Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

chính sách bảo tồn và phát triển nghề, làng nghể hà nội giai đoạn năm 2010 tới năm 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (248.91 KB, 24 trang )

CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP
“CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN
NGHỀ,LÀNG NGHỂ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN
NĂM 2010 TỚI NĂM 2020”
GVHD:LÊ THỊ THANH LOAN
DANH SÁCH THÀNH VIÊN
–NHÓM 9 : LÊ VĂN
SƠN- 54825 LÊ VĂN
TÂN-541827 NGUYỄN
THỊ THẮM -541828
MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
I.MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH 2
II.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU 2
1.Mục êu chung 2
2.Mục êu cụ thể 2
III.HỆ THỐNG CÁC VĂN BẢN CHÍNH SÁCH CÓ LIÊN QUAN 2
IV.TÌM HIỂU TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN NGHỀ LÀNG NGHỀ HÀ NỘI 5
4.1 Công tác tuyên truyền phổ biến chính sách 5
4.2 Công tác lập kế hoạch triển khai thực hiện 6
4.3 Phân cấp trong triển khai thực hiện 7
4.4 Nguồn lực 9
4.5 Nội dung triển khai 11
V.KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH 13
1.Số lượng nghề và làng nghề 14
2.Số lượng việc làm,thu nhập của người lao động trong làng nghề 14
3.Giá trị sản xuất 15
4.Khoa học công nghệ 15
5.Môi trường 16
6.Phát huy giá trị văn hóa làng nghề 16
7.Xúc ến thương mại 17


VI.ĐÁNH GIÁ TỒN TẠI,HẠN CHẾ VÀ BẤT CẬP CỦA CHÍNH SÁCH 17
VII.ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH 20
VIII.TÀI LIỆU THAM KHẢO 21
I.MỘT SỐ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH.
Thành phố Hà Nội có diện tích tự nhiên là 3.348,5km2, dân số 6,45 triệu người
chiếm 7,5% dân số cả nước, có 29 đơn vị hành chính (trong đó có 10 quận, 18
huyện và 01 thị xã) với 401 xã, 22 thị trấn, 154 phường và 2.296 làng. Khu vực
nông thôn của Hà Nội có diện tích tự nhiên là 2.841,8km2, chiếm 84,9% và dân số
4,07 triệu người, chiếm 63,1%, đây là địa bàn rộng lớn có vị trí quan trọng trong sự
nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của Thủ đô hiện nay và cả những năm tiếp theo.
Thực hiện đường lối đổi mới, nền kinh tế đã chuyển đổi sang cơ chế thị trường
theo định hướng xã hội chủ nghĩa, các thành phần kinh tế được mở rộng và mức
sống của nhân dân được nâng cao. Đạt được kết quả trên là có sự đóng góp rất
quan trọng của lĩnh vực phát triển nghề và làng nghề, đặc biệt là các làng nghề
truyền thống. Làng nghề mang bản sắc riêng của nền kinh tế Việt Nam nói chung
và của Thủ đô nói riêng, việc bảo tồn và phát triển làng nghề có ý nghĩa đặc biệt
quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn
theo hướng công nghiệp hóa-hiện đại hóa, giữ vững và phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc.
Trong những năm qua phát triển nghề, làng nghề của Thành phố đã có sự chuyển
biến tích cực không chỉ về nhận thức của các cấp, các ngành mà còn có sự tham gia
tích cực của các tổ chức chính trị - xã hội, các Hiệp hội ngành nghề cùng với sự
năng động sáng tạo của nhân dân, nên nghề và làng nghề đã được khôi phục, củng
cố và ngày càng phát triển. Nhiều nghề, làng nghề được khôi phục và phát triển
mạnh như: nghề thêu, ren, dệt lụa, gốm sứ, sơn mài, khảm trai, mây tre đan…, và
các ngành nghề khác như: bảo quản, chế biến nông sản thực phẩm, nuôi trồng sinh
vật cảnh, dệt may… đã phát triển nhanh, đáp ứng nhu cầu thị trường. Sự biến đổi
đó đã góp phần đem lại bộ mặt mới cho khu vực nông thôn, đẩy mạnh sự nghiệp
công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn trên địa bàn Thành phố, đời sống của
người lao động được nâng cao, tạo việc làm ổn định, tăng thu nhập cho người lao

động, giảm sự khác biệt giữa thành thị và nông thôn, giữ vững trật tự an ninh xã
hội, giảm tỷ lệ hộ nghèo, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, hạn chế
di dân tự do và bảo tồn các giá trị văn hoá dân tộc.
Tuy nhiên, phát triển nghề, làng nghề vẫn mang tính tự phát. Gần 80% các cơ sở
không đủ vốn để đầu tư đổi mới kỹ thuật, mở rộng quy mô sản xuất, sử dụng công
nghệ, thiết bị lạc hậu, thiếu nguyên liệu tại chỗ, vẫn phải phụ thuộc vào nguồn
nguyên liệu từ nơi khác, chưa có chợ đầu mối cung cấp nguyên liệu, phụ liệu. Sự
liên kết giữa các làng nghề, nghệ nhân, thợ thủ công và các doanh nghiệp trong các
lĩnh vực đào tạo nghề, cung cấp thông tin thị trường, tiêu thụ sản phẩm chưa được
chặt chẽ. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa được mở rộng, một mặt do các sản
phẩm thủ công còn đơn điệu về mẫu mã, chất lượng chưa cao, hầu hết sản phẩm
chưa có thương hiệu nhãn mác hàng hoá nên sức cạnh tranh kém và thị trường xuất
khẩu đang bị thu hẹp, chưa khai thác được thế mạnh của thị trường trong nước, mặt
khác do thiếu thông tin thị trường, thiếu các trung tâm trưng bày giới thiệu sản
phẩm. Việc giữ gìn, tôn vinh và tuyên truyền bản sắc văn hóa dân tộc kết tinh trong
các sản phẩm truyền thống chưa được coi trọng. Môi trường bị ô nhiễm, cơ sở hạ
tầng và dịch vụ phục vụ sản xuất không đồng bộ.
Nguyên nhân cơ bản của các tồn tại trên một mặt do tác động của kinh tế thị
trường, mặt khác do chúng ta chưa có chương trình, kế hoạch cụ thể về việc bảo
tồn và phát triển nghề, làng nghề của Thành phố.
Để nghề và làng nghề phát huy thế mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội phát
triển bền vững, thân thiện với môi trường, mang những sản phẩm có nét văn hoá
độc đáo riêng của từng địa phương, sử dụng nguồn lao động tại chỗ, gắn với phát
triển du lịch, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hoá
nông nghiệp nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, nên vậy việc thực hiện
“Chính sách bảo tồn và phát triển nghề,làng nghề Hà Nội giai đoạntừ năm
2010 đến năm 2020” là một yêu cầu bức thiết hiện nay của mỗi làng, mỗi cơ sở và
của từng người dân cũng như tâm huyết của các Nghệ nhân, những người suốt đời
gắn bó với nghề, mong muốn giữ gìn được tinh hoa văn hóa và tâm hồn Việt, là
căn cứ khoa học và thực tiễn để xây dựng quy hoạch, chương trình, kế hoạch hàng

