Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

Tình hình thực hiện chế độ hưu trí ở BHXH tỉnh Thái Bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.51 KB, 62 trang )

Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Hải Đường
LỜI MỞ ĐẦU
Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một bộ phận lớn trong hệ thống an sinh xã hội. Có
thể nói không có BHXH thì không có một nền an sinh xã hội vững mạnh Bảo hiểm
xã hội ra đời và phát triển từ khi cuộc cách mạng công nghiệp xuất ở Châu Âu hiện
nay thì BHXH là một chính sách lớn của Đảng và nhà nước đối với người lao động,
nhằm đảm bảo cuộc sống vật chất, ổn định đời sống cho người lao động và gia đình
họ trong các trường hợp ốm đau thai sản, suy giảm khả năng lao động, mất việc làm,
hết tuổi lao động hoặc chết. Chính sách BHXH ở nước ta được thực hiện từ những
ngày đầu thành lập nước, 60 năm qua trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách
BHXH ngày càng được hoàn thiện và không ngừng đổi mới, bổ sung cho phù hợp
với điều kiện hiện tại của đất nước cùng với quá trình đổi mới nền kinh tế từ sau đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986), chính sách BHXH và tổ chức
quản lý hoạt động cũng có nhiều đổi mới tích cực. Trong những chế độ BHXH thì
chế độ hưu trí là chế độ quan trọng nhất vì đây là chế độ chủ yếu để đảm bảo an sinh
xã hội, góp phần quan trọng giúp xã hội ổn định. Tuy nhiên việc xác lập chế độ hưu
trí như thế nào cho phù hợp với điều kiện mới chẳng hạn như điều kiện hưởng, thời
hạn nghỉ hưu, mức hưởng, thời gian đóng góp … đến nay vẫn còn đang phải tiếp tục
đổi mới để hoàn thiện.
Việc hoàn thiện chế độ hưu trí, củng cố niềm tin nơi người lao động, giúp người
lao động yên tâm hơn về cuộc sống sau khi nghỉ hưu sẽ làm cho năng suất lao động
tăng, mức sống chung của xã hội được cải thiện, đờì sống ngày càng được nâng cao
hơn giúp xã hội ngày càng phát triển.
Thái Bình là một tỉnh nông nghiệp có số dân đông gần 2 triệu người, số người
tham gia BHXH ngày càng tăng. Số đối tượng hưởng chế độ hưu trí lớn. Do vậy
nghiên cứu làm rõ thực trạng chính sách BHXH ở Thái Bình với tất cả những ưu
điểm nhược điểm của nó là một nhiệm vụ cần thiết hiện nay. Chính vì thế tôi đã chọn
đề tài “ Tình hình thực hiện chế độ hưu trí ở BHXH tỉnh Thái Bình”.
Chuyên đề này được chia làm 3 chương:
-Chương I: Lý luận chung về BHXH và chế độ hưu trí trong hệ thống chế độ
BHXH.


- Chương II: Tình hình thực hiện chế độ hưu trí ở BHXH tỉnh Thái Bình.
- Chương III: Những giải pháp và khuyến nghị nhằm tăng cường thực hiện chế
độ hưu trí ở tỉnh Thái Bình trong thời gian tới.
SV: Bùi Văn Minh Lớp: BHXH - K48
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Hải Đường
Trong quá trình hoàn thành tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp nhiệt tình của Ts
Nguyến Hải Đường và các cán bộ viên chức làm việc trong BHXH tỉnh Thái Bình đã
giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài này. Mặc dù rất cố gắng nhưng trong quá trình thực hiện
đề tài này tất nhiên sẽ không tránh khỏi những sai lầm và thiếu sót. Rất mong có sự
góp ý của Ts Nguyễn Hải Đường và các thày cô giáo trong khoa bảo hiểm trường
đại học kinh tế quốc dân.
SV: Bùi Văn Minh Lớp: BHXH - K48
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Hải Đường
CHƯƠNG 1:
LÝ THUYẾT CHUNG VỀ CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM HƯU TRÍ
TRONG HỆ THÔNG CHẾ ĐỘ BHXH
1. Tổng quan về bảo hiểm xã hội trong hệ thống an sinh xã hội
1.1 Vai trò của BHXH trong hệ thống an sinh xã hội
Trong cuộc sống của mỗi người muốn tồn tại và phát triển trước hết con người
phải ăn mặc ở đi lại … Để đáp ứng nhu cầu cần thiết đó con người phải lao động làm
ra những sản phẩm cần thiết đáp ứng nhu cầu của mình. Trong thực tế không phải lúc
nào con người cũng gặp những thuận lợi có đầy đủ thu nhập và điều kiện sinh sống
bình thường. Trái lại có những trường hợp khó khăn bất lợi gây ảnh hưởng đến cuộc
sống của họ, chẳng hạn là ốm đau, tai nạn lao động … Khi gặp những rủi ro này
không vì thế mà các nhu cầu của họ mất đi mà thậm chí còn gia tăng, xuất hiện nhu
cầu mới.
Chính sách BHXH ra đời cũng đã tạo được tâm lý yên tâm cho người lao động thông
qua việc chi trả trợ cấp các chế độ BHXH cho họ, góp phần đảm bảo thay thế hoặc bù đắp
một phần thu nhập cho người lao động khi họ gặp những rủi ro trong cuộc sống. Cùng với
các chính sách an sinh xã hội khác, BHXH tạo ra mạng lưới an toàn xã hội đối với mọi tầng

lớp dân cư trong xã hội. Ở nước ta thực tế đã chứng minh: Trong thời kỳ chiến tranh, BHXH
được thực hiện đối với công nhân viên chức Nhà nước và lực lượng vũ trang. Qua đó chính
sách BHXH đã phần nào động viên sức người, sức của nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ
chính trị của dân tộc. Khi hòa bình lập lại, BHXH lại góp phần giải quyết hậu quả chiến
tranh; Trong điều kiện nền kinh tế thị trường hiện nay để hội nhập với thế giới, riêng về
BHXH cũng đã có nhiều thay đổi: mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, có thêm
hình thức BHXH tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp. Như vậy, chính sách BHXH nói chung
đã góp phần thực hiện công bằng xã hội giữa những người lao động trong mọi thành phần
kinh tế, góp phần củng cố lòng tin của người dân vào chế độ, tạo nền tảng cho một thể chế
chính trị xã hội vững chắc.
Do đó con người đã tìm ra một phương pháp hạn chế hay san sẻ rủi ro khi người
lao động không may gặp phải đó là tham gia BHXH nói chung đối với mọi người nói
chung và đối với người lao động nói riêng.
SV: Bùi Văn Minh Lớp: BHXH - K48
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Hải Đường
Như vậy BHXH ra đời và trở thành một lĩnh vực không thể thiếu được với
người lao động và người sử dụng lao động nói chung, đây đồng thời là một chính
sách xã hội lớn của một quốc gia bởi vì:
Thứ nhất: Đối với người lao động.
BHXH góp phần ổn định tài chính cho người tham gia BHXH trước những
tổn thất do rủi ro xảy ra. Trong quá trình lao động nếu người lao động chẳng may gặp
phải những rủi ro như ốm đau, tai nạn… làm họ bị gián đoạn công việc, và phải mất
một khoản chi phí để tài trợ cho những tổn thất do rủi ro đó gây ra thì việc tham gia
BHXH sẽ giúp họ trang trải những khoản chi phí nói trên làm giảm bớt nỗi lo cho
mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp và yên tâm trong lao động sản xuất, góp phần nâng
cao năng suất lao động.
BHXH là tấm lá chắn giúp người sử dụng lao động trong sản xuất kinh doanh
ổn định hơn nghĩa là BHXH đã chi trả những khoản tiền lớn khi mà người lao động
không may gặp rủi ro hoặc ốm đau, tai nạn lao động, mắc bệnh nghề nghiệp … điều
này làm cho người sử dụng lao động yên tâm hơn khi tiến hành hoạt động sản xuẩt

