Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Quyết định 3818 QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Đề án Bảo tồn và phát huy Võ cổ truyền Bình Định giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2030 do tỉnh Bình Định ban hành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.12 KB, 15 trang )

Công ty Luật Minh Gia
ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
------Số: 3818/QĐ-UBND

/>CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------Bình Định, ngày 28 tháng 10 năm 2016
QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY VÕ CỔ TRUYỀN BÌNH ĐỊNH
GIAI ĐOẠN 2016 - 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Thông báo kết luận số 81-KL/TU ngày 19/9/2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy (Khóa
XIX) tại Hội nghị lần thứ 16;
Xét đề nghị của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 2081/TTr-SVHTTDL ngày 19
tháng 10 năm 2016,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Đề án Bảo tồn và phát huy Võ cổ truyền Bình Định
giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030.
Điều 2. Giao Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa
phương liên quan tổ chức triển khai thực hiện.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Nội vụ,
Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Xây dựng, Khoa học và Công nghệ,
Thông tin và Truyền thông, Giáo dục và Đào tạo, Y tế; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành
phố; Giám đốc Đài Phát thanh và Truyền hình Bình Định; Tổng biên tập Báo Bình Định và Thủ
trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH



Nguyễn Tuấn Thanh
ĐỀ ÁN
BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY VÕ CỔ TRUYỀN BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2016 -2020, ĐỊNH
HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 3818/QĐ-UBND ngày 28 tháng 10 năm 2016 của UBND
tỉnh)
Phần thứ nhất

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7: 1900 6169


Công ty Luật Minh Gia

/>
SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN VÀ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO TỒN, PHÁT
HUY VÕ CỔ TRUYỀN BÌNH ĐỊNH
1. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Võ cổ truyền Bình Định được kết tinh của ba dòng võ: Chămpa - Đại Việt và Trung Hoa. Với sự
hòa quyện, đúc kết các tinh hoa võ học mang tính chọn lọc đã dần hình thành nên Võ Bình Định
với bản sắc riêng và được các thế hệ võ nhân lưu giữ, phát triển. Lịch sử đã ghi nhận thời Tây
Sơn là giai đoạn hưng thịnh và phát triển rực rỡ nhất của Võ cổ truyền Bình Định.
Bình Định được xem là cái nôi của Võ cổ truyền dân tộc, là nơi phát tích của các dòng võ, lò võ
lớn nổi tiếng với những tuyệt kỹ võ thuật đặc trưng. Di sản Võ cổ truyền Bình Định không còn
giới hạn trong phạm vi quốc gia mà đã vươn tầm ra quốc tế khi được truyền dạy ở nhiều nước
trên thế giới. Kế thừa những giá trị độc đáo của nền võ học lâu đời, nhiều năm qua, hoạt động Võ
cổ truyền Bình Định đã có sức lan tỏa mạnh mẽ đến các quốc gia trong khu vực và quốc tế.
Võ cổ truyền Bình Định chứa đựng những giá trị hết sức to lớn, ẩn chứa những triết lý về cuộc
sống, về nhân sinh quan và đã trở thành bản sắc, là niềm tự hào của người dân Bình Định. Để Võ
cổ truyền Bình Định được gìn giữ và phát huy, cần phải có chương trình khôi phục, bảo tồn và

chấn hưng Võ cổ truyền toàn diện; đồng thời, cần nghiên cứu, chọn lọc để sử dụng, khai thác
hiệu quả những giá trị của Võ cổ truyền phục vụ cho sự nghiệp thể thao, phát triển du lịch và văn
hóa của tỉnh. Chính vì vậy, việc xây dựng và thực hiện Đề án “Bảo tồn và phát huy Võ cổ truyền
Bình Định giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm 2030” là một đòi hỏi mang tính khách
quan và phù hợp với đường lối, chủ trương của Đảng, Nhà nước trong sự nghiệp phát triển thể
dục thể thao và gìn giữ, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY VÕ CỔ TRUYỀN BÌNH ĐỊNH
Dưới sự quan tâm chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh, Trung tâm Võ thuật cổ truyền Bình Định
thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã được thành lập (đây là Trung tâm Võ thuật cổ truyền
duy nhất của cả nước). Khi đi vào hoạt động, bước đầu Trung tâm đã có nhiều đóng góp quan
trọng đối với công tác bảo tồn, phát huy Võ cổ truyền Bình Định. Với nhiều nỗ lực của đội ngũ
cán bộ, huấn luyện viên, Võ cổ truyền Bình Định đã trở thành một trong những môn thể thao có
thế mạnh của tỉnh, luôn khẳng định vị trí trong tốp đầu tại các giải thi đấu trong nước và quốc tế,
làm rạng danh vùng đất võ Bình Định. Trong 18 bài Võ cổ truyền được Liên đoàn Võ thuật cổ
truyền Việt Nam đưa vào hệ thống của chương trình huấn luyện và thi đấu quốc gia, có đến 1/3
các bài võ có xuất xứ từ Võ Tây Sơn - Bình Định.
Trong thời gian qua, UBND tỉnh đã chỉ đạo triển khai thực hiện các chương trình, kế hoạch, đề
án hỗ trợ các lò võ nhằm khôi phục những giá trị Võ cổ truyền của từng môn phái. Nhờ vậy, các
lò võ cổ truyền được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị tập luyện, đã kích thích phong trào
luyện tập ở cơ sở và góp phần đáp ứng hoạt động phát triển du lịch. Ngoài ra, công tác nghiên
cứu khoa học về Võ cổ truyền cũng được các cấp, các ngành quan tâm và bước đầu đã có kết quả
nhất định. Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu, các công trình khoa học đã xây dựng được
những luận cứ khoa học cơ bản, góp phần quan trọng đối với hoạt động bảo tồn những giá trị của
Võ cổ truyền Bình Định.
Công tác đào tạo, huấn luyện vận động viên Võ cổ truyền được chú trọng; Việc tổ chức các giải
đấu Võ cổ truyền đã có sự quan tâm, đầu tư và dần hình thành những giải đấu uy tín, chất lượng
cao; nhờ đó đã luôn phát hiện được những nhân tố mới bổ sung kịp thời vào đội tuyển đảm bảo
lực lượng kế thừa. Những sự kiện văn hóa về Võ cổ truyền đã được quan tâm tổ chức theo định

