử mức 28 điểm là danh giới giữa khách hàng có tín dụng tốt và
khách hàng có tín dụng xấu, trên cơ sở đó NH hình thành 1 khung
chính sách tín dụng tiêu dùng theo mô hình điểm số sau :
Tổng điểm số của khách hàng Quyết định tín dụng
Từ 28 điểm trở xuống Từ chối tín dụng
29-30 điểm Cho vay đến 500$
31-33 điểm 1000$
34-36 điểm 2500$
37-38 điểm 3500$
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
39-40 điểm 5000$
41-43 điểm 8000$
Mô hình này loại bỏ được sự nhận xét chủ quan trong quá trình
cho vay và giảm đáng kể thời gian quyết định tín dụng của NH. Tuy
nhiên mô hình này càng có 1 số nhược điểm không thể tự điều chỉnh
nhanh chóng để khách hàng ứng với nhiều thay đổi trong nền kinh tế
và thay đổi trong cs gia đình.
•Mô hình cấu trúc kỳ hạn rủi ro tín dụng :
Đây là phương pháp dựa trên các yếu tố thị trường để đánh
giá rủi ro tín dụng và phân tích “ Mức thường chấp nhận rủi ro gắn
liền với mức sinh lời của khoản nợ công ty hay khoản tín dụng NH
đối với người vay có cùng mức độ rủi ro. Sau đây, là trường hợp giản
đơn về rủi ro tín dụng đối với NH khi mua trái phiếu kỳ hạn 1 năm hay
cấp tín dụng thời hạn 1 năm cho khách hàng là công ty có rủi ro. Sau
đó ta sẽ nghiên cứu đối với trái phiếu và tín dụng có thời hạn dài hơn.
+ Xác suất về nợ của công cụ nợ kỳ hạn 1 năm
Giả sử, một NH yêu cầu mức thu nhập dự tính của trái phiếu
công ty thời hạn 1 năm ít nhất là bằng với mức thu nh của trái phiếu
kho bạc kỳ hạn 1 năm.
Gọi P là xác suất hoàn trả đầy đủ gốc, là đối với TP công ty như
vậy
( 1-P ) là SX vỡ nợ. Theo giả định người vay vỡ nợ NH sẽ không
nhận được gì. Gọi mức thu nhập của TP công ty kỳ hạn 1 năm là ( 1+k )
của TP kho bạc ( 1+i ) ; nhà quản trị NH sẽ đạt được kết quả như nhau
khi đầu tư vào TP công ty kho bạc khi P ( 1 + k ) = ( 1 + i ).
Nghĩa là mức thu nhập dự tính của TP công ty với mức thu nhập
của TP không có rủi ro. Giả sử i = 10 % và k = 15,8 % điều này hàm
ý hoàn trả của TP theo đánh giá của thị trường sẽ là :
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
1 + i 1,100
P = ----------- = ---------- = 0,95 = 95%
1 + k 1,158
Nếu xác suất hoàn trả là 0,95 thì xác suất trả nợ của TP
là ( 1 – P )=0,05=5%
Từ đó suy ra, với xác suất vỡ nợ của TP công ty là 5% thì “ mức
thưởng chấp nhận rủi ro “ tương ứng phải là 5,8%
∆K = k – i = 15,8% -10,0% = 5,8%
Vậy khi xác suất hoàn trả ( P ) giảm thì xác suất vỡ nợ ( 1 – p )
tăng đòi hỏi mức chênh lệch ∆ giữa k và i sẽ tăng lên.
Để phù hợp với thực tế ta có thể mở rộng ví dụ : khi công ty vỡ
nợ NH không mất toàn bộ gốc, lãi. Nhiều khoản tín dụng được quyền
thu nợ = TS cầm cố hay thế chấp nều người vay vỡ nợ do đó nếu gọi
β là tỉ lệ thu hồi được gốc, lãi trong trường hợp vỡ nợ. Ví dụ đối với
trái phiếu đầu cơ
thì β = 0,4
Nhà quản trị NH sẽ đạt được kết quả như nhau khi đầu tư vào
TP công ty hay TP khi bạc khi:
β ( 1 + k )(1 – p ) + p ( 1+ k ) = 1 + i
Với β( 1+k )(1-p) là khoản thu dự tính khi con nợ vỡ nợ. Vậy nếu
khoản tín dụng có bảo đảm = TS (β > 0), thì “ mức thưởng chấp nhận
rủi ro “đối với tín dụng phải giảm ứng với xác suất rủi ro là ( 1 – P) .
Bảo đảm tín dụng là phương pháp kiểm soát rủi ro vỡ nợ, có vai trò
thay thế trực tiếp “ mức thưởng chấp nhận rủi ro “ trong việc ấn định
mức lãi suất tín dụng.