kinh doanh của mình đồng thời không ảnh hưởng đền tài chính của người sử dụng lao
động. Do đó người sử dụng lao động yên tâm lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động sản xuất
kinh doanh có hiệu quả. Điều đáng nhìn nhận ở đây là người sử dụng lao động tham
gia đóng góp BHXH cho người lao động theo tỷ lệ phần trăm quỹ lương của mình
vào quỹ BHXH.
Thứ hai: Với nhà nước và xã hội.
BHXH là chính sách của Đảng và nhà nước. Thông qua các chính sách này
nhà nước thực hiện quyền tham gia BHXH của người lao động đồng thời BHXH góp
phần ổn định đời sống cũng như tinh thần của người lao động khi họ không may gặp
phải rủi ro ốm đau thai sản ... Tuy nhiên về mặt xã hội, BHXH là nguồn cổ vũ lớn đối
với người lao động cũng như người sử dụng lao động, giúp họ yên tâm lao động sản
xuất tạo ra nhiều của cải cho xã hội.
Thứ ba: Với người sử dụng lao động.
Việc tham gia BHXH của người sử dụng lao động giúp họ trang trải những
khoản chi phí không mong muốn cho những điều khoản (trợ cấp ốm đau, thai sản, tai
nạn lao động và bệnh nghề nghiệp…) ghi trong hợp đồng lao động mà chủ sử dụng phải
đảm bảo. Hay nó giúp chủ sử dụng lao động và người lao động giải quyết mâu thuẫn nội
tại đã tồn tại bấy lâu nay. Từ đó nó làm cho người lao động yên tâm hơn, tin tưởng vào
SV: Bùi Văn Minh Lớp: BHXH - K48
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Hải Đường
người chủ của mình hơn, tận tâm với công việc của mình hơn, góp phần nâng cao năng
suất lao động tạo thêm lợi nhuận cho chủ sử dụng lao động.
Như vậy, khẳng định rằng BHXH có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế và ổn
định chính trị xã hội đất nước. Ngược lại, phát triển kinh tế sẽ tạo điều kiện cho các chính
sách xã hội phát triển và hoàn thiện, trong đó có chính sách BHXH. Mối quan hệ đó là sự tác
động qua lại lẫn nhau để xây dựng một đất nước phát triển bền vững trong thời kỳ hội nhập.
1.2 Một số nội dung chính của BHXH
1.2.1 Khái niệm của BHXH
Mặc dù BHXH đã ra đời được vài trăm năm nhưng cho đến nay vẫn còn có rất
nhiều định nghĩa về BHXH mà không có một định nghĩa nào là cố định. Trên thế

giới, xu hướng chung là thực hiện hệ thống an sinh xã hội mà trong đó BHXH chỉ là
một trong những cơ chế chủ yếu, vì vậy thường là tập trung vào định nghĩa về an sinh
xã hội còn BHXH chỉ được phân biệt với các cơ chế khác trong hệ thống bằng những
đặc trưng cơ bản của BHXH.
Tuy có nhiều cách hiểu khác nhau song bản chất của BHXH lại được thể hiện
một cách khá rõ ràng và cụ thể. Bản chất của BHXH được thể hiện ở những nội dung
chủ yếu sau:
- BHXH là nhu cầu khách quan, đa dạng và phức tạp của xã hội. Trước sự
phát triển của nền sản xuất hàng hóa nên nhu cầu thuê nhân công càng ngày càng
nhiều, mối quan hệ thuê mướn lao động cũng phát triển đến một mức độ nhất định, từ
đó nảy sinh những mâu thuẫn giữa giới thợ và giới chủ là những điều kiện để xuất
hiện chính sách BHXH. Kinh tế càng phát triển thì BHXH càng đa dạng và hoàn
thiện. Vì thế có thể nói kinh tế là nền tảng của BHXH hay BHXH không vượt quá
trạng thái kinh tế của mỗi nước.
- Mối quan hệ trong BHXH phát triển trên cơ sở quan hệ lao động, đây là mối
quan hệ ba bên đều có lợi gồm: bên tham gia BHXH, bên được BHXH, bên BHXH.
Trong đó:
+ Bên tham gia BHXH gồm hai đối tượng là người lao động và người sử
dụng lao động.
+ Bên được BHXH chính là người lao động và gia đình họ khi có đủ các điều
kiện cần thiết.
+ Bên BHXH thường là cơ quan chuyên trách do Nhà nước lập ra và bảo trợ,
bên này có nhiệm vụ nhận sự đóng góp của người lao động và người sử dụng lao
SV: Bùi Văn Minh Lớp: BHXH - K48
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Hải Đường
động lập nên quỹ BHXH và có trách nhiệm chi trả trợ cấp cho bên được BHXH khi
có nhu cầu phát sinh và phát triển nguồn quỹ BHXH.
- Những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm thường
là ngẫu nhiên và năm ngoài ý muốn chủ quan của người lao động như ốm đau, tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp … hoặc cũng có thể là sự kiện bảo hiểm có thể biết trước

như: Tuổi già thai sản …. đồng thời những biến cố ấy có thể diễn ra cả trong và
ngoài quá trình lao động.
- Khi gặp phải những biến cố rủi ro phần thu nhập của người lao động thường
bị giảm hay mất toàn bộ, vì vậy nó phải được bù đắp hoặc thay thế phần bù đắp này
lấy tự quỹ tiền tệ tập trung do các bên tham gia BHXH đóng góp là chủ yếu, ngoài ra
còn được sự hỗ trợ của nhà nước.
- Mục đích chính của BHXH là nhằm thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu của
người lao động khi họ không may gặp phải những rủi ro hay sự kiện bảo hiểm. Mục
đích này ngay từ năm 1952 đã được ILO cụ thể hóa như sau :
+ Đền bù cho người lao động những khoản thu nhập bị giảm hay bị mất để
đảm bảo nhu cầu cho cuộc sống thiết yếu nhất của họ .
+ Chăm sóc sức khỏe để đề phòng bệnh tật.
+ xây dựng các điều kiện sống đáp ứng nhu cầu của dân cư, đặc biệt của
người già, ngưới tàn tật và trẻ em.
1.2.2 Nguyên tắc của BHXH
BHXH là một hoạt động bảo hiểm nên nó cũng có những nguyên tắc cơ bản
sau:
Tất cả người lao động đều có quyền được hưởng BHXH. BHXH đảm bảo
quyền lợi cho người lao động, góp phần thúc đẩy sản xuất phát triển và tiến bộ xã
hội. Quyền được bảo hiểm là một trong những biểu hiện cụ thể của quyền con người.
Nhưng bảo hiểm không phải là cái có sẵn nên trước mắt phải tìm cách tạo ra nó, ở
mỗi nước khi muốn xây dựng hệ thống BHXH thì đầu tiên Nhà nước phải tạo điều
kiện về môi trường kinh tế - xã hội về chính sách và pháp luật, về cơ chế quản lý.
Đồng thời người sủ dụng lao động và người lao động phải thực hiện trách nhiệm
đóng góp tài chính của mình vào quỹ BHXH. Không có sự đóng góp này thì chính
sách BHXH khó thực hiện. Vì vậy thực hiện trách nhiệm đóng góp tài chính xây
dựng quỹ BHXH là điều kiện cơ bản để người lao động được hưởng các chế độ đãi
ngộ thích hợp.
SV: Bùi Văn Minh Lớp: BHXH - K48
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Hải Đường