năm, 5 năm về phát triển nghề và làng nghề, đồng thời là cơ sở giúp cho các cấp,
các ngành, các địa phương có kế hoạch, giải pháp, hành động cụ thể, ban hành các
cơ chế chính sách phù hợp
khuyến khích nghề, làng nghề phát triển sâu rộng, bền vững, góp phần phát triển
kinh tế xã hội trong thời kỳ đổi mới và hội nhập.
II.MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.
1.Mục tiêu chung
Tìm hiểu về tình hình thực thi chính sách bào tồn và phát triển nghề,làng nghề Hà
Nội giai đoạn 2010-2020
2.Mục tiêu cụ thể.
 Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chính sách bảo tồn và phát triển
nghề,làng nghề.
 Phân tích tình hình thực hiện chính sách.
 Đánh giá tồn tại,khó khăn,bất cập trong quá trình thực hiện chính sách.
 Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách.
III.HỆ THỐNG CÁC VĂN BẢN CHÍNH SÁCH CÓ LIÊN QUAN
Trước năm 2000, làng nghề Việt Nam nói chung và của Thành phố nói riêng ít
được chú trọng gìn giữ và phát triển, chỉ có một số làng nghề làm hàng xuất khẩu
cho các nước Đông Âu và Liên Xô (cũ) là có việc làm tương đối ổn định, nghề
truyền thống dần bị mai một và chuyển dần sang nghề mới.
Sau năm 2000, nghề và làng nghề đã được các cấp, các ngành quan tâm, chỉ đạo và
đề ra những chính sách khuyến khích phát triển nghề và làng nghề như:
- Nghị quyết số 15 NQ/TW ngày 18/3/2002 của Ban chấp hành Trung ương Đảng
khóa IX về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn thời
kỳ 2001 – 2010 chỉ rõ “Thủ đô Hà Nội phải đi đầu trong công nghiệp hóa - hiện
đại hóa nông thôn, từng bước nâng cao chất lượng sản phẩm nông nghiệp, phát
triển nghề và làng nghề truyền thống…”;
- Quyết định số 132/2000/QĐ-TTg ngày 24/11/2000 về một số chính sách khuyến
khích phát triển ngành nghề nông thôn với những chính sách cụ thể về đất đai, mặt
bằng sản xuất, nguyên liệu, đầu tư, tín dụng, thuế và lệ phí, khoa học công nghệ và

môi trường, chất lượng sản phẩm, lao động và đào tạo;
- Nghị định số 134/2004/NĐ-CP ngày 09/6/2004 về việc khuyến khích phát triển
công nghiệp nông thôn với những nội dung chủ yếu là hướng dẫn, hỗ trợ tổ chức,
cá nhân khởi sự doanh nghiệp, tìm kiếm mặt bằng sản xuất, huy động vốn, xin ưu
đãi đầu tư, nâng cao năng lực quản lý, hợp lý hoá sản xuất, hạ giá thành sản phẩm,
đầu tư xây dựng dây chuyền sản xuất mới, mở rộng quy mô sản xuất, đổi mới và
ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, quản lý chất lượng sản phẩm, bảo vệ môi
trường, đào tạo nghề, truyền nghề, cung cấp thông tin, tìm kiếm thị trường, tham
gia triển lãm, hội chợ, giới thiệu sản phẩm, tham gia các hiệp hội ngành nghề và
xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật;
- Nghị định số 66/2006/NĐ-CP ngày 07/07/2006 về phát triển ngành nghề nông
thôn tập trung vào một số nội dung cụ thể như bảo tồn và phát triển làng nghề, tạo
mặt bằng sản xuất, ưu đãi về đầu tư tín dụng, xúc tiến thương mại, hỗ trợ về khoa
học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực.
Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương Đảng và Chính phủ, cùng với các bộ, ngành,
các tỉnh thành phố trên toàn quốc, Thành phố Hà Nội cũ và tỉnh Hà Tây trước đây
đã xây dựng các chương trình, đề án, kế hoạch cụ thể để phát triển ngành nghề
nông thôn, trong đó tập trung vào các hoạt động hỗ trợ phát triển sản xuất, khôi
phục và phát triển các nghề truyền thống, các làng nghề truyền thống, thúc đẩy thị
trường tiêu thụ cả trong và ngoài nước như:
- Đề án số 34 ĐA/TU ngày 25/01/2005 của Thành ủy Hà Nội khôi phục, phát triển
nghề, làng nghề Hà Nội đến năm 2010 với nội dung là bổ sung các cơ chế chính
sách của thành phố khuyến khích phát triển nghề truyền thống, phát triển nghề mới
và hình thành các phố nghề, làng nghề gắn với du lịch văn hóa sinh thái, tạo việc
làm ổn định, nâng cao thu nhập cho người lao động ở các làng nghề, tiếp tục xây
dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật trong làng nghề theo hướng vừa phục vụ sản
xuất vừa phục vụ nhu cầu sinh hoạt, xây dựng mô hình cụm sản xuất làng nghề tập
trung;
- Đề án số 19 ĐA/TU ngày 5/3/2007 của Thành ủy Hà Nội về phát triển du lịch Hà
Nội giai đoạn 2007 - 2015 trong đó xác định nhiệm vụ xây dựng điểm, tuyến du

lịch làng nghề truyền thống;
- Nghị quyết số 26 NQ/TU ngày 29/6/2007 của Tỉnh ủy Hà Tây về phát triển kinh
tế làng nghề đến năm 2015 và những năm tiếp theo chủ yếu là tạo dựng môi trường
thuận lợi để phát triển làng nghề ngành nghề nông thôn, tạo bước phát triển toàn
diện và mạnh hơn kinh tế làng nghề, phát triển lực lượng sản xuất, và bảo vệ môi
trường góp phần đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn và xây dựng
nông thôn mới, trong đó tập trung vào việc ban hành các cơ chế chính sách khuyến
khích, hỗ trợ phát triển làng nghề, xây dựng và đưa vào khai thác các điểm công
nghiệp làng nghề, phát triển các nhóm nghề truyền thống, khôi phục và duy trì một
số nghề truyền thống độc đáo, đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động khuyến công và tiến
hành đầu tư các dự án vùng nguyên liệu;
- Chương trình 05/CTr-TU ngày 10/5/2006 của Thành ủy Hà Nội và Kế hoạch số
70/KH-UB ngày 18/12/2006 của UBND Thành phố Hà Nội về phát triển kinh tế
ngoại thành với yêu cầu phải xác định các nhiệm vụ trọng tâm, đề án, dự án trọng
điểm, các cơ chế chính sách và lộ trình thực hiện để phát triển kinh tế ngoại thành
và từng bước hiện đại hóa nông thôn, trong đó nội dung chủ yếu là chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, cơ cấu lao động ở nông thôn và xây dựng hạ tầng nông thôn theo
hướng văn minh, hiện đại mà cụ thể với công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp là hoàn
thành xây dựng hạ tầng kỹ thuật và lấp đầy các dự án cụm sản xuất tiểu thủ công
nghiệp làng nghề tập trung, xây dựng các trung tâm đào tạo nhân lực kết hợp giải
quyết việc làm tại các huyện ngoại thành, triển khai thực hiện đề án dạy nghề ngắn
hạn cho lao động nông thôn;
- Quyết định số 9849/QĐ-UB ngày 31/12/2004 của UBND Thành phố Hà nội và
Quyết định số 2595/QĐ-UBND ngày 27/12/2007 của UBND tỉnh Hà Tây phê
duyệt Quy hoạch phát triển nghề và làng nghề trên địa bàn đến năm 2015;
- Quyết định số 155/2004/QĐ-UB ngày 13/10/2004 của Uỷ ban nhân dân thành
phố Hà Nội ban hành Qui chế công nhận danh hiệu “Làng nghề Hà Nội”;
- Quyết định số 1492/1999/QĐ-UB ngày 23/12/1999 của UBND tỉnh Hà Tây ban
hành Qui định tạm thời về tiêu chuẩn làng nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp
tỉnh Hà Tây;

