Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Quan điểm của Hồ Chí Minh về một nhà nước của dân, do dân, và vì dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.76 KB, 26 trang )

MỞ ĐẦU
Hồ Chí Minh đã nghiên cứu các kiểu nhà nước trong lịch sử để đi đến hình
thành nhà nước của dân, do dân và vì dân. Dưới chế độ thực dân - phong
kiến, nhân dân lao động không được hưởng một chút quyền lợi nào dù là
nhỏ nhất, mà ngược lại còn bị vắt kiệt về sức lực và của cải, bị đè nén nặng
nề cả về tinh thần và thể xác trong cảnh “ một cổ hai tròng ”. Thay vì thực
hiện những lý tưởng nhân đạo tự do, bình đẳng, bác ái mà chính cách mạng
tư sản Pháp đã nêu ra, thực dân Pháp đã vi phạm nghiêm trọng nhân quyền,
không cho người dân thuộc địa được hưởng tối thiểu về bảo đảm luật pháp.
Nghiên cứu bản chất của nhà nước tư sản, Hồ Chí Minh đã thấy rằng, mặc
dù nhà nước tư sản tiến bộ hơn nhà nước thực dân phong kiến, tuy nhiên hạn
chế của nhà nước tư bản là đề cao quyền sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất;
hình thức của nhà nước tư sản là rất phong phú nhưng không làm thay đổi
bản chất của nó – đó là công cụ đê giai cấp tư sản dùng để áp bức, thống trị
giai cấp vô sản và quần chúng nhân dân lao động để bảo vệ lợi ích và quyền
thống trị của giai cấp tư sản. Nghiên cứu về Nhà nước Xô Viết, Hồ Chí
Minh đã nhận thấy rằng chỉ có Nhà nước Nga là nhà nước tiên tiến nhất từ
trước tới nay, quyền lực nằm trong tay người lao động, tư liệu sản xuất là
công hữu.Do vậy, để thực sự giải phóng nhân dân, Hồ Chí Minh chủ trương
sau khi đất nước giành được nền độc lập tự do chúng ta phải thiết lập, xây
dựng một nhà nước kiểu mới. Nhà nước đó chuyên chính với kẻ thù của dân
tộc, đồng thời là công cụ của nhân dân xây dựng xã hội mới. Chế độ xã hội
đó như Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Chỉ có chế độ của chúng ta mới
thật sự phục vụ lợi ích của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động, bảo
đảm mọi quyền lợi của nhân dân, mở rộng dân chủ để nhân dân thực sự
1
tham gia quản lý nhà nước. Vì vậy cho nên nhân dân ta đưa hết khả năng
làm tròn nhiệm vụ người chủ nước nhà để xây dựng chủ nghĩa xã hội, làm
cho nước ta mạnh, dân ta giàu". Trong bài báo Dân vận (1949), Hồ Chí
Minh khẳng định: “Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân.
Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách


nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc là công việc của dân.
Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ
Trung ương đến xã do đân tổ chức ra.” Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng
đều nẳm ở trong tay nhân dân.Quan điểm về nhà nước của dân, do dân và vì
dân chúng ta thấy trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh thể hiện ở những nội
dung cơ bản sau đây:
I - QUAN ĐIỂM CỦA HỒ CHÍ MINH VỀ MỘT NHÀ NƯỚC
CỦA DÂN, DO DÂN VÀ VÌ DÂN.
1- Nhà nước của dân.
Quan điểm nhất quán của Hồ Chí Minh là xác lập tất cả mọi quyền lực
trong nhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân. Trong 24 năm làm
chủ tịc nước, Hồ Chí Minh đã lãnh đạo soạn thảo hai bản Hiến pháp, đó là
HP năm 1946 và HP năm 1959, chẳng hạn như :
Điều 1: HP 1946 khẳng định: “ Tất cả mọi quyền bính trong nước đều
là cuả toàn thể nhân dân Việt Nam, không phân biệt nòi giống, gái trai, giàu
nghèo, giai cấp, tôn giáo”.
2
Điều 32: HP 1946 “ Mọi việc liên quan đến vận mệnh dân tộc, quốc gia sẽ
đưa ra dân bàn bạc giải quyết”. Thực chất đó là chế độ trưng cầu ý dân, một
hình thức dân chủ được đề ra khá sớm ở nước ta.
Nhân dân lao động làm chủ Nhà nước thì dẫn đến một hệ quả là nhân
dân có quyền kiểm soát nhà nước, cử tri bầu ra các đại biểu, ủy quyền cho
các đại biểu đó bàn và quyết định những vấn đề quốc kế dân sinh. Trước
Cách mạng Tháng Tám năm 1945, nước ta là nước thuộc địa nửa phong kiến
dưới sự cai trị của thực dân Pháp, do vậy nhân dân không được tham gia vào
công việc của chính quyền, chính quyền bù nhìn khi đó do thực dân Pháp
dựng lên. Sau khi Cách mạng Tháng Tám thành công, nước Việt Nam dân
chủ cộng hoà ra đời. Một trong những nhiệm vụ cấp bách lúc này là phải tổ
chức xây dựng bộ máy nhà nước để quản lý xã hội và ban hành Hiến pháp
để thể chế hoá đường lối lãnh đạo của Đảng. Bởi vậy, ngày 6-1-1946 nhân