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7: 1900 6169



Công ty Luật Minh Gia

/>
kỳ, nhất là việc tổ chức thành công các kỳ Liên hoan quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam tại Bình
Định. Với những đóng góp quan trọng, Võ cổ truyền Bình Định được Bộ Văn hóa,Thể thao và
Du lịch công nhận là “Di sản văn hóa phi vật thể” cấp quốc gia; đồng thời, được nằm trong danh
mục các dự án ưu tiên đầu tư của Chính phủ về xây dựng hồ sơ di sản Võ cổ truyền Bình Định
trình UNESCO công nhận là di sản thế giới.
Tuy nhiên, Võ cổ truyền Bình Định đang đứng trước những khó khăn, thách thức trong quá trình
bảo tồn và phát huy. Những tinh hoa Võ cổ truyền, các tư liệu quý, sách sử về võ học, các di chỉ,
hiện vật, dòng võ, địa danh văn hóa về Võ cổ truyền Bình Định có nguy cơ thất truyền, mai một.
Hoạt động quảng bá, tuyên truyền, giới thiệu nhằm tôn vinh các giá trị của di sản Võ cổ truyền
Bình Định đến với bạn bè trong nước, quốc tế chưa được chú trọng.
Công tác tuyển chọn, đào tạo, đầu tư phát triển vận động viên Võ cổ truyền còn nhiều bất cập;
việc phát triển Võ cổ truyền Bình Định thành môn thể thao trọng điểm, thành tích cao có thế
mạnh của địa phương chưa được quan tâm đầu tư tương xứng. Các giải đấu, các đợt giao lưu của
các lò võ, câu lạc bộ võ thuật tại các địa phương, cơ sở chưa được tổ chức mang tính chuyên
nghiệp nên chưa khơi dậy được ý thức, niềm tự hào của các hệ phái, dòng võ; làm ảnh hưởng
đến công tác phát hiện, tuyển chọn vận động viên tài năng để góp phần nâng cao thành tích thể
thao của tỉnh.
Điều kiện huấn luyện, phát triển phong trào luyện tập và cơ sở vật chất phục vụ công tác bảo tồn
của Trung tâm Võ thuật cổ truyền Bình Định còn rất nhiều khó khăn. Hoạt động giảng dạy, huấn
luyện Võ cổ truyền Bình Định tại các lò võ, câu lạc bộ võ thuật còn mang tính tự phát, không ổn
định; công tác đầu tư, xây dựng “vệ tinh” làm hạt nhân phong trào phát triển Võ cổ truyền tại các
địa phương, đơn vị còn nhiều bất cập.
Nhiều năm qua, sự hưởng ứng, tham gia của các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
du lịch còn hạn chế, chưa khai thác tốt tiềm năng của Võ cổ truyền Bình Định trong hoạt động
xúc tiến thương mại, đầu tư phát triển du lịch góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

3. CÁC CĂN CỨ LẬP ĐỀ ÁN
- Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 10/12/2011 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục thể thao đến năm 2020”;
- Nghị quyết số 03-NQ/TW ngày 16/7/1998, Hội nghị lần thứ V Ban Chấp hành Trung ương
Đảng (Khóa VIII) về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc
dân tộc”;
- Nghị quyết số 33 - NQ/TW ngày 09/6/2014 Hội nghị lần thứ IX Ban Chấp hành Trung ương
Đảng (Khóa XI) về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát
triển bền vững đất nước”;
- Quyết định số 2189/QĐ-TTg ngày 03/12/2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
“Chiến lược phát triển thể dục, thể thao Việt Nam đến năm 2020;
- Quyết định số 2473/QĐ-TTg ngày 30/12/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Phê duyệt
Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030”;
- Quyết định số 2054/QĐ-TTg ngày 13/11/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt
“Quy hoạch tổng thể phát triển văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao và du lịch vùng kinh tế trọng
điểm Miền Trung đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030”;