- Quyết định số 120/2003/QĐ-UB ngày 02/10/2003 của UBND thành phố Hà Nội
ban hành Qui chế phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Hà Nội” và một số chế độ đối
với nghệ nhân;
- Quyết định số 454/QĐ-UB ngày 22/03/2006 của UBND tỉnh Hà Tây ban hành
Qui định tiêu chuẩn công nhận danh hiệu “Nghệ nhân Hà Tây” ngành nghề thủ
công mỹ nghệ truyền thống;
- Quyết định số 22/2008/QĐ-UBND ngày 02/5/2008 của UBND thành phố Hà Nội
ban hành “Quy định một số chính sách hỗ trợ phát triển nghề và làng nghề Hà
Nội”.
Ngay sau khi hợp nhất địa giới hành chính, Thành phố Hà Nội đã ban hành các
quyết định:
- Quyết định số 69/2009/QĐ-UBND ngày 18/5/2009 của UBND thành phố Hà Nội
ban hành Quy chế phong tặng danh hiệu Nghệ nhân Hà Nội ngành thủ công mỹ
nghệ;
- Quyết định số 85/2009/QĐ-UBND 02/7/2009 của UBND thành phố Hà Nội ban
hành quy chế xét công nhận danh hiệu “làng nghề truyền thống Hà Nội”.
IV.TÌM HIỂU TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH BẢO TỒN VÀ
PHÁT TRIỂN NGHỀ LÀNG NGHỀ HÀ NỘI
4.1 Công tác tuyên truyền phổ biến chính sách.
Để nâng cao nhận thức của người dân về chính sách hỗ trợ phát triển nghề và
làng nghề, các Bộ, Ngành, tổ chức chính trị - xã hội đã phối hợp với nhau trong
công tác tuyên truyền về chính sách hỗ trợ này. Đẩy mạnh tuyên truyền qua
phương tiện truyền thông.
Sở công thương tổ chức hội nghị để tuyên truyền về chính sách.Họp báo,gặp mặt
với các đại diện làng nghề trên thành phố,các đơn vị có liên quan .
Tổ chức hội thi người dân tìm hiểu chính sách hỗ trợ phát triển nghề và làng nghề
Hà Nội nhằm cung cấp kiến thức để phát triển nghề và làng nghề cho người dân ở
đây hiểu rõ chính sách nhà nước hỗ trợ phát triển nghề và làng nghề hiện nay.
Tổ chức các lễ hội làng nghề truyền thống, có các hoạt động khuyến công
nhằm tuyên truyền, tập huấn, trang bị kiến thức cho người làng nghề về cách

marketing sản phẩm, thái độ đón tiếp khách du lịch cũng như việc đầu tư xây dựng
hạ tầng ở các làng nghề…
4.2 Công tác lập kế hoạch triển khai thực hiện
1. Năm 2011
- Triển khai đầu tư xây dựng 2 dự án làng nghề truyền thống kết hợp với du lịch ;
- Xây dựng chủ trương đầu tư và triển khai xây dựng 5 dự án xử lý ô nhiễm môi
trường cho các làng nghề ;
- Khôi phục và bảo tồn 3 làng nghề truyền thống bị mai một.
- Truyền nghề, đào tạo nghề cho các làng nghề, làng có nghề và làng thuần nông
trên địa bàn.
2. Giai đoạn 2012 - 2015
- Hoàn chỉnh 02 làng nghề xây dựng năm 2011 và triển khai xây dựng 8 làng
nghề truyền thống kết hợp du lịch ;
- Triển khai xây dựng hệ thống xử lý môi trường tại 30 làng nghề;
- Lập và triển khai dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng và tổ chức lại sản xuất cho
25 làng nghề;
- Khôi phục và bảo tồn 9 làng nghề truyền thống bị mai một
- Truyền nghề, đào tạo nghề cho các làng nghề, làng có nghề và làng thuần
nông trên địa bàn.
3. Giai đoạn 2016 - 2020
- Hoàn chỉnh các làng nghề xây dựng trong giai đoạn 2011 - 2015 và triển
khai xây dựng 5 làng nghề truyền thống kết hợp du lịch:
- Triển khai xây dựng hệ thống xử lý môi trường tại 30 làng nghề
- Lập và triển khai dự án nâng cấp cơ sở hạ tầng và tổ chức lại sản xuất cho
25 làng nghề
- Khôi phục và bảo tồn 9 làng nghề truyền thống bị mai một
- Truyền nghề, đào tạo nghề cho các làng nghề, làng có nghề và làng thuần
nông trên địa bàn.
4.3 Phân cấp trong triển khai thực hiện
4.3.1 Các Sở, ban, ngành

a. Sở Công thương
- Xây dựng và thực hiện các quy hoạch phát triển nghề và làng nghề, quy hoạch
điểm công nghiệp làng nghề trên địa bàn Thành phố Hà Nội;
- Xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch hỗ trợ, phát triển nghề và làng
nghề trên địa bàn;
- Thực hiện công tác đào tạo nghề cho người lao động, nâng cao năng lực quản lý
và khởi sự doanh nghiệp cho các cơ sở sản xuất trong làng nghề; công tác hỗ trợ
các cơ sở sản xuất làng nghề đổi mới công nghệ và ứng dụng khoa học công nghệ
mới; xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất mới;
- Đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại cho các làng nghề, cơ sở sản xuất trong
làng nghề.
- Đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chương trình.
b. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chủ trì cân đối nguồn vốn và phân bổ vốn cho Chương trình bảo tồn và phát triển
nghề và làng nghề.
- Phối hợp với các Sở, ban, ngành, các địa phương thực hiện chương trình.
c. Sở Tài chính
- Bố trí ngân sách để triển khai Chương trình theo đúng quy định hiện hành.
- Chủ trì hướng dẫn cơ chế tài chính đối với những chính sách hỗ trợ của Chương
trình.
- Phối hợp cùng Sở Công thương hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chi tiêu tài chính
thực hiện Chương trình.
d. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì xây dựng kế hoạch phát triển vùng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất tại
các làng nghề.
- Cung cấp các dịch vụ nhằm phát triển vùng nguyên liệu như: cây, con giống,
phân bón, thuốc trừ sâu… đáp ứng nhu cầu của các làng nghề thủ công mỹ nghệ,
chế biến nông sản thực phẩm…
- Phối hợp với các Sở, ban, ngành, các địa phương thực hiện chương trình.
đ. Sở Lao động – Thương binh và Xã hội