Biểu hiện cụ thể của quyền được hưởng BHXH của người lao động là họ
được hưởng trợ cấp BHXH theo chế độ quy định. Các chế độ này gắn với tai nạn rủi
ro xảy ra đối với người lao động làm giảm hoăc mất nguồn sinh sống của họ. Đây là
các điều kiện cần để họ được hưởng các chế độ BHXH còn điều kiện đủ là họ tham
gia đóng BHXH theo quy định.
Nhà nước, người sử dụng lao động phải thực hiện chính sách BHXH cho
người lao động và đồng thời người lao động cũng phải tự rõ trách nhiệm của chính
mình đó là kết hợp hài hòa giữa các lợi ích.
Nói chung trong mối quan hệ ba bên của BHXH. Nhà nước có vai trò quan
trọng trong quản lý vĩ mô, với vai trò này nhà nước có trong tay công cụ cần thiết để
thực hiện vai trò của mình nhất là trong việc giải quyết những hậu quả không mong
muốn. Những tai nạn rủi ro của người lao động nếu không có BHXH thì nhà nước
phải chi ngân sách để giúp đỡ người lao động dưới các hình thức khác. Sự giúp đỡ
này không những làm cho đời sống của người lao động ổn định mà còn ảnh hưởng
rất lớn đến sự phát triển của sản xuất.
Đối với người sử dụng lao động thì muốn ổn định và phát triển sản xuất kinh
doanh thì ngoài việc phải chăm lo đầu tư về trang thiết bị máy móc, công nghệ hiện
đại còn chăm lo đời sống của người lao động mà mình sử dụng. Khi người lao động
làm việc bình thường người sủ dụng lao động phải trả lương cho họ, khi họ không
may gặp phải rui ro như ốm đau thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp người
sử dụng lao động cần có trách nhiệm BHXH cho họ.
Trong nhiều trường hợp rủi ro có không ít trường hợp gắn liền với quá trình
lao động. Như vậy muốn đảm bảo cho người lao động yên tâm, tích cực lao động sản
xuất tăng năng suất lao động thì sử dụng lao động phải thực hiện nghĩa vụ của mình
là đóng góp BHXH cho người lao động. Còn đối với người lao động không may gặp
rủi ro họ phải chấp nhận rui ro này.
Mức hưởng của BHXH thấp hơn mức lương khi họ đang làm việc, nhưng phải
đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao động. Trợ cấp BHXH ở đây là loại trợ cấp
thay thế thu nhập khi người lao động bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề
nghiệp, hưu trí tuổi già …

BHXH được thực hiện trên cơ sở lấy số đông bù số ít. Bất cứ người lao động
nào khi tham gia BHXH đều phải đóng số phí này được dựa trên tỷ lệ phần trăm tiền
lương của người lao động làm căn cứ để tính mức đóng. Tuy nhiên để được hưởng
trợ cấp BHXH không phải ai cũng được hưởng ngay, mặc dù họ đã tham gia BHXH
SV: Bùi Văn Minh Lớp: BHXH - K48
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Hải Đường
từ lâu hoặc mới tham gia. Tuy nhiên họ cũng được hưởng trợ cấp ốm đau, thai sản,
TNLD và bệnh nghề nghiệp… điều này thể hiện được quy luật lấy số đông bù số ít
tức là số tiền của hầu hết những người lao động đóng vào quỹ BHXH, dùng để cho
trả cho một số ít người bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, số
còn lại để tăng trưởng quỹ, giảm bớt một số kinh phí cho ngân sách nhà nước cấp.
Như chúng ta đã biết hưu trí là khoản tiền lương mà người lao động được
hưởng khi họ tái sản xuất sức lao động, tức là giúp người lao động có điều kiện sức
khỏe bình thường để họ lao động, trong thực tế cuộc sống luôn luôn có những rủi ro
bất ngờ không lường trước được, do vậy khi bị ốm đau thai sản, TNLD, bệnh nghề
nghiệp … người lao động không đủ điều kiện sức khỏe để lao động mà trước đó họ
có tham gia BHXH thì họ được hượng trợ cấp BHXH. Tuy nhiên mức trợ cấp này
không bằng mức lương mà họ đang làm việc vì nếu khác thì họ sẽ tìm mọi cách ốm
đau để nhận trợ cấp BHXH. Do vậy mức trợ cấp BHXH phải thấp hơn mức tiền
lương khi đang làm việc và mức thấp nhất cũng băng mức lương tối thiểu nhằm đảm
bảo nhu cầu tối thiểu cho ngưởi lao động khi họ không may gặp rủi ro.
Bất cứ người lao động nào khi tham gia BHXH đều phải đóng số phí này được
dựa trên tỷ lệ phần trăm tiền lương của người lao động làm căn cứ để tính mức đóng.
Tuy nhiên để được hưởng trợ cấp BHXH không phải ai cũng được hưởng ngay, mặc
dù họ đã tham gia BHXH từ lâu hoặc mới tham gia. Tuy nhiên họ cũng được hưởng
trợ cấp ốm đau, thai sản, TNLD và bệnh nghề nghiệp… điều này thể hiện được quy
luật lấy số đông bù số ít tức là số tiền của hầu hết những người lao động đóng vào
quỹ BHXH, dùng để cho trả cho một số ít người bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp, số còn lại để tăng trưởng quỹ, giảm bớt một số kinh phí cho ngân
sách nhà nước cấp.

BHXH vừa mang tính chất bắt buộc vừa mang tính chất tự nguyện. để đảm
bảo cho lúc tuổi già và khi mất sức lao động tạm thời, người lao động có mức sống
ổn định ở mức bình thường hoặc tối thiểu nhất, BHXH đã quy định về nguyên tắc
hình thức bắt buộc để đảm bảo quy luật số lớn và có hệ số an toàn cao, song do quy
luật số lớn chi phối nên BHXH phải tận dụng triệt để nguyên tắc tự nguyện. Bảo
hiểm tự nguyện tiến tới bảo hiểm toàn dân đang trong quá trình hình thành, điều đáng
quan tâm ở đây về nguồn vốn và thực thi chính sách. Muốn đảm bảo được điều này
tất yếu Nhà nước phải ban hành những văn bản cụ thể trong từng giai đoạn để người
lao động yên tâm và tin tưởng.
1.2.3 Chức năng của BHXH
SV: Bùi Văn Minh Lớp: BHXH - K48
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Hải Đường
Là một bộ phận quan trọng trong hệ thống an sinh xã hội, BHXH có các chức
năng cụ thể sau:
- Bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động tham
gia bảo hiểm khi họ bị giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm. Sự bảo đảm
này là chắc chắn vì người lao động về lâu dài làm việc sẽ đến tuổi nghỉ hưu. Mặt
khác việc bị suy giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm tạm thời sẽ được trợ
cấp theo quy định trong luật lao động và luật BHXH.
- Tiến hành phân phối và phân phối lại thu nhập giữa những người tham gia
bảo hiểm. Qũy BHXH hình thành dựa trên sự đóng góp của cả người lao động và
người sử dụng lao động, số đối tượng này đông, tuy nhiên đối tượng đảm bảo của
BHXH là phần thu nhập bị giảm hoặc mất của người lao động lại chiếm một phần
nhỏ. Như vậy, theo quy luật số lớn BHXH đã tiến hành phân phối lại thu nhập cả
theo chiều dọc và chiều ngang về thu nhập của những người tham gia BHXH này.
Qua đó BHXH đã góp phần thực hiện công bằng xã hội.
- Góp phần kích thích người lao động hăng hái tham gia lao động sản xuất để
từ đó nâng cao năng suất lao động cá nhân cũng như năng suất lao động xã hội.
Người lao động rất an tâm làm việc, vì họ đã có sự đảm bảo bằng trợ cấp BHXH cho
cuộc sống của họ và gia đình khi họ gặp phải các rủi ro xã hội. Chức năng này được

coi như một đòn bẩy kinh tế, kích thích người lao động nâng cao năng suất lao động
cá nhân và do đó năng suất lao động xã hội cũng tăng theo.
Gắn bó giữa lợi ích người lao động với người sử dụng lao động, giữa người
lao động với xã hội. Do chủ sử dụng lao động và người lao động đã có những mâu
thuẫn nội tại, khách quan từ lâu về tiền công tiên lương, thời gian làm việc…nên việc
tham gia BHXH sẽ góp phần giải quyết những mâu thuẫn này và đảm bảo lợi ích của
cả hai bên, giúp hai bên hòa giải và gắn bó với nhau hơn. Đối với nhà nước và xã hội
thì việc chi cho BHXH là cách thức chi ít tốn kém nhất lại giải quyết được những khó
khăn cho người lao động và gia đình của họ góp phần ổn định, phát triển kinh tế,
chính trị và xã hội.
1.2.4 Đối tượng của BHXH
Đối tượng tham gia BHXH là cả người lao động và người sử dụng lao động,
tuỳ theo điều kiện kinh tế chính trị của từng nước mà những đối tượng này có thể là
tất cả hoặc một bộ phận người lao động nào đó. Hầu hết các nước khi mới triển khai
BHXH đều bước đầu tiên là áp dụng đối với những công nhân viên chức Nhà nước,
SV: Bùi Văn Minh Lớp: BHXH - K48
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Hải Đường
những người làm công hưởng lương. Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật này
dù biết rằng như vậy là không công bằng với tất cả mọi người.
BHXH là một hệ thống đảm bảo bù đắp khoản thu nhập bị mất đi do người lao
động bị giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm vì các nguyên nhân như ốm
đau, tai nạn, già yếu... Vì vậy đối tượng của BHXH chính là thu nhập của bị biến
động của người tham gia lao động.
Hiện nay thì BHXH ở nước ta trong thời gian qua đã có những bước phát triển
vượt bậc kèm theo đó là việc thực hiện hàng loạt chính sách mới như bảo hiểm tự
nguyện, bảo hiểm thất nghiệp…. Từ chỗ chỉ có các đối tượng là cán bộ công nhân
viên chức thì hiện nay BHXH đã mở ra sự bảo vệ đối với những người làm công ăn
lương trong tất cả các thành phần kinh tế kể cả trong khu vực có nhân tố nước ngoài
ngoài ra với sự phát triển của xã hội thì BHXH không chỉ giới hạn ở những đối tượng
tham gia bắt buộc mà còn có các đối tượng tự nguyện.