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7: 1900 6169


Công ty Luật Minh Gia

/>
- Nghị quyết số 92/NQ-CP ngày 08/12/2014 của Chính phủ về “Một số giải pháp đẩy mạnh phát
triển du lịch Việt Nam trong thời kỳ mới”;
- Nghị định số 11/2015/NĐ-CP ngày 31/01/2015 của Chính phủ “Quy định về giáo dục thể chất
và hoạt động thể thao trong nhà trường”;
- Quyết định số 10/QĐ-BVHTTDL ngày 03/01/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về
việc phê duyệt Đề án “Bảo tồn và phát triển Võ cổ truyền Việt Nam từ nay đến năm 2020”;
- Chương trình hành động số 16-CTr/TU ngày 14/01/2013 của Tỉnh ủy Bình Định về “Tăng

cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể dục thể thao đến năm 2020”;
- Quyết định số 2615/QĐ-UBND ngày 19/9/2013 của UBND tỉnh Bình Định về việc ban hành
Kế hoạch hành động của UBND tỉnh thực hiện Chương trình hành động số 16 - CTr/TU ngày
18/7/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định về thực hiện Nghị quyết số 08 - NQ/TW ngày
01/12/2011 của Bộ Chính trị về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ
về thể dục, thể thao đến năm 2020”;
- Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Định lần thứ XIX nhiệm kỳ 2015 - 2020, trong đó có nội
dung về “Phát triển Võ thuật cổ truyền Bình Định thành bộ môn thể thao trọng điểm”,
Phần thứ hai
QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. QUAN ĐIỂM
- Bảo tồn, phát huy Võ cổ truyền Bình Định nhằm góp phần gìn giữ, tôn vinh các giá trị tinh hoa
văn hóa của dân tộc; đồng thời, giới thiệu, quảng bá Võ cổ truyền Bình Định đến với bạn bè
trong nước, quốc tế.
- Bảo tồn, phát huy Võ cổ truyền Bình Định nhằm phát triển Võ cổ truyền thành môn thể thao
trọng điểm của tỉnh, được nhiều người tham gia tập luyện thường xuyên.
- Bảo tồn, phát huy Võ cổ truyền Bình Định theo định hướng của tỉnh, phù hợp với điều kiện
thực tiễn địa phương.
2. MỤC TIÊU
a. Mục tiêu tổng quát
- Bảo tồn và phát huy Võ cổ truyền Bình Định. Xây dựng và hình thành phong trào tập luyện Võ
cổ truyền sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân, nhất là thế hệ trẻ nhằm phục vụ nhu cầu tự vệ,
rèn luyện sức khỏe và phát huy tinh thần truyền thống thượng võ của người dân Bình Định.
- Phát triển các lò võ và Trung tâm võ cổ truyền Bình Định từ tỉnh đến cơ sở nhằm nâng cao
công tác bảo tồn và phục vụ du lịch.
- Nâng cao chất lượng hệ thống giải đấu Võ cổ truyền Bình Định, phấn đấu đạt thành tích cao tại
các giải thi đấu trong nước và quốc tế.
b. Mục tiêu cụ thể
- Phấn đấu đến năm 2020, sưu tầm, biên soạn và khôi phục các giá trị, di tích Võ cổ truyền Bình
Định; xuất bản Gia phả các môn phái Võ cổ truyền có nguồn gốc Bình Định; xây dựng hồ sơ

trình UNESCO công nhận Võ cổ truyền Bình Định là di sản thế giới.

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7: 1900 6169


Công ty Luật Minh Gia

/>
- Đến năm 2020, phát triển mạnh mẽ phong trào luyện tập Võ cổ truyền trong trường học và lực
lượng vũ trang, có 40% học sinh phổ thông, 25% sinh viên luyện tập và có 60% đơn vị lực lượng
vũ trang ứng dụng Võ cổ truyền Bình Định trong công tác huấn luyện. Đến năm 2030, có 70%
học sinh phổ thông, 60% sinh viên tham gia luyện tập và có 95% đơn vị lực lượng vũ trang ứng
dụng Võ cổ truyền trong công tác huấn luyện.
- Đến năm 2020, xây dựng, phát triển Võ cổ truyền Bình Định trở thành sản phẩm du lịch đặc
thù, có 15 lò võ cổ truyền được đầu tư phục vụ du lịch, có 70% doanh nghiệp hoạt động trong
lĩnh vực du lịch khai thác sản phẩm du lịch đặc thù; Đến năm 2030, có 30 lò võ được đầu tư,
90% doanh nghiệp khai thác sản phẩm.
- Phấn đấu đến năm 2017, đầu tư xây dựng, hoàn thiện Trung tâm Võ thuật cổ truyền Bình Định
đáp ứng nhiệm vụ nghiên cứu, bảo tồn, đào tạo, huấn luyện Võ cổ truyền gắn với phát triển du
lịch; đồng thời đầu tư xây dựng 01 Trung tâm Võ cổ truyền tại các huyện, thị xã, thành phố. Phấn
đấu đến năm 2020, đầu tư xây dựng 04 Trung tâm Võ cổ truyền và đến năm 2030, xây dựng
Trung tâm Võ cổ truyền tại 11 huyện, thị xã, thành phố.
- Đến năm 2020, phát triển Giải Võ cổ truyền tranh cúp Hoàng đế Quang Trung lên cấp khu vực
Miền Trung - Tây Nguyên. Đến năm 2022, mở rộng lên cấp quốc gia; phát triển Chương trình
“Đêm Võ đài Bình Định” trở thành giải đấu uy tín của Võ cổ truyền.
- Năm 2019, tổ chức Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Bình Định thay thế Liên hoan Quốc tế Võ
cổ truyền Việt Nam và tiếp tục tổ chức định kỳ những năm tiếp theo (03 năm/lần).
- Tiếp tục giữ vững vị trí thứ hai toàn đoàn ở bộ môn Võ cổ truyền tại Đại hội Thể dục Thể thao
toàn quốc lần thứ VIII năm 2018. Phấn đấu tại Đại hội Thể dục Thể thao toàn quốc lần thứ IX
năm 2022 và các kỳ tiếp theo, Võ cổ truyền Bình Định vươn lên xếp hạng nhất trong toàn quốc.