Để thấy được điều này chúng ta tính “ mức thưởng chấp nhận rủi
ro và ∆” như sau :
(1 + i )
∆=k-i = ------------------- - ( 1+ i )
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
(β + p – pβ)
Theo ví dụ đang xét khi i = 10% , P= 0,95 ; β = 0,9 → ∆ = 0,6%
Ta nhận thấy rằng giữa β và p có thể thay thế cho nhau. Điều này
hàm ý nếu một khoản tín dụng có bảo đảm có hệ số β = 0,7 và p =
0,8. Sẽ có “ mức thưởng chấp nhận rủi ro “ bằng với 1 khoản tín
dụng khác có β = 0,8 và p =0,7. Một sự tăng bảo đảm tín dụng (β )
được thay thế trực tiếp = sự tăng xác suất rủi ro vỡ nợ ( P ) . Ta có
thể thấy sự thay thế hoàn hảo giữa β và P trên đồ thị tại A và B.
Xác suất hoàn trả tín dụng ( p )
Tỷ lệ thu hồi khi vỡ nợ ( β )
• Xác suất vỡ nợ của công cụ nợ dài hạn
Ta có thể mở rộng phân tích để xây dựng rủi ro tín dụng đối
với các khoản tín dụng hay TP dài hạn. Cùng Ví dụ trên đối với tín
dụng hay TP1 năm xác suất vỡ nợ ( 1 – P ) được xác định.
p) =
k
i
+
+
1
1
=
)158,11(
)100,01(
+
+
= 0,05
Giả sử nhà quản lý NH tìm được xác suất vỡ nợ đối với tín dụng
hay TP có kỳ hạn 2 năm, khi đó nhà quản lý phải dự tính được xác
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Xác suất hoàn trả tín dụng (P)
1,0
0,8
0,7
0,7
0,8 1,0
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
suất xảy ra vỡ nợ của TP trong năm thứ 2 trên cơ sở xác suất không
vỡ nợ năm 1. Xác suất vỡ nợ của Tp trong năm bất kỳ gọi là “ XS vỡ
nợ cận biên “ . Đối với TP kỳ hạn 1 năm thi ( 1 – P
2
)= 0,57 vừa là
xác suất vỡ nợ cận biên vừa là xs vỡ nợ tích luỹ. C
p
của năm 1. Đối
với khoản tín dụng 2 năm thì xác suất vỡ nợ cận biên năm 2 là ( 1 –
P
2
). Ta xem xét phương pháp để nhà quản lý NH có thể dự tính
được P
2
. Giả định 1 – P
2
= 0,07 nghĩa là
1 – P
1
=0,05 = XS vỡ nợ năm 1
1 – P
2
=0,07 = XS vỡ nợ năm 2
Vậy xs không vỡ nợ từ thời điểm 0 đến cuối năm 2 là P
1
*P
2
=
0,95*0,93=0,8835
Xác suất vỡ nợ tích luỹ tại thời điểm nào đó nằm giữa thời điểm
bây giờ và thời điểm cuối năm 2 là :C
p
= 1 – ( P
1
*P
2
)
= 1- ( 0,95*0,93)
= 0,1165
C
p
là xs vỡ nợ của 1 người vay trong suốt kỳ hạn của tín dụng
hay Tp dài hạn. Đối với TP kỳ hạn 2 năm. C
p
= 11,65%
Giả sử hai loại chiết khấu kỳ hạn 1 năm và 2 năm. thuộc TPCP
và TP công ty. Ta có thê tính được P
2
từ việc phân tích cấu trúc kỳ
hạn của lãi suất. Ta xem đồ thị dưới đây. Các tuyến lãi suất chiết
khấu công ty và CP
Từ đồ thị ta thấy khi kỳ hạn TP càng dài thì lãi suất chiết khấu
cua CP và công ty càng phát triển. Ta phải xây dựng xác suất vỡ nợ
đối với TP công ty có kỳ hạn 2 năm. Ta nhìn đường lãi suât của
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
TP C. Phủ
TP C.ty
1 2
10%
11%
15,8%
18%
Kỳ hạn (năm)
Mức lãi suất %
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
TPCP. Điều kiện đế xảy ra kd chênh lệch lãi suất là thu nhập từ
TPCK kỳ hạn 2 năm phải = Thu nhập dự tính từ việc đầu tư liên tiếp
vào TPCK kỳ hạn 1 nằm trong vòng 2 năm. Ta tính được lãi suất dự
tính áp dụng cho năm thứ 2 năm. Ta tính được lãi suất dự tính áp
dụng cho năm thứ 2 là (1+i
2
)
2
= (1+i
1
)(1+f
1
).
(1+i
2
)
2
=
Thu nhập từ TP chiết khấu có kỳ hạn 2 năm i
2
= 11%
(1+i
1
)(1+f
1
).Thu nhập của TP chiết khấu có kỳ hạn 1 năm, nhưng
được đầu tư liên tiếp 2 năm. i
1
= 105 phải xác định f
1
.