Tuy vậy, vấn đề là cần phải có phương cách sáng tạo phù hợp với tâm lý xã
hội và đặc điểm kinh tế nước ta để phấn đấu mở rộng tối đa diện phủ kín để có thể
bảo vệ đến tất cả các thành viên cộng đồng ngoài những đối tượng đã thuộc diện
BHXH bắt buộc.
1.3 Vai trò của chế độ hưu trí trong hệ thống BHXH
Chế độ hưu trí là một trong các chế độ của BHXH. Đây là chế độ hết sức quan
trọng của bất cứ quốc gia nào, khi áp dụng các chế độ do tổ chức lao động quốc tế đặt
ra. Do vậy chế độ hưu trí là chế độ không thể thiếu được trong hệ thống BHXH. Điều
này được thể hiện ở các khía cạnh sau:
- Thông qua chế độ hưu trí người lao động có thể tự bảo vệ mình khi hết tuổi
lao động hoặc đủ điều kiện nghỉ hưu, đây là một cách tự do cho bản thân người lao
động một cách hợp lý nhất, tất nhiên họ phải là người có tham gia BHXH.
- Trợ cấp hưu trí là nguồn thu nhập thường xuyên và ổn định của người về
hưu. Tuy nhiên ngoài phần trợ cấp lương hưu ra người về hưu còn được cấp thẻ
BHYT để họ khám chữa bệnh khi ốm đau.
- Trợ cấp hưu trí là một trong những chế độ dài hạn, do đó nó cũng có tác
động vào nhận thức của người lao động, giúp họ nhận thức được sự đảm bảo vững
chắc về thu nhập khi họ về hưu, giúp họ yên tâm hăng hái lao động sản xuất tốt hơn,
tạo ra nhiều của cải cho xã hội.
- Trợ cấp hưu trí là một trong những chế độ chính sách, thể hiện sự quan tâm
của Đảng và Nhà nước đối với người lao động.
SV: Bùi Văn Minh Lớp: BHXH - K48
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Hải Đường
Như vậy ngoài vai trò tất yếu là đảm bảo thu nhập cho người lao động khi về
hưu, chế độ hưu trí còn có mối quan hệ mật thiết với các chế độ khác trong hệ thống
chế độ chính sách của BHXH, và nó mang tính xã hội cao.
2. Các công ước quốc tế liên quan đến chế độ hưu trí trong BHXH
2.1 công ước số 102 công ước về quy phạm tối thiểu về an toàn xã hội
Công ước số 102 là công ước về quy phạm tối thiểu về an toàn xã hội, hội
nghị toàn thể của tổ chức lao động quốc tế.

Công ước này được văn phòng lao động quốc tế triệu tập tại giơ-ne-vơ ngày 4
tháng 6 năm 1952, trong kỳ họp thứ ba mươi năm. Sau khi chấp nhận một số đề nghị
về các quy phạm tối thiểu về an toàn xã hội và vấn đề thuộc điểm thứ năm trong
chương trình nghị sự kỳ họp. Sau khi đã quyết định rằng những đề nghị đó sẽ mang
hình thức một công ước quốc tế.
Công ước thông qua ngày 28 tháng 6 năm 1952. Công ước dưới đây gọi là
công ước về an toàn xã hội.
Trong công ước này thì có các điều 25,26,27,28,29,30 là quy định về trợ cấp
tuổi già hay hưu trí cụ thể như sau:
- Điều 25: Mọi thành viên chịu hiệu lực của phần này trong công ước phải bảo
đảm cho những người được bảo vệ trợ cấp tuổi già (hưu bổng) theo những điều sau
đây của phần này.
- Điều 26:
+ Trường hợp bảo vệ là tình trạng sống lâu hơn một độ tuổi được quy định.
+ Độ tuổi được quy định không được quá 65, tuy nhiên các nhà chức trách có
thẩm quyền có thể ấn định một tuổi cao hơn, xét theo khả năng làm việc của những
người cao tuổi trong lúc đó.
+ Pháp luật hoặc pháp quy quốc gia có thể đình chỉ trợ cấp nếu người thụ
hưởng tiến hành những hoạt động có thu nhập của người đó vượt quá một mức quy
định và có thể giảm bớt trợ cấp không có tính chất đóng góp khi thu nhập hay những
phương tiện sinh sống khác của người đó, hoặc cả hai thứ cộng lại vượt quá một mức
quy định,
- Điều 27: Những người được bảo vệ phải bao gồm:
+ Những loại làm công ăn lương được quy định, tổng số ít nhất chiếm 50%
toàn bộ người làm công ăn lương.
+ Hoặc những loại quy định trong dân số hoạt động, tổng số chiếm ít nhất
20% toàn bộ người cư trú.
SV: Bùi Văn Minh Lớp: BHXH - K48
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Hải Đường
+ Hoặc mọi người thường trú mà phương tiện sinh sống trong khi trong khi

trường hợp xảy ra không vượt quá giới hạn quy định theo điều 67.
+ Hoặc nếu đã có bản tuyên bố để áp dụng điều 3 phải bao gồm những loại
làm công ăn lương được quy định, tổng số chiếm ít nhất 50% chiếm toàn bộ người
làm công ăn lương làm việc trong các cơ sơ công nghiệp sử dụng 20 người trở lên.
- Điều 28: Trợ cấp và việc chi trả định mức được tính như sau:
+ Theo quy định tại điều 65 hoặc điều 66, khi người được bảo vệ là người làm
công ăn lương hoặc những loại trong dân số lao động.
+ Theo quy định tại điều 67 khi người được bảo vệ là người thường trú mà
phương tiện sinh sống trong khi trường hợp bảo vệ xảy ra không vượt quá giới hạn
quy định.
- Điều 29:
a) Khi xảy ra trường hợp bảo vệ trợ cấp nêu tại điều 28 phải ít nhất đảm
bảo cho :
+ Người được bảo vệ mà trước khi trường hợp xảy ra và theo những hướng
quy tắc quy định, đã có một thâm niên có thể gồm 30 năm đóng góp hay làm việc
hoặc 20 thường trú.
+ Khi về nguyên tắc mọi người hoạt động đều được bảo vệ thì phải bảo đảm
cho người được bảo vệ đã có một thâm niên đóng góp theo quy định, và đối với
người đó trong suốt độ tuổi lao động sự đóng góp đã đạt số đóng góp trung bình hàng
năm theo quy định.
b) Nếu trợ cấp nêu tài khoản 1 tùy thuộc vào việc có một khoảng thời gian
đóng góp hoặc làm việc tối thiểu thì ít nhất phải đảm bảo một trợ cấp giảm bớt cho:
+ Người được bảo vệ nào trước khi trường hợp xảy ra và theo nhưng nguyên
tắc đã định đã có thâm niên 15 năm đóng góp hoặc làm việc.
+ khi về nguyên tắc mọi người hoạt động đều được bảo vệ thì phải bảo đảm
cho người được bảo vệ nào đã có một thâm niên đóng góp theo quy định và đối với
người đó trong suốt độ tuổi lao động sự đóng góp đã đạt một số đóng góp trung bình
hàng năm theo điểm b khoản 1 điều này.
- Điều 30 : Các trợ cấp nêu trên ở điều 28 và điều 29 phải được trả trong suốt
thời gian xảy ra trường hợp bảo vệ.