Mỗi năm bộ môn Võ cổ truyền Bình Định đóng góp từ 05 - 07 lượt vận động viên vào các đội
tuyển quốc gia.
3. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
a. Bảo tồn, phát huy các giá trị Võ cổ truyền Bình Định
- Khảo sát, nghiên cứu, biên tập các bài quyền, Thập bát ban binh khí, các bài thiệu, bài thuốc võ
gia truyền; sưu tầm chân dung các võ sư, võ nhân tiêu biểu của Võ cổ truyền Bình Định;
- Thực hiện Đề tài khoa học cấp tỉnh nghiên cứu “Vai trò Võ cổ truyền Bình Định góp phần hình
thành nét văn hóa bản địa độc đáo trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay”.
- Tuyên truyền, quảng bá Võ cổ truyền Bình Định qua các kỳ Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền
Bình Định; dàn dựng các tiết mục biểu diễn Võ cổ truyền đặc sắc tại các sự kiện chính trị - xã hội
tỉnh; tham gia các các kỳ Liên hoan văn hóa trong nước và tại các quốc gia, vùng lãnh thổ trên
thế giới.
- Xây dựng, thực hiện chính sách đãi ngộ các lò võ, võ sư, võ nhân có đóng góp trong công tác
bảo tồn, phát huy Võ cổ truyền Bình Định trên cơ sở chọn lọc, phân cấp của Liên đoàn Võ thuật
cổ truyền Việt Nam.
- Khuyến khích các hình thức liên doanh, liên kết, hợp tác giữa nhà nước, các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân trong hoạt động bảo tồn và phát huy Võ cổ
truyền Bình Định.

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7: 1900 6169


Công ty Luật Minh Gia

/>
b. Xây dựng và hình thành phong trào tập luyện Võ cổ truyền sâu rộng trong các tầng lớp
nhân dân. Đẩy mạnh phát triển Võ cổ truyền Bình Định trong học sinh, sinh viên và từng
bước ứng dụng Võ cổ truyền trong lực lượng vũ trang tỉnh
- Đẩy mạnh hoạt động thể dục, thể thao gắn với luyện tập Võ cổ truyền Bình Định đối với học
sinh, sinh viên trong các trường học và cán bộ chiến sĩ trong lực lượng vũ trang nhằm phục vụ
nhu cầu tự vệ, rèn luyện sức khỏe.

- Chuẩn hóa nội dung, chương trình tập luyện phù hợp với đối tượng học sinh, sinh viên và lực
lượng vũ trang. Đào tạo đội ngũ cộng tác viên đồng thời xây dựng và tổ chức hoạt động Câu lạc
bộ trong các trường học, các đơn vị lực lượng vũ trang tỉnh. Tổ chức thi đấu Võ cổ truyền tại các
kỳ Hội khỏe Phù Đồng các cấp và tại các kỳ hội thao thường niên của ngành lực lượng vũ trang.
c. Tập trung đẩy nhanh công tác đầu tư, xây dựng các Trung tâm Võ cổ truyền Bình Định
từ tỉnh đến cơ sở
- Tổ chức khảo sát, lập dự án đầu tư, xây dựng Trung tâm Võ cổ truyền tại các huyện, thị xã,
thành phố. Quan trọng nhất là tập trung đẩy nhanh công tác thực hiện đầu tư, xây dựng Trung
tâm Võ thuật cổ truyền tỉnh Bình Định đáp ứng nhiệm vụ nghiên cứu, bảo tồn, đào tạo, huấn
luyện Võ cổ truyền gắn với phát triển du lịch.
- Tiếp tục khuyến khích các tổ chức, cá nhân đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất nhằm phát triển,
nâng cao chất lượng hoạt động của các lò võ, Câu lạc bộ Võ cổ truyền.
d. Xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch đặc thù với Võ cổ truyền Bình Định
- Kiểm tra đánh giá các lò võ đã đầu tư và một số lò võ có tiềm năng, từ đó xây dựng phương án
tiếp tục hỗ trợ đầu tư, nâng cấp đáp ứng phục vụ du lịch; xây dựng kế hoạch tập huấn nghiệp vụ,
chương trình, nội dung biểu diễn phong phú và chuyên nghiệp để thu hút khách tham quan du
lịch. Đồng thời hỗ trợ lực lượng võ sư, võ sinh thường trực tại lò võ đảm bảo phục vụ khách
tham quan du lịch.
- Đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền, quảng bá, phối hợp các tổ chức, công ty lữ hành giới thiệu
sản phẩm du lịch đặc thù với Võ cổ truyền Bình Định tại các Hội chợ triển lãm, Hội nghị xúc
tiến về du lịch trong và ngoài nước. Xây dựng, hình thành Câu lạc bộ Võ cổ truyền Bình Định tại
các điểm du lịch.
- Tổ chức khảo sát về nhu cầu tìm hiểu của khách du lịch đối với sản phẩm Võ cổ truyền Bình
Định. Xây dựng, ban hành các chính sách khuyến khích phát triển sản phẩm du lịch đặc thù với
Võ cổ truyền.
đ. Phát triển thể thao thành tích cao và nâng cao chất lượng hệ thống các giải đấu của bộ
môn Võ cổ truyền Bình Định
- Nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho lực lượng huấn luyện viên đảm bảo chất lượng
đào tạo, huấn luyện từ cơ sở đến tuyến đội tuyển tỉnh; Đầu tư, xây dựng mang tính hệ thống
xuyên suốt cho các tuyến: Tuyến “vệ tinh”, tuyến năng khiếu, tuyến trẻ để đảm bảo lực lượng kế