- Xây dựng quy hoạch đào tạo nghề ở khu vực nông thôn;
- Phối hợp với các Sở, ban, ngành, các địa phương thực hiện chương trình.
e. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Đề xuất các chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ sở sản xuất,
làng nghề về đất đai, mặt bằng sản xuất và xử lý ô nhiễm môi trường.
- Chủ trì, phối hợp cùng Sở công thương và các địa phương xây dựng và thực hiện
các dự án bảo vệ môi trường làng nghề.
g. Sở Khoa học và Công nghệ
- Đề xuất các giải pháp khuyến khích chuyển giao công nghệ và ứng dụng tiến bộ
khoa học trong lĩnh vực phát triển ngành nghề.
- Bố trí thực hiện các đề tài, dự án về khoa học, công nghệ cho các cơ sở sản xuất
và làng nghề.
h. Sở Văn hóa, thể thao và Du lịch
- Xây dựng dự án bảo tồn giá trị văn hóa làng nghề truyền thống.
- Phối hợp với Sở Công thương, các địa phương thực hiện dự án làng nghề truyền
thống kết hợp với du lịch.
i. Các Sở, ban, ngành có liên quan
Căn cứ vào chức năng và nhiệm vụ của mình phối hợp với Sở Công thương và các
địa phương để tổ chức các hoạt động hỗ trợ thực hiện nội dung của Chương trình.
4.3.2 Ủy ban nhân dân các cấp
Xây dựng các quy hoạch, kế hoạch cụ thể trên địa bàn để thực hiện tốt Chương
trình bảo tồn và phát triển nghề và làng nghề tại địa phương
Chỉ đạo tổ chức và thực hiện lồng nghép có hiệu quả Chương trình bảo tồn và phát
triển nghề và làng nghề với các chương trình, dự án khác có trên địa bàn, đặc biệt
là gắn với chương trình xây dựng mô hình nông thôn mới
Thường xuyên kiểm tra, giám sát việc quản lý thực hiện Chương trình và thực
hiện đầy đủ chế độ báo cáo theo quy định
Tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao ý thức, tự giác thực hiện tốt Chương
trình
4.4 Nguồn lực

4.4.1 Nguồn nhân lực
Tăng cường công tác đào tạo nghề theo hình thức truyền nghề, nhân cấy nghề.
Xây dựng cơ chế khuyến khích các nghệ nhân trực tiếp mở lớp truyền nghề, thợ
giỏi tham gia đào tạo, chú trọng đến các nghề truyền thống, cổ truyền. Khuyến
khích và hỗ trợ cho các làng nghề tự tổ chức và thành lập các Trung tâm đào tạo
nghề.
Thường xuyên tổ chức phong tặng danh hiệu nghệ nhân, thợ giỏi, bàn tay vàng
cho các lao động làng nghề, danh hiệu làng nghề truyền thống, nghề truyền thống;
Hàng năm tổ chức trao giải “Sản phẩm tiêu biểu” cho các sản phẩm mới kết hợp
với cuộc thi sản phẩm thủ công và tổ chức các cuộc thi tay nghề cho thợ thủ công.
Phát triển nguồn nhân lực thông qua công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về kỹ
thuật, tổ chức sản xuất, quản lý doanh nghiệp cho các chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở
sản xuất tại làng nghề, dạy nghề cho lao động nông thôn, tổ chức cho các chủ
doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất, giao lưu, tham quan học hỏi kinh nghiệm phát
triển làng nghề ở trong và ngoài nước. Mỗi địa phương có chế độ ưu đãi để thu hút
các nghệ nhân, cán bộ khoa học kỹ thuật giỏi tham gia vào phát triển ngành nghề,
làng nghề.
Thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị nhằm giới thiệu các kinh
nghiệm quản lý, sản xuất kinh doanh, khoa học công nghệ mới và các lĩnh vực liên
quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh tại làng nghề.
4.4.2 Nguồn vốn
Việc huy động vốn để thực hiện chương trình bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề
trên địa bàn Thành phố với các nhiệm vụ cụ thể: bảo tồn và phát triển làng nghề
truyền thống; xây dựng làng nghề kết hợp với du lịch ; xây dựng, phát triển làng
nghề mới thông qua các chương trình đào tạo nghề, truyền nghề, nhân cấy nghề
mới; xây dựng cơ sở hạ tầng và xử lý ô nhiễm môi trường làng nghề. Tổng kinh
phí dự kiến: 2.470 tỷ đồng, được phân giai đoạn thực hiện như sau :
Năm 2011
Lựa chọn từ 2 đến 3 làng cho mỗi chương trình để đầu tư, xây dựng thí điểm, sau
đó rút kinh nghiệm và nhân rộng. Cụ thể :

- Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống: 10 tỷ|
- Chương trình phát triển làng nghề kết hợp với du lịch:42 tỷ;
- Cho đào tạo nghề, truyền nghề, nhân cấy nghề:7 tỷ;
- Cho xử lý ô nhiễm môi trường:18 tỷ;
Tổng kinh phí: 77 tỷ đồng
Giai đoạn 2012 – 2015
Triển khai tiếp 100 dự án cho tất cả các chương trình. Nguồn kinh phí dự kiến cho
thực hiện chương trình là: 354 tỷ đồng.
Trong đó:
- Cho bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống:64 tỷ;
- Cho phát triển làng nghề kết hợp với du lịch:210 tỷ;
- Cho đào tạo nghề, truyền nghề, nhân cấy nghề:50 tỷ;
- Cho xử lý ô nhiễm môi trường:30 tỷ;
Giai đoạn từ năm 2015 và những năm tiếp theo
Triển khai khoảng 300 dự án. Nguồn kinh phí dự kiến 2.039 tỷ đồng
* Nguồn vốn được huy động từ các nguồn:
Vốn ngân sách Nhà nước hàng năm (ngân sách trung ương và ngân sách địa
phương, vốn ODA) : Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng; xử lý ô nhiễm môi trường; hệ
thống cấp nước sạch …
Đóng góp của người dân và các nguồn vốn hợp pháp khác: Kêu gọi xã hội hóa;
Các tổ chức trong và ngoài nước hỗ trợ.
Thành phố tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư xử lý ô nhiễm môi trường, hệ
thống cấp nước sạch, trạm biến áp.
4.5 Nội dung triển khai
4.5.1 Phát triển làng nghề truyền thống kết hợp du lịch
Đầu tư, cải tạo cơ sở hạ tầng làng nghề như: Đường giao thong, vỉa hè, hệ
thống thoát nước, điện chiếu sang, bãi đỗ xe, điểm đón khách du lịch
Tôn tạo các công trình văn hóa, di tích lịch sử: Đình, chùa, nhà thờ, nhà
thờ tổ nghề để minh chứng về truyền thống làng nghề
Xây dựng trung tâm giới thiệu sản phẩm, hệ thống dịch vụ ăn uống, văn