2.2 Công ước số 128 : Công ước về trợ cấp tàn tật, tuổi già và tiền tuất
SV: Bùi Văn Minh Lớp: BHXH - K48
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Hải Đường
Hội nghị toàn thể Tổ chức Lao động Quốc tế, được hội đồng quản trị của văn
phòng lao động quốc tế triệu tập tại Genever ngày 7 tháng 6 năm 1967, trong kỳ họp
thứ 51.
Sau khi đã quyết định chấp thuận một số đề nghị và xét lại công ước về bảo
hiểm tuổi già (công nghiệp...), 1933, công ước bảo hiểm tuổi già (nông nghiệp),
1933, công ước về bảo hiểm tử vong, là vấn đề thuộc điểm thứ 4 trong chương nghị
kỳ họp.
Sau khi đã quyết định rằng những đề nghị đó sẽ mang hình thức một công ước
quốc tế, thông qua ngày 29 tháng 6 năm 1967. Công ước 128 gọi là công ước về trợ
cấp tàn tật, tuổi già và tiền tuất, 1967.
Trong công ước 128 này thì có các điều 14,15,16,17,18,19 là quy định về trợ
cấp tuổi già cụ thể là:
- Điều 14: Mọi nước thành viên chịu hiệu lực của công ước này phải bảo đảm
trợ cấp tuổi già cho những người được bảo vệ theo những điều sau đây của phần
này .
- Điều 15:
+ Trường hợp bảo vệ là tình trạng sống lâu hơn một độ tuổi quy định.
+ Độ tuổi quy định không được vượt quá 65 tuy nhiên các nhà chức trách có
thẩm quyền có thể quy định một độ tuổi cao hơn theo các chỉ tiêu về nhân khẩu, kinh
tế và xã hội thích hợp, được số liệu thống kê chứng minh.
+ Nếu độ tuổi quy định bằng hoặc cao hơn 65 độ tuổi đó phải được hạ thấp
trong những điều kiện quy định nhằm mục đích cấp trợ cấp tuổi già, đối với những
người đã làm những công việc được pháp luật quốc gia coi là nặng nhọc độc hại.
- Điều 16 :
a) Những người được bảo về phải bao gồm :
+ Tất cả những người làm công ăn lương kể cả những người học nghề.
+ Hoặc các loại được quy định trong số đang hoạt động kinh tế, tổng số ít nhất

chiếm 75% toàn bộ dân hoạt động kinh tế.
+ Hoặc tất cả những người thường trú hay những người thường trú mà phương
tiện sinh sống trong khi trường hợp bảo vệ xảy ra không vượt quá giới hạn theo quy
định tại điều 28.
b) Nếu đã có bản tuyên bố đang có hiệu lực để áp dụng điều 4, những người
được bảo vệ phải bao gồm:
SV: Bùi Văn Minh Lớp: BHXH - K48
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Hải Đường
+ Những người làm công ăn lương, tổng số ít nhất chiếm 25% toàn bộ người
làm công ăn lương.
+ Hoặc những loại người làm công ăn lương được quy định thuộc các cơ sở
công nghiệp tổng số ít nhất chiếm 20% toàn bộ người làm công ăn lương làm việc
trong các cơ sở công nghiệp.
- Điều 17: Trợ cấp tuổi già phải là việc chi trả định kỳ theo mức được tính như
sau:
+ Theo các quy định tại điêu 26 hoặc 27 nếu những người được bảo vệ là
những người lam công ăn lương hoặc trong số dân hoạt động kinh tế.
+ Theo các quy định tại điều 28 nếu tất cả những người bảo vệ là những người
thường trú mà phương tiện sinh sống trong khi trường hợp bảo vệ xảy ra, đã có một
thâm niên đóng góp theo quy định và đối với người đó trong suốt độ tuổi lao động sự
đóng góp đã đạt mức đóng góp trung bình hằng năm theo quy định.
- Điều 28:
a) Những trợ cấp nói ở điều 17, trong trường hợp bảo vệ phải ít nhất bảo đảm :
+ Cho những người được bảo vệ nào trước khi trường hợp được bảo vệ xảy ra,
đã có một thâm niên có thể gồm 20 năm đóng góp hay làm việc, hoặc 20 năm thường
trú tùy theo thể lệ quy định.
+ Nếu về nguyên tắc, tất cả những người hoạt động kinh tế đều được bảo vệ
thì cho những người được bảo vệ nào trước khi trường hợp bảo vệ xảy ra đã có một
thâm niên đóng góp theo quy định và đối với người đó trong suốt độ tuổi lao động sự
đóng góp đã đạt mức đóng góp trung bình hằng năm theo quy định.

b) Nếu trợ cấp tuổi già tùy thuộc vào việc có một thời gian tối thiểu về đóng
góp hay làm việc thì ít nhất phải đảm bảo một trợ cấp giảm bớt:
+ Cho những người được bảo vệ nào trước khi trường hợp bảo vệ xảy ra đã có
một thâm niên 15 năm đóng góp hay làm việc tùy theo thể lệ quy định .
+ Nếu về nguyên tắc những người hoạt động kinh tế đếu được bảo vệ thì cho
những người được bảo vệ nào trước khi trường hợp bảo vệ xảy ra đã có một thâm
niên đóng góp theo quy định và đối với người đó trong suốt độ tuổi lao động sự đóng
góp đã đạt một nửa mức đóng góp trung bình hằng năm quy định theo điểm b khoản
1 điều này.
C) Những quy định tại khoản 1 điều này được coi là thỏa mãn nếu trợ cấp theo
phần V nhưng theo một tỷ lệ phần trăm thấp hơn 10 đơn vị so với tỷ lệ phần trăm ghi
trong bảng kèm theo phần đó cho người thụ hưởng mẫu, sẽ ít nhất bảo đảm cho
SV: Bùi Văn Minh Lớp: BHXH - K48
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Hải Đường
những người bảo vệ nào đã có 10 năm đóng góp hay 10 năm thường trú tùy theo tỷ lệ
quy định.
3. Bảo hiểm hưu trí trong hệ thống chế độ BHXH
3.1 Khái niệm bảo hiểm hưu trí
Chế độ hưu trí là các quy định cụ thể về đối tượng, phạm vi, điều kiện
hưởng... và nêu rõ sự bố trí, sắp xếp để thực hiện luật hoặc các văn bản pháp luật,
phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi nước trong từng giai đoạn lịch sử cụ
thể. Các chế độ hưu trí có tính chất pháp lý chặt chẽ, có chế định rõ ràng.
Bảo hiểm hưu trí là hình thức bảo đảm thu nhập cho người lao động khi đã hết
tuổi lao động. Trong quá trình lao động, họ cống hiến sức lao động để xây dựng đất
nước bằng cách tạo ra thu nhập cho xã hội và cho bản thân. Do đó đến khi họ không
còn khả năng lao động nữa thì người lao động cần được sự quan tâm ngược lại từ
phía xã hội. Đó chính là khoản tiền trợ cấp hưu trí hàng tháng phù hợp với số phí
BHXH mà họ đã đóng góp trong suốt quá trình lao động. Nguồn trợ cấp này tuy ít
hơn so với lúc đang làm việc nhưng nó rất quan trọng và cần thiết giúp cho người lao
động ổn định cả về mặt vật chất cũng như tinh thần trong cuộc sống sau khi đã nghỉ