thừa cho tuyến đội tuyển tỉnh.
- Có chính sách đãi ngộ đối với các huấn luyện viên, vận động viên đạt thành tích cao tại các giải
đấu cấp quốc gia, quốc tế và các võ sư có nhiều đóng góp trong công tác quảng bá, phát huy Võ
cổ truyền Bình Định trong nước và thế giới.

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7: 1900 6169


Công ty Luật Minh Gia

/>
- Tổ chức nâng cao chất lượng các kỳ thi phong cấp đai; mở lớp tập huấn chuyên môn nghiệp vụ,
trọng tài, giám định; nâng cấp, mở rộng hệ thống các giải đấu của Võ cổ truyền Bình Định.
4. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
- Tổng kinh phí dự kiến: 99.094.000.000 đồng (Chín mươi chín tỷ, không trăm chín mươi bốn
triệu đồng).
(Có phụ lục kèm theo)
- Nguồn kinh phí thực hiện Đề án: Từ nguồn ngân sách nhà nước được phân bổ theo kế hoạch
hằng năm và nguồn vốn huy động xã hội hóa, tài trợ từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước.
5. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
a. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch: Là đơn vị chịu trách nhiệm chính trong việc tổ chức triển
khai thực hiện Đề án. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị, địa phương liên quan xây dựng
kế hoạch tổ chức, triển khai thực hiện; tổng hợp kết quả thực hiện Đề án báo cáo UBND tỉnh
theo định kỳ.
b. Sở Nội vụ: Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên quan
trình UBND tỉnh ban hành các chính sách, cơ chế đối với công tác bảo tồn, phát huy Võ cổ
truyền Bình Định; đề xuất tổ chức tổng kết giai đoạn thực hiện Đề án.
c. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ
quan liên quan cân đối nguồn vốn thực hiện Đề án; kiểm tra, giám sát việc thực hiện Đề án.
d. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trong việc bố trí ngân sách đảm bảo

theo kế hoạch thực hiện Đề án; hướng dẫn quản lý kinh phí của Đề án.
đ. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch khảo sát,
tư vấn địa điểm xây dựng Trung tâm Võ thuật cổ truyền Bình Định.
e. Sở Xây dựng: Chủ trì, phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên quan tổ
chức xác định địa điểm để xây dựng Trung tâm Võ thuật cổ truyền tỉnh Bình Định đáp ứng
nhiệm vụ nghiên cứu, bảo tồn, đào tạo, huấn luyện Võ cổ truyền Bình Định và gắn với phát triển
du lịch.
g. Sở Khoa học và Công nghệ: Phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các cơ quan liên
quan xây dựng, thẩm định Đề tài khoa học nghiên cứu về “Vai trò Võ cổ truyền Bình Định góp
phần hình thành nét văn hóa bản địa độc đáo trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay”. Tổ
chức nghiệm thu và ứng dụng kết quả nghiên cứu của Đề tài.
h. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình, Báo Bình Định: Chỉ đạo,
hướng dẫn các cơ quan truyền thông xây dựng các chương trình, chuyên mục quảng bá, giới
thiệu Võ cổ truyền Bình Định.
i. Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp chuyên nghiệp trên địa
bàn tỉnh: Tạo điều kiện, cơ chế phát triển Võ cổ truyền Bình Định trong các trường học; đồng
thời phát triển bộ môn Võ cổ truyền Bình Định trở thành môn thi đấu thường niên tại các kỳ Hội
khỏe Phù Đổng tỉnh cũng như các kỳ hội thao của các trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp
chuyên nghiệp.