dân cả nước đã tham gia bầu cử đại biểu Quốc hội và Quốc hội khoá 1 hình
thành với 333 đại biểu. Tiếp sau đó, một nhiệm vụ quan trọng của Quốc hội
là xây dựng bản Hiến pháp của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà. Đến
ngày 9-11-1946, Quốc hội đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên. Hiến pháp
1946 khẳng định chế độ chính trị ở Việt Nam là Dân chủ cộng hoà; tất cả
quyền bính trong nước là của toàn thể nhân dân Việt Nam không phân biệt
nòi giống, gái trai, giàu nghèo, giai cấp, tôn giáo. Một trong những biểu hiện của
chế độ dân chủ đó là quy định người dân có quyền tham gia bầu cử đại biểu Quốc
hội. Đây thuộc về vấn đề dân chủ đại diện bên cạnh chế độ dân chủ trực
tiếp. Quyền làm chủ và đồng thời cũng là quyền kiểm soát của nhân dân thể
hiện ở chỗ nhân dân có quyền bãi nhiễm những đại biểu Quốc hội và đại
biểu Hội đồng nhân dân nào nếu những đại biểu đó tỏ ra không xứng đáng
với sự tín nhiệm của nhân dân.
3
Hồ Chí Minh nêu lên quan điểm dân là chủ và dân làm chủ. Dân là
chủ có nghĩa là xác định vị thế của dân, còn dân làm chủ có nghĩa là xác
định quyền, nghĩa vụ của dân. Trong nhà nước của dân, với ý nghĩa đó
người dân được hưởng mọi quyền dân chủ, được tự do sống và làm việc theo
khả năng của mình trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật cho phép. Bằng
thiết chế dân chủ, nhà nước phải có trách nhiệm bảo đảm quyền làm chủ của
dân, để cho dân thực thi quyền làm chủ của mình trong hệ thống quyền lực
của xã hội. Quyền lực của nhân dân được đặt ở vị trí tối thượng. Điều đó có
ý nghĩa thực tế, nhắc nhở những người lãnh đạo, những người đại biểu của
nhân dân làm đúng chức trách và vị thế của mình, không phải là đứng trên
nhân dân, coi khinh nhân dân, “cậy thế” với dân, “quên rằng dân bầu mình
ra là để làm việc cho dân”. Một nhà nước như thế là một nhà nước tiến bộ
trong bước đường phát triển của nhân loại. Nhà nước Việt Nam Dân chủ
cộng hòa do Hồ Chí Minh khai sinh ngày 2-9-1945 chính là Nhà nước tiến
bộ chưa từng có trong lịch sử Việt Nam, bởi vì đó là Nhà nước của dân,
nhân dân có quyền quyết định mọi công việc của đất nước.