hưu
- Chế độ BHXH là sự cụ thể hóa chính sách BHXH bao gồm các chế độ trợ
cấp như: Chăm sóc y tế, trợ cấp ốm đau, thai sản, trợ cấp thất nghiệp, trợ cấp tuổi già,
trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, trợ cấp người tàn tật và trợ cấp người
nuôi dưỡng.
Tùy theo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia mà hình thành
hệ thống các chế độ BHXH thích hợp.
3.2 Các hình thức bảo hiểm hưu trí trên thế giới
Trên thế giới hiện nay có 2 hình thức bảo hiểm hưu trí đó là hình thức bảo
hiểm hưu trí tự nguyện và hình thức bảo hiểm hưu trí bắt buộc.
Đối với hình thức bảo hiểm hưu trí bắt buộc thì các theo tổ chức lao động
quốc tế ILO thì các nước đều phải thực hiện và điều này đã được ghi trong công ước
quốc tế. Nhưng tùy từng nước thì chế độ bảo hiểm hưu trí có sự khác biệt để phù hơp
với tình hình kinh tế cũng như xã hội của từng nước. Trừ một số điều đã quy định
trong công ước quốc tế thì ở từng nước cũng có sự khác biệt như là về độ tuổi nghỉ
hưu (ở Mỹ nam và nữ về hưu ở độ tuổi 65 còn ở Việt Nam nam 60 còn nữ là 55...).
Về các tính lương hưu của từng nước khác nhau cũng khác nhau (một số nước áp
SV: Bùi Văn Minh Lớp: BHXH - K48
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Hải Đường
dụng mức tính lương 40% cho người lao động không có tay nghề và dưới 40% cho
người có tay nghề vì lương của họ cao hơn.
Còn đối với hình thức bảo hiểm hưu trí tự nguyện thi đây là một chính sách
của Nhà nước giúp cho người lao động không được nằm trong đối tượng bảo hiểm
bắt buộc có cơ hội tham gia BHXH và đảm bảo cho tương lai của mình sau này và
qua đó cũng góp phần vào đảm bảo cho sự phát triển ổn định của xã hội. Hình thức
bảo hiểm này trên thế giới tùy vào tình hình trong nước có thể thực hiện hoặc chưa
thực hiện.
3.3 Nội dung của chế độ bảo hiểm hưu trí
3.3.1 Đối tượng tham gia
Đối tượng tham gia bảo hiểm hưu trí hiện nay bao gồm có đối tượng tham gia

bảo hiểm hưu trí bắt buộc và đối tượng tham gia bảo hiểm hưu trí tự nguyện.
3.3.1.1 Đối tượng tham gia bắt buộc
Gồm những người lao động và những người chủ sử dụng lao động phải tham
gia đóng góp BHXH theo quy định của pháp luật.
Đối với những người lao động tham gia BHXH ở các nước đều có đặc thù
chung thuận lợi cho việc thực hiện các chế độ BHXH.
- Những người này thường thuộc khu vực kinh tế có tổ chức tốt và ổn định
như khu vực kinh tế nhà nước, khu vực kinh tế chính thức ...
- Các yếu tố liên quan đến người lao động tham gia bắt buộc như việc làm, thu
nhập, điều kiện việc làm ... được ổn định, rõ ràng, tương đối chính xác cho phép cơ
quan BHXH có thể xác định đóng góp và mức hưởng.
- Các thông tin về người lao động tham gia BHXH bắt buộc thường sẵn có, dễ
thu nhập và có hệ thống.
Ở Việt Nam hiện nay theo quy định tại điều 2 chương I - luật BHXH Việt
Nam, người lao động lao động tham gia BHXH bắt buộc là công dân Việt Nam bao
gồm:
a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng
lao động có thời hạn từ đử 3 tháng trở lên.
b) Cán bộ, công nhân, viên chức.
c) Công nhân quốc phòng, công nhân công an.
d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân, sĩ quan, hạ sĩ quan,
chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như
đối với quân đội nhân dân, công an nhân dân.
SV: Bùi Văn Minh Lớp: BHXH - K48
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Hải Đường
đ) Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân và hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân
dân phục vụ có thời hạn.
e) Người làm việc có thời hạn ở nước ngoài mà trước đó đã đóng BHXH bắt
buộc.
Người sử dụng lao động tham gia BHXH bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước,

đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức chính trị, tổ chức xã hội khác, cơ
quan tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam, doanh
nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê
mướn trả công cho người lao động.
3.3.1.2 đối tượngtham gia tự nguyện
Là những người lao động và người sử dung lao động không theo quy định
tham gia BHXH bắt buộc nhưng tự nguyện tham gia BHXH tự nguyện cho chính họ
và người lao động của họ. Những người lao động tham gia BHXH tự nguyện thường
có một số đặc điểm sau:
- Thường là những người lao động thuộc khu vực phi chính thức như lao động
tự tạo việc làm, lao động tại các gia đình, những người lao động hoạt động độc lập
hoặc những lao động thuộc các khu vực kinh tế có số lao động ít hơn quy định.
- Thu nhập nhìn chung thấp không ổn định, tính chất công việc lưu động thât
thường.
- phần lớn lao động tham gia BHXH tự nguyện là lao động không có chủ sử
dụng lao động.
Chính vì các đặc điểm bất lợi của người lao động tham gia BHXH tự nguyện
nên phần lớn các nước chỉ mới tập trung thực hiện chương trình BHXH bắt buộc.
Ở Việt Nam hiện nay, người lao động và người sử dụng lao động tham gia
BHXH tự nguyện là công dân Viêt Nam trong độ tuổi lao động, không thuộc quy
định tham gia BHXH bắt buộc.
3.3.2 đối tượng hưởng và điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí
Đối tượng hưởng trợ cấp hưu trí là những người lao động đã tham gia BHXH và khi
về hưu họ có quyền nhận trợ cấp hưu trí. Tuy nhiên để được hưởng trợ cấp hưu trí họ phải
tích đủ các điều kiện về thời gian và mức đóng góp để được hưởng mức trợ cấp phù hợp và
theo qui định riêng của từng quốc gia.
SV: Bùi Văn Minh Lớp: BHXH - K48
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Hải Đường
Điều kiện hưởng trợ cấp hưu trí phải dựa vào các cơ sở sinh học là tuổi thọ và giới tính
của người lao động, ngoài ra nó còn phụ thuộc vào tính chất của ngành nghề công tác, thời

gian đóng BHXH, độ tuổi…
BẢNG 1: ĐIỀU KIỆN HƯỞNG TRỢ CẤP HƯU TRÍ Ở MỘT SỐ
NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI
Nước Nam Nữ
Tuổi
Thời gian đóng
BHXH
Tuổi
Thời gian đóng
BHXH
Phần Lan 65 25 năm 60 20 năm
Tây Ban Nha 65 15 năm 65 15 năm
Bồ Đào Nha 65 15 năm 65 15 năm
Anh 65 90% thời gian 60 90% thời gian
Mêxicô 65 1250 tuần 65 1250 tuần
Hunggari 62 20 năm 61 20 năm
Thái Lan 55 180 tháng 55 180 tháng
Ai Cập 55 10 năm 55 10 năm
(Nguồn: social security programs throughout the World- www.Sociascecurity.gov)
Thường khi nói đến chế độ trợ cấp hưu trí, người ta vẫn hiểu đó là trợ cấp hưu trí định
kỳ cho người lao động khi họ đủ điều kiện hưởng; nhưng trong thực tế hiện nay chế độ này
còn gồm cả: Trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu và BHXH một lần.
Trong đó:
- Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu: Là một khoản trợ cấp cho người lao động đã đóng
BHXH trên 30 năm đối với nam và trên 25 năm đối với nữ, khi nghỉ hưu ngoài lương hưu
còn được trợ cấp một lần.
- BHXH một lần là hình thức trợ cấp một lần cho người tham gia BHXH khi họ
không tiếp tục tham gia BHXH, nhưng cũng không đủ điều kiện hưởng lương hưu hàng
tháng.
SV: Bùi Văn Minh Lớp: BHXH - K48

Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Hải Đường
Ở Việt Nam hiện nay, chế độ hưu trí được triển khai dưới hai hình thức là bắt buộc và
tự nguyện nên điều kiện hưởng chế độ hưu trí cũng khác nhau tùy vào cách thức tham gia.
Người lao động được hưởng lương hưu khi nghỉ việc thuộc một trong các trường hợp sau:
3.3.2.1 đối với hình thức tham gia BHXH bắt buộc
a. Người lao động được hưởng lương hưu hàng tháng khi có đủ 20 năm đóng BHXH
trở lên và có một trong các điều kiện sau:
- Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.
- Nam từ đủ 55 tuổi đến 60 tuổi, nữ từ đủ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi và có đủ 15 năm làm
nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đủ 15năm làm việc ở nơi có phụ
cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên.
- Nguời lao động có đủ từ 50 tuổi đến đủ 55 tuổi có đủ 15 năm làm công việc khai thác
than trong hầm lò.
- Người bị nhiễm HIV/ AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.
Nguời lao động có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ
61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn nếu thuộc một trong các trường hợp
sau:
- Nam đủ 50 tuổi trở lên, nữ đủ 45 tuổi trở lên.
- Có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trở
lên.
b. Đối với những người lao động đã đóng BHXH trên 30 năm đối với nam, trên 25
năm đối với nữ, khi nghỉ hưu ngoài luơng hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.
c. Người lao động được hưởng trợ cấp một lần do quỹ BHXH chi trả khi có một trong
các điều kiện sau:
- Đủ tuổi nghỉ hưu nhưng chưa đủ 20 năm đóng BHXH.
- Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH.
- Sau một năm nghỉ việc không tiếp tục đóng BHXH và có yêu cầu nhận BHXH một
lần mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH.
- Ra nước ngoài để định cư.
3.3.2.2 Đối với người tham gia bảo hiểm tự nguyện

SV: Bùi Văn Minh Lớp: BHXH - K48
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Hải Đường
a. Người tham gia BHXH tự nguyện được hưởng lương hưu do quỹ BHXH chi trả khi
có một trong các điều kiện sau:
- Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên.
- Nam từ đủ 55 tuổi trở lên, nữ từ đủ 50 tuổi trở lên mà trước đó đã có đủ 20 năm đóng
trở lên đóng BHXH, trong đó có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc nặng nhọc, độc hại,
nguy hiểm hoặc nơi có hệ số phụ cấp khu vực từ 0,7 trở lên.
Người lao động trước khi tham gia BHXH tự nguyện đã có đủ 20 năm đóng BHXH
bắt buộc trở lên bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với
mức thấp hơn nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Nam đủ 60 tuổi trở lên, nữ đủ 45 tuổi trở lên.
- Có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trở
lên.
Trường hợp người tham gia BHXH tự nguyện đủ 60 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối
với nữ nhưng thời gian đóng BHXH còn thiếu không quá 5 năm so với thời gian quy định
như trên, kể cả những người có đủ từ 15 năm đóng BHXH bắt buộc trở lên mà chưa nhận
BHXH một lần, có nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện thì được đóng tiếp BHXH tự
nguyện cho đến khi đủ 20 năm đóng BHXH để hưởng chế độ hưu trí.
b. Nguời tham gia BHXH tự nguyện đã đóng BHXH trên 30 năm đối với Nam, trên
25 năm đối với nữ, khi nghỉ hưu ngoài luơng hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.
c. Nguời tham gia BHXH tự nguyện được hưởng trợ cấp BHXH một lần khi có một
trong các điều kiện sau:
- Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi có duới 15 năm đóng BHXH.
- Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi có từ đủ 15 năm đến dứoi 20 năm đóng BHXH mà
không tiếp tục đóng BHXH
- Chưa đủ 20 năm đóng BHXH mà không tiếp tục đóng BHXH và có yêu cầu nhận
BHXH một lần.
- Ra nuớc ngoài để định cư.
3.3.3 Mức hưởng của chế độ hưu trí.

SV: Bùi Văn Minh Lớp: BHXH - K48
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Hải Đường
Mức hưởng lương hưu là số tiền hàng tháng sẽ nhận được sau khi về hưu của người
lao động. Có khá nhiều về mức hưởng tuy nhiên mức hưởng này phải đảm bảo rằng sẽ thấp
hơn số tiền lương của người lao động khi còn chưa về hưu.
Mức lương hưu hàng tháng được tính bằng tích số của tỷ lệ hưởng lương hưu
hàng tháng với mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH:
LH = t * L
Trong đó: LH: Tiền lương hưu được hưởng hàng tháng.
t: Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng.
L: Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Ở đây yếu tố quan trọng nhất để tính lương hưu hàng tháng là tỷ lệ hưởng
lương hưu hàng tháng của người lao động. Tỷ lệ này được tính dựa trên rất nhiều các
yếu tố tác động khác nhau. Ở mỗi quốc gia thì tỷ lệ này cũng khác nhau và người lao
động được hưởng thêm các chế độ trợ cấp, phúc lợi tuỳ theo từng quốc gia và vũng
lãnh thổ.
Tại Việt Nam tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng của người lao động đủ điều
kiện được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng BHXH
tương ứng với 15 năm đóng BHXH, sau đó cứ thêm mỗi năm (đủ 12 tháng) đóng
BHXH thì tính thêm 2% đối với nam và 3% đối với nữ; mức tối đa bằng 75%.
Trường hợp khi tính mức lương hưu hàng tháng (kể cả trợ cấp một lần khi
nghỉ hưu và trợ cấp BHXH một lần), nếu thời gian đóng BHXH có tháng lẻ dưới 3
tháng thì không tính; từ đủ 3 tháng đến đủ 6 tháng tính là nửa năm; từ trên 6 tháng
đến 12 tháng tính tròn là một năm.
Tỷ lệ hưởng lương hưu hàng tháng của người lao động đối với trường hợp
nghỉ hưu sớm do suy giảm khả năng lao động được tính như trên, sau đó cứ mỗi năm
nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 1%.
Yếu tố tiếp theo cần nói đến là mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
Mức tiền lương này phụ thuộc vào tiền lương tháng đóng BHXH, thời gian đóng
BHXH, thời điểm đóng BHXH.

Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà
nước quy định và có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền lương này thì
tính như sau:
- Người lao động tham gia BHXH trước ngày 01 tháng 01 năm 1995:
SV: Bùi Văn Minh Lớp: BHXH - K48
M
bqtl
Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 5 năm (60
tháng) cuối trước khi nghỉ việc
60 tháng
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Hải Đường
- Người lao động tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01
năm 1995 đến ngày 31 tháng 12 năm 2000:
- Người lao động tham gia BHXH trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01
năm 2001 đến ngày 31 tháng 12 năm 2006:
- Người lao động tham gia BHXH từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 trở đi:
- Đối với người lao động có toàn bộ thời gian đóng BHXH theo chế độ tiền
lương do người sử dụng lao động quyết định quy định được tính như sau:
Đối với người lao động vừa có thời gian đóng BHXH thuộc đối tượng thực
hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định, vừa có thời gian đóng BHXH theo chế
độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định được tính như sau:
SV: Bùi Văn Minh Lớp: BHXH - K48
=
M
bqtl
Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 6
năm (72 tháng) cuối trước khi nghỉ việc
72 tháng
M
bqtl

Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của
8 năm (96 tháng) cuối trước khi nghỉ việc
=
96 tháng
=
M
bqtl
Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của 10
năm (120 tháng) cuối trước khi nghỉ việc
120 tháng
M
bqtl
Tổng số tiền lương, tiền công
của các tháng đóng BHXH
=
Tổng số tháng đóng BHXH
M
bqtl
Tổng số tiền lương, tiền công của các
tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương
do người sử dụng lao động quyết định
=
Tổng số tiền lương tháng đóng
BHXH theo chế độ tiền lương
do Nhà nước quy định
+
Tổng số tháng đóng BHXH
M
bqtl
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Hải Đường