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7: 1900 6169


Công ty Luật Minh Gia

/>
k. Các đơn vị lực lượng vũ trang tỉnh: Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc ứng dụng Võ cổ truyền
Bình Định trong công tác huấn luyện; tạo điều kiện phát triển bộ môn Võ cổ truyền Bình Định
trở thành giải đấu chính thức tại các kỳ Hội thao của ngành.
l. Sở Y tế: Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng kế hoạch kiểm tra sức khỏe

định kỳ cho lực lượng vận động viên thể thao thành tích cao. Tạo điều kiện hỗ trợ chữa trị chấn
thương đặc biệt đối với những vận động viên ưu tú. Tổ chức tư vấn và hướng dẫn dinh dưỡng thể
thao; tham gia phục vụ tốt công tác y tế tại các giải đấu cũng như các kỳ Liên hoan Quốc tế Võ
cổ truyền.
m. UBND các huyện, thị xã, thành phố: Tạo điều kiện về cơ chế, chính sách khuyến khích các
lò võ, câu lạc bộ Võ cổ truyền trên địa bàn hoạt động theo định hướng của tỉnh./.
PHỤ LỤC
BẢNG TÍNH KHÁI TOÁN KINH PHÍ DỰ ÁN NGHIÊN CỨU, SƯU TẦM, BẢO TỒN
NHỮNG GIÁ TRỊ TIÊU BIỂU VÕ CỔ TRUYỀN BÌNH ĐỊNH
(Kèm theo Đề án Bảo tồn và Phát huy Võ cổ truyền Bình Định giai đoạn 2016 - 2020, định
hướng đến năm 2030)
C
H
I
A
R
A

T
T
NỘI DUNG

TT

C
Á
C

TỔNG SỐ


N
Ă
M

TỔNG SỐ

99.094

Trong đó chia ra:
a) Ngân sách tỉnh
- Nguồn kinh phí chi sự nghiệp Khoa học

42.474

- Nguồn vốn đầu tư xây dựng

44.000

800

- Nguồn kinh phí quốc phòng

400

b) Nguồn ngân sách cấp huyện (chi sự nghiệp giáo dục)

600

Bảo tồn, phát huy các giá trị Võ cổ truyền Bình Định


1.1

1.000

- Nguồn kinh phí an ninh

c) Nguồn xã hội hóa

1

1.000

- Nguồn kinh phí chi sự nghiệp Văn hóa - Thể thao

- Nguồn kinh phí sự nghiệp Giáo dục Đào tạo

I

89.674

Nghiên cứu, biên tập các bài quyền, Thập bát ban binh khí, các bài thiệu, bài thuốc võ gia
truyền; sưu tầm chân dung các võ sư, võ nhân tiêu biểu của Võ cổ truyền Bình Định
- Nghiên cứu, khảo sát, sưu tầm các tư liệu, tài liệu... về nguồn gốc, đặc trưng các bài quyền,
Thập bát ban binh khí và các bài thuốc võ gia truyền của Võ cổ truyền Bình Định. Từ đó tổ chức
biên tập, in thành sách phục vụ công tác bảo tồn và quảng bá Võ cổ truyền Bình Định

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7: 1900 6169

8.820
27.100

2.300
600


Công ty Luật Minh Gia
1.2
1.3
2
2.1
2.2

/>
- Sưu tầm, Biên tập chân dung các võ sư, võ nhân tiêu biểu trong, ngoài tỉnh và ngoài nước để
phục vụ công tác bảo tồn
- Xây dựng Đề tài khoa học cấp tỉnh nghiên cứu “Vai trò Võ cổ truyền Bình Định góp phần hình
thành nét văn hóa bản địa độc đáo trong xu thế hội nhập và phát triển hiện nay”
Quảng bá Võ cổ truyền Bình Định tại các sự kiện, các kỳ Liên hoan, các giải đấu cấp quốc
gia và quốc tế
- Tổ chức biểu diễn Võ cổ truyền nhân các ngày Lễ, sự kiện chính trị - xã hội (100 triệu đồng/sự
kiện x 03 sự kiện/năm)

2.4
3
3.1
3.2

1.000
22.660
1.200


- Tổ chức Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Bình Định theo định kỳ (3 năm/lần)

20.000

+ Nguồn kinh phí sự nghiệp Văn hóa - Thể thao

14.000

+ Nguồn xã hội hóa
2.3

700

- Đưa đoàn tham gia các kỳ Liên hoan văn hóa, các sự kiện liên quan đến Võ cổ truyền do các
tỉnh khác tổ chức (100 triệu đồng/đợt x 2 đợt/năm)
- Hỗ trợ tổ chức các giải phong trào, các chương trình giao lưu, biểu diễn Võ cổ truyền tại các
huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. (15 triệu đồng/huyện, thị xã, TP x 11 huyện, thị xã, TP/năm)
Hoạt động tuyên truyền, quảng bá Võ cổ truyền Bình Định trên các phương tiện thông tin
đại chúng và tại các sự kiện Võ cổ truyền được tổ chức tại Bình Định
- Chi phí hoạt động tuyên truyền, quảng bá Võ cổ truyền Bình Định trên các phương tiện thông
tin đại chúng, trên các báo, đài truyền hình, trên các trang Website của tỉnh và Trung ương. Dự
kiến 60 triệu/quý x 4 quý
- Thành lập trang web đồng thời thường xuyên cập nhật thông tin về hoạt động Võ cổ truyền
Bình Định

6.000
800
660
1.540
960

580

+ Chi phí thiết kế, xây dựng trang web ban đầu

100

+ Chi phí đưa bài thường xuyên và quản lý trang web (10 triệu đồng/tháng x 12 tháng)