2- Nhà nước do dân.
Nhà nước của dân nhà nước do dân xây dựng nên, do dân ủng hộ, dân
làm chủ. Các bộ ban ngành của Chính phủ do dân bầu ra, nhân dân là người
tổ chức nên các cơ quan Nhà nước từ Trung Ương đến địa phương thống qua
thực hiện chế độ tổng tuyển cử phổ thông, trực tiếp, bỏ phiếu kín bầu các đại
biểu xứng đáng vào các cơ quan quyền lực nhà nước… Tài chính của Chính
phủ do dân đóng góp, đường lối lãnh đạo, cơ cấu tổ chức của nhà nước do
dân góp ý xây dựng. Các hoạt động của Nhà nước do dân kiểm soát.
4
Người khẳng định chân lý đó:
“Gốc có vững cây mới bền
Xây lầu thắng lợi trên nền nhân dân”
“Trong bầu trời không có gì quý bằng quần chúng nhân dân
Trong thế giới không có gì mạnh bằng sức mạnh đoàn kết của quần
chúng nhân dân”.
Sự hình thành của cách mạng đều gắn với vai trò của quần chúng nhân
dân lao động. Thực tế lực lượng của nhân dân rất lớn, khả năng của nhân
dân là phi thường. Trong mọi vấn đề của cách mạng, nếu có dân là có tất cả,
ngược lại không có dân thì thất bại trong tầm tay.
“Dễ mười lần không dân cũng chịu
Khó trăm lần dân liệu cũng xong”
Chính vì vậy Hồ Chí Minh thường nhấn mạnh nhiệm vụ của người cách
mạng là làm cho dân hiểu, làm cho dân giác ngộ đê nâng cao được trách
nhiệm làm chủ, nâng cao được trách nhiệm chăm lo xây dựng nhà nước của
mình. Hồ Chí Minh còn nhắc nhở: Tất cả các cơ quan nhà nước đều phải dựa
vào dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát
của nhân dân. “Nếu chính phủ làm hại dân thì dân có quyền đuổi chính phủ”.
Nhà nước có nghĩa vụ với công dân đồng thời có những quyền theo pháp
luật để thực thi công quyền mà nhân dân giao phó; ngược lại công dân vừa
co quyền, đồng thòi có nghĩa vụ công dân với nhà nước. Người viết: “Những

khi dân dùng đầy tớ bảo vệ cho mình thi phải giúp đỡ, nếu chính phủ sai thì
phải phê bình, phê bình không có nghĩa là chửi”.
5
3 Nhà nước vì dân.
Nhà nước vì dân là một nhà nước lấy lợi ích chính đáng của nhân dân
làm mục tiêu, tất cả đều vì lợi ích của nhân dân, ngoài ra không còn bất cứ
một lợi ích nào khác.Trong tư tưởng HCM, Nhà nước dân chủ nhân dân là
Nhà nước phục vụ nhân dân, đem lại lợi ích cho dân. Mọi hoạt động của
chính quyền phải nhằm mục tiêu mang lại quyền lợi cho nhân dân và lấy con
người làm mục tiêu phấn đấu lâu dài, như Hồ Chủ Tịch từng nêu rõ trách
nhiệm của Nhà nước trước hết là nhằm thoả mãn các nhu cầu thiết yếu nhất
của nhân dân, trong đó phải:
“Làm cho dân có ăn
Làm cho dân có mặc
Làm cho dân có chỗ ở
Làm cho dân có học hành”.
Nhà nước quan tâm, chăm lo cho đời sống của nhân dân bằng cách
hướng dẫn nhân dân chăm lo thoả mãn các nhu cầu, lợi ích của mình, chứ
không phải làm thay dân. Nhà nước vì dân là một nhà nước trong sạch,
không có bất kì một đặc quyền, đặc lợi nào, Nhà nước đó phải có các đường
lối, chủ trương và các chính sách đều phải phục vụ cho lợi ích của dân. Trên
tinh thần đó Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Mọi đường lối chính sách đều chỉ
nhằm đưa lại quyền lợi cho dân; việc gì có lợi cho dân dù nhỏ cũng cố gắng
làm; việc gì có hại cho dân dù nhỏ cũng cố gắng tránh. Bên cạnh đem lại lợi
ích cho dân, chăm lo mọi mặt đời sống nhân dân, Nhà nước phải biết kết
hợp, điều chỉnh các loại lợi ích khác nhau giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội,
các bộ phận dân cư để luôn được mọi người dân ủng hộ, xây dựng. Và đặc
6
biệt quan trọng là để phục vụ tốt nhân dân, Nhà nước phải thật sự liêm khiết,
trong sạch, tránh quan liêu, tham nhũng, đặc quyền, đặc lợi…