Ta có : 1+f
1
=
i11
)2 i2(1
+
+
=
)10,1(
2)11,1(
= 1,12 →f
1
= 12%
Mức lãi suất dự tính tăng từ 10% ( i
1
) lên 12% f
1
trong năm tiếp
theo phản ánh mức lạm phát dự tính và các nhân tố khác trực tiếp
ảnh hưởng lên giá trị thời gian của tiền tệ. Ta có thể tính được lãi
suất kỳ hạn 1 năm ( của năm 2 ) của Tp công ty căn cứ vào tuyến lãi
suất của TP công ty. Tuyến lãi suất của Tp công ty nói lên mức lãi
suất của TP chiết khấu kỳ hạn 1 năm là k1 = 15,8%, lãi suất của TP
chiết khấu kỳ hạn 2 năm k
2
=18%Gọi C
1
là mức lãi suất kỳ hạn của TP
công ty năm 2, ta có :
1 + C
1
=
k1) (1
k2)2 (1
+
+
=
1,158
(1,180)2
=1,202.
C
1
= 20,2%
kết quả tính được thể hiện tại bảng sau:
Loại
Mức lãi suất áp dụng
Cho năm hiện hành
Mức lãi suất áp dụng
cho năm tiếp theo
TPCP
TP c.ty
Chênh
lệch
10,0%/năm
15,8%/năm
5,8%/năm
12,0%/năm
20,2%/năm
8,2%/năm
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
Mức lãi suất dự tính của TP công ty kỳ hạn 1 năm là căn cứ đế
xây dựng xs hoàn trả nợ vay năm 2 ta có
P
2
=
11
11
c
f
+
+
=
202,1
120,1
=0,9318
XS dự tính xảy ra vỡ nợ năm 2 là; 1 – P
2
= 1-0,9318 = 0,0682
XS trả nợ khoản tín dụng kỳ hạn 1 năm được thực hiện sau 2
năm nữa là:
P
3
=
21
21
c
f
+
+
f
2
là thu nhập dự tính của Tp kho bạc thời hạn 1 năm được phát
hành sau 2 năm nữa.
c
2
là thu nhập dự tính của TP công ty thời hạn 1 năm được phát
hành sau 2 năm . Từ đó ta có thể hình thành được toàn bộ cấu trúc
kỳ hạn của XS vỡ nợ của TP công ty kỳ hạn 1 năm được phát hành
kế tiếp nhau như sau:
Cấu trúc kỳ hạn của XS vỡ nợ đối với TP công ty.
Các XS vừa tính là XS cận biên trên cơ sở gt là không có vỡ nợ
xảy ra trước đó. Ta có thể đề cập đến khái niệm “ XS vỡ nợ tích luỹ”
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
1-P
3
1-P
2
1-P
1
Năm
Xắc suất vớ nợ
Website: Email : Tel (: 0918.775.368
từ đó cho phép nhà đầu tư xác định được mức rủi ro tổng hợp trong
suốt thời hạn đầu tư. Trong ví dụ đang xét XS vỡ nợ tích luỹ
C
p
= 1 – (P
1
*P
2
) = 1 – ( 0,95*0,9318) = 11,479%
Mô hình này cũng hạn chế nhất định. Song ưu điểm của phương
pháp này là cho phép nhà đầu tư biết trước được mức độ rủi ro dự
tính 1 cách rủi ro dự tính 1 cảch rõ ràng dựa trên các yếu tố thì
trường. Hơn nữa nếu thị trường Tp chiết khấu CP và công ty là thanh
khoản thì dễ dàng dự tính được rủi ro vỡ nợ trong tương lai
1.2.5. Ảnh hưởng của rủi ro tín dụng
Chúng ta đã biết hoạt động tín dụng là hoạt động kinh doanh
chủ yếu của ngân hàng, phần lớn thu nhập của ngân hàng là từ hoạt
động tín dụng. Song hoạt động tín dụng luôn đi kèm với hoạt động rủi
ro ma không ngân hàng nào có thể loại trừ được mà chỉ có biên pháp
để hạn chế. Chính vì vậy hoạt động tín dụng là hoạt động quyết định
đến sự tồn tại, phát triển hoặc phá sản của ngân hàng.
1.2.5.1. Đối với ngân hàng cấp tín dụng
Khi một ngân hàng gặp phải rủi ro tín dụng thì trước tiên nó ảnh
hưởng đến thu nhập của ngân hàng, nó làm giảm khả năng thanh
toán của ngân hàng, không những thế nó còn có nguy cơ gây mất
vốn kinh doanh của ngân hàng. Nếu mức độ rủi ro nằm trong mức
chịu đựng được của ngân hàng thì ngân hàng có thể bù đắp bằng
quỹ dự phòng rủi ro hoặc vốn chủ sở hữu của mình, còn nghiêm
trọng hơn thì nó có thể làm mất lòng tin của khách hàng. Thu nhập
không thể bù đắp nổi chi phí thì nguy cơ phá sản của ngân hàng là
rất lớn, gây khó khăn cho đời sống cán bộ công nhân viên trong ngân
hàng. Vì hoạt động tín dụng có liên quan đên hoạt động khác nên khi
rủi ro tín dụng xảy ra nó không chỉ làm giảm thu nhập của ngân hàng
từ hoạt động tín dụng mà nó còn làm giảm thu nhập từ một số hoạt
động khác.
Website: Email : Tel (: 0918.775.368