480

Biên soạn, in, phát hành phim, sách, đĩa DVD về Võ cổ truyền phục vụ tại các sự kiện
được tổ chức tại Bình Định; giới thiệu cho các công ty lữ hành, khách du lịch trong và
ngoài nước

600

4.1

- Biên soạn, in phát hành phim hoặc video clip. 3.000 đĩa DVD x 50.000đ/đĩa

150

4.2

- Biên soạn, in sách: 500 tập x 500.000đ/tập

250

4


4.3
II
1
2

- Biên soạn, in ấn tài liệu huấn luyện Võ cổ truyền phù hợp cho khách du lịch khi đến lưu trú tại
địa phương (10.000 bộ x 20.000đ/bộ)
Phát triển Võ cổ truyền Bình Định trong học sinh, sinh viên tại các trường học trên địa bàn
tỉnh
Biên soạn, chuẩn hóa nội dung, chương trình tập luyện Võ cổ truyền Bình Định phù hợp
trong học sinh, sinh viên
Tổ chức lớp tập huấn Võ cổ truyền Bình Định hàng năm cho đội ngũ giáo viên thể dục tại
các trường học; tổ chức giảng dạy Võ cổ truyền Bình Định trong học sinh, sinh viên.
- Tổ chức các lớp tập huấn Võ cổ truyền Bình Định cho đội ngũ giáo viên thể dục tại các trường
2.1
trong tỉnh hàng năm
- Tổ chức giảng dạy Võ cổ truyền cho học sinh, sinh viên trong thời gian ngoại khóa. Xây dựng
2.2
và tổ chức hoạt động các câu lạc bộ Võ cổ truyền Bình Định trong trường học. Trong đó:
+ Nguồn KP sự nghiệp giáo dục của Sở GD ĐT (HS cấp 3)
+ Nguồn KP sự nghiệp giáo dục của Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp huyện (HS cấp 1 và cấp
2)
Triển khai, ứng dụng Võ cổ truyền Bình Định trong công tác đào tạo, huấn luyện cán bộ,
chiến sỹ lực lượng vũ trang

III

200
1.800
200

1.600
800
800
200
600
1.200

Trong đó chia ra nguồn kinh phí:
- An ninh

800

- Quốc phòng

400

1

Xây dựng, chuẩn hóa nội dung, chương trình tập luyện Võ cổ truyền Bình Định phù hợp
trong các đơn vị lực lượng vũ trang

200

2

Tổ chức giảng dạy, huấn luyện Võ cổ truyền Bình Định trong lực lượng vũ trang

2.1

- Tổ chức lớp luyện tập Võ cổ truyền tại thời điểm huấn luyện chiến sỹ mới


400

2.2

- Tổ chức tập huấn, đào tạo Võ cổ truyền cho lực lượng Dân quân tự vệ

400

2.3

- Thành lập các Câu lạc bộ Võ cổ truyền trong các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang tỉnh nhằm
đẩy mạnh phong trào tập luyện Võ cổ truyền kết hợp với võ theo quy định ngành. Tổ chức các
giải thi đấu của lực lượng vũ trang có nội dung Võ cổ truyền Bình Định

200

IV

Xây dựng Trung tâm Võ thuật cổ truyền Bình Định từ cấp tỉnh đến cơ sở
1
2

V

1.000

Xây dựng Trung tâm Võ thuật cổ truyền tỉnh Bình Định đáp ứng nhiệm vụ nghiên cứu, bảo tồn,
đào tạo, huấn luyện Võ cổ truyền và phục vụ du lịch
Khảo sát, đầu tư thành lập Trung tâm Võ thuật cổ truyền tại các huyện, thị xã, thành phố. Mỗi

năm thành lập 01 Trung tâm, đến năm 2020 có 04 Trung tâm Võ cổ truyền được thành lập tại các
huyện, thị xã, thành phố.
Xây dựng, phát triển sản phẩm du lịch đặc thù với Võ cổ truyền Bình Định

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7: 1900 6169

44.000
40.000
4.000
9.158


Công ty Luật Minh Gia

1
2
3

/>
Hỗ trợ tôn tạo, trùng tu và khôi phục các lò võ cổ truyền Bình Định nâng cao công tác bảo
tồn và phục vụ du lịch: (300 triệu đồng/lò võ x 7 lò võ cho năm 2017, 4 lò võ cho năm 2018
và tiếp tục hỗ trợ trùng tu cho 2 lò võ năm 2019 và 2 lò võ năm 2020)
Hỗ trợ lực lượng võ sư, võ sinh thường trực tại các lò võ biểu diễn phục vụ khách tham
quan du lịch. Mỗi lò võ hỗ trợ 01 võ sư, 04 võ sinh. Mức hỗ trợ bằng mức lương cơ sở. Năm
2017, hỗ trợ 7 lò võ, 2018 hỗ trợ 11 lò võ, năm 2019 hỗ trợ 13 lò võ và 2020 hỗ trợ 15 lò võ

4.500
3.358

Kết nối tour, tuyến du lịch gắn với hoạt động của các lò võ cổ truyền phục vụ du lịch