Dân là gốc của nước, Hồ Chí Minh luôn luôn tâm niệm: phải làm cho dân
có ăn, phải làm cho dân có mặc, phải làm cho dân có chỗ ở, phải làm cho
dân được học hành. Cả cuộc đời Người “ chỉ có một mục đích là phấn đấu
cho quyền lợi Tổ quốc và hạnh phúc của quốc dân”. Hồ Chí Minh viết “ Khi
tôi phải ẩn nấp nơi núi non, hoặc ra vào trốn tù tội, xông pha sự hiểm nghèo
– là vì mục đích đó. Đến lúc nhờ quốc dân đoàn kết, tranh được chính
quyền, ủy thác cho tôi gánh việc Chính phủ, tôi lo lắng đêm ngày, nhẫn nhục
cố gắng – cũng vì mục đích đó” . Một nhà nước vì dân, theo quan điểm của
Hồ Chí Minh, là từ chủ tịch nước đến công chức bình thường đều phải làm
công bộc, làm đày tớ cho nhân dân chứ không phải “làm quan cách mạng”
để “đè đầu cưỡi cổ nhân dân” như dưới chề độ thực dân. Ngay như chức vụ
chủ tịch nước của mình, Hồ Chí Minh cũng quan niệm là do dân ủy thác cho
và như vậy phải phục vụ nhân dân, tức là làm đày tớ cho nhân dân. Hồ Chí
Minh phục vụ nhân dân, tức là làm đày tớ cho dân. Hồ Chí Minh nói: “Tôi
tuyệt nhiên không ham muốn công danh, phú quý chút nào. Bây giờ phải
gánh chức chủ tịch là vì đồng bào ủy thác thì tôi phải cố sức làm, cũng như
một người lính vâng mệnh của quốc dân ra trước mặt trận. Bao giờ đồng bào
cho tôi lui, thì tôi rất vui lòng lui… Riêng phần tôi thì làm một cái nhà nho
nhỏ, nơi có non xanh nước biếc để câu cá, trồng hoa, sớm chiều làm bạn với
các cụ già hái củi, em trẻ chăn trâu, không dính líu gì với vòng danh lợi”.
Nhà nước của dân, do dân, vì dân, là mục tiêu xuyên suốt cả cuộc đời
hoạt động và lãnh đạo của Người. Ngày từ năm 1927, trong tác phẩm Đường
cách mệnh, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: “ Chúng ta đã hy sinh làm cách mệnh,
7
thì phải làm cho đến nơi, nghĩa là cách mệnh rồi trao quyền cho dân chúng
số nhiều chớ để trong tay một bọn ít người. Thế mới … dân chúng mới được
hạnh phúc.
II - XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC TA NGANG TẦM NHIỆM VỤ
CÁCH MẠNG HIỆN NAY
Đất nước ta đang bước đi trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội đầy

gian nan và vất vả. Thực hiện tư tưởng của Người, để xây dựng nhà nước
ngang tầm nhiệm vụ giai đoạn cách mạng mới ở nước ta hiện nay thì:
1.Nhà nước phải bảo đảm quyền làm chủ thực sự của nhân dân.
Quyền làm chủ thực sự của nhân dân chính là một nội dung cơ bản
trong yêu cầu xây dựng Nhà nước của dân, do dân và vì dân theo tư tưởng
Hồ Chí Minh. Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước đòi
hỏi phải chú trọng đảm bảo và phát huy quyền làm chủ thực sự của nhân dân
trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Trong vấn đề này, việc mở rộng
dân chủ đi đôi với tăng cường pháp chế XHCN có ý nghĩa quan trọng. Chính
vì vậy, quyền làm chủ của nhân dân phải được thể chế hóa bằng hiến pháp
và pháp luật, đưa hiến pháp và pháp luật vào trong cuộc sống. Cần chú ý đến
việc bảo đảm cho mọi người được bình đẳng trước pháp luật, xử phạt
nghiêm minh mọi hành động vi phạm pháp luật, bất kể sự vi phạm đó do tập
thể hay cá nhân nào gây ra.
8
Để dân chủ thực sự đi vào thực tế của đời sống xã hội, Đảng ta chỉ rõ:
muốn phát huy sức mạnh và sáng tạo vô địch của quần chúng nhân dân trong
sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc, phải tạo ra được những thể chế, chủ
trương, chính sách thích hợp để phát huy quyền làm chủ của nhân dân trên
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Khi quyền làm chủ của nhân dân được tôn
trọng và đảm bảo sẽ tạo nên nền tảng, cơ sở vững chắc để các chủ trương,
đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước được thực hiện
có hiệu quả trong thực tế. Muốn thực hiện được điều đó, việc dân chủ hóa
mọi hoạt động của Đảng và của cả hệ thống chính trị nhằm tập hợp được
đông đảo mọi tầng lớp nhân dân tham gia quản lý các công việc của Nhà
nước và xã hội, đóng góp trí tuệ và vật chất để xây dựng, bảo vệ đất nước sẽ
là một quan điểm đúng đắn, sáng suốt. Phương châm “dân biết, dân bàn, dân
làm, dân kiểm tra” đã thực hiện trong nhiều văn kiện, chỉ thị, nghị quyết của
Đảng và được thể chế thành pháp luật của Nhà nước.
Trong các kì họp quốc hội, thông qua các đại biểu quốc hội mà nhân