hóa, văn nghệ theo đặc thù của từng làng nghề. Có sơ đồ hướng dẫn hệ thống giao
thong trong làng nghề, các vị trí di tích lịch sử, trung tâm thương mại dịch vụ,
điểm đến của làng nghề được đặt ngay từ đầu làng bằng 2 ngôn ngữ Anh – Việt.
Phát hành tờ rơi giới thiệu quá trình hình thành phát triển nghề, làng nghề.
Hỗ trợ một số cơ sở sản xuất hoàn thiện việc tổ chức sản xuất và có điều
kiện cho khách làm thử một số công đoạn để lựa chọn là điểm đến trong làng nghề
Tập huấn kỹ năng phục vụ du lịch cho các hộ sản xuất
Xây dựng các tour du lịch ngay tại làng nghề kết hợp vớ cảnh quan thiên
nhiên, đồng thời gắn với các tour du lịch khác
Đảm bảo an ninh, an toàn, trật tự, văn minh thương mại.
4.5.2 Phát triển làng nghề kết hợp với việc bảo vệ môi trường.
Rà soát, đánh giá sự phân bố các cơ sở sản xuất (có ảnh hưởng đến môi
trường) trong làng nghề làm cơ sở đề xuất với chính quyền địa phương, di dời vào
khu vực sản xuất tập trung đã được quy hoạch.
Nghiên cứu giải pháp thu gom chất thải cần xử lý, xác lập vị trí đầu tư xây
dựng hệ thống xử lý sao cho thuận lợi về vận hành sử dụng, tiết kiệm về kinh tế, có
khả năng hoạt động lâu dài, bền vững.
Lựa chọn và lắp đặt thiết bị xử lý ô nhiễm môi trường có công nghệ tiên tiến
cùng với một số cơ sở hạ tầng đồng bộ, phù hợp với điều kiện vận hành tại làng
nghề, chất thải sau khi xử lý phải đạt theo tiêu chuẩn chất thải công nghiệp theo
TCVN 5945 – 1995.
Thiết lập hệ thống quản lý, vận hành, bảo dưỡng thiết bị trong quá trình sử
dụng, xây dựng công trình, kế hoạch và dự trù nguồn kinh phí bảo trì hệ thống xử
lý, đảm bảo cho hệ thống hoạt động lâu dài, phát huy hiệu quả đầu tư.
4.5.3 Khôi phục các làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một
Xây dựng các phòng hoặc nhà trưng bày, bảo tàng nghề, làng nghề trên cơ sở
sưu tầm, thu thập các tư liệu, sản phẩm của nghề. Xây dựng khu trình diễn nghề
cho nghệ nhân, các hộ làm nghề phục vụ nhu cầu du lịch, văn hóa và phục vụ xúc
tiến thương mại nhằm tìm kiếm mở rộng thị trường. Xây dựng bộ giáo trình và tổ
chức các lớp đào tạo nghề cho người lao động.

Hỗ trợ để một số hộ hoặc nhóm hộ đang làm nghề truyền nghề, nhân cấy nghề
cho lao động địa phương. Hỗ trợ kinh phí để áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và
công nghệ tiên tiến vào một số công đoạn của sản xuất để nâng cao giá trị của sản
phẩm. Tạo điều kiện thuận lợi cho các hộ sản xuất kinh doanh được vay vốn với lãi
suất thấp.
4.5.4 Đào tạo nghề, truyền nghề và nhân cấy nghề
Xây dựng giáo trình và tổ chức các lớp đào tạo nghề, nâng cao tay nghề cho
người lao động, nâng cao trình độ quản lý cho chủ cơ sở sản xuất trong đó chủ
trọng đào tào về thiết kế, tạo mẫu, nâng cao tay nghề cho lao động tại các làng
nghề nghề truyền thống, khuyến khích các nghệ nhân tham gia chương trình truyền
nghề, đào tạo nghề. Hỗ trợ nghệ nhân tham gia công tác đào tạo nghề, truyền nghề,
nhân cấy nghề cho lao động tại các làng nghề.
4.5.5 Xúc tiến thương mại
Phát triển, mở rộng thị trường cung cấp nguyên liệu và thị trường tiêu thụ sản
phẩm thông qua các hội chợ, triển lãm, liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp,
các địa phương có vùng nguyên liệu…
Hỗ trợ xây dựng thương hiệu. Tổ chức hội thảo xúc tiến thương mại mở rộng,
tìm kiếm thị trường tiềm năng và giao thương với các đối tác trong và ngoài nước.
V.KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
Sau khi chính sách được ban hành đồng bộ từ Trung ương đến Thành phố, việc
phát triển nghề, làng nghề trên địa bàn đã thu được những kết quả nổi bật được thể
hiện trên các mặt như: cơ cấu kinh tế có bước phát triển rõ rệt, đúng hướng và
vững chắc; cơ cấu lao động có xu hướng chuyển dịch mạnh từ khu vực nông
nghiệp sang công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, số hộ, số lao động tham gia sản
xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tăng lên nhanh chóng; đã hình thành và
phát triển nhanh các điểm công nghiệp làng nghề; giá trị sản xuất trên một đơn vị
diện tích đất tăng liên tục; chất lượng của sản phẩm làng nghề từng bước được
nâng cao và được thị trường trong và ngoài nước chấp nhận; cơ sở vật chất, hạ tầng
kỹ thuật của nông thôn nói chung, của các làng nghề nói riêng tiếp tục được đầu tư
và phát triển theo hướng hiện đại hóa; đã thu hút lượng lớn khách du lịch trong và