690

Các doanh nghiệp; khách du lịch hỗ trợ, đóng góp cho các hoạt động biểu diễn võ phục vụ
khách tham quan tại các điểm biểu diễn, các lò võ

690

4

Khảo sát, đánh giá về nhu cầu của khách du lịch đối với hoạt động Võ cổ truyền Bình Định

610

4.1

- Xây dựng biểu mẫu và tổ chức khảo sát. Đối tượng là khách du lịch nội địa và quốc tế; các tổ
chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực du lịch trong và ngoài tỉnh với số lượng là 2.000 mẫu
(30.000đ/ biểu mẫu x 2.000 mẫu)

60

4.2

- Tổ chức đi khảo sát (5 triệu đồng/huyện/đoàn/5 người x 10 ngày)

50

4.3


- Tổ chức tọa đàm, hội thảo kêu gọi xúc tiến đầu tư phát triển du lịch gắn với hoạt động Võ cổ
truyền Bình Định. Trong đó:

500

+ Nguồn kinh phí sự nghiệp Văn hóa - Thể thao

300

+ Nguồn xã hội hóa

200

VI

Phát triển thể thao thành tích cao của bộ môn Võ cổ truyền Bình Định
1
2
3

- Tổ chức kiểm tra thường xuyên để lập Kế hoạch tuyển chọn và xây dựng lực lượng vận động
viên mang tính kế thừa
- Hỗ trợ vệ tinh Võ cổ truyền tại các huyện, thị xã, thành phố. Mức hỗ trợ hệ số 1,0 mức lương
cơ sở/vệ tinh/tháng (11 vệ tinh x 1,0 x 1.210.000đ/tháng/vệ tinh x12 tháng)
- Hỗ trợ vận động viên tập luyện thường xuyên tại 11 vệ tinh. Mức hỗ trợ 1,0 mức lương cơ sở
(11 vệ tinh x 4 VĐV/vệ tinh x 1,0 x1.210.000đ x 12 tháng)

4.446
400
640

2.556

4

- Hỗ trợ mua dụng cụ luyện tập: 50.000.000đ/vệ tinh x 11 vệ tinh

550

5

- Hoàn thiện hệ thống chương trình đào tạo, quản lý vận động viên mang tính định hướng xuyên
suốt từ tuyến “vệ tinh”, tuyến năng khiếu, tuyến trẻ để đảm bảo lực lượng kế thừa cho tuyến đội
tuyển tỉnh (kể cả in sách, tài liệu)

300

VII

Nâng cao chất lượng các giải đấu và công tác đào tạo, bồi dưỡng Võ cổ truyền Bình Định
1
1.1
1.2
1.3

1.4
2
2.1
2.2
2.3
2.4


Nâng cấp chất lượng các giải đấu

11.390
9.520

- Hỗ trợ tổ chức các kỳ thi phong cấp đai Võ cổ truyền theo quy định của Liên đoàn Võ thuật cổ
truyền Việt Nam (10 triệu đồng/đợt x 2 đợt/năm)
- Mở rộng tổ chức, nâng cấp giải Võ cổ truyền tranh Cúp Hoàng Đế Quang Trung theo lộ trình
cấp tỉnh tiến tới cấp khu vực Miền Trung - Tây Nguyên và cấp quốc gia
- Đầu tư, phát triển Chương trình “Đêm Võ đài Xứ Nẫu” trở thành Giải đấu Võ cổ truyền mang
tính chuyên nghiệp của các môn phái Võ cổ truyền có nguồn gốc Bình Định. Trong đó:

3.980

+ 50% từ nguồn kinh phí sự nghiệp TDTT

1.930

+ 50% từ nguồn xã hội hóa

1.930

- Đăng cai tổ chức các giải quốc gia, giải võ cổ truyền các vận động viên xuất sắc tranh đai vô
địch Let's Viet: 200 triệu đồng/giải x 2 giải/năm
Bồi dưỡng, tập huấn nâng cao chuyên môn Võ cổ truyền Bình Định cho các võ sư, huấn
luyện viên trong tỉnh
- Cử huấn luyện viên, võ sư tham gia lớp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn,
nghiệp vụ huấn luyện và lớp đào tạo công tác điều hành giám định, giám khảo, trọng tài do
Trung ương tổ chức (6 triệu đồng/ người x 10 người/đợt x 2 đợt/năm)

- Tổ chức các lớp tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ, giám định, trọng tài chuyên biệt cho từng
nội dung thi đấu Võ cổ truyền tại địa phương (Đối tượng tham gia là võ sư, huấn luyện viên,
giáo viên thể dục, LLVT trong tỉnh)
- Bồi dưỡng, tập huấn nâng cao chuyên môn cho các huấn luyện viên, võ sư tại các lò võ, câu
lạc bộ tham gia các giải đấu thường niên của tỉnh (600.000đ/người x 100 người x 4 ngày/đợt)
- Tổ chức Hội nghị chuyên môn để thống nhất tiêu chí trong việc đánh giá, lựa chọn các bài
quyền, binh khí của Võ cổ truyền Bình Định trong thi đấu

LUẬT SƯ TƯ VẤN PHÁP LUẬT 24/7: 1900 6169

80

3.860

1.600
1.870
480
1.000
240
150



×