dân ta đã nêu lên các ý kiến chất vấn, trong đó có nhiều chất vấn được dành
cho người đứng đầu Chính phủ, các thành viên Chính phủ khác nhận được
nhiều chất vấn là bộ trưởng các bộ Tài chính, Công thương, thống đốc Ngân
hàng Nhà nước…Đã có hơn 100 đại biểu, với khoảng 250 câu hỏi, đăng ký
tham gia hoạt động chất vấn tại kỳ họp diễn ra ngày 30 và 31-5-2008, từ sau
kì họp thứ hai, Ban dân nguyện của Quốc hội đã tập hợp được 476 ý kiến,
kiến nghị của cử tri trên cơ sở báo cáo tổng hợp ý kiến của 40 đoàn đại biểu
Quốc hội thông qua tiếp xúc cử tri; đã nhận được văn bản trả lời của 24 bộ,
ngành về 558 ý kiến, kiến nghị của cử tri tại kỳ họp thứ 2. Dư luận chung cử
tri cả nước và đại biểu Quốc Hội đều đánh giá chất lượng chất vấn và trả lời
9
chất vấn tại một số kỳ họp gần đây đã tăng lên rõ rệt, nhưng hiệu lực chưa
cao và còn khoảng cách khá xa so với yêu cầu đặt ra. Do đó, cần tiếp tục cải
tiến theo hướng chống dàn trải, lựa chọn những nội dung bức xúc, cử tri đặc
biệt quan tâm để tập trung tranh luận tại phiên chất vấn. Đồng thời, không
nên quy định cứng nhắc về thời gian tối đa là 60 phút cho mỗi người trả lời
chất vlực chưa cao và còn khoảng cách khá xa so với yêu cầu đặt ra. Do đó,
cần tiếp tục cải tiến theo hướng chống dàn trải, lựa chọn những nội dung bức
xúc, cử tri đặc biệt quan tâm để tập trung tranh luận tại phiên chất vấn. Đồng
thời, không nên quy định cứng nhắc về thời gian tối đa là 60 phút, mà tuỳ
từng nội dung chất vấn và thực tế tranh luận để điều hành linh hoạt, hiệu
quả.
Xuất phát từ thực trạng yếu kém của hệ thống chính trị ở cơ sở và vấn
đề mất dân chủ ở cơ sở diễn ra nghiêm trọng ở nhiều nơi, làm xói mòn lòng
tin của nhân dân với Đảng và Nhà nước gây nên tình trạng mất an ninh và
trật tự xã hội ở địa phương, ngày 18/2/1998, Bộ Chính trị đã ra chỉ thị số
30/CT-TW về việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở. Đây là
lần đầu tiên, Đảng ta có một văn bản riêng về vấn đề này. Việc ban hành chỉ
thị quan trọng này của Đảng chính là để tiếp tục mở rộng dân chủ xã hội chủ
nghĩa, phát huy dân chủ của nhân dân trong xây dựng và quản lý Nhà nước;

thực hiện tốt phương châm “Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân làm
chủ” nhằm phát huy quyền làm chủ của dân, thu hút nhân dân tham gia quản
lý, kiểm soát Nhà nước, khắc phục tình trạng suy thoái, quan liêu, mất dân
chủ và nạn tham nhũng dang xảy ra nhiều nơi trên đất nước ta. Chỉ thị nêu rõ
nhiệm vụ quan trọng và cấp bách trước hết là phát huy quyền làm chủ của
nhân dân ở cơ sở, bởi đó là nơi thực hiện mọi chủ trương đường lối của
10

×