ngoài nước vào các tuyến, các điểm du lịch làng nghề truyền thống; các Hội, Hiệp
hội, câu lạc bộ nghề được thành lập; thu nhập, đời sống của người lao động ở nông
thôn ngày càng được nâng cao đã đưa Hà Nội trở thành nơi hội tụ nhiều làng nghề
nhất cả nước, đặc biệt là nghề, làng nghề truyền thống với bề dày phát triển hàng
trăm năm.1.Số lượng nghề và làng nghề.Cụ thể:
1.Số lượng nghề và làng nghề
Hiện nay, Thành phố có 1.350 làng nghề và làng có nghề chiếm gần 59% tổng số
làng, trong đó 244 làng có nghề truyền thống. Số làng có nghề phân bố không đều
đa số tập trung chủ yếu ở các huyện: Phú Xuyên 124 làng, Thường Tín 125 làng,
Chương Mỹ 174 làng, Ứng Hoà 113 làng, Thanh Oai 101 làng, Ba Vì 91 làng ,
một số huyện có số lượng làng có nghề ít như: Thanh Trì 24 làng, Gia Lâm 22
làng, Từ Liêm 11 làng Hết năm 2009, đã có 272 làng nghề được Uỷ ban nhân
dân cấp bằng công nhận danh hiệu làng nghề (255 làng do Uỷ ban nhân dân tỉnh
Hà Tây trước đây công nhận và 01 làng thuộc huyện Mê Linh do Uỷ ban nhân dân
tỉnh Vĩnh Phúc công nhận), trong đó có 198 làng nghề truyền thống được công
nhận.
Đến nay, theo đánh giá của tổ chức JICA Nhật Bản, Thành phố Hà Nội có 47 nghề
trên tổng số 52 nghề của toàn quốc với hàng chục nhóm nghề đang có chiều hướng
phát triển như: gốm sứ, dệt may, da giày, điêu khắc, khảm trai, thêu ren, sơn mài,
mây tre đan, dát vàng bạc quỳ, đúc đồng, kim hoàn, chế biến nông sản thực phẩm,
cơ kim khí…, trong đó, có một số nhóm ngành nghề đang có xu hướng phát triển
nhanh như: gốm sứ, khảm trai, mây tre đan, sơn mài, điêu khắc…
2.Số lượng việc làm,thu nhập của người lao động trong làng nghề.
Hoạt động ngành nghề công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn đã thu hút
được số lao động tham gia sản xuất trong các làng có nghề là 626.557 người với
166.393 hộ sản xuất, 2.063 công ty cổ phần, 4.562 công ty TNHH, 1.466 Doanh
nghiệp tư nhân, 164 Hợp tác xã và 50 Hội, Hiệp hội, trong đó số lao động tại chỗ là
412.500 người (chiếm 64,93% tổng số lao động trong làng và chiếm 41,32% tổng
số lao động sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên toàn Thành phố), và
số lao động từ các nơi khác đến làm thuê là 214.057; Số lao động trong các làng

nghề được công nhận là 318.603 người (chiếm 70,45% tổng số lao động trong các
làng nghề được công nhận);
Số lao động tại chỗ của các làng nghề tập trung ở các nhóm ngành như: Mây tre
đan, mũ lá, thêu ren, sơn mài, khảm trai, điêu khắc, dát quỳ vàng bạc, gốm sứ ;
Số lao động thuê ngoài địa phương tập trung ở một số ngành như: chế biến nông
lâm sản, thực phẩm, cơ kim khí, dệt may
Thu nhập bình quân của một lao động làm nghề công nghiệp – TTCN tăng thêm so
với làm nông nghiệp đạt khoảng 1.092.000 đ/người/tháng (khoảng 13,1 triệu
đồng/người/năm). Tuy nhiên không đều, các huyện có thu nhập khá là: Gia Lâm,
Từ Liêm, Đông Anh, Mê Linh đạt từ 21 - 31 triệu đồng/người/năm; Mỹ Đức, Đan
Phượng, Hoài Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Thanh Trì, Sơn Tây đạt từ 10 - 20 triệu
đồng/người/năm, ngược lại ở một số huyện như Ba Vì, Sóc Sơn chỉ đạt từ 6,5 - 8,4
triệu đồng/người/năm. Thu nhập bình quân trong năm của một lao động tham gia
sản xuất công nghiệp - TTCN đã tăng gấp 1,5 – 2,5 lần so với thu nhập bình quân
của lao động trong làng.
Hiện nay, nhiều làng nghề, xã nghề trên địa bàn Hà Nội đang dần trở thành trung
tâm thu hút lao động cả trong và ngoài làng như: dệt len La Phù (huyện Hoài Đức),
cỏ tế Phú Túc (huyện Phú Xuyên), gốm sứ Bát Tràng (huyện Gia Lâm), chẻ tăm
hương Quảng Phú Cầu (huyện Ứng Hoà), xã Xuân Đỉnh (huyện Từ Liêm) góp
phần làm tăng giá trị kinh tế cho địa phương, nhưng cũng làm tăng dân số cơ học,
ảnh hưởng đến trật tự, an toàn xã hội của làng nghề.
3.Giá trị sản xuất.
Năm 2011, giá trị sản xuất của làng nghề đạt trên 8.232 tỷ đồng, chiếm khoảng
10% tổng giá trị sản xuất công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp của toàn thành phố.
Những làng nghề tiêu biểu có giá trị sản xuất hàng năm cao là: làng nghề chế biến
nông sản thực phẩm Dương Liễu (huyện Hoài Đức) đạt 95 tỷ đồng, làng nghề chế
biến nông sản Minh Khai (huyện Hoài Đức) đạt 179 tỷ đồng, làng nghề mộc may
đan Chàng Sơn (huyện Thạch Thất) đạt 282 tỷ đồng, làng nghề mây tre đan Yên
Trường (huyện Chương Mỹ) đạt 76 tỷ đồng/năm, làng nghề mộc Vạn Điểm (huyện
Thường Tín) đạt 240 tỷ đồng/năm, làng nghề dệt nhuộm La Dương, Ỷ La (quận Hà

Đông) mỗi làng đạt 416 tỷ đồng/năm, làng nghề gốm sứ Bát Tràng (huyện Gia
Lâm) 350 tỷ đồng/năm, làng nghề dệt kim, sản xuất bánh kẹo La Phù (huyện Hoài
Đức) đạt 810 tỷ đồng/năm.
4.Khoa học công nghệ.
Do bước đầu kết hợp công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, sản phẩm
của làng nghề đã tinh xảo, hiện đại hơn, năng suất lao động được nâng cao. Các
công đoạn sản xuất vốn sử dụng lao động cơ bắp trước đây như xay nghiền bột ở
làng nghề chế biến nông sản thực phẩm, khoan, bào, cưa, xẻ ở làng nghề chế biến
lâm sản, kéo bễ quạt lò ở các làng nghề cơ kim khí, nghiền trộn đất ở làng nghề
gốm Bát Tràng nay đã thay thế bằng máy móc cơ khí, năng suất lao động được
nâng cao. Mặc dù có một số công đoạn được sử dụng bằng máy móc thiết bị song
đối với ngành nghề thủ công truyền thống như: gốm sứ, mây tre đan, làm nón, gỗ
mỹ nghệ, công đoạn sản xuất chính vẫn phải làm bằng tay, không thể áp dụng máy
móc cơ giới toàn bộ cho quy trình sản xuất, vì vậy sản phẩm làng nghề vẫn giữ
được nét độc đáo riêng có. Song do phần lớn máy móc công cụ là tự chế tạo,
chuyển đổi công năng hoặc có nguồn gốc do các doanh nghiệp quốc doanh thanh
lý hoặc nhập khẩu từ các nước có trình độ công nghệ thấp nên năng xuất và chất
lượng sản phẩm bị ảnh hưởng. Qua đó cũng có thể thấy về tiềm năng áp dụng khoa
học công nghệ để nâng cao năng xuất chất lượng sản phẩm thủ công nói chung và
thủ công mỹ nghệ nói riêng
5.Môi trường.
- Thiết lập vành đai xanh dọc sông Nhuệ, hành lang xanh dọc sông Tích, sông Đáy,
sông Cà Lồ đáp ứng môi trường sinh thái xanh, sạch, đẹp đã tạo cho nhân dân các
làng nghề ở các vùng trên nâng cao ý thức và có nhiều biện pháp để bảo đảm vệ
sinh môi trường nhất là ở các làng nghề gây ô nhiễm.
-Các cơ sở sản xuất đã bước đầu được rời xa khu dân cư,các biện pháp về bảo vệ
môi trường đã được chú trọng.Một số làng nghề đã có hệ thống xử lý nước thải
hiện đại tách riêng với nước thải sinh hoạt của địa phương.
- Công tác quản lý và những giải pháp bảo vệ môi trường đã được quan tâm. Chính
quyền địa phương tích cực tuyên truyền và chỉ đạo nhân dân thực hiện về bảo vệ