Trong đó:
- M
bqtl
: Mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
- Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước
quy định được tính bằng tích số giữa tổng số tháng đóng BHXH theo chế độ tiền
lương do Nhà nước quy định với mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH.
- Trường hợp người lao động có từ 2 giai đoạn trở lên thuộc đối tượng thực
hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tổng số tiền lương tháng đóng
BHXH của mỗi giai đoạn được tính như nêu trên (thời điểm tham gia BHXH để tính
mức bình quân tiền lương tháng các giai đọan tính bắt đầu từ ngày tham gia giai đoạn
thứ nhất). Tổng số tiền lương tháng đóng BHXH theo chế độ tiền lương do Nhà nước
quy định được tính bằng tổng số tiền lương tháng đóng BHXH của các giai đoạn.
Tiền lương tháng đóng BHXH là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp quân hàm, phụ
cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có). Tiền
lương này được tính trên mức lương tối thiểu chung tại thời điểm hưởng chế độ.
3.3.4 Quản lý đối tượng hưởng chi trả chế độ hưu trí
Việc quản lý đối tượng hưu trí ở Việt Nam hiện được thống nhất quản lý trong cả
nước thông qua hệ thống BHXH Việt Nam được tổ chức thành 3 cấp:
- Ở trung ương BHXH Việt Nam là cơ quan thường trực chính phủ.
- Ở tỉnh, thành phố có cơ quan BHXH tỉnh, thành phố và các cơ quan BHXH
chuyên ngành, BHXH quân đội, công an, ban cơ yếu chính phủ…
- Ở Quận, Huyện có BHXH Quận, Huyện.
BHXH cấp Quận, Huyện là đơn vị trực tiếp chi trả theo các mô hình chi trả
sau đây:
- BHXH quận huyện lập bảng lương rồi ký hợp đồng với ban chi trả hưởng
lương hưu với UBND phường, xã … họ có nhiệm vụ chi trả hưu trí cho các đối
tượng được hưởng. Thông qua công tác chi trả này để nắm được tình hình biến động
của đối tượng, đặc biệt là các đối tượng đã chết.
- BHXH quận, huyện chi trả trực tiếp đến từng đối tượng đối với một số

phường xã địa bàn quanh quận huyện.
SV: Bùi Văn Minh Lớp: BHXH - K48
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Hải Đường
- Chi trả thông qua hệ thống tài khoản ngân hàng, qua thẻ ATM.
Đây là một trong những nghiệp vụ mà BHXH thường xuyên phải theo dõi,
sơ tổng kết rút kinh nghiệm để đưa ra được biện pháp thực hiện tối ưu nhất. Mỗi
hình thức đều có những ưu và nhược điểm riêng. Nắm bắt được những ưu và
nhược điểm ấy, BHXH cần ngày càng hoàn thiện hơn nữa bộ máy chi trả, nâng
cao chất lượng phục vụ đối tượng hưởng, đảm bảo chi trả đúng kỳ, đủ số, chi
đúng đối tượng.
4 . Bảo hiểm hưu trí của một số nước trên thế giới
4.1 Bảo hiểm hưu trí ở ôxtrâylia
Vào năm 1987 như là một phần của hiệp định giữa chính phủ liên bang và tổ
chức đại diện cho người sử dụng lao động để ban hành chế độ hưu, chính phủ đồng ý
thắt chặt khuôn khổ pháp lý đối với việc về hưu. Vào năm 1987, luật tiêu chuẩn hưu
nghề nghiệp ( luật OSS ) được ban hành.
Luật OSS đưa ra những tiêu chuẩn hoạt động mà các quỹ hưu được yêu cầu đáp
ứng để đáp ứng với sự giảm thuế cho người về hưu. Tiêu chuẩn chính mà những
người được ủy thác điều hành quỹ hưu phải tuân theo liên quan đến:
- Đầu tư và cho vay mượn bằng quỹ hưu trí.
- Duy trì trợ cấp hưu cho đến 55 tuổi.
- Thành viên tham gia kiểm soát hưu trí, và đảm bảo quyền lợi của thành viên.
Luật giám sát ngành bảo hiểm hưu trí được ban hành năm 1993 ( SIS). Nói
chung SIS được thiết kế để nâng cao mức độ bảo hộ của ngành bảo hiểm, tăng cường
việc bảo hộ và quyền của các thành viên quỹ hưu trí và đảm bảo khoản tiết kiệm hưu
được sử dụng vì mục tiêu đảm bảo thu nhập hưu trí.
Những nhân tố chính của chế độ hưu trí hiện tại là cấu trúc ủy thác điều hành
(nơi mà những người được ủy quyền phải có trách nhiện với sự tồn tại và hoạt động
trôi chảy của quỹ hưu), hướng dẫn đầu tư, công khai hóa, giám sát người quản lý
quỹ.

Một thay đổi đáng kể so với luật OSS, đó là luật SIS đã có khả năng giám sát
hiệu quả ngành bảo hiểm hưu trí bằng việc đưa ra những hình phạt đặc thù đối với
các bên, chẳng hạnh đối với người được ủy quyền quản lý quỹ. Luật này đã bỏ quy
định giảm thuế có trong luật OSS và chúng thực sự là trừng phạt các thành viên.
Bổ xung thêm vào điều lệ bảo hiểm một mục đích chính nữa của SIS là đảm bảo
tiết kiệm hưu trí được sử dụng vì mục đích thu nhập hưu.
SV: Bùi Văn Minh Lớp: BHXH - K48
Chuyên đề thực tập GVHD: TS. Nguyễn Hải Đường
Cùng lúc với luật SIS được ban hành, chính phủ cũng thành lập một cơ quan
giải quyết khiếu kiện độc lập, đó là tòa giải quyết khiếu kiện hưu trí. Tòa này là một
cơ chế giải quyết chanh chấp hiệu quả cho nghành bảo hiểm hưu trí. Đồng thời, nó
cũng thúc đẩy các thành viên tin tưởng vào hệ thống bảo hiểm hưu trí.
Quy định về hệ thống tài chính.
Trước năm 1998, ủy ban hưu trí và bảo hiểm hiện nay SIS chịu trách nhiệm
quản lý ngành bảo hiểm hưu trí theo luật OSS và sau đó là luật SIS.
Đặc biệt từ ngày 1/7/1998 cơ quan quản lý bảo hiểm liên bang úc được thành
lập để giám sát chặt chẽ khoản tiền đặt cọc được lấy ra từ các công ty bảo hiểm nhân
thọ và quỹ hưu trí. ủy ban chứng khoán và đầu tư liên bang ÚC được thiết lập để xem
xét tình trung thực của thị trường.
4.2 bảo hiểm hưu trí ở Trung Quốc
Các chế độ hưu trí khác nhau được áp dụng đối với người lao động thuộc các doanh
nghiệp, nông dân và công chức, viên chức thuốc các cơ quan, tổ chức của chính phủ.
- Chế độ hưu trí đối với người lao động thuốc các doanh nghiệp vào những năm
đầu 1950 và được cải cách từ năm 1984. năm 1997, chế độ bảo hiểm hưu trí cơ bản
trong toàn quốc đồi với người lao động thuộc các doanh nghiệp đã được ban hành và
đang được mở rộng tới người làm tư và lao động tự do. Đến cuối năm 2003, đã có
trên 154,9 triệu người tham gia chế độ này và đã có 38,5 triệu người được hưởng chế
độ.
Chế độ hưu trí này được dựa trên sự kết hợp giữa cộng đồng và xã hội (thông
qua việc thiết lập quỹ cộng đồng để chia sẻ rủi ro) và các tài khoản cá nhân. Mức

đóng hiện tại với các cá nhân là khoảng 8% tiền lương, tiền công và của người sử
dụng lao động là 20% của tổng quỹ tiền lương. Ngoài ra, chính quyền các cấp có thể
cung cấp trợ cấp tài chính trong trường hợp quỹ này thiếu hụt. Cơ quan BHXH tạo ra
các tài khoản cá nhân về hưu trí cho mỗi người lao động với mức là 11% tiền lương,
tiền công trong đó phần 8% đóng góp của người lao động được chuyển trực tiếp vào
tài khoản và phần 3% được trích từ phần đóng góp của người sử dụng lao động. Phần
đóng góp của người sử dụng lao động sau khi trích chuyển một phần vào tài khoản cá
nhân được chuyển và quỹ cộng đồng.
Người lao động khi đến tuổi nghỉ hưu theo quy định và tham gia ít nhất 15 năm
sẽ được nhận trợ cấp hưu trí hàng tháng. Trợ cấp hưu trí cơ bản bao gồm hai phần
chính: Phần từ quỹ cộng đồng bằng 20% mức tiền lương trung bình chung năm trước
của người lao động; phần từ tài khoản cá nhân bằng 1/120 của tổng số tiền tích lũy
SV: Bùi Văn Minh Lớp: BHXH - K48

×