môi trường.
- Sự nâng cấp cơ sở hạ tầng làng nghề như: giao thông, hệ thống điện, cấp thoát
nước, bước đầu được quy hoạch để đáp ứng với nhu cầu phát triển làng nghề .
6.Phát huy giá trị văn hóa làng nghề.
Nhiều sản phẩm truyền thống có tính nghệ thuật cao, mỗi sản phẩm là một tác
phẩm nghệ thuật trong đó chứa đựng những nét đặc sắc của văn hoá dân tộc mang
sắc thái riêng, đặc trưng của mỗi làng nghề truyền thống, đặc biệt là nghề thủ công
mỹ nghệ là những di sản quý giá mà các thế hệ cha ông đã sáng tạo ra và truyền lại
cho các thế hệ sau như khi nhắc đến gốm sứ Bát Tràng, Lụa Vạn Phúc, Mây tre
đan Phú Vinh, Sơn mài Hạ Thái, Khảm trai Chuyên Mỹ.
Sở Công thương Hà Nội thành phố đã xây dựng 4 tour du lịch làng nghề gồm:
 Tour thăm làng nghề khảm trai Chuôn Ngọ - thêu Thắng Lợi - sơn mài Hạ
Thái 1 ngày.
 Tour thăm làng nghề mây tre đan Phú Vinh – lụa Vạn Phúc 1 ngày (tham gia
tour này du khách có thể tham quan thắng cảnh Chùa Tây phương và ăn trưa
bằng đồ chay tại chùa).
 Tour thăm làng lụa Vạn Phúc – điêu khắc tạc tượng Sơn Đồng 1 ngày.
 Tour thăm làng nghề gốm sứ Bát Tràng - Giang Cao – may da, dát vàng bạc
quỳ Kiêu Kỵ nửa ngày hoặc cả ngày.
7.Xúc tiến thương mại
Phát triển,mở rộng thị trường cung cấp nguyên liệu và thị trường tiêu thụ sản
phẩm thông qua các hội chợ,triển lãm,liên doanh liên kết với các doanh
nghiệp,các địa phương có vùng nguyên liệu.
Tổ chức triển lãm tôn vinh làng nghề truyền thống Hà Nội.
Hỗ trợ xây dựng thương hiệu,quảng bá rộng rãi cho những làng nghề nổi tiếng
như gốm Bát Tràng,lụa Van Phúc,vàng bạc Kiêu Kỵ,…
VI.ĐÁNH GIÁ TỒN TẠI,HẠN CHẾ VÀ BẤT CẬP CỦA CHÍNH SÁCH.
Những hạn chế của các cơ chế chính sách sau khi ban hành phần nào đã được thể
hiện qua việc triển khai chậm trễ và kết quả đạt thấp ở các khâu: phát triển làng
nghề không theo định hướng, ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng, khó khăn

trong việc cấp quyền sử dụng đất, cho thuê đất lâu dài, chuyển giao kỹ thuật khoa
học công nghệ, đào tạo cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý, miễn giảm thuế, cho vay
lãi xuất ưu đãi…
Cơ quan quản lý nhà nước về làng nghề còn chồng chéo, các chính sách hỗ trợ cho
phát triển nghề và làng nghề còn bất cập, chưa hoàn chỉnh, chưa đi sâu và tác động
mạnh mẽ đến các cơ sở sản xuất trong làng nghề, chỉ tập trung vào các nghĩa vụ
của làng nghề, của các cơ sở sản xuất trong làng nghề mà chưa chú trọng nhiều đến
các quyền lợi.
- Các văn bản hướng dẫn nội dung khuyến công, phát triển nghề, làng nghề còn
chung chung, chưa xác định rõ, cụ thể các nội dung, hình thức thực hiện; chưa
hướng dẫn rõ và thiếu các định mức, tiêu chuẩn kinh tế kỹ thuật, đơn giá làm căn
cứ thiết kế, lập dự toán kinh phí cho các dự án khuyến công, phát triển nghề, làng
nghề; một số mức chi cụ thể đang áp dụng thấp không phù hợp nên việc lập, thẩm
định, phê duyệt các đề án còn chậm, triển khai một số hoạt động phát triển nghề,
làng nghề còn gặp khó khăn;
-Kinh phí ngân sách của địa phương dành cho công tác khuyến công, phát triển
nghề, làng nghề còn quá ít, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế.
- Chưa xây dựng và ban hành được bộ tiêu chuẩn quy định về mức hỗ trợ kinh phí
khuyến công từ ngân sách địa phương để thực hiện các đề án trên địa bàn;
- Chưa ban hành được văn bản hướng dẫn quy trình thống nhất về quản lý, đánh
giá các dự án khuyến công;
- Mạng lưới cán bộ quản lý và thực hiện công tác phát triển nghề, làng nghề mới có
ở cấp tỉnh, thành phố; Đối với cấp huyện với hàng chục làng nghề, hàng trăm
doanh nghiệp cũng chỉ có tối đa là 2 biên chế cho lĩnh vực quản lý nhà nước về
công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; ở nhiều làng nghề, xã nghề có doanh thu hàng
trăm tỷ đồng với hàng nghìn hộ sản xuất nhưng chưa có người chuyên phụ trách
công tác quản lý nhà nước về công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp. Vì vậy việc
truyền đạt, phổ biến, thực thi các cơ chế chính sách, việc hướng dẫn, đôn đốc, kiểm
tra, giám sát việc phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, làng nghề ở các
làng, các xã còn phụ thuộc vào sự nhiệt tình với khả năng ít chuyên môn của lãnh

đạo xã, thôn.
Bên cạnh đó vẫn còn thiếu một số chính sách như: dự báo năng lực và nhu cầu thị
trường, chính sách bảo vệ tài nguyên, bảo vệ môi trường, tổ chức phối hợp liên kết
chặt chẽ giữa các cơ sở sản xuất… cho dù các chính sách này không mang tính bắt
buộc nhưng cũng sẽ tác động mạnh mẽ đến việc phát triển nghề và làng nghề trên
địa bàn thành phố.
Việc phát triển nghề và làng nghề còn mang tính tự phát, phân tán, thiếu tính bền
vững, quy mô sản xuất còn nhỏ lẻ, chủ yếu là hộ gia đình nên đầu tư, cải tiến và áp
dụng công nghệ còn khó khăn. Chất lượng sản phẩm và trình độ thẩm mỹ chưa
cao, khả năng cạnh tranh thấp.
Hầu hết các làng nghề đều chưa có hệ thống hạ tầng đạt yêu cầu như giao thông đã
xuống cấp, hệ thống điện ở một số nơi chưa đáp ứng được cho nhu cầu sản xuất và
sinh hoạt, hệ thống cấp thoát nước còn chưa đồng bộ… Mặt bằng sản xuất chật
hẹp, nhiều cơ sở sản xuất trong làng nghề có nhu cầu về mặt bằng để xây dựng nhà
xưởng mở rộng sản xuất nhưng gặp khó khăn. Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày
càng tăng cả nguồn nước, không khí, tiếng ồn do hầu hết sản xuất tại nhà xen lẫn
với sinh hoạt hàng ngày và ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa tốt đã
ảnh hưởng đến đời sông nhân dân. Các thiết bị phòng chống cháy nổ, trang thiết bị
an toàn lao động chưa được chú trọng.
Nguyên liệu phục vụ cho sản xuất làng nghề gặp khó khăn do nguồn nguyên liệu
tại chỗ đáp ứng ở mức độ rất hạn chế, phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu từ nơi
khác, chưa có chợ đầu mối cung cấp nguyên liệu, phụ liệu.
Thị trường tiêu thụ sản phẩm chưa được mở rộng, một mặt do các sản phẩm thủ
công còn đơn điệu về mẫu mã, chất lượng chưa cao, hầu hết sản phẩm chưa có
thương hiệu nhãn mác hàng hoá nên sức cạnh tranh kém, thiếu trung tâm trưng bày
giới thiệu sản phẩm.
Việc bảo tồn văn hoá truyền thống của sản phẩm làng nghề chưa được chú trọng và
quan tâm. Phần lớn các cơ sở sản xuất còn chạy theo lợi nhuận ngắn hạn, mang
tính thị trường mà ít chú trọng tới nâng cao trình độ tinh xảo và phát huy giá trị
truyền thống của sản phẩm. Mặt khác nhiều hộ gia đình trong làng nghề còn làm

những mặt hàng kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái nên đã ảnh hưởng không nhỏ
đến uy tín của sản phẩm làng nghề.
Lao động ở các làng nghề có phần bị hạn chế về trình độ học vấn, đa số không qua
đào tạo cơ bản nên gặp khó khăn khi tiếp thu công nghệ mới. Mặt khác phần đông
người lao động ở làng nghề chưa tách rời hẳn nông nghiệp nên tác phong sản xuất
công nghiệp và ý thức hoạt động nghề còn mang tính thời vụ rõ rệt.
Do việc sản xuất nhỏ lẻ, mang tính thời vụ nên công tác quản lý thu thuế đối với
hoạt động sản xuất, kinh doanh tại các làng nghề còn nhiều bất cập.
Các điểm công nghiệp làng nghề triển khai còn chậm và không đồng bộ về hạ tầng
đã làm lỡ cơ hội đầu tư của các cơ sở sản xuất.
Nhận thức của một bộ phận cán bộ và nhân dân về vai trò làng nghề chưa toàn
diện; Các cấp, các ngành chưa tập trung cao cho công tác phát triển nghề, làng
nghề.
Tổ chức bộ máy và cơ chế chính sách về phát triển nghề, làng nghề từ Trung ương
đến địa phương còn nhiều bất cập, đang hoàn chỉnh và chưa thống nhất, đội ngũ
cán bộ ở cơ sở đa số chưa có chuyên môn, không chuyên trách và thường xuyên
thay đổi, chưa có mạng lưới khuyến công ở cơ sở;
Một số làng nghề sản xuất theo hướng có nhiều doanh nghiệp tổ chức sản xuất tập
trung với quy mô tương đối lớn thu hút lao động ngoài địa phương, tuy nhiên công
nghệ sản xuất thấp kém, không quan tâm đến môi trường, an toàn cháy nổ, phá vỡ
không gian làng nghề.
Các làng nghề chưa quan tâm chú trọng đến công tác xây dựng và phát triển
thương hiệu. Các sản phẩm của làng nghề chưa được quảng bá rộng rãi và tính
cạnh tranh của sản phẩm chưa cao.
Tỷ lệ lao động được đào tạo mang tính chuyên nghiệp còn ít, phần lớn người lao
động được đào tạo qua việc truyền nghề “cầm tay chỉ việc”.
Chưa có cơ chế thu hút các nguồn vốn khác, chưa có nguồn quỹ riêng để phục vụ
cho phát triển nghề, làng nghề.
Kinh phí ngân sách dành cho phát triển nghề, làng nghề còn ít. Nội dung công tác
khuyến công mới đáp ứng được một phần nhu cầu phát triển làng nghề, ngành

nghề nông thôn.
VII.ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH.
1- Tăng cường công tác xây dựng Hội từ TW đến các làng nghề , phố nghề. Thực
hiện nghị định 45/2010/NĐ-CP ngày 21-4-2010 của Chính Phủ về quản lý Hội
2- Vinh danh các làng nghề, nghệ nhân 2011-2012
3- Lập Đề án tổng thể bảo vệ môi trường từ nay đến 2020
4- Phối hợp với Viện tin VCCI về việc xây dựng Đề án “Hệ thống thông tin cơ bản
về Làng nghề Việt Nam từ nay đến hết 2015
5- Phối hợp với công ty CP thương mại ViNa tham gia Dự án khu thương mại và
xúc tiến đầu tư quốc tế IBP Biên Hoà Đồng Nai
6- Tham gia Hội thi sản phẩm thủ công Việt Nam lần thứ IX 2012
7- Phối hợp tổ chức Hội chợ triển lãm tranh, tượng – đồ thờ Làng nghề Việt lần
thứ I tại số 02 Hoa Lư – Hà Nội
8- Triển khai các lớp đào tạo về quản trị
9- Đề xuất Bộ Công Thương, Bộ Văn Hoá Thể thao và Du lịch, Bộ Nội Vụ cho
phép thành lập Hội nghệ nhân làng nghề, phố nghề và Hội Văn hoá ẩm thực Việt
nam
VIII.TÀI LIỆU THAM KHẢO
/>mod=news&act=detail&sub_id=10&id=304
/> /> />Ha-Noi-den-nam-2020.aspx
/>%C3%A0ng_ngh%E1%BB%81_H%C3%A0_N%E1%BB%99i
/> />mod=news&act=detail&sub_id=60&id=180

×